1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tủi thân.... ngoại tỉnh.....

Chủ đề trong 'Ninh Bình' bởi goc_dua, 07/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. goc_dua

    goc_dua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Tủi thân.... ngoại tỉnh.....

    Goc_dua đọc được cái này trên ngoisao.net : post lên cho các bạn cùng đọc ( Cho những ai đang yêu người HN)


    Tủi thân... ngoại tỉnh

    Ngay trong buổi ra mắt, Thanh bật khóc trước những câu hỏi "xóc" đầy ý miệt thị của mẹ người yêu: "Nhà cháu ở quê lợp ngói hay lợp tranh?", "Nước giếng ở quê cháu dùng có bị vàng áo không?", "Mùa này ẩm thấp, trâu bò gà lợn quanh nhà thế thì lắm muỗi lắm nhỉ? Bác là bác kinh cái con đỉa lắm!"...

    Sinh ra và lớn lên trong căn nhà ở phố Hàng Bạc, Hà (đang làm ở Đài Tiếng nói VN), vẫn luôn tự hào với gốc gác 5 đời Hà Nội. Mặc dù tầng một mặt phố của ngôi nhà giờ đã cho thuê để làm cửa hàng buôn bán, nhưng mỗi khi bước qua gian nhà ấy để lên tầng 2, nơi ông bà, cha mẹ và các anh chị em cô đang ở, cô vẫn cảm thấy rất tự hào vì chất Hà Nội thấm đẫm trong từng centimét vuông.

    Khỏi phải nói bố mẹ cô nâng niu, bảo bọc những gì mang tính chất truyền thống Hà Nội đến thế nào. Họ vẫn thường nói chuyện về "chàng rể tương lai", trong vô số những mường tượng của họ không bao giờ xuất hiện hình ảnh một nhà thông gia ở cách xa họ hàng trăm cây số, khi đến thăm thông gia thế nào cũng xách theo cái bị cói có con gà thò cổ ra hoặc có khi móng chân móng tay còn cáu vàng màu đất... Cha mẹ Hà luôn nghĩ cô sẽ chỉ lấy chồng đâu đó quanh Hồ, nơi những phố cổ ngang dọc cắt nhau hoặc xa lắm cũng không vượt ra ngoài phạm vi Hà Nội. Thực ra ông bà cũng có ý tốt, muốn có sui gia tương xứng để sáng thứ bảy, chủ nhật, ông bà có thể mời thông gia lên phố cổ nhâm nhi tách cà phê, cùng đi tập thể dục hay vào phòng trà nghe nhạc... Gần gũi thì dễ thân, mà thân rồi thì con gái mình đi lấy chồng cũng được thương lây...

    Bởi vậy, khi yêu Bình, chàng trai học cùng lớp cao học quê chính gốc Thái "lọ" (cách gọi vui của địa danh Thái Bình), Hà bắt đầu cảm thấy lo. Mặc dù sinh ra ở nông thôn nhưng Bình đã sống, học tập và làm việc ở Thủ đô hơn chục năm nay. Nếu chỉ nhìn bề ngoài, không ai có thể nhận ra chất "lúa" ở chàng trai ấy. Chơi với Bình lâu, Hà bị cảm mến vì cả tính cách lẫn trình độ của Bình và yêu lúc nào không biết. Khi tình cảm đã đến độ chín, Bình đề nghị được cô giới thiệu với gia đình. Hà lúc này mới nhận ra mình đang phải đối mặt với nguy cơ không được gia đình đồng ý vì đã yêu và đòi cưới một người không phải Hà Nội.

    Buổi ra mắt nhà người yêu hôm ấy đã để lại trong Bình một ấn tượng nặng nề mà rất lâu sau này anh vẫn không quên được. Bằng một thái độ rất điềm đạm nhưng đầy lạnh lùng, dò xét, bố mẹ Hà hỏi qua loa về công việc của anh và bắt đầu một tràng dài những câu hỏi xoay quanh gốc gác. Bình cố gắng bình tĩnh và trả lời thành thật, cố không để ý đến những khoảng lặng dài như vô tận và những cái liếc mắt nhìn nhau của ông bà nhạc mẫu tương lai. Cuối cùng, để tỏ rõ chính kiến sau lời đề nghị của Bình rằng gia đình anh muốn được lên thăm, bà mẹ thủng thẳng nói: "Có lẽ là phải xin anh thông cảm. Chúng tôi chắc không thể... lặn lội về quê anh mà đáp lễ được". Hai chữ "lặn lội" bà mẹ nhấn rất mạnh khiến Bình mường tượng ngay ra vùng đất chiêm trũng quê mình mà thấy cơn tự ái dồn lên tận cổ. Sau đó, Bình chủ động nói lời chia tay...

    Thanh và Kiên cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Hai người yêu nhau khi cùng học chung ở ĐH Quản lý và Kinh Doanh. Thanh là gái Hưng Yên, Kiên là trai làng Cót (tên cũ của khu vực phường Yên Hòa - Trung Hòa, thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội). Thực ra, nhà Kiên cũng là dân lao động mới ở Hà Nội được 2 đời, tuy hộ khẩu Hà Nội nhưng cũng "nhạt mùi Tràng An". Còn nhà Thanh tuy ở tỉnh lẻ nhưng điều kiện kinh tế. Trước khi đến nhà Kiên chơi, Thanh rất thoải mái và tự tin, không mấy bận tâm đến chuyện phân biệt quê quán, gia cảnh. Nhưng chỉ sau vài câu chuyện, cô bắt đầu cảm thấy khó chịu. Mẹ Kiên sau khi biết cô bạn gái của cậu con cưng là "gái nhà quê" đã liên tục hỏi những câu rất "xóc".

    Kiên ngồi nghe mẹ nói chuyện mà toát cả mồ hôi. Hơn ai hết, Kiên biết nhà Thanh giàu có, sống hiện đại cỡ nào nhưng không biết làm sao để ngăn lại những câu mỉa mai ác ý của mẹ. Lúc đầu, Thanh còn thật thà nói rằng ở trị trấn đời sống cũng không đến nỗi lạc hậu lắm, nhưng sau cô nhận ra rằng bà ấy chả hề quan tâm đến điều cô nói nên cô xin phép ra về. Không kiềm chế được, Thanh trút giận lên Kiên, bảo nhà anh cũng chỉ là "dân làng Cót" chứ có gì mà hãnh diện thế! Thế là chiến tranh nổ ra, hai người cũng ai đi đường nấy sau vài cuộc tranh cãi để bảo vệ lòng tự trọng.

    Thanh còn giữ được bình tĩnh đến lúc khuất mặt phụ huynh mới bùng nổ, chứ như Giang, cô sinh viên báo chí ĐH KHXH và NV, quê tận vùng cao Văn Chấn, Yên Bái thì phản ứng ngay tại trận. Bị mẹ người yêu hỏi han đầy hàm ý coi thường, cô gái miền núi giả bộ thật thà kể liền một mạch: "Mỗi lần về thăm nhà cháu phải đi tàu về TP Yên Bái, rồi từ đó đi mấy trăm cây số bằng ôtô. Hết đường ôtô, cháu phải đi xe ngựa mất cả ngày đường mới vào đến bản. Nhà cháu ở nuôi trâu bò, lợn gà ngay dưới gầm sàn, cháu về là phải vác ống bương ra suối lấy nước. Cả bản cháu chỉ có mỗi ông trưởng bản là có xe máy Babetta, mỗi lần ông chạy là trẻ con chạy theo hít khói. Hồi cháu mới xuống đây học, cháu đứng bên này đường mất nửa tiếng mà chưa sang được đường bên kia vì nhiều xe máy quá... Mãi rồi mới quen bác ạ!".

    Tùng, người yêu Giang, suýt phì cười mấy lần vì câu chuyện bịa của người yêu nhưng càng nhìn vẻ mặt ngỡ ngàng của mẹ, anh càng thấy lo. Mẹ Tùng gần như chỉ muốn tiễn khách để "cho thằng ranh một trận vì lôi ở đâu về một con "dân toọc" chính hiệu!". Còn Giang thì vừa ra khỏi nhà người yêu đã cười phá lên chua chát rồi đanh đá nói luôn: "Xin lỗi anh, mẹ anh khinh người quá đáng. Hình như trong mắt của bà chỉ có người Hà Nội mới là người còn chúng tôi là bọn có đuôi hết nhỉ!".

    Chưa có thống kê nào về tỷ lệ thành công hay thất bại của mình mối tình "quê - tỉnh" này nhưng có vẻ như nhiều đôi đã tan vỡ vì sự phân biệt rất nhạy cảm này. Thậm chí, ngay cả với những đôi vượt qua được sự thành kiến ấy để nên vợ nên chồng thì ấn tượng về sự coi thường, miệt thị ngày trước vẫn rất nặng nề. Chị Hoài, trưởng phòng hành chính của một công ty thuộc Bộ Xây dựng, mỗi khi đến công ty luôn nhận được những lời khen về trình độ cũng như cách sống, nhưng về nhà thì khác hẳn. Là con gái miền Trung, gốc gác ấy cũng khiến cho chị bị gia đình người yêu nhiều lần mang ra cân đo, đánh giá. Nhưng vượt qua được mặc cảm, hai người vẫn lấy nhau, có hai mặt con. Bao năm qua, chị dường như đã có thể chung sống với những câu nói, cái nhìn chứa đầy ẩn ý của nhà chồng nhưng thi thoảng chị vẫn không thể vui vẻ bỏ qua khi bị chê là "đồ nhà quê" trong cách nấu nướng, ăn mặc... Chị Hoài ức nhất là mỗi khi có bạn bè đồng hương đến chơi, bà mẹ chồng lân la sang hàng xóm buôn dưa lê: "Mấy đứa xứ bọ nói mà như hót, chả hiểu gì cả!". Chồng chị ái ngại, nhiều lần góp ý với mẹ nhưng bà khăng khăng: "Tao chỉ nói thật chứ có bịa gì cho nó", nên đành chỉ biết an ủi vợ: "Ôi dào, em nghĩ làm gì, mọi người cứ quen miệng thôi, không ác ý gì đâu".

    Hiện chưa có một con số thống kê cụ thể và chính xác về tỷ lệ người dân ngoại tỉnh đang sống ở Hà Nội và người Hà Nội gốc (vì thực tế việc quản lý nhân khẩu thường trú, tạm trú của thành phố còn gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ này còn thường xuyên thay đổi theo thời điểm...). Tuy vậy, có thể khẳng định số người dân ngoại tỉnh đang chiếm áp đảo. Thực tế quan sát ở những cơ quan, công sở cũng cho thấy đa số nhân lực đang hàng ngày hàng giờ lao động tạo nên "cơm áo gạo tiền" cho Thủ đô cũng là những người không có gốc Hà Nội. Họ đến và mang theo những nét văn hóa của nhiều vùng miền, làm đa dạng bộ mặt thủ đô, đồng thời cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực khác... Trong bối cảnh đó, sự pha trộn, kết hợp ở nhiều mặt của cuộc sống là điều không tránh khỏi và sự phân biệt quá đáng của một số ít người đã làm tổn thương đến lòng tự trọng của nhiều người ngoại tỉnh. Vì "là người Hà Nội gốc thì đúng là đáng tự hào nhưng đã là quê hương thì với ai cũng đáng để nâng niu và chúng tôi cũng muốn được tôn trọng. Ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu, làm sao mà đánh giá đúng về một con người nếu chỉ thông qua vùng đất nơi họ sinh ra được", chị Hoài tâm sự
  2. trai_yenkhanh007

    trai_yenkhanh007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    đã lâu không thấy 1 bài nào viết hay như thứ này.có m1 sự thật là có ko ít người thành phố nhìn người ở quê lên mới con mắt ko thích và hay bữi môi " tụi nhà quê chân đất mắt toắt". nhưng nghĩ thấy chúng ta đều sống trên 1 quê hương rộng lớn mà thôi chỉ khác là từng vùng có những nét khác nhau ,vùng thì sôi động cơm áo gạo tiền ,vui chơi này nọ.vùng thì yên ả.chẳng có ai vỗ ngực là ta đây hơn bọn ngoại tỉnh cái đầuvì nói về chất chơi ai cũng có chứ ko phải ko biết chơi.nói về HÀ NỘI thì chỉ được cái yên tĩnh lãng mạn,chứ chất dân chơi đã là gì với SÀI thành mà đã lên mặt phải không bạn.chỉ được cái còi to.
  3. coconut_girl

    coconut_girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2005
    Bài viết:
    865
    Đã được thích:
    0
    Bạn ở Hà Nội được bao năm?, quen được với bao nhiêu dân chơi ở Hà Nội? Còi to là thế nào hả bạn?
    Mình hỏi vậy vì thực sự ko thích cách nói áp đặt và ra vẻ hiểu biết hơn người của bạn, hơn nữa, đáng tiếc bạn cũng không phải là 1 người dại diện cho Sài thành !
    Hà Nội yên tĩnh, lãng mạn cũng như con người Hà Nội vậy!

    Và một ngày anh sẽ đến dìu em bước đi đến phương trời chỉ em và anh...dù cho ngày mai tình ta gặp nhiều bão giông, vẫn giữ trong lòng tình yêu ngày ấy, vì em tin trái tim này chỉ yêu mình anh
    Được coconut_girl sửa chữa / chuyển vào 02:38 ngày 08/06/2006
  4. coconut_girl

    coconut_girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2005
    Bài viết:
    865
    Đã được thích:
    0
    Thực ra mình thấy người ngoại tỉnh không có gì phải tủi thân cả...chỉ có điều bạn phải cố gắng hơn người khác (người TP) để chứng tỏ bản thân và làm mình tự tin hơn. Người tự tin phong thái nó cũng khác, và làm điều gì thì tự tin cũng là 1 phần lớn quyết định thành công của bạn. Gì chứ lúc ấy ra mắt gia đình người yêu chỉ là chuyện nhỏ!..
  5. moitoanh

    moitoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2004
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Dân chơi Yên Khánh này cũng to còi ra fết nhỉ, chỉ tiếc chỗ này ko fải chỗ để khoe mình là dân chơi!
  6. mc_gill

    mc_gill Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    0
    Bài báo này viết cũng có phần đúng với thời cuộc hiện nay .Nhưng chẳng vì thế mà có người phải tự ái để có người lại tự cao. Mình sinh ra ở đâu thì tự hào với mảnh đất ấy .
    Ngoại tỉnh khác biệt rõ ràng với thủ đô để có thể hình thành nên một cái biên giới to tướng thế!!! Vô lý bỏ xừ .
    Có thể ở trung tâm mọi thông tin được cập nhật nhanh nhạy , cuộc sống sôi nổi năng động hơn nhưng ko căn cứ vào đấy mà nói người ngoại tỉnh thua thiệt . Còn cứ cái kiểu dựa vào cách ăn chơi nói Hà Nội nhất Sài Gòn Nhất thì ..tốt nhất ko nên nói ở đây!
  7. chicki_chick

    chicki_chick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Con mắt + suy nghĩ của mấy bà hàng xén ! khỏi bàn
    hi hi cái này lại phải dừng lại hỏi bạn coconut tí: người HN sao phải lặn lội về tận box NB thế?
    có phải là "thuyền theo lái gái theo chồng "ko nhỉ ????? vậy mà anh mc_gill vẫn mải miết đâu đâu.
    @all: chick cũng người HN về đây sinh hoạt nhé
  8. black_coffeenb

    black_coffeenb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2006
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Phong tục, văn hoá mỗi địa phương đa dạng khác nhau, mang những tinh hoa những cái ưu tú nhất lên Hn nhưng kèm theo đó là những cái mặt trái của nó, tốt hay xấu, mafia hay matuý từ khu ổ chuột ở Rio tới chốn thượng lưu tráng lệ của Madrid ngưòi Hn đều đón nhận, chính bởi sự tiếp thu không có chọn lọc mà người Hn bây giờ đâu phải người HN ngày xưa. Bài viết này nói lên một góc nhìn của cuộc sông hiện tại trong xã hội chứ không phải tất cả, m` có bạn là Ng Hn nhưng những gì m` có thì trái ngược hoàn toàn với bài viết trên. Nếu không có người Anh tới Mỹ và Úc thì làm sao có được 1 nước Mỹ và nước Úc hùng mạnh như bây giờ
  9. winterlight

    winterlight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Người nhà quê có gì không tốt? Mà người thành phố thì có gi không hay? Ở đâu cũng luôn có người xấu và người tốt. Tôi thấy đa phần người thành phố đều rất tốt, chỉ có một số là không ra gì thôi. Vì vậy không nên nhìn vào cái thiểu số mà đánh giá cái đa số. Tất nhiên những người coi thường người nhà quê kia đáng bị chê trách nhưng không vì thế mà đánh đồng cho tất cả những người ở thành phố.
    Người nhà quê còn có người coi thường người nhà quê nữa mà.
  10. A_li_bo_bo

    A_li_bo_bo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    3.033
    Đã được thích:
    0
    Quá hay luôn,nhưng em thích như thế . Thế thì anh em phải nhiều tiền lên thế thì không ai chê được nữa đứa nào chê thì lấy tiền nhét đầy miệng nó là gật đầu hết.

Chia sẻ trang này