1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tưởng niệm 11-9

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vietcong91, 09/09/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Có trách thì đi mà trách thằng bố dượng Mĩ ấy, ông Hồ đã chìa tay ra nhưng lại thích đi chơi với Pháp cơ, ổng còn cách nào đâu ngoài chơi với Tàu.
    Mà chơi với Tàu thì để có vũ khí thì ko còn cách nào khác ngoài nhượng bộ nó trong vấn đề chính trị, lúc đó giai cấp TS ở VN đếm rối cũng chưa quá 1%, ai cũng sẽ làm như vậy, hy sinh 1% cho 99% còn lại, cái này Mĩ bây h mới giác ngộ đấy.
    Tớ ko phải siêu nhân để có thể giác ngộ hết mọi thứ, tớ cũng chỉ biết 1 số vấn đề nhất định thôi, sai thì có bạn sửa dùm, rất cảm ơn.
  2. investip20

    investip20 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2007
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    1
    Không thể tưởng tượng được là bọn nó lại dùng máy bay dân dụng để làm chuyện ấy
  3. cleg_1890

    cleg_1890 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Chục trang rồi éo thấy liên quan gì đến 911. Mót ơi !!!!!!!!!!!
  4. Norinco

    Norinco Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/10/2012
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0


    http://vietnamdefence.com/Home/tinh...vu-khung-bo-chan-dong-the-ky/201210/52113.vnd


    Giai đoạn cao trào của CTVN, MTGPMNVN cũng từng có những trận đánh quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, do lực lượng biệt động Sài Gòn đạo diễn - mà truyền thông TBCN thối nát hô hào, chụp mũ như ngày nay "khủng bố". Chúng ta hãy cùng nhau lướt lại những thảnh quả của công cuộc đấu tranh, bạo lực cách mạng của MTGPMNVN mà nhân vật chính ở đây là lực lượng biệt động Sài Gòn huyền thoại lừng lẫy năm châu, là tấm guơng chói lọi của công cuộc dấu tranh vũ trang bạo lực cách mạng cho các quốc gia bị áp bức, nhất là cho các mặt trận giải phóng tự do trên toàn thế giới.



    Từ mặt trận giải phóng Colombia FARC (tiền thân của ĐCS Colombia),

    Mặt trận công nhân người Kurd PKK (tiền thân của ĐCS Thổ),

    Mặt trận chống Do Thái bành trướng Hezbola, mặt trận giải phóng Palestin,

    Mặt trận thiên chúa giáo tự do giải phóng Ái Nhĩ Lan IRA,

    Mặt trận những con hổ Tamin,

    Mặt trận giải phóng dân tộc Chécnia,

    Mặt trận giải phóng A Phú Hãn Taliban,

    Mặt trận hồi giáo quốc tế chống đế quốc Mỹ Al-Queda,

    Mặt trận giải phóng hải quân tự do Somali :)


    Rất rất chi là nhiều các mặt trận khác, các đ.c muốn tìm thì tất cả các mặt trận giải phóng tự do dân tộc, đều nằm trong list khủng bố/ terrorist của chủ nghĩa đế quốc Mỹ [r37)]





    Năm 1960


    • Tháng 12, Câu lạc bộ Gôn Sài Gòn bị đánh bom, phía MTDTGP nói đã "tiêu diệt hàng loạt cố vấn Mỹ và chư hầu" [7]
    Năm 1962


    • Ngày 20 tháng 5, bom nổ tại khách sạn Hưng Đạo làm bị thương 8 người Việt và 3 người Mỹ.[8]
    • Ngày 26 tháng 10, dưới sự chỉ huy của Lê Thanh Tùng, nữ biệt động Lê Thị Thu Nguyệt cùng các đồng chí Cưỡng, Tùng, Quang trực thuộc Đội Biệt động 159 dùng lựu đạn làm nổ tung khu vực triển lãm quân sự tại Công trường Lam Sơn tại Sài Gòn, phá hủy chiếc trực thăng HU1A đang được trưng bày và làm chết một số cảnh sát và một sĩ quan Việt Nam Cộng hòa.[9].
    Năm 1963


    • Ngày 2 tháng 5, Nguyễn Văn Trỗi đặt bom trên cầu Công Lý, dự định ám sát Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ McNamara cùng đoàn tùy tùng nhưng không thành. Nguyễn Văn Trỗi bị xử tử vào năm 1964.
    • Ngày 25 tháng 3, cơ sở nội tuyến của Đội biệt động 159 (do Mười Luân, bí số 8E, và Lê Thị Thu Nguyệt, đóng vai người yêu của Mười Luân) đã gắn một quả mìn hẹn giờ vào chiếc máy bay Boeing 707 từ Sài Gòn bay đến Mỹ. Chiếc máy bay vừa đáp xuống phi trường Honolulu thì mìn phát nổ nhưng không làm ai bị thương vong vì tất cả hành khách đã di chuyển vào nhà ga sân bay. Nguyên nhân mìn phát nổ chậm là do áp suất trên cao làm đồng hồ hẹn giờ của quả mìn thay đổi [9].
    Năm 1964


    • Ngày 9 tháng 2, Khán đài một sân vận động dã cầu bị gài bom khiến 2 sĩ quan Mỹ thiệt mạng và 41 người khác bị thương [8].

    • Ngày 16 tháng 2, rạp hát Kinh Đô bị đánh bom làm 3 người Mỹ chết và hơn 32 người bị thương. Phía MTDTGP nói có hơn 150 lính Mỹ thiệt mạng trong vụ này [8][10]

    • Ngày 2 tháng 5, chiến hạm USS Card neo đậu ở cảng Sài Gòn bị người nhái đặt mìn làm bị chìm, nhiều máy bay trực thăng cùng khí tài quân sự bị phá hủy. Phía Mỹ nói có 5 thủy thủ thiệt mạng [8]. MTDTGPMN tuyên bố 55 lính Mỹ chết và bị thương [10]


    • Ngày 25 tháng 8, khách sạn Caravelle bị đặt bom làm sập nhiều tầng. Phía MTDTGP nói có hơn 100 người bị chết và bị thương [10]
    • Ngày 31 tháng 10, sân bay Biên Hòa bị pháo kích làm hư hại 19 máy bay, trong đó có 5 chiếc B-57 bị hư hại nặng. Năm lính Mỹ chết và 76 người khác bị thương [10]

    • Ngày 24 tháng 12, cư xá Brinks ở Sài Gòn (trận đánh lịch sử) là nơi ở của hơn 125 sĩ quan Mỹ và dân thường bị đánh bom bởi một thành viên MTDTGPMN đóng giả làm sĩ quan Việt Nam Cộng hòa. Bom được đưa vào garage của cư xá và cho phát nổ làm sập 3 tầng của tòa nhà, giết 66 người trong đó có 2 sĩ quan Mỹ và làm hơn 100 người khác bị thương [10][12]. Chiến công này có được là nhờ các biệt động thành là Bảy B (Nguyễn Thanh Xuân), Nguyễn Hóa, Nguyễn Nông, Nguyễn Thông [2].
    Năm 1965

    [​IMG] [​IMG]
    Đánh bom tại Sài Gòn năm 1965



    • Ngày 7 tháng 2, căn cứ quân sự tại Pleiku bị tấn công làm 8 lính Mỹ thiệt mạng, 104 lính Mỹ bị thương. Sự kiện này được tổng thống Johnson lấy lý do để leo thang ném bom miền Bắc trong chiến dịch Sấm Rền [13].

    • Ngày 10 tháng 2, trại tuyển quân ở Quy Nhơn bị tấn công giết chết 23 lính Mỹ [14].

    • Ngày 30 tháng 3 , 3 thành viên của MTDTGPMN, trong đó có Bảy Bê (một biệt động nổi tiếng) phối hợp đánh bom Tòa Sứ quán Mỹ tại đường Hàm Nghi. 22 người trong đó có 19 người Việt, 2 nhân viên Mỹ và một người Philippin bị thiệt mạng, 83 người khác bị thương, trong đó có phó đại sứ Mỹ A.Johnson[8]. Phía MTDTGP tuyên bố đã thiêu rụi 30 xe ô tô, làm 100 nhân viên Mỹ chết và bị thương [2]. Các biệt động tham gia là Tư Việt, Bảy B và Thế, trinh sát bộ binh. Người trinh sát cho trận đánh là Năm Nông, Minh Nguyệt [2].

    • Ngày 25 tháng 6, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn bị đặt bom làm hơn 40 người thiệt mạng, trong đó có 9 người Mỹ và làm hơn 50 thường dân bị thương [15].

    • Ngày 18 tháng 8, Tổng Nha Cảnh sát bị đánh bom làm 6 người chết và 15 người bị thương [8].

    • Ngày 4 tháng 10, Sân vận động Cộng Hòa bị đặt bom làm 11 người thiệt mạng, 42 thường dân khác bị thương. Phía MTDTGP tuyên bố diệt và làm bị thương 49 lính VNCH [8]
    • Ngày 4 tháng 12, khách sạn Metropol bị đánh bom làm nhiều xe cộ bị phá hủy. Không rõ số thương vong.[8].

    • Ngày 30 tháng 12, ký giả Từ Chung của tờ Chính Luận bị đội biệt động 67 ám sát khi về nhà ăn trưa. Trước đó ký giả này đã đăng tải những lời đe dọa mà ông ta đã nhận được từ phía MTDTGP [8][16].
    Năm 1966


    • Ngày 7 tháng 1, một quả mìn Claymore phát nổ tại cổng sân bay Tân Sơn Nhứt làm 2 người chết. [3]

    • Ngày 13 tháng 4, sân bay Tân Sơn Nhứt bị tấn công. Có 140 thương vong, hơn 21 máy bay bị phá hủy[17].

    • Ngày 23 tháng 8, tàu SS Baton Rouge Victory bị đặt mìn trên sông Lòng Tàu làm chết 7 lính Mỹ[18] .

    • Ngày 4 tháng 12, một đơn vị MTDTGP phá thủng chu vi phòng thủ 20,8 cây số xung quanh Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt và pháo kích khu vực trong 4 giờ. Lực lượng bảo vệ Mỹ và VNCH sau đó đã đẩy lui những người tấn công, giết chết 18 quân MTDTGP. Một máy bay trinh sát 101 của Mỹ bị thiệt hại nặng. Quân du kích quay lại trong đêm cùng ngày, nhưng lực lượng bảo vệ lần nữa đẩy lui quân du kích, giết thêm 11 quân MTDTGP trong trận thứ nhì[19].
    Năm 1967


    • Ngày 5 tháng 12, du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công vào làng người Thượng Đắk Sơn, phóng hoả ngôi làng làm 252 người chết.[20]
    Năm 1968


    • Ngày 2 tháng 3, một cuộc phục kích diễn ra gần sân bay Tân Sơn Nhứt làm 48 lính Mỹ chết [1][21]
    Trận Mậu Thân

    Xem thêm: Sự kiện Tết Mậu Thân

    Rạng ngày 30 tháng 1 năm 1968, các du kích thuộc MTDTGP cùng quân chính quy Quân đội Nhân dân Việt Nam và các lực lượng tại chỗ đã đồng loạt tấn công các khu đô thị cùng các căn cứ quân sự tại Nam Việt Nam. Chiến sự dai dẳng kéo dài nhiều tuần sau đó.
    Sài Gòn là một trong những nơi bị tấn công đầu tiên vào các mục tiêu quan trọng: Hơn 35 đơn vị đã tập kích Sân bay Tân Sơn Nhứt, Dinh Tổng thống, Đại sứ quán Mỹ, Đài phát thanh Sài Gòn, Bộ tổng Tham mưu. Các căn cứ như Long Bình, Phù Đổng, Cổ Loa, Hạnh Thông Tây, Đồng Dù (Củ Chi) cũng bị tấn công. Riêng các mục tiêu như Trụ sở cơ quan viện trợ MACV, Bộ tư lệnh hải quân, kho xăng Nhà Bè, Tổng nha Cảnh sát không thực hiện được.
    Tòa đại sứ quán Mỹ bị tấn công và chiếm đóng gần nửa ngày mới bị thất thủ. Trong 18 du kích biệt động tại đây, chỉ có một người sống sót nhưng đã tiêu diệt và làm bị thương hơn 150 quân đối phương.
    Tại phi trường Tân Sơn Nhứt có 181 du kích MTDTGP thuộc tiểu đoàn 16 bị tiêu diệt.
    Tại Chợ Lớn, chiến sự ác liệt diễn ra làm nhiều nhà dân bị hư hại nghiêm trọng.

    • Ngày 5 tháng 5, MTDTGPMN tiến hành Mậu Thân đợt 2 nhưng bị nhanh chóng đánh lui.[1]
    Năm 1969


    • Tháng 2, MTDTGPMN tiến hành tổng tấn công tương tự Mậu Thân nhưng với cường độ yếu hơn.
    Năm 1971


    Năm 1972


    • Tháng 8, kho xăng ở Đà Nẵng bị biệt động thành Đà Nẵng đặt bom phá hủy số lượng lớn xăng dầu.[23].
    Năm 1973


    • Ngày 3 tháng 12, Đặc công rừng Sác tấn công kho xăng Nhà Bè, kho xăng bị cháy suốt 10 ngày đêm, thiêu huỷ hàng triệu lít xăng [1]
    Năm 1974


    • Ngày 9 tháng 3, trường tiểu học Cai Lậy (Tiền Giang) bị nã súng cối 82 ly. Theo tướng Lâm Quang Thi, vụ tấn công này đã làm 34 học sinh đang tụ tập tại đó bị chết và hơn 70 người khác bị thương[24], theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là 32 học sinh chết và 55 bị thương[25]. Tuy nhiên, MTDTGPMNVN phủ nhận họ là thủ phạm trong vụ này.
    Năm 1975


    • Trận cầu Rạch Chiếc có sự tham gia của hàng trăm lính đặc công, là một trong những trận đánh cuối cùng của cuộc chiến. Lực lượng biệt động còn dẫn đường cho xe tăng quân miền Bắc vào những mục tiêu quan trọng ở Sài Gòn.



Chia sẻ trang này