1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết hay của Báo Hoa Học Trò ( ngày xưa !)

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi demboitinh08, 14/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HUYDARKANGEL

    HUYDARKANGEL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    các bác ơi..cho em hỏi,ở Sgòn chỗ sách cũ nào mà còn bán báo Hoa xưa nhỉ?????hay bác nào có cho em mượn photo với(thảm thật)!!
    i tên Huy-nick Y!M la huydarkangel
    thanks 4 reading!!!!!!!!!!!!!!
  2. jewel_col

    jewel_col Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Bức Chân Dung Không Bán
    TG: Tháng Giêng
    Năm mười bảy tuổi, hay thậm chí sớm hơn nữa, tôi nhận ra là mình không đẹp. Điều đó rõ ràng đến nỗi, nếu giả sử lúc ấy có ai đó nói là yêu tôi, thì tôi sẽ phá lêncười, và chỉ ngay vào Lan, cô bạn gái ngồi cạnh tôi. Lan xinh vô cùng, một vẻ đẹp tự tin quyết đoán mà vẫn dịu dàng. Nhiều khi vẩn vơ tôi nghĩ nếu tôi mà là con trai, thì giữa tôi bây giờ và Lan thì tôi sẽ chọn Lan, điều đó hiển nhiên như sự lựa chọn giữa sỏi cuội và kim cương vậy. Nhưng thực sự tôi chẳng hề giận hờn tạo hoá, bởi Lan là một cô bạn gái tuyệt vời, chỉ đôi khi có một nỗi buồn len lỏi vào trái tim tôi. Tôi biết vẽ chút ít, một sự khéo tay thôi chứ không phải là một tài năng kiệt xuất. Tôi thích vẽ Lan, khi thì bằng chì, khi bằng mực và thỉnh thoảng bằng màu nước. Và có một bức theo tôi đánh giá là khá thành công. Người trong tranh đẹp mà bí ẩn, ánh mắt đen thẳm mà kiên quyết, cặp môi tươi he hé như sắp cười.
    Bàn tôi có năm đứa chơi thân với nhau, hai gái, ba trai. Lan, tôi rồi đến Hà, Tùng và Tuấn. Theo đúng thứ tự ấy mà ngồi vào bàn. Tôi đem bức tranh của mình tới lớp, lẳng lặng trải rộng xuống mặt bàn. Rồi khoái chí theo dõi sự sững sờ của từng đứa trong bàn.
    Lan vừa ngơ ngác vừa sung sướng:
    - Chẳng lẽ tao đây á?
    Hà trầm trồ liến láu:
    - Chẳng mày thì ai, công nhận Linh vẽ đẹp, đẹp mà giống y như thật vậy! - Và lè lưỡi, rụt cổ cười nhận một cú đấm cảnh cáo của Lan. Tùng, anhc hàng "tay chơi" nhất lớp thì mỉm một nụ cười vô cùng quyến rũ:
    - Định giá đi hoạ sĩ. Tôi sẵn sàng đặt cả gia tài của mình dưới chân bà để có được bức chân dung này.
    - Thưa ngài, tôi chẳng cần tất cả gia tài của ngài, chỉ xin ngài cái xe máy bố ngài vừa mua cho ngài cùng toàn bộ giấy tờ hợp lệ thôi.
    Tùng hơi giật mình trước cái vẻ mặt lạnh như không của tôi, rồi hiểu ra, thích chí cười, rút chùm chìa khoá xe và cái ví đỏ đặp cộp lên bức tranh, mắt vẫn nheo nheo cười, nhìn tôi rồi nhìn Lan. Cô mặt nghiêm mặt quay đi. Còn tôi thì phá lên cười, ném trả cái ví lẫn chìa khoá:
    - Thôi đi, đây sẽ là bức tranh đầu tiên trong triển lãm sau này của tớ và tớ sẽ ghi một tấm biển nhỏ ở dưới là: "Không bán"
    Hà nhìn chúng tôi như con nai vàng ngơ ngác, cậu ấy chẳgn biết gì ngoài chuyện học nên bị chúng tôi gọi trêu là "Gà khờ". Tuấn thì ngồi trầm ngâm lật lật những trang vở. Cậu ấy đang nghĩ đi tận đâu đâu.
    *
    Bức tranh tôi đem về ***g khung kính treo lên tường ở phòng khách. Ai đến cũng phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của người trong tranh, và đấy là niềm tự hào của tôi.
    Tuấn hay đến chơi nhà tôi, kéo theo cả Hà. "Gà khờ" tính như trẻ con, hồn nhiên ngồi xuống chơi với con mèo mướp xấu xí, mặc kệ tôi và Tuấn nói chuyện. Nào là về thi cử, về các thầy cô, các lớp học thêm... Tuấn trầm lặng, ít cười, học giỏi. Tôi rất mến cậu ấy. Lâu lâu thấy cậu ấy không đến nhà tôi thì tôi thấy nhơ nhớ, mặc dù ngày nào cũng gặp ở trường. Nhiều khi vẩn vơ tôi ngồi nghĩ hay là cậu ấy... mến tôi và đi qua rủ Gà khờ chỉ là một cái cớ cho đỡ ngượng. Nghĩ đến đây thì tôi không nghĩ nghĩ tiếp nữa, khẽ liếc trộm cậu ấy đang chăm chú làm bài ở tận tít đầu bên kia bàn. Cái nỗi buồn kia không còn gặm nhấm tim tôi nữa.
    Việc chuẩn bị thi cử sắp bước vào giai đoạn nước rút. Chúng tôi học như điên, mở mồm ra toàn nói chuyện học hành thi cử. Thật là ớn. Nhiều khi nghĩ cái lo thi trượt nó đang rên rỉ, chứ không phải mình đang nói nữa.
    Lan gầy rộc đi, hai mắt trũng sâu, nhưng vẫn xinh lạ lùng. Tôi cũng thấy mình có bộ dạng tương tự và lại càng thấy mình giống con ngáo ộp hơn. Nhưng cũng chẳng có thời gian, hơi sức đâu mà buồn. Tuấn ít đến nhà tôi hơn nhưng vẫn đến dù chẳng mấy khi tôig ặp. Nhưng về nhà, thấy tim mình vẫn reo lên khe khẽ khi thằng em kể anh Tuấn đến một mình, không thấy anh Hà đâu, đợi chị khá lâu, nhưng phải về để cho kịp giờ học buổi tối. Có lẽ đấy chính là một trong những động lực mạnh nhất, thúc tôi học như điên để vào được đại học với Tuấn. Bởi với Tuấn, đấy là điều đương nhiên. Tôi muốn xứng với cậu ấy.
    Thời gian nghỉ để ôn thi tốt nghiệp, đồng thời thi đại học, tôi không gặp Tuấn, nhưng vẫn hay gặp Tùng đèo Lan bằng xe máy tới lớp học thêm. Chúng tôi chào nhau ầm cả phố. Hôm nào tôi đạp xe cùng đường, Tùng lái, Lan kéo tay tôi, bộ ba phóng vù vù trên đường, thật vui. "Gà khờ" thì tôi gặp luôm. Chúng tôi học cùng trung tâm luyện thi, nhưng lệch buổi. Tôi đến học thì cậu ấu về, nhìn thấy nhau ở cổng, cậu ấy gáy ầm lên để chào tôi, làm tất cả giật mình ngơ ngác. Sao có con gà nào lại gáy lúc 7h rưỡi tối? Tôi bật cười, lắc đầu. "Đúng là anh gà khờ"
    *
    Thi tốt nghiệp xong, cả bọn dành một buổi chiều đi phủ Tây Hồ. Chẳng biết cúng vái gì, cứ cắm hương vào rồi lạy bừa, nhưng thành tâm lắm: "Mong các ngài phù hộ độ trì cho cho cả bàn con vào đại học. A di đà phật, lạy thánh mớ bái!" rồi chia nhau tiền lẻ để bỏ vào hòm công đức. Xong xuôi kéo nhau đi ăn bún ốc. Bún ốc cay xè, nóng bỏng, đứa nào đứa nấy nước mắt giàn giụa. Nhưng vui nổ trời, rồi lại học, học như có ma đuổi sau lưng.
    Cũng thật bõ công, cả bàn đỗ đại học. Riêng Tuấn đỗ thủ khoa giành một suất học bổng đi Úc. Đấy là niềm tự hào, niềm vui, nhưng cũng là nỗi buồn. Sẽ rất lâu sau chúng tôi mới được gặp cậu ấy. Mà lúc ấy thì mọi sự cũng đã khác rồi.
    Tuấn đến nhà tôi chơi, ngồi vào chỗ mà cậu ấy hay ngồi. Hai đứa nói dăm ba câu chuyện rồi cùng im lặng. Có lẽ đây sẽ là lúc cậu ấy nói lên cái điều mà từ lâu ròi cậu ấy muốn nói mà tôi vẫn chờ đợi.
    - Linh này! - Cậu ấy mở lời.
    - Gì cơ? - Tôi run bắn lên, nhìn cậu ấy. Còn cậu ấy thì nhìn xa xôi lắm, phía sau lưng tôi.
    - Linh tặng mình bức chân dung kia làm kỷ niệm nhé!
    Tôi quay lại. Bức chân dung của Lan vẫn treo ở đấy từ dạo nào, đẹp mà xa xôi, bí ẩn. Tôi không nói lời nào, lẳng lặng đứng lên gỡ bức tranh xuống, tháo nó ra khỏi khung kính, lấy bút dạ viết lời đề tặng, rồi cuộn lại, đưa cho Tuấn.
    *
    Hôm tiễn Tuấn ra sân bay, cả bàn cùng tới. Tôi và Hà tới trước, Tùng và Lan tới sau. Tuấn bắt tay từng đứa rất chặt. Rồi nơi với tất cả: "Các cậu ở lại may mắn nhé!" Rồi cậu ấy đi...
    Lan có việc gấp nên Tùng phải đưa về trước. Hà bỗng mời tôi đi Phủ Tây Hồ. Chúng tôi đi tới phủ mà chẳng cầu xin gì, chỉ thắp hương rồi thả tiền vào hòm công đức. Sau đó chúng tôi đi ăn bún ốc. Bún ốc cay xé môi, nóng bỏng. Tôi ăn mà nước mắt giàn giụa.
    Hà bảo tôi:
    - Linh ơi, đừng khóc.
  3. jewel_col

    jewel_col Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Mẹ con Đậu Đũa​
    --- Nguyên Hương ---
    Cuộc thi bé khoẻ bé ngoan bắt đầu bằng việc xoè tay. Một cậu bé nhất định giấu tay ra sau lưng.
    - Cháu sao vậy? - Tôi hỏi.
    - Thưa cô, sáng nay má cháu đang cắt móng tay cho cháu thì có người hỏi mua lúa, nên.
    - Vậy còn mấy ngón chưa cắt? - Tôi hỏi thật nghiêm trang.
    Du hích vai tôi
    - Vừa phải thôi, bộ mặt hình sự của mày làm các cháu chết ngất bây giờ.
    - Đã gọi là thi thì phải tuyệt đối - Tôi trả lời Du bằng mắt và ra hiệu cho cậu bé xoè tay. A, chẳng những móng tay dài mà còn dính cái gì đó nâu nâu.
    - Thưa cô, không phải đất! Mũi cậu bé đỏ lên.
    A, sô cô la.... Vậy thì... Tôi ra lệnh:-Cháu há miệng ra.
    Một hàm răng sâu. Tôi nguệch 1 điểm hai. Du lắc đầu:
    - Trời ơi, mày làm như khám tuyển tiếp viên hàng không vậy !Giám khảo nào cũng như mày thì cuộc thi bể mất.
    - Phải có 1 tuyệt đối trên đời này, đó là sự công bằng trong thi cử - Tôi trả lời
    - Lý sự cùn! - Du cáu kỉnh.
    - Sự trong trẻo trong tâm hồn các cháu còn giữ được hay không là do chính cách cư xử của chúng ta
    - Cái con khỉ - Du lườm lườm.
    Tôi bật cười, Du cũng cười theo dù hơi nhăn nhó. Đến phần khám tai, các cô bé nghiêng nghiêng đầu chìa ra những đôi bông tai toòng teng. Một bà mẹ nói như rên:
    - Trời ơi, sáng nay tôi quên ngoáy tai cho nó.
    Một người khác:
    - Mua cái áo đầm ren với đôi giày cho con hết mười ký đậu và tiền xe đi chợ phố mà không đoạt giải gì thì uổng quá.
    - Cô ơi, cô có con chưa?
    * * *
    Phớt tỉnh trước câu hỏi ấm ức, tôi ra lệnh cho các thí sinh cởi giày để khám vệ sinh chân.
    - Thúy ơi! Du la lên bên tai tôi - Sau các cháu còn đến phần các bà mẹ thi nữa. Mày làm họ sợ quá không ai dám thi bây giờ.
    - Nế u không chuẩn bị tốt thì không thi cũng đúng thôi.
    Tôi cau mày, bắt đầu thật sự khó chịu. Nế u không vì nể Du, cô bạn phụ trách công tác phụ nữ, thì giờ này tôi đang ở nhà. Một ngày chủ nhật nghỉ ngơi thư giãn, vừa nhấm nháp bánh qui, vừa xem tivi hoặc nghe nhạc. Chạy xe suốt 80 cây
    số đường nắng lại đến cái xã heo hút này không phải để làm 1 giám khảo hờ cho vui.
    - Ơ, gì đây? Tôi ngẩn ngơ trước môt cô bé đẹp như tranh nếu không kể bộ quần áo lòe loẹt và vô số đồ trang sức bằng nhựa lủng lẳng khắp người.
    Trên sân khấu bằng gỗ dựng vội vàng trong khoảng đất trống bên cạnh ủy ban, giữa những tấm phông màu sắc lì lì buồn buồn, giữa tiếng nhạc rè rè phát ra từ cái cassette cũ kỹ... cô bé mở to đôi mắt nâu trong trẻo nhìn tôi, sống mũi thanh tú và đôi môi hồng mịn như cánh sen. Tim tôi đập nhanh không duyên cớ.
    - Cháu kính chào cô! Giọng cô bé thanh thanh ngòn ngọt.
    Tôi cắn chặt môi, thấy lòng chùng lại mà không hiểu vì sao.
    - Cháu tên gì?
    - Thưa cô, cháu tên Đậu Đũa.
    Tôi phì cười. Du lầm bầm.
    - Hy vọng tên cô bé này khiến mày rộng rãi được 1 chút.
    - Ai đặt tên cho cháu - Tôi buột miệng hỏi 1 câu không dính dáng gì đến cuộc thi.
    - Dạ thưa cô .... dạ, tôi - Người đàn ông cao lêu khêu, bộ quần áo lao động lốm đốm dấu đất. Ông đi lên sân khấu, từng bước ngượng nghịu về phía cô bé, tay khum khum gỡ cái mũ lát rộng vành ra khỏi đầu. Rõ ràng ông rất lóng ngóng, e dè, rõ ràng ông không muốn đứng cao hơn mọi người thế này và nhất là đối mặt với 1 giám khảo lạ hoắc và khó tính như tôi, rõ ràng ông muốn ngay lập tức chạy biến đi về cầm cuốc còn dễ chịu hơn.. Nhưng ông đã bước lên, tiến đến gần con gái, đứng sát cạnh và sẵn sàng che chở như 1 con gà mái xù cánh bảo vệ gà con.
    - Ba lên đây làm gì? Đậu Đỏ phụng phịu, vòng hoa tai màu đỏ to bản lúc lắc lúc lắc.
    - Ba ... ừ.. ba - Người cha vội vàng lùi lại một bước. Rồi ông nhìn tôi nhoẻn 1 nụ cười mộc mạc phân trần.
    - Nó không biết trả lời câu hỏi của cô đâu. Dạ nó thích đi thi quá nên tôi chìu. Hồi đó hồi mẹ nó mang bầu nó, nhà không có gạo ăn, toàn an đậu đũa luộc chấm muối mà đẻ ra được nó đó cô.
    Ông nhìn con gái một cách tự hào.
    - Ba xuống đi! - Đậu Đũa xua tay lia lịa, những cái vòng đỏ màu trên tay khua lanh canh.
    - Ờ, để ba xuống. Cô còn hỏi gì cháu nữa không cô?
    Tôi im lặng. Du thì thầm:
    - Làm ơn hỏi một câu thật dễ.
    Một cách vô thức, tôi cầm một chữ cái cắt bằng giấy cứng giơ lên.
    - Thưa cô chữ O!
    Du thở phào. Tôi hạ bút viết điểm sáu, điểm cao nhất trong các cô bé.
    * * *
    Phần thi của các bà mẹ thật sôi động. Các cháu nhấp nhổm lo lắng và cũng bàn tán lào xào. Có cháu la to:
    -Cái áo mới của mẹ tao đẹp nhất.
    -Con đừng nói "áo mới" mà phải nói là "trang phục " mới đúng - Người cha nhắc nhở.
    Người phụ nữ ửng hồng đôi má quay lại nhìn chồng con.Tôi nhìn quanh. Hầu như ai cũng mặc quần áo mới. Cuộc thi này đã khiến các bà mẹ bỏ công việc ruộng rẫy bao nhiêu ngày để đi chợ phố chọn vải may áo mới. Và như bao phụ nữ bình dị khác, đã sắm cho mình thì chồng con cũng phải có. Và thôi, đã di phố thì mua về cho chồng con thức ngon cho bõ những ngày khoai sắn quen thuộc. Vỏ thuốc lá ngoại, vỏ giấy gói bánh kẹo Thái Lan, Trung Quốc vứt đầy sân bừa bãi.. Bao nhiêu đậu mè chắt chiu dành dụm đã bán đi cho một cuộc thi như một lễ hội điểm xuyết cuộc sống bình lặng làng quê.
    Những ông chồng nửa tự hào, nửa lúng túng đứng quanh đây chờ vợ con đi thi về, ai sẽ là người hạnh phúc nhất sau cuộc thi này?
    Tôi nhìn bảng điểm của Du, có khá nhiều điểm cao. Tôi chợt hiểu Du hơn.
    Mẹ bước lên sân khấu hồi hộp hơn con, có người run đến nỗi mồ hôi ướt đẫm tóc nhỏ giọt xuống trán. Có mẹ đỏm dáng hơn con, cái áo đỏ rực thêu hình rồng phượng lộng lẫỵ . Tôi lắng nghe, lòng tự nhủ sẽ cho điểm nới tay hơn cho dù câu trả lời có ra sao.
    - Chị nghĩ thế nào là 1 gia đình hạnh phúc?
    - Gia đình hạnh phúc là ông chồng không uống rượu!
    Nếu căn cứ vào đáp án để chấm điểm thì người phụ nữnày không đuợc điểm nào cả. Tôi chờ đợi. Cây bút trên tay Du ngần ngừ, tôi cũng ngần ngừ... Không giống đáp án. Phải, nhưng hạnh phúc có khi chỉ giản dị thế thôi.
    Áo xanh hoa trắng, áo tím hoa vàng, áo hồng, áo màu hoa cúc.. Những phụ nữ xúng xính áo mới lần lượt bước lên sân khấu, biến những câu trả lời luân lý trong đáp án thành trang giấ y trắng.
    - Khi chồng chị nổi nóng, chị cư xử thế nào?
    - Nhờ trời thương, chồng tôi hiền lắm. Lấy nhau 10 năm nay chưa hề nói nặng với vợ 1 câu.
    - Khi con chị với con nhà hàng xóm gâ y gổ, chị cư xử thế nào?
    - Dạ.. thì để hàng xóm khỏi xích mích, dắt con mình về đánh 1 trận trước, phải trái tính sau.
    - Nếu gia đình bên chồng gặp khó khăn cần giúp đỡ, chị cư xử như thế nào? Tại sao?
    - Dạ thì mình phải giúp chứ sao không? Tại vì mình cũng có con trai
    * * *
    Mỗi câu trả lời đều nhận được những tràng vỗ tay và tiếng cười rung cả sân khấu. Toàn ban Giám khảo cũng bật cười rộ. Tôi hỏi Du, lòng thật sự bối rối:
    - Chấm điểm sao đây?
    - Cứ chấm đại đi - Du nguệch lia lịa những con số hào phóng.
    Ai là mẹ của bé Đậu Đũa? Tôi kín đáo quan sát. Cô bé không hề giống ba, nhưng cũng không bà mẹ nào có khuôn mặt hao hao giống cô bé cả. Ai? Bà mẹ nào đã chọn cho con gái 1 bộ váy áo kỳ khôi như vậy? Cái áo diêm dúa thùng thình lua tua ren, váy màu đỏ, giày màu da cam. Màu sắc trên người cô bé là một sự phô trương chói mắt đến buồn cười
    Ai? Tôi nhìn dãy ghế xa nhất. Chỉ còn hai bà mẹ đang hồi hộp đợi đến phiên mình. Một trong hai, ai là người sinh ra một dứa con xinh đẹp đến vậy? Tôi nhận ra mình đang sốt ruột 1 cách khó hiểu. Bỗng nhiên tôi muốn cả hai mẹ con Đậu Đũa đều đoạt giải, ít nhất là giải khuyến khích. Nhìn những tờ giấy gấp tư trên khay nhôm, tôi chợt hồi hộp.
    - Kính mời mẹ bé Đậu Đũa.
    Không ai trong hai người phụ nữ nhúc nhích cả. Tôi ngạc nhiên chờ đợi. Và....
    Người đàn ông bước từng bước, vẫn từng bước ngượng nghịu lóng ngóng, vừa sẵn sàng bỏ chạy vừa sẵn sàng đương đầu. Tiếng vỗ tay rào rào nổi lên. Tôi chưng hửng. Du nói khe khẽ:
    - Xin mày hãy rộng lượng với người này.
    - Ông ta là đàn bà à?
    - Không! - Du chợt sừng sộ với tôi - Nói năng gì lạ vậy?
    - ............
    -Vợ chết vì kiệt sức sau khi sinh con, một mình ông ta, chỉ 1 mình nuôi con từ lúc còn oe oe.
    Vừa nhìn bàn tay thô kệch của người cha run run bốc thăm câu hỏi, Du vừa tiếp tục kể:
    - Vợ ông ta đẹp lắm, cô ấy đã từ chối lời cầu hôn của Chủ tịch huyện để làm vợ người này.
    Phân vân thật lâu, cuối cùng người cha bốc ra một tờ giấy và mở ra; giọng ông lạc đi đến nghèn nghẹn: "Trước khi cho con bú, người mẹ phải làm gì?"
    Nắng xiên qua tấm phông đổ lên sân khấu một vạt nắng lún phún bụi. Tôi nghe hơi thở Du nóng hổi bên tai. Người cha vò vò cái mũ, những sợi lác nhàu nhàu gãy rơi xuống sân khấunhư những khe hở trên một bức tường cũ.
    - Thưa quý cô ....cháu nó ham đi thi quá nên tôi....
    Du bấ u vai tôi:
    - Cho ông ta bốc thăm lại nghe Thúy?
    Tôi ngồi như pho tượng. Người cha ngượng ngùng xọc tay vào túi quần, lom khom tấm thân lêu khêu như muốn trốn. Tiếng rì rào phía dưới lắng dần rồi tất cả lặng im, tưởng như có thể nghe được tiếng bụi bay.
    Một đám bùng nhùng sặc sỡ chạy vụt lên sân khấ u, dải nơ to bản ngang lưng bay phớt phơ như hai lá bùa, cái kẹp bươm **** màu lục rung rinh trên chùm tóc ngắn cũn như đuôi gà con.
    - Ba ơi, ba đừng sợ!
    "Có con đây". Tôi đợi nghe Đậu Đũa nói nốt phần còn lại, nhưng đụng phải ánh mắt tôi, cô bé im bặt lè lưỡi bước lùi.
    - Ơ, ba đâu có sợ! Thưa... hồi đó... mỗi khi cho cháu bú, tôi rửa bình sạch lắm. Dạ ... thì cũng nhìn ngườ i ta rồi bắt chước. Tôi ngâm núm vú bằng nước sôi, rồi thì..pha đúng như bà bán sữa bày cho.. Trong tháng là muỗng rưỡi sữa với chừng này nước - Ông đưa ngón tay ra dấu - Rồi ra ngoài tháng tăng dần dần. Đêm dậy buồn ngủ mấy tôi cũng vẫn nhớ súc bình.. Tôi pha bao nhiêu cháu bú hết bấy nhiêu, không để cháu bú sữa nguội bao giờ. Dạ, hồi đó cháu đái dầm ghê lắm.. thay tã hoài....
    Du giằng bảng điểm trước mặt tôi, viết thật nhanh điểm 10.
    Những gói phần thưởng bao giấy màu đặt trịnh trọng trên bàn, phần thưởng cao nhất là 1 xấp vải áo daì màu biển.
    Tôi nhìn Đậu Đũa đang nôn nao đợi ba, hình dung đến 1 ngày cô thiếu nữ thướt tha trong tà áo xanh.
  4. espider1276

    espider1276 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    1
    Bài này em kết nhất của pác Đàm Huy Đông
    Định nghĩa tình yêu
    "Tình yêu là gì hở nhỏ
    Anh không định nghĩa được đâu"
    Chỉ biết khi yêu ai cũng
    Ngố ngố man man, ấm đầu
    Có thể tình yêu là bệnh
    Nên người ta gọi "cảm" nhau
    Bệnh này ở trong lục phủ
    Làm cho gan héo ruột đau
    "Tình yêu là gì hở nhỏ
    Anh không định nghĩa được đâu"
    Chỉ biết khi yêu ai cũng
    Chăm chăm là áo chải đầu
    Có phải tình yêu là hội
    Hội các-na-van hóa trang
    Tật xấu thường ngày quên hết
    Ai cũng lịch sự đàng hoàng.
    "Tình yêu là gì hở nhỏ
    Anh không định nghĩa được đâu"
    Chỉ biết khi yêu ai cũng
    Giận hờn rồi dỗ dành nhau
    Phải chăng tình yêu là kịch
    Nên có lúc hài lúc bi
    Nên mâu thuẫn rồi hóa giải
    Nên thường có hậu lạ kì...
    "Tình yêu là gì hở nhỏ
    Anh không định nghĩa được đâu
    Hay tình yêu là môn võ
    Đôi khi người ta đá nhau
    "Tình yêu là gì hở nhỏ"
    Có phải là trồng cây si
    Cho trái đất này xanh mãi
    Ồ thế thì hãy yêu đi
    ----------------
  5. hang_via

    hang_via Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Bất chợt 1 chiều dẹp việc học hành qua 1 bên ,vô tình lững tữnh bước vào đây .Rồi cũng bất ngờ như ngày xưa tìm được 1 bài thơ thật hay ,1 truyện ngắn thật ý nghĩa ,tôi đã tìm được những tiếng nói đồng cảm
    Cái ngày xưa của thuở chưa xa là mấy chợt ùa về để rồi chán ghét cái cuộc sống của mình hôm nay quá .Sáng, mới đọc 1 tờ báo HHT ,đọc để ngủ được sau 2 đêm liền mất ngủ ,chắc những người làm báo ngày xưa sẽ xót xa lắm đấy khi mà tôi dùng tờ báo như 1 loại thuốc ngủ (vô cũng hiệu quả).Đến lớp bị mấy con bạn tẩy chay chỉ vì tội dám chê báo Hoa của chũng nó ,rồi lạc mốt ,ko biết nổi 2 cái tên ca sĩ mới nổi .Chúng nó có biết rằng là tôi cần 1 thế giới như những tác giả báo Hoa khi xưa xây dựng lên
    Buồn!!!
  6. lantuvien_ttt

    lantuvien_ttt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2005
    Bài viết:
    984
    Đã được thích:
    0
    Chị Quyên và anh Đông nói đều đúng cả. Báo HHT phải đổi mới theo thế hệ học trò mới để tồn tại và tiếp tục đồng hành cùng các bạn trẻ được chứ. Mình cũng là một người cuối thế hệ 8X ( sinh năm 88). hì. Nhưng mà mình say mê những tờ báo hht cũ nên suốt ngày phải lụi cụi vào hàng sách cũ để mua báo cũ. Mình rất sung sướng mỗi khi sà vào hàng báo mà vớ được những tờ có bài viết của chị Trang Hạ, châu giang, bình nguyên trang, đàm huy đông, ngọc lan, đường hải yến, minh ngọc.... Còn rất nhiều, rất nhiều người nữa. Cũng có lúc mình ghét báo hht bây giờ vô cùng, vì nó không giống như ngày xưa... Những nghĩ cho cùng, thời đại khác, thì mọi thứ đều thay đổi, cứ níu mãi hoá ra sẽ thành bảo thủ, và lạc hậu mất, các bạn nhỉ. Thôi, coi như cái topic này là nơi hội tụ những fans hâm mộ hht xưa cũ như mình để cùng share cho nhau những truyện ngắn, bài thơ tâm đắc vậy.
    Mong ông anh Đàm Huy Đông thỉnh thoảng ghé qua topic này và post những bài viết cho mọi người cùng đọc nhé, ông anh Hy_Giang? À, em nghĩ các anh chị trên báo hht ngày xưa vẫn lang thang nhiều ở ttvnol.com này đấy. Hôm trước có một bạn nhắn cho em chị trang hạ nick là anhhungxalo ở đây. Cám ơn bạn ấy nhé!
  7. lantuvien_ttt

    lantuvien_ttt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2005
    Bài viết:
    984
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy báo hht bây giờ, mục trò chuyện đầu tuần không còn là chú Đoàn Công Lê Huy phụ trách nữa mà là chị Tháng Giêng - ngô thị phú bình. Đọc các bài trò chuyện ấy hay quá đi mất. Nhớ cây bút Tháng Giêng ngày xưa viết rất cô đọng, xúc tích, văn phong sắc sảo, lúc lại nhí nhảnh, hồn nhiên tuổi học trò. Bây giờ đọc các bài trò chuyện đầu tuần của chị ấy, mình thấy cây bút Tháng Giêng tài hoa thuở nào giờ đã viết đằm hơn, dịu dàng, ý nhị lắm. Báo hht bây giờ, mình thích đọc nhất là mục này.
  8. espider1276

    espider1276 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    1
    có lẽ chi lantuvien nói đúng. em ủng hộ ý kiến của anh đàm huy đông và chị mỹ quyên. nhưng mong mọi người mỗi khi ghé lại đây hãy post lên 1 bài thơ, truyện ngắn... em thực sự muốn đọc lại những bài viết cũ của hht vì bây giờ em ko thể tìm được những tờ báo Hoa ngày xưa nữa.
    Thankx rất nhiều!
  9. zixia

    zixia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Tre già măng mọc... Trách báo vẫn dám trách là vì luôn nghĩ đến câu này thôi . Dù có ra sao, dẫu ít hay nhiều, thì em vẫn luôn (muốn) tin rằng ở ngoài kia hôm nay vẫn có nhiều người trẻ biết suy nghĩ và yêu văn thực lòng. Có thể ko có nhiều thì cũng ko thể bảo là VN ko còn có lấy 1 mống trẻ nào có tài và muốn viết văn nghiêm túc được. Cái chính là hy vọng báo vẫn ủng hộ lối đi cũ, vẫn có những sự khuyến khích động viên để các bạn trẻ phấn chấn tham gia, hướng người trẻ vào lối đi đúng đắn thay vì cái kiểu a dua, đồng loã hiện thời
  10. migkhoaicun

    migkhoaicun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0
    Thế là thế nào? ông gặp tôi bao giờ hả? Phản đối, phản đối!

Chia sẻ trang này