1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuổi 20 yêu dấu của Nguyễn Huy Thiệp

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi suoihoa, 23/08/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 22
    Tàu chợ


    Đi một ngày đàng học một sàng khôn
    Tục ngữ


    Năm giờ sáng hôm sau, tôi đeo ba lô và xách một cái túi xách du lịch lặc lè lên tàu ở ga Hà Nội. Anh mặt sẹo cho một tay xe ôm thân tín chở tôi đến tận cửa ga. Vé đã được mua sẵn từ chiều hôm trước. Tôi lên toa tàu bình dân, loại toa ghế gỗ không có giường nằm vẫn khá phổ biến từ thời bao cấp ngày xưa.

    Tàu Hà Nội - Lạng Sơn mỗi ngày vẫn có bốn chuyến cả xuôi lẫn ngược. Những dịp lễ Tết, ngành đường sắt có thể tăng số lượng chạy tàu lên đến gấp đôi. Tuyến đường sắt này được người Pháp xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX từ thuở cụ Hoàng Hoa Thám38 còn sống. Về cơ bản, cho đến nay tuyến đường sắt này cũng không có gì thay đổi nhiều so với thời thuộc Pháp. Mặc dầu con đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn mới được hoàn thành mấy năm gần đây nhưng tuyến đường sắt thì vẫn men theo con đường bộ cũ, đi qua rất nhiều những thị trấn dân cư, làng mạc và len lỏi trong những dãy núi đá vôi hiểm trở.

    Khi biên giới Việt - Trung mở cửa, hàng buôn lậu Trung Quốc tràn qua cửa khẩu biên giới tựa như thác lũ. Từ cái tăm tre, chăn màn, bát đũa cho đến các máy móc cơ khí phục vụ nông nghiệp, đủ mọi loại vật phẩm tiêu dùng, tất cả đều có nhãn hiệu Made in China. Hàng hoá Trung Quốc nhiều và rẻ, nó gần như bóp chết các ngành công nông thương nghiệp Việt Nam. Tất cả các chợ búa từ nông thôn ra thành phố, từ miền núi đến hải đảo xa xôi đâu đâu cũng thấy toàn hàng Trung Quốc.

    Thị xã Lạng Sơn mới được nâng cấp lên thành phố trong vài tháng nay. Mười lăm năm trước đây, thị xã này rất yên tĩnh với những nếp nhà một tầng và những khu vườn xanh mát bóng cây. Những đường phố nhỏ bé chỉ đi dăm bước chân là đã hết đường, lác đác chỉ có vài người đi xe đạp hoặc đi bộ qua lại. Bóng áo chàm của các bà, các cô người Tày thấp thoáng sau hàng dậu thưa có một cái gì đó rất đỗi nên thơ. Đâu đâu cũng thấy người ta phơi hoa hồi trên những cái mẹt kê cao. Những trưa hè nóng nực, mùi hoa hồi tỏa ra làm cho cả thị xã như mê như man vì say cái vị hương thơm đặc biệt nồng nàn quyến rũ đó. Ngay từ thơ ấu, những câu ca dao qua lời ru của những bà mẹ đã làm thổn thức bao nhiêu trái tim thế hệ người Việt Nam:

    ?oĐồng Đăng có phố Kỳ Lừa
    Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
    Ai lên xứ Lạng cùng anh
    Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
    Tay cầm bầu rượu nắm nem
    Mải vui quên hết lời em dặn dò?

    Đứng ở cửa khẩu Mục Nam Quan, người Việt Nam nào cũng thấy xúc động khi nhớ lại lịch sử bang giao hai nước Việt - Trung. Những năm gần đây, cái thị xã bé nhỏ và kiên cường ở biên giới ấy đã mất đi vẻ yên tĩnh thơ mộng ngày xưa. Hàng dãy nhà cao tầng cái cao cái thấp mọc lên trông cũng giống hệt như một khu phố nào đấy ở Hà Nội, Hải Phòng hay Nam Định... Lạng Sơn mất đi phong cách đáng yêu của nó, giống như cô gái miền núi khép nép lúc nào cũng thẹn thùng, ý tứ nay bỗng nhiên biến hoá thành một bà lái buôn hàng chuyến to béo, sắc sảo, lúc nào cũng kè kè bọc tiền bên mình, sẵn sàng thoả thuận năm ăn, năm thua với bất cứ một thương gia nào.

    Tôi ngồi ở giữa toa tàu gần với một nhóm các bà, các cô trong hội Phật giáo ở phường Đồng Quan. Họ kéo nhau đi lễ bái gì đấy ở mấy ngôi chùa trên Lạng Sơn, người nào cũng áo phin nõn bên trong, áo dài bên ngoài, vòng vàng, kiềng vàng xúng xính. Đứng đầu nhóm này là mấy người đàn ông mặc áo đỏ chắc là thủ từ ở các chùa và một nhà sư còn trẻ, trông hao hao giống hoà thượng Thích Thanh Mừng ở chùa Kẻ.

    Thích Thanh Mừng, tên thật là Nguyễn Văn Mừng quê ở Hà Nam đã từng là sinh viên khoa Văn trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau này, Mừng giác ngộ Phật pháp đi tu, tốt nghiệp đại học Phật giáo loại ưu. Bố tôi có lần cho tôi đến ăn cỗ chay với ông ở chùa Kẻ, hôm ấy bố tôi có mời một cô nghiên cứu sinh người Nhật Bản tên là Naoami Yashuko đi cùng. Nhà chùa mời chúng tôi vào mâm, hoà thượng Thích Thanh Mừng cùng ngồi ăn với chúng tôi. Mâm cỗ chay được nấu rất khéo, bắt chước những mâm cỗ mặn trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam nhưng nguyên liệu chế biến đều là thực vật như đỗ, lạc, vừng, rau quả v...v... Hoà thượng Thích Thanh Mừng rất thạo chữ Hán, nói được cả tiếng Anh, tiếng Pháp và khi cô Naoami Yashuko nhắc đến những ngôi chùa nổi tiếng ở Nhật Bản thì ông gần như đều biết hết. Câu chuyện của các ?ođại gia? rất cao nhã nên tôi bị gạt ra rìa. Để giải sầu tôi chỉ có cách duy nhất là chén cho đẫy và ngắm xem trên trang phục của ông hoà thượng và cô nghiên cứu sinh Nhật Bản có gì sơ xuất hay không để về ?obuôn dưa lê? với thằng anh trai tôi. Sau bữa ăn, mọi người chia tay, họ cho nhau số điện thoại rồi hẹn gặp lại.

    Mấy hôm sau tôi thấy bố tôi có vẻ hậm hực và chửi bới tay hoà thượng kia không thương tiếc. Hoá ra cô nghiên cứu sinh người Nhật Bản phàn nàn với ông vì đêm nào tay hoà thượng cũng gọi điện thoại cho cô, tán tỉnh cô ta rất trơ tráo đến nỗi cô ta phát ngượng, chẳng hiểu ra làm sao cả.

    Bố tôi hậm hực:

    - Thực sự là một trò quấy rối ******** bỉ ổi. Thực tức quá! Sao tôi lại ngu ngốc dẫn cô nghiên cứu sinh người Nhật Bản đến cái chùa ấy chứ! Thật xấu hổ! Tại mày muốn thế, Gioocgiơ Đông đanh! Tại mày muốn thế, Gioocgiơ Đông đanh!

    Mẹ tôi rất khoái chuyện ấy và bình luận có phần ác ý:

    - Thì ông vẫn muốn giới thiệu với cô em người Nhật Bản những món văn hoá cổ truyền Việt Nam mà lị! Tại mày muốn thế, Gioocgiơ Đông đanh! Tại mày muốn thế, Gioocgiơ Đông đanh!

    Theo sự bắt nhịp của một bà trưởng tràng trong hội Phật giáo, những người đi lễ sau khi an toạ bắt đầu đọc kinh A di đà. Bài kinh kể về sự tích đức Phật Thích ca Mâu ni (Xa kya Muni) làm theo lối thơ lục bát cổ truyền Việt Nam khá du dương và dễ hiểu.

    Tôi nhìn xung quanh, bỗng nhận ra bác Bảo Định bạn của bố tôi ở Hà Nội, người ta vẫn gọi bác là Định ?ochó? vì bác chuyên nuôi chó, nuôi mèo và gà chọi. Trang trại của bác Bảo Định có hàng dãy chuồng chó, chuồng mèo và chuồng gà chọi. Làm việc cho bác có cả bác sỹ thú y. Họ vẫn lấy giống chó, giống mèo và bán ra những con giống với giá cắt cổ. Vốn tính hài hước, bác Bảo Định vẫn đùa mình đang hành nghề ?omãi dâm chó mèo?! Ngược lại với người, người cho giống thì mất tiền, còn thú vật cho giống thì lại được tiền! Bác lập ra hội ?ochó săn, gà chọi? và vẫn nói đùa rằng nếu có tranh cử tự do thì sẽ ra tranh cử ở cấp phường là cấp chính quyền bét nhất nhưng độc tài nhất.

    Bác Bảo Định mang mấy ***g chó cảnh, mèo cảnh chắc là lên bán ở chợ Lạng Sơn. Bác ăn mặc rất oách: mũ phớt, complet cavat... trông như là người đi dự hội nghị chó mèo toàn quốc! Trông thấy tôi, bác nháy mắt ra hiệu. Phần vì tàu đông, phần vì cả bác lẫn tôi đều cùng lỉnh kỉnh đồ đạc (nhất là món hàng đặc biệt mà tôi mang theo) nên tôi chỉ chào bác rất to, hẹn xuống ga sẽ gặp lại bác.

    Tàu đến ga Vôi thì có một đoàn giáo dân theo đạo Kitô chen lên tàu. Họ cũng đi lên Lạng Sơn làm lễ. Họ ngồi đối diện với đoàn Phật tử ở đầu toa tầu bên kia. Khi đám Phật tử đọc kinh thì những giáo dân này cũng bàn bạc với nhau rồi bắt nhịp hát Thánh ca. Đa số giáo dân là những cô gái còn trẻ. Họ hát bài ?oĐêm thánh vô cùng? hay tuyệt, hay đến nỗi đám bà già Phật tử bị lép vế bèn thôi không thèm cầu kinh nữa! Khi kết thúc bài hát Thánh ca thì tất cả đều vỗ tay tán thưởng.

    Tôi cũng thuộc bài hát ?oĐêm thánh vô cùng? vì trước đây con bé Huyền mờ đã dậy tôi hát bài hát này. Tôi đã song ca bài hát này cùng nó trong lễ bế giảng ở cái trường tư thục khốn nạn kia và được tay đại tá hiệu trưởng râu ria thưởng cho một tá bút bi cùng một gam giấy Bãi Bằng. Tôi đã mang phần thưởng này về cho bố tôi và bố tôi rất khoái. Ông vẫn thích viết trên những tờ giấy trắng tinh không có dòng kẻ.

    Những người giáo dân thấy tôi cùng hát với họ thì tưởng tôi cũng theo đạo Kitô. Vì vậy khi tàu đến ga Đồng Bẩm, tôi cũng được họ chia cho một suất ăn trưa gồm xôi, chuối và một lon nước Fanta ướp lạnh.
    u?c Milou s?a vo 06:37 ngy 02/12/2003
  2. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 23
    Bạch tuộc


    Thế lực của tối tăm
    L. Tôlstôi39


    Gần như không có rắc rối gì trong chuyến đi của tôi, trừ lúc xuống sân ga, bác Bảo Định nhờ tôi chuyển hộ mấy cái ***g chó ***g mèo nên tôi phải đặt cái xắc du lịch nặng chịch xuống ngay đường ke. Ngay lập tức, tay nhà sư đi sau huých vào vai tôi rồi nói:

    - A di đà Phật! Người nào việc nấy!

    Tôi đành xin lỗi bác Bảo Định rồi bỏ đi. Bác Bảo Định đứng ở cửa sổ chửi om lên bảo tôi:

    - Nhớ đấy nhé! Thằng lỏi! Rồi tao sẽ về mách ****** cho!

    Thật tình tôi cũng thấy hơi áy náy vì không giúp gì cho bác Bảo Định. Nhưng nhớ đến nhiệm vụ được giao, lỡ có ai xách nhầm hoặc cướp cái xắc du lịch của tôi bỏ chạy thì tôi nguy to! Kiểu gì thì tôi cũng sẽ rắc rối! Tôi bỗng thấy tay nhà sư có nét mặt trông giống với hoà thượng Thích Thanh Mừng có lý: ?oNgười nào việc nấy?. Đúng là trên thế gian này cũng không ai cứu được ai. Ai ai cũng là người khác, mỗi người là một riêng biệt, ?omột thực thể hữu hạn có cá tính?. Câu ?omột thực thể hữu hạn có cá tính? là tôi mượn lời của ông giáo sư trường Đảng cao cấp hôm giảng bài cho chúng tôi nghe ở trên hội trường. Vị giáo sư ba ba ấy rất hay nói chữ. Nhớ đến ông ta, tôi lại nhớ đến cái lớp học của tôi trong trường đại học. Quả thật, bọn sinh viên lớp tôi dù toàn là bọn chân đất mắt toét (ý tôi muốn nói chúng đều xuất thân từ nông thôn ra) và khá ngơ ngẩn nhưng chúng đều lương thiện và trong sáng ghê gớm. Kết luận này tôi rút ra được là sau những ngày mà tôi lang thang bụi bặm trên đường.

    Tôi tìm đến nhà ông Chu ở chợ Kỳ Lừa theo hướng dẫn của anh mặt sẹo từ dưới Hà Nội. Nhà ông Chu sát ngay gần chợ, có vẻ như một kho hàng hơn là nhà ở. Người ta dẫn tôi đi lên gác hai, ở đấy có những căn phòng thông vách với nhau, kê những cái phản cho nhiều người nằm. Trên vách, trên cột dán đầy những chữ Trung Hoa viết trên giấy hồng như ?oCung chúc Tân Xuân? hay ?oPhát tài thịnh vượng?. Chính giữa nhà là một chữ ?oPhúc? treo ngược viết theo lối ?otriện? rất đẹp. Tôi rất ngạc nhiên thấy ông chủ nhà (chắc là ông Chu) đang ngồi với anh mặt sẹo và tay nhà sư trên tàu. Tay nhà sư đã kịp bỏ bộ đồ tu hành để mặc bộ quần áo chàm xanh của người Tày. Hóa ra đấy chính là người đi theo dõi tôi suốt dọc đường đi! Thật đúng như truyện trinh thám Hồng Kông. Bây giờ tôi mới thấy ảnh hưởng của những băng hình phim chưởng hay phim trinh thám từ ngoại quốc tuồn vào lợi hại thế nào.

    Anh mặt sẹo thấy tôi thực hiện chuyến đi an toàn thì rất hài lòng. Hóa ra trong túi xách và ba-lô toàn là tiền mặt. Cả thảy có tới hơn ba tỉ đồng! Tôi chưa bao giờ trông thấy số tiền lớn thế. Anh mặt sẹo giao số tiền cho ông Chu và một cô có vẻ như quản gia của ông ta. Xong xuôi, ông Chu và anh mặt sẹo cùng nằm xuống giường, đầu kê lên chiếc gối xếp. Một người đàn ông để râu tóc dài cùng một cô gái bưng ra hai bộ bàn đèn để hút thuốc phiện. Người đàn ông để râu tóc dài bồi tiêm thuốc phiện. Ông ta vê vê điếu thuốc ở trên hai đầu ngón tay, trộn nó với nửa viên thuốc cảm rồi hơ chúng lên lửa nhiều lần làm thành một hòn bi nhỏ dẻo và bóng nhẫy. Hai đầu ngón tay ông ta to đến gấp đôi người thường và như đã hóa thành chai. Có lẽ ông ta đã từng bồi tiêm thuốc phiện hàng chục năm trời. Cô gái nâng dọc cần tẩu và châm lửa cho hai người hút. Ông Chu và anh mặt sẹo lần lượt thay nhau mỗi người hút tám điếu, ?obốn tiến, bốn lùi?. ?oBốn tiến? là bốn điếu thuốc phiện nguyên chất, còn ?obốn lùi? là sái của bốn điếu nguyên chất kia. Ông bồi tiêm giải thích cho tôi đấy là sái một, những con nghiện nghèo có thể còn hút đến cả sái ba, sái bốn. Sái một nhiều khi hút còn ngon hơn là điếu thuốc phiện nguyên chất. Ông ta hỏi tôi có muốn thử không nhưng tôi lắc đầu. Ông ta bảo:

    - Đúng rồi! Thanh niên bây giờ dùng ?otrắng? mới là sành điệu!

    Ông Chu và anh mặt sẹo ngồi dậy, ?ohãm? bằng một chén trà sâm nóng bỏng. Xong xuôi, cô gái đi ra bưng vào cho mỗi người một bát rượu nếp cẩm đỏ au. Bữa tiệc thuốc phiện kết thúc, lúc ấy họ mới bắt đầu trao đổi công việc với nhau.

    Ông Chu bảo người quản gia mang sổ sách ra giới thiệu mặt hàng với anh mặt sẹo. Ông Chu cố ép anh mặt sẹo lấy ?ohàng trắng? (tức là heroin) nhưng anh ta không chịu, nói rằng không bao giờ anh ta dính vào thứ hàng này vì muốn ?o?làm ăn yên ổn lâu dài?. Tôi thấy những thứ anh ta chọn lựa phần lớn đều là những hàng tiêu dùng, chủ yếu là vải vóc và những thứ cần cho nhà nông, có điều số lượng rất lớn, tựa như anh ta đảm nhiệm phân phối cho đến một nửa quốc gia!

    Ông Chu cho phép ?otay nhà sư? dẫn tôi đi chơi Lạng Sơn. Hóa ra anh ta là cháu ruột ông Chu, tên là Kiều. Anh ta tốt nghiệp đại học Lâm nghiệp nhưng bỏ nghề, ở nhà đi buôn.

    - Nhiều tiền và phiêu lưu lắm! ?" Anh ta bảo tôi ?" Thú hơn cái nghề trồng rừng rất nhiều.

    Chúng tôi vào chợ Kỳ Lừa rồi đi loanh quanh các phố. Kiều có vẻ quen với tất cả những tay lái xe ôm ở đấy. Họ đều mặc áo Nato, đội mũ cối, đi xe máy Minsk, sẵn sàng đi chở hàng lậu cả đêm lẫn ngày cho các ông chủ, bà chủ. Ở một số điểm tập kết, số lượng xe ôm có tới hàng trăm chiếc, trông hệt như một tiểu đoàn quân đội. Ngay cả những người lái xe ôm cũng không biết họ chở hàng chính xác cho ông chủ, bà chủ nào. Điểm đến, điểm đi chỉ được báo trước một giây trước khi xuất phát. Ở vùng núi hiểm trở, đội quân cửu vạn có tới hàng nghìn người gồng gánh, mang vác đi bộ len lỏi qua các đường mòn cheo leo, không làm sao kiểm soát họ được. Như có một con bạch tuộc vô hình lơ lửng ở đâu trên cao, đưa những cái vòi khủng khiếp thu gom hàng lại, rồi phân tán nó đi, suốt ngày suốt đêm không hề mệt mỏi.

    Thành phố Lạng Sơn nhan nhản những khách du lịch, khách đi buôn, khách vãng lai. Tất cả đều có vẻ bí hiểm và đáng ngờ. Bề ngoài thành phố có vẻ yên bình, thậm chí còn mến khách nữa nhưng bên trong là những tính toán, những sát phạt, những âm mưu hiểm độc chết người. Cảm giác ấy rất rõ trong tôi khi đi một vòng quanh trong thành phố.

    Kiều dẫn tôi đi ăn trong một tiệm ăn của một người quen. Món thịt vịt quay Lạng Sơn thật tuyệt. Tôi chén gần hết con vịt. Ăn xong, chủ nhà đãi chúng tôi heroin như món tráng miệng. Tôi hết sức ngạc nhiên thì Kiều bảo tôi:

    - Gần như quá nửa thanh niên ở thành phố này đều nghiện.

    Lạng Sơn! Thành phố bạch tuộc biên giới! Để cứu vãn nó, chắc người ta phải tốn sức tốn của không biết chừng nào.

    Kiều còn muốn dẫn tôi đi hát karaoke. ?oCó em rất xinh?. Anh ta bảo thế nhưng tôi từ chối, có lẽ vì tôi đang còn phê thuốc. Tôi đã bắt đầu thấy thích cái cảm giác bâng khuâng, lâng lâng của heroin, cái cảm giác mà không có thứ gì so sánh được với nó, có lẽ đến cả đàn bà.
    u?c Milou s?a vo 06:38 ngy 02/12/2003
  3. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 24
    Cơ hội của Chúa


    Có tôn giáo trong khôn ngoan và khôn ngoan trong tôn giáo.
    Laetence40


    Kiều đưa tôi về ngủ ở nhà ông Chu. Đêm đến, nhà ông Chu thực sự là một nhà trọ bình dân. Có tới hàng chục người nằm ngủ la liệt ở đó. Gần sáng, họ lại biến đi như bị ma bắt. Có lẽ phần lớn họ đều là những người đi buôn hay bán hàng ở chợ.

    Anh mặt sẹo đã đi khỏi nhà ông Chu từ tối hôm qua. Ông Chu gọi tôi dậy, đưa cho tôi một gói ?ohàng trắng ? nói rằng đó là tiền công của tôi. Ông ta bảo:

    - Mày mang nó về Hà Nội. Vứt đi cũng được chục triệu.

    Tôi không nghe nhưng ông ta không nói năng gì bỏ đi. Tôi đành giắt thứ hàng chết người ấy vào người rồi ?o phắn ?.

    Lạng Sơn không có gì quyến rũ tôi nên tôi tìm đường ra bến ô tô. Trên đường đi, tôi gặp lại toán giáo dân trên tàu hôm qua nên nhập bọn với họ. Họ đi theo một ông cha đạo tên là cha Thảo. Cha Thảo chừng 50 tuổi, người gày gò thấp bé trông giống như một giáo viên cấp Một trường làng. Cha Thảo rất vui tính, vừa đi vừa giảng giải lịch sử Lạng Sơn cho mọi người nghe, ông kể sự tích nàng Tô Thị, động Tam Thanh, Nhị Thanh nghe rất lý thú. Hóa ra con sông Kỳ Cùng là con sông rất đặc biệt, đây là con sông duy nhất ở Việt Nam chảy ngược. Tất cả hàng trăm, hàng ngìn con sông ở Việt Nam đều chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam rồi ra biển Đông, riêng con sông Kỳ Cùng lại chảy từ Nam lên Bắc.

    Chúng tôi đi vào nhà thờ Lạng Sơn. Nhà thờ này đã bị phá hủy từ thời chiến tranh, chuông nhà thờ được treo trên một cái cây cổ thụ. Người ta đang quyên góp tiền để xây dựng lại nhà thờ. Cha xứ ở đây đón tiếp chúng tôi rất tử tế, nghe nói ông ta đã từng du học ở Vatican. Cha xứ cho xem hình vẽ phối cảnh kiến trúc của ngôi nhà thờ tương lai. Tôi rất ngạc nhiên vì nó có hình mái vòm trông giống như một khu liên hợp thể dục thể thao hiện đại, có tầng hầm để ô tô chứ không giống như các ngôi nhà thờ có kiến trúc kiểu Gôtic khác thường thấy ở Việt Nam.

    Cha Thảo thay mặt cho giáo dân địa phận Bắc Giang trao tiền cho cha xứ Lạng Sơn. Mọi người đọc kinh Kính mừng rồi cùng uống nước, ăn hoa quả, chuyện trò vui vẻ. Cha xứ Lạng Sơn xin lỗi vì nghèo, điều kiện eo hẹp nên không thể tiếp khách được chu đáo hơn.


    Mọi người lên một chiếc ô tô ca để về. Tôi cũng được mời lên xe như họ. Trên xe, mọi người cùng hát Thánh ca. Tôi đúng như một con chiên ghẻ lạc bầy, lúng túng và rất khó xử.

    Cha Thảo có vẻ nhận ra sự lúng túng của tôi. Ông bảo tôi đến ngồi gần ông. Ông hỏi han tôi về bản thân và gia đình. Tôi phịa ra rằng tôi là anh em con bác con chú với con Huyền mờ ở làng đạo Hải Khoang. Hóa ra cha Thảo biết ông trùm Thịnh. Cộng đồng Ki tô hữu ở miền Bắc Việt Nam gần như đều biết nhau cả. Mọi người trong xe hỏi han tôi về con Huyền mờ, ai cũng ngậm ngùi thương cảm cho nó. Cha Thảo mời tôi về thăm nhà thờ của ông. Tôi đồng ý ngay vì thực ra tôi cũng chẳng có việc gì để làm. Tôi giống như cánh bèo trôi dạt trên dòng sông đời, thôi thì phó mặc, kệ theo ý Chúa.

    Nhà thờ Bẩm41 là một ngôi nhà thờ mới được xây dựng lại. Di tích của ngôi nhà thờ cũ làm từ năm 1927 nay chỉ còn có ngôi nhà chung là nơi cha Thảo đang ở. Nhà nguyện bị bom, còn mỗi một cái gác chuông. Năm 1998 người ta quyên góp tiền của để xây dựng lại nhà thờ. Tất cả vật liệu xây dựng nội thất bên trong đều là hàng Trung Quốc: từ viên gạch hoa đến những cửa sổ song sắt và các hàng ghế nhựa rẻ tiền. Không thể nói đây là một ngôi nhà thờ đẹp được vì cung cách ?o tân trang ? của nó có cái gì hơi trưởng giả và bóng bẩy quá. Tôi thích những ngôi nhà thờ cổ ở vùng Bùi Chu, Phát Diệm hơn. Trước đây, có lần tôi đi theo bố tôi đến vùng Bùi Chu, đi vào một số ngôi nhà thờ họ nhỏ nhắn, có ngôi làm từ nửa cuối thế kỷ XIX còn nguyên những hàng ghế gỗ ngày xưa. Những hàng ghế gỗ nứt nẻ, đen bóng vì đã chứng kiến không biết bao nhiêu lượt người ngồi đấy quỳ lạy gây cho tôi một sự xúc động ghê gớm. Những bức tường gạch mốc meo vì năm tháng, trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, lặng im một cách đớn đau khiến ai bước vào trong đấy ngắm nhìn cũng thấy mủi lòng thương cảm. Rất tiếc những ngôi nhà thờ này còn lại không nhiều, những ý định ?otân trang? cho nó có thể làm mất đi sự thiêng liêng và là mất đi ?omàu thời gian? là những thứ không phải một sớm một chiều có được.

    Niềm tin tôn giáo thật khó hiểu và sức mạnh của nó đôi khi phi phàm. Tôi đã đến xem người ta xây dựng nhà thờ Kiên Lao. Ngôi nhà thờ này trị giá khoảng năm triệu đô la, được làm ròng rã gần chục năm trời. Giữa một vùng nông thôn nghèo xác nghèo xơ, trường học không có, y tế thì không, đường xá thì lầy lội nhưng sáng sáng khi nghe tiếng chuông nguyện, giáo dân lại lũ lượt kéo nhau đến đóng gạch, luyện thép, xây cất. Cứ thế suốt ngày. Nhà thờ Kiên Lao được xây dựng phỏng theo nhà thờ Đức Mẹ Bùi Chu, thậm chí còn to hơn, cao hơn một chút. ?oKiến trúc sư? đều là những tay thợ xây ở làng, họ vẽ mô hình nhà thờ vào một tấm vải, đánh dấu kích thước bằng chữ Hán, hệt như một trăm năm trước vẫn làm. Xem bảng ?ocông đức? xây dựng nhà thờ, tôi ngạc nhiên thấy những gia đình nông dân đóng góp tới hàng chục lượng vàng, ngoại tệ duy nhất chỉ có 400 đô la do một Việt kiều vô danh ở Pháp gửi tặng. Niềm tin tôn giáo tự phát có một cái gì thật cảm động và ngu ngốc, liều lĩnh, thậm chí còn khiêu khích nữa... Tất cả những thứ đó trộn lẫn vào nhau khiến tôi không sao hiểu được. Bố tôi nói rằng trên đời có bốn phạm trù là tôn giáo, chính trị, phụ nữ và tiền bạc, đó là bốn lực lượng xã hội siêu nhiên mà người ta vừa phải kính trọng nó, vừa phải chịu đựng nó, nó vừa ban phước vừa gây tai họa cho con người, y hệt như những hiện tượng thiên nhiên xảy ra trên trái đất này.

    Cha Thảo rất tự hào vì những việc mình làm ở đây. Ông dẫn tôi vào xem những lớp mẫu giáo do ông lập ra. Ở đấy có cả một phòng vi tính cho thanh niên học miễn phí. Trước nhà chung là một khuôn viên cây cảnh, đằng sau có dãy chuồng lợn đến hơn chục con. Ý thức tập hợp cộng đồng Kitô hữu của ông cha đạo bé nhỏ, người sắt lại như chỉ còn là biểu tượng ý chí khiến tôi sợ hãi. Cha Thảo cho biết vào năm 1956, giáo dân ở đây chỉ có 24 gia đình nhưng nay đã có tám trăm nghìn hộ với hơn một triệu tín đồ.

    Tôi kể cho cha Thảo nghe chuyện ông sư Hạnh ở một ngôi chùa ven bờ Hồ Tây Hà Nội. Sư Hạnh ít học, giỏi võ, đọc kinh còn nhịu nhưng rất biết giữ gìn đạo hạnh. Ngôi chùa cổ hoang phế nhiều năm là nơi trú ngụ của trộm cướp, có thời người ta còn dùng làm kho vật liệu của Công ty cá Hồ Tây. Sư Hạnh về chùa một mình dọn dẹp đánh nhau với dân xung quanh lấn chiếm đất chùa, một mình xách côn đi đến những ngôi chùa nội thành khá giả xin ?ovay? tiền công đức của các hòa thượng trụ trì ở đó. Mang tiền về, sư Hạnh thuê thợ sửa chữa lại chùa. Bảy năm trời liền ngôi chùa bỏ hoang dần dần được tu tạo lại. Sư Hạnh bị người ta chỉ trích gọi là ?osư hổ mang?, ?osư tử?, ?osư ăn thịt chó?. Sư Hạnh chỉ cười, ngồi uống rượu suông chửi đổng.

    Cha Thảo cười bảo tôi: ?o Con đường tu thân của bậc thánh nhân không phải ai cũng hiểu được. Có câu ?oPhật ở nơi không có Phật?. Đức Chúa Jesus Critx còn bị đầy ải ra khỏi quê hương... Thế con tưởng ta ở đây không bị mọi người rủa xả hay sao? Nhiều lần uất hận chỉ muốn liều thân nhưng rồi lại nghĩ mình cứ làm việc mình đi. Có phúc có phần. Cơ hội của Chúa chia đều trên cõi nhân gian...?

    Buổi tối, tôi dự một buổi lễ trên nhà nguyện. Giáo dân lác đác đến dự lễ. Những cô gái quê vừa đi vừa mặc vội chiếc áo dài trắng, tất tả xếp hàng vào lễ. Giữa một vùng quê yên tĩnh, những lời đọc kinh râm ran có một cái gì âm u huyền ảo lạ lùng.Tan buổi chầu, mấy người đàn ông ra sân nhà thờ ngồi lại tập kèn. Có lẽ đây là đội kèn đồng đang tập luyện cho ngày lễ trọng.

    Đêm về, cha Thảo mời tôi ăn cơm rồi nghỉ ở trong nhà khách. Tôi trằn trọc không ngủ được. Gần sáng, tôi thèm heroin ghê gớm. Tôi bèn ngồi dậy, mở gói ?ohàng trắng? ra xem. Tôi lấy một chút bột nhỏ rồi châm lửa để hít. Ngay lúc ấy, cửa bật mở ra, cha Thảo và hai người đàn ông lực lưỡng bước vào! Chúa không cho tôi cơ hội nào cả! Tôi bị người ta tống ra khỏi làng ngay trong đêm tối. Hai người đàn ông lực lưỡng ?odẫn độ? tôi đến tận sát đường quốc lộ. Họ xỉ vả tôi thậm tệ, gọi tôi là quỷ Satan mang tai họa đến gieo rắc cho họ đạo. Tôi rất buồn rầu, không biết phân trần ra sao.

    Thì tôi vẫn nói gốc gác nguyên thủy của tôi là quỷ Satan mà lại!

    Tôi biết đi đâu về đâu trong ?ocõi nhân gian bé tí? này?
    u?c Milou s?a vo 06:38 ngy 02/12/2003
  4. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 25
    Anh hùng = Thi sĩ


    Thi sĩ à? Đấy có phải là anh chàng dở hơi kia không?
    Lời người qua đường.


    Tôi ngồi ở ven đường, buồn quá lại giở heroin ra hít. Với số thuốc này, có lẽ tôi dùng đến nửa năm trời mới hết. Nửa tỉnh nửa mê, tôi có cảm giác như mình lạc vào một thế giới khác. Tôi thấy tôi đứng trên bục hội trường giảng bài cho sinh viên nghe.

    - Thưa các vị, chẳng ai hiểu cóc khô gì...

    Tôi nói như thế và mọi người vỗ tay ran lên. Tôi nói về những ngộ nhận của con người ta trong đời. Ngộ nhận thứ nhất chính là nền giáo dục tai hại ở trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Gần nửa đời người, bị những lời ru của mẹ, những lời giáo huấn của cha và chỉ dẫn của những người đi trước, cộng với những kiến thức vô bổ ở các trường học, con người tự nhiên bị khoác vào mình bao nhiêu định kiến. Thật ra những kiến thức đấy chỉ nhằm trang bị cho người ta sống phù hợp với một khuôn khổ xã hội chật hẹp đúng với cơ chế chính trị hiện hành mong muốn mà thôi. Đổi mới hoàn cảnh trong không gian khác, thời gian khác với một cơ chế chính trị khác đi, con người gần như phải làm lại từ đầu. Điều mà chúng ta tưởng bở là ?okiến thức? ấy thực ra cực kỳ vớ vẩn, phiến diện, thậm chí còn hủ bại nữa. Người nào trung thành với nó thì chỉ suốt đời sống trong thế giới quan và nhân sinh quan ?o giáo khoa thư?. Càng được giáo dục, con người càng bị lúng túng, bản năng tự nhiên tuyệt vời gần như bị che lấp hoàn toàn, không được bộc lộ. ?oTrở lại bản lai diện mục? chỉ là câu nói trăng trối nghẹn ngào nuối tiếc của người sắp chết mà thôi. Khi còn sống, không ai trong số chúng ta biết rõ ?obản lai diện mục? của mình là gì, từ bậc đế vương cho đến gã dân cày đều như thế hết. Ngộ nhận thứ hai chính là ngộ nhận giới tính. Khi Thượng Đế sinh ra anh là đàn ông, chị là đàn bà tức là đã đặt giả thiết cho cuộc đời anh hay chị. Cuộc đời chúng ta là quá trình chứng minh cho cái giả thiết phiến diện kia của Thượng Đế và hầu hết đều bất cập, đều chứng minh sai. Khi còn trẻ, cái mà chúng ta gọi là tình yêu thực sự chỉ là bản năng ********. Do thiếu kinh nghiệm sống, người ta đã đặt vào đấy quá nhiều hy vọng hay lý tưởng sống, bởi thế bi kịch sẽ là tất yếu cho tất cả mọi tình yêu. Do luôn bất cập, bản chất của giới tính là loạn luân ?" và kết cục của loạn luân cũng lại là bi kịch. Kết cấu gia đình chỉ là kinh nghiệm sinh tồn cho việc duy trì nòi giống. Không phải tự dưng đạo Phật cho bố mẹ chỉ là ?onhà trọ? của con cái, đây là bài học nước mắt chảy xuôi cho tất cả các bậc phụ mẫu trên thế gian này. Mặc dầu tiến hóa đến đâu nhưng riêng lĩnh vực giới tính, con người không tiến hóa được thêm bước nào so với những người nguyên thủy. Ảo tưởng về một tình yêu chung thủy vĩnh viễn là điều nực cười nhất trong các hài kịch cuộc đời. Sự hòa hợp giới tính chỉ mang tính chất tạm thời, cục bộ giống như tiếp tuyến của các đường thẳng với các đường tròn trong hình học không gian. Những giây phút hạnh phúc nhất bao giờ cũng ngắn ngủi và tạm bợ, những vectơ âm dương lại đẩy nhau ra trong cái cõi cô đơn mênh mông của mỗi kiếp người. Ngộ nhận thứ ba chính là ngộ nhận về cái chết. Khi còn trẻ, con người tưởng bở là sống vĩnh viễn, ảo tưởng về sức mạnh con người, phung phí cuộc sống. Thực ra, cái chết rình rập con người ngay từ khi bắt đầu sự sống. Nó có thể đến bất ngờ phụt tắt như bóng đèn kia. Ý thức về cái chết chỉ đến khi người ta đã nằm trong tay thần Chết. Khi người nào ý thức được nó thì coi như anh ta cũng đã chết rồi. ?oNgười chết cai trị người sống? là một chân lý đớn đau, thảm thiết nhất mà con người chúng ta hứng chịu.

    Tôi đứng trên bục hội trường và nói liên miên. Mái nhà hội trường mở ra trên đầu tôi. Bọn sinh viên reo hò không ngớt. Vị giáo sư ba ba bị ấn xuống ghế, chân tay giãy giụa lung tung. Con Liên lùn chạy đến hôn tôi vào má, cái kính của nó rơi ra và bị ai đó giẫm vào.

    - Hoan hô Khuê! Hoan hô Khuê!

    Tôi bị công kênh đi khắp hội trường rồi bị vứt vuống bậc cửa ra vào. Tôi thấy đau nhói ở hông và bừng tỉnh dậy, nhận ra tôi đang nằm ở ven đường quốc lộ.

    Tôi đứng dậy, khập khiễng bước đi. Ngay lúc ấy một chiếc xe ô tô chở hàng chạy vút qua. Tôi đuổi theo, bám được vào sau thùng xe. Tôi rúc vào đấy, nằm lăn ra trên đống hàng chẳng biết là hàng gì và ngủ thiếp đi.

    Khi tôi tỉnh dậy thì thấy xe đỗ ở một ngã ba. Tôi nhìn biển hiệu bên đường và biết đây đang ở địa phận của cảng Đình Vũ Hải Phòng. Heroin đã làm tôi kiệt hết sức lực. Nó lại đòi tôi và tôi biết rằng tôi không còn kiểm soát được mình. Tôi lại ngồi dậy hít tiếp thêm một liều nữa.

    Khi tôi đang phê thuốc thì người lái xe mở cửa thùng xe, nhận ra tôi. Ngay lập tức, tôi bị kéo xuống và rất nhiều người xông vào đánh tôi nhừ tử. Gói ?o hàng trắng? tung ra khiến tôi càng thêm nguy khốn.

    - Đánh chết nó đi!

    - Đánh chết thằng nghiện!

    Ngay lúc ấy một người xông vào cứu tôi. Đấy là một người đàn ông to khỏe, bặm trợn, khuôn mặt đỏ hồng như mặt Quan Công. Tôi nhận ra đó là một người quen: bác Nhan Như Ngọc42, một nhà thơ bạn của bố tôi.

    *******c đuổi những người đánh tôi lui ra, kéo tôi ra khỏi đống bùn. Bác chửi ầm lên khi người lái xe còn định xông vào đánh tiếp.

    Về bác Nhan Như Ngọc thì đấy là một chuyện dài.

    Cách đây mười năm, bố tôi khi ấy đã là một nhà văn thành danh và rất nổi tiếng. Một hôm có một vị khách đến chơi nhà tôi. Bác ấy nói ở xa đến, nghe danh bố tôi nên muốn tìm đến đàm đạo văn chương. Bố tôi mời khách ở lại ăn cơm. Hai người cùng trò chuyện và khá tâm đắc. Đêm ấy hai người cùng thức thâu đêm. Cuộc nói chuyện nhiều khi khá gay gắt. Bác ấy xưng là nhà thơ, tên bác ấy là Nhan Như Ngọc.

    - Thế ông nghĩ thế nào là nhà thơ?

    - Có ba loại - Bố tôi đáp - Loại một là các thiên thần. Họ vụt đến vụt đi và để lại những bài thơ, những câu thơ thiên thần. ?oNhưng chưa chi chiều đã tắt?. Trong đời người, ai cũng có một giai đoạn thiên thần. Đấy là khi người ta trẻ trung, là trai tân. Khi ấy, những câu thơ vụt đến như những bổng lộc thần linh.

    - Còn loại hai?

    - Là thơ của những người khởi nghĩa, của lửa, của những nhà cách mạng xã hội. Khởi nghĩa với cả tình yêu, với đàn bà, với cái ác, cái tẻ nhạt, tầm thường, dung tục... với khá nhiều thứ - để biểu dương cái chí. Đó là ?othi ngôn chí?: làm thơ để nói cái chí của mình. Đa số là chí tình, chí nghĩa, chí thanh cao. Những nhà cách mạng xã hội, những anh hùng đa số đều là nhà thơ.

    - Còn loại ba?

    - Loại ba không nói làm gì, nó viển vông, suy đồi, điếm đàng, đểu, say rượu, đa dâm, hạ lưu.

    *******c lại hỏi:

    - Thế thơ là gì?

    Bố tôi đáp:

    - Thơ là mẹ của mọi thể loại văn học, thậm chí là mẹ của mọi hình thức sáng tạo: của chính trị, của toán, của nấu ăn, của hội họa, của ?omốt?, của rất nhiều thứ. Người nào không thơ giống như một kẻ mồ côi: ?omồ côi mẹ liếm lá đầu đường?.

    - Con người trông cậy được gì vào thơ?

    - Tùy! - Bố tôi nói ?" Thơ không bao giờ là một sự nghiệp. Mẹ không bao giờ là một sự nghiệp của con.

    *******c ngồi im, vẻ rất căng thẳng. Bỗng nhiên bác cười ha hả bảo với bố tôi:

    - Thơ là ma quỷ ám vào! Có tay nhà thơ suốt ngày làm thơ, cái gì cũng thơ, lúc nào cũng thơ. Vợ hắn bực tức, không sao chịu nổi. Tay nhà thơ này mới có thơ rằng:

    ?o Vợ tôi nửa dại nửa khôn
    Hôm qua nó bảo: Dí l... vào thơ
    Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ
    Hôm nay lại bảo: Dí thơ vào l...?

    Cả hai cười ngất. *******c đọc cho bố tôi nghe những bài thơ của bác. Bố tôi khuyên bác nên chọn lọc để in. Gần một tháng ròng, *******c ở luôn nhà tôi để làm việc ấy.

    Bố tôi rất quý *******c. *******c rất ngông, nhiều khi làm cả những việc oái oăm điên rồ, có khi cãi lộn với người hàng xóm chẳng ra sao cả. Lúc ấy bố tôi lại nói:

    - Thi sĩ mà! Phải ngông chứ!

    Bố tôi nói đùa *******c có ?ocái mặt ăn quan?, quan chức rất sợ và nể bác ấy. *******c đi lại trong chốn công đường, công sở như không. Rất nhiều quan chức cao cấp bạn bè với bác. Bố tôi giảng giải:

    - Phải thừa nhận đa số những tay quan chức cũng là những tay anh hùng. Họ lọc lõi, ghê gớm. Chỉ các thi sĩ mới đáng để họ trông lên. Thi sĩ với anh hùng, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Dĩ nhiên, đây là nói đến những thi sĩ, anh hùng xịn.

    Bác Nhan Như Ngọc chơi với bố tôi, cả hai vẫn trêu nhau là Bá Nha với Tử Kỳ, khi đùa nhả lại bảo là ?omèo mả gà đồng? hay ?ongưu tầm ngưu, mã tầm mã?. Sau đó lại uống rượu say rồi cười ha hả với nhau.

    *******c nhận ra tôi, quát nhặng xị lên. Bác bảo:

    - Con ơi... Mày dính đến ma túy là thôi mày chết! Không ai cứu được! Chỉ có tự mày phải cứu mày thôi.

    Tôi hoàn toàn không còn kiểm soát được mình. Tôi lơ lửng như ở trong mơ. Tôi thấy mình bị đẩy lên xe ô tô chở đi đâu đó. Rồi tôi thấy mình bị chuyển lên một chiếc xuồng máy tông thẳng ra biển. Trời đen như mực, tiếng sóng biển đều đều nghe rất xa xôi. Cứ thế lâu lắm. Khi tôi tỉnh dậy, tôi bỗng thấy mình trơ trọi nằm trên một hòn đảo hoang không một bóng người.
    u?c Milou s?a vo 06:39 ngy 02/12/2003
  5. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 26
    Robinson Crusoe


    Robinson! Robinson! Robinson Crusoe! T¹i sao mµy l¹i ë ®©y?...
    Daniel DeFoe43


    Cái ông nhà thơ điên rồ thả tôi xuống giữa đảo hoang, tôi không biết đây là đâu, ở địa phận nào. Bên cạnh tôi chỉ có mấy thứ tối thiểu phục vụ sinh hoạt: một cái chăn, một cái nồi, con dao, cái bật lửa... Tiền không, gạo không, tôi chẳng có thứ gì đáng kể trên người. Nhìn ra xung quanh bốn bề chỉ là biển cả mênh mông. Tôi hiểu thế là tôi bị đẩy vào một tình thế hoặc phải chết, hoặc phải đấu tranh để tự tồn tại, để sống.

    Câu chuyện về Robinson Crusoe kích thích tôi kinh khủng. Hồi bé tôi từng đọc cuốn truyện của nhà văn Daniel DeFoe nhiều lần và tôi rất thích. Đúng là tiểu thuyết! Một chuyện bịa đặt hoàn toàn nhưng lại hấp dẫn kinh người. Số phận oái oăm, tôi không ngờ giờ đây tôi lại lâm vào tình trạng giống như anh chàng Robinson Crusoe xấu số đó.

    Giống như Robinson Crusoe, công việc đầu tiên của tôi là dạo thử một vòng xem hòn đảo này có gì. Đây là một hòn núi đá nhô lên giữa biển, hiểm trở kinh người. Trông ra xa, tôi nhận thấy có rất nhiều hòn đảo như vậy. Như thế, tức là tôi đang ở trên một hòn đảo nào đó trong khu vực vịnh Hạ Long ?" Cát Bà. Mặc dầu dốt về địa lý nhưng tôi cũng biết đây là một vùng vịnh biển đặc sắc nhất ở Việt Nam và thế giới, có tới hơn 1700 hòn đảo lớn nhỏ.

    Hòn đảo mà tôi đứng đây hẳn gần với khu vực đảo Cát Bà, Cát Hải hơn là vịnh Hạ Long. Buổi tối, còn nhìn thấy cả ánh đèn điện phía xa xa, có vẻ ở đó là đảo Cát Bà hoặc đảo Tuần Châu là những trung tâm du lịch sầm uất.

    Hòn đảo mà tôi ở có lẽ đúng là không có người thật. Tôi không biết bên kia đảo (tức là bên kia dãy núi đá vôi) có người hay không nhưng suốt một chặng đường dài chừng một cây số bên này thì chẳng có bóng dáng một ngôi nhà nào. Không có dấu vết canh tác gì ở đây vì đúng là núi đá thì khó mà trồng trọt được gì. Những chỗ nào có đất thì đều thấy ở đấy mọc lên vô số những cây đu đủ (sau này tôi biết dân ở vùng vịnh đảo gọi đây là cây thầu dầu). Những quả đu đủ không to lắm nhưng quả nào chín thì rất ngọt. Cây cối trên hòn đảo này không phong phú gì cho lắm, không có cây to, cổ thụ, chỉ thấy toàn những cây trông giống như cây si, cây sao. Đa số là cây thân gai, cây chó đẻ.

    Ở trên núi cao quạ nhiều vô kể. Có lẽ đây là xứ sở của quạ. Khu vực Cát Bà ?" Cát Hải là những cảng cá nên có rất nhiều cá chết. Chắc bọn quạ vẫn bay về đấy ?ođi chợ?, đánh chén no nê sau đó lại bay về đây trú ngụ.

    Gần biển có rất nhiều hang đá khá đẹp nhưng tôi rất sợ ở đấy. Có thể khi thủy triều lên hoặc khi mưa bão, những hang đá đó sẽ bị ngập trong lòng biển.

    Tôi đi lang thang, cố tìm cho được một chỗ để ngủ qua đêm rồi sẽ tính sau. Một sức mạnh sinh tồn bản năng thế nào đấy thức dậy trong tôi khiến tôi không thấy sợ, cũng không thấy tuyệt vọng. Thậm chí tôi cũng không có cảm giác thèm heroin như khi ở trên đất liền, ở ?o thế giới văn minh?. Có thể vì tôi còn trẻ, mới hai mươi tuổi. Vả lại, rõ ràng là tôi vẫn đang ý thức được, ma túy không thể đánh gục nổi tôi. Gì thì gì, tôi cũng vẫn là một người được ?ohưởng thụ nền giáo dục cao cấp? cơ mà!

    Cuối cùng thì tôi cũng tìm được một chỗ như ý trên lưng chừng núi đá. Ở đây có thể quan sát ra xa, đồng thời xuống biển cũng gần. Điều tuyệt vời chỗ này là một hốc đá khá phẳng có thể nằm được, nếu đứng dậy thì phải đứng lom khom nhưng cũng không sao. Nhược điểm duy nhất của hốc đá này là không có ?obình phong? nên gió thổi vào rất ác. Tôi phải hì hục xếp một bức tường đá để chắn trước cửa cho đỡ gió.

    Những quả đu đủ chín là thực phẩm của tôi. Bọn quạ ở đây rất dạn dĩ, nhiều khi chúng bay sà đến trước mặt tôi như khiêu khích. Nếu tôi đuổi chúng, chúng kêu lên những tiếng ?oquạ, quạ? đinh tai nhức óc rồi bay lên phía cao trên núi.

    Tôi không biết trên đảo này có thú hay không? Chắc núi đá như thế này thì không thể có những con thú to như hổ, gấu được... Có thể có rắn và đấy là thứ mà tôi rất sợ. Để cho cẩn thận, tôi kiểm tra xung quanh chỗ ngủ của tôi, dùng dao phát quang những cây gai và cây chó đẻ. Tôi đốt một đống lửa nhỏ rồi chui vào chăn nằm.

    Đây là lần đầu tiên trong đời tôi ?otự phê phán? ?" nói cho văn hoa tức là ?otự mình đối diện với bản thân mình?. Tôi suy nghĩ rất lung, suy nghĩ về tất cả.

    Này, nhưng có cần kể ra tất cả những suy nghĩ ấy hay không? Tôi, tôi chẳng ân hận gì về những việc tôi đã làm. Có lẽ tôi chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống của tôi. Nếu con người là ?otổng hòa các mối quan hệ xã hội? thì bất hạnh thay, tôi có lẽ là một cái ?onốt? nhạy cảm hơi quá đáng. Do đó giờ đây tôi mới phải một mình trên hoang đảo này. ?oMột mình sống giữa quạnh hiu. Còn hơn hiu quạnh giữa người thân thương?. Không biết ai đã nói ra câu ấy. Tự dưng tôi hiểu ra ý nghĩa thâm thúy trong cuốn sách của Daniel DeFoe. Robinson Crusoe trên hoang đảo không phải chỉ là một truyện phiêu lưu mua vui, nó là tiếng nói ?okhông? với thế giới con người ích kỷ, với cuộc đời tang thương của kiếp người cứ tưởng bở là có ý nghĩa gì cho lắm. Xin lỗi, kể cả bố tôi ?oông nhà văn danh tiếng?, thằng anh trai tôi ?onhà điêu khắc tương lai?, của bác Trạch ?" chuyên gia máy vi tính mặc quần sooc, của con Dung cận, con Liên lùn... hay những người mà tôi quen biết. Cái thế giới thanh bình giả tạo với ti tỉ những phong tục tập quán, với những tiện nghi, những đạo lý thành văn và bất thành văn cố gắng trói buộc con người không chóng thì chày rồi cũng bị tấn công bởi nạn khủng bố, bởi ma túy hoặc thứ gì gần giống như thế. Tự nó không bị tấn công thì nó cũng sẽ hủy hoại nó, cũng thối rữa ra... Nó phải được rửa ráy lại, tự nó phải trục độc từ trong máu nó, nó phải rà lại những giá trị mà nó có được chứ đừng tưởng bở rằng mọi thứ sẽ là bất biến, sẽ là vĩnh cửu.

    Tôi đứng đây giữa đảo hoang, trên trời xanh, giữa biển xanh. Đây là lần đầu tiên trong đời mình, tôi cảm giác được giá trị sự sống, tôi tự tin vào mình hơn hết. Mẹ khỉ, tôi đúng là Robinson Crusoe!
    CHƯƠNG 27
    Những người chất phác


    Bao nhiêu là thứ bùa mê
    Vẫn không bằng được nhà quê của mình
    Đồng Đức Bốn
    Con người tự do: luôn luôn bạn thích biển.
    Ch.Baudelaire44



    Tôi xuống biển tắm, tìm cách bắt cá vì cá rất nhiều. Tôi không có kinh nghiệm nên loay hoay cả buổi sáng mà không bắt được con cá nào. Tôi đói, không thể chén toàn đu đủ mà sống được. Nó làm tôi bị đi ngoài, bị kiệt sức. Tôi trèo lên núi, cố gắng tìm ra thứ gì ăn được. Mãi về sau, tôi mới tìm ra được mấy cây khoai sọ nhưng củ của chúng đều non. Tôi cũng tìm ra được một số tổ chim có trứng, không biết đây là tổ quạ, tổ chim sâu hay là chim gì. Tôi cóc cần, miễn là ăn vào không chết là được. Tôi cho vào nồi luộc ráo cả lên, trệu trạo nhai nuốt. Cái nồi mà ông nhà thơ vứt cho tôi chắc là xin được ở trên cái thuyền, cái bè nào đó. Nó là cái xoong nhôm cũ méo mó, được cái còn chưa bị thủng. Ở trên núi có một khe nước rất trong. Chắc đây là chỗ duy nhất có nước ngọt ở đảo. Tôi nhìn kỹ xung quanh, thấy có nhiều vết chân thú và có cả vết chân người.

    Tôi không thấy sợ bị bỏ rơi ở đây vì thỉnh thoảng tôi vẫn còn nhìn thấy có ca nô chở khách du lịch đi thăm vịnh ở phía xa xa. Có cả những thuyền câu mực và đánh cá nữa. Tôi hy vọng nếu có chiếc thuyền nào đi lại gần đảo thì họ sẽ phát hiện ra tôi. Tôi không thể chết ở đây được, trừ phi tôi gặp rủi ro như bị ngã từ trên núi đá xuống biển hoặc bị rắn cắn.

    Một buổi trưa nọ tôi ngủ thiếp đi. Đang ngủ thì tôi giật mình nghe tiếng loạt soạt xung quanh. Tôi chồm ngay dậy vớ lấy con dao. Trước mặt tôi là một ông già cao lớn tay cầm dao quắm trông rất phong trần. Ông già cười:

    - Bắt được thằng ăn trộm thầu dầu đây rồi!

    Chúng tôi làm quen nhau. Tôi rất cảm ơn vì ông già không hỏi han lí do gì mà tôi lại ở đây một mình. Ông già nói tên là Hào, làm công nhân môi trường trên đảo Cát Bà, hôm nay sang đây thu hoạch đu đủ. Hóa ra những cây đu đủ trên núi là do ông trồng.

    Ông Hào bảo tôi:

    - Chú ở đây không ổn. Mưa gió thì không ở được. Tôi có cái chòi ở bên kia đảo, ở đấy tôi thả mấy con dê. Có gì sang đấy mà ở.

    Ông Hào và tôi dọn đồ xuống cái thuyền tre mà dân ở đây gọi là cái mủng. Ông Hào chèo thuyền đưa tôi về phía bên kia đảo. Ở bên đó bằng phẳng hơn bên này, lại có cả một bãi cát nhỏ rộng chừng 200 mét vuông tuyệt đẹp. Ông Hào dựng ở đây một cái lán nhỏ, có hàng rào vây xung quanh.

    Ông Hào bảo tôi:

    - Tôi nuôi mười sáu con dê, cứ thả cho nó sống tự nhiên. Ở đây không có thú rừng nào hết nên không sợ. Tôi ở bên đảo Cát Bà, cứ vài ba ngày thì tôi lại đi ra đây một lần.

    Trong lán ông Hào cũng còn ít gạo và muối, ông Hào bảo tôi cứ lấy mà dùng. Ông Hào hỏi tôi:

    - Chú định ở đây lâu không?

    Tôi trả lời rằng tôi muốn ở đây chữa bệnh, sống với thiên nhiên một thời gian dài. Nếu khỏe hẳn lên tôi sẽ đi làm công việc gì đấy để tự kiếm sống.

    Ông Hào bảo:

    - Tốt lắm! Nhưng muốn sống ở đây phải kiếm được cái mủng. Cái mủng là phương tiện đi lại, cũng là phương tiện kiếm sống, nó như cái xe máy, xe đạp ở trên đất liền. Có cái mủng, chú có thể đi về Cát Bà, Cát Hải hay đi Tuần Châu cũng được. Nhà tôi còn có một cái mủng cũ, có gì tôi sẽ mang cho chú mượn.

    Ông Hào đi về, để tôi ở lại. Ông Hào đúng là ?oquý nhân phù trợ?, là ?ophúc thiện tinh? của tôi. Hôm sau ông lại đến, mang theo một cái mủng cũ. Ông dạy tôi cách lái mủng. Tôi học nó rất nhanh. Lái mủng không phải là dễ, nhất là khi có sóng to. Sau hơn một ngày xoay xở, tôi đã bắt đầu điều khiển cái mủng như ý muốn.

    Có cái mủng, tôi chủ động hơn và không còn sợ bị chết đói. Tôi lái mủng vào vịnh Cát Bà, làm quen với các cư dân ở đây.

    Cát Bà là một vịnh lớn, ở đây neo đậu hàng trăm chiếc thuyền đánh cá từ các nơi đổ về: từ Quảng Ninh xuống, từ Thủy Nguyên Hải Phòng ra, có rất nhiều cái từ Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Đà Nẵng đến... Thỉnh thoảng cũng có vài cái thuyền Trung Quốc đến xin neo đậu. Trên bờ có một xưởng làm đá ướp lạnh và một chợ cá khá sầm uất. Gần đây, huyện đảo Cát Bà mở mang du lịch nên có khá nhiều thuyền bè du lịch chở khách đi lại tham quan trong vịnh.

    Có khoảng chừng vài trăm cái mủng làm việc chuyên chở người và hàng hóa đi lại trong vịnh Cát Bà. Có nhiều gia đình cả bố mẹ, con cháu đều làm nghề này, ăn uống, sinh hoạt tất tật đều ở trên mủng.
    Hàng trăm cái mủng neo đậu thành một xóm nhỏ ở trên mặt vịnh. Có người làm bè để sống trên đó. Lại có những tàu chuyên bán nước ngọt. Gần như trên bờ có nghề ngỗng gì thì những cư dân sống ở trên vịnh cũng có nghề ngỗng như vậy: có người chuyên bán tạp hóa, có người chuyên bán rau quả, thậm chí có người chuyên đi thu mua phế liệu như sắt vụn, vỏ chai hoặc đồ nhựa hỏng.
    Những khi có thuyền cá về thì hàng chục cái mủng bu lại xung quanh. Người mua, người bán phân loại cua, cá, tôm, mực: loại tốt mang đi bán cho cửa hàng xuất khẩu hoặc các cửa hàng chuyên bán đặc sản trên bờ, loại thường mang đi lên chợ.
    Tôi hòa nhập với những người ở đây rất nhanh. Loay hoay, khi thì chở khách, khi thì chở hàng, mỗi ngày cũng kiếm được đủ tiền mua gạo, mua thức ăn. Lần đầu tiên trong đời, tôi nhận ra giá trị đồng tiền mà mình kiếm được. Tôi rất nể phục vài người ở đây như ông Cẩn, như chị Nga hay chú Thăng.
    Ông Cẩn đã già, làm nghề lái mủng từ nhỏ. Đời ông, đời cha cũng đều sống ở vịnh này. Ông Cẩn có cả một đại gia đình có tới hơn bốn chục người con cháu. Ban ngày đi làm, buổi tối mọi người quây lại bên nhau. Dù sống kham khổ và chẳng nhiều tiền nhưng không thấy mọi người trong đại gia đình ấy cãi nhau bao giờ. Có con cá, con mực gì ngon, những người con lại dành phần mang biếu bố mẹ. Gia đình ông Cẩn gửi tiền về quê trong Thanh Hóa đóng góp tiền xây dựng đình làng tới cả năm chục triệu đồng có dư. Rất có thể số tiền ấy bọn nha lại, hương lý ở quê chén sạch cũng nên, chúng không hề biết ở đây gia đình ông Cẩn đã phải vất vả, cực nhọc thế nào.
    Chị Nga quê ở Thủy Nguyên, Hải Phòng. Chồng chết để lại mẹ già với hai đứa con. Chị Nga ra vịnh Cát Bà kiếm sống, hàng tháng gửi tiền về quê nuôi mẹ, nuôi con. Mùa hè đông khách, có khi chị lái mủng suốt đêm không ngủ.
    Chú Thăng là thương binh cụt cả hai chân. Ngồi lái mủng, chú có thể lái nhanh hơn cả người lành lặn khỏe mạnh. Chú rất tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người nếu ai nhờ cậy, chẳng nề hà gì.
    Những người sống ở trên vịnh thật chất phác. Có lẽ thiên nhiên đã dạy cho họ những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống. Trước thiên nhiên, con người thật bé nhỏ. Chỉ có chân thực thôi mới được thiên nhiên chấp nhận. Còn thủ đoạn, dối trá, loanh quanh sẽ chỉ chuốc vào cho mình tai họa.
    Tôi sống ở đảo, thấy mình khỏe ra và thấy mình suy nghĩ đơn giản hơn về cuộc sống. Cái quá khứ trên bờ, cái nhịp sống nhốn nháo ở thành phố với đầy rẫy cạm bẫy hư vinh giả tạo khiến tôi lộn mửa.
    I don''''t know! I don''''t know! Tôi không biết! Tôi không biết tôi có đi đúng đường không?
    u?c Milou s?a vo 06:43 ngy 02/12/2003
  6. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 28
    Những cái chết chất phác

    Làm người hữu ích, cho tôi luôn luôn là một cái gì bỉ ổi.
    Ch. Baudelaire
    Ông Hào có hai con trai, vợ mất từ sáu năm nay. Người con trai đầu của ông Hào sống ở trong rừng Cát Bà với bố, vẫn hay đi săn chim, bẫy thú. Anh có vợ và bốn đứa con, anh là chuyên gia bắt trăn, bắt rắn ở rừng. Có lần anh bắt sống được con trăn nặng tới 28 cân. Thường khi bắt rắn anh chỉ xoa lên tay một thứ dầu tự chế bằng lá cây rồi tóm đuôi nó, quay cho con rắn lử ra rồi cho vào rọ. Một lần vào rừng anh bắt được một đõ ong khoái. Đõ ong này ngâm rượu uống thì hết chê, có thể chữa được bệnh đau lưng, thấp khớp. Trên đường về, anh gặp phải con rắn hổ mang. Con này rất to, nặng tới 4 cân. Tiếc của, mặc dầu một tay còn cầm đõ ong, anh vẫn dùng tay kia bắt rắn. Con rắn cuộn một vòng tròn trên tay anh. Cứ thế, một tay đõ ong, một tay con rắn, anh hối hả chạy về để nhờ người giúp. Gần đến nhà, con rắn cuộn tròn xiết chặt tay anh đau quá. Anh mới dừng lại, định đổi con rắn sang tay kia. Luống cuống thế nào anh bị con rắn mổ ngay vào mắt. Chạy được đến bậc cửa nhà thì anh ngã xuống. Anh chết, mặt xám xanh lại sưng to, tay vẫn bóp đầu con rắn.
    Người con thứ hai của ông Hào là bộ đội công binh, sức vóc hơn người. Tham gia xẻ núi mở đường ở đảo Cát Bà, một mình anh bốc đá lên xe ôtô, có ngày gần ba chục chuyến. Tay choòng của anh nổi tiếng khắp cả công trường. Anh đứng trên đỉnh núi đá, dùng choòng bẩy những tảng đá nặng đến hàng tạ xuống núi. Có lần anh bị mất đà, ngã văng lao xuống từ trên độ cao tám mét. Anh chết năm 20 tuổi, đúng bằng tuổi tôi.
    ở Cát Bà, tôi nghe thấy nhiều cái chết thật đơn giản. Chồng chị Nga lái mủng ở trên vịnh bị ung thư dạ dày phải đi cấp cứu. Mổ hai lần, lần thứ nhất hết 7 triệu đồng. Lần thứ hai, tiếc tiền nên anh chồng không chịu vào bệnh viện. Vợ van nài mãi, anh mới chịu lên bàn mổ. Cố gắng góp nhặt tiền nong, chị Nga mang vào cho chồng hơn 6 triệu đồng. Bác sĩ hỏi: Liệu có tiền cứu chồng không? Chị Nga bảo: Không lo! 6 triệu chứ 600 triệu em cũng lo được. Chồng thấy vợ nói cứng, cười ra nước mắt. Mổ xong, biết không sống được, anh chồng vẫn gọi vợ vào để kể chuyện vui muốn cho vợ cười. Vợ bảo: Anh ơi, anh đừng kể nữa, không mọi người bảo em vào săn sóc chồng ốm cứ cười sằng sặc thì thật vô duyên. Anh chồng nằm thở, mồ hôi mồ kê ròng ròng, toát dương rồi chết. Vợ lau ướt đẫm cả tá khăn bông.
    Chị Nga bảo tôi:
    Ca mổ không thành công, viện phí chỉ phải trả hết một triệu bảy. Tôi ra thuê ôtô đưa xác chồng về quê. Lái xe thương tình không lấy một đồng hào nào.
    Tôi ở trên vịnh, tìm hiểu cuộc sống cư dân ở đây, thấy họ tiếp nhận cái chết thật là chất phác. Hầu hết mọi người cả đời chỉ sống trên mặt nước, đúng là không một tấc đất cắm dùi. Khi chết, người ta mang lên chôn cất ở một hòn đảo hoang vắng. Trước đây trên hòn Cát Ông có một bãi tha ma như thế. Đảo này hoàn toàn không có người ở. Cứ đến ngày Tết xá tội vong nhân (rằm tháng Bảy) hay Tết Nguyên đán người ta lại mang hương hoa, cau trầu lên đấy khấn vái, tiếng khóc ai oán lan xa lẫn trong tiếng sóng biển ầm ào không dứt.
    Những đứa trẻ sống ở trên thuyền phải tập làm quen với sông nước ngay khi còn nhỏ. Tôi đã chứng kiến cách dạy con bơi của một ông bố trên thuyền. Thằng bé đang ngồi, bất ngờ bị ông bố đẩy ngay xuống nước. Nó lặn hụp, sặc sụa gần chết ông bố mới nhảy xuống để cứu con lên. Có đứa đã không cứu được. Nó vĩnh viễn bị biển cướp đi. Nó đã không vượt qua được cửa ải gian khó đầu tiên trong đời sông nước.
    Trên biển, có những người từng thoát nạn một cách thần kỳ. Có thuyền đánh cá bị đắm ngoài khơi, thủy thủ gần như chết hết, chỉ có một người lênh đênh trên biển 25 ngày trời, được tàu đánh cá Trung Quốc đưa về bên đảo Hải Nam. Hơn một năm sau anh mới hồi hương, lúc đó ở nhà đã làm giỗ đầu cho anh.
    Những con người chất phác sống vô danh, chết cũng vô danh. Không có những tham vọng lớn, họ bằng lòng với cuộc sống yên bình và hạnh phúc bé nhỏ mà Thượng Đế ban cho họ khiến tôi cảm động. Gần một năm trời sống chung với họ, tôi đã thành một con người khác.
    Tôi đã kiếm đủ tiền để mua một cái mủng mới, căn nhà của tôi trên biển. Cái mủng mới giá chỉ có 600 nghìn đồng tuyệt đẹp! Ông Hào tặng tôi một đôi mái chèo tự tay ông làm, với tôi ông đúng là một người cha chất phác.
    CHƯƠNG 29
    Xianua

    Hãy cho tôi làm việc, mệt nhọc, đau khổ và phấn khởi?
    G.Sand45

    Tháng Bảy, mùa gió chướng. Những đợt gió mùa liên tục thổi vào vịnh. Những cơn sóng ầm ào rên rỉ cả ngày. Sóng dâng cao, có khi đến vài ba mét, táp cả vào những ngôi nhà làm sát gần vịnh. Nghe lời ông Hào, tôi đi làm thêm ở đội quản lý môi trường, thu gom rác thải trên biển.
    Đội thu gom rác thải có gần chục người. Chúng tôi có một chiếc thuyền máy nhỏ và mấy cái mủng chèo tay. Hằng ngày chúng tôi vớt rác trên vịnh, chở đi chôn trên núi. Sống với sông nước, tôi đã biến đổi thành con người khác. Tôi tự tin hơn, cảm thấy yêu mến cuộc sống bình dị.
    Một lần, tôi với ông Hào đi mủng vớt rác ở một hẻm trên đường đi ra bãi tắm. Ông Hào trông thấy một bao nylon vật vờ trôi ở trên biển. Xung quanh cái bao với bán kính chừng hơn 6 mét, rất nhiều cá chết trương nổi lềnh bềnh, có con đen lại như bị hun khói. Có nhiều con quạ lao xuống rồi lại bay lên kêu la ầm ĩ. Chúng tôi đoán là có chất độc, vội vã bơi về báo tin.
    Những người bảo vệ trong vịnh đi tàu theo chúng tôi ra chỗ bao nylon đang trôi. Mọi người dùng móc kéo nhưng sóng to, không sao vớt được nó. Hai người cảnh sát tình nguyện nhảy xuống biển để vớt nó lên. Vừa đưa được lên boong tàu cả hai bỗng tím tái chân tay, buồn nôn, chóng mặt. Một lúc sau thì ngã vật ra, máu trào ra đầy mồm miệng, mắt trợn ngược, hơi thở rất yếu. Mọi người xúm lại làm hô hấp nhân tạo rồi đưa lên bờ cấp cứu.
    Bao nylon được mở ra. Trong đấy đầy những viên thuốc trăng trắng trông như những viên băng phiến, mùi hắc như là mùi thuốc trừ sâu. Mọi người không biết là chất độc gì. Đến gần tối, một bác sĩ ở khoa nhiễm độc bệnh viện đa khoa cho biết đây là chất độc Xianua (NaCl). Chất này cực độc, chỉ cần 1mg/1kg vào cơ thể là đủ gây chết người. Hai người cảnh sát tình nguyện được cấp cứu kịp thời, thoát chết nhưng bị thương tật vĩnh viễn 27%.
    Xianua là một hóa chất dùng để hòa tan quặng chứa vàng, người ta dùng nó để kết tủa lấy vàng nguyên chất. Không thể khai thác được vàng nếu không có hóa chất này để làm phụ gia lọc quặng. Ngày xưa khi theo bố tôi đi lên mỏ vàng Trại Cau Thái Nguyên tôi đã thấy người ta dùng hóa chất này ở trong giai đoạn đánh hóa vàng. Thường người ta nhập hóa chất này từ ngoại quốc (chủ yếu từ Trung Quốc vào) trong những thùng chứa chuyên dùng bằng sắt, bên ngoài có ghi công thức hóa học, có vẽ biểu tượng nguy hiểm và ghi chú những hướng dẫn cảnh báo cho người sử dụng. Rất có thể bao nylon đựng xianua này là hàng nhập lậu, do lý do gì đó bị rơi xuống biển.
    Tôi nói những điều đó cho những người bảo vệ ở vịnh biết. Mọi người phán đoán chắc có thể nó liên quan đến một số tàu đánh cá từ Quảng Nam, Quảng Ngãi ra đang neo trong vịnh. Quanh khu vực này không có mỏ vàng nhưng ở các huyện Phước Sơn, Trà My, Tiên Phước, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam lại có mỏ vàng lộ thiên đang khai thác. Những người đánh cá từ Quảng Nam ra cho biết có mỏ vàng lộ thiên thường xuyên có tới 20 ngàn người đào bới sốt cả đêm ngày. Như vậy, rất có thể đây là một nơi tiêu thụ xianua với số lượng lớn. Giá xianua nhập vào khoảng 2 đôla/1kg nhưng ở nơi khai thác vàng có thể bán được tới giá gấp 5 hoặc 10 lần giá nhập vào.
    Người ta lập tức làm một cuộc kiểm tra, xét hỏi những tàu đánh cá ở miền Nam ra. Quả nhiên trên một tàu đánh cá của tỉnh Quảng Nam, người ta phát hiện ra trong khoang chứa đồ có hai bao nylon đựng xianua giống như cái bao nylon vớt được trên vịnh. Tra hỏi chủ tàu, ông ta thú nhận họ đang đón đợi một chiếc tàu buôn lậu chở xianua từ Quảng Châu (Trung Quốc) sang. Hôm trước, người ta gửi ba bao nylon xianua làm mẫu. Do đêm tối, lúng túng nên làm rơi một bao xuống biển. Chủ tàu bị bắt. Mọi người lập ngay kế hoạch để đón đợi chiếc tàu buôn lậu.
    Đêm ấy trời mưa rét. Hai chiếc tàu của cảnh sát tuần tra trên biển và đội quản lý môi trường chúng tôi phục trong hẻm núi. Quá nửa đêm, chiếc tàu buôn lậu chở xianua từ phao số 0 tiến vào. Mưa rất to, chúng tôi cho hai chiếc tàu kiểm tra ép vào chiếc tàu buôn lậu. Chúng tôi nhảy sang chiếc tàu buôn lậu bắt dừng máy lại.
    Tôi vọt vào khoang lái tàu. Tên chủ hàng đang ra lệnh đánh chìm tàu. Nếu chìm tàu, hàng tấn xianua sẽ bị đánh đắm và cả vùng vịnh đảo sẽ rơi vào một thảm họa sinh thái khôn lường. Tôi lao vào tên chủ tàu, ngạc nhiên nhận ra đó là thằng Thức Kinh Kông, tên cướp mà tôi đã gặp ở Zip Fashion hồi nào.
    Thằng Thức Kinh Kông rút chốt lựu đạn. Không hiểu bằng sức mạnh nào, tôi lao vào hắn nhanh như tên bắn. Tôi đánh vào cổ tay hắn và hất ngược quả lựu đạn rơi văng xuống biển. Lựu đạn nổ vang, rất may không ai bị thương.
    Những người cảnh sát xông vào bắt trói thằng Thức Kinh Kông và người lái tàu. Thằng Thức Kinh Kông nhận ra tôi. Nó rất ngạc nhiên. Khi bị dẫn đi qua trước mặt tôi nó nói:
    Thằng Thanh nhạn, thằng Quyền Lỳ đã chết vì bị sốc heroin. Tao đã tưởng mày giống như chúng nó.
    Tôi tức giận định chồm lên bóp cổ nó nhưng bị ông Hào kéo ra. Ông Hào bảo tôi:
    Khuê! Hôm nay con đúng là cứu tinh của vịnh đảo này!
    Đấy là ngày 23 tháng Bảy, một ngày thật đáng ghi nhớ trong cuộc đời tôi.
    u?c Milou s?a vo 06:44 ngy 02/12/2003
  7. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 30
    Và mái tóc bạc trên đầu tuổi xanh

    Cha ta và Ta là một.
    Tân Ước
    Vinh quang đẹp đẽ của nhà văn là làm cho những người tư tưởng chịu tư tưởng.
    Delaccroix
    Con cũng hại ta nữa sao Brutus?
    Julex Ce''sar46

    Tôi đã rời nhà ra đi hơn một năm trời. Trong khoảng thời gian đầu tiên, thú thực tôi cũng không nhớ gì nhiều về gia đình tôi, có lẽ bởi liên tiếp những sự việc xảy ra đã cuốn tôi đi, như người ta nói cuốn theo chiều gió.
    Tôi đã sững sờ vì một lần lên bờ cắt tóc, soi trong gương tôi nhận ra đầu mình bạc trắng! Tôi không tin được là tôi có thể biến đổi đến như ngần ấy. Trong tiệm cắt tóc có một tập báo cũ, vô tình tôi vớ lên xem. Tôi lặng người đi khi đọc báo thấy tin bố tôi vừa mất! Nước mắt tôi trào ra. Những dòng chữ nhảy nhót, nhòa đi trước mắt tôi. Tôi gục xuống như bị một đòn trời giáng, run rẩy hết cả chân tay. Mọi người chạy lại đỡ tôi nhưng tôi gạt đi rồi chạy ra ngoài, vừa chạy vừa khóc nức nở. Trời đất như sụp đổ trước mặt tôi.
    Bố!
    Bây giờ tôi mới biết khóc như cha chết là khóc thế nào. Chắc chắn đó là cái khóc lớn nhất đời một con người.
    Tôi chạy vào rừng, ngã xuống. Hình ảnh bố tôi hiện ra thân thiết và gần gũi quá. Những dòng đưa tin trên báo thật lạnh lùng. Có cả vạn người đưa tang bố tôi, điều ấy có ý nghĩa gì khi không có tôi ở đấy! Chao ôi! Tôi là thằng con bất hiếu, thằng con nghịch tử! Nỗi ân hận bật thành tiếng khóc cứ thế trào ra! Tôi muốn gào lên cho thấu trời xanh!
    Bố tôi, người thân yêu nhất của tôi! Bây giờ ngẫm lại tôi mới hiểu rõ bố tôi có ý nghĩa thế nào với tôi.
    Như nhiều ông bố khác, có lẽ bố tôi cũng đã vất vả kiếm sống nuôi vợ nuôi con. Nhưng là nhà văn, bố tôi có những phẩm chất khác với mọi người.
    Viết văn, đó là công việc không dễ dàng gì. Nhiều khi đùa bỡn, bố tôi vẫn bảo đó là một công việc thổ tả, công việc chết người.
    Cái khó của một nhà văn - ông nói - đó là việc anh ta phải độc hành kỳ đạo trong cuộc đời mình. Nó gần như công việc của các bậc tiểu thánh. Điều khốn nạn, trớ trêu và cũng là điểm yếu của một nhà văn là dù hiểu đời, lịch lãm đến đâu cuối cùng anh ta vẫn phải hành xử và biết trình bày tư tưởng nhân đạo một cách nghệ thuật. Giá trị nhân đạo là lý do duy nhất để cho văn học tồn tại, trước khi nói đến chức năng giải trí hay mua vui.
    Bố tôi từng cho rằng công cụ của nhà văn, cũng giống như tôn giáo, như chính trị - đấy là lời chết người là ở chỗ đó vì họ luôn có nguy cơ phải tranh chấp, phải đối mặt hoặc đồng hành với hai thế lực kia. Về cơ bản, nhà văn đứng về số đông nhân dân, đôi khi bất đắc dĩ còn là đại diện không công của họ, một danh chức hão huyền chẳng báu bở gì.
    Một nhà văn giỏi, giống như một mỹ nhân, một thợ khéo tay luôn có nguy cơ bị chiếm hữu. Để thoát hiểm được, cách duy nhất là từ chối danh lợi, trong khi đó danh lợi - oái oăm thay, nhiều khi là động lực sống, mục tiêu sống của con người. Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh. Trên đời cũng chỉ có một mình Lão Tử47!
    Tôi biết bố tôi nhiều khi đã phải trăn trở, dằn vặt với chính mình. Ông viết ít, bởi chính ông cũng có lúc nhận ra sự vô nghĩa của văn học. Ông thích hướng chúng tôi về tự nhiên, về bản lai diện mục (điều mà chính ông cũng từng thú nhận là ông chỉ lờ mờ cảm thấy chứ không xác định được rõ ràng). Ông thích khuyến khích sự hài hước ở con người. Khi anh trai tôi và tôi bất bình với thế hệ cha, với những người lớn, ông thường coi đó là việc tự nhiên: Cha và con là hai lực lượng xung khắc nhau từ thời Lý Tịnh với Na Tra thái tử cơ mà! ở Tàu có chuyện Na Tra róc xương trả cha, róc thịt trả mẹ. Sau này Đức Phật mới lấy lá sen làm thịt, cọng sen làm xương rồi thổi hồn vào hồi sinh cho Na Tra, Đức Phật lại tặng cho Lý Tịnh là cha của Na Tra một tòa bảo tháp cầm tay để phòng khi đứa con hỗn láo đánh lại có cái mà thu phục, chống đỡ, do đó mà Lý Tịnh mới có tên là Thác tháp Lý thiên vương!.
    Bố!
    Tôi biết bố tôi sẽ tha thứ cho tôi vì những lỗi lầm xã hội48 của tôi. Ông hiểu và cũng bất lực trước những lỗi lầm xã hội ấy. Tôi phải cứu tôi và chẳng có ai làm được hộ tôi chuyện ấy.
    Bố!
    Tôi đã hiểu tại sao có những vết nhăn đau khổ trên mặt bố tôi. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng49.Tư tưởng nhân đạo, tình cảm nhân đạo đã chẳng được ai đoái hoài đến nếu không có những nhà văn với cách trình bày ngu ngơ (mà đôi khi họ cứ chắc mẩm đó là nghệ thuật), họ trình bày ra một cách vụng về, nông cạn (mà đôi khi họ cứ chắc mẩm đó là sâu sắc). Bố tôi không phải là người có ảo tưởng thiên tài, ông cũng chẳng ao ước gì về văn học, nhưng tôi biết, ông hiểu được giá trị nhà văn nơi ông.
    Bố!
    Con hình dung ra được đám tang của bố! Có nhiều người đến tiễn đưa. Chắc sẽ lại có một tay thổi kèn saxo nào đấy biểu diễn một bài ai oán. Người ta đọc điếu văn. Có thể sẽ có những tay nhà thơ chuyên làm thơ phúng điếu giả vờ khóc lóc để huyênh hoang khoe mẽ nàng thơ của mình. Sẽ có bạn đọc, chắc chắn thế, và sẽ có những người bạn đọc chất phác đến tiễn đưa ông về nơi yên nghỉ vĩnh hằng.
    Tôi biết bố tôi vẫn thích những đám ma dân giã của người Việt Nam nhà quê. Có thể nó vớ vẩn, nhiều khi còn nhếch nhác và chẳng văn minh chút nào nhưng ở đó nó có sự giản dị - điều thiết yếu cần thiết cho nhà văn và cái chết.
    Có lần tôi đã theo bố tôi dự một đám ma ở vùng núi trên Phú Thọ. Dàn nhạc hiếu có mấy người kéo nhị, thổi kèn, đánh trống, đánh thanh la. Xung quanh họ là những người đô tùy (khêng vác bàn thờ và quan tài) mặc áo nẹp. Người đánh trống vừa hát và đám đô tùy họa theo. Tôi nhớ mãi những lời hát ngô nghê và ai oán nhiều khi chẳng có vần có điệu gì:
    Tùng tùng trống đánh ngũ liên
    (- Nay là ngũ liên!)
    Ba hồi chín tiếng lấy tiền cho tôi!
    (- Tiền trả cho tôi!)
    Đồng gieo xuống đất, đồng vãi lên trời
    (- Vãi lên trời!)
    Ai lượm được thời lấy may!
    (- Thời lấy may!)
    ới ông ơi, ới bà ơi!
    (- ới làng nước ơi!)
    Qua sông âm phủ sao phải chọn ngày?
    (- Nào chèo nào, nào chèo nào!)
    Dô hò dô!
    (- Dô hò dô!)
    Kìa mây xanh xanh, kìa nước xanh xanh
    (- Dô hò dô!)
    Và mái tóc bạc trên đầu tuổi xanh
    (- Dô hò dô!)
    Sau bài hát người ta bắt đầu nâng quan tài lên, vừa đi vừa nói chuyện, cũng chẳng có vẻ gì là đau khổ cả.
    ấn tượng về đám ma ấy in sâu trong tâm trí tôi. Những lời hát vu vơ như xát muôí trong lòng tôi. Và mái tóc bạc trên đầu tuổi xanh. Tôi hiểu điều ấy có ý nghĩa gì.
    Chắc chắn tôi phải về nhà chịu tang bố tôi. Ngay hôm nay. Ngay lúc này. Có thể tôi sẽ học lại đại học. Có thể tôi sẽ ở cùng mẹ tôi một thời gian. Mẹ thì không bao giờ được quên.Có thể tôi sẽ viết văn giống như bố tôi hoặc làm một nghề gì khác. Dù sao đi nữa cuộc sống cũng có những giá trị đẹp đẽ của nó, không thể vì bất cứ lý do gì mà hủy hoại nó đi. Bạn trẻ, tin tôi đi! Nếu chưa trưởng thành, chưa thực sự đủ lông đủ cánh thì bạn cũng đừng vội vã tuột xích như tôi. Và mái tóc bạc trên đầu tuổi xanh.
    Tôi là Khuê. Năm nay tôi 21 tuổi. Phía trước tôi là cả cuộc đời mà tôi phải tìm hiểu và khám phá nó50.
    Viết tại đảo Cát Bà
    (Từ 3/12/2002 đến 3/1/2003)
    u?c Milou s?a vo 06:46 ngy 02/12/2003
  8. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    CHÚ GIẢI


    Chương 1
    1. Bùi Giáng (1926 - 1998): Quê ở Quảng Nam. Làm thơ, viết khảo luận, dịch thuật và dạy học ở trường tư thục. Nổi tiếng là một ?ocuồng sĩ? ở Việt Nam.
    2. Trích truyện ngắn ?oNhững bài học nông thôn? của tác giả.

    Chương 2
    3. Đề từ trích trong ?oBách khoa danh ngôn từ điển? (Hoàng Xuân Việt chọn dịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1992).
    4. ?oThủy Hử? (trại bên bờ nước): Tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của Trung Hoa, tác giả Thi Nại Am ?" La Quán Trung.

    Chương 3
    5. Đề từ trích trong ?oBách khoa danh ngôn từ điển? (sách đã dẫn).
    6. Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc.
    7. Makeno: Mặc kệ nó.

    Chương 4
    8. Đề từ trích trong ?oBách khoa danh ngôn từ điển? (sách đã dẫn).

    Chương 5
    9. Claude Vorilnon: sinh 1964 tại Vichy (Pháp) thủ lĩnh giáo phái Real ở Mỹ, nhận là em của Chúa Jesus.

    Chương 6
    10. Khổng Tử: Khổng Khâu (551 ?" 479 TCN), người sáng lập Nho giáo ở Trung Quốc.

    Chương 7
    11. Diễn viên tuồng, cải lương chia ra nhiều loại: đào (nữ) kép (nam). Thường có đào thương (vai nữ khổ sở), đào lẳng (vai nữ lẳng lơ), đào chiến (nữ chiến binh)...
    Chương 8
    12. A.P.Tchekhov: Nhà văn Nga thế kỷ XIX, tác giả nhiều truyện ngắn và vở kịch nổi tiếng: Ba chị em, Vườn anh đào, cậu Vania...
    13. Trần Đông Lương: họa sĩ Việt Nam (1925 ?" 1993), chuyên vẽ lụa, phấn màu...
    14. Văn Cao: nhạc sĩ Việt Nam, tác giả Quốc ca (1923 ?" 1995)
    15. Trịnh Công Sơn: nhạc sĩ Việt Nam (1939 ?" 2001).

    Chương 9
    16. Đề từ trích trong ?oBách khoa danh ngôn từ điển? (sách đã trích).
    17. Ôsin: tên của nhân vật trong phim truyền hình Nhật Bản, xuất thân đi ở. Sau này ở Hà Nội quen gọi Ôsin là những người (nữ) giúp việc.

    Chương 10
    18. Đồng Đức Bốn: sinh năm 1948, quê Hải Phòng, nhà thơ lục bát nổi tiếng Việt Nam.
    19. Tên nước Việt Nam thời Bắc thuộc (quận Giao Chỉ).
    20. Nguyễn Đình Chiểu: (1822 - 1888) quê Gia Định, nhà thơ, tác giả Lục Vân Tiên, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...
    21. Tên làng do tác giả tự đặt, không có trong thực tế.

    Chương 11
    22. Đề từ trích trong ?oBộ thánh cốt sống? một truyện trong tập ?oBút kí người đi săn? của nhà văn Nga thế kỷ XIX ?" I.X.Tuốcgheniep.
    23. Người tiền sử nguyên thủy.
    24. Người Trung Quốc, thời nhà Đường, giữ chức Thø sö An Nam đô hộ phủ, từng xây thành Đại La (Hà Nội ngày nay), có tài phù thủy.

    Chương 12,13
    25. Đề từ trích trong ?oBách khoa danh ngôn từ điển? (sách đã dẫn).
    26. Victor Tardieu: họa sĩ Pháp, giải thưởng mỹ thuật Đông Dương 1920, mất năm 1937, hiệu trưởng đầu tiên của trường Mỹ thuật Đông Dương.
    27. Xergây Êxênhin: Nhà thơ Nga, chết trẻ, sống đầu thế kỷ XX.

    Chương 14
    28. Ngô Xuân Diệu (1916 - 1985): Nhà thơ Việt Nam nổi tiếng.

    Chương 15
    29. Đề từ trích trong ?oBách khoa danh ngôn từ điển? (sách đã dẫn).

    Chương 16
    30. Đề từ trích trong ?oBách khoa danh ngôn từ điển? (sách đã dẫn).
    31. Michelangelo (1476 - 1564): Nhà điêu khắc Ý thời Phục hưng, người đã nhận xét về tác phẩm của Dante như sau: ?oKiệt tác của Dante và khát vọng cao cả của ông đã không được dân tộc bội bạc này biết, một dân tộc vẫn luôn từ chối hạnh phúc cho công chính?.

    Chương 17
    32. ?oChúa tể của những chiếc nhẫn?: Tác phẩm của nhà văn J.R.R Tolkien, được đạo diễn Peter Jackson chuyển thành phim, rất được giới trẻ Việt Nam hâm mộ.
    33. Nghe đồn là của Trần Đăng Khoa (sinh năm 1957), thần đồng thơ Việt Nam.

    Chương 18
    34. Đề từ trích trong ?oBách khoa danh nhân từ điển? (sách đã dẫn).

    Chương 19
    35. Nguyễn Bảo Sinh (sinh năm 1940), nhà thơ dân gian Việt Nam, sống ở Hà Nội.

    Chương 20
    36. Wiliam ***pia (1564 - 1616): nhà thơ, nhà viết kịch Anh vĩ đại.

    Chương 21
    37. Đề từ trích trong ?oBách khoa danh nhân từ điển? (sách đã dẫn).

    Chương 22
    38. Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) lãnh tụ phong trào nông dân Yên Thế chống Pháp (1884?"1913).

    Chương 23
    39. Liev Tônxtôi: Nhà văn Nga thế kỷ XIX, tác giả ?oChiến tranh và hòa bình?, ?oAnna Kareenina?, ?oPhục sinh?...

    Chương 24
    40. Đề từ trích trong ?oBách khoa danh nhân từ điển? (sách đã dẫn). Chương này mượn tên cuốn tiểu thuyết ?oCơ hội của Chúa? của Nguyễn Việt Hà (sinh năm 1962 ở Hà Nội) là một nhà văn Việt Nam.
    41. Không có trong thực tế.

    Chương 25
    42. Nhan Như Ngọc: mặt như ngọc. Nhan không phải là một họ phổ biến ở Việt Nam. Có thể ông nhà thơ này họ khác (họ Đồng, họ Cù) nhưng ông ta đổi là họ Nhan. Thường người Việt Nam đổi tên chứ không đổi họ, nhưng do ngông nên ông nhà thơ lại đi đổi họ chứ không đổi tên! Đoạn đối thoại về sau đã được viết lại thành lời tựa cho tập thơ của Nhan Như Ngọc. Nguyên văn lời tựa như sau:

    ?o Tôi (tức tác giả) đã có lúc cho thơ là mẹ của mọi thể loại văn học, thậm chí là mẹ của mọi hình thức sáng tạo (của chính trị, của toán, của kiến trúc, của nấu ăn, của hội họa, của ?omốt?...) Người nào không thơ khác nào một kẻ mồ côi. ?oMồ côi mẹ liếm lá đầu đường?.

    Con người vô ơn (con người bao giờ cũng vô ơn) thường rất bạc với mẹ. Có ai ghi nhớ việc mẹ sinh hạ, mẹ bú mớm, mẹ giặt giũ, mẹ đính cho chiếc khuy trên áo... Thơ thường không bao giờ là một sự nghiệp. Mẹ không bao giờ là một sự nghiệp của con.

    Thơ là một thể loại văn học cổ điển nhất, xưa nhất. Thơ hình như là một thể loại khó nhất trong các thể loại văn học. Về hình thức, thơ có lẽ là một thể loại ?oloạn luân? nhất.

    Có mấy loại người làm thơ?

    Loại một chắc chắn là các thiên thần. Họ vụt đến, vụt đi và để lại những câu thơ thiên thần. ?oNhưng chưa chi chiều đã tắt?. Trong đời mỗi người cũng có những giai đoạn, những khoảnh khắc thiên thần. Đấy là những người thơ trẻ trung, những trai tân. Khi ấy những bài thơ, những câu thơ hiện lên như những bổng lộc của thần linh. (Vậy sao không phải gái tân? Gái tân thì thơ làm gì? Đừng lầm với vật hiến tế!).

    Loại hai là thơ của những người khởi nghĩa, của lửa, của những nhà cách mạng xã hội ?oBay thẳng tới muôn trùng Tiêu Hán / Phá vòng vây bạn với Kim Ô / Giang sơn khách diệc tri hồ?? Khởi nghĩa với cả tình yêu, với đàn bà, với cái ác, cái tẻ nhạt, cái tầm thường, cái dung tục... với khá nhiều thứ, để biểu dương cái ?ochí?: ?othi ngôn chí? (thơ để nói chí).

    Ngoài loại một, loại hai là gì? Là loại ba: là phản thơ, là vi khuẩn, là mầm thơ, là ?onhững tìm tòi?, đa ph?n viÓn vông, suy đồi, điếm đàng, đểu, say rượu, đa dâm, hạ lưu.

    Vượt lên trên là triết học, vượt lên thơ là triết học. Tư tưởng là thơ ?obay lên?.

    Nhan Như Ngọc là ai? Nhan Như Ngọc là một nhà thơ loại hai theo cách phân loại như trên. Tiếc thay, đấy không phải là thiên thần, chỉ là một người khởi nghĩa. Đấy là một người có những tình cảm ngẩn ngơ, ngây ngất, dại khờ. Đấy là một kẻ chí tình.

    Thơ Nhan Như Ngọc cũng hay.?

    Chương 26
    43. Daniel DeFoe: Nhà văn Anh, tác giả cuốn truyện phiêu lưu ?oRobinson Crusoe?, xuất bản lần đầu năm 1727.

    Chương 27,28
    44. Charles Baudelaire (1821 ?" 1876): Nhà thơ Pháp

    Chương 29
    45. G.Sand (1803 ?" 1876): nhà văn Pháp, bằng kinh nghiệm phụ nữ, bà có nhận xét thật xác đáng: ?oKhông người nào có thể chỉ huy được ái tình?.

    Chương 30
    46. Đề từ trích trong ?oBách khoa danh nhân từ điển? (sách đã dẫn).
    47. Lão Tử (604 ?" 531 TCN): nhà tư tưởng Trung Hoa vĩ đại thời cổ.
    48. Ở Việt Nam có cụm từ ?obệnh xã hội? để chỉ những bệnh phong tình (lậu, giang mai...). Tác giả dùng cụm từ ?olỗi lầm xã hội? mà không có ý nghĩa phê phán. Tiếng Việt quả thật phong phú, nhiều khi rất dễ hiểu lầm.
    49. ?oTrăm năm trong cõi người ta
    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
    Trải qua một cuộc bể dâu
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng?
    (Truyện Kiều)
    Nguyễn Du (1766 ?" 1820), tự Tố Như, nhà thơ thiên tài Việt Nam, tác giả ?oTruyện Kiều? (Đoạn trường tân thanh). Có người nói: ?oTruyện Kiều còn, tiếng Việt còn. Tiếng Việt còn, nước Việt còn?.
    50. ?oTuổi hai mươi yêu dấu? là một tựa đề có phần ... cải lương. Tác giả đã có ý định đặt tên cho nó là ?oKhuê? (lấy tên nhân vật chính), hoặc ?oTuột xích?, hoặc ?oBút ký phiêu lưu của một sinh viên đại học?, hoặc ?oBài ca tuổi trẻ?... Suy nghĩ kỹ, tác giả lấy tên ?oTuổi hai mươi yêu dấu? là muốn nhằm vào đối tượng độc giả thanh niên, những độc giả mà tác giả vẫn kính trọng và luôn yêu mến.
    u?c Milou s?a vo 06:47 ngy 02/12/2003
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này