1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết hay của Báo Hoa Học Trò ( ngày xưa !)

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi demboitinh08, 14/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lovelycinderella

    lovelycinderella Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    5.309
    Đã được thích:
    0
    Mọi ng cho em hỏi. Cái nì có fải lấy từ HHT ko ạ? Em lấy từ trên net, thấy ghi nguồn là hht.com. Mà HHT thì đâu có website nhỉ?
    Nếu có một thời điÓm nào đó trong cuộc sống mà chúng ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc 18-25 tuổi, lúc mà bạn còn có cả sức khoẻ lẫn sự dẻo dai; cả hưng phấn lẫn thất vọng; cả niềm tin sắt đá lẫn sự ngoan cố mù quáng; cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc. Lúc ấy là lúc có cả một tiềm năng - cái năng lực tiềm ẩn trong từng cử động, từng quyết định nhỏ; cái khả năng có thể nhảy rất dài, vuợt rất xa, thay đổi cả thế giới; hoặc là cái nguy cơ trượt xa khôn cùng xuống vực sâu của tăm tối, kiệt quệ, u uất và rệu rã.
    Tuổi trẻ - tự bản thân nó là một tài sản; tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc; khi bị dúi xuống bùn, cơ hội để nó vẫn toả sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi. Lúc đó là lúc phép thử vẫn còn màu nhiệm; con tốt đỏ trong tay có thể còn có thể phong Hậu; bạn có thời gian làm hậu thuẫn và chân trời vẫn còn gợi nhiều thôi thúc. Còn khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại, nếu bạn bị dúi xuống bùn thì rất có thể bạn sẽ tặc lưỡi nằm đó một mình, hoặc sẽ cố gắng vùng vẫy sao cho người khác cũng vấy bẩn lem luốc giống với bạn.
    Tuổi trẻ có một thứ vốn ngầm rất đáng quý mà không phải ai cũng biết: sự cô đơn. Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức. Hạnh phúc làm cho con người ta mềm yếu, người ta vui tươi với mọi thứ, người ta quên mất việc phải làm; người ta bắt đầu tặc lưỡi nhiều hơn với những thói quen xấu. Tình yêu là một giống dây leo khó chiều. Nó cần được thử thách và bị tấn công. Nếu bạn mớm cơm cho nó hàng ngày, chăm sóc nó quá no đủ, nó sẽ chết yểu.
    Cô đơn ơi, tên của mi hàm chứa nghị lực. Nhưng sự cô đơn này không đơn thuần là ?omột mình? theo nghĩa đen của đúng từ này. Cô đơn là một trạng thái tổng hoà rất đặc trưng của tuổi trẻ. Cô đơn vì thấy mình quá bé nhỏ và ngộp thở trước sự rộng lớn của vũ trụ, của hằng hà tinh tú trên đầu mỗi đêm hè ta ngẩng lên. Cô đơn vì thấy mình bất lực trước một sinh vật ngang bằng mình, tồn tại cạnh mình, cần cho mình mà mình không sao sở hữu nổi nó. Cô đơn vì thấy có quá nhiều tiếng gọi mà không biết sẽ đi đâu. Cô đơn vì sự giằng xé giữa những ước mơ thời bé và những thực tế vừa mới đến. Cô đơn vì vừa buồn bã, vừa kiêu hãnh và khoái trá đi lại tung tăng, ngạo ngược trong thế giới của riêng mình, chỉ thỉnh thoảng hào phóng mời vào một hai người khách rồi lại mời họ ra ngoài để ta đóng cửa lại
  2. lantuvien_ttt

    lantuvien_ttt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2005
    Bài viết:
    984
    Đã được thích:
    0
    Bạn Linh de ơi, hãy vào trang namdinhonline.net, box Văn, bạn đăng ký rồi post bài cùng mình nhé. Mọi ngừơi tập trung ở Namdinhonline.net đông lắm. Có cả anh đàm huy đông,. chị thụy thảo,. chị mỹ quyên rồi đấy. Vào đó nha bạn.
    http://www.namdinhonline.net/forum/forum.asp?FORUM_ID=30
    Đường link trên đấy.
  3. migkhoaicun

    migkhoaicun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0
    ơ hơ, cả làng tự nhiên cứ như mất điện ấy, thi nhau post bài lên, rồi đột ngột xuôi lơ cả chả hoạt động gì, máu lên tý đi pà con.
  4. zixia

    zixia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Up up up, up cho nó lên trước khi trôi sang trang 2 nhỉ. Chắc tại phân tán hết lực lượng sang NDOL, đất rộng nhà to nên ai cũng quên phéng cái việc phải post cả ở bên cái topic bé tẻo này Hôm nọ cũng type được 1 truyện ngắn định post ở bên này nhưng tức quá, ngồi phải hàng máy rởm nên gửi lên thì mạng treo. Mấy lần định vòng lại nhưng đều có người ngồi ở cái máy dở hơi ấy nên ko lấy ra được. Type lại thì lười Báo chí, usb đều bị mẹ tịch thu bằng hết mới thảm làm sao chứ
  5. espider1276

    espider1276 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    1
    dạo này bận quá mình chẳng post bài lên được. Sắp thi rồi bận quá ! 2 tháng nữa mình sẽ post bài đều đều. hichic. bên ndol nhiều topic quá nên thành ra hơi loãng.... mọi người cố post giùm mình nhé ! hẹn gặp lại. nếu ai lập topic mới trên ndol thì hãy post link vào đây. thankx
  6. zixia

    zixia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Có thể là em quên
    Có thể là em không nhớ. Em quên
    Chiếc áo cũ lâu ngày không mặc nữa
    Chiếc áo có những nét chữ bạn bè yêu quý
    Có nồng nàn sắc phượng trên vai.
    Có thể là em không nhớ. Em quên
    Những nhành hoa tim tím mùa yêu cũ
    Dọc bờ sông là hai hành lang cỏ
    Cánh chim dỗi mùa trốn học rong chơi.
    Có thể là em không nhớ. Em quên
    Thuở những lẻ loi tìm nhau cất cánh
    Thuở những hẹn hò ủ bao chồi lộc
    Cho vườn xưa thơm ngát nụ thơ đầu
    Có thể em quên màu hoa đỏ trong tim
    Khi câu thơ xưa không còn là nắng lửa
    Khi kỉ niệm ngủ ngon lành không quẫy cựa
    Trong chiếc kén vàng năm tháng se lên.
    Có thể là em không nhớ. Em quên...
  7. zixia

    zixia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Buổi sáng
    - Hợp Phố -
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } 1 Buổi sáng. Chuông đòng hồ reo toáng loạn lên cũng không lôi tôi khỏi cái chăn bông cũ ấm sực được. Buồng trong mẹ húng hắng jo rồi nửa như hỏi, nửa như nói thầm một mình "Sáng nay có đi học không con?" Tôi cuống cuồng chồm dậy, vội vàng "Con đi đây mẹ ạ" rồi nhoáng nhoàng ra sân, nhoáng nhoàng quay trở vào, quơ một đống sách vở bỏ vào balô. "Mẹ, con để ba nghìn trên bàn. Tí nữa mẹ nhớ ăn sáng nhé". Không thấy tiếng mẹ trả lời. Tôi kéo dài cái balô lên vai, chạy bình bịch ra ngõ. Nhanh lên không lỡ xe buýt bây giờ.
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } 2 Có lẽ vẫn còn sớm lắm. Trời lạnh, mặt đường trắng loá vì hanh hao. Có cái gì nao nao như không khí sáng mùng một Tết, đường vắng tanh, chỉ loe hoe vài đứa trẻ con, má hồng rực lên, mắt nheo tít vì gió, đang ti toe áo mới túm tụm chơi, trước thềm. Nhưng bây giờ chưa đến Tết, trên vỉa hè chỉ đứng chơ vơ mỗi một thằng nhóc cỡ chừng lớp một lớp hai, tóc nâu như tơ thòi ra dưới cái mũ dạ, trên vai là cái cặp đỏ to đùng, có lẽ phải gấp đôi người nó. Ông nhóc đứng tần ngần bên đường, vẻ như đợi ai sẽ dắt nó băng ngang cái lòng đường vắng ngắt nhưng rộng thênh thang kia.
    - Êu! Nhóc! Sang đường không! - Tôi gọi.
    Thằng nhóc ngẩng lên, mắt chớp chớp tin cậy, để tôi bám vào cái cặp đỏ, đẩy nó lon ton qua đường. Sang đến nơi, ông nhóc không mở miệng, chỉ nhìn tôi tha thiết lắm rồi hấp tấp chạy mất. Tôi cũng cuống cuồng chân chạy về phia sngược lại. Nhanh lên không lỡ xe buýt bây giờ.
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } 3 Cứ nhìn tháy đứa sinh viên nào trên tuyến xe buýt lúc bảy giờ là biết ngay: Lại một nhân vật đi học muộn. Tại các trường vừa đồng loạt, đổi giờ vào lớp sớm lên 15 phút đây mà, nên đứa nào chăm chỉ toàn phải đi từ 6h45''''''''''''''''. Đưa tờ một nghìn nhàu nhĩ cho ông lơ xe, tôi lập tôi lập tức lôi trong balô quyển "Chiến tranh và hoà bình" dày cộm, chúi mắt vào đó. Xe chưa đông lắm, toàn công nhân, những người làm ở mạn Cao xà Lá mặt mày hớt hải còn nguyên cái sững sờ của một người vừa bị lôi khỏi hcăn ấm, Còn sớm còn sớm. Hãy cứ bình yên mà xem số phận Andrey và Natasa như thế nào.
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } 4 Ô chợ dừa. Có hai con bé dúi dụi trong đám người chen lên xe. Đã đông nhịt rồi đây. Một đứa tóc dài tết sau lưng, trông rất chỉn chu. Con bé kai tóc lưng lửng, buộc bằng sợi chun màu mè sặc sỡ. Cả hai mặt quần bò vảy xắn lên mấy gấu., giày buộc giây giá 40.000đ một đôi. Áo khoác dạng jacket đại hạ giá màu vỏ đỗ - hơi già nhưng sạch sẽ. Hai đứa nhìn quyển sách trên tay tôi, vẻ e dè nể phục lắm, rồi ríu rít vào câu chuyện xung quanh một bộ phim truyền hình nhiều tập nào đấy. Thì cũng như bao câu chuyện khác. Có hai anh chị yêu nhau, rồi thêm thắt chút sóng gió phong ba bão táp gì đó rồi cuối cùng đến được bên nhau với một cái ending hạnh phúc, vân và vân vân. Xe chạy vất vả trong dòng người đang giờ đi làm. Thỉnh thoảng cái phanh kêu két lên thất thanh. Và cả một khối mấy chục con người chao đảo đổ xô về phía trước. Không sao, đang rét, càng vui, càng ấm. Chỉ có dân đi xe buýt thành thần mới có kiểu đứng dồn toàn bộ trọng lực cơ thể xuống mười đầu ngón chân bám chặt vào sàn, có bị nghiêng ngả, thì cũng chỉ nghiêng ngả theo ý mình. Con bé tóc lưng lửng vừa đưa tay lên vuốt tóc, chắc là làm điệu với thằng con trai nào trong cái đám lố nhố cuối xe. Ở cổ tay nó hơi loé sáng - một cái đồng hồ mặt mạ vàng dây da, còn khá mới. Tôi tính nhanh trong đầu: Mua vào khoảng hai trăm, bán rẻ cũng được đến một trăm.
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } 5 Xe chạy đến gần Tổng hợp, con bé tóc dài quay sang cười cười rồi lách ra phía cửa. Tôi thò tay vào túi áo, mảnh dao bá xíu nằm gọn giữa kẽ ngón tay. Xe dừng lại một thoáng, đủ để dồn một đống người xuống và đón nhận một hai người lên. Chạy tiếp. Một thằng oắt con lạng cái xe Su Sport giữa đường làm phanh xe lại kêu rít lên. Tôi đổ xô về phía con bé tóc ngắn. Cái đồng hồ đứt dây sau một nhát cắt ngọt xớt, rơi vào ống tay áo tôi. Một bác đứng bên cạnh càu nhàu "xe với chả cộ. Chắc cố chạy về cho đúng giờ đây mà". Tôi lưng lửng cười toe một cái vẻ ủng hộ. Mấy cái răng chìa ra. Tôi đưa quyển sách gí sát vào mặt, tay kia với lên thanh vịn trên cao. Cái đồng hồ men theo ống tay áo rơi tọt vào túi áo bên trong, lạnh như có ai nhét cục đá vào người.
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } 6 "Bách hoá Thanh Xuân Bắc ai xuống ra cửa nào!". Ông lơ xe gào lên một câu dài hơi nhue thế. Con bé tóc lửng giơ tay định xem giờ. Mặt nó tái mét. Nó ngẩng lên nhìn mọi người đầy sợ hãi, rồi lại lập cập vuốt vuốt hai cổ tay một lần nữa, hy vọng cái đồng hồ chỉ quanh quẩn đâu đây. Nó lục túi. Nó nắn kĩ hai túi quần bò. Nó nhìn quanh quất trên sàn. Rồi nó lại ngẩng lên, mồm há hốc định kêu. Kêu ai bây giờ. Không ai hay biết. Một chị phòng thuế nét mặt nhàu nhĩ mệt mỏi. Và tôi - một chị sinh viên quần áo bóng loáng với quyển sách dày cộm trên tay. Con bé há miệng, những cái răng chìa chìa ra. Mắt nó ứ đầy nước. Bây giờ chỉ cần chớp mắt là từ hai cái hốc mắt kai sẽ vãi ra đầy những nước là nước. Tiếc của, sợ hãi, hay chua chát. Tôi không biết. Tôi chỉ thấy lành lạnh như có ai nhét cục đá trong người.
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } 7 Cũng đã có lúc tôi đã có cảm giác như thế. Cái cảm giác của một đứa trẻ bị đứa lớn hơn bắt nạt, nhưng vẫn cố nhơn nhơn ra vẻ ta đây không sợ. Cái cảm giác của mẹ bị họ hàng và bạn bè bố rẻ rúng, bị bố dứt áo ra đi theo người khác. Bố và mẹ cũng đã yêu nhau, rồi cũng có sóng gió phong ba thêm thắt vào, nhưng rồi chẳng có cái ending hạnh phúc nào hết, chẳng có đứa con nào được sinh ra từ hạnh phúc và tình yêu, mà chỉ có tôi, lớn lên từ trong thù hận và muộn phiền. Cái cảm giác nhục nhã vì bị khinh rẻ, nó còn đáng để ứa nước mắt hơn là nỗi đau mất của. Tôi an ủi mình như thế. Rồi nhìn con bé, nó vẫn đang cố trợn mắt lên để nước mắt khỏi tràn ra. Ngày mới vào nghề, đại ca còn dạy tôi: "Nhân đạo là tự sát. Tàn sát để tự vệ cơ mà". Mình thương bó. Ai sẽ thương mình. Cái đồng hồ này, ít ra cũng sẽ là mấy vỉ thuốc bổ cho mẹ. Cái cục đá trong người tôi đã tan ra mất, nhỏ từng giọt xuống, lạnh buốt.
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } 8 Tôi xuống xe chỗ Ngoại ngữ. Tôi xuống xe mà không nhìn gì cả. Bao giờ cũng thế, tôi chỉ lên xe, xuống xe mà không quan tâm cái xe này bắt đầu ở điểm nào và kết thúc tại đâu.
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } 9 Tối xuống xe, tần ngần một lúc rồi quay lưng sang đường. Tôi không vào trường. Tôi sẽ đi chuyến xe buýt đi ngược lại. Trên những chuyến xe luôn chật chội và luôn có cơ hội cho những lưỡi dao.
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } 10 Bên vệ đường. Đứng chơ vơ một thằng nhóc mũi đỏ, mắt xoe tròn. Nó đứng đó, chờ đợi, một người lớn nào đó sẽ chìa tay ra, dắt nó qua đường.
    Hà Nội, 28-11-99-----------------------------
    Được zixia sửa chữa / chuyển vào 18:21 ngày 24/04/2006
  8. Hang_tbkt

    Hang_tbkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Em còn nhớ báo HHT có bài thơ rất hay về mũ lá bàng của một bạn học sinh Hải Phòng, nhưng em ko thể nhớ được chi tiết bài thơ ấy. Em chỉ còn nhớ rằng bài thơ đó có câu " Khóc nhè bị mẹ mắng và Nhưng giờ đây ko ai làm quan trạng ....". Nếu ai còn nhớ, có thể chép lại giúp em được ko ??? Em cảm ơn
    Thu Hằng
  9. demboitinh08

    demboitinh08 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    2
    To lantuvien_ttt
    Cậu ko nên rủ rê và lôi kéo moi người chứ. post bài viết thì ở đâu cũng được mà, cứ gì cứ phải về nam định. Topic này cũng có nhiều người là cựu bút của Báo Hoa đấy, nhưng cậu chưa biết đấy thôi ...
    nice
  10. demboitinh08

    demboitinh08 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    2
    To lovelycinderella
    HHT.com là một site của hải ngoại ,http://www.hoahoctro.com/porto/index.php
    ko lien quan gi den bao hoa ca

Chia sẻ trang này