1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tưng bừng mùa hạ ~ Lễ hội Nhịp cầu xuyên Á.

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi saubuom, 04/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Những điểm đến trên hành trình " Nhịp Cầu Xuyên Á " .​
    - Cột cờ Hiền Lương
    - Giàn Loa phóng thanh
    - Đồn Công An
    - Cầu Hiền Lương
    http://www.quangtri.gov.vn/DULICH/HLUONG.HTM
    - Bãi Tắm Cửa Tùng
    http://www.quangtri.gov.vn/DULICH/CUATUNG.HTM
    - Thành Cổ Quảng Trị
    http://www.quangtri.gov.vn/DULICH/THANHCO.HTM
    ( còn tiếp )
  2. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    QUẢNG TRỊ HÁO HỨC CHỜ NỐI NHỊP CẦU XUYÊN Á​
    Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phần đất liền nằm trong giới hạn 16o18?T - 17o10?T vĩ độ Bắc và 106o32?T - 107o24?T kinh độ đông, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp Thừa Thiên- Huế, phía Tây giáp tỉnh Savanakhet (Nước CHDCND Lào trên chiều dài biên giới 206 km), phía Đông giáp biển 75 km.
    20h ngày 25/7, tại thị xã Đông Hà, Lễ hội văn hoá du lịch ''''Nhịp cầu xuyên Á'''' sẽ chính thức khai mạc. Trong 4 ngày, hàng loạt chương trình: triển lãm, lễ hội, thể thao... sẽ đồng loạt tổ chức tại thị xã lịch sử này.
    Nói đến mảnh đất thép này, luôn được nhắc đến với câu: ''''Khí hậu rất khắc nghiệt, có gió Tây Nam và gió Lào rất khô nóng''''. Nhưng Quảng Trị cũng đang đứng trước cơ hội mới để tự giới thiệu mình


    "Nhịp cầu xuyên Á"
    Đó không phải là "ý tưởng" của riêng tỉnh Quảng Trị. Năm 2004, Chính phủ quyết định tổ chức chương trình du lịch ''''Con đường di sản miền Trung'''', nhằm giới thiệu đến người dân trong nước và bạn bè quốc tế những địa điểm hấp dẫn nên tìm về để hiểu biết hơn về con người và thắng cảnh của miền đất nổi tiếng với ''''nắng và gió'''' nhưng đầy dấu ấn lịch sử này. Và đến thời điểm này, khi việc chuẩn bị cho lễ hội đã ''''hòm hòm''''thì hầu như những "quan chức" có trách nhiệm với sự kiện này đều đã "thuộc làu''''về ý nghĩa của "Nhịp cầu Xuyên Á".
    Phó Giám đốc Sở Thương mại - du lịch Quảng Trị Cao Văn Tân cho biết: ''''Quảng Trị là điểm đầu tiên của con đường xuyên Á từ phía Việt Nam. Quảng Trị còn là nơi nằm giữa các tỉnh miền Trung, nơi đã có nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận. Mặt khác, trong chương trình ''''Con đường di sản miền Trung'''', Quảng Trị là điểm đến không thể thiếu. Lễ hội ''''Nhịp cầu xuyên Á'''' được tổ chức nằm trong khuôn khổ chương trình nhằm tạo điều kiện giao lưu văn hoá, hợp tác du lịch giữa hai trục hành lang Đông Tây - Nam Bắc, giới thiệu với du khách những đặc sắc của các di sản, đồng thời là dịp để các nước trong tiểu vùng đường 9 (Lào, Thái Lan, Myanma...) quảng bá sức hấp dẫn về đất nước, con người đối với du khách''''.
    Thời gian tổ chức lễ hội du lịch được ấn định trong 4 ngày (25-28/7), bao gồm nhiều hoạt động cùng lúc: hội thảo, hội chợ quốc tế, các tour du lịch tham quan cùng một số hoạt động triển lãm ảnh, văn hoá, thể thao... Ấn định thời gian khai mạc vào lúc 20h ngày 25/7, sau đó sẽ là màn trình diễn trang phục dân tộc trên đường Hùng Vương (thị xã Đông Hà), một trong những con đường đẹp nhất hiện nay của thủ phủ tỉnh Quảng Trị.
    Có 2 chương trình được xác định là ''''điểm nhấn''''của lễ hội lần này: Lễ hội ''''Huyền thoại cõi Trường Sơn'''' tổ chức tại ''''mảnh đất thiêng'''': Nghĩa trang Trường Sơn đêm 27/7, và buổi giã bạn ''''Thức với biển Đông'''' tổ chức vào dêm 28/7 tại bãi biển Cửa Tùng, được mệnh danh là ''''Nữ hoàng của những bãi tắm ở Đông Dương''''. Đồng thời, hội thảo ''''Hợp tác phát triển du lịch trên đường xuyên Á'''' gồm 12 bản tham luận sẽ được tổ chức trong ngày 27/7, bên cạnh những hoạt động văn hoá - thể thao - du lịch sẽ diễn ra trong 4 ngày liên tục.
    Hiện tại, đã có 108 gian hàng với 360m2 được đăng ký, cộng thêm 14 gian hàng của các doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan, Lào... tham gia Hội chợ quốc tế ''''Nhịp cầu xuyên Á - Quảng Trị 2004''''. 865 phòng nghỉ với khoảng 1.800 giường (trong đó riêng tại thị xã Đông Hà có 1.200 giường) đã sẵn sàng đón du khách lưu trú trong hành trình tham quan các tuyến: DMZ (Khu phi quân sự), Thành cổ - Đình Sắc Tứ - Mỹ Thuỷ, Tà Cơn - Nhà đày Lao Bảo - Cửa khẩu Quốc tế, hàng rào điện tử McNamar - địa đạo Vĩnh Mốc - Cửa Tùng...
    ''''Quảng Trị không có các di sản văn hoá đồ sộ được UNESCO công nhận. Nhưng mảnh đất này lại có các di tích lịch sử vĩ đại có thể tạo thành hình thái du lịch chiến tranh cách mạng. Đôi bờ Hiền Lương, địa dạo Vĩnh Mốc... là những địa danh mang đậm dấu ấn oai hùng của người dân Quảng Trị trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước'''', ông Tân nói.
    Vì vậy, Quảng Trị xem đây là cơ hội lớn để quảng bá tiềm năng du lịch tỉnh nhà, nhằm kéo du lịch Quảng Trị ''''thoát khỏi tình trạng trì trệ, chậm phát triển'''', dựa trên những thế mạnh mà chỉ riêng mảnh đất này có được. Trong những ngày này, Quảng Trị đang gấp rút hoàn thành những khâu chuẩn bị cuối cùng, háo hức chờ đợi ngày nối ''''Nhịp cầu xuyên Á''''.
    Thách thức?
    Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Quảng Trị từng là nơi diễn ra một số trận đánh trên bộ ác liệt nhất trong cuộc chiến dai dẳng kéo dài đến 20 năm. Đặc biệt, từ năm 1966 đến khi kết thúc chiến tranh vào năm 1975, nơi đây trở thành mục tiêu của chiến dịch ném bom tàn khốc nhất trong lịch sử thế giới ?" nhiều hơn lượng bom đạn được sử dụng ở châu Âu trong Đại chiến Thế giới II.
    Bom rải thảm cộng với việc Mỹ sử dụng chất da cam làm rụng lá cây đã biến vùng đất này thành giống như quang cảnh trên mặt trăng với chút ít rừng nguyên sinh ba tầng còn sót lại sau chiến tranh.
    Các đơn vị quân đội của Mỹ - nguỵ đã thiết lập căn cứ quân sự và đồn bốt ở khắp tỉnh và dọc DMZ. Các địa điểm chiến sự nổi tiếng kéo dài từ ven biển tới vùng núi dọc biên giới với Lào gồm Nhà thờ La Vang, Thành cổ Quảng Trị, căn cứ và sân bay Ái Tử, trại Carroll, Rockpile, cầu Dak Rong, căn cứ chiến đấu của lính thủy đánh bộ ở Khe Sanh, trại đóng quân của lực lượng đặc biệt Làng Vây, căn cứ pháo binh Cồn Thiện, hàng rào điện tử McNamara, căn cứ Dốc Miếu, khu Phi quân sự và sông Bến Hải, địa đạo Vịnh Mốc.
    Chiến tranh kết thúc, Quảng Trị là vùng đất bị tàn phá nặng nề. Nhưng, những chiến địa đã vang danh nay lại trở thành địa danh lịch sử đặc biệt quan trọng, điểm đến đầy hấp dẫn, thành thế mạnh chỉ riêng Quảng Trị có tạo tiền đề cho sức hút cực kỳ hấp dẫn du khách: Đôi bờ Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ, hàng rào điện tử, đường Hồ Chí Minh huyền thoại... cùng nhiều di tích văn hoá: Nhà thờ La Vang, Tổ đình Sắc Tứ... Những điểm đến gợi mở du khách khám phá về con người và mảnh đất anh dũng, kiên cường này.
    Sau năm 1975, toàn bộ tỉnh Quảng Trị đã bị tàn phá, hầu hết dân chúng đã sơ tán. Thị xã Quảng Trị, lúc đó là thủ phủ của tỉnh, và thị xã Đông Hà đều bị hủy diệt. Không một ngôi nhà nào còn đứng vững hay sử dụng được. Trong số 3.500 thôn làng trong tỉnh, đến khi kết thúc chiến tranh chỉ còn lại vỏn vẹn 11 thôn làng còn nguyên dạng.
    Ngày nay, ''''bộ mặt''''Quảng Trị đã nhiều đổi mới, ngoại trừ cái nghèo còn đeo đẳng ở những vùng nông thôn và các vùng miền núi phía Tây của tỉnh.
    Ông Nguyễn Đức Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết: ''''Các huyện, xã thuộc vùng miền núi phía Tây đang thực sự còn nghèo, rất nghèo. Vấn đề nước cực kỳ nan giải vào mùa khô, nhiều nơi mũi khoan phải cắm sâu xuống lòng đất gần 100m mới tìm được nước''''. Vì vậy, lễ hội du lịch ''''Nhịp cầu xuyên Á'''' sắp khai mạc với chương trình Du lịch ''''Con đường di sản miền Trung'''' được xem như một vận hội mới đang về với Quảng Trị, đất anh hùng.
    Quảng Trị kiên trung đang đứng trước cơ hội mới để quảng bá chính mình cũng là thử thách cần phải vượt qua để chứng minh rằng đây là mảnh đất luôn oai hùng. Dù trước bất cứ thời điểm và hoàn cảnh nào!

    Love untill die and die still love...
    Được hoasosac sửa chữa / chuyển vào 07:25 ngày 20/07/2004
  3. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    HAI BÊN BỜ HIỀN LƯƠNG, HÔM QUA VÀ NGÀY MAI​
    Những câu chuyện lịch sử cụ thể và sinh động đã từng tồn tại trong suốt 19 năm (1954 -1973) ở hai bờ Hiền Lương - Bến Hải kể từ khi Hiệp định Geneve ký kết được tái hiện qua những nhân chứng sống đang có mặt tại mảnh đất này? Khát vọng tương lai cho mảnh đất giới tuyến (DMZ) lịch sử qua cách nhìn của một trí thức trẻ, thế hệ thứ ba của DMZ - thế hệ sinh ra vào những năm cuối cùng của cuộc chiến, trải tuổi thơ qua những năm tháng khó khăn nhất của thời hậu chiến và trưởng thành trong thời kỳ đổi mới?
    Nghệ sĩ nhiếp ảnh Sỹ Sô, người viết sử 50 năm của Hiền Lương - Bến Hải bằng ống kính, đồn trưởng đổi bờ đồn Cửa Tùng từ năm 1960 -1964, trung tá quân đội Nguyễn Kế Bái và tiến sĩ trẻ nhất của Vĩnh Linh (bờ Bắc của Hiền Lương - Bến Hải), anh Nguyễn Trường Khoa 39 tuổi, hiện là phó giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Quảng Trị và ông Lê Đức Yên, tân Chủ tịch huyện Vĩnh Linh. Cuộc giao lưu này được thực hiện vào lúc 16h chiều nay (19/7) tại huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị).
    Dù đã biết nhiều qua sách báo về Hiền Lương - Bến Hải sau ký kết Hiệp định Geneve - (21/7/1954) nhưng chúng tôi vẫn thấy hết sức thú vị với những câu chuyện của các nhân chứng sống tại mảnh đất này. Hình như, khi nhìn lại sự kiện lịch sử Geneve từ góc nhìn sau nửa thế kỷ và sau gần hai thập kỷ đón nhận luồng gió đổi mới, những con người đã từng hi sinh xương máu và cả tuổi thanh xuân của mình cho sự đoàn tụ của hai bên cầu Hiền Lương cũng bình thản và cởi mở hơn. Khi kể lại với chúng tôi những câu chuyện đau thương và anh dũng của vùng đất giới tuyến trong suốt 19 năm, họ không chỉ bộc lộ cảm xúc của người trong cuộc mà còn phần nào thể hiện sự khách quan của nhân chứng lịch sử. Có lẽ vì vậy mà những câu chuyện của họ cũng sinh động và mới mẻ hơn những gì mà chúng ta đã từng được nghe, được đọc.
    Dù đã qua Hiền Lương - Bến Hải trên dưới chục lần, thì lúc này đây, những phóng viên VietNamNet đang có mặt tại mảnh đất Vĩnh Linh rát bỏng gió Lào và những hồi ức lịch sử cũng có một cảm giác hết sức mới mẻ: sự đòi hỏi lột xác cho vùng đất giới tuyến. Những vạt đất hai bên bờ Bến Hải đã phải gánh cái gánh quá nặng câu chuyện lịch sử đau thương của dân tộc - chiến tranh. Giờ đây, nơi ấy cần được tiếp sức nhiều lần để có thể hồi sinh mạnh mẽ. Để không lâu nữa, Quảng Trị có thể trở thành nơi phồn vinh trong sự phát triển hành lang kinh tế Đông -Tây, mà trong đó có sự đóng góp lớn của những thương hiệu du lịch lịch sử trên vùng giới tuyến.
    Ý nghĩ đó của chúng tôi đã nhận được sự chia sẻ của nhiều người ở đây. Anh Nguyễn Trường Khoa, một người của thế hệ thứ ba của DMZ tâm sự: "Làm thế nào để vùng đất này giàu có, đó là khát vọng và là trách nhiệm của chúng tôi. Những câu chuyện lịch sử trên mảnh đất này không còn là ám ảnh về sự đau thương và thù hận đối với chúng tôi. Chính những câu chuyện lịch sử đó là giá trị của mảnh đất này, là một phần gia tài quý trên con đường đưa Vĩnh Linh - Quảng Trị đi lên".
    Nhân 50 năm ký kết Hiệp định Geneve, để kỷ niệm không chỉ là kỷ niệm, mong rằng các bạn chia sẻ khát vọng đó với những nhân vật giao lưu trực tuyến hôm nay và những người quan tâm tới câu chuyện lịch sử Hai bên bờ Hiền Lương.
    Cầu Hiền Lương
    Sĩ Sô
    Love untill die and die still love...
    Được nguyennhan sửa chữa / chuyển vào 17:30 ngày 19/07/2004
  4. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    ?oNHỊP CẦU XUYÊN Á? MỞ RA SỰ ĐỘT PHÁ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI ​
    Từ ngày 25 đến 28 tháng 7 năm 2004, tại Quảng Trị sẽ diễn ra Lễ hội Văn hoá - Du lịch ?oNhịp cầu xuyên Á? nằm trên trục hành lang kinh tế Đông Tây. Đây là một trong những lễ hội có quy mô và ý nghĩa lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh ta. Trước thềm lễ hội, chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc về quy mô và ý nghĩa của lễ hội.
    Như chúng ta đã biết. Quảng Trị là điểm đầu của con đường xuyên Á, đồng thời cũng là chiếc đòn gánh nối liền các tỉnh có nhiều di sản văn hoá thế giới được Unesco công nhận (phía Bắc là Phong Nha - Kẻ Bàng, phía Nam là Cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An?) và đặc biệt, Quảng Trị cũng là một vùng giàu tiềm năng Văn hoá - Du lịch. Tại đây có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, bãi tắm Cửa Tùng được mệnh danh là nữ hoàng của những bãi tắm. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc mấy thập kỷ qua đã để lại trên mảnh đất này hàng loạt di tích lịch sử đặc biệt quan trọng như cụm di tích Đôi bờ Hiền Lương, làng hầm Địa đạo Vịnh Mốc, Thành Cổ Quảng Trị, hàng rào điện tử Macnamara? và cũng tại Quảng Trị có nhiều di tích văn hoá nổi tiếng khác như: Nhà thờ La Vang, tổ đình Sắc Tứ? Nhưng hàng chục năm qua, đặc biệt là trong những năm mà nền kinh tế mở cửa, chúng ta đã làm gì để bạn bè phương xa biết đến Quảng Trị như một điểm văn hoá du lịch hấp dẫn? Hầu như ?oNhịp cầu xuyên Á? lần này là một sự đột phá hết sức quan trọng và có ý nghĩa, nhằm mở ra một khả năng phát triển kinh tế, văn hoá của tỉnh nhà.
    Đối với hành lang Đông - Tây, Quảng Trị có lợi thế hơn hẳn: Là cửa ngõ của con đường xuyên Á, cho nên đây chính là dịp để biến lợi thế của hành lang Đông - Tây thành một cơ hội để giao lưu với các nước Đông nam Á đến với Quảng Trị và đến tỉnh láng giềng có Di sản văn hoá thế giới nổi tiếng kề cận. Đây cũng chính là cơ hội giao lưu văn hoá, hợp tác du lịch giữa hai trục hành lang Đông - Tây - Nam - Bắc nhằm giới thiệu với du khách trong tiểu vùng Đường 9 (Lào, Thái Lan, Mianma?) và các nước trong khu vực những sản phẩm du lịch đặc sắc của di sản văn hoá thế giới trên đất nước Việt Nam cũng như tiềm năng phát triển của Quảng Trị. Đồng thời, đây là dịp cho các nước trên trục đường xuyên Á có dịp quảng bá về hình ảnh đất nước, dân tộc và địa phương mình đối với các tỉnh miền Trung Việt Nam cũng như du khách quốc tế. Cuộc hội ngộ này chính là dịp để quảng bá ?othương hiệu? của mình.
    Lễ hội sẽ được khai mạc vào đêm 25/7/2004 và kết thúc vào đêm 28/7/2004. Ngoài chương trình đêm khai mạc (đêm 25/7) với những màn trình diễn dân vũ các dân tộc của các nước và cuộc diễu hành đường phố lộng lẫy còn có hai đêm lễ hội lớn khác là đêm ?ohuyền thoại cõi Trường Sơn? được tổ chức tại nghĩa trang Trường Sơn (Đài Truyền hình Việt Nam sẽ truyền hình trực tiếp lễ hội) và đêm bế mạc có tên ?oThức với Thái Bình Dương? được tổ chức tại bãi biển Cửa Tùng. Về thể thao (có một hoạt động thể thao như bóng chuyền, tenis?), thương mại - du lịch (có một số hoạt động tổ chức các tour tham quan du lịch trong tỉnh cũng như các tỉnh kế cận, tổ chức hội thảo ?oHợp tác phát triển du lịch trên đường xuyên Á?, hội chợ quốc tế ?oNhịp cầu xuyên Á??).
    Trong đợt lễ hội này, ngoài khách mời trong nước tỉnh còn mời thêm đội nghệ thuật dân tộc các tỉnh thuộc trục đường trục xuyên Á? Xavanakhet, Champaxắc (Lào), Mucdahar, Nakhompanôm, Khỏnkèn (Thái Lan) và một tỉnh của Mianma và của Trung Quốc.
    Tuy còn rất nhiều việc phải làm nhưng có thể nói rằng cho đến nay việc chuẩn bị lễ hội đã được triển khai rất khẩn trương: Ban tổ chức đã thống nhất về nội dung tổng thể, đã xác định được các vị trí, địa điểm và lên ma két. Các lực lượng nghệ thuật cũng đã bắt tay vào tập luyện. Công tác tuyên truyền, quảng bá cũng đã khởi động. Việc hội đàm, mời khách Quốc tế cơ bản đã hoàn tất. Hiện nay tỉnh Quảng Trị đang phát động các địa phương, ban ngành để hướng về Lễ hội với sự chuyển biến tích cực trong việc tạo môi trường, điều kiện phục vụ tốt nhất cho lễ hội. Đặc biệt nhờ có tinh thần cao từ trước nên Logo của Lễ hội đã được hoàn thành sớm, ý tưởng của Logo bố cục trong một nét lượn màu xanh có hình chữ S, vừa là hình ảnh con Đường 9 (Đường xuyên Á) hoà bình, hữu nghị, vừa là hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp. Bên trong là dải cầu vòng bốn sắc mài tượng trưng cho nhịp cầu giao lưu phát triển và hợp tác về mọi lĩnh vực, đồng thời cũng hàm chứa ý nghĩa sắc màu của các nước tham gia lễ hội. Hình tượng núi và biển được cách điệu khái quát như là biểu tượng của hàng lang Đông - Tây. Hình ảnh cánh chim tung bay là biểu hiện sự mời gọi hội nhập và sức sống của một vùng đất phát triển. Toàn bộ biểu trưng mang tính rộng mở và được kết nối biểu cảm, sống động.
    Chúng ta tin tưởng rằng, lễ hội Văn hoá - Du lịch ?oNhịp cầu xuyên Á? sẽ được tổ chức hoành tráng và thành công trên mảnh đất quê hương.

    NHIỀU ĐOÀN HLV, VĐV NƯỚC NGOÀI THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ THAO
    TẠI LỄ HỘI "NHỊP CẦU XUYÊN Á" ​
    Lễ hội văn hoá - du lịch "Nhịp cầu xuyên Á" là một sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, được tỉnh ta quảng bá sâu rộng nên đã thu hút được sự quan tâm của các nước trong khu vực. Riêng về lĩnh vực thể thao đã có 191 quan chức, vận động viên đăng ký tham dự các hoạt động TDTT, thi đấu 3 môn bóng chuyền nam, bóng chuyền nữ, quần vợt. Về môn bóng chuyền nam, tỉnh Savanakhet (Lào) có 19 người tham dự, tỉnh Mukdahan (Thái Lan) có 15 người. Môn bóng chuyền nữ, tỉnh Khon Kaen có 17 người, Mukdahan (Thái Lan) có 15 người. Môn quần vợt CLB tỉnh Savanakhet đăng ký tham dự 40 người; Thái Lan cũng có lực lượng VĐV hùng hậu, trong đó CLB tỉnh Khon Kaen có 35 người, Mukdahan có 40 người, Nakhonphanom có 10 người.
    Thông qua các hoạt động thi đấu thể thao các vận động viên trong khu vực có điều kiện giao lưu học hỏi, qua đó càng củng cố thêm tình hữu nghị các nước láng giềng, đặc biệt là các tỉnh dọc theo hành lang kinh tế Đông - Tây.

  5. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Quảng Trị trước ngày khai mạc Lễ hội văn hóa du lịch "Nhịp cầu xuyên Á" 2004
    Chỉ còn đúng một ngày nữa, ngày 25-7-2004, Lễ hội văn hóa du lịch "Nhịp cầu xuyên Á" Quảng Trị 2004 sẽ diễn ra tưng bừng tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh (thị xã Đông Hà). Chương trình còn được kéo dài đến hết ngày 28-7 tới. Những ngày này đi tới đâu trong khu vực thị xã, người ta cũng thấy một không khí hồ hởi, phấn khởi hiện rõ trên nét mặt mỗi người dân nơi đây.

    Quảng Trị - mảnh đất miền Trung giàu tiềm năng, nơi có nhiều danh thắng nổi tiếng như: khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Cửa Tùng - nơi được mệnh danh là Nữ hoàng bãi tắm... Trên mảnh đất này cũng còn ghi lại biết bao dấu ấn lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước huy hoàng: Đôi bờ Hiền Lương, Làng địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, Hàng rào điện tử Mc Namara và đặc biệt là con đường Hồ Chí Minh huyền thoại... Bên cạnh đó còn có nhiều di tích mang đậm dấu ấn văn hóa nổi tiếng: nhà thờ La Vang, Tổ đình Sắc Tứ.

    Nơi đây cũng chính là điểm đầu của con đường xuyên Á về phía Việt Nam, là địa phương nằm giữa những tỉnh miền Trung có di sản văn hóa thế giới đã được Tổ chức Văn hóa - Giáo dục của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận: phía Bắc là di tích Phong Nha - Kẻ Bàng, phía Nam là cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An... Năm nay cũng là năm Chính phủ ta tổ chức chương trình du lịch "Con đường Di sản miền Trung"diễn ra trên mảnh đất quan trọng này.

    Lễ hội Văn hóa Du lịch "Nhịp cầu xuyên Á" Quảng Trị 2004 do tỉnh Quảng Trị tổ chức chính là một trong những hoạt động nằm trong Chương trình du lịch hấp dẫn này, mục đích không ngoài việc tạo đièu kiện giao lưu văn hóa, hợp tác du lịch giữa hai trục hành lang: Đông-Tây, Nam-Bắc; giới thiệu với du khách những sản phẩm du lịch đặc sắc và tiềm năng du lịch của tỉnh nhà.

    Đúng 8h sáng ngày chủ nhật 25-7, triển lãm ảnh "Quảng Trị với Con đường Di sản miền Trung" sẽ được khai mạc tại Trung tâm VHTT tỉnh tại thị xã Đông Hà. Cũng trong ngày hôm đó còn có hai hoạt động quan trọng khác được bắt đầu: khai mạc Hội chợ Quốc tế "Nhịp cầu xuyên Á" và Lễ hội Văn hóa Du lịch cùng tên, kết hợp với chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc của các tỉnh Quảng Trị, Huế, Hội An; Savanakhet, Champasak (Lào); Mukdahan, Nakhon Phanom, Khon Kaen (Thái Lan); một số tỉnh của Myanmar và nước bạn Trung Quốc. Kết thúc Lễ hội sẽ là màn diễu hành trình diễn các trang phục dân tộc trên đường phố của thị xã Đông Hà.

    Liên tiếp trong 3 ngày sau đó (từ 26 đến 28-7), khách du lịch trong và ngoài nước cùng nhân dân địa phương sẽ còn được thưởng thức nhiều chương trình văn hóa - nghệ thuật - thể thao đậm đà bản sắc dân tộc, như: khai mạc các tour thăm quan Thành cổ, nhà thờ La Vang, các di tích Lao Bảo - Tà Cơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại, khu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn; khai mạc Lễ hội "Huyền thoại cõi Trường Sơn" tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia
    Trung tâm VHTT tỉnh Quảng Trị (thị xã Đông Hà) trước ngày Lễ hội khai mạc
    Love untill die and die still love
  6. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH LÊ HỮU PHÚC TẠI LỄ KHAI MẠC LỄ HỘI
    VĂN HOÁ - DU LỊCH "NHỊP CẦU XUYÊN Á" QUẢNG TRỊ 2004 ​

    Kính thưa các vị khách quý!
    Thưa quý vị đại biểu cùng toàn thể đồng bào!
    Quảng Trị là tỉnh đầu cầu phía Đông của hành lang kinh tế Đông-Tây, nơi hội tụ, giao thoa văn hoá giữa các vùng, các miền trong nước cũng như các nước trong khu vực; Gắn với dải đất miền Trung Việt Nam- nơi tập trung nhiều di sản thiên nhiên, di sản văn hoá thế giới đã được UNESCO công nhận, đó là: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An.
    Với một bề dày lịch sử, văn hoá, đang lưu giữ và phát triển nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc..., thiên nhiên tươi đẹp, con người cần cù, sáng tạo và giàu lòng mến khách, Quảng Trị còn có một hệ thống di tích lịch sử cách mạng phong phú, thể hiện tinh thần độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam anh hùng. Đó là: Thành Cổ Quảng Trị với 81 ngày đêm của mùa hè đỏ lửa; Địa đạo Vịnh Mốc- một lâu đài dưới lòng đất; Đường Hồ Chí Minh huyền thoại, cầu Hiền Lương- sông Bến Hải và hệ thống di tích DMZ- những địa danh mà mỗi khi nhắc đến làm cho du khách thập phương không khỏi chạnh lòng; Bên cạnh đó, Quảng Trị còn có nhiều di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Nhà thờ La Vang, Tổ Đình Sắc Tứ, Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Bãi tắm Cửa Tùng, Cửa Việt...
    Những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, Quảng Trị từng bước vươn lên khẳng định mình trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội... Phát huy thế mạnh, tiềm năng vốn có để phấn đấu đi lên trên con đường hội nhập và phát triển.
    Lễ hội Văn hoá- Du lịch "Nhịp cầu xuyên Á" do Quảng Trị tổ chức nhằm triển khai chương trình hành động quốc gia về du lịch nằm trong khuôn khổ Chương trình Du lịch "Con đường Di sản miền Trung" của Nhà nước Việt Nam; Lễ hội được tổ chức với nhiều hoạt động thương mại, du lịch, văn hoá, thể thao phong phú, hấp dẫn, với sự tham gia của các nước trên trục hành lang kinh tế Đông-Tây: Lào, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc.
    Đây là cơ hội để các nước giao lưu văn hoá, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tiến tới hợp tác phát triển thương mại- du lịch, cũng là dịp để khẳng định tiềm năng, thế mạnh, tính ưu việt của con đường xuyên Á trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia trước mắt cũng như lâu dài.
    Thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, tôi xin nhiệt liệt chào mừng quý vị đại biểu, các vị khách quý và toàn thể các bạn đã về tham dự lễ hội này.
    Kính thưa các vị khách quý!
    Thưa quý vị đại biểu và toàn thể đồng bào!
    Đây là lần đầu tiên tổ chức lễ hội trong điều kiện cơ sở hạ tầng của tỉnh còn nhiều hạn chế, song chúng tôi hy vọng rằng, Lễ hội Văn hoá- Du lịch "Nhịp cầu xuyên Á"- Quảng Trị 2004 sẽ nhận được sự ủng hộ, sự tham gia tích cực, sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp cho quá trình hợp tác phát triển văn hoá, thương mại- du lịch của các nước trên trục hành lang kinh tế Đông-Tây. Khẩu hiệu của chúng ta là: Đoàn kết- hợp tác- cùng phát triển.
    Tuy thời gian không dài, nhưng với tấm lòng mến khách của Quảng Trị, với hoạt động phong phú, đa dạng của lễ hội, mong rằng Quảng Trị sẽ để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng bè bạn; Quảng Trị sẽ là điểm đến đầy hấp dẫn của các bạn trong những lần sau.
    Chúng tôi cũng hy vọng rằng, lễú hội lần này sẽ trở thành điểm hẹn định kỳ để các địa phương trên trục đường xuyên Á có thêm nhiều dịp giao lưu, hợp tác, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi tỉnh, mỗi quốc gia.
    Với tinh thần ấy, tôi xin tuyên bố khai mạc Lễ hội Văn hoá- Du lịch "Nhịp cầu xuyên Á"- Quảng Trị 2004.
    Kính chúc quý vị đại biểu, các vị khách quý và toàn thể đồng bào sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt. Chúc sự hợp tác của chúng ta ngày càng bền vững. Chúc cho Lễ hội thành công tốt đẹp.
    Xin cảm ơn!

    Khai mạc Lễ hội '''' Nhịp cầu xuyên Á '''' Quảng Trị 2004
    HOÀNH TRÁNG, ẤN TƯỢNG VÀ RỰC RỠ SẮC MÀU
    Sau bao ngày chuẩn bị, chờ đợi với nhiều kỳ vọng, đúng 20 giờ tối hôm qua ( 25/7/2004) tại tiền sảnh Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh tiếng trống mở hội : Khai mạc Lễ hội văn hoá -du lịch ''''Nhịp cầu xuyên A'' '''' Quảng Trị 2004 đã điểm từng hồi giục giả; làm náo nức, lay động hàng chục vạn tấm lòng người dân Quảng Trị và bè bạn hướng về lễ hội trọng thể này.
    Đến dự đêm khai mạc lễ hội có các đồng chí: Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Đặc phái viên Chính phủ; Đào Duy Quát, Phó trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương; Phạm Từ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch ;đại diện các Bộ, ngành Trung ương; Ngài đại sứ Liên bang Myan ma, đại diện các Đại sứ quán Lào, Trung Quốc, Thái Lan. Dự lễ hội còn có lãnh đạo các tỉnh Savanakhet, Khăm Muội , Chămpasắc (Lào); Mụcđahan, Khon khaen( Thái Lan), đại diện các tổ chức quốc tế đang hoạt động ở Quảng Trị; đại diện lãnh đạo các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng. Về phía tỉnh nhà có đồng chí Vũ Trọng Kim, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ cùng các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh uỷ; Nguyễn Viết Nên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Hữu Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, lãnh đạo các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, thị xã cùng đông đảo đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trong toàn tỉnh.
    Đây là lần đầu tiên tỉnh ta tổ chức một lễ hội có quy mô lớn nhất. Lễ hội có sự tham gia của 4 nước trong khu vực là Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Myanma với hàng trăm diễn viên, nghệ nhân;VĐV các môn thể thao, các doanh nghiệp đến từ các nước trong khu vực và các tỉnh , thành phố trong cả nước. Có những người đến với lễ hội vượt qua hơn 2.000 cây số như các diễn viên-nghệ nhân đến từ tỉnh Vân Nam , Trung Quốc, hoặc đến từ các miền quê xa xôi của các tỉnh Savanakhet, Chămpasăc( Lào) Mucđahan, khon khaen( Thái Lan)...Lễ hội kéo dài từ ngày 25-28/7/2004.
    Tất cả hội tụ về đây, xích lại gần nhau, ấm áp trong tình bè bạn của các nước trong trục hành lang kinh tế Đông- Tây. Bên trái phía trước Trung tâm VHTT là lá cờ của 5 nước tung bay, như hoà nhịp trong tình bè bạn, láng giềng gần gũi. Lễ hội diễn ra với quy mô lớn với nhiều hoạt động phong phú, bên cạnh triển lãm ảnh là hội chợ quốc tế, biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao, du khảo, lễ hội ẩm thực, tổ chức hội thảo và các hoạt động khác như đêm '''' Huyền thoại cõi Trường Sơn'''', đêm '''' Thức với biển Đông''''... Trước khi diễn ra lễ hội này các đơn vị, ban, ngành của tỉnh đã tích cực chuẩn bị hàng tháng trời, hầu như cả tâm lực, tài lực đều dành cho lễ hội. Cũng có thể nói ít có trường hợp nào mà các lực lượng của tỉnh lại vào cuộc với sự đồng lòng, quyết tâm cao như trong lễ hội lần này. Tỉnh ta đã làm tất cả những gì cần thiết để lễ hội đạt kết quả cao nhất. Sáng kiến tổ chức lễ hội'''' Nhịp cầu xuyên A'' '''' của tỉnh đã được ông Phạm Từ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch đánh giá cao. Ông Phạm Từ cho rằng đây cũng là cách làm du lịch, là bước khởi động để du lịch Quảng Trị phát triển mạnh hơn trong những năm sau.
    Sau khi tặng cờ cho các đoàn tham gia lễ hội, đồng chí Lê Hữu Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh đã đọc diễn văn chào mừng, khai mạc lễ hội, trong đó nhấn mạnh: Quảng Trị là tỉnh đầu cầu phía đông của hành lang kinh tế Đông -Tây, nơi hội tụ, giao thoa văn hoá giữa các vùng, miền trong nước, cũng như các nước trong khu vực, Quảng Trị gắn với miền Trung Việt Nam, nơi tập trung nhiều di sản thiên nhiên, di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận. Với bề dày lịch sử văn hoá đang lưu giữ và phát triển nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc, thiên nhiên tươi đẹp, con người cần cù , sáng tạo và giàu lòng mến khách, Quảng Trị còn có một hệ thống di tích lịch sử và cách mang phong phú, thể hiện tinh thần độc lập của nhân dân Việt Nam anh hùng và nhiều di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh khác. Những năm qua tỉnh Quảng Trị đã vươn lên khẳng định mình trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội.... Việc tổ chức lễ hội lần này là để các nước giao lưu văn hoá, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tiến tới hợp tác phát triển thương mại du lịch, cũng là dịp để khẳng định tiềm năng thế mạnh, tính ưu việt của con đường xuyên A'' trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia trước mắt cũng như lâu dài...Mong rằng lễ hội là bước khởi đầu tốt đẹp cho quá trình hợp tác phát triển văn hoá, thương mại, du lịch. Khẩu hiệu của chúng ta là: Đoàn kết- hợp tác- cùng phát triển. (Toàn văn bài diễn văn khai mạc đăng trong số báo này)
    Phần tiếp theo của đêm khai mạc là biểu diễn văn nghệ của các đoàn nghệ thuật tham gia lễ hội . Sân khấu của đêm diễn được trang trí lộng lẫy, hiện đại với hàng trăm ánh đèn đủ các sắc màu, mà trị giá của dàn đèn đã hơn 1 tỷ đồng. Các diễn viên Đoàn nghệ thuật Quảng Trị mở đầu chương trình văn nghệ với những bài hát múa về biển đầy trẻ trung, sôi động, như muốn giới thiệu với khách trong và ngoài nước lợi thế của Quảng Trị ở sát biển Đông với nhiều tiềm năng du lịch và phát triển kinh tế. Đoàn nghệ thuật tỉnh Savanakhet với nhiều diễn viên nhí trong điệu múa dân tộc Lào duyên dáng, đằm thắm, thể hiện khát vọng yêu hoà bình, sống trong no ấm hạnh phúc, Bên cạnh đó là những điệu múa dân tộc cổ kính của các đoàn Mụcđahan, Cung đình Huế, Chăm pa sắc (Lào). Các nữ nghệ sĩ Vân Nam rất duyên dáng trẻ trung trong điệu múa mang đậm tính dân tộc của tỉnh Vân Nam... Người xem như được sống trong không khí lễ hội của các nước trong khu vực, đắm say, ngây ngất vói những điệu múa của các nghệ sĩ dân gian . Các dân tộc thiểu số miền tây Quảng Tri, từ dãy Trường Sơn hùng vĩ đã mang về Lễ hội Cồng Chiêng do các nghệ nhân huyện Đakrông biểu diễn. Bên cạnh lối biểu diễn dân tộc truyền thống của các nghệ nhân dân gian, còn có lối biểu diễn chuyên nghiệp mang hơi thở cuộc sống hiện đại của đoàn nghệ thuật Quảng Bình, Quảng Trị, Cung đình Huế, Vân Nam...Phần văn nghệ kết thúc với bài hát múa Vòm trời ASIAN.
    Sau chương trình biểu diễn nghệ thuật là diễu hành trình diễn thời trang dân tộc trên đường Hùng Vương, Đông Hà. Hơn 500 người của các đoàn xuất phát từ Trung tâm VHTT đi bộ dọc đường Hùng Vương cùng với hàng ngàn khán giả tham gia. Dẫn đầu là đoàn múa hai đầu lân, con vật linh thiêng trong'''' tứ linh'''', theo quan niệm văn hoá phương Đông, tiếp theo là đoàn múa bá trạo huyện Hải Lăng, các đoàn nghệ thuật của Lào, Thái Lan, Myanma ,Trung Quốc, đoàn cồng chiêng huyện Đakrông, Quảng Trị, đoàn nghệ thuật Cung đình Huế, Quảng Bình, Hội An,Quảng Trị. Hai bên đường Hùng Vương khoảng 400 học sinh trường THPT Đông Hà đứng thành hai dãy dài lưng tựa vào nhau, mặt quay ra 2 bên đường, tay cầm ***g đèn lung linh ánh sáng để chào đón đoàn bộ hành. Cùng tham gia diễu hành với các đoàn nghệ thuật này chúng tôi cảm thấy mình như trôi đi giữa dòng người, với bao tình cảm dạt dào, gần gũi... Cả Đông Hà như thức trong đêm nay với muôn vàn ánh sáng, cờ hoa . Sau khi đoàn diễu hành từ rạp chiếu phim về Trung tâm VHTT cũng là lúc trời Đông Hà sáng rực trong đêm hoa đăng lộng lẫy( bắn pháo hoa), cả một biển người tràn ra đường phố với khuôn mặt tươi sáng, rạng rỡ, cũng là lúc mở hội rượu cần nhảy múa, thắt chặt thêm tình bè bạn, láng giềng.
    *Nằm trong chương trình lễ hội, sáng qua, tại Trung tâm VHTT tỉnh, Sở VHTT đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh "Quảng Trị - điểm nối các di sản miền Trung"- hoạt động mở màn trong chương trình lễ hội "Nhịp cầu xuyên Á". Các đồng chí: Phạm Từ- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam; Vũ Trọng Kim- UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí trong thường vụ Tỉnh ủy; Lê Hữu Phúc- Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban ngành, đoàn thể cùng các vị khách quốc tế và đông đảo cán bộ, nhân dân trên địa bàn đã đến dự triển lãm.
    Nhằm mục đích giới thiệu các di sản thiên nhiên và văn hóa đã được thế giới công nhận ở miền Trung đồng thời quảng bá các điểm đến trên hành trình du lịch Quảng Trị, triển lãm lần này quy tụ 50 tác phẩm ảnh nghệ thuật của trên 10 tác giả Quảng Trị và các tỉnh trong khu vực. Các tác phẩm đã tập trung khắc họa những nét đẹp chân thực, sống động về bức tranh thiên nhiên và đời sống văn hóa của 5 di sản thế giới (Phong Nha Kẻ Bàng, cố đô Huế, nhã nhạc cung đình, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn) cũng như của mảnh đất, con người Quảng Trị.
    *Ngày 24/7/2004 UBND tỉnh đã tổ chức họp báo về Lễ hội ''''Nhịp cầu xuyên Á'''' Quảng Trị 2004. Tham dự và chủ trì buổi họp báo có đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban tổ chức lễ hội; Phạm Từ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch, Phó ban tổ chức lễ hội, nhà văn Xuân Đức, Giám đốc Sở VHTT, Phó ban tổ chức lễ hội, đại diện lãnh đạo Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ; lãnh đạo, phóng viên các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương và khu vực.
    Phát biểu tại buổi họp báo, đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban tổ chức lễ hội đã nhiệt liệt chào mừng lãnh đạo , phóng viên các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương và khu vực về tham dự Lễ hội '''' Nhịp cầu xuyên A '' '''' 2004 do tỉnh Quảng Trị tổ chức, coi đây là sự quan tâm, thể hiện tình cảm của các cơ quan báo chí đối với Lễ hội nói chung, nhân dân Quảng Trị nói riêng.
    Sau khi nghe đồng chí Xuân Đức giới thiệu một số nét về đêm khai mạc lễ hội, đồng chí Phạm Từ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam, đánh giá cao sáng kiến của tỉnh trong việc tổ chức Lễ hội ''''Nhịp cầu xuyên A'' '''', coi đây cũng là một cách làm du lịch, là bước khởi động đầu tiên cho du lịch Quảng Trị phát triển trong những năm sau.
    * Hôm qua 25/7/2004, tại khuôn viên Trung tâm Văn hóa- Thông tin tỉnh đã diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ Quốc tế ?oNhịp cầu xuyên Á" Quảng Trị 2004. Đến dự có các đồng chí Vũ Trọng Kim- UVTƯ Đảng- Bí thư Tỉnh ủy cùng các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy, Lê Hữu Phúc- Chủ tịch UBND tỉnh và các Phó chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các Sở, Ban ngành, các huyện thị trong tỉnh.
    Tham gia Hội chợ có hơn 150 gian hàng của gần 100 doanh nghiệp trong nước và các nước như Lào, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc. Trong đó có 14 gian của Thái Lan, 8 gian của Lào, 2 gian hàng gốm sứ Trung Quốc, 3 gian triển lãm thành tựu kinh tế- xã hội của tỉnh. Hội chợ đã trưng bày phong phú các mặt hàng như: dệt, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm đóng hộp, thủy sản, trang trí nội thất, đồ nhựa, thủy tinh, nhôm, mộc, thủ công mỹ nghệ, máy móc cơ khí nông- lâm- ngư nghiệp, thiết bị điện, điện tử tin học, hóa mỹ phẩm, dịch vụ du lịch...Trong khuôn viên Hội chợ có khu ẩm thực giới thiệu các món ăn dân giã nhưng đặc sắc do các chuyên gia nước ngoài thực hiện.
    Hội chợ sẽ diễn ra trong 5 ngày từ 25-30/7/2004 và trong ngày đầu tiên đã có gần 5000 người đến tham quan, mua sắm tại Hội chợ.
    Love untill die and die still love
  7. vientranvan

    vientranvan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Có ai ở Đông Hà không , post vài tấm hình chụp đêm khai mạc lễ hội ở nhà văn hóa tỉnh , hội chợ ... lên cho bà con nhìn cái đi .
  8. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Trường Sơn không chỉ là huyền thoại ​
    Đêm nay (27.7), tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ sẽ được tổ chức trọng thể với tên gọi "Huyền thoại Trường Sơn". Lần đầu tiên trong lịch sử, một lễ tưởng niệm mang tầm cỡ quốc gia diễn ra ngay tại nơi mà bất cứ một người Việt Nam nào mỗi khi nhắc đến cũng đều cảm thấy bùi ngùi. Tại buổi lễ tưởng niệm này, các cuộc giao lưu, gặp gỡ với những tướng lĩnh, các nhà văn, những thân nhân của các anh hùng, liệt sĩ cũng sẽ được tiến hành.

    Những người "xẻ dọc Trường Sơn"
    Vào những ngày này, 600 thanh niên của tỉnh Quảng Trị và Hà Nội đã tề tựu đông đủ tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Các lán trại như thời cha anh đi cứu nước năm nào đã được dựng lên. Có cả cảnh "đi không dấu, nấu không khói" của một thuở Trường Sơn cũng đã được tái hiện... Nhìn những khuôn mặt thấm đẫm mồ hôi của các chàng trai, cô gái hôm nay tại nghĩa trang này, chúng tôi đã đọc được ở họ những cố gắng nhằm làm sống dậy một thời hào hùng, những năm tháng khốc liệt nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc. Thế nhưng, từ bến thẳm ngưỡng vọng của lòng mình, thế hệ thanh niên hôm nay không được lưu giữ một chút ký ức của thời lửa đạn hôm qua. Với họ, Trường Sơn và những người đã từng ngã xuống vì nghĩa lớn ấy là những trang huyền thoại, nhưng với những ai đã từng đi qua bùn máu và lửa khói của cuộc chiến tranh thì Trường Sơn và những nếm trải thắt ngặt nhất của đời mình là có thật. Trên 12 ngàn sinh linh đã tề tựu về đây từ hơn hai mươi năm trước. Chính họ đã viết nên những trang sử mà thế hệ hôm nay và bạn bè năm châu vẫn ngỡ như huyền thoại. Chúng tôi đã đi dọc theo hàng hàng bia mộ và nhẩm tên các anh. Làm phép trừ giữa năm sinh và ngày mất trên từng mộ chí là có thể biết được quãng thời gian tồn tại của những người nằm bên dưới lớp cỏ kia. Các anh ra đi khi tuổi đời hãy còn quá trẻ, khi mà những lo toan phức tạp ở đời, bao buồn vui trần thế, các anh chưa từng nếm trải đến tận ngọn nguồn.
    Mỗi năm một bận, bà Trần Thị Nguề - ở Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế cùng đứa con gái lặn lội ra nghĩa trang này viếng mộ người em út-liệt sĩ Trần Văn Xú. Những loạt bom rải thảm của Mỹ ở Trường Sơn năm 1968 đã khép lại tuổi thanh xuân của Xú năm 18 tuổi và trở thành "huyền thoại" với người cháu gọi bằng cậu - con bà Nguề, nhưng với bà thì ngày ngày phải đối mặt với lời trăng trối của cha mẹ mình trước khi mất: "Con phải tìm cho được mộ thằng Xú, ba mạ mới yên dưới mồ!". Với bà Võ Thị Thìn - ở Đô Lương, Nghệ An cũng thế. Đã mười năm nay, năm nào bà cũng dẫn 3 người con cùng 8 đứa cháu mình vào Nghĩa trang Trường Sơn để viếng mộ chồng. Với bà, Trường Sơn và nấm đất của chồng mình chưa bao giờ là "huyền thoại" cả, mà chỉ có một sự thật: Bà đã chôn cả tuổi thanh xuân nơi vùng quê nghèo khó ấy để đợi chờ ông trở về, nhưng vĩnh viễn không bao giờ có cuộc hạnh ngộ như sự mong đợi ấy.
    Màu xanh Quảng Trị
    Sự sắp đặt của lịch sử đã biến mảnh đất Quảng Trị thành nơi chịu nhiều đau thương nhất trong cả nước. Một tỉnh có 70 vạn dân mà đã có 70 nghìn bia mộ tại 69 nghĩa trang liệt sĩ trong toàn tỉnh, riêng con em Quảng Trị đã có gần hai vạn người ngã xuống trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vừa qua. Trên một vạn thương binh của tỉnh này vẫn đang vật lộn với những khó khăn thường nhật, 67 mẹ Việt Nam Anh hùng vẫn mòn mỏi trong đợi chờ mong ngóng tin con... Cuộc chiến tranh đã khép lại ngót 30 năm rồi, nhưng bên dưới lớp cỏ xanh rì kia vẫn còn những tai ương rình rập. Những quả mìn mà người Mỹ đã ném xuống mảnh đất này luôn luôn "chờ đợi" những số phận bất hạnh. Thế nhưng, vượt lên trên tất cả nỗi đau trùng trùng ấy, người Quảng Trị đã kịp phủ lên mảnh đất dày đặc bom mìn một màu xanh no mắt. Dẫn về Nghĩa trang Trường Sơn hôm nay không còn những ngọn đồi trơ trụi vì bom napan huỷ diệt, đường về Cửa Việt, Cửa Tùng không còn những hố hầm công sự chằng chịt thuở nào... Thay vào đó là những nông trường caosu ngút ngắt, những vườn tiêu xanh um trĩu quả. Sống trong bộn bề khó khăn thời hậu chiến, cộng với một vùng quê vốn không được thiên nhiên ưu đãi, nhưng Quảng Trị đã biết đứng lên bằng sức lực của chính mình. Tri ân những người đã góp một phần xương máu cho sự trọn vẹn của non sông, một phong trào đền ơn đáp nghĩa đã đánh thức trong bảy mươi vạn người dân Quảng Trị. Đã có 700 nhà tình nghĩa được xây dựng trong những năm qua, là một sự nỗ lực lớn đối với địa phương vẫn còn mang đầy thương tích của chiến tranh như Quảng Trị.
    Nếu nói cuộc chiến tranh vệ quốc của những người xẻ dọc Trường Sơn hôm qua là "huyền thoại", thì những nỗ lực của những người đang sống hôm nay ở Quảng Trị nhằm làm ấm lại nghĩa tình trong mỗi ngôi nhà là một "kỳ tích" vậy. Trường Sơn hôm nay không còn quạnh hiu như đã từng chịu đựng mấy chục năm qua. Những anh hùng vĩnh viễn ở tuổi hai mươi đang yên nghỉ nơi nghĩa trang này sẽ cảm thấy ấm áp hơn khi biết rằng, tại mảnh đất mà các anh ngã xuống đang thắp lên những hy vọng bằng các dự án tin cậy. Một trong những "dự án" ấy là "Nhịp cầu xuyên Á" đang diễn ra tại mảnh đất này. Trên mười ngàn ngọn nến đã thắp lên mộ các anh trong ngày tưởng niệm. Đó không chỉ là ngọn lửa tri ân mà còn là niềm hy vọng nữa.
  9. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Nồng ấm tình hữu nghị trên ?oNhịp cầu xuyên Á?
    Trước giờ khai mạc lễ hội "Nhịp cầu xuyên Á", trời mưa to, làm hàng ngàn người dân Quảng Trị hồi hộp lo âu, nhưng chỉ vài chục phút sau trời quang mây tạnh, khí trời dịu mát và lễ hội diễn ra rất sôi động và ấn tượng. PV TTO đã có mặt ghi lại những hình ảnh trong đêm khai hội này.

    Chưa bao giờ Đông Hà có một đêm đông vui náo nức như thế này!
    Dù không ở trên hành lang của xa lộ xuyên Á nhưng các diễn viên của đoàn nghệ thuật Vân Nam vẫn vượt hàng ngàn cây số đến với Quảng Trị bằng những tiết mục đặc sắc

    Đoàn cồng chiêng của các nghệ nhân Đakrông (Quảng Trị) thực sự khuấy động đêm hội và để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn bè quốc tế bằng những điệu dân vũ rất ?orock? và âm nhạc của núi rừng với tù và sừng trâu khiến hội hè đêm nay như nối liền rừng xanh về biển bạc .
    Sự hiếu khách của người Quảng Trị còn được thể hiện quan gương mặt rạng rỡ của các nữ sinh và thiếu nhi đứng hai bên đại lộ Hùng Vương tay cầm ***g đèn làm phông cho đoàn diễu hành trang phục dân tộc các nước trên nhịp cầu xuyên Á

  10. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Quảng Trị: khai mạc lễ hội ?oNhịp cầu xuyên Á?​
    Đúng 20g đêm qua 25-7, lễ hội ?oNhịp cầu xuyên Á? đã khai mạc tại quảng trường Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Quảng Trị.
    Hơn 300 nghệ nhân của 12 tỉnh đến từ các nước nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) gồm Myanmar, Lào, Thái Lan, VN cùng với đoàn nghệ thuật Vân Nam (Trung Quốc) .
    Chương trình nghệ thuật tham gia đêm khai mạc của đoàn nghệ thuật các tỉnh Savannakhet, Champasak (Lào), Mukdahan, Nakhon Phanom, Khon Kaen (Thái Lan), Myanmar, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và các đoàn nghệ thuật tỉnh Quảng Bình, đoàn ca múa cung đình Huế, đoàn nghệ nhân phố cổ Hội An, đoàn nghệ thuật và các đoàn nghệ nhân tỉnh Quảng Trị.
    Du khách đến với lễ hội đã thật sự ấn tượng bởi các tiết mục múa Phouthayhonkham của đoàn Savannakhet, Ắcxonsavan của đoàn Champasak (Lào), điệu Mandalay của Myanmar hay Yisan của đoàn Khon Kaen (Thái Lan).
    Kết thúc chương trình biểu diễn nghệ thuật, hàng trăm diễn viên trên sân khấu và hơn một vạn khán giả đã đồng thanh cất cao bài ca Vòm trời ASEAN, bài ca chính thức của lễ hội - cùng hòa vào dòng người nâng quốc kỳ VN, Lào, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc diễu hành qua trung tâm thị xã Đông Hà.

Chia sẻ trang này