1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tượng đài TP HCM - những điều chưa được

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi Rùa_bi?fn_new, 07/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tượng đài TP HCM - những điều chưa được

    Tượng đài trong không gian đô thị mới

    Sài Gòn thời cũ, nếu đa số các tượng đài đều làm tuỳ tiện, cẩu thả do quân đội của Thiệu-Kỳ, thì những tượng đài sau ngày giải phóng cũng thường được làm vội vã để kịp phục vụ các ngày kỷ niệm, các chiến tích... Chúng thực sự ít được quần chúng tán thưởng và giới am hiểu mỹ thuật thì không mấy coi trọng.

    Tượng đài phải được quan niệm ra sao?
    Một nhà báo đã viết rằng tượng đài là điểm gặp của lịch sử và văn hoá, điêu khắc và kiến trúc đô thị. Đó là một nhận định chính xác. Và bản thân lịch sử tượng đài cũng biến chuyển nhiều qua các thế kỷ, đi từ mô tả đến phản ánh và thoả mãn sự thưởng ngoạn.

    Thực tế trong sáng tác điêu khắc tượng đài ở nước ta, giữa yêu cầu mô tả với yêu cầu cách điệu và biểu tượng hoá còn có mâu thuẫn lớn. Nhà điêu khắc thực hiện nhiều tượng đài nhất sau chiến tranh là Nguyễn Hải thú nhận rằng trong thể loại tượng đài, ông mới phục vụ xã hội chủ yếu với tư cách một nhà "chuyên môn" hơn là một nghệ sĩ sáng tác.

    Mặt khác, rất nhiều tượng đài hiện nay dựng lên không tính đến không gian đô thị. Ví như các tượng Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng, Thánh Gióng ở Ngã Sáu bị cây cối, nhà cửa che khuất. Tượng đài mà đặt giữa bùng binh, xe cộ tíu tít chạy chung quanh thì cũng không khá gì hơn. Nhất thiết trong quy hoạch đô thị phải có phương án bảo tồn và tạo không gian đầy đủ cho một số tượng đài cũ còn giá trị và xác định chỗ cho tượng đài mới. Tiếc rằng có quá nhiều tượng đài đã ra đời trước khi người ta nhận thức rõ mối quan hệ ấy.
    (KTS Nguyễn Hữu Thái)

    Được rùa biển sửa chữa / chuyển vào 08/07/2002 ngày 22:38
  2. Làm sao có được tượng đài đáp ứng yêu cầu thời đại mới?
    Có một vấn đề đáng lưu ý: cho đến nay ta chỉ mới tập trung làm tượng đài danh nhân chính trị, chiến tích lịch sử, chưa chú ý danh nhân văn hoá, những người có công khai hoang, tạo lập vùng đất, thành phố mới... cũng như điêu khắc mỹ thuật thưởng ngọan cộng đồng, mang tính vui chơi giải trí. Các nghệ sĩ phương Tây suốt mấy thập kỷ qua đã cách điệu và biểu tượng hoá tượng đài lịch sử cũng như thực hiện nhiều tượng đài mang tính thưởng ngoạn. Cảnh quan các thành phố Trung Quốc hiện nay thật vui tươi khi chuyển theo hướng mới đó, tuy trước đây họ cũng như ta dẫy đầy tượng đài lịch sử.
    Cái làm cho điêu khắc tượng đài, bộ mặt đô thị bị thiệt thòi hiện nay là phương cách tiến hành xây dựng tượng đài quá sơ sài qua loa, giao khoán cho những tác giả không có ý thức về không gian, không động não về sáng tác tượng đài...
    Cho nên, sau những "phong trào" ồ ạt làm tượng đài đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại, phân tích, đánh giá và xác lập cho rõ, cho đúng từ quan niệm cho đến phương cách thực hiện. Chỉ có làm được như vậy TP của chúng ta mới hy vọng có được những tượng đài đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.
    KTS Nguyễn Hữu Thái
  3. Một nghệ thuật của muôn đời
    Trong công cuộc xây dựng đô thị văn minh - hiện đại không thể vắng mặt các công trình điêu khắc ngoài trời, đặc biệt là tượng đài. Nhưng còn hơn cả kiến trúc đô thị, bởi nếu điều kiện kinh tế cho phép người ta có thể phá đi một toà nhà, dãy phố, khu phố để làm lại... mà không thể phá bỏ một công trình tượng đài vì "tính vĩnh hằng", tính "xã hội và lịch sử" rất cao của nó. Nên việc xây dựng các công trình điêu khắc "cho muôn đời sau" cần được xem là công cuộc của nhiều thế hệ - chứ không phải là chỉ là việc của ngày hôm nay, phải làm cho nhanh, cho đủ, cho xong.
    Hiện chỉ tính riêng các công trình tưởng niệm, ghi nhớ... các sự kiện lịch sử của thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ trên toàn quốc đã có khoảng hơn 2.000 tượng đài. Nhưng rất tiếc trong số đó có nhiều công trình chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được các yêu cầu thẩm mỹ và gây lãng phí không nhỏ.
    TPHCM là đô thị lớn nhất nước ta đang đi đầu trong nhiều lĩnh vực phát triển đô thị, đã sớm xúc tiến việc quy hoạch xây dựng các công trình văn hoá đô thị nói chung, và từ cuối năm 2001 thường trực Thành uỷ TP đã giao toàn bộ công tác xây dựng tượng đài của TP cho Hội Mỹ thuật TP đảm trách.
    Tháng 5.2002, lần đầu tiên một trại sáng tác tượng công viên được Hội Mỹ thuật TP tổ chức tại Làng du lịch Bình Quới. Và ngày 26.6 vừa qua, Hội Mỹ thuật TP đã tổ chức hội thảo về tượng đài điêu khắc trang trí ngoài trời, lập một nhóm trách nhiệm của hội để phối hợp với KTS trưởng, Sở VHTT, Viện Quy hoạch, Hội KTS nhằm dự thảo quy chế tượng đài trình lãnh đạo TP. Nhân dịp này, Lao Động cuối tuần xin phản ánh những ý kiến còn khác nhau về quan niệm tượng đài trong đô thị, với ghi nhận rằng vấn đề này cũng là mối quan tâm chung của tất cả các đô thị trong cả nước.
    Hân Hương
  4. Điêu khắc ngoài trời - môi sinh hay thờ cúng?
    Điêu khắc ngoài trời của ta hiện nay khó là nghệ thuật mà là ba thứ sau đây:
    1/ Cơ quan nhà nước là bên đặt hàng duy nhất của điêu khắc, nhưng nghệ thuật là cá nhân nên khó gặp nhau nếu không giải quyết thoả đáng vấn đề này. Sau khi lập quốc thành công thường có nhu cầu tưởng niệm, ghi công, từ xưa tới nay ở ta đều vậy, là lăng mộ và đền, đài. Một nhiệm kỳ lãnh đạo muốn để dấu ấn văn hoá thì làm lăng, đền hay đài. Giống như các họ về quê làm nhà thờ họ, xấu đẹp không quan trọng, cái chính là có nhà thờ, giống ai cũng được nhưng càng to càng oai! Ai mà ngăn được sự lãng phí này? Mà nếu ngăn dựng tượng đài có thể bị coi là yếu kém về đạo đức!
    2/ Là xây dựng cơ bản. Vì là xây dựng nên nhiều kinh phí lớn và "thất thoát" ,"lại quả", nhưng so với 50.000 tỉ thất thoát bên cầu đường, nhà cửa thì chả thấm vào đâu. Cả bên A bên B, C đều mong đội giá lên và cả tác giả cũng quan tâm tới việc gói thầu hơn là nghệ thuật nên 30 năm rồi không có tượng đẹp và 30 năm nữa cũng sẽ không có.
    3/ Là nguồn sinh sống duy nhất của những người làm điêu khắc mà ở đó họ là người xin việc trong cơ chế bên A - bên B chứ không phải một cá tính nghệ sĩ.
    Nguyễn Quân (hoạ sĩ, nhà phê bình mỹ thuật)
  5. Đô thị hoá có thay đổi quan niệm được không?
    Chúng ta đã và sẽ làm nhiều đài tưởng niệm để tôn vinh những người đã hy sinh. Nhưng chúng ta có làm điêu khắc cho người đang sống, cho con cháu, gia đình, đồng chí, anh em, bạn bè của họ được không? Họ cũng cần thưởng thức nghệ thuật trong cái rừng rậm đô thị chứ. Một thành phố Nhật sẽ dựng tượng mấy anh đá banh Anh Quốc Beckham, Owen cho vui để cổ suý bóng đá. Chuyện đó ta chưa mơ. Nhưng Huế đã có tượng công viên có giá trị giáo dục, du lịch văn hoá qua các trại quốc tế. Biết bao sự chê bai nhưng từ lãnh đạo cao nhất tới người dân hè phố đều khen là hay, là cần, là đẹp. Thành phố HCM có cần điêu khắc cho môi sinh không? Ai cũng nói là có. Đã có nhiều kế sách, phương án được "đệ trình", "hội thảo" - nhưng vấn đề mấu chốt vẫn phải từ quan niệm của những người lãnh đạo TP. Đầu tiên là chưa thấy được nhận thức là không chỉ có tượng thờ. Sau là sợ trách nhiệm? Sau nữa là không được tư vấn vô tư của nghệ sĩ chân chính. TP có tiềm năng nghệ thuật lớn, mỗi người chỉ mong góp cho quê hương một cái tốt nhất của mình. Nếu nhận thức ra rằng điêu khắc làm đẹp, làm sang cho đô thị và chống lãng phí, lại góp phần giáo dục tốt thì việc để điêu khắc có mặt trong môi sinh dễ như trở bàn tay (vấn đề là bàn tay có muốn trở hay không thôi). Thí dụ nếu trong quy hoạch đô thị có mỹ thuật, trong đầu tư có tỉ lệ phần trăm dành cho mỹ thuật môi sinh, nếu đã là công viên, khu văn hoá công cộng buộc phải có mỹ thuật... Và bao trùm lên là nếu muốn TP cổng ngọc, tên vàng này thành một trung tâm mỹ thuật cỡ quốc gia và khu vực thì điều đó đâu khó có trong tương lai gần. Quan niệm có mỹ thuật, điêu khắc môi sinh hay không sẽ quyết định tất cả chuyện này.
    Nguyễn Quân (hoạ sĩ, nhà phê bình mỹ thuật)
  6. xixitrum

    xixitrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Sao không đặt tượng vừa tầm mắt người dân mà cứ bắt họ phải ngước nhìn thật cao ? Đặt như tượng Bác ở trước UBNDTP xem có hay không!. Cứ ngước nhìn mãi Trần Hưng Đạo thì cũng muốn xuống sông Bạch Đằng như ông ấy bảo thôi!
    Xi.
  7. Đáng quan tâm nhất là tầm tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. TPHCM là TP lớn, nhưng chưa thực sự quan tâm lắm tới đời sống mỹ thuật, vẻ đẹp trong TP. Trong khi đó, ở bất kỳ đâu chúng ta cũng có thể làm đẹp cho cảnh quan bằng hệ thống tượng đài, và tượng phải có dấu ấn về mặt mỹ thuật, gắn liền với cá nhân tác giả, ghi tên, đính hiệu để đề cao vai trò tác giả. Ngay cả tượng công viên cũng không nên đặt vấn đề hạ thấp suy nghĩ xuống với lý do "để quần chúng dễ hiểu". Còn nói về tầm tư tưởng, không phải cứ đề tài anh hùng, lịch sử mới là có tầm, không phải là tên lửa thì "oách" hơn một bông hoa, một cánh chim...
    Đào Minh Tri (Phó TTK HMT-TPHCM)
  8. Những công trình trước đây nếu không phù hợp thì phải thay đổi, và phải có kế hoạch xúc tiến ngay. Có nhiều ý kiến cho rằng việc thay thế và làm mới một số tượng đài thể hiện thái độ phân biệt giữa nghệ sĩ cũ và mới. Đó là điều hoàn toàn sai, tất cả anh em nghệ sĩ của Hội đều tha thiết có một cơ hội để làm đẹp thêm cho TP. Đã có lúc chúng ta im lặng chấp nhận ý kiến: "Cứ để vậy, còn cái nào hư đắp lại". Nay thì yêu cầu làm đẹp bộ mặt TP đã trở nên bức thiết, không thể chờ đợi nữa.
    Ông Nguyễn Thanh Châu (Phó TTK Hội MT VN)
  9. Tượng mà đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, tư tưởng thì đặt ở đâu chả được, đâu cứ phải đặt đúng chỗ này chỗ nọ. Tượng xấu thì phải đầu tư làm lại. Đến giờ anh chị em nghệ sĩ còn mắc mớ trong việc xác định tư tưởng-nội dung-chính trị khi bắt tay vào việc.
    (Hoạ sĩ Hữu Thủ)
  10. KTS Lưu Trọng Hải (nguyên Chánh VP KTST.TP) cho biết trong thời gian đương nhiệm ông đã nhiều lần đề nghị có quy hoạch tượng đài trong quy hoạch kiến trúc tổng thể TP, những ý kiến của ông không được chú ý.

Chia sẻ trang này