1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyên Quang - Miền gái đẹp - huyền thoại và sự thật

Chủ đề trong 'Tuyên Quang' bởi rapchieubongthienduong, 01/06/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    KỲ VI: HOA HẬU TUYÊN QUANG TRÔNG XE BỆNH VIỆN VÀ NGƯỜI MẪU CHÂU Á BÁN CÀ PHÊ
    Những năm 90, khi hương rừng mây núi được tôn vinh tại các cuộc thi Hoa hậu toàn quốc, đã có một thời gian, tình cờ gặp được cô gái xưng là người Tuyên, nếu thấy nhan sắc không được mặn mà, thì thất vọng ghê lắm. May mắn thay, thế hệ người đẹp mới vẫn giữ được nét xưa: kiều diễm thanh thoát, đôn hậu, những đã khả uý hơn cũ bởi vóc dáng đã đáp ứng tương đối những tiêu chuẩn về nhân trắc học, Họ là những bông hoa không chỉ nở ở góc rừng: diễn viên điện ảnh Thu Hà, Vũ Mai Huê, Thu Nga, Lệ Hằng, Á hậu báo Tiền Phong 1992 Nguyễn Minh Phương, Á hậu 1994 Tô Hương Lan, chị em người mẫu Thuỷ Hương- Mỹ Hạnh, người mẫu Dương Thanh Chấn, phát thanh viên truyền hình Thu Hiền, Tùng Lâm, người đẹp Lưu Thị Minh Xuân, Ngô Huyền Trang, Nguyễn Lan Hương, Lý Trung Kiên,? Thế nhưng, cũng như một quy luật của nhan sắc, đằng sau ánh hào quang, cuộc đời các người đẹp thời nay cũng không hẳn là con đường rộng rãi và bằng phẳng.
    Năm 1998, trong cuộc thi Người đẹp Tuyên Quang, Ban giám khảo không khó khăn gì để lựa chọn hoa khôi giữa một rừng con gái đẹp. Đó là cô học sinh lơp 12 chuyên Văn trường chuyên- Lưu Thị Minh Xuân. Cuộc thi Hoa hậu báo Tiền Phong năm đó, cô đã lọt vào top những người đẹp đêm chung kết. Gương mặt được đánh giá là rất đẹp, các vòng đo đều đặn, nước da lý tưởng, ứng xử thông minh, chủ mõi một ?onhược điểm không thể thương được?, đấy là Xuân chỉ cao 1,65m- chiều cao may ra được linh động ở các cuộc thi người đẹp đầu tiên. Không có giải cao, Xuân về Tuyên trong sự động viên và luyến tiếc của các đàn chị đồng hương đã thành danh như Tô Hương Lan, Nguyễn Minh Phương, Dương Thanh Chấn,? Bước xuống sân khấu, ngay lập tức Xuân phải đối mặt với cuộc sống đời thương đầy nhọc nhằn. Trước kia, khi cô còn tí xíu, người cha đã giũ trách nhiệm, bỏ lại mẹ con cô để sống với một người đàn bà khác. Hai nhân khẩu bám víu vào đồng lương hộ lý bệnh viện Đông y tỉnh, gắng gượng nuôi nhau. Ngay cả khi Xuân đăng quang hoa khôi Tuyên Quang, xuống dự vòng sơ khảo ?oNgười đẹp phía Bắc- Hoa hậu báo Tiền Phong?, cũng không ai biết hoàn cảnh em khó khăn đến thế. Trong khi các người đẹp khác có ?omẫu hậu?, lực lượng cổ động tiền hô hậu ủng, thì Xuân độc lập tác chiến (mẹ con muốn bằng cách này, Xuân có cơ hội thoát khỏi cuộc sống quẩn quanh). Quần áo thương ngày trông bắt mắt cũng không có, nói gì đến đồ dạ hội, mỹ phẩm, giày dép,.. Cô giáo chủ nhiệm phải cho mượn giày, đóng thêm đế cao để Xuân sải những bước dài trong cuộc thi, không quá thua chị kém em. Tô Hương Lan, Nguyễn Minh Phương thương em, người cho mượn áo váy, người giúp trang điểm. Trước ngày thi vừa mệt mỏi, lo lắng, vừa đói (lại không chịu nói với ai) Xuân đã xỉu trên sàn tập, suýt phải bỏ thi. Đợt vào Sài Gòn trong đêm chung kết, không đào đâu ra tiền, hai chú heo đang độ tuổi lớn được tống tiễn làm lộ phí. Tháng 3 năm ấy, mẹ mất vi ung thư, người giúp đỡ mẹ con cô trong những tháng ngày khó khăn nhất cũng ra đi vì căn bệnh quái ác ấy. Mất mát quá lớn khiến Xuân suy sụp. Cô phải nhờ bán chính ngôi nhà hương hoả của mình được 10 triệu đồng để trả nợ và lấy tiền ôn thi đại học. Và điều không thể tránh khỏi đã xảy đến: Tháng chín cùng năm, cô học sinh giỏi nhận được giấy báo trượt đại học. Thương cảm, tỉnh đoàn Tinh Quang nhận Xuân vào làm việc tại Nhà văn hoá thiếu nhi. Á hậu Tô Hương Lan cũng có lời mời Xuân tới làm việc tại của hàng mỹ phẩm của chị tại thị xã. Nhưng Xuân đã từ chối tất cả. Cô nhận làm một việc khiến rất nhiều người biết cô phải bàng hoàng: giữ xe đạp tại nơi trước kia mẹ cô đã công tác là Bệnh viện Đông y. Xuân quyết tồn tại bằng chính sức lao động của mình, đồng thời muốn gặm nhấm niềm cay đắng của một công việc lao động chân tay để có ý chí thoát khỏi nó. Ngày ngày, vừa trông xe, cô vừa miệt mài ôn thi. Thế rồi gần một năm tủi cực cũng qua đi. Kỳ sau, cùng một lúc cô nhận giấy báo đỗ hai trường đại học. Bây giờ vừa học vừa làm, đối với cô sinh viên trường Luật Hà Nội, những tháng ngày cơ cực nhất đã đi qua. Dĩ nhiên, cũng chính vì vậy, nhan sắc người đẹp ngày càng mặn mà, đằm thắm.
    Cách ngôi nhà cũ của Xuân không xa có một quán cà phê nằm khép mình sau bức tường cổ kính của Thành Cổ. Đó là cà phê Eagle (đại bàng) của cựu người mẫu Dương Thanh Chấn. Một người bạn bảo tôi rằng: ?oTrông cao sang, đẹp đẽ thế nhưng ?omỗi tội? tóc xoăn. Rất hiếm có người tóc xoăn nào được nhàn hạ và sung sướng?.[​IMG]
    * Người mẫu Dương Thanh Chấn và con gái đầu lòng. Ảnh: Dương Thanh Chấn cung cấp
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    KỲ VII: TUYÊN QUANG MẤT MÙA NHAN SĂC?
    Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có lý khi viết rằng: ?oTôi sinh sống ở một trièu sông đẹp, ở đâu có sông nước đẹp thì ở đấy tất có nhiều mỹ nhân. Không cần phải tin vào thuyết phong thuỷ cho lắm, tôi cũng nghĩ rằng ở nơi đâu có ?othế phong thuỷ?, ở đó thiên nhiên tất phải đẹp, ở đó mặt người trong cũng rảnh rang, đó là sự liên lạc giữa Đất và Người?? Những người đẹp thời nay của Tuyên Quang, nếu ai không đủ bút lực để tả hết vẻ kiều diễn của họ thì cũng phải thốt lên rằng trông mặt họ quả là rảnh rang thật. Dĩ nhiên số người đẹp được biết mặt chỉ biết tên ở Tuyên, chưa nói lên gì nhiều bởi cái đẹp không hẳn đồng nghĩa với sự nổi tiếng, với những nghề nghiệp được diện kiến quảng đại công chúng. Phải một lần ngược Tuyên, sáng thứ hai hàng tuần chịu khó đứng trước cổng trường PTTH Tân Trào, trường Chuyên gào giờ đến lớp hoặc tan trường, mới thấy thế nào là cảm giác hoa mắt, chóng mặt thực sự. Hàng ngàn áo dài bó chặt lấy những đường cong nảy tung khoẻ khoắn, lượn xuống ôm ghì vòng eo gọn gàng, ta áo xổ bay lơi trong gió. Đi trong những ngõ nhỏ trong thành cổ nhà Mạc, lướt dọc hàng quán đông đúc dọc chợ Tam Cờ, có thể bắt gặp ở một cô bé bán rau, một phụ nữ hối hả đèo con nhỏ đến trường, một chị hàng thịt đang vung tay thoăn thoắt? dăm ba nét kiều diễm đặc trưng. Ấn tượng nhất trên rất rất nhiều gương mặt trái xoan là những đôi mắt đen thẳm, sống mũi dọc dừa và làn da thao thiết như nước sông Lô.
    Nhưng sự im hơi lặng tiếng một thời gian dài cảu người đẹp Tuyên Quang trong các cuộc thi sắc đẹp, đã khiến không ít người rầu lòng và đặt câu hỏi: Phải chăng, giống như bóng đá, thời kỳ ?ophong độ đỉnh cao? của nhan sắc Tuyên Quang đã qua đi? Gần 10 năm kề từ ngày Tô Hương Lan mang về niềm hy cọng những vụ mùa bội thu liên tiếp trên cánh đồng mỹ nữ, vùng đất này chưa có một tin vui tương tự, dù các vòng thi hoa hậy, đây đó vẫn thấy gái Tuyên. Cũng phải mấy năm rồi Tuyên không tổ chức thi người đẹp như thường lệ. Sao vậy? Họ đã nản lòng vì Tuyên Quang thực sự mất mùa người đẹp?
    Đem những câu hỏi ấy ?ocăn vặn? một người có nhiều ?oân oán? với các cuộc thi người đẹp xứ này- cựu Bí thư tỉnh đoàn Tuyên Quang Nông Hải Việt, thì nhận được câu trả lời nhẹ bẫng: ?oMấy năm chúng tôi không tổ chức thu ?o Người đẹp Thành Tuyên? và ?oNgười đẹp Tuyên Quang? là vì lý do đơn giản: Lụt! Con sông Lô mùa khô hiền hoà là thế, sau những cơn mưa lớn chốn thượng nguồn, đột ngột làm mình làm mẩy dâng nước. Ở Tuyên, không năm nào là không lụt. Năm trước đã tổ chức xong phần đăng ký dự thi thì nước về. Cả tỉnh chạy lũ, sùi sụt lo cơm áo gạo tiền. Nếu cứ cố tổ chức, thì cũng có thể chọn được ?ohoa? nhưng chắc chắn sẽ có không có ?ohậu?. Từ năm 1998 đến nay (5 năm) chưa có cuộc thi người đẹp nào được tổ chức ở Tuyên.
    Biết thế, nhưng rõ ràng ai cũng hiểu rằng, chuyện được mùa, mất mùa nhan sắc chảng liên quan gì nhiều đến việc không tổ chức được những cuộc thu người đẹp ở Tuyên. Một cán bộ đoàn ở Tuyên Quang ngậm ngùi: ?oThấy Hải Phòng họ giật nhiều giải cũng hơi buồn. Qua những cuộc thi vẫn có thể thấy nét đặc sắc của gái Tuyên là khuôn mặt tuyệt đẹp, đậm đặc nét Đông phương và làn da trắng như trứng gà bóc. Chỉ có điều cuộc sống ở một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn là một trở lực cho chỉ số chiều cao của các người đẹp- chỉ số càng ngày càng được đặt lên hàng đầu. Tuyên, anh đi ra đường cũng có thể gặp nhiều khuôn trăng như Đức Mẹ, nhưng phần lớn họ chỉ cao khoảng 1,57- 1,60m. Thế là không đủ tiêu chuẩn, không thể sánh với con gái đô thị lớn. Một điều nữa là ở Tuyên cũng chưa có một trung tâm thể dục thẩm mỹ- làm đẹp đoàng hoàng nào cho các em tập dượt đường lên vinh quang. Thấy vô số những trung tâm đào tạo người đẹp ở Hải Phòng mà tủi cho mình?.
    Triền sông Lô vẫn đẹp, chảy hiền hoà qua lòng xứ Tuyên. Nước sông Lô vẫn xanh trong, mát rượi. Vậy tại sao thưa vắng tên người đẹp đất này trong các cuộc đua sắc? Đem câu hỏi hóc búa ấy đến khu tập thể B8A Kim Liên- Hà Nội, chúng tôi được nhà sử học nổi tiếng, GS Trần Quốc Vượng, dành cho cả một buổi sáng để nói những điều ông đã nghiên cứu và chiêm nghiệm về nhan sắc.
    [​IMG]
    * Á hậu (thứ hai) toàn quốc 1992 Nguyễn Minh Phương. Ảnh: Nguyễn Minh Phương cung cấp
  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    KỲ VII: TUYÊN QUANG MẤT MÙA NHAN SĂC?
    Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có lý khi viết rằng: ?oTôi sinh sống ở một trièu sông đẹp, ở đâu có sông nước đẹp thì ở đấy tất có nhiều mỹ nhân. Không cần phải tin vào thuyết phong thuỷ cho lắm, tôi cũng nghĩ rằng ở nơi đâu có ?othế phong thuỷ?, ở đó thiên nhiên tất phải đẹp, ở đó mặt người trong cũng rảnh rang, đó là sự liên lạc giữa Đất và Người?? Những người đẹp thời nay của Tuyên Quang, nếu ai không đủ bút lực để tả hết vẻ kiều diễn của họ thì cũng phải thốt lên rằng trông mặt họ quả là rảnh rang thật. Dĩ nhiên số người đẹp được biết mặt chỉ biết tên ở Tuyên, chưa nói lên gì nhiều bởi cái đẹp không hẳn đồng nghĩa với sự nổi tiếng, với những nghề nghiệp được diện kiến quảng đại công chúng. Phải một lần ngược Tuyên, sáng thứ hai hàng tuần chịu khó đứng trước cổng trường PTTH Tân Trào, trường Chuyên gào giờ đến lớp hoặc tan trường, mới thấy thế nào là cảm giác hoa mắt, chóng mặt thực sự. Hàng ngàn áo dài bó chặt lấy những đường cong nảy tung khoẻ khoắn, lượn xuống ôm ghì vòng eo gọn gàng, ta áo xổ bay lơi trong gió. Đi trong những ngõ nhỏ trong thành cổ nhà Mạc, lướt dọc hàng quán đông đúc dọc chợ Tam Cờ, có thể bắt gặp ở một cô bé bán rau, một phụ nữ hối hả đèo con nhỏ đến trường, một chị hàng thịt đang vung tay thoăn thoắt? dăm ba nét kiều diễm đặc trưng. Ấn tượng nhất trên rất rất nhiều gương mặt trái xoan là những đôi mắt đen thẳm, sống mũi dọc dừa và làn da thao thiết như nước sông Lô.
    Nhưng sự im hơi lặng tiếng một thời gian dài cảu người đẹp Tuyên Quang trong các cuộc thi sắc đẹp, đã khiến không ít người rầu lòng và đặt câu hỏi: Phải chăng, giống như bóng đá, thời kỳ ?ophong độ đỉnh cao? của nhan sắc Tuyên Quang đã qua đi? Gần 10 năm kề từ ngày Tô Hương Lan mang về niềm hy cọng những vụ mùa bội thu liên tiếp trên cánh đồng mỹ nữ, vùng đất này chưa có một tin vui tương tự, dù các vòng thi hoa hậy, đây đó vẫn thấy gái Tuyên. Cũng phải mấy năm rồi Tuyên không tổ chức thi người đẹp như thường lệ. Sao vậy? Họ đã nản lòng vì Tuyên Quang thực sự mất mùa người đẹp?
    Đem những câu hỏi ấy ?ocăn vặn? một người có nhiều ?oân oán? với các cuộc thi người đẹp xứ này- cựu Bí thư tỉnh đoàn Tuyên Quang Nông Hải Việt, thì nhận được câu trả lời nhẹ bẫng: ?oMấy năm chúng tôi không tổ chức thu ?o Người đẹp Thành Tuyên? và ?oNgười đẹp Tuyên Quang? là vì lý do đơn giản: Lụt! Con sông Lô mùa khô hiền hoà là thế, sau những cơn mưa lớn chốn thượng nguồn, đột ngột làm mình làm mẩy dâng nước. Ở Tuyên, không năm nào là không lụt. Năm trước đã tổ chức xong phần đăng ký dự thi thì nước về. Cả tỉnh chạy lũ, sùi sụt lo cơm áo gạo tiền. Nếu cứ cố tổ chức, thì cũng có thể chọn được ?ohoa? nhưng chắc chắn sẽ có không có ?ohậu?. Từ năm 1998 đến nay (5 năm) chưa có cuộc thi người đẹp nào được tổ chức ở Tuyên.
    Biết thế, nhưng rõ ràng ai cũng hiểu rằng, chuyện được mùa, mất mùa nhan sắc chảng liên quan gì nhiều đến việc không tổ chức được những cuộc thu người đẹp ở Tuyên. Một cán bộ đoàn ở Tuyên Quang ngậm ngùi: ?oThấy Hải Phòng họ giật nhiều giải cũng hơi buồn. Qua những cuộc thi vẫn có thể thấy nét đặc sắc của gái Tuyên là khuôn mặt tuyệt đẹp, đậm đặc nét Đông phương và làn da trắng như trứng gà bóc. Chỉ có điều cuộc sống ở một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn là một trở lực cho chỉ số chiều cao của các người đẹp- chỉ số càng ngày càng được đặt lên hàng đầu. Tuyên, anh đi ra đường cũng có thể gặp nhiều khuôn trăng như Đức Mẹ, nhưng phần lớn họ chỉ cao khoảng 1,57- 1,60m. Thế là không đủ tiêu chuẩn, không thể sánh với con gái đô thị lớn. Một điều nữa là ở Tuyên cũng chưa có một trung tâm thể dục thẩm mỹ- làm đẹp đoàng hoàng nào cho các em tập dượt đường lên vinh quang. Thấy vô số những trung tâm đào tạo người đẹp ở Hải Phòng mà tủi cho mình?.
    Triền sông Lô vẫn đẹp, chảy hiền hoà qua lòng xứ Tuyên. Nước sông Lô vẫn xanh trong, mát rượi. Vậy tại sao thưa vắng tên người đẹp đất này trong các cuộc đua sắc? Đem câu hỏi hóc búa ấy đến khu tập thể B8A Kim Liên- Hà Nội, chúng tôi được nhà sử học nổi tiếng, GS Trần Quốc Vượng, dành cho cả một buổi sáng để nói những điều ông đã nghiên cứu và chiêm nghiệm về nhan sắc.
    [​IMG]
    * Á hậu (thứ hai) toàn quốc 1992 Nguyễn Minh Phương. Ảnh: Nguyễn Minh Phương cung cấp
  4. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    KỲ CUỐI: THẾ ĐẤT VƯỢNG MỸ NHÂN?
    GS. Trần Quốc Vượng nói: ?oNhiều người hễ cứ nghe đến thuyết phong thuỷ là nói ngay rằng đó là mê tín, dị đoan, tôi có một kinh nghiệm nghiệm sinh là khi trường ĐH Tổng hợp của tôi đi sơ tán lên chân núi Tam Đảo. Cũng cùng ăn uống, sinh hoạt như nhau, nhưng tại sao nữ sinh phây phây ra còn cánh nam giới càng héo hắt đi. Hiện tượng này nếu thử lý giải theo quy luật âm dương ngũ hành thì lại được. Miền núi (và những thứ trồi lên) thuộc Dương, nên phụ nữ vùng đó, dù phải làm nương rẫy cả ngày vẫn trắng trẻo, tươi tốt. Còn miền biển (và nơi lõm xuống) thuộc Âm thì đàn ông ở đó lại khoẻ khoắn, phong trần, cuốn hút. Tôi lấy ví dụ: người ta vẫn nhắc đến câu: ?oGái Liễu Mai, trai làng Vân?. Tại sao con gái ở một địa danh thuộc huyện Đảo Vân Đồn- Quảng Ninh này lại đẹp? Làng đó cũng ở dưới chân biển- cảng Vân Đồn. Con người ta không thể nào sống ngoài môi trường, chính vì vậy đây cũng là một yếu tố tác động đến nhan sắc?.
    ?oNhưng như thế giải thích tại sao cùng là miền núi cả, mà tỉ lệ người đẹp ở các tỉnh khác không cao bằng Tuyên Quang??. ?oCó những bí ẩn mà chúng ta không bao giờ khám phá hết. Trong cuộc sống, cái chưa biết bao giờ cũng nhiều hơn cái đã biết. Với lại ngoài cái chung, cũng có những trường hợp cá biệt. Ví dụ: ?oTrai Cầu Vồng, Yên Thế, gái Nội Duệ, Cầu Lim?. Con trai Cầu Vồng, Yên Thế, tuy ở vùng núi nhưng đấy là đất khẩn hoang, họ phải mạnh mẽ, bạo liệt mới ?otrị? được hoàn cảnh. Gái Nội Duệ, Cầu Lim thì đúng rồi, họ ở chân đồi Lim, núi Tiêu mà.
    ?oXin trở lại câu hỏi: Vì sao chỉ có gái Tuyên đẹp, thưa GS??. ?oVề vấn đề này thì chúgn ta lại phải có những lý giải khác. Có câu: ?oCon gái Sơn Tây yếm thủng tày dần, răng đen hạt mít, má hồng trôn niêu?. Đến bây giờ, theo tôi, con gái Sơn Tây vẫn không đẹp. Tuy ở vùng núi nhưng đất đai ở đó quá bạc màu, đá ong trơ khấc, đến cây cối cũng cằn cỗi, thì con người cũng khó mà xinh xắn.
    Theo tôi, một trong những lý giải nữa có cơ sở khoa học là dựa vào yếu tổ vi lượng.
    Khi còn sống, dược sĩ cao cấp Thẩm Hoàng Tín (đã có thời làm Thị trưởng Hà Nội) cứ thắc mắc mãi về chuyện tạo sao cây rau húng trồng ở Láng (Hà Nội) thì thành? húng, còn trồng ở chỗ khác thì thành? bạc hà. Có một hôm ông đến tận nhà tôi khoe rằng ông đã nghiên cứu thành phần đất ở Láng và phát hiện nó có yếu tố vi lượng khác với đất ở một số nơi khác. Đối với con người cũng vậy, tôi cho rằng vi lượng có ảnh hưởng đến cả hình thức và tâm tính của con người. Vi lượng là một yếu tố trong cái chung mà người ta gọi là thổ nghi. Ở Thanh Hoá, chỉ có một số vùng thuộc Hoằng Hoá, có phụ nữ đẹp. Tại sao vậy? Lý giải theo yếu tố thổ nghi thì nó cũng giống như chuyện hai làng cạnh nhau nhưng tiếng nói khác nhau hoàn toàn.
    Giáo sư Trần Quốc Vượng là một người rất yêu cái đẹp. Hơn thế nữa, ông lại có những lý giải về ngọn nguồn nhan sắc. Ông cho rằng: Có thế đất vượng mỹ nhân, và Tuyên Quang là một thí dụ điển hình.
    Sinh thời cụ Nguyễn Đăng Nguyên đã nhận xét những phụ nữ ỏ Việt Bắc rất đẹp, trắng trẻo mặc dù cũng dầm mưa dãi nắng quanh năm. Nói chung là môi trường miền núi trong sạch và rất dưỡng khí cho phụ nữ.
    Một nguyên nhân khác khiến Tuyên nhiều gái đẹp có liên quan tới việc lánh nạn của nhà Mạc (dân gian gọi là nhà Bầu). Trong thời gian chiến tranh, đã có lúc nhà Mạc kép bầu đoàn thê tử, cung tần mỹ nữ chạy lên đây. Những người này sinh con đẻ cái thì đương nhiên con cái họ cũng đẹp.
    Tuyên Quang còn một ?omay mắn? nữa: đó là nơi gặp nhua của nhiều dòng người đến từ nhiều địa phương, nhiều dân tộc. Lý thuyết về tính ưu việt của người lai đã được chứng minh, đặc biệt là về nhan sắc. Đa nguồn thì bao giờ cũng tạo nên sự phong phú đa dạng. Đợt tôi lên khảo cổ trước khi làm thuỷ điện Nà Hang, thấy có rất nhiều dấu ấn, di tích của văn hoá Kinh. Ngay từ thời Lý, có một chế độ gả các công chúa cho các thủ lĩnh miền núi trong đó có Tuyên Quang. Trài tài gái sắc gặp nhau, con cái lai làm gì chẳng đẹp. Thêm nữa, thời kỳ chống Pháp, Tuyên là thủ đô kháng chiến, nhiều cán bộ chiến sĩ ở tất cả các địa phương đã lập gia đình và ở lại đây sinh sống. Tôi nhớ hồi xưa, khi giảng bài cho chúng tôi, GS Trần Văn Giàu nói: ?oCác cậu sau này vào miền Tây mà xem, con gái đầu gà đít vịt đẹp lắm?. Mãi sau này tôi đi dự một hội nghị quốc tế bàn về bản sắc văn hoá ở Cần Thơ, mới thấy con gái ở đây đẹp thật, đàn ông thì to khoẻ. Cần Thơ là nơi giao lưu văn hoá Kinh, Khơ- me, Hoa. Hoá ra câu nói vui của thày Giàu đầu gà đít vịt chính là muốn nói đến yếu tố lai nhiều dòng máu của dân miền Tây.
    Bắc Ninh ngày trước cũng có tiếng là nhiều người đẹp. Cũng đúng thôi, suốt từ đầu công nguyên đến thế kỷ VI, VII nơi đây- đất Kinh Bắc- là trung tâm văn hoá, đô hội lớn, nên cũng có sự hoà trộn của nhiều dòng máu, nhất là có cả người Hoa (Thuận Thành còn lăng mộ Sĩ Nhiếp), người Ấn? (đi theo các nhà sư Ấn Độ?). Nhiều vùng ở vùng Trung cũng vậy, con gái có vóc dáng cao, thanh thoát. Khảo cổ ở những vùng này cho thấy từ xa xưa nơi đây đã có nhiều dấu chân của người Ba Tư, Ả Rập, Chăm,?
    ?oThưa GS, đã có trường hợp vùng đất nào đã từng nổi tiếng có nhiều gái đẹp, nhưng sau đó lại mất mùa nhan sắc??. ?oKhông có. Chỉ có quan niệm về cái đẹp thay đổi thay theo từng thời kỳ thôi. Những vùng vượng khí Dương thì con gái ít nhất cũng đẹp ở một chi tiết nào đó. Ngày trước, quan niệm về gái đẹp có nhiều điểm khác bây giờ, chủ yếu là tập trung vào khuôn mặt. Con gái Bắc Ninh có tiếng là đẹp (Những cô hàng xén răng đen/ Cười như mùa thu toả nắng- thơ Hoàng Nhuận Cầm) bởi vì khuôn mặt đẹp, mắt liếc lúng liếng, đầu chít khăn mỏ quạ duyên dáng; vì họ có dáng thắt lưng ong (hay mặc áo tứ thân, thắt đai ngang eo lưng). Ngày nay đẹp là phải cao, chân dài, thanh thoát, thì con gái miền quan họ lại không có vóc dáng ấy.
    Tôi xin nhắc lại rằng, cùng với sự thay đổi quan niệm về cái đẹp, thì điều kiện kinh tế và trình độ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến nhan sắc, nhưng tôi chưa thấy vùng nào trước có gái đẹp mà sau lại mai một đi?.[​IMG]
    * Người mẫu Thủy Hương - được nhạc sĩ Dương Thụ ca ngợi là người đàn bà đẹp nhất Việt Nam. Ảnh: Trần Huy Hoan ( Thủy Hương cung cấp)
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    KỲ CUỐI: THẾ ĐẤT VƯỢNG MỸ NHÂN?
    GS. Trần Quốc Vượng nói: ?oNhiều người hễ cứ nghe đến thuyết phong thuỷ là nói ngay rằng đó là mê tín, dị đoan, tôi có một kinh nghiệm nghiệm sinh là khi trường ĐH Tổng hợp của tôi đi sơ tán lên chân núi Tam Đảo. Cũng cùng ăn uống, sinh hoạt như nhau, nhưng tại sao nữ sinh phây phây ra còn cánh nam giới càng héo hắt đi. Hiện tượng này nếu thử lý giải theo quy luật âm dương ngũ hành thì lại được. Miền núi (và những thứ trồi lên) thuộc Dương, nên phụ nữ vùng đó, dù phải làm nương rẫy cả ngày vẫn trắng trẻo, tươi tốt. Còn miền biển (và nơi lõm xuống) thuộc Âm thì đàn ông ở đó lại khoẻ khoắn, phong trần, cuốn hút. Tôi lấy ví dụ: người ta vẫn nhắc đến câu: ?oGái Liễu Mai, trai làng Vân?. Tại sao con gái ở một địa danh thuộc huyện Đảo Vân Đồn- Quảng Ninh này lại đẹp? Làng đó cũng ở dưới chân biển- cảng Vân Đồn. Con người ta không thể nào sống ngoài môi trường, chính vì vậy đây cũng là một yếu tố tác động đến nhan sắc?.
    ?oNhưng như thế giải thích tại sao cùng là miền núi cả, mà tỉ lệ người đẹp ở các tỉnh khác không cao bằng Tuyên Quang??. ?oCó những bí ẩn mà chúng ta không bao giờ khám phá hết. Trong cuộc sống, cái chưa biết bao giờ cũng nhiều hơn cái đã biết. Với lại ngoài cái chung, cũng có những trường hợp cá biệt. Ví dụ: ?oTrai Cầu Vồng, Yên Thế, gái Nội Duệ, Cầu Lim?. Con trai Cầu Vồng, Yên Thế, tuy ở vùng núi nhưng đấy là đất khẩn hoang, họ phải mạnh mẽ, bạo liệt mới ?otrị? được hoàn cảnh. Gái Nội Duệ, Cầu Lim thì đúng rồi, họ ở chân đồi Lim, núi Tiêu mà.
    ?oXin trở lại câu hỏi: Vì sao chỉ có gái Tuyên đẹp, thưa GS??. ?oVề vấn đề này thì chúgn ta lại phải có những lý giải khác. Có câu: ?oCon gái Sơn Tây yếm thủng tày dần, răng đen hạt mít, má hồng trôn niêu?. Đến bây giờ, theo tôi, con gái Sơn Tây vẫn không đẹp. Tuy ở vùng núi nhưng đất đai ở đó quá bạc màu, đá ong trơ khấc, đến cây cối cũng cằn cỗi, thì con người cũng khó mà xinh xắn.
    Theo tôi, một trong những lý giải nữa có cơ sở khoa học là dựa vào yếu tổ vi lượng.
    Khi còn sống, dược sĩ cao cấp Thẩm Hoàng Tín (đã có thời làm Thị trưởng Hà Nội) cứ thắc mắc mãi về chuyện tạo sao cây rau húng trồng ở Láng (Hà Nội) thì thành? húng, còn trồng ở chỗ khác thì thành? bạc hà. Có một hôm ông đến tận nhà tôi khoe rằng ông đã nghiên cứu thành phần đất ở Láng và phát hiện nó có yếu tố vi lượng khác với đất ở một số nơi khác. Đối với con người cũng vậy, tôi cho rằng vi lượng có ảnh hưởng đến cả hình thức và tâm tính của con người. Vi lượng là một yếu tố trong cái chung mà người ta gọi là thổ nghi. Ở Thanh Hoá, chỉ có một số vùng thuộc Hoằng Hoá, có phụ nữ đẹp. Tại sao vậy? Lý giải theo yếu tố thổ nghi thì nó cũng giống như chuyện hai làng cạnh nhau nhưng tiếng nói khác nhau hoàn toàn.
    Giáo sư Trần Quốc Vượng là một người rất yêu cái đẹp. Hơn thế nữa, ông lại có những lý giải về ngọn nguồn nhan sắc. Ông cho rằng: Có thế đất vượng mỹ nhân, và Tuyên Quang là một thí dụ điển hình.
    Sinh thời cụ Nguyễn Đăng Nguyên đã nhận xét những phụ nữ ỏ Việt Bắc rất đẹp, trắng trẻo mặc dù cũng dầm mưa dãi nắng quanh năm. Nói chung là môi trường miền núi trong sạch và rất dưỡng khí cho phụ nữ.
    Một nguyên nhân khác khiến Tuyên nhiều gái đẹp có liên quan tới việc lánh nạn của nhà Mạc (dân gian gọi là nhà Bầu). Trong thời gian chiến tranh, đã có lúc nhà Mạc kép bầu đoàn thê tử, cung tần mỹ nữ chạy lên đây. Những người này sinh con đẻ cái thì đương nhiên con cái họ cũng đẹp.
    Tuyên Quang còn một ?omay mắn? nữa: đó là nơi gặp nhua của nhiều dòng người đến từ nhiều địa phương, nhiều dân tộc. Lý thuyết về tính ưu việt của người lai đã được chứng minh, đặc biệt là về nhan sắc. Đa nguồn thì bao giờ cũng tạo nên sự phong phú đa dạng. Đợt tôi lên khảo cổ trước khi làm thuỷ điện Nà Hang, thấy có rất nhiều dấu ấn, di tích của văn hoá Kinh. Ngay từ thời Lý, có một chế độ gả các công chúa cho các thủ lĩnh miền núi trong đó có Tuyên Quang. Trài tài gái sắc gặp nhau, con cái lai làm gì chẳng đẹp. Thêm nữa, thời kỳ chống Pháp, Tuyên là thủ đô kháng chiến, nhiều cán bộ chiến sĩ ở tất cả các địa phương đã lập gia đình và ở lại đây sinh sống. Tôi nhớ hồi xưa, khi giảng bài cho chúng tôi, GS Trần Văn Giàu nói: ?oCác cậu sau này vào miền Tây mà xem, con gái đầu gà đít vịt đẹp lắm?. Mãi sau này tôi đi dự một hội nghị quốc tế bàn về bản sắc văn hoá ở Cần Thơ, mới thấy con gái ở đây đẹp thật, đàn ông thì to khoẻ. Cần Thơ là nơi giao lưu văn hoá Kinh, Khơ- me, Hoa. Hoá ra câu nói vui của thày Giàu đầu gà đít vịt chính là muốn nói đến yếu tố lai nhiều dòng máu của dân miền Tây.
    Bắc Ninh ngày trước cũng có tiếng là nhiều người đẹp. Cũng đúng thôi, suốt từ đầu công nguyên đến thế kỷ VI, VII nơi đây- đất Kinh Bắc- là trung tâm văn hoá, đô hội lớn, nên cũng có sự hoà trộn của nhiều dòng máu, nhất là có cả người Hoa (Thuận Thành còn lăng mộ Sĩ Nhiếp), người Ấn? (đi theo các nhà sư Ấn Độ?). Nhiều vùng ở vùng Trung cũng vậy, con gái có vóc dáng cao, thanh thoát. Khảo cổ ở những vùng này cho thấy từ xa xưa nơi đây đã có nhiều dấu chân của người Ba Tư, Ả Rập, Chăm,?
    ?oThưa GS, đã có trường hợp vùng đất nào đã từng nổi tiếng có nhiều gái đẹp, nhưng sau đó lại mất mùa nhan sắc??. ?oKhông có. Chỉ có quan niệm về cái đẹp thay đổi thay theo từng thời kỳ thôi. Những vùng vượng khí Dương thì con gái ít nhất cũng đẹp ở một chi tiết nào đó. Ngày trước, quan niệm về gái đẹp có nhiều điểm khác bây giờ, chủ yếu là tập trung vào khuôn mặt. Con gái Bắc Ninh có tiếng là đẹp (Những cô hàng xén răng đen/ Cười như mùa thu toả nắng- thơ Hoàng Nhuận Cầm) bởi vì khuôn mặt đẹp, mắt liếc lúng liếng, đầu chít khăn mỏ quạ duyên dáng; vì họ có dáng thắt lưng ong (hay mặc áo tứ thân, thắt đai ngang eo lưng). Ngày nay đẹp là phải cao, chân dài, thanh thoát, thì con gái miền quan họ lại không có vóc dáng ấy.
    Tôi xin nhắc lại rằng, cùng với sự thay đổi quan niệm về cái đẹp, thì điều kiện kinh tế và trình độ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến nhan sắc, nhưng tôi chưa thấy vùng nào trước có gái đẹp mà sau lại mai một đi?.[​IMG]
    * Người mẫu Thủy Hương - được nhạc sĩ Dương Thụ ca ngợi là người đàn bà đẹp nhất Việt Nam. Ảnh: Trần Huy Hoan ( Thủy Hương cung cấp)
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Dăm chuyện bên lề Miền gái đẹp.
    Chúng tôi trở lại Tuyên Quang sau 9 kỳ của ký sự ?~Miền gái đẹp- những tuyệt sắc trong huyền thoại và sự thật? đã lên mặt báo. Cũng chỉ có ý định đơn giản là muốn gặp lại những người đã giúp mình gợi lại một mảng đời khuất lắng sau cái ồn ã thường nhật, để cảm ơn và biếu họ tờ báo. Nhưng trước khi đi, chúng tôi nghe GS Trần Quốc Vượng khẳng định: ?oMình mới ở trên ấy về. Gái vẫn đẹp, chẳng thấy mất mùa gì sất?, nên chuyến đi lại mang thêm hàm ý nữa: thử đo xem sự ?ogiận dỗi? của người Tuyên đến đâu khi có kẻ dám bảo rằng nơi đây, chuyện miền gái đẹp chỉ còn là quá vãng.

    Đã khuyết vắng thêm một mỹ nhân
    Ngay khi đặt chân đến thị xã, người lái xe ôm đứng tuổi đã thông báo tin buồn về cái chết của Pắc Cú, khi chúng tôi đề nghị ông ta đưa đến nhà bà. Cơn bạo bệnh ngắn ngủi đã mnag bà đi ở tuổi ngoại năm mươi. Lần trước, người phụ nữ đẹp nổi tiếng nầy đã không cho chúng tôi một cơ hội tiếp xúc trực tiếp nào khám phá thân phận nhiều lý thú của đoá hoa đẹp. Vì thế khi ấy, mặc dù được nghe nhiều câu chuyện thật mà như giai thoại về bà thời trẻ (như chuyện vô số trai tráng ở cả vùng đó thường rủ nhau thàh từng tốp đi rìng Pắc Cú tắm suối, mong chiêm những thân hình tuyệt mĩ của bà?), nhưng biết và không muốn, chúng tôi chỉ viết về bà vài nét. Chính vì thế, một độc giả cao tuổi quê Tuyên Quang đang sinh sống tại Hà Nội gọi điện cho chúng tôi phàn nàn: ?oSao các cậu lại có thể sơ lược như thế về Pắc Cú. Sau thời Hạ Bảo Khuê, đấy là người đàn bà đẹp nhất?. Ông hàng nước đứng tuổi ở gần nhà Pắc Cú chép miệng: ?oĐến bây giờ bà ấy vẫn còn đẹp. Hồng nhan bạc mệnh!?. Có phải vậy không nhỉ? Một nhà thơ đã nói rằng: Cái đẹp là thứ trời cho, người hạnh phúc là ngườiđến lúc chết mà trời vẫn không nỡ lấy đi nhan sắc.

    Cựu người mẫu châu Á phải ?" ?ogiấu mặt?
    Quán cà phê Eagle của cự người mẫu Dương Thanh Chấn mà bài báo ?oHoa hậu Tuyên Quang trông xe bệnh viện và người mẫu châu Á bán cà phê? đã đề cập, vẫn vậy. Chỉ có một sự khác, đó là vóc dáng cô chủ quán. Chấn vừa sinh con trai. Những biến đổi cơ thể sau sinh nở cộng với niềm hạnh phúc đã? nâng chị lên gần 20 ký. Chị kề, sau khi người ta đọc rồi bàn tán vè bài báo, rất nhiều khách lạ đã đến quán với mục đích ngắm cô chủ và uống cà phê (chứ không ngược lại). Không thấy chị, họ hỏi phục vụ bàn rằng Dương Thanh Chấn ở đâu. Những lúc ấy, đang ở trong nhà, hoặc thậm chỉ ngồi ngay trước mặt khách nhưng chị phải dặn người nhà nói dối rằng mình đi xa vài tháng mới về. Chị giấu mặt, vì không muốn mọi người nhìn thấy mình khác với hiình ảnh nuột nà trên báo chí. Tôi bảo với Chấn rằng đó là biểu hiện của lòng tự tôn nhan sắc, chị gật đầu: ?oSẽ khong còn đẹp khi người ta quên mất mình đang đẹp. Một năm nữa các anh lại đây, Chấn lại gọn gàng. Lại đẹp. Thật đấy!?.

    ? Và bà cựu giám đốc bị ?onội soi?
    Cựu GĐ thư viện tỉnh Đinh Liên Hương- người đẹp một thời, ?omắng? chúng tôi xa xả ngay khi gặp bà. Bà cười tươi và đưa ra lý do: ?oBài báo làm mình ?ođiêu đứng?. Buổi tối hôm báo ra, mình nhận được cú điện thoại của cô bạn mấy chục năm không gặp, gọi từ Huế ra, thế là biết mình lên báo. Mấy ngày trước, ra phường xem danh sách bầu cử HĐND, thấy mọi người quay lại ?onội soi? mình chằm chằm từ đầu đến chân, ngạc nhiên hỏi, họ trêu đùa: ?oCái anh cửa hàng trưởng hiệu sách Chiêm Hoá khi xưa giờ có còn ghen gió với người đẹp nữa không??. Chết nỗi là ông ấy đang sống ở một huyện bên cạnh thị xã, con trai lại đang là cán bộ ở phường. Đọc bài báo thấy mình nói như thế, không khéo lại giận. Chưa hết, mấy ông bạn già cùng thời nháy mắt đùa giả lả: ?oNgày xưa bọn tôi đều ?onghiện? chị. Có lúc thấy chị đi ngoài đường cứ đứng ở cửa nhà nhìn theo mãi?. Không ngờ về hưu rồi, già rồi mà lại? có tiếng, nhờ báo GĐ&XH?.

    Nuối tiếc và hy vọng
    Chị Nụ- chuyên viên văn hoá xã hội, văn phòng UBND tỉnh Tuyên Quang là người theo dõi ký sự ngay từ kỳ đầu tiên, khi gặp chúng tôi chỉ mời chén rượu và nói mấy câu: ?oBọn em làm công phu lắm. Vẫn nghe về chè Thái, gái Tuyên, nhưng những người ở lứa tuổi trên dưới 40 như chúng mình phần lớn không biết đất này lại có những mỹ nhân tuyệt sắc như Hạ Bảo Khuê, bà Bình đánh máy? Đọc và thấy nhân lên đôi chút tự hào. Đến kỳ ?oTuyên Quang đang mất mùa gái đẹp??, thì buồn quá, nhưng có lẽ đúng thật. Nhiều năm rồi, gái Tuyên không được đứng trên những bục cao tôn vinh nhan sắc?.
    Người mẫu Dương Thanh Chấn cũng có nỗi buồn tương tự. Chị thở dài: ?oThời trước thì mình không biết, chứ lứa bọn mình: Thu Hà, Minh Phương, Tô Hương Lan, Thuỷ Hương,.. trông mê lắm, vừa có sắc lại vừa có hồn. Đứa nào đi đâu cũng sáng rực lên. Nay thưa vắng quá. Đúng là đang mất mùa nhan sắc! Chẳng biết là vì sao nữa?.
    Bác Trungm sinh ra lớn lên ở Tuyên, đang sinh sống tại 9B, K3, Cầu Diễn- Hà Nội, là người từng tham gia viết lịch sử đảng bộ Hà Tuyên lại có cách giải thích riêng: ?oTheo tôi biết, tuyệt đại đa số các đền ở Tuyên đều thờ phụ nữ (mẫu, cô Mười, Minh Nương,..), có cả công chúa đẹp thời trước. Điều này có liên quan gì đến việc nơi đây vượng mỹ nhân? Còn tình trạng mất mùa mĩ nữ thì dễ lý giải: dường như đẹp, thông minh, giỏi giang đền muốn dứt áo ra đi cả. Cũng đúng thôi, quê nghèo khó níu được chân người đẹp.
    Không ai giận cả khi chúng tôi nói rằng Tuyên Quang đang trong thời kỳ khủng hoảng mĩ nhân. Nhưng họ hy vọng điều GS Vượng nói là sự thật: Nếu thế đất này vượng mỹ nhân, thì Tuyên vẫn sẽ sản sinh ra nhiều người đẹp. Riêng nhiếp ảnh gia Hải Hà, khi gặp lại, đã nhắn nhủ chúng tôi một câu chí lí: ?oNày, các cậu đừng viết về gái đẹp nữa, thế đủ rồi. Tuyên còn nhiều đặc sản khác cũng mê hoặc lòng người không kém: cá Dầm xanh, cá Anh vũ, mận Hồng Thái,.. Đấy cũng là những cái Đẹp trời cho?. Vâng! Thưa nhà nhiếp ảnh suốt đời mê đắm cái Đẹp, chúng tôi sẽ trở lại và sẽ viết!
    [​IMG]
  7. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Dăm chuyện bên lề Miền gái đẹp.
    Chúng tôi trở lại Tuyên Quang sau 9 kỳ của ký sự ?~Miền gái đẹp- những tuyệt sắc trong huyền thoại và sự thật? đã lên mặt báo. Cũng chỉ có ý định đơn giản là muốn gặp lại những người đã giúp mình gợi lại một mảng đời khuất lắng sau cái ồn ã thường nhật, để cảm ơn và biếu họ tờ báo. Nhưng trước khi đi, chúng tôi nghe GS Trần Quốc Vượng khẳng định: ?oMình mới ở trên ấy về. Gái vẫn đẹp, chẳng thấy mất mùa gì sất?, nên chuyến đi lại mang thêm hàm ý nữa: thử đo xem sự ?ogiận dỗi? của người Tuyên đến đâu khi có kẻ dám bảo rằng nơi đây, chuyện miền gái đẹp chỉ còn là quá vãng.

    Đã khuyết vắng thêm một mỹ nhân
    Ngay khi đặt chân đến thị xã, người lái xe ôm đứng tuổi đã thông báo tin buồn về cái chết của Pắc Cú, khi chúng tôi đề nghị ông ta đưa đến nhà bà. Cơn bạo bệnh ngắn ngủi đã mnag bà đi ở tuổi ngoại năm mươi. Lần trước, người phụ nữ đẹp nổi tiếng nầy đã không cho chúng tôi một cơ hội tiếp xúc trực tiếp nào khám phá thân phận nhiều lý thú của đoá hoa đẹp. Vì thế khi ấy, mặc dù được nghe nhiều câu chuyện thật mà như giai thoại về bà thời trẻ (như chuyện vô số trai tráng ở cả vùng đó thường rủ nhau thàh từng tốp đi rìng Pắc Cú tắm suối, mong chiêm những thân hình tuyệt mĩ của bà?), nhưng biết và không muốn, chúng tôi chỉ viết về bà vài nét. Chính vì thế, một độc giả cao tuổi quê Tuyên Quang đang sinh sống tại Hà Nội gọi điện cho chúng tôi phàn nàn: ?oSao các cậu lại có thể sơ lược như thế về Pắc Cú. Sau thời Hạ Bảo Khuê, đấy là người đàn bà đẹp nhất?. Ông hàng nước đứng tuổi ở gần nhà Pắc Cú chép miệng: ?oĐến bây giờ bà ấy vẫn còn đẹp. Hồng nhan bạc mệnh!?. Có phải vậy không nhỉ? Một nhà thơ đã nói rằng: Cái đẹp là thứ trời cho, người hạnh phúc là ngườiđến lúc chết mà trời vẫn không nỡ lấy đi nhan sắc.

    Cựu người mẫu châu Á phải ?" ?ogiấu mặt?
    Quán cà phê Eagle của cự người mẫu Dương Thanh Chấn mà bài báo ?oHoa hậu Tuyên Quang trông xe bệnh viện và người mẫu châu Á bán cà phê? đã đề cập, vẫn vậy. Chỉ có một sự khác, đó là vóc dáng cô chủ quán. Chấn vừa sinh con trai. Những biến đổi cơ thể sau sinh nở cộng với niềm hạnh phúc đã? nâng chị lên gần 20 ký. Chị kề, sau khi người ta đọc rồi bàn tán vè bài báo, rất nhiều khách lạ đã đến quán với mục đích ngắm cô chủ và uống cà phê (chứ không ngược lại). Không thấy chị, họ hỏi phục vụ bàn rằng Dương Thanh Chấn ở đâu. Những lúc ấy, đang ở trong nhà, hoặc thậm chỉ ngồi ngay trước mặt khách nhưng chị phải dặn người nhà nói dối rằng mình đi xa vài tháng mới về. Chị giấu mặt, vì không muốn mọi người nhìn thấy mình khác với hiình ảnh nuột nà trên báo chí. Tôi bảo với Chấn rằng đó là biểu hiện của lòng tự tôn nhan sắc, chị gật đầu: ?oSẽ khong còn đẹp khi người ta quên mất mình đang đẹp. Một năm nữa các anh lại đây, Chấn lại gọn gàng. Lại đẹp. Thật đấy!?.

    ? Và bà cựu giám đốc bị ?onội soi?
    Cựu GĐ thư viện tỉnh Đinh Liên Hương- người đẹp một thời, ?omắng? chúng tôi xa xả ngay khi gặp bà. Bà cười tươi và đưa ra lý do: ?oBài báo làm mình ?ođiêu đứng?. Buổi tối hôm báo ra, mình nhận được cú điện thoại của cô bạn mấy chục năm không gặp, gọi từ Huế ra, thế là biết mình lên báo. Mấy ngày trước, ra phường xem danh sách bầu cử HĐND, thấy mọi người quay lại ?onội soi? mình chằm chằm từ đầu đến chân, ngạc nhiên hỏi, họ trêu đùa: ?oCái anh cửa hàng trưởng hiệu sách Chiêm Hoá khi xưa giờ có còn ghen gió với người đẹp nữa không??. Chết nỗi là ông ấy đang sống ở một huyện bên cạnh thị xã, con trai lại đang là cán bộ ở phường. Đọc bài báo thấy mình nói như thế, không khéo lại giận. Chưa hết, mấy ông bạn già cùng thời nháy mắt đùa giả lả: ?oNgày xưa bọn tôi đều ?onghiện? chị. Có lúc thấy chị đi ngoài đường cứ đứng ở cửa nhà nhìn theo mãi?. Không ngờ về hưu rồi, già rồi mà lại? có tiếng, nhờ báo GĐ&XH?.

    Nuối tiếc và hy vọng
    Chị Nụ- chuyên viên văn hoá xã hội, văn phòng UBND tỉnh Tuyên Quang là người theo dõi ký sự ngay từ kỳ đầu tiên, khi gặp chúng tôi chỉ mời chén rượu và nói mấy câu: ?oBọn em làm công phu lắm. Vẫn nghe về chè Thái, gái Tuyên, nhưng những người ở lứa tuổi trên dưới 40 như chúng mình phần lớn không biết đất này lại có những mỹ nhân tuyệt sắc như Hạ Bảo Khuê, bà Bình đánh máy? Đọc và thấy nhân lên đôi chút tự hào. Đến kỳ ?oTuyên Quang đang mất mùa gái đẹp??, thì buồn quá, nhưng có lẽ đúng thật. Nhiều năm rồi, gái Tuyên không được đứng trên những bục cao tôn vinh nhan sắc?.
    Người mẫu Dương Thanh Chấn cũng có nỗi buồn tương tự. Chị thở dài: ?oThời trước thì mình không biết, chứ lứa bọn mình: Thu Hà, Minh Phương, Tô Hương Lan, Thuỷ Hương,.. trông mê lắm, vừa có sắc lại vừa có hồn. Đứa nào đi đâu cũng sáng rực lên. Nay thưa vắng quá. Đúng là đang mất mùa nhan sắc! Chẳng biết là vì sao nữa?.
    Bác Trungm sinh ra lớn lên ở Tuyên, đang sinh sống tại 9B, K3, Cầu Diễn- Hà Nội, là người từng tham gia viết lịch sử đảng bộ Hà Tuyên lại có cách giải thích riêng: ?oTheo tôi biết, tuyệt đại đa số các đền ở Tuyên đều thờ phụ nữ (mẫu, cô Mười, Minh Nương,..), có cả công chúa đẹp thời trước. Điều này có liên quan gì đến việc nơi đây vượng mỹ nhân? Còn tình trạng mất mùa mĩ nữ thì dễ lý giải: dường như đẹp, thông minh, giỏi giang đền muốn dứt áo ra đi cả. Cũng đúng thôi, quê nghèo khó níu được chân người đẹp.
    Không ai giận cả khi chúng tôi nói rằng Tuyên Quang đang trong thời kỳ khủng hoảng mĩ nhân. Nhưng họ hy vọng điều GS Vượng nói là sự thật: Nếu thế đất này vượng mỹ nhân, thì Tuyên vẫn sẽ sản sinh ra nhiều người đẹp. Riêng nhiếp ảnh gia Hải Hà, khi gặp lại, đã nhắn nhủ chúng tôi một câu chí lí: ?oNày, các cậu đừng viết về gái đẹp nữa, thế đủ rồi. Tuyên còn nhiều đặc sản khác cũng mê hoặc lòng người không kém: cá Dầm xanh, cá Anh vũ, mận Hồng Thái,.. Đấy cũng là những cái Đẹp trời cho?. Vâng! Thưa nhà nhiếp ảnh suốt đời mê đắm cái Đẹp, chúng tôi sẽ trở lại và sẽ viết!
    [​IMG]
  8. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Lưu Thị Minh Xuân - hoa hậu thành Tuyên 1998, một trong 13 người đẹp nhất cuộc thi hoa hậu Việt nam 1998. Ảnh: Người đẹp Việt Nam[​IMG]
  9. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Lưu Thị Minh Xuân - hoa hậu thành Tuyên 1998, một trong 13 người đẹp nhất cuộc thi hoa hậu Việt nam 1998. Ảnh: Người đẹp Việt Nam[​IMG]
  10. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Ngô Thị Huyền Trang, á hậu thành Tuyên 1998, lọt vào chung kết hoa hậu các tỉnh phía Bắc 1998. Ảnh: Hồng Lân[​IMG]

Chia sẻ trang này