1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tương lai của Nho giáo trong xã hội Việt Nam - Rất mong sự chỉ giáo của các vị thức giả

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi schmeichel, 18/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. schmeichel

    schmeichel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Tương lai của Nho giáo trong xã hội Việt Nam - Rất mong sự chỉ giáo của các vị thức giả

    Tạp chí Văn hoá - Nghệ thuật, Hà Nội, số tháng 2/2003, đăng bài ?oNho giáo trong tương lai văn hoá Việt Nam? (http://www.vanhoanghethuat.org.vn/2003.02/nguyenkimson.htm hoặc http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=1153&rb=0305, và các bài có liên quan http://vanhoanghethuat.org.vn/2005.01/kimson.htm, http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=5189&rb=0104) của tác giả Nguyễn Kim Sơn. Giáo sư tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Kim Sơn là một nhà giáo, một nhà trí thức, một nhà tư tưởng thuộc thế hệ mới (sinh năm 1966), học trò của nhà giáo trứ danh Phan Đình Hượu, hiện là trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Dưới đậy là một số trích dẫn của bài viết, mong các bậc bề trên và các anh chị em trong diễn đàn cho ý kiến.

    ?o[?]Dù nghiên cứu Nho học truyền thống hay nghiên cứu khả năng tái sinh của nó trong tương lai, người viết luôn quán xuyến quan điểm khẳng định sự tồn tại của Việt Nho - một thực thể văn hoá, tư tưởng độc lập và sống động so với Nho giáo ở các quốc gia Ðông Á. Nó không phải là một tử vật được trưng bày trong bảo tàng, cũng không phải một phiên bản có tính rút gọn giản đơn của Nho giáo Trung Quốc. Nghiên cứu Nho giáo Việt Nam quá khứ - hiện tại - tương lai đều phải lấy Việt Nam làm bản vị chứ không phải lấy Trung Quốc làm bản vị. So sánh tìm dị biệt là cần thiết nhưng chúng tôi cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhận đồng, khẳng định những điểm chung quan trọng giữa Nho giáo Việt Nam và Nho giáo các nước khu vực. Tương lai của Nho giáo ở Việt Nam cũng là một bộ phận của Nho giáo Châu Á trong tương lai. Trên cơ sở một số nguyên tắc và cơ sở nhận thức như vạy chúng tôi trình bầy sự đoán định của mình về tương lai của Nho giáo Việt Nam thế kỷ 21.
    [?]Thế kỷ 20 là thế kỷ biến động sâu sắc và toàn diện. Người ta nhìn nhận sự biến động lớn đó là đứt gẫy, là sự gián cách văn hoá giữa truyền thống và hiện đại. Nhưng nếu coi những biến chuyển của Nho giáo thế kỷ 20 là đứt gẫy là gián cách thì điều đó cũng có nghĩa nó không mất đi mà vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng ở một trạng thái mới. Chúng tôi cho rằng đã có hai quá trình cùng diễn ra, quá trình giải thể và quá trình chuyển hoá, giải thể để đi tới chuyển hoá, là sự kết thúc của Nho giáo thời kỳ chuyên chế phong kiến và bắt đầu của Nho giáo thời kỳ cộng hoà, tự do và dân chủ.
    [?]Từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, việc Việt Nam chuyển đổi cơ chế nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch hoá quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường và hội nhập thế giới đã làm nảy sinh những nguy cơ đối với văn hoá Việt Nam. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ chế kinh tế làm phát xuất những nguy cơ từ bên trong và những nguy cơ bên ngoài kéo đến từ hội nhập quốc tế. Nguy cơ bên trong thể hiện ở sự xói mòn và băng hoại nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Nguy cơ bên ngoài là việc thâm nhập của văn hoá Âu mỹ, của lối sống Tây phương hiện đại tấn công vào văn hoá bản địa, đe doạ sự tồn tại của bản sắc văn hoá dân tộc. Hai nguy cơ nảy sinh từ bên trong và tác động từ bên ngoài hợp thành môt nguy cơ lớn đe doạ văn hoá dân tộc. Lúc này nguy cơ đối với dân tộc không phải chỉ còn ở chỗ độc lập hay không độc lập, mà còn ở chỗ dân tộc có bị hoà tan trong cộng đồng văn hoá nhân loại hay không, cái sẽ là một thảm hoạ lớn và cũng là một loại diệt vong. Trước nguy cơ đối với văn hoá dân tộc đó, cả tự giác và không tự giác, người Việt Nam đã hướng về bảo lưu các giá trị truyền thống. Phong trào tái sinh văn hoá đã diễn ra mạnh mẽ. Tái sinh văn hoá diễn ra một cách tự nhiên trong dân gian và nằm trong chiến lược giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của Ðảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Truyền thống văn hoá được bảo vệ và phát huy theo hướng bảo lưu nhiều giá trị truyền thống đã tạo ra những cơ hội cho Nho giáo tái sinh. Ðiều đó là đương nhiên vì Nho giáo đã từng tham gia và là thành phần quan trọng kiến tạo bản sắc văn hoá. Ðồng thời cũng phải nhận thấy rằng bảo vệ truyền thống văn hoá cũng sẽ là điều không thể thực hiện được nếu gạt bỏ những gì thuộc về Nho giáo. Vậy là Nho giáo được lựa chọn, biến thiên, bị giải thể tái sinh thảy đều gắn rất chặt với vấn đề dân tộc ở Việt Nam. Ðiều này hẳn là việc sẽ còn tiếp diễn lâu dài trong tương lai. Sự tái sinh của Nho giáo thế kỷ 21 không phải là sự tái sinh của thứ Nho giáo chung chung, mà là sự tái sinh của bộ phận Nho giáo đã Việt hoá sâu sắc, là sự tái sinh của thứ Việt Nho với những ưu nhược mà nó từng thể hiện.Vì thế trong diện mạo của văn hoá Việt Nam ở thế kỷ 21, không dễ phân biệt cái gì thực sự là của Nho giáo, cái gì là truyền thống người Việt nói chung. Năm 2000, tại Hà Nội, nhà Thái học (trường Ðại học dạy Nho giáo trước đây) đã được trùng kiến. Vị trí của Nho giáo và Khổng tử cũng có phần được cải thiện, nhưng đối với người Việt Nam đó vẫn là công việc tôn vinh truyền thống của Việt Nam mà không phải là nhằm tôn vinh Nho giáo và Khổng tử, dẫu hai điều đó có liên quan mật thiết với nhau.
    [?]Trong sự chuyển giao thời đại, Nho gia sẽ đi vào hiện đại chủ yếu bằng tâm tính học. Nhưng ở Việt Nam, sự triển khai cái học tâm tính cho thời dân chủ và cá nhân sẽ gặp những khó khăn nghiêm trọng, do nó là điểm yếu trong truyền thống. Nếu phát huy mạnh cái học tâm tính, một truyền thống mới rất khác trước diễn ra. Nó là việc khó nhưng vẫn cần thiết, bởi vì nếu thiếu chiều sâu của cái học tâm tính, Nho gia sẽ chỉ còn là nông cạn, thiển cận. Thiếu vắng cái học tâm tính, yếu tố tích cực của Nho giáo sẽ mất đi rất nhiều. Ði qua khúc ngoặt thế kỷ 20, Nho giáo Việt Nam có thể từ "ngoại vương cường chuyển sang nội thánh cường." Ðể có sự chuyển hướng này, tầng lớp trí thức phải gánh vác sứ mệnh. Chỉ có nhận thức cho rõ ngả đường vận động tất yếu của Nho giáo, định hướng nó theo chiều phát huy hết cái tích cực cho con người và xã hội tương lai, Nho giáo mới thực sự được tái sinh một cách lành mạnh, tự giác. Ðó là việc chủ động để giữ gìn bản sắc, xây dựng nền văn hoá mới của dân tộc Việt Nam.
    Sự ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ 21 sẽ còn thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn trong lĩnh vực phong tục tập quán, văn hoá gia tộc, quản lý kinh doanh v.v. do khuôn khổ của bài viết chúng tôi chưa có điều kiện đề cập một cách cụ thể. Bài viết này chỉ là gợi mở một vài hướng suy nghĩ về tương lai của Nho giáo trong xã hội Việt Nam. Người viết coi đây là sự khởi đầu một hướng quan tâm, vừa cấp bách vừa lâu dài. Rất mong sự chỉ giáo của các vị thức giả. Nguyễn Kim Sơn ?o
  2. schmeichel

    schmeichel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Tên bài gõ thiếu chữ T. Xin lỗi!!!
    "Tương lai của Nho giáo trong xã hội Việt Nam"
  3. novastar

    novastar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Nho giáo là một thứ học thuyết mị dân!
    Nó chỉ muốn duy trì một thứ trật tự trong đó những kẻ thấp thì cứ thấp còn người cao thì mãi cao!
    Hình phạt thì ko đến trượng phu, lễ nghi thì ko đến thứ dân !
    Ôi ! sao nó giống Việt nam bây giờ wá!
    Được novastar sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 19/02/2006
  4. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Tương lai của Nho giáo ở VN, cứ nhìn vào Trung Quốc thì biết. Anh Tàu đề cao Khổng Tử thì VN lại đi theo thôi, lại tự hào vì trước đây cũng có giây máu ăn phần với cụ
    Em nghĩ nhiều lúc cần những cái đơn giản và hiệu quả. Tuy nó trái với lí tưởng tự do bình đẳng bác ái nhưng mà nếu biết áp dụng cũng rất tốt vì làm sao mà xã hội có thể tự do bình đẳng bác ái thực sự được.
    Nhưng nếu chỉ hiểu đạo Nho như thế thì e hơi phiến diện. Em nhớ có một câu trong Nho không phải của Khổng tử đại khái là nếu anh thực sự có khả năng thì kể cả việc giết vua cướp ngôi cũng là tốt, còn nếu không có khả năng thì là đại nghịch vô đạo. Hehe không nhớ nguyên văn nên viết hơi chuối.
  5. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Nhờ bạn phân biệt hộ tôn giáo với chính trị hộ tôi.
  6. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại có thể nói Nho giáo mị dân được nhỉ !!! Nho giáo trước hết là học thuyết phản-mị-dân, bởi vì nó lấy cái ĐỨC của người cai trị làm gốc (đức trị, nhân trị). Vấn đề nằm ở chỗ, những xã hội nho giáo thường là những xã hội nhiều "tham nhũng" (xin lỗi dùng từ hơi bị...hiện đại) và độc tài một cách cao độ. Lý do đơn giản cho việc này là nho giáo, bởi vì coi trọng phẩm chất của con người, cho nên lại xem nhẹ LUẬT LỆ của quốc gia (pháp trị). Từ đó dẫn đến, người cai trị không được luật lệ kèm cặp thì mau "quên" quyền lợi của dân, độc tài, tham nhũng.
    Lễ nghi của nho giáo cũng nằm trong ý này. Nho giáo do không xem trọng luật lệ, cho nên cũng không xem trọng HÌNH PHẠT. Hình phạt theo đạo Khổng là một hình thức kềm cặp con người một cách tiêu cực, bởi vì nó xảy ra SAU KHI người ta đã làm việc xấu, và nó chỉ làm người ta hiểu được cái tốt cái xấu mà KHÔNG BIẾT TẠI SAO. Lễ nghi, ngược lại, là một hình thức "chủ quan hoá" các giá trị tốt xấu. Con người khi có lễ nghi sẽ tự nhiên hiểu rõ việc tốt xấu, sợ "mất mặt", và do đó không làm việc xấu. Từ đó suy ra: không cần hình phạt, không cần luật lệ.
    Sao lại có chuyện kẻ thấp thì vẫn thấp, người cao cứ cao ở đây ??? Không nghe câu nói:
    Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. ?????
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 06:29 ngày 21/02/2006
  7. novastar

    novastar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    To voiconlontalonton
    Vậy thì cái "khả năng" ở đây là cái gì? Có phải là cái ĐỨC to tướng của nho giáo ko? Tức là khi tôi có cái ĐỨC hơn vị vua này thì việc giết vua cướp ngôi là tốt đúng ko? Còn khi tôi ko có cái ĐỨC bằng thì việc đó là đại nghịch vô đạo chứ gì?
    Ha ha ! Nhìn trong lịch sử muốn giết vua đoạt ngôi thì phải biết vây bè kéo cánh, lũng đoạn triều chính...chứ đâu phải trau dồi chữ ĐỨc. Mà chữ ĐỨC thì có khó gì, lịch sử thuộc về người chiến thắng mà!
    To yeungon
    Tôn sùng cái ĐỨC của kẻ cai trị mà bạn gọi là phản mị dân thì tôi xin chịu! Coi lãnh tụ (vua) là thần thánh là con trời(thiên tử) là luôn đúng và ko bao giờ sai mà bạn coi là phản mị dân thì tôi ko hiểu mị dân là gì nữa! Có lẽ việc phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí , đẩy mạnh dân chủ là mị dân chăng???
    Chắc bạn hiểu câu này tức là: phải tu thân rồi sẽ được tề gia, tề già tốt rồi sẽ được trị quốc, trị quốc tốt rồi sẽ được bình thiên hạ sao?
    Và như vậy là bạn cho rằng người thấp sẽ được lên cao khi làm tốt việc của mình ư?Nhưng ai cho bạn thay đổi vị trí khi học thuyết chính danh luôn được Khổng tử đề cao?
    Trong thời đại bây giờ hiểu theo cách đó cũng là 1 cách hay để cổ vũ mọi người hoàn thàn công việc của mình. Nhưng đó ko phải là ý mà Khổng tử muốn nói!
    Khổng tử nói câu này là nói với một ông vua chứ ko phải nói với kẻ dân thường! Ở vị trị của 1 ông vua thì phải biết tu thân, biết tề gia biết trị quốc thì mới mong bình được thiên hạ!
    Sau này Nho giáo dùng lại câu này dạy cho mọi người với ý là anh ở vị trị nào trong xã hội thì phải làm tốt nó!
    Còn khả năng thăng tiến thì cứ phải chờ vì trong nhà cha phải ra cha ,con phải ra con, muốn tề gia thì phải chờ cha die. Ở ngoài xã hội thì tôi phải ra tôi , vua phải ra vua, muốn trị quốc ư?cứ chờ nhé!!!!!
    Cái chúng ta cần bây giờ là xây dựng một nhà nước pháp quyền, trong đó quyền lực nhà nước được phân chia rõ ràng hiệu quả!
    Người dân hiểu biết pháp luật và tôn trọng pháp luật!
    Khổng tử là một người khổng lồ, Mác là một người khổng lồ và chúng ta may mắn đứng trên vai những người khổng lồ!
    Được novastar sửa chữa / chuyển vào 15:57 ngày 25/02/2006
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
  9. x15y

    x15y Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Nho giáo của bạn ngày xưa cũng như thiên chúa giáo ngày nay , nó đặt ra để nô lệ tâm trí con người ! các chính phủ thì biến bản thân bạn thành nô lệ , các giáo phái thì biến tâm hồn bạn , linh hồn của bạn thành nô lệ ! bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao lại có sự liên kết giữa chính phủ và toà thánh chưa ? họ cộng tác cùng nhau đấy , tôi mong muốn bạn sẽ là tôn giáo của chính bản thân mình , hãy yêu lấy mình !
  10. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    "tôi mong muốn bạn sẽ là tôn giáo của chính bản thân mình , hãy biết yêu bản thân và hãy yêu gái đẹp !" chỉ mỗi cái này được, các câu trước rất bùn cười
    Được mps sửa chữa / chuyển vào 22:13 ngày 12/03/2006

Chia sẻ trang này