1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Đôi dòng về Trịnh Công Sơn
    Cổ Ngư​

    Cho đến nay, trước sau có ba nhạc sĩ Việt Nam tự nhận mình là người hát rong: Phạm Duy, Trịnh Công Sơn và Trần Tiến. Phạm Duy rong ruổi trên con đường cái quan, suốt từ Bắc vào Nam, rồi ra ngoài đất nước, đi khắp vòng thế giới để cuối cùng, trở về điểm mốc ban đầu: quê nhà. Trần Tiến muốn nói lên sự thật về một đất nước thừa nghèo đói nhưng cũng không thiếu điều nhố nhăng trên những nơi ông đi qua. Còn Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ của hơn tám trăm ca khúc, đã cùng âm nhạc của mình lang thang mãi giữa những lằn ranh của nắng-mưa, yêu-ghét, cảm thông-chối bỏ, sống-chết, đi-về, nhớ-quên, buồn-vui, chiến tranh-hoà bình, hận thù-ăn năn...

    Năm 1991, trong lời bạt của tập bài hát Em còn nhớ hay em đã quên, nhạc sĩ Văn Cao viết: ??oTôi gọi Trịnh Công Sơn là người ca thơ (chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng cuả một đưá con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền... Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn là ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà cả ở bên ngoài biên giới nưã???. Như vậy, nhạc sĩ Văn Cao, cũng như nhạc sĩ Phạm Duy trong tập Hồi ký cuả mình, đã nhắc về Trịnh Công Sơn với những lời lẽ đơn sơ nhưng trân trọng. Rất nhiều người khác trong giới văn nghệ sĩ đã đồng ý gọi Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ cuả Tình Yêu-Quê Hương-Thân Phận. Thật vậy, trong sự nghiệp sáng tác của ông, bên cạnh những tình khúc lãng mạn, những ca khúc phản chiến, kêu gọi xây dựng đất nước trong hoà bình, còn có những bài hát, như những dấu chấm hỏi và dấu chấm than về thân phận con người.

    Tình khúc của Trịnh Công Sơn, với những cái tựa rất ấn tượng và siêu thực như Nắng thuỷ tinh, Rồi như đá ngây ngô, Biển nhớ, Hạ trắng, Lời buồn thánh, Hoa vàng mấy độ... một lần được nghe, sẽ ở lại mãi trong lòng người thưởng thức. Ca khúc về thân phận cuả ông, đôi bài rất gần với thánh ca, đạo ca, thiền ca, dân ca, được không ít người suy gẫm: Lời mẹ ru, ở trọ, Xin mặt trời ngủ yên, Tự tình khúc, Gần như niềm tuyệt vọng, Một cõi đi về, Biết đâu nguồn cội, Bay đi thầm lặng... Chỉ có những ca khúc phản đối chiến tranh, kêu gọi hoà bình của ông thời 1968-1973 và một số bài hát viết sau năm 1975 là tạo nhiều ??ovấn đề???, biến ông thành người hát rong giữa những lằn ranh cuả định kiến ý thức hệ. Trong thời gian sáng tác các ca khúc cuả hai tập Ca khúc da vàng và Kinh Việt Nam, Trịnh Công Sơn đã phát biểu: ??oTôi phản đối chiến tranh, dù đó là chiến tranh chính nghiã hay phi nghiã???. Hình ảnh và tiếng nói cuả ông xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng đồng thời, trong nước, một số ca khúc cuả ông bị cấm phổ biến. Chính quyền miền Bắc, với khẩu hiệu ??oChống Mỹ cưú nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước???, ra lệnh bỏ tù những ai dám nghe và hát nhạc Trịnh Công Sơn vì không ít những cán bộ, bộ đội đã vì thế mà bỏ ngũ, quay lưng quay súng trong các chiến dịch ??ochiêu hồi???. Chính quyền miền Nam, dưới chiêu bài ??oBảo vệ Tự Do, chống sự xâm lăng cuả cộng sản phương bắc???, cấm hàng loạt ca khúc cuả Trịnh Công Sơn vì cho rằng những bài hát này làm băng hoại tinh thần chiến đấu cuả quân dân miền Nam, khiến binh lính đào ngũ, người dân biểu tình, bãi thị, bãi khoá... Thế nhưng, ngay giưã Hà Nội, chính nhạc sĩ Văn Cao đã được nghe những người thanh niên trẻ say mê hát nhạc phản chiến đến đứt cả dây đàn guitare. Tại Sài Gòn và các thành thị phiá nam, bên cạnh những bài hát day dứt, nói lên nỗi thống khổ, tủi nhục, mất mát trong chiến tranh như Đi tìm quê hương, Em đi trong chiều, Giọt nước mắt cho quê hương, Gia tài cuả mẹ, những bài hát hừng hực khí thế tuổi trẻ đã được sinh viên, học sinh và hướng đạo sinh say mê vỗ tay mà hát. Họ mong muốn những gì? Được Nối vòng tay lớn, Dựng lại người dựng lại nhà và Chờ nhìn quê hương sáng chói. Cũng cùng một ý hướng như các nhạc sĩ Phạm Duy và Phạm Đình Chương khi sáng tác hai trường ca Con đường cái quan và Hội Trùng Dương, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mong muốn được nhìn thấy một đất nước Việt Nam thống nhất trong hoà bình và giàu mạnh khi ông viết các ca khúc rất lạc quan: Huế-Sài Gòn-Hà Nội quê hương ta, Tôi sẽ đi thăm, Đồng dao hoà bình, những ca khúc được viết khi ông vưà hát vưà bị rượt đuổi và đang sống lê la trốn lính với các bạn bè giang hồ.

    Sinh ở Đắc Lắc, nổi tiếng ở Sài Gòn, nhưng trong hai thời điểm đau thương cuả miền Nam, 1968 và 1975, Trịnh Công Sơn lại có mặt ở Huế. Những hình ảnh hãi hùng cuả Tết Mậu Thân đã để lại nhiều dấu vết trong một số ca khúc cuả ông. Điạ danh Bãi Dâu, hình ảnh người mẹ hoá điên khi nhìn ra thi thể con mình trong hầm chôn tập thể, thay vì gào khóc lại vỗ tay reo mừng, hay câu hát Xác nào là em tôi giưã hố hầm này?, như những đoạn phim thời sự, vạch trần tội ác chiến tranh và sự tàn bạo cuả những người chung một nòi giống. Sau năm 1975, Trịnh Công Sơn lại ra sống ở Huế và cứ một năm vài tháng, lại tham gia vào những chuyến lao động trồng khoai sắn trên những cánh đồng còn gài đầy mìn tại Cồn Thiện, gần vĩ tuyến 17. Mãi đến năm 1979, ông mới được phép vào sống cùng gia đình tại Sài Gòn, lúc này đã mang tên thành phố Hồ Chí Minh. Ca khúc đầu tiên sau biến động 30.04.1975 được ông vưà đàn vưà tự trình bày trên truyền hình mang tưạ đề Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui. Bài hát lập tức bị đả kích ở trong cũng như ngoài nước. Báo chí trong nước lên án bài hát đậm đặc tính chất tiểu tư sản, những hình ảnh ??oTôi nhặt gió trời, mời em giữ lấy, để mắt em cười tưạ lá bay... Tôi đợi em về, bàn chân quen quá, thảm lá me vàng lại bước qua...??? không thể nào chấp nhận được trong khi cả nước sôi sục khí thế lao động và chiến đấu chống Khơ-me đỏ và ??obọn bành trướng Bắc Kinh???. Báo chí cuả người Việt hải ngoại đặt câu hỏi: niềm vui ở đâu ra lắm thế trong khi quê hương lầm than, nhiều triệu người ly tán, bị tù đày trong các trại cải tạo hoặc vượt mọi hiểm nguy tìm đường vượt biển. Cũng thế, bài hát Em còn nhớ hay em đã quên ra đời sau đó cũng không thoát khỏi buá riù dư luận. Trong khi chuyện vượt biên còn là điều cấm kÿ, những người bỏ nước ra đi cách này hay cách khác đều bị khép tội phản quốc, Trịnh Công Sơn viết: ??oEm ra đi, nơi này vẫn thế, vẫn có em trong tim cuả mẹ???. Sau khi được Khánh Ly trình bày trên đài VOA (Voice Of America) trong chương trình phát thanh về Việt Nam, bài hát liền lập tức bị cấm phổ biến tại quốc nội. ở hải ngoại, bài hát bị lên án là uỷ mị, làm mủi lòng người lưu vong, trong khi nhạc phẩm Khi xa Sài Gòn (phổ thơ Kim Tuấn) cuả Lê Uyên-Phương, khi ấy đã định cư tại Hoa Kỳ, lại không bị chỉ trích, dù nội dung và nhạc điệu buồn bã cuả hai ca khúc tương tự như nhau. Chỉ có người Sài Gòn vẫn tiếp tục lén lút phổ biến bài hát, bởi vì nó gợi lại một thời xưa cũ, bởi vì đó là bài hát đầu tiên ở trong nước, từ sau ngày 30.04.1975, nhắc đến cái tên Sài Gòn, cái tên mà chính quyền mới đã tìm đủ mọi cách để làm cho mọi người quên đi. Có lẽ, vào thời điểm đó, chính người Sài Gòn cũng cảm thấy mình đang sống lưu vong ngay giưã Sài Gòn!

    Không chọn con đường quay lưng chống đối, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn quyết định ở lại với đất nước, dù bạn bè và các em cuả ông lần lượt ra đi. Sau nhiều năm tháng lao động cải tạo trên những mảnh đất gài đầy mìn, ông viết: ??oTôi chọn nơi này cùng nhau ca hát, để thấy tiếng cười rộn rã bay???. Nhưng như vậy, không có nghiã là ông tự phản, ông chấp nhận sống chung để cùng thay đổi, đồng thời, vẫn đi được con đường riêng cuả mình. Nhìn lại những ca khúc cuả Trịnh Công Sơn được phổ biến trong nước khoảng thập niên 80, người ta thấy, ngoài những ca khúc viết cho phim truyện và phim tài liệu: Đời gọi em biết bao lần, Cánh chim cô đơn, Vẫn có em bên đời, Bốn muà thay lá..., ông còn một số bài hát viết về quê hương, về mẹ, về tuổi mới lớn và tuổi thơ như các bài Huyền thoại Mẹ, Chiều trên quê hương tôi, Em đến từ nghìn xưa, Tuổi đời mênh mông, Em là hoa hồng nhỏ... Vắng bóng những tình ca, nhưng không hề có một lời xưng tụng chế độ, đảng cầm quyền cũng như những người lãnh đạo. Trong khi giới truyền thông trong nước kêu gào, thổi phồng tin một số nữ thanh niên xung phong bị hãm hiếp và giết hại dã man ở biên giới tây nam, Trịnh Công Sơn sáng tác một ca khúc vui tươi, với những lời lẽ nhẹ nhàng: ??oLên nông trường, ra biên giới, có đôi chân đi không trở lại...???. Viết cho thiếu nhi, khi ấy vẫn còn bị nhồi nhét lòng căm thù trong các bài học, ông có những câu rất đẹp: ??oTrang sách hồng nằm mơ màng ngủ, em gối đầu trên những vần thơ...???. Và, rất lâu trước khi các ca khúc lãng mạn về Hà Nội cuả thập niên 90 ra đời, khi người ta còn bị bắt buộc phải nghĩ đến Hà Nội như nghĩ đến một ??othành trì cách mạng???, với quảng trường Ba Đình và lăng Hồ chủ tịch, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mở đầu ca khúc Nhớ muà thu Hà Nội bằng một hình ảnh tương tự như tranh Bùi Xuân Phái:

    Hà Nội muà thu,
    Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ
    Nằm kề bên nhau,
    Phố xưa, nhà cổ, mái ngói thâm nâu...


    Hình như mọi người không ngạc nhiên khi biết, từ đầu năm 1975, Trịnh Công Sơn bắt đầu tìm đến với hội hoạ, và tranh cuả ông có một đường hướng riêng, một chỗ đứng riêng. Bởi vì, trong các ca khúc, ông đã ??ovẽ??? rất nhiều bằng lời hát đầy chất thơ cuả mình. Những hình ảnh ngàn cây thắp nến lên hai hàng, chiều tím loang viả hè, trời ươm nắng cho mây hồng, lòng ta trăm con hạc gầy vút bay, bàn im hơi bên ghế ngồi... kết hợp cùng âm thanh du dương, tạo nên nét độc đáo trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. Người nữ, hao hao giống những modèle cuả Đinh Cường, ẩn hiện trong hàng trăm ca khúc: vai em gầy guộc nhỏ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao, đôi môi lưả cháy, mi cong cỏ mượt, da thơm quả ngọt, áo xưa ***g lộng... Tình yêu, cũng vì thế, thường yểu mệnh trong các bài hát cuả Trịnh Công Sơn, tình vui rất hiếm, tình buồn, Tình xót xa vưà, Tình xa, Tình nhớ, Tình sầu, nhiều hơn...

    Một người nữ khác, người mẹ, cũng xuất hiện khá nhiều trong các nhạc phẩm cuả Trịnh Công Sơn. Từ hình ảnh thanh bình: Lời mẹ ru đêm vắng, ngón tay hồng, người mẹ đi qua chiến tranh, tủi phận trong Ca dao Mẹ, hoặc nghẹn ngào thốt lên: Con ngủ tuổi hai mươi. Có khi đó là bà mẹ quê, ngơ ngác giưã đoàn người di tản, với gia tài chỉ vỏn vẹn có mỗi trái bí trên vai. Có khi đó là người mẹ gan dạ đứng dưới mưa để chờ xoá sạch dấu con về. Sau chiến tranh, tưởng đâu những người mẹ ấy sẽ yên tâm lên núi tìm xương con mình, hoặc dâng miếng cau rồi dâng ngọn trầu, nhưng cuộc ??onội chiến??? vẫn tiếp diễn dưới một hình thức khác, mẹ vẫn trăn trở giọt ngắn giọt dài, mong lũ con cùng cha quên hận thù... Hình ảnh mẹ, cuối cùng trở nên huyền ảo: Sương mù, tóc mẹ trôi, Mẹ chìm dưới cơn mưa, trước khi biến mất hoàn toàn trong tiếng kêu than thống thiết của đàn con: Mẹ bỏ con đi, đường xa hoạn nạn...

    Hình ảnh người mẹ thường gắn liền với lời ru. Nhưng lời ru trong âm nhạc Trịnh Công Sơn đã chuyển sang thành tiếng những tình nhân thổn thức ru nhau, hoặc tự ru mình. Nếu tình khúc Tôi ru em ngủ bắt đầu với nhạc điệu êm ả và lời hát gợi cảnh yên bình: ??oTôi ru em ngủ một sớm mùa đông, em ra ngoài ruộng đồng, hỏi thăm cành luá mới...???, trong những ca khúc khác, như Ru em, Ru em từng ngón xuân nồng, Ru tình, Rơi lệ ru người, Ru đời đi nhé!, Ru đời đã mất, Ru ta ngậm ngùi..., lời ru lãng đãng giưã bâng khuâng, nhớ nhung, hoang mang, ưu phiền, ăn năn cuả tình yêu và sự khắc khoải cuả thân phận trước giấc ngủ sau cùng, cái chết: ??oTa ru ta ngậm ngùi, xin ngủ dưới vòm cây???. Cái chết, một chủ đề ám ảnh thường trực hành trình âm nhạc cuả Trịnh Công Sơn. Trong chiến tranh, cái chết đến với mọi người, ở mọi nơi. Người con gái Việt Nam da vàng chết trong đêm lạc đạn. Đưá bé ra đồng chết vì mìn gài một buổi sáng muà xuân. Người phi công gẫy cánh. Đám tang đi qua trái mìn nổ chậm, người chết, chết hai lần. Những cụm từ xác người, người yêu chết trận xuất hiện đậm đặc trong các ca khúc bài ca dành cho những xác người, Hát trên những xác người, Tình ca người mất trí như sự lập đi lập lại cuả những hồi kinh cầu hồn. Những người chết, người dân, người lính, cuả ??ophiá bên này??? hay ??ophiá bên kia???, đôi khi chết mà không hiểu vì sao mình phải chết. Với bản thân người nhạc sĩ, cái chết dường như ít khốc liệt hơn, hình như chỉ là nằm chết như mơ, hình như chỉ đơn giản một hôm lên núi nằm xuống, hay: ??oThí dụ, bây giờ tôi phải đi, tay chia ly cùng đời sống này...???. Trong các sáng tác có tính chất đạo ca cuả Trịnh Công Sơn, cái chết còn đến rất gần với thuyết luân hồi cuả nhà Phật:

    Không có đâu em này,
    Không có cái chết đầu tiên,
    Và có đâu bao giờ,
    Đâu có cái chết sau cùng...


    Có thể nói không một cách không quá đáng rằng Trịnh Công Sơn là một nhà cách tân ngôn ngữ Việt Nam đương đại. Qua vô số hình ảnh tuyệt vời ông đưa vào lời hát rất nhiều so sánh, hoán dụ, ẩn dụ đắc giá: tóc trắng như vôi, chập chờn lau trắng trong tay, biển rộng hai vai, đá lăn vết lăn trầm, tình treo trên chiếc đinh không, đôi môi rồ dại, giọt máu cuồng điên, nắng khuya, mắt đêm đèn vàng, tình yêu như trái phá - con tim mù loà, đời sao im vắng như đồng luá gặt xong, đôi khi thấy trên lá khô một dòng suối, thuyền nào chở mất thuyền quyên?... Ông sử dụng tài tình sự tương phản và đôi khi dùng những vế câu thật đơn giản để đẩy cao hơn điều muốn nói:

    người vinh quang mơ ước điạ đàng /
    người gian nan mơ ước bình thường
    => làm sao đến gần hy vọng cuộc vui chung?


    hay:

    Dù muà xuân đã đến đây / Vẫn còn tiếng khóc thầm,
    Triệu nụ hoa đang thoát thai / Viên đạn vẫn trên nòng...


    Tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ khi chưa đến hai mươi tuổi, âm nhạc cuả Trịnh Công Sơn đi thẳng từ trái tim người sáng tác đến trái tim người nghe, không bị lệ thuộc vào ảnh hưởng cuả âm nhạc kinh viện, âm nhạc thương mại hay âm nhạc trình diễn, do đó, chỉ nằm trong các thể điệu slow, slow-rock, blues, boston, valse hoặc surf, swing, soul chậm và hành khúc mà thôi. Ngoại trừ nhạc phẩm phổ thơ Trịnh Cung Cuối cùng cho một tình yêu, liên-tiểu-khúc Đoá hoa vô thường và một số ca khúc sáng tác chung với nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, các ca khúc khác cuả ông có giai điệu đơn giản, đôi khi đơn điệu, nhưng luôn thăng hoa theo lời hát. Đó chính là đặc điểm và cũng chính là giới hạn cuả âm nhạc Trịnh Công Sơn.

    Khởi đầu bằng các ca khúc Ướt mi, Thương một người và kết thúc với Sóng về đâu?, Đồng dao 2000, suốt hơn bốn mươi năm qua, âm nhạc Trịnh Công Sơn đã đến với thính giả qua tiếng hát và cách trình bày cuả nhiều thế hệ ca sĩ. Từ Thái Thanh đến Ý Lan, Quỳnh Hương, Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo, Thiên Phượng, Mai Linh. Từ Thanh Thuý, Giao Linh, Lệ Thu, Lê Uyên đến Thanh Lan, Nguyễn Chánh Tín, Carol Kim, Thuý-Hà-Tú, Tuấn Ngọc, Đức Huy, Hoạ Mi. Từ Vũ Khanh, Ngọc Lan, Kiều Nga, Hương Lan, ái Vân, Như Mai, Don Hồ, Dalena đến Thanh Hà, Thuỳ Dương, Huy Tâm, Mỹ Huyền, Lâm Nhật Tiến, Hoàng Nam. Từ Duy Trác, Quỳnh Giao đến Nguyễn Thành Vân, Trần Thái Hoà. Từ Lê Dung, Cẩm Vân, Bảo Yến, Lan Ngọc, Thanh Hải đến Khắc Dũng, Thu Hà, Thanh Lam, Tam ca áo trắng, Mỹ Linh, Bảo Phúc, Trần Thu Hà... Nhưng có lẽ chỉ có Khánh Ly và Hồng Nhung là hai tiếng hát đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng người nhạc sĩ cũng như người thưởng thức. Ca sĩ Khánh Ly nghĩ rằng bài hát Yêu dấu tan theo có lẽ được viết riêng cho cô. Bài hát có những câu: ??oEm theo đời cơm áo, Mai ra cùng phố xôn xao, bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo...???. Ngoài ra, trong một ca khúc viết lúc cuối đời, ??oEm đi bỏ mặc con đường???, hình như cũng thấp thoáng đâu đó đôi lời trách cứ: Bỏ xa xôi yêu và gần gũi, bỏ mặc tôi buồn giưã cuộc vui... Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé, bỏ mặc tôi ngồi giưã đời tôi???.. Đối với cô bé Bống Hồng Nhung, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã riêng tặng một tam khúc: Bống bồng ơi, Bống không là Bống và Thuở Bống là người. Theo Trịnh Công Sơn, Khánh Ly là người hát hay nhất những sáng tác cuả ông, nhưng nếu Khánh Ly hát cho một thời vưà lãng mạn vưà đau thương trong chiến tranh đã qua, thì Hồng Nhung làm mới lại những ca khúc, với cách biểu hiện mới, phù hợp với tiết tấu cuả thời hiện đại. Ông cũng thường nhắc đến tên ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, chính là em gái út cuả ông.

    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, với đôi mắt kính gọng đồi mồi, với cây đàn guitare và giọng hát khàn âm hưởng Huế, với cả những điếu thuốc lá và những ly rượu mạnh, đã đi-qua-cuộc-đời và giã từ chúng ta ở tuổi sáu mươi hai. Bị bệnh tiểu đường nặng, những ngày cuối cùng, ông phải di chuyển bằng xe lăn, đúng như câu hát đã viết trước đó hơn hai mươi lăm năm:
    Mệt quá đôi chân này,
    Tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi,
    Mệt quá thân ta này,
    Nằm xuống với đất muôn đời...


    Xác thân ông đã nằm xuống với đất, về làm cát bụi, nhưng thần trí ông, vưà giã từ cõi tạm, có lẽ đang bay lượn đâu đó giưã chốn vô cùng, và tất cả, hình như, chỉ là một lời chia tay mà thôi:

    Những hẹn hò từ nay khép lại,
    Thân nhẹ nhàng như mây...
    Đoá hoa vàng mỏng manh cuối trời
    Như một lời chia tay...


    Cổ Ngư
    Paris 04.2001
  2. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    "Ngày nay không còn ai hát nữa những Ca Khúc Da Vàng của một thời -những ca khúc có số phận bèo bọt, được tung hê ở miền Nam, nhưng bị cấm ngặt tại miền Bắc thời ấy-, chỉ nhạc tình TCS là còn ở lại"
    Không,ngày nay, những người Việt Nam trẻ tuổi,những người thậm chí chưa biết đến chiến tranh một ngày vẫn nghe hát, vẫn hát cho nhau nghe những Ca khúc da vàng. Ca khúc da vàng không phải là,không thể là những ca khúc của một thời, bởi nhân loại, có ngày nào là không có cảnh đổ máu...

    lys
  3. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    "Ngày nay không còn ai hát nữa những Ca Khúc Da Vàng của một thời -những ca khúc có số phận bèo bọt, được tung hê ở miền Nam, nhưng bị cấm ngặt tại miền Bắc thời ấy-, chỉ nhạc tình TCS là còn ở lại"
    Không,ngày nay, những người Việt Nam trẻ tuổi,những người thậm chí chưa biết đến chiến tranh một ngày vẫn nghe hát, vẫn hát cho nhau nghe những Ca khúc da vàng. Ca khúc da vàng không phải là,không thể là những ca khúc của một thời, bởi nhân loại, có ngày nào là không có cảnh đổ máu...

    lys
  4. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Hôm trước có bạn ở đây đã post điếu văn của Phạm Duy giành cho Trịnh Công Sơn. Hôm nay, Minh tìm lại bài cũ, gửi các bạn một đooạn hồi ký của Phạm Duy viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhạc da vàng của ông trong bối cảnh lích sử tại miền Nam trước 1975. Phạm Duy viết hồi ký này khoảng năm 1989.
    Nhạc Sĩ Phạm Duy nói Về Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn
    và nhạc da vàng TCS trong bối cảnh lịch sử

    Trịnh Công Sơn và Phạm Duy, năm 1970, tại tư gia P. Duy ở Saigon​
    ...Đầu thập niên 70 là lúc Nhạc Việt, trong phạm vi ca khúc, phát triển đến tột độ. Có sự thành công của những bài hát thông thường và chỉ được coi là nhạc thương phẩm -- mệnh danh là nhạc vàng -- với những tình cảm dễ dãi phù hợp với tuổi choai choai, với em gái hậu phương và lính đa tình, tuy không được coi trọng nhưng lại rất cần thiết cho vài tầng lớp xã hội trong thời chiến. Rồi có phong trào du ca và tâm ca với những bài hát phi-thương-mại, đi kèm với tình ca quê hương và trường ca, nói lên được phần nào tâm thức của thời đại và được thanh niên sinh viên công nhận.
    Trong phạm vi giải trí, phòng trà trở thành cái mốt của mọi người : thương gia, công chức, tư chức, quân nhân, thương phế binh và cả các bà nội trợ nữa.... ai ai cũng thích đi nghe nhạc và giúp cho ca sĩ chuyên nghiệp, nhạc sĩ sáng tác, nhạc công đánh đàn thăng tiến trong nghề mình. Cánh tay nối dài của phòng trà là quán cà phê có nghe nhạc, thu hút đông đảo sinh viên, học sinh. Nhạc trẻ ra đời, đem lại cho nhạc Việt một số bài hát mới, sôi nổi, đậm sắc hơn trước. Một rừng nhân tài trẻ trung xuất hiện qua những ban nhạc bốn người (gọi là combo), sử dụng nhạc khí điện tử với âm thanh mới lạ.
    Mười năm về trước, ở trong nước chỉ có ba nhà sản xuất đĩa hát. Bây giờ, rất nhiều người -- từ Ngọc Chánh (SHOTGUNS) qua Duy Khánh (TRƯỜNG SƠN) tới những người của các hãng khác (NHÃ CA, HOA MI, SƠN CA, SÓNG NHAC)... làm nghề sản xuất băng nhạc, mỗi tháng tung ra những chương trình nhạc rất hấp dẫn, kể cả cổ nhạc lẫn tân nhạc, nhạc trẻ lẫn nhạc già (nhạc tiền chiến). Hàng trăm, hàng ngàn (hàng vạn, nếu kể cả Saigon và các tỉnh) cửa hàng sang băng, càng làm cho băng nhạc phát triển dữ dội.
    Trong bối cảnh sinh động như vậy, phần chính yếu là sáng tác phẩm phải rất phong phú. Vào lúc này, ngoài những người đi trước như Vũ Thành, Cung Tiến, Phạm Đình Chương, Lâm Tuyền, Hoàng Trọng, Văn Phụng, Văn Giảng, Ngọc Bích, Hoàng Thi Thơ, Trần Ngọc, Y Vân, Lê Dinh, Anh Bằng, Trúc Phương, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh tức Nhật Trường, Lam Phương, Đỗ Lễ, Phạm Thế Mỹ... đã xuất hiện một số người mới như Thanh Trang, Trầm Tử Thiêng, Anh Việt Thu, Lê Uyên Phương, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Nguyễn Ánh 9, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang... Tân Nhạc đã có tới bốn đời nhạc sĩ và có hàng trăm, hàng ngàn ca khúc được soạn ra và hát lên. Trong Hồi Ký này, tôi chỉ nhắc tới những người đánh dấu thời đại một cách sâu đậm bằng tác phẩm của mình.
    Người nổi nhất là Trịnh Công Sơn. Trước tiên, người ta biết tới anh nhờ Quán VĂN. Quán do nhóm sinh viên mang tên KHAI HOÁ chủ trương. Nhóm này đã làm nhà xuất bản (QUẢNG HOÁ) rồi khi phong trào phòng trà thịnh hành, nhóm mở quán cà phê ở ngay trung tâm Saigon, trên nền Khám Lớn cũ trong khu Đại Học Văn Khoa, sinh viên tới uống cà phê nghe băng nhạc và nghe Khánh Ly hát.
    Bài hát của Trịnh Công Sơn đươc nghe tại quán VĂN lúc đầu là Lời Buồn Thánh. Cũng như nhạc Đặng Thế Phong, bài hát tân lãng mạn (néo-romantique) này nói về nỗi buồn. Bài Lời Buồn Thánh thật là buồn, như bài hát buồn làm cho người Âu Châu phải tự tử là Chủ Nhật Buồn tôi đã nói tới trong một chương sách. Trong bài hát của mình, họ Trịnh cũng nói tới ngày chủ nhật buồn: Chiều chủ nhật buồn, Nằm trong căn gác đìu hiu, Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều, Trời mưa, trời mưa không dứt, Ô hay mình vẫn cô liêu...
    Thoạt nghe đã thấy ngay là tiếng hát đau đớn, thấy mưa ảm đạm trong lòng (như thơ Verlaine), thấy sự cô đơn, hoang vắng. Sinh ra ở Ban Mê Thuột (hay Pleiku), sống ở Huế, mưa ám ảnh Trịnh Công Sơn rất nhiều cho nên cũng vẫn là nỗi buồn của ngày chủ nhật mùa mưa trong bài Tuổi Đá Buồn: Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang, Từng ngón tay buồn em mang em mang, Đi về giáo đường, ngày chủ nhật buồn...
    Nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc nói về QUÊ HƯƠNG, TÌNH YÊU, và THÂN PHẬN CON NGƯỜI. Hãy nói về tình khúc Trịnh Công Sơn, nói về thân phận Người Tình trong giai đoạn quê hương đổ nát này.
    Từ khi Tân Nhạc Việt Nam ra đời đầu thập niên 40, đã có những tình khúc của Lê Thương, Lê Yên, Hoàng Giác, Dzoãn Mẫn... Lúc đó là thời bình, khi tình còn xanh và yêu chưa lo sợ. Ngôn ngữ tình yêu thật là bình dị, đối tượng là cô hái mơ, cô láng giềng, cô lái đò, cô hái hoa hay anh Trương Chị Từ khi nước Việt bị chia đôi, nhạc tình miền Nam đậm sắc hơn và trong mười năm đầu, vì cuộc đời chưa thực sự bị đe doạ, người ta vẫn có những bài hát hữu tình hay thất tình, xinh xinh, hiền lành, lúc đầu còn mới mẻ, dần dà ngôn ngữ tình yêu trở thành sáo ngữ. Tới lúc đời sống trở nên bấp bênh, thanh niên được gọi đi lính rất nhiều (chết trận cũng nhiều) biết bao nhiêu đôi lứa phải xa nhau (có khi vĩnh viễn xa nhau) tình khúc miền Nam thay đổi ngôn ngữ.
    Nhạc tình không còn là nhạc lãng mạn, nhạc cảm tính với câu hát đắm đuối hay hờn dỗi nữa ! Bây giờ là những bài hát nhức nhối của những tình nhân yêu nhau trong cơn mê sảng. Nhạc trở thành não nề và đánh vào não tính. Nhạc tình bây giờ là tình ca của người mất trí.
    Tình khúc Trịnh Công Sơn ra đời, từ giàn phóng là Quán VĂN được hoả tiễn Khánh Ly đưa vút vào phòng trà, rồi vào băng cassette và chỉ trong một thời gian ngắn chinh phục được tất cả người nghẹ So với tình khúc của ba bốn chục năm qua, ngôn ngữ trong nhạc Trịnh Công Sơn rất mới, chất chứa những hình ảnh lạ lùng, quyến rũ như cơn mưa hồng, thuở hồng hoang, dấu điạ đàng, cánh vạc bay....
    Tình yêu trong nhạc của anh là những cảm xúc dữ dội như trái phá con tim mù loà, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng... Cuộc đời là hư vô chủ nghĩa, con người sống trong cảnh Chúa, Phật bỏ loài ngườị Cuộc đời còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôị.. Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn... Buồn tủi cho thân phận con người nên nhánh cỏ cũng xót xa, phiến đá cũng ưu phiền, và chỉ còn những mưa và mưa để xoa dịu vết thương mở lớn! Hãy nghe thêm những câu hát về mưa trong Diễm Xưa :Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động, Làm sao em biết bia đá không đau. Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau....
    Diễm Xưa cho thấy rõ tiếng hát đứt đoạn của nội tâm về nỗi đau con người trong tình yêu, thấy thêm sự hoang vắng của tâm hồn. Bị ám ảnh bởi mưa đến độ còn nhìn ra mầu sắc của mưa -- mưa hồng -- Trịnh Công Sơn nói lên nỗi bàng hoàng của con người khi thấy cái chết nằm ngay trong sự sống: Người ngồi xuống xin mưa đầy, Trên hai tay cơn đau dài, Người nằm xuống nghe tiếng ru, Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ ?
    Nguyễn Đình Toàn gọi nhạc Trịnh Công Sơn là những bản tình ca không có hạnh phúc, những bài hát cho quê hương đổ vỡ. Cũng là phản ứng của người đau đớn trước hoàn cảnh đất nước, nhưng nó là sự chịu đựng và chết lịm hơn là sự nổi sùng và chửi bớị Có lẽ vì tác giả là người lớn lên ở Huế, một thành phố nên thơ, hiền hoà, không chấp nhận bạo động. Tôi vẫn cho người Việt ở ba miền đất nước có những phản ứng khác nhau trước những hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ người con gái miền Bắc thất tình thì phản ứng bằng sự điên giả -- CHÈO có vở Vân Dại Giả Điên -- hay điên thật rồi nguyền rủa, chửi bới cuộc đời (như ông giáo ở Phú Nhuận nói ở chương trên). Sự phản ứng của người gái Huế là buông xuôi (fatalisme), mất người tình là nàng có thể đâm đầu xuống sông tự tử. Còn ở miền Nam à? Không oong đơ gì cả, người thất tình sẽ đốt chồng như cô Quờn.
    Về phần nhạc, toàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, rắc rối vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đạị Bài hát chỉ cần một chiếc đàn guitare đệm theo, nếu hoà âm phối khí rườm rà thì không hợp với những bài hát soạn theo thể ballade nàỵ
    Từ nhạc tình yêu, thân phận con người, Trịnh Công Sơn chuyển qua nhạc thần thoại quê hương. Âm nhạc ở miền Nam trong thời gian này thật phong phú. Vẫn có những bài hát soạn cho tuổi choai choai : Em 16, Em Mới Biết Yêu Đã Biết Sầu, Túp Lều Lý Tưởng, Người Tình Chung Vách, Người Tình Chung Thủy và cho người lính Cộng Hoà: Lính Mà Em, Lính Dù Lên Điểm, Lính Nghĩ Gì, Lính Xa Nhà, Lời Người Lính Xa, Lính Trận Miền Xa, Anh Là Lính Đa Tình, Người Lính Chung Tình, Đám Cưới Nhà Binh... Và có thêm những bài hát phản ứng trước cảnh tang thương của đất nước. Như đã nói trong chương trước, nhạc tâm ca, du ca lúc này là sự phẫn nộ của thanh niên khi thấy mình bị đưa lên giàn hoả thiêu hoặc phải đi vào quê hương bằng cuộn dây thép gai.. rồi xuống vỉa hè và trở thành tục ca.
    Bây giờ, ngoài những ca khúc đi vào tình nhớ, tình xa, tình sầu.. với cơn chết lịm, với nỗi muộn phiền và niềm xót xa trong cảnh cô đơn mà ta đã biết, nhạc Trịnh Công Sơn phản đối nghịch cảnh bằng cách khác. Nhạc anh đi vào quê hương bằng bước chân của người con gái da vàng, của em bé loã lồ suốt đời lang thang...
    Sống cùng thời với những người đi vào quê hương qua nhiều nẻo đường, Trịnh Công Sơn cũng nhận diện lại quê hương. Đi tìm quê hương, phải sống những ngày dài trên quê hương thì phảt hát bài quê hương, phải nhỏ giọt nước mắt cho quê hương khi thấy quê hương hình hài nát dấu bom với xác người chết hai lần... Phải gặp những người tình có người yêu chết trận Pleime hay chết ở chiến khu D, gặp thêm người già em bé, chị gái anh trai, người phu quét đường, đồng hoá họ là người nô lệ da vàng, ngủ im trong căn nhà nhỏ... chờ ngày quê hương sáng chói, đứng dậy hò reo, chờ Hoà Bình đến tiếng bom im, cho những bước đi trên những con đường không chông mìn, cho đường giao thông chắp nối chuyến xe qua ba miền, ngày Thống Nhất tới cho những tình thương vô bờ...

    hai mươi năm sau, tại Paris năm 1989 ​
    Nhạc thần thoại quê hương, nhạc tình yêu và thân phận con người của Trịnh Công Sơn có một tư tưởng chỉ đạo khá rõ, dù toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức hoạ trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác chữ lẫn hồn thơ, nghe bảng lảng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa, nhưng nếu nghe kỹ cũng tìm ra ý chính : Trịnh Công Sơn muốn nói lên nỗi đau con người trong cuộc sống hiện đại, có tình yêu, có chiến tranh, có hận thù, có cái chết dễ dàng như chết trong mơ. Anh ca tụng tình yêu và -- cũng như bất cứ nghệ sĩ nào ở trên đời này -- anh chống bạo lực và chống chiến tranh.
    Một, hai năm trước biến cố 30-4-1975, nhạc Trịnh Công Sơn đi vào Thiền, có lẽ cũng giống như tôi đi vào Đạo Ca, vì lũ chúng tôi, khi nhập cuộc khi xuất thế... như thể sống lửng lơ giữa thiên đường và điạ ngục..............................

    Phạm Duy về VN, và đến thăm Trịnh Công Sơn (Saigon năm 2000)​
    trích từ Hồi ký Phạm Duy , tập III , chương 20
    http://www.phamduy.com/document/hoiky/hoiky3/chuong_20.html

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 01:20 ngày 05/07/2003
  5. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Hôm trước có bạn ở đây đã post điếu văn của Phạm Duy giành cho Trịnh Công Sơn. Hôm nay, Minh tìm lại bài cũ, gửi các bạn một đooạn hồi ký của Phạm Duy viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhạc da vàng của ông trong bối cảnh lích sử tại miền Nam trước 1975. Phạm Duy viết hồi ký này khoảng năm 1989.
    Nhạc Sĩ Phạm Duy nói Về Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn
    và nhạc da vàng TCS trong bối cảnh lịch sử

    Trịnh Công Sơn và Phạm Duy, năm 1970, tại tư gia P. Duy ở Saigon​
    ...Đầu thập niên 70 là lúc Nhạc Việt, trong phạm vi ca khúc, phát triển đến tột độ. Có sự thành công của những bài hát thông thường và chỉ được coi là nhạc thương phẩm -- mệnh danh là nhạc vàng -- với những tình cảm dễ dãi phù hợp với tuổi choai choai, với em gái hậu phương và lính đa tình, tuy không được coi trọng nhưng lại rất cần thiết cho vài tầng lớp xã hội trong thời chiến. Rồi có phong trào du ca và tâm ca với những bài hát phi-thương-mại, đi kèm với tình ca quê hương và trường ca, nói lên được phần nào tâm thức của thời đại và được thanh niên sinh viên công nhận.
    Trong phạm vi giải trí, phòng trà trở thành cái mốt của mọi người : thương gia, công chức, tư chức, quân nhân, thương phế binh và cả các bà nội trợ nữa.... ai ai cũng thích đi nghe nhạc và giúp cho ca sĩ chuyên nghiệp, nhạc sĩ sáng tác, nhạc công đánh đàn thăng tiến trong nghề mình. Cánh tay nối dài của phòng trà là quán cà phê có nghe nhạc, thu hút đông đảo sinh viên, học sinh. Nhạc trẻ ra đời, đem lại cho nhạc Việt một số bài hát mới, sôi nổi, đậm sắc hơn trước. Một rừng nhân tài trẻ trung xuất hiện qua những ban nhạc bốn người (gọi là combo), sử dụng nhạc khí điện tử với âm thanh mới lạ.
    Mười năm về trước, ở trong nước chỉ có ba nhà sản xuất đĩa hát. Bây giờ, rất nhiều người -- từ Ngọc Chánh (SHOTGUNS) qua Duy Khánh (TRƯỜNG SƠN) tới những người của các hãng khác (NHÃ CA, HOA MI, SƠN CA, SÓNG NHAC)... làm nghề sản xuất băng nhạc, mỗi tháng tung ra những chương trình nhạc rất hấp dẫn, kể cả cổ nhạc lẫn tân nhạc, nhạc trẻ lẫn nhạc già (nhạc tiền chiến). Hàng trăm, hàng ngàn (hàng vạn, nếu kể cả Saigon và các tỉnh) cửa hàng sang băng, càng làm cho băng nhạc phát triển dữ dội.
    Trong bối cảnh sinh động như vậy, phần chính yếu là sáng tác phẩm phải rất phong phú. Vào lúc này, ngoài những người đi trước như Vũ Thành, Cung Tiến, Phạm Đình Chương, Lâm Tuyền, Hoàng Trọng, Văn Phụng, Văn Giảng, Ngọc Bích, Hoàng Thi Thơ, Trần Ngọc, Y Vân, Lê Dinh, Anh Bằng, Trúc Phương, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh tức Nhật Trường, Lam Phương, Đỗ Lễ, Phạm Thế Mỹ... đã xuất hiện một số người mới như Thanh Trang, Trầm Tử Thiêng, Anh Việt Thu, Lê Uyên Phương, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Nguyễn Ánh 9, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang... Tân Nhạc đã có tới bốn đời nhạc sĩ và có hàng trăm, hàng ngàn ca khúc được soạn ra và hát lên. Trong Hồi Ký này, tôi chỉ nhắc tới những người đánh dấu thời đại một cách sâu đậm bằng tác phẩm của mình.
    Người nổi nhất là Trịnh Công Sơn. Trước tiên, người ta biết tới anh nhờ Quán VĂN. Quán do nhóm sinh viên mang tên KHAI HOÁ chủ trương. Nhóm này đã làm nhà xuất bản (QUẢNG HOÁ) rồi khi phong trào phòng trà thịnh hành, nhóm mở quán cà phê ở ngay trung tâm Saigon, trên nền Khám Lớn cũ trong khu Đại Học Văn Khoa, sinh viên tới uống cà phê nghe băng nhạc và nghe Khánh Ly hát.
    Bài hát của Trịnh Công Sơn đươc nghe tại quán VĂN lúc đầu là Lời Buồn Thánh. Cũng như nhạc Đặng Thế Phong, bài hát tân lãng mạn (néo-romantique) này nói về nỗi buồn. Bài Lời Buồn Thánh thật là buồn, như bài hát buồn làm cho người Âu Châu phải tự tử là Chủ Nhật Buồn tôi đã nói tới trong một chương sách. Trong bài hát của mình, họ Trịnh cũng nói tới ngày chủ nhật buồn: Chiều chủ nhật buồn, Nằm trong căn gác đìu hiu, Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều, Trời mưa, trời mưa không dứt, Ô hay mình vẫn cô liêu...
    Thoạt nghe đã thấy ngay là tiếng hát đau đớn, thấy mưa ảm đạm trong lòng (như thơ Verlaine), thấy sự cô đơn, hoang vắng. Sinh ra ở Ban Mê Thuột (hay Pleiku), sống ở Huế, mưa ám ảnh Trịnh Công Sơn rất nhiều cho nên cũng vẫn là nỗi buồn của ngày chủ nhật mùa mưa trong bài Tuổi Đá Buồn: Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang, Từng ngón tay buồn em mang em mang, Đi về giáo đường, ngày chủ nhật buồn...
    Nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc nói về QUÊ HƯƠNG, TÌNH YÊU, và THÂN PHẬN CON NGƯỜI. Hãy nói về tình khúc Trịnh Công Sơn, nói về thân phận Người Tình trong giai đoạn quê hương đổ nát này.
    Từ khi Tân Nhạc Việt Nam ra đời đầu thập niên 40, đã có những tình khúc của Lê Thương, Lê Yên, Hoàng Giác, Dzoãn Mẫn... Lúc đó là thời bình, khi tình còn xanh và yêu chưa lo sợ. Ngôn ngữ tình yêu thật là bình dị, đối tượng là cô hái mơ, cô láng giềng, cô lái đò, cô hái hoa hay anh Trương Chị Từ khi nước Việt bị chia đôi, nhạc tình miền Nam đậm sắc hơn và trong mười năm đầu, vì cuộc đời chưa thực sự bị đe doạ, người ta vẫn có những bài hát hữu tình hay thất tình, xinh xinh, hiền lành, lúc đầu còn mới mẻ, dần dà ngôn ngữ tình yêu trở thành sáo ngữ. Tới lúc đời sống trở nên bấp bênh, thanh niên được gọi đi lính rất nhiều (chết trận cũng nhiều) biết bao nhiêu đôi lứa phải xa nhau (có khi vĩnh viễn xa nhau) tình khúc miền Nam thay đổi ngôn ngữ.
    Nhạc tình không còn là nhạc lãng mạn, nhạc cảm tính với câu hát đắm đuối hay hờn dỗi nữa ! Bây giờ là những bài hát nhức nhối của những tình nhân yêu nhau trong cơn mê sảng. Nhạc trở thành não nề và đánh vào não tính. Nhạc tình bây giờ là tình ca của người mất trí.
    Tình khúc Trịnh Công Sơn ra đời, từ giàn phóng là Quán VĂN được hoả tiễn Khánh Ly đưa vút vào phòng trà, rồi vào băng cassette và chỉ trong một thời gian ngắn chinh phục được tất cả người nghẹ So với tình khúc của ba bốn chục năm qua, ngôn ngữ trong nhạc Trịnh Công Sơn rất mới, chất chứa những hình ảnh lạ lùng, quyến rũ như cơn mưa hồng, thuở hồng hoang, dấu điạ đàng, cánh vạc bay....
    Tình yêu trong nhạc của anh là những cảm xúc dữ dội như trái phá con tim mù loà, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng... Cuộc đời là hư vô chủ nghĩa, con người sống trong cảnh Chúa, Phật bỏ loài ngườị Cuộc đời còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôị.. Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn... Buồn tủi cho thân phận con người nên nhánh cỏ cũng xót xa, phiến đá cũng ưu phiền, và chỉ còn những mưa và mưa để xoa dịu vết thương mở lớn! Hãy nghe thêm những câu hát về mưa trong Diễm Xưa :Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động, Làm sao em biết bia đá không đau. Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau....
    Diễm Xưa cho thấy rõ tiếng hát đứt đoạn của nội tâm về nỗi đau con người trong tình yêu, thấy thêm sự hoang vắng của tâm hồn. Bị ám ảnh bởi mưa đến độ còn nhìn ra mầu sắc của mưa -- mưa hồng -- Trịnh Công Sơn nói lên nỗi bàng hoàng của con người khi thấy cái chết nằm ngay trong sự sống: Người ngồi xuống xin mưa đầy, Trên hai tay cơn đau dài, Người nằm xuống nghe tiếng ru, Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ ?
    Nguyễn Đình Toàn gọi nhạc Trịnh Công Sơn là những bản tình ca không có hạnh phúc, những bài hát cho quê hương đổ vỡ. Cũng là phản ứng của người đau đớn trước hoàn cảnh đất nước, nhưng nó là sự chịu đựng và chết lịm hơn là sự nổi sùng và chửi bớị Có lẽ vì tác giả là người lớn lên ở Huế, một thành phố nên thơ, hiền hoà, không chấp nhận bạo động. Tôi vẫn cho người Việt ở ba miền đất nước có những phản ứng khác nhau trước những hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ người con gái miền Bắc thất tình thì phản ứng bằng sự điên giả -- CHÈO có vở Vân Dại Giả Điên -- hay điên thật rồi nguyền rủa, chửi bới cuộc đời (như ông giáo ở Phú Nhuận nói ở chương trên). Sự phản ứng của người gái Huế là buông xuôi (fatalisme), mất người tình là nàng có thể đâm đầu xuống sông tự tử. Còn ở miền Nam à? Không oong đơ gì cả, người thất tình sẽ đốt chồng như cô Quờn.
    Về phần nhạc, toàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, rắc rối vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đạị Bài hát chỉ cần một chiếc đàn guitare đệm theo, nếu hoà âm phối khí rườm rà thì không hợp với những bài hát soạn theo thể ballade nàỵ
    Từ nhạc tình yêu, thân phận con người, Trịnh Công Sơn chuyển qua nhạc thần thoại quê hương. Âm nhạc ở miền Nam trong thời gian này thật phong phú. Vẫn có những bài hát soạn cho tuổi choai choai : Em 16, Em Mới Biết Yêu Đã Biết Sầu, Túp Lều Lý Tưởng, Người Tình Chung Vách, Người Tình Chung Thủy và cho người lính Cộng Hoà: Lính Mà Em, Lính Dù Lên Điểm, Lính Nghĩ Gì, Lính Xa Nhà, Lời Người Lính Xa, Lính Trận Miền Xa, Anh Là Lính Đa Tình, Người Lính Chung Tình, Đám Cưới Nhà Binh... Và có thêm những bài hát phản ứng trước cảnh tang thương của đất nước. Như đã nói trong chương trước, nhạc tâm ca, du ca lúc này là sự phẫn nộ của thanh niên khi thấy mình bị đưa lên giàn hoả thiêu hoặc phải đi vào quê hương bằng cuộn dây thép gai.. rồi xuống vỉa hè và trở thành tục ca.
    Bây giờ, ngoài những ca khúc đi vào tình nhớ, tình xa, tình sầu.. với cơn chết lịm, với nỗi muộn phiền và niềm xót xa trong cảnh cô đơn mà ta đã biết, nhạc Trịnh Công Sơn phản đối nghịch cảnh bằng cách khác. Nhạc anh đi vào quê hương bằng bước chân của người con gái da vàng, của em bé loã lồ suốt đời lang thang...
    Sống cùng thời với những người đi vào quê hương qua nhiều nẻo đường, Trịnh Công Sơn cũng nhận diện lại quê hương. Đi tìm quê hương, phải sống những ngày dài trên quê hương thì phảt hát bài quê hương, phải nhỏ giọt nước mắt cho quê hương khi thấy quê hương hình hài nát dấu bom với xác người chết hai lần... Phải gặp những người tình có người yêu chết trận Pleime hay chết ở chiến khu D, gặp thêm người già em bé, chị gái anh trai, người phu quét đường, đồng hoá họ là người nô lệ da vàng, ngủ im trong căn nhà nhỏ... chờ ngày quê hương sáng chói, đứng dậy hò reo, chờ Hoà Bình đến tiếng bom im, cho những bước đi trên những con đường không chông mìn, cho đường giao thông chắp nối chuyến xe qua ba miền, ngày Thống Nhất tới cho những tình thương vô bờ...

    hai mươi năm sau, tại Paris năm 1989 ​
    Nhạc thần thoại quê hương, nhạc tình yêu và thân phận con người của Trịnh Công Sơn có một tư tưởng chỉ đạo khá rõ, dù toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức hoạ trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác chữ lẫn hồn thơ, nghe bảng lảng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa, nhưng nếu nghe kỹ cũng tìm ra ý chính : Trịnh Công Sơn muốn nói lên nỗi đau con người trong cuộc sống hiện đại, có tình yêu, có chiến tranh, có hận thù, có cái chết dễ dàng như chết trong mơ. Anh ca tụng tình yêu và -- cũng như bất cứ nghệ sĩ nào ở trên đời này -- anh chống bạo lực và chống chiến tranh.
    Một, hai năm trước biến cố 30-4-1975, nhạc Trịnh Công Sơn đi vào Thiền, có lẽ cũng giống như tôi đi vào Đạo Ca, vì lũ chúng tôi, khi nhập cuộc khi xuất thế... như thể sống lửng lơ giữa thiên đường và điạ ngục..............................

    Phạm Duy về VN, và đến thăm Trịnh Công Sơn (Saigon năm 2000)​
    trích từ Hồi ký Phạm Duy , tập III , chương 20
    http://www.phamduy.com/document/hoiky/hoiky3/chuong_20.html

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 01:20 ngày 05/07/2003
  6. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    T. post lại bài sau của Đặng Tiến (ở Paris), một bài viết khá công phu về nhạc phản chiến của TCS, đương nhiên DT có thêm vào nhiều nhận định rất riêng tư, chưa hẳn là chính xác, nhưng cũng đáng phục ở chỗ dám nghĩ ra điều mới và dám nói.
    Danh sách nhạc TCS : http://ttvnonline.net/forum/topic.asp?TOPIC_ID=52671
    Trịnh Công Sơn - Tiếng hát Hoà Bình



    Đặng Tiến
    Báo Văn Học số 39, tháng 4-1989, có ghi lại một buổi tọa đàm về bộ truyện Mùa Biển Động của Nguyễn Mộng Giác, nhà văn Nhật Tiến đã phát biểu ngoài đề :
    ?oNói về tác phẩm văn nghệ mà ảnh hưởng rõ nét nhất, tôi nghĩ có lẽ mình chỉ có nhạc Trịnh Công Sơn, nó gây cái tâm lý phản chiến. Còn tác phẩm văn thơ của chúng ta nó chỉ bàng bạc thôi?. Anh còn khẳng định : ?onó đi thẳng vào đời sống?. Nhà văn Hoàng Khởi Phong vùa vào: ?oRiêng với nhạc Trịnh Công Sơn, tôi nghĩ có đi thẳng vào lòng người? (tr. 55).
    Trong văn chương, ngoài đề có khi là lời tâm huyết. Nhật Tiến nổi danh về lòng ngay thẳng và nghĩa khí. Hoàng Khởi Phong là cựu đại úy quân cảnh, một binh chủng mà Trịnh Công Sơn thường phải dè chừng ...
    Cái thời làm nhạc phản chiến ... thời đại bác ru đêm ...
    Dùng chữ nhạc phản chiến, theo kiểu anti-guerre, anti war, là nói cho gọn, và đã có người phản bác, cho rằng mông lung, vì người nghệ sĩ chân chính nào mà không chống chiến tranh ? Ngoài ra, những ca khúc Trịnh Công Sơn tố cáo chiến tranh, gào gọi hoà bình còn bày tỏ khát vọng thống nhất đất nước, tình tự dân tộc, tình yêu nhân loại, niềm tin vào cuộc đời, tình người và hạnh phúc lứa đôi. Những tình cảm này đan quyện vào nhau. Hơn nữa một số nhạc tình thuần tuý, nội dung không quan hệ gì đến chiến tranh, khi nghe trong đám đông, cũng tạo nên một cảm giác thời thế, từ một thời phản chiến.
    Vì vậy, gọi là nhạc ?ophản chiến? là nói tắt, trong điều kiện bất túc của ngôn ngữ. Gọi cách khác, là ca khúc tranh đấu cho hoà bình, tuy dài dòng mà vẫn không đủ ý.
    Nói chung, những ca khúc ?ophản chiến? của Trịnh Công Sơn gia tăng số lượng và cường độ dài theo cuộc chiến, đồng thời cũng chuyển mình theo từng giai đoạn ngắn của thời cuộc thập niên 1963-1973. Nhưng là tiếng nói tự phát, phản ứng tự nhiên của một cá nhân, một công dân, không thuộc đảng phái hay tổ chức chính trị nào. Đây là điều kỳ lạ trong hoàn cảnh chính trị thời đó và chính nó đã tạo ra hào quang của Trịnh Công Sơn: người ta hát, và yêu Trịnh Công Sơn, tạo ra hiện tượng Trịnh Công Sơn, một là vì ca khúc của anh đáp ứng lại những khát vọng của thời đại, hai là người nghe, trực cảm rằng những lời ca ấy không mang một ý đồ chính trị nào. Bây giờ, hơn ba mươi năm sau các sự cố, nghe lại ca khúc Trịnh Công Sơn, so sánh với những yêu sách thời đó, chúng ta có thể tin được vào chứng từ của họa sĩ Bửu Chỉ, bạn thân với Trịnh Công Sơn trong nhiều giai đoạn, trước và sau 1975,
    ?oTắt một câu, trong dòng nhạc phản chiến của mình, Trịnh Công Sơn đã chẳng có một toan tính chính trị nào cả. Mà tất cả làm theo mệnh lệnh của con tim mình (...). Trái tim nhân ái, nhạy cảm, chỉ biết nói lên những cảm xúc nồng nhiệt của mình đối với quê hương, dân tộc, dù thiếu vắng một thái độ chính trị, nhưng trung thực. Nghĩa là tự đáy lòng mình thì mình nói?.(1)
    Bửu Chỉ đã tham dự vào Phong Trào Sinh Viên đấu tranh cho hòa bình, trực diện chống đối chính quyền Sài gòn, bị bắt 1971 và chỉ được phóng thích năm 1975. Anh sinh hoạt với Trịnh Công Sơn tại Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên những năm 75-79, cho đến nay vẫn được xem như là một tiếng nói trung thực. Khi Bửu Chỉ nhận thấy - hay thật ra là phản ánh một dư luận - cho Trịnh Công Sơn là ?othiếu vắng một thái độ chính trị, nhưng ...? thì chúng ta có thể hiểu thêm được một hoàn cảnh, để từ đó tìm hiểu vị trí Trịnh Công Sơn trong thế sự, giữa những âm thanh và cuồng nộ.
    Và phải chăng vì chỉ viết ?otheo mệnh lệnh của con tim?, chứ không theo một thứ mệnh lệnh khác, mà ngày nay những ca khúc tranh đấu của Trịnh Công Sơn, dù đã đóng góp lớn lao vào biến chuyển của đất nước, đã không được in lại, hát lại trong nước, như một số tác phẩm khác, của các vị Tôn Thất Lập, Trần Long ẩn, v.v. Và những văn bia, những kỷ yếu chính thức ghi lại thành tích cách mạng thời đó, ngày nay cũng không nhắc nhở gì đến Trịnh Công Sơn.
    Ngoài ra, nếu nhạc thời thế của Trịnh Công Sơn xuất phát từ cảm xúc, thì ta có thể lần theo lịch trình sáng tác để tìm đến những biến chuyển trong tâm tư tác giả trước thời cuộc sôi động lúc đó. Tuy nhiên chúng tôi khó nắm chắc thời điểm thành hình của từng ca khúc, dù đã cố gắng. Chỉ mong đề xuất những nét chính.
    Sau đệ nhị thế chiến, nhiều tư trào hoà bình trên thế giới đã tạo ra giòng thơ nhạc phản chiến như bài Barbara, thơ Prévert, Kosma phổ nhạc, đã thịnh hành tại Miền Nam những năm 1950, với lời ca thật mạnh ?oôi ngu xuẩn chiến tranh? nguyên văn tiếng Pháp khá tục ?oquelle connerie la guerre?. Tiếp đó, là những bài hát phản chiến thô bạo của Boris Vian đã vang dội một thời trong tuổi trẻ Trịnh Công Sơn. Theo sau là nhạc phẩm của Bob Dylan và Joan Baez. Chúng tôi đã nhắc qua điều này trong một bài trước đây(2) .
    Có lẽ những suy nghĩ về dân tộc, đất nước, số phận con người trong chiến tranh đã manh nha từ lâu ở Trịnh Công Sơn, và đã được khơi động từ những biến cố tại Huế và miền Trung năm 63, mà bạn bè anh đã tham gia tích cực và sôi nổi. Bản thân Trịnh Công Sơn không dự cuộc trực tiếp, nhưng khó có thể nói là không giao động. Sau những bản nhạc tình đã nổi tiếng, thì 1964, Trịnh Công Sơn đưa vào Lời Mẹ Ru một vài âm hưởng xót xa, báo hiệu cho những ru khúc đau thương về sau :
    Lời mẹ ru con nghe ra nỗi niềm
    Đời mẹ ru con mây kia cũng buồn
    Con ngủ trên mây
    Tiếng khóc ban đầu còn đau, còn đau
    Ru con khôn lớn ... Con Rồng cháu Tiên
    Một đời ru con, nên mắt ưu phiền
    Về thời điểm, tư liệu của Hoàng Nguyên Nhuận, bút danh của Hoàng văn Giàu, xác nhận ?onăm 1963, trong lúc anh chị em chúng tôi lận đận trong tù, sau chiến dịch Nước Lũ thì Trịnh Công Sơn vẫn còn mơ màng Nhìn Những Mùa Thu Đi. Đến năm 1964, sau khi nhập Tuyệt Tình Cốc, thì Trịnh Công Sơn hầu như đã trở thành một người mới?. (Bài viết tháng 10.1995, và tháng 8.2001).
    Lối hát ru Việt Nam, như ru con Nam Bộ, thỉnh thoảng cũng có câu thắt thẻo ruột gan, nhưng ít khi diễn tả buồn đau trong thân phận làm người như ở Trịnh Công Sơn, càng về sau càng da diết.
    Vết Lăn Trầm, 1965, là một ca khúc đậm đặc phong cách Trịnh Công Sơn, đau thương và huyền bí :
    Vết lăn trầm vết lăn trầm
    Hằn lên phiến đá nâu thêm ưu phiền
    Như có lần chim muông hằn dấu chân
    Người đi phiêu du từ đó chưa thấy về quê nhà
    Người chợt nhớ mình như đá
    Đá lăn vết lăn trầm
    Từ cơn đau ấy lưu thân mỏi mòn
    Ôi mắt thầm van xin lời thánh đêm
    Bài ca dao trên cồn đá
    Trên ngai vàng quê hương ...
    Ca từ rệu rã, u hoài, xa vắng, nhưng cô đọng cả tâm giới Trịnh Công Sơn, lúc ấy và về sau. Về sau, sẽ có hằng vạn chuyến xe claymore lựu đạn, hằng vạn tấn bon trút xuống đầu làng, cũng chỉ là âm vang lăn trầm vết đá. Hoàng Phủ Ngọc Tường, bạn thân Trịnh Công Sơn đã tinh ý nhận xét:
    ?oVết Lăn Trầm bắt đầu tiếp cận nỗi bất hạnh của một tuổi trẻ bị cuốn hút vào cơn lốc của chinh chiến, và đây là bài hát mở đầu nội dung phản chiến của nhạc Trịnh Công Sơn? (3)
    Chọn 1965 làm thời điểm cho nhạc thời thế Trịnh Công Sơn, còn có những lý do khác: đó là cao điểm của chiến tranh Việt Nam, thời của những Người Chết Trận Đồng Xoài, Pleime ... thời người Mỹ đổ bộ lên Miền Nam, bắt đầu ném bom miền Bắc. Cũng là cao trào tranh đấu miền Trung trước khi bị dập tắt vào năm 1966.
    Thời đó, ca khúc Trịnh Công Sơn, nhạc tình và nhạc tranh đấu, được in ronéo, chuyền tay. Năm 1966, nhà An Tiêm xuất bản tập Ca Khúc Trịnh Công Sơn, Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận, 12 bài, ngoài Tuổi Đá Buồn làm từ 1961, những bài khác làm vào 1965-1966, đều mang nội dung : thân phận trong chiến tranh.
    Cuối năm 1966 và sang 1967, Trịnh Công Sơn đã sáng tác một loạt ca khúc chống chiến tranh nổi tiếng: Người con Gái Việt Nam Da Vàng, Đại Bác Ru Đêm, Tình Ca của Người Mất Trí, ... Tác giả tự ấn hành lấy, do đó không ghi năm xuất bản, thành tập Ca Khúc Da Vàng. Về sau, sau Mậu Thân, 1968, anh thêm 2 bài : Hát Trên Những Xác Người và Bài Ca Dành cho Những Xác Người, ghi là Ca Khúc Da Vàng 2, dự tính in trong tập Kinh Việt Nam, tự xuất bản 1968. Những bản in lại về sau, không thấy 2 bài này. Vậy ta có thể xem Ca Khúc Da Vàng gồm 12 hay 14 bài, tùy phương pháp.
    Gần đây Khánh Ly có hát và phát hành ba đĩa hát CD lấy tên Ca Khúc Da Vàng I (1996), II (1998) và III (1999), mỗi CD gồm 10 bài, có đủ 14 bài da vàng chính danh. Những bài khác là nhạc phản chiến nổi tiếng của Trịnh Công Sơn.
    Tập Kinh Việt Nam mở đầu bằng lời tựa, tác giả bày tỏ khát vọng hoà bình, viết 1968, có lẽ sau Mậu Thân và tin tức về hòa hội Paris ; tập nhạc gồm có 12 bài, bắt đầu bằng Dân Ta Phải Sống và khép lại với Nối Vòng Tay Lớn.
    Năm 1970, dưới tên nhà xuất bản Nhân Bản, anh tự ấn hành Ta Phải Thấy Mặt Trời, gồm 11 bài, như : Việt Nam ơi Hãy Vùng Lên, Huế Sài Gòn Hà Nội, v. v.
    Năm 1972, sau Mùa Hè đỏ lửa, anh cho in tập Phụ Khúc Da Vàng, vẫn dưới tên nhà xuất bản Nhân Bản, gồm 9 bài : Một Ngày Vinh Quang, Một Ngày Tuyệt Vọng, Xác Ta Xác Thù, Chưa Mất Niềm Tin. ...
    Bửu Chỉ sau khi nhắc lại thư mục, đã ghi: ?otổng kết 5 tập với 58 ca khúc, chưa kể những bài rời được sáng tác ngay trong những cuộc xuống đường, cùng thanh niên, sinh viên, học sinh Huế? (bài đã dẫn).
    Trong một tiểu luận Cao học đệ trình tại Đại Học Paris 7, 1991, Michiko Yoshi, cũng là bạn , được Trịnh Công Sơn giúp đỡ và hướng dẫn, đếm được 69 bài phản chiến. Trên tổng số 136 bài làm từ 1959 đến 1972 mà cô ấy sưu tầm được, tỷ lệ là 51 %. Nếu chỉ tính từ 1965 đến 1972, tỷ lệ còn cao hơn nữa. Nghĩa là trong một thời gian dài, thời gian sáng tác khoẻ nhất, rung cảm chính của Trịnh Công Sơn là thời thế. Và ngược chiều, chính những ca khúc kêu gọi hoà bình đã làm nên danh tiếng Trịnh Công Sơn, đã tạo nên huyền thoại Trịnh Công Sơn, trong một thời điểm nhất định của miền Nam Việt Nam vào những năm 1966-1972.
    Thời điểm sáng tác hay in ấn một nhạc bản không quan trọng bằng việc công chúng phổ biến, hưởng ứng những bài hát đó trong giai đoạn, hoàn cảnh nào. Chúng tôi ghi cặn kẽ thời điểm để làm tư liệu về sau.
    Hoàng Nguyên Nhuận nhắc lại ?onếu Huế là thánh địa của Phật Giáo và nếu bản nhạc Phật Giáo Việt Nam của Lê Cao Phan là nhịp đạo hành của thanh niên Phật tử, thì Trịnh Công Sơn chính là nhịp đập con tim của phong trào thanh niên trên đường vận động hoà bình, độc lập và an lạc cho đồng bào đồng loại? (b.đ.d) tại các thành phố miền Nam từ 1963 đến 1966.
    Từ 1965, theo trí nhớ Đinh Cường, Trịnh Công Sơn mới trực tiếp ?oxuống đường? tham dự vào những buổi hát của sinh viên, học sinh Sài Gòn, bắt đầu từ khuôn viên trường Đại Học Văn Khoa. Sau đó Trịnh Công Sơn thường hát với Khánh Ly, từ 1967, theo lời Khánh Ly kể, cho đến sự cố nổ súng tại trường Đại Học Văn Khoa cuối năm 1967. Sau biến cố này, Sơn thôi đi hát ?ocho đồng bào tôi nghe? hát trước quần chúng đông đảo, chủ yếu là thanh niên, sinh viên Sài Gòn. Nhưng vẫn còn về hát cho sinh viên Huế cho đến 1970-1971.
    Nhiều người đã nhắc đến giai đoạn này, nhưng ít ai còn nhớ cụ thể : Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã hát những bài gì. Michiko còn giữ cuộn băng thu lại một buổi hát cộng đồng, có lẽ một trong các buổi cuối cùng tại Quán Văn Sài Gòn, tháng 12 năm 1967, với cả không khí quần chúng:
    Trịnh Công Sơn hát: Người Già Em Bé, Đêm Bây Giờ Đêm Mai, Ngày Dài Trên Quê Hương, Ngụ Ngôn Mùa Đông, Tôi Sẽ Đi Thăm, Đi Tìm Quê Hương, Người Con Gái Việt Nam Da Vàng.
    Khánh Ly hát: Diễm Xưa, Mưa Hồng, Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng, Gọi Tên Bốn Mùa, Còn Tuổi Nào Cho Em, Tình Ca Của Nguời Mất Trí, Xin Cho Tôi, Xin Mặt Trời Ngủ Yên, Tuổi Đá Buồn.
    Trịnh Công Sơn và Khánh Ly song ca: Nhìn Những Mùa Thu Đi, Ca Dao Mẹ.
    Chúng ta lưu ý đến nội dung xen kẽ của những ca khúc, được trình diễn trong các buổi hát công cộng, đông đảo đến hàng trăm, hàng ngàn người nghe hay trong những cuộc họp mặt bỏ túi giữa bạn bè. Tình khúc được hát giữa những bài chống chiến tranh, tự dưng cũng mang tác dụng ?ophản chiến?. Đây là hậu quả tâm lý tự nhiên, mà ngày nay lý thuyết liên văn bản đã thừa nhận. Những bài hát ca ngợi tình yêu, tiếc thương hạnh phúc, những Diễm Xưa, Tuổi Đá Buồn bỗng nhiên mang một nội dung hòa bình. Từ đó xác định được trong sự nghiệp Trịnh Công Sơn bài nào là nhạc ?ophản chiến?, không phải là việc đơn giản về mặt thực tế. Dù rằng về mặt sách vở, ta có thể đếm được 58 bài như Bửu Chỉ hay 69 bài như Michiko.
    Làm sao em biết bia đá không đau...
    Này em đã khóc chiều mưa đỉnh cao...
    Tóc em như trời xưa đã qua đi ngàn năm...
    Tuổi nào ngồi khóc tình đã nghìn thu...
    Rồi mùa suân không về, mùa thu cũng ra đi ...
    Những câu hát, trích từ tiếng hát Khánh Ly thời 1967 ca ngợi tình yêu, nhưng có nhất thiết là tình yêu trai gái ?
    Gọn hơn nữa : tình yêu như trái phá, là chuyện tình yêu, hay trái phá?
    Về ý nghĩa, âm hưởng của một bài hát tuỳ thuộc vào bối cảnh, trong lý thuyết liên văn bản. Nhìn Những Mùa Thu Đi là một bản nhạc tình, không can dự gì đến thế sự. Nhưng Thái Kim Lan đã kể lại một kỷ niệm súc tích : Ngày 20/8/1963, chính quyền Sài Gòn tấn công vào chùa chiền khắp nước, chị bị bắt tại Huế cùng với nhiều thanh niên sinh viên Phật tử và nhiều người bị tình nghi, như Hoàng Phủ Ngọc Tường, tình cờ trong túi có mảnh giấy ghi bài hát:
    ?oHuế dạo ấy đang độ vào thu, ban đêm mưa sầm sập trên mái ngói, buổi sáng sớm trời trong trẻo, một thứ trong suốt như đóng đinh vạn vật dừng lại ở một điểm cố định, cây bàng độc nhất trong sân đứng với mấy chiếc lá đỏ trên cành, chúng tôi ngồi ỏtay trơnõ trên nền nhà, trẻ măng là mái tóc và vầng trán, trẻ măng là sự ôm ấp những lý tưởng, những hoài vọng, những ước ao, những chờ đợi của tuổi hai mươi - và chúng tôi đã đếm ngày tháng bằng ỏ Nhìn Những Mùa Thu Điõ ..?
    Và trong tù, sáng trưa, chiều tối, ngày này qua ngày khác, các bạn trẻ đã huýt sáo hay ngân nga bài này.
    ?oTrong đời tôi, đã nghe và đã hát một bài chưa bao giờ nhiều lần và trong một quãng thời gian dài liên tiếp trong 3 tháng như thế (...)
    Có thể nói hành trình ca khúc Trịnh Công Sơn thực sự bắt đầu từ ỏNhìn Những Mùa Thu Điõ chứ không phải ỏƯớt miõ, dù ỏƯớt Miõ đã làm cho người ta biết đến Sơn? (4)
    Chị nói vậy là chủ quan. Nhưng vô hình trung, đã tiết lộ một sự thật : Nhìn Những Mùa Thu Đi có thể là tác phẩm đầu tay, dưới dạng thức một bài thơ, làm từ 1957, Trịnh Công Sơn đã tự phổ nhạc nhiều lần, nhưng chỉ mới chép tay cho bạn bè. Do đó mà tình cờ nó nằm trong túi Hoàng Phủ Ngọc Tường đêm 20/8/1963, khi anh đang ngủ ở nhà thì bị công an đến bắt. Nếu không có sự cố, có thể là bản thảo sẽ bị thất lạc, như nhiều sáng tác của Trịnh Công Sơn, có thể lên đên 50 % trên tổng số.
    Về nội dung bài hát, không phải chỉ một mình Thái Kim Lan nhận ra niềm u hoài của một thế hệ, khi hát và nghe trong hoàn cảnh đặc biệt. Bản thân tôi không tranh đấu, không tù tội gì, cũng đã cảm nhận được tâm sự của một lứa tuổi :
    Gió heo may đã về
    Chiều tím loang vỉa hè
    ...
    Thương cho người rồi lạnh lùng riêng
    Nó không tình lụy như Chiều tím chiều nhớ thương ai của thơ Đinh Hùng, Đan Thọ phổ nhạc, mà là vết bầm tím trong tâm tư một thời đại. Bây giờ tôi còn cảm động khi nghe lại bài hát, do chính Sơn hát cùng với Khánh Ly :
    Chuyện chúng mình ngày xưa
    Anh ghi bằng nhiều thu vắng
    Đến thu này thì mộng nhạt phai
    Tình và Mộng ở đây, không nhất thiết phải dính dáng gì đến phụ nữ.
    Thêm một liên văn bản khác: Nguyễn Quốc Trụ trong bài viết tưởng niệm Trịnh Công Sơn, kể lại rằng cho đến khoảng 1966 :
    ?oChưa để ý đến nhạc Trịnh Công Sơn, nói rõ hơn, nó chưa thấm vào tôi. Phải khi đứa em tôi mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc quá nhớ bồ, cứ huýt sáo bài ỏTình Nhớõ, gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không ra. Lúc này tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của Miền Nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói : hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ và chẳng bao giờ Miền Nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với Miền Bắc , vì họ đều tin một điều : Miền Bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đi. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó.
    Tính phản chiến của nhạc anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đấtỂ .(5)
    Giữa một rừng than khóc ki khu, thì bài Nguyễn Quốc Trụ, nhanh, ngắn nhưng giá trị. Vì chính xác và dũng cảm. Ai đó nói: hình học là nghệ thuật lý luận đúng trên một hình vẽ ... sai. Nguyễn Quốc Trụ khởi đi từ một bản nhạc tình ... ngoài đề. Tình Nhớ thì can dự gì đến phản chiến? Bài hát đại khái :
    Người ngỡ đã xa xăm
    Bỗng về quá thênh thang
    Ôi áo xưa ***g lộng
    Đã xô dạt trời chiều ...
    Nói về nhạc phản chiến , cứ gì phải dựa vào Đại Bác Ru Đêm ?
    Một ví dụ liên văn bản nữa, bài Cõi Tạm, thường được nghe sau này,
    Nhân gian về trọ nhiều nơi
    Bâng khuâng là những đôi môi rất hồng
    Là một câu hát nhẹ nhàng, vui tươi, nhưng gợi đau thương cho những kẻ đã từng biết tiền thân câu này :
    Nhân gian về trọ nhiều nơi
    Riêng đây là chốn chưa nguôi máu đào
    Tác phẩm được làm năm 1973, hoà ước Paris đã được ký kết mà bom đạn vẫn tiếp tục rơi trên đất nước.
    Nếu chỉ làm nhạc tình, thì Trịnh Công Sơn sẽ là Lê Uyên Phương hay Từ Công Phụng ; nếu chỉ làm nhạc đấu tranh Trịnh Công Sơn sẽ là Nguyễn Đức Quang hay Tôn Thất Lập ; nếu pha pha tình yêu và thân phận, Trịnh Công Sơn sẽ là Vũ Thành An. Nếu chỉ phản chiến, e chỉ hơn Nguyễn văn Đông.
    Nhưng Trịnh Công Sơn đã tổng hợp một thời đại và xây dựng được một sự nghiệp riêng, gắn bó với vận mệnh đất nước.
    Rào nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn vào một ấp chiến lược, là việc không sát với thực tế xã hội. Trong thời gian 1967-1972, Sơn sáng tác khoảng 70 bài hát kêu gọi hòa bình, và khoảng một nửa được phổ biến rộng rãi. Nhưng những ca khúc thuần tuý thế sự đó đã được kết hợp với hàng trăm tình khúc khác, cùng phong cách, trong một hoàn cảnh xã hội và chính trị đặc biệt, đến với quần chúng thanh niên cùng tâm trạng. Những điều kiện đó đã hội tụ vào thời hoàng kim của kỹ thuật thu âm bằng máy ghi âm gọn nhẹ, từ băng cối chuyền sang băng cassette, phổ biến từ trong nước ra đến hải ngoại. Từ những Trung Tâm Băng Nhạc và ... Đài Phát Thanh Sài Gòn !
    Nghệ thuật Trịnh Công Sơn xét trong toàn bộ, nội dung, hình thức, chủ đề, thể loại, hội với những điều kiện khách quan về chính trị, xã hội, kinh tế, kỹ thuật đã tạo danh tiếng Trịnh Công Sơn trong một thời gian kỷ lục, như Phạm Duy đã nhắc : ?oTình khúc Trịnh Công Sơn ra đời, từ giàn phóng là Quán Văn được hoả tiễn Khánh Ly đưa vút vào phòng trà, rồi vào băng casette và chỉ trong một thời gian rất ngắn đã chinh phục được tất cả người nghe.. So sánh với những tình khúc ba bốn chục năm qua, ngôn ngữ trong nhạc Trịnh Công Sơn rất mớiỂ (6) .
    Sở dĩ đi nhanh như thế vì nhạc tình yêu đã kết hợp với nhạc đấu tranh, được hát trực tiếp, hát cộng đồng. Tác giả hoà nhập vào quần chúng, rồi trở thành một hiện tượng phút chốc thành thần tượng. Đã có lúc thính giả mộ điệu xâu xé để chia nhau mỗi mảnh áo măng tô cũ rách của Trịnh Công Sơn, theo lối ịfanỂ ở phương Tây.
    Ngoài ra, hiện tượng Trịnh Công Sơn cũng đã thành hình qua vài yếu tố phụ : dáng người mảnh khảnh, nho nhã, bạch diện thư sinh làm người ta yêu mà không làm người ta sợ. Anh chăm sóc kỹ lưỡng cách ăn mặc, ?osang? một cách kín đáo, ?othàng? khi trình diễn. Nói năng nhỏ nhẹ, giọng Huế dịu dàng, trung lập, không phải là giọng Bắc Kỳ toàn trị, hay Nam Kỳ tự trị, mà với một giọng Huế trung dung, thường thường là phát âm đúng. Lối nói thân mật, tạo ra ảo tưởng ở nhiều người : mình là người thân thiết của Trịnh Công Sơn, không ?onhất? thì cũng gần gần như vậy. Cái cảm giác ?ogần gần? không phải lúc nào cũng lành mạnh.
    Lối sống đơn giản : cà kê bạn bè, khề khà quán sá. Thịnh thời 1967, đêm đi hát, khuya về, kê ghế bố ngủ với bạn bè ở hội Hoạ Sĩ Trẻ, sáng dậy ra quán đợi bạn đãi tách cà phê, mời điếu thuốc lá. Rượu chè, thuốc lá cũng là cách đến, cách ở lại với đời, đãi đưa bè bạn, dần dần tới chỗ đãi đưa số mệnh. Nghiện mà không ngập. Lữ Quỳnh, bạn thân, cho rằng Sơn không nghiện. Nói thế là để bao che, nhưng cũng có cơ sở.
    Thêm vào hình ảnh Khánh Ly, ?oÔi tóc em dài đêm thần thoại ...? , khi hát đi chân đất - nữ hoàng chân đất, la comtesse aux pieds nus - của một thời - giọng hát rũ rượi, da diết, diễn tả nỗi trầm thống vô vọng: ?otin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người?. Hai người đi với nhau, tạo nên hình ảnh ?ođôi lứa?, một đôi trai/gái trong tình bạn hồn nhiên, vô tội, nhắc lại trong giới thanh niên trí thức tiểu thuyết Đôi Bạn chưa xa của Nhất Linh. Cũng có quê hương, tình yêu, thân phận, nhiệm vụ với đất nước, trong đó, mùa thu cũng ra đi, mùa đông vời vợi, mùa hạ khói mây, tình yêu dấu chim bay. Lời ca như nhắc lại một cô Loan tựa cửa nhìn xa ... Mây vẩn từng không chim bay đi ... (Xuân Diệu).
    Truyền thuyết uyên ương là một ước mơ cao đẹp của á Đông ; nhưng giới hạn tình cảm trong vòng nam nữ, vợ chồng, tính dục. Chuyện Khánh Ly-Trịnh Công Sơn dường như không vậy. Ngày 8/4/2001, Khánh Ly kể lại ?omột mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ hơn, thánh thiện hơn là những tình cảm đời thường?(7) . Hình ảnh đôi bạn trẻ, một couple ở đây rất mới, đáp lại ước mơ hiện đại của một thế hệ thanh niên muốn phá vỡ quan niệm nam nữ thọ thọ bất thân còn đè nặng lên xã hội Việt Nam . Và muốn lìa bỏ kỷ niệm những mối ?otình nghèo, anh cày thuê, em dắt trâu? kiểu đồng hương Ngọc Cẩm-Nguyễn Hữu Thiết.
    Trong dư luận, họ cũng không bị nghi ngờ hay tai tiếng, dù người đời có kẻ thắc mắc, tò mò. Những tâm hồn phóng khoáng và ?ohiện đại? thì gạt phăng đi loại ?otò mò bệnh hoạn? ấy. Và đặc biệt Trịnh Công Sơn là người tăm tiếng mà không tai tiếng. Thính giả yêu thương ái ngại cho anh chàng nhạc sĩ tài hoa ngần ấy mà bao giờ cũng bị tình phụ mà không nghe nói phụ tình : Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Mà sự thật cũng gần gần như thế, dù rằng không ai đi tìm hiểu vì sao mà ?olúc đưa em về là biết xa nghìn trùng?.
    Hơn nữa, ca khúc Trịnh Công Sơn gây được tiếng vang là nhờ giọng hát Khánh Ly: ?oMột giọng hát có thể xuống rất thấp, rất trầm, mà cũng có thể lên rất cao, một giọng hát khoẻ, dài hơi, giàu nhạc tính. Khánh Ly bao giờ cũng hát đúng giọng, đúng nhịp, ngân, láy đúng lúc, cách phát âm tiếng Việt chuẩn xác - càng về sau càng già giặn thêm - một giọng hát ngay từ thời ấy, tuy vẫn còn nguyên cái chất tươi mát, hồn nhiên của tuổi đôi mươi, nhưng dường như đã mang nặng sầu đau ; một giọng hát vừa có thể lẳng lơ một cách đáng yêu, trong các bản tình ca lãng mạn, lại vừa có thể phẫn nộ, bi ai, trong các bài ca phản chiến?(8) , như nhận xét của Văn Ngọc. Bạn Văn Ngọc, theo sự hiểu biết của chúng tôi, là một người uyên bác về âm nhạc.
    Cuối cùng, Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thường đi hát cộng đồng, nghĩa là hát không công, không lấy thù lao, chủ yếu là cho thính giả trẻ, tại các giảng đường, giáo đường. Họ tạo, hay tái tạo, một hình ảnh lý tưởng cho nghệ thuật, nhất là nghệ thuật ca hát - mang theo lý tưởng nhân đạo, tình yêu và chính trị. Trong khi đó, đa số nhạc sĩ khác hát để lấy ca-sê, lấy tiền, hay lãnh lương. Có khi lãnh lương để hát ?ocho đồng bào tôi nghe?.
    Trong một dư luận - và hoàn cảnh xã hội - thuận lợi, nhạc Trịnh Công Sơn còn đáp ứng lại nhiều nhu cầu tâm lý khác của Miền Nam, bằng nội dung và nghệ thuật trong ca khúc.
    *
    Tâm lý thời đó, chủ yếu là chống chiến tranh. Và nói như Phạm Duy, ai mà chẳng phản chiến, cứ gì là Trịnh Công Sơn ?
    Như vậy, từ đâu mà nhạc kêu gọi hoà bình của anh lại tạo nên hiện tượng? Phải chăng từ vị trí Trịnh Công Sơn chọn lựa để tố cáo chiến tranh. Không nên nói giản lược: tự quan điểm nhân dân, vì nhân dân là một khái niệm chính trị khó định nghĩa, thậm chí còn bị nhân danh trong những mưu đồ đen tối.
    ở Miền Nam, vào thời điểm 1970, người dân không còn tin cậy vào chính quyền và những tổ chức chính trị. Họ có tín ngưỡng, nhưng không tin cậy vào tôn giáo như là những thế lực chính trị. Thiên Chúa Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, đã từng được võ trang từ thời chiến tranh Việt Pháp. Phật giáo nổi tiếng chủ trương bất bạo động, cũng có thời kỳ được vũ trang, dù chỉ trong giai đoạn ngắn, 1965 ; đường lối đưa bàn thờ Phật xuống đường không phải là ai cũng tán thành. Phạm Duy đã hát những bài Tâm Ca tâm huyết ?otôi sẽ hát to hơn tiếng súng bên bờ ruộng già? nhưng mặc bà ba đen đứng chung với những đoàn Xây Dựng Nông Thôn. Tôn Thất Lập Hát cho Dân Tôi Nghe, thì không mấy người hát theo, vì ?odân tôi? nhận ra tiếng gọi đến từ phía ?obên kia?.
    Sinh trưởng từ một gia đình Phật giáo, Trịnh Công Sơn vẫn giữ khoảng cách với các cao trào chính trị do Phật giáo chủ động, dù về sau, Hoàng Nguyên Nhuận có khẳng định ?ophong trào đấu tranh của thanh niên sinh viên học sinh Huế bùng nổ tự mùa Hạ 1963, đã đẻ ra Trịnh Công Sơn? (bđd). Thời điểm đó, lời nhạc Trịnh Công Sơn mang từ vựng Thiên chúa giáo nhiều hơn từ vựng Phật giáo: như giáo đường, lời buồn thánh, vùng ăn năn, cát bụi, địa đàng ... Nhưng đây là chữ nghĩa văn chương nhiều hơn là rung cảm tôn giáo, gọi là khuôn sáo cũng được, dùng để đẩy đưa câu hát cho có vẻ ?ohiện đại?. Khi cần phải khẳng định một thái độ chính trị giữa những biểu ngữ, gậy gộc thì Trịnh Công Sơn chọn lựa minh mẫn:
    Đợi chờ yêu thương trên cây thánh giá
    Đợi xoá sân si dưới bóng bồ đề
    (Đợi có một ngày),
    trong Phụ Khúc Da Vàng, 1972
    Không theo giáo phái, Trịnh Công Sơn không phải là người đảng phái. Không nghe anh nói, mà không nghe ai nói là anh dây dưa với một chính đảng nào, cái đảng của Miền Nam đã để lại kỷ niệm hãi hùng gần nhất là đảng Cần Lao. Còn đảng Cộng Sản thì không dễ gì tiếp xúc, mà nói thực tình, nghe qua đã ớn.
    Anh Nguyễn văn Trung, trong nhiều bài báo trên Văn Học gần đây, có nhắc lại giai đoạn đó và cho biết các ?ophong trào sinh viên thời đó do Thành Đoàn, một tổ chức của Đảng Cộng Sản, chỉ đạo, triển khai điều khiển?(9). Lê văn Nuôi, chủ tịch Tổng Đoàn Học Sinh Sài Gòn hồi đó kể lại rằng, trong ban Chấp hành Tổng Hội Sinh Viên, nhiệm kỳ 69-70, gồm có 7 người thì đã có 4 là người của Thành Đoàn, như chủ tịch Nguyễn văn Quỳ, phó chủ tịch Huỳnh Tấn Mẫm. Và có lúc phó tổng thống Kỳ đã cho mượn nhà làm trụ sở (10) .
    Tuy nhiên, anh Trung không nhắc, có lẽ vì là ngoài đề, vô tình thôi, là những phong trào đó phát triển được là có sự khuyến khích của người Mỹ, với những Chương Trình Công Tác Hè, Lên Đường, Quận 8, v.v, chưa kể những tổ chức Thanh Niên Thiện Nguyện, Thiện Chí ?onằm vùng? từ trước.
    Và dĩ nhiên, chính sách của người Mỹ được chính quyền Sài Gòn thực thi. Đó là thời Nguyễn Cao Kỳ, với nội các chiến tranh, chính phủ của Người Nghèo, của người Trẻ, làm Cách Mạng Xã Hội, v.v. Ông Kỳ muốn lấy lòng thanh niên trí thức tiến bộ, trong đó có Nguyễn văn Trung. Ông Kỳ lại muốn dựa vào khối Phật giáo ấn Quang, và có cảm tình với đám tranh đấu miền Trung mà ông đã thẳng tay đàn áp năm 1966. Hoàng Nguyên Nhuận mới đây còn nhắc lại (11) .
    Riêng với Trịnh Công Sơn, tướng Kỳ lại có tình riêng, một cảm tình nghệ sĩ liên tài. Ngoài những chai rượu, ông còn cho đi máy bay về Huế để ... hát nhạc phản chiến !
    Dài dòng như vậy để người đọc thấy tại sao một nhạc sĩ không hợp lệ quân dịch, lại có thể ngang nhiên hát nhạc phản chiến tại trường Đại Học Văn Khoa, ngay trước dinh Độc Lập, và dõng dạc : gia tài của Mẹ một bọn lai căng, gia tài của Mẹ một lũ bội tình.
    Trịnh Công Sơn sống giữa những tranh chấp chính trị mà không dính líu đến chính quyền hay đảng phái, giáo phái, phe phái. Mặc dầu anh thích bạn bè, ưa đàn đúm.
    Quần chúng biết ngay điều đó. Chúng ta ngày nay mất công nghiên cứu văn bản, khổ tâm truy tầm tư liệu để tìm hiểu, chứ quần chúng thì họ rất nhạy bén, và nhận ra đâu là tiếng nói vô tư, ngay thật, đâu là tiếng nói có dụng ý, mưu đồ.
    Đây là lý do chính giải thích sự thành công nhanh chóng của Trịnh Công Sơn, một sớm một chiều đã thành hiện tượng.
    Ví dụ bài Tình Ca Của Người Mất Trí, 1967, đã được tiếp nhận và truyền bá tức khắc :
    Tôi có người yêu chết trận Pleime
    ... chết ngoài Hà Nội
    ... chết không hận thù
    Nằm chết như mơ ...
    Quần chúng hiểu ra ngay biểu tượng ?omất trí?, một bài hát không có lập trường theo bên này, hay được chỉ đạo từ phía bên kia. Lời ca dội vang chiến sự, nhưng không có mưu đồ, quả là lời người mất trí. Mất trí là mất tất cả, không còn gì, ngoài cái trí của mình, của riêng mình. Cái trí xa lìa thực tại, bị sa thải ra ngoài thực tại. Trí tuệ ấy chỉ yêu Một Người, nhưng người yêu duy nhất đã chết trên khắp chiến trường, chết mọi kiểu, mọi cách, thậm chí nằm chết như mơ. Chết như mơ ?
    Người ta thường nói: đẹp như mơ, chứ ai nói chết như mơ .
    Tinh nghịch đổi vài chữ, câu hát vẫn hợp lý, vẫn hay, dù ý nghĩa bị lật ngược :
    Tôi có người yêu gặp tại Ba Gia
    Tôi có người yêu vừa mới đêm qua
    Yêu thật tình cờ, yêu chẳng hẹn hò
    Yêu chẳng thề nguyền hạnh phúc như mơ
    Lật ngược hay xếp xuôi, tỉnh trí hay mất trí, tình ca hay chiến ca, ai biết đâu là đâu.
    Cũng như bài sau này: Hát Trên Những Xác Người, làm sau Mậu Thân 1968 :
    Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh
    Chị vỗ tay hoan hô hoà bình
    Người vỗ tay cho thêm thù hận
    Người vỗ tay xa dần ăn năn ...
    Không biết phải giải thích ra sao, ngoài cơn điên loạn của một thời đại.
    Nói về những oan khốc chiến tranh, Trịnh Công Sơn đã có lời nhập đề tưng tửng :
    Đại bác đêm đêm dội về thành phố
    Người phu quét đường ngừng chổi lắng nghe
    Nghe như là nghe nhạc, nghe quen như câu dạo buồn. Nhạc không lời, một loại romance sans parole. Thậm chí: đại bác như kinh không mang lời nguyện.
    Đại bác như kinh ?
    Bài hát kết thúc bằng cụm từ có mẹ có em. Cũng như những thành ngữ: có mẹ có cha, có anh có em, có vợ có chồng, có mẹ có em, diễn tả cảnh sum họp, ấm cúng, nhưng ở đây là một đống xương thịt bầy nhầy :
    Từng vạn chuyến xe claymore lựu đạn
    Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành
    Từng vùng thịt xương có mẹ có em
    Sơn có những lời tưng tửng tàn độc như thế, hay đèn thắp thì mờ, ám ảnh cả một đời bạn mình là Bửu ý. Nguyên tác trong bài Đi Tìm Quê Hương (1967) :
    Người nô lệ da vàng ngủ quên
    Ngủ quên trong căn nhà nhỏ
    Đèn thắp thì mờ ...
    Dĩ nhiên, trong văn cảnh, câu hát có nghĩa: đèn không đủ sáng. Nhưng lìa văn cảnh, lời ca dội vào tim : đèn thắp thì sáng, chứ sao đèn thắp thì mờ ?
    Nhẫn nhục trong những cơ cực trầm kha truyền kiếp, người phụ nữ Huế có câu hát não nùng :
    Ví dầu đèn tắt, có trăng
    Khổ thì em chịu, biết mần răng đặng chừ ?
    Nhưng cũng không đoạn trường bằng đèn thắp thì mờ. Bây giờ Sơn đã đi xa, nhớ câu hát xưa mà thương những người bạn cũ, những người còn ở lại, trong cuộc đời mà Tản Đà đã định nghĩa: đời là cõi bắt con người phải sống.
    Những ngọn đèn. Thắp thì mờ...
    Năm 1968 là khúc quành trong thời sự Việt Nam, đồng thời là bước ngoặt trong nhạc cảm Trịnh Công Sơn. Có thể có những lý do riêng chung.
    Trước hết, là sự kiện nổ súng đêm hát 20/12/1967, tại Quán Văn trong khuôn viên trường Đại Học Văn Khoa. Để tuyên bố kỷ niệm ngày thành lập Mặt Trận Giải Phóng, một nữ khán giả đã cướp micro ; nhân viên ban tổ chức giành lại, và bị bắn trọng thương. Cô gái lên xe Honda bỏ đi. Khoảng hai trăm thính giả - trong đó có nhiều quân nhân - đã dương mắt nhìn theo. Trịnh Công Sơn cùng với Khánh Ly, từ đêm đó không còn đi hát như thế tại Sài Gòn. Nhưng về Huế vẫn hát với sinh viên, đến 1970-1971 thì lại hăng hái tham gia tích cực những sinh hoạt cộng đồng tại Huế.
    Do đó, vụ Tết Mậu Thân 1968, anh ở Huế, và đã ẩn thân ở thư viện Đại Học Huế. Phe cộng sản dường như có lùng kiếm, dĩ nhiên, để yêu cầu tối thiểu là làm một bài hát ca ngợi ?oNgôi sao trên đỉnh Phu văn Lâu?. Sơn đã không làm điều ấy, và ngược lại đã sáng tác hai bài tố cáo cảnh giết người, chôn người là Hát Trên Những Xác Người và Bài Ca Dành Cho Những Xác Người, với địa danh bãi chôn người chính xác : Chiều đi qua Bãi Dâu ... Sau đó Trịnh Công Sơn vẫn ở Huế, làm một số bài ca gửi vào Sài Gòn, mà sinh viên, thanh niên tiếp tục hát trong những phong trào xuống đường lúc đó rất sôi nổi.
    *
    Hiệu quả chính trị của vụ Tổng Công Kích 1968 là hoà hội Paris mở ra để kết thúc chiến cuộc. Khả năng hòa bình đã ló dạng và Trịnh Công Sơn chuyển hướng, làm những ca khúc có nội dung chính trị rõ rệt, trực tiếp kêu gọi hoà bình, với tập Kinh Việt Nam (1968) và Ta phải thấy Mặt Trời (1969).
    Thời điểm này, họa sĩ Trịnh Cung, bạn anh, đã vẽ bức tranh nổi tiếng: Đứa Trẻ Du Ca, tay ôm đàn cầm, có con chim đậu trên mái tóc, ý muốn nói hòa bình đang về trong thôn xóm. Hoà bình là khát vọng chung của thanh niên, và người dân thời đó, mà ca khúc Trịnh Công Sơn đã vang vọng qua những tiêu đề : Ngày Mai Đây Bình Yên, Cánh Đồng Hoà Bình, Đồng Dao Hoà Bình. Và đặc biệt là Nối Vòng Tay Lớn.
    Cho đến ngày hoà hội Paris, nhạc thời thế Trịnh Công Sơn chủ yếu là oán trách chiến tranh, một cách thụ động, tố giác những oan khiên vừa tàn khốc vừa phi lý, cảnh một chiếc xe tang, trái mìn nổ chậm, người chết hai lần, thịt da nát tan (Ngụ Ngôn Mùa Đông). Hay than vãn : ôi quê hương đã lầm than, sao còn, còn chiến tranh (Du Mục).
    Trong Kinh Việt Nam, từ 1968, anh tích cực kêu gọi: Dân ta phải Sống, Dựng lại Người, Dựng lại Nhà, Hãy đi cùng nhau, và cụ thể hơn nữa Nối Vòng Tay Lớn. Hay ít nhất cũng là Chờ nhìn Quê Hương sáng chói và tra vấn Ta thấy gì đêm nay ? Sao mắt Mẹ chưa vui ? Đấy là tên những bài hát, những Hành Ca trong tham vọng trở thành một hành khúc Việt Nam:
    Đoàn người đi miên man
    Tìm ánh sáng cho Việt Nam
    Tìm quê hương xưa
    Giống Tiên Rồng, giống da vàng ...
    Nối cho liền, nối hai miền ...
    Nói là ?oquốc ca hụt? là đùa vui, nhưng cũng không sai bao nhiêu (giá dụ: nếu đám tranh đấu Miền Trung thành công trong dự tính ly khai năm 1965, rồi từ đó nắm được chính quyền Miền Nam, thì chúng ta e phải đứng nghiêm, nghe nhạc Trịnh Công Sơn khi chào cờ. Chuyện đã không xảy ra, nhưng không phải là không có khả năng xảy ra trong tuyệt đối).
    Thời điểm 1968, hội nghị Paris thật sự đã tạo nên niềm hy vọng vô biên. Trịnh Công Sơn viết lời tựa Kinh Việt Nam :
    Kinh Việt Nam là những tiếng kêu thương thống thiết, khởi sự tự một thực trạng máu xương ... Những bài ca được viết từ những hân hoan lắng nghe được trong lòng người. Đó là nỗi hân hoan của đám đông chờ mong ngày hồi sinh ...
    Đã có điều gì không thật suốt hai mươi năm nay (...) Chúng ta, dù muốn dù không, bị biến thành những mũi tên định hướng được bắn đi từ những đồ hình huy hoàng tưởng tượng và ngắn hạn. Dân ta tàn phế hai mươi năm. Nước mắt và máu đã làm thành những con suối lớn chảy mòn tiềm lực sáng tạo (...)
    Xin hãy dừng tay và cùng chờ nhìn một mặt trời tươi trẻ sẽ đựoc khai sinh ở phương đông (...)
    Xin hãy dừng tay để được nghe ba mươi mốt triệu tiếng hò reo trong cùng một phút hân hoan (...)
    Tiếng hát đã có thể cất lên để nuôi lớn ước mơ (...)
    Một ước mơ vĩ đại, làm bằng những đau thương nối dài vào hoang tưởng ịmột ngày mà lòng mình vui sướng hơn muôn nghìn nămỂ (Cánh Đồng Hoà Bình).
    Bây giờ, nhớ lại mà thương cho một thế hệ thanh niên đã dở sống dở chết trong hoang tưởng :
    Hai mươi năm hận thù đã qua
    Hôm nay thấy mặt người đổi mới
    Ta yêu Trời, ta yêu ta, ta yêu em
    Ta yêu nắng hòa bình vừa đến ...
    Hai mươi năm chờ đợi từng phút giây
    Hôm nay tiếng Hòa Bình đã thấy
    Trên môi người trên môi ta, trên môi em
    Trên môi những người Việt nghèo khốn
    Hai mươi năm chờ đợi đã lâu ...
    (Đồng Dao Hòa Bình)
    Hai mươi năm là tính từ 1948, hay trước đó nữa, nghĩa là không kể Điện Biên Phủ, không kể đến hiệp định Genève, dù sao cũng tạo được cảm giác hoà bình trong đôi ba năm. Nhưng nền hoà bình tạm bợ ấy đã phải mua bằng cái giá chia đôi Nam Bắc, mầm mống cho một cuộc chiến tranh khác, lâu dài hơn, thảm khốc hơn, gây nhiều thù hận hơn. Khi Sơn viết hai mươi năm nội chiến từng ngày, thì hằng triệu người đã hát, từ năm này qua năm khác, dù có lúc bị cấm. Hai chữ nội chiến, nếu không có lý, cũng có cơ sở tình cảm của nó. Và đáp ứng lại với tâm lý quần chúng không bị chính trị hóa, không bị giáo dục chính trị, những người dân đau lòng vì cảnh nồi da xáo thịt, mà không truy tầm đến căn nguyên phức tạp.
    Có lúc anh bộc trực, chính xác hơn :
    Hai mươi năm là xác người Việt nằm
    Làm sao ta giết hết những đứa con Việt Nam ?
    Xưa ta không thù hận
    Vì đâu tay ta vấy máu ?
    (Tuổi Trẻ Việt Nam) 1969
    Không dễ dàng gì trả lời câu hỏi vì đâu, nếu không đơn giản lặp lại luận điệu bên này hay bên kia. Không có cuộc chiến tranh nào mà lý do đơn giản, chỉ có những đầu óc đơn giản. Thời Nam Bắc Triều, Trịnh Nguyễn phân tranh, Nam Hà Bắc Hà, cuộc chiến chưa chắc đã bắt nguồn từ những lý do đơn giản. Giữa lòng thế kỷ XX, hoàn cảnh càng phức tạp. Chiến tranh Việt Nam, khởi sự là dân tộc giành quyền tự quyết, chống ngoại xâm, nhưng cũng là chiến tranh ý thức hệ, nối dài biên giới chiến tranh lạnh, với sự can thiệp của nước ngoài. Nhưng đồng thời cũng có tính cách nội chiến :
    Triệu người đã chết, hãy mở mắt ra
    Lật xác quân thù, mặt người Việt Nam trên đó
    Đi trên những xác người : bao năm thắng những ai ?
    (Những Ai còn là Việt Nam) 1969
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không nghị luận chính trị, vì nghị luận sẽ không thành bài hát ; anh chỉ nói lên cảm xúc :
    Ôi bom đạn cày trên những xác
    Ôi da vàng Việt Nam vỡ nát
    Xương thịt đó thiêng liêng vô cùng
    (Đêm Bây Giờ, Đêm Mai) 1967
    Bây giờ lý luận rằng nguồn gốc của chiến tranh Việt Nam không phải là nội chiến là việc của người làm chính trị, phân tích ?obản chất? theo chính kiến, ?ochính nghĩa? của mình. Người nghệ sĩ chỉ nói lên hiện tượng.
    Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ phản chiến ; quần chúng có hai con đường đến với anh : một là đến với người nhạc sĩ, hai là đến với người phản chiến ; họ chọn con đường thứ nhất, nếu anh có tài ; họ chọn con đường thứ hai, nếu anh đáp lại tâm tư của họ. Còn những người đi tìm một đồng chí hay chiến hữu, thì dĩ nhiên là thất vọng rồi công phẫn.
    Cả hai chính quyền Nam Bắc đã trả công hậu hĩ, và trả ơn đầy đủ cho những cán bộ ?ohát cho dân tôi nghe?. Dân tôi không nghe, lỗi đâu phải tại ?ocánh vạc bay? ?
    *
    Từ 1968, trong những gào gọi hoà bình, thêm một ý tưởng hiện ra rõ nét, là thống nhất đất nước.
    Hoà bình là một ước vọng của nhân sinh, ai ai cũng chia sẻ. Thống nhất là một đòi hỏi chính trị, người muốn thế nọ, kẻ muốn thế kia, đại khái qua hai câu hỏi : thống nhất bằng cách nào ; và ai chủ động thống nhất ? Trịnh Công Sơn nói lên niềm mơ ước công dân, và không trả lời hai câu hỏi chính kiến, cũng như nhiều nhạc sĩ khác : Phạm Đình Chương viết Hội Trùng Dương, Phạm Duy viết Con Đường Cái Quan, đều chia sẻ một nguyện vọng.
    Khát vọng thống nhất đã bàng bạc trong những bản nhạc của Sơn trước đó :
    Đêm sông Hương nhung nhớ
    Ngày Cửu Long mơ, mơ thấy gì
    Mơ một ngày Hồng Hà góp Hội Trùng Dương
    Đây quê hương trông ngóng và mẹ chờ mong
    (Lại Gần Với Nhau) (1966)
    Nhưng phải đợi đến Kinh Việt Nam (1968) yêu sách ấy mới được diễn đạt chính xác :
    Chờ ngày Việt Nam thống nhất
    (Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói)
    Reo vui cờ thống nhất
    Chân bước đi trên ba Miền
    Những Ai Còn Là Việt Nam
    Chính chúng ta phải có mọi quyền
    Đứng lên đòi thống nhất quê hương
    (Chính Chúng Ta Phải Nói)
    Bắc Nam Trung ơi đoàn kết một miền
    (Huế, Sài Gòn, Hà Nội)
    Thậm chí anh đã hát rất quyền uy: Hỡi Ba Miền vùng lên Cách Mạng.
    Nói Một Miền Rưỡi, thì không sao; nói Ba Miền là đã có vấn đề ; nói Hai Miền ?ovùng lên cách Mạng? sẽ còn nặng tội hơn nữa! ôi ! Sơn ơi là Sơn ơi !
    Những bài hát rền vang khí thế. Quan điểm chính trị rõ nét, dù là tự phát, cũng có thể thành hình qua những thảo luận với bạn bè. Vì không dễ gì mà trong vài tháng, Sơn đã sáng tác được hằng chục bài hát đồng quy về một nội dung chính trị nhất quán.
    Mưu cầu hoà bình đi đôi với ước mơ thống nhất là khát vọng chung. Và đến 1968, người dân thấy rõ không thể có hoà bình mà không có thống nhất. Không cần am tường chính trị cũng thấy điều ấy. Vài ba năm trước, những người thân thiết với Trịnh Công Sơn trong phong trào tranh đấu Miền Trung còn mơ tưởng: ?otạm thời Nam Bắc làm hoà, để có lý do cho Mỹ rút chân ra khỏi Việt Nam. Miền Nam Trung Lập trong vòng hai mươi năm (...) Nam Bắc hiệp thương? (12) như Hoàng Nguyên Nhuận đã tuyên bố trên báo Chuyển Luân.
    Khi tại Paris hoà hội bốn bên đang tiếp diễn, thì trên danh nghĩa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã biến thành Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời. Rõ ràng là Nam Bắc thế vô lưỡng lập: muốn có hoà bình thì phải thống nhất Nam Bắc bằng cách này hay cách khác.
    Cách nào đi nữa thì cũng dưới một màu cờ, do đó Trịnh Công Sơn đã hát: Ta thấy gì trong đêm nay ? Cờ bay trăm ngọn cờ bay ... Anh mong sớm Dựng lại Người, Dựng lại Nhà : tình ta bay theo sóng ngọn cờ ...
    Không thể tránh được câu hỏi: ngọn cờ gì ? Thật tâm thì Trịnh Công Sơn cũng không biết là cờ gì. Trả lời câu hỏi đó, là thêm một lần chia rẽ, đau thương.
    Nhạc sĩ rất bén nhạy, từ 1968 đã linh cảm :
    Đêm nay hoà bình, sao mắt mẹ chưa vui
    Nhìn quanh anh em không ai còn lại
    Anh thầm gọi tên ai. Gọi tên ai ...
    Anh đi trận về nghe lại chuyện kể
    Ngỡ giấc mơ ...
    (Sao mắt Mẹ Chưa vui)
    Năm ấy, bài hát thành công nhất là Nối Vòng Tay Lớn :
    Rừng núi dang tay nối lại biển xa
    Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
    (...)
    Thành phố nối thôn xa vời vợi
    Người chết nối linh thiêng vào đời ...
    Nhạc điệu phong phú, hào hùng, phóng khoáng và lời ca vừa nhẹ nhàng vừa súc tích, nối liền con người với nhau, với đất nước, thành phố với thôn quê, quá khứ với hiện tại, người chết với tương lai. Nhà văn Nguyễn văn Thọ, một bộ đội ?ophía bên kia?, kể lại rằng khi tiến quân vào Sài Gòn ngày 30/4/1975, nghe bài này anh đã chùng tay súng :
    ?oMặt đất bao la, anh em ta về
    Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
    Lời ca không phải là tiếng thách thức tử thủ. Lời ca không phải là tiếng bể máu như kết cục thường của chiến cuộc, lời ca khi ấy làm chùng xuống không khí thù hận và hằn học?. (13)
    Nhưng đây là chuyện về sau - nói ra đây - để thấy tác dụng của một khúc nhạc phản chiến.
    *
    Năm 1969, Bửu Chỉ kể lại: ?othỉnh thoảng người ta lại nghe phong thanh đâu đó về một giải pháp hoà bình cho Việt Nam, rồi tại tắt ngấm... Phong trào đấu tranh hoà bình Việt Nam ở các đô thị lại bùng lên mãnh liệt?(Bài đã dẫn), nhạc khúc Trịnh Công Sơn gắn bó với hoàn cảnh, mang một nét mới : chính chúng ta phải nói : chính người dân Việt Nam phải có quyền quyết định về vận mệnh dân tộc, trên cơ sở hoà bình-thống nhất :
    Khi tim người rực lửa cầu mong
    Chính chúng ta phải có mọi quyền
    Đứng lên đòi thống nhất quê hương
    Quyết chối từ chém giết anh em
    Chính chúng ta phải nói hoà bình
    Đất nước này chỉ còn lại người điên
    Tháng 8/1969, anh viết: ?oHai mươi năm qua con người Việt Nam khốn khổ đã hiểu được thấm thía rằng không còn một nhân danh nào đủ ý nghĩa và xứng đáng để còn một chỗ đứng trên cái điêu tàn to lớn phủ ngập đời sống nơi đây nữa? (14)
    Trịnh Công Sơn kêu gọi Ta Đi Dựng Cờ, Đừng Mong Ai Đừng Nghi Ngại. Lời ca hùng hồn, khẩu hiệu, có lúc đại ngôn: đã đến lúc cách mạng tiến lên. Bài Ta Quyết Phải Sống :
    Còn sống xin các anh quyết còn cách mạng
    Đời ta ta lo, xin xếp vũ khí ...
    Quyết làm cách mạng và phải xếp vũ khí: nguyện vọng thành khẩn và ngây thơ của một nghệ sĩ giữa những thế lực vô minh, với hằng triệu tay súng mỗi bên, với pháo đài bay, xe tăng, hoả tiễn. Cách mạng, trong mơ ước Trịnh Công Sơn là cuộc đổi đời triệt để, tự bóng tối ra ánh sáng, từ xương máu ra hoà bình ?omột rạng đông mới sẽ được khai sinh. Nhựa mới sẽ luân lưu cuồn cuộn trong những thân thể Việt Nam?(14).
    Trong Những Giọt Máu Trổ Bông, sau khi tính sổ hằng tỷ tỷ giọt máu đã chảy thành suối thành sông hay đã khô cằn trên đất nước, đã che khuất mặt trời, nhạc sĩ quyết định :
    Những giọt máu đến ngày trổ bông
    Nở hoà bình cho đêm vắng xôn xao tiếng người
    Ngày dân ta đi dành lấy hoà bình
    Ta phải thấy mặt trời
    Và Mặt Trời là biểu tượng ánh sáng, hơi ấm, sự sống và phương hướng: phương Đông, phía mặt trời mọc: ?oTuổi trẻ Việt Nam, trời sáng phương Đông?. ?oMột mặt trời tươi trẻ sẽ được khai sinh ở phương Đông?. Sơn có lần giải thích : người phương Tây, khi định hướng, dùng chữ orientation, nghĩa là nhắm hướng orient, phương Đông. Việt Nam là chiến trường giữa những thế lực mê chấp đến từ phương Tây. Trong khi đó, phương Đông nguồn cội của đức tin, là quê hương của hoà bình, hoà giải và hoá giải.
    Anh và bạn bè anh ở Huế, trong giới Phật tử, đã tin như vậy, theo hồi ký gủa Giáo sư Erich Wulff khi ông kể lại vụ xe thiết giáp đàn áp dân lành tại Huế tháng 5/1963 mà ông đã mục kích. Ông nói về thanh niên Huế và chiến tranh: ?oHọ xem như là một cuộc chiến tranh tôn giáo (...) càng ngày càng cổ võ cho một nền văn hoá dân tộc mang tính cách Phật giáo và một sách lược chính trị trung lập?(15) .
    Tư tưởng Phật giáo tiềm ẩn nơi Trịnh Công Sơn, có lẽ đã khởi sắc từ ý thức chính trị, xã hội và văn hoá, trong một thời điểm nhất định. Do đó, tâm hướng về nguồn, về phương Đông, về Đạo trong nghĩa Phật giáo hay Lão Trang, ở Trịnh Công Sơn khác với Hơi Tàn Đông á nơi Vũ Hoàng Chương ba mươi năm trước, và cách nhau hai cuộc chiến tranh ; rồi ý hướng về Đạo, vài ba năm sau, từ 1973, sẽ đơm hoa kết nụ thành những đoá hoa vô thường trong nhiều ca khúc.
    Phật tính là mạch nước ngầm trong tâm hồn Trịnh Công Sơn, gặp một hố bom, nó chợt Thấy Mặt Trời, và tuôn trào thành Nguồn Thơ Suối Nhạc.
    *
    Phụ Khúc Da Vàng, xuất bản 1972, gồm 9 bài, với Người Mẹ Ô Lý, bài hát tặng người Mẹ già đã gặp trong đoàn người từ Quảng Trị về Huế ; và Mùa áo Quan, tặng những thành phố Việt Nam, có một lần không còn bóng dáng con người, phản ánh chiến trường Trị Thiên khốc liệt những năm 1971-1972, với mặt trận Nam Lào, Đường 9, Cổ thành Quảng Trị, Mùa Hè Đỏ Lửa. Xa hơn nữa, trên khắp chiến trường miền Nam, đi đâu cũng thấy xác người Trị Thiên, theo lời Phan Nhật Nam : Kontum thì dân dinh điền, An Lộc là dân cạo mủ cao su, Bình Giả là dân Cam Lộ, Khe Sanh mới đến định cư. Những phận người nằm chết cong queo, chết vào lòng đèo, chết cạnh gầm cầu, chết nghẹn ngào mình không manh áo. Phan Nhật Nam ?onhìn tận mắt những thảm cảnh trên vùng đất quê hương: một bộ xương trẻ con trong chiếc thau nhựa bạc màu ... Một người đàn bà đưa bàn tay trước từng miếng thịt, xoa trên chiếc đầu lâu của người chồng xấu số? (16)
    Khi các phe phái hoà đàm tại Paris thì bom đạn vẫn ác liệt. Chiến xa miền Bắc đã tràn qua sông Bến Hải, mục tiêu vừa quân sự, vừa chính trị là bôi xoá tàn tích hiệp định Genève và vĩ tuyến 17, chứng tỏ chiến trường Việt Nam là một, trong khi chờ đợi nước Việt Nam là một.
    Bề ngoài Trịnh Công Sơn vẫn hô hào ?oChưa mất niềm tin, vì quê hương sẽ có ngày hoà bình (...), trong lòng nhau thấp thoáng bóng cờ chung?. Nhưng ở thâm tâm anh đã bi quan lắm khi ?ođợi con kên kên trên cành nhỏ lệ?:
    Bao nhiêu năm chờ đợi
    Oán thù là khí giới
    Trong con tim lời nói yêu thương
    Đã mất rồi
    (Đợi Có Một Ngày)
    Trịnh Công Sơn gói ghém nỗi hoang mang chán chường một thế hệ :
    Mười lăm năm em có buồn không ?
    ...Đường anh em đi hoài không tới
    Đường văn minh xương cao cùng với núi
    Đường lương tâm mênh mang hoài bóng tối
    ... Hãy nhìn lại anh em trên chiến trường
    Tìm đâu ra những nét mặt thù
    Được hay thua những thắng bại kia
    Mặt quê hương tan nát từng giờ
    (Hãy Nhìn Lại)
    Khúc hát ngắn đã quy chiếu mọi góc cạnh, kích thước một cuộc chiến tranh, thuộc loại khốc liệt nhất mà dân tộc phải trải qua. Nếu ai đó chê trách Trịnh Công Sơn lờ mờ về chính trị, thì phải hiểu chính trị theo nghĩa lập trường, phe phái. Đứng trên lương tâm dân tộc mà nói, ít có sử gia hay nhà bình luận chính trị nào, mà thu vén được cả bi kịch của đất nước trong cả chiều dài, chiều rộng lẫn chiều sâu bằng bấy nhiêu câu chữ, được giai điệu của nhạc thuật xoáy sâu vào tâm khảm của thời đại.
    *
    Đã nhiều người nói Trịnh Công Sơn là thiên tài. Sự đánh giá thành tâm, nhưng mơ hồ, sử dụng một khái niệm khó định nghĩa và không có tiểu chuẩn. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, chữ thiên tài bao hàm một ngụ ý chính trị. Nhưng nhìn dưới ánh sáng nào đi nữa, sự nghiệp Trịnh Công Sơn cũng là một khối tài tình. Tài và tình sinh ra nhau, nuôi dưỡng lấy nhau bằng lương thực một trần ai khổ ải. Chữ tài, phần nào, là của trời cho ; chữ tình là khối đau thương khổ luyện trong khổ nạn.
    Và chính khối đau thương - qua những lời ca phản chiến - đã vinh danh Trịnh Công Sơn trong khổ nạn, vinh danh bên ngoài ý muốn của nhiều quyền lực thế trị ; và sau này nữa, bên ngoài những mê chấp sân si.
    Song song với ca khúc hoà bình làm trong một thời điểm đặc biệt, Trịnh Công Sơn vẫn sáng tác nhạc phẩm ca ngợi tình yêu, tình bạn, thiên nhiên và cuộc đời. Tất cả tâm cảm ấy cùng chiếu rọi về tình người, nổi bật trong khổ nạn.
    *
    Nhân đề tài Ca khúc đòi hỏi Hoà Bình của Trịnh Công Sơn, chúng tôi nhắc lại từng giai đoạn trong quá trình nhạc phẩm và bối cảnh chính trị, xã hội của miền Nam chủ yếu từ 1965 đến 1972. Trong những điều kiện tạo nên hiện tượng Trịnh Công Sơn, có yếu tố lớn lao với kích thước lịch sử, có chi tiết bình thường như cách ăn mặc hay ăn nói. Trong tâm tưởng người nghe khó đo lường được cái gì là chính, cái gì là phụ trong những điều kiện làm nên danh phận một tác gia. Điều này bổ sung cho điều kia, chúng tôi ghép lại như những mảnh vỡ của một thời đại.
    Và cũng lưu ý dè dặt: bài nào chính xác là phản chiến ? Đối với những người từng nghe, từng sống những ca khúc Trịnh Công Sơn thời thịnh hành, thì khó trả lời.
    Với nhiều người, toàn bộ nhạc Trịnh Công Sơn thời đó đều diễn tả khát vọng hoà bình. Những bản nhạc tình, dù chỉ hoà tấu không lời, cũng vang vọng ít nhiều âm hưởng của niềm mong ước đó. Nhưng có một cách phân biệt, nghịch lý nhưng thiết thực : bài nào mà ngày nay không được in lại, đồng thời không được trình diễn trong nước, thì nó là nhạc ... phản chiến !
    Đây lại là một cách gián tiếp minh xác vị trí chính trị của Trịnh Công Sơn trong giai đoạn anh làm khoảng 70 bài hát được gọi là phản chiến.
    Và ca khúc duy nhất của Trịnh Công Sơn mà chúng tôi có thể xác định thời điểm sáng tác là Ra Đồng Giữa Ngọ làm tại Huế tháng 12 năm 1974, vào những ngày năm cùng tháng tận của một chế độ, chế độ đã sinh trưởng ra anh. Bài hát tiên tri về nhiều mặt :
    Thằng bé xinh xinh chơi diều giữa Ngọ
    Ngờ đâu hội ngộ tan giữa hư không
    Sơn qua đời ngày 1 tháng Tư, vào giờ Chính Ngọ, như con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo, con diều rơi cho vực thẳm buồn theo ...
    Đối với một số bạn bè, Sơn bao giờ cũng như đứa bé, suốt đời buồn vui như một đứa bé. Và họ, ngày nay, còn hát theo Sơn :
    Thằng bé xinh xinh bay vờn giữa Ngọ
    Ngờ đâu hội ngộ tan giữa hư không
    ...Tan trong trời hồng làm giọt mưa trong
    Tan trên cuộc đời làm lời ru êm
    ...Tan trong nụ cười gọi mời yêu thương
    Tan trong cội nguồn.
    Vậy thôi, thôi nhé, vậy nhé, Sơn nhé. Khi khác gặp lại Toa.
    Đặng Tiến
    Orléans, 15/09/2001

  7. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    T. post lại bài sau của Đặng Tiến (ở Paris), một bài viết khá công phu về nhạc phản chiến của TCS, đương nhiên DT có thêm vào nhiều nhận định rất riêng tư, chưa hẳn là chính xác, nhưng cũng đáng phục ở chỗ dám nghĩ ra điều mới và dám nói.
    Danh sách nhạc TCS : http://ttvnonline.net/forum/topic.asp?TOPIC_ID=52671
    Trịnh Công Sơn - Tiếng hát Hoà Bình



    Đặng Tiến
    Báo Văn Học số 39, tháng 4-1989, có ghi lại một buổi tọa đàm về bộ truyện Mùa Biển Động của Nguyễn Mộng Giác, nhà văn Nhật Tiến đã phát biểu ngoài đề :
    ?oNói về tác phẩm văn nghệ mà ảnh hưởng rõ nét nhất, tôi nghĩ có lẽ mình chỉ có nhạc Trịnh Công Sơn, nó gây cái tâm lý phản chiến. Còn tác phẩm văn thơ của chúng ta nó chỉ bàng bạc thôi?. Anh còn khẳng định : ?onó đi thẳng vào đời sống?. Nhà văn Hoàng Khởi Phong vùa vào: ?oRiêng với nhạc Trịnh Công Sơn, tôi nghĩ có đi thẳng vào lòng người? (tr. 55).
    Trong văn chương, ngoài đề có khi là lời tâm huyết. Nhật Tiến nổi danh về lòng ngay thẳng và nghĩa khí. Hoàng Khởi Phong là cựu đại úy quân cảnh, một binh chủng mà Trịnh Công Sơn thường phải dè chừng ...
    Cái thời làm nhạc phản chiến ... thời đại bác ru đêm ...
    Dùng chữ nhạc phản chiến, theo kiểu anti-guerre, anti war, là nói cho gọn, và đã có người phản bác, cho rằng mông lung, vì người nghệ sĩ chân chính nào mà không chống chiến tranh ? Ngoài ra, những ca khúc Trịnh Công Sơn tố cáo chiến tranh, gào gọi hoà bình còn bày tỏ khát vọng thống nhất đất nước, tình tự dân tộc, tình yêu nhân loại, niềm tin vào cuộc đời, tình người và hạnh phúc lứa đôi. Những tình cảm này đan quyện vào nhau. Hơn nữa một số nhạc tình thuần tuý, nội dung không quan hệ gì đến chiến tranh, khi nghe trong đám đông, cũng tạo nên một cảm giác thời thế, từ một thời phản chiến.
    Vì vậy, gọi là nhạc ?ophản chiến? là nói tắt, trong điều kiện bất túc của ngôn ngữ. Gọi cách khác, là ca khúc tranh đấu cho hoà bình, tuy dài dòng mà vẫn không đủ ý.
    Nói chung, những ca khúc ?ophản chiến? của Trịnh Công Sơn gia tăng số lượng và cường độ dài theo cuộc chiến, đồng thời cũng chuyển mình theo từng giai đoạn ngắn của thời cuộc thập niên 1963-1973. Nhưng là tiếng nói tự phát, phản ứng tự nhiên của một cá nhân, một công dân, không thuộc đảng phái hay tổ chức chính trị nào. Đây là điều kỳ lạ trong hoàn cảnh chính trị thời đó và chính nó đã tạo ra hào quang của Trịnh Công Sơn: người ta hát, và yêu Trịnh Công Sơn, tạo ra hiện tượng Trịnh Công Sơn, một là vì ca khúc của anh đáp ứng lại những khát vọng của thời đại, hai là người nghe, trực cảm rằng những lời ca ấy không mang một ý đồ chính trị nào. Bây giờ, hơn ba mươi năm sau các sự cố, nghe lại ca khúc Trịnh Công Sơn, so sánh với những yêu sách thời đó, chúng ta có thể tin được vào chứng từ của họa sĩ Bửu Chỉ, bạn thân với Trịnh Công Sơn trong nhiều giai đoạn, trước và sau 1975,
    ?oTắt một câu, trong dòng nhạc phản chiến của mình, Trịnh Công Sơn đã chẳng có một toan tính chính trị nào cả. Mà tất cả làm theo mệnh lệnh của con tim mình (...). Trái tim nhân ái, nhạy cảm, chỉ biết nói lên những cảm xúc nồng nhiệt của mình đối với quê hương, dân tộc, dù thiếu vắng một thái độ chính trị, nhưng trung thực. Nghĩa là tự đáy lòng mình thì mình nói?.(1)
    Bửu Chỉ đã tham dự vào Phong Trào Sinh Viên đấu tranh cho hòa bình, trực diện chống đối chính quyền Sài gòn, bị bắt 1971 và chỉ được phóng thích năm 1975. Anh sinh hoạt với Trịnh Công Sơn tại Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên những năm 75-79, cho đến nay vẫn được xem như là một tiếng nói trung thực. Khi Bửu Chỉ nhận thấy - hay thật ra là phản ánh một dư luận - cho Trịnh Công Sơn là ?othiếu vắng một thái độ chính trị, nhưng ...? thì chúng ta có thể hiểu thêm được một hoàn cảnh, để từ đó tìm hiểu vị trí Trịnh Công Sơn trong thế sự, giữa những âm thanh và cuồng nộ.
    Và phải chăng vì chỉ viết ?otheo mệnh lệnh của con tim?, chứ không theo một thứ mệnh lệnh khác, mà ngày nay những ca khúc tranh đấu của Trịnh Công Sơn, dù đã đóng góp lớn lao vào biến chuyển của đất nước, đã không được in lại, hát lại trong nước, như một số tác phẩm khác, của các vị Tôn Thất Lập, Trần Long ẩn, v.v. Và những văn bia, những kỷ yếu chính thức ghi lại thành tích cách mạng thời đó, ngày nay cũng không nhắc nhở gì đến Trịnh Công Sơn.
    Ngoài ra, nếu nhạc thời thế của Trịnh Công Sơn xuất phát từ cảm xúc, thì ta có thể lần theo lịch trình sáng tác để tìm đến những biến chuyển trong tâm tư tác giả trước thời cuộc sôi động lúc đó. Tuy nhiên chúng tôi khó nắm chắc thời điểm thành hình của từng ca khúc, dù đã cố gắng. Chỉ mong đề xuất những nét chính.
    Sau đệ nhị thế chiến, nhiều tư trào hoà bình trên thế giới đã tạo ra giòng thơ nhạc phản chiến như bài Barbara, thơ Prévert, Kosma phổ nhạc, đã thịnh hành tại Miền Nam những năm 1950, với lời ca thật mạnh ?oôi ngu xuẩn chiến tranh? nguyên văn tiếng Pháp khá tục ?oquelle connerie la guerre?. Tiếp đó, là những bài hát phản chiến thô bạo của Boris Vian đã vang dội một thời trong tuổi trẻ Trịnh Công Sơn. Theo sau là nhạc phẩm của Bob Dylan và Joan Baez. Chúng tôi đã nhắc qua điều này trong một bài trước đây(2) .
    Có lẽ những suy nghĩ về dân tộc, đất nước, số phận con người trong chiến tranh đã manh nha từ lâu ở Trịnh Công Sơn, và đã được khơi động từ những biến cố tại Huế và miền Trung năm 63, mà bạn bè anh đã tham gia tích cực và sôi nổi. Bản thân Trịnh Công Sơn không dự cuộc trực tiếp, nhưng khó có thể nói là không giao động. Sau những bản nhạc tình đã nổi tiếng, thì 1964, Trịnh Công Sơn đưa vào Lời Mẹ Ru một vài âm hưởng xót xa, báo hiệu cho những ru khúc đau thương về sau :
    Lời mẹ ru con nghe ra nỗi niềm
    Đời mẹ ru con mây kia cũng buồn
    Con ngủ trên mây
    Tiếng khóc ban đầu còn đau, còn đau
    Ru con khôn lớn ... Con Rồng cháu Tiên
    Một đời ru con, nên mắt ưu phiền
    Về thời điểm, tư liệu của Hoàng Nguyên Nhuận, bút danh của Hoàng văn Giàu, xác nhận ?onăm 1963, trong lúc anh chị em chúng tôi lận đận trong tù, sau chiến dịch Nước Lũ thì Trịnh Công Sơn vẫn còn mơ màng Nhìn Những Mùa Thu Đi. Đến năm 1964, sau khi nhập Tuyệt Tình Cốc, thì Trịnh Công Sơn hầu như đã trở thành một người mới?. (Bài viết tháng 10.1995, và tháng 8.2001).
    Lối hát ru Việt Nam, như ru con Nam Bộ, thỉnh thoảng cũng có câu thắt thẻo ruột gan, nhưng ít khi diễn tả buồn đau trong thân phận làm người như ở Trịnh Công Sơn, càng về sau càng da diết.
    Vết Lăn Trầm, 1965, là một ca khúc đậm đặc phong cách Trịnh Công Sơn, đau thương và huyền bí :
    Vết lăn trầm vết lăn trầm
    Hằn lên phiến đá nâu thêm ưu phiền
    Như có lần chim muông hằn dấu chân
    Người đi phiêu du từ đó chưa thấy về quê nhà
    Người chợt nhớ mình như đá
    Đá lăn vết lăn trầm
    Từ cơn đau ấy lưu thân mỏi mòn
    Ôi mắt thầm van xin lời thánh đêm
    Bài ca dao trên cồn đá
    Trên ngai vàng quê hương ...
    Ca từ rệu rã, u hoài, xa vắng, nhưng cô đọng cả tâm giới Trịnh Công Sơn, lúc ấy và về sau. Về sau, sẽ có hằng vạn chuyến xe claymore lựu đạn, hằng vạn tấn bon trút xuống đầu làng, cũng chỉ là âm vang lăn trầm vết đá. Hoàng Phủ Ngọc Tường, bạn thân Trịnh Công Sơn đã tinh ý nhận xét:
    ?oVết Lăn Trầm bắt đầu tiếp cận nỗi bất hạnh của một tuổi trẻ bị cuốn hút vào cơn lốc của chinh chiến, và đây là bài hát mở đầu nội dung phản chiến của nhạc Trịnh Công Sơn? (3)
    Chọn 1965 làm thời điểm cho nhạc thời thế Trịnh Công Sơn, còn có những lý do khác: đó là cao điểm của chiến tranh Việt Nam, thời của những Người Chết Trận Đồng Xoài, Pleime ... thời người Mỹ đổ bộ lên Miền Nam, bắt đầu ném bom miền Bắc. Cũng là cao trào tranh đấu miền Trung trước khi bị dập tắt vào năm 1966.
    Thời đó, ca khúc Trịnh Công Sơn, nhạc tình và nhạc tranh đấu, được in ronéo, chuyền tay. Năm 1966, nhà An Tiêm xuất bản tập Ca Khúc Trịnh Công Sơn, Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận, 12 bài, ngoài Tuổi Đá Buồn làm từ 1961, những bài khác làm vào 1965-1966, đều mang nội dung : thân phận trong chiến tranh.
    Cuối năm 1966 và sang 1967, Trịnh Công Sơn đã sáng tác một loạt ca khúc chống chiến tranh nổi tiếng: Người con Gái Việt Nam Da Vàng, Đại Bác Ru Đêm, Tình Ca của Người Mất Trí, ... Tác giả tự ấn hành lấy, do đó không ghi năm xuất bản, thành tập Ca Khúc Da Vàng. Về sau, sau Mậu Thân, 1968, anh thêm 2 bài : Hát Trên Những Xác Người và Bài Ca Dành cho Những Xác Người, ghi là Ca Khúc Da Vàng 2, dự tính in trong tập Kinh Việt Nam, tự xuất bản 1968. Những bản in lại về sau, không thấy 2 bài này. Vậy ta có thể xem Ca Khúc Da Vàng gồm 12 hay 14 bài, tùy phương pháp.
    Gần đây Khánh Ly có hát và phát hành ba đĩa hát CD lấy tên Ca Khúc Da Vàng I (1996), II (1998) và III (1999), mỗi CD gồm 10 bài, có đủ 14 bài da vàng chính danh. Những bài khác là nhạc phản chiến nổi tiếng của Trịnh Công Sơn.
    Tập Kinh Việt Nam mở đầu bằng lời tựa, tác giả bày tỏ khát vọng hoà bình, viết 1968, có lẽ sau Mậu Thân và tin tức về hòa hội Paris ; tập nhạc gồm có 12 bài, bắt đầu bằng Dân Ta Phải Sống và khép lại với Nối Vòng Tay Lớn.
    Năm 1970, dưới tên nhà xuất bản Nhân Bản, anh tự ấn hành Ta Phải Thấy Mặt Trời, gồm 11 bài, như : Việt Nam ơi Hãy Vùng Lên, Huế Sài Gòn Hà Nội, v. v.
    Năm 1972, sau Mùa Hè đỏ lửa, anh cho in tập Phụ Khúc Da Vàng, vẫn dưới tên nhà xuất bản Nhân Bản, gồm 9 bài : Một Ngày Vinh Quang, Một Ngày Tuyệt Vọng, Xác Ta Xác Thù, Chưa Mất Niềm Tin. ...
    Bửu Chỉ sau khi nhắc lại thư mục, đã ghi: ?otổng kết 5 tập với 58 ca khúc, chưa kể những bài rời được sáng tác ngay trong những cuộc xuống đường, cùng thanh niên, sinh viên, học sinh Huế? (bài đã dẫn).
    Trong một tiểu luận Cao học đệ trình tại Đại Học Paris 7, 1991, Michiko Yoshi, cũng là bạn , được Trịnh Công Sơn giúp đỡ và hướng dẫn, đếm được 69 bài phản chiến. Trên tổng số 136 bài làm từ 1959 đến 1972 mà cô ấy sưu tầm được, tỷ lệ là 51 %. Nếu chỉ tính từ 1965 đến 1972, tỷ lệ còn cao hơn nữa. Nghĩa là trong một thời gian dài, thời gian sáng tác khoẻ nhất, rung cảm chính của Trịnh Công Sơn là thời thế. Và ngược chiều, chính những ca khúc kêu gọi hoà bình đã làm nên danh tiếng Trịnh Công Sơn, đã tạo nên huyền thoại Trịnh Công Sơn, trong một thời điểm nhất định của miền Nam Việt Nam vào những năm 1966-1972.
    Thời điểm sáng tác hay in ấn một nhạc bản không quan trọng bằng việc công chúng phổ biến, hưởng ứng những bài hát đó trong giai đoạn, hoàn cảnh nào. Chúng tôi ghi cặn kẽ thời điểm để làm tư liệu về sau.
    Hoàng Nguyên Nhuận nhắc lại ?onếu Huế là thánh địa của Phật Giáo và nếu bản nhạc Phật Giáo Việt Nam của Lê Cao Phan là nhịp đạo hành của thanh niên Phật tử, thì Trịnh Công Sơn chính là nhịp đập con tim của phong trào thanh niên trên đường vận động hoà bình, độc lập và an lạc cho đồng bào đồng loại? (b.đ.d) tại các thành phố miền Nam từ 1963 đến 1966.
    Từ 1965, theo trí nhớ Đinh Cường, Trịnh Công Sơn mới trực tiếp ?oxuống đường? tham dự vào những buổi hát của sinh viên, học sinh Sài Gòn, bắt đầu từ khuôn viên trường Đại Học Văn Khoa. Sau đó Trịnh Công Sơn thường hát với Khánh Ly, từ 1967, theo lời Khánh Ly kể, cho đến sự cố nổ súng tại trường Đại Học Văn Khoa cuối năm 1967. Sau biến cố này, Sơn thôi đi hát ?ocho đồng bào tôi nghe? hát trước quần chúng đông đảo, chủ yếu là thanh niên, sinh viên Sài Gòn. Nhưng vẫn còn về hát cho sinh viên Huế cho đến 1970-1971.
    Nhiều người đã nhắc đến giai đoạn này, nhưng ít ai còn nhớ cụ thể : Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã hát những bài gì. Michiko còn giữ cuộn băng thu lại một buổi hát cộng đồng, có lẽ một trong các buổi cuối cùng tại Quán Văn Sài Gòn, tháng 12 năm 1967, với cả không khí quần chúng:
    Trịnh Công Sơn hát: Người Già Em Bé, Đêm Bây Giờ Đêm Mai, Ngày Dài Trên Quê Hương, Ngụ Ngôn Mùa Đông, Tôi Sẽ Đi Thăm, Đi Tìm Quê Hương, Người Con Gái Việt Nam Da Vàng.
    Khánh Ly hát: Diễm Xưa, Mưa Hồng, Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng, Gọi Tên Bốn Mùa, Còn Tuổi Nào Cho Em, Tình Ca Của Nguời Mất Trí, Xin Cho Tôi, Xin Mặt Trời Ngủ Yên, Tuổi Đá Buồn.
    Trịnh Công Sơn và Khánh Ly song ca: Nhìn Những Mùa Thu Đi, Ca Dao Mẹ.
    Chúng ta lưu ý đến nội dung xen kẽ của những ca khúc, được trình diễn trong các buổi hát công cộng, đông đảo đến hàng trăm, hàng ngàn người nghe hay trong những cuộc họp mặt bỏ túi giữa bạn bè. Tình khúc được hát giữa những bài chống chiến tranh, tự dưng cũng mang tác dụng ?ophản chiến?. Đây là hậu quả tâm lý tự nhiên, mà ngày nay lý thuyết liên văn bản đã thừa nhận. Những bài hát ca ngợi tình yêu, tiếc thương hạnh phúc, những Diễm Xưa, Tuổi Đá Buồn bỗng nhiên mang một nội dung hòa bình. Từ đó xác định được trong sự nghiệp Trịnh Công Sơn bài nào là nhạc ?ophản chiến?, không phải là việc đơn giản về mặt thực tế. Dù rằng về mặt sách vở, ta có thể đếm được 58 bài như Bửu Chỉ hay 69 bài như Michiko.
    Làm sao em biết bia đá không đau...
    Này em đã khóc chiều mưa đỉnh cao...
    Tóc em như trời xưa đã qua đi ngàn năm...
    Tuổi nào ngồi khóc tình đã nghìn thu...
    Rồi mùa suân không về, mùa thu cũng ra đi ...
    Những câu hát, trích từ tiếng hát Khánh Ly thời 1967 ca ngợi tình yêu, nhưng có nhất thiết là tình yêu trai gái ?
    Gọn hơn nữa : tình yêu như trái phá, là chuyện tình yêu, hay trái phá?
    Về ý nghĩa, âm hưởng của một bài hát tuỳ thuộc vào bối cảnh, trong lý thuyết liên văn bản. Nhìn Những Mùa Thu Đi là một bản nhạc tình, không can dự gì đến thế sự. Nhưng Thái Kim Lan đã kể lại một kỷ niệm súc tích : Ngày 20/8/1963, chính quyền Sài Gòn tấn công vào chùa chiền khắp nước, chị bị bắt tại Huế cùng với nhiều thanh niên sinh viên Phật tử và nhiều người bị tình nghi, như Hoàng Phủ Ngọc Tường, tình cờ trong túi có mảnh giấy ghi bài hát:
    ?oHuế dạo ấy đang độ vào thu, ban đêm mưa sầm sập trên mái ngói, buổi sáng sớm trời trong trẻo, một thứ trong suốt như đóng đinh vạn vật dừng lại ở một điểm cố định, cây bàng độc nhất trong sân đứng với mấy chiếc lá đỏ trên cành, chúng tôi ngồi ỏtay trơnõ trên nền nhà, trẻ măng là mái tóc và vầng trán, trẻ măng là sự ôm ấp những lý tưởng, những hoài vọng, những ước ao, những chờ đợi của tuổi hai mươi - và chúng tôi đã đếm ngày tháng bằng ỏ Nhìn Những Mùa Thu Điõ ..?
    Và trong tù, sáng trưa, chiều tối, ngày này qua ngày khác, các bạn trẻ đã huýt sáo hay ngân nga bài này.
    ?oTrong đời tôi, đã nghe và đã hát một bài chưa bao giờ nhiều lần và trong một quãng thời gian dài liên tiếp trong 3 tháng như thế (...)
    Có thể nói hành trình ca khúc Trịnh Công Sơn thực sự bắt đầu từ ỏNhìn Những Mùa Thu Điõ chứ không phải ỏƯớt miõ, dù ỏƯớt Miõ đã làm cho người ta biết đến Sơn? (4)
    Chị nói vậy là chủ quan. Nhưng vô hình trung, đã tiết lộ một sự thật : Nhìn Những Mùa Thu Đi có thể là tác phẩm đầu tay, dưới dạng thức một bài thơ, làm từ 1957, Trịnh Công Sơn đã tự phổ nhạc nhiều lần, nhưng chỉ mới chép tay cho bạn bè. Do đó mà tình cờ nó nằm trong túi Hoàng Phủ Ngọc Tường đêm 20/8/1963, khi anh đang ngủ ở nhà thì bị công an đến bắt. Nếu không có sự cố, có thể là bản thảo sẽ bị thất lạc, như nhiều sáng tác của Trịnh Công Sơn, có thể lên đên 50 % trên tổng số.
    Về nội dung bài hát, không phải chỉ một mình Thái Kim Lan nhận ra niềm u hoài của một thế hệ, khi hát và nghe trong hoàn cảnh đặc biệt. Bản thân tôi không tranh đấu, không tù tội gì, cũng đã cảm nhận được tâm sự của một lứa tuổi :
    Gió heo may đã về
    Chiều tím loang vỉa hè
    ...
    Thương cho người rồi lạnh lùng riêng
    Nó không tình lụy như Chiều tím chiều nhớ thương ai của thơ Đinh Hùng, Đan Thọ phổ nhạc, mà là vết bầm tím trong tâm tư một thời đại. Bây giờ tôi còn cảm động khi nghe lại bài hát, do chính Sơn hát cùng với Khánh Ly :
    Chuyện chúng mình ngày xưa
    Anh ghi bằng nhiều thu vắng
    Đến thu này thì mộng nhạt phai
    Tình và Mộng ở đây, không nhất thiết phải dính dáng gì đến phụ nữ.
    Thêm một liên văn bản khác: Nguyễn Quốc Trụ trong bài viết tưởng niệm Trịnh Công Sơn, kể lại rằng cho đến khoảng 1966 :
    ?oChưa để ý đến nhạc Trịnh Công Sơn, nói rõ hơn, nó chưa thấm vào tôi. Phải khi đứa em tôi mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc quá nhớ bồ, cứ huýt sáo bài ỏTình Nhớõ, gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không ra. Lúc này tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của Miền Nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói : hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ và chẳng bao giờ Miền Nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với Miền Bắc , vì họ đều tin một điều : Miền Bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đi. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó.
    Tính phản chiến của nhạc anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đấtỂ .(5)
    Giữa một rừng than khóc ki khu, thì bài Nguyễn Quốc Trụ, nhanh, ngắn nhưng giá trị. Vì chính xác và dũng cảm. Ai đó nói: hình học là nghệ thuật lý luận đúng trên một hình vẽ ... sai. Nguyễn Quốc Trụ khởi đi từ một bản nhạc tình ... ngoài đề. Tình Nhớ thì can dự gì đến phản chiến? Bài hát đại khái :
    Người ngỡ đã xa xăm
    Bỗng về quá thênh thang
    Ôi áo xưa ***g lộng
    Đã xô dạt trời chiều ...
    Nói về nhạc phản chiến , cứ gì phải dựa vào Đại Bác Ru Đêm ?
    Một ví dụ liên văn bản nữa, bài Cõi Tạm, thường được nghe sau này,
    Nhân gian về trọ nhiều nơi
    Bâng khuâng là những đôi môi rất hồng
    Là một câu hát nhẹ nhàng, vui tươi, nhưng gợi đau thương cho những kẻ đã từng biết tiền thân câu này :
    Nhân gian về trọ nhiều nơi
    Riêng đây là chốn chưa nguôi máu đào
    Tác phẩm được làm năm 1973, hoà ước Paris đã được ký kết mà bom đạn vẫn tiếp tục rơi trên đất nước.
    Nếu chỉ làm nhạc tình, thì Trịnh Công Sơn sẽ là Lê Uyên Phương hay Từ Công Phụng ; nếu chỉ làm nhạc đấu tranh Trịnh Công Sơn sẽ là Nguyễn Đức Quang hay Tôn Thất Lập ; nếu pha pha tình yêu và thân phận, Trịnh Công Sơn sẽ là Vũ Thành An. Nếu chỉ phản chiến, e chỉ hơn Nguyễn văn Đông.
    Nhưng Trịnh Công Sơn đã tổng hợp một thời đại và xây dựng được một sự nghiệp riêng, gắn bó với vận mệnh đất nước.
    Rào nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn vào một ấp chiến lược, là việc không sát với thực tế xã hội. Trong thời gian 1967-1972, Sơn sáng tác khoảng 70 bài hát kêu gọi hòa bình, và khoảng một nửa được phổ biến rộng rãi. Nhưng những ca khúc thuần tuý thế sự đó đã được kết hợp với hàng trăm tình khúc khác, cùng phong cách, trong một hoàn cảnh xã hội và chính trị đặc biệt, đến với quần chúng thanh niên cùng tâm trạng. Những điều kiện đó đã hội tụ vào thời hoàng kim của kỹ thuật thu âm bằng máy ghi âm gọn nhẹ, từ băng cối chuyền sang băng cassette, phổ biến từ trong nước ra đến hải ngoại. Từ những Trung Tâm Băng Nhạc và ... Đài Phát Thanh Sài Gòn !
    Nghệ thuật Trịnh Công Sơn xét trong toàn bộ, nội dung, hình thức, chủ đề, thể loại, hội với những điều kiện khách quan về chính trị, xã hội, kinh tế, kỹ thuật đã tạo danh tiếng Trịnh Công Sơn trong một thời gian kỷ lục, như Phạm Duy đã nhắc : ?oTình khúc Trịnh Công Sơn ra đời, từ giàn phóng là Quán Văn được hoả tiễn Khánh Ly đưa vút vào phòng trà, rồi vào băng casette và chỉ trong một thời gian rất ngắn đã chinh phục được tất cả người nghe.. So sánh với những tình khúc ba bốn chục năm qua, ngôn ngữ trong nhạc Trịnh Công Sơn rất mớiỂ (6) .
    Sở dĩ đi nhanh như thế vì nhạc tình yêu đã kết hợp với nhạc đấu tranh, được hát trực tiếp, hát cộng đồng. Tác giả hoà nhập vào quần chúng, rồi trở thành một hiện tượng phút chốc thành thần tượng. Đã có lúc thính giả mộ điệu xâu xé để chia nhau mỗi mảnh áo măng tô cũ rách của Trịnh Công Sơn, theo lối ịfanỂ ở phương Tây.
    Ngoài ra, hiện tượng Trịnh Công Sơn cũng đã thành hình qua vài yếu tố phụ : dáng người mảnh khảnh, nho nhã, bạch diện thư sinh làm người ta yêu mà không làm người ta sợ. Anh chăm sóc kỹ lưỡng cách ăn mặc, ?osang? một cách kín đáo, ?othàng? khi trình diễn. Nói năng nhỏ nhẹ, giọng Huế dịu dàng, trung lập, không phải là giọng Bắc Kỳ toàn trị, hay Nam Kỳ tự trị, mà với một giọng Huế trung dung, thường thường là phát âm đúng. Lối nói thân mật, tạo ra ảo tưởng ở nhiều người : mình là người thân thiết của Trịnh Công Sơn, không ?onhất? thì cũng gần gần như vậy. Cái cảm giác ?ogần gần? không phải lúc nào cũng lành mạnh.
    Lối sống đơn giản : cà kê bạn bè, khề khà quán sá. Thịnh thời 1967, đêm đi hát, khuya về, kê ghế bố ngủ với bạn bè ở hội Hoạ Sĩ Trẻ, sáng dậy ra quán đợi bạn đãi tách cà phê, mời điếu thuốc lá. Rượu chè, thuốc lá cũng là cách đến, cách ở lại với đời, đãi đưa bè bạn, dần dần tới chỗ đãi đưa số mệnh. Nghiện mà không ngập. Lữ Quỳnh, bạn thân, cho rằng Sơn không nghiện. Nói thế là để bao che, nhưng cũng có cơ sở.
    Thêm vào hình ảnh Khánh Ly, ?oÔi tóc em dài đêm thần thoại ...? , khi hát đi chân đất - nữ hoàng chân đất, la comtesse aux pieds nus - của một thời - giọng hát rũ rượi, da diết, diễn tả nỗi trầm thống vô vọng: ?otin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người?. Hai người đi với nhau, tạo nên hình ảnh ?ođôi lứa?, một đôi trai/gái trong tình bạn hồn nhiên, vô tội, nhắc lại trong giới thanh niên trí thức tiểu thuyết Đôi Bạn chưa xa của Nhất Linh. Cũng có quê hương, tình yêu, thân phận, nhiệm vụ với đất nước, trong đó, mùa thu cũng ra đi, mùa đông vời vợi, mùa hạ khói mây, tình yêu dấu chim bay. Lời ca như nhắc lại một cô Loan tựa cửa nhìn xa ... Mây vẩn từng không chim bay đi ... (Xuân Diệu).
    Truyền thuyết uyên ương là một ước mơ cao đẹp của á Đông ; nhưng giới hạn tình cảm trong vòng nam nữ, vợ chồng, tính dục. Chuyện Khánh Ly-Trịnh Công Sơn dường như không vậy. Ngày 8/4/2001, Khánh Ly kể lại ?omột mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ hơn, thánh thiện hơn là những tình cảm đời thường?(7) . Hình ảnh đôi bạn trẻ, một couple ở đây rất mới, đáp lại ước mơ hiện đại của một thế hệ thanh niên muốn phá vỡ quan niệm nam nữ thọ thọ bất thân còn đè nặng lên xã hội Việt Nam . Và muốn lìa bỏ kỷ niệm những mối ?otình nghèo, anh cày thuê, em dắt trâu? kiểu đồng hương Ngọc Cẩm-Nguyễn Hữu Thiết.
    Trong dư luận, họ cũng không bị nghi ngờ hay tai tiếng, dù người đời có kẻ thắc mắc, tò mò. Những tâm hồn phóng khoáng và ?ohiện đại? thì gạt phăng đi loại ?otò mò bệnh hoạn? ấy. Và đặc biệt Trịnh Công Sơn là người tăm tiếng mà không tai tiếng. Thính giả yêu thương ái ngại cho anh chàng nhạc sĩ tài hoa ngần ấy mà bao giờ cũng bị tình phụ mà không nghe nói phụ tình : Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Mà sự thật cũng gần gần như thế, dù rằng không ai đi tìm hiểu vì sao mà ?olúc đưa em về là biết xa nghìn trùng?.
    Hơn nữa, ca khúc Trịnh Công Sơn gây được tiếng vang là nhờ giọng hát Khánh Ly: ?oMột giọng hát có thể xuống rất thấp, rất trầm, mà cũng có thể lên rất cao, một giọng hát khoẻ, dài hơi, giàu nhạc tính. Khánh Ly bao giờ cũng hát đúng giọng, đúng nhịp, ngân, láy đúng lúc, cách phát âm tiếng Việt chuẩn xác - càng về sau càng già giặn thêm - một giọng hát ngay từ thời ấy, tuy vẫn còn nguyên cái chất tươi mát, hồn nhiên của tuổi đôi mươi, nhưng dường như đã mang nặng sầu đau ; một giọng hát vừa có thể lẳng lơ một cách đáng yêu, trong các bản tình ca lãng mạn, lại vừa có thể phẫn nộ, bi ai, trong các bài ca phản chiến?(8) , như nhận xét của Văn Ngọc. Bạn Văn Ngọc, theo sự hiểu biết của chúng tôi, là một người uyên bác về âm nhạc.
    Cuối cùng, Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thường đi hát cộng đồng, nghĩa là hát không công, không lấy thù lao, chủ yếu là cho thính giả trẻ, tại các giảng đường, giáo đường. Họ tạo, hay tái tạo, một hình ảnh lý tưởng cho nghệ thuật, nhất là nghệ thuật ca hát - mang theo lý tưởng nhân đạo, tình yêu và chính trị. Trong khi đó, đa số nhạc sĩ khác hát để lấy ca-sê, lấy tiền, hay lãnh lương. Có khi lãnh lương để hát ?ocho đồng bào tôi nghe?.
    Trong một dư luận - và hoàn cảnh xã hội - thuận lợi, nhạc Trịnh Công Sơn còn đáp ứng lại nhiều nhu cầu tâm lý khác của Miền Nam, bằng nội dung và nghệ thuật trong ca khúc.
    *
    Tâm lý thời đó, chủ yếu là chống chiến tranh. Và nói như Phạm Duy, ai mà chẳng phản chiến, cứ gì là Trịnh Công Sơn ?
    Như vậy, từ đâu mà nhạc kêu gọi hoà bình của anh lại tạo nên hiện tượng? Phải chăng từ vị trí Trịnh Công Sơn chọn lựa để tố cáo chiến tranh. Không nên nói giản lược: tự quan điểm nhân dân, vì nhân dân là một khái niệm chính trị khó định nghĩa, thậm chí còn bị nhân danh trong những mưu đồ đen tối.
    ở Miền Nam, vào thời điểm 1970, người dân không còn tin cậy vào chính quyền và những tổ chức chính trị. Họ có tín ngưỡng, nhưng không tin cậy vào tôn giáo như là những thế lực chính trị. Thiên Chúa Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, đã từng được võ trang từ thời chiến tranh Việt Pháp. Phật giáo nổi tiếng chủ trương bất bạo động, cũng có thời kỳ được vũ trang, dù chỉ trong giai đoạn ngắn, 1965 ; đường lối đưa bàn thờ Phật xuống đường không phải là ai cũng tán thành. Phạm Duy đã hát những bài Tâm Ca tâm huyết ?otôi sẽ hát to hơn tiếng súng bên bờ ruộng già? nhưng mặc bà ba đen đứng chung với những đoàn Xây Dựng Nông Thôn. Tôn Thất Lập Hát cho Dân Tôi Nghe, thì không mấy người hát theo, vì ?odân tôi? nhận ra tiếng gọi đến từ phía ?obên kia?.
    Sinh trưởng từ một gia đình Phật giáo, Trịnh Công Sơn vẫn giữ khoảng cách với các cao trào chính trị do Phật giáo chủ động, dù về sau, Hoàng Nguyên Nhuận có khẳng định ?ophong trào đấu tranh của thanh niên sinh viên học sinh Huế bùng nổ tự mùa Hạ 1963, đã đẻ ra Trịnh Công Sơn? (bđd). Thời điểm đó, lời nhạc Trịnh Công Sơn mang từ vựng Thiên chúa giáo nhiều hơn từ vựng Phật giáo: như giáo đường, lời buồn thánh, vùng ăn năn, cát bụi, địa đàng ... Nhưng đây là chữ nghĩa văn chương nhiều hơn là rung cảm tôn giáo, gọi là khuôn sáo cũng được, dùng để đẩy đưa câu hát cho có vẻ ?ohiện đại?. Khi cần phải khẳng định một thái độ chính trị giữa những biểu ngữ, gậy gộc thì Trịnh Công Sơn chọn lựa minh mẫn:
    Đợi chờ yêu thương trên cây thánh giá
    Đợi xoá sân si dưới bóng bồ đề
    (Đợi có một ngày),
    trong Phụ Khúc Da Vàng, 1972
    Không theo giáo phái, Trịnh Công Sơn không phải là người đảng phái. Không nghe anh nói, mà không nghe ai nói là anh dây dưa với một chính đảng nào, cái đảng của Miền Nam đã để lại kỷ niệm hãi hùng gần nhất là đảng Cần Lao. Còn đảng Cộng Sản thì không dễ gì tiếp xúc, mà nói thực tình, nghe qua đã ớn.
    Anh Nguyễn văn Trung, trong nhiều bài báo trên Văn Học gần đây, có nhắc lại giai đoạn đó và cho biết các ?ophong trào sinh viên thời đó do Thành Đoàn, một tổ chức của Đảng Cộng Sản, chỉ đạo, triển khai điều khiển?(9). Lê văn Nuôi, chủ tịch Tổng Đoàn Học Sinh Sài Gòn hồi đó kể lại rằng, trong ban Chấp hành Tổng Hội Sinh Viên, nhiệm kỳ 69-70, gồm có 7 người thì đã có 4 là người của Thành Đoàn, như chủ tịch Nguyễn văn Quỳ, phó chủ tịch Huỳnh Tấn Mẫm. Và có lúc phó tổng thống Kỳ đã cho mượn nhà làm trụ sở (10) .
    Tuy nhiên, anh Trung không nhắc, có lẽ vì là ngoài đề, vô tình thôi, là những phong trào đó phát triển được là có sự khuyến khích của người Mỹ, với những Chương Trình Công Tác Hè, Lên Đường, Quận 8, v.v, chưa kể những tổ chức Thanh Niên Thiện Nguyện, Thiện Chí ?onằm vùng? từ trước.
    Và dĩ nhiên, chính sách của người Mỹ được chính quyền Sài Gòn thực thi. Đó là thời Nguyễn Cao Kỳ, với nội các chiến tranh, chính phủ của Người Nghèo, của người Trẻ, làm Cách Mạng Xã Hội, v.v. Ông Kỳ muốn lấy lòng thanh niên trí thức tiến bộ, trong đó có Nguyễn văn Trung. Ông Kỳ lại muốn dựa vào khối Phật giáo ấn Quang, và có cảm tình với đám tranh đấu miền Trung mà ông đã thẳng tay đàn áp năm 1966. Hoàng Nguyên Nhuận mới đây còn nhắc lại (11) .
    Riêng với Trịnh Công Sơn, tướng Kỳ lại có tình riêng, một cảm tình nghệ sĩ liên tài. Ngoài những chai rượu, ông còn cho đi máy bay về Huế để ... hát nhạc phản chiến !
    Dài dòng như vậy để người đọc thấy tại sao một nhạc sĩ không hợp lệ quân dịch, lại có thể ngang nhiên hát nhạc phản chiến tại trường Đại Học Văn Khoa, ngay trước dinh Độc Lập, và dõng dạc : gia tài của Mẹ một bọn lai căng, gia tài của Mẹ một lũ bội tình.
    Trịnh Công Sơn sống giữa những tranh chấp chính trị mà không dính líu đến chính quyền hay đảng phái, giáo phái, phe phái. Mặc dầu anh thích bạn bè, ưa đàn đúm.
    Quần chúng biết ngay điều đó. Chúng ta ngày nay mất công nghiên cứu văn bản, khổ tâm truy tầm tư liệu để tìm hiểu, chứ quần chúng thì họ rất nhạy bén, và nhận ra đâu là tiếng nói vô tư, ngay thật, đâu là tiếng nói có dụng ý, mưu đồ.
    Đây là lý do chính giải thích sự thành công nhanh chóng của Trịnh Công Sơn, một sớm một chiều đã thành hiện tượng.
    Ví dụ bài Tình Ca Của Người Mất Trí, 1967, đã được tiếp nhận và truyền bá tức khắc :
    Tôi có người yêu chết trận Pleime
    ... chết ngoài Hà Nội
    ... chết không hận thù
    Nằm chết như mơ ...
    Quần chúng hiểu ra ngay biểu tượng ?omất trí?, một bài hát không có lập trường theo bên này, hay được chỉ đạo từ phía bên kia. Lời ca dội vang chiến sự, nhưng không có mưu đồ, quả là lời người mất trí. Mất trí là mất tất cả, không còn gì, ngoài cái trí của mình, của riêng mình. Cái trí xa lìa thực tại, bị sa thải ra ngoài thực tại. Trí tuệ ấy chỉ yêu Một Người, nhưng người yêu duy nhất đã chết trên khắp chiến trường, chết mọi kiểu, mọi cách, thậm chí nằm chết như mơ. Chết như mơ ?
    Người ta thường nói: đẹp như mơ, chứ ai nói chết như mơ .
    Tinh nghịch đổi vài chữ, câu hát vẫn hợp lý, vẫn hay, dù ý nghĩa bị lật ngược :
    Tôi có người yêu gặp tại Ba Gia
    Tôi có người yêu vừa mới đêm qua
    Yêu thật tình cờ, yêu chẳng hẹn hò
    Yêu chẳng thề nguyền hạnh phúc như mơ
    Lật ngược hay xếp xuôi, tỉnh trí hay mất trí, tình ca hay chiến ca, ai biết đâu là đâu.
    Cũng như bài sau này: Hát Trên Những Xác Người, làm sau Mậu Thân 1968 :
    Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh
    Chị vỗ tay hoan hô hoà bình
    Người vỗ tay cho thêm thù hận
    Người vỗ tay xa dần ăn năn ...
    Không biết phải giải thích ra sao, ngoài cơn điên loạn của một thời đại.
    Nói về những oan khốc chiến tranh, Trịnh Công Sơn đã có lời nhập đề tưng tửng :
    Đại bác đêm đêm dội về thành phố
    Người phu quét đường ngừng chổi lắng nghe
    Nghe như là nghe nhạc, nghe quen như câu dạo buồn. Nhạc không lời, một loại romance sans parole. Thậm chí: đại bác như kinh không mang lời nguyện.
    Đại bác như kinh ?
    Bài hát kết thúc bằng cụm từ có mẹ có em. Cũng như những thành ngữ: có mẹ có cha, có anh có em, có vợ có chồng, có mẹ có em, diễn tả cảnh sum họp, ấm cúng, nhưng ở đây là một đống xương thịt bầy nhầy :
    Từng vạn chuyến xe claymore lựu đạn
    Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành
    Từng vùng thịt xương có mẹ có em
    Sơn có những lời tưng tửng tàn độc như thế, hay đèn thắp thì mờ, ám ảnh cả một đời bạn mình là Bửu ý. Nguyên tác trong bài Đi Tìm Quê Hương (1967) :
    Người nô lệ da vàng ngủ quên
    Ngủ quên trong căn nhà nhỏ
    Đèn thắp thì mờ ...
    Dĩ nhiên, trong văn cảnh, câu hát có nghĩa: đèn không đủ sáng. Nhưng lìa văn cảnh, lời ca dội vào tim : đèn thắp thì sáng, chứ sao đèn thắp thì mờ ?
    Nhẫn nhục trong những cơ cực trầm kha truyền kiếp, người phụ nữ Huế có câu hát não nùng :
    Ví dầu đèn tắt, có trăng
    Khổ thì em chịu, biết mần răng đặng chừ ?
    Nhưng cũng không đoạn trường bằng đèn thắp thì mờ. Bây giờ Sơn đã đi xa, nhớ câu hát xưa mà thương những người bạn cũ, những người còn ở lại, trong cuộc đời mà Tản Đà đã định nghĩa: đời là cõi bắt con người phải sống.
    Những ngọn đèn. Thắp thì mờ...
    Năm 1968 là khúc quành trong thời sự Việt Nam, đồng thời là bước ngoặt trong nhạc cảm Trịnh Công Sơn. Có thể có những lý do riêng chung.
    Trước hết, là sự kiện nổ súng đêm hát 20/12/1967, tại Quán Văn trong khuôn viên trường Đại Học Văn Khoa. Để tuyên bố kỷ niệm ngày thành lập Mặt Trận Giải Phóng, một nữ khán giả đã cướp micro ; nhân viên ban tổ chức giành lại, và bị bắn trọng thương. Cô gái lên xe Honda bỏ đi. Khoảng hai trăm thính giả - trong đó có nhiều quân nhân - đã dương mắt nhìn theo. Trịnh Công Sơn cùng với Khánh Ly, từ đêm đó không còn đi hát như thế tại Sài Gòn. Nhưng về Huế vẫn hát với sinh viên, đến 1970-1971 thì lại hăng hái tham gia tích cực những sinh hoạt cộng đồng tại Huế.
    Do đó, vụ Tết Mậu Thân 1968, anh ở Huế, và đã ẩn thân ở thư viện Đại Học Huế. Phe cộng sản dường như có lùng kiếm, dĩ nhiên, để yêu cầu tối thiểu là làm một bài hát ca ngợi ?oNgôi sao trên đỉnh Phu văn Lâu?. Sơn đã không làm điều ấy, và ngược lại đã sáng tác hai bài tố cáo cảnh giết người, chôn người là Hát Trên Những Xác Người và Bài Ca Dành Cho Những Xác Người, với địa danh bãi chôn người chính xác : Chiều đi qua Bãi Dâu ... Sau đó Trịnh Công Sơn vẫn ở Huế, làm một số bài ca gửi vào Sài Gòn, mà sinh viên, thanh niên tiếp tục hát trong những phong trào xuống đường lúc đó rất sôi nổi.
    *
    Hiệu quả chính trị của vụ Tổng Công Kích 1968 là hoà hội Paris mở ra để kết thúc chiến cuộc. Khả năng hòa bình đã ló dạng và Trịnh Công Sơn chuyển hướng, làm những ca khúc có nội dung chính trị rõ rệt, trực tiếp kêu gọi hoà bình, với tập Kinh Việt Nam (1968) và Ta phải thấy Mặt Trời (1969).
    Thời điểm này, họa sĩ Trịnh Cung, bạn anh, đã vẽ bức tranh nổi tiếng: Đứa Trẻ Du Ca, tay ôm đàn cầm, có con chim đậu trên mái tóc, ý muốn nói hòa bình đang về trong thôn xóm. Hoà bình là khát vọng chung của thanh niên, và người dân thời đó, mà ca khúc Trịnh Công Sơn đã vang vọng qua những tiêu đề : Ngày Mai Đây Bình Yên, Cánh Đồng Hoà Bình, Đồng Dao Hoà Bình. Và đặc biệt là Nối Vòng Tay Lớn.
    Cho đến ngày hoà hội Paris, nhạc thời thế Trịnh Công Sơn chủ yếu là oán trách chiến tranh, một cách thụ động, tố giác những oan khiên vừa tàn khốc vừa phi lý, cảnh một chiếc xe tang, trái mìn nổ chậm, người chết hai lần, thịt da nát tan (Ngụ Ngôn Mùa Đông). Hay than vãn : ôi quê hương đã lầm than, sao còn, còn chiến tranh (Du Mục).
    Trong Kinh Việt Nam, từ 1968, anh tích cực kêu gọi: Dân ta phải Sống, Dựng lại Người, Dựng lại Nhà, Hãy đi cùng nhau, và cụ thể hơn nữa Nối Vòng Tay Lớn. Hay ít nhất cũng là Chờ nhìn Quê Hương sáng chói và tra vấn Ta thấy gì đêm nay ? Sao mắt Mẹ chưa vui ? Đấy là tên những bài hát, những Hành Ca trong tham vọng trở thành một hành khúc Việt Nam:
    Đoàn người đi miên man
    Tìm ánh sáng cho Việt Nam
    Tìm quê hương xưa
    Giống Tiên Rồng, giống da vàng ...
    Nối cho liền, nối hai miền ...
    Nói là ?oquốc ca hụt? là đùa vui, nhưng cũng không sai bao nhiêu (giá dụ: nếu đám tranh đấu Miền Trung thành công trong dự tính ly khai năm 1965, rồi từ đó nắm được chính quyền Miền Nam, thì chúng ta e phải đứng nghiêm, nghe nhạc Trịnh Công Sơn khi chào cờ. Chuyện đã không xảy ra, nhưng không phải là không có khả năng xảy ra trong tuyệt đối).
    Thời điểm 1968, hội nghị Paris thật sự đã tạo nên niềm hy vọng vô biên. Trịnh Công Sơn viết lời tựa Kinh Việt Nam :
    Kinh Việt Nam là những tiếng kêu thương thống thiết, khởi sự tự một thực trạng máu xương ... Những bài ca được viết từ những hân hoan lắng nghe được trong lòng người. Đó là nỗi hân hoan của đám đông chờ mong ngày hồi sinh ...
    Đã có điều gì không thật suốt hai mươi năm nay (...) Chúng ta, dù muốn dù không, bị biến thành những mũi tên định hướng được bắn đi từ những đồ hình huy hoàng tưởng tượng và ngắn hạn. Dân ta tàn phế hai mươi năm. Nước mắt và máu đã làm thành những con suối lớn chảy mòn tiềm lực sáng tạo (...)
    Xin hãy dừng tay và cùng chờ nhìn một mặt trời tươi trẻ sẽ đựoc khai sinh ở phương đông (...)
    Xin hãy dừng tay để được nghe ba mươi mốt triệu tiếng hò reo trong cùng một phút hân hoan (...)
    Tiếng hát đã có thể cất lên để nuôi lớn ước mơ (...)
    Một ước mơ vĩ đại, làm bằng những đau thương nối dài vào hoang tưởng ịmột ngày mà lòng mình vui sướng hơn muôn nghìn nămỂ (Cánh Đồng Hoà Bình).
    Bây giờ, nhớ lại mà thương cho một thế hệ thanh niên đã dở sống dở chết trong hoang tưởng :
    Hai mươi năm hận thù đã qua
    Hôm nay thấy mặt người đổi mới
    Ta yêu Trời, ta yêu ta, ta yêu em
    Ta yêu nắng hòa bình vừa đến ...
    Hai mươi năm chờ đợi từng phút giây
    Hôm nay tiếng Hòa Bình đã thấy
    Trên môi người trên môi ta, trên môi em
    Trên môi những người Việt nghèo khốn
    Hai mươi năm chờ đợi đã lâu ...
    (Đồng Dao Hòa Bình)
    Hai mươi năm là tính từ 1948, hay trước đó nữa, nghĩa là không kể Điện Biên Phủ, không kể đến hiệp định Genève, dù sao cũng tạo được cảm giác hoà bình trong đôi ba năm. Nhưng nền hoà bình tạm bợ ấy đã phải mua bằng cái giá chia đôi Nam Bắc, mầm mống cho một cuộc chiến tranh khác, lâu dài hơn, thảm khốc hơn, gây nhiều thù hận hơn. Khi Sơn viết hai mươi năm nội chiến từng ngày, thì hằng triệu người đã hát, từ năm này qua năm khác, dù có lúc bị cấm. Hai chữ nội chiến, nếu không có lý, cũng có cơ sở tình cảm của nó. Và đáp ứng lại với tâm lý quần chúng không bị chính trị hóa, không bị giáo dục chính trị, những người dân đau lòng vì cảnh nồi da xáo thịt, mà không truy tầm đến căn nguyên phức tạp.
    Có lúc anh bộc trực, chính xác hơn :
    Hai mươi năm là xác người Việt nằm
    Làm sao ta giết hết những đứa con Việt Nam ?
    Xưa ta không thù hận
    Vì đâu tay ta vấy máu ?
    (Tuổi Trẻ Việt Nam) 1969
    Không dễ dàng gì trả lời câu hỏi vì đâu, nếu không đơn giản lặp lại luận điệu bên này hay bên kia. Không có cuộc chiến tranh nào mà lý do đơn giản, chỉ có những đầu óc đơn giản. Thời Nam Bắc Triều, Trịnh Nguyễn phân tranh, Nam Hà Bắc Hà, cuộc chiến chưa chắc đã bắt nguồn từ những lý do đơn giản. Giữa lòng thế kỷ XX, hoàn cảnh càng phức tạp. Chiến tranh Việt Nam, khởi sự là dân tộc giành quyền tự quyết, chống ngoại xâm, nhưng cũng là chiến tranh ý thức hệ, nối dài biên giới chiến tranh lạnh, với sự can thiệp của nước ngoài. Nhưng đồng thời cũng có tính cách nội chiến :
    Triệu người đã chết, hãy mở mắt ra
    Lật xác quân thù, mặt người Việt Nam trên đó
    Đi trên những xác người : bao năm thắng những ai ?
    (Những Ai còn là Việt Nam) 1969
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không nghị luận chính trị, vì nghị luận sẽ không thành bài hát ; anh chỉ nói lên cảm xúc :
    Ôi bom đạn cày trên những xác
    Ôi da vàng Việt Nam vỡ nát
    Xương thịt đó thiêng liêng vô cùng
    (Đêm Bây Giờ, Đêm Mai) 1967
    Bây giờ lý luận rằng nguồn gốc của chiến tranh Việt Nam không phải là nội chiến là việc của người làm chính trị, phân tích ?obản chất? theo chính kiến, ?ochính nghĩa? của mình. Người nghệ sĩ chỉ nói lên hiện tượng.
    Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ phản chiến ; quần chúng có hai con đường đến với anh : một là đến với người nhạc sĩ, hai là đến với người phản chiến ; họ chọn con đường thứ nhất, nếu anh có tài ; họ chọn con đường thứ hai, nếu anh đáp lại tâm tư của họ. Còn những người đi tìm một đồng chí hay chiến hữu, thì dĩ nhiên là thất vọng rồi công phẫn.
    Cả hai chính quyền Nam Bắc đã trả công hậu hĩ, và trả ơn đầy đủ cho những cán bộ ?ohát cho dân tôi nghe?. Dân tôi không nghe, lỗi đâu phải tại ?ocánh vạc bay? ?
    *
    Từ 1968, trong những gào gọi hoà bình, thêm một ý tưởng hiện ra rõ nét, là thống nhất đất nước.
    Hoà bình là một ước vọng của nhân sinh, ai ai cũng chia sẻ. Thống nhất là một đòi hỏi chính trị, người muốn thế nọ, kẻ muốn thế kia, đại khái qua hai câu hỏi : thống nhất bằng cách nào ; và ai chủ động thống nhất ? Trịnh Công Sơn nói lên niềm mơ ước công dân, và không trả lời hai câu hỏi chính kiến, cũng như nhiều nhạc sĩ khác : Phạm Đình Chương viết Hội Trùng Dương, Phạm Duy viết Con Đường Cái Quan, đều chia sẻ một nguyện vọng.
    Khát vọng thống nhất đã bàng bạc trong những bản nhạc của Sơn trước đó :
    Đêm sông Hương nhung nhớ
    Ngày Cửu Long mơ, mơ thấy gì
    Mơ một ngày Hồng Hà góp Hội Trùng Dương
    Đây quê hương trông ngóng và mẹ chờ mong
    (Lại Gần Với Nhau) (1966)
    Nhưng phải đợi đến Kinh Việt Nam (1968) yêu sách ấy mới được diễn đạt chính xác :
    Chờ ngày Việt Nam thống nhất
    (Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói)
    Reo vui cờ thống nhất
    Chân bước đi trên ba Miền
    Những Ai Còn Là Việt Nam
    Chính chúng ta phải có mọi quyền
    Đứng lên đòi thống nhất quê hương
    (Chính Chúng Ta Phải Nói)
    Bắc Nam Trung ơi đoàn kết một miền
    (Huế, Sài Gòn, Hà Nội)
    Thậm chí anh đã hát rất quyền uy: Hỡi Ba Miền vùng lên Cách Mạng.
    Nói Một Miền Rưỡi, thì không sao; nói Ba Miền là đã có vấn đề ; nói Hai Miền ?ovùng lên cách Mạng? sẽ còn nặng tội hơn nữa! ôi ! Sơn ơi là Sơn ơi !
    Những bài hát rền vang khí thế. Quan điểm chính trị rõ nét, dù là tự phát, cũng có thể thành hình qua những thảo luận với bạn bè. Vì không dễ gì mà trong vài tháng, Sơn đã sáng tác được hằng chục bài hát đồng quy về một nội dung chính trị nhất quán.
    Mưu cầu hoà bình đi đôi với ước mơ thống nhất là khát vọng chung. Và đến 1968, người dân thấy rõ không thể có hoà bình mà không có thống nhất. Không cần am tường chính trị cũng thấy điều ấy. Vài ba năm trước, những người thân thiết với Trịnh Công Sơn trong phong trào tranh đấu Miền Trung còn mơ tưởng: ?otạm thời Nam Bắc làm hoà, để có lý do cho Mỹ rút chân ra khỏi Việt Nam. Miền Nam Trung Lập trong vòng hai mươi năm (...) Nam Bắc hiệp thương? (12) như Hoàng Nguyên Nhuận đã tuyên bố trên báo Chuyển Luân.
    Khi tại Paris hoà hội bốn bên đang tiếp diễn, thì trên danh nghĩa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã biến thành Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời. Rõ ràng là Nam Bắc thế vô lưỡng lập: muốn có hoà bình thì phải thống nhất Nam Bắc bằng cách này hay cách khác.
    Cách nào đi nữa thì cũng dưới một màu cờ, do đó Trịnh Công Sơn đã hát: Ta thấy gì trong đêm nay ? Cờ bay trăm ngọn cờ bay ... Anh mong sớm Dựng lại Người, Dựng lại Nhà : tình ta bay theo sóng ngọn cờ ...
    Không thể tránh được câu hỏi: ngọn cờ gì ? Thật tâm thì Trịnh Công Sơn cũng không biết là cờ gì. Trả lời câu hỏi đó, là thêm một lần chia rẽ, đau thương.
    Nhạc sĩ rất bén nhạy, từ 1968 đã linh cảm :
    Đêm nay hoà bình, sao mắt mẹ chưa vui
    Nhìn quanh anh em không ai còn lại
    Anh thầm gọi tên ai. Gọi tên ai ...
    Anh đi trận về nghe lại chuyện kể
    Ngỡ giấc mơ ...
    (Sao mắt Mẹ Chưa vui)
    Năm ấy, bài hát thành công nhất là Nối Vòng Tay Lớn :
    Rừng núi dang tay nối lại biển xa
    Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
    (...)
    Thành phố nối thôn xa vời vợi
    Người chết nối linh thiêng vào đời ...
    Nhạc điệu phong phú, hào hùng, phóng khoáng và lời ca vừa nhẹ nhàng vừa súc tích, nối liền con người với nhau, với đất nước, thành phố với thôn quê, quá khứ với hiện tại, người chết với tương lai. Nhà văn Nguyễn văn Thọ, một bộ đội ?ophía bên kia?, kể lại rằng khi tiến quân vào Sài Gòn ngày 30/4/1975, nghe bài này anh đã chùng tay súng :
    ?oMặt đất bao la, anh em ta về
    Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
    Lời ca không phải là tiếng thách thức tử thủ. Lời ca không phải là tiếng bể máu như kết cục thường của chiến cuộc, lời ca khi ấy làm chùng xuống không khí thù hận và hằn học?. (13)
    Nhưng đây là chuyện về sau - nói ra đây - để thấy tác dụng của một khúc nhạc phản chiến.
    *
    Năm 1969, Bửu Chỉ kể lại: ?othỉnh thoảng người ta lại nghe phong thanh đâu đó về một giải pháp hoà bình cho Việt Nam, rồi tại tắt ngấm... Phong trào đấu tranh hoà bình Việt Nam ở các đô thị lại bùng lên mãnh liệt?(Bài đã dẫn), nhạc khúc Trịnh Công Sơn gắn bó với hoàn cảnh, mang một nét mới : chính chúng ta phải nói : chính người dân Việt Nam phải có quyền quyết định về vận mệnh dân tộc, trên cơ sở hoà bình-thống nhất :
    Khi tim người rực lửa cầu mong
    Chính chúng ta phải có mọi quyền
    Đứng lên đòi thống nhất quê hương
    Quyết chối từ chém giết anh em
    Chính chúng ta phải nói hoà bình
    Đất nước này chỉ còn lại người điên
    Tháng 8/1969, anh viết: ?oHai mươi năm qua con người Việt Nam khốn khổ đã hiểu được thấm thía rằng không còn một nhân danh nào đủ ý nghĩa và xứng đáng để còn một chỗ đứng trên cái điêu tàn to lớn phủ ngập đời sống nơi đây nữa? (14)
    Trịnh Công Sơn kêu gọi Ta Đi Dựng Cờ, Đừng Mong Ai Đừng Nghi Ngại. Lời ca hùng hồn, khẩu hiệu, có lúc đại ngôn: đã đến lúc cách mạng tiến lên. Bài Ta Quyết Phải Sống :
    Còn sống xin các anh quyết còn cách mạng
    Đời ta ta lo, xin xếp vũ khí ...
    Quyết làm cách mạng và phải xếp vũ khí: nguyện vọng thành khẩn và ngây thơ của một nghệ sĩ giữa những thế lực vô minh, với hằng triệu tay súng mỗi bên, với pháo đài bay, xe tăng, hoả tiễn. Cách mạng, trong mơ ước Trịnh Công Sơn là cuộc đổi đời triệt để, tự bóng tối ra ánh sáng, từ xương máu ra hoà bình ?omột rạng đông mới sẽ được khai sinh. Nhựa mới sẽ luân lưu cuồn cuộn trong những thân thể Việt Nam?(14).
    Trong Những Giọt Máu Trổ Bông, sau khi tính sổ hằng tỷ tỷ giọt máu đã chảy thành suối thành sông hay đã khô cằn trên đất nước, đã che khuất mặt trời, nhạc sĩ quyết định :
    Những giọt máu đến ngày trổ bông
    Nở hoà bình cho đêm vắng xôn xao tiếng người
    Ngày dân ta đi dành lấy hoà bình
    Ta phải thấy mặt trời
    Và Mặt Trời là biểu tượng ánh sáng, hơi ấm, sự sống và phương hướng: phương Đông, phía mặt trời mọc: ?oTuổi trẻ Việt Nam, trời sáng phương Đông?. ?oMột mặt trời tươi trẻ sẽ được khai sinh ở phương Đông?. Sơn có lần giải thích : người phương Tây, khi định hướng, dùng chữ orientation, nghĩa là nhắm hướng orient, phương Đông. Việt Nam là chiến trường giữa những thế lực mê chấp đến từ phương Tây. Trong khi đó, phương Đông nguồn cội của đức tin, là quê hương của hoà bình, hoà giải và hoá giải.
    Anh và bạn bè anh ở Huế, trong giới Phật tử, đã tin như vậy, theo hồi ký gủa Giáo sư Erich Wulff khi ông kể lại vụ xe thiết giáp đàn áp dân lành tại Huế tháng 5/1963 mà ông đã mục kích. Ông nói về thanh niên Huế và chiến tranh: ?oHọ xem như là một cuộc chiến tranh tôn giáo (...) càng ngày càng cổ võ cho một nền văn hoá dân tộc mang tính cách Phật giáo và một sách lược chính trị trung lập?(15) .
    Tư tưởng Phật giáo tiềm ẩn nơi Trịnh Công Sơn, có lẽ đã khởi sắc từ ý thức chính trị, xã hội và văn hoá, trong một thời điểm nhất định. Do đó, tâm hướng về nguồn, về phương Đông, về Đạo trong nghĩa Phật giáo hay Lão Trang, ở Trịnh Công Sơn khác với Hơi Tàn Đông á nơi Vũ Hoàng Chương ba mươi năm trước, và cách nhau hai cuộc chiến tranh ; rồi ý hướng về Đạo, vài ba năm sau, từ 1973, sẽ đơm hoa kết nụ thành những đoá hoa vô thường trong nhiều ca khúc.
    Phật tính là mạch nước ngầm trong tâm hồn Trịnh Công Sơn, gặp một hố bom, nó chợt Thấy Mặt Trời, và tuôn trào thành Nguồn Thơ Suối Nhạc.
    *
    Phụ Khúc Da Vàng, xuất bản 1972, gồm 9 bài, với Người Mẹ Ô Lý, bài hát tặng người Mẹ già đã gặp trong đoàn người từ Quảng Trị về Huế ; và Mùa áo Quan, tặng những thành phố Việt Nam, có một lần không còn bóng dáng con người, phản ánh chiến trường Trị Thiên khốc liệt những năm 1971-1972, với mặt trận Nam Lào, Đường 9, Cổ thành Quảng Trị, Mùa Hè Đỏ Lửa. Xa hơn nữa, trên khắp chiến trường miền Nam, đi đâu cũng thấy xác người Trị Thiên, theo lời Phan Nhật Nam : Kontum thì dân dinh điền, An Lộc là dân cạo mủ cao su, Bình Giả là dân Cam Lộ, Khe Sanh mới đến định cư. Những phận người nằm chết cong queo, chết vào lòng đèo, chết cạnh gầm cầu, chết nghẹn ngào mình không manh áo. Phan Nhật Nam ?onhìn tận mắt những thảm cảnh trên vùng đất quê hương: một bộ xương trẻ con trong chiếc thau nhựa bạc màu ... Một người đàn bà đưa bàn tay trước từng miếng thịt, xoa trên chiếc đầu lâu của người chồng xấu số? (16)
    Khi các phe phái hoà đàm tại Paris thì bom đạn vẫn ác liệt. Chiến xa miền Bắc đã tràn qua sông Bến Hải, mục tiêu vừa quân sự, vừa chính trị là bôi xoá tàn tích hiệp định Genève và vĩ tuyến 17, chứng tỏ chiến trường Việt Nam là một, trong khi chờ đợi nước Việt Nam là một.
    Bề ngoài Trịnh Công Sơn vẫn hô hào ?oChưa mất niềm tin, vì quê hương sẽ có ngày hoà bình (...), trong lòng nhau thấp thoáng bóng cờ chung?. Nhưng ở thâm tâm anh đã bi quan lắm khi ?ođợi con kên kên trên cành nhỏ lệ?:
    Bao nhiêu năm chờ đợi
    Oán thù là khí giới
    Trong con tim lời nói yêu thương
    Đã mất rồi
    (Đợi Có Một Ngày)
    Trịnh Công Sơn gói ghém nỗi hoang mang chán chường một thế hệ :
    Mười lăm năm em có buồn không ?
    ...Đường anh em đi hoài không tới
    Đường văn minh xương cao cùng với núi
    Đường lương tâm mênh mang hoài bóng tối
    ... Hãy nhìn lại anh em trên chiến trường
    Tìm đâu ra những nét mặt thù
    Được hay thua những thắng bại kia
    Mặt quê hương tan nát từng giờ
    (Hãy Nhìn Lại)
    Khúc hát ngắn đã quy chiếu mọi góc cạnh, kích thước một cuộc chiến tranh, thuộc loại khốc liệt nhất mà dân tộc phải trải qua. Nếu ai đó chê trách Trịnh Công Sơn lờ mờ về chính trị, thì phải hiểu chính trị theo nghĩa lập trường, phe phái. Đứng trên lương tâm dân tộc mà nói, ít có sử gia hay nhà bình luận chính trị nào, mà thu vén được cả bi kịch của đất nước trong cả chiều dài, chiều rộng lẫn chiều sâu bằng bấy nhiêu câu chữ, được giai điệu của nhạc thuật xoáy sâu vào tâm khảm của thời đại.
    *
    Đã nhiều người nói Trịnh Công Sơn là thiên tài. Sự đánh giá thành tâm, nhưng mơ hồ, sử dụng một khái niệm khó định nghĩa và không có tiểu chuẩn. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, chữ thiên tài bao hàm một ngụ ý chính trị. Nhưng nhìn dưới ánh sáng nào đi nữa, sự nghiệp Trịnh Công Sơn cũng là một khối tài tình. Tài và tình sinh ra nhau, nuôi dưỡng lấy nhau bằng lương thực một trần ai khổ ải. Chữ tài, phần nào, là của trời cho ; chữ tình là khối đau thương khổ luyện trong khổ nạn.
    Và chính khối đau thương - qua những lời ca phản chiến - đã vinh danh Trịnh Công Sơn trong khổ nạn, vinh danh bên ngoài ý muốn của nhiều quyền lực thế trị ; và sau này nữa, bên ngoài những mê chấp sân si.
    Song song với ca khúc hoà bình làm trong một thời điểm đặc biệt, Trịnh Công Sơn vẫn sáng tác nhạc phẩm ca ngợi tình yêu, tình bạn, thiên nhiên và cuộc đời. Tất cả tâm cảm ấy cùng chiếu rọi về tình người, nổi bật trong khổ nạn.
    *
    Nhân đề tài Ca khúc đòi hỏi Hoà Bình của Trịnh Công Sơn, chúng tôi nhắc lại từng giai đoạn trong quá trình nhạc phẩm và bối cảnh chính trị, xã hội của miền Nam chủ yếu từ 1965 đến 1972. Trong những điều kiện tạo nên hiện tượng Trịnh Công Sơn, có yếu tố lớn lao với kích thước lịch sử, có chi tiết bình thường như cách ăn mặc hay ăn nói. Trong tâm tưởng người nghe khó đo lường được cái gì là chính, cái gì là phụ trong những điều kiện làm nên danh phận một tác gia. Điều này bổ sung cho điều kia, chúng tôi ghép lại như những mảnh vỡ của một thời đại.
    Và cũng lưu ý dè dặt: bài nào chính xác là phản chiến ? Đối với những người từng nghe, từng sống những ca khúc Trịnh Công Sơn thời thịnh hành, thì khó trả lời.
    Với nhiều người, toàn bộ nhạc Trịnh Công Sơn thời đó đều diễn tả khát vọng hoà bình. Những bản nhạc tình, dù chỉ hoà tấu không lời, cũng vang vọng ít nhiều âm hưởng của niềm mong ước đó. Nhưng có một cách phân biệt, nghịch lý nhưng thiết thực : bài nào mà ngày nay không được in lại, đồng thời không được trình diễn trong nước, thì nó là nhạc ... phản chiến !
    Đây lại là một cách gián tiếp minh xác vị trí chính trị của Trịnh Công Sơn trong giai đoạn anh làm khoảng 70 bài hát được gọi là phản chiến.
    Và ca khúc duy nhất của Trịnh Công Sơn mà chúng tôi có thể xác định thời điểm sáng tác là Ra Đồng Giữa Ngọ làm tại Huế tháng 12 năm 1974, vào những ngày năm cùng tháng tận của một chế độ, chế độ đã sinh trưởng ra anh. Bài hát tiên tri về nhiều mặt :
    Thằng bé xinh xinh chơi diều giữa Ngọ
    Ngờ đâu hội ngộ tan giữa hư không
    Sơn qua đời ngày 1 tháng Tư, vào giờ Chính Ngọ, như con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo, con diều rơi cho vực thẳm buồn theo ...
    Đối với một số bạn bè, Sơn bao giờ cũng như đứa bé, suốt đời buồn vui như một đứa bé. Và họ, ngày nay, còn hát theo Sơn :
    Thằng bé xinh xinh bay vờn giữa Ngọ
    Ngờ đâu hội ngộ tan giữa hư không
    ...Tan trong trời hồng làm giọt mưa trong
    Tan trên cuộc đời làm lời ru êm
    ...Tan trong nụ cười gọi mời yêu thương
    Tan trong cội nguồn.
    Vậy thôi, thôi nhé, vậy nhé, Sơn nhé. Khi khác gặp lại Toa.
    Đặng Tiến
    Orléans, 15/09/2001

  8. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Một cái nhìn về ca từ Trịnh Công Sơn


    Trần Hữu Thục
    Tôi không kẻ thù nên đau từ độ
    tóc úa là nhờ những tháng âu lo
    TCS
    Ị Hôn phối
    Văn Cao: ?oTôi gọi TCS là người ca thơ (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ?(1)
    Nguyễn Xuân Hoàng nhận xét: ?oTCS là một thi sĩ. Vâng, anh đích thị là một nhà thơ viết nhạc?(2)
    Vũ Thư Hiên: ?oXét cho cùng, TCS là một nhà thơ. Một nhà thơ lớn. Nhạc là cái xe tải anh lắp lấy để chở thơ anh đến với chúng ta?(3)
    Bùi Bảo Trúc: ?oCó những bản nhạc của ông, phần lời ca đúng là những bài thơ. Ông dùng nhạc để nâng đỡ những đoạn thơ đó. Và ông cũng dùng thơ để dẫn những đoạn nhạc đi?(4)
    Một người bạn là giáo sư âm nhạc, khi chỉ tôi về cách sáng tác ca khúc, nhắc nhở: ?oÔng viết sao đó thì viết, nhưng nhớ là đừng có bị ?olai? Phạm Duy và Trịnh Công Sơn?. Tôi hứa cố gắng. Bắt chước nhạc Phạm Duy thì không được rồi. Giòng nhạc của ông phong phú, đa dạng quá, vừa sáng tạo lại vừa chuyên môn và thay đổi theo từng loại ca khúc, theo nội dung và đề tài, chẳng cái nào giống cái nào. Thiền ca không giống tâm ca, khác xa tục ca, lại chẳng quan hệ chút nào đến tình ca và những ca khúc yêu nước. Riêng TCS thì thật là khó thoát. Tôi đã thử loay hoay ?osáng tác? nhiều đoạn, nhiều bài, nhưng xong rồi nghe lại (và nhờ bạn bè nghe lại) thì chúng cứ ?olai lai? TCS thế nào ấy. Nhẹ nhẹ. Buồn buồn. Đều đều. Nghe cứ phảng phất, nếu không Diễm xưa, Tuổi đá buồn thì cũng Ru em bốn mùa, Hạ trắng...Sửa đi, sửa lại, cố thay đổi. Vẫn cứ thế. Vẫn nặng ?omùi? TCS. Tức quá, tôi tìm cách viết theo một thể điệu khác hẳn, thay vì ?ogam? Mi thứ, La thứ, tôi chọn Đô trưởng chẳng hạn. Nghe có hơi khác TCS. Mừng, tưởng thoát. Nhưng đến khi đặt lời thì ôi thôi, những rong rêu, cát bụi, phố xưa, ngậm ngùi, muộn phiền, hư vô, ngày tháng, trăm năm, hư hao, nỗi nhớ...chúng nó cứ ào vào. Rốt cuộc, thoát được nhạc thì ?obị? lời. Đặt lời khác thì lại không được, vì cái ?otạng? mình nó vậy, làm sao bây giờ. Thế thì thôi, hát TCS đi cho nó khỏe. Đành bỏ mộng.
    Tại sao vậy? Lý do khá đơn giản: nhạc của anh rất giản dị, không có gì chuyên môn, cầu kỳ. Cũng như TCS, tôi thích mấy ?ogam? bình thường như La thứ, Mi thứ. Thích nhịp điệu buồn buồn, trầm trầm và nhiều chất diễn tả như blue (2/4), boston (3/4) và cách chuyển ?ogam? rất bài bản và dễ. Coi lại những bản nhạc TCS, tôi nhận thấy hầu hết những bản nhạc nổi tiếng của anh - những bản nhạc nhiều người ưa thích - đều ?orơi? vào hai ?ogam? La thứ (nếu không thì La trưởng, hoặc La thứ + trưởng) và Mi thứ (hoặc Mi trưởng). Này nhé:
    * La thứ: Biển nhớ, Gọi tên bốn mùa, Cát bụi, Chiếc lá thu phai, Cúi xuống thật gần, Đêm thấy ta là thác đổ, Hạ trắng, Lời buồn thánh, Một ngày như mọi ngày, Phôi pha, Ru ta ngậm ngùi, Tình xa, Ướt mi, Em đi bỏ lại con đường, Những giọt máu trổ bông, Nối vòng tay lớn, Dân ta vẫn sống...
    * La trưởng: Nắng thủy tinh, Nhìn những mùa thu đi, Quỳnh hương, Tuổi đá buồn
    * Mi thứ: Còn tuổi nào cho em, Diễm xưa, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ, Một cõi đi về, Như cách vạc bay, Ru em, Ru em từng ngón xuân nồng, Tình nhớ, Tình sầu, Thương một người, Ta đã thấy gì trong đêm nay.
    * Mi trưởng: Nguyệt ca
    Hai ?ogam? La và Mi là hai ?ogam? dễ hát, dễ đàn, rất thích hợp với nhạc TCS. Chỉ cần một chút kiến thức âm nhạc và một chút thói quen là có thể ?ochơi? nhạc anh dễ dàng. Đây là một kinh nghiệm thuần cá nhân và cảm tính. Tôi có thể nói, dường như hai âm giai đó tự nó đã mang cái chất TCS (hoặc là vì anh đã mang cái chất của anh vào hai ?ogam? đó).
    Phạm Duy nhận xét: ?o...toàn thể ca khúc TCS không cầu kỳ, rắc rối vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đại?(5) .
    Văn Cao nhận xét: ?oTrong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra?(6) .
    Một người viết khác, Phạm Văn Tuấn nhận xét: ?oĐứng trên khía cạnh lý thuyết nhạc, nhạc của Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, phần lớn những bài hát đều được viết theo thể điệu chậm (slow), Boston hay nhanh lắm là điệu Fox. Suốt hơn 40 năm sáng tác, Trịnh Công Sơn không khai phá gì thêm ngoài những giai điệu đơn giản đó?(7)
    Những nhận xét trên cùng với kinh nghiệm nhỏ nhoi của riêng mình cho tôi thấy, chỉ với nhạc không, ta sẽ chỉ có một TCS nhạc sĩ bình thường, không mang cái hơi hướm đặc biệt TCS như ta biết hiện nay, không trở thành một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực văn học như hiện nay. Vậy thì sao lại là nhạc TCS?
    Một nghịch lý: Nhạc TCS hay là nhờ ở ngôn ngữ TCS. Nếu không thích hát, ta có thể dở bất cứ một bài hát nào của TCS và đọc, y như đọc thơ. Ta sẽ thưởng thức các ca từ đó như bài thơ. Và thế cũng đủ. Người viết bài này, rất thích hát nhạc TCS, nhưng trong nhiều trích đoạn trong dưới đây, không hề biết ?onhạc? của chúng. Mỗi một bản nhạc, tôi đọc như một bài thơ. Nhưng một câu hỏi khác đặt ra: ở Việt Nam, trước 1975 cũng như sau này, đâu có thiếu những bài thơ hay (hay bằng hoặc hay hơn TCS) của những nhà thơ tài hoa khác. Tại sao chúng không nổi tiếng bằng TCS. Thơ Tô Thùy Yên chẳng hạn. Điều đó dẫn đến một nghịch lý thứ hai: thơ TCS hay là vì chúng được biến thành âm thanh, thành nhạc và phổ biến rộng khắp. Chúng ta biết, nhiều bài thơ đã trở thành hay, thành phổ biến và được công chúng đón nhận là nhờ được phổ nhạc, nghĩa là biến thành âm thanh. Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên, Du Tử Lê chẳng hạn. Ngôn ngữ TCS là những bài thơ. Y như bất cứ một bài thơ nào khác. Có điều chúng tự biến thành âm thanh cùng lúc sáng tác. Đó là những ?obài thơ âm? (Văn Cao gọi TCS là người ca thơ). Chúng có cùng với nhạc. Có thể nói chúng là nhạc. Chúng được sáng tác cho nhạc. Nhưng vẫn không phải là những bài thơ phổ nhạc.
    Mặt khác, qua một số lượng khá lớn bài hát, ngoài việc tạo các cấu trúc câu khá cân đối, ta nhận thấy TCS có vẻ chú ý nhiều đến cách hợp vần. Như ta đã biết, khi sáng tác nhạc, nhạc sĩ nào cũng tìm lời có vần, rất cần thiết để tạo âm thanh thích hợp trong giòng nhạc. TCS, cũng như Phạm Duy, dụng công rất nhiều trong việc tạo vần, nhất là cho những từ ở cuối mỗi câu nhạc. Và cũng như Phạm Duy, lối hợp vần của anh khá đa dạng, do đó, tạo nên những nét nhạc lạ, nhiều khi rất bất ngờ:
    - Để một mai tôi về làm cát bụi, ôi cát bụi mệt nhoài
    - Đi lên non cao đi về biển rộng , đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
    - Tình ta như núi rừng cúi đầu, nghe tiếng buồn rơi đều
    - Ru em hài nhung gấm, ru em gót sen hồng
    Ru bay tà áo rộng, vừa tình tôi chắp cánh
    Bốn câu cuối, khi hát lên, mấy chữ gấm, hồng, rộng, cánh đều có vẻ ?ovần? với nhau. Như thế, khác với thơ để đọc, thơ để ca có thể ?ovần? thanh trắc và thanh bằng vào với nhau một cách thoải mái. Nhờ khai thác được quan hệ giữa lời và âm, nên anh dễ tìm ra vần. Cách khai thác vần này khiến các bài ca đâm ra dễ nghe, suông sẻ, phong phú. Đồng thời, do đi với nhạc, nên những vần ?olai lai?, khi hát lên nghe vẫn thuận y như là vần thật. Thậm chí vần ?olai lai? nghe còn thú hơn là vần quá thuận. Trong ca từ TCS, ta thấy anh ?ovần? những chữ như nhỏ - nọ - lạ - cỏ - do - giờ - đổ - chợ - thơ - lửa... hoặc thơm - tình - xanh - nhiên - yên - mình - tên - quên - mòn - điên - câm - đông - màng... Nhiều bản nhạc của anh chỉ có vài vần. Có bản, do chọn chữ và cấu tạo âm, ta nghe dường như chỉ có một vần độc nhất từ đầu đến cuối. Một số ca khúc nổi tiếng của anh có thể gọi là ?oca khúc vần?, vần gần vần xa, vần trắc vần với vần bằng và ngược lại. Có lẽ nhờ thế mà nhiều ca khúc lời rất vô nghĩa, người ta không hiểu, nhưng vẫn thích hát. Có những bài, người ta ?ohát vần? chứ không ?ohát ý?. Hồi trước, tôi đã nhiều lần cười thầm một mình khi đi ngang qua một xóm nghèo, chợt nghe một cô gái ăn mặc lam lũ vừa bồng em vừa cất tiếng hát: ?oGọi nắng, trên vai em gầy đường xa áo bay...? lẫn với ?oĐường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn...?
    Trịnh Công Sơn tự nhận xét: ?oCa khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc?(8). Vâng, hôn phối giữa thi ca và âm nhạc. Đó là một lẽ. Theo tôi, nó còn là một cuộc hôn phối khác, hôn phối giữa Trịnh Công Sơn và thời đại của anh (và của chúng tôi). Không một chút chủ quan, tôi có thể nói thời đại chúng tôi là một thời đại đặc biệt chưa hề có trong lịch sử đất nước. Nó không dài, những cũng vừa đủ để tạo nên sắc thái hết sức đặc thù của nó. Đó là một giai đoạn bùng vỡ mọi mặt. Nguyễn Mộng Giác gọi giai đoạn đó là ?omùa biển động? mà anh dùng đặt tên cho bộ trường thiên tiểu thuyết của anh. Vâng, mùa biển động! Liên tục động. Suốt 12 năm trời, từ cuối năm 1963 cho đến tháng 4/1975, miền Nam không khi nào yên tĩnh. Bom đạn, biểu tình, đảo chánh, pháo kích, giới nghiêm, bãi khóa, hội thảo. Các phong trào, đảng phái mọc lên như nấm. Các xu hướng chính trị, tôn giáo, triết học phát triển rầm rầm rộ rộ, có khi đi đến chỗ loạn xà ngầu: hiện sinh, cộng sản, Phật giáo, Thiên chúa giáo, tả khuynh, hữu khuynh, phân tâm, thiền, cách mạng tính dục. Cả một xã hội dường như trần truồng, lộ liễu, phơi bày toang hoác. Các tệ nạn xã hội được dịp phát triển kinh khiếp: tham nhũng, đĩ điếm, ăn cắp, giết người... Thời đại tướng lãnh sợ sinh viên, bộ trưởng sợ thầy chùa. Một giai đoạn lịch sử tự do, bung phá. Mọi tháp ngà bị đập vỡ. Mọi đường ranh bị băng qua. Tất cả các tiêu chuẩn chân lý bị xét lại. Xã hội đầy kịch tính. Tuổi trẻ đứng cheo leo trên đường biên. Thích thì làm, thích thì nói mà vẫn cảm thấy chênh vênh. Đó là thời kỳ của khai mở và bi kịch. Không chỉ là bi kịch của chiến tranh, sự đổ vỡ của mọi giá trị, mà còn là bi kịch của những yếu tố mâu thuẫn nội tại. Anh đớn đau nhận lãnh và thừa hưởng để biến thành nghệ thuật. Có những bi thảm của chiến tranh thì cũng có những ước mơ rực rỡ về hòa bình. Có cái đẹp của tình yêu thì cũng có cái bế tắc, tuyệt vọng của cuộc nhân sinh. Có cái nhẹ nhàng, giải thoát của thiền thì cũng có cái khắc khoải đớn đau của cảnh bể dâu. Có những bài ca kêu gọi chiến đấu thì cũng có những bài ca chán nản, tuyệt vọng đến cùng cực. Anh hít thở cái không khí tự do, đa dạng đó đồng thời cũng hít thở luôn cái không khí ngột ngạt, bế tắc của nó. Trong nhạc của anh, có đầy dẫy những nghịch lý của thời đại được diễn tả qua các khái niệm siêu hình: đỉnh cao/vực sâu, vô hạn/hữu hạn, có/không, còn/mất... Nói theo kiểu Tô Thùy Yên thì những ca khúc của TCS ?onhư những tra vấn quyết liệt về đời người nhìn thấy qua một chuyến phiêu lưu của hữu hạn trong nghìn trùng vô hạn?(9) . Đặng Tiến khen TCS ?ocó tài đặt nhạc, soạn lời, lại biết bắt mạch thời đại, sống đúng thế hệ của mình, trong lòng đất nước, trong nhạc cảnh thế giới. Ngần ấy cái tài dồn lại, gọi là thiên tài cũng không quá đáng?(10)
    Có thể nói khác đi một chút: ca từ của TCS là một hôn phối giữa nhiều ?onỗi? khác nhau: nỗi tuyệt vọng nhân sinh, nỗi phẫn nộ về chiến tranh, nỗi mơ ước về hòa bình, nỗi băn khoăn siêu hình, nỗi vui về tình yêu, đoàn tụ, gặp gỡ và nỗi buồn thăm thẳm của thân phận con người. Có lẽ vì thế mà dù thỉnh thoảng anh có ?odao to búa lớn? la to những là hãy thế này, thế kia, cũng chỉ là ?obốc đồng?. Anh rên rỉ, than thở và chỉ muốn ru: ru tình, ru đời, ru đêm, ru tình, ru em...Rốt cuộc, anh chẳng bao giờ có thể là chiến sĩ, mà chỉ là một nghệ sĩ.
    IỊ Ngôn ngữ
    Trong sự nghiệp sáng tác của TCS, ta thấy có hai giòng nhạc tách nhau rất rõ: giòng nhạc nói về chiến tranh và hòa bình và giòng nhạc nói về tình yêu, thân phận. Hai giòng nhạc khác nhau về nội dung đã đành, mà kỹ thuật diễn đạt, cách kết cấu ca từ cũng như nhịp điệu và âm thanh hoàn toàn khác. Như đã đề cập, nói chung, trong hầu hết những bài hát thuộc loại chiến tranh và hòa bình, anh viết bằng một lối viết rất hiện thực, kể cả khi mô tả những giấc mơ, những ước vọng. Hiện thực kinh khiếp đó được mô tả bằng chữ nghĩa sống động và đầy hình ảnh: trái tim rơi theo đại bác, thịt người cho thú nhai ngon, thịt xương đã phơi đồng xanh, đại bác ru đêm dội về thành phố....
    Anh sử dụng những chi tiết cụ thể, có thể nghe, nhìn, đồng thời nâng chúng cao hơn, phóng lớn, mở rộng nghĩa. Hiện thực anh bắt gặp và ví von bất ngờ quá khiến ta đôi khi thảng thốt: mộ bia đều như nấm, chết thật tình cờ, chết chẳng hẹn hò nằm chết như mơ...Trừ một số ít bài sử dụng ẩn dụ, còn lại thì ca từ rất ?ovăn phạm?, nghĩa là có ý nghĩa cụ thể vì cấu trúc câu giản dị, dễ hiểu. Anh muốn gửi một thông điệp rõ ràng đến người hát và người nghe.
    Mọi sự hoàn toàn khác hẳn khi ta bước vào tình ca và thân phận ca mà tôi gọi chung là nhân sinh ca. Tất cả bắt đầu chông chênh ở biên giới của chữ nghĩa, ý tưởng bởi vì có một sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều hình ảnh và ý tưởng cũng như các ẩn dụ. Bửu Ý nhận xét: ?o...ta còn chứng kiến một công cuộc thể nghiệm của tiếng Việt trên những chặng đường mới của ngôn ngữ với những kết hợp từ ngữ tài hoa, những góc độ thu hình lạ lẫm, những tri giác dày dặn nhiều tầng, đồng thời làm sáng giá những sự vật thông thường và tầm thường, khả năng tưởng tượng bay bổng?(11)
    Trước hết, ngôn ngữ ở đây là một thứ ngôn ngữ buồn và ray rứt. Anh tận dụng, và trong một số trường hợp có vẻ như lạm dụng, thứ ngôn ngữ đó. Đúng ra thì chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều bài hát khác nhau. Điều này cũng dễ hiểu, vì nhiều bài hát, anh sống cùng một thức cảm thức: cô đơn. Ta nhiều lần bắt gặp những từ và cụm từ như: quạnh hiu, lênh đênh, trăm năm, giòng sông, gian nan, ăn năn, ngậm ngùi, hoang mang, hoang phế, mỏi mòn, hư hao, mệt nhoài, buồn tênh, rong rêu, đời, chơi, vui, cuộc tình, vai gầy, gầy guộc, buồn phiền, ưu phiền, cội nguồn...Nhiều cụm từ có chữ đá: đá buồn, sỏi đá, đá cuội, bia đá, cồn đá. Một số từ trong triết học Phật giáo: vô thường, tiền kiếp, từ bi, cõi tạm, hư không...Tất nhiên, những từ trên không có gì là lạ trong ngôn ngữ Việt và nhiều người đã dùng. Nhưng ở đây, cái lạ là cách kết hợp thành những cụm từ và cách sử dụng các từ đó trong các đơn vị câu để tạo nên những hình ảnh, biểu tượng với ý nghĩa từ mới đến hoàn toàn mới và rất nhiều khi tạo nên những hiệu ứng đặc biệt về mặt âm thanh: tuổi/ đá/buồn, cồn/ đá, môi/hờn, bàn tay xanh xao/đón/ ưu phiền, nắng/khuya, mặt trời/ngủ yên, hạt/từ tâm.
    So với những ca từ viết về chiến tranh, sự khác biệt rất rõ nét. ?oXác người nằm trôi sông? thì ta hiểu ngay nhưng ?otuổi đá buồn? chữ nghĩa nghe kỳ quặc, lạ hoắc và vô nghĩa. Một bên thì ?omặt trời sáng trên quê hương? một bên thì ?onắng khuya?. Hoặc ?odài tay em mấy...?. Gì vậy? Có phải là ?ocó mấy thuở tay em dài và mắt em xanh xao?? Mà nếu thế thì là gì ? Nothing. Ấy thế mà ta cứ hát và cái lạ là hình như nó vẫn có nghĩa. Cứ hát. Và rồi nó có nghĩa thật! Thực ra thì anh dùng cách kết hợp các từ ngữ xuất phát từ những ý tưởng khác xa nhau. Thay vì phải giải thích dài dòng, anh cột chúng lại, buộc chúng phải ở với nhau: tuổi (tuổi đời, tuổi em, tuổi xuân, tuổi ngọc, lứa tuổi...) + đá (đá cuội, đá sỏi, bia đá, cứng như đá, vô tình như đá, lạnh như đá...) + buồn. Tóm lại chỉ để diễn tả nỗi buồn sâu lắng của một thời tuổi trẻ.
    Hãy nghe TCS giải thích về bài Diễm xưa: ?oNhưng thật sự, thật và mơ là gì? Thật ra, nói cho cùng, cái này chỉ là ảo ảnh của điều kia? ... ?oThời gian trôi đi ở đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ người không còn cảm giác về thời gian?... ?oTrong không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng cây long não để đến trường .Đi đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi vô định?(12)
    Phải mẫn cảm lắm mới nhận ra điều gọi là ?ođi đến trường? mà như ?ođến một nơi vô định? như thế. Đúng ra, tôi nghĩ, cô gái biết rõ mình đi đến đâu, chỉ có kẻ ngồi ngóng ?onhững chuyến mưa qua? mới là...vô định. Và suốt đời, đây đó, anh ta luôn luôn vô định. Để diễn tả cái hình ảnh và cái cảm giác vô định đó, anh tạo ra một thứ ngôn ngữ mới lạ, không hệ lụy vào những ý nghĩa bình thường có sẵn ta vẫn quy cho chúng. Ngôn ngữ ở đây có tính tạo hình, tạo âm và trong chừng mực nào đó, là một thứ ngôn ngữ ?ovô ngôn?. Ca từ chỉ còn là sự ghép những hình ảnh, ý, chữ chợt bắt gặp, chợt rơi vào trí tưởng. Nói một cách khác, không nhất thiết phải dán cho chúng những ý nghĩa cụ thể nhất định nào. Cứ để chúng tan vào âm thanh, trôi tuột giữa chữ và chữ với nhau. Chữ cuốn theo chữ. Âm cuốn theo âm. Hình cuốn theo hình. Khi nghe câu hát mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ dài tay em mấy thuở mắt xanh xao, tôi nghĩ đến một bức tranh siêu thực: hình ảnh của một cô gái nằm vắt ngang giữa rừng cây mưa, giữa đền đài lăng miếu cũ buồn tênh, tay dài ngoẵng và mắt thì sâu thẳm. Buồn! Bất tuyệt buồn! Có phải anh đã vẽ trong khi làm thơ và sáng tác ca khúc? Hát ?oTuổi đá buồn? hay ?oRu em từng ngón xuân nồng? cũng thế, tôi vẫn thường hình dung những chi tiết nào đó của một bức tranh: một đôi mắt, một vệt màu, vài nét chấm phá vu vơ, một lối đi hoang vắng hun hút dài, những sợi mưa mà như không mưa, mái tóc dài tung bay lòa xòa dưới bầu trời xám đục...Và tưởng tượng đến một bức tranh khiến tôi thâm cảm được thêm chất liệu ẩn dấu đàng sau ngôn ngữ của anh, từ gót chân trần em quên em quên cho đến tóc em như trời xưa đã qua đi ngàn năm...
    Cái chất ?ovô ngôn? (tiến đến phá ngôn) của TCS đạt đến đỉnh cao trong ?oDấu chân địa đàng?, ?oVết lăn trầm?. Những là loài sâu ngủ quên trong tóc chiều, bài ca dạ lan như ngại ngùng, loài sâu hát lên, từ vào trong đá xưa, tóc xanh vầng trán thơ, loài rong rêu ngủ yên. Trừu tượng hơn: hằn trên phiến đá nâu thêm ưu phiền, bồn gió hoang, chờ ta da du một chuyến, bài ca dao trên cồn đá. Toàn là những cụm từ kết hợp vô định, tình cờ, hình ảnh loải choải, nhảy vọt bất ngờ, thậm chí có vẻ ngây ngô, vô nghĩa y như một kẻ ưa làm dáng chữ nghĩa. Đã thế, không giống như những bài khác về sau, nhạc ở đây ngúc ngắt, thiếu hẳn cái nét trơn tru mềm mại của giòng nhạc ?ochính thống? TCS. Lối viết nhạc và lời kiểu này khá hiếm trong toàn bộ nhạc TCS. Chúng được sáng tác trong thời kỳ đầu và không hề thấy xuất hiện về sau này. Có lẽ vì anh hết cảm hứng hay vì nó khó đến với công chúng, nói chung?
    Ngôn ngữ ở những bản nhạc này không đóng chức năng bình thường của ngôn ngữ là tạo nghĩa và tạo ý. Y như trong hội họa hiện đại, chúng chẳng khác gì một loại tranh ?ocắt dán? (collage). Trong thực tế, theo như cảm nhận riêng của tôi, hai bài ca trên là nỗi khắc khoải có tính chất siêu hình của TCS. Đó là một khắc khoải không chỉ về thân phận, mà về cái tuyệt đối, về một thời hồng hoang đã mất, về một chới với trong cõi vô biên, từa tựa như Trần Tử Ngang:
    Tiền bất kiến cổ nhân
    hậu bất tri lai giả
    Niệm thiên địa chi du du
    độc sảng nhiên nhi lệ hạ
    Khắc khoải của Trần Tử Ngang có tính trực giác, còn khắc khoải của TCS lại nhuốm mùi duy lý. Có thể nói đó là một khát khao bất tuyệt về một thiên đàng, không phải đã mất, mà không hề có. Nhiều lần, hát ?oVết lăn trầm?, đến chỗ bài ca dao trên cồn đá..., âm thanh vút cao lên, khiến lòng chợt chới với, hụt hẫng, đau đáu một nỗi đau mênh mang khó tả!
    Phải nhận rằng, cách cấu tạo ngôn ngữ TCS tài hoa, táo bạo và lạ. Trong quá trình tạo vần cho phù hợp với âm và với nét nhạc, anh ?obật? ra những tứ, những ý, những hình ảnh và ngôn ngữ hết sức bất ngờ, mới lạ đôi khi khiến ta sửng sốt y như chúng từ trên trời rớt xuống. Đọc hoặc hát và nghe hát đi hát lại hàng bao nhiêu lần mà cảm giác sửng sốt và mới lạ vẫn còn tươi rói y như mới nghe lần đầu.
    - Lùa nắng cho buồn vào tóc em
    - Nhật nguyệt trên cao ta ngồi dưới thấp
    một đường cong queo, nắng vàng đột ngột
    - Lòng tôi có đôi khi tựa bông hoa vừa mọc hân hoan giây xuống thế - Chợt nắng long lanh chợt nắng thưa
    - Tặng hết cho tôi một phố chờ
    Còn nhiều. Ngoài nhiều từ lặp đi lặp lại, hầu như bài nào cũng có những ý, những chữ hoặc những tứ thật bất ngờ, và lạ như thế. Mặc dù ý cũ, rất cũ nữa là khác hoặc là cùng một ý anh lặp đi lặp lại qua nhiều bài hát khác nhau. Cũng là mô tả sự cô đơn, mất mát, sự xao xuyến trước cuộc lữ, sự bất lực của con người trước thời gian, ám ảnh triền miên về cái chết. Chữ nghĩa anh dùng cho ta những hình ảnh mới. Thậm chí, mới toanh. Chữ nghĩa trông dễ dàng đối với anh y như chúng nằm sẵn đâu đó chỉ đợi có cơ hội là tuôn ra. Vừa lạ, vừa thú vị. Này nhé, hãy nghe anh viết: Xin đứng yên trong chiều - Treo tình trên chiếc đinh không. Chữ nghĩa dùng thì có khác nhưng rõ ràng là ý tứ chưa có gì mới lạ, hình ảnh bình thường. Ta khoái, nhưng khoái đại khái. Bỗng nhiên tiếp theo đó:
    gập ghềnh nhiều kiếp lưu vong, ta lăn đời đã quá
    Đôi tay vẫn còn ôm mịt mùng
    Nghe đã thật! Còn nữa. Này nhé, ta đang nghe: Ru trên đường em đến Xôn xao từng tiếng chim . Ru em là cánh nhạn. Bỗng, anh hạ bút:
    Miệng ngọt hạt từ tâm
    Hoặc là: Vườn khuya đóa hoa nào mới nở. Đời ta có ai vừa qua. Bỗng:
    Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ
    Tôi nghĩ quanh đây hồ như
    Ô hay! Sao hai chữ ?ohồ như? lại rơi vào đây? Chữ ?otrông như? chẳng có nghĩa gì ráo, mà làm sao nó khiến cho lòng mình bề bộn thế này! Bốn câu vừa trích là từ bản nhạc ?oĐêm thấy ta là thác đổ?, một trong những bài hát rất hay của TCS. Bản nhạc điệu ?oblues? nhẹ, gam La thứ là gam ruột của chất nhạc TCS. Nếu tách hẳn ra thì là một bài thơ hoàn chỉnh mà ông Hoàng Ngọc Hiến bảo là bài thơ hay nhất thế kỷ!(13)
    Ngoài ra, như trên đã đề cập, một đặc điểm khác rất dễ nhận thấy và hầu như chủ yếu trong ca từ TCS: tính chất ?ovần?. Nhờ vần, ca từ trơn tru, êm đềm từ đầu đến cuối bản nhạc, nghe như một tiếng thở dài nho nhỏ với nhiều hình ảnh đan xen lẫn nhau. Có cái liên hệ, có cái đứt đoạn. Tôi chợt ?ongộ? một điều: những từ ngữ và hình ảnh mới thường nằm ở cuối đoạn nhạc hoặc ở cuối câu. Và cuối câu thì phải ?ovần?, hoặc với từ cuối câu kế hoặc với từ cuối câu trước đó. Chính đòi hỏi đó làm ?obật? ra những từ ngữ và hình ảnh mới. ở đây, ta thấy, nhờ âm mà anh đã tạo ra lời, âm thanh là ?otiềm năng? của lời.
    Phải chăng đó là một trong những bí quyết của Trịnh Công Sơn trong việc sáng tạo ra ca từ độc đáo của anh?
    IIỊ Những bài ca về chiến tranh và hòa bình
    Vào cuối năm 1968 hay đầu năm 1969 (tôi không nhớ rõ), tôi ghé thăm TCS, lúc đó đang ở trọ tại một căn gác lửng trên đường Võ Tánh gần nhà thờ Huyện Sĩ. Anh khoe với tôi một mẩu tin đăng trên tờ Le Monde (Pháp) viết về anh. Tờ báo gọi anh là một nhạc sĩ ?oanti-guerre? (phản chiến). Trông bộ anh rất khoái. Khoái mẩu tin và khoái cái từ ?ophản chiến?.
    Trịnh Cung cho rằng ?oTôi đồng ý với anh Phạm Duy, chữ ?ophản chiến? không đầy đủ ý nghĩa của nó, bởi vì chữ phản chiến nghe ra có vẻ kết án?(14) .
    Tô Thùy Yên: ?o...có vài người tâm hồn giản dị đã vội kết luận rằng những ca khúc này của anh là những tác phẩm phản chiến để buộc tội anh về những tác dụng nguy hại của chúng đối với đám đông trong giai đoạn nghiêm trọng này của đất nước?... ?oNghệ thuật khi đã hình thành, là một nhận thức bao quát về đời sống, là cánh hồng bay bổng tuyệt vời, chớ đâu phải là con gà què ăn quẩn cối xay?(15)
    Từ ?ophản chiến?, theo tôi, tùy cách nhìn, mà ý nghĩa nó khác. Và cũng tùy cách giải thích.
    Tôi đồng ý với cách giải thích sau đây của nhà thơ Sương Biên Thùy, một sĩ quan tác chiến thời VNCH. Tuy cực lực lên án thái độ đầu hàng nhà nước Cộng Sản của TCS sau tháng 4/1975, nhưng anh thừa nhận: ?oPhản chiến là chống chiến tranh tức là chống những người gây ra chiến tranh. Tôi không thấy TCS có lỗi gì hết với những sáng tác của anh được mệnh danh là phản chiến. Thêm vào đó, tôi không thấy có gì tác hại tiêu cực lên tinh thần người lính từ những bản nhạc phản chiến của anh, trong đó có tôi? ... ?oSau một cuối tuần nghỉ phép, ngồi trước cốc cà phê, miệng ngậm điếu thuốc lá quân tiếp vụ, nghe giọng hát Khánh Ly và nhạc Trịnh Công Sơn, hôm sau trở lại đơn vị, tiền đồn, tinh thần sảng khoái, trí óc minh mẫn...?(16)
    Hồi đó, trong lúc miền Bắc hừng hực trong cơn sốt chiến đấu với những lời hô hào ?ochiến đấu?, ?onhắm thẳng quân thù mà bắn?, ?ogiết?, ?otiến công?, ?otiêu diệt?..., nghĩa là không dung dưỡng bất cứ một thái độ tiêu cực nào, thì miền Nam sống trong không khí khốc liệt của chiến tranh và khát vọng hòa bình. Khát vọng này không riêng biệt cho bất cứ ai, từ người lính ngoài chiến trường cho đến những bà mẹ ở thành phố, vì không có ai thoát khỏi những di lụy của cuộc chiến. Nếu gọi là phản chiến, ta có thể nói hầu như cả miền Nam đều phản chiến, dưới nhiều hình thức khác nhau: lính đào ngũ, lính kiểng, lính ma, hoãn dịch học vấn, hoãn dịch gia cảnh, hoãn dịch vì công vụ, chạy chọt để được vào quân cảnh, cảnh sát, chạy chọt đi nước ngoài, những cuộc xuống đường đòi hòa bình của Công giáo, Phật giáo, báo chí tràn ngập những phân ưu lính chết trên chiến trường hằng ngày. Đó là chưa kể đến các tác phẩm văn chương. Chỉ trừ những tài liệu tuyên truyền, hầu hết những tác phẩm thơ văn đều không ít thì nhiều, cách này hoặc cách khác lên án chiến tranh và mô tả những bi kịch thảm khốc của chiến tranh không che giấu. Nhiều nhà văn, nhà thơ là lính hoặc làm việc trong các cơ quan nhà nước VNCH, khi viết những bài tuyên truyền thì viết như là một cán bộ, công chức mẫn cán, nhưng khi viết như một nhà văn, tác phẩm của họ cũng mô tả hiện thực chiến tranh và cách này hay cách khác, lên án chiến tranh. Và tất nhiên, người ta vẫn hát nhạc TCS. Đúng ra, không ai cảm thấy hát nhạc TCS là một cái tội. Vì quả thật, những gì TCS nói lên qua ca khúc của anh đều là nỗi lòng và mơ ước chung của mọi người.
    Thực cảnh chiến tranh
    Với tài hoa riêng, anh đã mô tả chiến tranh bằng một bút pháp hiện thực, với những chi tiết hiện thực rất đậm đà, rất sống, rất sắc. Khác với những ca khúc về tình yêu và thân phận, những bài ca chiến tranh sử dụng một thứ ngôn ngữ đời thường, nhiều khi chẳng khác gì những bài tường trình về chiến trận. Ca từ khá gần gũi với truyện, ký. Theo anh, đất nước ta luôn luôn sống trong lệ thuộc và chiến tranh: đánh Tàu, đánh Tây và nội chiến. Đất nước luôn luôn là bãi chiến trường:
    Dân ta đã bao nhiêu năm, đầu đội bom bước đi mong manh
    Tầm đạn bay nhức đau trong xương nhìn trái tim treo trên đầu súng
    Một đời nước mắt chan cơm...
    Chiến tranh là bức hoành tráng toàn một màu đỏ ghê khiếp:
    Bao năm, máu như sông trôi thành nguồn
    Máu đã khô trên ruộng đồng, máu âm u trong rừng rậm
    Tràn đầy xác người:
    Xác người năm trôi sông, trôi trên ruộng đồng
    Trên nóc nhà thành phố, trên những đồi hoang vu
    Nhân đây, ta thử đọc lại vài giòng thơ viết về chiến tranh của một nhà thơ khác cùng thời với anh, Tô Thùy Yên chẳng hạn:
    Tiếp tế khó - đôi lần phải lục
    Trên người bạn gục đạn mươi viên
    Di tản khó - sâu dòi lúc nhúc
    Trong vết thương người bạn nín rên
    Người chết mấy ngày chưa lấy xác,
    Thây sình, mặt nát, lạch nương tanh
    (Qua sông)
    một đoạn khác:
    Ta chắt cho nhau giọt rượu sót
    Tưởng đời sót chút thiếu niên đây
    Giờ cất quân, đưa tay ra bắt
    Ước cõi âm còn gặp để say
    (Anh hùng tận)
    Hay Trần Hoài Thư:
    Chiến trường thì cũng thây người chết
    Cũng là biển lệ cũng hờn căm
    Trường Sơn chưa dứt cơn kinh động
    Đồng Tháp dòng kênh máu đỏ ròng
    (Quán gió đồng bằng)
    Cũng là nói về thảm kịch chiến tranh, nhưng những đoạn thơ trên là của những người lính, những người trực tiếp tham dự cuộc chiến. Rõ ràng là không ai muốn chiến tranh cả. Nhưng mỗi người nhìn bi kịch từ một chỗ khác. TCS ở thành phố, anh không tham dự cuộc chiến, anh từ chối nó. Hay nói cho đúng hơn, anh may mắn không rơi vào cái bẫy chiến tranh. Là một outsider, anh không cảm nhận được cái bi tráng đặc thù của người lính miền Nam trước giờ cất quân ra chiến trận, hết rượu, còn hẹn nhau về âm phủ nhậu tiếp như trong ?oAnh hùng tận? của Tô Thuỳ Yên!
    Nhưng outsider vẫn có cái đau của outsider! Do thế, TCS tìm cách nói những điều mà người lính không nói, hoặc nói một cách khác. TCS đi sâu hơn vào thực cảnh và tâm tình của người thành phố, những kẻ ở hậu phương, tuy không trực tiếp chịu đựng cảnh máu chảy đầu rơi, nhưng tác động của nó cũng ghê gớm bội phần. Đó là cảnh một cô gái trở nên điên kêu gào vô vọng trên đường phố vì có người yêu là lính chết mất xác ở một trong những trận đánh nào đó hay là cảnh ?ođại bác đêm đêm dội về thành phố? mà anh gọi bóng bẩy là ?ođại bác ru đêm?. Những cảnh đó ồn ào. Có những cảnh lặng lẽ hơn nhưng không kém phần xót xa, nhức nhối:
    Em đi qua cầu, có gió bay theo thổi bùng khăn tang, trắng giữa mây chiều
    ..Em đi qua cầu chở chiều trên vai ngậm buồn trên môi
    Một cảnh khác:
    Ghế đá công viên dời ra đường phố
    Người già co ro chiều thiu thiu ngủ
    Người già co ro buồn nghe tiếng nổ
    Em bé lõa lồ khóc tuổi thơ đi
    Một khung cảnh phố chợ đìu hiu, nghèo nàn, tan nát trong những năm biến loạn miền Trung 1965-1966 khi máu lửa chết chóc bao trùm toàn bộ đất nước. Thật sống động và bi thiết!
    Kêu gào tranh đấu
    Trong nỗi bi phẫn vì chiến tranh, anh lên tiếng kêu gào tranh đấu đồng thời nói lên những khát khao về hòa bình. Khác với ?oCa khúc da vàng?, hai tập ?oKinh Việt Nam? và ?oTa phải thấy mặt trời? gồm toàn những ca khúc mang tính đấu tranh và đầy niềm tin về tương lai. Ca từ và nhạc hùng hồn, thúc giục. Một số đoạn nhạc có những luyến láy đặc biệt, rõ ràng là chịu ảnh hưởng của lối viết nhạc chiến đấu miền Bắc.
    - Em đã thấy các anh lên đường
    Những tay trần làm cơn bão lớn
    Cùng đứng bên nhau, triệu bước nôn nao
    Biểu ngữ giăng cao...
    - Xin anh chị hãy vùng lên, đời sống này đầy bóng tối
    Triệu anh em chia sớt nguy nan, xây cách mạng dựng
    đời người mới
    - Anh bước đi, tôi bước đi, em với chị bước theo
    Tìm Việt Nam xưa yêu dấu
    Ta đi trong cách mạng tự hào
    Trong một vài bài, anh còn hô hào ?ođứng lên?:
    Chính chúng ta phải nói hòa bình ...Anh em quyết lòng,
    đứng lên!
    Hơi hướm của những bài nhạc như thế rõ ràng chẳng khác gì mấy so với bài ?oDậy mà đi?, thơ phổ nhạc của Tố Hữu, trông ra còn ?omạnh? hơn nhiều so với những bài do các tác giả thuộc phe Cộng Sản sáng tác lưu truyền trong sinh viên học sinh trong sách lược ?oSVHS vận? như bài ?oTự nguyện? chẳng hạn:
    Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng
    Nếu là hoa, tôi sẽ làm một đóa hướng dương
    Những bài ca của TCS trong hai tập này chẳng khác gì những bài ca xung trận. Anh hô hào, kêu réo, thúc giục. Điệu nhạc 2/4 khi thì hùng hồn, khi thì tha thiết. Ca từ khi thì mạnh mẽ như phá ngục tù, đứng dậy, cách mạng, bước đi, vùng lên, tự hào...khi thì rộn ràng phấn khởi như: mặt đất rung rinh, ba miền thống nhất, triệu người, trăm con phố, trăm câu nói, triệu lá cờ, triệu người qua, anh bước đi, em bước đi, anh với chị bước theo...
    Ca từ nói trên có tính cách chung chung không ám chỉ rõ rệt phe nào. Chính vì thế mà nhạc của anh chẳng được chế độ VNCH chấp nhận, dù trong thực tế, chúng vẫn được phổ biến không hạn chế trong sinh hoạt của mọi tầng lớp xã hội. Mặt khác, Cộng Sản cũng chẳng mấy ưa vì tính chất mập mờ của chúng.
    Khát vọng hòa bình
    Cần ghi nhận, hầu hết những hô hào đó không phải là hô hào chém giết, mà là hô hào chiến đấu cho hòa bình. Anh vẽ vời ra hình ảnh một đất nước sau chiến tranh rất huy hoàng, như một bức hoành tráng với cảnh triệu người đổ ra phố phường, say sưa ca hát, tay bắt mặt mừng, lòng căm thù ?ochìm sâu?, biến mất, không còn nhà tù, nhân dân thoát cùm gông. Hãy nghe anh tưởng tượng, trước hết, một đất nước Việt Nam không còn hận thù:
    Đạn bom ơi, lòng tham ơi, khí giới nào diệt nổi dân ta
    Việt Nam ơi bừng cơn mơ, cho mắt nhìn sạch tan căm thù
    Trong một đất nước như thế, mặt đất sẽ ?orung rinh bước triệu người, phá ngục tù đi dựng ngày mới?, với cảnh:
    Ta sẽ chiếm trăm công trường, ta xây nên nghìn phố hòa bình
    và:
    Thuyền ngược xuôi trăm ghe chèo con nước lớn
    Con người thực hiện được giấc mơ phục sinh:
    Tìm lại thanh xuân cho chị hồng đôi má
    Tìm lại đôi vai em về gánh xuân nồng
    Tìm lại thơ ngây cho một bầy em bé
    Tìm lại đôi chân cho người lính trở về
    Một trong những hình ảnh (và có thể là nỗi ám ảnh) của anh là mặt trời. Tương lai tươi sáng đồng nghĩa với mặt trời:
    - Bao nhiêu năm nhục nhằn đã qua, hôm nay thấy
    mặt trời rực sáng...
    - Trên cánh đồng hòa bình này, mặt trời yên vui lên đỏ chói
    Anh cụ thể hóa khung cảnh hòa bình bằng nhiều chi tiết rất cụ thể:
    Bàn chân ta đi mau đi sâu vô tới rừng cao
    Vác những cây rừng to về nơi đây ta xây dựng nhà
    Một đất nước phát triển:
    Trường học dựng mọi nơi...
    Bệnh viện đầy niềm tin
    Chợ người về càng đông
    Nông nghiệp phát triển:
    Đời dân ta cần lao, mồ hôi đã thắm trong ruộng sâu
    Ngày mai đây rừng hoang thành bãi lúa quyết nuôi dân nghèo
    Và giấc mơ này thì thật ?ovô tiền khoáng hậu?:
    Đường đi đến những nơi lao tù
    Ngày mai sẽ xây trường hay họp chợ
    Dân ta về cày bừa đủ áo cơm no
    Một đất nước phát triển, không có lao tù,nhân dân no ấm, trời ơi, có giấc mơ nào đẹp hơn thế! Và thực tế lịch sử mấy chục năm không chiến tranh vừa qua dưới chế độ Cộng sản cho thấy, chẳng có giấc mơ nào viễn vông hơn thế!
    ?oTa phải thấy mặt trời? và ?oXin mặt trời ngủ yên?
    Những bài ca trích dẫn trên, nhiều bài, nhiều đoạn chẳng khác gì một một hồi trống thúc quân. Anh kêu gọi mọi người xuống đường, đứng dậy, tiến lên. Y như một chiến sĩ xung kích, sẵn sàng lao đầu vào cuộc chiến đấu. Mặt khác, trong nhiều bài, ca từ đầy chất lạc quan.
    Những nhạc khúc trên ?orất? TCS (vì chỉ có anh mới sáng tác loại ca khúc này) mà cũng lại (theo cảm nhận của riêng tôi) có vẻ rất ?okhông? TCS. ồn ào thế, hùng tráng thế, nhưng vẫn có cái gì gượng gạo, không ổn. Nhiều đoạn nghe ra như nhạc ?ophong trào?. Dù không nghi ngờ gì về nỗi phẫn nộ cũng như khát khao của anh, tôi vẫn cảm thấy chúng bị điều kiện hóa bởi những biến cố thời sự và bị thúc bách bởi một hoàn cảnh tâm lý đặc biệt nào đó. Do thế mà, dù được hát và được phổ biến, chúng không trở thành phổ thông và đi sâu vào lòng người như những bài tình ca và thân phận ca. Đàng sau những lời lẽ hùng hồn đó vẫn thấp thoáng một cảm thức tuyệt vọng, như sau này ta sẽ thấy trong tập ?oPhụ khúc Da vàng?:
    ...Đường anh em sao đi hoài không tới
    Đường văn minh xương cao cùng với núi
    Đường lương tâm mênh mông hoài bóng tối
    Trái đau thương cho con mới ra đời
    Có nghĩa là, theo tôi, ẩn nấp dưới những ca từ ?ođao to búa lớn? của Kinh Việt Nam và Ta phải thấy mặt trời, vẫn là giòng nước mắt, là nỗi ưu tư nhân thế, là tâm trạng đớn đau cùng cực của thân phận nhỏ bé, yếu hèn. Vẫn là hạt bụi, vẫn là nỗi khắc khoải siêu hình miên viễn trước cuộc nhân sinh. Tất cả cái ?ovẫn? đó tạo thành chất sâu lắng, tha thiết của ?oThần thoại quê hương tình yêu và thân phận? sáng tác trước đó. Hay nói một cách khác, đàng sau lời hô hào ?ota phải thấy mặt trời? là một lời van vỉ thống thiết bất tuyệt:
    Mặt trời đã ngủ yên
    xin mặt trời hãy ngủ yên
    Con người mãi mãi vẫn là một thân phận:
    Cúi xuống cho bóng đổ dài cho xót xa mặt trời
    Anh xin đủ thứ: xin tình yêu, xin lại cuộc đời, xin chuyện tình, xin nguyên vẹn hình hài, xin yên phận này thôi. Trong lúc bên kia anh giục giã, thúc bách hãy vung cao biểu ngữ, thì ở đây:
    Giọt nước mắt quê hương ôi còn chảy miên man
    ôi giòng nước mắt chảy hoài
    giòng nước mắt đời đời...
    Thân phận con người quá nhỏ nhoi bé bỏng, bất lực:
    Người nằm co như loài thú trong rừng sương mù
    Người nằm yên không kêu than chết trên căn phần
    ...Người đứng đó như trăm năm vết thương chưa mờ
    Người mẹ là hình tượng của một nỗi buồn bất tuyệt:
    Mẹ ngồi trăm năm như thân tượng buồn để lại quê hương
    Một khung cảnh hậu chiến hoang liêu như thuở tạo thiên lập địa:
    Sau chinh chiến ôi quê hương thần thoại thuở hồng hoang
    đã thấy đã xanh ngời liêu trai
    còn có ai trên cuộc đời ôi nhân loại còn người
    và tôi thôi rồi lang thang như mây trời
    Chiến tranh, quê hương, tình yêu và thân phận cuộn xoáy vào với nhau để tạo thành bi kịch. Cùng lúc với Kinh Việt Nam và Ta phải thấy mặt trời hoặc sau đó không lâu là Như cánh vạc bay, Khói trời mênh mông, Cỏ xót xa đưa. Rốt cuộc, căn phần của anh, thực chất của anh là một kẻ suy gẫm về nỗi cô đơn, một tên hát rong suốt đời lang thang, buồn bã. Những hô hào của anh, những reo hò của anh, những reo vui của anh chỉ là ?ovui gượng kẻo mà?. Chiến tranh cũng là bi kịch nhân sinh, như mọi bi kịch khác. Nó là thành phần của bi kịch đó. Bởi thế mà, mặc cho có những lúc anh tở mở reo hò, hòa bình hay không, còn chiến tranh hay không, thân phận anh vẫn thế. Vẫn là một thân tượng buồn!
    Vẫn là:
    Trên đời người trổ nhánh hoang vu
    Trên ngày đi mọc cành lá mù
    Những tim đời đập lời hoang phế
    Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê
    ...Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ
    Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa.
    Mặt trời vẫn ngủ yên cho anh tiếp tục hát hôn mê. Mãi mãi hôn mê! Và chính cái hôn mê đó đã tạo thành một TCS khác, mang anh đi vào vĩnh cửu.
    IV. Nhân sinh ca - mấy hình tượng chính.
    Như đã trình bày ở phần trên, tôi gọi chung những bài tình ca và thân phận ca TCS là nhân sinh ca. Ta có thể tổng quát hóa các hình tượng chính trong nhân sinh ca của TCS như sau:
    EM
    CõI THế TÔI
    Em là ngôi vị để chỉ người tình. Có thể là một người tình cụ thể (như Diễm, Lộc...) mà cũng có thể là người tình tưởng tượng. Và cũng có thể chỉ là một khái niệm, một bóng dáng, một hình ảnh, một sản phẩm thuần túy tưởng tượng. Nhưng đàng nào thì cũng là một người nữ.
    Tôi là chủ thể, là tự ngã. Có khi Tôi trở thành Ta. Trong hầu hết ca khúc, cái Tôi đây không chỉ riêng một TCS cụ thể với những hoàn cảnh cụ thể riêng biệt, mà là một thân thế, một hiện sinh, một số kiếp. Tôi, hầu hết là chỉ người nam, nhưng có khi là con người nói chung. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, thì rõ ràng Tôi là con người, nam và nữ. Trong thực tế, nhiều khi là nam, nhưng ý muốn nói là con người.
    Cõi thế (hay ?ocõi đời? hay ?omột cõi đi về?) có thể là người đời hay đời người hay những đối vật gần gũi tham dự trong kiếp hiện sinh, tồn tại bên cạnh mỗi người, bên cạnh cái Em, bên cạnh cái Tôi, trong cái Em, trong cái Tôi hoặc tạo thành cái Em, cái Tôi: giòng sông, ánh nắng, con trăng, bông hoa, con đường, góc phố với những liên hệ xa gần với Em, với Tôi, với người đời và đời người. Cõi thế, như thế, là nơi chứa chấp Em và Tôi và người đời như những thân phận. Thành thử, ta không ngạc nhiên khi thì anh ru Tôi, rồi ru Ta, rồi ru đời, rồi ru người.
    Tương quan giữa Em và Tôi tạo thành cái được gọi là tình yêu, nỗi nhớ, sự tiếc nuối, nỗi buồn, sự mất mát, lòng mong ước và là nguồn cảm hứng bất tuyệt cho những bản tình ca Trịnh Công Sơn.
    Tương quan giữa Tôi và Cõi thế tạo nên cái mà Trịnh Công Sơn gọi là ?omột cõi đi về?, là nguồn gốc của mọi bi kịch, của thân phận, là nỗi tuyệt vọng không cùng, đeo đẳng gần suốt sự nghiệp và cuộc đời của Trịnh Công Sơn. Có những giai đoạn, tương quan đó trở nên ?obất bình thường?, anh bị ?ovong thân?, nghĩa là bị ném ra khỏi cái Tôi cố hữu của anh. Tôi biến thành cái Ta, thành cái Chúng ta. Đó là cái Tôi trong một số bài của ?oCa khúc da vàng?, của hai tập ?oKinh Việt Nam? và ?oTa phải thấy mặt trời?, tóm lại là cái Tôi đặc biệt trong những bài ca nói về chiến tranh, về cuộc tranh đấu cho hòa bình, về mơ ước xây dựng lại đất nước vân vân. Đó cũng là cái Tôi của giai đoạn sau này khi sống dưới chế độ Cộng Sản. Giai đoạn trước, những lời tâm sự biến thành những lời than van, gào thét, lên án và những mơ ước rực rỡ nhưng viển vông. Giai đoạn sau thì cái Tôi cũng trở thành cái Ta hoặc biến mất trong cái Ta chỉ để... ?osống còn?. Cái trước nghe còn có chút gì là của anh, cái sau hoàn toàn vong thân, biến tính. Để hiểu cái tính cách ?osống còn? này của TCS, có lẽ không có gì cụ thể thể hơn là đọc trích đoạn sau đây của Nguyễn Duy, một nhà thơ trong nước, viết về anh vào năm 1987:
    ?oMột số ca khúc mới của TCS, sáng tác từ cảm hứng trước hiện thực mới, đã được công chúng lan truyền rộng rãi, trong đó, bài ?oEm ở nông trường, em ra biên giới? được đáng kể là cái mốc đánh dấu chặng đường mới của anh. Anh đã thật sự ?obắt? vào mạch đời sống hiện thực mà vẫn giữ được cái giọng riêng, cái bản sắc tươi sáng. Một vài năm trước 1975, anh hơi sa đà vào mạch thiền, bắt đầu có dấu hiệu lẩn quẩn (...). Chính hiện thực đời sống đã giúp anh ?otrẻ lại?, anh đi nhiều, sáng tác và hát, ở nhà trường, công trường, nông trường, ở các tụ điểm sinh hoạt xã hội của thanh niên, sinh viên và trí thức thành phố, lên biên giới, ra biển khơi, vào tận bưng biền Đồng Tháp Mười. (...). Với anh, có thể kể ra hàng loạt những bài hát được nhiều người ưa thích ?oEm còn nhớ hay em đã quên?, ?oChiều trên quê hương tôi?, ?oHuyền thoại mẹ?, các bài hát trong phim ?oPho tượng?, phim ?oY võ dưỡng sinh?v.v...đều là những bài nhạc và lời tương sinh như xác với hồn, những chi tiết hiện thực đời sống được nâng lên trong xu hướng vươn tới cái đẹp lâu bền?(17). Giọng điệu Nguyễn Duy nghe ra có vẻ thật tình, chắc cũng giúp được TCS trong giai đoạn xoay sở để ?osống còn? này. Chẳng có gì là lạ, ai cũng muốn sống còn cả mà!
    Có lẽ chính vì nhận ra cái tính chất giai đoạn, tính chất ?obất bình thường? của chúng mà trong tuyển tập ?oNhững bài ca không năm tháng? của anh không có những bài ca tuyệt hay về chiến tranh và mơ ước về hòa bình, lại càng không có một số bài ca được sáng tác với mục đích ?osống còn? này. Chỉ trừ bài ?oEm ra đi nơi này vẫn thế?, tuy phảng phất hơi hướm tuyên truyền, nhưng vẫn là một bài đầy chất tâm sự. Phải chăng anh đã xem chúng như là những bài ca ?ocó năm tháng?, không thể hiện đúng ý hướng của anh là ?oMỗi bài hát của tôi là một lời tỏ tình với cuộc sống, một lời nhắn nhủ thầm kín về những nỗi niềm tuyệt vọng và cũng là một nỗi lòng tiếc nuối khôn nguôi đối với buổi chia lìa (một ngày nào đó) cùng mặt đất mà tôi đã một thời chia xẻ những buồn vui cùng mọi người??.(18) Cũng không có cả ?oNối vòng tay lớn?, bài hát đã để lại một kỷ niệm chẳng mấy vui cho những người yêu mến anh.
    Bùi Bảo Trúc, trong một bài viết khá công phu về Trịnh Công Sơn, đã nhận định: ?o...nhìn lại những nhạc phẩm mà người ta được nghe của ông, thì tình yêu là ám ảnh lớn hơn tất cả các đề tài khác của Trịnh Công Sơn?. Bởi thế, theo ông, ?oTrịnh Công Sơn, thủy chung vẫn chỉ ở với nhạc tình. Bài ca đầu tiên và cuối cùng của ông đều là những tình ca. Trong một chiều dài một nửa thế kỷ sáng tác, từ những năm 1950 đến cuối thập niên 90, Trịnh Công Sơn viết nhiều nhất vẫn là nhạc tình?(19). Nhạc tình. Có thể là như thế. Nhưng tôi không cho rằng ám ảnh lớn nhất đối với Trịnh Công Sơn là tình yêu, mà là thân phận con người, là cuộc hiện sinh. Dấu vết của ám ảnh đó hầu như xuyên suốt trong gần như tất cả nhạc phẩm của anh. Vâng, anh nói rất nhiều về tình yêu, anh nhắc nhở rất nhiều về Em, về một (những) người nữ nào đó đi qua trong đời anh, về hẹn hò, về chia xa, nhưng lúc nào cũng bàng bạc trong đó những khắc khoải khôn nguôi về phận người. Tình yêu là một mặt khác của bi kịch thân phận. Ta thấy rất rõ, qua tình ca Trịnh Công Sơn, sự tuyệt vọng và mất mát không chỉ nằm trong sự chia lìa, ngăn cách hay bội phản, mà nằm ngay trong chính tình yêu, nằm trong bản chất của nó.
    Sự thất bại trong tình yêu không phải tại Em (em bỏ đi, em chết, em phụ bạc, em vô tình...) mà trong nhiều trường hợp là tại Tôi. Nỗi bi đát không cùng của Cõi thế cũng xuất phát từ Tôi. Mà nói cho cùng cũng chẳng phải tại Tôi. Trong Trịnh Công Sơn, ta thấy cái chia lìa nằm ngay trong gặp gỡ, cái đớn đau nằm ngay trong hạnh phúc, cái khởi đầu nằm ngay trong cái cuối cùng. Nghĩa là nằm trong tính ?onhị nguyên? của sự vật, của tương quan Tôi - Em - Cõi thế. Trong những tình khúc nổi tiếng nhất của anh, tính bi kịch đó khi tỏ khi mờ xuất hiện. Những hình ảnh như ngàn năm, ngàn năm ru em muộn phiền (Tuổi đá buồn) tình như núi rừng cúi đầu, tiếng buồn rơi đều (Tình xa), hay khái niệm đỉnh cao/vực sâu, (Tình nhớ) hay những đóa mong manh (Quỳnh hương) đưa ta vượt khỏi biên giới của thứ tình yêu thuần túy thông thường. Nó đẩy ta đến bến bờ của những suy gẫm nhân sinh, những khắc khoải nhân thế. Những bài tình ca và thân phận ca nghe ra đều là nhân sinh ca.
    Em:
    Cái Em xuất hiện khá nhiều trong ca từ, có lẽ tương đương, hoặc không thua mấy cái Tôi, của Sơn. Em dường như không có nhân dáng cụ thể gì đặc biệt. Qua một vài ca khúc, thì Em có vẻ gầy (vai em gầy guộc nhỏ, trên vai gầy), bàn tay Em thì có năm ngón (đương nhiên), xanh xao (bàn tay xanh xao đón ưu phiền) và ngón tay Em cũng gầy (ngón tay em gầy nên mãi...) và cánh tay thì dài (dài tay em mấy...), tóc Em cũng dài (tóc em trôi dài trôi mãi...), đôi mắt thì hay buồn (nắng có buồn bằng đôi mắt em). Em có thể cũng đẹp (mi cong cỏ mượt...tay xanh ngà ngọc). Tóm lại, Em nhỏ nhoi, mỏng mảnh, có vẻ tiểu thư. Thực ra, Em chỉ là một hình ảnh, và trong rất nhiều trường hợp, chỉ là một ý niệm mà Trịnh Công Sơn vay mượn để nói lên cảm thức của anh về Cõi thế và làm nổi bật cái Tôi.
    Trước hết, Em là người mà ?omột ngày tình cờ biết em, là ngày lạ lùng nhất trần gian?. Em là ?ohoa lá giữa thiên nhiên hiền hòa?. Em là người mà Tôi muốn ?oyêu em thật thà?. Tôi ?oxin năm ngón tay em thiên thần? và ?oRu em ngồi yên nhé? để Tôi ?otìm cuộc tình cho?. Chính vì thế mà ?oTôi đã yêu em bao ngày nắng bao ngày mưa?. Nhưng bất hạnh thay, trong tình yêu ?ođã có nghìn trùng trên môi người tình, đã dấu nụ tàn bên trong nụ hồng, có chớm lạnh lùng trên môi nồng nàn?. Vì sao? Vì Em là người luôn luôn xa cách:
    - Em đi biền biệt muôn trùng quá
    - Em đi bỏ lại dặm trường
    Em lúc nào cũng vội vàng:
    Em đi qua chốn này ối a sao em đành vội
    Em chỉ là chiếc bóng chập chờn, thấp thoáng, mong manh:
    Một lần thấy bóng em qua nơi này một lần với bóng tôi
    Một ngày đã có em xa nơi này một ngày với vắng tôi
    Em gây ra nỗi nhớ:
    - Từng nỗi nhớ, trùng trùng nỗi nhớ
    - Mong em qua bao nhiêu chiều, vòng tay đã xanh xao nhiều .
    Em làm cho cuộc tình bay đi, tan vỡ:
    - Rồi tình cũng xa khơi, phiến sầu là tháng ngày
    - Cuối đời còn gì nữa đâu, đã tàn mộng mị khát khao
    Đôi khi con tim hò hẹn ngậm ngùi vì một ngày mưa bắt đầu
    Thế là:
    Quanh em trăm năm khép lại có còn ai mang hoa tươi
    về yêu dấu ngồi
    Em đã vĩnh viễn ra đi, em:
    Bỏ trăm năm sau ngàn năm trước - Bỏ mặc tôi là tôi là ai
    ...Bỏ xa xôi yêu và gần gũi - Bỏ mặc tôi buồn giữa cuộc vui
    Vậy thì:
    Em là ai ? em là ai? Tôi tìm hạt bụi bay trong cuộc đời
    Có lúc, anh tự trả lời:
    Em là tôi và tôi cũng là em
    Tôi:
    Tôi là gì? Tôi là ai? Đó là ám ảnh lớn nhất và sâu thẳm nhất của Trịnh Công Sơn. Hầu như suốt đời, anh chỉ loay hoay đi tìm bản lai diện mục của cái Tôi đơn giản mà huyền hoặc đó. Tôi của anh chẳng phải chỉ là cái chủ thể yêu đương, ngay cả trong những bản tình ca có vẻ ?otình ca? nhất. Cái Tôi ở đây đa dạng. Tôi yêu - Tôi tra vấn - Tôi đợi - Tôi bâng khuâng - Tôi yên lặng - Tôi biến dịch - Tôi là Em - Tôi là Ta - Tôi siêu thoát - Tôi cô đơn - Tôi than thở - Tôi trẻ - Tôi già - Tôi suy tư - Tôi vô thường...
    Cái Tôi đó rất lạ lùng: chưa vui đã thấy buồn, chưa gần đã thấy xa, chưa đi đã thấy về, chưa sống đã thấy chết, chưa yêu đã thấy mất. Tôi loanh quanh, thắc thỏm, nghi hoặc. Tôi nhạy cảm với mọi vật, mọi sự: một chút gió, một chút nắng, một chiếc lá rơi, một cái nhìn. Cái Tôi lo lắng chuyện ?omột ngày? (một sát na) cho đến chuyện ?otrăm năm?, ?ongàn năm?. Cái Tôi đó còn có một sở thích khá lạ lùng: Ru. Ru tình, ru đời, ru Ta, ru người, ru thế giới và ru...Em. Cái Tôi than thở, la hét, kêu gào, hân hoan, xao xuyến. Lại có lúc cái Tôi im lặng, thu vào bên trong, biến mình nhỏ lại và tan giữa thinh không hoặc tan trong cội nguồn. Cái Tôi đó có lúc thật cuồng ngạo: Ta phải thấy mặt trời (ghê chưa!). Cũng có lúc chỉ biết van xin: Xin mặt trời ngủ yên! (tội chưa!)
    Vậy thì, Tôi không chỉ là một cá thể, lại càng không phải chỉ là cái Tôi-suy-tư. Tôi rõ ràng là một thân phận, một số kiếp, một dấu hỏi bất tận, một tìm kiếm không nguôi. ?oHình dạng? cái Tôi như thế nào? Trước hết đó là một ?ohạt bụi hóa kiếp thân tôi? để sau cùng ?otôi về làm cát bụi?. Từ hạt bụi này đến hạt bụi kia, Tôi là thực thể ?omỏi ngóng tin vui? trong một tình hình hết sức tạm bợ:
    Tôi nay ở trọ trần gian
    Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời
    Chỗ trọ, buồn thay, cũng là chốn lưu đày:
    Còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây
    ...Còn bao lâu tôi xa anh xa em xa tôi
    Giữa chốn đó:
    Tôi như là người lạc trong đô thị một hôm đi về biển khơi
    Tôi như là người một hôm quay lại vì sao vẫn cứ lạc loài
    Tôi sống giữa cuộc đời, giữa mọi người nhưng tuyệt đối cô đơn:
    - Trời cao đất rộng một mình tôi đi, một mình tôi đi
    Trời cao đất rộng, một mình tôi về, một mình tôi về, với tôi
    - Không còn ai, không còn ai, ta trôi trong cuộc đời,
    không chờ không chờ ai.
    Chính từ cảm thức cô đơn ghê gớm đó mà Tôi khi thì ?onhư chim xa lạ, đứng nhìn những ngày qua? khi thì ?olà chút vết mực nhòe?, khi thì ?onhư đá nặng nề? và nhiều lúc ?omơ hồ tưởng mình là cơn gió?. Bởi thế mà Tôi luôn luôn bất an:
    Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ
    Tôi nghĩ quanh đây hồ như
    Những mong ước hoàn toàn vô vọng:
    Tôi như mọi người mong ngày sẽ tới
    Nhưng khi về lại thu mình góc tối
    Trong tôi rụng đầy bao nhiêu nụ cười
    Có nói được gì những tiếng bi ai
    Để rồi:
    Hôm nay thức dậy, không còn thấy mặt trời
    ...Hôm nay thức dậy
    Tôi ngẩn ngơ tôi
    Hôm nay thức dậy
    Mê mỏi thân tôi
    Tôi là một hiện hữu hoàn toàn bế tắc. Bởi thế mà ?oBao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt, trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt dọi xuống trăm năm..? Rốt cuộc, Tôi là một nghịch lý:
    Còn hai con mắt khóc người một con
    Còn hai con mắt một con khóc người
    Con mắt còn lại nhìn một thành hai
    Nhìn em yêu thương nhìn em thú dữ
    Đấy! Lỗi tại cái Tôi mọi đàng. Em yêu thương cũng là từ Tôi. Mà Em thú dữ cũng là từ Tôi! Còn ai vào đó, hỡi ôi! Nhưng vĩnh viễn, Tôi vẫn là một dấu hỏi đầy nghiệt ngã:
    Tôi là ai mà còn khi dấu lệ
    Tôi là ai mà còn trần gian thế
    Tôi là ai, là ai, là ai...mà yêu quá đời này.
    Tôi là ai? Vâng, đó là một câu hỏi mà cho đến tận cuối đời, TCS vẫn không thể tìm ra giải đáp.
    Cõi thế:
    Cõi thế trong nhạc Trịnh Công Sơn được diễn tả ở nhiều cấp độ, nhiều hình tượng và nhiều ý niệm khác nhau.
    Trước hết, đó là những vật và sự vật gần gũi liên hệ trong đời sống hàng ngày, từ ?ođồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ? cho đến ?obiển nhớ tên em gọi về?; từ ?onắng thủy tinh? cho đến ?onắng khuya?; từ ?omặt trời vẫn ngủ yên? cho đến ?omưa dưới chân ngà? và ?omột loài hoa chợt tím?; từ con trăng là ?otên lãng du? cho đến ?omặt đất ưu tư bỗng nở nụ cười?; từ những đường phố ?omệt nhoài?, ?ohắt hiu? cho đến đường phố ?ođầy tiếng chim?; từ Sài Gòn ?omưa rồi chợt nắng? về Huế ?ođường phượng bay mù không lối vào? cho đến Hà Nội ?oxôn xao con đường, xôn xao lá?; từ ?onhững hàng cây xanh đón em áo lộng? cho đến ?onhững mặt đường nằm câm?; từ ?ongọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì? cho đến ?ocó nắng vàng nghèo trên lối đi xa?. Cái thế giới gần gũi ấy phần đông đều có dáng dấp phố như Bửu Ý nhận xét: ?oHình ảnh phố phô mình phân rải trong ca khúc anh: phố xưa, phố hẹn, phố xôn xao, phố rộng, phố thênh thang, phố cao nguyên, phố nọ, phố xa lạ... Phố như là nơi triển lãm của sự sống, một đại hội đời, một nơi tập cư đủ mẫu người, một bãi thí nghiệm bao thế thái nhân tình làm thỏa lòng con người nào muốn sưu tập con người?(20)
    Đó là một cõi thế cụ thể. Cõi thế của anh còn mở rộng ra trong không gian và thời gian, một cõi thế trừu tượng, siêu thực và rộng, dài đến vô cùng. Đó là cõi thế của ?onhật nguyệt trên cao, ta ngồi dưới thấp?, của ?omột ngàn năm trước mây qua mây qua...một ngàn năm nữa mây qua mây qua?. Đó là cõi của ?obốn mùa thay lá?, ?orồi mùa xuân không về mùa thu cũng ra đi?, cõi của đêm ngày u tịch, của ?otrong xuân thì đã thấy bóng trăm năm?. Một cõi thế luôn luôn bất ổn, có đó mất đó ?ovừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ?, của ?ongày nào vừa đến đã xa muôn trùng?. Đó là cõi ?otrời cao đất rộng, một mình tôi đi...Đời từ vô tận một mình tôi về?. Đó cũng là cõi của ?omột người về đỉnh cao một người về vực sâu?, ?ocon diều rơi cho vực thẳm buồn theo?. Đó là cõi của ?ođá lăn, vết lăn trầm?, của một vườn địa đàng mù tăm mất dấu, một ?oparadis perdu? ?oqua khoang trời vắng chân mây địa đàng? hay ?ođêm hồng địa đàng còn in dấu chân bước quen?, chỉ còn ?obài ca dao trên cồn đá?...
    Tóm lại, dưới con mắt Trịnh Công Sơn, cõi đời là ?omột cõi bao la ta về ngậm ngùi?, trong đó:
    Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
    Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
    buồn bã hiu hắt:
    Có những bạn bè xanh như người bệnh
    Có tiếng cười và tiếng khóc mênh mông
    ...Có những mặt người giữa phố hoang mang
    vô vọng:
    Dưới ngọn đèn một bóng chim qua
    Giữa đường đi một người đứng gọi
    Có biết gì về ngày chưa tới
    không còn đấng cứu chuộc:
    Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người
    *
    Ba hình tượng Em, Tôi và Cõi thế trong ca từ Trịnh Công Sơn đều là hư huyễn vì bản chất của chúng là nghịch lý. Cái chất nghịch lý này được Trịnh Công Sơn diễn tả hầu như xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của anh. Cao Huy Thuần đã phân tích rất chi ly và đặc sắc tính cách này trong ca từ (mà ông gọi là nét nhạc):
    ?o Đối nghịch là nét nhạc riêng của Trịnh Công Sơn. Anh nói một điều rồi anh nói điều trái lại. Như nét hỏng nằm giữa toàn bích. Bài hát này của anh đối nghịch với bài hát kia, lời một đối nghịch với lời hai, câu sau nghịch với câu trước, thậm chí hai hình ảnh nghịch nhau trong cùng một câu, trong vòng đôi ba chữ?(21)
    ?oCó một chút của cái này và một chút của cái kia. Có một chút của cái này trong một chút của cái kia. Có một chút xuôi trong ngược. Trăm năm trong xuân thì. Chân như trong hạt lệ?... ?oTrong nhớ đã có quên, trong quên vẫn cứ nhớ, tưởng vơi mà đầy, trong con nước rút có hồng thủy dâng lên?(22)
    Theo tôi, đó là nét nhất quán trong cái nhìn của Trịnh Công Sơn về cuộc tồn sinh. Chính bản thân anh đã diễn tả cái nhìn ?onghịch lý? đó như sau:
    ?oTôi đã mỏi dần với lòng tin. Chỉ còn lại niềm tin sau cùng. Tin vào niềm tuyệt vọng...Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng?(23)
    ở một bài khác, anh cho biết:
    ?oTôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ?(24)
    Vậy thì đã rõ, Trịnh Công Sơn, trước sau vẫn là một người ?oduy lý?. Anh nói về tuyệt vọng, về hư vô, về sự cô đơn, về Em, về Tôi, về Cõi thế trong tâm thức một người tỉnh táo, chứ không phải trong tâm thức của một người điên mê tuyệt vọng như cô gái thời chiến tranh ?otôi có người yêu chết trận ...hôm qua, chết thật tình cờ...?. Hơn thế nữa, đôi khi như một người ngoài cuộc, anh tỉnh táo ngắm nhìn và lý giải. ở điểm này, tôi (tác giả bài viết này, không phái cái Tôi của TCS) đồng ý với Võ Phiến khi ông cho rằng Trịnh Công Sơn mới lớn lên đã thốt lời siêu thoát như một đạo sĩ đầu râu tóc bạc chống gậy trúc dưới một chân núi nào. Một tác giả khác, Huỳnh Hữu Uỷ, nhận xét Trịnh Công Sơn đã từng ?olý giải tài tình những u uất của kiếp người, nỗi hoang vu và mộng ảo nhân sinh trước thực tại mênh mông, cùng lúc đặt con người đối đầu cả trước vận mệnh lịch sử, anh cư ngụ trong cuộc đời không chỉ như một thi sĩ ca hát cái đẹp mà còn là một nhà hành giả sống cái ẩn dật bên trong?(25)
    Vâng, nghệ thuật cũng là một cách lý giải đời sống. Thay vì dùng một chuỗi luận lý để tìm cách chứng minh, thuyết phục, ở đây, Trịnh Công Sơn dùng từ ngữ và hình ảnh, biểu tượng để ...hát. Anh lặp đi lặp lại mãi cùng một số ý. Một thứ triết học nhẹ nhàng như ca dao hay lời ru con, như anh phát biểu. Rõ ràng là tư tưởng Phật giáo và Lão giáo, cả dưới dạng bình dân lẫn bác học, có một dấu ấn sâu đậm và tự nhiên trong tâm thức anh. Đó là lẽ vô thường. Đó là vòng thời gian sinh tử. Đó là một cõi ?osinh ký tử quy?, sống gửi thác về. Đó cũng là âm dương tương sinh tương khắc. Cũng như Kim Dung đã dùng võ học và các hình tượng nhân vật để ?ohiện thực hóa? các tư tưởng Phật giáo và Đạo giáo trong các bộ truyện kiếm hiệp của ông, TCS khai thác tận cùng khả năng diễn đạt và gây ấn tượng vừa bình dân vừa bác học bằng cách xào nấu ngôn ngữ, ghép từ ghép ý, đôi khi dùng thủ pháp đảo lộn cấu trúc câu và chữ, làm cho các ý tưởng và triết lý đông phương mang những dáng vẻ mới. Mặt khác, cũng phải ghi nhận ảnh hưởng của những trào lưu triết học thời thượng khá phổ biến hồi đó ở miền Nam, đặc biệt là hiện sinh, lên ca từ của TCS. Các khái niệm về phi lý, hư vô, mỏi mệt...được anh đưa vào ca từ một cách thoải mái.
    Ngoài ra, anh khai thác lối hợp âm hợp vận đa dạng cọng với âm thanh phổ thông phụ họa (nhạc gọn gàng, giai điệu đơn giản, trơn tru, phù hợp với đủ loại giọng) để đưa vào quần chúng. Anh sáng tạo nhiều ý tưởng và hình ảnh khá ngộ nghĩnh, đôi khi vô nghĩa, nhưng lại tiềm ẩn nhiều ý nghĩa: tôi thu bóng tối, tôi thu tôi nhỏ lại. Nhiều khi tôi có cảm giác như anh đùa cợt với chữ nghĩa, vì anh biết rõ bản chất giới hạn của chúng. Anh mặc tình thao túng, vọc giỡn. Khi thì anh khai thác những hình ảnh đầy chất thơ, khi thì rặt cả chữ nghĩa bề bộn, làm dáng (hư vô, ưu phiền...) khi thì nặng nề âm khí , khi thì nhẹ nhàng siêu thoát, khi thì tinh nghịch, thơ ngây, đôi khi có vẻ như anh muốn trêu chọc, đánh lừa cảm quan của chúng ta: ?oĐừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng...?. Cái gì vậy? Thực ra, anh muốn đẩy nỗi tuyệt vọng đến tận cùng của nó. ?oMỗi ngày tôi chọn một niềm vui?, bài ca trông như rất lạc quan, nhưng để ý mà xem, chúng chỉ là một niềm vui ?ophải đạo?, vui cho có. Niềm vui làm sao mà ta có thể chọn mỗi ngày, y như ta chọn áo chọn quần được.
    V. Thử đọc (và nghe) một vài bản nhạc ưa thích
    Biết đâu nguồn cội (Nhịp 2/4, âm giai Đô trưởng, vừa, vui)
    1. Em đi qua chuyến đò thấy con trăng đang nằm ngủ - Con sông là quán trọ và trăng tên lãng du
    Em đi qua chuyến đò ối a con trăng còn trẻ - Con sông đâu có ngờ ngày kia trăng sẽ già
    2. Em đi qua chuyến đò ối a trăng nay đã già - Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra
    Em đi qua chuyến đò, lắng nghe con sông nằm kể - Trăng ơi trăng rất tệ, mày đi nhớ chóng về
    3. Em đi qua chuyến đò ối a vui như ngày hội - Tôi xin làm quán đợi buồn chân em ghé chơi
    Em đi qua chốn này ối a sao em đành vội - Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài
    4. Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đâu nguồn cội - Cây trưa thu bóng dài và tôi thu bóng tối
    Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đầu nguồn cội - Tôi thu tôi bé lại, làm mưa tan giữa trời
    Bản nhạc vui tươi nhí nhảnh nghe như một bản đồng dao. Hát tập thể, có thể vừa hát vừa vỗ tay. Bài ca có bốn phiên khúc, hai phiên khúc đầu đề cập đến Trăng và Sông. Hai phiên khúc sau đề cập đến Tôi và Em. Ba thực thể chính vẫn là Tôi - Em - Cõi thế. Bài hát nêu lên hình tượng đối nghịch giữa Tôi/Em, chủ thể/đối tượng, động/tĩnh, biến dịch/bất biến.
    Nguyệt ca (nhịp 2/4, âm giai Mi trưởng, nhẹ nhàng, trữ tình)
    1. Từ khi trăng là nguyệt đèn thắp sáng trong tôi - Từ khi trăng là nguyệt em mang tim bối rối
    Từ khi trăng là nguyệt tôi như từng cánh diều vui - Từ khi em là nguyệt trong tôi có những mặt trời
    Từ đêm khuya khi nắng sớm hay trong những cơn mưa , từ bao la em đã đến xua tan những nghi ngờ
    Từ trăng xưa là nguyệt lòng tôi có đôi khi tựa bông hoa vừa mọc hân hoan giây xuống thế
    Từ khi trăng là nguyệt tôi nghe đời gõ nhịp ca - Từ khi em là nguyệt cho tôi bóng mát thật là.
    2. Từ khi trăng là nguyệt, vườn xưa lá xanh tươi - Đàn chim non lần hạt cho câu kinh bước tới
    Từ khi trăng là nguyệt tôi nghe đời vỗ về tôi - Từ khi em là nguyệt câu kinh đã bước vào đời
    Từ bao la em đã đến hay em sẽ ra đi vườn năm xưa còn tiếng nói tôi nghe những đêm về
    Từ trăng thôi là nguyệt một hôm bỗng nghe ra buồn vui kia là một như quên trong nỗi nhớ
    Từ trăng thôi là nguyệt tôi như giọt nắng ngoài kia - Từ em thôi là nguyệt coi như phút đó tình cờ.
    3. Từ trăng thôi là nguyệt là trăng với bao la - Từ trăng kia vừa mọc trong tôi không trí nhớ
    Từ trăng thôi là nguyệt hôm nao chợt có lời thưa - Rằng em thôi là nguyệt tôi như đứa bé dại khờ
    Vườn năm xưa em đã đến nay trăng quá vô vi giọt sương khuya rụng xuống lá như chân ai lần về
    Từ trăng thôi là nguyệt mỏi mê đá thôi lăn vườn năm xưa vừa mệt cây đam mê hết nhánh
    Từ trăng thôi là nguyệt tôi như đường phố nhiều tên - Từ em thôi là nguyệt tôi xin đứng đó một mình.
    Bản nhạc trữ tình, không nhí nhảnh như bản trên. Hát một mình. Vỗ tay theo không hay nhưng thích thì vỗ tay...cũng được. Bài ca có ba đoạn, chứa hai ý chính: Khi trăng là nguyệt (hay em là nguyệt), nghĩa là Em và Tôi gặp nhau, yêu nhau thì...thế và khi trăng không còn là nguyệt (hay em không còn là nguyệt), nghĩa là Em và Tôi xa nhau, thì ...thế. Bài ca nêu lên cái ý: cõi thế biến dịch theo tương quan giữa Em và Tôi và tâm thức vui buồn của Tôi. Từ Tôi mà ra Cõi thế. Tướng tự tâm sinh.
    *
    Ta để ý, trong một số bản nhạc, Trịnh Công Sơn hay đề cập đến trăng, đến mặt trời. Nhật-nguyệt được xem như biểu tượng của vũ trụ, cõi thế:
    - Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
    - Nhật nguyệt trên cao ta ngồi dưới thấp
    Đâu cũng là trăng. Nhưng trăng trong ?oBiết đâu nguồn cội? (BĐNC) có tính khách quan. Nó nằm ngoài Tôi. Nó chỉ là một ?otên lãng du?. Nhưng trăng trong ?oNguyệt ca? (NC) gắn liền với Tôi. Nó tạo thành Cõi thế của Tôi. Nó tạo thành Tôi. Trong BĐNC, trăng chỉ là một đối sánh với Em. Trong NC, trăng là nguyệt, là em, và qua đó, trăng dính liền với Tôi, là điều kiện tồn tại của hiện sinh Tôi, trở thành bản thân Tôi. Sự chuyển biến trăng - nguyệt - em thay đổi thân thế và cảm quan của Tôi. Bởi thế mà trong BĐNC, Tôi ?orong chơi? giữa đời. Còn trong NC, từ chỗ ?onghe đời vỗ về tôi? đến chỗ Tôi ?okhông trí nhớ? để cuối cùng trở thành ?ođứa bé dại khờ?. Trong BĐNC, Tôi sẵn sàng ?olăn theo gót hài? để rồi ?olàm mưa tan giữa trời?. Còn trong NC, Tôi lại bị phân thân trở thành ?ođường phố nhiều tên? để rốt cuộc ?ođứng đó một mình?.
    Thú vị là ở chỗ, trong BĐNC, cái Tôi trông có vẻ siêu thoát, đầy cảm thức đạo sĩ, trong lúc ở NC, cái Tôi có vẻ phiền trược, dính líu, vướng víu với đời. NC là một thế giới đầy cảm tính, trong đó, Tôi và Em cọ xát nhau. Đó là thế giới của là và thôi là, hiện hữu và phi hiện hữu. Tôi khoái lối sử dụng chữ nghĩa ở đây: trăng - nguyệt - em. Một đánh tráo giữa danh và thực, giữa cái biểu tượng và cái cụ thể. Trăng là nguyệt hay trăng là em? Em là nguyệt hay em là trăng? Nguyệt là em hay nguyệt là trăng? Cái nào thiệt cái nào không thiệt? ...Thực ra thì, ta cảm ngay trăng - nguyệt - em tuy ba mà là một. Ngôn, mà phá ngôn. Lời, mà phá lời.
    Cả hai bài tuy khác nhau, nhưng hát lên, ta cảm nhận ngay chất ?othiền ca? trong khí hậu của bài hát. Nó nằm giữa những giòng chữ, ý nghĩa, hình ảnh và âm thanh. Và đồng thời, nó nằm ngay ngoài chúng. Nhiều ý và hình ảnh xuất hiện thật bất ngờ, bất ngờ đến nỗi, dù nghe đi nghe lại nhiều lần, chúng vẫn có vẻ như vừa mới bật ra đâu đây, chừng một ?osát na? trước. Và điều lạ hơn nữa, nó có vẻ như ?obật? từ trong ta mà ra, chứ không phải là từ Trịnh Công Sơn.
    Và thêm một bài nữa
    Định chấm dứt bài viết ở phần trên, nhưng chợt vừa nghe thêm một bản nhạc trong một cuốn băng do chính giọng Trịnh Công Sơn hát: bài ?oRa đồng giữa ngọ?. Bài hát này cũng nhịp 2/4, giòng nhạc vui tươi, nhí nhảnh, âm giai Fa trưởng. Bài này cũng có tính cách đồng dao, đặc biệt không có Tôi mà cũng chẳng có Em. Chỉ có ba hình tượng: thằng bé, con diều giấy và yêu tinh.
    Bài hát giản dị, lặp đi lặp lại một câu chuyện vui. Giữa trưa đứng bóng, một thằng nhỏ (là Tôi, là anh, là em, là con người) mang diều ra thả giữa đồng. Trong khi bay cao, con diều bỗng gặp một khuôn mặt yêu tinh. Thay vì tranh chấp đấu đá, chúng cùng bay lên bay cao giữa thinh không với nhau. Câu chuyện kết thúc đơn giản, rất đơn giản:
    Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ
    Ngờ đâu hội ngộ tan giữa hư không.
    ...Tan trong cội nguồn.
    Vâng, tan giữa hư không. Cả thằng bé. Cả con diều. Cả khuôn mặt yêu tinh. Cả Em. Cả Tôi. Cả Cõi thế. Tất nhiên, tất cả: tan trong cội nguồn.
    Trần Hữu Thục
    (7/6/2001 - 9/7/2001)
    1. Văn Cao, Lời bạt, ?oTuyển tập những bài ca không năm tháng?, tái bản
    lần 4, Nhà xuất bản Âm Nhạc, Việt Nam 1998, tr. 278
    2. Nguyễn Xuân Hoàng, ?oSổ tay?, Văn (Cali) 53 &54, số đặc biệt về
    Trịnh Công Sơn, tháng 5 & 6/2001, tr. 7
    3. Vũ Thư Hiên, ?oThương nhớ Trịnh Công Sơn?, Thế Kỷ 21 (Cali)
    số 145, tháng 6/2001, tr. 62
    4. Bùi Bảo Trúc, ?oVề Trịnh Công Sơn?, Văn, sđd, tr. 44
    5. Phạm Duy, ?oHồi ký Phạm Duy III?, dẫn theo Văn, sđd, tr. 35
    6. Văn Cao, Tuyển tập... đã dẫn, tr. 278
    7. Phạm Văn Tuấn, ?oVĩnh biệt thi sĩ du ca Trịnh Công Sơn?, Văn, sđd, tr. 26
    8. Trịnh Công Sơn, ?oCa khúc mang đến sự cảm thông giữa mọi người?,
    Văn, sđd, tr. 150
    9. Tô Thùy Yên, ?oMỗi ca khúc như một lời trăn trối?, Văn , sđd, tr. 37
    10. Đặng Tiến, ?oTCS, đời và nhạc?, Văn, sđd, tr. 15
    11. Bửu Ý, ?oThay lời tựa?, Tuyển tập...đã dẫn, tr. 9
    12. Trịnh Công Sơn, ?oDiễm của những ngày xưa?,Văn, sđd, tr. 140
    13. Xem ?oMột bài thơ hay của TCS?, Hoàng Ngọc Hiến, dẫn theo
    Tạp chí Thơ (Cali) số mùa Xuân 2001, tr. 19-21
    14. Trịnh Cung, ?oBi kịch Trịnh Công Sơn?, Văn, sđd, tr. 79
    15. Tô Thuỳ Yên, ?oMỗi ca khúc như một lời trăn trối?, Văn, sđd, tr. 38
    16. Sương Biên Thùy, ?oThảm kịch của một thiên tài?, bài gửi riêng,
    chưa đăng báo
    17. Nguyễn Duy, ?oTôi thích làm vua? (1987), dẫn theo Hợp Lưu 59,
    tháng 6 & 7/2001, tr. 63-64)
    Để hiểu cái tinh thần ?osống còn? này, xin trích một vài đoạn trong hai bài hát tiêu biểu thời kỳ này là ?oHuyền thoại mẹ? và ?oEm ở nông trường, em ra biên giới? (Cả hai bài đều không có mặt trong Tuyển tập ?Những bài ca không năm tháng?).
    ?oHuyền thoại mẹ?: Mẹ lội qua con suối - Dưới mưa bom không ngại - Mẹ nhẹ nhàng đưa lối -Tiễn con qua núi đồi...Mẹ về đứng dưới mưa - Che từng căn hầm nhỏ - Xoá sạch vết con về - Mẹ ngồi với cơn mưa... ?oHuyền thoại mẹ? này thiếu hẳn cái tha thiết và cảm xúc chân thật của ?oHát cho một người nằm xuống?: Vùng trời nào đó anh đã bay qua - Chỉ còn lại đây những sáng bao la - người tình rồi quên , bạn bè rồi xa - ôi tháng năm, những dấu chân là vết bụi mờ...
    - ?oEm ở nông trường, em ra biên giới?: ...Xa nông trường ra biên giới, có đôi khi đi không trở lại - Nhưng trong lòng nghe tiếng nói, những gian nan sẽ đo lòng người - Từ biên giới xa, chốn em sương mù, rừng sâu tìm những lối mòn qua - Từng khi nắng mưa, lẫn đêm nằm nhớ màu đất trời quen quá chốn quê nhà - Khi qua rừng, khi qua suối, thấy vui theo bước chân đồng đội - Trong những ngày gian nguy ấy biết bao nhiêu những câu chuyện đời. Bài hát thuộc loại cổ động phong trào, đại loại như ?oTiếng chày trên sóc Bom Bo? hay ?oBài ca năm tấn?
    18. Trịnh Công Sơn, Lời mở, Tuyển tập...đã dẫn, tr. 4
    19. Bùi Bảo Trúc, ?oVề Trịnh Công Sơn?, Văn, sđd, tr. 46
    20. Bửu Ý, ?oThay lời tựa?, Tuyển tập đd, tr. 6
    21. Cao Huy Thuần, ?oBuồn bã với những môi hôn?, Thế Kỷ 21
    số 146, tháng 6/2000, tr. 60
    22. Cao Huy Thuần, bđd, tr. 61
    23. Trịnh Công Sơn, ?oNỗi lòng của tên tuyệt vọng?, Văn, sđd, tr. 137
    24. Trịnh Công Sơn, ?oĐể bắt đầu một hồi ức?, Văn, sđd, tr. 139
    25. Huỳnh Hữu Ủy, trong Brochure triển lãm tranh Trịnh Cung, Đỗ Quang Em, Trịnh Công Sơn năm 1990 ở Sài Gòn, dẫn theo Hợp Lưu, sđd, tr. 71.

  9. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Một cái nhìn về ca từ Trịnh Công Sơn


    Trần Hữu Thục
    Tôi không kẻ thù nên đau từ độ
    tóc úa là nhờ những tháng âu lo
    TCS
    Ị Hôn phối
    Văn Cao: ??oTôi gọi TCS là người ca thơ (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ???(1)
    Nguyễn Xuân Hoàng nhận xét: ??oTCS là một thi sĩ. Vâng, anh đích thị là một nhà thơ viết nhạc???(2)
    Vũ Thư Hiên: ??oXét cho cùng, TCS là một nhà thơ. Một nhà thơ lớn. Nhạc là cái xe tải anh lắp lấy để chở thơ anh đến với chúng ta???(3)
    Bùi Bảo Trúc: ??oCó những bản nhạc của ông, phần lời ca đúng là những bài thơ. Ông dùng nhạc để nâng đỡ những đoạn thơ đó. Và ông cũng dùng thơ để dẫn những đoạn nhạc đi???(4)
    Một người bạn là giáo sư âm nhạc, khi chỉ tôi về cách sáng tác ca khúc, nhắc nhở: ??oÔng viết sao đó thì viết, nhưng nhớ là đừng có bị ??olai??? Phạm Duy và Trịnh Công Sơn???. Tôi hứa cố gắng. Bắt chước nhạc Phạm Duy thì không được rồi. Giòng nhạc của ông phong phú, đa dạng quá, vừa sáng tạo lại vừa chuyên môn và thay đổi theo từng loại ca khúc, theo nội dung và đề tài, chẳng cái nào giống cái nào. Thiền ca không giống tâm ca, khác xa tục ca, lại chẳng quan hệ chút nào đến tình ca và những ca khúc yêu nước. Riêng TCS thì thật là khó thoát. Tôi đã thử loay hoay ??osáng tác??? nhiều đoạn, nhiều bài, nhưng xong rồi nghe lại (và nhờ bạn bè nghe lại) thì chúng cứ ??olai lai??? TCS thế nào ấy. Nhẹ nhẹ. Buồn buồn. Đều đều. Nghe cứ phảng phất, nếu không Diễm xưa, Tuổi đá buồn thì cũng Ru em bốn mùa, Hạ trắng...Sửa đi, sửa lại, cố thay đổi. Vẫn cứ thế. Vẫn nặng ??omùi??? TCS. Tức quá, tôi tìm cách viết theo một thể điệu khác hẳn, thay vì ??ogam??? Mi thứ, La thứ, tôi chọn Đô trưởng chẳng hạn. Nghe có hơi khác TCS. Mừng, tưởng thoát. Nhưng đến khi đặt lời thì ôi thôi, những rong rêu, cát bụi, phố xưa, ngậm ngùi, muộn phiền, hư vô, ngày tháng, trăm năm, hư hao, nỗi nhớ...chúng nó cứ ào vào. Rốt cuộc, thoát được nhạc thì ??obị??? lời. Đặt lời khác thì lại không được, vì cái ??otạng??? mình nó vậy, làm sao bây giờ. Thế thì thôi, hát TCS đi cho nó khỏe. Đành bỏ mộng.
    Tại sao vậy? Lý do khá đơn giản: nhạc của anh rất giản dị, không có gì chuyên môn, cầu kỳ. Cũng như TCS, tôi thích mấy ??ogam??? bình thường như La thứ, Mi thứ. Thích nhịp điệu buồn buồn, trầm trầm và nhiều chất diễn tả như blue (2/4), boston (3/4) và cách chuyển ??ogam??? rất bài bản và dễ. Coi lại những bản nhạc TCS, tôi nhận thấy hầu hết những bản nhạc nổi tiếng của anh - những bản nhạc nhiều người ưa thích - đều ??orơi??? vào hai ??ogam??? La thứ (nếu không thì La trưởng, hoặc La thứ + trưởng) và Mi thứ (hoặc Mi trưởng). Này nhé:
    * La thứ: Biển nhớ, Gọi tên bốn mùa, Cát bụi, Chiếc lá thu phai, Cúi xuống thật gần, Đêm thấy ta là thác đổ, Hạ trắng, Lời buồn thánh, Một ngày như mọi ngày, Phôi pha, Ru ta ngậm ngùi, Tình xa, Ướt mi, Em đi bỏ lại con đường, Những giọt máu trổ bông, Nối vòng tay lớn, Dân ta vẫn sống...
    * La trưởng: Nắng thủy tinh, Nhìn những mùa thu đi, Quỳnh hương, Tuổi đá buồn
    * Mi thứ: Còn tuổi nào cho em, Diễm xưa, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ, Một cõi đi về, Như cách vạc bay, Ru em, Ru em từng ngón xuân nồng, Tình nhớ, Tình sầu, Thương một người, Ta đã thấy gì trong đêm nay.
    * Mi trưởng: Nguyệt ca
    Hai ??ogam??? La và Mi là hai ??ogam??? dễ hát, dễ đàn, rất thích hợp với nhạc TCS. Chỉ cần một chút kiến thức âm nhạc và một chút thói quen là có thể ??ochơi??? nhạc anh dễ dàng. Đây là một kinh nghiệm thuần cá nhân và cảm tính. Tôi có thể nói, dường như hai âm giai đó tự nó đã mang cái chất TCS (hoặc là vì anh đã mang cái chất của anh vào hai ??ogam??? đó).
    Phạm Duy nhận xét: ??o...toàn thể ca khúc TCS không cầu kỳ, rắc rối vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đại???(5) .
    Văn Cao nhận xét: ??oTrong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra???(6) .
    Một người viết khác, Phạm Văn Tuấn nhận xét: ??oĐứng trên khía cạnh lý thuyết nhạc, nhạc của Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, phần lớn những bài hát đều được viết theo thể điệu chậm (slow), Boston hay nhanh lắm là điệu Fox. Suốt hơn 40 năm sáng tác, Trịnh Công Sơn không khai phá gì thêm ngoài những giai điệu đơn giản đó???(7)
    Những nhận xét trên cùng với kinh nghiệm nhỏ nhoi của riêng mình cho tôi thấy, chỉ với nhạc không, ta sẽ chỉ có một TCS nhạc sĩ bình thường, không mang cái hơi hướm đặc biệt TCS như ta biết hiện nay, không trở thành một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực văn học như hiện nay. Vậy thì sao lại là nhạc TCS?
    Một nghịch lý: Nhạc TCS hay là nhờ ở ngôn ngữ TCS. Nếu không thích hát, ta có thể dở bất cứ một bài hát nào của TCS và đọc, y như đọc thơ. Ta sẽ thưởng thức các ca từ đó như bài thơ. Và thế cũng đủ. Người viết bài này, rất thích hát nhạc TCS, nhưng trong nhiều trích đoạn trong dưới đây, không hề biết ??onhạc??? của chúng. Mỗi một bản nhạc, tôi đọc như một bài thơ. Nhưng một câu hỏi khác đặt ra: ở Việt Nam, trước 1975 cũng như sau này, đâu có thiếu những bài thơ hay (hay bằng hoặc hay hơn TCS) của những nhà thơ tài hoa khác. Tại sao chúng không nổi tiếng bằng TCS. Thơ Tô Thùy Yên chẳng hạn. Điều đó dẫn đến một nghịch lý thứ hai: thơ TCS hay là vì chúng được biến thành âm thanh, thành nhạc và phổ biến rộng khắp. Chúng ta biết, nhiều bài thơ đã trở thành hay, thành phổ biến và được công chúng đón nhận là nhờ được phổ nhạc, nghĩa là biến thành âm thanh. Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên, Du Tử Lê chẳng hạn. Ngôn ngữ TCS là những bài thơ. Y như bất cứ một bài thơ nào khác. Có điều chúng tự biến thành âm thanh cùng lúc sáng tác. Đó là những ??obài thơ âm??? (Văn Cao gọi TCS là người ca thơ). Chúng có cùng với nhạc. Có thể nói chúng là nhạc. Chúng được sáng tác cho nhạc. Nhưng vẫn không phải là những bài thơ phổ nhạc.
    Mặt khác, qua một số lượng khá lớn bài hát, ngoài việc tạo các cấu trúc câu khá cân đối, ta nhận thấy TCS có vẻ chú ý nhiều đến cách hợp vần. Như ta đã biết, khi sáng tác nhạc, nhạc sĩ nào cũng tìm lời có vần, rất cần thiết để tạo âm thanh thích hợp trong giòng nhạc. TCS, cũng như Phạm Duy, dụng công rất nhiều trong việc tạo vần, nhất là cho những từ ở cuối mỗi câu nhạc. Và cũng như Phạm Duy, lối hợp vần của anh khá đa dạng, do đó, tạo nên những nét nhạc lạ, nhiều khi rất bất ngờ:
    - Để một mai tôi về làm cát bụi, ôi cát bụi mệt nhoài
    - Đi lên non cao đi về biển rộng , đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
    - Tình ta như núi rừng cúi đầu, nghe tiếng buồn rơi đều
    - Ru em hài nhung gấm, ru em gót sen hồng
    Ru bay tà áo rộng, vừa tình tôi chắp cánh
    Bốn câu cuối, khi hát lên, mấy chữ gấm, hồng, rộng, cánh đều có vẻ ??ovần??? với nhau. Như thế, khác với thơ để đọc, thơ để ca có thể ??ovần??? thanh trắc và thanh bằng vào với nhau một cách thoải mái. Nhờ khai thác được quan hệ giữa lời và âm, nên anh dễ tìm ra vần. Cách khai thác vần này khiến các bài ca đâm ra dễ nghe, suông sẻ, phong phú. Đồng thời, do đi với nhạc, nên những vần ??olai lai???, khi hát lên nghe vẫn thuận y như là vần thật. Thậm chí vần ??olai lai??? nghe còn thú hơn là vần quá thuận. Trong ca từ TCS, ta thấy anh ??ovần??? những chữ như nhỏ - nọ - lạ - cỏ - do - giờ - đổ - chợ - thơ - lửa... hoặc thơm - tình - xanh - nhiên - yên - mình - tên - quên - mòn - điên - câm - đông - màng... Nhiều bản nhạc của anh chỉ có vài vần. Có bản, do chọn chữ và cấu tạo âm, ta nghe dường như chỉ có một vần độc nhất từ đầu đến cuối. Một số ca khúc nổi tiếng của anh có thể gọi là ??oca khúc vần???, vần gần vần xa, vần trắc vần với vần bằng và ngược lại. Có lẽ nhờ thế mà nhiều ca khúc lời rất vô nghĩa, người ta không hiểu, nhưng vẫn thích hát. Có những bài, người ta ??ohát vần??? chứ không ??ohát ý???. Hồi trước, tôi đã nhiều lần cười thầm một mình khi đi ngang qua một xóm nghèo, chợt nghe một cô gái ăn mặc lam lũ vừa bồng em vừa cất tiếng hát: ??oGọi nắng, trên vai em gầy đường xa áo bay...??? lẫn với ??oĐường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn...???
    Trịnh Công Sơn tự nhận xét: ??oCa khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc???(8). Vâng, hôn phối giữa thi ca và âm nhạc. Đó là một lẽ. Theo tôi, nó còn là một cuộc hôn phối khác, hôn phối giữa Trịnh Công Sơn và thời đại của anh (và của chúng tôi). Không một chút chủ quan, tôi có thể nói thời đại chúng tôi là một thời đại đặc biệt chưa hề có trong lịch sử đất nước. Nó không dài, những cũng vừa đủ để tạo nên sắc thái hết sức đặc thù của nó. Đó là một giai đoạn bùng vỡ mọi mặt. Nguyễn Mộng Giác gọi giai đoạn đó là ??omùa biển động??? mà anh dùng đặt tên cho bộ trường thiên tiểu thuyết của anh. Vâng, mùa biển động! Liên tục động. Suốt 12 năm trời, từ cuối năm 1963 cho đến tháng 4/1975, miền Nam không khi nào yên tĩnh. Bom đạn, biểu tình, đảo chánh, pháo kích, giới nghiêm, bãi khóa, hội thảo. Các phong trào, đảng phái mọc lên như nấm. Các xu hướng chính trị, tôn giáo, triết học phát triển rầm rầm rộ rộ, có khi đi đến chỗ loạn xà ngầu: hiện sinh, cộng sản, Phật giáo, Thiên chúa giáo, tả khuynh, hữu khuynh, phân tâm, thiền, cách mạng tính dục. Cả một xã hội dường như trần truồng, lộ liễu, phơi bày toang hoác. Các tệ nạn xã hội được dịp phát triển kinh khiếp: tham nhũng, đĩ điếm, ăn cắp, giết người... Thời đại tướng lãnh sợ sinh viên, bộ trưởng sợ thầy chùa. Một giai đoạn lịch sử tự do, bung phá. Mọi tháp ngà bị đập vỡ. Mọi đường ranh bị băng qua. Tất cả các tiêu chuẩn chân lý bị xét lại. Xã hội đầy kịch tính. Tuổi trẻ đứng cheo leo trên đường biên. Thích thì làm, thích thì nói mà vẫn cảm thấy chênh vênh. Đó là thời kỳ của khai mở và bi kịch. Không chỉ là bi kịch của chiến tranh, sự đổ vỡ của mọi giá trị, mà còn là bi kịch của những yếu tố mâu thuẫn nội tại. Anh đớn đau nhận lãnh và thừa hưởng để biến thành nghệ thuật. Có những bi thảm của chiến tranh thì cũng có những ước mơ rực rỡ về hòa bình. Có cái đẹp của tình yêu thì cũng có cái bế tắc, tuyệt vọng của cuộc nhân sinh. Có cái nhẹ nhàng, giải thoát của thiền thì cũng có cái khắc khoải đớn đau của cảnh bể dâu. Có những bài ca kêu gọi chiến đấu thì cũng có những bài ca chán nản, tuyệt vọng đến cùng cực. Anh hít thở cái không khí tự do, đa dạng đó đồng thời cũng hít thở luôn cái không khí ngột ngạt, bế tắc của nó. Trong nhạc của anh, có đầy dẫy những nghịch lý của thời đại được diễn tả qua các khái niệm siêu hình: đỉnh cao/vực sâu, vô hạn/hữu hạn, có/không, còn/mất... Nói theo kiểu Tô Thùy Yên thì những ca khúc của TCS ??onhư những tra vấn quyết liệt về đời người nhìn thấy qua một chuyến phiêu lưu của hữu hạn trong nghìn trùng vô hạn???(9) . Đặng Tiến khen TCS ??ocó tài đặt nhạc, soạn lời, lại biết bắt mạch thời đại, sống đúng thế hệ của mình, trong lòng đất nước, trong nhạc cảnh thế giới. Ngần ấy cái tài dồn lại, gọi là thiên tài cũng không quá đáng???(10)
    Có thể nói khác đi một chút: ca từ của TCS là một hôn phối giữa nhiều ??onỗi??? khác nhau: nỗi tuyệt vọng nhân sinh, nỗi phẫn nộ về chiến tranh, nỗi mơ ước về hòa bình, nỗi băn khoăn siêu hình, nỗi vui về tình yêu, đoàn tụ, gặp gỡ và nỗi buồn thăm thẳm của thân phận con người. Có lẽ vì thế mà dù thỉnh thoảng anh có ??odao to búa lớn??? la to những là hãy thế này, thế kia, cũng chỉ là ??obốc đồng???. Anh rên rỉ, than thở và chỉ muốn ru: ru tình, ru đời, ru đêm, ru tình, ru em...Rốt cuộc, anh chẳng bao giờ có thể là chiến sĩ, mà chỉ là một nghệ sĩ.
    IỊ Ngôn ngữ
    Trong sự nghiệp sáng tác của TCS, ta thấy có hai giòng nhạc tách nhau rất rõ: giòng nhạc nói về chiến tranh và hòa bình và giòng nhạc nói về tình yêu, thân phận. Hai giòng nhạc khác nhau về nội dung đã đành, mà kỹ thuật diễn đạt, cách kết cấu ca từ cũng như nhịp điệu và âm thanh hoàn toàn khác. Như đã đề cập, nói chung, trong hầu hết những bài hát thuộc loại chiến tranh và hòa bình, anh viết bằng một lối viết rất hiện thực, kể cả khi mô tả những giấc mơ, những ước vọng. Hiện thực kinh khiếp đó được mô tả bằng chữ nghĩa sống động và đầy hình ảnh: trái tim rơi theo đại bác, thịt người cho thú nhai ngon, thịt xương đã phơi đồng xanh, đại bác ru đêm dội về thành phố....
    Anh sử dụng những chi tiết cụ thể, có thể nghe, nhìn, đồng thời nâng chúng cao hơn, phóng lớn, mở rộng nghĩa. Hiện thực anh bắt gặp và ví von bất ngờ quá khiến ta đôi khi thảng thốt: mộ bia đều như nấm, chết thật tình cờ, chết chẳng hẹn hò nằm chết như mơ...Trừ một số ít bài sử dụng ẩn dụ, còn lại thì ca từ rất ??ovăn phạm???, nghĩa là có ý nghĩa cụ thể vì cấu trúc câu giản dị, dễ hiểu. Anh muốn gửi một thông điệp rõ ràng đến người hát và người nghe.
    Mọi sự hoàn toàn khác hẳn khi ta bước vào tình ca và thân phận ca mà tôi gọi chung là nhân sinh ca. Tất cả bắt đầu chông chênh ở biên giới của chữ nghĩa, ý tưởng bởi vì có một sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều hình ảnh và ý tưởng cũng như các ẩn dụ. Bửu Ý nhận xét: ??o...ta còn chứng kiến một công cuộc thể nghiệm của tiếng Việt trên những chặng đường mới của ngôn ngữ với những kết hợp từ ngữ tài hoa, những góc độ thu hình lạ lẫm, những tri giác dày dặn nhiều tầng, đồng thời làm sáng giá những sự vật thông thường và tầm thường, khả năng tưởng tượng bay bổng???(11)
    Trước hết, ngôn ngữ ở đây là một thứ ngôn ngữ buồn và ray rứt. Anh tận dụng, và trong một số trường hợp có vẻ như lạm dụng, thứ ngôn ngữ đó. Đúng ra thì chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều bài hát khác nhau. Điều này cũng dễ hiểu, vì nhiều bài hát, anh sống cùng một thức cảm thức: cô đơn. Ta nhiều lần bắt gặp những từ và cụm từ như: quạnh hiu, lênh đênh, trăm năm, giòng sông, gian nan, ăn năn, ngậm ngùi, hoang mang, hoang phế, mỏi mòn, hư hao, mệt nhoài, buồn tênh, rong rêu, đời, chơi, vui, cuộc tình, vai gầy, gầy guộc, buồn phiền, ưu phiền, cội nguồn...Nhiều cụm từ có chữ đá: đá buồn, sỏi đá, đá cuội, bia đá, cồn đá. Một số từ trong triết học Phật giáo: vô thường, tiền kiếp, từ bi, cõi tạm, hư không...Tất nhiên, những từ trên không có gì là lạ trong ngôn ngữ Việt và nhiều người đã dùng. Nhưng ở đây, cái lạ là cách kết hợp thành những cụm từ và cách sử dụng các từ đó trong các đơn vị câu để tạo nên những hình ảnh, biểu tượng với ý nghĩa từ mới đến hoàn toàn mới và rất nhiều khi tạo nên những hiệu ứng đặc biệt về mặt âm thanh: tuổi/ đá/buồn, cồn/ đá, môi/hờn, bàn tay xanh xao/đón/ ưu phiền, nắng/khuya, mặt trời/ngủ yên, hạt/từ tâm.
    So với những ca từ viết về chiến tranh, sự khác biệt rất rõ nét. ??oXác người nằm trôi sông??? thì ta hiểu ngay nhưng ??otuổi đá buồn??? chữ nghĩa nghe kỳ quặc, lạ hoắc và vô nghĩa. Một bên thì ??omặt trời sáng trên quê hương??? một bên thì ??onắng khuya???. Hoặc ??odài tay em mấy...???. Gì vậy? Có phải là ??ocó mấy thuở tay em dài và mắt em xanh xao???? Mà nếu thế thì là gì ? Nothing. Ấy thế mà ta cứ hát và cái lạ là hình như nó vẫn có nghĩa. Cứ hát. Và rồi nó có nghĩa thật! Thực ra thì anh dùng cách kết hợp các từ ngữ xuất phát từ những ý tưởng khác xa nhau. Thay vì phải giải thích dài dòng, anh cột chúng lại, buộc chúng phải ở với nhau: tuổi (tuổi đời, tuổi em, tuổi xuân, tuổi ngọc, lứa tuổi...) + đá (đá cuội, đá sỏi, bia đá, cứng như đá, vô tình như đá, lạnh như đá...) + buồn. Tóm lại chỉ để diễn tả nỗi buồn sâu lắng của một thời tuổi trẻ.
    Hãy nghe TCS giải thích về bài Diễm xưa: ??oNhưng thật sự, thật và mơ là gì? Thật ra, nói cho cùng, cái này chỉ là ảo ảnh của điều kia??? ... ??oThời gian trôi đi ở đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ người không còn cảm giác về thời gian???... ??oTrong không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng cây long não để đến trường .Đi đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi vô định???(12)
    Phải mẫn cảm lắm mới nhận ra điều gọi là ??ođi đến trường??? mà như ??ođến một nơi vô định??? như thế. Đúng ra, tôi nghĩ, cô gái biết rõ mình đi đến đâu, chỉ có kẻ ngồi ngóng ??onhững chuyến mưa qua??? mới là...vô định. Và suốt đời, đây đó, anh ta luôn luôn vô định. Để diễn tả cái hình ảnh và cái cảm giác vô định đó, anh tạo ra một thứ ngôn ngữ mới lạ, không hệ lụy vào những ý nghĩa bình thường có sẵn ta vẫn quy cho chúng. Ngôn ngữ ở đây có tính tạo hình, tạo âm và trong chừng mực nào đó, là một thứ ngôn ngữ ??ovô ngôn???. Ca từ chỉ còn là sự ghép những hình ảnh, ý, chữ chợt bắt gặp, chợt rơi vào trí tưởng. Nói một cách khác, không nhất thiết phải dán cho chúng những ý nghĩa cụ thể nhất định nào. Cứ để chúng tan vào âm thanh, trôi tuột giữa chữ và chữ với nhau. Chữ cuốn theo chữ. Âm cuốn theo âm. Hình cuốn theo hình. Khi nghe câu hát mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ dài tay em mấy thuở mắt xanh xao, tôi nghĩ đến một bức tranh siêu thực: hình ảnh của một cô gái nằm vắt ngang giữa rừng cây mưa, giữa đền đài lăng miếu cũ buồn tênh, tay dài ngoẵng và mắt thì sâu thẳm. Buồn! Bất tuyệt buồn! Có phải anh đã vẽ trong khi làm thơ và sáng tác ca khúc? Hát ??oTuổi đá buồn??? hay ??oRu em từng ngón xuân nồng??? cũng thế, tôi vẫn thường hình dung những chi tiết nào đó của một bức tranh: một đôi mắt, một vệt màu, vài nét chấm phá vu vơ, một lối đi hoang vắng hun hút dài, những sợi mưa mà như không mưa, mái tóc dài tung bay lòa xòa dưới bầu trời xám đục...Và tưởng tượng đến một bức tranh khiến tôi thâm cảm được thêm chất liệu ẩn dấu đàng sau ngôn ngữ của anh, từ gót chân trần em quên em quên cho đến tóc em như trời xưa đã qua đi ngàn năm...
    Cái chất ??ovô ngôn??? (tiến đến phá ngôn) của TCS đạt đến đỉnh cao trong ??oDấu chân địa đàng???, ??oVết lăn trầm???. Những là loài sâu ngủ quên trong tóc chiều, bài ca dạ lan như ngại ngùng, loài sâu hát lên, từ vào trong đá xưa, tóc xanh vầng trán thơ, loài rong rêu ngủ yên. Trừu tượng hơn: hằn trên phiến đá nâu thêm ưu phiền, bồn gió hoang, chờ ta da du một chuyến, bài ca dao trên cồn đá. Toàn là những cụm từ kết hợp vô định, tình cờ, hình ảnh loải choải, nhảy vọt bất ngờ, thậm chí có vẻ ngây ngô, vô nghĩa y như một kẻ ưa làm dáng chữ nghĩa. Đã thế, không giống như những bài khác về sau, nhạc ở đây ngúc ngắt, thiếu hẳn cái nét trơn tru mềm mại của giòng nhạc ??ochính thống??? TCS. Lối viết nhạc và lời kiểu này khá hiếm trong toàn bộ nhạc TCS. Chúng được sáng tác trong thời kỳ đầu và không hề thấy xuất hiện về sau này. Có lẽ vì anh hết cảm hứng hay vì nó khó đến với công chúng, nói chung?
    Ngôn ngữ ở những bản nhạc này không đóng chức năng bình thường của ngôn ngữ là tạo nghĩa và tạo ý. Y như trong hội họa hiện đại, chúng chẳng khác gì một loại tranh ??ocắt dán??? (collage). Trong thực tế, theo như cảm nhận riêng của tôi, hai bài ca trên là nỗi khắc khoải có tính chất siêu hình của TCS. Đó là một khắc khoải không chỉ về thân phận, mà về cái tuyệt đối, về một thời hồng hoang đã mất, về một chới với trong cõi vô biên, từa tựa như Trần Tử Ngang:
    Tiền bất kiến cổ nhân
    hậu bất tri lai giả
    Niệm thiên địa chi du du
    độc sảng nhiên nhi lệ hạ
    Khắc khoải của Trần Tử Ngang có tính trực giác, còn khắc khoải của TCS lại nhuốm mùi duy lý. Có thể nói đó là một khát khao bất tuyệt về một thiên đàng, không phải đã mất, mà không hề có. Nhiều lần, hát ??oVết lăn trầm???, đến chỗ bài ca dao trên cồn đá..., âm thanh vút cao lên, khiến lòng chợt chới với, hụt hẫng, đau đáu một nỗi đau mênh mang khó tả!
    Phải nhận rằng, cách cấu tạo ngôn ngữ TCS tài hoa, táo bạo và lạ. Trong quá trình tạo vần cho phù hợp với âm và với nét nhạc, anh ??obật??? ra những tứ, những ý, những hình ảnh và ngôn ngữ hết sức bất ngờ, mới lạ đôi khi khiến ta sửng sốt y như chúng từ trên trời rớt xuống. Đọc hoặc hát và nghe hát đi hát lại hàng bao nhiêu lần mà cảm giác sửng sốt và mới lạ vẫn còn tươi rói y như mới nghe lần đầu.
    - Lùa nắng cho buồn vào tóc em
    - Nhật nguyệt trên cao ta ngồi dưới thấp
    một đường cong queo, nắng vàng đột ngột
    - Lòng tôi có đôi khi tựa bông hoa vừa mọc hân hoan giây xuống thế - Chợt nắng long lanh chợt nắng thưa
    - Tặng hết cho tôi một phố chờ
    Còn nhiều. Ngoài nhiều từ lặp đi lặp lại, hầu như bài nào cũng có những ý, những chữ hoặc những tứ thật bất ngờ, và lạ như thế. Mặc dù ý cũ, rất cũ nữa là khác hoặc là cùng một ý anh lặp đi lặp lại qua nhiều bài hát khác nhau. Cũng là mô tả sự cô đơn, mất mát, sự xao xuyến trước cuộc lữ, sự bất lực của con người trước thời gian, ám ảnh triền miên về cái chết. Chữ nghĩa anh dùng cho ta những hình ảnh mới. Thậm chí, mới toanh. Chữ nghĩa trông dễ dàng đối với anh y như chúng nằm sẵn đâu đó chỉ đợi có cơ hội là tuôn ra. Vừa lạ, vừa thú vị. Này nhé, hãy nghe anh viết: Xin đứng yên trong chiều - Treo tình trên chiếc đinh không. Chữ nghĩa dùng thì có khác nhưng rõ ràng là ý tứ chưa có gì mới lạ, hình ảnh bình thường. Ta khoái, nhưng khoái đại khái. Bỗng nhiên tiếp theo đó:
    gập ghềnh nhiều kiếp lưu vong, ta lăn đời đã quá
    Đôi tay vẫn còn ôm mịt mùng
    Nghe đã thật! Còn nữa. Này nhé, ta đang nghe: Ru trên đường em đến Xôn xao từng tiếng chim . Ru em là cánh nhạn. Bỗng, anh hạ bút:
    Miệng ngọt hạt từ tâm
    Hoặc là: Vườn khuya đóa hoa nào mới nở. Đời ta có ai vừa qua. Bỗng:
    Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ
    Tôi nghĩ quanh đây hồ như
    Ô hay! Sao hai chữ ??ohồ như??? lại rơi vào đây? Chữ ??otrông như??? chẳng có nghĩa gì ráo, mà làm sao nó khiến cho lòng mình bề bộn thế này! Bốn câu vừa trích là từ bản nhạc ??oĐêm thấy ta là thác đổ???, một trong những bài hát rất hay của TCS. Bản nhạc điệu ??oblues??? nhẹ, gam La thứ là gam ruột của chất nhạc TCS. Nếu tách hẳn ra thì là một bài thơ hoàn chỉnh mà ông Hoàng Ngọc Hiến bảo là bài thơ hay nhất thế kỷ!(13)
    Ngoài ra, như trên đã đề cập, một đặc điểm khác rất dễ nhận thấy và hầu như chủ yếu trong ca từ TCS: tính chất ??ovần???. Nhờ vần, ca từ trơn tru, êm đềm từ đầu đến cuối bản nhạc, nghe như một tiếng thở dài nho nhỏ với nhiều hình ảnh đan xen lẫn nhau. Có cái liên hệ, có cái đứt đoạn. Tôi chợt ??ongộ??? một điều: những từ ngữ và hình ảnh mới thường nằm ở cuối đoạn nhạc hoặc ở cuối câu. Và cuối câu thì phải ??ovần???, hoặc với từ cuối câu kế hoặc với từ cuối câu trước đó. Chính đòi hỏi đó làm ??obật??? ra những từ ngữ và hình ảnh mới. ở đây, ta thấy, nhờ âm mà anh đã tạo ra lời, âm thanh là ??otiềm năng??? của lời.
    Phải chăng đó là một trong những bí quyết của Trịnh Công Sơn trong việc sáng tạo ra ca từ độc đáo của anh?
    IIỊ Những bài ca về chiến tranh và hòa bình
    Vào cuối năm 1968 hay đầu năm 1969 (tôi không nhớ rõ), tôi ghé thăm TCS, lúc đó đang ở trọ tại một căn gác lửng trên đường Võ Tánh gần nhà thờ Huyện Sĩ. Anh khoe với tôi một mẩu tin đăng trên tờ Le Monde (Pháp) viết về anh. Tờ báo gọi anh là một nhạc sĩ ??oanti-guerre??? (phản chiến). Trông bộ anh rất khoái. Khoái mẩu tin và khoái cái từ ??ophản chiến???.
    Trịnh Cung cho rằng ??oTôi đồng ý với anh Phạm Duy, chữ ??ophản chiến??? không đầy đủ ý nghĩa của nó, bởi vì chữ phản chiến nghe ra có vẻ kết án???(14) .
    Tô Thùy Yên: ??o...có vài người tâm hồn giản dị đã vội kết luận rằng những ca khúc này của anh là những tác phẩm phản chiến để buộc tội anh về những tác dụng nguy hại của chúng đối với đám đông trong giai đoạn nghiêm trọng này của đất nước???... ??oNghệ thuật khi đã hình thành, là một nhận thức bao quát về đời sống, là cánh hồng bay bổng tuyệt vời, chớ đâu phải là con gà què ăn quẩn cối xay???(15)
    Từ ??ophản chiến???, theo tôi, tùy cách nhìn, mà ý nghĩa nó khác. Và cũng tùy cách giải thích.
    Tôi đồng ý với cách giải thích sau đây của nhà thơ Sương Biên Thùy, một sĩ quan tác chiến thời VNCH. Tuy cực lực lên án thái độ đầu hàng nhà nước Cộng Sản của TCS sau tháng 4/1975, nhưng anh thừa nhận: ??oPhản chiến là chống chiến tranh tức là chống những người gây ra chiến tranh. Tôi không thấy TCS có lỗi gì hết với những sáng tác của anh được mệnh danh là phản chiến. Thêm vào đó, tôi không thấy có gì tác hại tiêu cực lên tinh thần người lính từ những bản nhạc phản chiến của anh, trong đó có tôi??? ... ??oSau một cuối tuần nghỉ phép, ngồi trước cốc cà phê, miệng ngậm điếu thuốc lá quân tiếp vụ, nghe giọng hát Khánh Ly và nhạc Trịnh Công Sơn, hôm sau trở lại đơn vị, tiền đồn, tinh thần sảng khoái, trí óc minh mẫn...???(16)
    Hồi đó, trong lúc miền Bắc hừng hực trong cơn sốt chiến đấu với những lời hô hào ??ochiến đấu???, ??onhắm thẳng quân thù mà bắn???, ??ogiết???, ??otiến công???, ??otiêu diệt???..., nghĩa là không dung dưỡng bất cứ một thái độ tiêu cực nào, thì miền Nam sống trong không khí khốc liệt của chiến tranh và khát vọng hòa bình. Khát vọng này không riêng biệt cho bất cứ ai, từ người lính ngoài chiến trường cho đến những bà mẹ ở thành phố, vì không có ai thoát khỏi những di lụy của cuộc chiến. Nếu gọi là phản chiến, ta có thể nói hầu như cả miền Nam đều phản chiến, dưới nhiều hình thức khác nhau: lính đào ngũ, lính kiểng, lính ma, hoãn dịch học vấn, hoãn dịch gia cảnh, hoãn dịch vì công vụ, chạy chọt để được vào quân cảnh, cảnh sát, chạy chọt đi nước ngoài, những cuộc xuống đường đòi hòa bình của Công giáo, Phật giáo, báo chí tràn ngập những phân ưu lính chết trên chiến trường hằng ngày. Đó là chưa kể đến các tác phẩm văn chương. Chỉ trừ những tài liệu tuyên truyền, hầu hết những tác phẩm thơ văn đều không ít thì nhiều, cách này hoặc cách khác lên án chiến tranh và mô tả những bi kịch thảm khốc của chiến tranh không che giấu. Nhiều nhà văn, nhà thơ là lính hoặc làm việc trong các cơ quan nhà nước VNCH, khi viết những bài tuyên truyền thì viết như là một cán bộ, công chức mẫn cán, nhưng khi viết như một nhà văn, tác phẩm của họ cũng mô tả hiện thực chiến tranh và cách này hay cách khác, lên án chiến tranh. Và tất nhiên, người ta vẫn hát nhạc TCS. Đúng ra, không ai cảm thấy hát nhạc TCS là một cái tội. Vì quả thật, những gì TCS nói lên qua ca khúc của anh đều là nỗi lòng và mơ ước chung của mọi người.
    Thực cảnh chiến tranh
    Với tài hoa riêng, anh đã mô tả chiến tranh bằng một bút pháp hiện thực, với những chi tiết hiện thực rất đậm đà, rất sống, rất sắc. Khác với những ca khúc về tình yêu và thân phận, những bài ca chiến tranh sử dụng một thứ ngôn ngữ đời thường, nhiều khi chẳng khác gì những bài tường trình về chiến trận. Ca từ khá gần gũi với truyện, ký. Theo anh, đất nước ta luôn luôn sống trong lệ thuộc và chiến tranh: đánh Tàu, đánh Tây và nội chiến. Đất nước luôn luôn là bãi chiến trường:
    Dân ta đã bao nhiêu năm, đầu đội bom bước đi mong manh
    Tầm đạn bay nhức đau trong xương nhìn trái tim treo trên đầu súng
    Một đời nước mắt chan cơm...
    Chiến tranh là bức hoành tráng toàn một màu đỏ ghê khiếp:
    Bao năm, máu như sông trôi thành nguồn
    Máu đã khô trên ruộng đồng, máu âm u trong rừng rậm
    Tràn đầy xác người:
    Xác người năm trôi sông, trôi trên ruộng đồng
    Trên nóc nhà thành phố, trên những đồi hoang vu
    Nhân đây, ta thử đọc lại vài giòng thơ viết về chiến tranh của một nhà thơ khác cùng thời với anh, Tô Thùy Yên chẳng hạn:
    Tiếp tế khó - đôi lần phải lục
    Trên người bạn gục đạn mươi viên
    Di tản khó - sâu dòi lúc nhúc
    Trong vết thương người bạn nín rên
    Người chết mấy ngày chưa lấy xác,
    Thây sình, mặt nát, lạch nương tanh
    (Qua sông)
    một đoạn khác:
    Ta chắt cho nhau giọt rượu sót
    Tưởng đời sót chút thiếu niên đây
    Giờ cất quân, đưa tay ra bắt
    Ước cõi âm còn gặp để say
    (Anh hùng tận)
    Hay Trần Hoài Thư:
    Chiến trường thì cũng thây người chết
    Cũng là biển lệ cũng hờn căm
    Trường Sơn chưa dứt cơn kinh động
    Đồng Tháp dòng kênh máu đỏ ròng
    (Quán gió đồng bằng)
    Cũng là nói về thảm kịch chiến tranh, nhưng những đoạn thơ trên là của những người lính, những người trực tiếp tham dự cuộc chiến. Rõ ràng là không ai muốn chiến tranh cả. Nhưng mỗi người nhìn bi kịch từ một chỗ khác. TCS ở thành phố, anh không tham dự cuộc chiến, anh từ chối nó. Hay nói cho đúng hơn, anh may mắn không rơi vào cái bẫy chiến tranh. Là một outsider, anh không cảm nhận được cái bi tráng đặc thù của người lính miền Nam trước giờ cất quân ra chiến trận, hết rượu, còn hẹn nhau về âm phủ nhậu tiếp như trong ??oAnh hùng tận??? của Tô Thuỳ Yên!
    Nhưng outsider vẫn có cái đau của outsider! Do thế, TCS tìm cách nói những điều mà người lính không nói, hoặc nói một cách khác. TCS đi sâu hơn vào thực cảnh và tâm tình của người thành phố, những kẻ ở hậu phương, tuy không trực tiếp chịu đựng cảnh máu chảy đầu rơi, nhưng tác động của nó cũng ghê gớm bội phần. Đó là cảnh một cô gái trở nên điên kêu gào vô vọng trên đường phố vì có người yêu là lính chết mất xác ở một trong những trận đánh nào đó hay là cảnh ??ođại bác đêm đêm dội về thành phố??? mà anh gọi bóng bẩy là ??ođại bác ru đêm???. Những cảnh đó ồn ào. Có những cảnh lặng lẽ hơn nhưng không kém phần xót xa, nhức nhối:
    Em đi qua cầu, có gió bay theo thổi bùng khăn tang, trắng giữa mây chiều
    ..Em đi qua cầu chở chiều trên vai ngậm buồn trên môi
    Một cảnh khác:
    Ghế đá công viên dời ra đường phố
    Người già co ro chiều thiu thiu ngủ
    Người già co ro buồn nghe tiếng nổ
    Em bé lõa lồ khóc tuổi thơ đi
    Một khung cảnh phố chợ đìu hiu, nghèo nàn, tan nát trong những năm biến loạn miền Trung 1965-1966 khi máu lửa chết chóc bao trùm toàn bộ đất nước. Thật sống động và bi thiết!
    Kêu gào tranh đấu
    Trong nỗi bi phẫn vì chiến tranh, anh lên tiếng kêu gào tranh đấu đồng thời nói lên những khát khao về hòa bình. Khác với ??oCa khúc da vàng???, hai tập ??oKinh Việt Nam??? và ??oTa phải thấy mặt trời??? gồm toàn những ca khúc mang tính đấu tranh và đầy niềm tin về tương lai. Ca từ và nhạc hùng hồn, thúc giục. Một số đoạn nhạc có những luyến láy đặc biệt, rõ ràng là chịu ảnh hưởng của lối viết nhạc chiến đấu miền Bắc.
    - Em đã thấy các anh lên đường
    Những tay trần làm cơn bão lớn
    Cùng đứng bên nhau, triệu bước nôn nao
    Biểu ngữ giăng cao...
    - Xin anh chị hãy vùng lên, đời sống này đầy bóng tối
    Triệu anh em chia sớt nguy nan, xây cách mạng dựng
    đời người mới
    - Anh bước đi, tôi bước đi, em với chị bước theo
    Tìm Việt Nam xưa yêu dấu
    Ta đi trong cách mạng tự hào
    Trong một vài bài, anh còn hô hào ??ođứng lên???:
    Chính chúng ta phải nói hòa bình ...Anh em quyết lòng,
    đứng lên!
    Hơi hướm của những bài nhạc như thế rõ ràng chẳng khác gì mấy so với bài ??oDậy mà đi???, thơ phổ nhạc của Tố Hữu, trông ra còn ??omạnh??? hơn nhiều so với những bài do các tác giả thuộc phe Cộng Sản sáng tác lưu truyền trong sinh viên học sinh trong sách lược ??oSVHS vận??? như bài ??oTự nguyện??? chẳng hạn:
    Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng
    Nếu là hoa, tôi sẽ làm một đóa hướng dương
    Những bài ca của TCS trong hai tập này chẳng khác gì những bài ca xung trận. Anh hô hào, kêu réo, thúc giục. Điệu nhạc 2/4 khi thì hùng hồn, khi thì tha thiết. Ca từ khi thì mạnh mẽ như phá ngục tù, đứng dậy, cách mạng, bước đi, vùng lên, tự hào...khi thì rộn ràng phấn khởi như: mặt đất rung rinh, ba miền thống nhất, triệu người, trăm con phố, trăm câu nói, triệu lá cờ, triệu người qua, anh bước đi, em bước đi, anh với chị bước theo...
    Ca từ nói trên có tính cách chung chung không ám chỉ rõ rệt phe nào. Chính vì thế mà nhạc của anh chẳng được chế độ VNCH chấp nhận, dù trong thực tế, chúng vẫn được phổ biến không hạn chế trong sinh hoạt của mọi tầng lớp xã hội. Mặt khác, Cộng Sản cũng chẳng mấy ưa vì tính chất mập mờ của chúng.
    Khát vọng hòa bình
    Cần ghi nhận, hầu hết những hô hào đó không phải là hô hào chém giết, mà là hô hào chiến đấu cho hòa bình. Anh vẽ vời ra hình ảnh một đất nước sau chiến tranh rất huy hoàng, như một bức hoành tráng với cảnh triệu người đổ ra phố phường, say sưa ca hát, tay bắt mặt mừng, lòng căm thù ??ochìm sâu???, biến mất, không còn nhà tù, nhân dân thoát cùm gông. Hãy nghe anh tưởng tượng, trước hết, một đất nước Việt Nam không còn hận thù:
    Đạn bom ơi, lòng tham ơi, khí giới nào diệt nổi dân ta
    Việt Nam ơi bừng cơn mơ, cho mắt nhìn sạch tan căm thù
    Trong một đất nước như thế, mặt đất sẽ ??orung rinh bước triệu người, phá ngục tù đi dựng ngày mới???, với cảnh:
    Ta sẽ chiếm trăm công trường, ta xây nên nghìn phố hòa bình
    và:
    Thuyền ngược xuôi trăm ghe chèo con nước lớn
    Con người thực hiện được giấc mơ phục sinh:
    Tìm lại thanh xuân cho chị hồng đôi má
    Tìm lại đôi vai em về gánh xuân nồng
    Tìm lại thơ ngây cho một bầy em bé
    Tìm lại đôi chân cho người lính trở về
    Một trong những hình ảnh (và có thể là nỗi ám ảnh) của anh là mặt trời. Tương lai tươi sáng đồng nghĩa với mặt trời:
    - Bao nhiêu năm nhục nhằn đã qua, hôm nay thấy
    mặt trời rực sáng...
    - Trên cánh đồng hòa bình này, mặt trời yên vui lên đỏ chói
    Anh cụ thể hóa khung cảnh hòa bình bằng nhiều chi tiết rất cụ thể:
    Bàn chân ta đi mau đi sâu vô tới rừng cao
    Vác những cây rừng to về nơi đây ta xây dựng nhà
    Một đất nước phát triển:
    Trường học dựng mọi nơi...
    Bệnh viện đầy niềm tin
    Chợ người về càng đông
    Nông nghiệp phát triển:
    Đời dân ta cần lao, mồ hôi đã thắm trong ruộng sâu
    Ngày mai đây rừng hoang thành bãi lúa quyết nuôi dân nghèo
    Và giấc mơ này thì thật ??ovô tiền khoáng hậu???:
    Đường đi đến những nơi lao tù
    Ngày mai sẽ xây trường hay họp chợ
    Dân ta về cày bừa đủ áo cơm no
    Một đất nước phát triển, không có lao tù,nhân dân no ấm, trời ơi, có giấc mơ nào đẹp hơn thế! Và thực tế lịch sử mấy chục năm không chiến tranh vừa qua dưới chế độ Cộng sản cho thấy, chẳng có giấc mơ nào viễn vông hơn thế!
    ??oTa phải thấy mặt trời??? và ??oXin mặt trời ngủ yên???
    Những bài ca trích dẫn trên, nhiều bài, nhiều đoạn chẳng khác gì một một hồi trống thúc quân. Anh kêu gọi mọi người xuống đường, đứng dậy, tiến lên. Y như một chiến sĩ xung kích, sẵn sàng lao đầu vào cuộc chiến đấu. Mặt khác, trong nhiều bài, ca từ đầy chất lạc quan.
    Những nhạc khúc trên ??orất??? TCS (vì chỉ có anh mới sáng tác loại ca khúc này) mà cũng lại (theo cảm nhận của riêng tôi) có vẻ rất ??okhông??? TCS. ồn ào thế, hùng tráng thế, nhưng vẫn có cái gì gượng gạo, không ổn. Nhiều đoạn nghe ra như nhạc ??ophong trào???. Dù không nghi ngờ gì về nỗi phẫn nộ cũng như khát khao của anh, tôi vẫn cảm thấy chúng bị điều kiện hóa bởi những biến cố thời sự và bị thúc bách bởi một hoàn cảnh tâm lý đặc biệt nào đó. Do thế mà, dù được hát và được phổ biến, chúng không trở thành phổ thông và đi sâu vào lòng người như những bài tình ca và thân phận ca. Đàng sau những lời lẽ hùng hồn đó vẫn thấp thoáng một cảm thức tuyệt vọng, như sau này ta sẽ thấy trong tập ??oPhụ khúc Da vàng???:
    ...Đường anh em sao đi hoài không tới
    Đường văn minh xương cao cùng với núi
    Đường lương tâm mênh mông hoài bóng tối
    Trái đau thương cho con mới ra đời
    Có nghĩa là, theo tôi, ẩn nấp dưới những ca từ ??ođao to búa lớn??? của Kinh Việt Nam và Ta phải thấy mặt trời, vẫn là giòng nước mắt, là nỗi ưu tư nhân thế, là tâm trạng đớn đau cùng cực của thân phận nhỏ bé, yếu hèn. Vẫn là hạt bụi, vẫn là nỗi khắc khoải siêu hình miên viễn trước cuộc nhân sinh. Tất cả cái ??ovẫn??? đó tạo thành chất sâu lắng, tha thiết của ??oThần thoại quê hương tình yêu và thân phận??? sáng tác trước đó. Hay nói một cách khác, đàng sau lời hô hào ??ota phải thấy mặt trời??? là một lời van vỉ thống thiết bất tuyệt:
    Mặt trời đã ngủ yên
    xin mặt trời hãy ngủ yên
    Con người mãi mãi vẫn là một thân phận:
    Cúi xuống cho bóng đổ dài cho xót xa mặt trời
    Anh xin đủ thứ: xin tình yêu, xin lại cuộc đời, xin chuyện tình, xin nguyên vẹn hình hài, xin yên phận này thôi. Trong lúc bên kia anh giục giã, thúc bách hãy vung cao biểu ngữ, thì ở đây:
    Giọt nước mắt quê hương ôi còn chảy miên man
    ôi giòng nước mắt chảy hoài
    giòng nước mắt đời đời...
    Thân phận con người quá nhỏ nhoi bé bỏng, bất lực:
    Người nằm co như loài thú trong rừng sương mù
    Người nằm yên không kêu than chết trên căn phần
    ...Người đứng đó như trăm năm vết thương chưa mờ
    Người mẹ là hình tượng của một nỗi buồn bất tuyệt:
    Mẹ ngồi trăm năm như thân tượng buồn để lại quê hương
    Một khung cảnh hậu chiến hoang liêu như thuở tạo thiên lập địa:
    Sau chinh chiến ôi quê hương thần thoại thuở hồng hoang
    đã thấy đã xanh ngời liêu trai
    còn có ai trên cuộc đời ôi nhân loại còn người
    và tôi thôi rồi lang thang như mây trời
    Chiến tranh, quê hương, tình yêu và thân phận cuộn xoáy vào với nhau để tạo thành bi kịch. Cùng lúc với Kinh Việt Nam và Ta phải thấy mặt trời hoặc sau đó không lâu là Như cánh vạc bay, Khói trời mênh mông, Cỏ xót xa đưa. Rốt cuộc, căn phần của anh, thực chất của anh là một kẻ suy gẫm về nỗi cô đơn, một tên hát rong suốt đời lang thang, buồn bã. Những hô hào của anh, những reo hò của anh, những reo vui của anh chỉ là ??ovui gượng kẻo mà???. Chiến tranh cũng là bi kịch nhân sinh, như mọi bi kịch khác. Nó là thành phần của bi kịch đó. Bởi thế mà, mặc cho có những lúc anh tở mở reo hò, hòa bình hay không, còn chiến tranh hay không, thân phận anh vẫn thế. Vẫn là một thân tượng buồn!
    Vẫn là:
    Trên đời người trổ nhánh hoang vu
    Trên ngày đi mọc cành lá mù
    Những tim đời đập lời hoang phế
    Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê
    ...Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ
    Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa.
    Mặt trời vẫn ngủ yên cho anh tiếp tục hát hôn mê. Mãi mãi hôn mê! Và chính cái hôn mê đó đã tạo thành một TCS khác, mang anh đi vào vĩnh cửu.
    IV. Nhân sinh ca - mấy hình tượng chính.
    Như đã trình bày ở phần trên, tôi gọi chung những bài tình ca và thân phận ca TCS là nhân sinh ca. Ta có thể tổng quát hóa các hình tượng chính trong nhân sinh ca của TCS như sau:
    EM
    CõI THế TÔI
    Em là ngôi vị để chỉ người tình. Có thể là một người tình cụ thể (như Diễm, Lộc...) mà cũng có thể là người tình tưởng tượng. Và cũng có thể chỉ là một khái niệm, một bóng dáng, một hình ảnh, một sản phẩm thuần túy tưởng tượng. Nhưng đàng nào thì cũng là một người nữ.
    Tôi là chủ thể, là tự ngã. Có khi Tôi trở thành Ta. Trong hầu hết ca khúc, cái Tôi đây không chỉ riêng một TCS cụ thể với những hoàn cảnh cụ thể riêng biệt, mà là một thân thế, một hiện sinh, một số kiếp. Tôi, hầu hết là chỉ người nam, nhưng có khi là con người nói chung. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, thì rõ ràng Tôi là con người, nam và nữ. Trong thực tế, nhiều khi là nam, nhưng ý muốn nói là con người.
    Cõi thế (hay ??ocõi đời??? hay ??omột cõi đi về???) có thể là người đời hay đời người hay những đối vật gần gũi tham dự trong kiếp hiện sinh, tồn tại bên cạnh mỗi người, bên cạnh cái Em, bên cạnh cái Tôi, trong cái Em, trong cái Tôi hoặc tạo thành cái Em, cái Tôi: giòng sông, ánh nắng, con trăng, bông hoa, con đường, góc phố với những liên hệ xa gần với Em, với Tôi, với người đời và đời người. Cõi thế, như thế, là nơi chứa chấp Em và Tôi và người đời như những thân phận. Thành thử, ta không ngạc nhiên khi thì anh ru Tôi, rồi ru Ta, rồi ru đời, rồi ru người.
    Tương quan giữa Em và Tôi tạo thành cái được gọi là tình yêu, nỗi nhớ, sự tiếc nuối, nỗi buồn, sự mất mát, lòng mong ước và là nguồn cảm hứng bất tuyệt cho những bản tình ca Trịnh Công Sơn.
    Tương quan giữa Tôi và Cõi thế tạo nên cái mà Trịnh Công Sơn gọi là ??omột cõi đi về???, là nguồn gốc của mọi bi kịch, của thân phận, là nỗi tuyệt vọng không cùng, đeo đẳng gần suốt sự nghiệp và cuộc đời của Trịnh Công Sơn. Có những giai đoạn, tương quan đó trở nên ??obất bình thường???, anh bị ??ovong thân???, nghĩa là bị ném ra khỏi cái Tôi cố hữu của anh. Tôi biến thành cái Ta, thành cái Chúng ta. Đó là cái Tôi trong một số bài của ??oCa khúc da vàng???, của hai tập ??oKinh Việt Nam??? và ??oTa phải thấy mặt trời???, tóm lại là cái Tôi đặc biệt trong những bài ca nói về chiến tranh, về cuộc tranh đấu cho hòa bình, về mơ ước xây dựng lại đất nước vân vân. Đó cũng là cái Tôi của giai đoạn sau này khi sống dưới chế độ Cộng Sản. Giai đoạn trước, những lời tâm sự biến thành những lời than van, gào thét, lên án và những mơ ước rực rỡ nhưng viển vông. Giai đoạn sau thì cái Tôi cũng trở thành cái Ta hoặc biến mất trong cái Ta chỉ để... ??osống còn???. Cái trước nghe còn có chút gì là của anh, cái sau hoàn toàn vong thân, biến tính. Để hiểu cái tính cách ??osống còn??? này của TCS, có lẽ không có gì cụ thể thể hơn là đọc trích đoạn sau đây của Nguyễn Duy, một nhà thơ trong nước, viết về anh vào năm 1987:
    ??oMột số ca khúc mới của TCS, sáng tác từ cảm hứng trước hiện thực mới, đã được công chúng lan truyền rộng rãi, trong đó, bài ??oEm ở nông trường, em ra biên giới??? được đáng kể là cái mốc đánh dấu chặng đường mới của anh. Anh đã thật sự ??obắt??? vào mạch đời sống hiện thực mà vẫn giữ được cái giọng riêng, cái bản sắc tươi sáng. Một vài năm trước 1975, anh hơi sa đà vào mạch thiền, bắt đầu có dấu hiệu lẩn quẩn (...). Chính hiện thực đời sống đã giúp anh ??otrẻ lại???, anh đi nhiều, sáng tác và hát, ở nhà trường, công trường, nông trường, ở các tụ điểm sinh hoạt xã hội của thanh niên, sinh viên và trí thức thành phố, lên biên giới, ra biển khơi, vào tận bưng biền Đồng Tháp Mười. (...). Với anh, có thể kể ra hàng loạt những bài hát được nhiều người ưa thích ??oEm còn nhớ hay em đã quên???, ??oChiều trên quê hương tôi???, ??oHuyền thoại mẹ???, các bài hát trong phim ??oPho tượng???, phim ??oY võ dưỡng sinh???v.v...đều là những bài nhạc và lời tương sinh như xác với hồn, những chi tiết hiện thực đời sống được nâng lên trong xu hướng vươn tới cái đẹp lâu bền???(17). Giọng điệu Nguyễn Duy nghe ra có vẻ thật tình, chắc cũng giúp được TCS trong giai đoạn xoay sở để ??osống còn??? này. Chẳng có gì là lạ, ai cũng muốn sống còn cả mà!
    Có lẽ chính vì nhận ra cái tính chất giai đoạn, tính chất ??obất bình thường??? của chúng mà trong tuyển tập ??oNhững bài ca không năm tháng??? của anh không có những bài ca tuyệt hay về chiến tranh và mơ ước về hòa bình, lại càng không có một số bài ca được sáng tác với mục đích ??osống còn??? này. Chỉ trừ bài ??oEm ra đi nơi này vẫn thế???, tuy phảng phất hơi hướm tuyên truyền, nhưng vẫn là một bài đầy chất tâm sự. Phải chăng anh đã xem chúng như là những bài ca ??ocó năm tháng???, không thể hiện đúng ý hướng của anh là ??oMỗi bài hát của tôi là một lời tỏ tình với cuộc sống, một lời nhắn nhủ thầm kín về những nỗi niềm tuyệt vọng và cũng là một nỗi lòng tiếc nuối khôn nguôi đối với buổi chia lìa (một ngày nào đó) cùng mặt đất mà tôi đã một thời chia xẻ những buồn vui cùng mọi người????.(18) Cũng không có cả ??oNối vòng tay lớn???, bài hát đã để lại một kỷ niệm chẳng mấy vui cho những người yêu mến anh.
    Bùi Bảo Trúc, trong một bài viết khá công phu về Trịnh Công Sơn, đã nhận định: ??o...nhìn lại những nhạc phẩm mà người ta được nghe của ông, thì tình yêu là ám ảnh lớn hơn tất cả các đề tài khác của Trịnh Công Sơn???. Bởi thế, theo ông, ??oTrịnh Công Sơn, thủy chung vẫn chỉ ở với nhạc tình. Bài ca đầu tiên và cuối cùng của ông đều là những tình ca. Trong một chiều dài một nửa thế kỷ sáng tác, từ những năm 1950 đến cuối thập niên 90, Trịnh Công Sơn viết nhiều nhất vẫn là nhạc tình???(19). Nhạc tình. Có thể là như thế. Nhưng tôi không cho rằng ám ảnh lớn nhất đối với Trịnh Công Sơn là tình yêu, mà là thân phận con người, là cuộc hiện sinh. Dấu vết của ám ảnh đó hầu như xuyên suốt trong gần như tất cả nhạc phẩm của anh. Vâng, anh nói rất nhiều về tình yêu, anh nhắc nhở rất nhiều về Em, về một (những) người nữ nào đó đi qua trong đời anh, về hẹn hò, về chia xa, nhưng lúc nào cũng bàng bạc trong đó những khắc khoải khôn nguôi về phận người. Tình yêu là một mặt khác của bi kịch thân phận. Ta thấy rất rõ, qua tình ca Trịnh Công Sơn, sự tuyệt vọng và mất mát không chỉ nằm trong sự chia lìa, ngăn cách hay bội phản, mà nằm ngay trong chính tình yêu, nằm trong bản chất của nó.
    Sự thất bại trong tình yêu không phải tại Em (em bỏ đi, em chết, em phụ bạc, em vô tình...) mà trong nhiều trường hợp là tại Tôi. Nỗi bi đát không cùng của Cõi thế cũng xuất phát từ Tôi. Mà nói cho cùng cũng chẳng phải tại Tôi. Trong Trịnh Công Sơn, ta thấy cái chia lìa nằm ngay trong gặp gỡ, cái đớn đau nằm ngay trong hạnh phúc, cái khởi đầu nằm ngay trong cái cuối cùng. Nghĩa là nằm trong tính ??onhị nguyên??? của sự vật, của tương quan Tôi - Em - Cõi thế. Trong những tình khúc nổi tiếng nhất của anh, tính bi kịch đó khi tỏ khi mờ xuất hiện. Những hình ảnh như ngàn năm, ngàn năm ru em muộn phiền (Tuổi đá buồn) tình như núi rừng cúi đầu, tiếng buồn rơi đều (Tình xa), hay khái niệm đỉnh cao/vực sâu, (Tình nhớ) hay những đóa mong manh (Quỳnh hương) đưa ta vượt khỏi biên giới của thứ tình yêu thuần túy thông thường. Nó đẩy ta đến bến bờ của những suy gẫm nhân sinh, những khắc khoải nhân thế. Những bài tình ca và thân phận ca nghe ra đều là nhân sinh ca.
    Em:
    Cái Em xuất hiện khá nhiều trong ca từ, có lẽ tương đương, hoặc không thua mấy cái Tôi, của Sơn. Em dường như không có nhân dáng cụ thể gì đặc biệt. Qua một vài ca khúc, thì Em có vẻ gầy (vai em gầy guộc nhỏ, trên vai gầy), bàn tay Em thì có năm ngón (đương nhiên), xanh xao (bàn tay xanh xao đón ưu phiền) và ngón tay Em cũng gầy (ngón tay em gầy nên mãi...) và cánh tay thì dài (dài tay em mấy...), tóc Em cũng dài (tóc em trôi dài trôi mãi...), đôi mắt thì hay buồn (nắng có buồn bằng đôi mắt em). Em có thể cũng đẹp (mi cong cỏ mượt...tay xanh ngà ngọc). Tóm lại, Em nhỏ nhoi, mỏng mảnh, có vẻ tiểu thư. Thực ra, Em chỉ là một hình ảnh, và trong rất nhiều trường hợp, chỉ là một ý niệm mà Trịnh Công Sơn vay mượn để nói lên cảm thức của anh về Cõi thế và làm nổi bật cái Tôi.
    Trước hết, Em là người mà ??omột ngày tình cờ biết em, là ngày lạ lùng nhất trần gian???. Em là ??ohoa lá giữa thiên nhiên hiền hòa???. Em là người mà Tôi muốn ??oyêu em thật thà???. Tôi ??oxin năm ngón tay em thiên thần??? và ??oRu em ngồi yên nhé??? để Tôi ??otìm cuộc tình cho???. Chính vì thế mà ??oTôi đã yêu em bao ngày nắng bao ngày mưa???. Nhưng bất hạnh thay, trong tình yêu ??ođã có nghìn trùng trên môi người tình, đã dấu nụ tàn bên trong nụ hồng, có chớm lạnh lùng trên môi nồng nàn???. Vì sao? Vì Em là người luôn luôn xa cách:
    - Em đi biền biệt muôn trùng quá
    - Em đi bỏ lại dặm trường
    Em lúc nào cũng vội vàng:
    Em đi qua chốn này ối a sao em đành vội
    Em chỉ là chiếc bóng chập chờn, thấp thoáng, mong manh:
    Một lần thấy bóng em qua nơi này một lần với bóng tôi
    Một ngày đã có em xa nơi này một ngày với vắng tôi
    Em gây ra nỗi nhớ:
    - Từng nỗi nhớ, trùng trùng nỗi nhớ
    - Mong em qua bao nhiêu chiều, vòng tay đã xanh xao nhiều .
    Em làm cho cuộc tình bay đi, tan vỡ:
    - Rồi tình cũng xa khơi, phiến sầu là tháng ngày
    - Cuối đời còn gì nữa đâu, đã tàn mộng mị khát khao
    Đôi khi con tim hò hẹn ngậm ngùi vì một ngày mưa bắt đầu
    Thế là:
    Quanh em trăm năm khép lại có còn ai mang hoa tươi
    về yêu dấu ngồi
    Em đã vĩnh viễn ra đi, em:
    Bỏ trăm năm sau ngàn năm trước - Bỏ mặc tôi là tôi là ai
    ...Bỏ xa xôi yêu và gần gũi - Bỏ mặc tôi buồn giữa cuộc vui
    Vậy thì:
    Em là ai ? em là ai? Tôi tìm hạt bụi bay trong cuộc đời
    Có lúc, anh tự trả lời:
    Em là tôi và tôi cũng là em
    Tôi:
    Tôi là gì? Tôi là ai? Đó là ám ảnh lớn nhất và sâu thẳm nhất của Trịnh Công Sơn. Hầu như suốt đời, anh chỉ loay hoay đi tìm bản lai diện mục của cái Tôi đơn giản mà huyền hoặc đó. Tôi của anh chẳng phải chỉ là cái chủ thể yêu đương, ngay cả trong những bản tình ca có vẻ ??otình ca??? nhất. Cái Tôi ở đây đa dạng. Tôi yêu - Tôi tra vấn - Tôi đợi - Tôi bâng khuâng - Tôi yên lặng - Tôi biến dịch - Tôi là Em - Tôi là Ta - Tôi siêu thoát - Tôi cô đơn - Tôi than thở - Tôi trẻ - Tôi già - Tôi suy tư - Tôi vô thường...
    Cái Tôi đó rất lạ lùng: chưa vui đã thấy buồn, chưa gần đã thấy xa, chưa đi đã thấy về, chưa sống đã thấy chết, chưa yêu đã thấy mất. Tôi loanh quanh, thắc thỏm, nghi hoặc. Tôi nhạy cảm với mọi vật, mọi sự: một chút gió, một chút nắng, một chiếc lá rơi, một cái nhìn. Cái Tôi lo lắng chuyện ??omột ngày??? (một sát na) cho đến chuyện ??otrăm năm???, ??ongàn năm???. Cái Tôi đó còn có một sở thích khá lạ lùng: Ru. Ru tình, ru đời, ru Ta, ru người, ru thế giới và ru...Em. Cái Tôi than thở, la hét, kêu gào, hân hoan, xao xuyến. Lại có lúc cái Tôi im lặng, thu vào bên trong, biến mình nhỏ lại và tan giữa thinh không hoặc tan trong cội nguồn. Cái Tôi đó có lúc thật cuồng ngạo: Ta phải thấy mặt trời (ghê chưa!). Cũng có lúc chỉ biết van xin: Xin mặt trời ngủ yên! (tội chưa!)
    Vậy thì, Tôi không chỉ là một cá thể, lại càng không phải chỉ là cái Tôi-suy-tư. Tôi rõ ràng là một thân phận, một số kiếp, một dấu hỏi bất tận, một tìm kiếm không nguôi. ??oHình dạng??? cái Tôi như thế nào? Trước hết đó là một ??ohạt bụi hóa kiếp thân tôi??? để sau cùng ??otôi về làm cát bụi???. Từ hạt bụi này đến hạt bụi kia, Tôi là thực thể ??omỏi ngóng tin vui??? trong một tình hình hết sức tạm bợ:
    Tôi nay ở trọ trần gian
    Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời
    Chỗ trọ, buồn thay, cũng là chốn lưu đày:
    Còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây
    ...Còn bao lâu tôi xa anh xa em xa tôi
    Giữa chốn đó:
    Tôi như là người lạc trong đô thị một hôm đi về biển khơi
    Tôi như là người một hôm quay lại vì sao vẫn cứ lạc loài
    Tôi sống giữa cuộc đời, giữa mọi người nhưng tuyệt đối cô đơn:
    - Trời cao đất rộng một mình tôi đi, một mình tôi đi
    Trời cao đất rộng, một mình tôi về, một mình tôi về, với tôi
    - Không còn ai, không còn ai, ta trôi trong cuộc đời,
    không chờ không chờ ai.
    Chính từ cảm thức cô đơn ghê gớm đó mà Tôi khi thì ??onhư chim xa lạ, đứng nhìn những ngày qua??? khi thì ??olà chút vết mực nhòe???, khi thì ??onhư đá nặng nề??? và nhiều lúc ??omơ hồ tưởng mình là cơn gió???. Bởi thế mà Tôi luôn luôn bất an:
    Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ
    Tôi nghĩ quanh đây hồ như
    Những mong ước hoàn toàn vô vọng:
    Tôi như mọi người mong ngày sẽ tới
    Nhưng khi về lại thu mình góc tối
    Trong tôi rụng đầy bao nhiêu nụ cười
    Có nói được gì những tiếng bi ai
    Để rồi:
    Hôm nay thức dậy, không còn thấy mặt trời
    ...Hôm nay thức dậy
    Tôi ngẩn ngơ tôi
    Hôm nay thức dậy
    Mê mỏi thân tôi
    Tôi là một hiện hữu hoàn toàn bế tắc. Bởi thế mà ??oBao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt, trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt dọi xuống trăm năm..??? Rốt cuộc, Tôi là một nghịch lý:
    Còn hai con mắt khóc người một con
    Còn hai con mắt một con khóc người
    Con mắt còn lại nhìn một thành hai
    Nhìn em yêu thương nhìn em thú dữ
    Đấy! Lỗi tại cái Tôi mọi đàng. Em yêu thương cũng là từ Tôi. Mà Em thú dữ cũng là từ Tôi! Còn ai vào đó, hỡi ôi! Nhưng vĩnh viễn, Tôi vẫn là một dấu hỏi đầy nghiệt ngã:
    Tôi là ai mà còn khi dấu lệ
    Tôi là ai mà còn trần gian thế
    Tôi là ai, là ai, là ai...mà yêu quá đời này.
    Tôi là ai? Vâng, đó là một câu hỏi mà cho đến tận cuối đời, TCS vẫn không thể tìm ra giải đáp.
    Cõi thế:
    Cõi thế trong nhạc Trịnh Công Sơn được diễn tả ở nhiều cấp độ, nhiều hình tượng và nhiều ý niệm khác nhau.
    Trước hết, đó là những vật và sự vật gần gũi liên hệ trong đời sống hàng ngày, từ ??ođồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ??? cho đến ??obiển nhớ tên em gọi về???; từ ??onắng thủy tinh??? cho đến ??onắng khuya???; từ ??omặt trời vẫn ngủ yên??? cho đến ??omưa dưới chân ngà??? và ??omột loài hoa chợt tím???; từ con trăng là ??otên lãng du??? cho đến ??omặt đất ưu tư bỗng nở nụ cười???; từ những đường phố ??omệt nhoài???, ??ohắt hiu??? cho đến đường phố ??ođầy tiếng chim???; từ Sài Gòn ??omưa rồi chợt nắng??? về Huế ??ođường phượng bay mù không lối vào??? cho đến Hà Nội ??oxôn xao con đường, xôn xao lá???; từ ??onhững hàng cây xanh đón em áo lộng??? cho đến ??onhững mặt đường nằm câm???; từ ??ongọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì??? cho đến ??ocó nắng vàng nghèo trên lối đi xa???. Cái thế giới gần gũi ấy phần đông đều có dáng dấp phố như Bửu Ý nhận xét: ??oHình ảnh phố phô mình phân rải trong ca khúc anh: phố xưa, phố hẹn, phố xôn xao, phố rộng, phố thênh thang, phố cao nguyên, phố nọ, phố xa lạ... Phố như là nơi triển lãm của sự sống, một đại hội đời, một nơi tập cư đủ mẫu người, một bãi thí nghiệm bao thế thái nhân tình làm thỏa lòng con người nào muốn sưu tập con người???(20)
    Đó là một cõi thế cụ thể. Cõi thế của anh còn mở rộng ra trong không gian và thời gian, một cõi thế trừu tượng, siêu thực và rộng, dài đến vô cùng. Đó là cõi thế của ??onhật nguyệt trên cao, ta ngồi dưới thấp???, của ??omột ngàn năm trước mây qua mây qua...một ngàn năm nữa mây qua mây qua???. Đó là cõi của ??obốn mùa thay lá???, ??orồi mùa xuân không về mùa thu cũng ra đi???, cõi của đêm ngày u tịch, của ??otrong xuân thì đã thấy bóng trăm năm???. Một cõi thế luôn luôn bất ổn, có đó mất đó ??ovừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ???, của ??ongày nào vừa đến đã xa muôn trùng???. Đó là cõi ??otrời cao đất rộng, một mình tôi đi...Đời từ vô tận một mình tôi về???. Đó cũng là cõi của ??omột người về đỉnh cao một người về vực sâu???, ??ocon diều rơi cho vực thẳm buồn theo???. Đó là cõi của ??ođá lăn, vết lăn trầm???, của một vườn địa đàng mù tăm mất dấu, một ??oparadis perdu??? ??oqua khoang trời vắng chân mây địa đàng??? hay ??ođêm hồng địa đàng còn in dấu chân bước quen???, chỉ còn ??obài ca dao trên cồn đá???...
    Tóm lại, dưới con mắt Trịnh Công Sơn, cõi đời là ??omột cõi bao la ta về ngậm ngùi???, trong đó:
    Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
    Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
    buồn bã hiu hắt:
    Có những bạn bè xanh như người bệnh
    Có tiếng cười và tiếng khóc mênh mông
    ...Có những mặt người giữa phố hoang mang
    vô vọng:
    Dưới ngọn đèn một bóng chim qua
    Giữa đường đi một người đứng gọi
    Có biết gì về ngày chưa tới
    không còn đấng cứu chuộc:
    Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người
    *
    Ba hình tượng Em, Tôi và Cõi thế trong ca từ Trịnh Công Sơn đều là hư huyễn vì bản chất của chúng là nghịch lý. Cái chất nghịch lý này được Trịnh Công Sơn diễn tả hầu như xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của anh. Cao Huy Thuần đã phân tích rất chi ly và đặc sắc tính cách này trong ca từ (mà ông gọi là nét nhạc):
    ??o Đối nghịch là nét nhạc riêng của Trịnh Công Sơn. Anh nói một điều rồi anh nói điều trái lại. Như nét hỏng nằm giữa toàn bích. Bài hát này của anh đối nghịch với bài hát kia, lời một đối nghịch với lời hai, câu sau nghịch với câu trước, thậm chí hai hình ảnh nghịch nhau trong cùng một câu, trong vòng đôi ba chữ???(21)
    ??oCó một chút của cái này và một chút của cái kia. Có một chút của cái này trong một chút của cái kia. Có một chút xuôi trong ngược. Trăm năm trong xuân thì. Chân như trong hạt lệ???... ??oTrong nhớ đã có quên, trong quên vẫn cứ nhớ, tưởng vơi mà đầy, trong con nước rút có hồng thủy dâng lên???(22)
    Theo tôi, đó là nét nhất quán trong cái nhìn của Trịnh Công Sơn về cuộc tồn sinh. Chính bản thân anh đã diễn tả cái nhìn ??onghịch lý??? đó như sau:
    ??oTôi đã mỏi dần với lòng tin. Chỉ còn lại niềm tin sau cùng. Tin vào niềm tuyệt vọng...Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng???(23)
    ở một bài khác, anh cho biết:
    ??oTôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ???(24)
    Vậy thì đã rõ, Trịnh Công Sơn, trước sau vẫn là một người ??oduy lý???. Anh nói về tuyệt vọng, về hư vô, về sự cô đơn, về Em, về Tôi, về Cõi thế trong tâm thức một người tỉnh táo, chứ không phải trong tâm thức của một người điên mê tuyệt vọng như cô gái thời chiến tranh ??otôi có người yêu chết trận ...hôm qua, chết thật tình cờ...???. Hơn thế nữa, đôi khi như một người ngoài cuộc, anh tỉnh táo ngắm nhìn và lý giải. ở điểm này, tôi (tác giả bài viết này, không phái cái Tôi của TCS) đồng ý với Võ Phiến khi ông cho rằng Trịnh Công Sơn mới lớn lên đã thốt lời siêu thoát như một đạo sĩ đầu râu tóc bạc chống gậy trúc dưới một chân núi nào. Một tác giả khác, Huỳnh Hữu Uỷ, nhận xét Trịnh Công Sơn đã từng ??olý giải tài tình những u uất của kiếp người, nỗi hoang vu và mộng ảo nhân sinh trước thực tại mênh mông, cùng lúc đặt con người đối đầu cả trước vận mệnh lịch sử, anh cư ngụ trong cuộc đời không chỉ như một thi sĩ ca hát cái đẹp mà còn là một nhà hành giả sống cái ẩn dật bên trong???(25)
    Vâng, nghệ thuật cũng là một cách lý giải đời sống. Thay vì dùng một chuỗi luận lý để tìm cách chứng minh, thuyết phục, ở đây, Trịnh Công Sơn dùng từ ngữ và hình ảnh, biểu tượng để ...hát. Anh lặp đi lặp lại mãi cùng một số ý. Một thứ triết học nhẹ nhàng như ca dao hay lời ru con, như anh phát biểu. Rõ ràng là tư tưởng Phật giáo và Lão giáo, cả dưới dạng bình dân lẫn bác học, có một dấu ấn sâu đậm và tự nhiên trong tâm thức anh. Đó là lẽ vô thường. Đó là vòng thời gian sinh tử. Đó là một cõi ??osinh ký tử quy???, sống gửi thác về. Đó cũng là âm dương tương sinh tương khắc. Cũng như Kim Dung đã dùng võ học và các hình tượng nhân vật để ??ohiện thực hóa??? các tư tưởng Phật giáo và Đạo giáo trong các bộ truyện kiếm hiệp của ông, TCS khai thác tận cùng khả năng diễn đạt và gây ấn tượng vừa bình dân vừa bác học bằng cách xào nấu ngôn ngữ, ghép từ ghép ý, đôi khi dùng thủ pháp đảo lộn cấu trúc câu và chữ, làm cho các ý tưởng và triết lý đông phương mang những dáng vẻ mới. Mặt khác, cũng phải ghi nhận ảnh hưởng của những trào lưu triết học thời thượng khá phổ biến hồi đó ở miền Nam, đặc biệt là hiện sinh, lên ca từ của TCS. Các khái niệm về phi lý, hư vô, mỏi mệt...được anh đưa vào ca từ một cách thoải mái.
    Ngoài ra, anh khai thác lối hợp âm hợp vận đa dạng cọng với âm thanh phổ thông phụ họa (nhạc gọn gàng, giai điệu đơn giản, trơn tru, phù hợp với đủ loại giọng) để đưa vào quần chúng. Anh sáng tạo nhiều ý tưởng và hình ảnh khá ngộ nghĩnh, đôi khi vô nghĩa, nhưng lại tiềm ẩn nhiều ý nghĩa: tôi thu bóng tối, tôi thu tôi nhỏ lại. Nhiều khi tôi có cảm giác như anh đùa cợt với chữ nghĩa, vì anh biết rõ bản chất giới hạn của chúng. Anh mặc tình thao túng, vọc giỡn. Khi thì anh khai thác những hình ảnh đầy chất thơ, khi thì rặt cả chữ nghĩa bề bộn, làm dáng (hư vô, ưu phiền...) khi thì nặng nề âm khí , khi thì nhẹ nhàng siêu thoát, khi thì tinh nghịch, thơ ngây, đôi khi có vẻ như anh muốn trêu chọc, đánh lừa cảm quan của chúng ta: ??oĐừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng...???. Cái gì vậy? Thực ra, anh muốn đẩy nỗi tuyệt vọng đến tận cùng của nó. ??oMỗi ngày tôi chọn một niềm vui???, bài ca trông như rất lạc quan, nhưng để ý mà xem, chúng chỉ là một niềm vui ??ophải đạo???, vui cho có. Niềm vui làm sao mà ta có thể chọn mỗi ngày, y như ta chọn áo chọn quần được.
    V. Thử đọc (và nghe) một vài bản nhạc ưa thích
    Biết đâu nguồn cội (Nhịp 2/4, âm giai Đô trưởng, vừa, vui)
    1. Em đi qua chuyến đò thấy con trăng đang nằm ngủ - Con sông là quán trọ và trăng tên lãng du
    Em đi qua chuyến đò ối a con trăng còn trẻ - Con sông đâu có ngờ ngày kia trăng sẽ già
    2. Em đi qua chuyến đò ối a trăng nay đã già - Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra
    Em đi qua chuyến đò, lắng nghe con sông nằm kể - Trăng ơi trăng rất tệ, mày đi nhớ chóng về
    3. Em đi qua chuyến đò ối a vui như ngày hội - Tôi xin làm quán đợi buồn chân em ghé chơi
    Em đi qua chốn này ối a sao em đành vội - Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài
    4. Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đâu nguồn cội - Cây trưa thu bóng dài và tôi thu bóng tối
    Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đầu nguồn cội - Tôi thu tôi bé lại, làm mưa tan giữa trời
    Bản nhạc vui tươi nhí nhảnh nghe như một bản đồng dao. Hát tập thể, có thể vừa hát vừa vỗ tay. Bài ca có bốn phiên khúc, hai phiên khúc đầu đề cập đến Trăng và Sông. Hai phiên khúc sau đề cập đến Tôi và Em. Ba thực thể chính vẫn là Tôi - Em - Cõi thế. Bài hát nêu lên hình tượng đối nghịch giữa Tôi/Em, chủ thể/đối tượng, động/tĩnh, biến dịch/bất biến.
    Nguyệt ca (nhịp 2/4, âm giai Mi trưởng, nhẹ nhàng, trữ tình)
    1. Từ khi trăng là nguyệt đèn thắp sáng trong tôi - Từ khi trăng là nguyệt em mang tim bối rối
    Từ khi trăng là nguyệt tôi như từng cánh diều vui - Từ khi em là nguyệt trong tôi có những mặt trời
    Từ đêm khuya khi nắng sớm hay trong những cơn mưa , từ bao la em đã đến xua tan những nghi ngờ
    Từ trăng xưa là nguyệt lòng tôi có đôi khi tựa bông hoa vừa mọc hân hoan giây xuống thế
    Từ khi trăng là nguyệt tôi nghe đời gõ nhịp ca - Từ khi em là nguyệt cho tôi bóng mát thật là.
    2. Từ khi trăng là nguyệt, vườn xưa lá xanh tươi - Đàn chim non lần hạt cho câu kinh bước tới
    Từ khi trăng là nguyệt tôi nghe đời vỗ về tôi - Từ khi em là nguyệt câu kinh đã bước vào đời
    Từ bao la em đã đến hay em sẽ ra đi vườn năm xưa còn tiếng nói tôi nghe những đêm về
    Từ trăng thôi là nguyệt một hôm bỗng nghe ra buồn vui kia là một như quên trong nỗi nhớ
    Từ trăng thôi là nguyệt tôi như giọt nắng ngoài kia - Từ em thôi là nguyệt coi như phút đó tình cờ.
    3. Từ trăng thôi là nguyệt là trăng với bao la - Từ trăng kia vừa mọc trong tôi không trí nhớ
    Từ trăng thôi là nguyệt hôm nao chợt có lời thưa - Rằng em thôi là nguyệt tôi như đứa bé dại khờ
    Vườn năm xưa em đã đến nay trăng quá vô vi giọt sương khuya rụng xuống lá như chân ai lần về
    Từ trăng thôi là nguyệt mỏi mê đá thôi lăn vườn năm xưa vừa mệt cây đam mê hết nhánh
    Từ trăng thôi là nguyệt tôi như đường phố nhiều tên - Từ em thôi là nguyệt tôi xin đứng đó một mình.
    Bản nhạc trữ tình, không nhí nhảnh như bản trên. Hát một mình. Vỗ tay theo không hay nhưng thích thì vỗ tay...cũng được. Bài ca có ba đoạn, chứa hai ý chính: Khi trăng là nguyệt (hay em là nguyệt), nghĩa là Em và Tôi gặp nhau, yêu nhau thì...thế và khi trăng không còn là nguyệt (hay em không còn là nguyệt), nghĩa là Em và Tôi xa nhau, thì ...thế. Bài ca nêu lên cái ý: cõi thế biến dịch theo tương quan giữa Em và Tôi và tâm thức vui buồn của Tôi. Từ Tôi mà ra Cõi thế. Tướng tự tâm sinh.
    *
    Ta để ý, trong một số bản nhạc, Trịnh Công Sơn hay đề cập đến trăng, đến mặt trời. Nhật-nguyệt được xem như biểu tượng của vũ trụ, cõi thế:
    - Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
    - Nhật nguyệt trên cao ta ngồi dưới thấp
    Đâu cũng là trăng. Nhưng trăng trong ??oBiết đâu nguồn cội??? (BĐNC) có tính khách quan. Nó nằm ngoài Tôi. Nó chỉ là một ??otên lãng du???. Nhưng trăng trong ??oNguyệt ca??? (NC) gắn liền với Tôi. Nó tạo thành Cõi thế của Tôi. Nó tạo thành Tôi. Trong BĐNC, trăng chỉ là một đối sánh với Em. Trong NC, trăng là nguyệt, là em, và qua đó, trăng dính liền với Tôi, là điều kiện tồn tại của hiện sinh Tôi, trở thành bản thân Tôi. Sự chuyển biến trăng - nguyệt - em thay đổi thân thế và cảm quan của Tôi. Bởi thế mà trong BĐNC, Tôi ??orong chơi??? giữa đời. Còn trong NC, từ chỗ ??onghe đời vỗ về tôi??? đến chỗ Tôi ??okhông trí nhớ??? để cuối cùng trở thành ??ođứa bé dại khờ???. Trong BĐNC, Tôi sẵn sàng ??olăn theo gót hài??? để rồi ??olàm mưa tan giữa trời???. Còn trong NC, Tôi lại bị phân thân trở thành ??ođường phố nhiều tên??? để rốt cuộc ??ođứng đó một mình???.
    Thú vị là ở chỗ, trong BĐNC, cái Tôi trông có vẻ siêu thoát, đầy cảm thức đạo sĩ, trong lúc ở NC, cái Tôi có vẻ phiền trược, dính líu, vướng víu với đời. NC là một thế giới đầy cảm tính, trong đó, Tôi và Em cọ xát nhau. Đó là thế giới của là và thôi là, hiện hữu và phi hiện hữu. Tôi khoái lối sử dụng chữ nghĩa ở đây: trăng - nguyệt - em. Một đánh tráo giữa danh và thực, giữa cái biểu tượng và cái cụ thể. Trăng là nguyệt hay trăng là em? Em là nguyệt hay em là trăng? Nguyệt là em hay nguyệt là trăng? Cái nào thiệt cái nào không thiệt? ...Thực ra thì, ta cảm ngay trăng - nguyệt - em tuy ba mà là một. Ngôn, mà phá ngôn. Lời, mà phá lời.
    Cả hai bài tuy khác nhau, nhưng hát lên, ta cảm nhận ngay chất ??othiền ca??? trong khí hậu của bài hát. Nó nằm giữa những giòng chữ, ý nghĩa, hình ảnh và âm thanh. Và đồng thời, nó nằm ngay ngoài chúng. Nhiều ý và hình ảnh xuất hiện thật bất ngờ, bất ngờ đến nỗi, dù nghe đi nghe lại nhiều lần, chúng vẫn có vẻ như vừa mới bật ra đâu đây, chừng một ??osát na??? trước. Và điều lạ hơn nữa, nó có vẻ như ??obật??? từ trong ta mà ra, chứ không phải là từ Trịnh Công Sơn.
    Và thêm một bài nữa
    Định chấm dứt bài viết ở phần trên, nhưng chợt vừa nghe thêm một bản nhạc trong một cuốn băng do chính giọng Trịnh Công Sơn hát: bài ??oRa đồng giữa ngọ???. Bài hát này cũng nhịp 2/4, giòng nhạc vui tươi, nhí nhảnh, âm giai Fa trưởng. Bài này cũng có tính cách đồng dao, đặc biệt không có Tôi mà cũng chẳng có Em. Chỉ có ba hình tượng: thằng bé, con diều giấy và yêu tinh.
    Bài hát giản dị, lặp đi lặp lại một câu chuyện vui. Giữa trưa đứng bóng, một thằng nhỏ (là Tôi, là anh, là em, là con người) mang diều ra thả giữa đồng. Trong khi bay cao, con diều bỗng gặp một khuôn mặt yêu tinh. Thay vì tranh chấp đấu đá, chúng cùng bay lên bay cao giữa thinh không với nhau. Câu chuyện kết thúc đơn giản, rất đơn giản:
    Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ
    Ngờ đâu hội ngộ tan giữa hư không.
    ...Tan trong cội nguồn.
    Vâng, tan giữa hư không. Cả thằng bé. Cả con diều. Cả khuôn mặt yêu tinh. Cả Em. Cả Tôi. Cả Cõi thế. Tất nhiên, tất cả: tan trong cội nguồn.
    Trần Hữu Thục
    (7/6/2001 - 9/7/2001)
    1. Văn Cao, Lời bạt, ??oTuyển tập những bài ca không năm tháng???, tái bản
    lần 4, Nhà xuất bản Âm Nhạc, Việt Nam 1998, tr. 278
    2. Nguyễn Xuân Hoàng, ??oSổ tay???, Văn (Cali) 53 &54, số đặc biệt về
    Trịnh Công Sơn, tháng 5 & 6/2001, tr. 7
    3. Vũ Thư Hiên, ??oThương nhớ Trịnh Công Sơn???, Thế Kỷ 21 (Cali)
    số 145, tháng 6/2001, tr. 62
    4. Bùi Bảo Trúc, ??oVề Trịnh Công Sơn???, Văn, sđd, tr. 44
    5. Phạm Duy, ??oHồi ký Phạm Duy III???, dẫn theo Văn, sđd, tr. 35
    6. Văn Cao, Tuyển tập... đã dẫn, tr. 278
    7. Phạm Văn Tuấn, ??oVĩnh biệt thi sĩ du ca Trịnh Công Sơn???, Văn, sđd, tr. 26
    8. Trịnh Công Sơn, ??oCa khúc mang đến sự cảm thông giữa mọi người???,
    Văn, sđd, tr. 150
    9. Tô Thùy Yên, ??oMỗi ca khúc như một lời trăn trối???, Văn , sđd, tr. 37
    10. Đặng Tiến, ??oTCS, đời và nhạc???, Văn, sđd, tr. 15
    11. Bửu Ý, ??oThay lời tựa???, Tuyển tập...đã dẫn, tr. 9
    12. Trịnh Công Sơn, ??oDiễm của những ngày xưa???,Văn, sđd, tr. 140
    13. Xem ??oMột bài thơ hay của TCS???, Hoàng Ngọc Hiến, dẫn theo
    Tạp chí Thơ (Cali) số mùa Xuân 2001, tr. 19-21
    14. Trịnh Cung, ??oBi kịch Trịnh Công Sơn???, Văn, sđd, tr. 79
    15. Tô Thuỳ Yên, ??oMỗi ca khúc như một lời trăn trối???, Văn, sđd, tr. 38
    16. Sương Biên Thùy, ??oThảm kịch của một thiên tài???, bài gửi riêng,
    chưa đăng báo
    17. Nguyễn Duy, ??oTôi thích làm vua??? (1987), dẫn theo Hợp Lưu 59,
    tháng 6 & 7/2001, tr. 63-64)
    Để hiểu cái tinh thần ??osống còn??? này, xin trích một vài đoạn trong hai bài hát tiêu biểu thời kỳ này là ??oHuyền thoại mẹ??? và ??oEm ở nông trường, em ra biên giới??? (Cả hai bài đều không có mặt trong Tuyển tập ???Những bài ca không năm tháng???).
    ??oHuyền thoại mẹ???: Mẹ lội qua con suối - Dưới mưa bom không ngại - Mẹ nhẹ nhàng đưa lối -Tiễn con qua núi đồi...Mẹ về đứng dưới mưa - Che từng căn hầm nhỏ - Xoá sạch vết con về - Mẹ ngồi với cơn mưa... ??oHuyền thoại mẹ??? này thiếu hẳn cái tha thiết và cảm xúc chân thật của ??oHát cho một người nằm xuống???: Vùng trời nào đó anh đã bay qua - Chỉ còn lại đây những sáng bao la - người tình rồi quên , bạn bè rồi xa - ôi tháng năm, những dấu chân là vết bụi mờ...
    - ??oEm ở nông trường, em ra biên giới???: ...Xa nông trường ra biên giới, có đôi khi đi không trở lại - Nhưng trong lòng nghe tiếng nói, những gian nan sẽ đo lòng người - Từ biên giới xa, chốn em sương mù, rừng sâu tìm những lối mòn qua - Từng khi nắng mưa, lẫn đêm nằm nhớ màu đất trời quen quá chốn quê nhà - Khi qua rừng, khi qua suối, thấy vui theo bước chân đồng đội - Trong những ngày gian nguy ấy biết bao nhiêu những câu chuyện đời. Bài hát thuộc loại cổ động phong trào, đại loại như ??oTiếng chày trên sóc Bom Bo??? hay ??oBài ca năm tấn???
    18. Trịnh Công Sơn, Lời mở, Tuyển tập...đã dẫn, tr. 4
    19. Bùi Bảo Trúc, ??oVề Trịnh Công Sơn???, Văn, sđd, tr. 46
    20. Bửu Ý, ??oThay lời tựa???, Tuyển tập đd, tr. 6
    21. Cao Huy Thuần, ??oBuồn bã với những môi hôn???, Thế Kỷ 21
    số 146, tháng 6/2000, tr. 60
    22. Cao Huy Thuần, bđd, tr. 61
    23. Trịnh Công Sơn, ??oNỗi lòng của tên tuyệt vọng???, Văn, sđd, tr. 137
    24. Trịnh Công Sơn, ??oĐể bắt đầu một hồi ức???, Văn, sđd, tr. 139
    25. Huỳnh Hữu Ủy, trong Brochure triển lãm tranh Trịnh Cung, Đỗ Quang Em, Trịnh Công Sơn năm 1990 ở Sài Gòn, dẫn theo Hợp Lưu, sđd, tr. 71.

  10. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Trịnh Công Sơn, Nơi Vùng Ưu Tư Thành Tiếng Du Ca


    Thái Kim Lan​
    Như một sợi chỉ luồn theo cây kim, tin Trịnh Công Sơn mất đến với chúng tôi trong buổi tưởng niệm ngày giỗ thứ 40 năm của nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị tại nhà văn học nghệ thuật ở đường Lê Lợi Huế. Tối ấy anh em nghệ sĩ đến nghe bình thơ khá đông, chúng tôi, chị Hỷ Khương, Bửu Ý, Gia Phàm, Như Ngân, Xuân, Xuân Quế, tôi và một số anh chị em nghệ sĩ khác đứng xúm vào nhau, nghe sợi chỉ theo cây kim níu mình xích lại gần hơn một tí với người bạn bên mình trong nỗi nhói đau một chút nơi tim.
    Bỗng nhiên ít lời, một chút cay nơi mắt, một chút rã rời nơi vai, chúng tôi đứng như thế quây quần chôn chân, hình như có ai nói như một lời vĩnh biệt nủa buồn nửa vui: "Thôi rứa là từ nay hắn bỏ mình đi rong chơi chỗ khác... hắn bỏ đi thiệt rồi!"
    Cái tên lãng tử nhu mì này! Tiếng hát lênh đênh, "chén rượu say uống hoài", rong chơi cả một kiếp người, bây giờ dứt áo ra đi ?~lìa bầy, chim bỏ đường bay?~, thỏng tay viễn du nơi chốn nghìn trùng...
    Sơn ra đi! Cái vòng quây quần - như chúng tôi đang đứng với nhau chiều hôm ấy, nhiều đứa tóc đã rối bời sương muối - cái vòng bạn bè hay cái vòng tử sinh của thế hệ thập niên 40-60 chúng tôi, như chúng tôi đã thường đứng hay ngồi như thế mỗi khi gặp nhau ở lứa tuổi 20, như sút đi chốt mộng, chùng giây, tuột phím... cái vòng lỏng lẽo, rã rời!
    Dẫu biết rằng trong mấy mươi năm hễ ở đâu có Sơn và tiếng hát của Sơn thì cái vòng này càng nớirộng ra,như những làn sóng, khởi đầu từ một điểm xoáy nơi nào đó ở Huế, có thể nơi khúc sông Bến Ngự, hay nơi hồ Tịnh Tâm, hay ở bến Bao Vinh, hay ở đồi Vạn Niên, ở đó Sơn ném một viên sỏi là tiếng hát của mình vào đấy và làn sóng lan ra, từ thế hệ chúng tôi cho đến thế hệ trẻ ngày hôm nay, từ Huế đến Sài-Gòn, Hà Nội, Cà Mâu hay Lạng Sơn, vượt qua mấy lần đại dương và cái vòng quây quần quả đất bao la, hôm qua, ngày nay và có lẽ mai sau...
    Sơn là Tiếng Hát Trịnh Công Sơn của Mọi Người.
    Nhưng chiều hôm ấy tôi vẫn thấy - hay bởi mình muốn thấy như vậy - Sơn như vừa mới đứngdậy rangoài châm điếu thuốc, rồi sẽ trở lại ngồi giũa chúng tôi, trong vòng bạn bè, có thể chỉ là ba, hay bốn, hay mười, hay hai mươi đứa, ở Huế, tại nhà một người bạn nào đó, Chỉ, Ý, Tường, Tôn, Hùng, MLan, KLan, Điền, Hạnh, Thọ, Kỳ, Lý... ở nơi điểm xoáy sâu nhất của sông Hương, là vùng tâm tư của những người bạn đang tuổi thanh xuân, ngồi yên, ít lời, đôi môi mỏng thoáng nụ cười, mi mắt chớp sau gọng kính trên chiếc mũi thanh, lắng nghe những nỗi sôi, những phiền muộn quanh mình, như lắng nghe chính con tim mình... trong vùng tôi xin gọi là vùng ưu tư của Huế những năm 60.
    Vòng Bạn Bè
    Chính trong những năm tháng ấy lần đầu tiên tôi gặp bộ ba - chữ của HPNTường - Tường - Cường - Sơn. Nguyên do thật là rất Huế, có thể tìm thấy rải rác đâu đó trong các bài hát của Sơn.
    Một buổi chiều nắng vàng chiếu nghiêng trên nón lá, đường phố chính vắng người, không gian yên tĩnh có thể nghe thấy cả tiếng thời gian, chỉ có rộn rã tiếng guốc của mấy cô nữ sinh viên - đã có thể là BDiễm, TMai, Han, KLan hay MH, NB, DL, KL - đi dạo phố mua sách vở, tà áo lụa lướt bay trong nắng, bụi mờ đàng xa, và có một chàng trai xa lạ nào, có lẽ từ xứ Quảng ra, "chiều một mình qua phố", đang đứng ngơ ngác nhìn đường phố, bỗng tà áo lụa như có sức hút nam châm, chàng trai thấy mình thơ thẩn bước theo.
    Chiều hôm sau nghe báo có anh Tường đến thăm mượn sách, lúc ấy anh Tường tuy đã đi dạy văn nhưng học thêm môn cử nhân triết cùng khóa với tôi, anh đến với hai người bạn nữa, cái người hôm qua đi theo tà áo lụa và người kia là Sơn, "đi theo cho vui" như Sơn bảo. Chiều hôm sau nữa thì tôi cũng biết thêm là trong nhóm bạn của mình, có đứa là bạn của Sơn.
    Huế nhỏ bé là như thế ấy, người này là bạn của bạn cuả bạn của bạn... và bạn bè thành ra những vòng tròn quây quần với nhau. Chỉ cần một tiếng "Ới!" của thằng bạn ở trước ngõ là đứa trong nhà đã vội vàng với cái mũ bê-rê dắt xe đạp ra mà đi rong suốt ngày làm cho cả nhà chới với chờ cơm... HPNTường hôm ấy thao thao, vì lấy cớ đi mượn sách nên phải nói về sách. Chúng tôi trao đổi với nhau một vài đoạn về chủ nghĩa hiện sinh trong cuốn Hữu Thể và Hư Vô của J. P. Sartre, một chút về ý niệm thời gian của Heidegger, mà chúng tôi đang đọc ở trường.
    Sơn ngồi nghe chúng tôi bàn cải, phân tích, hình như Sơn không bao giờ thay đổi dáng ngồi của mình, khi nào cũng như thế, tham dự nhưng không ồn ào, hiền hậu và luôn luôn thoải mái như khi ở giữa đám bạn thân, lắng nghe, chú ý mà không chút chi cố gắng, ít tranh cãi, dễ thân thiện tự nhiên, một chút phù phiếm và mỏi mệt nơi dáng người, và ánh mắt xa xôi với những chuyện cãi vã cốt dành phần lý về mình cũng như với mục đích khoa danh mà mỗi người sinh viên Huế thời ấy thường đặt ra cho mình.
    Gió Phương Tây
    Chủ nghĩa Hiện Sinh với Heidegger, Sartre, A. Camus, phong trào điện ảnh với Jean-Luc Godard, thể điệu chanson với Juliette Greco, Francoise Hardy ở phương Tây đã đến với lớp trẻ chúng tôi trong những năm của thập niên 60 như một làn gió chướng thổi qua cái thành phố Huế, nhỏ bé, đóng khung, còn rất cổ kính trong cách nghĩ, cách làm ấy.
    Những danh từ như hiện sinh buồn chán, xao xuyến, hư vô, thời gian, hữu hạn và vô hạn, buồn nôn, thân phận con người, sự vô nghĩa của cuộc đời, nỗi hoài công phi lý của Sisyphus(1), ý niệm về siêu hình, bản thể học đã như những tiếng gõ bí ẩn vào cánh cửa tâm hồn của lớp thanh niên trẻ chúng tôi thời ấy như những mời gọi phiêu lưu vào những vùng đất lạ của tri thức. Bây giờ nhìn lại thì thấy mình dại khờ, bởi chính những tư tưởng mới này chẳng có chi là mới so với triết lý Phật giáo cả - thế nhưng lúc ấy chúng có một sức thu hút quyến rũ kỳ lạ trong cái khung cảnh đều đều êm đềm của xứ Huế, thành trì của thủ cựu và khuôn sáo, là những hàng rào ước lệ mà lớp trẻ thường hay muốn vuợt qua.
    Chúng tôi thường gặp nhau để kể cho nhau nghe về một quyển sách đã đọc, soạn bài, tranh luận. Và có lần với cây đàn ghi-ta, Sơn bắt đầu hát cho chúng tôi nghe.
    Ưu Tư và Du Ca
    Khi nghe Sơn hát tôi giật mình. Vì Sơn hát... môn siêu hình học về cuộc đời, về tình yêu đó! cái môn mà những con sâu gạo triết - như Đinh Cường vừa nhắc lại, là chúng tôi đang còn điên đầu vật lộn với nó, nhưng ngược lại, chẳng có một chút khô khan, trừu tượng, gượng ép hay kỳ quặc gì cả, Sơn đã hát triết học như một bà mẹ Huế có giọng nói hay nhất trên đời kể câu chuyện cổ tích Tấm Cám.
    Như một con ve vừa mới thoát xác lần thứ mấy mươi nghìn năm từ lòng đất của Huế, đã đi về thường xuyên trong tâm thức Huế, đã rung động và cảm ứng với trời đất Huế, với một âm điệu giản đơn thoát từ gam trầm của giọng Huế, Sơn đã trả lời trong cảm ứng vô thức những tiếng gõ cửa từ phương xa và giải thể chúng tôi ra khỏi ngõ bí của tư duy.
    Trong cái không khí sôi nổi của tuổi trẻ đô thị ham mê siêu hình, Sơn đã bắt đầu hát thay vì cãi nhau, thay vì lý luận dông dài với đám bạn bè, với cả thiên hạ, Sơn hát cho vui với anh em như Sơn thường nói, Sơn hát như một sự tham dự vào những đàm luận của bạn bè thuở đó và về sau của cả thiên hạ, mà đúng thật, Sơn hát với những ưu tư thâm kín nhất của tuổi hai mươi chúng tôi, với những tư duy của thế hệ trẻ chúng tôi và với một cách đặt vấn đề - biệt ngữ của phong trào học triết học siêu hình thời ấy, khác với những người nhạc sĩ đi trước.
    Sơn hát như cách thế cổi dép đội lên đầu đi ra khỏi giảng đường của Thiền sư Triệu Châu(2) không phải là để bỏ đi, từ chối, mà là một cách thế mở ngỏ cho sự sống như Triệu Châu.
    Hãy xem: Sơn hát đề tài có cái gì là khởi đầu, có gì là cái cuối cùng - ngõ bí của triết học đấy, nhưng với chất keo của một điệu ca bông đùa diễu cợt, và một chút ranh mãnh hiền triết của một thiền sư thỏng tay vào chợ, Sơn hát "không có chi đâu này, là có cái chết đầu tiên, không có chi đâu này, là có cái chết cuối cùng... ", hát như con bê điên cứ đánh lưỡi tùy theo cảm hứng của nó lúc chạy theo chế diễu mọi người ở trên một đường phố nhỏ của Huế. Người nghe có thấy mâu thuẫn hay không cũng phải mỉm cười, và bỗng ngộ được tính phi lý của sự đối nghịch trước sau.
    Sơn hát đề tài bản thể và hư vô và nhắc chúng tôi tìm về dòng sông Hương nhìn nước chảy, để thấy hay nghe "tay hư vô thắp nến, chiều chơi vơi lên cao, rồi dòng sông cũng qua mau, đưa người gợi mối sầu... " trong một giai điệu tiếng nước chảy ngược về nội tâm, để thấy sông không chảy mà tâm mình đang chảy. Ai định nghĩa được hư vô? Khổng tử cũng đã đến dòng sông để thể nghiệm với tiếng thở dài: Nước trôi mãi như thế ư ? Phạm Duy hát "im nghe nước chảy về đâu" trong một cảm giác buồn bã trôi xuôi. Với ý niệm hư vô, Sơn đặt lại vấn đề và giải mã sự biến đổi, sự trôi chảy của giòng sông với cảm tính triết học của mình trong âm giai sâu lắng, giữa tỉnh và mê, giữa buồn bã và giác ngộ.
    Sơn hát đề tài nỗi hoài công của Sisyphus bằng tiếng vang của vết lăng trầm... phiến đá... ưu phiền... của một cuộc đời phiêu lãng quên tuổi xanh... quê nhà xa vời vợi... cô liêu vây quanh, của mùa thu bay đi với vòng tay buồn ôm nuối tiếc và đưa ta về với khung cảnh Huế - không phải Huế thơ mộng mà là một Huế như chốn lưu đày đồng thời là quê nhà trong nỗi nhớ, bằng một tiếng than dài như xâu chuỗi âm hưởng quấn quýt luân hồi.
    Cũng phải nói thêm rằng thuở ấy, việc đi hát đối với các vị cha mẹ người Huế là một chuyện đáng nghi ngờ, nền nếp gia phong được rào lại kín cổng cao tường, không ai muốn cho con mình đi hát... hỏng đàn đúm rong chơi với những kẻ lãng tử giang hồ. Những bài hát mới do đó đối với chúngtôi thườngnhư những trái cấm.
    Cho nên bài hát đầu tiên của Sơn mà chúng tôi hát là một bài hát chuyền tay nhau : « Nhìn những mùa thu đi ».

    « Nhìn Những Mùa Thu Đi » Và Huế 1963.
    Bài ca có lẽ đã bỏ trong túi lâu ngày, chưa đưọc phổ biến, đến tay chúng tôi thì mực đã nhạt nhoè, chúng tôi xúm nhau lại trên thềm xi măng của một gian phòng rộng lớn gọi là hội trường của Nha cảnh sát TNTP (Bây giờ là Ðại học Sư Phạm Huế) lúc ấy tạm sử dụng làm phòng giam những thành phần trí thức Phật tử trong phong trào đòi bình đẳng tôn giáo do việc cấm treo cờ Phật giáo vào ngày Phật Ðản 1963 và việc xe tăng cán chết 14 em trong gia đình Phật tử vào đêm Phật đản tại thành phố Huế, để tập hát, chúng tôi, sinh viên Phật tử, gia đình Phật tử, các giáo viên và giáo sư đều đồng thời bị bắt một loạt trong đêm 20. 08. 63, đêm các chùa bị tổng tấn công trên khắp miền Nam VN , có người đang ngủ ở nhà cũng bị mời vào, như trường hợp của HPNTường,- hồi ấy HPNT không nằm trong Ðoàn SVPT,- trong túi áo của anh, mảnh giấy « Nhìn những mùa thu đi » đã trở thành bài hát « cho đỡ buồn » (cũng như Sơn đã nói hát cho vui) trong suốt những ngày tháng bị giam cầm của chúng tôi.
    Huế dạo ấy đang độ vào thu, ban đêm mưa sầm sập trên mái ngói, buổi sáng sớm trời trong trẻo, một thứ trong suốt như đóng đinh vạn vật dừng lại ở một điểm cố định, cây bàng độc nhất trong sân đứng với mấy chiếc lá đỏ trên cành, chúng tôi ngồi? « tay trơn » trên nền nhà, trẻ măng là mớ tóc và vầng trán, trẻ măng là sự ôm ấp những lý tưởng, những hoài vọng, những ước ao, những đợi chờ của tuổi hai mươi,- và chúng tôi đã đếm ngày tháng bằng « Nhìn những mùa thu đi »?
    Buổi sáng sớm, khi mưa vẫn còn rỉ rả ngoài sân, nhóm phụ nữ còn nằm trên ? » sân khấu « của hội trường ?" (hội trường là nơi tạm giam chung nam nữ những thành phần trí thức và sinh viên, học sinh Phật tử đã biểu tình, tuyệt thực chưa được định tội rõ ràng - vì tội trạng chưa được rõ ràng và được xem là những thành phần không « đáng để ý » nên chúng tôi có thể di chuyển thoải mái trong phòng và được đối xử tương đối tử tế, ban đầu có đến hơn 500 người, sau đó được thả ra dần hoặc chuyển đi nơi khác, còn lại khoảng 50, 60 mươi người, được chúng tôi lấy ghế ngăn lại làm hai trạm nghỉ : phần trên sân khấu dành cho phụ nữ cắm lều mùng mền, phần dưới sân khấu dành cho nam giới cắm trại) thì chúng tôi đã được điểm tâm bằng tiếng huýt sáo của ai đó đứng ngoài hiên nhìn mưa. « Nhìn những mùa thu đi, anh nghe buồn lên trên ấy, nhìn lá rụng ngoài sân?», buổi xế trưa bỗng nghe có ai cao giọng lê thê « Gió heo may đã về, chiều tím dâng vỉa hè nhìn mùa thu bay đi » và buổi tối có giọng ai âm thầm ở trong một góc phòng của hậu trường « và lá rụng ngoài song, nghe tên mình vào quên lãng, nghe tháng ngày chết trong thu vàng?thương cho mình ?lạnh lùng thêm »
    Chưa bao giờ trong đời tôi, đã nghe và đã hát một bài hát nhiều lần và trong một quãng thời gian dài liên tiếp 3 tháng như thế. Bài nhạc thật là đơn giản về âm giai thể điệu, đề tài mùa thu, một đề tài quen thuộc trong thi ca rất dễ bị rơi vào sáo ngữ, đã có « Tiếng thu » của Lưu Trọng Lư không tiền khoáng hậu, đã có « Giọt mưa thu » của Ðặng thế Phong khó quên trong lòng người, « Thu vàng » của Cung Tiến âm vang, nhưng « Nhìn những mùa thu đi » đã là bước đầu thành công của cuộc hành trình ca khúc Trịnh Công Sơn.
    Có thể nói hành trình ca khúc TCS thực sự bắt đầu từ « Nhìn những mùa thu đi » chứ không phải « Ướt Mi », dù « Ướt Mi » đã làm cho người ta biết đến Sơn.
    Bởi vì với « Nhìn những mùa thu đi » Sơn đã đưa chúng ta đến một cảm nhận mới, một thể cách « tân thanh » đến từ chính ý thức của người nghe : chúng ta hát « Nhìn những mùa thu đi » bằng mỗi « Cái Nhìn » mùa thu như một thể cách « mình biết riêng cho mình », một thể nghiệm riêng cho mỗi cảm nhận lời ca của mỗi một cá nhân. Chúng ta hát « Cái nhìn » của chúng ta, vào một buổi sáng mai thức dậy bỗng nghe gió heo may lùa vào khe cửa hay vào một buổi trưa nắng le lói trên vỉa hè của đường phố thưa thớt người qua lại hay vào buổi chiều tím bên song. Nỗi « Nhìn » mùa thu trở thành sự rung động mùa thu.
    Tôi nhớ đến chữ « Kiến Tính » của Huệ Năng khi ngài xây dựng quan điểm thiền học mới mẻ của mình , thay vì « Thân thị Bồ đề thụ?Tâm như minh cảnh đài » của Thần Tú, Huệ Năng đã đổi cách nhìn cuộc đời một cách vật lý so sánh thụ động bằng «Cái Nhìn » sinh động vào bản chất thực sự của sự vật trong tính chuyển đổi sáng tạo của nó « Bồ đề bổn vô thụ, Minh cảnh diệt phi đài ». Với « cái nhìn vô niệm » vào diệu dụng của « vô » và «phi » Huệ Năng đã đưa Thiền học vào một con đường dẫn đến giác ngộ đầy sinh động và sáng tạo.
    Cũng thế, trong hành trình ca khúc của Sơn, với « Nhìn » « những mùa thu đi » theo tôi nghĩ Sơn đã mở ra bằng « Cái Nhìn » của mình một thế giới âm thanh mới và khác lạ, thể cách và âm điệu sinh động vượt ra khỏi những cảm nghĩ khuôn sáo cũ, đi thẳng vào tâm thức người nghe, làm tiền đề cho tiếng hát Trịnh Công Sơn, và có lẽ đã là không phải một trùng hợp ngẫu nhiên mà trong tiếng hát TCS chữ « vô » (hư vô, vô thường) đã được ngâm nga một cách tân kỳ so với lời ca của những người đi trước và người đồng thời, ngoại trừ âm nhạc Phật giáo.
    Chỉ khác nhau ở một cách đặt vấn đề, với bài hát mùa thu bằng « Cái Nhìn » mùa thu, có thể nói hành trình ca khúc TCS đã từ giả khuôn khổ của âm nhạc Việt nam trước đó để cảm ứng được những trầm tư, thao thức và khát vọng của thế hệ của chính mình và thế hệ kế tiếp mà khởi sắc giai điệu riêng tư của mình.
    Mỗi khi nghe giai điệu ca khúc TCS, âm hưởng của tiếng ca đi vào lòng người một cách tự nhiên như dòng nước chảy, ta có thể nghe và hát mấy mươi lần một bài mà không chán, tôi cứ nghĩ rằng Sơn đã nắm được yếu tố cốt tủy của âm thanh trong lòng đất Huế, đã triển khai được âm giai trầm của tiếng Huế làm thành thể chất căn bản cho ca khúc, như có lần tôi đã nghe được một công án của Phật : « Có vị Sa môn ban đêm tụng kinh tiếng nghe rất buồn, có vẻ hối tiếc, lưỡng lự, muốn trở về thế tục. Phật gọi mà hỏi, khi ông ở nhà thì đã làm gì ? Thưa thường đánh đàn. Dây đàn dùi thì thế nào ? Thưa không kêu. Dây đàn cao thì thế nào ? Thưa mất tiếng. Cao dùi vừa phải thì thế nào ? Thưa âm điệu phát ra đủ cả. Phật nói, học đạo cũng phải như vậy, giữ tâm trí chừng mực thì đạo phải được. » (Bài kinh số 33 trong Kinh 42 Chương, Trí Quang dịch)
    Âm điệu trong nhạc TCS cũng thế, đã tùy tâm để thể hiện âm thanh, cho nên nốt nhạc không bao giờ bức xé cũng như không bao giờ quá thấp để không có thể hát được, âm thanh chậm rãi, lưu luyến chảy vào tâm thức như một ý tưởng, một suy tư đang được ánh trăng thanh lọc khỏi những nứt rạn khô khan, cằn cỗi, gượng ép của tư tưởng mà trở thành dòng suối tâm thức tuôn chảy không ngừng.
    Nhiều đêm nằm thao thức, nghe bài ca « đi về » « xuôi ngược » dội vào tim, tôi như trực cảm rằng trong bước đầu sáng tạo, Sơn đang từ trong giảng đường đi ra, vừa đi vừa làm một tiểu luận về, nghe buồn cười nếu tôi nói tiếp, « hữu thể và thời gian » của Heidegger và « Nhìn những mùa thu đi » là một bài tiểu luận về ý niệm thời gian mà TCS đã « điểm nhãn » bằng « giai điệu rung cảm » của Huế và của tất cả những gì đã diễn biến và lưu lại trong lòng của mảnh đất đã biến thành vùng khổ nạn kể từ năm 1963.
    Tình Huế
    Ở Huế có lẽ có một mối tình thủy chung duy nhất không bao giờ tàn phai, đó là tình yêu cảnh Huế của người Huế, như núi Kim Phụng mãi mãi đứng đó mà yêu hoài sông Hương bạc tình chảy xuôi, sông núi đã un đúc mối tình keo sơn của ngưới Huế với cảnh vật quanh mình ngay từ khi nằm trong nôi nghe mẹ hát "ru con cho tới làng Hồ..." "thuyền về Đại Lược, duyên ngược Kim Long...", hay "ru em cho thoét cho muồi, để mẹ đi chợ... mua vôi chợ Quán chợ Cầu, mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh".
    Huế có lẽ là thành phố duy nhất trên quả địa cầu có cả núi và sông nằm ngay trong lòng, để cho người Huế dù cho đi xa mấy mươi năm, mấy mươi nghìn vạn dặm vẫn cứ mỏi mòn mong ngày trở lại dòng sông, trở về với núi.
    Và tình nhớ Huế hầu như trở thành một cơn "mê chiều" của cảnh thức Huế lan khắp năm châu bốn bể từ Cali cho đến Sydney cho đến Paris cho đến Muenchen, Saigon, Hanoi, và ở nơi đâu khác nữa trên địa cầu có mặt người Huế, hiện tượng Nhớ Huế như một khủng hoảng căn niên của Huế hôm nay, và trong giờ phút đứng ngay trong lòng đất Huế chính tôi cũng thấy như mình đang đứng trong một bức tranh vẽ một người đang nhớ Huế...
    Vườn cây, hoa lá, nắng mưa, mây gió, cảnh chùa đã ôm ru thời thơ ấu và tuổi niên thiếu của mỗi con người Huế, đã uốn nắn trong tâm thức sức nhạy cảm của người Huế trước thiên nhiên, đã trở thành những âm vang gợi cảm trong suốt cả đời người mỗi khi nghe mưa rơi, nghe lá đổ, nhìn nắng lên hàng cau, nghe hoa bưởi bắt đầu lên hương trong khu vườn buổi sáng...
    Huế bốn mùa đã đưa chúng tôi quanh quẩn đi những con đường Thành Nội, Đông Ba, Ngự Viên, Lê Lợi, Bến Ngự, Nam Giao, An Cựu, Vĩ Dạ, Kim Long, Linh Mụ, Tịnh Tâm, Đại Nội... Những cuộc đi dạo thơ thẩn trên những con đường nhỏ, thường là đi bộ hay đi xe đạp chậm rãi - cuộc sống ở Huế dạo ấy không có cách chi khác hơn là chậm rãi, từ từ, thong thả, hình như song song với đi học, đi dạo là một thứ giải trí không thể thiếu trong thời khóa biểu của mỗi một người Huế ở thị thành.
    Đi dạo, đi bộ, đi lang thang vì thế đối với chúng tôi đã là những cuộc hành thiền ngẫu nhiên, ở đó mỗi viên sỏi trên đường đi, một dòng nước nhỏ sau cơn mưa, mỗi chiếc lá rơi tan tác trên đường, mây chiều lãng đãng trên sông, nắng le lói trên vỉa hè, sự yên tỉnh của vườn cây, một đóa hoa vừa mới nở, một tiếng chim kêu, đã là những tín hiệu về cõi đời, về ý nghĩa của thân phận làm người, về sự phù du của thời gian và về ý nghĩa của sự đợi chờ, về tình yêu... Và mỗi cuộc đi, bên cạnh những sôi nỗi ồn ào của tuổi trẻ, thường có những bước lắng nghe, chìm đắm trong cảnh vật, đã có những chiêm nghiệm trước núi và sông, "con chim nó đậu cành tre, mưa nắng ở trọ bên trong mắt người".
    Ca khúc của Sơn, nhất là ca khúc tình yêu, thường đã mang nặng cảnh thức Huế như một nguồn sống cho ý thơ và âm điệu.
    Cho nên khi nghe nhạc của Sơn, người nghe nhất là người Huế thường có cảm giác mình đang đi trên một con đường nào đó ở quê hương, hay đang ở trên đường đi trong cơn mưa "thì thầm dưới chân ngà", trong "mùa hạ khói mây" hay "mùa đông vời vợi", để đến thăm người yêu, chỉ đến một thoáng rồi đi, chỉ để nhìn mặt hay không nhìn mặt người yêu rồi quay trở về trên đường sỏi đá bên khúc sông Bến Ngự, để vùi trong cơn sốt thương yêu "gọi thân hao gầy, gọi hồn ngất ngây".
    "Diễm xưa" là mối tình đầu của Diễm Xưa - sau Ướt Mi một thời mê say giang hồ, Diễm Xưa đã trở thành ca khúc tình đầu của Sơn và "Diễm" đã trở nên một huyền thoại "Xưa" như chuyện Từ Thức gặp tiên, như một câu chuyện tình cổ lụy cho đời và cho cả chính Sơn.
    Tình yêu đã đến với Sơn như một huyền thoại bất ngờ, như một cơn mưa đến từ cõi hoang sơ rơi trên tháp cổ, nên thật bàng hoàng. Có lần Sơn bảo, con gái Huế yêu thật lạ lùng, trong cơn đau vẫn trốn mẹ, tung mền mặc áo mưa băng qua cầu chạy như bay đến để chỉ đặt một trái cây hoặc một bông hoa trước cửa, không cần gặp người yêu, rồi ra về. Để cho người con trai sửng sờ, ngạc nhiên và lặng người trong nỗi nhớ nhung "buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua, trên bước chân em âm thầm lá đổ, chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa"... nỗi nhớ vết chim gi, bay qua vùng đất rộng, ước sao bờ sông Bến Ngự nối liền. "Chiều này còn mưa sao em không lại, nhỡ mai trong cơn đau vùi làm sao có nhau... hằn lên nỗi đau, bước chân em xin về mau". Diễm ơi, Sơn ơi, những mối tình ở Huế!
    Tôi nghĩ rằng không ai cả ngoài "Diễm xưa" vẫn luôn luôn là bóng dáng người tình trong những tình khúc TCS. Trong Như Cánh Vạc Bay, Quỳnh Hương, Tình Nhớ, Hạ Trắng, Mưa Hồng, Gọi Tên Bốn Mùa, Tình Sầu v.v... vẫn thấp thoáng những nét đan thanh, chấm phá của Diễm: mảnh khảnh đến gió thổi bay, vai gầy guộc như đôi cánh cò (chúng tôi thường chế diễu nhau như thế), tay gầy lêu khêu, nét xanh xao, mái tóc rối quăn ôm gương mặt trái xoan nhỏ nhắn, bóng dáng chợt đến chợt đi chợt ẩn chợt hiện như trong Liêu Trai, dáng điệu thì yếu đuối như lúc nào cũng có thể ngất đi, nhưng trong lòng thì đầy cả đam mê bão táp.
    Cái hình ảnh mảnh mai ẻo lả, lãng đãng như gần như xa, như có thực mà như không có thực ấy, khác hẳn với các khuôn mặt tình và khuôn mặt đẹp theo ước lệ trong những ca khúc tình yêu thường nghe, vẻ đẹp hao gầy mong manh trở nên nguồn cảm hứng không ngừng trong ca khúc tình yêu của TCS, xúc cảm từ một cuộc tình đam mê, trong trắng, mối tình học trò ngây thơ đầy hương sắc và ánh sáng mà Sơn chưa kịp nhận được thì đã thoáng bay.
    Nếu tình yêu cảnh Huế keo sơn bao nhiêu thì tình yêu của người con gái Huế lại càng phù du như đám mây trời, như cơn mưa mùa hạ bấy nhiêu. Hình như là một thông lệ cho những người yêu nhau ở Huế: yêu ai thì rất mực yêu ai, nhưng khi tính cuộc trăm năm với người nào thì cha mẹ hay tiếng nói của mẹ cha đã nằm sẵn trong tiềm thức của mỗi người quyết định, và thường khi quyết định một cách thực tế là không lựa chọn người mình yêu, dù "nỗi lòng anh đầy" nhưng "lời ca anh nhỏ" bé đơn sơ quá cho nên ước mơ "ngày nào mình còn có nhau xin cho dài lâu" đã phôi pha để chỉ còn "Này em em hãy phụ người, này em xin cứ phụ tôi" "em cứ phụ đời" bởi vì trời đã sinh ra con gái Huế là để "yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau" (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
    Ai bảo Sơn không khổ vì yêu, thứ tình "mật ngọt trên môi" trở thành "mật đắng trong đời"? Cho cả cuộc đời, suốt cả bốn mùa mưa nắng "đôi khi thấy trong gió bay lời em nói, đôi khi thấy trên lá cây ngày em đã xa tôi". Có khổ tận trong tình yêu, có đạt đạo trong nỗi khổ mới thể nghiệm được nghĩa vô thường của "yêu là chết" và có thể đồng cảm với niềm vui và nỗi khổ của những ngưòi đang yêu. Trong tất cả ca khúc tình yêu của Sơn luôn luôn có tấm tình riêng chia với tấm tình chung, như đã "yêu em" thì "yêu thêm tình phụ", như "trên lá khô" chảy ra "dòng suối" tình yêu không tuyệt vọng...
    Và đền bù lại cho những mối tình mây nổi,đã có tình bạn hữuthật chí thiết, đưa vai hứng đỡ những cơn tuyệt vọng chết người "đừng tuyệt vọng, ai ơi đừng tuyệt vọng!" "Bạn bè ở Huế thương nhau lắm, một đứa vợ la chín đứa kinh", có một nhà thơ nhận xét như vậy sau này. Cô đơn vì người tình hờn dỗi lắm khi không cô liêu bằng khi "bạn bè rời xa chăn chiếu". Và khi bạn yêu người nào thì hình như mình cũng yêu người ấy, khi bạn thất tình thì mình cũng đau khổ không kém gì nỗi đau của bạn. Trong những lúc Sơn lụy vì tình, đã nhiều lần thay bạn đi thuyết khách, giải thích, hóa ra ai yêu nhau ai giận nhau thì bạn bè đều mau mau đứng ra chịu trận như chính mình là người trong cuộc. Và chính Sơn cũng đã tâm sự với tôi như thể tôi cũng là người trong cuộc của hai người. Sơn ơi, người trong cuộc hay người ngoài cuộc, ai bỏ đi ai ở lại với tình, ai buồn hơn ai?
    Trong rất nhiều tìnhhuống của những năm sáu mươi ở Huế, Sơn thường đứng ngoài cuộc, trong lúc chúng tôi dấn thân trong vòng khổ nạn của Huế 1963, nhưng mãi đến hôm nay mới biết được - dù hãy còn mơ hồ - người trong cuộc hay người ngoài cuộc, ai sầu ai thảm, ai thương ai cảm hơn ai, và tình bạn hữu đã khắn khít như thế nào giữa người đứng trong và người đứng ngoài hàng rào dây kẽm gai.
    Mái Chùa
    Đối với người Huế, và đối với chúng tôi, yêu cảnh Huế hầu như cũng đồng nghĩa với yêu cảnh chùa ở Huế. Hình như trong tất cả những lần đi ngoạn cảnh hay đi lang thang ở Huế, vô tình hay hữu ý nơi đến cuối cùng thường là bước vào cổng chùa, đứng nghỉ nắng hay chờ tạnh mưa dưới mái tam quan hay vào xin một chén nước chè tươi đỡ khát hoặc một chén trà ướp sen cho ấm lòng, tiện thể vào chiêm ngưỡng tượng Phật, thắp hương cho vị tổ sáng lập chùa, thăm thầy trụ trì, nghe một câu chuyện thiền trong một không khí ít lời, thong thả, mát dịu.
    Thế rồi bóng nắng mời gọi, hoa trái trong vườn mời gọi, cỏ cây trong sân mời gọi là chân bước theo chân, là mắt đưa theo mắt, là tai chìu theo tai, ngẩn ngơ trong vườn sắn, vườn chè, rừng cây cổ thụ, nơi hồ sen, nơi tiếng ve kêu, nơi chùm khế sây trái, dừng lại nơi lá xanh reo, nơi suối róc rách, nơi hoa sen nở, nơi hoa mộc thơm hương - dù chỉ một vài giây vô niệm, không chủ ý - nhưng cũng đủ để thể nghiệm sự tĩnh lặng thường còn trong vạn vật, ở đó thong dong đi về không còn ngăn cách là thấy và nghe, cảm và nghĩ, xúc giác và khứu giác trong một toàn thể bao hàm tất cả những mâu thuẫn của sự trôi đi và dừng lại..
    Buổi dừng chân có thể chỉ đủ để bóng nắng nghiên trên triền đồi hay cơn mưa vừa tạnh hạt, nhưng cũng có thể để ngả lưng đợi giờ tắt cơn nắng gắt hay cơn mưa dai dẳng chưa dứt, để thấy hơn một lần hư không là nắng và vô thường là mưa.
    Hay nhiều khi có thể lưu lại chùa vào một đêm trăng sáng, nghe tiếng hòa điệu rộn ràng của trăm thức hương ***g bóng nguyệt hay cảm được tiếng kinh Phổ Môn cầu an tẩm ướt ánh trăng thấm đượm thân thể như giọt nưóc cành dương, rồi bỗng chiêm nghiệm được trong khoảnh khắc tiếng yêu đương và tiếng yêu người cũng chỉ là một, "yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ".
    Có lẽ trong tất cả những người thanh niên trẻ của thế hệ chúng tôi, Sơn là người đã bắt gặp được sự đốn ngộ bất ngờ ấy sớm hơn ai cả, không phải nghĩa "sớm" của "trước sau" mà là đã "từ bao giờ" không ai hay - trong vòng tay của người mẹ mộ đạo Phật ru đứa con đầu lòng, của gia đình thành tâm thương Phật anh em có nhau khắn khít, của cả mấy đời người Huế thương chùa, của cả mảnh đất thần kinh thâm u miệt mài hai chữ tu tâm - nên đến bây giờ, chĩ cần một chút "run rẩy" của lá là đã chuyển động "Phật tâm viên tròn thể tánh" trong ý nghĩa đơn giản nhất: chứng ngộ, thấy được chữ "thương ai" (ta và người= từ bi) viết đậm nét trên chiếc lá "hư không".
    Mỗi ca khúc của Sơn vì thế - như ít có nơi những kẻ đi trước và những người đồng thời với Sơn trên lãnhvực âm nhạc có thể nghe và cảm nhận như những công án thiền về cuộc đời, mà mỗi câu hỏi siêu hình về nó đều bị trả đũa bằng một hay hai điều tầm thường, vớ vẩn trong chính cuộc đời; ở đó chữ nghĩa mất hết tính cách ước lệ, qui luật văn phạm, sự vô nghĩa nằm sát bên có nghĩa. Có ai không bất ngờ khi nghe câu hỏi đạo đức "Sống trong đời sống phải có một tấm lòng, để làm chi em có biết không?" được Sơn phổ thành bài ca với câu trả lời: "Để cho nước cuốn đi", cũng chẳng khác chi công án thiền: "Ý nghĩa thật sự của Bồ Đề Đạt Ma đi về phương Đông là gì?" Trả lời: "Cây trắc bá trong sân!" Trong bài ca, vô nghĩa đứng cạnh có nghĩa mà vẫn không nghịch lý, người nghe không thấy chõi tai mà ngược lại cảm thấy cảm xúc lăn tròn theo tiếng hát, và trong chuỗi âm thanh theo đuổi nhau, mọi nghịch lý, phi lý làm cho con người nghẹt thở của một Sisyphus hì hục lăn tản đá cuộc đời đều được giải tỏa bằng một hơi thở dài trút hết ưu phiền của tiếng hát lênh đênh.
    Mỗi tiếng mỗi chữ trong các ca khúc trở thành những đơn thể của tâm thức trong tính cách hiện sinh duy nhất, tràn đầy sinh động của chúng đã được Sơn sử dụng một cách sáng tạo như những phương tiện "tiếng vỗ của một bàn tay"(3) nhằm đánh thức âm hưởng nội tâm của mỗi người nghe, từ đó người nghe có thể đưa thêm vào bàn tay của mình để gây âm thanh cho chính cảm xúc của mình. Và tiếng ca, từ những cọng lá khô không lời, những viên sỏi vô tri im tiếng, bỗng xôn xao "cây lá vào mùa", bỗng lao xao sóng vỗ bờ xa...
    Những ý niệm, những ngôn từ trong đạo Phật - hư vô, hư không, cõi tạm, vô thường, cõi đi về, tiền kiếp, từ bi... thường được xem như những món "cơm chay" khắc khổ, đã được Sơn hóa giải rất tài tình trong lời ca theo nguyên tắc suốt cả 49 năm Phật không thuyết một lời nào, bỏ hết tất cả những chất khô cứng đóng khung của ngôn ngữ dù đó là lời kinh, chúng được lắng nghe và linh cảm trong bản chất âm giai nội tâm đối đãi nguyên sơ nhất của chúng. "Tôi đã lắng nghe im lặng dòng sông... tôi đã lắng nghe im lặng ngọn đồi... tôi đang lắng nghe im lặng của tôi... tôi đã lắng nghe im lặng thở dài". Bài hát sâu lắng như một buổi toạ Thiền quán sát hơi thở.
    Hư vô, cõi tạm do đấy được xử dụng như tiếng thô "đục" của mõ và "thanh" bổng của chuông, hai phương tiện của nghe kinh ngộ đạo đơn sơ nhất, căn cứ vào tầng rung cảm âm thanh bẩm sinh của mỗi con người, nói nôm na là tiếng lòng của mỗi người mà âm vang của tiếng mõ và tiếng chuông có thể làm nở "đoá hoa vô thường", có thể chở ta ra đi viễn xứ và mang chúng ta trở lại quê nhà.
    Có thể nói tính cách tân kỳ của ca khúc TCS nằm ở chỗ trong khi Sơn chuyển ý niệm sắc không vào âm nhạc, Sơn đã làm mềm chúng bằng cách dựa vào giai từng cơ bản đối đãi giữa giải thoát và cõi trần cát bụi, trong tương quan chuyền qua đối lại giữa đục - thanh, trầm - bổng của mõ và chuông, từ đó tùy tâm mà chuyển đổi và ứng dụng tất cả những phương tiện khác của âm nhạc - tứ đại cảnh, ru em, hò hay điệu blue buồn hoặc điệu soul của phong trào tân nhạc Âu châu chẳng hạn, để sáng tạo nên thể cách riêng tư của mình. Trong tất cả dòng chảy của âm nhạc TCS, sự tĩnh lặng thoát ra từ âm thanh "chuông mõ" luôn luôn làm nền tảng cho sự cảm nhận nét nhạc của mỗi bài ca, dù cho bài ấy có dồn dập đến đâu.
    Chính nhờ nguyên tắc đối đãi, mà lời và nhạc của Sơn luôn luôn biến chuyển không ngừng, trong nắng hư vô đã thấy tóc em dài, đường xa áo bay, và lời ru của mẹ lời ru cho em thường dẫn ta đi vào cõi đời thường như một cõi đời mộng, để cho mộng thực luân lưu trong nội tâm quyện tròn thành một lời êm diụ như tiếng kinh dỗ dành giấc ngủ.
    Có thể so sánh sức mạnh sáng tạo trong thơ nhạc của TCS với một công án của Hakuin, thiền sư và họa sĩ ngộ đạo nhất của Nhật Bản:
    Tay không mà có cầm cán mai;
    Đi bộ mà ngồi lưng trâu;
    Người đi qua trên cầu,
    Cầu trôi, nước chẳng trôi!
    Cái cầu cố định hóa mềm dưới chân, nỗi ưu tư hóa mềm trong tiếng du ca. Trong cái nhìn của người nghệ sĩ, năm căn hay lục căn được cởi bỏ mọi giới hạn, để chỉ còn tự do sáng tạo, ở đó nghe là nhìn "đôi khi thấy trong gió bay lời em nói", ngửi là nghe, vị giác cũng là nghe, "tôi đã lắng nghe im lặng mặt người", mà Hakuin (Thiền sư Bạch Ẩn) gọi là phạm trù "kikan" của mỗi công án, phạm trù của cơ cấu mềm dẻo và tự do. Trong cái nghe sáng tạo, tiếng rơi thô kệch của hòn đá rớt xuống cành mai bỗng hóa thành tiếng chim ca thánh thót hát khúc qua đời! Đứng dưới mái chùa, TCS đã trả lời Sisyphus bằng một công án như thế!
    Một Niềm Vui, Một Giọt Nước Mắt
    Trong tất cả các bài hát của Sơn, có một bài duy nhất mà tôi ít thích nghe cũng như ít thích hát, đó là bài Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui sáng tác sau 1975. Không phải vì âm điệu buồn tẻ hay lời ca không hay, nhưng vì mỗi khi nghe hát bài này tôi lại nhớ đến Sơn của lần gặp lại năm 1977, khi tôi trở về Huế thăm nhà sau 12 năm du học.
    Trở về Huế sau mười mấy năm xa cách, tôi đã gặp lại một Huế thật là - người Huế thường chỉ tình trạng này bằng bốn chữ tả chân... "xanh xương mét máu", một Huế đang giật mình, một Huế đang run sợ kinh hãi cho ngày mai, bên cạnh một Huế rất nghèo, rất khổ. Đi trên đường phố ít ai ngẩng đầu lên, có trao đổi một nụ cười với ai thì nỗi gượng gạo nơi người ấy đã ngăn vành môi bên kia không cho cười hết miệng.
    Khác hẳn với một Huế ngày trước mà mỗi nụ cười là ánh sáng thân hữu hiếu khách, mà mỗi cái nhìn có phản chiếu sự trong trẻo của nước sông Hương trên khúc sông Linh Mụ mời gọi tha nhân đi sâu vào một câu chuyện mới làm quen, Huế 1977 mà tôi gặp lại là một Huế lơ đãng, sầu hận và nghi ngờ, một Huế bị phá sản hết mọi thiết tha.
    Hãi kinh và ngơ ngác đọng trong mắt, trên nét mặt của mỗi người những vũng sâu thâm quầng. Lần trở về Huế năm ấy cho tôi một nỗi bơ vơ còn hơn những nỗi bơ vơ ở xứ người, vì đâu đâu hình như ai chẳng tin ai, ai cũng nghi ngờ lẫn ai, ai cũng oán hờn với ai, ai cũng sợ ai.
    Chỉ có một niềm vui duy nhất: gặp lại gia đình và gặp lại bạn cũ. Trong khoảng thời gian mấy mươi ngày ở Huế, Sơn là người bạn đến thăm tôi nhiều lần nhất. Khác với ngày trước thường đi bộ ba,bộ bốn,lần này Sơn đến một mình. Vẫn dáng người gầy, mũ caskette nâu như năm nào, gọng kính trên mũi thanh, ánh mắt thân thiện như chưa bao giờ có một khoảng trống vắng trong tình bạn. Chúng tôi kể cho nhau nghe những điều đã làm đã học trong mười mấy năm không gặp.
    Tuy xa nhau rất lâu, nhưng hình như lúc nào Sơn cũng có mặt không những chỉ cho riêng tôi mà cho thế hệ chúng tôi, ở những nơi xa xôi nhất như cái thành phố Âu châu mà tôi đang ở. Nhạc tình, nhạc về chiến tranh và hòa bình của Sơn trong những năm trước 1977 đã nở rộ và âm vang đến cộng đồng người Việt khắp năm châu. Ở nơi quê người chúng tôi đã hát nhạc của Sơn như nỗi ưu tư của mình về số phận của đất nước và con người Việt Nam, về nỗi khổ chiến tranh, về khát vọng hoà bình.
    Khác với những ca khúc khích động xuống đường thời ấy như "dậy mà đi', "cỏ cú", ca khúc về cuộc chiến của Sơn thường gây ý thức, đặt vấn đề hay trình bày vấn đề, hoàn cảnh, số phận để mỗi một người chúng ta lấy quyết định mà hành động. Và khi đã lấy quyết định rồi thì tự mình gánh lấy trách nhiệm của mình, chứ không thể đổ tội cho bài ca. Bởi thế tôi nghĩ rằng những trách cứ về Sơn, buộc tội Sơn có hơi vội vàng do sự ngộ nhận bản chất thật sự của những ca khúc TCS mà có lẽ trong một dịp khác phải được phân tích và đánh giá lại một cách trung thực.
    Trở lại 1977. Cả một công trình sáng tác nhạc mười mấy năm đang bị đe dọa phải chối bỏ, kiểm soát, tự phê bình, Sơn đã tâm sự với tôi nỗi khó khăn cho một người nghệ sĩ trong hoàn cảnh chế độ xã hội chủ nghĩa đang được thực hành trong tính cách tuyệt đối, khai trừ mọi ý kiến khác biệt. Đã kể cho tôi nghe những buổi "đi thực tế", những lần phải viết bài tự phê bình về tác phẩm của mình, và Sơn bảo, họ không đồng ý với mình nhưng họ bảo mình viết rất hay. (Không biết những tài liệu ấy ngày nay có còn không?) Tôi đã ngạc nhiên trước những nhận xét sắc bén của Sơn, mà hồi trước vì nghe HPNTường thao thao, tôi cứ đinh ninh là Sơn đơn giản.
    Sơn đã chạm mặt với hai vấn đề: ý thức con người trong Xã Hội Chủ Nghĩa và lý thuyết Mác-xít. Vấn nạn thứ nhất làm cho một người nghệ sĩ chân chính phải kinh hoảng là sự không thành thực với chính mình - thành thật với chính mình là điều kiện tiên quyết cho sự đạt đạo trong sáng tác nghệ thuật. Trong hai năm trường Sơn đã chạm mặt với một hiện tượng mà Sơn gọi là nhị trùng bản ngã - danh từ lần đầu nghe ở Sơn, bên ngoài nói một đằng mà bên trong nghĩ khác, mà cả hai, bên trong và bên ngoài đều được chủ nhân của chúng tưởng là đúng một cách giáo điều như nhau, chứ không phải một mặt đúng thì mặt kia phải sai, không, giáo điều là sự tin tưởng cả hai thứ sai đều đúng !
    Vấn nạn thứ hai là sự tò mò siêu hình cố hữu, Sơn hỏi tôi ở Âu châu đã có triết gia nào dùng lý luận để bác bỏ lý thuyết Mác-xít một cách toàn diện, tương tự như Marx đã phê bình Hegel. Câu hỏi thắc mắc triết học này đã biểu lộ nỗi lo âu trí thức của một người nghệ sĩ thức tỉnh. Không băn khoăn lo âu sao được khi ở đâu cũng bị vây quanh bởi những bích chương giáo điều quá vĩ đại và hằng ngày phải điểmtâm bằng những buổi phát thanh ca ngợi chủ nghĩa như kinh nhật tụng và những buổi học tập lý thuyết Mác-Lê loại trừ mọi phê phán? Lo âu cho sức sáng tạo của mình bị tắt nghẽn khi phải đánh đổi sự yên tâm trí thức về chân lý bằng quyết đoán giáo điều nông cạn và hời hợt.
    Một lần khác trong một cuộc đi xem triển lãm tranh tại Huế, Sơn chỉ cho tôi một bức tranh hiện thực được giải nhất, vẽ cảnh công nhân cùng với mọi tầng lớp nhân dân đang lao động, người nào cũng vai u thịt bắp mặt mày hồng hào, em bé thì bụ bẫm. Nỗi khổ của nghệ sĩ miền Nam nằm ở nơi "người người hồng hào, em bé bụ bẫm" ấy! Vì nếu vẽ hiện thực thực sự thì chỉ tìm thấy thực tế "đói dơ xương" đầy rẫy. Phải sống trong một ảo tưởng lạc quan nào đó mới có thể vẽ hay hát hiện thực "mơ mộng ngây thơ" trong hoàn cảnh Việt Nam thời ấy. Cho nên không vẽ được, không sáng tác được.Cho nên khổ!
    Không có bài hát nào của Sơn trong quá khứ được ban giam khảo văn học nghệ thuật thời ấy cho lọt sổ. Nhạc Sơn bị cấm phổ biến.
    Sáng tác theo chiều hướng qui định đã như một cực hình, mà không sáng tác - lẽ sống của người nghệ sĩ, thì như cây giữa mùa xuân rụng lá. Trong một hoàn cảnh như thế Sơn đã chọn lựa sáng tác và bắt đầu lượm từng chiếc lá xanh vừa rụng xuống chắp lại lên cành với bài Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui.
    Trong đêm họp mặt bạn bè cũ nhân cuộc trở về Huế của tôi (hôm ấy có mặt bộ ba của thời trước - Sơn, HPNTường, Đinh Cường và những bạn cũ, cùng một vài khách mới, Sơn đã hát cho chúng tôi nghe ngoài những bài hát cũ, bài hát vừa mới sáng tác nói trên. Về âm điệu và lời ca, thoạt nghe, thì cảm thấy bài hát thật là bỡ ngỡ nếu được nhìn trong toàn thể ca khúc TCS.
    Đến 1977 ca khúc TCS đã lớn mạnh và đạt đến trình độ tinh luyện, xuất thần về âm giai cũng như về ý nhạc, cho nên khi nghe Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui tôi có cảm tưởng đau đớn là Sơn đang tập đi lại những bước nhạc ấu trĩ trong sự nghiệp ca nhạc của mình, như "kìa đàn vịt ngoi dưới ao hồ" hát hồi lớp Năm, đang phải quên tình sầu, tình nhớ, mưa hồng, cõi tạm để hiện thực trong những niềm vui không có thực, đang phải tập đi những bước đoạn trường để qua cái cầu Xã Hội Chủ Nghĩa.
    Và không những chỉ Sơn,tấtcả những nghệ sĩ miền Nam đều đã phải trải qua cay đắng ấy, trong khi họ gần nửa đời người sáng tác, họ phải bắt đầu lại từ đầu với một cảm giác đang bị cặp mắt của ban kiểm duyệt văn hoá quan sát ở sau lưng.
    Ai nói Sơn ca ngợi niềm vui (trong lúc mọi người đang buồn đang đói) trong bài hát này? Người ấy đã nghe quá vội, chỉ nghe chữ "vui" mà không nghe chữ "chọn" đi trước. Ai vui thì nói tôi vui như bài "vui ca lên nào anh em ơi" còn một người đang ngồi "chọn" niềm vui thì người ấy chưa vui, bởi vì trong lúc chọn, "cái vui" còn là một đối tượng bên ngoài chứ chưa phải là niềm vui bên trong, cái vui nghẹn ngào, mới chỉ là một nửa, mới chỉ là "vui gượng kẻo mà" đó thôi. Âm hưởng của chữ "vui" sau chữ "chọn" nghe như có vết lăn của giọt nước mắt không nức nở của nàng Kiều!
    Trong hoàn cảnh bấy giờ có người bảo không thể tìm ra một niềm vui nào cả và trách Sơn tại sao có thể xa thực tế, đi nói chuyện vui trong lúc cả nước khổ, ngược lại đài phát thanh Huế ngày nào cũng kể ra hàng vạn tin vui, và người ta trách Sơn sao chỉ chọn một niềm vui, và chọn một con đường để đi, trong lúc vui đã có và đường đã sẵn?
    Trả lời chất vấn thứ hai, Sơn hát "tôi chọn một niềm vui" ấy là thái độ tích cực đó chứ, tích cực nhưng không giáo điều vì sự chọn lựa là của tôi và như thế tôi trung thành với tôi, trả lời chất vấn thứ nhất, Sơn cho thấy sự bất bình thường của việc đi chọn một niềm vui như đi lựa một chiếc áo chưa mặc, như đi mua vé xem hát mà chưa đi. Trong Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui vẫn có chữ vui, nhưng là nỗi vui được chọn lựa trong cảnh ngộ "dùi mài một thân" của người nghệ sĩ phải tìm một niềm vui để sống, phải chọn một con đường để đi giữa "gió trúc mưa mai", chọn và tìm cho được mỗi ngày một niềm vui thật sự giữa những niềm vui nhị trùng bản ngã không phải là dễ.
    Và niềm vui mà Sơn kể ra lại không dính líu chi với những niềm vui loan ra của các đài phát thanh của cả nước thời bấy giờ cả, mà là những niềm vui tìm được trong cảnh thức Huế đã ghi đậm một thời: những bông hoa, những nụ cười, "tôi chọn gió trời mời em giữ lấy", chọn tiếng ru con để chờ nắng đầy, chờ cơn mưa tới và "nhìn gió quê hương ngồi nghĩ đời mình".
    Tôi nhớ nàng Kiều trong "Nỗi lòng đòi đoạn xa gần, chẳng vò mà rối chẳng dần mà đau" đã nhớ về quê cũ với những kỷ niệm đầm ấm khó quên như một niềm vui an ủi cho hiện tại và cảm được tâm trạng của Sơn trong những năm sau 1975 một phần nào: Chọn ở lại trên mảnh đất quê hương như là một nhu cầu tất yếu của người nghệ sĩ - có con ve nào hát được tiếng hát trung thực của nó khi bay khỏi vùng đất mà nó vừa thoát xác? - Chọn cho được một con đường riêng cho mình để sáng tác mà không phản bội với chính mình. Chỉ với những niềm vui trong "giấc hương quan" mà đó là "gió quê hương" của tâm thức Huế, tác giả của Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui khi "nghĩ lại đời mình" đã tạo cho cuộc đời mới của mình một mảnh đất sáng tạo dù cho hạn hẹp, ở đó anh có thể chọn một niềm vui như một thứ tự do dù cho chỉ là khoảnh khắc phù du như gió, như mưa, như nắng nhưng lại trung thực với con tim, bởi lẽ "đất nước đang cần một trái tim" trung thực như thế.
    Ngày rời Huế lúc chia tay Sơn đã đem đến tặng ba bài hát viết tay trên trang giấy học trò - hồi ấy giấy viết tốt hầu như không có, bài hát nói trên, và hai bài Con Chim Nó Đậu Cành Tre, Em Đi Qua Chuyến Đò hai sáng tác mới phối hợp điệu dân ca và nhạc soul mà Sơn rất đắc ý. Hành lý mang theo hôm ấy là tình bạn hữu và một nỗi xao xuyến lo âu cho người ở lại. Ở nơi xa mỗi khi nghe ai hát những bài hát ấy tôi lại thấy xót xa với niềm vui như một giọt nước mắt khô không chảy ấy.
    Trong những năm kế tiếp, sau một khoảng thời gian bặt tiếng, nhạc của Sơn như một luồng nước ngầm chảy đến miền Bắc và chinh phục mọi tầng lớp thính giả, mặc dù bị cấm phổ biến, trong những chuyến xe đò từ Nam ra Huế, ra Bắc, du khách bỗng nghe ấm lòng khi nghe Tình Nhớ, Quỳnh Hương như cuộc trùng phùng bằng hữu bất ngờ, thấp thoáng, quấn quýt bên tai.
    Tiếng hát TCS đã trở thành tiếng hát của mọi người. (Sự thành công của Sơn sau 1977 là việc nghiên cứu trong tương lai.) Sơn thường bảo "đời đã đãi ngộ" Sơn đó, tôi thì nghĩ, không chỉ do thế, chính trái tim chân thật đầy đạo vị của Sơn đã gặp gỡ trái tim của mọi người dù Bắc hay Nam, hữu hay tả, đó là nguồn suối thành công của Sơn.
    Trái Tim Trung Thực Từ Bi - Lẽ Sống Văn Hoá

    Lần cuối gặp Sơn tại Saigon vào tháng 9 năm 2000, tôi đến thăm Sơn với ý định nhờ Sơn phổ nhạc cho vở kịch của B. Brecht do tôi dịch và Minh Ngọc làm đạo diễn.
    Một sự tình cờ, hôm ấy Thầy TS cũng đến chơi, lại nghe có Ðinh Cường ở Mỹ về cũng sắp đến. Chúng tôi ba người ngồi nói chuyện với nhau đợi Cường, và một đề tài cố hữu lại được đề cập - một cách thoải mái - chuyện làm văn hoá tại Viêt Nam.
    Sơn nói với Thầy TS, - hôm nay mới thấy là một ngẫu nhiên lạ lùng ?" như một kết luận cho hành trình ca khúc của mình : nên làm văn hoá và có thể làm văn hóa trên đất nước này, có thể sống văn hóa trên đất nước này miễn là mình vẫn trung thành với chính mình, với con tim của mình, với cảm xúc sáng tạo của mình, và với tình thương, thì sẽ thuyết phục được thiên hạ và có niềm vui.
    Rồi chỉ vào mình Sơn bảo : NHƯ SƠN, nói không một chút tự cao mà nhân hậu như một thiền sư đã chứng ngộ mọi sự khổ của cuộc đời., mọi nỗi vui của cuộc đời, với ly rượu cố hữu (khổ nạn và đam mê của Sơn) trong tay.
    Tôi nghĩ đến cách thế ?o Cởi dép đội lên đầu mà đi ? của Thiền sư Triệu Châu (4), câu trả lời duy nhất có thể cứu sự sống qua bao nhiêu tranh luận ý thức hệ, bao nhiêu giáo điều chủ nghĩa, bao nhiêu sự chém giết đày đọa hận thù lẫn nhau mà Việt nam đã trải qua và thế hệ của chúng tôi đã trầm luân trong ấy.
    Ngoảnh mặt lại nhìn thì đến bây giờ chúng tôi chỉ có Tiếng Hát Trịnh Công Sơn như tiếng của cõi lòng thế hệ 40 - 60.
    Vĩnh Biệt
    Ngày đưa đám Sơn, anh em ở Huế, một số vào Sài-Gòn, một số người ở lại Huế, trong đó có tôi. Nghe báo tin ra hàng ngày là đám tang sẽ rất lớn, người ái mộ đem hoa đến không kể xiết, bỗng chùn chân không muốn đi.
    Ở lại Huế, hội văn nghệ tổ chức lễ truy điệu, bạn hữu, người ái mộ đến rất đông, nhưng cũng có người không đến. Hỏi tại sao. Trả lời, tui không tới, không đi mô hết, tui đã từng thao thức nhiều đêm với hắn ở trên chùa, thời nhỏ đã từng lăn lóc với hắn trong vườn dâu trong bụi sắn, chừ tui ở nhà tui khóc với hắn, tui nói với hắn là đủ rồi - một chiêu bằng hữu kiểu Huế kỳ quái! không phải khóc cho Sơn mà với Sơn, không phải điếu văn cho Sơn mà nói với Sơn trong nỗi "bạn bè rời xa chăn chiếu". Ô hay, sao nỗi cô liêu bỗng vô tận thế này?
    Ngày đưa đám Sơn,tôi đã đi lại những con đường ở Huế, đường qua Trường Tiền đường lên Bến Ngự, vòng xuống Ngự Viên, những con đường chúng tôi đã đi thời thanh xuân, bỗng vấp chân trên đường, hòn đá lăn rơi khô khan như tiếng đất rơi tiễn biệt trên một quan tài, những viên sỏi đá! một thời tuổi xuân! đã muốn nhìn vô tri đồng nghĩa với chữ TÂM, với chữ THƯƠNG!
    Sơn ơi, nơi cõi "đêm chưa qua mà ngày chưa tới" trong kinh Bát Nhã có phải "ngày sau sỏi đá vẫn cần có nhau"!
    Thái Kim Lan
    GHI CHÚ
    (1) Sisyphus: nhân vật trong huyền thoại Hy Lạp, con của Aiolos và nữ hoàng Korinth, nổi tiếng là tinh ranh quỉ quyệt đã dám bắt thần chết trói lại để cho con người khỏi phải chết, sau đó bị trừng phạt vì tội ấy suốt đời phải lăn một tảng đá lên núi, nhưng khi đến nơi thì tảng đá lại rớt xuống, và Sisyphus lại phải bắt đầu lại công việc lăn đá lên núi.
    (2) và (4) Công án Triệu Châu: "Một hôm trong tự viện của Hoà Thượng Nam Tuyền, tăng chúng ở đông và tây đường tranh nhau một con mèo. Nam Tuyền cầm con mèo giơ lên nói: "Đại chúng nếu có ai nói được (đắc đạo) thì cứu mạng cho mèo, bằng nói không được (đạo bất đắc) thì ta sẽ chém mèo vậy!" Chúng chẳng ai nói được, Nam Tuyền bèn chém mèo. Chiều đến, Triệu Châu về, Nam Tuyền đem chuyện kể lại cho Triệu Châu. Triệu Châu bèn cởi giầy đội lên đầu rồi đi ra. Nam Tuyền nói: "Nếu như có ông ở đó, hẳn đã cứu được mạng cho mèo rồi."
    (3) Công án Thiền nổi tiếng của Hakuin - Hãy Lắng Nghe Tiếng Vổ của Một Bàn Tay: "Khi ta vổ hai tay vào nhau, ta nghe tiếng vổ tay hay là nghe tiếng vổ của một bàn tay?"
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 06/07/2002 ngày 18:32

Chia sẻ trang này