1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"TUỔI 20 YÊU DẤU " ...ai đọc truyện này rồi ?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi anhdung1135, 23/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dau_tran_chan_dat

    dau_tran_chan_dat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Bác viết thế quái nào ấy nhỉ? Mới câu trước câu sau đã tự vào miệng chan chát. Chán bỏ mịa! Chán như cuốn gọi là "tiểu thuyết" Tuổi 20 yêu dấu của đồng chí NHT !
  2. anhdung1135

    anhdung1135 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Bác này có kiểu viết hay thật đấy ! Ngông quá thể ngông ! Nhưng mà cũng được , điều đó chứng tỏ bác rất hiểu đời và hiểu người !
    Đọc truyện của Thiệp thìo phải chú ý vào lời văn rất đời của ông ấy , và quan trọng phải hiểu ông ấy muốn mang cho người đọc chiêm ngưỡng cái gì từ tác phẩm ấy !
  3. thiensaiden

    thiensaiden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Tôi say mê cuốn tiểu thuyết này của Nguyễn Huy Thiệp . Nó như một lưỡi dao sắc lạnh , rạch sâu vào những điều bưng bít , dối trá và ngụy tạo về một thế hệ @ như người ta vẫn thường nói ; và soi rọi vào đó một luồng ánh sáng mạnh mẽ của tính thiện và nhân bản , . Theo tôi thấy , thế hệ trẻ hiện nay ( cho phép tôi không dùng từ @ vì chúng ta không xứng đáng với danh xưng này ) là một thế hệ cô đơn , lạc lối và u uẩn đối với những người có học và tâm huyết ; là một thế hệ rỗng tuếch và suy đồi nếu áp dụng cho số còn lại . Có bao giờ bạn thử thống kê mỗi ngày , chúng ta nhận được bao nhiêu lời cảnh báo về nạo phá thai vị thành niên , về sự bùng nổ của ma túy ? trên mặt báo ; bao nhiêu cảnh thương tâm bên lề đường ; và bao nhiêu điều vô nghĩa trắng trợn phi lý nơi công sở chưa ? Tuổi trẻ của chúng ta đang hoang mang và vô nghĩa hơn bao giờ hết . Tôi cũng đã có thờI gian suy nghĩ rất nhiều về cuộc sống hiện nay , và bao giờ cũng kết thúc bằng sự mệt mỏI rã rời của trí óc , tuồI trẻ của chúng tôi thực sự không có lối thoát . Còn các nhà văn thì sao , họ cứ mãi xuôi theo những điều mơ hồ rất không thật , nhiều lúc còn dối trá tầm thường . Vì vậy tôi thấy cần phảI cám ơn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp rất nhiều vì đã nói lên được tất cả những gì mà thế hệ chúng tôi đang trải nghiệm.
    Các bạn đừng nghĩ những gì tôi viết ở trên là những suy nghĩ của một tên bất đắc chí đứng bên lề xã hộI . Tôi 24 tuổI , là trưởng phòng IT của một tập đoàn đa quốc gia . Đây là những suy nghĩ rất thật của tôi sau khi đọc xong ?oTuổI 20 yêu dấu? và cũng là suy nghĩ của rất nhiều bạn bè tôi . Mong các bạn cùng chia sẻ và trao đổI những ý kiến của mình .
  4. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0
    Nếu đúng như những gì bạn nói thì quả thật đây là một truyện hay, rất tiếc là tôi chưa được đọc.
    Nhưng một truyện ngắn cũng làm bạn trăn trở nhiều đến thế sao? Và bạn thực sự không tìm thấy lối thoát? Bạn có cả nghĩ quá không???
    Tôi thì không thế, tôi không hay suy nghĩ nhiều đến những vấn đề phức tạp của xã hội, đơn giản vì tôi cho rằng có nghĩ thì cũng chẳng giải quyết được gì mà chỉ thêm đau đầu, nhức óc. Tóm lại là mệt thân. Tôi cũng quan tâm tới những khía cạnh mà bạn đã nói, nhưng chỉ là để tránh nó không rơi vào trường hợp của mình và những người thân, thế thôi. Tính vị kỷ mà, ai không có.
    Một tác phẩm hay thường để lại trong tôi nhiều ấn tượng, và đôi khi, tôi cũng suy nghĩ và trải nghiệm về nó.
    Công - Hầu - Khanh - Tướng... Vòng trần ai!
  5. nerien

    nerien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Bạn thiensaiden thân mến, tôi đọc Tuổi 20 yêu dấu khi tôi 19 tuổi. Và bây giờ, ở tuổi 20, nhìn lại những gì mà tuổi 20 yêu dấu đã mang lại cho mình, tôi thấy nó là một số 0 tròn trĩnh.
    Tôi không cho rằng những gì Thiệp nói ở Tuổi 20 yêu dấu là hoàn toàn sai. Một thế hệ vô vọng như những gì bạn đã nói. Đôi khi những suy nghĩ đó đúng, trong một vài hoàn cảnh của chúng ta, khi chúng ta tuyệt vọng hay phật lòng vì một điều nhỏ nhặt nào đó của cuộc sống. Nhưng tôi không nghĩ rằng Tuổi 20 yêu dấu chứa đựng tất cả thông điệp của lứa tuổi mình, bởi vì Thiệp viết tuổi 20 yêu dấu với tâm sự của một đứa con 20 tuổi và cách giải quyết của ông bố ngoài 50. Có nghĩa là Thiệp lấy những diễn giải và suy nghĩ của thế hệ mình để mang lại một cách giải quyết cho tuổi 20. Và với tư cách một con người ở tuổi 20, tôi từ chối cách đặt vấn đề đó, cách giải quyết vấn đề đó. Nói đúng hơn, tôi từ chối những cảm xúc vụn vặt hàm ơn cho thế hệ trẻ, có vẻ giống như tiếng nói trách nhiệm, nhưng không phải. Thật ra chính Thiệp cũng vật lộn trong một đường ra " đạo đức" , bất mãn, tê tái, để rồi bấu víu vào cái gọi là tình yêu thương và nghị lực con người, một cách giải quyết cải lương và thiếu triệt để, thậm chí không đủ nói lên một lời cảnh tỉnh. Không nói về những thua sút của văn phong hay nghệ thuật so với những tác phẩm trước, về mặt nội dung, Tuổi 20 yêu dấu đã không để lại dấu ấn tầm vóc, như khắc họa những suy nghĩ của tuổi 20, hay rộng hơn là thế hệ trẻ- giống như những gì mà NHT đã kỳ vọng. Nó tản mạn, ngẫu hứng, nông cạn, pha thêm chút tự sự than thở của Thiệp. Để rồi, như bác nào đó trên diễn đàn đã từng nói, nó giống như một loạt phóng sự vớ vẩn của HHT ( một tờ báo tôi nghĩ chỉ dành cho học sinh thành thị, ko để xuất bản ở nông thôn). NHT mãi mãi chỉ là một nhà văn viết truyện ngắn hay, chứ không bao giờ làm được một nhà văn lớn.
    Bạn giới thiệu mình làm về IT, có nghĩa là bạn chỉ ngồi bàn máy và tiếp xúc cuộc sống qua vnexpress, tuoitre, thanhnien ...và vô số các tờ báo điện tử khác. Đã bao giờ bạn đi dọc chiều dài đất nước để xét xem thế hệ trẻ VN suy nghĩ những gì không?. Đã bao giờ bạn đến những miền đất nghèo nhất ở miền Trung hay lên Tây Bắc để nhìn cuộc sống con người ở đó ? Và "một thế hệ cô đơn , lạc lối và u uẩn đối với những người có học và tâm huyết ; là một thế hệ rỗng tuếch và suy đồi nếu áp dụng cho số còn lại " chiếm bao nhiêu trong số đó? hay đó chỉ là một con số bạn nhìn thấy được ở các thành phố, thị xã mà chúng ta biết. Và khi viết những dòng đó, bạn đặt mình vào chiến tuyến nào? Tôi nghĩ chắc bạn đặt mình vào vế thứ nhất là những con người có học và" u uẩn " cho "vận mệnh một thế hệ". Và cái câu "Có bao giờ bạn thử thống kê mỗi ngày , chúng ta nhận được bao nhiêu lời cảnh báo về nạo phá thai vị thành niên , về sự bùng nổ của ma túy ? trên mặt báo ; bao nhiêu cảnh thương tâm bên lề đường ; và bao nhiêu điều vô nghĩa trắng trợn phi lý nơi công sở chưa ?" Có vẻ giống một tâm trạng bất mãn xót xa cho thời cuộc. Và dù bạn có nói những điều đó hàng trăm lần trên diễn đàn này,rất hùng hồn, rất hoành tráng, những tệ nạn ấy cũng sẽ không khá lên được đâu.
    Ở một tầng kiến thức càng cao, người ta càng phức tạp, rối rắm, cô đơn và sợ bộc lộ mình. Có nghĩa là không phải cái gì làm cho người ta trở nên " hoang mang và vô nghĩa hơn bao giờ hết", mà chính là bản thân con người ta. Chính vì thế, để thoát khỏi tâm trạng đó, chỉ có con người ta tự giúp chính mình. Cuộc sống ảo giác vốn không có thật, chỉ có những hành động cụ thể mới là hiện thực. Sống đúng với vị trí của bạn trong xã hội, có điều kiện thì giúp đỡ người thân, bạn bè, để họ không phải " hoang mang và vô nghĩa", tôi nghĩ thế là đủ. Làm cái nhỏ đã rồi hãy nghĩ đến những thứ lớn lao hơn, được không bạn? Nó cũng là góp phần giải quyết cái lớn rồi. Muốn làm một thứ lớn hơn, thì phải giải quyết bằng hành động thôi bạn ạ, nói mãi cũng chẳng có tác dụng gì, nhất là ở trên một topic chỉ có mấy trăm người đọc, một tỉ lệ như muối bỏ biển nếu xét trên 83 triệu dân VN. Còn nếu mặc định " tuồI trẻ của chúng tôi thực sự không có lối thoát ", chính bạn đã tự buộc mình trong quan niệm ấy, và càng không thể thoát ra khỏi nó. Nếu vấn đề của mình còn chưa giải quyết được, thì nghĩ làm gì những chuyện ở xa.
    Tôi chỉ thích những gì " refreshen" được suy nghĩ của mình, nên tôi không có cảm tình với Tuổi 20 yêu dấu của NHT.
  6. dau_tran_chan_dat

    dau_tran_chan_dat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với những suy nghĩ của bác về cuốn Tuổi 20... Cái đoạn kết của nó, nói thật sao nó lại "sến" kinh khủng, dập khuôn kinh khủng: Anh chàng bị dạt ra hoang đảo, gặp một ông già giúp đỡ, sau cố tu dưỡng làm lại cuộc đời, khi đã tìm lại được chính mình thì được tin bố chết...! Ôi ôi!
    (Mà nghe thông tin ngoài lề, NHT trong quãng thời gian đưa con trai của mình ra đảo Cát Bà để cai nghiện đã nảy sinh ý tưởng viết cuốn tiểu thuyết này!)
    Thú thực, cá nhân tôi, tôi khoái đọc "Đi tìm nhân vật" của Tạ Duy Anh hơn. Dạo này Talawas bị đóng rồi hay sao ấy, chẳng vào được. Ở đó có nhiều cái hay phết!
  7. anhdung1135

    anhdung1135 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Mỗi người có cách nhìn nhận tác phẩm khác nhau và chính tác phẩm được nhìn nhận theo nhiều cách , nhiều chiều hướng như thế mới là một tác phẩm thành công !
    Tôi đã thấy nhiều bạn viết về Thiệp như một người bạn của ông ấy , có nghĩa là đồng cảm với những gì Thiệp suy nghĩ ! Nhưng cũng có rất , rất nhiều người lên án Thiệp về một lối suy nghĩ khác người và phần văn chương đôi khi còn hơi sến ! Điều ấy chẳng có gì lạ lùng cả ! Ở tuổi 20 người ta có cách nhìn nhận khác nhau ngay cả trong một vấn đề rõ ràng mười mươi ! Bản lĩnh của người trẻ tuổi giúp họ có lối nghĩ suy như vậy !
    Tôi thấy tiểu thuyết của Thiệp thành công vì nó mang một chút đời trong ấy và nó có ở trong mỗi người đang ở tuổi 20 !
  8. huonga19

    huonga19 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Em đọc cái này vào đúng độ 20. Bây giờ, nghĩ lại em thấy Bác Thiệp hình như viết cái này cho những bậc phụ huynh thì đúng hơn, em thấy bác ý vật vã với ngôn từ như thể hiện sự khổ sở của một người cha muốn nói chuyện với thằng con trai mới lớn hay một bà mẹ cố gắng để hiểu cô con gái tuổi hai mươi sáng đánh răng cười một mình, tối cũng đánh răng nhưng lại khóc...
    Em không phủ nhận những giá trị hiện thực trong "THMYD", nhưng nếu nói đó là hiện thực của tuổi hai mươi thì phũ phàng quá, em đã 20 và có một đống bạn 20 đa tính cách, có đứa lông bông nhún nhảy vô tư cả ngày, có đứa hăng máu với các kế hoạch làm ăn, có đứa chuyên lấy sách vở làm thú vui, còn có cả những đứa ngày nào cũng thức dậy với một kế hoạch tự tử... và không ít đứa như cu cậu nhân vật chính ( nghe đồn nguyên mẫu quý tử nhà bác Thiệp).
    Nhìn chung, đọc xong xấp A4 con bạn cop từ trên mạng về em thấy truyện bác Thiệp cũng đáng đọc, đại loại như một ít ớt vào bát bún riêu sáng nay của em, thiếu thì cũng nhạt miệng, thừa là đổ đi cả bát. Mà từng người ăn cay cũng tuỳ độ.....

Chia sẻ trang này