1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tương lai gen của con người sẽ đi về đâu???

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi chieu_quan, 05/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chieu_quan

    chieu_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2006
    Bài viết:
    956
    Đã được thích:
    0
    Tương lai gen của con người sẽ đi về đâu???

    Dạo này đọc tin tức thấy chỗ nào cũng đăng các mục Chuyện Lạ. Trong đó thường xuyên có các bài viết về quái thái, dị dạng như: Mèo ba mắt, bò hai đầu, em bé không có tay, sinh đôi chung thân thể......

    Người hiếu kỳ xem không biết cảm giác thế nào chứ sao mình xem thấy lo lo. Với tình trạng sử dụng chất sinh hóa bừa phứa như hiện nay và kết quả nhãn tiền là dị dạng nhan nhản ở người và động thực vật thì không hiểu sau 20 năm nữa, thế hệ con cháu mình thế nào nhỉ? Nghĩ đến mấy bé sơ sinh thấy ngài ngại.

    Bây giờ, cứ thử vào một trường đại học rồi đứng từ trên tầng 2 nhìn xuống sân trường giờ ra chơi. Thế nào cũng thấy giật mình vì hình thể của thanh niên Việt Nam. Hầu hết là bé lom nhom, nếu không thì cũng béo phì. Mặc dù so với những năm trước 2005 thì quá tiến bộ rồi nhưng giờ nhìn vẫn thấy sao sao.

    Hôm nay đọc bài này thấy gớm quá:

    http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=124786&CatId=23

    Chẳng lẽ cứ đến lúc xung quanh nhan nhản những thứ quái dị thì người ta mới giật mình. Thế có phải "điếc" không sợ súng không nhỉ? Không lẽ mình "điếc"???
  2. hieuminhnhan

    hieuminhnhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2008
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    đúng là vấn đề thực phẩm của mình quá là đáng lo ngại. Hoảng
  3. chieu_quan

    chieu_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2006
    Bài viết:
    956
    Đã được thích:
    0
  4. UiiiDzaaa

    UiiiDzaaa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ cái gì cũng ko an toàn ...ăn chay cũng ko an toàn
  5. acongadanh

    acongadanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    1.021
    Đã được thích:
    0
    Có một thực tế là đạo đức có vấn đề, lợi nhuận cao hơn tất cả. Ở bên Đông Anh-Hà Nội, ngừoi ta trông rau bán cho khách hàng: khác, trông rau nhà dùng: khác. Rau nhà, thì ko tưới tắm gì cả, sạch sẽ. Ay thê mà khu đó vẫn gọi là khu bán rau sạch đấy.
    Lại một chuyện khác, có cô hàng thịt lợn. Sang ra di mua thịt, chọn phần ngon nhát để cho gia đình mình, phần còn lại bày trên bàn, và bán kho khách
    Cũng lại có chuyện, ở quầy phở. Cơm rang thì dem phơi ra rồi rang cho khách, nhưng cơm rang cho mình thi rang bằng cơm nóng.
    v...v..
    Như vậy, luôn có sự phân biệt vơi nguoi khách và ngời nhà. Nếu như ai đó có kinh doanh cái gì, thi chăc chắn, tối thiểu cũng có một thư đề dành cho mình, gọi là sạch, còn thứ ko sạch thi bán cho khách hàng.
    Tôi chăng kinh doanh gì, tôi di ăn phở , tôi ăn bẩn. Toi di chợ mua rau, mua phải rau bẩn. Tôi di mua thịt, mua thịt bẩn. Tôi chết sơm, bởi tôi ăn bẩn...
  6. man_in_the_snowy_river144

    man_in_the_snowy_river144 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    20 năm nữa chắc chưa có vấn đề gì đâu nhưng điều đáng lo ngại là con cháu chúng mình ngày càng sướng hơn và càng yếu hơn. Chuyện thực phẩm cũng chỉ là 1 phần thôi. Cái chính là cuộc sống quá ô nhiễm cộng với nhiều yếu tố tự nhiên, xã hội cũng như con người tạo nên. Nhưng nói chung 20 năm nữa thì chưa sao đâu. Gen người mà biến đổi nhanh thế thì có mà ....chít à?
  7. chieu_quan

    chieu_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2006
    Bài viết:
    956
    Đã được thích:
    0
    Những người này chắc không đến nỗi không hiểu ngòai thứ họ bán ra, thứ khác họ mua thì cũng bị đối xử tương tự. Đúng là AQ. Tốt được tý nào cũng là tốt.
  8. chieu_quan

    chieu_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2006
    Bài viết:
    956
    Đã được thích:
    0
    Ngay ở Đồng bằng sông Cửu Long, người dân cũng có những ruộng lúa riêng để ăn. Còn lúa thương phẩm thì khác. Dân buôn gạo chỉ ăn gạo trên những thửa lúa đặt riêng. Ngay từ gạo đã đầy chất sinh hóa độc hại thì e là không đủ 20 năm đã có nhiều vấn đề rồi.
    Hiện nay ở TQ, tỉ lệ trẻ em sinh ra dị dạng và quái thái chiếm tỷ lệ không nhỏ và có khi TQ còn là nước đứng đầu thế giới về dị biến sinh học ở người. Sau cách mạng công nghệ, cách mạng tài chính thì cơn bão sinh học sẽ phủ tòan thế giới. Chắc cũng nằm trong quy luật hủy diệt để tái tạo thế giới mới.
  9. chieu_quan

    chieu_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2006
    Bài viết:
    956
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đọc một bài về công nghệ làm cá khô, tôm khô (hải sản khô). Nước để rửa là nước biển và nước bẩn dùng lại. Dùng thuốc trừ sâu và thuốc sổ lãi cho lợn để phun trực tiếp vào cá giúp cho cá để được lâu và không bị ruồi muỗi đậu vào. Dùng mấy thứ hóa chất độc để khử mùi tanh. Những loại hóa chất này phá gan và làm hoại tử thận.
    Nhìn mấy cái ảnh chụp cả con cá to sụ vứt ra đường rồi lấy chân giẫm lên và cầm dao xẻo từng lát thịt không biết dùng từ gì để nói tiếp.
    Bạn nào có dũng cảm ăn cá thì nhớ ngâm rửa cho kỹ trước khi ăn nhé.
  10. chieu_quan

    chieu_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2006
    Bài viết:
    956
    Đã được thích:
    0
    Mời cả nhà đọc bài này:
    Kinh hoàng công nghệ làm... dưa chua
    ?oHái? tiền từ đồ bỏ đi!

    Chợ đầu mối Bình Điền và chợ nông sản Thủ Đức ở TPHCM ngày ngày tiếp nhận cả hàng ngàn tấn rau, trong đó nhiều nhất là rau cải bẹ, bắp cải, xu hào và cà, kiệu các loại.

    Tuy nhiên, không phải khi nào rau quả ở khu vực chợ đầu mối này cũng tiêu thụ hết. Một số ít do bị bầm dập, hay bị hư hại do sâu bọ? thường bị chê nên các chủ vựa rau chỉ còn cách đổ đống, may lắm bán tống bán tháo với giá bèo.

    Một chủ vựa rau ở chợ nông sản Thủ Đức cho biết, cửa hàng chị ?otrùm? về rau cải, bắp cải, các loại rau làm dưa. ?oMỗi ngày tôi nhập hơn 5 tấn rau các loại, chủ yếu xuất bán cho các đại lý làm rau sống, làm dưa ở khu miền Đông Nam Bộ. Do vận chuyển đường xa về nên khi nào cũng trừ phần hư hỏng do thối nát một lượng nhỏ khoảng 50 - 100kg.

    Loại rau loại thải bỏ đi này thường cho để người dân mua để nuôi heo. Tuy nhiên, gần một năm lại đây, rau loại thải lại bán được với giá 200- 500 đồng/kg cho nhiều người dân mua về để họ ?otái chế?. Người thì làm dưa, có nơi làm mắm??- Chị này kể.

    Khoảng 4 giờ sáng, tại các vựa rau ở chợ Bình Điền huyện Hóc Môn, hàng chục chiếc xe tải ùn ùn kéo về tập kết rau quả cho các vựa rau. Tại đây, đội quân bốc vác kiêm luôn ?otút? lại cho rau sạch sẽ bằng cách loại hết phần rau bị úa, thối, bầm dập?rồi đóng lại thành các thùng hàng lớn chờ đại lý đến thu mua, hoạt động tấp nập.

    Một công nhân bốc xếp cho biết, số rau loại thải này có khi lên đến hàng tạ tại một vựa rau, tính hết cả chợ cả hàng ngàn tấn. Anh công nhân này kể, cứ như thông lệ, sau khi rau thải ra, nhanh chóng hàng chục xe ba gác ùn ùn tới và ?ongoạm? sạch rau bẩn chở về các nhà ?okinh doanh? dưa chua trên địa bàn TP.

    Chị Hoàng Thị Loan, chủ sạp rau ở chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh cho biết, mỗi ngày chị bán hơn 100kg rau, số rau hư hỏng vứt vào giỏ rác và chiều chiều có đội thu gom là dân ve chai đến bới móc lấy sạch, sau đó về gom lại để bán.

    Tại các chợ khác, sau mỗi buổi chiều, số rau còn lại bị úa vàng bỏ đi, vứt bừa bãi trên các đống sình lầy, cống rãnh nhưng sau đó đều được ?orửa sạch? và bán lại.

    Thấy là? sợ!

    Khi chúng tôi ?ođột nhập? vào cơ sở làm dưa chua khá lớn trên đường Khuông Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú, nơi đây có gần 10 công nhân đang hì hục xé nhỏ các bắp rau cải, cải bẹ để ngổn ngang choán cả lối đi.
    Ngoài phía cổng vào, cả gần 2 tạ rau nát vừa được 3 chiếc xe ba gác đổ xuống, án ngữ ngay cổng vào. Sát lối đi vào nhà xưởng được ông chủ cơ sở dưa cho xây 3 hố dầm rau cải khá lớn, bên trong ngâm đầy bắp cải được xé nhỏ ra với nước đục ngầu, xộc lên mũi một mùi thum thủm đến khó thở.

    Đi sâu vào bên trong cơ sở, là hàng chục loại rau như dưa trái đu đủ thái mỏng, củ kiệu, cà rốt, bắp xu hào, hành củ?được phơi trên các tấm nilông có diện tích 20m2, ruồi nhặng bám vào đen xịt, thỉnh thoảng bay tán loạn khi có tiếng động của người.

    Trên một bạt nilông, một công nhân ở trần, đi chân không, mồ hôi nhễ nhại dùng tay xốc củ kiệu lên hóng cho khô. Ông chủ của cơ sở làm dưa Khuông Việt giới thiệu tên Tiến, vào nghề làm dưa từ 2 năm nay.

    Theo ông Tiến, mỗi ngày cơ sở của ông chế biến khoảng 3 tạ dưa các loại, trong đó chủ yếu là dưa cải cung cấp cho các quán cơm bụi, vỉa hè và cả nhà hàng quán ăn khác trên toàn địa bàn TP.

    Ngay sau khi sở thị các công nhân của cơ sở này làm dưa, chúng tôi ?osởn da gà? khi thấy họ đưa hàng chục thùng dưa được xé lẻ còn dính cả bụi đất, cùng các loại dưa đã được phơi nắng trước đó đổ ùm vào bể cùng với muối và nước.

    Sau khi đổ các loại rau củ vào, nước một màu đục ngầu nổi lên. Bên trên mặt nước, ngoài bồng bềnh dưa củ cải còn rác, ruồi nhặng chết trước đó. Vừa lúc 2 công nhân mang ủng cùng đạp dưa xuống, vừa đạp vừa lấy một thanh gỗ trộn đều.

    Một công nhân không ngần ngại: Để dưa mau chín và giòn họ phải trộn thêm dấm và một số hóa chất. Anh này còn cho biết, các loại dưa này thường được thu mua lại từ các vựa rau ở chợ đầu mối, sau đó đưa về rửa qua nước lạnh, phơi và thái ra trước khi ngâm.

    Đối với các loại dưa củ kiệu, sau khi phơi xong, nó được cho chung vào trong một chiếc thùng nhựa cỡ 100 lít, sau đó nấu đường, nước muối đổ vào.

    Theo Lê Nguyễn
    Tiền phong
    (Nguồn: http://news.forvn.com)

Chia sẻ trang này