1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuổi thơ tôi ở Quy Nhơn

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi Kasanova, 25/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sea_star

    sea_star Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Ê ê , đừng tưởng chỉ có mỗi bác biết cái núi có cái đài Radar nhé . Tớ đây cũng leo lên đó đúng ....1 lần roài sau đó , thôi không dám nữa . Trên ấy có cái khúc cua ngoặt như tay áo ...khiếp .
  2. cumvit

    cumvit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    bán đảo phương mai nằm bên hội lộc mà. làm gì có được cơ chứ. Mình ko nhớ rõ lắm hay sao nhưng trong lúc mình về trên đoãn đường sông cầu ngay chỗ để đi vào Quy Hoà ( ngọn núi mà có bãi tắm hoàn hậu đấy )mình có thấy tượng đức mẹ Maria ở tận trên cao mà, mà mình cũng nhớ rõ là có ngọn hải đăng nữa. Hì hì...có ai từng về Tuy Phước ăn lẫu chưa nhỉ...Rất ngon tuyệt mà lại rẻ nữa, nước lẫu rất ngon, vị ngọt của nước thịt....càng nghĩ càng nhớ quê hương....nếu tết về mà không đi chợ gò của tuy phước thì coi như đang bỏ qua điều gì đẹp nhất rùi...còn nhớ cách đây khoảng năm 91, 92 chợ gò rất đông vui nhộn nhịp vào ngày mồng một tết, đi về thăm ông bà mà thấy mấy cảnh đó vui thật nhưng giờ thì chợ gò y như tan biến vào cõi hư vô...chỉ còn lại kỹ niệm thôi.
    Còn đài rada thì mình cũng bị như bạn thôi. Một lần nhớ mãi mải dốc cao quá hôm đó cả nhóm bị té mà còn hên là thần chết chưa viếng thăm đó. Đến giờ vẫn còn thấy sợ. Nhưng mình thấy con đường đi vào trại Quy Hoà là đẹp nhất...đặc biệt là vào mùa thu
    Được cumvit sửa chữa / chuyển vào 12:13 ngày 05/12/2004
  3. cumvit

    cumvit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    bán đảo phương mai nằm bên hội lộc mà. làm gì có được cơ chứ. Mình ko nhớ rõ lắm hay sao nhưng trong lúc mình về trên đoãn đường sông cầu ngay chỗ để đi vào Quy Hoà ( ngọn núi mà có bãi tắm hoàn hậu đấy )mình có thấy tượng đức mẹ Maria ở tận trên cao mà, mà mình cũng nhớ rõ là có ngọn hải đăng nữa. Hì hì...có ai từng về Tuy Phước ăn lẫu chưa nhỉ...Rất ngon tuyệt mà lại rẻ nữa, nước lẫu rất ngon, vị ngọt của nước thịt....càng nghĩ càng nhớ quê hương....nếu tết về mà không đi chợ gò của tuy phước thì coi như đang bỏ qua điều gì đẹp nhất rùi...còn nhớ cách đây khoảng năm 91, 92 chợ gò rất đông vui nhộn nhịp vào ngày mồng một tết, đi về thăm ông bà mà thấy mấy cảnh đó vui thật nhưng giờ thì chợ gò y như tan biến vào cõi hư vô...chỉ còn lại kỹ niệm thôi.
    Còn đài rada thì mình cũng bị như bạn thôi. Một lần nhớ mãi mải dốc cao quá hôm đó cả nhóm bị té mà còn hên là thần chết chưa viếng thăm đó. Đến giờ vẫn còn thấy sợ. Nhưng mình thấy con đường đi vào trại Quy Hoà là đẹp nhất...đặc biệt là vào mùa thu
    Được cumvit sửa chữa / chuyển vào 12:13 ngày 05/12/2004
  4. wowlom

    wowlom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Bác nói có điểm đúng nhưng không chính xác, phải nói là Hội Lộc (Nhơn Hội ngày nay) nằm trên bán đảo Phương Mai
    Bán đảo Phương Mai là dãy núi nằm ở phía đông đầm Thị Nại, ở ria chân núi có những thung lũng cát lớn hình thành nên các khu dân cư, gồm các xã Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Hải và một phần phường Hải Cảng - còn gọi là Hải Minh.
    Bác nhìn từ góc đó theo đường thẳng, thì có thể lầm là nó nằm ở gần tượng Đức mẹ Maria trên mộ Hàn Mặc Tử.
    Thật ra Hải Đăng nằm tận bên Hải Minh, dưới chân núi chỗ tượng Đức Thánh Trần, ban đêm di dọc các con đường ven biển nhìn về phía Đông, bác có thể thầy ngọn đèn xanh nhấp nháy là chính nó đó.
    Nhóm Quynhoncity.com vừa đi picnic bên đó về này, chân còn dính đất

    Được wowlom sửa chữa / chuyển vào 17:34 ngày 05/12/2004
  5. wowlom

    wowlom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Bác nói có điểm đúng nhưng không chính xác, phải nói là Hội Lộc (Nhơn Hội ngày nay) nằm trên bán đảo Phương Mai
    Bán đảo Phương Mai là dãy núi nằm ở phía đông đầm Thị Nại, ở ria chân núi có những thung lũng cát lớn hình thành nên các khu dân cư, gồm các xã Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Hải và một phần phường Hải Cảng - còn gọi là Hải Minh.
    Bác nhìn từ góc đó theo đường thẳng, thì có thể lầm là nó nằm ở gần tượng Đức mẹ Maria trên mộ Hàn Mặc Tử.
    Thật ra Hải Đăng nằm tận bên Hải Minh, dưới chân núi chỗ tượng Đức Thánh Trần, ban đêm di dọc các con đường ven biển nhìn về phía Đông, bác có thể thầy ngọn đèn xanh nhấp nháy là chính nó đó.
    Nhóm Quynhoncity.com vừa đi picnic bên đó về này, chân còn dính đất

    Được wowlom sửa chữa / chuyển vào 17:34 ngày 05/12/2004
  6. wowlom

    wowlom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Vietravel Quy Nhơn có tổ chức chương trình du lịch biển đi về trong ngày, ai thích thì có thể tham gia để hiểu hơn về bán đảo của thành phố Quy Nhơn mình.
    Hành trình bắt đầu từ lúc 8h sáng tại bến đò cầu Đen, tàu chạy gần bờ các bác tha hồ ngắm biển, ngắm làng cá Hải Minh, tượng Đức Thánh Trần ngay cửa biển, ngọn Hải Đăng, ngắm những hòn núi, bãi cát nằm trên bán đảo phương Mai.
    Sau đó tàu đến hòn Khô (Nhơn Hải), buổi trưa quay lại làng chài Hải Giang ăn trưa nghỉ ngơi trong rừng cây, nhậu... Bầu Đá , ai không nhậu thì lỗ ráng chịu
    [​IMG]
  7. wowlom

    wowlom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Vietravel Quy Nhơn có tổ chức chương trình du lịch biển đi về trong ngày, ai thích thì có thể tham gia để hiểu hơn về bán đảo của thành phố Quy Nhơn mình.
    Hành trình bắt đầu từ lúc 8h sáng tại bến đò cầu Đen, tàu chạy gần bờ các bác tha hồ ngắm biển, ngắm làng cá Hải Minh, tượng Đức Thánh Trần ngay cửa biển, ngọn Hải Đăng, ngắm những hòn núi, bãi cát nằm trên bán đảo phương Mai.
    Sau đó tàu đến hòn Khô (Nhơn Hải), buổi trưa quay lại làng chài Hải Giang ăn trưa nghỉ ngơi trong rừng cây, nhậu... Bầu Đá , ai không nhậu thì lỗ ráng chịu
    [​IMG]
  8. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng xin góp một chút kỷ niệm về Quy Nhơn. Đây là bài viết dự thi trên báo Bình Định, vì đến tháng 5 năm 2005 mới chấm dứt nên các bạn có thể đọctheo đường link tới bài viết : "Quy Nhơn - những con đường"
    http://www.baobinhdinh.com.vn/621/2004/4/10115/
  9. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng xin góp một chút kỷ niệm về Quy Nhơn. Đây là bài viết dự thi trên báo Bình Định, vì đến tháng 5 năm 2005 mới chấm dứt nên các bạn có thể đọctheo đường link tới bài viết : "Quy Nhơn - những con đường"
    http://www.baobinhdinh.com.vn/621/2004/4/10115/
  10. Kasanova

    Kasanova Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    1.623
    Đã được thích:
    1

    Bằi viết rất hay của anh tranhanam, xin phép anh được copy và dán luôn vào đây cho mọi người cùng đọc.
    Quy Nhơn - những con đường
    Tuổi thơ của tôi đã trôi qua cùng với những âm thanh "xực tắc" quen thuộc trên con đường Phan Bội Châu vắng lặng của bố con ông Tàu bán dạo, quen đến nỗi phân biệt được tiếng gõ nhanh là của ông con, còn tiếng gõ "cụp?cắc?cụp cắc? cụp cắc cụp? cắc cắc?cắc cụp" như siết hai thanh tre riết róng vào nhau là của ông bố. Tôi còn nhớ cả tiếng rao kéo dài của những bà những chị "Ai mua vịt? lộn? ơơ..ơ" như mang theo cái mỏi mệt và đau đáu bao nỗi niềm của cuộc mưu sinh. Tuổi thơ của tôi là những ngày rong chơi khắp các con đường nhiều cây cùng lũ bạn hái keo, kèo me bọc đầy những vạt áo may - ô rách, hay có lúc sà vào chơi bi, chơi đáo với đám bụi đời bến xe bằng tất cả sự cảm thông con trẻ. Dù rằng, trong đó có không ít đứa hôm sau đã bị tóm cổ vì móc túi khách đi xe lam, nhưng với lũ chúng tôi chúng vẫn là những đứa trẻ thích được chơi như bao đứa trẻ bình thường khác. Bây giờ, khi nhìn lũ trẻ sạch sẽ chơi đùa bên bể cá trong Bưu điện khang trang, tôi lại thèm chúng nhếch nhác đi một tí để được tắm mình vào gió nắng của những con đường Quy Nhơn hay chiều chiều được ra khoảnh sân đất sau bến xe quần thảo với trái banh làm bằng ni lông bọc giẻ rách như bọn trẻ "xóm bến xe lam" chúng tôi.
    Một Quy Nhơn ký ức của những ngày long rong phố xá thuở học trò dường như vẫn còn thấp thoáng đâu đó trong tôi, bởi lẽ đan xen với những công trình hối hả mọc lên, với những con đường mở rộng, cửa hiệu hàng hóa phong phú vẫn còn đó một Quy Nhơn lam lũ những gánh cá, gánh rau dồn trên xe lam, xe máy, xích lô về Chợ Lớn. Một Quy Nhơn của thời mở cửa vẫn chưa mất hẳn nét xưa trên gương mặt, cuộc sống của những người buôn gánh bán bưng, ở những chợ xổm chưa đưa vào qui hoạch.
    Tôi đã từng đến Huế, Nha Trang, hai thành phố miền Trung có những nét gần gũi Quy Nhơn. Triều Nguyễn không lưu nhiều dấu tích ở Quy Nhơn, ngoài bãi tắm Hoàng hậu, nơi nghỉ ngơi của bà hoàng Nam Phương và ông vua ăn chơi Bảo Đại. Ít ra cũng là phép? nịnh vợ của ông chồng nổi tiếng trăng hoa hơn trị quốc. Nhưng quả thật, khi đứng từ điểm cao Gành Ráng trên Bãi Trứng - theo cách gọi dân gian, nhìn về thành phố mới thấy ông vua này khéo chọn chỗ chơi. Bởi lẽ ở đó ta có thể cảm nhận được một Quy Nhơn đầy chất thơ với nét uốn cong dịu dàng như một người thiếu nữ đang mơ màng giấc điệp bên tiếng sóng ru dịu dàng. Vậy mà đã có thời nơi đây biến thành khu quân sự đầy mìn và thép gai. Còn nhớ năm 1986, thầy trò khoa Văn sư phạm chúng tôi lặn lội lên thăm mộ Hàn Mặc Tử, không có con đường mở sẵn, lên đến lưng chừng dốc Mộng Cầm là chạm hàng rào thép gai và bảng cắm lạnh lùng: "Khu vực quân sự, cấm vào". Thầy trò đành ngậm ngùi thắp nhang viếng nhà thơ? bên kia hàng rào, nhìn ngôi mộ cỏ dày hoang phế mà lòng đau như cắt. Bây giờ nơi đây đã thành khu du lịch, đường trải nhựa dẫn vào, cổng chào bán vé, mộ nhà thơ làm lại ốp đá men, có hẳn một khu lưu niệm và "người giữ lửa thơ Hàn" Dzũ Kha ngày ngày cặm cụi bút lửa chép thơ Hàn cho khách thập phương. Khu quân sự thời chiến tranh mãi sau thời mở cửa mới thành Đài Xuân và bây giờ thành Đồi Thi nhân cho những người yêu thơ có thể đến cùng nhà thơ, tổ chức Hội thơ hàng năm. Đường thơ đã mở cho mọi người cảm nhận một nét văn hóa xứng tầm Quy Nhơn.
    Con đường Nguyễn Huệ dọc theo bờ biển giờ đây có thêm con đường Xuân Diệu sóng đôi. Người anh hùng dân tộc cùng nhà thơ lớn đã đồng hành. Bờ biển Quy Nhơn đẹp, nhưng để khai thác hết tiềm năng du lịch thì dường như công việc mới chỉ bắt đầu. Tôi hình dung một khi chuyển vùng được dân cư, cả một bãi biển dài từ đầu đường Xuân Diệu vòng qua eo Tình Yêu đến tận chân Gành Ráng sẽ thông thoáng, lúc ấy Quy Nhơn sẽ còn hấp dẫn hơn cả bãi biển Nha Trang và chúng ta sẽ có nguồn thu đáng kể từ du lịch biển. Lúc ấy du khách đến Quy Nhơn mới thật sự cảm nhận về một thành phố yên bình, thành phố thi ca. Có lẽ phần nào Quy Nhơn giống với Huế ở chất thơ nhưng không mang vẻ trầm mặc cố hữu của mảnh đất cố đô mà mạnh mẽ hơn trong sức sống ngang tàng như sóng biển ngày đêm vỗ tung Gành Ráng.
    Kể từ khi khai thông con đường Quy Nhơn - Sông Cầu, trung tâm thành phố dường như đang dịch chuyển dần về phía Nam. Cùng với việc khai thác các bãi biển dọc theo tuyến đường này, nếp sinh hoạt vui chơi của người Quy Nhơn có phần đổi khác. Đại lộ Nguyễn Tất Thành thành con đường đẹp nhất, khác hẳn với khu sân bay ngày xưa tường bọc chung quanh, đường băng quạnh quẽ. Để mỗi lúc chiều buông, con đường dập dìu nam thanh nữ tú đổ về hướng đường đèo mới mở. Khi thành phố lên đèn, đứng trên đỉnh đèo nhìn xuống thành phố rực sáng ánh đèn màu, có thể dễ dàng nhận ra dãy đèn vàng đường Nguyễn Tất Thành - An Dương Vương cùng ánh sáng từ trường Đại học Quy Nhơn, khu siêu thị mới mở cùng ánh sáng của các nhà cao tầng ngày càng nhiều tạo nên một diện mạo Quy Nhơn đang trên đà hình thành nếp văn minh đô thị mới.
    Dẫu Quy Nhơn có nhiều thay đổi, tôi vẫn nao lòng khi bất chợt gặp lại một cây keo, cây me tây cổ thụ từng lưu bao ký ức tuổi thơ. Đôi khi ngẩn ngơ trên những con đường Quy Nhơn, ngắm nhìn những hàng cây mới trồng cùng những người công nhân đang cần mẫn chăm tưới, tôi lại thấy lòng mình dịu bớt bao lo toan bộn bề. Tôi không phải một nhà hoạch định chính sách để giải quyết bao bài toán của một đô thị thời mở cửa, cũng không phải là người ưa thích sự ồn ào náo nhiệt để mong Quy Nhơn sẽ nghẹt cứng xe cộ sầm uất như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Bởi thế, tôi yêu những màu xanh của hoa sữa, hàng cau, thảm cỏ dọc theo đường phố Quy Nhơn, những con đường dẫn ra gặp biển với vẻ đẹp của cát vàng sóng trắng hài hòa với dáng núi bao quanh. Tôi lại mong sớm được đặt chân trên cây cầu mở đường đến Nhơn Hội, Nhơn Lý, để được cảm nhận Quy Nhơn trong một quần thể du lịch núi-biển-đảo. Quy Nhơn trong tôi với Cù Lao Xanh, Qui Hòa - Gành Ráng, Bãi Xép, Bãi Dài, với Phương Mai - Nhơn Hội sẽ lại là nơi đón các nhà thơ, nhạc sĩ đi tìm cảm hứng như thuở xưa nơi đây đã góp phần khơi nguồn trường thơ Bình Định. Thành phố của tôi sẽ mãi như câu hát: Quy Nhơn ơi Quy Nhơn, thành phố bình yên, thành phố bên biển và thành phố thi ca?
    . Trần Hà Nam

Chia sẻ trang này