1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuổi thơ dữ dội - Phùng Quán

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi afl_vn, 04/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. afl_vn

    afl_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    0
    13​
    Trạm quân y Mặt trận khu C đóng ở Nam Giao, trong dinh cơ của một chủ hãng buôn giàu có nổi tiếng ở Huế. Chủ nhà và gia đình đã tản cư trước ngày Huế nổ súng. Mặt trận khu trưng dụng dinh cơ làm trạm quân y.
    Cả dinh cơ rộng hơn một mẫu tây, gồm một toà nhà hai tầng nằm chính giữa, và nhiều dãy nhà một tầng vây xung quanh. Khu vườn trước và sau xanh rợp bóng cây ăn quả: mít, xoài, thanh trà, chôm chôm, vú sữa...
    Hàng trăm thương binh của Mặt trận được đưa về đây điều trị. Quỳnh sơn ca được bố trí nằm điều trị trong khu nhà chơi mát góc bên trái vườn. Là thương binh bé nhất trạm, em được cả trạm từ bác sĩ đến các chị hộ lí đặc biệt chiều chuộng.
    Vết thương ở chân em bị nhiễm trùng rất nặng. Sáng hôm đó, đến trạm chỉ vài giờ sau là em lên cơn sốt giật và bắt đầu mê sảng. Nhiệt độ lên đến bốn mươi độ. Bàn chân đau sưng đỏ đến tận đầu gối. Chốc chốc người em lại co rúm, mắt dại hẳn đi. Chứng tỏ em đang phải chịu đựng những cơn đau nhức khủng khiếp. Lúc mê sảng tay em cứ đưa lên quờ quạng trước mắt như đang gắng xua đuổi một vật gì đó, và em cứ nhắc đi nhắc lại một câu: ?o... Không. Không... Con không về mô... Con đi Vệ Quốc Đoàn cho tới chết...? Và gương mặt em lúc này thật tội nghiệp, thật dễ thương và đẹp lạ lùng. Các chị y tá cứu thương mỗi lần ngang qua, đều cúi xuống hôn em. Vùng trán em trắng xanh như cẩm thạch, bao quanh vừng tóc tơ rối quăn quăn như mũ miện các hoàng tử trong cổ tích. Đôi mắt em mở to bừng bừng ánh lửa sốt, che rợp hai hàng mi dài cong vút, cái miệng thiên thần. Nhìn một đứa trẻ như em lên cơn mê sảng quả là một cực hình quá mức chịu đựng của người lớn. Bác sĩ, y tá, hộ lý và các anh thương binh nhúc nhắc đi lại được kéo đến đứng ngấp nghé ngoài cửa sổ nhìn em đều phải quay mặt đi chùi nước mắt.
    Hai hôm đầu tình trạng của em có thể nói vô cùng nguy kịch. Bác sĩ trạm trưởng mấy lần đã định cắt bỏ chân em quá gối. Nhưng rồi ông bỏ ý định đó. Ông cứ lắc lắc cái đầu đội mũ vải trắng ba cạnh thêu chữ thập đỏ trước trán, chép chép miệng nói lẩm bẩm một mình:
    ?oTội nghiệp quá đi... Tội nghiệp quá đi!?. Ông quyết đấu với thần chết giành bằng được người chiến sĩ bé bỏng này ra khỏi tay lão ta. Ông tập trung những thứ thuốc tốt nhất của trạm cứu chữa cho em, kết quả ông đã thắng. Tình trạng em khá dần. Em đã thôi mê sảng, cơn sốt bị đánh lui, chân tay vẫn còn sưng đỏ nhưng bớt nhức buốt, ít co giật. Sau một tuần, em đã nhúc nhắc ngồi dậy được, và ngủ được những giấc dài. Bàn chân đau của em bớt sưng đỏ trông thấy. Và cũng chỉ trong vòng một tuần mà em nổi tiếng cả trạm về tài gan chịu đau. Vết thương dưới bàn chân em phải xẻ rộng khoét hết những chỗ thịt thối, mà trạm lúc này không còn lấy một giọt thuốc tê. Lên bàn mổ, các chị y tá lấy băng trói chân tay em lại và đoán chắc em sẽ khóc thét vùng vẫy ghê gớm lắm. Nhưng em nói với các chị: ?oĐừng trói em, em không vùng mô mà các chị sợ?. Không ngờ đến lúc mổ, các chị y tá, bác sĩ và mấy anh thương binh đứng ngoài nhìn vào, đều sững sờ kinh ngạc trước sức chịu đựng khó tin của em. Suốt gần một tiếng đồng hồ xẻ rộng vết thương, cắt bỏ thịt thối, làm thuốc, băng bó, em nằm như dán chặt vào bàn mổ, da mặt tái nhợt, hai hàm răng nghiến chặt đến nỗi người nhìn phải lo sợ răng em có thể bị vỡ vụn. Nhưng em không một tiếng kêu khóc, không một chút vùng vẫy. Cả người em chỉ co giật nhè nhẹ. Chính những ngưưoì nhìn em lại khóc, có người phải lấy tay che mặt quay đi. Sau khi mổ, các chị y tá đưa em trở lại giường hỏi:
    -Lúc đó em có đau lắm không?
    -Em tưởng chết mất.
    -Thế làm sao em chịu đựng được?
    Em mỉm cười, yếu ớt:
    -Em... em dạo lại trong trí nhớ những bản nhạc mà em yêu thích. Em dạo được ba bản xô nát thì bác sĩ mổ xong... Em chợt im lặng, mắt mở to đăm đăm nhìn lên trần nhà, hàng mi dài cong vút chớp chớp, như đang mải lắng nghe một âm điệu gì đó hay lắm, từ một nơi rất xa vọng lại. Em bỗng chép miệng nói tiếp: ?oLúc đó mà em được nghe lại bản nhạc Dòng sông Đa nuýp xanh... chắc em sẽ đỡ đau hơn nhiều...?. Mấy chị y tá nghe em nói càng ngơ ngác, sững sờ hơn.
  2. afl_vn

    afl_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    0
    14​
    Gần như ngày nào Mừng và Vệ to đầu cũng thay nhau chạy lên trạm quân y thăm Quỳnh. Sau ngày Vịnh sưa hi sinh, đội trưởng cử Vệ làm tổ trưởng. Hai em phải đảm đương công việc của cả tổ nên khá vất vả. Cả hai phải chạy như cờ lông công suốt ngày trên khắp mặt trận, liên lạc, truyền tin, trinh sát, đưa công văn giấy tờ... Và bao nhiêu công việc vặt vãnh khác mà người chiến sĩ liên lạc lúc lâm trận phải đảm đương. Hai em phải tranh thủ mọi thời cơ để có thể hàng ngày tạt vào trạm quân y ngồi chơi với bạn một lúc.
    Một buổi chiều, Mừng chạy liên lạc lên Chỉ huy sở trở về, tạt vào trạm quân y thăm Quỳnh. Quỳnh vừa tiêm thuốc xong, chị y tá ngồi ở đầu giường nói chuyện với em, tay vẫn cầm cái hộp xi ranh và hộp thuốc. Mừng đẩy nhẹ cửa bước vào phòng. Em đội mũ cứng Tiếp Phòng Quân, vành mũ sụp xuống che kín trán, áo trấn thủ, ngang lưng thắt xanh tuya rông, bên hông giắt quả lựu đạn O.F, quần xắn quá gối, hai bàn chân trần đen đũi trát bùn đã khô se. Em bước đến cạnh giường bạn, để lại trên nền đá hoa những lốt chân đen ngòm.
    -Chào chị!... ?" Em lễ phép chào chị y tá, rồi hất vành mũ lên cao, nhìn bạn cười rạng rỡ.
    Quỳnh cười với bạn, ngoảnh sang nói với chị y tá:
    -Bạn em là vua trèo cây đó chị ạ. Bao nhiêu cây cao nhất của Huế mình cậu ta đều đã trèo tuốt lên ngọn...
    -Ui chao, em nghịch đến nước ấy à?
    Mừng đỏ mặt, bối rối.
    -Không phải cậu ta trèo nghịch mô chị ạ... - Quỳnh nhìn bạn, ánh mắt âu yếm. ?" Mình kể chuyện trèo cây cho chị nghe, cậu đừng giận mình hí...?
    -Quỳnh... Đừng...!
    Quỳnh tảng lờ như không nghe bạn gọi, vừa cười cười vừa kể cho chị y tá nghe chuyện Mừng đi tìm thuốc cho mẹ. Chuyện Mừng nhập Vệ Quốc Đoàn bằng cách chui bừa vào giữa hàng ngũ của đội...
    Nghe chuyện, chị y tá miệng cười mà mắt rớm lệ. Chị cầm cổ tay đen đũi của Mừng kéo em lại đứng sát vào mình, nhìn em và nói:
    -Chị ước chi có quyền được fọi tất cả những kẻ hắt hủi cha mạ, đối xử với cha mạ không ra chi, đến ngay đây để được nhìn thấy mặt em...
    Quỳnh thổ lộ với chị một niềm mơ ước mà em ấp ủ từ lâu:
    -Khi mô Huế mình được giải phóng, em sẽ xin học trường nhạc. Em sẽ gắng học thật giỏi... Em sẽ sáng tác một vở nhạc kịch, kể chuỵên Mừng đi tìm thuốc cho mẹ. Em tin chắc vở nhạc kịch của em sẽ hay, rất hay... hay không kém gì vở ?oCây sáo thần? của nhạc sĩ Mô da. Chị không tin à? Thì chính Mô da sáng tác vở nhạc kịch đó khi ông ta còn ít tuổi hơn em bây giờ...
    Chị y tá xem chừng chẳng biết mô tê gì chuyện nhạc kịch với Mô da. Chịi chăm chăm nhìn em rồi chợt hỏi:
    -Em Mừng thì do đi tìm thuốc cho mẹ mà vô Vệ Quốc Đoàn, còn em thì do cái chi rứa?
    Quỳnh mỉm cười khẽ lắc lắc cái đầu xinh đẹp, đội vừng mũ miện tóc tơ quăn rối, chực đánh trống lảng. Nhưng trước ánh mắt chăm chăm đợi chờ của bạn và chị y tá, em nhỏ nhẻ nói:
    -Em đi Vệ Quốc Đoàn vì những bài hát cách mạng... Chị không thể tưởng tượng được, em yêu nhạc đến như thế nào... Cũng bởi em được nghe nhạc, học nhạc từ ngày chập chững biết đi. Cả nhà em, mạ em, hai chị em đều biết chơi dương cầm, nhất là chị Hoài Trang của em, chị ấy chơi dương cầm hay mê hồn. Nhiều đêm đang ngủ em chợt tỉnh giấc, xung quanh vắng lặng hoàn toàn, em nghe các bức tường trong phòng em ngân nga hoà nhạc với nhau... lạ lắm chị ạ, nói chắc chị không tin, nhưng em nghe thật mà. Chúng hoà lại những bản nhạc mà các chị em với em thường đàn. Lên năm tuổi em đã chơi thạo những bản nhạc ngắn của Mô da và em cũng sáng tác được một bản nhạc đầu tiên tên là ?oCái chết của con ếch xanh tội nghiệp?. Ở đây mà có đàn, em sẽ đàn cho chị nghe. Chị và Mừng sẽ khóc và thương con ếch xanh của em cho coi. Hồi còn ở nhà, hễ bao giờ doạ lại bản nhạc này em cũng khóc. Em thương con ếch xanh quá. Em nghe chị Hoài Trang em chơi những bản nhạc của Mô da, của Su be... em cũng khóc...
    -Nghe buồn quá hả? - chị y tá hỏi.
    -Không phải vì buồn đâu chị ạ. - Quỳnh lại lắc lắc nhè nhẹ cái đầu tóc quăn rối. ?" Không những bản nhạc ấy không buồn chút nào hết, mà vì nó hay quá, hay đến phát khóc lên. Nhiều lần chỉ mới nghe chị em nhấn mấy hoà âm đầu tiên là mũi em đã cay xè. Em dễ khóc thật... Cả nhà em vẫn gọi em là thằng mu khóc. Thế ròi Cách mạng tháng Tám, các bạn bằng tuổi em trong vùng Vĩ Dạ, đều vào các đội Nhi Đồng Cứu Quốc, tập một hai, đi biểu tình, mít tinh vui ghê lắm. Em thèm được vào đội như các bạn quá, nhưng ba mạ, ba mạ không cho. Ba mạ em bảo: Mình là con nhà quyền quý, chơi chung chơi lộn với con nhà khố rách áo ôm sao được con! Không hiểu sao, nghe ba mạ em nói rứa, em bỗng thấy buồn và giận ba mạ em quá chừng. Em chỉ muốn bỏ nhà trốn đi, lạ cái là từ trước đến nay, em chưa dám giận ba mạ em lần mô. Ba mạ em cưng chiều em ghê lắm, em là con trai út độc nhất cảu ba mạ mà. Hồi dó có một đơn vị Vệ Quốc Đoàn đến đóng ở ngôi chùa cách nhà em không xa. Một bữa, em đi chơi ngang qua, em thấy các anh đang tập họp trước sân chùa, vừa vỗ tay vừa hát những bài ?oBao chiến sĩ anh hùng?, ?oĐoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi?, ?oDiệt phát xít?, ?oĐuốc gươm thiêng vung cho nước nhà?, ?oMắng Việt gian...?. Em đứng sững lại lắng nghe, và da em tự nhiên nổi hết gai ốc. Những bài hát cách mạng em được nghe lần đầu tiên do các anh Vệ Quốc Đoàn hát leê, làm cho em cảm động hơn cả nhạc của Su be, của Mô da, mặc dầu các anh hát có sai nhạc. Tuy chưa được đọc những bản nhạc ấy, nhưng vì được học nhạc từ bé nên em biết là các anh hát còn sai nhạc. Thế là em chạy bay về nhà. Mở đàn dạo lại theo trí nhớ những bài hát vừa được nghe. Em ghi nó ra giấy, cố mày mò sửa lại cho đúng theo phép tắc hoà âm trong âm nhạc. Nhưng mất cả buổi chiều em vẫn thấy không kết quả lắm. May quá, vừa lúc đó có anh Hoàng Cương, bạn thân của chị Hoài Trang em, đến chơi. Anh là học sinh năm thứ hai ban tú tài triết học trường Khải Định. Anh rất giỏi tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, cũng là một cây mê nhạc. Anh ấy có thể ngồi suốt cả buổi, kiến đốt không nhúc nhích để nghe chị Trang em đàn. Khi biết em đang làm gì, anh nói: ?oEm không phải mất công mày mò làm gì. Anh có cậu bạn có một tập đầy đủ hết các bài hát Cách Mạng. Ngày mai cậu ta đã lên đường Nam tiến rồi. Tối nay anh sẽ thăm cậu ta, đề nghị cậu ta tặng lại cho em tập bài hát đó?. Sáng hôm sau, anh Cương đến rất sớm mang đến cho em một tập bài hát chép tay, những bài hát Cách Mạng. Trên trang đầu có ghi dòng chữ với nét chữ ngang tàng nhưng thật đẹp: ?oAnh tặng Quỳnh, chú bé nhạc sĩ tương lai mà anh chưa được biết mặt. Anh mong em dùng những bài hát này như người chiến sĩ dùng thanh gươm, khẩu súng, sát cánh cùng các anh, tiêu diệt kẻ thù không đội trời chung của Tổ Quốc. Anh Lê Xanh?. Em hỏi anh Cương: ?oAnh Lê Xanh học cùng lớp với anh à?? ?" ?oKhông, anh ấy là thợ điện. Cả nhà anh ba đời là thợ điện. Anh chưa được cắp sách đến trường bao giờ. Có elx do gần điện từ nhỏ mà anh ấy sáng láng vô cùng. Tự học mà biết cả nhạc, cả vẽ, đọc được sách truyện bằng tiếng Pháp. Anh hoạt động cách mạng từ hồi bí mật, có chân trong Uỷ ban khởi nghĩa thành phố Huế mình. Anh ấy là Đảng viên Cộng Sản?. Chỉ mới nghe kể thôi mà tự nhiên em thấy yêu anh ấy quá. Em hôn lên chữ kí của anh ấy ba bốn lần và ước được gặp anh ấy một lần... Ngày hôm đó em đàn suốt lượt cả tập bài hát anh Xanh cho. Bài nào cũng hay lạ lùng chị ơi! Hay đến phát khóc lên được! Nghe âm thanh những bài hát ấy vang lên dưới mười ngón tay em, không hiểu sao em muốn bỏ nhà đi, em muốn đi theo các anh hoạt động bí mật, muốn làm Cách Mạng, làm Vệ Quốc Đoàn Nam tiến, là đảng viên Cộng sản như anh Lê Xanh... Bữa đó em đang vừa đàn vừa hát thì ba em bước vào buồng, cau mặt hỏi: ?oMấy cái bài hát ấy ra cái chi mà con cứ đàn đi đàn lại hoài làm cho cả nhà điếc tai?? Em sửng sốt nhìn ba em: ?oHay lắm chứ ba?? Ba em tự nhiên quát lên: ?oChỉ có quân khố rách áo ôm, chỉ có tụi nhái nhảy lên làm người mới thích cái thứ bài hát ấy?? Nếu ba em đánh em, tát em lúc đó, em cũng không ngạc nhiên bằng nghe ba nói như vậy. Em đứng phắt ngay dậy khỏi ghế kêu lên: ?oSao ba lại nói rứa ba? Đó là những bài hát Cách Mạng mà!? Bỗng nhiên ba em bướcđến, giật tập bài hát đó em đang dựng trên nắp đàn xé roạt roạt thành hàng chục mảnh, ném qua khung cửa sổ, nói: ?oCách với mạng này?. EM khóc suốt cả buổi chiều hôm đó, mạ em dỗ chi em cũng nhất định không ăn cơm. Sáng hôm sau, em dậy lúc cả nhà còn đang ngủ, em lâ cái đàn măng-đô-lin mà từ lâu lắm em không sờ đến, lẻn trốn ra khỏi nhà. Em đi thẳng đến chỗ đơn vị Vệ Quốc Đoàn, gặp anh chỉ huy, nói: ?oAnh cho em vô Vệ Quốc Đoàn với. Em còn nhỏ, em chưa làm được việc chi thì em đàn em hát cho các anh nghe. Em dạy hát cho các anh. Các anh hát sai ghê?. Rồi không đợi cho anh chỉ huy phải hỏi, em vừa đàn vừa hát một lượt tất cả những bài hát trong tập bài hát Cách Mạng của anh Lê Xanh. Cả đơn vị liền vây quanh lấy em. Em đàn hát xong một bài, các anh lại vỗ tay hoan hô rầm rầm. Thế là anh chỉ huy đồng ý lấy em vào đơn vị vừa làm liên lạc vừa dạy hát cho các anh.
    -Sau đó cha mạ em không đến tìm bắt em về à? - Chị y tá lấy năm ngón tay làm lược, chải chải tóc cho em, hỏi.
    -Có chứ chị. Mạ em, hai chị em, đến tìm em hàng chục lần. Nhưng em cương quyết không về. Em nói: ?oCon đi Vệ Quốc Đoàn cho đến lúc chết thì thôi, con không về nhà nữa mô!?. Lúc nhắc lại câu này, cặp mắt mở to mênh mông của em bỗng tối sầm lại, và trên vành môi thơ ngây của em hằn lên một nếp buồn giận không thể gì nguôi được.
  3. afl_vn

    afl_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    0
    14​
    Gần như ngày nào Mừng và Vệ to đầu cũng thay nhau chạy lên trạm quân y thăm Quỳnh. Sau ngày Vịnh sưa hi sinh, đội trưởng cử Vệ làm tổ trưởng. Hai em phải đảm đương công việc của cả tổ nên khá vất vả. Cả hai phải chạy như cờ lông công suốt ngày trên khắp mặt trận, liên lạc, truyền tin, trinh sát, đưa công văn giấy tờ... Và bao nhiêu công việc vặt vãnh khác mà người chiến sĩ liên lạc lúc lâm trận phải đảm đương. Hai em phải tranh thủ mọi thời cơ để có thể hàng ngày tạt vào trạm quân y ngồi chơi với bạn một lúc.
    Một buổi chiều, Mừng chạy liên lạc lên Chỉ huy sở trở về, tạt vào trạm quân y thăm Quỳnh. Quỳnh vừa tiêm thuốc xong, chị y tá ngồi ở đầu giường nói chuyện với em, tay vẫn cầm cái hộp xi ranh và hộp thuốc. Mừng đẩy nhẹ cửa bước vào phòng. Em đội mũ cứng Tiếp Phòng Quân, vành mũ sụp xuống che kín trán, áo trấn thủ, ngang lưng thắt xanh tuya rông, bên hông giắt quả lựu đạn O.F, quần xắn quá gối, hai bàn chân trần đen đũi trát bùn đã khô se. Em bước đến cạnh giường bạn, để lại trên nền đá hoa những lốt chân đen ngòm.
    -Chào chị!... ?" Em lễ phép chào chị y tá, rồi hất vành mũ lên cao, nhìn bạn cười rạng rỡ.
    Quỳnh cười với bạn, ngoảnh sang nói với chị y tá:
    -Bạn em là vua trèo cây đó chị ạ. Bao nhiêu cây cao nhất của Huế mình cậu ta đều đã trèo tuốt lên ngọn...
    -Ui chao, em nghịch đến nước ấy à?
    Mừng đỏ mặt, bối rối.
    -Không phải cậu ta trèo nghịch mô chị ạ... - Quỳnh nhìn bạn, ánh mắt âu yếm. ?" Mình kể chuyện trèo cây cho chị nghe, cậu đừng giận mình hí...?
    -Quỳnh... Đừng...!
    Quỳnh tảng lờ như không nghe bạn gọi, vừa cười cười vừa kể cho chị y tá nghe chuyện Mừng đi tìm thuốc cho mẹ. Chuyện Mừng nhập Vệ Quốc Đoàn bằng cách chui bừa vào giữa hàng ngũ của đội...
    Nghe chuyện, chị y tá miệng cười mà mắt rớm lệ. Chị cầm cổ tay đen đũi của Mừng kéo em lại đứng sát vào mình, nhìn em và nói:
    -Chị ước chi có quyền được fọi tất cả những kẻ hắt hủi cha mạ, đối xử với cha mạ không ra chi, đến ngay đây để được nhìn thấy mặt em...
    Quỳnh thổ lộ với chị một niềm mơ ước mà em ấp ủ từ lâu:
    -Khi mô Huế mình được giải phóng, em sẽ xin học trường nhạc. Em sẽ gắng học thật giỏi... Em sẽ sáng tác một vở nhạc kịch, kể chuỵên Mừng đi tìm thuốc cho mẹ. Em tin chắc vở nhạc kịch của em sẽ hay, rất hay... hay không kém gì vở ?oCây sáo thần? của nhạc sĩ Mô da. Chị không tin à? Thì chính Mô da sáng tác vở nhạc kịch đó khi ông ta còn ít tuổi hơn em bây giờ...
    Chị y tá xem chừng chẳng biết mô tê gì chuyện nhạc kịch với Mô da. Chịi chăm chăm nhìn em rồi chợt hỏi:
    -Em Mừng thì do đi tìm thuốc cho mẹ mà vô Vệ Quốc Đoàn, còn em thì do cái chi rứa?
    Quỳnh mỉm cười khẽ lắc lắc cái đầu xinh đẹp, đội vừng mũ miện tóc tơ quăn rối, chực đánh trống lảng. Nhưng trước ánh mắt chăm chăm đợi chờ của bạn và chị y tá, em nhỏ nhẻ nói:
    -Em đi Vệ Quốc Đoàn vì những bài hát cách mạng... Chị không thể tưởng tượng được, em yêu nhạc đến như thế nào... Cũng bởi em được nghe nhạc, học nhạc từ ngày chập chững biết đi. Cả nhà em, mạ em, hai chị em đều biết chơi dương cầm, nhất là chị Hoài Trang của em, chị ấy chơi dương cầm hay mê hồn. Nhiều đêm đang ngủ em chợt tỉnh giấc, xung quanh vắng lặng hoàn toàn, em nghe các bức tường trong phòng em ngân nga hoà nhạc với nhau... lạ lắm chị ạ, nói chắc chị không tin, nhưng em nghe thật mà. Chúng hoà lại những bản nhạc mà các chị em với em thường đàn. Lên năm tuổi em đã chơi thạo những bản nhạc ngắn của Mô da và em cũng sáng tác được một bản nhạc đầu tiên tên là ?oCái chết của con ếch xanh tội nghiệp?. Ở đây mà có đàn, em sẽ đàn cho chị nghe. Chị và Mừng sẽ khóc và thương con ếch xanh của em cho coi. Hồi còn ở nhà, hễ bao giờ doạ lại bản nhạc này em cũng khóc. Em thương con ếch xanh quá. Em nghe chị Hoài Trang em chơi những bản nhạc của Mô da, của Su be... em cũng khóc...
    -Nghe buồn quá hả? - chị y tá hỏi.
    -Không phải vì buồn đâu chị ạ. - Quỳnh lại lắc lắc nhè nhẹ cái đầu tóc quăn rối. ?" Không những bản nhạc ấy không buồn chút nào hết, mà vì nó hay quá, hay đến phát khóc lên. Nhiều lần chỉ mới nghe chị em nhấn mấy hoà âm đầu tiên là mũi em đã cay xè. Em dễ khóc thật... Cả nhà em vẫn gọi em là thằng mu khóc. Thế ròi Cách mạng tháng Tám, các bạn bằng tuổi em trong vùng Vĩ Dạ, đều vào các đội Nhi Đồng Cứu Quốc, tập một hai, đi biểu tình, mít tinh vui ghê lắm. Em thèm được vào đội như các bạn quá, nhưng ba mạ, ba mạ không cho. Ba mạ em bảo: Mình là con nhà quyền quý, chơi chung chơi lộn với con nhà khố rách áo ôm sao được con! Không hiểu sao, nghe ba mạ em nói rứa, em bỗng thấy buồn và giận ba mạ em quá chừng. Em chỉ muốn bỏ nhà trốn đi, lạ cái là từ trước đến nay, em chưa dám giận ba mạ em lần mô. Ba mạ em cưng chiều em ghê lắm, em là con trai út độc nhất cảu ba mạ mà. Hồi dó có một đơn vị Vệ Quốc Đoàn đến đóng ở ngôi chùa cách nhà em không xa. Một bữa, em đi chơi ngang qua, em thấy các anh đang tập họp trước sân chùa, vừa vỗ tay vừa hát những bài ?oBao chiến sĩ anh hùng?, ?oĐoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi?, ?oDiệt phát xít?, ?oĐuốc gươm thiêng vung cho nước nhà?, ?oMắng Việt gian...?. Em đứng sững lại lắng nghe, và da em tự nhiên nổi hết gai ốc. Những bài hát cách mạng em được nghe lần đầu tiên do các anh Vệ Quốc Đoàn hát leê, làm cho em cảm động hơn cả nhạc của Su be, của Mô da, mặc dầu các anh hát có sai nhạc. Tuy chưa được đọc những bản nhạc ấy, nhưng vì được học nhạc từ bé nên em biết là các anh hát còn sai nhạc. Thế là em chạy bay về nhà. Mở đàn dạo lại theo trí nhớ những bài hát vừa được nghe. Em ghi nó ra giấy, cố mày mò sửa lại cho đúng theo phép tắc hoà âm trong âm nhạc. Nhưng mất cả buổi chiều em vẫn thấy không kết quả lắm. May quá, vừa lúc đó có anh Hoàng Cương, bạn thân của chị Hoài Trang em, đến chơi. Anh là học sinh năm thứ hai ban tú tài triết học trường Khải Định. Anh rất giỏi tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, cũng là một cây mê nhạc. Anh ấy có thể ngồi suốt cả buổi, kiến đốt không nhúc nhích để nghe chị Trang em đàn. Khi biết em đang làm gì, anh nói: ?oEm không phải mất công mày mò làm gì. Anh có cậu bạn có một tập đầy đủ hết các bài hát Cách Mạng. Ngày mai cậu ta đã lên đường Nam tiến rồi. Tối nay anh sẽ thăm cậu ta, đề nghị cậu ta tặng lại cho em tập bài hát đó?. Sáng hôm sau, anh Cương đến rất sớm mang đến cho em một tập bài hát chép tay, những bài hát Cách Mạng. Trên trang đầu có ghi dòng chữ với nét chữ ngang tàng nhưng thật đẹp: ?oAnh tặng Quỳnh, chú bé nhạc sĩ tương lai mà anh chưa được biết mặt. Anh mong em dùng những bài hát này như người chiến sĩ dùng thanh gươm, khẩu súng, sát cánh cùng các anh, tiêu diệt kẻ thù không đội trời chung của Tổ Quốc. Anh Lê Xanh?. Em hỏi anh Cương: ?oAnh Lê Xanh học cùng lớp với anh à?? ?" ?oKhông, anh ấy là thợ điện. Cả nhà anh ba đời là thợ điện. Anh chưa được cắp sách đến trường bao giờ. Có elx do gần điện từ nhỏ mà anh ấy sáng láng vô cùng. Tự học mà biết cả nhạc, cả vẽ, đọc được sách truyện bằng tiếng Pháp. Anh hoạt động cách mạng từ hồi bí mật, có chân trong Uỷ ban khởi nghĩa thành phố Huế mình. Anh ấy là Đảng viên Cộng Sản?. Chỉ mới nghe kể thôi mà tự nhiên em thấy yêu anh ấy quá. Em hôn lên chữ kí của anh ấy ba bốn lần và ước được gặp anh ấy một lần... Ngày hôm đó em đàn suốt lượt cả tập bài hát anh Xanh cho. Bài nào cũng hay lạ lùng chị ơi! Hay đến phát khóc lên được! Nghe âm thanh những bài hát ấy vang lên dưới mười ngón tay em, không hiểu sao em muốn bỏ nhà đi, em muốn đi theo các anh hoạt động bí mật, muốn làm Cách Mạng, làm Vệ Quốc Đoàn Nam tiến, là đảng viên Cộng sản như anh Lê Xanh... Bữa đó em đang vừa đàn vừa hát thì ba em bước vào buồng, cau mặt hỏi: ?oMấy cái bài hát ấy ra cái chi mà con cứ đàn đi đàn lại hoài làm cho cả nhà điếc tai?? Em sửng sốt nhìn ba em: ?oHay lắm chứ ba?? Ba em tự nhiên quát lên: ?oChỉ có quân khố rách áo ôm, chỉ có tụi nhái nhảy lên làm người mới thích cái thứ bài hát ấy?? Nếu ba em đánh em, tát em lúc đó, em cũng không ngạc nhiên bằng nghe ba nói như vậy. Em đứng phắt ngay dậy khỏi ghế kêu lên: ?oSao ba lại nói rứa ba? Đó là những bài hát Cách Mạng mà!? Bỗng nhiên ba em bướcđến, giật tập bài hát đó em đang dựng trên nắp đàn xé roạt roạt thành hàng chục mảnh, ném qua khung cửa sổ, nói: ?oCách với mạng này?. EM khóc suốt cả buổi chiều hôm đó, mạ em dỗ chi em cũng nhất định không ăn cơm. Sáng hôm sau, em dậy lúc cả nhà còn đang ngủ, em lâ cái đàn măng-đô-lin mà từ lâu lắm em không sờ đến, lẻn trốn ra khỏi nhà. Em đi thẳng đến chỗ đơn vị Vệ Quốc Đoàn, gặp anh chỉ huy, nói: ?oAnh cho em vô Vệ Quốc Đoàn với. Em còn nhỏ, em chưa làm được việc chi thì em đàn em hát cho các anh nghe. Em dạy hát cho các anh. Các anh hát sai ghê?. Rồi không đợi cho anh chỉ huy phải hỏi, em vừa đàn vừa hát một lượt tất cả những bài hát trong tập bài hát Cách Mạng của anh Lê Xanh. Cả đơn vị liền vây quanh lấy em. Em đàn hát xong một bài, các anh lại vỗ tay hoan hô rầm rầm. Thế là anh chỉ huy đồng ý lấy em vào đơn vị vừa làm liên lạc vừa dạy hát cho các anh.
    -Sau đó cha mạ em không đến tìm bắt em về à? - Chị y tá lấy năm ngón tay làm lược, chải chải tóc cho em, hỏi.
    -Có chứ chị. Mạ em, hai chị em, đến tìm em hàng chục lần. Nhưng em cương quyết không về. Em nói: ?oCon đi Vệ Quốc Đoàn cho đến lúc chết thì thôi, con không về nhà nữa mô!?. Lúc nhắc lại câu này, cặp mắt mở to mênh mông của em bỗng tối sầm lại, và trên vành môi thơ ngây của em hằn lên một nếp buồn giận không thể gì nguôi được.
  4. afl_vn

    afl_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    0

    15​
    Buổi trưa ở trạm quân y, Quỳnh đang nằm, một tay áp dưới má, ngủ say. Em bỗng choàng tỉnh dậy như bất thình lình có ai quát gọi sát bên tai. Gương mặt em lộ vẻ bàng hoàng, ngơ ngác. Em chớp chớp mắt, đầu nghiêng nhé như cố hết sức lắng tai nghe một cái gì đó từ xa vọng tới. Em nhận ra hình như tiếng đàn dương cầm vẳng lại từ phía toà nhà chính, nhưng lạ một cái là từng âm thanh rời rạc, vô nghĩa không ra một giai điệu, hoà âm gì hết. Giống như có một bọn trẻ nghịch phá, gõ lung tung bậy bạ lên các phím đàn. Em dụi dụi mắt: ?oHay là mình nằm mê?? Không, rõ ràng em tỉnh ngủ rồi mà. Và lúc này tiếng đàn vẳng đến càng vang to hơn. Có những âm thanh như kêu thét, có những âm thanh rền rĩ, chen lấn nhau hỗn loạn. Là một người chơi dương cầm, những âm thanh như vậy làm cho em cảm thấy nhức nhối khó chịu. Em muốn gọi chị y tá lại hỏi, nhưng không thấy có chị nào thấp thoáng bên ngoài cả. Em ngồi hẳn dậy, bàn chân đau băng kín, trắng toát, gác lên thành giường. Tiếng đàn lại càng rên rú hỗn loạn hơn. Em phải bịt tai lại, vì không thể chịu đựng được hơn nữa. Em định bước xuống giường cố lần tìm đến chỗ có tiếng đàn lạ lùng kì quái ấy. Nhưng bàn chân đau vừa chạm đất em phải rụt ngay lại. Đau quá, em chưa thể đi một mình được. Vừa vặn lúc đó, Mừng từ ngoài vườn chạy vào, tay cầm một vật gì sáng trắng mà lúc đầu Quỳnh không để ý. Thấy bạn gần như ngồi xổm trên giường, Mừng ngạc nhiên hỏi:
    -Cậu đang làm chi rứa? Rứa mà mình cứ tưởng lúc ni chắc cậu đang ngủ.
    Quỳnh hấp tâp hỏi lại bạn:
    -Cậu có nghe tiếng gì không?
    Mừng dỏng tai lên nghe, toét miệng cười;
    -À, tiếng kêu cái thùng chi chi ấy, đẹp lắm, ở trong cái buồng nhỏ phía sau ngôi lầu ấy mà.
    Rồi Mừng vui vẻ kể cho bạn nghe. Phía sau ngôi lầu có một gian buồng hẹp, bấy lâu cửa khoá kín. Có mấy anh thương binh tìm được ở đâu cái xà beng rất bự, nậy cửa ra coi bên trong chủ nhà cất giấu cái chi mà khoá đến hai lớp khoá. Vừa lúc đó mình đi ngang qua, thấy rứa cũng tò mò ghé lại coi chút cho biết, tưởng có chi quý giá lắm, té ra chỉ có một cái bàn rất to. Mà cái bàn ni coi hình thù tức cười ghê lắm, có đến năm cái chân! Ba chân to ba góc lại thêm hai chân nhỏ nằm giữa gần sít nhau - Mừng bật cười to về hình ảnh ngộ nghĩnh cái bàn năm chân - Chắc họ sợ hắn đứng không vững nên mới đóng thêm hai chân phụ nữa cậu hè? Cái nắp bàn rất dài, mở ra đóng lại được. Mở nắp ra bên trong có một hàng dài những miếng gỗ nằm sít nhau, trắng như hàm răng, giữa những cái răng trắng nằm chen những cái răng đen nhỏ hơn mà ngắn hơn. Mấy anh đụng tay vô hàm răng đó tự nhiên trong bụng cái bàn kêu toáng lên. Đụng mạnh hắn kêu to, đụng nhẹ hắn kêu nhỏ. Lúc đầu bất thình lình nghe hắn kêu các anh hoảng nhảy lùi cả lại. Có anh còn nằm rạp xuống đất sợ hắn nổ bất tử như lựu đạn. Một lúc không có việc chi, các anh mới thi nhau đấm tay vô hàm răng để hắn kêu chơi. Ui chao! Hắn mới kêu dữ chứ cậu. Mình cũng hùa vô đấm chới, đấm cả răng trắng, cả răng đen đều kêu hết! Đấm chán các anh lấy mũi dao găm cậy răng hắn ra coi chơi. Mình cũng cạy được một cái răng trắng đây, định đem cậu coi cho biết. - Mừng đưa cho Quỳnh cái vật trăng trắng từ nãy tới giừo vẫn cầm lăm lăm trong tay. ?" Mà gỗ hắn đẹp ghê lắm cậu ơi, chùi lớp bụi đi cái, bóng loáng soi gương được. Rứa là các anh lại lấy mũi dao găm, lưỡi lê thi nhau nậy gỗ định đem cưa làm ?ora két? đánh kiện. Mình cũng muốn cạy một miếng chơi nhưng không mượn được dao, tiếc quá!
    Mải hào hứng kể, Mừng không để ý gương mặt bạn mỗi lúc một thêm tái nhợt. Quỳnh thảng thốt kêu lên như bất chợt bị ai chọc mạnh vào vết thương dưới gan bàn chân:
    -Ui chao! Cái piano!
    Mừng ngơ ngác nhìn bạn.
    -Cậu làm răng rứa? Vết thương lại đau à?
    -Không, không phải, cái bàn năm chân đó chính là cái đàn dương cầm đó cậu ơi!
    -Đàn à? - Mừng trố mắt hỏi. - Giống như cái ở nhà cậu mà hồi trước lần mô đi ngang qua mình cũng nghe tiếng đúng không?
    -Đúng rồi! Mà cái bàn này còn quý hơn gấp bao nhiêu lần cái đàn ở nhà mình ấy!
    -Hắn có đàn được bài ?oBao nhiêu sĩ anh hùng? với ?oVệ Quốc Quân một lần ra đi? không?
    -Đàn được tất! Không có bài chi là không đàn được.
    -Ui chao, rứa mà các anh cạy ván vặn răng hắn, e hắn hư mất thôi cậu ơi. ?" Bây giờ đến lượt Mừng sững sờ nói. Nỗi lo lắng của bạn đã thật sự lây sang em, mặc dầu là lần đầu tiên em được nhìn thấy cây đàn dương cầm mà tất cả giá trị của nó đối với em là đàn được bài ?oBao chiến sĩ anh hùng?, bài ?oVệ Quốc Quân một lần ra đi?
    -Để mình chạy ngay lên can các anh, may ra còn kịp. - Mừng vội vàng nhớm chân định chạy.
    Nhưng Quỳnh rất nhanh chồm ra khỏi giường vòng hai tay ôm choàng cổ bạn, nói giọng vô cùng khẩn khoản:
    -Cậu cõng mình đi theo với. Đã lâu lắm mình không được mó tay đến các phím đàn. Mình thèm quá, nhớ quá cậu ơi!
    Không kịp suy nghĩ lâu la. Mừng ngoặc luôn hai tay ra sau lưng ôm vòng hai chân bạn, xốc bạn lên lưng rồi cứ thế chạy thẳng một mạch không kịp thở, đến gian phòng có để chiếc dương cầm quý giá sắp bị phá nát. Chưa đến cửa, Mừng đã la to đến hụt hơi:
    -Các anh ơi, đừng phá! Đừng phá! Cái đàn, cái đàn... nó hát được ?oBao chiến sĩ anh hùng? với ?oVệ Quốc Quân một lần ra đi? các anh ơi...
    Trong phòng, quanh cái đàn dương cầm lớn chiếm gần kín nửa gian buồng, năm sáu anh thương binh người băng trán, người băng chân... người cầm dao, người cầm mã tấu, nậy, chặt lớp gỗ màu cánh gián bóng loáng của chiếc đàn. Quang cảnh giống hệt những người đi săn lúc hè nhau cắt xẻo con thú rừng to lớn vừa bị bắn hạ. Nghe tiếng kêu hớt hải của Mừng, các anh dừng tay cả lại. Mừng đặt bạn ngồi xuống chiếc ghế đẩu mặt tròn kê sát tường, há hốc miệng thở đến muốn đứt hơi. Quỳnh nhìn chiếc đàn bị cạy chặt nham nhở miệng bỗng mếu xệch sắp khóc:
    -Ui chao! ?" Các anh phá sập cả cái cầu Tràng Tiền em cũng không tiếc bằng...
    Không còn nhớ gì đến cái chân đau. Quỳnh nhảy xuống ghế chạy nhào đến. Mừng thất sắc kêu:
    -Ui, Quỳnh! Em chụp lấy cái ghế chạy theo đặt cho bạn ngồi.
    Ngồi trước chiếc đàn dương cầm to lớn đồ sộ, nom Quỳnh lại còn nhỏ bé hơn. Mặt em vụt tái đi khi tia mắt long lanh của em chạm phải màu sáng trắng lấp lánh những phím đàn. Hai bàn tay ngón thon dài như tạc bằng cẩm thạch của em bống như hai cánh chim lướt bay là là trên dãy phím đàn. Cả gian buồng tranh tối tranh sáng phút chốc tràn ngập những âm thanh thánh thót, trầm bổng du dương, hay đến nỗi các anh đang đứng vây quanh đánh rơi cả mã tầu, dao găm xuống đất. Các anh đứng sững miệng há hốc nhìn em như nhìn một nhân vật trong truyện thần tiên. Gương mặt Quỳnh sáng bừng, rạng rỡ như cây đèn ***g bỗng được thắp sáng ngọn nến ở bên trong. Ôi may mắn làm sao, cây đàn vẻ ngoài tuy bị phá hỏng khá nặng nhưng âm thanh vẫn còn nguyên vẹn. Em ngước lên nhìn khắp lượt các anh, hai tay em vẫn không ngừng chơi đàn. Ánh mắt em nồng nàn, âu yếm, như thầm cảm ơn các anh không động đến âm thanh quý báu của nó. Cây đàn piano lúc này sao mà giống con sơn ca bị người ta vặt trụi nhiều mảng lông, nhưng tiếng hót của nó may mắn chưa suy chuyển. Và nó đang hót lên những giai điệu tuyệt vời dưới hai bàn tay điều khiêể của chú bé liên lạc. Mấy anh Vệ Quốc Đoàn đang đứng vây quanh cây đàn nhìn em kia, đều là những nông dân cùng khổ vùng Kế Môn, Đại Lược. Cả một đời họ chỉ được biết cây đàn qua câu chuyện Thạch Sanh: ?otích tịch tình tang, ai mang công chúa dưới hang lên lầu?. Đây là lần đầu tiên họ được nghe tiếng đàn, thấy cây đàn có thật trong cuộc đời. Họ nhìn em với cặp mắt hối lỗi, như muốn nói: ?oEm đừng giận các anh àm tội. Dưới thời nô lệ thằng Tây, các anh phải sống trong cùng khổ, đói rét, u mê, tối tăm. Các anh mô có biết cái bàn năm chân ni là cái đờn, nên các anh mới lỡ phá... Chừ được em nói cho biết rồi, đứa mô mà dám làm hư hoại nó, các anh sẽ cho biết tay!?
    Quỳnh lúc này đã hoàn toàn đắm mình vào âm nhạc. Tiếng đàn của em mỗi lúc một thêm ngân vang, dồn dập, quyến rũ... Từ những giai điệu dịu dàng, mơ màng, uyển chuyển như dòng sông Hương êm đềm trôi dưới ánh trăng, em vụt chuyển sang những giai điệu hùng tráng sôi sục của những ca khúc Cách Mạng. Dưới hai bàn tay mềm mại trẻ thơ của em, cây đàn phút chốc hoá thành một đơn vị Vệ Quốc QUân đang rầm rập tiến ra Mặt trận trong tiếng hát vang trời:
    ?oRa đi ra đi bảo tồn sông núi
    Ra đi ra đi thà chết không lui...
    Cờ bay phất phới...?
    Gian phòng đứng chật kín người từ lúc nào không ai hay. Thương binh, bác sĩ, y tá, hộ lí khắp cả trạm quân y, nghe tiếng đàn dương cầm đột ngột vang lên, liền gọi nhau, dắt nhau, dìu nhau kéo đến mỗi lúc một đông. Âm nhạc Cách mạng sục sôi nghĩa khí cuốn hút họ như một dòng thác, một cơn lốc. Một người nào đó, rồi tất cả đám đông, đứng vây quanh cây đàn và chú bé liên lạc, cùng cất vang tiếng hát hoà theo:
    ?o...Ngựa phi nơi xa kia nghe tiếng súng bên trời điệu kèn rộn ràng...?
    Ở tầng gác hai, có một anh thương binh trẻ măng bị thúng nát hết ruột, đang giờ phút hấp hối, nhge tiếng đàn từ tầng dưới vẳng lên, tự nhiên anh tỉnh táo hẳn lại. Anh nằng nặc đòi các chị y tá khiên anh xuống chỗ có tiếng đàn để anh được nghe rõ hơn trước khi chết. Thương anh quá, các chị phải chiều anh, vực anh vào cáng, sẽ sàng khiêng anh xuống. Đám đông rẽ ra nhường lối cho cáng anh đi vào sát bên chỗ Qùnh ngồi đánh đàn.
    Anh mở to đôi mắt nhìn Quỳnh. Ánh mắt anh như ánh lửa xao xuyến, rung rinh sắp lụi tắt, trân trân dõi theo đôi bàn tay con nít trắng xanh của chú bé chiến sĩ múa lượn trên dãy phím đàn trắng, đen, lấp loá. Miệng anh he hé như muốn uống cạn tiếng đàn để lấp kín những chỗ gan ruột của mình bị đạn giặc phá thủng nát. Đàn ngân lên một giai điệu cao vút, anh bỗng chống mạnh hai khuỷu tay xuống cáng, cố hết sức dướn cao đầu lên nhìn Quỳnh, tia nhìn ngầm ngập yêu thương. Đôi môi trắng bệch của anh mấp máy thì thào:
    -Cảm ơn em!...
    Rồi anh vật đầu xuống cáng, thở hắt ra, trút hơi thở cuối cùng.
  5. afl_vn

    afl_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    0

    15​
    Buổi trưa ở trạm quân y, Quỳnh đang nằm, một tay áp dưới má, ngủ say. Em bỗng choàng tỉnh dậy như bất thình lình có ai quát gọi sát bên tai. Gương mặt em lộ vẻ bàng hoàng, ngơ ngác. Em chớp chớp mắt, đầu nghiêng nhé như cố hết sức lắng tai nghe một cái gì đó từ xa vọng tới. Em nhận ra hình như tiếng đàn dương cầm vẳng lại từ phía toà nhà chính, nhưng lạ một cái là từng âm thanh rời rạc, vô nghĩa không ra một giai điệu, hoà âm gì hết. Giống như có một bọn trẻ nghịch phá, gõ lung tung bậy bạ lên các phím đàn. Em dụi dụi mắt: ?oHay là mình nằm mê?? Không, rõ ràng em tỉnh ngủ rồi mà. Và lúc này tiếng đàn vẳng đến càng vang to hơn. Có những âm thanh như kêu thét, có những âm thanh rền rĩ, chen lấn nhau hỗn loạn. Là một người chơi dương cầm, những âm thanh như vậy làm cho em cảm thấy nhức nhối khó chịu. Em muốn gọi chị y tá lại hỏi, nhưng không thấy có chị nào thấp thoáng bên ngoài cả. Em ngồi hẳn dậy, bàn chân đau băng kín, trắng toát, gác lên thành giường. Tiếng đàn lại càng rên rú hỗn loạn hơn. Em phải bịt tai lại, vì không thể chịu đựng được hơn nữa. Em định bước xuống giường cố lần tìm đến chỗ có tiếng đàn lạ lùng kì quái ấy. Nhưng bàn chân đau vừa chạm đất em phải rụt ngay lại. Đau quá, em chưa thể đi một mình được. Vừa vặn lúc đó, Mừng từ ngoài vườn chạy vào, tay cầm một vật gì sáng trắng mà lúc đầu Quỳnh không để ý. Thấy bạn gần như ngồi xổm trên giường, Mừng ngạc nhiên hỏi:
    -Cậu đang làm chi rứa? Rứa mà mình cứ tưởng lúc ni chắc cậu đang ngủ.
    Quỳnh hấp tâp hỏi lại bạn:
    -Cậu có nghe tiếng gì không?
    Mừng dỏng tai lên nghe, toét miệng cười;
    -À, tiếng kêu cái thùng chi chi ấy, đẹp lắm, ở trong cái buồng nhỏ phía sau ngôi lầu ấy mà.
    Rồi Mừng vui vẻ kể cho bạn nghe. Phía sau ngôi lầu có một gian buồng hẹp, bấy lâu cửa khoá kín. Có mấy anh thương binh tìm được ở đâu cái xà beng rất bự, nậy cửa ra coi bên trong chủ nhà cất giấu cái chi mà khoá đến hai lớp khoá. Vừa lúc đó mình đi ngang qua, thấy rứa cũng tò mò ghé lại coi chút cho biết, tưởng có chi quý giá lắm, té ra chỉ có một cái bàn rất to. Mà cái bàn ni coi hình thù tức cười ghê lắm, có đến năm cái chân! Ba chân to ba góc lại thêm hai chân nhỏ nằm giữa gần sít nhau - Mừng bật cười to về hình ảnh ngộ nghĩnh cái bàn năm chân - Chắc họ sợ hắn đứng không vững nên mới đóng thêm hai chân phụ nữa cậu hè? Cái nắp bàn rất dài, mở ra đóng lại được. Mở nắp ra bên trong có một hàng dài những miếng gỗ nằm sít nhau, trắng như hàm răng, giữa những cái răng trắng nằm chen những cái răng đen nhỏ hơn mà ngắn hơn. Mấy anh đụng tay vô hàm răng đó tự nhiên trong bụng cái bàn kêu toáng lên. Đụng mạnh hắn kêu to, đụng nhẹ hắn kêu nhỏ. Lúc đầu bất thình lình nghe hắn kêu các anh hoảng nhảy lùi cả lại. Có anh còn nằm rạp xuống đất sợ hắn nổ bất tử như lựu đạn. Một lúc không có việc chi, các anh mới thi nhau đấm tay vô hàm răng để hắn kêu chơi. Ui chao! Hắn mới kêu dữ chứ cậu. Mình cũng hùa vô đấm chới, đấm cả răng trắng, cả răng đen đều kêu hết! Đấm chán các anh lấy mũi dao găm cậy răng hắn ra coi chơi. Mình cũng cạy được một cái răng trắng đây, định đem cậu coi cho biết. - Mừng đưa cho Quỳnh cái vật trăng trắng từ nãy tới giừo vẫn cầm lăm lăm trong tay. ?" Mà gỗ hắn đẹp ghê lắm cậu ơi, chùi lớp bụi đi cái, bóng loáng soi gương được. Rứa là các anh lại lấy mũi dao găm, lưỡi lê thi nhau nậy gỗ định đem cưa làm ?ora két? đánh kiện. Mình cũng muốn cạy một miếng chơi nhưng không mượn được dao, tiếc quá!
    Mải hào hứng kể, Mừng không để ý gương mặt bạn mỗi lúc một thêm tái nhợt. Quỳnh thảng thốt kêu lên như bất chợt bị ai chọc mạnh vào vết thương dưới gan bàn chân:
    -Ui chao! Cái piano!
    Mừng ngơ ngác nhìn bạn.
    -Cậu làm răng rứa? Vết thương lại đau à?
    -Không, không phải, cái bàn năm chân đó chính là cái đàn dương cầm đó cậu ơi!
    -Đàn à? - Mừng trố mắt hỏi. - Giống như cái ở nhà cậu mà hồi trước lần mô đi ngang qua mình cũng nghe tiếng đúng không?
    -Đúng rồi! Mà cái bàn này còn quý hơn gấp bao nhiêu lần cái đàn ở nhà mình ấy!
    -Hắn có đàn được bài ?oBao nhiêu sĩ anh hùng? với ?oVệ Quốc Quân một lần ra đi? không?
    -Đàn được tất! Không có bài chi là không đàn được.
    -Ui chao, rứa mà các anh cạy ván vặn răng hắn, e hắn hư mất thôi cậu ơi. ?" Bây giờ đến lượt Mừng sững sờ nói. Nỗi lo lắng của bạn đã thật sự lây sang em, mặc dầu là lần đầu tiên em được nhìn thấy cây đàn dương cầm mà tất cả giá trị của nó đối với em là đàn được bài ?oBao chiến sĩ anh hùng?, bài ?oVệ Quốc Quân một lần ra đi?
    -Để mình chạy ngay lên can các anh, may ra còn kịp. - Mừng vội vàng nhớm chân định chạy.
    Nhưng Quỳnh rất nhanh chồm ra khỏi giường vòng hai tay ôm choàng cổ bạn, nói giọng vô cùng khẩn khoản:
    -Cậu cõng mình đi theo với. Đã lâu lắm mình không được mó tay đến các phím đàn. Mình thèm quá, nhớ quá cậu ơi!
    Không kịp suy nghĩ lâu la. Mừng ngoặc luôn hai tay ra sau lưng ôm vòng hai chân bạn, xốc bạn lên lưng rồi cứ thế chạy thẳng một mạch không kịp thở, đến gian phòng có để chiếc dương cầm quý giá sắp bị phá nát. Chưa đến cửa, Mừng đã la to đến hụt hơi:
    -Các anh ơi, đừng phá! Đừng phá! Cái đàn, cái đàn... nó hát được ?oBao chiến sĩ anh hùng? với ?oVệ Quốc Quân một lần ra đi? các anh ơi...
    Trong phòng, quanh cái đàn dương cầm lớn chiếm gần kín nửa gian buồng, năm sáu anh thương binh người băng trán, người băng chân... người cầm dao, người cầm mã tấu, nậy, chặt lớp gỗ màu cánh gián bóng loáng của chiếc đàn. Quang cảnh giống hệt những người đi săn lúc hè nhau cắt xẻo con thú rừng to lớn vừa bị bắn hạ. Nghe tiếng kêu hớt hải của Mừng, các anh dừng tay cả lại. Mừng đặt bạn ngồi xuống chiếc ghế đẩu mặt tròn kê sát tường, há hốc miệng thở đến muốn đứt hơi. Quỳnh nhìn chiếc đàn bị cạy chặt nham nhở miệng bỗng mếu xệch sắp khóc:
    -Ui chao! ?" Các anh phá sập cả cái cầu Tràng Tiền em cũng không tiếc bằng...
    Không còn nhớ gì đến cái chân đau. Quỳnh nhảy xuống ghế chạy nhào đến. Mừng thất sắc kêu:
    -Ui, Quỳnh! Em chụp lấy cái ghế chạy theo đặt cho bạn ngồi.
    Ngồi trước chiếc đàn dương cầm to lớn đồ sộ, nom Quỳnh lại còn nhỏ bé hơn. Mặt em vụt tái đi khi tia mắt long lanh của em chạm phải màu sáng trắng lấp lánh những phím đàn. Hai bàn tay ngón thon dài như tạc bằng cẩm thạch của em bống như hai cánh chim lướt bay là là trên dãy phím đàn. Cả gian buồng tranh tối tranh sáng phút chốc tràn ngập những âm thanh thánh thót, trầm bổng du dương, hay đến nỗi các anh đang đứng vây quanh đánh rơi cả mã tầu, dao găm xuống đất. Các anh đứng sững miệng há hốc nhìn em như nhìn một nhân vật trong truyện thần tiên. Gương mặt Quỳnh sáng bừng, rạng rỡ như cây đèn ***g bỗng được thắp sáng ngọn nến ở bên trong. Ôi may mắn làm sao, cây đàn vẻ ngoài tuy bị phá hỏng khá nặng nhưng âm thanh vẫn còn nguyên vẹn. Em ngước lên nhìn khắp lượt các anh, hai tay em vẫn không ngừng chơi đàn. Ánh mắt em nồng nàn, âu yếm, như thầm cảm ơn các anh không động đến âm thanh quý báu của nó. Cây đàn piano lúc này sao mà giống con sơn ca bị người ta vặt trụi nhiều mảng lông, nhưng tiếng hót của nó may mắn chưa suy chuyển. Và nó đang hót lên những giai điệu tuyệt vời dưới hai bàn tay điều khiêể của chú bé liên lạc. Mấy anh Vệ Quốc Đoàn đang đứng vây quanh cây đàn nhìn em kia, đều là những nông dân cùng khổ vùng Kế Môn, Đại Lược. Cả một đời họ chỉ được biết cây đàn qua câu chuyện Thạch Sanh: ?otích tịch tình tang, ai mang công chúa dưới hang lên lầu?. Đây là lần đầu tiên họ được nghe tiếng đàn, thấy cây đàn có thật trong cuộc đời. Họ nhìn em với cặp mắt hối lỗi, như muốn nói: ?oEm đừng giận các anh àm tội. Dưới thời nô lệ thằng Tây, các anh phải sống trong cùng khổ, đói rét, u mê, tối tăm. Các anh mô có biết cái bàn năm chân ni là cái đờn, nên các anh mới lỡ phá... Chừ được em nói cho biết rồi, đứa mô mà dám làm hư hoại nó, các anh sẽ cho biết tay!?
    Quỳnh lúc này đã hoàn toàn đắm mình vào âm nhạc. Tiếng đàn của em mỗi lúc một thêm ngân vang, dồn dập, quyến rũ... Từ những giai điệu dịu dàng, mơ màng, uyển chuyển như dòng sông Hương êm đềm trôi dưới ánh trăng, em vụt chuyển sang những giai điệu hùng tráng sôi sục của những ca khúc Cách Mạng. Dưới hai bàn tay mềm mại trẻ thơ của em, cây đàn phút chốc hoá thành một đơn vị Vệ Quốc QUân đang rầm rập tiến ra Mặt trận trong tiếng hát vang trời:
    ?oRa đi ra đi bảo tồn sông núi
    Ra đi ra đi thà chết không lui...
    Cờ bay phất phới...?
    Gian phòng đứng chật kín người từ lúc nào không ai hay. Thương binh, bác sĩ, y tá, hộ lí khắp cả trạm quân y, nghe tiếng đàn dương cầm đột ngột vang lên, liền gọi nhau, dắt nhau, dìu nhau kéo đến mỗi lúc một đông. Âm nhạc Cách mạng sục sôi nghĩa khí cuốn hút họ như một dòng thác, một cơn lốc. Một người nào đó, rồi tất cả đám đông, đứng vây quanh cây đàn và chú bé liên lạc, cùng cất vang tiếng hát hoà theo:
    ?o...Ngựa phi nơi xa kia nghe tiếng súng bên trời điệu kèn rộn ràng...?
    Ở tầng gác hai, có một anh thương binh trẻ măng bị thúng nát hết ruột, đang giờ phút hấp hối, nhge tiếng đàn từ tầng dưới vẳng lên, tự nhiên anh tỉnh táo hẳn lại. Anh nằng nặc đòi các chị y tá khiên anh xuống chỗ có tiếng đàn để anh được nghe rõ hơn trước khi chết. Thương anh quá, các chị phải chiều anh, vực anh vào cáng, sẽ sàng khiêng anh xuống. Đám đông rẽ ra nhường lối cho cáng anh đi vào sát bên chỗ Qùnh ngồi đánh đàn.
    Anh mở to đôi mắt nhìn Quỳnh. Ánh mắt anh như ánh lửa xao xuyến, rung rinh sắp lụi tắt, trân trân dõi theo đôi bàn tay con nít trắng xanh của chú bé chiến sĩ múa lượn trên dãy phím đàn trắng, đen, lấp loá. Miệng anh he hé như muốn uống cạn tiếng đàn để lấp kín những chỗ gan ruột của mình bị đạn giặc phá thủng nát. Đàn ngân lên một giai điệu cao vút, anh bỗng chống mạnh hai khuỷu tay xuống cáng, cố hết sức dướn cao đầu lên nhìn Quỳnh, tia nhìn ngầm ngập yêu thương. Đôi môi trắng bệch của anh mấp máy thì thào:
    -Cảm ơn em!...
    Rồi anh vật đầu xuống cáng, thở hắt ra, trút hơi thở cuối cùng.
  6. 4114

    4114 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Ừm, nhóc có cảm giác hơi kỳ kỳ, tại nhớ là đoạn nói về sự hi sinh của Vịnh sưa thuộc tập 2, còn kỳ tích mổ không thuốc mê của Quỳnh Sơn Ca nằm ở tập 5. Không biết phải vậy không ạ? Cũng lâu rồi chưa đọc lại nên không nhớ lắm
  7. ptu

    ptu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Hum, truyện hay như thế này mà bỏ dở, fí quá. afl_vn ơi, tao làm tiếp fần của mày nhé, tao cũng tâm đắc truyện này lắm. đọc lần nào cũng
  8. ptu

    ptu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    15
    Tình hình Mặt trận Huế lúc này có những biến chuyển hết sức quan trọng. Cục diện chiến xoay chiều mỗi ngày thêm bất lợi cho quân ta.
    Ngày 17 tháng 1 năm 1947, quân tiếp viện của giặc từ Pháp sang đã đổ bộ lên vùng Thừa Lưu, Lăng Cô, phía cực nam của tình Thừa Thiên. Từ Huế đến Lăng Cô chỉ hơn sáu mươi cây số. Tụi giặc tiếp viện gồm những binh đoàn tinh nhuệ nhất của quân viễn chinh Pháp. Khoảng năm nghìn tên do hay tên thực dân cáo già là đại tá La-rô-cờ và trung tá Đô-rê chỉ huy.
    Vừa đặt chân lên đất liền, bọn giặc đã nhanh chóng chia thành nhiều mũi, hình thành nhiều gọng kìm, ồ ạt tấn công ra phía bắc Thừa Thiên. Chúng cố tiến thật nhanh tới Huế để giải vây cho đồng bọn bị vây hãm, có nguy cơ bị quân ta tiêu diệt.
    Tiểu đoàn Mười tám có nhiệm vụ trấn giữ mặt trận phía Nam đã chiến đấu hết sức quyết liệt để ghìm chân bọn giặc đổ bộ lại. Trong khi đó, các đơn vị vây hãm giặc ở Huế cũng dồn hết sức để tấn công địch, với hy vọng tiêu diệt được chúng trước khi bọn tiếp viện đến kịp. Trong đợt tấn công này, quân ta đã thắng những trận xuất sắc: Tiêu diệt vị trí miếu Đại Càng, bắn ba chiếc máy ba Mô-ran ở vùng núi Tam Thai.
    Nhưng thế giặc lúc này đang quá mạnh. Phòng tuyến phía nam quân ta phải vừa đánh vừa lùi, rút bỏ hết phòng tuyến phòng ngự này đến phòng tuyến phòng ngự khác. Trước tình hình khẩn cấp, ban chỉ huy trung đoàn điều viện cho mặt trận phía Nam. Chỉ huy trưởng mặt trận khu C Phùng Đông cũng được điều động về chỉ huy mặt trận này.
    Gần một chục đội viên thiếu niên trinh sát được cử theo các đơn vụ tăng viện.
    Vệ-to-đầu được chỉ huy trưởng Mặt trận khu C lấy đi theo làm liên lạc cho ông. Một giờ trước lúc lên đường, Vệ gọi điện thoại cho Hiền:
    - A lô, Hiền đấy à. Hai giờ chiều nay mình phải theo Chỉ huy trưởng vào Mặt trận phía nam. Gấp quá mình không đến gặp cậu được. Quân ta đang chặn tụi Tây ở đèo Mũi Né đánh nhau đã hai ngày nay rồi. Chỉ huy trưởng bảo phải phi ngựa suốt cả đêm hôm nay mới kịp đến để chỉ huy. Trận ni chắc gay go ghê lắm. Không biết có nhiều dịp gặp cậu không... Nếu có chuyện gì cậu đừng quên mình nghe. À mình được phát một con ngựa cậu ạ. Con ngựa đen, bộ dạng thì xấu đui nhưng chạy tuyệt trần đời. Mình dám thách đua với tất cả ngựa của trung đoàn, kể cả con Ca-tê-lin của Bảo Đại. Cậu đã luyện được cái môn lộn nhào hai vòng liền chưa? Chưa à? Kém rứa... - Vệ khúch khích cười - Bữa mô gặp lại, mình sẽ kể chuyện cho cậu, Mình phải sắm sẵn cái roi mây thật vót, luyện không chăm, ăn roi cấm khóc nghe! À, mình gửi cho cậu cái mũ ca-lô của mình ở chỗ đội trưởng ấy...
    Ở đầu dây đằng kia, Hiền cầm máy nghe những lời bông đùa của bạn mà tự nhiên rơm rớm nước mắt . Hai đứa mê nhau lạ lùng. Hiền đêm nằm ngủ, nói mớ cũng gọi tên Vệ-to-đầu.
    ******************************************
    16.
    Khoảng ba giờ chiều Vệ-to-đầu từ trong cái biển lửa và khói dọc tuyến phòng ngự ven sông Truồi cưỡi con ngựa đen như bị lửa nung thành than, phi về phía ngôi nhà Ban chỉ huy mặt trận đóng.
    Chỉ cần nhìn nó cũng đủ biết công tác liên lạc ở mặt trận ở phía Nam này vất vả biết chừng nào. Thay mũ ca lô Vệ đội cái mũ cát bẹp dúm dó. Mặt Vệ đen nhẻm, lấm lem cát bụi, khói đạn? Cái áo quân phục ca ki dày như mo nang rách toạc hai ba chỗ trên vai, trên lưng. Chiếc quần dài ướt sũng nước đến thắt lưng, hai ống quần bê bết bùn.
    Suốt ngày hôm nay, hầu như không mấy lúc Vệ rời khỏi lưng ngựa. Mỗi ngày nó phải phi ngựa không biết bao nhiêu lần dọc phòng tuyến lửa đạn bời bời, để truyền đạt mệnh lệnh chiến đấu của Chỉ huy trưởng đến các đơn vị và lấy tin tức các đơn vị về báo cáo với Chỉ huy trưởng. Nhiều bữa Vệ vội đến nỗi vắt cơm nắm cũng phải ngồi trên lưng ngựa mà ăn.
    Là liên lạc của Chỉ huy trưởng, phạm vi phải chạy liên lạc của Vệ rất rộng, khắp cả phòng tuyến. Nếu không có sự nhanh nhẹn lạ kỳ, sức dẻo dai hiếm có và lòng gan dạ đến liều lĩnh của một diễn viên xiếc chuyên nghề nhào lộn và từng làm bia sống cho trò ném dao găm, thì chắc nó khó mà đảm đương nổi nhiệm vụ.
    Chỉ huy trưởng vừa ra dứt lệnh đã thấy Vệ ngồi chễm chệ trên lưng ngựa, mũ đội hất lên trước trán, tay cầm dây cương, mái tóc quăn xòa quanh mũ, phủ kín cả gáy. Vệ giống một kỵ sĩ xưa minh họa trong sách. Và mặc cho đạn đại bác nổ đinh tai, choáng óc, mặc cho đạn súng trường, súng máy bay vù vù quanh mình như một đàn ong vỡ tổ, mặc cho nhà cháy, tường sập, cây đổ, nó vẫn cúi rạp trên mình ngựa, thúc gót, giật cương, lao vút đi như một mũi tên đen. Vệ phi ngựa vọt qua những hàng rào xương rồng cao ngất nghểu, bay qua những mương nước rộng đầy nước. Trong cách phi ngựa của nó vừa có cái gan dạ của người chiến sĩ lúc lâm trận lại có cái tài ba của một tay diễn xiếc lành nghề. Nhiều lúc đang phi ngựa rất nhanh chợt nghe tiếng đạn súng cầu vồng kêu xoẹt xoẹt muốn rơi gần, Vệ ghìm ngay ngựa lại, đâm bổ cả người lẫn ngựa xuống giao thông hào để tránh đạn. Chỉ huy trưởng và các anh lớn nhìn Vệ phi ngựa mà lo sợ thay cho em.
    Nhiều lần thấy đạn giặc nổ rát trên dọc lối đi, các anh hớt hải chạy đuổi theo gọi:
    - Vệ! Vệ! Quay lại đã! Dứt đợt súng rồi hãy đi!
    Nghe các anh gọi, Vệ càng thúc ngựa phi nhanh hơn, ngóai đầu lại nói to:
    - Không can chi mô! Đạn nó tránh em mà!
    Cặp mắt to, đen láy, dịu dàng như mắt nai, sáng long lanh dưới vành mũ cứng.
    Dọc đường Vệ thường gặp các bạn trong đội cũng đang chạy liên lạc. Các bạn cũng vất vả không kém, chạy như cờ lông công suốt ngày, mà lại chạy chân đất. Thường vội quá nên mỗi lần gặp nhau chúng chỉ kịp hỏi: ?oCậu đó à?? Rồi lao vút đi. Vừa rồi, lúc phi ngựa vọt qua dãy giao thông hào, Vệ gặp Tề ở tổ Năm, cởi trần, mặc độc cái quần đùi rách toạc đến bẹn, lưng đeo hai quả lựu đạn mỏ vịt, đang lội ào qua một con hói. Vệ ghìm cương lại:
    - Tề, cậu đi mô đó?
    - Tớ đi tìm o cứu thương đến chuyển mấy anh thương binh đi.
    Vệ ngồi trên lưng ngựa, Tề đúng dưới con hói, nước ngập đến thắt lưng.
    - Lai bị thương, cậu biết chưa? - Vệ hỏi
    - Tớ cõng hắn về trạm quân y chớ ai - Tề nói ?" Lúc đánh bi cõng hắn nhẹ tưng, mà răng lúc bị thương hắng nặng đến rứa không biết! Liệu phòng tuyến có giữ nổi không cậu?
    - Khó lắm. Tụi hắn nhiều súng đạn quá. Cậu có đói không?
    - Gần chết!
    Vệ thò tay vào trong bụng áo lấy vắt cơm lĩnh từ sáng đến giờ chưa kịp ăn.
    - Bắt nghe! ?" Nó tì chân vào hai bàn đạp nhón cao người ném vắt cơm cho bạn.
    Tề nhảy lên, bắt trượt. Vắt cơm rơi tõm xuống nước. Tề liền nhào theo vắt cơm, chổng mông mò lặn như con vịt mò mồi. Mò được vắt cơm ướt nhoét, Tề cầm chặt hai tay, đưa lên miệng nhá luôn. Vừa nhồm nhoàm nhai, nó vừa nhìn lên bạn, gật gật tỏ ý ngon lắm. Rồi vừa nhá cơm, Tề vừa tiếp tục lội qua con hói.
    Đạn giặc từ phía bờ sông bắn sang kêu chíu chíu trên đầu Tề. Nó đưa tay lên đầu phủi phủi tỏ ý coi khinh.
    Về đến ngôi nhà chỉ huy sở đóng cách phòng tuyến chừng hơn cây số, Vệ-to-đầu cho ngựa phi thẳng vào đến cửa nhà bếp. Nó nhảy xuống đất, nói với mấy chị cấp dưỡng:
    - Còn vắt cơm mô cho em một vắt. Em đói xếu mếu?
    Một chị mở thùng vắt cơm nắm và gói thịt heo kho mặn gói trong mảnh lá chuối hơ lửa, đưa cho Vệ. Nó vắt dây cương ngựa lên chốt cửa, chùi hai bàn tay lấm lem và nồng nặc mùi hôi ngựa vào đít quần, đón lất vắt cơm và gói thịt. Vệ bẻ đôi vắt cơm đút một nửa vào mồm con ngựa đang đứng thở phì phò rồi dựa lưng vào khung cửa, đưa vắt cơm lên miệng cắn. Mới cắn được một miếng thì Chỉ huy trưởng từ trên nhà đi xuống. Ông đội mũ cát và mặc bộ quân phục lấm lem đất bùn. Ông đưa cho nó một mảnh giấy gấp làm tư và nói:
    - Em xuống ngay chỗ đại đội anh Vỵ bố trí, đưa lá thư này cho tôi.
    Cặp mắt sâu hoắm của ông chợt dừng lại trên gương mặt lấm lem khói đạn, bộ áo quần rách toạc dính đầy bùn đất, ướt sũng, và cái thân hình bé nhỏ mệt nhoài của Vệ run run dựa vào khung cửa?
    - Em mệt quá phải không? ?" Ông hỏi giọng trầm hẳn xuống. ?" Em lên nhà nghỉ đi một lúc, tôi gọi đồng chí Phương đi thay cũng được.
    Nhưng Vệ-to-đầu đã nhanh nhẹn đứng thẳng lên, luồn nửa nắm cơm cắn dở lẫn gói thịt heo kho mặn vào bên trong áo sơ mi. Nó chùi hai tay vào đít quần, cầm lấy bức thư trong tay Chỉ huy trưởng, cẩn thận đút vào túi áo sơ mi. Một tay cầm lấy cương ngựa, tay kia trở mui bàn tay chùi miệng, Vệ nói:
    - Báo cáo anh, em đi được. Em chỉ hơi đói tí thôi. Đường từ đây đến chỗ đại đội anh Vỵ bây giờ bị đạn bại bác, moóc-chê nó làm lung tung cả lên. Anh Phương không thạo đường sẽ lạc mất.
    Chưa kịp để cho Chỉ huy trưởng có ý kiến, Vệ đã bắt con ngựa ra giữa sân, nhẹ nhàng phóc lên yên. Nó thúc gót, giật giây cương, con ngựa tung bốn vó bay qua hàng rào che tàu trước mặt. Chỉ huy trưởng chỉ còn biết đứng lặng lẽ nhìn theo, lẩm bẩm: ?oHết chiến tranh mình phải đưa thằng bé về nhà cho nó đi học??.
    Vệ đến gặp đại đội trưởng Vỵ đúng vào lúc đại đội ông đánh bật được đợt ?oa-la-xô? thứ nhất của giặc. Ông cầm lấy bức thư em trao chưa kịp đọc thì giặc dưới sông lại ào lên ?oa-la-xô? đợt thứ hai. Ông vọt lên khỏi chiến hào, chạy thẳng đến chỗ bố trí khẩu trung liên F.M độc nhất của đại đội, định cho đưa súng ra mé sông để quét bọn giặc đổ bộ. Nhưng mới chạy được chục bước thì ông bị trúng đạn. Ông ngã dúi, mặt úp xuống mặt đất bị đàn cày nát, khẩu cạc bin cầm trong tay văng ra bên cạnh. Mặc cho đạn bắn mỗi lúc một rát, Vệ nhảy lên khỏi chiến hào, lăn tròn như con quay thẳng đến chỗ đại đội trưởng. Nó tưởng ông chỉ bị thương, nhưng khi thấy trán ông đã vỡ toác thì nó khóc òa lên, và nép sau xác ông để tránh đạn. Hai anh bắn trung liên cũng vừa lăn tới kịp, kéo xác ông về phía sau. Vệ bò sát đất đến chỗ khẩu cạc bin, chụp lấy khẩu súng lăn trở về giao thông hào. Khoác khẩu súng trên vai, nó phi ngựa như bay về báo cáo với Chỉ huy trưởng.
    Được ptu sửa chữa / chuyển vào 11:03 ngày 12/08/2005
  9. ptu

    ptu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    17.
    Sau đó chỉ hơn nửa tiếng đồng hồ, phòng tuyến sông Truồi bị chọc thủng. Chỉ huy trưởng quyết định để lại một bộ phận nhỏ kìm chân giặc, còn đại bộ phận rút lui về giữ phòng tuyến sông Nong, cách sông Truồi chừng mười cây số.
    Chỉ huy trưởng, Vệ, anh Phương cần vụ là những chiến sĩ cuối cùng rời khỏi phòng tuyến sông Truồi.
    Trời chiều đột nhiên hửng nắng. Ba người đã lui cách sông Truồi chừng ba cây số. Họ cùng cúi rạp người trên mình ngựa, cố thúc ngựa phi thật nhanh vượt qua một quãng đường rất trống. Dọc hai bên đường rải nhựa không một bóng cây, những vồng khoai lang mới trồng chạy dài tít tắp.
    Anh Phương cưỡi ngựa phi sau cùng, bỗng kêu thét lên:
    - Máy bay nó đuổi theo ta đế ế ế?!
    Chỉ huy trưởng và Vệ ngồi trên mình ngựa cùng ngoái đầu lại. Trên nền trời chiều vàng nắng, cuồn cuộn lửa khói và vang ầm tiếng nổ phía sau, bốn chiếc máy bay cổ ngỗng đang cắn đuôi nhau lao vùn vụt về phía ba người. Thoáng nhìn, Chỉ huy trưởng biết lũ máy bay đã nhìn thấy mình vì mục tiêu di động của ba người trên quãng đường quá trống. Ông hô lớn:
    - Tản ngay ra hai bên đường!
    Phương cuống quá, quất ngựa chạy bừa xuống ruộng khoai rồi hay tay ôm chặt lấy cổ ngựa mặc cho nó muốn đưa mình đến đâu thì đến. Chỉ huy trưởng kéo cương thật nhanh, rời khỏi đường nhựa và phóng đến một lùm cây thấp cách đường chừng trăm mét.
    Vệ ghìm cương ngựa, đưa mắt rất nhanh nhìn bao quát địa hình chung quanh. Nó thấy không có một chỗ nào gần đó khả dĩ núp được. Nhưng không một chút rối trí, nó cho ngựa nằm ẹp xuống mặt đường, và nó nằm ép sát vào một bên. Đầu gối trên cổ ngựa, nó ngửa mặt chăm chú quan sát bầu trời. Lũ máy bay cỗ ngỗng đen trùi trũi to dần lên một cách khủng khiếp. Tiếng gầm rít của chúng như những chiếc khoan xoáy sâu vào màng nhĩ. Chiếc máy bay đầu đàn bỗng chúc đầu lao thẳng hướng lùm cây mà Chỉ huy trưởng vừa nhảy vào núp. Vệ kinh hoàng thét lên: ?oỐi!?, tim như muốn ngừng đập. Cặp mắt nó mở to, thất sắc, dán chặt vào đường lao chênh chếch với tốc độ chóng mặt của chiếc máy bay. Tuy vậy nó vẫn còn đủ trí tỉnh táo để hiểu ra tại sao chiếc máy bay lại lao đúng lùm cây mà Chỉ huy trưởng núp. Chỉ vì con ngựa! Con ngựa trắng cao lớn, quá hoảng vì tiếng gầm rít của máy bay đã không chạy đi lại rúc đầu đúng bụi cây đó.
    Hai vó sau nó đang hất lia lịa như lúc gặp thú dữ. Cái thân hình trắng toát của con ngựa chuyển động liên tiếp trên nền xanh của lùm cây, đứng xa hàng cây số cũng nhìn thấy.
    Hai cánh máy bay chớp chớp lửa. Một tràng nổ xé tai. Đất đá quanh lùm cây và con ngựa bị cày tung lên mờ mịt. Bắn xong loạt đạn chiếc máy bay ngóc đầu nhào lên. ?oKhông đuổi ngay con ngựa trắng đi thì Chỉ huy trưởng nguy mất. Ba chiếc máy bay sau cũng đang hằm hè sửa soạn lao xuống.? Ý nghĩ đó làm Vệ quên hết sợ hãi, hiểm nguy. Nó đứng bật ngay dậy, phi thẳng đến lùm cây Chỉ huy trưởng núp. Nó hỏi to:
    - Chỉ huy trưởng có việc gì không ạ?
    - Không, không sao cả! - Tiếng Chỉ huy trưởng bình tĩnh đáp lại trong lùm cây. Em núp ngay đi, chiếc thứ hai sắp sửa bổ nhào đấy!
    Nhưng Vệ không kịp đáp lại. Thời gian phải tranh thủ từng khắc một. Nó kẹp chặt đùi vào hông ngựa nhoài người túm lấy dây cương con ngựa trắng, nghiến răng giật mạnh lôi đầu nó ra khỏi lùm cây. Con ngựa hý vang, cất cao cổ dẫm bốn vó như muốn cưỡng lại. Vệ tức giận vung báng súng cạc bin quật mình vào hông con ngựa, rồi thúc gót con ngựa đen phi thẳng ra giữa đồng tráng, lôi theo cả con ngựa trắng. Chỉ huy trưởng núp trong lùm cây nhìn ra, ông đã hiểu chú bé liên lạc của ông muốn làm gì. Ông thấy cổ mình đau nghẹn: ?oÔi, chú bé nguy mất!?. Và ông cũng không nén được lòng cảm phục chú bé liên lạc của ông. Ông tự hỏi: ?oAi dạy cho và từ bao giờ, mà trong cái phúc hiểm nguy ngàn cân treo sợi tóc như vậy, nó đã cưỡi ngựa, bắt ngựa, đánh ngựa, lôi ngựa đi với những động tác tuyệt vời khéo léo và chính xác của những trang kỵ mã lão luyện tài ba nhất??.
    Chiếc máy bay thứ hai đã ầm ầm lao đến cũng vừa lúc Vệ vừa phi ngựa vừa ngoái nhìn chiếc máy bay. Nó cố phi sao cho thật lộ, hút được cả lũ máy bay về phía sau mình.
    Mất mục tiêu, chiếc máy bay sửa soạn bổ nhào nhả đạn, đành phải chuyển sang lượn vòng tìm kiếm. Vệ-to-đầu dắt con ngựa trắng mỗi lúc một xa hơn lùm cây Chỉ huy trưởng núp, nhìn chiếc máy bay bị mất mục tiêu đang gầm rít tức tối lượn đảo quanh bầu trời, nó khoái chí quát to với chiếc máy bay:
    - Mi tưởng mi giết được cấp chỉ huy của tao là dễ lắm à? Đừng hòng! Tao chấp cả cha con dòng họ thực dân nhà bay đó!
    Nhưng chiếc máy bay thứ ba đã nhìn thấy mục tiêu. Nó vùn vụt lao đuổi theo hai con ngựa và tay kỵ mã tý hon đang phi như đùa chơi giữa cánh đồng không một bóng cây. Chà, cái tụi ni có vẻ cay cú, muốn giết bằng được kẻ yếu thế dưới mặt đất đây!
    Vệ lúc này đã hòan toàn yên tâm về Chỉ huy trưởng. Nó phấn chấn hẳn lên khi thấy mình đã đánh lừa được tụi máy bay giặc. Vẻ mặt nó trở nên ranh mãnh như lúc cùng các bnạ chơi trò trốn tìm. Vệ buộc cương hai con ngựa vào nhau. Mặt nó vênh vênh nhìn bầu trời, mắt bám sát đường bay của thằng giặc cổ ngỗng. Chờ cho chiếc máy bay bổ nhào lao thẳng về phía mình, nó mới nhún mạnh hai bàn đạp, quăng mình như bay từ trên lưng ngựa xuống cái rãnh giữa hai vồng khoai. Động tác Vệ nhanh và nhẹ đến nỗi con ngựa đen không hề hay biết. Cứ tiếp tục ***g bốn vó phi về phía trước kéo theo con ngựa bạch. Tiếng đạn nổ xé tai, như đất bị cày tung đã cách xa Vệ hàng chục mét. Chiếc máy bay thứ tư cắn đuôi chiếc thứ ba, chúc đầu lao thẳng xuống hai con ngựa đang ***g chạy. Cánh máy bay chớp chớp lửa. Nằm giữa hai luống khoai, ngửa mặt nhìn lên, tim Vệ muốn nhảu thót ra khỏi ***g ngực. Nó lo sợ thay cho hai con ngựa.
    - Trượt cha chúng mày rồi! - Vệ ngồi bật dậy reo to khi thấy dứt loạt đạn hai con ngựa lại càng ***g lên phi nhanh hơn.
    Chắc đã bắn hết đạn, bốn chiếc máy bay họp thành đội hình hàng dọc, cắn đuôi nhau bay trở về hướng Nam. Bầu trời bỗng trở nên yên tĩnh một cách dị thường. Vệ vùng ngay dậy, nhảy vọt qua từng hai ba vồng khoai một, chạy về phá Chỉ huy trưởng. Chỉ huy trưởng cũng từ trong lùm cây chui ra. Ông bước lên mô đất gần đó, một bàn tay khum khum đưa lên mày che ánh nắng chiều chênh chếch sắp tắt, nhìn theo bốn chiếc máy bay lúc này chỉ còn là bốn chấm đen.
    Có tiếng sột soạt phía sau lưng. Hai người cùng quay lại. Hai con ngựa dây cương buộc vào nhau đã quay về từ lúc nào và đang bình thản rứt những mầm khoai lang mới nhú non mơn mởn.
    Được ptu sửa chữa / chuyển vào 13:09 ngày 12/08/2005
  10. ptu

    ptu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    PHẦN THỨ BA​
    1.
    Trời sập tối. Lượm và Tư-dát giục Mừng đến lần thứ ba:
    - Cậu lên gặp đại đội trưởng ngay đi! Ông sắp xuống dẫn trung đội ba đi phối hợp tấn công trường Thiên Hựu. Tối ni mà cậu không tranh thủ xin phép về thăm mạ thì chưa biết đến khi mô mới về được? Mình vừa nghe điện thoại trên Mặt trận bảo là phòng tuyến Truồi bị vỡ rồi, quân ta đang rút về lập phòng tuyến sông Nong. Có lệnh của đội trưởng, năm giờ sáng mai tất cả đội ta phải có mặt tại chùa Vạn Phước để chuẩn bị đi nhận nhiệm vụ mới.
    - Lần ni mà cậu không về gặp mạ thì chẳng còn khi mô được thấy mặt mạ nữa mô nghe! ?" Tư-dát vừa cuộn áo quần thành nắm tọng đại vào balô, vừa nói với Mừng.
    - Tại răng rứa anh?
    - Mình nghe được tin tối mật là chỉ một hai hôm nữa, chiến sĩ toàn Mặt trận, không kể người lớn, con nít, mỗi người sẽ được phát một trái bom ba càng. Trung đoàn trưởng sẽ cho nổ một trái bom còn to hơn trái nổ ở cầu Tràng Tiền làm hiệu lệnh. Tất cả sẽ ôm bom ba càng hét xung phong rồi lao thẳng vô vị trí giặc. Mạng đổi mạng.
    - Cậu đừng tin cái miệng hắn. - Lượm nói - Hắn nói chơi để dọa cậu đó.
    Tư-dát nói với Mừng, giọng vẫn tỉnh khô:
    - Nếu cậu được về thăm mạ mà lỡ không lên kịp thì xuất bom ba càng của cậu mình sẽ làm luôn. Một mình mình chơi hai trái mới đã sức! Cấm cậu không được đòi lại nghe!
    - Không, răng tui cũng về kịp trước năm giờ sáng, - Mừng nói rồi cắm đầu chạy biến lên tầng gác, đến phòng của đại đội trưởng.
    Ông Thới đã nai nịt gọn ghẽ, đang lúi húi bên ngọn đèn dầu, nạp đạn vào băng khẩu pạc-hoọc. Mừng rón rén bước vào phòng, đến đứng nghiêm trước mặt ông, lắp bắp run rẩy nói:
    - Dạ? dạ? thưa anh? Anh cho em về thăm mạ em, sáng mai em trở lại sớm.
    Miệng nói mà trong bụng Mừng không chắc gì ông cho phép. Tối ni coi mặt ông nghiêm lắm mà tình hình Mặt trận lại đang gay go?
    Đại đội trưởng lắp băng đạn vào súng, ngẩng lên nhìn nó, trán cau lại, hỏi:
    - Về thăm mạ à? Tối tăm mưa gió thế này chú mày về thế nào được? Mà mạ ở mô?
    - Dạ, gần đây thôi? dưới Bao Vinh. Tối tăm mưa gió mấy em cũng đi được? Tối chi bằng hôm đánh nhà thằng Lơ-bờ-rít.
    - Được, cho chú mày về. Nhưng đúng năm giờ sáng mai là chú mày phải có mặt để tập trung về đội
    Thật khó mà tả được vẻ mặt mừng rỡ của Mừng lúc này. Nó vọt ra cửa mà quên cả chào đại đội trưởng. Phải xuống báo ngay cho anh Lượm biết, rồi mở máy hết bộ giò mới có thể đi kịp trong đêm hôm nay? Nó nghĩ vậy.
    Lượm là tổ trưởng, thay Vệ. Ngay chiều hôm Vệ theo Chỉ huy trưởng vào mặt trận phía Nam, đội trưởng liền điều Lượm và Tư-dát ở Mặt trận khu B về bổ sung, và cử Lượm làm tổ trưởng. Ra đến đầu cầu Mừng vấp phải Lượm và Tư-dát từ dưới chạy lên. Hai đứa định gặp đại đội trưởng để xin giúp cho Mừng. Mừng chụp lấy tay hai bạn thì thào mừng rỡ:
    - Được rồi, được rồi! Ông cho phép rồi. Ông dặn năm giờ sáng mai phải có mặt.
    Xuống đến chân cầu thang, Mừng bỗng đứng sững lại, gương mặt thẫn thờ. Nó buồn rầu nói:
    - Tui ngu quá, đem gửi bó lá tầm gửi cho anh So mất rồi! Chừ được về thăm mạ mà chẳng có cái chi đem về cho mạ?
    - Hay cậu mang về cho mạ tấm nhung đỏ cậu Bồng cho dạo nọ?
    - Tấm nhung mình cho Quỳnh mất rồi?
    - Để mình vào lục balô coi, may ra có cái chi gửi cho mạ
    Tư-dát nói rồi chạy biến vào phòng.
    Lượm cũng chạy theo, còn ngoái cổ lại dặn:
    - Cậu chịu khó đứng đó chờ mấy phút nghe!
    Loáng một cái hai đứa chạy ra, tay cầm mấy thứ đồ linh tinh mà chúng nhặt nhạnh được ở những lần đi trinh sát trong khu vực giặc.
    Tư-dát trải xuống nền xi măng một mảnh vải bạt, rồi xếp vào đó ba cái dù pháo tín hiệu, một tấm màn che cửa viền đăng ten, hai hộp thịt, một cái gương soi và ba cái vỏ đạn đui-xết. Lượm kêu:
    - Mạ lấy vỏ đạn làm chi? Mạ có phải con nít mô?
    - Để mạ làm cán dao nhíp không tốt à? ?" Tư-dát vừa trả lời vừa gới tất cả lại, lấy dây điện thoại ràng buộc cẩn thận. Tư-dát dúi gói quà cho mạ vào tay Mừng, giục:
    - Mi đi ngay đi mà về cho kịp. Về không kịp tau lãnh mất xuất bom ba càng thì đừng có kêu!
    - Cho tụi mình gửi lời thăm mạ nghe!
    Mừng ôm gói đồ vào lòng, đi thẳng ra khu vườn bên trái doanh trại. Ngang qua một bụi chuối nó dừng lại sờ soạng tìm một tàu lá chuối nguyên lành, ghé răng cắn đứt, rồi tách cọng lá làm đôi. Mừng luồn đầu qua lỗ hổng, bẻ gập tàu lá chuối lại thành cái áo đi mưa. Ra đến đường nó chạm trán một tổ tuần tra Mặt trận. Các anh hỏi:
    - Ai? Đứng lại!
    Mừng trả lời dõng dạc:
    - Em là liên lạc đây!
    Các anh hỏi mật khẩu:
    - Kháng chiến!
    Mừng đáp:
    - Quyết thắng!
    Các anh để cho Mừng đi. Họ không lạ gì những chú liên lạc như nó giờ nay đi lại trong khu vực Mặt trận. Một anh tò mò hỏi:
    - Em đi mô đó?
    - Bí mật. - Mừng trả lời đầu không ngoái lại.
    Anh này cười hề hề:
    - Nhóc mà cũng ra vẻ gớm.
    Một annh nhìn hút theo Mừng đang lặn sâu vào bóng tối, không biết nghĩ gì, buộc miệng nói:
    - Cả đất nước gian truân ghê người!

Chia sẻ trang này