1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tuyên Quang] Đền Núi Cấm (Đền Cấm Tuyên Quang)

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi khanhcool, 13/06/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khanhcool

    khanhcool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2016
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Đền Cấm Tuyên Quang tọa lạc xóm 16, xã Tràng Đà, Tuyên Quang. Đền Cấm Tuyên Quang còn gọi là Đền Núi Cấm bởi ngôi đền nằm ngay dưới núi Cấm. Đây là một ngôi đền độc đáo, linh thiêng, cảnh đẹp sơn thủy hữu tình.
    Đền Cấm thờ Mẫu Thượng Ngàn và nơi đây cũng là ngôi đền độc đáo thờ Thần Xà. Đền Cấm nằm cách trung tâm thành phố Tuyên Quang chừng 4 km. Cùng với Đền Thượng (đền Núi Dùm) tạo thành một cụm di tích tâm linh linh thiêng cỡ nhất vùng Tuyên Quang. Đền được công nhận di tích lịch sử tâm linh cấp tỉnh năm 2007.
    [​IMG]
    Trong đền có một chiếc giếng nhỏ gọi là giếng Cô không bao giờ cạn. Truyền tụng, ai uống nước giếng Cô thì sẽ luôn khoẻ mạnh. Gian giữa đền Cấm đặt tượng Bà chúa Thượng ngàn gọi là Lâm Cung Thánh Mẫu, phía trước có hai trụ biểu. Phía trên án thờ treo bức Đại tự Linh Lâm miếu bằng gỗ. Tiếp đến là bức cuốn thư với ba chữ “Tối linh từ” (Đền rất linh thiêng). Bức cuốn thư là một tác phẩm điêu khắc gỗ với kỹ thuật chạm nổi, chạm thủng khá tinh xảo.
    Trước án đặt hai bức tượng ở thế đứng, kích thước như người thực, mặc võ phục, tay cầm kiếm. Đó là tượng Khuyến thiện và Trừ ác. Hai vị đứng đó như khuyên bảo khách thập phương hãy vứt bỏ tà tâm, giữ lòng thanh bạch trước khi bước vào cõi linh thiêng. Năm 2007, di tích đền Cấm được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Hiện nay Uỷ ban nhân dân thị xã đã có quyết định trùng tu lại ngôi đền này, dự kiến cuối năm 2010 hoàn thành đưa vào phục vụ du khách.
    Có dịp đến Tuyên Quang, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, nghỉ mát tại đền Cấm Tuyên Quang, để có thể tận hưởng bầu không khí trong lành của biển, hòa mình vào thiên nhiên, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống để có những ngày nghỉ tuyệt vời nơi đây.
    Không gian kiến trúc Đền Cấm Tuyên Quang

    Ngay trên tam cấp lên đền là hòn "non bộ " tự nhiên với ông Thần Xà to lớn nửa trên mỏm đá, nửa trong hang thật uy linh. Ngay trong đền có một chiếc giếng nhỏ gọi là giếng Cô. Giếng Cô quanh năm không bao giờ cạn. Người dân ở đây truyền nhau rằng: Ai uống nước giếng Cô thì sẽ luôn khỏe mạnh.
    [​IMG]
    Thần Xà trong Đền Cấm Tuyên Quang​
    Gian giữa đền Cấm đặt tượng Bà chúa Thượng ngàn gọi là Lâm Cung Thánh Mẫu, phía trước có hai trụ biểu. Phía trên án thờ treo bức đại tự Linh Lâm Miếu bằng gỗ. Tiếp đến là bức cuốn thư với ba chữ “Tối linh từ”. Trước án đặt hai bức tượng ở thế đứng, kích thước như người thực, mặc võ phục, tay cầm kiếm. Đó là tượng Khuyến thiện và Trừ ác. Hai vị đứng đó như khuyên bảo khách thập phương hãy vứt bỏ tà tâm, giữ lòng thanh bạch trước khi bước vào cõi linh thiêng này.
    Bà Chúa Thượng ngàn tạc ở tư thế ngồi, đầu đội mũ tì lư, khoác áo choàng màu xanh của núi rừng. Khuôn mặt bà chúa toát lên vẻ vị tha, nhân ái. Phía dưới án là ban thờ ngũ hổ tướng quân, oai phong lẫm liệt.
    Đặc sản của vùng Đền Cấm Tuyên Quang

    Du khách đến đền Cấm Tuyên Quang không chỉ chiêm ngưỡng, ngắm cảnh đền với dải núi non trùng điệp mà còn rất thích mua những sản vật của địa phương như: Mật ong rừng, măng khô, nấm hương, phấn hoa, gà chọi, gà mèo, gà tre, lợn lửng, cua đá, cơm lam, gạo nương; các loại rượu thuốc ngâm rễ *******, sâm cau, sâm cò khỉ, tầm gửi nghiến. Nơi đây, còn có một đặc sản mà không nơi nào có đó là bánh củ chuối rừng được làm từ tinh bột củ chuối rừng trộn thêm bột gạo nếp. Nhân bánh có đỗ xanh, cùi dừa nạo, thêm một ít thịt mỡ luộc tẩm đường phơi khô. Ăn bánh có vị chua, ngọt, thơm của chuối rừng, ngậy bùi của nhân bánh. Đây là một loại bánh rất được các du khách ưa thích.

Chia sẻ trang này