1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    Trịnh công Sơn vẽ tranh
    Lê Bảo Hoàng
    [​IMG]
    TCS , Montreal 1992​
    Năm 1992, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ Việt Nam qua thăm thành phố Montréal. Trong hơn sáu tháng cư trú tại nhà những người em, Trịnh công Sơn đã đi loanh quanh thăm viếng từng đường gân thành phố, từng đọt cây bén xuân,từng cánh hoa mở hạ và từng búp tuyết khai đông. Một số thời gian còn lại, Trịnh Công Sơn vừa dành cho bè bạn vừa dành cho việc sáng tác. Khác với thường lệ, Trịnh công Sơn không viết một ca khúc nào trong suốt thời gian, anh hít thở không khí an hòa của Montréal. Màu sắc của cây cỏ, âm thanh của chim và người, đã rũ rê anh, bỏ hàng giờ ngồi trước gía vẽ. Một vài ngụm remi martin, ấm áp, một vài cú điện thoại thân tình, cùng với sơn cọ đã dẫn dắt anh lang thang cùng những hình ảnh, những suy tưởng chợt vung vãi, chợt cô đọng sống động trên mặt vải.
    Ngoài âm nhạc, Trịnh công Sơn đã đến với hội họa khác lâu. Có thể đây là kết quả sau những năm dài chơi thân cùng với những họa sĩ tài hoa Ðinh Cường, Trịnh Cung... Sự nghiệp mới này của Trịnh Công Sơn được gầy dựng sau năm 1975. Hiện nay, tại quốc nội, Trịnh Công Sơn đã hiển nhiên thành một họa sĩ bên cạnh nhiều tay cầm cọ khác. Nhiều cuộc triển lãm của anh đã mở cửa để chào đón khách thưởng ngoạn. Và điều căn bản, là hình như tranh của anh đã được khá đông giới mộ điệu đón nhận. Trong một phòng tranh tại Tự Do Art Gallery,Sàigòn, hồi tháng 8 vừa qua,tranh của Trịnh Công Sơn đứng bên cạnh với những họa phẩm của Ðinh Cường, Bửu Chỉ. Nhận xét về tranh anh, Cô Long Nghi (cháu nhà văn Nhã Ca) viết trên báo Lao Ðộng:
    " Mơ mộng và hư ảo, thế giới tranh của Trịnh Công Sơn là cuộc hội ngộ lý thú của màu sắc và âm thanh ngọt ngào, đầy huyễn tượng. Dư âm của nhạc pop trữ tình, giàu chất triết lý, cùng ký ức và tâm sự của đời sống nhạc sĩ lảng vảng trong không gian bán trừu tượng của Kiều Ca Kỹ, Cha Con Hát Xẩm, Bóng Thơ và kể cả bức tranh trừu tượng Thế Giới Ảo"
    Trả lời một câu hỏi của nhà báo Phạm Thị Ngọc Liên:
    - Ngoài sáng tác âm nhạc anh còn vẽ, vẽ rất nhiều. Phải chăng hội họa là một cõi trú khác của anh ngoài cõi trú âm nhạc?
    Trịnh Công Sơn trả lời:
    -Ðúng !Hội họa là Cõi Trú Thứ Hai của tôi, bên cạnh Cõi Trú Âm Nhạc. Khi ngôn ngữ và âm thanh bất lực thì màu sắc lên tiếng để an ủi và ru dỗ tôi.
    Chúng tôi là những người thưởng ngoạn họa phẩm, gần như thuần túy bằng xúc cảm. Không quen xem tranh bằng đôi mắt giải thích, trước những công trình tạo hình của Trịnh Công Sơn, chúng tôi nhận ra đó là những bài thơ, hơn là những ca khúc. Những bài thơ giàu đường nét, sắc màu và vô cùng bao la. Ngôn ngữ dưới nét cọ của Trịnh công Sơn rõ ràng có âm điệu hài hòa, điều này làm giảm được khoảng cách giữa họa sĩ với người thưởng ngoạn, ngay cả những họa phẩm trừu tượng của anh.
    Giới thiệu sự việc Trịnh Công Sơn vẽ tranh tại Montréal, không có mục đích mời xem những tác phẩm hội họa của Trịnh Công Sơn, mà chỉ nói đến cái duyên của một tên tuổi trong giới sáng tạo Việt Nam có lưu lại một chút kỷ niệm với một thành phố lớn trên thế giới. Cái duyên này không phải chỉ dành riêng cho Trịnh Công Sơn, mà cái duyên văn nghệ còn dành cho thành phố Montréal của xứ sở Canada nữa.
    Lê Bảo Hoàng
    http://www.digital-info.com/luanhoan/phutrang/htm/tcson.htm
    Xem thêm : http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2003/04/3B9C66C3/
    blue[/size=10]
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 01:57 ngày 05/07/2003
  2. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    Xem tranh Trịnh công Sơn
    [​IMG]
    Trịnh Công Sơn - par Nguyễn Trung
    ..."Trịnh Công Sơn đồng tuổi với Ðinh Cường, là người viết ca khúc lừng danh, khỏi phải nói. Hôm nay, chúng ta nói về Trịnh Công Sơn họa sĩ. Michel Ragon, nhà lý thuyết, người bênh vực nghệ thuật mới, nghệ thuật trừu tượng, có viết rằng trong thời đại chúng ta không còn những họa sĩ vẽ chơi (peintre du dimanche) nữa. Rất đúng với Trịnh Công Sơn. Anh mới vẽ một vài năm nay và đã trở thành họa sĩ thực thụ. Cung cách của Sơn khác hẳn của Ðỗ Quang Em. Ðỗ Quang Em có một cái gì vằng vặc không nguôi, còn Sơn thì lướt nhanh, trong sáng. Em là một khách lữ hành gánh nặng khổ đau. Còn Sơn là một kẻ hài nhi thơ thới nhẹ nhàng.
    Hoặc nếu so với Ðinh Cường thì cũng là hai cung cách khác hẳn. Ðinh Cường là chất lãng mạn thâm trầm hồi tưởng, Sơn là chất lãng mạn hồn nhiên hiện tại. Cường là chất mơ mộng đầy tưởng tượng. Sơn là chất mơ mộng của tạo hình cụ thể : Bốn chân dung Michiko, hai chân dung của Trịnh Công Sơn và nhất là bức chân dung ngậm pip của Trịnh Công Sơn. Ánh sáng, chất sơn của Sơn là chất kim loại là ánh thép, ánh bạc. Của Ðỗ Quang Em là chất đất. Còn Cường là chất thảo mộc.
    Có thể nói triển lãm này là điểm hội tụ của ba hành: Kim, Thổ, Mộc
    Nguyễn Trung
    (Phòng Tranh Ðinh Cường, Ðỗ Quang Em, Trịnh Công Sơn:
    Sự Phối Hợp Thú Vị Của Ba Tính Chất Khác Nhau)
    http://www.digital-info.com/luanhoan/phutrang/htm/tcson.htm
    blue[/size=10]
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 01:56 ngày 05/07/2003
  3. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    Xem tranh Trịnh công Sơn
    [​IMG]
    Trịnh Công Sơn - par Nguyễn Trung
    ..."Trịnh Công Sơn đồng tuổi với Ðinh Cường, là người viết ca khúc lừng danh, khỏi phải nói. Hôm nay, chúng ta nói về Trịnh Công Sơn họa sĩ. Michel Ragon, nhà lý thuyết, người bênh vực nghệ thuật mới, nghệ thuật trừu tượng, có viết rằng trong thời đại chúng ta không còn những họa sĩ vẽ chơi (peintre du dimanche) nữa. Rất đúng với Trịnh Công Sơn. Anh mới vẽ một vài năm nay và đã trở thành họa sĩ thực thụ. Cung cách của Sơn khác hẳn của Ðỗ Quang Em. Ðỗ Quang Em có một cái gì vằng vặc không nguôi, còn Sơn thì lướt nhanh, trong sáng. Em là một khách lữ hành gánh nặng khổ đau. Còn Sơn là một kẻ hài nhi thơ thới nhẹ nhàng.
    Hoặc nếu so với Ðinh Cường thì cũng là hai cung cách khác hẳn. Ðinh Cường là chất lãng mạn thâm trầm hồi tưởng, Sơn là chất lãng mạn hồn nhiên hiện tại. Cường là chất mơ mộng đầy tưởng tượng. Sơn là chất mơ mộng của tạo hình cụ thể : Bốn chân dung Michiko, hai chân dung của Trịnh Công Sơn và nhất là bức chân dung ngậm pip của Trịnh Công Sơn. Ánh sáng, chất sơn của Sơn là chất kim loại là ánh thép, ánh bạc. Của Ðỗ Quang Em là chất đất. Còn Cường là chất thảo mộc.
    Có thể nói triển lãm này là điểm hội tụ của ba hành: Kim, Thổ, Mộc
    Nguyễn Trung
    (Phòng Tranh Ðinh Cường, Ðỗ Quang Em, Trịnh Công Sơn:
    Sự Phối Hợp Thú Vị Của Ba Tính Chất Khác Nhau)
    http://www.digital-info.com/luanhoan/phutrang/htm/tcson.htm
    blue[/size=10]
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 01:56 ngày 05/07/2003
  4. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn và huyền thoại Mẹ


    hình 1 : Trịnh Công Sơn thời vào Sài Gòn học (bên phải ngoài cùng - còn đeo tang cha)
    hình 2 : Thân mẫu Trịnh Công Sơn trên đường Catinat (Ðồng Khởi) 1962 (do Trịnh Công Sơn chụp)

    Một người phụ nữ đã từng ghi một dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời và âm nhạc Trịnh Công Sơn - ca sĩ Khánh Ly trong một bút ký xuất bản ở hải ngoại kể một lần đến Huế: "Tôi người khách lạ trong thành phố, đứng một bên cửa nhìn vào lòng quặn đau, nước mắt ứa ra. Tôi có thể bước vào được. Trong căn nhà nhỏ đơn giản đó, lúc nào cũng có một chỗ dành cho tôi, bên cạnh anh. Bao giờ cũng bên cạnh anh cùng với tình yêu và bóng mát của Mẹ anh. Người mẹ đó là tất cả. Là tình yêu duy nhất của đời anh. Bà cũng là người bạn, hiểu và cần thiết cho anh hơn bất cứ người nào".
    Trở thành góa bụa khi chỉ mới 34 tuổi. Người mẹ trẻ ấy đã phải thay chồng nuôi dạy tám đứa con gồm ba trai, năm gái. Một trong những người con trai của bà sẽ trở thành một trong những nhạc sĩ sáng chói, được yêu mến và hâm mộ vào bậc nhất Việt Nam sau này: nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - người vừa qua đời ngày 1.4.2001, thọ 62 tuổi.
    Trong di sản âm nhạc đồ sộ của mình, hình ảnh người mẹ đã hiện ra trong ca khúc của Trịnh Công Sơn qua bốn giai đoạn: Ca dao mẹ năm 1970 là ẩn dụ về mẹ Việt Nam "mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn, đong qua tuổi mòn... Mẹ dạy cho con tiếng nói quê hương... mẹ nhìn con đi phút giây bàng hoàng...".
    Rồi trong giai đoạn cuối của cuộc chiến Lời mẹ ru năm 1974 đã là hình ảnh tìm về với êm ả, an ủi của cội nguồn Việt Nam "lời mẹ ru con đến những khu vườn... ru con trưa nắng í... a, con ngủ thật ngoan, con ngủ cho yên... một đời ru con nghe cũng mỏi mòn... con ngủ giấc hiền cho mẹ ngồi trông...".
    Sau 1975, hình ảnh người mẹ Việt Nam hiện lên rõ nét hơn, không ẩn dụ nữa trong âm nhạc của ông: Huyền thoại mẹ năm 1987 "Ðêm chong đèn ngồi nhớ lại từng câu chuyện ngày xưa... Mẹ về đứng dưới mưa... che từng căn hầm nhỏ, xóa sạch dấu chân về... Mẹ chìm dưới gian nan...".
    Thế rồi năm 1991, người mẹ yêu dấu của cuộc đời ông, người sinh thành và nuôi dạy ông suốt cả đời qua đời, Trịnh Công Sơn đã khóc mẹ bằng tiếng khóc trẻ thơ như những ngày thơ dại đời mình trong Ðường xa vạn dặm: "Mẹ bỏ con đi đường xa vạn dặm... mẹ bỏ con đi... mẹ bỏ con đi...".
    Nỗi đau vô hạn đã làm Trịnh Công Sơn suy sụp tinh thần. Một năm sau, ông biến chứng qua bệnh tiểu đường. Cây cổ thụ của âm nhạc Việt Nam khô héo thêm nữa, và từ đó...
    Tuổi thơ và thành niên

    Khi cha mất, Trịnh Công Sơn, anh cả của gia đình họ Trịnh mới chỉ 14 tuổi. Người mẹ trẻ chia đều tình thương cho tất cả tám đứa con nhưng bà chăm sóc nhiều hơn người em trai kế của Sơn: Trịnh Quang Hà vì Hà thể chất và tinh thần yếu nhất trong anh em. Trịnh Công Sơn còn đi học, chưa hé lộ tài năng nhưng đã lấp lóe năng khiếu âm nhạc, anh đã biết chơi đàn từ tuổi thiếu niên
    Khung cảnh Huế nuôi nấng thêm cho tâm hồn anh, sự nhạy cảm và mơ mộng. Người mẹ trẻ lo toan cơm áo nuôi con bằng cửa hiệu bán phụ tùng xe đạp, xe gắn máy có bảng hiệu "Thanh Tâm" ở Huế. Khi Trịnh Công Sơn rời Huế, Qui Nhơn vào Sài Gòn học, bà kết hợp những chuyến vào mua hàng đến thăm con trai lớn. Những lần như thế, bà gặp gỡ con và bạn bè cùng học với Sơn, cuộc trò chuyện cũng giống như thời Sơn còn bé, bà đọc thơ của bà làm, đọc Kiều - vịnh, phú cho con trai nghe.
    Giai điệu Huế, tâm hồn Huế, thi ca đã đến với Sơn trước khi âm nhạc đến và sau này, khi có những người bạn trí thức như Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ðinh Cường... người ta sẽ không ngạc nhiên khi ca từ trong ca khúc của Trịnh Công Sơn đẹp như thơ. Ðúng hơn, đấy cũng chính là những bài thơ.

    Và cuối đời
    Trịnh Công Sơn yêu mẹ, sùng bái mẹ cũng thật dễ hiểu khi lớn lên Sơn ngày càng hiểu rõ sự yêu thương, đức hy sinh của mẹ dành cho con cái và đặc biệt là anh. Nhiều bóng dáng phụ nữ đã đi qua cuộc đời anh, có người để lại cái tên thấp thoáng trong nhiều ca khúc danh tiếng Diễm xưa, Biển nhớ, Xin trả nợ người, Bống bồng ơi... nhưng cuối cùng con người tài hoa ấy vẫn quay trở về nằm bên mẹ của mình.
    Những anh chị em khác của Trịnh Công Sơn đều đã có gia đình, có con cái. Họ Trịnh vẫn đông đủ người hương khói, mà đứa con trai trưởng Trịnh Công Sơn dường như đã nhường điều ấy cho các em mình, ông dành cả cuộc đời cho âm nhạc, cho sáng tạo và tìm về với mẹ như trẻ thơ sau cuộc trả nợ tử sinh. Một trẻ thơ 62 tuổi bên hiền mẫu của mình.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:14 ngày 05/07/2003
  5. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn và huyền thoại Mẹ


    hình 1 : Trịnh Công Sơn thời vào Sài Gòn học (bên phải ngoài cùng - còn đeo tang cha)
    hình 2 : Thân mẫu Trịnh Công Sơn trên đường Catinat (Ðồng Khởi) 1962 (do Trịnh Công Sơn chụp)

    Một người phụ nữ đã từng ghi một dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời và âm nhạc Trịnh Công Sơn - ca sĩ Khánh Ly trong một bút ký xuất bản ở hải ngoại kể một lần đến Huế: "Tôi người khách lạ trong thành phố, đứng một bên cửa nhìn vào lòng quặn đau, nước mắt ứa ra. Tôi có thể bước vào được. Trong căn nhà nhỏ đơn giản đó, lúc nào cũng có một chỗ dành cho tôi, bên cạnh anh. Bao giờ cũng bên cạnh anh cùng với tình yêu và bóng mát của Mẹ anh. Người mẹ đó là tất cả. Là tình yêu duy nhất của đời anh. Bà cũng là người bạn, hiểu và cần thiết cho anh hơn bất cứ người nào".
    Trở thành góa bụa khi chỉ mới 34 tuổi. Người mẹ trẻ ấy đã phải thay chồng nuôi dạy tám đứa con gồm ba trai, năm gái. Một trong những người con trai của bà sẽ trở thành một trong những nhạc sĩ sáng chói, được yêu mến và hâm mộ vào bậc nhất Việt Nam sau này: nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - người vừa qua đời ngày 1.4.2001, thọ 62 tuổi.
    Trong di sản âm nhạc đồ sộ của mình, hình ảnh người mẹ đã hiện ra trong ca khúc của Trịnh Công Sơn qua bốn giai đoạn: Ca dao mẹ năm 1970 là ẩn dụ về mẹ Việt Nam "mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn, đong qua tuổi mòn... Mẹ dạy cho con tiếng nói quê hương... mẹ nhìn con đi phút giây bàng hoàng...".
    Rồi trong giai đoạn cuối của cuộc chiến Lời mẹ ru năm 1974 đã là hình ảnh tìm về với êm ả, an ủi của cội nguồn Việt Nam "lời mẹ ru con đến những khu vườn... ru con trưa nắng í... a, con ngủ thật ngoan, con ngủ cho yên... một đời ru con nghe cũng mỏi mòn... con ngủ giấc hiền cho mẹ ngồi trông...".
    Sau 1975, hình ảnh người mẹ Việt Nam hiện lên rõ nét hơn, không ẩn dụ nữa trong âm nhạc của ông: Huyền thoại mẹ năm 1987 "Ðêm chong đèn ngồi nhớ lại từng câu chuyện ngày xưa... Mẹ về đứng dưới mưa... che từng căn hầm nhỏ, xóa sạch dấu chân về... Mẹ chìm dưới gian nan...".
    Thế rồi năm 1991, người mẹ yêu dấu của cuộc đời ông, người sinh thành và nuôi dạy ông suốt cả đời qua đời, Trịnh Công Sơn đã khóc mẹ bằng tiếng khóc trẻ thơ như những ngày thơ dại đời mình trong Ðường xa vạn dặm: "Mẹ bỏ con đi đường xa vạn dặm... mẹ bỏ con đi... mẹ bỏ con đi...".
    Nỗi đau vô hạn đã làm Trịnh Công Sơn suy sụp tinh thần. Một năm sau, ông biến chứng qua bệnh tiểu đường. Cây cổ thụ của âm nhạc Việt Nam khô héo thêm nữa, và từ đó...
    Tuổi thơ và thành niên

    Khi cha mất, Trịnh Công Sơn, anh cả của gia đình họ Trịnh mới chỉ 14 tuổi. Người mẹ trẻ chia đều tình thương cho tất cả tám đứa con nhưng bà chăm sóc nhiều hơn người em trai kế của Sơn: Trịnh Quang Hà vì Hà thể chất và tinh thần yếu nhất trong anh em. Trịnh Công Sơn còn đi học, chưa hé lộ tài năng nhưng đã lấp lóe năng khiếu âm nhạc, anh đã biết chơi đàn từ tuổi thiếu niên
    Khung cảnh Huế nuôi nấng thêm cho tâm hồn anh, sự nhạy cảm và mơ mộng. Người mẹ trẻ lo toan cơm áo nuôi con bằng cửa hiệu bán phụ tùng xe đạp, xe gắn máy có bảng hiệu "Thanh Tâm" ở Huế. Khi Trịnh Công Sơn rời Huế, Qui Nhơn vào Sài Gòn học, bà kết hợp những chuyến vào mua hàng đến thăm con trai lớn. Những lần như thế, bà gặp gỡ con và bạn bè cùng học với Sơn, cuộc trò chuyện cũng giống như thời Sơn còn bé, bà đọc thơ của bà làm, đọc Kiều - vịnh, phú cho con trai nghe.
    Giai điệu Huế, tâm hồn Huế, thi ca đã đến với Sơn trước khi âm nhạc đến và sau này, khi có những người bạn trí thức như Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ðinh Cường... người ta sẽ không ngạc nhiên khi ca từ trong ca khúc của Trịnh Công Sơn đẹp như thơ. Ðúng hơn, đấy cũng chính là những bài thơ.

    Và cuối đời
    Trịnh Công Sơn yêu mẹ, sùng bái mẹ cũng thật dễ hiểu khi lớn lên Sơn ngày càng hiểu rõ sự yêu thương, đức hy sinh của mẹ dành cho con cái và đặc biệt là anh. Nhiều bóng dáng phụ nữ đã đi qua cuộc đời anh, có người để lại cái tên thấp thoáng trong nhiều ca khúc danh tiếng Diễm xưa, Biển nhớ, Xin trả nợ người, Bống bồng ơi... nhưng cuối cùng con người tài hoa ấy vẫn quay trở về nằm bên mẹ của mình.
    Những anh chị em khác của Trịnh Công Sơn đều đã có gia đình, có con cái. Họ Trịnh vẫn đông đủ người hương khói, mà đứa con trai trưởng Trịnh Công Sơn dường như đã nhường điều ấy cho các em mình, ông dành cả cuộc đời cho âm nhạc, cho sáng tạo và tìm về với mẹ như trẻ thơ sau cuộc trả nợ tử sinh. Một trẻ thơ 62 tuổi bên hiền mẫu của mình.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:14 ngày 05/07/2003
  6. cafein

    cafein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    1
    Âu cũng là "một cõi đi về"
    Con người ai cũng có tên cùng với danh xưng - riêng Trịnh Công Sơn không cần đến danh xưng. Nói đến Trịnh Công Sơn hầu như ai cũng biết anh là nhạc sĩ - không chỉ biết anh là nhạc sĩ mà người yêu nhạc nào cũng thuộc của anh ít nhất một đôi câu, bởi lẽ lời và nhạc của Trịnh Công Sơn nói nhiều lẽ của đời người: nỗi buồn, niềm vui và khát vọng.
    Mùa hè năm 1989, tôi và Trịnh Công Sơn đi Pháp theo lời mời của "Nhà Việt Nam" ở Paris. Qua chuyến đi này tôi phát hiện một điều lạ. Số Việt kiều, số người chống Trịnh Công Sơn vẫn nghe Trịnh Công Sơn, không thể thiếu Trịnh Công Sơn - chân thiện mỹ trong ca khúc của Trịnh Công Sơn đã vượt qua cả lòng hận thù.
    Một nhà văn Việt kiều có viết một đoạn trong hồi ký: "Tôi thật hạnh phúc khi được nghe Trịnh Công Sơn hát!". Có thể nói, có nhiều ca sĩ thể hiện ca khúc của anh đã chinh phục hàng triệu trái tim của thính giả, nhưng không ai thổ lộ nỗi lòng mình bằng giọng hát của anh. Giọng hát của anh đưa ta đến tận đáy sâu nhất của từng ngôn từ và nốt nhạc. Ðó chính là hạnh phúc của người nghe. Xin các bạn hãy nghe lại Trịnh Công Sơn!
    Sinh thời, Trịnh Công Sơn quan niệm cuộc sống trần gian này là cõi tạm. Biết là cõi tạm nhưng Trịnh Công Sơn muốn tạm lâu dài bởi vì: "Tôi là ai mà trần gian thế. Tôi là ai mà yêu quá, cuộc đời này". Trịnh Công Sơn yêu đời với một tâm hồn rất trẻ thơ. Như hai đứa trẻ đánh nhau giận rồi khóc nhưng sau đó hai đứa lại cười đùa, dắt tay nhau chạy nhảy tung tăng. Một người bạn vì lẽ gì đó - bỏ anh đi sau đó anh vẫn hát về người bạn của anh rất thiết tha với tình yêu rất mênh mông...
    Trịnh Công Sơn để lại cho đời một gia tài ca khúc thật đồ sộ, nhưng lớn hơn - đẹp hơn và cao quý hơn là tâm hồn anh, anh không hề ganh tị với một ai. Quý biết bao!
    Với triết lý sống của Trịnh Công Sơn, tôi nghĩ, Sơn đã xuống đò sang sông về bên kia thế giới. Bây giờ, Trịnh Công Sơn hơn hẳn tất cả những người còn lại trên trái đất bởi biết bên kia thế giới có gì mà lúc còn có mặt ở trần gian anh muốn biết.
    Sơn ơi! Âu cũng là "một cõi đi về" mà thôi.
    Nhà văn Nguyễn Quang Sáng
    15 giờ ngày 1 - 4 - 2001
    Báo Nhân dân
    Sưu tập
    CAFEIN
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:17 ngày 05/07/2003
  7. cafein

    cafein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    1
    Âu cũng là "một cõi đi về"
    Con người ai cũng có tên cùng với danh xưng - riêng Trịnh Công Sơn không cần đến danh xưng. Nói đến Trịnh Công Sơn hầu như ai cũng biết anh là nhạc sĩ - không chỉ biết anh là nhạc sĩ mà người yêu nhạc nào cũng thuộc của anh ít nhất một đôi câu, bởi lẽ lời và nhạc của Trịnh Công Sơn nói nhiều lẽ của đời người: nỗi buồn, niềm vui và khát vọng.
    Mùa hè năm 1989, tôi và Trịnh Công Sơn đi Pháp theo lời mời của "Nhà Việt Nam" ở Paris. Qua chuyến đi này tôi phát hiện một điều lạ. Số Việt kiều, số người chống Trịnh Công Sơn vẫn nghe Trịnh Công Sơn, không thể thiếu Trịnh Công Sơn - chân thiện mỹ trong ca khúc của Trịnh Công Sơn đã vượt qua cả lòng hận thù.
    Một nhà văn Việt kiều có viết một đoạn trong hồi ký: "Tôi thật hạnh phúc khi được nghe Trịnh Công Sơn hát!". Có thể nói, có nhiều ca sĩ thể hiện ca khúc của anh đã chinh phục hàng triệu trái tim của thính giả, nhưng không ai thổ lộ nỗi lòng mình bằng giọng hát của anh. Giọng hát của anh đưa ta đến tận đáy sâu nhất của từng ngôn từ và nốt nhạc. Ðó chính là hạnh phúc của người nghe. Xin các bạn hãy nghe lại Trịnh Công Sơn!
    Sinh thời, Trịnh Công Sơn quan niệm cuộc sống trần gian này là cõi tạm. Biết là cõi tạm nhưng Trịnh Công Sơn muốn tạm lâu dài bởi vì: "Tôi là ai mà trần gian thế. Tôi là ai mà yêu quá, cuộc đời này". Trịnh Công Sơn yêu đời với một tâm hồn rất trẻ thơ. Như hai đứa trẻ đánh nhau giận rồi khóc nhưng sau đó hai đứa lại cười đùa, dắt tay nhau chạy nhảy tung tăng. Một người bạn vì lẽ gì đó - bỏ anh đi sau đó anh vẫn hát về người bạn của anh rất thiết tha với tình yêu rất mênh mông...
    Trịnh Công Sơn để lại cho đời một gia tài ca khúc thật đồ sộ, nhưng lớn hơn - đẹp hơn và cao quý hơn là tâm hồn anh, anh không hề ganh tị với một ai. Quý biết bao!
    Với triết lý sống của Trịnh Công Sơn, tôi nghĩ, Sơn đã xuống đò sang sông về bên kia thế giới. Bây giờ, Trịnh Công Sơn hơn hẳn tất cả những người còn lại trên trái đất bởi biết bên kia thế giới có gì mà lúc còn có mặt ở trần gian anh muốn biết.
    Sơn ơi! Âu cũng là "một cõi đi về" mà thôi.
    Nhà văn Nguyễn Quang Sáng
    15 giờ ngày 1 - 4 - 2001
    Báo Nhân dân
    Sưu tập
    CAFEIN
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:17 ngày 05/07/2003
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trịnh Công Sơn và những điều ít ai được biết
    Nhiều năm rồi, tôi có thói quen viết về Sơn mỗi độ xuân về, đó cũng là cái cớ để thăm Sơn. Cùng sống trong một thành phố, nhưng loay hoay cả năm rất ít dịp viếng thăm nhau. Có lần, Lưu Trọng Văn nói với tôi, viết về Trịnh Công Sơn không bao giờ hết chuyện...

    Mồng 5 Tết, tôi vào Bệnh viện Chợ Rẫy cùng với họa sĩ Trịnh Cung thăm Trịnh Công Sơn. Lần này, anh bị viêm phổi nhẹ. Trước Tết, anh đã được đưa vào đây vì biến chứng của bệnh tiểu đường. Ngay lần đó, tôi đã có ý định thăm anh khi anh vừa trở về nhà và nhân tiện thực hiện một bài trao đổi với anh cho số báo Xuân. Nhưng cuộc hẹn cận ngày không thành do Sơn phải vào viện tái khám.

    ... Sơn vẫn nằm trên giường khi nói chuyện với chúng tôi, nhưng trông anh khỏe khoắn, thần sắc tinh anh. Tôi chợt cười thầm trong bụng bởi ý nghĩ thú vị vụt đến. Con người gầy gò và nhẹ bẫng này đang mang nhiều thứ bệnh trong người, tưởng như dễ dàng rơi vào tay tử thần, lại là một "chiến sĩ bám trụ" với cuộc sống dữ dằn nhất.

    Cách đây mấy năm, Sơn bị đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Lần đó, bạn bè thật sự lo lắng cho anh. Cuối cùng Sơn vẫn trở về an toàn. Gặp lại Sơn tại nhà riêng của anh lần đó, tôi tò mò hỏi: "Ðúng là ông đã trở về từ cõi chết, vậy ông suy nghĩ gì về... cái chết?".

    Tôi vẫn gọi Sơn như thế, từ "ông" được dùng theo cách xưng hô thân mật. Sơn không cần suy nghĩ, trả lời ngay "Chết là thiệt thòi. Người Pháp nói: Les absents ont toujours tort. Chết, mình không còn được họp mặt với bạn bè, không còn được ngắm cuộc đời rất đẹp này". Nhớ câu trả lời cách đây mấy năm, tôi lại tò mò muốn biết nằm trên giường lần này, anh nghĩ gì. Câu trả lời của anh nhanh hơn và gọn hơn lần trước: "Mình muốn ra khỏi đây càng sớm càng tốt!".

    Thái độ của Trịnh Công Sơn đối với cuộc sống rõ ràng và dứt khoát như thế.
    Hãy cứ vui chơi cuộc đời
    Ðừng cuồng điên mơ trăm năm sau,
    Còn đây em ngọt ngào
    Ðứng bên ngày yêu dấu
    Nhìn mây trôi đang tìm về núi cao
    (Hãy cứ vui như mọi ngày)

    Vóc dáng mảnh khảnh quen thuộc của Sơn với mọi người trong những năm qua, khiến không ai có thể nghĩ rằng Sơn đã có một thời trai trẻ là con nhà thể thao chính cống. Mỗi buổi sáng anh đều quần một hai hiệp quyền Anh. Anh đồng thời còn là đệ tử Vovinam từ những ngày đầu môn này được thành lập tại Sài Gòn và là vận động viên điền kinh 10 môn. Nếu người em trai của Sơn không tung một cú quật, khiến ngực anh đập mạnh xuống sàn nhà làm vỡ mạch máu phổi phải nằm giường suốt 2 năm, thì chắc chắn chúng ta chỉ có một vận động viên Trịnh Công Sơn... chưa hẳn xuất sắc? và mất đi một Trịnh Công Sơn - tài năng âm nhạc.
    Ðó là khúc quanh cuộc đời của anh. Sơn nói: "Trên giường bệnh, mình suy nghĩ rất nhiều...". Khi rời giường bệnh năm 1957, trong anh đã có một đam mê khác - âm nhạc. Với nhiều người, tác phẩm đầu tay của Sơn là "ướt mi". Nhưng Sơn tiết lộ "Bản nhạc đầu tiên đúng nghĩa của mình có tên "Sương đêm". Không ai biết sáng tác này. Nó đã bị thất lạc. Bản thân mình cũng không nhớ lời và nhạc như thế nào!?".

    Tác phẩm đầu tiên của Sơn, như công chúng yêu nhạc biết, đã được Thanh Thúy - nữ ca sĩ thời thượng những năm 50 có "giọng ca liêu trai" - trình diễn đầu tiên tại phòng trà Văn Cảnh. Không giống suy nghĩ chung của nhiều người, Khánh Ly không phải là người đầu tiên và duy nhất hát thành công nhạc Trịnh Công Sơn trước năm 1975. Sau Thanh Thúy, một giọng ca lừng danh khác của Sài Gòn thời đó góp phần giới thiệu các tác phẩm của Sơn - đó là Lệ Thu.

    Khánh Ly là người thứ ba và là người hát toàn bộ các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn. Lần đầu chính Sơn chủ động tiếp xúc với Khánh Ly tại phòng trà Night Club ở Ðà Lạt bằng cách tự giới thiệu mình là tác giả bản ướt mi. Sau một tháng tập đến bể cả giọng, Khánh Ly cùng Trịnh Công Sơn xuất hiện lần đầu tại sân sau của Ðại học Văn khoa, hiện là Thư viện TpHCM, trước 5000 sinh viên. Khánh Ly trình bày luôn 24 sáng tác của Sơn trong đêm đó. Sau đó, Khánh Ly đã nói với Sơn: "Trước đây mình chỉ hát trong phòng trà, lần đầu tiên hát trước hàng ngàn sinh viên, tối đó mình không làm sao ngủ được". Ðó là năm 1965, các sáng tác của Sơn bấy giờ đều là tình ca.

    Ðến năm 1968, Sơn mới sáng tác nhạc phản chiến. Tôi hỏi Sơn: "Ông không sống nhiều ở Hà Nội sao ông sáng tác về Hà Nội như người Hà Nội?". Và Sơn kể: "Mình rất yêu Hà Nội. Năm 1985, mình cùng ba đồng nghiệp được Bộ Văn hóa Liên Xô mời thăm Liên Xô, khi trở về, mình ở lại Hà Nội luôn một tháng. Mỗi sáng, mình và Thái Bá Vân đi loanh quanh Hà Nội gặp bạn bè. Chiều nào cả hai cũng lên Hồ Tây, nằm bên hồ với chai Ararat, uống lai rai và nhìn bầy sâm cầm đáp xuống bay lên".




    Chiều thu hồ Tây, mặt nước vàng lay, bờ xa mời gọi.
    Màu sương vương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ, vỗ cánh mặt trời
    (Nhớ mùa thu Hà Nội)

    Hình như Trịnh Công Sơn có đến hai bài sáng tác về Hà Nội và chẳng có bài nào viết cho Huế. Tôi hỏi anh điều ấy. Sơn không trả lời thẳng thắc mắc của mình mà nói "Có lần Hoàng Hiệp phát biểu, bài nào của Sơn cũng có Huế trong đó mặc dù không có nói Huế trực tiếp". Thêm một thắc mắc... tò mò khác "Có bao giờ ông nghĩ đến chuyện lấy vợ?". "Có một lần thoáng qua lúc mình còn trẻ. Nhưng thời đó, các cô gái ít chịu lấy những ông chồng nghệ sĩ sống bấp bênh!".

    "Nhưng ông yêu nhiều phải không? Bao nhiêu phần trăm trong các sáng tác của ông lấy cảm hứng từ một người đẹp nào đó?". "Một phần năm mình viết cho một con người cụ thể". Họa sĩ Trịnh Cung - bạn thân Trịnh Công Sơn từ thời trẻ nói chen vào: "Theo tôi, hơn con số đó, phải là 40%. Tôi có thể chứng minh bài nào ông viết cho người nào".

    Sơn không phản đối. Sáng tác gần đây nhất của Trịnh Công Sơn là Ðồng dao 2000. Tôi hỏi anh: "Ông tiếp tục sáng tác chứ?". "Bây giờ không phải gặp cảm hứng nào mình cũng viết. Chờ gặp một thứ inspiration divine (thần cảm). Thế là cuối cùng tôi cũng có một bài gặp gỡ Trịnh Công Sơn. Chỉ trễ ít ngày đã chệch sang một... thế kỷ!
    Nguồn: www.dactrung.com
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 13:26 ngày 26/07/2002
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trịnh Công Sơn và những điều ít ai được biết
    Nhiều năm rồi, tôi có thói quen viết về Sơn mỗi độ xuân về, đó cũng là cái cớ để thăm Sơn. Cùng sống trong một thành phố, nhưng loay hoay cả năm rất ít dịp viếng thăm nhau. Có lần, Lưu Trọng Văn nói với tôi, viết về Trịnh Công Sơn không bao giờ hết chuyện...

    Mồng 5 Tết, tôi vào Bệnh viện Chợ Rẫy cùng với họa sĩ Trịnh Cung thăm Trịnh Công Sơn. Lần này, anh bị viêm phổi nhẹ. Trước Tết, anh đã được đưa vào đây vì biến chứng của bệnh tiểu đường. Ngay lần đó, tôi đã có ý định thăm anh khi anh vừa trở về nhà và nhân tiện thực hiện một bài trao đổi với anh cho số báo Xuân. Nhưng cuộc hẹn cận ngày không thành do Sơn phải vào viện tái khám.

    ... Sơn vẫn nằm trên giường khi nói chuyện với chúng tôi, nhưng trông anh khỏe khoắn, thần sắc tinh anh. Tôi chợt cười thầm trong bụng bởi ý nghĩ thú vị vụt đến. Con người gầy gò và nhẹ bẫng này đang mang nhiều thứ bệnh trong người, tưởng như dễ dàng rơi vào tay tử thần, lại là một "chiến sĩ bám trụ" với cuộc sống dữ dằn nhất.

    Cách đây mấy năm, Sơn bị đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Lần đó, bạn bè thật sự lo lắng cho anh. Cuối cùng Sơn vẫn trở về an toàn. Gặp lại Sơn tại nhà riêng của anh lần đó, tôi tò mò hỏi: "Ðúng là ông đã trở về từ cõi chết, vậy ông suy nghĩ gì về... cái chết?".

    Tôi vẫn gọi Sơn như thế, từ "ông" được dùng theo cách xưng hô thân mật. Sơn không cần suy nghĩ, trả lời ngay "Chết là thiệt thòi. Người Pháp nói: Les absents ont toujours tort. Chết, mình không còn được họp mặt với bạn bè, không còn được ngắm cuộc đời rất đẹp này". Nhớ câu trả lời cách đây mấy năm, tôi lại tò mò muốn biết nằm trên giường lần này, anh nghĩ gì. Câu trả lời của anh nhanh hơn và gọn hơn lần trước: "Mình muốn ra khỏi đây càng sớm càng tốt!".

    Thái độ của Trịnh Công Sơn đối với cuộc sống rõ ràng và dứt khoát như thế.
    Hãy cứ vui chơi cuộc đời
    Ðừng cuồng điên mơ trăm năm sau,
    Còn đây em ngọt ngào
    Ðứng bên ngày yêu dấu
    Nhìn mây trôi đang tìm về núi cao
    (Hãy cứ vui như mọi ngày)

    Vóc dáng mảnh khảnh quen thuộc của Sơn với mọi người trong những năm qua, khiến không ai có thể nghĩ rằng Sơn đã có một thời trai trẻ là con nhà thể thao chính cống. Mỗi buổi sáng anh đều quần một hai hiệp quyền Anh. Anh đồng thời còn là đệ tử Vovinam từ những ngày đầu môn này được thành lập tại Sài Gòn và là vận động viên điền kinh 10 môn. Nếu người em trai của Sơn không tung một cú quật, khiến ngực anh đập mạnh xuống sàn nhà làm vỡ mạch máu phổi phải nằm giường suốt 2 năm, thì chắc chắn chúng ta chỉ có một vận động viên Trịnh Công Sơn... chưa hẳn xuất sắc? và mất đi một Trịnh Công Sơn - tài năng âm nhạc.
    Ðó là khúc quanh cuộc đời của anh. Sơn nói: "Trên giường bệnh, mình suy nghĩ rất nhiều...". Khi rời giường bệnh năm 1957, trong anh đã có một đam mê khác - âm nhạc. Với nhiều người, tác phẩm đầu tay của Sơn là "ướt mi". Nhưng Sơn tiết lộ "Bản nhạc đầu tiên đúng nghĩa của mình có tên "Sương đêm". Không ai biết sáng tác này. Nó đã bị thất lạc. Bản thân mình cũng không nhớ lời và nhạc như thế nào!?".

    Tác phẩm đầu tiên của Sơn, như công chúng yêu nhạc biết, đã được Thanh Thúy - nữ ca sĩ thời thượng những năm 50 có "giọng ca liêu trai" - trình diễn đầu tiên tại phòng trà Văn Cảnh. Không giống suy nghĩ chung của nhiều người, Khánh Ly không phải là người đầu tiên và duy nhất hát thành công nhạc Trịnh Công Sơn trước năm 1975. Sau Thanh Thúy, một giọng ca lừng danh khác của Sài Gòn thời đó góp phần giới thiệu các tác phẩm của Sơn - đó là Lệ Thu.

    Khánh Ly là người thứ ba và là người hát toàn bộ các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn. Lần đầu chính Sơn chủ động tiếp xúc với Khánh Ly tại phòng trà Night Club ở Ðà Lạt bằng cách tự giới thiệu mình là tác giả bản ướt mi. Sau một tháng tập đến bể cả giọng, Khánh Ly cùng Trịnh Công Sơn xuất hiện lần đầu tại sân sau của Ðại học Văn khoa, hiện là Thư viện TpHCM, trước 5000 sinh viên. Khánh Ly trình bày luôn 24 sáng tác của Sơn trong đêm đó. Sau đó, Khánh Ly đã nói với Sơn: "Trước đây mình chỉ hát trong phòng trà, lần đầu tiên hát trước hàng ngàn sinh viên, tối đó mình không làm sao ngủ được". Ðó là năm 1965, các sáng tác của Sơn bấy giờ đều là tình ca.

    Ðến năm 1968, Sơn mới sáng tác nhạc phản chiến. Tôi hỏi Sơn: "Ông không sống nhiều ở Hà Nội sao ông sáng tác về Hà Nội như người Hà Nội?". Và Sơn kể: "Mình rất yêu Hà Nội. Năm 1985, mình cùng ba đồng nghiệp được Bộ Văn hóa Liên Xô mời thăm Liên Xô, khi trở về, mình ở lại Hà Nội luôn một tháng. Mỗi sáng, mình và Thái Bá Vân đi loanh quanh Hà Nội gặp bạn bè. Chiều nào cả hai cũng lên Hồ Tây, nằm bên hồ với chai Ararat, uống lai rai và nhìn bầy sâm cầm đáp xuống bay lên".




    Chiều thu hồ Tây, mặt nước vàng lay, bờ xa mời gọi.
    Màu sương vương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ, vỗ cánh mặt trời
    (Nhớ mùa thu Hà Nội)

    Hình như Trịnh Công Sơn có đến hai bài sáng tác về Hà Nội và chẳng có bài nào viết cho Huế. Tôi hỏi anh điều ấy. Sơn không trả lời thẳng thắc mắc của mình mà nói "Có lần Hoàng Hiệp phát biểu, bài nào của Sơn cũng có Huế trong đó mặc dù không có nói Huế trực tiếp". Thêm một thắc mắc... tò mò khác "Có bao giờ ông nghĩ đến chuyện lấy vợ?". "Có một lần thoáng qua lúc mình còn trẻ. Nhưng thời đó, các cô gái ít chịu lấy những ông chồng nghệ sĩ sống bấp bênh!".

    "Nhưng ông yêu nhiều phải không? Bao nhiêu phần trăm trong các sáng tác của ông lấy cảm hứng từ một người đẹp nào đó?". "Một phần năm mình viết cho một con người cụ thể". Họa sĩ Trịnh Cung - bạn thân Trịnh Công Sơn từ thời trẻ nói chen vào: "Theo tôi, hơn con số đó, phải là 40%. Tôi có thể chứng minh bài nào ông viết cho người nào".

    Sơn không phản đối. Sáng tác gần đây nhất của Trịnh Công Sơn là Ðồng dao 2000. Tôi hỏi anh: "Ông tiếp tục sáng tác chứ?". "Bây giờ không phải gặp cảm hứng nào mình cũng viết. Chờ gặp một thứ inspiration divine (thần cảm). Thế là cuối cùng tôi cũng có một bài gặp gỡ Trịnh Công Sơn. Chỉ trễ ít ngày đã chệch sang một... thế kỷ!
    Nguồn: www.dactrung.com
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 13:26 ngày 26/07/2002
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Huyền thoại cát bụi


    Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
    Ðể một mai tôi trở về cát bụi...

    Câu hát định mệnh ấy trang nghiêm như một triết lý sống, như một định lý kiếp người, mà tác giả của nó vừa hoàn tất một chu kỳ huyền thoại cát bụi. Tôi lặng nghe, âm nhạc Trịnh Công Sơn linh thiêng như tiếng gọi hồn đang truyền lan như sóng âm, như địa chấn làm loạn nhịp tim biết bao nhiêu triệu người hâm mộ. Tiếng vang của một trái tim vừa ngừng đập đang cộng hưởng với âm nhạc ấy, cái âm nhạc từng lay động tâm hồn nhiều thế hệ bất kể quốc gia và chủng tộc. Âm nhạc Trịnh Công Sơn đã nâng cao, nối dài và vô hạn hóa cuộc đời hữu hạn của tác giả.
    Bao nhiêu người sẽ còn nuôi anh trong tâm hồn. Bao nhiêu người sẽ còn hát với anh và khóc vì anh. Tình người không bao giờ vơi trên cõi đời nhưng nó có luật đo lường của nó. Anh cho bao nhiêu thì sẽ được tặng lại bấy nhiêu, ấy là lẽ công bằng của "cát bụi". Xin hình dung tầm vóc một con người được xác định bằng tầm xa của tiếng vang chính trái tim người ấy. Ðã tới phút thiêng liêng "khai quan định luận" rồi.
    Anh Sơn ơi, tôi xin nói lời tiễn biệt không ngoa ngôn chút nào đâu: anh là người có tiếng vang vô tận - tiếng vang của một tài năng. Một tài năng không có tuổi. Ôi, cát bụi tuyệt vời.
    Nguyễn Duy
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:37 ngày 05/07/2003

Chia sẻ trang này