1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển Mem Đi Mộc Châu T7-CN 12-13/12/2009..Zo Zo Zo ZO (Checked)

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi vozanhvodang, 08/12/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vernale

    vernale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2009
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    thêm 1 xế chắc chắn đi được, sẽ đi cùng nhóm 1 vào chiều thứ 6.
    lúc tối đã gọi cho tottochan rồi, bây giờ xác nhận lại
  2. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn
    [​IMG]
    Xóm Cỏi, xóm cuối cùng có người sinh sống ở vườn quốc gia này. Ảnh: Tuổi Trẻ
    Xuân Sơn hùng vĩ với núi non chập chùng trong mây, những dốc đá cheo leo, hang động kỳ bí và những dòng suối róc rách chảy giữa khu rừng hoang dại. Một địa điểm khá thú vị cho dân du lịch "bụi" khám phá vào dịp cuối tuần.
    Nằm cách Hà nội 130km về phía tây, Xuân Sơn rộng khoảng 15.000 ha là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi ở độ cao từ 700-1300 m thuộc địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ và giáp ranh với tỉnh Hòa Bình.
    Ở Xuân Sơn có một vài nhà sàn để phục vụ khách du lịch. Sau bữa sáng, bạn có thể bắt đầu chuyến trekking khám phá Xuân Sơn. Đó là một thung lũng khá rộng, bốn bề là núi, một dòng suối chảy dọc theo con đường mòn.
    Bản Dù là trung tâm sâu nhất ở xã Xuân Sơn, cũng là nơi cuối cùng du khách có thể tìm thấy một cửa hàng tạp hóa và một quán nước ven đường. Cách bản Dù 7km rừng già là xóm Cỏi, xóm cuối cùng có người sinh sống ở vườn quốc gia này với hầu hết là người dân tộc Mường.
    Tìm vào hang Cỏi, men theo một dòng suối lớn, nước trong vắt và lạnh ngắt để vào trong, nơi tạo thành một cái bể bơi tự nhiên trong lòng hang với mực nước ngập ngang thắt lưng. Nếu nước không quá lớn, thậm chí bạn có thể bơi xuyên qua bóng tối để ra phía sau của hang.
    Tại bản Dù, du khách cũng có thể tiếp tục hành trình đến với hang Na. Đường đi xuyên qua khu rừng nguyên sinh với những thảm thực vật phong phú và những dòng suối nhỏ đầy nước chảy xiết và con đường mòn ẩm ướt. Cửa hang nằm lơ lửng trên vách núi, bé đến mức chỉ đủ cho một người chui lọt, giống như một cái hốc đá. Bạn phải trèo lên khoảng 200m đường núi với những lưỡi đá sắc cạnh và trơn tuột, một vài sợi dây leo rừng có thể bật rễ bất kỳ lúc nào.
    Trong lòng hang tối om, ánh sáng tự nhiên duy nhất lọt vào là từ cửa hang. Những nhũ đá khá trơn đẫm nước và có nhiều hình thù thú vị như hình linga, ruộng bậc thang, Quan thế âm bồ tát... Đặc biệt có cả một chiếc đàn đá bằng nhũ mỏng gõ vào kêu coong coong và rất nhiều viên đá, to có, nhỏ có trông giống hệt như những quả na. Những đống đá na cứ nằm rải rác trong lòng hang không biết tự bao giờ, thi thoảng lại được bọn trẻ con quanh bản đưa về nhà làm đồ chơi.
    Gần 5 giờ khám phá Xuân Sơn, cũng đủ cảm nhận cho một chuyến đi vất vả nhưng không kém phần thú vị, nhất là cho một kỳ nghỉ cuối tuần có ích.
    Theo Tuổi Trẻ
  3. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Từ Hà Nội, bạn có thể đi lên Xuân Sơn bằng ôtô hoặc xe máy, tham gia một chuyến trekking nho nhỏ khoảng1/2 ngày để khám phá thiên nhiên kỳ diệu ở nơi này.
    Tuy nhiên có chừng 28km đường cuối cùng vào cửa rừng chưa được hoàn thiện, cứ một đoạn đường nhựa (mà chủ yếu là đoạn ngầm qua suối) thì lại có một đoạn đường đất. Nếu trời mưa thì con đường sẽ trở nên khó khăn vì đất sét khá trơn.
    Có khi, bạn sẽ mất khoảng 3g đồng hồ để chinh phục cung đường trong điều kiện thời tiết xấu. Do vậy, tốt nhất là hãy lên kế hoạch khám phá của bạn vào một ngày nắng ráo.
    Theo kinh nghiệm, bạn nên dừng xe ở một ngã ba chợ cóc ven đường trước khi vào Xuân Sơn để mua thức ăn vì vào Xuân Sơn không có nhiều điểm để giao thương.

    Đầu giờ chiều cuối tuần, từ Hà Nội, chúng tôi khởi hành đến với Xuân Sơn bằng xe máy. Sau cơn mưa, con đường đất đá lởm chởm thực sự trở thành một thách thức cho cả nhóm, ai cũng ghì chặt tay lái để giữ cho bánh xe không bị trượt xuống vực hay xuống suối.
    Ở Xuân Sơn cũng có một vài nhà sàn để phục vụ khách du lịch nhưng do trời tối nên chúng tôi đã đi sát đến cửa rừng mà không nhận ra. 9g tối, chúng tôi quyết định dừng lại, vào một lán trại ven đường hỏi xin nghỉ qua đêm. Thật may mắn, căn nhà sàn của những người thợ rừng đủ rộng cho mọi người ở lại.
    Do đã chuẩn bị trước thức ăn cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của hai người bản địa, chúng tôi nhanh chóng nấu một bữa tối ngon lành bên trong nhà sàn ấm lửa. Một số mang quần áo ướt và giầy ra hong trong lúc chờ ấm chè Shan miền trung du ngọt nước. Đêm ở rừng yên tĩnh lạ lùng...
    Sau bữa sáng, chúng tôi bắt đầu chuyến trekking khám phá Xuân Sơn. Đó là một thung lũng khá rộng, bốn bề là núi, những thửa ruộng xanh màu lúa đang vào đòng, một dòng suối chảy dọc theo con đường mòn.
    Bản Dù là trung tâm sâu nhất ở xã Xuân Sơn, cũng là nơi cuối cùng bạn có thể tìm thấy một cửa hàng tạp hóa và một quán nước ven đường. Cách bản Dù 7km rừng già là xóm Cỏi, xóm cuối cùng có người sinh sống ở vườn quốc gia này với hầu hết là người dân tộc Mường.
    Chúng tôi tìm vào hang Cỏi. Men theo một dòng suối lớn, nước trong vắt và lạnh ngắt để vào trong, nơi tạo thành một cái bể bơi tự nhiên trong lòng hang với mực nước ngập ngang thắt lưng, trong và rất sạch. Nếu nước không quá lớn, thậm chí bạn có thể bơi xuyên qua bóng tối để ra phía sau của hang.
    Tại bản Dù, bạn cũng có thể tiếp tục hành trình đến với hang Na. Đường đi xuyên qua khu rừng nguyên sinh với những thảm thực vật phong phú và những dòng suối nhỏ đầy nước chảy xiết và con đường mòn ẩm ướt. Cửa hang nằm lơ lửng trên vách núi, bé đến mức chỉ đủ cho một người chui lọt, nom giống như một cái hốc đá. Bạn phải trèo lên khoảng 200m đường núi với những lưỡi đá sắc cạnh và trơn tuột, một vài sợi dây leo rừng có thể bật rễ bất kỳ lúc nào.
    Để vào trong hang, phải leo xuống khoảng 15 mét bằng một sợi dây rừng mà dân bản địa đã treo sẵn ở đó. Sợi dây đủ lớn và chắc, nhưng lại không đủ dài để chạm tới đáy hang, trong khi đường xuống không có một điểm đặt chân. Chính vì vậy, nhóm đã phải phân công các vị trí đứng để đỡ và hỗ trợ cho nhau cùng xuống an toàn
  4. tungls84

    tungls84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2006
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    thời tiết 2 ngày tới có vẻ đẹp đấy --- chiều nay xem ọp ẹp đi đường xá - ngủ nghỉ và chơi bời thế nào
    [​IMG]
  5. huysnake

    huysnake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Chiều nay 15h Việt Nam đá seagame. Hi vọng lợi dụng chuồn về trước được.he he
  6. linhcc

    linhcc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/02/2002
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Ớ ớ, có vẻ còn xe nhỉ, thế lại cho em đi với . Chiều nay em đến off.
    Bạn chủ topic có nhờ tớ nhắn mọi người tối nay các bạn xuất phát vào sáng thứ 7 sẽ off tại 2B Nhà Chung lúc 8h-8h30.
    Số di động của tớ: 0912 907 094
    Được Linhcc sửa chữa / chuyển vào 14:36 ngày 11/12/2009
  7. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Mọi người yên tâm vụ ngủ tối nay nhé. Đã gọi cho anh Lâm và đã đặt chỗ. Thích ngủ nhà sàn cũng được không thì ngủ nhà nghỉ khép kín nóng lạnh bình thường.
    Thích ăn ở nhà anh Lâm thì dặn anh làm. Nếu đói sớm muốn ăn dọc đường thì trên đường tuỳ cơ ứng biến.
    Chuẩn bị lên đường
  8. tungls84

    tungls84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2006
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    Xa phết đấy nhỉ
    [​IMG]
  9. Chubby027

    Chubby027 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2008
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Còn 2 tiếng nữa. Giờ mới bắt đầu nhét đồ vào balo và chuẩn bị vài đồ cá nhân.
    Chờ đến giờ lên đường.....
  10. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Post lại cái bản đồ:

    [​IMG]

Chia sẻ trang này