1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tùy bút (viết và sưu tầm những gì lãng mạn)

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi spirit_of_wind, 28/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Em (II)​
    Mưa rơi sáng nay anh cứ ngủ say,
    em vẫn dõi theo cuộc đời anh những phút giây bồi hồi. (Đỗ Bảo)

    Vẫn có những lúc tôi không biết tôi dõi theo Em, tôi gắn cuộc đời mình vào cuộc đời Em vì tôi yêu Em hay vì tôi cần thấy mình gắn cuộc đời mình vào cuộc đời ai đó, và người đó tình cờ là Em. Nghĩa là tôi không biết tôi yêu Em vì Em là Em, hay tôi yêu Em vì tôi muốn nhìn thấy tôi yêu ai đó.
    Sự biệt lập với loài người ?" đấy là vị trí như nàng. Và điều duy nhất có thể bứt nàng ra khỏi sự biệt lập này là: tình yêu cụ thể với một người cụ thể. Nếu nàng thật sư yêu một ai đó, nàng sẽ không thờ ơ đối với số phận của những người khác, bởi vì người yêu của nàng phụ thuộc vào số phận đó, là một bộ phận của nó, khi đấy nàng không còn cảm giác rằng những điều mọi người đang lo nghĩ, những cuộc chiến tranh và những kỳ nghỉ của họ đều không phải là việc của nàng. (Kundera)
    Liệu có phải thế chăng? Qua Em, tôi gắn cuộc đời mình với thế giới này, với những khi trời giông bão, với những khi trời nắng, với những sớm tinh mơ của Em, với những lúc khuya khoắt Em còn thức? Tôi làm sao biết nổi đâu là sự thật, tôi chỉ biết tôi dõi theo Em mãi.
    Sáng nay mưa rơi, Em cứ ngủ say nhé, tôi vẫn dõi theo cuộc đời Em....
  2. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Anh dùng để làm gì
    Năm 2000, nhận được mấy dòng email của chị, bằng tiếng Anh. Vài email đi đi lại lại năm 2001.
    Năm 2004, gửi email cho sếp chị, CC cho chị; chị reply mấy chữ, bằng tiếng Việt.
    Năm 2006, lại là mấy email tiếng Anh.
    Năm 2007, lại là mấy dòng tiếng Anh.
    Năm 2008, một email của mình, bằng tiếng Anh.
    Sự giao tiếp giữa hai con người nhiều khi ăn chung một bàn ăn rút gọn xuống thành mấy dòng chữ tiếng Anh.
    Có hiện tượng là người Việt chèn tiếng Anh khi muốn chửi thề. Phải, như Kundera đã nhận xét, người ta không cảm nhận được tiếng chửi thề nhiều nếu đó là ngoại ngữ, chứ không phải là tiếng mẹ đẻ.
    Có cả hiện tượng các cặp người Việt, khi yêu nhau, lại nói I love you thay vì Anh thương em hay Em thương anh. Có lẽ họ ngượng ngùng khi diễn tả tình cảm của mình, một thứ vốn ít được khuyến khích trong văn hóa phương Đông.
    Và đây, còn có cả hiện tượng dùng ngoại ngữ để che đi sự thiếu vắng tình cảm đối với nhau.
    Chúng tôi chỉ trao đổi với nhau, từ những vấn đề rất quan trọng đến những vấn đề hời hợt, bằng tiếng Anh.
  3. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Sự không thể chối bỏ
    Hôm trước nói về sự chối bỏ rồi, hôm nay nói về sự không thể chối bỏ.
    Chối bỏ hay không thì tự một người biết, nhưng nếu có từ hai người trở lên gật gù về sự chối bỏ thì thực ra hai người ấy có chối bỏ không? Vô vi không có nghĩa là không làm, như vẫn hay được/bị hiểu sai. Vô vi là làm hay không thì cũng thấy hết sức tự nhiên, hết sức naturally, chứ không phải là sự gắng gượng tỏ vẻ không làm gì nhưng, deep down at heart, vẫn cứ làm như thường.
    Không thể nói về sự chối bỏ, cũng không thể nghĩ về sự chối bỏ. Sự chối bỏ một điều là sự vắng mặt của điều ấy trong đời mình, chứ không phải là sự dồn nén, cố tình gạt nó qua. Khi điều gì vắng mặt trong cuộc đời ta, thì ta không còn suy nghĩ về nó nữa, khái niệm về điều đó không xuất hiện trong đầu ta.
    Vậy nhé, hoặc là chối bỏ và không nói về sự chối bỏ, hoặc là không chối bỏ và thừa nhận nó, đừng nước đôi.
    Nhân đây cũng ghi chú lại sự việc em linh tinh lại tru tréo về mình, cứ như hai năm nay chưa quên được mình. Cần cảm giác thuộc về một người đến độ harass họ vậy sao?
    Cuộc sống này thật là hài hước...
  4. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Sự gắn bó
    Con người gắn bó nhau vì cùng thuộc về một cộng đồng, vốn chia sẻ quan niệm với nhau.
    Sẽ rất hạnh phúc nếu đó là khởi đầu để chia sẻ nhiều vấn đề trong cuộc sống với nhau, nhưng sẽ thiếu may mắn nếu đó là sự co cụm của những cá thể cần có sự ủng hộ về mặt quan điểm của nhau, chỉ vì, đơn giản, ngoài cộng đồng đó, không còn bất cứ ai ủng hộ quan điểm đó cả.
    Rất đơn giản để biết sự gắn bó của hai cá thể thuộc loại nào: Nếu từ một điểm chung, họ tìm ra nhiều điểm chung khác, thì đó là điều may mắn. Ngược lại, nếu vì một điểm chung mà họ đến với nhau, và ngoài điểm chung duy nhất ấy, họ không có phần giao nào khác của cuộc đời, thì họ không phải là gắn bó với nhau mà là bấu víu với nhau.
    Còn cả loại tình cảm gắn bó chỉ vì ước muốn được gắn bó với một người xa lạ, rất có thể tình cảm tôi dành cho Em là loại đó. May mắn là tình cảm tôi dành cho Em không là sự bấu víu của tôi vào Em, vì tôi từ chối cho phép Em quan sát và tham dự vào cuộc sống của tôi. (Có khi Em cũng chả hơi đâu mong quan sát/tham dự vào cuộc sống của tôi nữa kìa.)
  5. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Font chữ
    Mấy tháng sau khi active nick, mình đã đi tìm cho mình một profile, một thứ identity - bản nguyên. Và mình đã tìm ra size chữ bằng 3 như là một trong những yếu tố cấu thành cái identity ấy. Size 3 vì mắt mình? Còn vì mình thích tuồng chữ viết tay to rõ. Còn vì mình luôn luôn viết thật to, chỉ thua có mỗi Minh Anh mà thôi.
    Rồi cách đây 11 tháng, đã sử dụng size 2. Lý do? Chữ tôi phải được viết bằng cỡ nhỏ, chẳng phải thế sao, khi người ta tham gia vào một cộng đồng? Mình đã nghĩ đến những người khác hơn là nghĩ đến chính mình. Dĩ nhiên, điều này, chỉ mình mình thấy, và chỉ mình mình phải chịu đựng. Bài đầu tiên mình viết là bằng size 3, bài thứ hai cũng vậy, và sau quyết định chấp nhận sống cùng thiên hạ, mình đã tự ép mình nghĩ đến những người khác hơn. Một chút đối với mọi người, hầu như unnoticeably, nhưng là một sự nhường nhịn rất lớn từ mình. Lớn khủng khiếp. Và hình như không xứng đáng. Bài viết thứ 3 xuất hiện với size 3? Ít nhất trước bài thứ 10, size chữ đã trở thành 2.
    Những ngày này, mình thảnh thơi hẳn, mình có thời gian dành cho chính mình, có thời gian viết nháp, có thời gian viết thật, và, sau 11 tháng, mình dám dùng size 3 trở lại. Mình chẳng còn lo là sẽ lẫn lộn trong một giây sơ ý. Mình thoải mái làm mọi thứ như mình từng làm.
    Trở lại với size 3 của chính mình, trở lại với chính bản thân mình thôi.

  6. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Recycle Bin
    Tin tốt: Bạn có một chỗ Recycle Bin trong YM list của tôi, trong addr book của tôi, trong điện thoại tôi, và trong lòng tôi.
    Tin tốt hơn nữa: Tôi sẽ delete bạn ra khỏi cuộc đời tôi.
    Tin tốt nhất: Cả đôi bên đều sẽ cảm thấy dễ chịu vì điều này.
    Ý tưởng Recycle Bin như một bước đệm nảy ra với tôi cách đây mấy ngày.
    Năm 17 tuổi, sau khi thi đại học xong, sau khi chỉ còn mỗi mình tôi trong phòng, tôi đã dọn lại phòng tinh tươm khủng khiếp, ngăn nắp khủng khiếp. Mọi thứ đều thuộc về một điều gì đó. Những giấy tờ quan trọng thì không nói rồi, những thứ chỉ mang giá trị kỷ niệm, những thứ lẻ loi, không thuộc về bất cứ đâu cũng được phân loại kỹ lưỡng, dán cho một cái nhãn khả dĩ để cất vào một chỗ dễ nhớ trong tâm hồn. Những thứ còn lại đã được vứt bỏ toàn bộ.
    Chưa bao giờ tôi tự hỏi mình đã bỏ đi những gì, vì đơn giản là trước khi đến sinh nhật 18 ấy, những thứ ấy không còn chiếm chỗ, dù là mơ hồ, trong lòng tôi nữa. Một sự chấm dứt hoàn hảo, rốt ráo, cuối cùng.
    Nhưng tôi lại tiếp tục sống sau tuổi 18, và có nhiều thứ khác xuất hiện trong cuộc đời tôi, rất nhiều. Thỉnh thoảng, sau một đôi năm, tôi lại phân loại và sắp xếp lại mọi thứ. Trong vài thể loại, tôi lại siêng năng phân loại mỗi tháng một lần. YM list có đến gần 20 sub-categories. Addr book có đến gần 50 sub-categories và tầm 20 folders. Cellphone nữa. Tất cả rất tỉ mỉ. Bất cứ thứ gì mới xuất hiện trong đời tôi cũng được phân loại và dán cho một cái nhãn. Mọi thứ ngăn nắp.
    So với người khác.
    Còn với chính tôi, mọi thứ lại ngồn ngộn ra rồi. Cuộc sống một người là sự chiếm chỗ trong xã hội, trong lòng người khác, trong nhà, trong chỗ làm, etc. Lại đến lúc tôi nên từ từ tái phân loại những gì tôi đang nắm giữ.
    Tình cảm thì nhiều lắm, sống trên đời, bỏ thời gian cho điều gì, cho cái gì, cho ai đó, thì sao không phát sinh tình cảm? Nhưng tình cảm không phải là lý do tối thượng để giữ lại một thứ rác rưởi, hoặc một thứ no sirve para nada. Cần dọn dẹp ngăn nắp cuộc đời, và lại tiếp tục sống tiếp giai đoạn mới. (Không phải là sau khi lâm trọng bệnh, lập gia đình, stress nặng, etc. thì mới nên dọn dẹp lại mọi thứ, mà đơn giản là sống lâu lâu một chút thì nên dọn dẹp lại. Thời điểm nào thấy dọn được cái gì thì dọn.)
    Vậy thì, tôi đã bỏ một chút thời gian để dọn dẹp lại. Tôi có các folder Recycle Bin ở mọi nơi. Hiện tại, tất cả được mở, mọi thứ liên quan đến từng entry một vẫn lưu giữ cẩn thận, chờ đợi được phân loại rốt ráo ngày nào đó. Chỉ là một thứ filtered trước cho cái apocalyspe. Cách đây 3 năm, tôi đã filter một mớ thứ digital. Tháng 12 2006, lại một lần nữa. Một vài năm nữa, tôi sẽ lại dọn dẹp lại. Lúc này, nhấn nút del sẽ dễ dàng vì chỉ còn là vấn đề lưu trữ, chứ không có vấn đề tình cảm nào xen vào.
    Tin tốt lành là vậy: mọi thứ ngăn nắp và không có bất cứ điều gì hay cuộc sống của ai bị chạm tới.
    Tất cả chúng ta cùng tiến về phía trước, tất yếu, và ngăn nắp.

  7. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0

    Half the world is composed of those who have something to say but can´t; the other half is of those who have nothing to say and keep on saying it.
    Hay
    Chửi bới sự tồi tệ của các thiết chế xã hội hiện thời như là một cách thức khẳng định cái tôi của một cá nhân trên đời.
    Nhiều người (trẻ) đang làm điều này, với lý do duy nhất là khẳng định rằng mình thuộc tầng lớp cấp tiến hơn, mà quên mất rằng hàng trăm thế hệ đi trước mình đã làm đúng y chang điều đó (cũng chỉ với lý do y chang là để khẳng định sự tồn tại của mình), mà không biết rằng họ đang chạy đuổi theo điều mà Rimbaud đã nói ngày xưa, Phải trở nên tuyệt đối hiện đại, không vì một lý do nào khác hơn chỉ là để??ođược? hiện đại.
    Những ai thực sự bỏ công ra thay đổi tình huống xã hội chung này thì không chửi, còn những ai không làm, thì chửi. Một thứ phiên bản của hiện tượng này: Those who can´t teach, those who can do.
    Qua rồi cái thời mình quá khích để bảo vệ quan điểm, chỉ với mong muốn khẳng định sự tồn tại của cái tôi của mình. Không tồn tại thời kỳ mình chỉ trích các thiết chế xã hội rất chung chung mà không làm gì cả, chỉ để thấy mình ?otuyệt đối hiện đại.?
    Về sự khẳng định về cái tôi đã làm con người ta hùng hồn bảo vệ quan điểm và nhu cầu phải tuyệt đối hiện đại thì Kundera đã nhắc đến trong Sự bất tử, phần nói về người phụ nữ trong nhà tắm hơi tìm mọi cách để khẳng định cái tôi của mình và về nhu cầu phải tuyệt đối hiện đại của Paul. Quá dài để trích dẫn trọn vẹn sự phát triển ý tưởng của Kundera, hôm nay chỉ là thế này thôi:
    ***​
    Nàng nghĩ về cô gái lạ mấy phút trước mới tuyên bố với mọi người rằng cô ta căm thù việc tắm nước nóng. Cô ta xuất hiện để cho tất cả mọi phụ nữ có mặt biết rằng cô ta: 1) thích hơi nóng trong phòng tắm hơi, 2) đề cao sự kiêu hãnh, 3) không thể chịu được sự khiêm tốn, 4) tôn thờ việc tắm nước lạnh, 5) không thể chịu được việc tắm nước nóng. Bằng năm đường nét này cô ta vẽ nên chân dung tự họa, bằng năm đường nét này cô ta biểu thị ?ocái tôi? của mình và trưng ra cho tất cả mọi người thấy. Và cô ta trưng nó ra không phải một cách khiêm tốn (cô ta đã nói là không chịu đựng được sự khiêm tốn), mà một cách khiêu khích, dùng những từ ?otôn thờ?, ?okhông chịu nổi?, ?okinh tởm?, dường như muốn nói rằng vì một trong năm nét vẽ chân dung của mình, vì một trong năm điểm biểu thị ?ocái tôi? của mình, cô ta sẵn sàng xông vào trận chiến.
    Do đâu có sự ham mê này, Agnès tự hỏi, và nàng suy nghĩ: khi chúng ta bị vứt vào thế giới dưới dạng như chúng ta hiện tồn, thoạt đầu chúng ta phải hoàn toàn thỏa thuận với cái số phận đã rơi xuống đầu mình ấy, với cái sự ngẫu nhiên do máy tính của Chúa tạo ra ấy: phải ngừng kinh ngạc trước việc chính cái đó (mà chúng ta thấy đối diện trong gương) thực chất là ?ocái tôi? của chúng ta. Thiếu đi sự tin chắc rằng khuôn mặt chúng ta thể hiện ?ocái tôi? của chúng ta, thiếu đi ảo tưởng cơ bản, ảo tưởng ban đầu này, chúng ta không thể sống được, hoặc chí ít là không thể cảm nhận cuộc sống một cách nghiêm túc. Nhưng chỉ đơn giản thỏa thuận với chính mình thôi chưa đủ, điều cần thiết là chúng ta phải thỏa thuận với toàn bộ sự đam mê, một cách kiên quyết, triệt để. Bởi vì chỉ như thế chúng ta mới có thể coi mình không phải là một trong những phiên bản của hình mẫu con người, mà là một tạo vật có bản thể riêng của mình không thể thay thế. Đấy là nguyên nhân đã khiến cô gái trẻ lạ mặt vẽ ra chân dung mình, nhưng đồng thời cũng lại muốn cho mọi người hiểu rằng trong bức chân dung đó có một cái gì đó hoàn toàn đơn nhất và không thể bù đắp được mà vì nó cô ta sẵn sàng chiến đấu thậm chí hy sinh cuộc đời để bảo vệ.
    [?] Đó là thực chất của cái nghịch lý lạ lùng mà nạn nhân của nó là tất cả những ai nuôi dưỡng cái ?otôi? bằng phép nhân: họ thêm vào để tạo ra cái ?otôi? độc đáo, đặc biệt, nhưng lập tức họ lại biến thành những người tuyên truyền cho những thuộc tính thêm vào đó và họ gắng hết sức để càng có nhiều người giống họ càng tốt, do đó tính đặc biệt của cái ?otôi? ấy (có được nhờ những nỗ lực như thế) nhanh chóng biến mất.
    Chúng ta có thể hỏi một cách hoàn toàn hợp lý rằng vì sao con người yêu mèo (hay Mussolini) lại không thỏa mãn với tình yêu của mình, mà lại muốn truyền nó cho người khác? Chúng ta thử trả lời bằng cách nhớ lại hình ảnh người phụ nữ trẻ trong phòng tắm hơi đã hùng hồn khẳng định rằng cô ta thích tắm nước lạnh. Bằng cách đó cô ta tức khắc tách mình ra khỏi nửa phần nhân loại, ra khỏi số những người thích tắm nước nóng hơn. Tai họa chỉ là ở chỗ nửa nhân loại thứ hai càng giống cô ta hơn. Ôi, điều đó thật buồn biết mấy! Người thì nhiều, tư tưởng thì ít, vậy làm sao chúng ta khác biệt nhau được? Người phụ nữ trẻ ấy chỉ biết một cách để vượt qua sự tương đồng đáng bực giữa mình và đám đông vô vàn những người thích tắm nước lạnh: cô ta phải nói câu ?oTôi tôn thờ nước lạnh? ở ngay phòng tắm hơi, đồng thời phải nói một cách quả quyết để hàng triệu phụ nữ khác cũng thấy khoái tắm nước lạnh trong phút chốc sẽ trở thành ra những kẻ bắt chước thảm hại của cô ta. Nói cách khác, nếu chúng ta muốn để cái tình yêu vô tội, tầm thường đối với cái vòi nước này trở thành thuộc tính của cái ?otôi? của chúng ta, thì chúng ta phải để cho thế giới biết rằng vì tình yêu đó chúng ta sẵn sàng đấu tranh.
    ***​
    ?oTuyệt đối hiện đại? ?" khái niệm này không có một nội dung xác định rõ rệt nào. Rimbaud năm 1872 khi nói ra những lời đó vị tất đã hình dung được những bộ phim quảng cáo, những tấm ảnh màu trên các tạp chí hay bộ mặt điên loạn của các ca sĩ nhạc rốc. Nhưng tất cả những cái đó không quan trọng bởi vì trở nên tuyệt đối hiện đại nghĩa là: không tính đến nội dung của cái hiện đại mà hãy cứ phục vụ nó như phục vụ cái tuyệt đối, tức là không được do dự.
    Giống như Jaromil, Paul hiểu rằng ngày mai cái hiện đại sẽ khác hôm nay, rằng vì mệnh lệnh muôn đời của cái hiện đại phải biết phản bội lại nội dung hay thay đổi của nó, giống như vì châm ngôn của Rimbaud phải phản bội lại thơ của ông. Tại Paris năm 1968 với những lời lẽ còn cấp tiến hơn lời lẽ trước đây của Jaromil năm 1948, sinh viên đã phủ nhận cái thế giới như nó tồn tại, cái thế giới của sự hời hợt, của tiện nghi, của thương mại, quảng cáo, cái thế giới của thứ văn hóa đại chúng đần độn nhét vào đầu mọi người những thứ nhàm chán, rẻ tiền, cái thế giới của những quy ước ràng buộc, của những ông bố. Hồi đó Paul đã có mặt mấy hôm trên chiến lũy, giọng anh đầy quả quyết như giọng Jaromil hai mươi năm trước, không gì làm dịu được cơn nhiệt huyết của anh, anh đã nắm lấy bàn tay của cuộc nổi loạn sinh viên chìa ra và rời khỏi thế giới của những ông bố, để vào tuổi ba mươi hoặc ba lăm cuối cùng anh đã trưởng thành.
    Nhưng thời gian trôi đi, con gái anh lớn lên và cảm thấy rất yên ổn, tiện lợi trong cái thể giới như đang tồn tại, trong thế giới của máy truyền hình, nhạc rốc, quảng cáo, văn hóa đại chúng rẻ tiền, trong thế giới của các ca sĩ, ô tô, thời trang, những cửa hàng thực phẩm sang trọng và những nhà công nghiệp thanh lịch đang trở thành những ngôi sao truyền hình. Nếu Paul đã có lúc khăng khăng bảo vệ các quan điểm của mình trước các quan tòa, cảnh sát, quận trưởng và bộ trưởng, thì anh lại không thể cứ khăng khăng giữ ý mình trước đứa con gái đang ngồi trên đùi anh và hoàn toàn chưa vội rời bỏ thế giới của người bố để làm người lớn. [?]
    Trở nên tuyệt đối hiện đại nghĩa là gì, khi con người đã không còn trẻ và con gái anh hoàn toàn khác so với anh thời trẻ? Paul dễ dàng tìm ra câu trả lời: trở nên tuyệt đối hiện đại trong trường hợp này nghĩa là tuyệt đối đồng nhất với con gái.
    [?]
    Việc biết con gái thích thú với những trò nhảm nhí trên ti vi mà không bao giờ đọc nhà thơ yêu thích của anh khiến Paul thấy buồn. Nhưng anh lại tự hỏi mình: nói thẳng ra vì sao anh yêu Rimbaud như vậy? Làm sao anh có tình yêu đó, có phải anh mê thơ ông mà yêu ông không? Không. Hồi đó đối với anh, Rimbaud hòa lẫn vào một tập hợp cách mạng cùng với Trotsky, Bréton, các nhà siêu thực, với Mao, Castro. Điều đầu tiên anh học được ở Rimbaud, đó là câu khẩu hiệu làm rung động mọi người của ông: changer la vie, thay đổi cuộc sống. (Dường như phải cần đến một thiên tài thi ca cho một công thức tầm thường như thế?) Đúng, sự thật là về sau anh đã đọc thơ của ông, thậm chí anh đã thuộc lòng và thích chúng. Nhưng anh chưa bao giờ đọc hết thơ của ông và chỉ yêu những bài mà người quen nói với anh, họ nói như vậy cũng chỉ vì người quen của họ nói lại với họ. Do đó Rimbaud không phải là tình yêu thẩm mỹ của anh, mà có lẽ là anh không bao giờ có một tình yêu thẩm mỹ nào cả. Anh coi mình là người ủng hộ Rimbaud giống như người ta tập hợp dưới một ngọn cờ, gia nhập một đảng phái chính trị hay cổ vũ cho một đội bóng đá. Trên thực tế thơ của Rimbaud đã mang lại gì cho Paul? Đó chỉ là tình cảm tự hào rằng anh thuộc về số những người yêu thơ Rimbaud.

  8. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Ngán ngẩm
    Hôm nay ăn phải một thứ ngán quá. Mình đã lọ mọ làm được nhiều việc rồi, tự thấy dễ chịu rồi, thấy bạn bè không có đứa nào, mới tí tởn visible cho vui, thì gặp thằng khùng hôm qua nhảy ra bi bô.
    Hôm qua mình đã cố ý nhường, không hơn thua vặt vãnh để yên chuyện, sau đó 2 em trai còn bi bô nói xấu chị nó trên blog, âu cũng là chuyện cảm thông được cho người ấm ức vì nhận xét của chị. Blog thì dĩ nhiên là tốt hơn forum rồi, forum chịu sự quản lý của nội quy, chứ blog thì mặc sức bi bô nói xấu người khác.
    Nói xấu người khác trên blog thì không sao cả. Kể cả mở blog và mong người đó đọc được cũng không sao. Nhưng nếu chỉ vậy và chấm hết thì còn ổn, đằng này hôm nay lại lôi mình ra trong YM để...hơn thua về một điểm nữa. Hôm qua nếu có ấm ức mình về 1 điểm thì cũng...hợp lý, nhưng hôm qua mình đã nhường phần ấy, thì cũng nên phải chăng mà thôi đi, đằng này DÙ mình nhường, vẫn chưa HẢ DẠ nên cần ''thắng'' thêm 1 ý nữa.
    Thật tình, từ một người hay dạo blog của nhiều người, và vẫn giữ thái độ im lìm của một người vừa chán đời, vừa thấy chẳng có gì đủ sâu sắc để phải suýt xoa, thì mình đâm ra tiếc cho cái thái độ trung dung của mình. Mình luôn nghĩ là không quen biết ai thì không nên nghĩ xấu cho họ, càng ít hiểu, càng không nên đánh giá. Hóa ra cái ấn tượng lần này thật là thảm hại. Đi hơn thua từng tí với...người ngoài. Hóa ra là một người không đủ hài lòng, tâm chưa đủ an với sự đồng ý của bạn bè (là người vốn hiểu mình), mà còn thích đi dằn mặt, thua đủ với một người lạ như mình.
    Thái độ hí hởn nói cho ''đã'', nói cho ''hết'', nói cho ''hả'' một ý để tỏ ra là hơn người khác, rồi vội vàng lủi mất, không quên nói mấy câu khích bác...thật là...thái độ của người hoặc kém tự tin hoặc quá xấu tính. Nếu đủ tự tin thì đã âm thầm cười vào nhận định của một người lạ như mình, chứ không phải là quay lại túm lấy tay áo mình, cố gắng ''thắng'' cho được mình rồi hềnh hệch bỏ đi, cười hả hê - trẻ con quá! Và nếu đi thì cũng nên đi bình thường, chứ không nên vừa tri hô bỏ đi, vừa dấm dúi nhét thêm mấy câu khích này nọ - trẻ con quá!
    Hy vọng là lần này là xong hẳn, họ không quay lại túm lấy tay áo mình để làm trò hề đặng chứng tỏ cho mình thấy là họ hơn mình, là họ thắng mình nữa. Ở trong Recycle Bin mà cũng phiền nhiễu quá chừng. Ngày xưa mình từng nghe một nhận xét là tính khí người này nhỏ nhen. Nghe, để ghi nhận, chứ mình chưa có cơ hội tiếp xúc để biết, và cũng không muốn kiểm chứng. Nhưng chuyện hôm qua, chuyện hôm nay, thế là đủ: Từ một sự việc rất bé, người này thù vặt mà léo nhéo chuyện hôm nay. Giờ thì không thể nói mình không biết về người này được nữa. Chưa kể là từ đầu, mình đã có nhận định là người này không sáng ý lắm trong việc communication.
    Chuyện khác, cũng hôm nay, thấy ra một người mà mình đã may mắn giũ bỏ được từ hơn 1 tháng trước lại léo nhéo về một người mà họ thù. May mắn quá chừng chừng, nếu hôm ấy mình không mệt, không bận, không stress, thì có lẽ mình đã không có kiểu giũ cái người vẫn hay bám đuổi mình và CẦN thuyết phục mình là họ đúng, họ tốt, họ hơn. Và có khi người ấy còn bám mình đến bây giờ! Hôm nay, thấy người ấy bám theo một người mà người ấy thù từ 1 năm nay, và bới móc sau lưng người ấy. (Thực ra thì cả 2 ng ấy thù nhau, nhưng ít nhất 1 người không đi bới móc ng kia sau lưng.) Chẳng qua là mình tình cờ đọc được, và mình thấy tởm. Người này cũng móc mỉa với ng đối thoại y chang như từng DUY NHẤT một lần làm với mình - trước khi mình may mắn chấm dứt mọi chuyện nhanh gọn. Mình từng cho là người này là người biết cư xử, biết NHỊN người khác như từng lời người này hay tư vấn cho người khác, nhưng mà nhìn qua mấy biểu hiện thì phải nói là từ kinh nghiệm cá nhân đến chuyện thiên hạ, chưa bao giờ mình thấy người này nhịn cả, lúc nào cũng móc đểu để gây hấn với ng khác. Phải hơn! Phải thắng! Phải cho mọi người bên ngoài thấy là mình thắng!
    Ừ, thì hơn, cuộc đời này hơn thua người xa lạ được vài lần mà trở nên thành công hơn, hạnh phúc hơn, thì có cư xử như vậy cũng chả sao. Chỉ có điều nếu lỡ không thành công hơn, không hạnh phúc hơn, thì cũng đừng tiếc khi một người ngoài - một ng bất kỳ như mình chẳng hạn - có đủ óc quan sát + thông tin + khả năng đánh giá vấn đề nhìn nhận họ không như những cái nhãn họ thầm mong muốn.
    Không nên lừa dối bản thân.
    Cũng không nên lừa dối người khác.
    Vì chẳng được đâu - lộ ra hết mà thôi...

  9. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Rực lửa...
    Chỉ là một phần trong tên entry mới của em hôm nay...Và tôi nhận ra tôi yêu ai hơn: chẳng qua là vì em là người Em ấy quý, nên tôi cũng quý em, chứ lời Em ấy thấm vào tôi nhanh hơn, sâu hơn là lời em.
    Có thể vì Em ấy nói điều tôi hiểu hơn,
    có thể vì em không viết hay bằng Em ấy.
    Chẳng biết nữa, phải đợi mọi việc chấm dứt thì mới hiểu thấu đáo được mọi sự...

    [nick]
    Được Angst sửa chữa / chuyển vào 06:49 ngày 18/05/2008
  10. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Sự yếu đuối và Sự làm phiền
    Hôm nay bị hai người làm phiền vì họ tự nhìn nhận họ yếu thế hơn mình nên phải thực hiện những chuyện hòng đem lại cho họ sự tự tin rằng họ ''hơn'' mình, ''thắng'' mình thì mới được.
    Thật tình là với những thể loại này, càng nói là mình ngán ngẩm họ và tránh họ như tránh hủi thì họ lại càng làm già thôi. Mình rất tránh họ kể từ khi biết tính tình họ, nhưng họ phải bới mình ra, kêu mình ra, réo tên mình ra, và rồi, thật hài hước, bao giờ cũng kết thúc bằng cái kiểu AQ nửa vời rằng:
    - rất bận (ô hay, mình không đụng đến họ, chính họ lẽo đẽo đi theo nắm lấy tay áo mình và xin mình thời gian của mình)
    - thôi nhé, không nói nữa nhé (ô hay, trong hàng bao nhiêu điều họ tru tréo ra, mình chỉ reply đúng những điểm có liên quan đến trách nhiệm của mình)
    - ơ hay, mình chú ý đến họ à (lạy các cô các anh ạ, tôi trốn các anh các cô như trốn hủi.)
    Đừng nên nửa vời, kiểu ấy thảm hại lắm. Nếu không quan tâm đến mình thì không cần bám lấy mình để thuyết phục mình là họ ở thế trên - vì khi bám lẵng nhẵng lấy ai thì đã thể hiện là mình yếu thế hơn. Nếu bận thì không cần gọi người khác rồi lại tri hô là mình ''rất bận.'' Nếu không nói nữa, thì ngưng nói, hoặc từ đầu không nói, chứ không cần hỏi cho hả rồi lại tri hô là không nói nữa.
    Cần gì ở mình? Cần mình thừa nhận rằng họ tốt hơn mình, rằng mình sai - họ đúng, rằng mình ''thua'' họ? Sao lại cần điều đó ở mình? Từ lúc nào mình đã trở nên quan trọng đến vậy trong cuộc sống của họ? Cha mẹ họ, bạn bè họ, sao họ không dành tgian cho, mà lại dành tgian cho mình - kẻ trốn họ như trốn hủi?
    Làm phiền nhau quá. Giá các cô các anh có chút tự tin về bản thân mình thì không phải túm lấy một người lạ như tôi - vâng, tôi và các cô các anh không hề có quan hệ gì, thậm chí là bạn - để hòng chứng minh chứng tỏ gì đâu. Sự thiếu tự tin của các cô các anh làm phiền tôi quá.
    Ngày mai, tôi biết tôi sẽ lại bị làm phiền bởi các anh và các cô. 3 ngày liên tiếp đấy. Tôi sẽ còn chiếm vị trí quan trọng đến vậy trong cuộc sống các anh, các cô đến bao giờ? Tôi đã im lìm, không phản ứng gì lại từ 2 ngày qua rồi, nhưng những trò tởm lợm vẫn tiếp tục.

Chia sẻ trang này