1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyên Quang Ai Đi Ai Ở !

Chủ đề trong 'Tuyên Quang' bởi hact31, 11/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với quan điểm của anh. Em xin bàn thêm một chút
    Nếu nói về cơ chế để thu hút nhân tài. Đây là một chiến lược dài hạn. Tuy nhiên, để làm được, cần có thời gian phát triển cơ cấu hạ tầng. Nếu không có khu công nghiệp hay cơ cấu kinh tế vẫn thuần NN-CN-DV thì sẽ có tạo ra nhiều công ăn việc làm cho sinh viên trở về.
    Hiện nay, số lượng sinh viên Kinh tế, Ngoại Ngữ, Ngoại giao... khó có điều kiện làm việc tại những tỉnh miền núi như Tuyên Quang (khác với Lạng Sơn - Hà Giang - Quảng Ninh...)Điều này thì Chó xù đã nói. Cơ cấu kinh tế ở TQ, nếu phát triển mạnh, mũi nhọn về du lịch thì ngành dịch vụ có thể cần nhiều lao động, đây cũng là điểm có thể giải quyết việc làm.
    TQ gặp vấn đề khó về giao thông, nhân lực cho phát triển Công nghiệp. Điều này em chưa dám nói sâu, sẽ quay trở lại khi có đủ dữ liệu.
    Công việc chủ yếu mà sinh viên TQ khi ra trường, quay lại quê hương, có lẽ, giống như nhiều tỉnh khác, đó là những việc làm tại các sở, ban ngành, HĐND- UBND, giáo dục đào tạo, làm y bác sĩ.. Nếu đó là những sinh viên giỏi thì điều này có lợi cho TQ về sau. Còn nếu chỉ là con ông cháu cha mà thôi. Thì rõ ràng, điều này đang làm đánh mất niềm tin của những người mong muốn trở về quê hương thực sự. Và tác động xã hội của nó không tốt.
    Việc có thể nữa là về làm Nông nghiệp, không phải thô sơ, mà phải có bài bản, kiến thức và kinh nghiệm, đó là những việc mà sinh viên TQ học tại Nông nghiệp HN, Nông nghiệp TN có thể làm tốt. Có thể phát triển kinh tế tư nhân nữa.
    Một việc cũng khá quan trọng, đó là một số sinh viên TQ giỏi, có năng lực và tìm được chỗ đứng vững chắc tại Hà Nội cũng như các tỉnh khác, thì họ hoàn toàn có thể tự quyết định cho tương lai của mình. Và không thể trách được. Tôi tin những người như vậy, sẽ biết đóng góp sức mình cho quê hương.
  2. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Làm giàu từ nghề nuôi ong

    Đến xã Hưng Thành, thị xã Tuyên Quang hỏi ông Sơn ?oong? ai cũng biết. Mặc dù, không có cửa hàng bày bán sản phẩm, nhưng ?ohữu xã tự nhiên hương?, khách mua mật tìm đến nhà ông rất đông.
    Ông tên là Mai Xuân Sơn, sinh ra ở vùng quê Mỹ Đức, Hà Tây, từng đi bộ đội tham gia các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ rồi được đi học ở Trường trung cấp nông nghiệp (Gia Lâm-Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp, ông tình nguyện lên vùng núi Tuyên Quang làm việc. Ông lập nghiệp và xây dựng gia đình ngay trên mảnh đất rừng núi, khô cằn ấy. Cuộc sống gia đình dần dần ổn định, ông về quê đưa bố mẹ và anh chị em ruột lên Tuyên Quang tiếp tục khai hoang, làm ăn sinh sống. Trong thời gian công tác tại Sở Nông nghiệp Tuyên Quang, ông chuyên nghiên cứu về cách trồng nấm, thả cá, ươm cây giống, trồng cây cảnh và nuôi ong. Vườn ươm của tỉnh Tuyên Quang được như ngày này cũng nhờ một phần đóng góp công lao của ông. Năm 1994, ông nghỉ hưu và tập trung vào làm kinh tế gia đình. Hai nghề chính mà ông say mê là ươm cây cảnh và nuôi ong. Nhờ kiến thức được học và kinh nghiệm thực tiễn nên mỗi năm, gia đình ông thu được hàng triệu đồng tiền bán mật ong và cây cảnh. Mật ong của ông thơm ngon, giá phải chăng, nổi tiếng trong vùng, được nhiều người ưa thích.
    Nhờ số tiền bán cây cảnh và mật ong, ông đã nuôi bốn con học đại học. Con cả của ông là thạc sĩ y học, hiện đang công tác tại một bệnh viện ở Hà Nội. Con gái thứ hai, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội, đã tình nguyện lên vùng cao giảng dạy. Ông thường tâm sự: ?oTài sản quí nhất là tri thức của các con tôi, chứ không phải là của cải vật chất. Hiện nay, tất cả các con tôi kể cả dâu, rể đều học đại học và đang cống hiến công sức của mình cho xã hội, cho đất nước. Đó mới thực sự là niềm tự hào và hạnh phúc nhất của tôi ở cái tuổi ?ocổ lai hy?!?.

    Nguồn: Hải Lý (http://www.quandoinhandan.org.vn)
  3. hact31

    hact31 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn mọi người đã quan tâm đến đề tài này cảu tôi.
    Anh Long nói đúng ai đã sinh ra & lớn lên trên đất TQ thì sẽ có những tình cảm rất riêng về TQ. Đó là đặc trưng của mỗi người dân VN trên mọi miền tổ quốc.
    Ai cũng muốn làm một điều gì đó cho mảnh đất quê hương mình nhất là khi đang ở xa nó. Tôi cũng sinh ra trong một gia đình công chức bình thường, cũng đã phải đối mặt với phần nào cơ chế con ông cháu cha ở tỉnh ta, nhưng tôi cũng đã đi khá nhiều tỉnh ở phía Bắc & tôi cũng cảm thấy rằng điều này là bình thường, là chuyện thường ngày ở huyện. Có rất nhiều chuyện khó tin nhưng vẫn cứ xảy ra hằng ngày. Đơn cử cách đấy1 tháng tôi đi HP chơi khi đến ngã sáu một con @ ngang nhiên vượt đèn đỏ, khi bị CSGT gọi lại để kiểm tra anh chàng tóc đỏ chủ con @ nhảy xuống xe tắt máy & lẳng vèo chìa khoá lên nóc bốt gác quát : "Tối nay trước 7h các anh không mang xe đến nhà tôi thì đừng có trách!"
    Đây chỉ là một chuyện trong muôn vàn chuyện miễn bàn về con ông cháu cha, vậy điều gì làm nên sự bất hợp lý đấy. Cũng khó giải thích phải không các bạn.
    Tôi nghĩ rằng chíng ta không thể thụ động trông mong gì vào sự thay đổi ở trên mà mỗi người nên tự nỗ lực cố gắng để vươn lên, các bạn cũng như tôi có thể ở bất cứ đâu, trong bất kì lĩnh vực nào cái chính là mình phải có cái tâm hướng về quê hương.
    " Nơi bền lâu là nơi lắng sâu" Em thulam đã dẫn câu này đấy, hay nhỉ??? những ai đă- đang xa quê hãy cùng cảm nhận câu này nhé!
    H@CT31
  4. hact31

    hact31 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Đi hay ở vấn đề tưởng đơn giản nhưng cũng không đơn giản tí nào. Đơn giản khi thiên thời địa lợi nhân hoà; không đơn giản khi tôi đây là thằng trống gậy của cả nhà, ông bà già muốn mình về để giữ gìn hương hoả. Thật không đơn giản khi phải bắt đầu bằng đôi bàn tay trắng : không nhà, không người thân, chỉ có mỗi công việc & bạn bè... chà cũng có nhiều đấy chứ!
    Không biết mình có vượt qua nổi không...
  5. longcc8

    longcc8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn pna và hac31
    các bạn đã rất đúng .quả thật nhiều lúc mình còn rất yếu đuối chưa chấp nhận chịu khổ?mà thực tình thì chưa chắc về TQ thì không thể thành đạt.
    mình xin kể 1 mẩu chuyện nhỏ :
    khi mình mới tốt nghiệp DHXd lúc đó TQ rất ít kỹ sư minh có đặt vấn đề xin việc tại TQ với 1 người đã công tác lâu năm ở tq ?thì người đó nói mình phải có kinh nghiệp 3 năm thì mới xin việc đưọc quả thật lúc đó mình hơi thiếu tự tin nên đã quết định xin vào công ty mình bây giờ .Thực sự chỉ trong 6 tháng đầu thôi mình đã có vị trí nhất định và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm .thực sự càng ngày mình càng tiến xa trong công việc
    thực sự mình cảm thấy tiéc cho cơ chế làm việc ở TQ .và mình mong rằng các bạn trẻ nếu có ý định về TQ làm việc thì hãy có gắng để thể hiện mình .để chính chúng ta là ngưòi làm nên lịch sử chứ đừng để hoàn cảnh chi phối
    Cuối cùng xin chúc tất cả các bạn về TQ đạt những điều mà mình mong muốn

Chia sẻ trang này