1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tưng bừng mùa hạ ~ Lễ hội Nhịp cầu xuyên Á.

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi saubuom, 04/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0

    Cửa Tùng, nơi dòng sông gặp bể
    Bãi tắm Cửa Tùng
    Cầu Cửa Tùng
    Cửa Tùng: điểm đến lễ hội Nhịp cầu xuyên Á
    Nữ Hoàng Cửa Tùng, tìm lại vương miện...
    Sau những di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng ở Quảng Trị mà du khách tham gia lễ hội nhịp cầu xuyên Á sẽ viếng thăm, danh thắng nhiều người muốn đến nhất có lẻ là Cửa Tùng.
    Đây cũng là địa điểm diễn ra lễ hội ?oThức với biển Đông? vào đêm bế mạc ?oNhịp cầu xuyên Á?...
    Miền đất tụ hội của thiên nhiên - lịch sử và văn hoá...
    ?oCửa Tùng -La Reine des plages? (Cửa Tùng - Nữ Hoàng của các bãi biển) - đấy là tựa của một bài viết đăng trên tập san Bulletin des amis du Vieus Huế (B.A.V.H - tập san của những người bạn của Huế - ngày nay mọi người thường dịch là Đô Thành hiếu cổ - một tập san nổi tiếng với những nghiên cứu khảo cứu hồi đầu thế kỷ 20, ngày nay vẫn là nguồn tư liệu tin cậy cho nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội).
    Chúng tôi về Cửa Tùng, sau bao nhiêu năm lãng quên vì bom đạn chiến tranh rồi gần 30 năm sau ngày hoà bình Cửa Tùng vẫn chỉ là một bãi tắm tỉnh lẻ, nhưng trong sự bất lợi của quên lãng, Cửa Tùng lại có cái may mắn giữ được vẻ trinh nguyên của một vùng biển, không bị cơn lốc xây dựng của thời ?othị trường manh mún? phá vỡ.
    Cửa Tùng xưa được gọi là biển Thừa Lương bởi khi vua Duy Tân lên ngôi (năm 1907), nhà vua mới 8 tuổi, mọi việc trong triều đều giao cho Phụ chánh đại thần Trương Như Cương, vua Duy Tân không chịu ở tù túng trong cung cấm, thích đi đây đó, người Pháp bấy giờ chiều ý vua nên đã nhường nhà nghỉ mát Cửa Tùng của Khâm sứ Brière cho vua ngự, nhà nghỉ mát này được gọi là Thừa Lương Cửa Tùng.
    Nhiều giai thoại về vị vua nhà Nguyễn yêu nước này đã gắn với Cửa Tùng như chuyện một lần vua bốc cát chơi, nhớp cả hai tay, quan hầu cận bưng nước cho vua rửa tay, vua không rửa ngay mà hỏi: Tay nhớp lấy nước mà rửa, nước nhớp lấy chi mà rửa? Năm 16 tuổi vua Duy Tân đã bị người Pháp đày qua đảo Reunion vì vua đã đồng ý cùng nhiều nhà cách mạng khởi nghĩa chống Pháp! Nhà Thừa Lương ấy bây giờ vẫn chưa ai xác định được vị trí nhưng lòng yêu nước của vua Duy Tân thì nhiều người dân nơi miền đất này đã tiếp nối bằng những huyền thoại mà giờ đây huyền thoại ấy vẫn còn lưu dấu trên những chứng tích lịch sử:
    Không xa bãi tắm Cửa Tùng là địa đạo Vịnh Mốc, hiện là một địa điểm thu hút du khách quốc tế nhiều nhất trong tour DMZ (du lịch khu phi quân sự), là bến đò B ngay làng Tùng Luật (Vĩnh Giang) nơi đã đưa đất nước qua sông trên những chiếc thuyền nan trong những ngày khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, là đảo Cồn Cỏ ngoài khơi Cửa Tùng - phên dậu của Tổ Quốc giữa trùng khơi.., là địa đạo Tân Lý, nơi một quả bom Mỹ ném xuống hồi tháng 6-1967 đã chôn vùi 62 đồng bào Vĩnh Quang trong lòng địa đạo...Không ở đâu như miền đất này, mỗi bờ cây, chân sóng đều nặng đầy dấu tích của một thời đánh giặc giữ nước.
    Nhưng không chỉ anh hùng, đất Vĩnh Giang này còn có những mảnh làng sinh ra toàn nghệ sĩ nổi tiếng, nhiều người đã vang danh một thời như giọng ngâm thơ của các nghệ sĩ Châu Loan, Châu Dinh, Châu Phụng; những nghệ sĩ như Trần Duyến, Ái Chủng; nghệ sĩ ưu tú Kim Quý, Kim Phú, Sĩ Cừ...Cả Vĩnh Giang có hơn 30 nghệ sĩ trứ danh và hậu duệ của họ cũng đang là thế hệ nghệ sĩ trẻ đầy triển vọng ở nhiều đoàn nghệ thuật.
    Tên đất tên làng nơi đây đọc lên nghe âm vang như một bài thơ: Di Loan, Tùng Luật , Tân Trại , Cổ Trai...Đất Cổ Trai này cũng được sử ghi là quê của Hiếu Văn Hoàng Hậu, vợ của chúa Nguyễn Phúc Nguyên (tục gọi là Chúa Sãi - vị chúa anh minh nhất trong các chúa Nguyễn, sau khi mất được truy tôn là Hiếu Văn Hoàng đế )...Một vùng đất như thế nhưng những điều mang lại tương lai cho vùng biển với bãi tắm Nữ Hoàng này vẫn còn ở phía trước...
    Tìm lại vương miện...
    Hình như Cửa Tùng đã tìm lại hồi quang của ngày xưa qua những khởi động của con đường du lịch nối từ bãi biển qua tận địa đạo Vịnh Mốc. Nhiều du khách sau khi chui xuống lòng sâu địa đạo, cảm nhận hết sự khốc liệt và bi tráng của chiến tranh khi được đắm mình trong sóng nước Cửa Tùng sẽ hiểu hơn cái giá của mỗi phút giây thanh bình trên vùng biển đẹp này.
    Tháng 9 vừa qua, Sở Giao thông vận tải Quảng Trị và hai huyện Gio Linh, Vĩnh Linh đã cùng khởi công xây cây cầu Cửa Tùng ngay nơi dòng sông gặp biển. Cầu có thiết kế dài 461 m, rộng 9m, tải trọng H30-XB80, khổ thông thuyền 50 m, tĩnh không 8,5 m. Kết cấu bằng dầm hộp bê tông dự ứng lực liên tục thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng đối xứng với kinh phí xây dựng là 44,9 tỷ đồng, Cây cầu này sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển hai khu du lịch biển Cửa Tùng và Cửa Việt.
    Cùng với cây cầu, dự án mở một tuyến đường ven biển dài 14 km nối 2 khu du lịch biển sẽ thực sự tạo thành một hệ thống du lịch biển liên hoàn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng duyên hải Quảng Trị.
    Đất Cửa Tùng bắt đầu lên cơn ?osốt?, không nghi ngờ gì về tương lai của nó khi cả một vùng Đông Bắc Thái Lan và vùng Trung Lào, Hạ Lào - nơi ?okhông thấy biển là gì? đã tìm về Cửa Tùng qua quốc lộ 9 - con đường ngắn nhất từ các nước này ra biển Đông. Cuối tuần khá nhiều xe ô tô từ Mụcđahán (Thái Lan) từ Savanakhét (Lào) đã qua cửa khẩu Lao Bảo và chỉ hơn một giờ đồng hồ đã có mặt tại Cửa Tùng hay Cửa Việt.
    Nhưng xa xôi hơn thế, ngoài khơi của Cửa Tùng đã có nhiều thông tin về một mỏ khí có trữ lượng rất lớn, đảo Cồn Cỏ cũng đang khởi động để trở thành một hòn đảo du lịch và phát triển kinh tế giữa biển khơi...Bao nhiêu dữ kiện ấy đủ cho Cửa Tùng hy vọng tìm lại vương miện Nữ Hoàng của mình sau bao nhiêu bể dâu lưu lạc...
  2. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0

    Du lịch ba nước: 750.000 đồng!
    Anh Trần Hữu Phước, phụ trách điều hành của Sepon Travel, khẳng định: ?oSẽ ngủ đêm tại Thái Lan; từ đây sang Thái Lan xuyên quốc lộ số 9 sẽ qua cả miền Trung-Hạ Lào còn rất nguyên sơ, qua Savannakhet - thành phố lớn thứ 2 của Lào, vượt sông Mekong vào cửa ngõ miền đông bắc Thái Lan, thành phố Mukdahan...Tất cả chỉ 750.000 đồng?.
    Thật ra đấy chỉ là một tour ?okhiêm tốn? của trung tâm lữ hành thuộc Công ty thương mại Quảng Trị - Sepon Travel. Sepol là tên dòng sông chảy dưới triền Trường Sơn, con sông biên giới của tình hữu nghị Việt - Lào.
    Không chỉ là du lịch
    Từ mấy năm nay khi hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) khởi động, Lao Bảo trở thành khu thương mại tự do, đường 9 dài gần 300km được nâng cấp, thảm bêtông nhựa láng o từ Savannakhet về tận Đông Hà, thì chuyện làm tour trên tuyến này bắt đầu mang lại những hứa hẹn.
    Với chưa đầy 300km từ Đông Hà lên tận biên giới Thái Lan - Lào, 7g sáng du khách xuất phát từ Đông Hà, 12g trưa ăn cơm ở Setamuok, 14g30 lên phà Mittaphạp qua cửa khẩu Thái - Lào sang Mukdahan là đặt chân lên đất Thái, nhận phòng tại khách sạn Ploy Palace (3 sao hẳn hoi nhé!). Không sầm uất hoa lệ như Bangkok nhưng cái gì bạn cần ở Bangkok thì Mukdahan cũng sẽ có.
    Khách sẽ tham quan cầu Hữu Nghị II bắc qua sông Mekong hay còn gọi là cầu Mittaphạp, thăm những trang trại nuôi cá ***g trên sông, ngắm hoàng hôn và thưởng thức các món cá của ?osông Mẹ? (Mè khoỏng tức là sông Mẹ theo tiếng Lào), tối đến đi mua sắm tại siêu thị Tesco Lotus hay bất cứ siêu thị nào ở Mục (tên gọi tắt của Mukdahan) và hấp dẫn hơn với một câu rủ rê: ?oTừ 21g30: khám phá Mukdahan về đêm?...
    Sáng hôm sau khách trở lại Lào, thăm thú một số di tích ở Savannakhet, thăm làng nghề thổ cẩm Laha nổi tiếng và về lại Lao Bảo, ở đấy có một siêu thị điện máy và vô số hàng hóa ở Trung tâm thương mại Lao Bảo cũng rất đáng để cho khách dừng chân. Và chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau khách đã có mặt ở Đông Hà. Một tour không đến nỗi nào với cái ví tiền khiêm tốn. Phước bảo: ?oVài ba năm trước không ai nghĩ có thể ăn sáng ở Đông Hà, ăn trưa ở Lào, ăn tối ở Thái Lan. Mai mốt cầu Mittaphạp khánh thành, không phải qua phà thì ăn bữa trưa ở Thái Lan cũng được?.
    Những lợi thế của tuyến đường xuyên Á không chỉ dành cho các công ty du lịch. Ở vùng đông bắc Thái với bảy tỉnh cũng như đất Lào, nói chuyện đi tắm biển là một chuyện rất xa vời. Nhưng nay thì tại biển Cửa Tùng và Cửa Việt của Quảng Trị, cứ chiều cuối tuần hàng chục xe du lịch mang biển số Lào, Thái đổ về thả du khách xuống nô đùa với sóng biển. Thật ra, du lịch chỉ là một trong rất nhiều hiệu quả kinh tế của việc phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây mang lại. Trong 20 triệu người dân vùng đông bắc Thái Lan, có hơn nửa vạn Việt kiều đang làm ăn sinh sống ở đấy có nhu cầu về thăm quê nhà qua ngả đường 9, rồi từ đây có thể vào Nam ra Bắc, thăm viếng một loạt di sản thế giới tại miền Trung...
    Với Quảng Trị, lễ hội ?oNhịp cầu xuyên Á? (25 đến 28-7) là cú hích đầu tiên để giới thiệu những sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo của mình, hưởng ứng tour ?oCon đường di sản miền Trung? do Tổng cục Du lịch phát động trong năm 2004. Từ 1-7-2004 khi hai nước Việt - Lào bỏ visa cho công dân hai nước và ngày 1-1-2005 tới đây Thái - Lào cũng làm tương tự thì chuyện qua lại càng dễ dàng hơn, khách vào VN càng nhiều hơn.
    Du Lịch
    Thứ Bảy, 24/07/2004, 13:56 (GMT+7)
    Du lịch ba nước: 750.000 đồng!

    Trung tâm thương mại Lao Bảo
    TTCN - Anh Trần Hữu Phước, phụ trách điều hành của Sepon Travel, khẳng định: ?oSẽ ngủ đêm tại Thái Lan; từ đây sang Thái Lan xuyên quốc lộ số 9 sẽ qua cả miền Trung-Hạ Lào còn rất nguyên sơ, qua Savannakhet - thành phố lớn thứ 2 của Lào, vượt sông Mekong vào cửa ngõ miền đông bắc Thái Lan, thành phố Mukdahan...Tất cả chỉ 750.000 đồng?.
    Thật ra đấy chỉ là một tour ?okhiêm tốn? của trung tâm lữ hành thuộc Công ty thương mại Quảng Trị - Sepon Travel. Sepol là tên dòng sông chảy dưới triền Trường Sơn, con sông biên giới của tình hữu nghị Việt - Lào.
    Không chỉ là du lịch

    Bản đồ hành lang Đông - Tây
    Từ mấy năm nay khi hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) khởi động, Lao Bảo trở thành khu thương mại tự do, đường 9 dài gần 300km được nâng cấp, thảm bêtông nhựa láng o từ Savannakhet về tận Đông Hà, thì chuyện làm tour trên tuyến này bắt đầu mang lại những hứa hẹn.
    Với chưa đầy 300km từ Đông Hà lên tận biên giới Thái Lan - Lào, 7g sáng du khách xuất phát từ Đông Hà, 12g trưa ăn cơm ở Setamuok, 14g30 lên phà Mittaphạp qua cửa khẩu Thái - Lào sang Mukdahan là đặt chân lên đất Thái, nhận phòng tại khách sạn Ploy Palace (3 sao hẳn hoi nhé!). Không sầm uất hoa lệ như Bangkok nhưng cái gì bạn cần ở Bangkok thì Mukdahan cũng sẽ có.
    Khách sẽ tham quan cầu Hữu Nghị II bắc qua sông Mekong hay còn gọi là cầu Mittaphạp, thăm những trang trại nuôi cá ***g trên sông, ngắm hoàng hôn và thưởng thức các món cá của ?osông Mẹ? (Mè khoỏng tức là sông Mẹ theo tiếng Lào), tối đến đi mua sắm tại siêu thị Tesco Lotus hay bất cứ siêu thị nào ở Mục (tên gọi tắt của Mukdahan) và hấp dẫn hơn với một câu rủ rê: ?oTừ 21g30: khám phá Mukdahan về đêm?...
    Sáng hôm sau khách trở lại Lào, thăm thú một số di tích ở Savannakhet, thăm làng nghề thổ cẩm Laha nổi tiếng và về lại Lao Bảo, ở đấy có một siêu thị điện máy và vô số hàng hóa ở Trung tâm thương mại Lao Bảo cũng rất đáng để cho khách dừng chân. Và chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau khách đã có mặt ở Đông Hà. Một tour không đến nỗi nào với cái ví tiền khiêm tốn. Phước bảo: ?oVài ba năm trước không ai nghĩ có thể ăn sáng ở Đông Hà, ăn trưa ở Lào, ăn tối ở Thái Lan. Mai mốt cầu Mittaphạp khánh thành, không phải qua phà thì ăn bữa trưa ở Thái Lan cũng được?.

    Cầu Hữu Nghị II (Mittaphạp) nối Mục (Thái) và Xavẳn (Lào) qua dòng Mekong
    Những lợi thế của tuyến đường xuyên Á không chỉ dành cho các công ty du lịch. Ở vùng đông bắc Thái với bảy tỉnh cũng như đất Lào, nói chuyện đi tắm biển là một chuyện rất xa vời. Nhưng nay thì tại biển Cửa Tùng và Cửa Việt của Quảng Trị, cứ chiều cuối tuần hàng chục xe du lịch mang biển số Lào, Thái đổ về thả du khách xuống nô đùa với sóng biển. Thật ra, du lịch chỉ là một trong rất nhiều hiệu quả kinh tế của việc phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây mang lại. Trong 20 triệu người dân vùng đông bắc Thái Lan, có hơn nửa vạn Việt kiều đang làm ăn sinh sống ở đấy có nhu cầu về thăm quê nhà qua ngả đường 9, rồi từ đây có thể vào Nam ra Bắc, thăm viếng một loạt di sản thế giới tại miền Trung...
    Với Quảng Trị, lễ hội ?oNhịp cầu xuyên Á? (25 đến 28-7) là cú hích đầu tiên để giới thiệu những sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo của mình, hưởng ứng tour ?oCon đường di sản miền Trung? do Tổng cục Du lịch phát động trong năm 2004. Từ 1-7-2004 khi hai nước Việt - Lào bỏ visa cho công dân hai nước và ngày 1-1-2005 tới đây Thái - Lào cũng làm tương tự thì chuyện qua lại càng dễ dàng hơn, khách vào VN càng nhiều hơn.
    Để hành trình xuyên Á thuận lợi hơn
    Hai tháng trước, tại một hội nghị về liên kết phát triển du lịch trong khu vực và hành lang Đông - Tây, ông Lê Hữu Thăng, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, đã có một phát biểu khiến nhiều người tâm đắc: đường sá nay đã nâng cấp, thời gian di chuyển nhanh hơn, nhưng nhanh mà làm gì khi đi từ Mục về Lao Bảo mất 3 giờ đồng hồ, trong khi đó để làm xong thủ tục qua cửa khẩu chỉ vài trăm mét cũng mất đến... 3 giờ đồng hồ!
    Chuyện ấy cũng đã được một doanh nhân người Thái nhắc lại với ông Lê Hữu Phúc, chủ tịch tỉnh Quảng Trị, trong chuyến thăm và làm việc mới đây của đoàn lãnh đạo tỉnh Quảng Trị với một số tỉnh thành phố vùng đông bắc Thái Lan. Một vấn nạn nữa: những xe tay lái nghịch của người Thái sẽ rất khó vào VN theo luật giao thông nước ta. Và còn các mắc mứu nho nhỏ khác...
    Lễ hội ?oNhịp cầu xuyên Á? lần này như một cách vừa làm vừa rút kinh nghiệm để dần dà trở thành một lễ hội đến hẹn lại lên của người dân bốn nước Myanmar -Thái ?" Lào - Việt sống dọc theo tuyến đường xuyên Á.
  3. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    ĐÊM NAY THẮP SÁNG 10.000 NGỌN NẾN Ở TRƯỜNG sƠN​
    Viếng mộ tại Nghĩa trang Trường Sơn chiều 26.07.2004
    Đêm nay 27-7 sẽ có hàng triệu người dân trên đất nước này hướng về vùng đồi núi tây Gio Linh trong một lễ hội rất đỗi thiêng liêng dành cho những liệt sĩ đã chọn mảnh đất Quảng Trị này để nằm lại.
    Chiều 26.7 có mặt tại đây, chưa bao giờ vùng đồi núi tây Gio Linh lại nao nức như thế về một lễ hội của lòng biết ơn - lễ hội tưởng niệm - lễ hội cách mạng - lễ hội tâm linh được tổ chức hoành tráng mà thiêng liêng đến vậy trên những ngọn đồi điệp trùng ngàn ngàn bia mộ. Một lễ hội cho người đã khuất để thức gợi cho những người đang sống.

    Huyền thoại quá khứ được tái hiện bằng những tráng ca một thời mưa bom bão đạn ngân vang giữa mênh mông núi rừng, nơi đầu nguồn dòng sông Bến Hải, vừa như lời ru cho người nằm xuống vừa sâu nặng niềm tri ân của ngày hôm nay với xương máu hôm qua...

    Tất cả những điều thiêng liêng ấy sẽ được thắp lên bằng ánh sáng của hơn 10.000 ngọn nến trên mộ bia của hơn một vạn liệt sĩ Trường Sơn đang yên ngủ trên những ngọn đồi này.

    Nhà văn Xuân Đức, phó ban chỉ đạo lễ hội ?oNhịp cầu xuyên Á?, nhìn trời vần vũ mưa vẫn quả quyết: mọi chuyện trong kịch bản đêm lễ hội ?oHuyền thoại cõi Trường Sơn? đã chi li đến từng chi tiết (thậm chí không dám tin chuyện... trời mưa vào đêm nay!).

    Chương trình ?oHuyền thoại cõi Trường Sơn? sẽ bắt đầu vào lúc 17g, VTV3 truyền hình trực tiếp từ 18g. Ngay từ lúc bắt đầu đêm hội tưởng niệm, 600 người được huy động cùng các ca sĩ ngồi ở sáu khu mộ, họ sẽ là những người hát ru bên những nấm mồ và cũng là người sẽ thắp nến trên từng phần mộ.

    Ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, những khu mộ có sự tập trung các liệt sĩ theo từng vùng quê, bởi thế bài hát cho các anh, các chị sẽ là những bài ca quê hương: những liệt sĩ Hà Nội sẽ nghe những bài ca tha thiết về Hà Nội, cũng như trên khu mộ các liệt sĩ quê Nghệ An nghe điệu hò ví dặm, điệu hò sông Mã ngân vang bên những hàng bia mộ các liệt sĩ Thanh Hóa, điệu dặt dìu quan họ Bắc Ninh quyện cùng hương khói trên mộ những người con quê miền quan họ...

    Cứ như thế, như thủ thỉ, như ru hời, như ngóng vọng yêu thương của người mẹ quê hương với những đứa con đã không về nhà sau cuộc chiến tranh.

    Một nghi thức nhà nước được nâng lên thành một lễ hội tưởng niệm - tâm linh mang tính cộng đồng là một cách để tôn vinh đạo lý uống nước nhớ nguồn, một truyền thống đẹp của người VN.

    Những người tổ chức lễ hội cũng hi vọng đây sẽ không là một lễ hội thường niên nhưng sẽ được tổ chức hoành tráng, trang nghiêm và ấn tượng vào những dịp lễ trọng của đất nước.

    Cơn mưa Trường Sơn lại ầm ầm trút xuống, nhưng chỉ sau vài chục phút đã dứt hạt, hiện ra những khoảng trời xanh, xanh như trời Trường Sơn...
    Love untill die and die still love...
  4. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    CUỘC HÀNH HƯƠNG VỀ VỚI KÝ ỨC​
    Về thăm nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn những ngày tháng 7 là cuộc hành hương về với ký ức của dân tộc, để tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì sự tồn vong của đất nước.
    Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn được xây dựng trên khu đồi Bến Tắt ở bờ nam sông Bến Hải, thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Bến Tắt là một địa danh lịch sử, là cửa khẩu vào miền Nam đầu tiên của đường Hồ Chí Minh, là Sở chỉ huy tiền phương của Bộ Tư lệnh đoàn 559, là bàn đạp của các cánh quân vận tải chi viện cho chiến trường. Với ý nghĩa lịch sử đó, cùng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, khu đồi Bến Tắt quanh năm lộng gió đã được chọn làm nơi yên nghỉ vĩnh hằng của các liệt sĩ Trường Sơn.
    Trên diện tích gần 40ha - nơi yên nghỉ của 10.263 bộ đội, chiến sĩ - nghĩa trang được chia thành 3 khu chính: khu đài tưởng niệm và mộ chí, khu các công trình văn hóa, và khu đón tiếp khách viếng thăm. Tất cả tạo nên một tổng thể kiến trúc trang nghiêm và hoành tráng.
    Qua cổng chào cao 7m là khu khánh tiết nằm trên một ngọn đồi cao. Đây là quần thể hội tụ hình ảnh ?ocây đa, bến nước, sân đình của một vùng Kinh Bắc?, nơi từ mái nhà tranh vách đất các anh chị bộ đội, thanh niên xung phong đã ra đi. Theo con đường trải nhựa, men theo hồ nước sẽ tới khu trung tâm của nghĩa trang. Trên ngọn đồi cao 25m, sừng sững một tượng đài 3 mặt thế chân kiềng, biểu trưng cho tình đoàn kết giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chung chiến hào chống Mỹ. Hai bên có sáu bức phù điêu chạm khắc trên đá khối, tái hiện những binh chủng của bộ đội Trường Sơn trên đường ra trận.
    Nổi bật là nhóm tượng cao 9,6m tượng trưng cho 3 binh chủng hợp thành của bộ đội Trường Sơn: binh chủng công binh mở đường, binh chủng vận tải chuyển hàng ra tiền tuyến, binh chủng phòng không đánh máy bay địch để bảo vệ đường. Các nhân vật được cham khắc tựa lưng vào nhau, gắn bó với nhau trong một hình khối khỏe, vững chắc, toát lên sức mạnh đoàn kết hiệp đồng tác chiến ?ođánh địch mà đi mở đường mà tiến?. Bao quanh ba phía của tượng đài là 5 khu mộ liệt sĩ từ khắp các chiến trường được quy tập về từ năm 1975.
    Ông Hồ Tất Ái, trưởng ban quản lý nghĩa trang Trường Sơn, đã xúc động kể lại lịch sử ra đời của đoàn 559 bộ đội Trường Sơn ngày 19/5/1959 nhằm xây dựng tuyến giao thông vận tải chiến lược xuyên dọc Trường Sơn, vận tải vũ khí khí tài vào chiến trường miền Nam. Từ ngày đầu chỉ có 500 người được thành lập tại Khe Hó, đoàn 559 bộ đội Trường Sơn ngày càng lớn mạnh trở thành lực lượng tổng hợp, có thời điểm lên đến 10 vạn bộ đội, hơn 1 vạn thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến. Rồi những ngày cả Trường Sơn ào ào ra trận với những chiến công chói lọi. Trong cuộc đọ sức giữa ý chí và vũ khí hiện đại, đế quốc Mỹ đã ném xuống Trường Sơn hơn 4 triệu tấn bom đạn và hàng triệu lít chất độc hóa học, song không thể ngăn chặn được sức sống mãnh liệt và sự lớn mạnh của tuyến đường đã trở thành đường Hồ Chí Minh huyền thoại.
    Cũng theo ông Hồ Tất Ái, nghĩa trang Trường Sơn, nơi trở về của các liệt sĩ, hôm nay là nơi thể hiện đạo lý ?oUống nước nhớ nguồn?. Người dân cả nước hành hương về đây ngày một đông. Nghĩa trang Trường Sơn đã trở thành một điểm đến trong các chuyến thăm miền Trung. Nếu trước 2002, mỗi năm chỉ có khoảng 50.000 đến 55.000 người về thăm thì trong 2 năm 2002 và 2003, con số này là 70.000 đến 75.000 người. Chỉ riêng chưa đầy 6 tháng của 2004, 48.000 người đã về thăm nghĩa trang Trường Sơn.
    Họ về đây để được kính cẩn nghiêng mình trước các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước. Những người cha, người mẹ, người vợ về đây thắp nén nhang để tìm lại hình bóng người thân. Có những đồng đội cũ về đây ngồi rất lâu trước một bia mộ như trò chuyện với người đã khuất, tay vê vê một điếu thuốc rồi ngắt đôi châm lửa, một nửa ngồi trầm ngâm hút, một nửa đặt cạnh bát hương. Trong cái tĩnh lặng thinh không của rừng núi, qua làn khói thuốc mỏng, họ chắc hẳn gặp lại được bạn chiến đấu xưa.
    Qua cuốn sổ lưu bút của nghĩa trang đặt ở khu khánh tiết, có thể đọc được những lời tâm sự bùi ngùi xúc động của người thân với người thân, của đồng đội với đồng đội, lòng biết ơn của lớp thanh niên hôm nay đối với lòng quả cảm của thế hệ cha anh, và biết bao cảm xúc của các lãnh đạo, các văn nghệ sĩ, đồng bào trong cả nước.
    Chiến tranh đã lùi xa gần 30 năm, những cua trọng điểm bị bom địch cày xới, những trảng rừng trụi lá, những con đường mòn lối nhỏ đã lẫn vào màu xanh trùng điệp của núi rừng Trường Sơn. Một con đường Hồ Chí Minh mới hiện đại được biết đến như con đường xóa đói giảm nghèo cho các tỉnh phía Tây đã ra đời.
    Nhưng vẫn còn một con đường huyền thoại và bất tử, mãi mãi trong tim người ra trận và con cháu họ. Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn - được công nhận là nghĩa trang quốc gia - sẽ là nơi giữ gìn cho muôn đời sau ký ức về thiên anh hùng ca bất tử của dân tộc và là lời thúc giục hành động vì một tương lai xán lạn cho đất nước
    Love untill die and die still love...
  5. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    HỘi CHỢ TRIỂN LÃM QUỐC TẾ​
    Lần đầu tiên ở Quảng Trị có một hội chợ triển lãm mang tầm quốc tế lớn nhất từ trước đến nay. Tham gia hội chợ triển lãm tại lễ hội Nhịp cầu xuyên Á lần này có 146 gian hàng. Trong đó Thái Lan 14 gian (01 gian triển lãm nghệ thuật); Lào 9 gian; Trung Quốc có 2 gian sứ. Có trên 100 doanh nghiệp tham gia (Việt Nam 9 doanh nghiệp). Ban tổ chức hội chợ triển lãm cho biết, trong ngày đêm khai mạc 25/7 đã có 15 lượt người tham gia, tính đến ngày 27/7 đã có khoảng 33 ?" 35 lượt người đến với hội chợ. Các mặt hàng ở hội chợ đa chủng loại, có những mặt hàng lần đầu tiên có mặt ở Quảng Trị như gốm sứ Trung Quốc; gian hàng ẩm thực của Lào, Thái Lan, thức ăn nhanh của công ty súc sản kỹ nghệ Visan; bia Laos; hàng thổ cẩm may mặc của Hội An, Quảng Nam?
    Sức mua ở hội chợ rất lớn, bình quân một gian hàng bán trên 10 triệu đồng/ngày đêm. Riêng công ty Happy Cook đã bán ra trên 80 triệu/ngày đêm. Còn nhiều doanh nghiệp đăng kí tham gia nhưng vì quá đông nên ban tổ chức hội chợ triển lãm tạm ngừng bố trí các gian hàng. Theo ông Dương Văn Cao, giám đốc Công ty quảng cáo và hội chợ thưong mại VINEXAD cho biết: ?onhìn các chủ hàng tươi cười phấn khởi, biết sức mua hàng ở đây còn rất lớn. Ngày 27/7, công ty sẽ tổ chức 1 tour du lịch miễn phí sang Mukdahan, Thái Lan (2 ngày, 1 đêm) cho các doanh nghiệp có gian hàng tham gia hội chợ Quốc tế Nhịp cầu xuyên Á?.
    Hầu hết các doanh nghiệp ở nước ngoài đều mong muốn được tiếp tục tham gia hội chợ triển lãm khi tỉnh Quảng Trị có điều kiện tổ chức. Qua hội chợ này, các doanh nghiệp biết được thị trường tiêu thụ ở Quảng Trị rất lớn và có nhiều doanh nghiệp có ý định đưa sản phẩm của họ vào thị trường Quảng Trị như: Visan, công ty gốm sứ Giang Tây (Trung Quốc, cao su Camel?

  6. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Phóng sự ảnh: Có một ngày như thế, Trường Sơn...
    Hưởng ứng Lễ hội ?oHuyền thoại cõi Trường Sơn?, tuổi trẻ Quảng Trị đã sớm tổ chức các hoạt động ?ouống nước nhớ nguồn?. Một ngày hoạt động của binh trạm Trường Sơn đã được tái hiện tại hội trại của gần 1000 đoàn viên thanh niên Quảng Trị, các cựu chiến binh, cựu TNXP và 50 đại biểu của Thành Đoàn Hà Nội.

    Biểu diễn chương trình ca nhạc trong những bộ quân phục của Trường Sơn năm xưa
    Với chủ đề: hồi tưởng về cõi Trường Sơn bất diệt, những hình ảnh của một Trường Sơn xưa đã được tái hiện
    Nụ cười hồn nhiên của hai cô gái thanh niên xung phong đi thồ hàng tiếp phẩm về cho binh trạm trú mưa trong cái lán bên đường rất gợi nhớ câu hát: ?o Thương em bên ấy mưa nhiều..?
    Giữa Trường Sơn hôm nay một binh trạm với xe và lá ngụy trang y như ngày xưa bom đạn
    Các cô gái ?obộ đội Trường Sơn đang nấu cơm bằng bếp Hoàng Cầm
    Được hoasosac sửa chữa / chuyển vào 07:59 ngày 29/07/2004
  7. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0

    Hơn một vạn ngọn nến đã được thắp lên trong đêm 27-7 trên những mộ phần ở Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn - Ảnh: Việt Dũng
    Nghĩa trang Trường Sơn - cuộc trùng phùng kỳ lạ!
    Đêm qua 27-7, ở nghĩa trang Trường Sơn, một lễ hội ngập trong nước mắt và nụ cười, ngập trong hoa và nến, quá khứ, hiện tại và cả tương lai cùng giao hòa, hai cõi âm dương như có cuộc trùng phùng kỳ lạ.
    Hơn một vạn ngọn nến sáng lung linh giữa đại ngàn và khói hương nghi ngút. Cả ngàn cựu binh Trường Sơn đã tìm về, hàng vạn người dân từ nhiều miền đất nước đã đến đây, không chỉ là sự ngưỡng vọng mà có cả ám ảnh tâm linh rất riêng và rất lạ của một lễ hội chưa bao giờ có trên đất nước này.
    Và đêm nay, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, lễ tưởng niệm không chỉ dành riêng cho những người đang nằm lại nơi đây mà dành cho tất cả những người đã cống hiến máu xương trong cuộc chiến tranh vệ quốc, gìn giữ độc lập tự do cho dân tộc.
    Trong chương trình có những bài hát được hát riêng cho những người con của mỗi vùng quê. Những thanh niên của đoàn Hà Nội đứng bên tượng đài của khu mộ của các liệt sĩ quê thủ đô, hát những bài ca của người Hà Nội cho anh linh những người nằm dưới mộ. Người hát ràn rụa nước mắt, nến cháy bập bùng trên tay.
    Trên khu mộ của các liệt sĩ quê Hà Nam Ninh, những người lính ở tỉnh đội Quảng Trị ôm đàn ghita hát những bài ca của lính. Cái khoảng sáng lung linh trên những ngọn đồi Trường Sơn ấy được đắm vào giai điệu của những bài ca Trường Sơn.
    Hơn 150 phút truyền hình trực tiếp, hàng triệu khán giả truyền hình trong cả nước đã sống lại và yêu hơn một Trường Sơn hào hùng trong quá khứ, biết thêm về những đau thương mất mát của dân tộc và cái giá phải trả cho ngày hòa bình.
    Trong số khán giả về đêm ?oHuyền thoại Trường Sơn? này có hàng trăm diễn viên nghệ sĩ của các đoàn nghệ thuật các nước Thái Lan, Lào, Myanmar... trên hành lang xuyên Á, họ đã chứng kiến tất cả, đã cảm động và hiểu thêm về VN. Chính họ mai rồi sẽ mang tất cả những ấn tượng này về để kể lại cùng bạn bè, người dân trên đất nước họ rằng người Việt đã đi qua cuộc chiến tranh khốc liệt và hào hùng như thế.
    Đấy cũng là một thông điệp khác mà chúng ta muốn gửi đến bạn bè quốc tế trên hành lang Đông Tây trong lễ hội ?oNhịp cầu xuyên Á? này.

  8. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    ''''HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN'''' - MỘT CHƯƠNG TRÌNH LỄ HỘI ẤN TƯỢNG VÀ XÚC ĐỘNG ​
    Nằm trong chương trình hoạt động của Lễ hội văn hoá - du lịch'''' Nhịp cầu xuyên Á '''' và nhân kỷ niệm 57 năm ngày thương binh - liệt sĩ, tối ngày 27/7/2004 tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, UBND tỉnh phối hợp với Đài THVN tổ chức chương trình lễ hội'''' Huyền thoại Trường Sơn''''. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV3. Tham dự chương trình lễ hội có các đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, nguyên UV Bộ Chính trị, nguyên Phó thủ tướng, Đặc phái viên của Chính phủ; Trần Thị Trung Chiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; Phạm Từ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành của Trung ương. Về phía tỉnh có các đồng chí Vũ Trọng Kim, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Nguyễn Viết Nên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Hữu Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban,ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã; các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ... Đặc biệt có sự hiện diện của nhiều CCB, TNXP, các chiến sĩ Binh đoàn 12, Sư đoàn 968 và nhiều nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng của 3 miền Trung, Nam, Bắc, Đoàn nghệ thuật Quân khu 4, Đoàn nghệ thuật Quân đội, nhiều quan khách, bè bạn đến từ một số tỉnh của Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Myanma...
    Chương trình lễ hội bắt đầu với việc dâng hương tại Đài tưởng niệm và dâng hương tại hơn 10.200 ngôi mộ ở Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Hơn 10.000 ngọn nến được thắp lên lung linh, huyền ảo như bày tỏ lòng tri ân với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
    Đêm lễ hội có 2 phần, phần 1: Tìm về cõi Trường Sơn, với các nội dung chính: Ôn lại quá khứ hào hùng của dân tộc, những mất mát đau thương đã trải qua, trong đó Nghĩa trang Trường Sơn là nơi ghi nhiều dấu ấn. Chương trình đã kể lại quá trình xây dựng Nghĩa trang Trường Sơn, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử: Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nguyên Tư lệnh Binh đoàn 559 và hai anh hùng LLVT: Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng, Phó Tư lệnh chính trị Binh đoàn 12, Trung tá Cao Duy Thuần... nhắc lại huyền thoại cây bồ đề tự mọc ở Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn và hồ nước có mạch nước ngầm kỳ bí. Chương trình cũng đã đưa phóng sự về liệt sĩ Nguyễn Thị Nhạ, người nữ anh hùng của đường Trường Sơn, phóng sự về những Bà mẹ VNAH ở Điện Bàn, Quảng Nam, về đôi dép của anh hùng giao liên Nguyễn Viết Sinh, về chuyên gia phá bom từ trường trên bến phà Xuân Sơn; về thương binh Vũ Thế Chơn và giao lưu với nhà thơ Phạm Tiến Duật.. Chương trình thực sự gây được xúc động bởi những mẩu chuyện, những hồi ức, những di vật của các liệt sĩ, những bài hát về những năm tháng chiến tranh hào hùng của dân tộc... Phần 2: Trường Sơn hôm nay đã giới thiệu về Nhà đón tiếp thân nhân liệt sĩ ở Đông Hà, về Lễ hội '''' Nhịp cầu xuyên Á '''', về giá trị văn hoá và tiềm năng du lịch của những di tích lịch sử nổi tiếng tại Quảng Trị. Trong cả 2 phần xen vào giữa các chương trình là các tiết mục ca nhạc, hát về Trường Sơn, về đất nước, với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng như: Trọng Tấn, Thế Hiển, Thanh Lam, Đăng Dương, Mỹ Lệ, Hương Mơ, Vân Khánh...
    ''''Huyền thoại Trường Sơn'''' đã gắn kết quá khứ với hiện tại, thể hiện sự trân trọng biết ơn của những người đang sống hôm nay đối với các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc và nằm lại trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng. Đây là một lễ hội văn hoá có tính hồi tưởng sâu sắc về nguồn, đồng thời sẽ mở ra triển vọng phát triển du lịch cho hệ di tích lịch sử cách mạng phong phú và nổi tiếng của Quảng Trị...
  9. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Bế mạc lễ hội ?oNhịp cầu xuyên Á? ​

    Chương trình biểu diễn của đoàn nghệ thuật Lào trong đêm giã bạn
    Hơn 2 vạn người dân đã về dự đêm chia tay mừng lễ hội ?oNhịp cầu xuyên Á? thành công
    (Quảng Trị) - Tuần văn hóa du lịch ?oNhịp cầu xuyên Á? tại Quảng Trị đã khép lại bằng một hội hè vui vẻ bên sóng biển Cửa Tùng với chương trình lễ hội mang tên ?oThức với biển Đông? vào đêm qua, 28-7-2004.
    Từ buổi chiều, hội trại thanh niên ở Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn và các tour du lịch trong dịp lễ hội đã về tập kết cùng gần một vạn người dân địa phương bên biển Cửa Tùng, một bãi biển du lịch rất đẹp của Quảng Trị.
    Chương trình nghệ thuật bế mạc - giã bạn được bắt đầu từ 20 giờ 30 trên sân khấu hình cánh buồm đặt sát mép biển Cửa Tùng, với sự tham gia của đoàn nghệ thuật các nước Lào, Thái Lan, Trung Quốc, đoàn nghệ thuật Quảng Trị với các ca khúc mang nét nhấn về vẻ đẹp huyền diệu cuả biển cả và kết thúc bằng bài hát Vòm trời ASEAN - bài hát chính thức của lễ hội.
    Theo Ban tổ chức, đã có hơn 5 vạn lượt khách tham dự các chương trình trong những ngày diễn ra lễ hội. Đặc biệt lễ hội ?oHuyền thoại cõi Trường Sơn? lần đầu tiên tổ chức tại NTLS đúng đêm 27-7 - ngày thương binh liệt sĩ đã khiến hàng triệu khán giả truyền hình trên cả nước xúc động và gây ấn tượng sâu sắc nhất trong những hoạt động của lễ hội lần này.
    Được biết, Lễ hội Nhịp cầu xuyên Á sẽ được tổ chức 2 năm 1 lần và lễ thắp nến "Huyền thoại Trường Sơn" cũng sẽ được duy trì tại nghĩa trang Trường Sơn và Đường 9 vào ngày 27-7 hàng năm.

Chia sẻ trang này