1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuổi 20 yêu dấu của Nguyễn Huy Thiệp

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi suoihoa, 23/08/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 12
    Sai lầm lại đẻ sai lầm


    - Vậy Trời đã quên hết những gì tôi đã làm cho Người sao?
    Louis XIV


    Rời nhà Huyền mờ, túi tôi rỗng không. Tôi chẳng tiếc gì số tiền tôi để lại đó. Nếu tiếc thì tôi chỉ tiếc rằng số tiền đó ít quá mà thôi. Huyền thật tội nghiệp, nếu phải chết ở tuổi hai mươi thì thật đau đớn vô cùng.

    Tôi đi bộ ra khỏi làng Hải Khoang và tìm đến nhà con Dung cận. Nó giàu nhất trong số bạn bè của tôi.

    Nhà con Dung cận là một ngôi nhà ba tầng ở ngay sát mặt đường, cửa đóng then gài rất chắc chắn. Nghe nói ngôi nhà này trị giá tới 10 tỉ đồng. Bố nó đúng là khệ thật. Con Dung cận ở đây một mình với một bà già giúp việc tin cậy. Bà già này người ở Quảng Ninh, trước đây vốn là vú nuôi của nó.

    Tôi bấm chuông và con Dung cận đi ra mở cửa. Nó rất mừng vì cuộc thăm viếng bất ngờ của tôi. Nó đánh giá tôi rất cao, có lẽ một phần vì do danh tiếng của bố tôi. Nó vẫn bảo tôi là ?ocon nhà nòi?, nòi gì thì không biết nhưng nếu là nòi viết văn tôi cũng chẳng mê. Nghề viết văn là nghề nguy hiểm và chẳng hứa hẹn một tương lai chắc chắn gì, nó chỉ hấp dẫn với ai mê danh vọng hão.

    Con Dung cận đang ăn sáng. Nó mời tôi cùng ngồi ?odùng bữa? với nó. Tôi chẳng nỡ từ chối. Nó có vẻ khoái phong cách tự nhiên của tôi, nó bảo thế mới là ?ohiện đại?.

    Căn bếp nơi chúng tôi ngồi ăn sáng đúng là xịn hết chê, Tây đặc một trăm phần trăm. Con Dung cận hâm lại cà phê cho nóng. Nó pha cà phê theo lối Mỹ, nghĩa là hơi loãng và vào cốc to, có thể uống ừng ực như uống nước chè. Tôi khoái thứ cà phê này hơn là thứ cà phê của Pháp và Ý, đặc cồn cả ruột và phải dùng phin để pha, chỉ ngồi chờ từng giọt cà phê tí tách rơi mà sốt ruột.

    Chúng tôi ăn bánh mì, mứt nho và trứng ôplếp. Con Dung cận hỏi tôi có cần thêm gì không. Tôi bảo rằng nếu có vài điếu thuốc lá thơm nữa thì hoàn hảo. Nó lập tức sai ngay bà già giúp việc đi mua về một bao thuốc lá ?oba số 5?, bao thuốc này giá bán lẻ trên thị trường là hai mươi nhăm nghìn.

    Chúng tôi cùng ?obuôn dưa lê? tức là nói chuyện tầm phào với nhau một lúc. Tôi kể cho Dung cận nghe chuyện Huyền mờ. Nó chỉ hơi ngạc nhiên và ngậm ngùi tí chút. Tôi rất khó chịu về thái độ đó nhưng không để lộ ra. Con Dung cận tỏ ý muốn đãi tôi xem bộ phim ?oAmerican beauty? (Vẻ đẹp Mỹ) của đạo diễn Sam Mendes là một bộ phim thời thượng trong giới sành điệu bây giờ. Tôi đã nghe nói về bộ phim đoạt tới 5 giải Oscar này nên cũng háo hức muốn xem.

    Con Dung cận dẫn tôi lên gác để vào phòng ngủ của nó. Chúng tôi ngồi ngay dưới sàn xem phim. Con Dung cận có cả một bộ dàn loa máy deluxe rất oách, giá cả một bộ dàn loa máy như thế này ở trên thị trường có lẽ phải tới năm nghìn đô-la.

    Bộ phim ?oAmerican beauty? là một bộ phim khá hay. Trừ chi tiết những bông hoa hồng nhung trong bồn tắm và cái bao nylon bay trong không trung là có vẻ cố ý nghệ thuật quá còn lại thì phải công nhận những tay làm ra phim này quả là những tay đại bợm. Tác giả kịch bản chắc là một gã có máu lạnh và nhiều ẩn ức, hắn chẳng kiêng dè bất cứ một giá trị đạo đức nào.

    Bộ phim không có phần phụ đề tiếng Việt nên con Dung cận phải ngồi dịch những lời đối thoại trên phim cho tôi nghe. Phải nói con bé nhà khệ này thông minh kinh khủng, ngôn ngữ của nó rất chính xác và mạch lạc. Thâm tâm tôi rất kính trọng nó và tôi biết rằng nếu tôi có theo học tiếng Anh đến hết cả kiếp sau nữa thì kết quả cũng không bằng được cái móng chân nó.

    Bộ phim mang lại cho tôi một tâm trạng lo lắng vẩn vơ. Hóa ra ở Mỹ, cuộc sống cũng nặng nề và chẳng an toàn gì cho cam! Tôi chợt nhớ đến câu hát trong bài hát quảng cáo cho băng vệ sinh Kotex Softina và nhận ra nó có ?oý nghĩa quốc tế? kinh khủng: ?oTôi muốn vô tư cùng bạn bè đi khắp nơi, mà sao vẫn thấy khó thế... không được an toàn!? Đức Phật thật chí thánh! Người nói ?ođời là bể khổ? quả thật dã man!

    Tôi rất muốn ngỏ ý vay con Dung cận tiền. Chắc nó sẽ cho tôi vay ngay nhưng làm thế thì thật xấu mặt. Cũng có thể nó không cho tôi vay vì nó cũng chẳng lạ gì hạnh kiểm của tôi. Ở trường phổ thông trung học, tôi nổi tiếng là một thằng bựa chuyên thất tín và chày cối. Con Dung cận chơi với tôi có lẽ vì uy tín của gia đình tôi hơn là vì cá nhân tôi. Tương lai của nó ngời ngời, nó hoàn toàn có thể vớ được một tay chồng sộp là người nước ngoài hoặc là một thiếu gia con nhà khệ khác. Tôi không bao giờ là một ?oý trung nhân? trong tầm ngắm của nó. Mà nếu nó có chọn tôi thì bố nó cũng không bao giờ đồng ý. Tôi thừa biết các tay khệ quan chức, họ rất ngại ?othông gia? với những nhà văn như bố tôi, dù rằng bố tôi rất nổi tiếng. Theo họ, nhà văn là những con dao hai lưỡi. Tóm lại, giữa gia đình tôi và gia đình con Dung cận là cả một vực thẳm mà ta có thể gọi là ?osự ngăn cách xã hội do nhận thức thời thế?.

    Tôi với con Dung cận cũng có thể chơi trò yêu đương lăng nhăng nhưng tất cũng chẳng đi đến đâu. ?oBạn có phải là người yêu đương lăng nhăng không?? Nếu làm trắc nghiệm thì con Dung cận không bao giờ là người như thế. Nó không phải típ người hư hỏng. Cứ xem cung cách nó tiếp tôi khi xem phim trong buồng ngủ của nó thì biết: nó ngồi xếp bằng tròn từ đầu đến cuối, đến những cảnh phim có hình ảnh *** thì nó đưa mắt nhìn vào góc tường, nơi ấy chỉ có mỗi một cái chổi làm bằng lông gà đứng dựng ngược!

    Con Dung cận muốn đưa tôi sang ?ophòng học tập? của nó để kiểm tra trình độ vi tính của tôi nhưng tôi khéo léo từ chối. Còn tâm trạng nào mà ngồi mò mẫm trên mạng Internet bây giờ? Tôi khách khí cám ơn nó về bữa ăn sáng ngon miệng và cả ?obữa ăn tinh thần? mà nó đãi tôi vừa rồi. Con Dung cận thỏa mãn ra mặt. Nó hẹn tôi hôm nào sẽ đến xem mấy bộ phim mới của Trương Nghệ Mưu và Trần Khải Ca là những đạo diễn hàng đầu bây giờ ở Trung Quốc; theo nó những bộ phim ấy đều thuộc diện ?ohết chê?. Tôi nhận lời và cho nó số điện thoại nhà tôi. Nó ghi vào một băng giấy rồi đính ngay lên cửa tủ lạnh.

    Khi con Dung cận tiễn tôi ra cửa thì tôi nhìn thấy chiếc xe đạp của nó dựng ở góc nhà. Giả vờ lo lắng, tôi nhìn chiếc đồng hồ treo ở trên tường và phàn nàn rằng do mải xem phim nên có thể bị muộn trong cuộc hẹn với một giáo sư ở trường đại học Ngoại ngữ, ông này đang muốn chuyển cho bố tôi một số sách vở gì đấy trước khi bay sang Úc. Con Dung cận hỏi tôi tên vị giáo sư ấy vì nó biết hết tên tuổi của họ (nó đã học ở trường này 8 năm). Thật may cho tôi là thỉnh thoảng tôi vẫn có xem chương trình học hát tiếng Anh trên truyền hình và tôi kể tên khá chính xác cái ông răng vẩu đã từng dạy bài ?oMerry Christmas? trước kỳ Giáng sinh năm ngoái. Người ta giới thiệu ông là giáo sư âm nhạc ở trường Ngoại ngữ. Con Dung cận tin tôi ngay và có thể vì ?omặc cảm tội lỗi? (bộ phim ?oAmerican beauty? dài tới hai tiếng đồng hồ và nó chủ động mời tôi xem phim) nên khi tôi ngỏ ý muốn mượn xe đạp ?ođể khỏi bị rắc rối với ông bô? thì nó đồng ý ngay.

    Trước khi đi nó còn cẩn thận dặn tôi:

    - Khuê phải về trước 1 giờ chiều để tớ có xe đi học.

    Tôi trơ tráo bảo nó:

    - Được rồi. Tớ sẽ trả xe cho Dung, chỉ 30 phút là cùng!

    Hỡi ơi! Tôi đã đốn mạt lừa nó, ?ocái quý bà sang trọng? ấy! Như người ta nói, sai lầm lại đẻ sai lầm! Tôi mang chiếc xe vào tiệm cầm đồ. Chiếc xe mới tinh, nhãn hiệu Made in Japan giá trên thị trường là một triệu tám trăm nghìn, ấy thế mà bọn cầm đồ chó má chỉ chi cho tôi có sáu trăm nghìn! Nếu tôi là thủ tướng chính phủ thì sắc lệnh tôi ký đầu tiên sẽ là bắt tống giam ngay tất cả bọn cầm đồ không sót một mảy may đứa nào trong phạm vi toàn quốc!
    u?c Milou s?a vo 06:33 ngy 02/12/2003
  2. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 13
    Anh trai


    Điều mà người trần thế gọi là thiên tài, đó là nhu cầu ái ân, ngoài ra cái đó, tất cả là vô ích.
    Alfred de Musset

    Có hai trình độ kiêu căng: tự chấp thuận mình và không thể chấp nhận mình, cái sau hết này có lẽ là thứ kiêu căng tinh tế nhất
    H. F. Amiel25


    Tôi ở tiệm cầm đồ ra thì gặp ngay thằng Thanh nhạn. Nó nói rằng nó ngồi ở quán nước đối diện bên đường và nhìn thấy tôi vào cắm xe ở trong ấy. Thế là tôi không thể nào thoát được việc bao nó, cái ********* đẻ ấy! Nó giục tôi ngồi lên sau xe máy của nó để nó chở đi. Nó hỏi han qua quýt tình cảnh của tôi và khi biết tôi đã bỏ học thì nó khoái trá ra mặt. Tình trạng ?otuột xích? của tôi đã đẩy tôi xuống cùng đẳng cấp với nó. Nó nói rằng nó sẵn sàng chia sẻ mọi thứ với tôi như ?otình anh em ruột?, chỉ hiềm một nỗi hiện nay nó đang rỗng túi. Tuy nhiên, tình trạng ấy với nó chỉ là tạm thời, bất thường, không cơ bản. Nó đang theo đuổi một phi vụ làm ăn với một chú Lịch nào đó, đàn em của bố nó, phi vụ làm ăn này sẽ mang lại cho nó tiền triệu. Tôi chẳng lạ gì thói huênh hoang của thằng Thanh nhạn. Với nó, tứ thời có những phi vụ làm ăn, sau đó ít lâu nó lại phàn nàn rằng nó bị phản bội, nẫng tay trên hoặc gặp vận hạn.

    Tôi đề nghị thằng Thanh nhạn chở tôi qua trường đại học Mỹ thuật để gặp anh trai tôi. Tôi muốn hỏi xem tình hình gia đình thế nào. Thằng anh trai tôi đang học năm cuối khoa Điêu khắc trường này. Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội do một ông họa sĩ người Pháp tên là Victor Tardieu26 nào đó lập ra từ năm 1925. Đây là một trường sang trọng hão vào bậc nhất Việt Nam. Thi vào trường này khó vô cùng, không phải cứ con nhà khệ là được vào. Trường này như một sự minh chứng cho thói phù phiếm, đỏng đảnh (đôi khi xa xỉ và hão huyền) của nghệ thuật. Mỗi năm trường chỉ chiêu sinh lấy khoảng 20 tới 30 sinh viên vào khoa Hội họa, còn Điêu khắc dứt khoát chỉ lấy 5 người. Bọn giáo sư ở trường này điên hết chỗ nói, trong số đó có nhiều người là bạn bè của bố tôi. Họ nói năng phát ngôn văng mạng, nhiều khi cứ như ?othằng *********?. Mỗi lần họ đến nhà tôi ăn cơm, mẹ tôi lại phải kín đáo đóng hết các cửa giả lại, cổng vào thì khóa chặt. Thày trò trên lớp cứ như các anh hùng trên Lương Sơn Bạc, ngửa mặt lên trời cười nói hô hố. Ăn mặc chẳng ra một thể thống gì, lôi thôi lếch thếch nhưng nếu để ý thì toàn đồ hiệu. Sự làm dáng ngầm núp danh nghệ thuật đôi khi cũng thấy hay hay. Đương nhiên, giữa đám nghệ sĩ ấy cũng có nhiều người đạo mạo ra trò, lúc nào cũng vận đồ hộp nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, đa số những người ?ođứng đắn? ấy lại là những họa sĩ rất tầm thường, ăn nói ấm ớ loanh quanh và khôn ranh như cáo. Bố tôi rất sợ những người ?olàm nghệ thuật? kiểu ấy. Ở Tàu người ta vẫn gọi những người như thế là ?ongụy quân tử? tức là một dạng lưu manh thế nào đấy.

    Thằng anh trai tôi thi vào khoa Điêu khắc trường đại học Mỹ thuật cũng chẳng dễ dàng. Hắn đã từng học ba năm hệ trung cấp ở đây nhưng lần đầu đi thi thì ?otrượt vỏ chuối?. Một năm trời hắn hì hục đục đẽo và lên thư viện đọc đủ các sách về mỹ thuật đến nỗi tôi cảm tưởng rằng sau khi có một ?ovốn liếng? như thế thì việc học đại học thêm nữa cũng bằng thừa. Lều chõng đi thi lần thứ hai hắn đỗ ?ovượt lên trên 3000 thí sinh khác?- đây là theo lời bốc phét của hắn. Thực tế, hắn chỉ phải bon chen với 26 người để giành một suất vào chung kết. Chán nản vì thi cử và biết tỏng điêu khắc chẳng phải là môt nghề an nhàn và dễ kiếm sống gì, hầu như tất cả thí sinh đều đã nản chí đứt gánh giữa đường.

    Tôi công nhận thằng anh trai tôi quả là một tay đại bợm. Hắn hì hục chép những tượng thạch cao mà có tặng tôi, tôi cũng chẳng thèm để gửi bán ở tất cả các kiôt văn hóa phẩm và các shop trong thành phố. Thỉnh thoảng hắn lại đi dạo một vòng xem việc bán chác thế nào và gọi đấy là ?ođi thu thuế?. Đúng là ?obuôn hàng xáo, lãi quan viên? nhiều khi hắn mang về nộp cho mẹ tôi một món tiền tướng đến nỗi mẹ tôi sung sướng nở cả mũi. Dưới bóng rợp của các bậc phụ huynh như thế, tôi đúng là một con số không tròn trĩnh ức không tả được.

    Hôm xảy ra ?osự kiện 18 tháng Sương mù? (ở đây tôi muốn ví việc tôi bị đuổi khỏi nhà với việc lên ngôi vua của Napôléon đệ Nhất) thì thằng anh trai tôi không có ở nhà. Rất có thể vì thế hắn sẽ thông cảm cho tôi một chút nào chăng? Tôi đã nhầm lẫn thảm hại vì vừa giáp mặt hắn, hắn đã ra một đòn kungfu đích đáng vào quai hàm khiến tôi ngã bật ngửa xuống rãnh nước. Hắn vừa chửi rủa vừa đánh tôi tàn bạo. Cũng may là mấy thằng bạn hắn còn có lương tâm đứng ra can ngăn chứ nếu không hắn có thể đánh tôi đến chết. Cuối cùng thì hắn cũng nâng tôi dậy dìu tôi ngồi xuống một chiếc ghế đá ở trong sân trường. Hắn đuổi bọn bạn của hắn đi ra chỗ khác với lý do ?ođể cho anh em mình nói chuyện tay đôi?. Thằng anh trai tôi rất sính dùng những từ như ?onói chuyện tay đôi? hay ?otrách nhiệm, bản lĩnh?, tóm lại là rởm không thể tả được.

    - Mày phải có bản lĩnh chứ...

    Hắn bắt đầu bài thuyết giảng dài dòng của hắn như thế với tôi rồi cuối cùng hắn òa lên khóc, xin lỗi tôi... Đúng là cải lương nực cười. Hắn hỏi tôi có cần tiền không nhưng tôi lắc đầu. Hắn khuyên tôi nên về nhà xin lỗi bố mẹ, tình trạng của tôi không phải là không cứu vãn được, rằng em còn có tương lai tươi sáng. Tôi chẳng lạ gì tương lai tươi sáng của bọn trưởng giả: làm một viên chức ở bộ, lấy vợ, đẻ con, suốt ngày cãi nhau với vợ và hàng xóm, phàn nàn rằng sinh ra không hợp thời, về hưu rồi chết. Đúng là như tay nhà thơ Nga Êxênhin27 từng nói: ?oSống không có gì mới, mà chết cũng chẳng có gì mới hơn!?

    Đến giờ thằng anh trai tôi phải lên lớp. Hắn rất băn khoăn vì đây là giờ thi kiểm tra môn lý luận nghệ thuật không thể bỏ được. Cuối cùng hắn ra lấy xe máy bảo tôi cứ đi xe máy của hắn mà về nhà. Tôi không muốn làm phiền hắn nhưng hắn bảo tôi:

    - Mày không phải lo gì cho anh. Buổi chiều anh sẽ bảo bạn anh đưa anh về nhà. Đứa nào được anh nhờ thì nó đều coi đó là vinh dự.

    Thật là rởm đời huênh hoang kiêu ngạo!

    Chúng tôi chia tay nhau. Hắn bỏ đi, vẻ đắc ý vừa vì giáo dục tôi thành công đúng với trách nhiệm một ông anh trai. Đâu tiên là quả đấm, sau đó là bàn tay nhung...
    u?c Milou s?a vo 06:33 ngy 02/12/2003
  3. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 14
    Ma túy


    Với 133 nghìn người nghiện ma túy vào thời điểm cuối năm 2002, tăng 20 nghìn người so với cuối năm 2001, tình hình tệ nạn ma túy ở Việt Nam đã và đang ở mức báo động. Trên thực tế, con số này còn lớn hơn nhiều...
    Báo Nhân Dân ngày 6.1.2003


    Thằng Thanh nhạn đứng đợi tôi ở ngoài cổng trường. Hắn ngáp ngắn ngáp dài, phàn nàn rằng tôi đi lâu quá. Nhận ra vết máu ở khóe mép tôi và quần áo nhếch nhác bẩn thỉu của tôi nó rất ngạc nhiên. Nó khuyên tôi đến nhà bà cô nó tắm qua một cái và nhân tiện thì thay bộ cánh vì bà cô nó là chủ tiệm của Zip Fashion là một tiệm thời trang có tiếng ở phố Kim Liên.

    Zip Fashion là một tiệm quần áo cũ mà dân Hà Nội vẫn gọi là hàng Sida. Ở đó treo đầy những bộ đầm, áo phông và áo sơmi được lấy ra từ những thùng quần áo cũ gửi từ Đông Âu về. Những người Việt Nam đi xuất khẩu sang Đông Âu (phần lớn họ ở Nga, Cộng hòa Czech, Ba Lan, Đức, hoặc Hung-ga-ri) ngoài giờ đi làm về thì đi buôn thuốc lá lậu, quần áo, hàng điện tử và thậm chí cả ma túy. Người ta cũng hay gửi hàng hóa về Việt Nam qua đường biển và họ vẫn gọi đó là ?ođánh hàng chợ?. Tùy theo nhu cầu mà khi thì đấy là bàn là, ấm đun nước, cặp khóa số, máy vi tính cũ nhưng đa phần là quần áo người châu Âu thải ra. Những hàng second-hand này hợp với túi tiền của người bình dân Việt Nam và con cái họ. Hội chứng second-hand lan tràn trong giới nữ viên chức và sinh viên ở các trường đại học. Những váy áo được sửa chữa lại phần nào thỏa mãn thói làm đỏm của người ít tiền. Thoáng nhìn thì cũng không sao nhưng nhìn kỹ vẫn có cảm giác ghê ghê sợ sợ thế nào. Cái mùi second-hand là một cái mùi không có một công thức xà bông hóa chất nào tẩy rửa được. Tôi rất thính mũi nên tôi rất tởm cái món Fashion này.

    Bà cô của thằng Thanh nhạn giống hệt như ông bố nó nhưng tôi không nhận ra giống ở điểm nào: đôi mắt, cái miệng hay khuôn mặt nữa. Chỉ khi bà ta quay lưng tại tôi mới phát hiện ra sự giống nhau ở chỗ thắt lưng và dáng đi của họ. Nó có sự đau đớn, mỏi nhức quá tải không phải là của người quen lao động nặng nhọc mà là sự đau đớn, mỏi nhức quá tải hậu quả của sự truy hoan trác táng quá độ. Thấy thằng Thanh nhạn và tôi bà ta cũng chẳng buồn ừ hữ mà chỉ phẩy tay chỉ lối đi lên gác.

    Thằng Thanh nhạn lục lọi trong thùng quần áo để trên gác, chọn cho tôi một cái quần jeans thụng có 6, 7 cái túi ở mông và hai ống quần, một cái T-shirt màu xám khá mốt. Nó ném cho tôi và chỉ lối cho tôi vào phòng toilet để tắm giặt.

    Tôi vào phòng toilet soi mình trong gương và nhận ra mình già đi tới 5 tuổi. Chỉ một đêm một ngày ?otrên giang hồ? đã khiến tôi có được bộ dạng phong trần và nhẫn tâm thế nào ấy. Thật đúng như người ta nói ?ođi với cáo có bộ mặt cáo?.

    Tắm giặt xong, tôi đi vào phòng thì thấy ngoài thằng Thanh nhạn còn có ba thằng khác đang ngồi tụm vào nhau. Thằng Thanh nhạn giới thiệu chúng nó với tôi. Một thằng tên là Hải Anh, xưng là sinh viên trường đại học Sân khấu Điện ảnh. Một thằng tên là Quyền Lỳ, con một ông đại tá trong quân đội. Thằng cao ngẳng, có lẽ nó phải cao tới một mét tám nhăm, lúc nào cũng tươi cười như hoa như nụ tên là Thức Kinh Kông. Thằng này cả Hà Nội đều biết tiếng nó, nó là thằng tội phạm bị truy nã vì trước đây đã từng tham gia băng cướp A.K trên đường Hà Nội - Lạng Sơn. Nghe nói thằng Thức Kinh Kông lúc nào cũng mang bên mình ?ohàng nóng? là một quả lựu đạn mỏ vịt nên nó còn có hỗn danh là Thức lựu đạn.

    Cả bọn hình như mới chơi ma túy xong nên đều hết sức khoái hoạt. Tất cả đều dẻo mỏ và khá thân thiện với tôi. Chúng nó hỏi tôi đã chơi ma túy bao giờ chưa và để tỏ ra không ?oquê?, tôi nói bừa rằng đã có lần tôi thử rồi. Thằng Quyền Lỳ hỏi tôi loại nào, tôi bảo rằng tôi đã dùng viên lắc. Cả bọn cười hô hố và bảo rằng đấy không phải là ma túy, đấy chẳng qua chỉ là một viên thuốc kích thích, đại để giổng như Viagra, chỉ dùng cho bọn khệ ?oyếu sinh lý? mà thôi. Thằng Quyền Lỳ lấy ra một gói bột trắng và tôi đoán đấy là heroin. Nó bảo dùng loại này mới phê và nó biểu diễn ngay cho tôi xem. Nó vớ một cái kẹo Singgum Doublemint, bóc tờ giấy bạc bọc ngoài rồi đổ thứ bột trắng ấy lên trên. Sau đó nó đặt tờ giấy bạc sát vào hai lỗ mũi. Nó dùng bật lửa ga đốt dưới tờ giấy bạc và hít một hơi ngon lành. Toàn bộ đám bột trắng ?othăng hoa? bay hết vào hai lỗ mũi nó.

    Thằng Quyền Lỳ biểu diễn rất điệu nghệ chứng tỏ nó đã dùng nhiều. Nó bảo rằng nó đã thường xuyên chơi heroin từ 4 năm này. Nó hỏi tôi có muốn thử không nhưng tôi lắc đầu.

    Thằng Thanh nhạn và thằng Hải Anh khuyên tôi dùng thử. Riêng thằng Thức Kinh Kông chỉ cười mủm mỉm, nó nằm thượt ra gối đầu lên chăn ngâm nga câu thơ của thi sĩ Xuân Diệu28:

    ?oThà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
    Còn hơn buồn le lói suốt quanh năm...?

    Thằng Quyền Lỳ lấy ra một gói heroin và đích thân nó ?othao tác? cho tôi hít. Hơi thuốc xộc vào mũi và lập tức gây ngay cảm giác dễ chịu vô cùng, tựa như tất cả các huyệt đạo trong cơ thể vừa được khai mở.

    Thằng Quyền Lỳ hỏi Thức Kinh Kông có dùng không nhưng thằng này lắc đầu. Nó ngồi dậy vớ lấy ống điếu thuốc lào và rút trong túi áo ra một hộp sắt mạ vàng như hộp đựng thuốc lá, trong đó đựng một thứ sợi đen đen mà nó gọi là ?otài mà?. Nó bảo đây mới là của độc.

    Tài mà, hay còn gọi là đại ma, tên khoa học là Cannabis sativa L. Còn gọi là gai dầu, lanh mèo, bồ đà, gai mèo, tầm ma, cần sa. Thân thảo, cao từ 2 đến 3 mét, phân thành nhiều cành, lá nhiều thùy. Cần sa được phát hiện từ 6000 năm trước, Đông y vẫn dùng (với liều nhỏ) làm thuốc an thần, giảm đau, chống co giật... Hoạt chất chính trong tài mà là ^?9-THC (đen ta 9 ?" tetra hydro cannabinol) có tính chất gây ảo giác khiến người ta không làm chủ được mình (cười khóc hay có hành động điên cuồng) và gây tình trạng phụ thuộc vào nó (gọi là nghiện). ?oCần sa là cha thuốc phiện?. Trên thị trường ma túy ở Việt Nam thường phổ biến những loại tinh chế ở dạng viên nén là ectasy, thuốc lắc, amphetamin, ketamin, Heroin ở dạng bột dùng để hít và tiêm chích. Tài mà và thuốc phiện cũng có nhiều. Thuốc phiện dùng lách cách hơn, phải có bàn đèn, phải có người bồi tiêm cho để hút.

    Những ?okiến thức? về ma túy sau này tôi mới biết rõ, còn lúc này tôi chỉ thấy có một cảm giác bâng khuâng, lâng lâng khó tả mà thôi.

    Ba thằng Thức King Kông, Hải Anh và Thanh nhạn đều chơi tài mà như hút thuốc lào. Xong xuôi, tất cả năm thằng chúng tôi đều nằm dài ra sàn nhà một lúc.

    Có tiếng gõ cửa. Thằng Thức Kinh Kông nhỏm ngay dậy. Một con bé khá xinh, mặc quần bò jeans, áo hai dây bưng vào một mâm thịt chó bốc hơi nóng thơm phức.

    Cả bọn ngồi ăn uống, xong xuôi thì đồng hồ điểm 12 giờ đêm.

    Tôi đã bắt đầu xuống dốc đời mình như thế! Thật chẳng ra gì có phải không nào?
    u?c Milou s?a vo 06:33 ngy 02/12/2003
  4. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 15
    Tai bay vạ gió


    Loạn sẽ xảy ra khắp nơi khi trách nhiệm không còn ở đâu cả.
    G. Le Bon29


    Chúng tôi chợp mắt được độ một lúc thì tỉnh dậy. Thằng Thức Kinh Kông đã đi đâu mất. Thằng Quyền Lỳ nói rằng đêm nay sẽ có đua xe và biểu diễn xe máy trên đường Lạc Long Quân và đường cao tốc Hà Nội - Nội Bài. Thằng Quyền Lỳ đi xe máy của anh trai tôi, nó bảo để nó đèo tôi vì nó có ?otay lái lụa?. Thằng Thanh nhạn vẫn đi chiếc xe máy F.X, nó nhận đèo thằng Hải Anh.

    Khi chúng tôi xuống nhà thì bị bà cô thằng Thanh nhạn chặn lại. Bà ta bắt tôi trả tiền bộ quần áo, sau đó còn tính thêm cả tiền bữa ăn. Tôi đành móc túi ra giả bà ta 250 nghìn. Thế là số tiền đặt xe đạp sáng qua đã mất béng gần một nửa.

    Chúng tôi đến bùng binh Lạc Long Quân, là giao điểm của ba đường Nhật Tân, Nghi Tàm và Âu Cơ thì đã khoảng 2 giờ sáng. Ở đấy có chừng hơn hai chục thằng đi xe máy đang chờ, thằng nào trông cũng rất ngầu. Thằng Quyền Lỳ và thằng Thanh nhạn có vẻ khá thân bọn này.

    Có một thằng tên là Hòa gáo, đầu húi trọc như sọ dừa buộc ngang trên trán một chiếc băng đen cho xe đi vè vè xung quanh bùng binh. Nó có vẻ rất kích động. Thằng Hải Anh cho tôi biết thằng này con nhà giò chả ở phố Liên Trì, nó chơi tài mà liên tục. Hôm nay, nó sẽ biểu diễn tiết mục cho xe máy chui qua gầm xe tải. Nó sẽ giật giải 5 triệu đồng, số tiền này do các ?ohội bảnh? đóng góp. Hội thằng Quyền Lỳ có nó, thằng Thanh nhạn và bây giờ thêm tôi nữa là bốn thằng sẽ phải đóng góp 1 triệu đồng. Tôi thấy phi lý quá và thực sự thấy những ?ohội bảnh? này chẳng ra quái gì, tôi chẳng khoái việc trở thành ?ohội viên? của nó chút nào. Nếu vào hội thì thà vào ?ohội chó săn gà chọi? của bác Bảo Định bạn của bố tôi còn hơn. Về bác Bảo Định, tôi cũng sẽ kể về bác ta sau.

    Từ phía Nhật Tân, một chiếc xe tải cỡ lớn, loại kéo mooc đang tiến dần lại. Cảnh sát chỉ cho loại xe này hoạt động từ 12 giờ đêm đến 4 giờ sáng trong khu vực đường vành đai thành phố vì ban ngày sợ nó gây tiếng ồn và tắc đường. Gầm xe này cao khoảng 70 đến 80 centimét. Thằng Hòa gáo cho xe cài số một rồi rú ga lao lên như cơn lốc. Tiếng reo hò ran lên. Đến ngang hông chiếc xe tải, thằng Hòa gáo chợt đổ người nghiêng xe sang trái lao vào gầm xe. ?oXoẹt? một tiếng, cả người cả xe rê ở dưới đất, lửa tóe ra từ những bộ phận bằng thép cọ xuống mặt đường. Loáng một cái, chiếc xe chở thằng Hòa gáo liệng qua gầm xe ô tô sang phía bên kia. Chiếc quần của thằng Hòa gáo rách bươm đỏ làu những máu. Thế mà nó vẫn không sao! Miệng nó gào lên: ?oHua ra!?. Nó cho xe chạy vụt về phía cầu Thăng Long. Tất cả gào lên, đuổi theo nó. Kích động và phấn khích không thể tả được! Một đoàn ròng ròng tới ba chục chiếc xe máy như một cơn bão đêm vọt lên cầu Thăng Long tiến về phía đầm Vân Trì rồi sau đó lại lộn trở lại.

    Khi lộn trở lại, cả bọn nhận ra có xe của cảnh sát đặc nhiệm đỗ ở giữa cầu. Một bọn theo thằng Hòa gáo rú ga tiến thẳng về trước mở ?ocon đường máu?, đa số vòng xe trở lại chạy về phía Nội Bài và ngã rẽ đi Đông Anh. Thằng Thanh nhạn, thằng Quyền Lỳ cho xe chạy về ngã rẽ đi Đông Anh. Khi xuống dốc, xe thằng Thanh nhạn bị một chiếc xe đi sau tông vào lề đường, nghe ?orắc? một tiếng và thấy tiếng thằng Hải Anh kêu lên đau đớn: ?oGãy chân tao rồi?.

    Đi được một đoạn, thằng Quyền Lỳ mới quay xe trở lại. Chiếc xe F.X của thằng Thanh nhạn đổ nghiêng, vỡ hết gương và chắn bùn. Thằng Thanh nhạn nhảy ra được khỏi xe, chỉ bị xây xước chân tay. Còn thằng Hải Anh bị gãy ống chân phải, chiếc xe đè lên chân nó. Nó kêu la ầm ĩ vì đau đớn.

    Không một thằng nào trong những ?ohội bảnh? kia ở lại. Chỉ trơ trọi bốn thằng chúng tôi giữa đoạn đường vắng trong đêm.

    Thằng Hải Anh khóc lóc:

    - Anh Khuê ơi, anh cứu em! Anh chở em đi bệnh viện...

    Thằng Quyền Lỳ và thằng Thanh nhạn bàn bạc với nhau. Chúng phân công tôi đưa thằng Hải Anh đi bệnh viện với lý do tôi và thằng Hải Anh đều là sinh viên, dễ được bệnh viện chấp nhận. Còn thằng Quyền Lỳ với thằng Thanh nhạn ở lại với cái xe máy hỏng. Thằng Thanh nhạn cũng cần được băng bó. Chúng nó sẽ nghĩ cách vào thăm nuôi thằng Hải Anh sau.

    Tôi quyết định đưa thằng Hải Anh vào bệnh viện X. Sở dĩ như thế vì ở đây tôi biết bác sĩ Đường. Bác sĩ Đường là bạn của bố tôi làm ở khoa xương. Cả bọn mừng rỡ như bắt được vàng, dìu thằng Hải Anh lên xe để tôi chở đi. Thằng Hải Anh luôn miệng kêu tên tôi:

    - Anh Khuê! Anh cứu em!

    Thế là nửa đêm gà gáy, tôi bất đắc dĩ phải đưa ông bạn mới đi bệnh viện. Đúng là tai bay vạ gió! Mà bạn mới gì kia chứ! Một thằng ất ơ nửa đời nửa đoạn, còn có thể là lưu manh nữa!

    Nhưng hỡi ôi, chính tôi đây có khác gì đâu! Lại còn học đòi ma túy nữa.
    u?c Milou s?a vo 06:34 ngy 02/12/2003
  5. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 16
    Bệnh viện tình thương


    Thày thuốc chữa bệnh nhân và giết bệnh nhân.
    Celse30


    Thằng Hải Anh hơn tôi 4 tuổi nhưng nó luôn xưng em với tôi. Thằng này quê ở Thái Bình, mẹ nó làm cán bộ huyện Đoàn hay phụ nữ gì đấy. Nó không có bố. Mẹ nó dan díu với một ông đạo diễn ở đoàn văn công tỉnh rồi đẻ ra nó. Thằng Hải Anh thi vào trường đại học Sân khấu Điện ảnh nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều người. Nghe nói mẹ nó đã phải ?ovui vẻ? với hầu hết các thành viên trong Ban giám khảo. Thằng Hải Anh rất thương mẹ nó. Tôi cũng thấy thương. Không thể trách gì mẹ nó về chuyện này được. Thằng Hải Anh rất sợ mẹ nó biết nó dính líu đến ma túy. Nó bảo tôi nó cũng chỉ mới thử vài lần. ?oNếu mẹ em biết ?" nó nói ?" mẹ em sẽ liều thân, có khi còn tự tử nữa cũng nên. Nếu thế thì em sẽ ân hận lắm?.

    Thằng Hải Anh luôn miệng kêu đau. Cái ống chân nó sưng to, tím bầm vì tụ máu. Tôi vừa thương vừa ghét nó, nhưng thương nhiều hơn.

    Bệnh viện X. là một bệnh viện nhỏ ở Hà Nội, nhỏ là so với các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức hay bệnh viện Hữu nghị Việt ?" Xô (thời Pháp thuộc người ta gọi đây là nhà thương Đồn Thủy). Bệnh viện X. là bệnh viện của những người dân có hộ khẩu Hà Nội. Bệnh viện này cũng do người Pháp lập ra từ năm 1932, nhà cửa đã cũ rích và xuống cấp. Mấy năm gần đây, xe máy nhiều, tai nạn giao thông xảy ra như cơm bữa. Năm 2002, Việt Nam có 27.891 ca tai nạn giao thông, chết 13.174 người, bị thương 30.987 người, trung bình mỗi ngày xảy ra 76 ca tai nạn làm 36 người chết, 85 người bị thương (thông tin trên báo chí). Trùng với thời gian xảy ra chiến tranh ở vùng Vịnh Trung Đông (Mỹ đánh Irắc) người ta tính số người Việt Nam chết vì tai nạn giao thông còn nhiều hơn cả số người chết trong cuộc chiến tranh đó.

    Phòng cấp cứu ở bệnh viện X. đông nghịt người. Tôi đặt thằng Hải Anh nằm ngay xuống cái nền gạch đá hoa nhớp nháp và bẩn thỉu để chen vào làm thủ tục nhập viện. Chắc thằng Hải Anh mất khá nhiều máu nên mặt nó tái nhợt. May mà nó có mang chứng minh thư đi theo và trong túi áo nó có 400 nghìn, nó nói số tiền này mẹ nó mới gửi cho nó sáng qua. Bọn thằng Quyền Lỳ chưa biết nó có số tiền này, nếu không thì số tiền đó đã bay ra khói.

    Cô y tá trực ban khá tử tế, cô hỏi thằng Hải Anh có giấy bảo hiểm y tế hay không? Khi biết chúng tôi là sinh viên, cô ta có phần nào tỏ ra thân thiện (đây là lần đầu tiên tôi thấy giá trị của việc hưởng thụ ?onền giáo dục cao cấp?). Cô ta bắt tôi đóng 300 nghìn đồng tiền nhập viện và ghi hóa đơn tử tế.

    Một bác sĩ xem xét vết thương của thằng Hải Anh, ông ta dùng kéo rạch quần nó ra và chẳng nương nhẹ gì, ông ta vặn cổ chân nó đến ?orắc? một cái. Thằng Hải Anh kêu như cha chết. Ông bác sĩ bảo tôi đưa nó sang phòng bên bó bột thạch cao rồi chờ xếp lịch mổ chân. Tôi hỏi bao giờ có thể mổ được thì ông ta lạnh lùng bảo tôi:

    - Sớm thì cũng phải đến 10 giờ tối. Thằng này còn là bị nhẹ, chỉ bị gãy ống đồng. Còn nhiều ca khác gãy xương đùi, gãy cột sống hay vỡ đầu phải ưu tiên trước.

    Đúng như ông bác sĩ nói, dọc hành lang ở phòng cấp cứu có tới ba, bốn ca bệnh nhân cấp cứu rất nặng. Có người bị gãy xương đùi, xương lòi cả ra ngoài. Có người vỡ đầu, phải thở bằng ống thở oxy, sùi cả bọt mép. Tôi mượn được một chiếc cáng, nhờ người đặt thằng Hải Anh vào đó để xếp hàng chờ bó bột. Phòng bó bột chỉ có mỗi một cô y tá tên là Hương trông rất đỏm dáng, đi một đôi giày cao gót rất cao. Cô ta trộn thạch cao cùng với những sợi đay được xé nhỏ ra vào một cái chậu nhựa đỏ. Khi làm việc này cô ta cứ rón rén như một tiểu thư con nhà khuê các đang ngoáy cám lợn trông rất sốt ruột. Trộn thạch cao là nghề của thằng anh trai tôi. Thạch cao đông lại rất nhanh nên không thể trộn nhiều được cả một lúc. Tôi đã từng phụ việc cho hắn vài lần và lần nào hắn cũng mắng tôi là ?othằng hậu đậu?. Hắn luôn chê bai người khác dù rằng ngay bản thân hắn làm việc thì như chó ỉa. Có lẽ đến ngay cả Michelangelo31 phụ việc cho hắn cũng bị hắn mắng cũng nên.

    Tôi vào phòng, ngỏ ý muốn phụ việc cho cô y tá. Cô ta nhìn tôi như nhìn người ở hành tinh khác đến rồi chẳng nói chẳng rằng dúi vào tay tôi cái chậu nhựa đỏ đựng thạch cao. Tôi trộn thạch cao rất khéo, không thể chê vào đâu được nên cô ta rất hài lòng. Có tôi công việc nhanh hơn và cô y tá cũng rảnh tay để chăm chú vào việc bó bột cho bệnh nhân. Hầu như bó bột xong cho bệnh nhân nào người nhà của bệnh nhân ấy cũng dúi cho cô ta 50 nghìn đồng. Cô ta chẳng khách khí gì đút ngay vào túi áo blouse.

    Đến lượt thằng Hải Anh. Tôi nói với cô y tá rằng nó bị gãy chân phải vì ngã xe máy, máu đọng nhiều nên sưng rất to. Cô ta bảo tôi rằng nếu không mổ kịp thời, để lâu quá dễ bị hoại thư. Tôi rất lo lắng. Nẹp chân bó bột cho thằng Hải Anh xong (thằng này luôn miệng kêu rất to đến nỗi cô y tá phải mắng nó, nó mới câm miệng) tôi cũng lấy ra 50 nghìn đồng đưa cho cô để ?ogiống mọi người?. Cô y tá tỏ vẻ hài lòng, sau đó còn dẫn tôi sang phòng chụp X. quang, chỉ cho tôi cách thức làm sao để chụp lấy được phim ngay rồi sau đó cầm phim lên gặp một ông bác sĩ Việt nào đấy mà điều đình việc xếp lịch mổ.

    Phòng chụp X. quang rất đông nhưng vì có cô y tá Hương vừa rồi giới thiệu nên tôi nhờ người cáng thằng Hải Anh vào phòng chụp ngay mà không phải chờ để làm thủ tục. Nhân viên X. quang là một anh khoảng 30 tuổi, mặt sưng to như bị phù nề có vẻ rất khó tính. Anh ta đang chụp X. quang cho một bà bị ung thư vú. Con mẹ này chẳng ngượng ngùng gì cả, lộn ngay chiếc áo phông đang mặc qua đầu, cởi xu chiêng ra ngay trước mặt chúng tôi rồi cứ xồ xề thỗn thện như thế nằm ngay lên bàn chụp. Anh nhân viên X. quang điều chỉnh máy chụp từ trên cao rồi bấm máy. Một ánh sáng flash xanh lóe lên một cái. Bà kia tụt ngay từ bàn chụp xuống đất, mặc áo rồi cũng lấy ra 50 nghìn đồng đưa cho nhân viên X. quang. Bà ta nói với anh chàng chỉ đáng bằng tuổi con mình ngọt xớt:

    - Em cám ơn anh, em cám ơn nhiều...

    Nói xong bà ta đi giật lùi ra cửa. Tôi suýt bật cười phá lên vì nó rất giống với hình ảnh ?ođi lên cửa quan? trong truyện của ông Nguyễn Công Hoan là một ông nhà văn có tài hài hước.

    Nhân viên X. quang hất hàm cho tôi chuyển thằng Hải Anh lên bàn chụp. Chiếc bàn chụp cao tới ngang ngực, chỉ có một mình nên tôi không biết xoay xở ra sao. Anh ta rất bực mình mắng tôi:

    - Người nhà mày chết hết rồi sao? Ra ngoài mà nhờ người giúp!

    Tôi xin lỗi anh ta rồi chạy ra ngoài nhờ người vào giúp. Rất may tôi túm được một con bé đang ngơ ngơ ngác ngác, tay cầm một túi quà, chắc nó mang quà vào thăm bệnh nhân.

    Tôi giải thích qua loa tình cảnh thê thảm của ?ohai sinh viên nghèo lỡ gặp vận hạn rủi ro?. Con bé rất tốt bụng, nó hăng hái tận tình đến nỗi anh nhân viên X. quang tưởng nó là người nhà thằng Hải Anh, anh ta còn tán tỉnh nó và bảo: ?oCô em muốn chụp X. quang thì nằm lên đây, chụp gì anh cũng chụp?.

    Tôi không biết phải đưa cho anh nhân viên X. quang bao nhiêu tiền nên xòe ra tất cả số tiền tôi có. Anh ta chọn lấy tờ 100 nghìn và giải thích:

    - 50 nghìn là tiền phim chụp. Quy định của bệnh viện là như vậy.

    Chúng tôi cáng thằng Hải Anh ra ngoài. Chỉ 10 phút sau là có phim. Thằng Hải Anh bị gãy rời cả hai ống xương chủ và xương quay, cách đầu gối chừng 8 phân. May phúc cho nó, nếu nó vỡ xương bánh chè trên đầu gối thì nó đi đứt, có thể phải nằm bệnh viện tới hàng tháng trời. Chắc nó bị bộ phận giảm xóc của chiếc xe máy tông vào với một lực ép rất mạnh. Máu nó ri rỉ chảy ra từ vết thương, chỗ ấy lõm sâu hẳn vào như một cái hốc trên thân cây.

    Tôi nhờ con bé vừa mới quen biết (tôi gọi nó là ?oBồ tát cứu mạng? nên nó rất thích) trông hộ tôi thằng Hải Anh để tôi đi điều đình việc mổ chân với bác sĩ Việt. Con bé đồng ý ngay và giục tôi đi làm việc đó nhanh lên.

    Tôi cầm tấm phim chụp X. quang và những giấy tờ nhập viện đi tìm bác sĩ trực ban. Bác sĩ Việt là một ông già hiền lành nhưng cử chỉ chậm chạp và mệt mỏi. Cùng trực với ông có bác sĩ Sơn là một thanh niên chừng 30 tuổi đầu trọc lốc, râu ria lởm chởm, gày gò, trông giống như một tay thợ hàn xì trên phố Hàng Đồng hơn là một ông thày thuốc. Anh ta hút thuốc lá liên tục nên phòng trực ban nồng nặc mùi thuốc lá.

    Tôi đưa giấy tờ, hồ sơ bệnh án và tấm phim chụp X. quang cho bác sĩ Việt. Bác sĩ Sơn giật phắt tấm phim chụp giơ lên ánh đèn rồi nói:

    - Bình thường! Mổ kín, đóng đinh!

    Nói xong anh ta đi ra liền để tôi ngồi lại, hoang mang không hiểu tí gì.

    Bác sĩ Việt gây cho tôi một cảm giác khá yên tâm, ông ta an ủi tôi. Tôi nài nỉ ông ta mổ cho thằng Hải Anh, tôi còn viện ra tên tuổi của bác sĩ Đường đồng nghiệp của ông ta, người mà bố tôi quen biết để ông ta có phần nào vì nể hơn chăng. Thâm tâm, tôi rất sợ thằng Hải Anh rơi vào tay ?ogã hàn xì? kia. Bác sĩ Sơn chẳng gây cho tôi một sự tin tưởng nào cả. Chắc chắn anh ta chỉ là một bác sĩ mới ra trường còn đang tập sự.

    Bác sĩ Việt giương mục kỉnh nhìn tôi vẻ không bằng lòng:

    - Thứ nhất, hồ sơ của cậu thiếu giấy bảo hiểm y tế, cậu phải về nhà lấy nó lên đây. Dù có giấy bảo hiểm y tế, cậu cũng phải đóng 200 nghìn đồng là tiền hao mòn dụng cụ y tế cho bệnh viện. Thứ hai, mặc dầu đây là một bệnh viện tình thương, nhà nước phải bù chi phí nhưng mỗi ca mổ chỉ được bồi dưỡng rất ít, xin lỗi cậu, không bằng tiền đi thuê mổ một con lợn ghẻ ở lò sát sinh. Vì vậy, mỗi ca mổ chúng tôi vẫn lấy thêm tiền bồi dưỡng là 500 nghìn đồng, cũng có thể tùy tâm người nhà bệnh nhân, nếu hơn thì càng tốt. Chúng tôi không lấy tiền, có thể còn gây tâm lý hoang mang không tin tưởng của người nhà bệnh nhân đối với chúng tôi. Thực tế một ca mổ liên quan đến tính mạng con người, căng thẳng vất vả thế nào thì ai cũng đã biết rồi. Thứ ba, tôi rất cám ơn vì cậu đã tin tưởng khả năng chuyên môn của tôi nên cậu cứ nài nỉ tôi mổ cho anh bạn cậu. Tôi xin thú thực với cậu rằng tôi già rồi, mắt kém tay run, chỉ ba tháng nữa là tôi nghỉ hưu. Bác sĩ Sơn, mặc dầu mới chỉ ra trường có hai năm nay nhưng cậu ấy đã cầm dao mổ trực tiếp tới 400 ca, gấp 8 lần số ca mổ mà các bác sĩ thuộc thế hệ tôi được dự trong cuộc đời gian truân khốn khổ của mình. Cậu ấy hay tự ái, nếu biết cậu cứ khăng khăng mời tôi mổ là tính mạng của anh bạn cậu đi đứt. Thứ tư, xin cậu đừng nhắc đến cái tên bác sĩ Đường chó đẻ ấy trước mặt tôi. Có lẽ bố cậu cũng là người chẳng ra gì nên mới đi lại bạn bè với cái tên khốn nạn ấy!

    Tôi toát đầm đìa mồ hôi sau khi nghe bài diễn văn dài của ông bác sĩ thật thà ở cái bệnh viện tình thương bao la này. Tôi lục túi, lấy 200 nghìn đồng đưa cho ông để đóng tiền hao mòn dụng cụ y tế nhưng ông không nhận, ông bảo tôi phải nộp nó cho phòng tài vụ. Tôi cám ơn ông, hứa sẽ trở lại với tờ giấy bảo hiểm y tế và số tiền bồi dưỡng cho các nhân viên ca mổ.

    Bác sĩ Việt bảo tôi:

    - Sẽ mổ vào lúc 10 giờ 30. Không được cho bệnh nhân ăn uống gì hết. Bây giờ cậu đi tìm cô Lan ở phòng số sáu bảo cô ấy xếp giường cho.

    Tôi chào bác sĩ Việt rồi đi giật lùi ra cửa, suýt ngã bổ chửng vì vấp phải cái bậc cửa quá cao.
    u?c Milou s?a vo 06:34 ngy 02/12/2003
  6. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 17
    Diễn viên điện ảnh


    Đàn bà: họ là diễn viên bẩm sinh
    Kịch của tác giả


    Sau khi rời phòng bác sĩ trực ban, tôi quay về chỗ thằng Hải Anh và con bé ?oBồ tát cứu mạng?. Con bé đang định bóc cam cho cái thằng đốn mạt ấy ăn. Tôi giật phắt lấy và nói rằng chỉ thị của bác sĩ là không được ăn uống gì cho đến khi mổ xong. Tôi vắn tắt nói cho thằng Hải Anh sơ qua biết tình hình và vấn đề trước mắt bây giờ là phải lấy được giấy bảo hiểm y tế của nó và phải xoay xở đâu được một món tiền kha khá.

    Thằng Hải Anh thút thít khóc, một phần vì đau, một phần vì không biết làm thế nào cả. Nó không muốn mẹ nó biết hung tin này. Tôi không nghe, bắt nó phải nói ra số điện thoại của mẹ nó. Nó òa lên khóc, nói rằng lương của mẹ nó chỉ có hai trăm năm mươi nghìn đồng một tháng, lấy đâu ra được một số tiền lớn bây giờ. ?oI don?Tt know?. Rất có thể mẹ nó sẽ phải một phen ?ovui vẻ? với cả bệnh viện này chả biết chừng. Tôi hỏi nó về giấy bảo hiểm y tế nhưng thằng này ấm ớ chẳng biết gì. Con bé ?oBồ tát cứu mạng? nói rằng trên nguyên tắc đã là sinh viên đại học ắt có bảo hiểm y tế, cứ về trường đại học mà hỏi là sẽ lấy được. Hóa ra con bé ?oBồ tát cứu mạng? này cũng là sinh viên. Nó nói nó tên là Hiền đang học ở đại học dân lập Đông Đô. Tôi thấy nó nói có lý. Thằng Hải Anh luôn miệng nài nỉ: ?oAnh Khuê! Anh cứu em!?. Nó nói ra tên của con bé Thúy Mùi lớp trưởng nào đấy ở khoa diễn viên điện ảnh, nó nói rằng con bé tình cảm vô cùng, nó nhờ tôi vào trường bảo con bé này lấy giấy bảo hiểm y tế cho nó. Tôi đoán chắc đây cũng lại là một con nỡm kiểu Thatcher, đã làm chức lớp trưởng tức là làm đầu sai cho cả một nền đế chế đại học thì tình cảm quái gì!

    Tôi nhờ con Hiền cáng thằng Hải Anh lên phòng số sáu để tìm cô Lan xếp giường.

    Phòng số sáu là một phòng bệnh nhân bình dân rộng chừng mười lăm mét vuông, cửa ở giữa, đằng sau là buồng toilet, đáng ra chỉ xếp có bốn giường nằm nhưng do bệnh nhân quá đông nên người ta phải kê thêm hai giường nữa, vì vậy lối đi rất chật hẹp. Cô Lan là y tá phụ trách phòng, lo việc tiêm thuốc, thay băng hàng ngày. Gần như bệnh nhân nào cũng có người nhà đi theo để chăm sóc nên mỗi phòng như thế ít nhất cũng có tới mười hai người ở chung đụng sinh hoạt với nhau liên tục suốt 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

    Rất may là phòng số sáu còn trống một giường vì bệnh nhân nằm ở đây vừa mới xuất viện. Thằng Hải Anh được thế vào chỗ đó, ngay cạnh cửa buồng toilet. Tôi đi theo cô Lan lấy quần áo đồng phục bệnh nhân mặc vào cho nó, ở đây tôi cũng phải kí cược năm mươi nghìn đồng, số tiền này sẽ được trả lại khi thằng Hải Anh xuất viện.

    Còn khoảng hơn hai tiếng đồng hồ nữa mới đến lượt thằng Hải Anh lên bàn mổ. Con bé Hiền ?o Bồ tát cứu mạng? xin phép chuồn về để đi thăm bồ của nó bên khoa tiết niệu. Tôi hỏi anh ta bị bệnh gì thì nó đỏ bừng cả mặt nói là không biết. Tôi đoán bừa rằng ?otiết niệu? chắc liên quan gì đến ?ocái ấy? nên vị Bồ tát này mới xấu hổ đến thế. Dù sao thì chúng tôi cũng phải cảm ơn nó. Thằng Hải Anh còn cố xin địa chỉ của nó để ?osau này em còn trả ơn chị?. Tôi nghe nó nói mà ngứa cả tai, chắc nó còn định ?ovui vẻ? với con bé này nữa cũng nên.

    Còn lại tôi với thằng Hải Anh. Tôi nói thẳng cho nó biết hiện nay tình cảnh của nó thê thảm ra sao. Thứ nhất, tôi với nó là người dưng nước lã, tôi chẳng phải hội viên ?ohội bảnh? nào hết, tôi cũng đang ở trong tình trạng ?otuột xích? không biết tương lai thế nào. Còn thằng Quyền Lỳ với thằng Thanh nhạn thì tôi không biết quan hệ của thằng Hải Anh với chúng ra sao, nhưng nếu thằng Hải Anh định phó mặc tính mạng của nó cho mấy thằng nghiện thì đấy là việc của nó. Thứ hai, ở trong cái bệnh viện tình thương bất hủ này, có vẻ như không có tiền là ngoẻo như chơi. Thứ ba, nếu như thằng Hải Anh đã dính đến ma túy, người ta thử máu nó có phản ứng dương tính thì hoặc là người ta không mổ, hoặc có mổ người ta cũng sẽ cư xử với nó như đồ bỏ đi.

    Thằng Hải Anh toát cả mồ hôi vì sợ. Nó khóc lóc nói rằng bây giờ nó chỉ biết trong cậy vào tôi, dù mới quen biết nhưng nó biết tôi là người có ?ochất? lắm, tôi hãy vì Chúa mà giúp nó (tôi không biết nó nói đến Chúa nào: Jesus Crix? Thượng Đế hay ?oChúa tể của những chiếc nhẫn?32?). Nó hứa kiếp này và cả kiếp sau nữa nó sẽ mang thân chó ngựa ra để phục vụ tôi, bất kỳ khi nào, lúc nào. Tôi nghe mà ngứa cả tai. Nó cam đoan rằng nó mới chỉ ?odính nhẹ? đến ma túy vài lần theo kiểu tài tử chứ không giống như bọn Quyền Lỳ, Thanh nhạn là bọn đã mất nhân cách hoàn toàn. Nó chỉ biết trông cậy vào tôi, nếu tôi bỏ rơi nó thì nó sẽ đập đầu ngay vào tường tự tử mà chết. Tôi ngán ngẩm, đành an ủi nó. Tôi hứa sẽ giúp nó, thực ra tôi cũng chưa biết giúp nó ra sao nhưng quả thật không thể bỏ mặc nó được, nhất là khi nó sắp phải lên bàn mổ bây giờ.

    Cô Lan đến lấy máu của thằng Hải Anh mang đi thử. Vừa hay lúc ấy thằng Quyền Lỳ và thằng Thanh nhạn đến. Bộ dạng của chúng bơ phờ rất đáng ghét. Tôi bắt chúng phải xoay đâu ra ngay được ít nhất bốn triệu đồng, nếu không thằng Hải Anh ?ocoi như chết rồi?. Thằng Quyền Lỳ bảo tôi đưa chiếc chìa khóa xe máy của tôi cho nó để nó đi lấy tiền. Một lúc sau nó quay lại đưa cho tôi bốn triệu đồng và chìa ra tờ giấy cắm xe ở tiệm cầm đồ. Thằng khốn kiếp đã mang xe máy của tôi đi cắm mà không hỏi gì ý kiến của tôi! Chiếc xe cắm được năm triệu đồng, nó giữ lại một triệu để trả cho thằng Hòa gáo vì tiết mục biểu diễn ?ochui qua gầm xe tải? mà chúng tôi thưởng thức đêm qua. Tôi tức điên người, định đánh nhau với nó. Thằng Thanh nhạn đứng ra can, bảo đây là tình thế bắt buộc, mọi chuyện sẽ tính sau. Chúng nó khuyên giải tôi, bảo tôi đi lấy giấy bảo hiểm y tế cho thằng Hải Anh, còn chúng nó ở lại hộ tống thằng Hải Anh lên bàn mổ.

    Tôi nuốt hận, cay đắng bỏ đi. Tôi xuống gọi điện thoại báo cho mẹ thằng Hải Anh ở dưới Thái Bình biết nó bị tai nạn. Tôi không nói gì về việc nó dính líu đến ma túy. Mẹ thằng Hải Anh hốt hoảng, cô ấy nói sẽ thu xếp lên ngay nhưng chắc tối mịt mới lên đến nơi vì đường từ Thái Bình lên Hà Nội cũng chẳng phải gần.

    Tôi gọi xe ôm đi đến trường đại học Sân khấu Điện ảnh. Thế là bây giờ trong túi tôi có hai tờ giấy cắm xe ở tiệm cầm đồ: một cái xe đạp của con Dung cận, một cái xe máy của anh trai tôi. Cái xe máy của anh trai tôi là cái xe máy nhãn hiệu ?oWave? của hãng Honda, bố tôi mua với giá 2.200 đô la, thế mà thằng Quyền Lỳ chỉ cắm có năm triệu đồng! Thật khốn kiếp! Tôi biết làm gì để chuộc lại những sai lầm của tôi bây giờ? Cứ nghĩ đến bộ dạng bực tức và những đòn kungfu của thằng anh trai tôi là tôi hết hồn. Thằng anh trai tôi rất ích kỷ, hắn rất ghét những ai xâm phạm đến ?oquyền sở hữu cá nhân? của hắn. Tôi đã bảo rồi, đồ vật cá nhân là một phần đời có ý nghĩa nhất của hắn cơ mà! Nếu biết chiếc xe máy của hắn bị cắm ở tiệm cầm đồ, có lẽ tôi sẽ bị hắn từ hoặc rút phép thông công cũng nên!

    Diễn viên điện ảnh tương lai Đỗ Thúy Mùi là một con bé khá xinh, chỉ phải tội mắt hay liếc trộm. Hầu hết bọn nữ sinh viên ở trường đại học Sân khấu Điện ảnh đều mặc quần hở rốn. Tất cả đều trông giống Britney Spears. Tôi để ý thấy đa phần bọn chúng đều có nét mặt ?otrung tính? nghĩa là có thể vào vai nào cũng được. Khi nói về việc tuyển chọn diễn viên điện ảnh, một ông đạo diễn bạn của bố tôi bảo rằng yếu tố nữ tính của hình thể là điều kiện hàng đầu. Theo ông ta, yếu tố nữ tính nói trắng phớ ra là khả năng quyến rũ đàn ông, ?ocàng đĩ thì càng tốt?, ?ođĩ chảy nước ra cũng được?. Tôi chẳng biết gì về quan điểm thẩm mỹ của các đạo diễn điện ảnh nước ta, chỉ thấy rằng điện ảnh ở ta thật khó ngửi. Chẳng thế mà đã có một nhà thơ nổi tiếng nói rằng:

    ?oNgồi buồn cởi cúc xem chim
    Còn hơn vào rạp xem phim nước mình?33

    Điện ảnh theo như tôi biết là một môn nghệ thuật thứ bảy (sáu môn kia là văn học, âm nhạc, hội họa, sân khấu và kiến trúc). Đây là một môn nghệ thuật tổng hợp, một môn nghệ thuật của bọn nhà giàu. Điều kiện số một, đầu tiên để có phim hay là phải có tiền, tiền là ?ohoa hậu?. Tài năng chỉ là ?oá hậu? mà thôi.

    Con bé Thúy Mùi căn vặn tôi về quan hệ của tôi với thằng Hải Anh. Tôi nói rằng tôi chỉ là một ?obạn qua đường? của nó. Con bé Thúy Mùi rất cảm động, nó cám ơn tôi rối rít, bảo tôi là ?omột bậc nghĩa hiệp chân chính?. Tôi công nhận con bé có duyên và biết nói chuyện. Hóa ra ?ocâu lạc bộ của các bà Thatcher? không phải chỉ có những loại người như con Liên lùn.

    Tôi nói với con bé Thúy Mùi rằng tôi rất thích các diễn viên điện ảnh. Con nỡm này tưởng tôi mê nó. Nó khen tôi có dáng, chắc ăn ảnh, tôi nên thi vào khóa diễn viên mở, nếu cần nó sẽ xây dựng cho tôi một tiểu phẩm dự thi. Tôi ầm ừ cho qua chuyện. Diễn viên điện ảnh, vẫn theo lời ông đạo diễn bạn của bố tôi ?" là bọn người ?okhông có gì để nói?, họ chỉ là những con rối hoặc bồ bịch lăng nhăng trong tay mấy ông đạo diễn dê cụ mà thôi. Trên Net đã có một giai thoại thế này: một cô diễn viên điện ảnh thấy người ta khênh cái đi-văng ra khỏi phòng đạo diễn mới hỏi ông ta: ?oThưa anh, thế em bị đuổi việc à?? Mọi người cứ ngớ người ra! Thế đấy! Diễn viên điện ảnh!
    u?c Milou s?a vo 06:35 ngy 02/12/2003
  7. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 18
    Đời thế mà vui


    Dấu hiệu đầu tiên của việc người ta trở thành đạo đức là người ta trở nên vui tươi.
    Swaami Vivekânanda34


    Tôi và con bé Thúy Mùi quay lại bệnh viện vào lúc 11 giờ trưa. Hóa ra thằng Hải Anh vẫn chưa được mổ. Một ca bệnh nhân vỡ xương chậu phải cấp cứu ngay đã đẩy lùi thứ tự của nó đến một giờ chiều. Trông thằng Hải Anh thật thê thảm. Nó mất nhiều máu, không biết nó có đủ sức để lên bàn mổ hay không?

    Thằng Quyền Lỳ và thằng Thanh nhạn thấy tôi và con bé Thúy Mùi trở về rất đỗi vui mừng. Chúng nó nói ấm ớ vài câu đãi bôi rồi lấy lí do ?ođến bữa? để chuồn. Tôi cũng chẳng thiết gì việc giữ chúng lại. Con bé Thúy Mùi rất tinh, nó nói với tôi rằng nó cảm giác là ?ohai anh ấy hình như nghiện hút?. ?oI don?Tt know?. Tôi nhún vai trả lời nó, hệt như một diễn viên điện ảnh chính cống.

    Ca mổ cho thằng Hải Anh thành công mỹ mãn và không có gì để nói. Tay ?othợ hàn xì? quả là một tay lợi hại. Anh ta cho phép tôi vào phòng hồi sức sau mổ để chăm sóc cho thằng Hải Anh.

    Sau ca mổ, thằng Hải Anh trông hốc hác hẳn, có lẽ nó phải sút tới mười cân thịt. Nó nằm thượt ra như một xác chết, người ta phải truyền huyết thanh cho nó. Mấy cái giường bên cạnh cũng đều có bệnh nhân vừa mổ xong. Có những ca rất nặng, bệnh nhân nhiều khi không thở được, bác sĩ lại phải lấy hai tay ấn vào ngực họ, ấn mạnh tới nỗi tôi cảm tưởng có thể gẫy hết xương sườn.

    Sau hai tiếng đồng hồ thì thằng Hải Anh bắt đầu tỉnh lại. Có lẽ lúc này thuốc mê đã hết tác dụng. Bác sĩ Sơn bảo tôi:

    - Mày hãy đưa thằng bạn mày về phòng số sáu mà nằm.

    Tôi hỏi bác sĩ xem có thể cho thằng Hải Anh ăn uống gì không. Anh ta nói:

    - Chén thoải mái! Chẳng phải kiêng kị thứ gì. Có điều nếu mày cho nó ăn nhiều quá chỉ tổ khổ mày dọn ***!

    Tôi ra khỏi phòng hồi sức để gọi con bé Thúy Mùi. Hai đứa chúng tôi hì hục cáng thằng Hải Anh về ?otệ xá? của nó ở phòng số sáu. Bây giờ đã hết thuốc mê, thằng Hải Anh đã bắt đầu cảm giác được sự đau đớn. Nó rên ầm ầm, thỉnh thoảng lại khóc gọi mẹ nó.

    Tôi và con bé Thúy Mùi đi tìm bác sĩ Việt và bác sĩ Sơn để cảm ơn vì ca mổ thành công. Chúng tôi cho 500 nghìn đồng vào một cái phong bì để cho ?o lịch sự?. ?o Văn hóa phong bì? là thứ rất phổ biến ở mọi nơi, mọi chỗ: mừng đám cưới, phúng đám ma, họp hội nghị. Nó làm cho cả người đưa tiền và người nhận tiền đều đỡ ngượng ngập. Công dụng của nó giống như cái quần xịp của tôi...

    Con bé Thúy Mùi đưa phong bì và giấy bảo hiểm y tế cho bác sĩ Việt, bác sĩ Việt giải thích rằng nếu không có giấy bảo hiểm y tế thì mỗi ca mổ sẽ phải thanh toán tới chừng mười lăm triệu đồng. Bệnh nhân có nhiều loại nhưng đa số đều là người nghèo. Người giàu nếu trả tiền cao cũng có thể được phục vụ tốt hơn, họ sẽ được ở trong những phòng đặc biệt, tiêu chuẩn ?onhư ở khách sạn ba sao? hoặc được giới thiệu mua những dược phẩm cao cấp. Có thể có những mũi tiêm giá tới cả triệu đồng. Trường hợp thằng Hải Anh là sinh viên tức là ?o bậc thang bét nhất trong mọi bậc thang danh vọng xã hội? thì nó chỉ được hưởng một chế độ y tế tối thiểu ?ogiống như ở nhà thương làm phúc? mà thôi.

    Tôi ngậm ngùi cho thằng Hải Anh cũng là ngậm ngùi cho những người nghèo nhưng biết làm sao được. Bố tôi từng bảo ?ocon người không có của thì là con vật?, có lẽ đấy cũng là một chân lý trắng trợn ở trong đời sống.

    Tay ?othợ hàn xì? đếm tiền ở trong phong bì, ngáp một cái rõ to rồi bình luận:

    - Mèng quá!

    Con bé Thúy Mùi vội vàng liến láu khen ngợi sự tiến bộ của y học và ca ngợi y thuật của các bác sĩ. Nó hỏi kỹ thuật ?ođóng đinh chân? cho thằng Hải Anh là như thế nào. Bác sĩ Sơn miễn cưỡng giải thích cho nó rằng người ta phải luồn một thanh inox vào ống đồng cho nó rồi vít lại ?oy hệt như thợ mộc đóng nẹp tủ?. Tôi nghe mà rùng cả mình, cầu trời cho tôi không bao giờ phải vào nằm bệnh viện!

    Phòng số sáu ngoài thằng Hải Anh còn có 5 bệnh nhân khác đều là những ca đặc biệt.

    Giường số 1 là của một ?ocựu bệnh nhân? tên là Bảo. Bác Bảo lái xe ôm, quê trong Thanh Hóa. Bác bị gãy chân vì bị ôtô đâm vào. Chiếc ôtô đi sai luật, bồi thường cho bác 7 triệu đồng. Bác Bảo có một cô bồ là công nhân cầu đường ngoài Hà Nội. Bác Bảo có vợ con trong quê nhưng nhà nghèo, neo đơn nên không có ai ra chăm sóc bác được, vì vậy cô bồ của bác đảm nhiệm việc ấy. Cặp tình nhân thương yêu nhau rất mực. Cô bồ của bác Bảo rất vui tính, chẳng nề hà gì trong việc giúp bác ấy đi vệ sinh hay lau rửa giặt rũ cho bác. Họ vừa làm những việc ấy vừa chọc ghẹo nhau. Cô bồ nói rằng ?ongười ta (tức là bà vợ bác Bảo trong quê) ăn ốc, còn tôi đổ vỏ?. Đáng lẽ ra bác Bảo phải ra viện từ lâu nhưng ?odù ở bệnh viện có khổ nhưng vẫn sướng hơn ở quê, cứ nhìn thấy vợ là bệnh tật lại nặng thêm? vì vậy bác Bảo cứ lần lữa nhất định không chịu ra viện. Bác Bảo đưa tiền cho cô y tá để cho cô ấy khỏi đuổi bác ấy ra khỏi phòng. Bác Bảo đã nằm ở phòng số sáu tới hơn một tháng nên biết hết ?ophong tục tập quán? ở đây. Cả phòng số sáu chỉ có mỗi một cái bô đi ngoài, đây là loại bô dẹt để người ta có thể luồn dưới mông bệnh nhân mà ?oxả xú páp?. Bác Bảo độc giữ cái bô ấy, coi như đặc quyền , đặc lợi của mình. Ai muốn mượn phải nói khó với bác, có khi còn phải tặng quà: khi gói kẹo, khi bao thuốc lá...Thật đúng là vị độc tài của phòng toilet!

    Giường số 2 là của một thanh niên nông thôn tên là An mới 23 tuổi, vừa lấy vợ được ba ngày. Chàng rể mới dẫn vợ đi chơi trong làng bị lũ bạn bè mất dạy chọc ghẹo. Hai bên đánh nhau, An bị một thằng côn đồ rút lưỡi lê đâm gãy một cái xương sườn phải đi cấp cứu. Cô vợ mới vào chăm sóc chồng, người cứ phây phây như bốc lửa. Mỗi khi cô ta vào thăm, bao giờ cô ta cũng phải cởi khuy áo ngực để anh chồng úp mặt vào khoảng lõm trên ngực hít hà một hơi dài ?ocho đỡ nhớ?! ?oNghi lễ? ấy diễn ra ngay trước mặt tất cả mọi người trong phòng khiến ai nấy cũng như cuồng cả lên. Đêm đến, cặp vợ chồng trẻ ôm nhau ngủ, chọc ghẹo nhau, thỉnh thoảng lại cười sằng sặc.

    Giường số 3 là của một em bé bị gãy cẳng tay. Ông bố đánh con, vụt nó bằng một thanh củi tạ, thằng bé giơ tay lên đỡ, thế là gãy tay! Mỗi khi ông bố vào thăm, thằng bé lại giãy nảy lên chửi rủa ông bố rất tục tĩu đến nỗi ông ta không dám vào thăm nó nữa.

    Giường số 4 là của một cô ở trên Bắc Giang. Một chiếc ôtô chở các kiện giấy lô nhưng không chằng buộc gì cả, để cả kiện giấy lô nặng tới nửa tấn rơi xuống đầu cô gái bất hạnh. Cô này bị gãy xương cổ, có khả năng không sống được.

    Giường số 5 là của một công nhân rơi từ trên giàn giáo xuống. Anh này bị gãy xương chậu. Chính vì anh này nên ca mổ của thằng Hải Anh đáng lẽ được thực hiện vào lúc 10 giờ 30 sáng đã phải lùi xuống tới 1 giờ chiều.

    Tất cả bệnh nhân và người nhà của họ trong phòng số sáu đều rất thân thiện với nhau. Trong cơn hoạn nạn, mọi người như xích lại gần nhau hơn, trở nên tốt bụng, tử tế lạ lùng. Họ bông đùa, trêu chọc nhau, kể cho nhau nghe hoàn cảnh của mình. Không ai oán trách hoặc chê bai gì những bác sĩ hay nhân viên trong bệnh viện. Tất cả đều đổ lỗi cho số phận rủi ro. Chỉ có một ngày, một đêm ở trong bệnh viện, tự dưng tôi cũng trở nên thân thiết với tất cả những người khốn khổ lỡ gặp hoạn nạn ấy.

    Con bé Thúy Mùi tống cho thằng Hải Anh ăn rất nhiều: hết cơm lại phở, hết phở lại sữa, rồi chuối, rồi cam, đủ mọi thứ linh tinh. Chốc chốc thằng Hải Anh lại gọi tôi đòi đi ngoài. Những lúc ấy, con bé Thúy Mùi lại che mặt chạy vội ra ngoài. Chỉ khổ cho tôi phải hầu *** đái, sau đó lại phải chùi đít cho nó! Cái phòng toilet không có đủ nước rửa nên bị tắc nghẽn, trông rất đáng sợ. Mùi xú uế tuôn ra nồng nặc. Thật khốn khổ khốn nạn! Có lẽ kiếp trước tôi đã làm gì nên tội với thằng Hải Anh nên kiếp này tôi mới phải trả nợ cho nó nhục nhã thế này! Đời thế mà vui!

    Buổi tối, tôi với con bé Thúy Mùi ăn uống qua quýt rồi lại vào trông thằng Hải Anh. Tôi rất sốt ruột mong mẹ thằng Hải Anh đến để về. Tôi mệt rũ người và bỗng thấy thèm được hít một liều heroin kinh khủng.

    Mẹ thằng Hải Anh tìm được đến bệnh viện lúc 3 giờ sáng. Cô ấy khoảng 40 tuổi nhưng trông rất trẻ. Thực là một người đàn bà đẹp. Cô ấy có thân hình lẳn chắc. Bác Bảo lái xe ôm gọi đó ?omình cá trắm?. Khuôn mặt cô ấy toát ra một nét gì đấy trông giống như sự khiêu khích liều lĩnh. Chỉ có một vết nhăn nhỏ ở bên khóe mép là để lộ ra những sự vất vả, đau đớn mà cuộc đời một người đàn bà độc thân tất phải cam chịu. Tôi đoán một cán bộ huyện Đoàn ở vùng nông thôn xa xôi chắc chẳng giàu có gì. Quả nhiên như vậy, cô ấy cho biết chạy tới chạy lui, vay khắp người quen suốt cả buổi chiều mới thu xếp được 2 triệu đồng mang lên thăm con. Cô ấy cám ơn tôi và con bé Thúy Mùi. Cô ấy ôm lấy hai đứa chúng tôi và gọi chúng tôi là con khiến tôi cũng thấy xúc động. Tôi rất mệt mỏi vì đã ba ngày ba đêm liền tôi đã thức trắng. Tôi ?obàn giao? lại tất cả mọi thứ cho mẹ thằng Hải Anh và con bé Thúy Mùi. Tôi chỉ giữ lại có 300 nghìn đồng cho tôi còn bao nhiêu tiền tôi đưa hết cho mẹ thằng Hải Anh. Mẹ thằng Hải Anh rất cảm động, cô ấy trào nước mắt rồi kéo tôi lại, lưỡng lự một chút lại đẩy tôi ra. Tôi bỏ đi, lòng đắng ngắt, quên cả chào con bé Thúy Mùi đứng đực ra đó.
    u?c Milou s?a vo 06:35 ngy 02/12/2003
  8. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 19
    **** 1


    Khi mê bùn chỉ chỉ là bùn
    Ngộ ra mới biết trong bùn có sen
    Khi mê tiền chỉ là tiền
    Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
    Khi mê dâm chỉ là dâm
    Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
    Khi mê tình chỉ là tình
    Ngộ ra mới biết trong tình có dâm
    Nguyễn Bảo Sinh35


    Tôi rời khỏi bệnh viện, men theo bờ tường Văn miếu Quốc tử giám. Người tôi lơ lửng, đi đứng chân nam đá chân chiêu. Tôi bỗng có cảm giác thèm ghê gớm: không phải thèm ăn, không phải thèm ngủ, không phải thèm thuốc lá... Một cảm giác thèm cái gì đó ghê gớm mà tôi không nhớ ra được. Mãi sau, thấy có hai thằng nghiện ngồi chích cho nhau dưới một gốc cây tôi mới chợt nhận ra tôi thèm cái cảm giác lâng lâng, khoái trá khi tôi hít heroin trên căn gác của Zip Fashion. Thảo nào, trong lỗ mũi tôi ngứa ngáy rất khó chịu, nước bọt tứa ra khiến tôi muốn ăn một cái gì đó chua chua như quả muỗm xanh hay quả khế chua. Cảm giác thèm này lần đầu tôi có. Tôi chưa bị thế bao giờ. Cảm giác thèm thuồng khiến tôi không tự chủ được.

    Đi qua một bà ngồi bán quần áo cũ ven đường, tôi thấy bà ấy nhìn tôi hốt hoảng. Tôi nhìn lại mình, chợt thấy áo quần tôi đỏ lòm những máu. Hóa ra khi hầu thằng Hải Anh đi vệ sinh, tôi không để ý nên để máu trên vết thương của nó dây đầy ra người. Tôi phân bua với bà bán hàng và chọn mua một bộ quân phục còn mới (chắc là của một anh chàng tân binh nào mới bị ?otuột xích? thải ra). Ở Hà Nội người ta vẫn gọi đây là bộ quần áo ?oquân khu?. Cả bộ quần áo còn mới giá chỉ có 100 nghìn đồng. Tôi thay bộ cánh cho mình ngay ở giữa đường. Bộ quần áo mới rộng thùng thình và còn thơm nức mùi hồ vải... Tôi quăng bộ quần áo mua ở Zip Fashion vào thùng rác. Thật tình tôi thích bộ quần áo ?oquân khu? này hơn cái đồ second-hand tởm lợm kia, mặc dù nó còn rất mốt.

    Tôi đi về phía Gia Lâm và chọn một nhà nghỉ karaoke bình dân để thuê một phòng ngủ. Giá phòng ở đây chỉ có 50 nghìn đồng một đêm một ngày. Căn phòng tồi tàn, nhưng được cái gối chăn đầy đủ và có cả toilet và vòi tắm nóng lạnh bên trong. Chắc đây là nơi hú hí của các cặp tình nhân mèo mả gà đồng. Tôi nằm lăn ra trên giường và định ngủ một giấc lấy sức. Bây giờ tôi mới thấy mệt vì kể từ lúc 9 giờ tối ?ongày 18 tháng Sương mù? bất hạnh kia, kể từ khi tôi bị ?otuột xích? khỏi gia đình gần như tôi đã thức trắng chừng 100 giờ đồng hồ có dư! Thật đúng là một kỷ lục trong đời!

    Tôi thiu thiu ngủ thì nghe thấy tiếng gõ cửa. Một con bé **** đẩy cửa bước vào toét miệng hỏi tôi: ?oEm vào với anh được không?? Con bé thấp lùn và để tóc theo kiểu ?ođầu đinh? rất bụi. Con bé chốt cửa lại rồi nằm lăn xuống cạnh tôi. Tôi hỏi: ?oThế anh phải trả em bao nhiêu tiền?? Con bé lại cười: ?oThì anh trả bao nhiêu cũng được! Không có cũng xong!?

    Tôi ngáp một cái rõ to vì tôi thật sự buồn ngủ. Con bé ngồi dậy hỏi tôi: ?oAnh cần thuốc à? Em có sẵn đây?. Con bé móc túi lấy ra một gói bột trắng chìa ra. Cảm giác thèm sự lâng lâng, khoái trá khiến tôi không còn tự chủ được nữa nên tôi ngồi dậy. Tôi và con bé chia đôi gói heroin. Cả hai cùng hít. Xong xuôi tôi bèn ngồi dựa vào tường, còn con bé nằm dài ngay dưới chân tôi.

    Một lúc khá lâu tôi mới hết cơn phê thuốc. Cơn buồn ngủ bay biến. Tôi nằm xuống giường và tò mò hỏi con bé **** tên tuổi là gì, ở đâu lưu lạc đến đây? Con bé trả lời:

    - Em tên là Tuyết, ở huyện Văn Chấn Nghĩa Lộ.

    Tôi đã có lần đi đến Nghĩa Lộ cùng với bố tôi. Hồi ấy tôi học lớp 10, mùa hè năm ấy thay vì việc cho cậu con trai yêu dấu ?ovề quê?, bố tôi cho tôi tham dự một cuộc ?odu khảo văn hóa? ở trên sông Đà. Hai bố con chúng tôi đi lên Hòa Bình, thuê một chiếc thuyền gắn máy ngược lòng hồ thủy điện sông Đà đi lên phía Bắc. Đến Tạ Khoang, chúng tôi rời thuyền lên bộ rồi thuê xe ôm đi về phía thị xã Nghĩa Lộ. Đường xá ở đây thật khủng khiếp, toàn đá là đá lổn nhà lổn nhổn. Những ngôi nhà của người Xá, người Sán Dìu ở cheo leo trên những ngọn đồi trơ trọi. Chúng tôi nghỉ đêm ở một trường học cấp Một. Hôm ấy, lần đầu tiên tôi được ăn thịt sóc nướng, nó có vị ngọt và thơm rất kỳ lạ. Đêm đến, tiếng chó sủa dẳng dai hàng tiếng đồng hồ không sao ngủ được. Nơi đây không có điện, chủ nhà thắp đèn dầu bằng một cái đèn tự tạo, bóng đèn là vỏ một chai bia ?oVạn Lực? Trung Quốc cưa ra rất khéo.

    Tôi kể cho con bé **** ấn tượng về chuyến đi. Con bé có vẻ xúc động vì nó đã sống suốt thời thơ ấu ở cái nơi khỉ ho cò gáy ấy. Nó kể:

    - Nhà em cũng ở trên một quả đồi. Ở đấy chỉ có nhà em với nhà một bà cô ruột tên là cô Đào. Chính quê em ở Thái Bình nhưng ở đấy đất chật người đông nên bố em với cô em mới rủ nhau lên Nghĩa Lộ khai hoang. Mẹ em là người Sán Dìu. Em sinh ra ở Nghĩa Lộ, nhà có 5 chị em thì em là lớn nhất. Em chỉ được học có đến lớp 3 thì phải bỏ học ở nhà chăn bò, chăn vịt. Em có một đàn vịt 35 con, bố em vẫn đùa bảo sau này bán đi lấy tiền cho em làm của hồi môn. Nhà bố em với nhà cô Đào xung khắc mâu thuẫn với nhau. Cô Đào thỉnh thoảng vẫn đi buôn ở Yên Bái mang hàng về bán ở quê. Bố em vay tiền cô Đào nhưng chưa trả được nên hai bên cãi nhau chẳng có nghĩa tình gì nữa. Số tiền cũng không có nhiều, chỉ có 150 nghìn đồng bọ. Cô Đào tìm cách trả thù bố em, trộn thuốc diệt chuột vào máng thức ăn cho vịt. Buổi sáng ngủ dậy, em thấy cả 35 con vịt của em chết hết, tất cả mình mẩy thâm tím, trương phềnh nổi lềnh bềnh trên mặt hồ nước. Ăn phải thuốc diệt chuột, bọn vịt khát nước cứ rúc đầu xuống nước mà chết trông rất thảm thương. Em khóc đến hết nước mắt vì đàn vịt với em thân thiết quá đỗi, nó là tương lai của cuộc đời em. Trong xóm có em và cái Quyết cùng trạc tuổi nhau, đều 15 tuổi. Một lần, cô Đào rủ hai đứa em đi chơi Yên Bái. Sau này em mới biết bà ấy dụ hai chúng em lên đấy để bán cho bọn buôn người. Bà ấy bán hai đứa em được 7 triệu đồng. Người ta nhốt chúng em trong một ngôi nhà gọi là ?onhà ủ?, nuôi nấng cho ăn cho mặc tử tế và cho xem những băng hình gọi là băng ***. Xong xuôi, người ta bắt đầu ?oép mái? tức là bắt chúng em tiếp khách. Một lần, có một ông khách đến mua chúng em. Em chống cự lại rất dữ vì 15 tuổi thì biết cái gì. Ông khách tát em rồi chửi vung lên, xuống đòi bà chủ trả lại cho ông ấy tiền. Lần ấy em bị bà chủ đánh cho thừa sống thiếu chết. Khi vừa ốm dậy, bà ấy lại bắt em ra tiếp khách. Lần này sợ đòn nên em phải tiếp. Ông khách to quá, người ngợm cứ như hộ pháp mà đen đen là! Em bị chảy máu, ngất đi phải vào bệnh viện. Đến bệnh viện em tìm cách trốn về nhà. Về đến nơi, thấy nhà cô Đào có nuôi 6 con gà tây rất to, em lừa nó vào trong núi rồi lấy dao chặt cổ cả 6 con gà! Đấy là em trả thù cho đàn vịt của em... Thế rồi ở nhà mãi cũng chán, em lại ra đi Yên Bái làm gái. Lần này thì em tự nguyện, em chẳng cần gì vì có gì đâu để mất. Từ Yên Bái, em xuống Việt Trì rồi về Hà Nội. Em chơi heroin từ nửa năm nay. Nó làm cho em quên đi tất cả...

    Tôi nghe chuyện con bé **** bàng hoàng cả người. Tôi nhét vào ngực áo nó 100 nghìn đồng rồi đuổi nó ra khỏi phòng. Tôi cần ngủ, tôi cần ngủ ngay để tôi quên đi tất cả! Hình ảnh 6 con gà tây có mào đỏ rực, lông đen như lông quạ, đi lại lặc lè bị lùa vào trong núi chặt đầu cứ hiện đi hiện lại trong giấc ngủ nặng nề của tôi...
    u?c Milou s?a vo 06:36 ngy 02/12/2003
  9. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 20
    **** 2

    Rằng xưa ký ức đàn bà
    Tên là thiếu nữ, tuổi là dấn thân...
    Bùi Giáng
    Cầm lòng bán cái vàng đi
    Để mua những thứ nhiều khi không vàng
    Đồng Đức Bốn


    Tôi ngủ một mạch có lẽ đến hơn cả một ngày trời. Khi mở mắt ra nhìn qua cửa sổ thấy trời sáng bạch. Nằm bên cạnh tôi có một con bé **** khác, không phải con bé hôm qua. Con bé này khá xinh, tóc rất dài, có lẽ phải hơn tôi đến ba, bốn tuổi. Thấy tôi thức dậy, con bé mỉm cười:

    - Khiếp! Anh ngủ gì mà say như chết! Ngủ tới gần hai ngày trời có khiếp hay không? Có bao nhiêu thứ trên người, người ta lấy sạch còn gì?

    Tôi cười ngượng ngập, làm quen với con bé. Nó nói tên Hương, chắc cũng lại là một cái tên bịa ra để tiếp khách. Tôi vào toilet, tắm táp một cái để cho tỉnh táo. Tắm xong, tôi thấy đói ghê gớm nên mới hỏi con bé Hương xem có gì ăn không? Nó hỏi tôi muốn ăn gì. Tôi bảo ăn gì cũng được. Nó bèn rút điện thoại di động trong túi áo ra gọi đến một nhà hàng gần đó bảo họ mang cơm đến cho chúng tôi. Nó nói với tôi:

    - Anh có vẻ đói. Chắc vừa mới đi đánh quả ở đâu về đây xả láng phải không?

    Tôi gật đầu, ra vẻ bụi đời từng trải ghê lắm. Tôi đưa tay vuốt má nó nhưng nó hất ra bảo tôi:

    - Đừng có làm thế! Đụng đến người em là tốn tiền đấy!

    Tôi bảo:

    - Tốn thì tốn! Đây cũng chẳng sợ!

    Con bé cười khanh khách, tiếng cười giòn tan và khá vô tư. Nó thò tay vào túi quần, túi áo tôi lục lọi rồi bảo:

    - Để xem nào! Thử xem có bao nhiêu tiền mà lại huênh hoang đến thế?

    Nó lôi tất cả các thứ trong túi quần, túi áo tôi bày ra giường. Tài sản của tôi thật thảm hại: hai cái giấy cắm xe ở tiệm cầm đồ, một thẻ sinh viên và hơn trăm nghìn đồng bọ.

    Con bé cười ngất bảo tôi:

    - Để em nói cho mà nghe! Anh là một công tử bột con cái nhà lành, đang học đại học thì bị bạn bè rủ rê đi bụi. Anh mang xe máy, xe đạp của nhà đi cắm ở tiệm cầm đồ. Tiêu hết sạch tiền, sợ bố mẹ cho ăn đòn nên mới đâm đầu vào đây than thở!

    Tôi đỏ mặt tía tai vì thấy con bé **** lọc lõi nói đúng hoàn cảnh của mình. Nó bảo:

    - Anh thấy em chiếu tướng có đúng hay không? Chứ cái thớ anh, mới nhìn đã biết, mặt búng ra sữa, giang hồ bụi bặm cái gì!

    Người ta mang cơm đến cho chúng tôi. Con bé **** này chắc sành ăn, nó gọi toàn những món mà tôi thích: thịt gà luộc, khoai tây rán, canh rau cải và một đĩa dưa muối vàng ươm. Còn có cả hai lon bia Tiger ướp lạnh.

    Con bé **** ăn có nửa bát cơm rồi chỉ ngồi khoanh tay uống bia ngắm tôi ăn cơm. Tôi chén sạch mọi thứ không sót tí gì. Tôi bật nắp lon bia định uống thì con bé giằng lấy bảo tôi:

    - Không biết uống bia thì đừng có uống! Người ta uống bia trước lúc ăn cơm chứ ai lại uống bây giờ?

    Tôi cười ngượng ngập. Con bé uống bia tài thật, nó uống cả hai lon bia mà cứ như không.

    Chúng tôi trò chuyện với nhau. Con bé **** này khá hiểu đời. Nó bảo nó có một thằng em trai giống hệt như tôi làm trên mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng. Thằng này bị tai nạn sập hầm, mới chết cách đây bảy tháng. Con bé nói với tôi rằng kiếm tiền ở đời rất khó, ở ta nếu kiếm được hàng chục triệu nghĩa là ở đấy ắt có nhục nhã, có mồ hôi nước mắt; còn nếu kiếm được hàng trăm triệu nhất định ở đấy ắt có dính đến máu người. Nó khuyên tôi nên gửi hai tờ giấy cắm xe ở tiệm cầm đồ về nhà, không nên để cho bọn cầm đồ táng tận lương tâm được ngồi không hưởng số tiền ấy, số tiền mà có lẽ bố mẹ tôi đã phải vất vả ghê lắm mới kiếm ra được. Nó kể cho tôi nghe hoàn cảnh gia đình của nó.

    Nó kể:

    - Em tên là Chi, còn Hương chỉ là cái tên má mì đặt cho. Nhà em ở trên Phổ Yên, Thái Nguyên. Đấy là một xóm ven đường rất mực thanh bình. Bố em là cán bộ làm ở Nhà máy cơ khí sông Công. Mẹ em làm ruộng. Nhà em có bốn anh em ba trai một gái. Em là con gái rất được nuông chiều. Anh không tin ư, em học hết lớp 12 rồi thi vào trường đại học Luật, chỉ thiếu có mỗi nửa điểm là đỗ. Điểm chuẩn là 23,5 thì em chỉ thiếu có 0,5 điểm. Khi nền kinh tế thị trường mở ra người ta đua nhau làm giàu. Ở Thái Nguyên có mỏ vàng Trại Cau. Dân tứ xứ kéo nhau đến đấy đào vàng. Thứ vàng đãi được còn dính tạp chất gọi là vàng cốm, có người may mắn tích được hàng cân. Hai anh trai em đều có vợ con rồi cũng bỏ nhà lên đấy đào vàng, cả hai đều nghiện ma túy. Ông anh cả em dính HIV bây giờ chỉ nằm chờ chết. Cái xóm ven đường quê em ngày xưa thanh bình là thế nhưng rồi cũng chẳng ra sao. Người ta tranh nhau chen ra mặt đường mở quán. Các quán karaoke, bia ôm mọc lên như nấm. Trong xóm nhà em có ông Bỉnh sứt, người ta gọi thế bởi ông này bị sứt môi khi đi cày bị trâu húc phải. Ông này làm cán bộ ở Sở lương thực Thái Nguyên, cả đời tằn tiện liêm khiết. Nhà đông con, đứa nào trông cũng nhếch nhác. Ông Bỉnh sứt tính tình hà tiện, cơm ăn cả đời chỉ có muối vừng, cá khô. Vợ đi cấy, bắt được mớ tôm mớ cá cũng bắt mang ra chợ bán rồi mang về nộp tiền cho ông ấy. Không thấy ông Bỉnh sứt mua sắm thứ gì, mọi người trong xóm đoán ông này chắc có vợ hai ở đâu nên mới mang tiền của trong nhà chu cấp cho nó. Khi ông ấy chết, mở tủ mới thấy ông ấy tích cóp tiền lại. Từng đống tiền lẻ được gói ghém cẩn thận bọc trong lá chuối khô, đếm được cả thảy có 56 triệu đồng. Anh tính ở nhà quê thì số tiền ấy lớn biết chừng nào! Người ta cười, bảo ném xuống quan tài cho ông ấy 28 triệu để ông ấy lấy vợ hai, tậu nhà tậu xe ở dưới âm phủ, còn 28 triệu thì chia cho vợ, cho con. Đời người thật là vô nghĩa thế đấy! Con ông Bỉnh sứt tên là Giang hổ, là thương binh cụt chân hạng 5/8 tính tình rất hung bạo. Anh ta là người lập ra quán karaoke có gái tiếp khách đầu tiên ở xóm. Công an đến kiểm tra, anh ta vác dao ra chém nên ai cũng sợ. Cái xóm ven đường thanh bình ngày nào bây giờ thành một tụ điểm ăn chơi khét tiếng. Có nhà cụ ông trong tổ phụ lão, trên tường treo bằng ?oTổ quốc ghi công?, cháu quàng khăn đỏ ngồi học ở góc học tập nhưng trong buồng thì chia ra từng ngăn để cho trai gái dẫn nhau vào đấy hành lạc. Mỗi khi có đoàn xe taxi ở dưới Hà Nội đến đỗ ven đường, cả xóm gọi nhau ơi ới để đi ?ođiều động nhân viên tiếp khách?. Các cô gái trong xóm trút bỏ bộ quần áo lao động, rửa ráy qua loa rồi thắng bộ áo hai dây liền váy đung đưa đi ra tiếp khách. Em sống trong không khí đó cũng thành như vậy lúc nào không biết. Đầu tiên cũng sợ nhưng rồi dạn dĩ đàn ông thấy không sợ nữa, cũng thấy hay hay. Đàn ông khi thắng bộ vào thì đều giả dối loanh quanh, thô lỗ bỉ ổi có khi không ra giống người, nhưng khi cởi truồng ra thì họ trở nên tử tế yếu đuối vô cùng. Có lẽ cái câu của Sêchxpia36 (anh đọc Sêchxpia chưa? em đọc rồi đấy!): ?oĐàn bà đẹp nhất là khi ở trên giường ngủ và trên giường liệm? phải đổi lại là của đàn ông mới đúng. Trong xóm em, có người chỉ làm **** mà xây được nhà ba tầng như chị Chút, chị Thắm. Đàn bà chỉ có một thì, hoa thơm **** lượn giỏi lắm được khoảng mười năm nếu biết giữ gìn, còn nếu gặp bọn phàm phu tục tử dày vò thì chỉ sáu năm là vứt. Em quyết giành dụm được một món tiền kha khá rồi kiếm tấm chồng về quê mở tiệm cắt tóc gội đầu, nuôi dạy con cái học hành nên người là thỏa chí rồi.

    Tôi hỏi con bé **** bây giờ đã kiếm được bao nhiêu tiền. Nó hãnh diện:

    - Anh có tin không? Được 200 triệu!

    Tôi hỏi mỗi lần tiếp khách nó được bao nhiêu? Nó cười:

    - Cũng tùy... Bình dân thì chỉ 5 chục nghìn đồng. Thường là 100 nếu phải lên giường. Gặp tay dại gái hào phóng có khi tiền triệu. Có lần có người cho em tới 6 triệu đồng. Thường bọn già tóc muối tiêu tử tế hơn là bọn trẻ nhưng bọn này đa phần đều ?oyếu sinh lý? nên phải chiều chuộng rất là khổ sở.

    Tôi làm thử một con toán: thôi thì cứ bình quân mỗi lần con bé **** này ?otiếp khách? được 200 nghìn đồng thì với số tiền 200 triệu đồng mà nó kiếm được, nó đã phải ?otiếp khách? tới 100.000 lượt người! Tôi toát mồ hôi vì sợ! Hèn nào con bé ranh con này lõi đời đến thế!

    ?oI don?Tt know! I don?Tt know!? Tôi không biết! Tôi không biết! Tôi không biết cuộc đời của nó có ý nghĩa gì hơn cuộc đời của ông Bỉnh sứt hay không?

    Ồ, nhưng chắc gì cuộc đời của bố tôi, của bác Trạch, của con Huyền mờ, của con Dung cận... và ngay cuộc đời tôi nữa đã có ý nghĩa gì hơn cuộc đời của nó - của cô gái nông thôn tên là Đỗ Thị Chi ở cái xóm quê ven đường trên huyện Phổ Yên, Thái Nguyên kia?
    u?c Milou s?a vo 06:36 ngy 02/12/2003
  10. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 21
    Xóm Liều


    Tối cần không biết đến luật pháp
    St. Augustin37


    Con bé **** nhất định không cho tôi đụng vào người nó. Con bé thật có bản lĩnh. Nó nói rằng nó coi tôi như em trai nó. Nó đã chứng kiến rất nhiều sự sa ngã của con người ta chỉ vì đã không làm chủ được mình. Tâm hồn tuổi trẻ như tờ giấy trắng, hãy viết lên đấy những dòng chữ đầu tiên ngay ngắn chứ đừng lệch lạc. Đại để như thế. Nó nói một cách giản dị và khá kiên quyết. Thoáng nhìn trong ánh mắt nó, tôi thấy có một nét gì như sự hối tiếc, còn có thể có chút nanh nọc và ghê gớm nữa. Nó khuyên tôi nên đi theo nó vào xóm Liều, nó sẽ chỉ cho tôi một ?ophi vụ? làm ăn có thể kiếm được tiền triệu rồi mang số tiền đó về mà chuộc lỗi đối với gia đình.

    Khi xuống quầy bar, con bé giành lấy quyền thanh toán tiền phòng và tiền bữa ăn. Bọn bạn bè nó trêu chọc, bảo nó chắc ?ochăn? được tôi là một con nai ấm ớ ở đâu lạc vào. Nó chỉ cười, bảo hiện nay tôi là ?obồ nhí? của nó và cảnh cáo bọn kia không được đụng vào.

    Con bé đi chiếc xe máy nhãn hiệu ?oBest? màu đỏ rất oách. Tôi khen chiếc xe máy đẹp thì nó cả cười:

    - ?oSang như đĩ? mà lại! Làm đĩ mà không sang thì đi làm đĩ làm gì?

    Tôi biết, thế là từ thâm tâm nó đã chấp nhận số phận, chấp nhận ?ocuộc chơi? này và bỗng dưng tôi thấy nể nó. So với nó, tôi đúng là một con nai ấm ớ, hoàn toàn không đáng là ?ocái đinh? gì!

    Con bé dừng xe ở nhà bưu điện ven đường. Nó bắt tôi gửi hai tờ giấy cắm xe ở tiệm cầm đồ về nhà. Tôi nghĩ đến dáng vẻ đau buồn của bố tôi khi nhận được bức ?otối hậu thư này? lại đâm e ngại. Bố tôi là người cả nghĩ, ông thường vẫn hay tự dằn vặt, tự trách mình khi có chuyện gì xảy ra với mình và những người thân. Mặc dầu bản tính hóm hỉnh và đôi khi ?ohư vô chủ nghĩa? nhưng ông vẫn lấy câu ?oTiên trách kỷ, hậu trách nhân? làm phương châm sống. Ông hay bắt chước nhân vật trong một vở kịch phương Tây (tôi không nhớ là vở kịch gì) tên là Gioócgiơ Đông đanh mỗi khi gặp phải sự cố tai nạn ở trong cuộc đời thì lại đấm ngực thùm thụp trách mình: ?oTại mày muốn thế! Gioócgiơ Đông đanh! Tại mày muốn thế! Gioócgiơ Đông đanh!?.

    Tôi hình dung thấy bố tôi đọc xong hai tờ giấy cắm xe, ông thừ người ra lẩm bẩm: ?oTại mày muốn thế! Gioócgiơ Đông đanh! Tại mày muốn thế! Gioócgiơ Đông đanh!? rồi chìa nó ra cho mẹ tôi xem. Mẹ tôi đọc xong sẽ tru tréo lên, đổ lỗi cho ?ophương pháp giáo dục tự nhiên? của bố tôi. Bố tôi lúc ấy sẽ cười đau đớn và bảo: ?oThôi đi bà! Hãy mở tủ ra lấy tiền cho tôi! Thế là đi toi mất khoản nhuận bút cả một năm trời! Tôi đã định thôi viết văn ?orửa tay gác kiếm? nhưng như thế này thì phải theo cái nghề viết lách khốn kiếp này đến hết đời! Tại mày muốn thế! Gioócgiơ Đông đanh! Tại mày muốn thế! Gioócgiơ Đông đanh!?.

    Con bé **** thấy tôi đứng thần mặt ra thì bực mình lấy bút, hỏi tên tuổi, địa chỉ của bố tôi rồi tự nó viết vào phong bì, dán tem lại gửi đi. Nó viết nắn nót với nét chữ tròn trĩnh khá đẹp, phía trên phong bì nó ghi là ?ongười phương xa?. Nó cười khanh khách bảo tôi:

    - Như thế để bố anh lại tưởng là thư của bồ... phen này thì cậu ấm ăn mười cái roi là chắc.

    Chúng tôi đi vào xóm Liều ở phía sau ga Yên Viên. Những năm gần đây, làn sóng ?odân phiêu tán? từ nông thôn đổ ra thành thị khá nhiều. Những người nhà quê tranh thủ những dịp ?onông nhàn? thường kéo nhau ra thành phố kiếm sống. Họ làm đủ những việc ?otự do?: đàn ông thì làm cửu vạn (chuyên chở hàng hóa), đi xây cất nhà cửa hoặc những việc linh tinh khác; đàn bà thì đi buôn bán ở chợ, làm ô sin giúp việc cho những gia đình giàu có, trẻ hơn thì đi làm ****, tiếp viên ở những nhà hàng. Lẫn trong số đó có cả những bọn lưu manh giang hồ. Thường thường, họ hay thuê nhà hoặc chiếm dụng đất công cộng ở những vùng giáp ranh giữa khu phố này với khu phố kia, giữa tỉnh nọ với tỉnh kia để cất lên những ngôi nhà tạm. Sau đó lâu lâu ?o*** trâu hóa bùn? có khi người ta dời cả gia đình ở quê lên đấy. Những vùng giáp ranh là nơi chính quyền địa phương ít để ý nhất. Những xóm Liều ra đời từ đó. Ở Hà Nội có lẽ phải có đến hàng trăm xóm Liều khét tiếng về những tệ nạn ma túy, mãi dâm như ở công viên Thanh Nhàn hay ở khu bãi rác Thành Công, đến nỗi nhà nước phải huy động lực lượng cảnh sảt đến giải tỏa hàng tháng trời mới dẹp đi được.

    Sau này, đi đó đi đây, tôi mới thấy không phải chỉ ở Hà Nội, mà ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Thái Nguyên v...v... ở đâu cũng như vậy. Những xóm Liều , đúng như tên gọi của nó, không phải là nơi ?ođất lành chim đậu? là nơi cư trú bình an của người lương thiện muốn ôm ấp hy vọng để đổi đời.

    Xóm liều mà con bé **** Hương đưa tôi vào đường đi lối lại cực kỳ ngoắt ngoéo. Những ngôi nhà tạm, xây cất bằng những vật liệu rẻ tiền, lợp giấy dầu hoặc những tấm lợp nhựa tổng hợp đều na ná như nhau: chúng giống như hình ảnh các khu nhà ổ chuột ở Rio de Janero (Brazil) hay ở Trung Đông chiếu trên tivi. Những đường dây điện dọc ngang nhằng nhịt trông rất nguy hiểm. Hệ thống cống rãnh thoát nước không có nên mùi xú uế tỏa ra nồng nặc.

    Chúng tôi vào một ngôi nhà ở cuối xóm Liều. Ở đây giáp với cánh đồng. Từ chỗ này đi tới đường xe lửa chỉ vài trăm mét. Bọn buôn lậu từ Lạng Sơn về Hà Nội vẫn lấy đây làm nơi tập kết hàng. Hàng hóa đựng trong những bao dứa hay bao nylon được lăn từ trên tàu xuống dưới lề đường. Chỉ trong vài phút, đám cửu vạn từ trong xóm Liều đổ ra dọn sạch, đưa về cất giấu trong những kho hàng bí mật ở đây.

    Chủ nhà mà chúng tôi vào có vẻ như một ?ođầu nậu? có kinh nghiệm và từng trải. Anh ta chừng 40 tuổi, trên mặt có một vết sẹo trông khá dữ dằn. Con bé **** Hương giới thiệu tôi với anh ta, nói tôi là ?othằng em họ? đang là sinh viên đại học, muốn tranh thủ trong mấy ngày nghỉ để đi kiếm thêm tiền học. Anh mặt sẹo cười khẩy bảo nó:

    - Anh lạ gì cô! Cái tính thương người của cô có ngày sẽ giết cô và các ?ochiến hữu? của cô! Thằng nào cũng là anh họ, em họ rồi vào nhà giam bóc lịch có ngày.

    Con bé Hương thề sống thề chết đứng ra ?obảo lãnh? cho tôi. Nó bắt tôi đưa thẻ sinh viên ra để làm tin. Anh mặt sẹo có vẻ xuôi xuôi, xem xét cái thẻ sinh viên của tôi một cách kỹ lưỡng, anh ta đối chiếu tấm ảnh trong thẻ sinh viên xem giống tôi không, cuối cùng chặc lưỡi bảo con bé Hương:

    - Thôi anh cũng liều với cô chuyện này. Nếu có thế nào thì anh sẽ ?ođánh tiết canh? cô đấy! Nhưng sinh viên sao lại đi ăn mặc quần áo ?oquân khu? thế này?

    Tôi kể lại chuyện hầu thằng Hải Anh ở trong bệnh viện X. cho anh ta nghe. Anh ta lập tức bấm số điện thoại di động liên lạc với phòng y vụ bệnh viện X. hỏi xem có bệnh nhân nào tên là Hải Anh nằm ở khoa xương hay không? Sau khi xác nhận câu chuyện tôi kể có thật anh ta bảo tôi:

    - OK! Bây giờ thì ta có thể vào việc được rồi.

    Hóa ra công việc mà anh ta giao cho tôi cũng khá đơn giản. Tôi phải mang một số tiền lớn đựng trong túi xách đi lên Lạng Sơn giao cho một ông Chu nào đấy ở chợ Kỳ Lừa. Để tránh bị chú ý, tôi sẽ đóng vai như một sinh viên đại học đi tàu về quê. Những người kiểm tra liên ngành (ngành thuế vụ, ngành công an, cảnh sát đặc nhiệm và chống buôn lậu...) trên tàu đã từng nhẵn mặt bọn buôn lậu nên chẳng lạ gì những ai hay đi trên tuyến đường này. Ngoài ra, những bọn ?okỳ phùng địch thủ? trong giới buôn lậu giang hồ cũng sẽ sẵn sàng ?othịt? người anh em của họ để cướp lấy tiền, lấy hàng nếu như có dịp. Tôi không được để lộ hành tích của mình trước cả hai thế lực của ?oxã hội đỏ? và ?oxã hội đen?. Giao tiền cho ông Chu xong, tôi sẽ được nhận được hai triệu đồng tiền công ngon lành. Nếu tôi ?odở chứng? giữa đường, đương nhiên tôi sẽ bị ?ođánh tiết canh? ngay tức khắc. Cũng sẽ có người luôn đi theo dõi tôi và tôi không biết mặt hắn. Tôi sẽ được thay bộ đồ sinh viên xịn và sẽ lên tàu từ ga Hà Nội tuốt lên Lạng Sơn để tránh nghi ngờ. Từ nay cho đến lúc lên tàu vào 5 giờ sáng hôm sau, tôi chỉ được phép quanh quẩn trong ngôi nhà này không đi đâu cả.

    Con bé Hương tạm biệt tôi đi về. Lừa lúc anh chủ nhà mặt sẹo quay đi, nó kéo tôi lại gần và hôn lên môi tôi. Nó bảo:

    - Này nai! Nếu việc thành công đừng quên chị nhé!

    Hóa ra, nó vẫn coi tôi như thằng em ruột xấu số của nó.

    Nó lên xe máy phóng đi. Tôi đứng lại bất giác đưa tay lên môi.

    Lần đầu tiên trong đời có người con gái hôn tôi! Đấy lại là cái hôn của một cô gái ****, cô gái giang hồ! Cái hôn của một con điếm!

    Tôi đã bảo rồi, cái thời của tôi đang sống là thời chó má!

    Tuy nhiên, từ trong thâm tâm, tôi vẫn thấy cái hôn ấy ngọt ngào. Tôi sẽ không bao giờ quên cái hôn ấy. Rất có thể, dẫu rằng tôi đã xếp hàng, sau 100 nghìn lượt người để tiếp nhận cái hôn cay đắng ấy!
    u?c Milou s?a vo 06:37 ngy 02/12/2003
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này