1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển Nhân Viên QC-Công Ty TNHH V-Honest

Chủ đề trong 'Thông tin thị trường - Mua bán rao vặt (Sài Gòn)' bởi salacareer, 22/01/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. salacareer

    salacareer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2015
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    http://www.careerlink.vn/


    Công ty TNHH V-Honest là công ty 100% vốn Nhật Bản, chuyên về gia công cơ khí, lắp ráp thiết bị truyền thông, máy rút tiền tự động ATM. Sản xuất thiết bị, linh kiện dùng cho thang máy, dùng cho phương tiện giao thông đường sắt, mô tơ, máy phát điện. Chuyên xử lý và tráng phủ kim loại.
    MÔ TẢ CHI TIẾT CÔNG VIỆC
    - Lên kế hoạch chất lượng sản phẩm của công ty
    - Chi tiết công việc sẽ trao đổi cụ thể trong quá trình phỏng vấn
    KINH NGHIỆM/KỸ NĂNG CHI TIẾT
    - Cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc
    - Có kinh nghiệm về kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí
    - Có khả năng đọc bản vẽ, ưu tiên những ứng viên đã làm việc trong công ty của Nhật
    THÔNG TIN LIÊN HỆ
    Cách liên hệ:Nộp trực tuyến, Gửi kèm File, Trực tiếp
    Mô tả:
    - Các ứng viên quan tâm có thể nộp hồ sơ trực tuyến, qua email hoặc trực tiếp đến tại công ty
    Tên liên hệ: Phòng HCNS
    Địa chỉ: TS 11 Khu công nghiệp Tiên Sơn, Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh, Việt Nam
    ** Nhận hồ sơ ứng viên bằng ngôn ngữ: Tiếng Việt
  2. salacareer

    salacareer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2015
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có văn bản gửi Hội đồng tiền lương quốc gia về đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2016. Theo đó, các mức lương tối thiểu của 4 vùng năm 2016 dự kiến sẽ được tăng từ 350.000 - 550.000 đồng/tháng tùy theo từng vùng.

    Dự báo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, năm 2015 và những năm tiếp theo tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định và phát triển, là điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm đời sống cho người lao động, giúp họ an tâm lao động sản xuất.

    Tăng lương đủ bù trượt giá

    Mức đề xuất lương tối thiểu năm 2016 mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra vùng 1 là 3,650 triệu đồng/tháng (tăng 550.000 đồng so với năm 2015); vùng 2 là 3,2 triệu đồng (tăng 450.000 đồng ), vùng 3 là 2,8 triệu đồng (tăng 400.000 đồng), vùng 4 là 2,5 triệu đồng (tăng 350.000 đồng).

    Để đưa ra mức đề xuất mức tiền lương tối thiểu năm 2016, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dựa vào một số dự báo. Đó là chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5%/năm; GDP 6,5%/năm; năng suất lao động tăng khoảng 3 - 3,5%/năm. Tuy nhiên, đời sống của người lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
    ho so xin viec
    mau don xin viec viet tay

    Theo ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nguyên tắc xác định mức điều chỉnh là căn cứ vào Điều 91 của Bộ luật Lao động quy định, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động.

    Tăng thêm ở mức hợp lý để thực hiện lộ trình đến năm 2017, mức lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

    Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

    Vì vậy, “Lộ trình tăng mức lương tối thiểu phải tránh gây đột biến về chi phí của doanh nghiệp. Phải bù đủ trượt giá (dự kiến 5%/năm), tăng theo mức tăng năng suất lao động khoảng 3 - 3,5%/năm để cải thiện tiền lương của người lao động”, ông Mai Đức Chính nhấn mạnh.

    Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tỷ lệ tăng tiền lương tối thiểu bình quân các vùng năm 2015 là 14,3% so với năm 2014, nhưng tỷ lệ tăng tiền lương thực tế tương ứng của người lao động trong các doanh nghiệp chỉ khoảng 12%.

    Đáp ứng ba điều kiện

    Việc tăng tiền lương tối thiểu không gây đột biến về chi phí cho doanh nghiệp. Qua khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại 60 doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp, nhất là FDI có hạch toán từ công ty mẹ ở nước ngoài, đều cho rằng việc tăng mức tiền lương tối thiểu năm 2015 không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh.

    Đối với người lao động, với mức tăng 14,3%, tuy chưa bảo đảm mức sống tối thiểu (năm 2015 mới đáp ứng được 78 - 83%). Song người lao động, nhất là ở các doanh nghiệp tư nhân và FDI được hưởng lợi khi điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng.

    Tiền lương cơ bản tăng giúp họ yên tâm làm việc, ổn định cuộc sống. Tiền lương theo hợp đồng tăng, đồng nghĩa với mức đóng Bảo hiểm xã hội tăng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

    Vì trên thực tế nhiều doanh nghiệp FDI trả lương theo thời gian, chỉ trả lương cho người lao động theo hợp đồng cao hơn khoảng 10 - 12% lương tối thiểu vùng. Trước đó, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là trên 10%.

    Đưa ra ý kiến về lộ trình tăng lương tối thiểu, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, lộ trình tăng lương tối thiểu phải đáp ứng 3 điều kiện: bù đắp được lạm phát (4-5%), căn cứ vào tỷ lệ tăng năng suất lao động hàng năm (khoảng 3%/năm) và phải bù đắp, rút ngắn khoảng cách tiền lương và mức sống tối thiểu.

    Theo ông Lộc, nếu tăng lương quá cao thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ mất đi, kéo theo người lao động mất công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm. Ngược lại, nếu mức tăng quá thấp, người lao động không thể sống được thì cũng sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động và sự phát triển.

    Năm 2015 kinh tế đất nước đã khởi sắc hơn nhưng năng suất lao động chưa tăng, nhiều doanh nghiệp vẫn hết sức khó khăn. Do đó mức tăng tiền lương tối thiểu vùng mà phía sử dụng lao động đề xuất sẽ vẫn chỉ ở mức hơn 10%, tương đương với năm 2015 chứ khó có thể tăng đột biến.

    Thực tế, các phương án tăng lương giữa đại diện chủ sử dụng lao động và người lao động luôn khác nhau.

    Dự kiến vào tuần cuối cùng của tháng 7 này, Hội đồng Tiền lương Quốc gia - gồm đại diện 3 bên: phía Chính phủ là Bộ Lao đông - Thương binh và Xã hội, đại diện cho phía sử dụng lao động là VCCI và đại diện cho người lao động là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sẽ nhóm họp để bàn phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2016, nhằm kịp thời trình Chính phủ vào tháng 10 tới.

Chia sẻ trang này