1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Huyền thoại cát bụi


    Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
    Ðể một mai tôi trở về cát bụi...

    Câu hát định mệnh ấy trang nghiêm như một triết lý sống, như một định lý kiếp người, mà tác giả của nó vừa hoàn tất một chu kỳ huyền thoại cát bụi. Tôi lặng nghe, âm nhạc Trịnh Công Sơn linh thiêng như tiếng gọi hồn đang truyền lan như sóng âm, như địa chấn làm loạn nhịp tim biết bao nhiêu triệu người hâm mộ. Tiếng vang của một trái tim vừa ngừng đập đang cộng hưởng với âm nhạc ấy, cái âm nhạc từng lay động tâm hồn nhiều thế hệ bất kể quốc gia và chủng tộc. Âm nhạc Trịnh Công Sơn đã nâng cao, nối dài và vô hạn hóa cuộc đời hữu hạn của tác giả.
    Bao nhiêu người sẽ còn nuôi anh trong tâm hồn. Bao nhiêu người sẽ còn hát với anh và khóc vì anh. Tình người không bao giờ vơi trên cõi đời nhưng nó có luật đo lường của nó. Anh cho bao nhiêu thì sẽ được tặng lại bấy nhiêu, ấy là lẽ công bằng của "cát bụi". Xin hình dung tầm vóc một con người được xác định bằng tầm xa của tiếng vang chính trái tim người ấy. Ðã tới phút thiêng liêng "khai quan định luận" rồi.
    Anh Sơn ơi, tôi xin nói lời tiễn biệt không ngoa ngôn chút nào đâu: anh là người có tiếng vang vô tận - tiếng vang của một tài năng. Một tài năng không có tuổi. Ôi, cát bụi tuyệt vời.
    Nguyễn Duy
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:37 ngày 05/07/2003
  2. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Bên Đời Hiu Quạnh
    (bài số 1)
    Khánh Ly

    [​IMG]
    Ở đâu và bao giờ cũng vậy, mỗi khi nghe tiếng anh nói cười, tôi đều cảm thấy một nỗi yên tâm vô cùng... Ồ, Mai hả, có qua không?. Tôi cười... ?oEm cũng chưa biết tính sao, để xem đã nghe anh..? Miệng thì nói vậy, sáng hôm sau tôi đã có mặt ở phi trường. Chuyến bay cất cánh lúc 7 giờ sáng.
    Trời lúc đó đã sang tháng 4. Tuyết vẫn phủ trắng xóa 2 bên đường từ phi trường về nhà. Hình như cái gì vào lúc sắp hết cũng mạnh mẽ thêm, như ánh lửa, như con nắng, như mùa đông, như tình yêu - rồi mới chịu dứt hẳn, mới chịu buông tay chấp nhận. Cũng may, tôi chuẩn bị áo lạnh đầy đủ vậy mà cũng không tránh khỏi những suýt xoa.
    Tôi đi thẳng lên lầu, rón rén bước vào phòng. Anh đang ngủ. Giấc ngủ buổi chiều. Khuôn mặt gầy, xương xương góc cạnh. Cái kính gọng vân vân như đồi mồi để trên cái bàn nhỏ đầu giường. Anh gầy quá. Tôi bước lại gần anh hơn. Rất nhẹ nhàng tôi cúi xuống nhìn sát mặt anh. Tôi không nghe thấy hơi thở của chính mình. Tự dưng tôi muốn hôn lên trán anh. Tôi không làm thế. Tôi muốn nắm lấy bàn tay rất gầy có những ngón thon dài, đặt trên ngực. Tôi không làm thế. Và cũng rất nhẹ nhàng như khi bước vào, tôi ra ngoài phòng khách ngồi nói chuyện với Tâm, Tịnh, và anh Thích.
    Anh bước ra, tay vuốt tóc, tay chỉ tôi... ?oÀ, tới rồi à.Tới hồi nào vậy?? Giọng anh không hề có chút ngạc nhiên, làm như cái chuyện tôi đến, anh đã biết. Ngày xưa cũng thế. Chúng tôi ôm choàng lấy nhau và đến lúc này tôi mới cảm nhận rằng chúng tôi thực sự có nhau. Không phải trong một giấc mơ kéo dài 17 năm. Tất cả chúng tôi ngồi bên nhau. Hình như chưa bao giờ chúng tôi nói với nhau nhiều dù ở bất cứ một đề tài, một lãnh vực nào. Hình như chúng tôi có cách nói mà chỉ hai chúng tôi hiểu được. Một cách nói ở bốn con mắt im lặng. Cũng có lúc, cả hai chúng tôi bị lôi cuốn vào câu chuyện vui của mọi người. Nhưng đó là những điều hoàn toàn không dính líu, liên quan đến những điều thực sự chúng tôi muốn nói với nhau. Tất cả những điều cần nói, chính là những điều không bao giờ nói ra bằng lời.
    Buổi chiều tuyết rơi kín mặt hồ, chúng tôi đi bên cạnh hàng cây đầy hoa. Hoa tuyết. Nói chuyện bâng quơ, không có gì rõ ràng được đặt ra, không có gì thắc mắc, không có khoảng cách 17 năm để phải ngó ngàng. Tôi ngỡ như vừa từ Saigon vào Huế thăm anh. Anh từ Huế vào Saigon. Chúng tôi uống cafe tại La Pagode. Tôi tưởng sẽ có nhiều điều, để hai anh em nói với nhau. Nhưng cả hai đều không nói gì cả.
    Bao nhiêu ngày tháng đã đi qua giữa chúng tôi. Anh vẫn không bao giờ thay đổi. Tôi cũng thế. Cả hai không có những thắc mắc về đời sống của nhau bởi 30 năm trước đã không hỏi thì 30 năm sau cũng không hỏi... Tôi quý những giây phút ở bên anh và tôi nghĩ anh sẽ nói với tôi điều cần nói, nếu có. Anh im lặng cũng có thể vì những điều anh nghĩ, anh muốn, không còn cần thiết phải nói ra.
    Trong một căn phòng, không phải bên cạnh Sông Hương mà ở ngay giữa lòng thành phố Montreal. Bên ngoài tuyết rơi, chúng tôi ngồi với nhau, những người bạn cũ. Hát lại những bài hát ngày xưa. Hoặc những tình ca mới. Mỗi người một ly rượu, khói thuốc mù mịt, mọi người ngồi sát nhau trên chiếc thảm, trước lò sưởi... Không ai cảm thấy lạnh. Không chút lạnh lẽo nào giữa chúng tôi trong căn phòng nhỏ. ...Anh hát đi. Không, Mai hát đi. Giang hát đi. Mai ngâm thơ đi...
    ?oMà sao giấc ngủ không dài. Mà đêm không ngắn mà trời cứ mưa. Ở đây tôi sống như thừa. Có đêm men rượu tạm vừa lòng nhau? (NB)
    Cũng mùa đông, một đêm nào đó, 1974 ở nhà anh chị Lễ, ở Huế. Ngôi biệt thự bên cạnh sông Hương. Ngoài trời cũng tối và lạnh như đêm nay. Mùa đông ở Huế. Chúng tôi cũng ngồi bên nhau như hôm nay. Lúc đó tôi vừa 30 tuổi. Tóc vẫn còn xanh. Lòng còn tha thiết yêu đời sống. Một buổi sáng tôi bỗng thấy mặt trời lên cùng tôi và biển cả. Nước mắt tôi tuôn như mưa. Tôi nhớ mùa Ðông ở Huế. Mùa đông ở Huế và anh.
    17 mùa đông lặng lẽ đi qua, tôi vẫn nhớ những ngày âm u lạnh lẽo của Huế. Tôi có thể quên nhiều điều, tôi có thể quên tất cả để chỉ nhớ về những con đường của Saigon - nơi tôi đã ở và đã từ đó ra đi... nhưng không bao giờ tôi quên được những ngày tháng ngắn ngủi, vội vàng ghé Huế. Ðến vội vàng. Ði vội vàng mà chẳng thể nào quên được. Một thứ tình lạ thường đã trói buộc Huế trong trái tim tôi. Một trói buộc mơ hồ nhưng mạnh mẽ, đằm thắm. Tôi lớn trong hơi thở của Huế. Chính Huế cho tôi hơi thở.
    Bây giờ là cuối Ðông. Những bông tuyết bay trong chiều, đậu trên những cành cây trụi lá, gầy guộc. Chúng tôi đi bên nhau. Tia nắng dịu dàng đậu trên những bông hoa nhỏ bé, lấp lánh, tấm thảm dầy trắng tinh, chỉ có vết chân bé nhỏ của những chú sóc nghịch ngợm chạy tới ăn những hột bắp rang nở bung mà anh liệng ra để dụ chúng lại gần. Anh cười vui, ánh mắt long lang theo dõi. Tôi ít thấy anh cười mà cũng không bao giờ thấy anh tỏ vẻ buồn bã.
    Chúng tôi tìm đến một thân cây lớn, một nửa ngập dưới tuyết, ngồi nghỉ chân. Tuyết vẫn rơi. Chỉ có hai chúng tôi giữa một vùng trắng mênh mông yên lặng. Chẳng lẽ không có gì để nói, không còn gì đáng nói sau mười mấy năm vắng nhau? Có chứ. Anh đã nói, không phải với riêng tôi, mà ở những bài hát. Tôi đã nghe và hiểu từ đó...
    ?oCó đường xa mà gió chiều quạnh quẽ. Có hồn ai đang nhẹ nhẹ sầu lên... Tôi là ai mà còn khi dấu lệ. Tôi là ai mà còn trần gian thế. Tôi là ai. Là ai. Là ai mà yêu quá đời này...Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo. Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo...?
    Tôi bỗng thương anh thêm và càng quý trọng những giây phút bên anh. Cũng vội vàng, ngắn ngủi như những lần tôi ghé Huế. Tuy nhiên, tôi nghĩ. Như thế có lẽ tốt hơn. Bởi vì những điều như thế đã cho tôi cái cảm tưởng là không hề bao giờ, giữa chúng tôi có cái khoảng cách 17 năm. Lá vẫn rơi trên lối chúng tôi đi. Những khóm hoa nắng vẫn lấp lánh trên đường chúng tôi đi. Tất cả vẫn rất còn rực rỡ.
    Quay về căn phòng nhỏ. Ánh lửa như hồng thêm, ấm áp thêm bên ly rượu màu hổ phách, cay nồng. Cởi áo lạnh ra, trông anh gầy hơn xưa nhiều song so với lần gặp nhau ở Paris 1989, anh có vẻ khỏe hơn. Bên cạnh anh là Hoàng Xuân Giang của quán Văn ngày xưa. Giang đã có vợ, con gái lớn rồi. Hoàng Xuân Sơn cũng đùm đề một gánh thê nhi nặng trĩu hai vai. Phạm Nhuận to béo hơn xưa, vui vẻ cười nói ồn ào bên cạnh Hoàng Xuân Sơn nhỏ nhẹ thư sinh. Hoàng Xuân Giang vạm vỡ khỏe mạnh như loài cây hoang trong rừng già và anh, anh mong manh và thật đằm thắm. Nhìn quanh, tôi thấy như mình đang sống trong thần thoại 20 năm là đây. Chỉ ở một buổi chiều cuối Ðông tại thành phố Montreal. Còn ai nữa nhỉ? Chắc chắn là còn thiếu một vài người. Trong tôi, một thoáng ngậm ngùi.
    Chúng tôi chia tay nhau, dưới ánh đèn đường vàng vọt, trước cửa nhà anh Quế. Mai gặp lại. Anh và tôi trở về nhà Tâm. Nỗi vui làm tôi khó ngủ như ngày xưa sau mỗi buổi hát, chúng tôi thường ngồi lại với nhau, chia cho cạn niềm vui còn sót lại. Nhưng niềm vui không thể để vung vãi, bỏ phí. Phải uống hết, phải nuốt hết vào lòng. Chúng tôi đã sống bằng những niềm vui không nhiều trong đời. Tôi tự cho mình là cái bóng của anh và cũng được hưởng niềm vui đó.
    Tôi mở cửa phòng rất nhẹ. Anh đã ngủ yên. Chỗ tôi nằm cách chỗ anh một sải tay. Tôi khẽ nằm xuống, kéo mền lên, nhắm mắt dỗ giấc ngủ. Tôi nghĩ lát nữa đây, khi mặt trời lên trên thành phố này, khi tôi thức dậy, tôi sẽ nhìn thấy anh. Tuyết vẫn bay ngoài cửa sổ nhưng ngày sẽ đẹp.
    Anh dậy rất sớm và việc làm đầu tiên trong ngày của anh là ra khỏi nhà. Tìm đến một quán Cafe, ngồi đó hút thuốc và nhìn người qua lại trên đường phố... ?ophải nhìn thấy mọi người, một ngày không thấy ai, buồn dễ sợ? Tôi nhìn anh cười không nói. Cái nhìn và nụ cười là câu trả lời. Ngày xưa anh cũng thế. Chúng tôi cùng nhau xuống phố. Vẫn im lặng đi bên nhau với nỗi hân hoan hạnh phúc không thành tiếng... ?oMỗi ngày tôi chọn đường mình đi. Ðường đến anh em, đường đến bạn bè. Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát. Ðể thấy tiếng cười rộn rã bay...?
    Ðó là những điều rất thật thà anh đã nói, đã làm, để sau cùng... ?oTôi chợt biết rằng vì sao tôi sống, vì đất nước này cần một trái tim. Và như thế tôi đến trong cuộc đời. Và như thế tôi sống vui từng ngày. Ðã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi?...
    Tôi thấy anh yêu đời thật sự. Anh cười với ông Phạm Duy, ông Trầm Tử Thiêng, ông Duy Khánh và các bạn qua điện thoại. Anh hát và chỉ cho tôi, cắt nghĩa cho tôi những bài hát mới... ?oNhớ đừng có hát như trả bài nhé...?. Giọng anh hát khỏe hơn lần gặp ở Paris... ?oThôi anh hát đi, anh hát hay... hơn em?... Anh cười, mắt anh cũng cười... ?oAnh bao giờ cũng hát hay hơn Mai?...
    Tôi bồi hồi nhớ lại những ngày tháng của năm 1967. Chúng tôi những người bạn nghèo, đến với nhau, gắn bó không ngờ. Gia đình anh giàu, gia đình Hoàng Xuân Sơn, Hoàng Xuân Giang cũng giàu, nhưng cá nhân chúng tôi đều nghèo. Một đĩa cơm chia hai, một điếu thuốc cùng hút, một ly cafe cùng uống. Chia nhau nằm ngủ trên những tờ báo nhầu nát trải dưới đất. Tình bạn, tình anh em nảy mầm ở đó. Quán Văn, cái tên quán dễ nhớ và dễ thương, mọc lên chơ vơ giữa lòng Saigon trăm ngàn màu sắc. Mái bằng lá, và những tấm ván ép hư bể, được ghép lại, nhỏ hơn cái bếp ở đây, chỉ dành làm chỗ pha cafe. Mọi người tới tùy tiện tìm chỗ ngồi trên cái nền xi măng bỏ trống ngổn ngang gạch vụn và cỏ dại. Ðó là nơi gặp gỡ đẹp đẽ nhất của một thời tôi còn trẻ.
    Chúng tôi không hề biết... ngoài đời có gì vui. Chúng tôi không cần biết vì niềm vui đã có. Rất đơn sơ mà thắm thiết không rời. Ðến với nhau qua sự run rủi của định mệnh. Không thề thốt, không hứa hẹn. Ðến và ngồi với nhau. Một lần rồi thì có nghĩa là mãi mãi. Giang đó, Sơn đó, Nhuận đó, Thảo đó, Anh và tôi... từ những ngày lăn lóc đó cho đến bây giờ vẫn không dời đổi. Qua những bài hát của anh, sự kết hợp những người trẻ thật khít khao vừa vặn. Ai đến cũng được, ai đi cũng được...
    ?oEm theo đời cơm áo. Mai ra phố xôn xao. Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo...?. Tôi có cảm tưởng đó là một lời trách móc anh dành cho tôi. Rất dịu dàng như bản tính anh. Từ bao nhiêu năm nay, câu hát đó theo tôi như một vết thương. Ðời cơm áo quả thật đã cho tôi lắm ê chề, khổ đau, nhưng những ngày yêu dấu bên anh và bạn bè đã chẳng bao giờ tôi quên... dù đời sống có làm tan vỡ, có làm chìm sâu những mơ ước của một đời người - thì trong trái tim bầm dập của tôi, những ngày tháng cũ vẫn là một điểm son, là một bám víu cuối cùng và duy nhất...
    Khánh Ly
    Nguồn : www.honque.com , http://khanhly.com/ben_doi_hiu_quanh.htm

    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa đến Qui Nhơn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.

    ---------------------------------------------------------------------------------------

    Những lời tử tế ông dạy tôi

    Trường Kỳ nói chuyện với Khánh Ly (04/2001)
    Ngoài anh em và người thân trong gia đình, có lẽ Khánh Ly là người ông gắn bó với Trịnh Công Sơn nhất, thì Khánh Ly có lẽ là người nhớ thương ông vô hạn vì chị đã coi Trịnh Công Sơn như một nửa đời sống của mình sau gần 40 năm gắn liền với những tác phẩm của người nghệ sĩ tài hoa.
    Sang Montreal trong dịp gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm lễ cầu siêu cho người nhạc sĩ quá cố vào ngày 8 tháng Tư năm 2001, Khánh Ly đã dành cho người viết một cuộc nói chuyện đặc biệt, trong đó chị đã tỏ bầy tâm sự của mình bằng tất cả sự xúc động sau cái chết của Trịnh Công Sơn...Cuộc nói chuyện được diễn ra trên lầu nhà hàng La Famille Vietnamienne, góc đường St André và Duluth, do vợ chồng em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - bà Trịnh Vĩnh Tâm và ông Hoàng Tá Thích - khai thác từ nhiều năm qua, vào lúc 7 giờ 30 tối ngày 8 tháng Tư năm 2001. Phòng khách trên lầu nơi gia đình em gái Trịnh Công Sơn cư ngụ đã từng diễn ra những buổi họp mặt thân mật và ấm cúng giữa gia đình và bạn bè của Trịnh Công Sơn trong dịp ông sang Montreal thăm các em và các cháu vào năm 1992. Một mình với Khánh Ly nơi có trưng bày một tác phẩm hội họa của Trịnh Công Sơn trong một bầu không khí ảm đạm, người viết đã được nghe những tâm sự của chị liên quan đến Trịnh Công Sơn, vốn là người mà chị coi là "gắn bó như một định mệnh".
    Dưới đây là những đoạn trích nguyên văn từ những câu trả lời của Khánh Ly trong buổi nói chuyện đặc biệt này, xen lẫn với những tiếng sụt sùi, nghẹn ngào trên một khuôn mặt đượm nét u buồn...
    (xem bài viết dưới)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 07:26 ngày 06/07/2003
  3. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Bên Đời Hiu Quạnh
    (bài số 1)
    Khánh Ly

    [​IMG]
    Ở đâu và bao giờ cũng vậy, mỗi khi nghe tiếng anh nói cười, tôi đều cảm thấy một nỗi yên tâm vô cùng... Ồ, Mai hả, có qua không?. Tôi cười... ?oEm cũng chưa biết tính sao, để xem đã nghe anh..? Miệng thì nói vậy, sáng hôm sau tôi đã có mặt ở phi trường. Chuyến bay cất cánh lúc 7 giờ sáng.
    Trời lúc đó đã sang tháng 4. Tuyết vẫn phủ trắng xóa 2 bên đường từ phi trường về nhà. Hình như cái gì vào lúc sắp hết cũng mạnh mẽ thêm, như ánh lửa, như con nắng, như mùa đông, như tình yêu - rồi mới chịu dứt hẳn, mới chịu buông tay chấp nhận. Cũng may, tôi chuẩn bị áo lạnh đầy đủ vậy mà cũng không tránh khỏi những suýt xoa.
    Tôi đi thẳng lên lầu, rón rén bước vào phòng. Anh đang ngủ. Giấc ngủ buổi chiều. Khuôn mặt gầy, xương xương góc cạnh. Cái kính gọng vân vân như đồi mồi để trên cái bàn nhỏ đầu giường. Anh gầy quá. Tôi bước lại gần anh hơn. Rất nhẹ nhàng tôi cúi xuống nhìn sát mặt anh. Tôi không nghe thấy hơi thở của chính mình. Tự dưng tôi muốn hôn lên trán anh. Tôi không làm thế. Tôi muốn nắm lấy bàn tay rất gầy có những ngón thon dài, đặt trên ngực. Tôi không làm thế. Và cũng rất nhẹ nhàng như khi bước vào, tôi ra ngoài phòng khách ngồi nói chuyện với Tâm, Tịnh, và anh Thích.
    Anh bước ra, tay vuốt tóc, tay chỉ tôi... ?oÀ, tới rồi à.Tới hồi nào vậy?? Giọng anh không hề có chút ngạc nhiên, làm như cái chuyện tôi đến, anh đã biết. Ngày xưa cũng thế. Chúng tôi ôm choàng lấy nhau và đến lúc này tôi mới cảm nhận rằng chúng tôi thực sự có nhau. Không phải trong một giấc mơ kéo dài 17 năm. Tất cả chúng tôi ngồi bên nhau. Hình như chưa bao giờ chúng tôi nói với nhau nhiều dù ở bất cứ một đề tài, một lãnh vực nào. Hình như chúng tôi có cách nói mà chỉ hai chúng tôi hiểu được. Một cách nói ở bốn con mắt im lặng. Cũng có lúc, cả hai chúng tôi bị lôi cuốn vào câu chuyện vui của mọi người. Nhưng đó là những điều hoàn toàn không dính líu, liên quan đến những điều thực sự chúng tôi muốn nói với nhau. Tất cả những điều cần nói, chính là những điều không bao giờ nói ra bằng lời.
    Buổi chiều tuyết rơi kín mặt hồ, chúng tôi đi bên cạnh hàng cây đầy hoa. Hoa tuyết. Nói chuyện bâng quơ, không có gì rõ ràng được đặt ra, không có gì thắc mắc, không có khoảng cách 17 năm để phải ngó ngàng. Tôi ngỡ như vừa từ Saigon vào Huế thăm anh. Anh từ Huế vào Saigon. Chúng tôi uống cafe tại La Pagode. Tôi tưởng sẽ có nhiều điều, để hai anh em nói với nhau. Nhưng cả hai đều không nói gì cả.
    Bao nhiêu ngày tháng đã đi qua giữa chúng tôi. Anh vẫn không bao giờ thay đổi. Tôi cũng thế. Cả hai không có những thắc mắc về đời sống của nhau bởi 30 năm trước đã không hỏi thì 30 năm sau cũng không hỏi... Tôi quý những giây phút ở bên anh và tôi nghĩ anh sẽ nói với tôi điều cần nói, nếu có. Anh im lặng cũng có thể vì những điều anh nghĩ, anh muốn, không còn cần thiết phải nói ra.
    Trong một căn phòng, không phải bên cạnh Sông Hương mà ở ngay giữa lòng thành phố Montreal. Bên ngoài tuyết rơi, chúng tôi ngồi với nhau, những người bạn cũ. Hát lại những bài hát ngày xưa. Hoặc những tình ca mới. Mỗi người một ly rượu, khói thuốc mù mịt, mọi người ngồi sát nhau trên chiếc thảm, trước lò sưởi... Không ai cảm thấy lạnh. Không chút lạnh lẽo nào giữa chúng tôi trong căn phòng nhỏ. ...Anh hát đi. Không, Mai hát đi. Giang hát đi. Mai ngâm thơ đi...
    ?oMà sao giấc ngủ không dài. Mà đêm không ngắn mà trời cứ mưa. Ở đây tôi sống như thừa. Có đêm men rượu tạm vừa lòng nhau? (NB)
    Cũng mùa đông, một đêm nào đó, 1974 ở nhà anh chị Lễ, ở Huế. Ngôi biệt thự bên cạnh sông Hương. Ngoài trời cũng tối và lạnh như đêm nay. Mùa đông ở Huế. Chúng tôi cũng ngồi bên nhau như hôm nay. Lúc đó tôi vừa 30 tuổi. Tóc vẫn còn xanh. Lòng còn tha thiết yêu đời sống. Một buổi sáng tôi bỗng thấy mặt trời lên cùng tôi và biển cả. Nước mắt tôi tuôn như mưa. Tôi nhớ mùa Ðông ở Huế. Mùa đông ở Huế và anh.
    17 mùa đông lặng lẽ đi qua, tôi vẫn nhớ những ngày âm u lạnh lẽo của Huế. Tôi có thể quên nhiều điều, tôi có thể quên tất cả để chỉ nhớ về những con đường của Saigon - nơi tôi đã ở và đã từ đó ra đi... nhưng không bao giờ tôi quên được những ngày tháng ngắn ngủi, vội vàng ghé Huế. Ðến vội vàng. Ði vội vàng mà chẳng thể nào quên được. Một thứ tình lạ thường đã trói buộc Huế trong trái tim tôi. Một trói buộc mơ hồ nhưng mạnh mẽ, đằm thắm. Tôi lớn trong hơi thở của Huế. Chính Huế cho tôi hơi thở.
    Bây giờ là cuối Ðông. Những bông tuyết bay trong chiều, đậu trên những cành cây trụi lá, gầy guộc. Chúng tôi đi bên nhau. Tia nắng dịu dàng đậu trên những bông hoa nhỏ bé, lấp lánh, tấm thảm dầy trắng tinh, chỉ có vết chân bé nhỏ của những chú sóc nghịch ngợm chạy tới ăn những hột bắp rang nở bung mà anh liệng ra để dụ chúng lại gần. Anh cười vui, ánh mắt long lang theo dõi. Tôi ít thấy anh cười mà cũng không bao giờ thấy anh tỏ vẻ buồn bã.
    Chúng tôi tìm đến một thân cây lớn, một nửa ngập dưới tuyết, ngồi nghỉ chân. Tuyết vẫn rơi. Chỉ có hai chúng tôi giữa một vùng trắng mênh mông yên lặng. Chẳng lẽ không có gì để nói, không còn gì đáng nói sau mười mấy năm vắng nhau? Có chứ. Anh đã nói, không phải với riêng tôi, mà ở những bài hát. Tôi đã nghe và hiểu từ đó...
    ?oCó đường xa mà gió chiều quạnh quẽ. Có hồn ai đang nhẹ nhẹ sầu lên... Tôi là ai mà còn khi dấu lệ. Tôi là ai mà còn trần gian thế. Tôi là ai. Là ai. Là ai mà yêu quá đời này...Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo. Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo...?
    Tôi bỗng thương anh thêm và càng quý trọng những giây phút bên anh. Cũng vội vàng, ngắn ngủi như những lần tôi ghé Huế. Tuy nhiên, tôi nghĩ. Như thế có lẽ tốt hơn. Bởi vì những điều như thế đã cho tôi cái cảm tưởng là không hề bao giờ, giữa chúng tôi có cái khoảng cách 17 năm. Lá vẫn rơi trên lối chúng tôi đi. Những khóm hoa nắng vẫn lấp lánh trên đường chúng tôi đi. Tất cả vẫn rất còn rực rỡ.
    Quay về căn phòng nhỏ. Ánh lửa như hồng thêm, ấm áp thêm bên ly rượu màu hổ phách, cay nồng. Cởi áo lạnh ra, trông anh gầy hơn xưa nhiều song so với lần gặp nhau ở Paris 1989, anh có vẻ khỏe hơn. Bên cạnh anh là Hoàng Xuân Giang của quán Văn ngày xưa. Giang đã có vợ, con gái lớn rồi. Hoàng Xuân Sơn cũng đùm đề một gánh thê nhi nặng trĩu hai vai. Phạm Nhuận to béo hơn xưa, vui vẻ cười nói ồn ào bên cạnh Hoàng Xuân Sơn nhỏ nhẹ thư sinh. Hoàng Xuân Giang vạm vỡ khỏe mạnh như loài cây hoang trong rừng già và anh, anh mong manh và thật đằm thắm. Nhìn quanh, tôi thấy như mình đang sống trong thần thoại 20 năm là đây. Chỉ ở một buổi chiều cuối Ðông tại thành phố Montreal. Còn ai nữa nhỉ? Chắc chắn là còn thiếu một vài người. Trong tôi, một thoáng ngậm ngùi.
    Chúng tôi chia tay nhau, dưới ánh đèn đường vàng vọt, trước cửa nhà anh Quế. Mai gặp lại. Anh và tôi trở về nhà Tâm. Nỗi vui làm tôi khó ngủ như ngày xưa sau mỗi buổi hát, chúng tôi thường ngồi lại với nhau, chia cho cạn niềm vui còn sót lại. Nhưng niềm vui không thể để vung vãi, bỏ phí. Phải uống hết, phải nuốt hết vào lòng. Chúng tôi đã sống bằng những niềm vui không nhiều trong đời. Tôi tự cho mình là cái bóng của anh và cũng được hưởng niềm vui đó.
    Tôi mở cửa phòng rất nhẹ. Anh đã ngủ yên. Chỗ tôi nằm cách chỗ anh một sải tay. Tôi khẽ nằm xuống, kéo mền lên, nhắm mắt dỗ giấc ngủ. Tôi nghĩ lát nữa đây, khi mặt trời lên trên thành phố này, khi tôi thức dậy, tôi sẽ nhìn thấy anh. Tuyết vẫn bay ngoài cửa sổ nhưng ngày sẽ đẹp.
    Anh dậy rất sớm và việc làm đầu tiên trong ngày của anh là ra khỏi nhà. Tìm đến một quán Cafe, ngồi đó hút thuốc và nhìn người qua lại trên đường phố... ?ophải nhìn thấy mọi người, một ngày không thấy ai, buồn dễ sợ? Tôi nhìn anh cười không nói. Cái nhìn và nụ cười là câu trả lời. Ngày xưa anh cũng thế. Chúng tôi cùng nhau xuống phố. Vẫn im lặng đi bên nhau với nỗi hân hoan hạnh phúc không thành tiếng... ?oMỗi ngày tôi chọn đường mình đi. Ðường đến anh em, đường đến bạn bè. Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát. Ðể thấy tiếng cười rộn rã bay...?
    Ðó là những điều rất thật thà anh đã nói, đã làm, để sau cùng... ?oTôi chợt biết rằng vì sao tôi sống, vì đất nước này cần một trái tim. Và như thế tôi đến trong cuộc đời. Và như thế tôi sống vui từng ngày. Ðã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi?...
    Tôi thấy anh yêu đời thật sự. Anh cười với ông Phạm Duy, ông Trầm Tử Thiêng, ông Duy Khánh và các bạn qua điện thoại. Anh hát và chỉ cho tôi, cắt nghĩa cho tôi những bài hát mới... ?oNhớ đừng có hát như trả bài nhé...?. Giọng anh hát khỏe hơn lần gặp ở Paris... ?oThôi anh hát đi, anh hát hay... hơn em?... Anh cười, mắt anh cũng cười... ?oAnh bao giờ cũng hát hay hơn Mai?...
    Tôi bồi hồi nhớ lại những ngày tháng của năm 1967. Chúng tôi những người bạn nghèo, đến với nhau, gắn bó không ngờ. Gia đình anh giàu, gia đình Hoàng Xuân Sơn, Hoàng Xuân Giang cũng giàu, nhưng cá nhân chúng tôi đều nghèo. Một đĩa cơm chia hai, một điếu thuốc cùng hút, một ly cafe cùng uống. Chia nhau nằm ngủ trên những tờ báo nhầu nát trải dưới đất. Tình bạn, tình anh em nảy mầm ở đó. Quán Văn, cái tên quán dễ nhớ và dễ thương, mọc lên chơ vơ giữa lòng Saigon trăm ngàn màu sắc. Mái bằng lá, và những tấm ván ép hư bể, được ghép lại, nhỏ hơn cái bếp ở đây, chỉ dành làm chỗ pha cafe. Mọi người tới tùy tiện tìm chỗ ngồi trên cái nền xi măng bỏ trống ngổn ngang gạch vụn và cỏ dại. Ðó là nơi gặp gỡ đẹp đẽ nhất của một thời tôi còn trẻ.
    Chúng tôi không hề biết... ngoài đời có gì vui. Chúng tôi không cần biết vì niềm vui đã có. Rất đơn sơ mà thắm thiết không rời. Ðến với nhau qua sự run rủi của định mệnh. Không thề thốt, không hứa hẹn. Ðến và ngồi với nhau. Một lần rồi thì có nghĩa là mãi mãi. Giang đó, Sơn đó, Nhuận đó, Thảo đó, Anh và tôi... từ những ngày lăn lóc đó cho đến bây giờ vẫn không dời đổi. Qua những bài hát của anh, sự kết hợp những người trẻ thật khít khao vừa vặn. Ai đến cũng được, ai đi cũng được...
    ?oEm theo đời cơm áo. Mai ra phố xôn xao. Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo...?. Tôi có cảm tưởng đó là một lời trách móc anh dành cho tôi. Rất dịu dàng như bản tính anh. Từ bao nhiêu năm nay, câu hát đó theo tôi như một vết thương. Ðời cơm áo quả thật đã cho tôi lắm ê chề, khổ đau, nhưng những ngày yêu dấu bên anh và bạn bè đã chẳng bao giờ tôi quên... dù đời sống có làm tan vỡ, có làm chìm sâu những mơ ước của một đời người - thì trong trái tim bầm dập của tôi, những ngày tháng cũ vẫn là một điểm son, là một bám víu cuối cùng và duy nhất...
    Khánh Ly
    Nguồn : www.honque.com , http://khanhly.com/ben_doi_hiu_quanh.htm

    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa đến Qui Nhơn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.

    ---------------------------------------------------------------------------------------

    Những lời tử tế ông dạy tôi

    Trường Kỳ nói chuyện với Khánh Ly (04/2001)
    Ngoài anh em và người thân trong gia đình, có lẽ Khánh Ly là người ông gắn bó với Trịnh Công Sơn nhất, thì Khánh Ly có lẽ là người nhớ thương ông vô hạn vì chị đã coi Trịnh Công Sơn như một nửa đời sống của mình sau gần 40 năm gắn liền với những tác phẩm của người nghệ sĩ tài hoa.
    Sang Montreal trong dịp gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm lễ cầu siêu cho người nhạc sĩ quá cố vào ngày 8 tháng Tư năm 2001, Khánh Ly đã dành cho người viết một cuộc nói chuyện đặc biệt, trong đó chị đã tỏ bầy tâm sự của mình bằng tất cả sự xúc động sau cái chết của Trịnh Công Sơn...Cuộc nói chuyện được diễn ra trên lầu nhà hàng La Famille Vietnamienne, góc đường St André và Duluth, do vợ chồng em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - bà Trịnh Vĩnh Tâm và ông Hoàng Tá Thích - khai thác từ nhiều năm qua, vào lúc 7 giờ 30 tối ngày 8 tháng Tư năm 2001. Phòng khách trên lầu nơi gia đình em gái Trịnh Công Sơn cư ngụ đã từng diễn ra những buổi họp mặt thân mật và ấm cúng giữa gia đình và bạn bè của Trịnh Công Sơn trong dịp ông sang Montreal thăm các em và các cháu vào năm 1992. Một mình với Khánh Ly nơi có trưng bày một tác phẩm hội họa của Trịnh Công Sơn trong một bầu không khí ảm đạm, người viết đã được nghe những tâm sự của chị liên quan đến Trịnh Công Sơn, vốn là người mà chị coi là "gắn bó như một định mệnh".
    Dưới đây là những đoạn trích nguyên văn từ những câu trả lời của Khánh Ly trong buổi nói chuyện đặc biệt này, xen lẫn với những tiếng sụt sùi, nghẹn ngào trên một khuôn mặt đượm nét u buồn...
    (xem bài viết dưới)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 07:26 ngày 06/07/2003
  4. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Những lời tử tế ông dạy tôi
    Ngoài anh em và người thân trong gia đình, có lẽ Khánh Ly là người ông gắn bó với Trịnh Công Sơn nhất, thì Khánh Ly có lẽ là người nhớ thương ông vô hạn vì chị đã coi Trịnh Công Sơn như một nửa đời sống của mình sau gần 40 năm gắn liền với những tác phẩm của người nghệ sĩ tài hoa.
    Sang Montreal trong dịp gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm lễ cầu siêu cho người nhạc sĩ quá cố vào ngày 8 tháng Tư năm 2001, Khánh Ly đã dành cho người viết một cuộc nói chuyện đặc biệt, trong đó chị đã tỏ bầy tâm sự của mình bằng tất cả sự xúc động sau cái chết của Trịnh Công Sơn...Cuộc nói chuyện được diễn ra trên lầu nhà hàng La Famille Vietnamienne, góc đường St André và Duluth, do vợ chồng em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - bà Trịnh Vĩnh Tâm và ông Hoàng Tá Thích - khai thác từ nhiều năm qua, vào lúc 7 giờ 30 tối ngày 8 tháng Tư năm 2001. Phòng khách trên lầu nơi gia đình em gái Trịnh Công Sơn cư ngụ đã từng diễn ra những buổi họp mặt thân mật và ấm cúng giữa gia đình và bạn bè của Trịnh Công Sơn trong dịp ông sang Montreal thăm các em và các cháu vào năm 1992. Một mình với Khánh Ly nơi có trưng bày một tác phẩm hội họa của Trịnh Công Sơn trong một bầu không khí ảm đạm, người viết đã được nghe những tâm sự của chị liên quan đến Trịnh Công Sơn, vốn là người mà chị coi là "gắn bó như một định mệnh". Dưới đây là những đoạn trích nguyên văn từ những câu trả lời của Khánh Ly trong buổi nói chuyện đặc biệt này, xen lẫn với những tiếng sụt sùi, nghẹn ngào trên một khuôn mặt đượm nét u buồn...
    III
    Trường Kỳ: Chị là một trong số những người ở hải ngoại biết được tin nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời sớm nhất. Cảm giŸc của chị khi nghe được tin ấy ra sao?
    Khánh Ly: Tôi không biết là trong trường hợp những người khác, cảm giác của họ khi nhận được tin một người thân vừa đi xa như thế nào. Nhưng mà lúc đó thì tôi hoàn toàn tôi như một người bị đông đá! Đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng và tôi ngồi sững người trên ghế cho đến khi tôi nghe tiếng chồng tôi khóc! Lúc đó tôi mới tỉnh lại, tôi nói với nhà tôi là "Anh Sơn đi rồi!".
    TK : Sau đó?
    KL: Sau đó, tôi được nói chuyện với anh Thích, em rể của anh Sơn...ở thành phố này, tôi muốn xác nhận tin đó là đúng hay chỉ là tin đồn. Tôi được xác nhận là điều đó đúng và chính anh Thích lúc đó cũng gần như là rơi vào một tình trạng như tôi. Có lẽ tôi là người đầu tiên liên lạc với anh Thích.
    TK: Tôi được bạn bè bên California cho biết chị đã phải vào bệnh viện cấp cứu sau khi nghe tin này...
    KL: Tôi có ng từ trên ghế xuống...Tôi cảm thấy tôi thở không được nữa.Đó là ngày hôm sau, sau khi tôi liên lạc về Sài Gòn. Nhà tôi có đưa tôi đi cấp cứu và tôi nằm đến chiều thì tôi đòi về. Vì tôi muốn ở nhà để chờ tin Sài Gòn. Thực sự mà nói, cho tới bây giờ là một tuần lễ đã qua tôi vẫn thấy dường như điều đó không phải là sự thật, tôi không nghĩ rằng đó là sự thật.
    TK: Nhưng đúng là anh Sơn đã ra đi...
    KL: Có lẽ là tôi phải mt một thời gian nữa, lâu lắm tôi mới có thể tin rằng, sự ra đi của anh Sơn là chuyện có thật. Những nỗi vui đến với tôi nhanh và tôi mau quên. Nhưng cái mất mát, cái đau buồn đến với tôi, thường thâm nhập vào tôi rất là chậm và càng ngày tôi càng nhận thức được nỗi đau, nỗi khổ của mình là sự thật. Nó không phải là giấc mơ nữa! Còn đến giờ phút này tôi vẫn như là người sống ở trong một cơn mơ, giống như là sự lập lại của một ngày vào tháng Tư năm 75. Đó là ngày 29 tháng Tư năm 75 khi tôi rờụi Sài Gòn. Phải đến 15 năm sau khi rời xa Việt Nam tôi mới nhận thức được, tôi mới chịu nhìn nhận rằng là tôi đã thực sự ở xa Việt Nam.
    TK: Trường hợp của anh Sơn đối với chị cũng như vậy?
    KL:Tôi nghĩ là ông Trịnh Công Sơn đi xa, đi đâu đó một vài giờ đồng hồ, một vài ngày như ông thường đi ra quán nghệ sĩ mỗi buổi sáng để gặp các bạn bè của ông. Dẫu rằng ông chỉ ra đó, ông ngồi uống một ly trà rồi ông đi bộ về. Bây giờ tôi vẫn còn cái cảm giác đó là một lát nữa đây có thể là ông sẽ trở về . Tại vì ở thành phố này là nơi mà năm 92 tôi được gặp ông. Cũng trong căn phòng này, chúng tôi đã quây quần với các em của ông, các cháu của ông, các bạn của ông. Chúng tôi đã ngồi đây rất hạnh phúc trong một khoảng thời gian mấy tháng trời. Và cũng có lúc ông đi ra ngoài quán cà phê ngồi để nhìn những người khách lạ đi qua lại. Bây giờ tôi cũng nghĩ rằng không có mặt ông ở đây chắc là ông đang còn ở một quán cà phê nào đó và ông sẽ trở về kịp bữa cơm tối nay.
    TK: Chị đã gặp anh Sơn lần nào sau năm 75?
    KL: Lần đầu tiên tôi gặp ông Trịnh Công Sơn sau năm 75 là năm 88 tại Paris. Rồi đến năm 92 thì tại Canada, tại đây. Đến năm 97 tôi về với phái đoàn Nhật Bổn và năm ngoái, tháng Năm, tôi cũng về với phái đoàn Nhật để hát cho một cuốn phim nói về một người ký giả Nhật đã chết ở Việt Nam. Và khi tìm được xác của anh thì trong túi của anh vẫn còn một cuốn cassette nhạc của ông Trịnh Công Sơn do tôi hát. Trong suốt thời gian đó, sau những giờ làm việc với phái đoàn của Nhật, của hng phim Nhật tôi dành hết thì giờ để được nói chuyện với ông Trịnh Công Sơn, được ngồi với ông và một số bạn bè như Lan Ngọc, như Hồng Vân, như anh Nguyễn Ánh 9, anh Nguyễn Ngọc Thạch, thoáng gặp Cẩm Vân một lần. Và Hồng Vân Lan Ngọc là những người bạn, những người em cũ; anh Nguyễn Ánh 9 thì lại là người quá thân, một nhạc sĩ mà tôi rất là quí mến. Đồng thời tôi cũng được gặp Bảo Phúc. Bảo Phúc tập nhạc cho tôi tại nhà của anh Sơn. Và anh Sơn đã chỉ cho tôi hát bài "Đồng Dao 2000" và bài "Tiến Thoái Lưỡng Nan"
    TK: Như vậy vào tháng Năm năm ngoái là lần cuối chị gặp anh Sơn?
    KL: Dạ! Đó là lần cuối. Thật ra sau Tết tôi nghe tin anh Sơn nhập viện, tôi có dự định về thăm anh. Nhưng rồi chính tôi cũng lại không được khỏe cho nên tôi hon lại. Và đến khi tôi nghe anh Thích và chị Tâm từ Việt Nam về cho biết là tình hình sức khỏe anh Sơn đã khá tôi cũng mừng. Tôi cũng mừng và nghĩ rằng có thể là tôi thu xếp để từ giờ đến cuối năm về thăm anh. Nhưng không ngờ là chỉ có my ngày sau thì tôi được tin anh đã nhập viện và bị "coma".
    TK: Được biết ở Việt Nam có tin cho là chị sẽ về dự lễ an táng anh Sơn?
    KL: Tôi biết, có nhiều người e-mail cho tôi và ở bên oc cũng liên lạc cho tôi biết về tin đồn này. Nhưng tôi nghĩ là tôi về thì cũng chẳng còn được nhìn thấy anh. Mà nhiều khi sự có mặt của tôi cũng trở thành thừa thi và cũng...chẳng có ích lợi gì cho ai! " Cho nên ngày hôm nay tôi có mặt ở đây cùng với những người cháu của ông Trịnh Công Sơn và ông Hoàng Tá Thích là em rể của ông Trịnh Công Sơn để làm lễ cầu siêu cho ông Sơn thì cũng là một sự gặp gỡ, chia xẻ trong gia đình. Tôi nghĩ là về Việt Nam hay qua đây thì cũng giống nhau thôi!
    TK: Nhưng thật sự trong thâm tâm chị có muốn về Việt Nam ngay sau khi nghe tin anh Sơn qua đời?
    KL: Tôi rất muốn! Tôi rất muốn! Nhưng tôi suy nghĩ kỹ thì tôi thấy là tôi không nên về!.
    TK: Tại sao chị cho là chị không nên về, nghĩ sao khi nói câu đó?
    KL: Bởi vì như tôi đã trình bầy là tôi không được thấy mặt ông nữa... và... tôi cũng chẳng muốn cho ai thấy mặt tôi ở Việt Nam trong những giờ phút đó!
    TK: Khi nói chuyện với chị sáng nay tại lễ cầu siêu cho anh Sơn, tôi có nghe chị nói giữa chị và anh Sơn có một sự liên hệ lạ lùng. Sự liên hệ chị cho là lạ lùng đó như thế nào?
    KL: à cái sự liên hệ giữa ông Trịnh Công Sơn với tôi đã kéo dài một thời gian quá lâu. Một sự gắn bó như một định mệnh. ông Trịnh Công Sơn có thể có những giây phút không nhớ đến tôi. Nhưng riêng tôi thì lúc nào tôi cũng nhớ đến ông. Bởi vì như tôi đ nói, ông là một nửa đời sống của tôi. Và ngay bây giờ khi tôi nói những lời này, thực sự tôi muốn thưa cùng tất cả là tôi không biết tôi còn hát nổi nữa hay không. Có thể tôi sẽ từ giã... bây giờ điều tôi mơ ước nhất là nếu tôi có thể tan biến đi ra khỏi cuộc đời này hoặc là tôi sẽ không thức dậy sau một đêm, sau một giấc ngủ thì có lẽ điều đó tốt cho tôi hơn!"
    TK: Như chị đã nói, Trịnh Công Sơn là nửa đời sống của chị, thì đó là một sự liên hệ về mặt tình cảm hay văn nghệ thuần túy hoặc là một sự liên hệ nào khác?
    KL: ông Trịnh Công Sơn và tôi có một mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ hơn, thánh thiện hơn là những tình cảm đời thường. Và vì tôi được gần ông Trịnh Công Sơn nhiều và tôi được ông cắt nghĩa rõ ràng những tác phẩm, nhạc phẩm của ông. Tôi thấy rõ, hiểu rõ được con người của ông cũng như tác phẩm của ông. Cho nên cảm nhận của tôi là mối liên hệ tình cảm đó phải vượt lên trên tất cả những tình cảm của đời thường. Bởi vì ở ông Trịnh Công Sơn, điều vĩ đại nhất, vĩ đại hơn cả những tác phẩm của ông là nhân cách, nhân phẩm của ông. ông là người nhạc sĩ duy nhất đã sống trong đời sống này có một tm lòng không có thù hận. Và phải hiểu những tác phẩm của ông thì mới có thể nói và yêu thương ông nếu không hiểu những tác phẩm của ông thì tt cả những điều nói về ông có thể là sai, là không đúng sự thật! Trong lúc này thì thật ra tôi cũng xin phép là tôi không dám nói nhiều, nhưng tôi hy vọng trong cuốn sách tôi sẽ in trước khi tôi từ giã. Tôi sẽ xin được kể lại rất là thật thà, tất cả mọi chuyện từ khởi đầu cho tới kết thúc, quan hệ tình cảm giữa ông Trịnh Công Sơn và tôi. Còn bây giờ tôi xin phép cho tôi được giữ riêng một số những kỷ niệm rất riêng tư giữa chúng tôi.
    TK: Khi nào sách sẽ phát hành và tựa đề là gì?
    KL: Tôi dự định in cuốn sách đó trong năm 2000 vừa qua, nhưng tôi cũng chưa đủ phương tiện và tôi cũng cảm thấy có nhiều điều còn thiếu sót cho nên có lẽ là năm tới tôi hy vọng sẽ hoàn tất được cuốn sách đó. Và tôi đ lựa cho cuốn sách đó một cái tựa cách đây trên 10 năm:là "Đằng Sau Những Nụ Cười".
    TK: Chị vừa nhắc đến câu "trước khi tôi từ giã". Chị muốn nói lên điều gì qua câu đó?
    KL: Thưa anh, thực sự ngay bây giờ khi tôi ngồi đây với anh, tôi không nghĩ là tôi có cất nổi tiếng hát nữa hay không. Và tôi cũng không biết là tôi còn sống tới ngày nào, tôi cũng không biết là tôi sẽ đi lúc nào nữa! Thành ra tất cả những cái gì mà tôi đã viết nếu còn dang dở thì cũng đành chịu thôi. Và nhà tôi sẽ là người cho in n cuốn sách đó với những điều dở dang. Cứ coi giống như là một câu chuyện nửa đường đứt gánh vậy thôi. Cũng như một đời người vậy! Tôi không thể nói chắc được bất cứ chuyện gì trong giây phút này.
    TK: Là người hiểu rõ những tác phẩm của Trịnh Công Sơn, như chị nói, và chị cũng là người đã trình bầy rất nhiều nhạc phẩm của anh Sơn. Đối với chị, chị yêu thích những nhạc phẩm nào nhất?
    KL: Có nhiều người yêu những bản tình ca của ông Trịnh Công Sơn. Riêng tôi thì tôi thấy...tôi lại yêu những Ca Khúc Da Vàng hơn bởi vì nó lớn hơn tình ca. Tình ca ai viết cũng được, mỗi người viết theo cái cảm xúc của trái tim mình. Và trong những bản tình ca của ông Trịnh Công Sơn, ai cũng nhìn thấy mình ở trong đó, nhất là tôi! Luôn luôn tôi nhìn thấy tôi ở trong tất cả những bản tình ca của ông. Riêng Ca Khúc Da Vàng, tôi còn nhìn thấy cả một quê hương, cả những mơ ước, cả những đớn đau, thân phận của một dân tộc, mơ ước của cả một dân tộc về một nền hòa bình, về một sự thống nhất, một đất nước sau một cuộc nội chiến quá đau thương . Và đó là cái điều mà cả tôi, và tôi nghĩ rằng rất nhiều người, đều mơ ước được sống, được ở lại Việt Nam trong sự thống nhất một đất nước Việt Nam với tự do, với hạnh phúc thực sự "
    TK: Anh Sơn đ sáng tác những nhạc phẩm nào dành riêng cho chị?
    KL: Tôi nghĩ là cũng có... tôi nghĩ là cũng có! Anh Sơn cũng có nói với tôi... nói với tôi ở đây cùng với tất cả các anh em ở đây, đặc biệt nhất là bài "Rơi Lệ Ru Người" anh viết sau năm 75 khi anh nghĩ là tôi đã chết trên biển Đông, và anh đã viết bài đó cho tôi. Rồi mãi đến năm 90,91 anh mới tìm lại được bài hát đó và anh đã tập cho tôi khi anh qua đây năm 92. Còn những bài khác thì bằng cách này và cách khác, chúng tôi có những cách nói với nhau mà không ai biết được, đó là cái cách nói mà không thành tiếng và chỉ nói bằng mắt mà thôi!"
    TK: Còn riêng về con người của Trịnh Công Sơn, chị có những nhận xét gì?
    KL: ông Trịnh Công Sơn là người nhạc sĩ duy nhất chỉ sống cho người mà không sống cho mình. Cái ông quan tâm đến là gia đình, là bạn bè, là anh em. Và trên hết là dân tộc, là quê hương. Có nghĩa ông là người Việt Nam và ông yêu quê hương, yêu tổ quốc. Cho nên tôi đã nói ông ở lại Việt Nam là điều đúng. Và ông đã ở lại Việt Nam, ông đã sống những tháng ngày ở Việt Nam sau năm 75 bằng cả một tm lòng, một tấm lòng, một trái tim không nặng nề cho dẫu là có những đau đớn ông phải trải qua, có những nỗi oan ông phải gánh chịu. Và chính những điều đó ông Trịnh Công Sơn, hình ảnh của ông lại càng trở nên vĩ đại hơn, lớn lao hơn trong trái tim của tôi, trong sự suy nghĩ của tôi.
    TK: Có thể đây là một chi tiết nhiều người đ biết, tuy nhiên trong dịp này xin chị nhắc lại về trường hợp chị gặp anh Sơn?
    KL: Cũng là tình cờ thôi! Tôi là người may mắn được gặp ông Trịnh Công Sơn năm 64 và đến năm 67 thì tôi bắt đầu được hŸt cùng với ông. ông là hình, tôi là bóng. Và tôi đ được sống cùng với tên tuổi của ông từ 67, nếu phải kể thì phải từ 64 cho tới bây giờ.
    TK: Và từ đó, nhờ anh Sơn chị mới có được thành công, mới tạo được tên tuổi?
    KL: Từ ông Sơn cũng như tôi đ thưa nhiều lần là nhờ ông, mọi người mới biết đến tôi và tôi mới được sự thương yêu của mọi người, tôi mói thành nhân và mới thành danh. Do đó chẳng bao giờ tôi quên được lời ông dặn tôi là phải rŸng sống với một tm lòng, sống với mọi người bằng sự tử tế và hy làm những điều gì tốt đẹp nht cho Việt Nam, có nghĩa là cho quê hương của chúng tôi."
    TK: Và chị đ luôn thực hành lời dặn này?
    KL: Dĩ nhiên là tôi làm, tôi cố gắng trong khả năng. Dĩ nhiên là trong đời sống của một người tôi khó có thể nào nói rằng mình là một người toàn hảo, không bao giờ làm một điều gì lầm lỗi. Nhưng kể từ ngày ra đời cho đến bây giờ, rồi từ lúc được biết ông Trịnh Công Sơn tôi chưa bao giờ tôi phạm phải một cŸi lầm lỗi nào. Tôi chưa bao giờ làm cho ai phải đau đớn mà tôi cũng chưa bao giờ phụ lòng tin của ông Trịnh Công Sơn là sống với mọi người bằng sự tử tế, bằng một tấm lòng mà ông Sơn đẫ dậy tôi. Từ những ngày tôi còn trẻ cho tới bây giờ, tôi nghĩ là tôi không làm cho ông Trịnh Công Sơn tht vọng, cũng như là ông Trịnh Công Sơn không hề phụ lại lòng yêu thương của những người đã thương yêu ông Sơn trong suốt mấy chục năm qua.
    TK: Mọi người cho là nếu không có Trịnh Công Sơn sẽ không có Khánh Ly. Chị có cho nhận xét này là đúng?
    KL: Tôi luôn luôn nói rằng nếu không có ông Trịnh Công Sơn thì sẽ không có tôi. Có thể tôi vẫn chỉ là một cái bóng mờ nào đó hoặc là tôi sẽ có một cái đường đi nó chật hẹp hơn. Do đó...tôi luôn luôn nghĩ rằng tôi may mắn đẫ có được sự giúp đõ, sự an ủi, dạy bảo, nâng đỡ của ông Trịnh Công Sơn. Và tôi không bai giờ tôi quên cái ơn nghĩa này.
    TK: Qua sự thành công của chị, có thể nói chị là một người may mắn?
    KL : Tôi một người có rất nhiều may mắn, nhưng đồng thời cũng là một người có rất nhiều bất hạnh. Được may mắn nhiều và cũng đón nhận được nhiều bất hạnh. Tôi chịu nhiều cái tang trong đời sống, nhiếu cái tang mà không bao giờ tôi quên. Và mỗi người đi thì để lại trong tim tôi một vết thương. Bây giờ trong trái tim của tôi chỉ còn một chỗ rất là nhỏ nhoi là còn nguyên vẹn. Và cái mảnh tim nguyên vẹn đó còn lại, tôi muốn xin để ghi nhớ ân tình của tất cả mọi khán thính giả ở khắp nơi đã yêu thương tôi, của các con tôi và của chồng tôi. Bởi vì một người giống như tôi khó có thể nào mà chịu đựng được quá nhiều bất hạnh như vậy trong cuộc sống. Những bất hạnh mà những may mắn không đền bù nổi. Tôi tin là sẽ có người khi nghe tâm sự này của tôi sẽ hiểu những điều mà tôi nói là thật.
    Những điều tôi nói đúng theo lời ông Trịnh Công Sơn dậy là sự tử tế với mọi người. Thì hôm nay những điều tôi nói đều là sự thật, những sự tử tế tôi muốn gửi đến mọi người. Nếu tôi có đi xa thì cũng xin như một lời chia tay. Tôi cũng xin một giọt nước mắt của những người đã vì ông TCS mà yêu thương tôi.
    Trường Kỳ
    Nguồn : www.honque.com

    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa đến Qui Nhơn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.
  5. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Những lời tử tế ông dạy tôi
    Ngoài anh em và người thân trong gia đình, có lẽ Khánh Ly là người ông gắn bó với Trịnh Công Sơn nhất, thì Khánh Ly có lẽ là người nhớ thương ông vô hạn vì chị đã coi Trịnh Công Sơn như một nửa đời sống của mình sau gần 40 năm gắn liền với những tác phẩm của người nghệ sĩ tài hoa.
    Sang Montreal trong dịp gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm lễ cầu siêu cho người nhạc sĩ quá cố vào ngày 8 tháng Tư năm 2001, Khánh Ly đã dành cho người viết một cuộc nói chuyện đặc biệt, trong đó chị đã tỏ bầy tâm sự của mình bằng tất cả sự xúc động sau cái chết của Trịnh Công Sơn...Cuộc nói chuyện được diễn ra trên lầu nhà hàng La Famille Vietnamienne, góc đường St André và Duluth, do vợ chồng em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - bà Trịnh Vĩnh Tâm và ông Hoàng Tá Thích - khai thác từ nhiều năm qua, vào lúc 7 giờ 30 tối ngày 8 tháng Tư năm 2001. Phòng khách trên lầu nơi gia đình em gái Trịnh Công Sơn cư ngụ đã từng diễn ra những buổi họp mặt thân mật và ấm cúng giữa gia đình và bạn bè của Trịnh Công Sơn trong dịp ông sang Montreal thăm các em và các cháu vào năm 1992. Một mình với Khánh Ly nơi có trưng bày một tác phẩm hội họa của Trịnh Công Sơn trong một bầu không khí ảm đạm, người viết đã được nghe những tâm sự của chị liên quan đến Trịnh Công Sơn, vốn là người mà chị coi là "gắn bó như một định mệnh". Dưới đây là những đoạn trích nguyên văn từ những câu trả lời của Khánh Ly trong buổi nói chuyện đặc biệt này, xen lẫn với những tiếng sụt sùi, nghẹn ngào trên một khuôn mặt đượm nét u buồn...
    III
    Trường Kỳ: Chị là một trong số những người ở hải ngoại biết được tin nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời sớm nhất. Cảm giŸc của chị khi nghe được tin ấy ra sao?
    Khánh Ly: Tôi không biết là trong trường hợp những người khác, cảm giác của họ khi nhận được tin một người thân vừa đi xa như thế nào. Nhưng mà lúc đó thì tôi hoàn toàn tôi như một người bị đông đá! Đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng và tôi ngồi sững người trên ghế cho đến khi tôi nghe tiếng chồng tôi khóc! Lúc đó tôi mới tỉnh lại, tôi nói với nhà tôi là "Anh Sơn đi rồi!".
    TK : Sau đó?
    KL: Sau đó, tôi được nói chuyện với anh Thích, em rể của anh Sơn...ở thành phố này, tôi muốn xác nhận tin đó là đúng hay chỉ là tin đồn. Tôi được xác nhận là điều đó đúng và chính anh Thích lúc đó cũng gần như là rơi vào một tình trạng như tôi. Có lẽ tôi là người đầu tiên liên lạc với anh Thích.
    TK: Tôi được bạn bè bên California cho biết chị đã phải vào bệnh viện cấp cứu sau khi nghe tin này...
    KL: Tôi có ng từ trên ghế xuống...Tôi cảm thấy tôi thở không được nữa.Đó là ngày hôm sau, sau khi tôi liên lạc về Sài Gòn. Nhà tôi có đưa tôi đi cấp cứu và tôi nằm đến chiều thì tôi đòi về. Vì tôi muốn ở nhà để chờ tin Sài Gòn. Thực sự mà nói, cho tới bây giờ là một tuần lễ đã qua tôi vẫn thấy dường như điều đó không phải là sự thật, tôi không nghĩ rằng đó là sự thật.
    TK: Nhưng đúng là anh Sơn đã ra đi...
    KL: Có lẽ là tôi phải mt một thời gian nữa, lâu lắm tôi mới có thể tin rằng, sự ra đi của anh Sơn là chuyện có thật. Những nỗi vui đến với tôi nhanh và tôi mau quên. Nhưng cái mất mát, cái đau buồn đến với tôi, thường thâm nhập vào tôi rất là chậm và càng ngày tôi càng nhận thức được nỗi đau, nỗi khổ của mình là sự thật. Nó không phải là giấc mơ nữa! Còn đến giờ phút này tôi vẫn như là người sống ở trong một cơn mơ, giống như là sự lập lại của một ngày vào tháng Tư năm 75. Đó là ngày 29 tháng Tư năm 75 khi tôi rờụi Sài Gòn. Phải đến 15 năm sau khi rời xa Việt Nam tôi mới nhận thức được, tôi mới chịu nhìn nhận rằng là tôi đã thực sự ở xa Việt Nam.
    TK: Trường hợp của anh Sơn đối với chị cũng như vậy?
    KL:Tôi nghĩ là ông Trịnh Công Sơn đi xa, đi đâu đó một vài giờ đồng hồ, một vài ngày như ông thường đi ra quán nghệ sĩ mỗi buổi sáng để gặp các bạn bè của ông. Dẫu rằng ông chỉ ra đó, ông ngồi uống một ly trà rồi ông đi bộ về. Bây giờ tôi vẫn còn cái cảm giác đó là một lát nữa đây có thể là ông sẽ trở về . Tại vì ở thành phố này là nơi mà năm 92 tôi được gặp ông. Cũng trong căn phòng này, chúng tôi đã quây quần với các em của ông, các cháu của ông, các bạn của ông. Chúng tôi đã ngồi đây rất hạnh phúc trong một khoảng thời gian mấy tháng trời. Và cũng có lúc ông đi ra ngoài quán cà phê ngồi để nhìn những người khách lạ đi qua lại. Bây giờ tôi cũng nghĩ rằng không có mặt ông ở đây chắc là ông đang còn ở một quán cà phê nào đó và ông sẽ trở về kịp bữa cơm tối nay.
    TK: Chị đã gặp anh Sơn lần nào sau năm 75?
    KL: Lần đầu tiên tôi gặp ông Trịnh Công Sơn sau năm 75 là năm 88 tại Paris. Rồi đến năm 92 thì tại Canada, tại đây. Đến năm 97 tôi về với phái đoàn Nhật Bổn và năm ngoái, tháng Năm, tôi cũng về với phái đoàn Nhật để hát cho một cuốn phim nói về một người ký giả Nhật đã chết ở Việt Nam. Và khi tìm được xác của anh thì trong túi của anh vẫn còn một cuốn cassette nhạc của ông Trịnh Công Sơn do tôi hát. Trong suốt thời gian đó, sau những giờ làm việc với phái đoàn của Nhật, của hng phim Nhật tôi dành hết thì giờ để được nói chuyện với ông Trịnh Công Sơn, được ngồi với ông và một số bạn bè như Lan Ngọc, như Hồng Vân, như anh Nguyễn Ánh 9, anh Nguyễn Ngọc Thạch, thoáng gặp Cẩm Vân một lần. Và Hồng Vân Lan Ngọc là những người bạn, những người em cũ; anh Nguyễn Ánh 9 thì lại là người quá thân, một nhạc sĩ mà tôi rất là quí mến. Đồng thời tôi cũng được gặp Bảo Phúc. Bảo Phúc tập nhạc cho tôi tại nhà của anh Sơn. Và anh Sơn đã chỉ cho tôi hát bài "Đồng Dao 2000" và bài "Tiến Thoái Lưỡng Nan"
    TK: Như vậy vào tháng Năm năm ngoái là lần cuối chị gặp anh Sơn?
    KL: Dạ! Đó là lần cuối. Thật ra sau Tết tôi nghe tin anh Sơn nhập viện, tôi có dự định về thăm anh. Nhưng rồi chính tôi cũng lại không được khỏe cho nên tôi hon lại. Và đến khi tôi nghe anh Thích và chị Tâm từ Việt Nam về cho biết là tình hình sức khỏe anh Sơn đã khá tôi cũng mừng. Tôi cũng mừng và nghĩ rằng có thể là tôi thu xếp để từ giờ đến cuối năm về thăm anh. Nhưng không ngờ là chỉ có my ngày sau thì tôi được tin anh đã nhập viện và bị "coma".
    TK: Được biết ở Việt Nam có tin cho là chị sẽ về dự lễ an táng anh Sơn?
    KL: Tôi biết, có nhiều người e-mail cho tôi và ở bên oc cũng liên lạc cho tôi biết về tin đồn này. Nhưng tôi nghĩ là tôi về thì cũng chẳng còn được nhìn thấy anh. Mà nhiều khi sự có mặt của tôi cũng trở thành thừa thi và cũng...chẳng có ích lợi gì cho ai! " Cho nên ngày hôm nay tôi có mặt ở đây cùng với những người cháu của ông Trịnh Công Sơn và ông Hoàng Tá Thích là em rể của ông Trịnh Công Sơn để làm lễ cầu siêu cho ông Sơn thì cũng là một sự gặp gỡ, chia xẻ trong gia đình. Tôi nghĩ là về Việt Nam hay qua đây thì cũng giống nhau thôi!
    TK: Nhưng thật sự trong thâm tâm chị có muốn về Việt Nam ngay sau khi nghe tin anh Sơn qua đời?
    KL: Tôi rất muốn! Tôi rất muốn! Nhưng tôi suy nghĩ kỹ thì tôi thấy là tôi không nên về!.
    TK: Tại sao chị cho là chị không nên về, nghĩ sao khi nói câu đó?
    KL: Bởi vì như tôi đã trình bầy là tôi không được thấy mặt ông nữa... và... tôi cũng chẳng muốn cho ai thấy mặt tôi ở Việt Nam trong những giờ phút đó!
    TK: Khi nói chuyện với chị sáng nay tại lễ cầu siêu cho anh Sơn, tôi có nghe chị nói giữa chị và anh Sơn có một sự liên hệ lạ lùng. Sự liên hệ chị cho là lạ lùng đó như thế nào?
    KL: à cái sự liên hệ giữa ông Trịnh Công Sơn với tôi đã kéo dài một thời gian quá lâu. Một sự gắn bó như một định mệnh. ông Trịnh Công Sơn có thể có những giây phút không nhớ đến tôi. Nhưng riêng tôi thì lúc nào tôi cũng nhớ đến ông. Bởi vì như tôi đ nói, ông là một nửa đời sống của tôi. Và ngay bây giờ khi tôi nói những lời này, thực sự tôi muốn thưa cùng tất cả là tôi không biết tôi còn hát nổi nữa hay không. Có thể tôi sẽ từ giã... bây giờ điều tôi mơ ước nhất là nếu tôi có thể tan biến đi ra khỏi cuộc đời này hoặc là tôi sẽ không thức dậy sau một đêm, sau một giấc ngủ thì có lẽ điều đó tốt cho tôi hơn!"
    TK: Như chị đã nói, Trịnh Công Sơn là nửa đời sống của chị, thì đó là một sự liên hệ về mặt tình cảm hay văn nghệ thuần túy hoặc là một sự liên hệ nào khác?
    KL: ông Trịnh Công Sơn và tôi có một mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ hơn, thánh thiện hơn là những tình cảm đời thường. Và vì tôi được gần ông Trịnh Công Sơn nhiều và tôi được ông cắt nghĩa rõ ràng những tác phẩm, nhạc phẩm của ông. Tôi thấy rõ, hiểu rõ được con người của ông cũng như tác phẩm của ông. Cho nên cảm nhận của tôi là mối liên hệ tình cảm đó phải vượt lên trên tất cả những tình cảm của đời thường. Bởi vì ở ông Trịnh Công Sơn, điều vĩ đại nhất, vĩ đại hơn cả những tác phẩm của ông là nhân cách, nhân phẩm của ông. ông là người nhạc sĩ duy nhất đã sống trong đời sống này có một tm lòng không có thù hận. Và phải hiểu những tác phẩm của ông thì mới có thể nói và yêu thương ông nếu không hiểu những tác phẩm của ông thì tt cả những điều nói về ông có thể là sai, là không đúng sự thật! Trong lúc này thì thật ra tôi cũng xin phép là tôi không dám nói nhiều, nhưng tôi hy vọng trong cuốn sách tôi sẽ in trước khi tôi từ giã. Tôi sẽ xin được kể lại rất là thật thà, tất cả mọi chuyện từ khởi đầu cho tới kết thúc, quan hệ tình cảm giữa ông Trịnh Công Sơn và tôi. Còn bây giờ tôi xin phép cho tôi được giữ riêng một số những kỷ niệm rất riêng tư giữa chúng tôi.
    TK: Khi nào sách sẽ phát hành và tựa đề là gì?
    KL: Tôi dự định in cuốn sách đó trong năm 2000 vừa qua, nhưng tôi cũng chưa đủ phương tiện và tôi cũng cảm thấy có nhiều điều còn thiếu sót cho nên có lẽ là năm tới tôi hy vọng sẽ hoàn tất được cuốn sách đó. Và tôi đ lựa cho cuốn sách đó một cái tựa cách đây trên 10 năm:là "Đằng Sau Những Nụ Cười".
    TK: Chị vừa nhắc đến câu "trước khi tôi từ giã". Chị muốn nói lên điều gì qua câu đó?
    KL: Thưa anh, thực sự ngay bây giờ khi tôi ngồi đây với anh, tôi không nghĩ là tôi có cất nổi tiếng hát nữa hay không. Và tôi cũng không biết là tôi còn sống tới ngày nào, tôi cũng không biết là tôi sẽ đi lúc nào nữa! Thành ra tất cả những cái gì mà tôi đã viết nếu còn dang dở thì cũng đành chịu thôi. Và nhà tôi sẽ là người cho in n cuốn sách đó với những điều dở dang. Cứ coi giống như là một câu chuyện nửa đường đứt gánh vậy thôi. Cũng như một đời người vậy! Tôi không thể nói chắc được bất cứ chuyện gì trong giây phút này.
    TK: Là người hiểu rõ những tác phẩm của Trịnh Công Sơn, như chị nói, và chị cũng là người đã trình bầy rất nhiều nhạc phẩm của anh Sơn. Đối với chị, chị yêu thích những nhạc phẩm nào nhất?
    KL: Có nhiều người yêu những bản tình ca của ông Trịnh Công Sơn. Riêng tôi thì tôi thấy...tôi lại yêu những Ca Khúc Da Vàng hơn bởi vì nó lớn hơn tình ca. Tình ca ai viết cũng được, mỗi người viết theo cái cảm xúc của trái tim mình. Và trong những bản tình ca của ông Trịnh Công Sơn, ai cũng nhìn thấy mình ở trong đó, nhất là tôi! Luôn luôn tôi nhìn thấy tôi ở trong tất cả những bản tình ca của ông. Riêng Ca Khúc Da Vàng, tôi còn nhìn thấy cả một quê hương, cả những mơ ước, cả những đớn đau, thân phận của một dân tộc, mơ ước của cả một dân tộc về một nền hòa bình, về một sự thống nhất, một đất nước sau một cuộc nội chiến quá đau thương . Và đó là cái điều mà cả tôi, và tôi nghĩ rằng rất nhiều người, đều mơ ước được sống, được ở lại Việt Nam trong sự thống nhất một đất nước Việt Nam với tự do, với hạnh phúc thực sự "
    TK: Anh Sơn đ sáng tác những nhạc phẩm nào dành riêng cho chị?
    KL: Tôi nghĩ là cũng có... tôi nghĩ là cũng có! Anh Sơn cũng có nói với tôi... nói với tôi ở đây cùng với tất cả các anh em ở đây, đặc biệt nhất là bài "Rơi Lệ Ru Người" anh viết sau năm 75 khi anh nghĩ là tôi đã chết trên biển Đông, và anh đã viết bài đó cho tôi. Rồi mãi đến năm 90,91 anh mới tìm lại được bài hát đó và anh đã tập cho tôi khi anh qua đây năm 92. Còn những bài khác thì bằng cách này và cách khác, chúng tôi có những cách nói với nhau mà không ai biết được, đó là cái cách nói mà không thành tiếng và chỉ nói bằng mắt mà thôi!"
    TK: Còn riêng về con người của Trịnh Công Sơn, chị có những nhận xét gì?
    KL: ông Trịnh Công Sơn là người nhạc sĩ duy nhất chỉ sống cho người mà không sống cho mình. Cái ông quan tâm đến là gia đình, là bạn bè, là anh em. Và trên hết là dân tộc, là quê hương. Có nghĩa ông là người Việt Nam và ông yêu quê hương, yêu tổ quốc. Cho nên tôi đã nói ông ở lại Việt Nam là điều đúng. Và ông đã ở lại Việt Nam, ông đã sống những tháng ngày ở Việt Nam sau năm 75 bằng cả một tm lòng, một tấm lòng, một trái tim không nặng nề cho dẫu là có những đau đớn ông phải trải qua, có những nỗi oan ông phải gánh chịu. Và chính những điều đó ông Trịnh Công Sơn, hình ảnh của ông lại càng trở nên vĩ đại hơn, lớn lao hơn trong trái tim của tôi, trong sự suy nghĩ của tôi.
    TK: Có thể đây là một chi tiết nhiều người đ biết, tuy nhiên trong dịp này xin chị nhắc lại về trường hợp chị gặp anh Sơn?
    KL: Cũng là tình cờ thôi! Tôi là người may mắn được gặp ông Trịnh Công Sơn năm 64 và đến năm 67 thì tôi bắt đầu được hŸt cùng với ông. ông là hình, tôi là bóng. Và tôi đ được sống cùng với tên tuổi của ông từ 67, nếu phải kể thì phải từ 64 cho tới bây giờ.
    TK: Và từ đó, nhờ anh Sơn chị mới có được thành công, mới tạo được tên tuổi?
    KL: Từ ông Sơn cũng như tôi đ thưa nhiều lần là nhờ ông, mọi người mới biết đến tôi và tôi mới được sự thương yêu của mọi người, tôi mói thành nhân và mới thành danh. Do đó chẳng bao giờ tôi quên được lời ông dặn tôi là phải rŸng sống với một tm lòng, sống với mọi người bằng sự tử tế và hy làm những điều gì tốt đẹp nht cho Việt Nam, có nghĩa là cho quê hương của chúng tôi."
    TK: Và chị đ luôn thực hành lời dặn này?
    KL: Dĩ nhiên là tôi làm, tôi cố gắng trong khả năng. Dĩ nhiên là trong đời sống của một người tôi khó có thể nào nói rằng mình là một người toàn hảo, không bao giờ làm một điều gì lầm lỗi. Nhưng kể từ ngày ra đời cho đến bây giờ, rồi từ lúc được biết ông Trịnh Công Sơn tôi chưa bao giờ tôi phạm phải một cŸi lầm lỗi nào. Tôi chưa bao giờ làm cho ai phải đau đớn mà tôi cũng chưa bao giờ phụ lòng tin của ông Trịnh Công Sơn là sống với mọi người bằng sự tử tế, bằng một tấm lòng mà ông Sơn đẫ dậy tôi. Từ những ngày tôi còn trẻ cho tới bây giờ, tôi nghĩ là tôi không làm cho ông Trịnh Công Sơn tht vọng, cũng như là ông Trịnh Công Sơn không hề phụ lại lòng yêu thương của những người đã thương yêu ông Sơn trong suốt mấy chục năm qua.
    TK: Mọi người cho là nếu không có Trịnh Công Sơn sẽ không có Khánh Ly. Chị có cho nhận xét này là đúng?
    KL: Tôi luôn luôn nói rằng nếu không có ông Trịnh Công Sơn thì sẽ không có tôi. Có thể tôi vẫn chỉ là một cái bóng mờ nào đó hoặc là tôi sẽ có một cái đường đi nó chật hẹp hơn. Do đó...tôi luôn luôn nghĩ rằng tôi may mắn đẫ có được sự giúp đõ, sự an ủi, dạy bảo, nâng đỡ của ông Trịnh Công Sơn. Và tôi không bai giờ tôi quên cái ơn nghĩa này.
    TK: Qua sự thành công của chị, có thể nói chị là một người may mắn?
    KL : Tôi một người có rất nhiều may mắn, nhưng đồng thời cũng là một người có rất nhiều bất hạnh. Được may mắn nhiều và cũng đón nhận được nhiều bất hạnh. Tôi chịu nhiều cái tang trong đời sống, nhiếu cái tang mà không bao giờ tôi quên. Và mỗi người đi thì để lại trong tim tôi một vết thương. Bây giờ trong trái tim của tôi chỉ còn một chỗ rất là nhỏ nhoi là còn nguyên vẹn. Và cái mảnh tim nguyên vẹn đó còn lại, tôi muốn xin để ghi nhớ ân tình của tất cả mọi khán thính giả ở khắp nơi đã yêu thương tôi, của các con tôi và của chồng tôi. Bởi vì một người giống như tôi khó có thể nào mà chịu đựng được quá nhiều bất hạnh như vậy trong cuộc sống. Những bất hạnh mà những may mắn không đền bù nổi. Tôi tin là sẽ có người khi nghe tâm sự này của tôi sẽ hiểu những điều mà tôi nói là thật.
    Những điều tôi nói đúng theo lời ông Trịnh Công Sơn dậy là sự tử tế với mọi người. Thì hôm nay những điều tôi nói đều là sự thật, những sự tử tế tôi muốn gửi đến mọi người. Nếu tôi có đi xa thì cũng xin như một lời chia tay. Tôi cũng xin một giọt nước mắt của những người đã vì ông TCS mà yêu thương tôi.
    Trường Kỳ
    Nguồn : www.honque.com

    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa đến Qui Nhơn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.
  6. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Paste từ bài của gio_mua_dong
    Bài tình ca nhỏ (bài số 2)
    Xin đủ cho một đời
    Khánh Ly

    Có những điều người ta chỉ nói một lần rồi thôi. Có những sự việc người ta chỉ thoáng nghĩ đến rồi quên nhanh. Có những sự cớ phải buộc lòng bôi xóa để sống bởi đời sống nghiệt ngã ở khắp mọi nơi. Tuy thế nào mặc lòng, vẫn có những u uẩn cứ theo ta. Bóng ma quá khứ, như món nợ tiền kiếp.
    Tôi không còn trẻ dại để mong Xuân về, Tết đến. Tôi cũng không còn đủ thanh xuân để mong nắng Xuân hồng trên má, gió Xuân làm mắt long lanh hơn hay để khoe người yêu một tà áo mới. Tôi lại chưa đủ già để quên những năm tháng có cay đắng, có ngọt ngào. Những ngày tháng ngập tràn tiếng cười và tiếng khóc. Thời gian cứ trôi qua. Cứ là thời gian và tôi vẫn cứ là tôi. Hai mươi lăm năm không thay đổi được bao nhiêu nơi con người tôi, à không, tôi muốn nói cái đầu tôi, nó vốn nhỏ bé nhưng lại chứa đựng quá nhiều kỷ niệm khiến nhiều khi tôi mất thăng bằng. Ðó là tôi đã gạn lọc sàng đãi để chỉ giữ lại điều mình muốn.
    Khi tôi đến Huế, hơi Xuân lạnh còn đầy không gian. Không có hoa Phượng bay ... mù không lối vào, chỉ có mưa phùn buồn não lòng. Huế lạnh và buồn trong tiếng đại bác thỉnh thoảng từ xa vọng về. Ánh đèn vàng hiu hắt không soi rõ bước chân của người khách lạ bơ vơ trên hè phố. Gió càng về khuya càng lạnh. Mưa vẫn rơi rất nhẹ, người khách lạ dừng bước nhìn qua bên kia sông. Ta sẽ về nơi đó. Không có mưa rơi, gió lạnh nhưng cũng không có ai chờ đón ta.
    Cách đó chỉ một con đường, anh ngồi lặng lẽ. Những ngón tay thon gầy lười biếng vuốt nhẹ trên từng sợi dây đàn. Cây đàn đã cũ nhả ra những âm thanh dịu dàng. Căn phòng nhỏ bỗng như ấm lại và sáng hơn cùng với tiếng cười con gái khúc khích. Anh ngước nhìn lên nhìn hiền lành rồi lại cúi xuống. Năm cô em gái, tóc dài đen nhánh mượt mà, hồn nhiên chạy ra ngồi quanh anh. Không có sự bao bọc, che chở nào êm ái hơn... Ru mãi ngàn năm dòng tóc em buồn...
    Tôi người khách lạ trong thành phố, đứng một bên cửa nhìn vào lòng quặn đau, nước mắt ứa ra. Tôi có thể bước vào được. Trong căn nhà nhỏ đơn giản đó, lúc nào cũng có một chỗ dành cho tôi, bên cạnh anh. Bao giờ cũng bên cạnh anh cũng với tình yêu và bóng mát của Mẹ anh. Người mẹ đó là tất cả. Là tình yêu duy nhất của đời anh. Bà cũng là người bạn, hiểu và cần thiết cho anh hơn bất cứ người nào.
    ... Mùa Xuân năm ấy, tôi bỏ lại tất cả. Bỏ lại cả cuộc đời. Dĩ nhiên là Anh bao giờ cũng ở trong tim tôi, một chỗ thật riêng tư và trang trọng - Hình ảnh cuối cùng tôi trông thấy là Vũng Tàu. Âm thanh cuối cùng tôi nghe thấy không phải là tiếng sóng biển mà là những tiếng đại bác từ bãi trước bắn vói theo. Lúc đó buổi sáng, tôi ôm chặt con trong tay, mê sảng không nghĩ được một điều gì. Không nghĩ đến ai. Vũng Tàu đó, đâu có xa lạ gì với tôi nhưng dẫu có muốn, tôi cũng không quay lại được. Phía trước và quanh tôi mênh mông biển cả. Không biết mình sẽ đi đâu nhưng con tàu nhỏ mang theo tôi, cứ tiến tới.
    Cuộc đời đã sang trang chỉ sau một giấc ngủ. Hầu như mọi người đều thay đổi. Phải thay đổi để thích ứng với cuộc sống mới nơi quê người. Trên quê nhà. Cho đến bây giờ trong cõi lòng tan nát của những người ra đi ngày ấy, bao nhiêu kỷ niệm còn được giữ lại. Bao nhiêu ước mơ còn tiếp tục được thắp sáng. Riêng tôi, một ngày qua, nỗi đau có dịu lại nhưng nỗi nhớ lại đầy hơn. Tôi nhớ thương những tháng ngày, những người đã cho tôi một thời hạnh phúc hiếm hoi và dẫu sao, tôi cũng nhớ thương nơi tôi đã bỏ đi trong một ngày đất trời mù mịt tang tóc...
    ... Quen biết nhiều, nhưng gọi là bạn, tôi lại chẳng có ai. Với tất cả tôi đều dành một sự quý mến, nhường nhịn như nhau, bằng nhau - ông N.D. Toàn, ông T.C. Sơn dĩ nhiên phải đạc biệt hơn và không thể coi là bạn - ở mỗi người, tôi yêu một điều gì đó và chỉ cần như thế. Những người tôi được biết là những người hoặc có thực tài hoặc đức độ. Ðức là điều không phải ai cũng được. Tiền, tài, thế gian này không thiếu. Chỉ thiếu người đức độ...
    ... Họ thường gặp nhau vào buổi chiều. Những cơn gió nhẹ từ con sông rong chảy ngang thành phố, đã xua tan cơn nóng bức, làm dịu lại cả những mặt đường. Cây lá bắt đầu xôn xao nhảy múa chờ đón nắng khuya. Ðó là giờ phút thuận tiện cho những cuộc gặp gỡ. Họ là những người còn trẻ. Tất cả như mới vào đời. Mới bắt đầu cuộc chơi. Họ nhìn nhau bằng những cái nhìn trong sáng đầy tin cậy. Họ cười với nhau bằng những nụ cười hồn nhiên, thơ dại và chân chất. Họ còn trẻ. Họ chưa chuẩn bi, chưa có một chuẩn bị nào cho một cuộc chơi nhiều bi thảm, mà phải mãi nhiều năm sau này, họ mới biết được.
    Tuổi trẻ, ở bất cứ thời điểm nào đều đáng yêu. Hãy nhìn họ nói với nhau. Hãy nghe họ hát với nhau những bài hát ca ngợi cuộc sống và tôn vinh nỗi chết. Họ có cùng một tuổi trẻ. Cùng một niềm tin dẫu rằng tuổi trẻ sẽ qua và niềm tin sẽ nhận chìm họ trong nỗi thống khổ. Ðúng, phaỉ nhiều năm sau, họ mới biết.
    Buổi chiều. Là buổi chiều của hơn 30 năm về trước. Có những người trẻ ngồi hát bên nhau, nói với nhau về tình yêu, cuộc đời, thân phận và quê hương. Ở đâu đó, tiếng đại bác vọng về. Ở đâu đó, không xa lắm, đêm đêm nỗi chết hiện diện cận kề như một người tình không chờ đợi. Những người trẻ vẫn ngồi hát bên nhau. Tiếng đàn hát của họ không che lấp được tiếng đại bác. Không che lấp được tiếng khóc than. Không lau khô được những dòng nước mắt. Nhưng họ vẫn hát. Chính là họ đang vỗ về an ủi trái tim của họ, trái tim của những người cùng một thế hệ. Những trái tim chưa kịp trẻ. Còn rất non trẻ.
    Mãi đến sau này, rất nhiều năm sau này, khi họ, những người của hơn 30 năm trước lại ngồi với nhau, hát lại những bài tình ca cũ, họ mới chợt nhận thức được rằng trái tim của họ đã tan nát từ bao giờ. Họ ngồi với nhau trong một căn nhà ấm cúng. Ở đấy, đại bác đã im tiếng chăng? Không. Nó vẫn còn rền vang trong tận cùng đáy sâu kỷ niệm hòa lẫn tiếng khóc than hờn oán của cả một thế hệ đã tả tơi đến chẳng còn nhận ra ai. Cũng một buổi chiều. Thời điểm cũng vẫn là buổi chiều. Bao giờ buổi chiều cũng là khoảng thời gian đẹp đẽ để gặp nhau. Tiếng hát được cất lên trong không gian đang nhạt nhòa. Thật thà hơn, buồn bã hơn. Họ gặp lại nhau để biết rằng đây không phải là một giấc mơ. Rằng tiếng hát cũng như người hát đều là thật. Không gì có thể thật hơn. Thật như nỗi chết vậy.
    ... Hơn 30 năm không còn cùng nhau ngồi hát ca. 25 năm xa lìa cố quận. Bao nhiêu cay đắng bể dâu không khiến lòng tôi phai mờ những dấu ấn tốt đẹp đã để lại mảnh đất nhiều bất hạnh khổ đau. Quê hương thì bao giờ cũng thế. Nhưng đời người, những con đường, những góc phố, những dòng sông, những khuôn mặt, những nụ cười, những ánh mắt... tất cả dường như đã biến dạng. Ðiều còn lại, phải chăng là những ước mơ đâu đó trong trái tim mọi người. Anh gầy hơn xưa, tưởng như chẳng còn có thể gầy hơn nữa. Anh trầm lắng như tượng đá. Ánh mắt xa vắng. Nụ cười vu vơ khiến tôi đau lòng. Sao anh không khóc đi. Nước mắt có khi thay được cho bao nhiêu điều muốn nói... Vẫn những người em gái xưa, nay đã thành thiếu phụ, ở quanh anh. Không còn phải là những phút xum vầy sung sướng hạnh phúc đơn sơ. Chẳng có gì, chẳng có ai lấp đầy nỗi đơn lẻ trong anh. Ôi, làm sao trả lại cho anh, cho tôi, cho chúng tôi những tháng ngày đã mất... Người quen biết cũ lần lượt vắng xa và sẽ chẳng còn bao lâu nữa, tôi cũng sẽ rong chơi một nơi nào đó. Sẽ chẳng còn gì. Sẽ chẳng còn ai từng ngày, ngồi thương tiếc. Kỷ niệm sẽ tàn phai, mất hút. Như chưa bao giờ xảy ra, như một điều không có thật. Như huyền thoại... Một ngày nào, anh bảo tôi... Huyền thoại là điều không có thật...
    Ngày đó... ngày đó chúng tôi còn trẻ và rất gắn bó. Có ai trong chúng tôi nghĩ rằng có một ngày nào đó lại phải thương nhớ nhau từng phút giây. Tuy vậy, bằng cách nào đó, chúng tôi vẫn ở trong trí tưởng của mỗi người, như ngày đầu ngồi với nhau, vào đời nhau bằng những bản tình ca. Hồn xa rồi, người ta còn có thể sống được không? Trái tim ngưng đập rồi, người ta có thể nào không chết? Chúng tôi đã đến với nhau một lần. Chỉ một lần nhưng xin đủ cho một đời...
    Khánh Ly (Trích Tạp Chí Văn Nghệ Số 1.2000).

    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa đến Qui Nhơn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 03:09 ngày 05/07/2003
  7. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Paste từ bài của gio_mua_dong
    Bài tình ca nhỏ (bài số 2)
    Xin đủ cho một đời
    Khánh Ly

    Có những điều người ta chỉ nói một lần rồi thôi. Có những sự việc người ta chỉ thoáng nghĩ đến rồi quên nhanh. Có những sự cớ phải buộc lòng bôi xóa để sống bởi đời sống nghiệt ngã ở khắp mọi nơi. Tuy thế nào mặc lòng, vẫn có những u uẩn cứ theo ta. Bóng ma quá khứ, như món nợ tiền kiếp.
    Tôi không còn trẻ dại để mong Xuân về, Tết đến. Tôi cũng không còn đủ thanh xuân để mong nắng Xuân hồng trên má, gió Xuân làm mắt long lanh hơn hay để khoe người yêu một tà áo mới. Tôi lại chưa đủ già để quên những năm tháng có cay đắng, có ngọt ngào. Những ngày tháng ngập tràn tiếng cười và tiếng khóc. Thời gian cứ trôi qua. Cứ là thời gian và tôi vẫn cứ là tôi. Hai mươi lăm năm không thay đổi được bao nhiêu nơi con người tôi, à không, tôi muốn nói cái đầu tôi, nó vốn nhỏ bé nhưng lại chứa đựng quá nhiều kỷ niệm khiến nhiều khi tôi mất thăng bằng. Ðó là tôi đã gạn lọc sàng đãi để chỉ giữ lại điều mình muốn.
    Khi tôi đến Huế, hơi Xuân lạnh còn đầy không gian. Không có hoa Phượng bay ... mù không lối vào, chỉ có mưa phùn buồn não lòng. Huế lạnh và buồn trong tiếng đại bác thỉnh thoảng từ xa vọng về. Ánh đèn vàng hiu hắt không soi rõ bước chân của người khách lạ bơ vơ trên hè phố. Gió càng về khuya càng lạnh. Mưa vẫn rơi rất nhẹ, người khách lạ dừng bước nhìn qua bên kia sông. Ta sẽ về nơi đó. Không có mưa rơi, gió lạnh nhưng cũng không có ai chờ đón ta.
    Cách đó chỉ một con đường, anh ngồi lặng lẽ. Những ngón tay thon gầy lười biếng vuốt nhẹ trên từng sợi dây đàn. Cây đàn đã cũ nhả ra những âm thanh dịu dàng. Căn phòng nhỏ bỗng như ấm lại và sáng hơn cùng với tiếng cười con gái khúc khích. Anh ngước nhìn lên nhìn hiền lành rồi lại cúi xuống. Năm cô em gái, tóc dài đen nhánh mượt mà, hồn nhiên chạy ra ngồi quanh anh. Không có sự bao bọc, che chở nào êm ái hơn... Ru mãi ngàn năm dòng tóc em buồn...
    Tôi người khách lạ trong thành phố, đứng một bên cửa nhìn vào lòng quặn đau, nước mắt ứa ra. Tôi có thể bước vào được. Trong căn nhà nhỏ đơn giản đó, lúc nào cũng có một chỗ dành cho tôi, bên cạnh anh. Bao giờ cũng bên cạnh anh cũng với tình yêu và bóng mát của Mẹ anh. Người mẹ đó là tất cả. Là tình yêu duy nhất của đời anh. Bà cũng là người bạn, hiểu và cần thiết cho anh hơn bất cứ người nào.
    ... Mùa Xuân năm ấy, tôi bỏ lại tất cả. Bỏ lại cả cuộc đời. Dĩ nhiên là Anh bao giờ cũng ở trong tim tôi, một chỗ thật riêng tư và trang trọng - Hình ảnh cuối cùng tôi trông thấy là Vũng Tàu. Âm thanh cuối cùng tôi nghe thấy không phải là tiếng sóng biển mà là những tiếng đại bác từ bãi trước bắn vói theo. Lúc đó buổi sáng, tôi ôm chặt con trong tay, mê sảng không nghĩ được một điều gì. Không nghĩ đến ai. Vũng Tàu đó, đâu có xa lạ gì với tôi nhưng dẫu có muốn, tôi cũng không quay lại được. Phía trước và quanh tôi mênh mông biển cả. Không biết mình sẽ đi đâu nhưng con tàu nhỏ mang theo tôi, cứ tiến tới.
    Cuộc đời đã sang trang chỉ sau một giấc ngủ. Hầu như mọi người đều thay đổi. Phải thay đổi để thích ứng với cuộc sống mới nơi quê người. Trên quê nhà. Cho đến bây giờ trong cõi lòng tan nát của những người ra đi ngày ấy, bao nhiêu kỷ niệm còn được giữ lại. Bao nhiêu ước mơ còn tiếp tục được thắp sáng. Riêng tôi, một ngày qua, nỗi đau có dịu lại nhưng nỗi nhớ lại đầy hơn. Tôi nhớ thương những tháng ngày, những người đã cho tôi một thời hạnh phúc hiếm hoi và dẫu sao, tôi cũng nhớ thương nơi tôi đã bỏ đi trong một ngày đất trời mù mịt tang tóc...
    ... Quen biết nhiều, nhưng gọi là bạn, tôi lại chẳng có ai. Với tất cả tôi đều dành một sự quý mến, nhường nhịn như nhau, bằng nhau - ông N.D. Toàn, ông T.C. Sơn dĩ nhiên phải đạc biệt hơn và không thể coi là bạn - ở mỗi người, tôi yêu một điều gì đó và chỉ cần như thế. Những người tôi được biết là những người hoặc có thực tài hoặc đức độ. Ðức là điều không phải ai cũng được. Tiền, tài, thế gian này không thiếu. Chỉ thiếu người đức độ...
    ... Họ thường gặp nhau vào buổi chiều. Những cơn gió nhẹ từ con sông rong chảy ngang thành phố, đã xua tan cơn nóng bức, làm dịu lại cả những mặt đường. Cây lá bắt đầu xôn xao nhảy múa chờ đón nắng khuya. Ðó là giờ phút thuận tiện cho những cuộc gặp gỡ. Họ là những người còn trẻ. Tất cả như mới vào đời. Mới bắt đầu cuộc chơi. Họ nhìn nhau bằng những cái nhìn trong sáng đầy tin cậy. Họ cười với nhau bằng những nụ cười hồn nhiên, thơ dại và chân chất. Họ còn trẻ. Họ chưa chuẩn bi, chưa có một chuẩn bị nào cho một cuộc chơi nhiều bi thảm, mà phải mãi nhiều năm sau này, họ mới biết được.
    Tuổi trẻ, ở bất cứ thời điểm nào đều đáng yêu. Hãy nhìn họ nói với nhau. Hãy nghe họ hát với nhau những bài hát ca ngợi cuộc sống và tôn vinh nỗi chết. Họ có cùng một tuổi trẻ. Cùng một niềm tin dẫu rằng tuổi trẻ sẽ qua và niềm tin sẽ nhận chìm họ trong nỗi thống khổ. Ðúng, phaỉ nhiều năm sau, họ mới biết.
    Buổi chiều. Là buổi chiều của hơn 30 năm về trước. Có những người trẻ ngồi hát bên nhau, nói với nhau về tình yêu, cuộc đời, thân phận và quê hương. Ở đâu đó, tiếng đại bác vọng về. Ở đâu đó, không xa lắm, đêm đêm nỗi chết hiện diện cận kề như một người tình không chờ đợi. Những người trẻ vẫn ngồi hát bên nhau. Tiếng đàn hát của họ không che lấp được tiếng đại bác. Không che lấp được tiếng khóc than. Không lau khô được những dòng nước mắt. Nhưng họ vẫn hát. Chính là họ đang vỗ về an ủi trái tim của họ, trái tim của những người cùng một thế hệ. Những trái tim chưa kịp trẻ. Còn rất non trẻ.
    Mãi đến sau này, rất nhiều năm sau này, khi họ, những người của hơn 30 năm trước lại ngồi với nhau, hát lại những bài tình ca cũ, họ mới chợt nhận thức được rằng trái tim của họ đã tan nát từ bao giờ. Họ ngồi với nhau trong một căn nhà ấm cúng. Ở đấy, đại bác đã im tiếng chăng? Không. Nó vẫn còn rền vang trong tận cùng đáy sâu kỷ niệm hòa lẫn tiếng khóc than hờn oán của cả một thế hệ đã tả tơi đến chẳng còn nhận ra ai. Cũng một buổi chiều. Thời điểm cũng vẫn là buổi chiều. Bao giờ buổi chiều cũng là khoảng thời gian đẹp đẽ để gặp nhau. Tiếng hát được cất lên trong không gian đang nhạt nhòa. Thật thà hơn, buồn bã hơn. Họ gặp lại nhau để biết rằng đây không phải là một giấc mơ. Rằng tiếng hát cũng như người hát đều là thật. Không gì có thể thật hơn. Thật như nỗi chết vậy.
    ... Hơn 30 năm không còn cùng nhau ngồi hát ca. 25 năm xa lìa cố quận. Bao nhiêu cay đắng bể dâu không khiến lòng tôi phai mờ những dấu ấn tốt đẹp đã để lại mảnh đất nhiều bất hạnh khổ đau. Quê hương thì bao giờ cũng thế. Nhưng đời người, những con đường, những góc phố, những dòng sông, những khuôn mặt, những nụ cười, những ánh mắt... tất cả dường như đã biến dạng. Ðiều còn lại, phải chăng là những ước mơ đâu đó trong trái tim mọi người. Anh gầy hơn xưa, tưởng như chẳng còn có thể gầy hơn nữa. Anh trầm lắng như tượng đá. Ánh mắt xa vắng. Nụ cười vu vơ khiến tôi đau lòng. Sao anh không khóc đi. Nước mắt có khi thay được cho bao nhiêu điều muốn nói... Vẫn những người em gái xưa, nay đã thành thiếu phụ, ở quanh anh. Không còn phải là những phút xum vầy sung sướng hạnh phúc đơn sơ. Chẳng có gì, chẳng có ai lấp đầy nỗi đơn lẻ trong anh. Ôi, làm sao trả lại cho anh, cho tôi, cho chúng tôi những tháng ngày đã mất... Người quen biết cũ lần lượt vắng xa và sẽ chẳng còn bao lâu nữa, tôi cũng sẽ rong chơi một nơi nào đó. Sẽ chẳng còn gì. Sẽ chẳng còn ai từng ngày, ngồi thương tiếc. Kỷ niệm sẽ tàn phai, mất hút. Như chưa bao giờ xảy ra, như một điều không có thật. Như huyền thoại... Một ngày nào, anh bảo tôi... Huyền thoại là điều không có thật...
    Ngày đó... ngày đó chúng tôi còn trẻ và rất gắn bó. Có ai trong chúng tôi nghĩ rằng có một ngày nào đó lại phải thương nhớ nhau từng phút giây. Tuy vậy, bằng cách nào đó, chúng tôi vẫn ở trong trí tưởng của mỗi người, như ngày đầu ngồi với nhau, vào đời nhau bằng những bản tình ca. Hồn xa rồi, người ta còn có thể sống được không? Trái tim ngưng đập rồi, người ta có thể nào không chết? Chúng tôi đã đến với nhau một lần. Chỉ một lần nhưng xin đủ cho một đời...
    Khánh Ly (Trích Tạp Chí Văn Nghệ Số 1.2000).

    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa đến Qui Nhơn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 03:09 ngày 05/07/2003
  8. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Cac ban than men,
    Toi la mot fan rat yeu nhac TCS va ca si KL. Xin tang cac ban mot bai viet cua KL.
    Nắng buồn hơn mưa

    Khánh Ly


    Tôi đã như một kẻ lạc loài đi giữa cuộc đời bằng đôi chân thơ dại, bằng trái tim sớm mang nhiều vết thương, bằng cảm nghĩ luôn lo âu, sợ hãi, mất niềm tin ở chính mình và cuộc đời. Tôi đã không biết phải làm gì, phải làm sao. Đó, phải chăng là tiếng kêu bi ai, đã nhiều lần bật ra từ trái tim tôi.

    Trời đất bao la, lẽ nào không có một nơi bình yên cho tôi trú ẩn. Tôi mải miết đi tìm. Tìm một bóng mát đủ che đời mình. Tìm một trái tim độ lượng đủ để cưu mang mình. Tìm một người có tấm lòng nhân hậu để dẫu mai sau có thế nào, ở cuối chân mây, góc biển, tôi vẫn cảm thấy được gần gũi, chở che và an ủi.

    Vẫn như những ngày xưa, sự im lặng thay cho bao lời nói mà chỉ những tấm lòng đồng cảm mới có thể nắm bắt dược những tín hiệu... Bên ngoài, nắng đang lên. Căn phòng nhỏ tịch lặng, có hai người đang đứng bên lề cuộc đời. Hai người ở ngoài những cuộc vui. Không hề liên quan đến sự sống ồn ào, hối hả của một ngày vừa bắt đầu. Ly rượu pha nhạt, trên mặt bàn là gốc của một cây thốt nốt 100 tuổi bóng ngời ngộ nghĩnh. Tôi rút một điếu thuốc. Làn khói mỏng bay vờn. Những ngón tay gầy guộc đưa lên gọng kính. Anh bảo ...nắng buồn hơn mưa. Tôi hiểu.

    Lơ đãng nhìn ra khung cửa nhỏ. Những đốm nắng lung linh đậu trên vòm lá xanh. Cái cây này, anh đã trồng từ năm 1973, giờ nó cũng bắt đầu già. Anh tránh cái nhìn soi mói của tôi... Bao giờ tôi cũng nhìn anh như thế. Rất chăm chú bởi tôi muốn tìm đọc thêm những điều mới lạ, không nói nên lời kia...rằng cái gì ẩn dấu sau vầng trán thông minh kia...cái gì được chứa đựng trong trái tim nhỏ bé kia... Tất cả những điều tôi cho là kỳ diệu tiềm tàng trong thân thể mảnh mai yếu đuối. Tôi muốn - thậm chí nắm bắt chúng, cất giữ cho riêng mình - anh, chính anh là Lý Tầm Hoan của thế kỷ 20.

    Nhân vật truyền kỳ mang tên Lý Tầm Hoan có lẽ là hình dáng lý tưởng cho tất cả mọi người, trong đó có tôi. Với một ngọn đao nhỏ bé mong manh, dẫu ra tay chậm hơn nhưng bao giờ cũng đến đích trước, không bao giờ sai chạy dù không ai thấy Lý Tầm Hoan xuất thủ... Con người ất trọng nghĩa khinh tài, luôn luôn bênh vực lẽ phải, một đời sống cho người. Nhường cả người yêu và gia tài cho người ơn. Lánh xa, ở ẩn, lấy rượu làm vui... Một con người có cái tâm vĩ đại trong một thân thể thoạt trông tiều tụy nhưng lại luôn tỏa sáng hào quang đẹp đẽ.

    Tôi đã bắt gặp một Lý Tầm Hoan - bằng lòng để người phụ mình chứ không phụ người - ở anh trong một buổi chiều êm ả trên căn gác nhỏ, nơi anh thường ngồi... gọi nắng, mong mưa. Những ca khúc anh viết lúc nào, không ai biết. Trong những đêm khuya một mình bên ly rượu không bao giờ vơi. Trong một buổi chiều một mình lặng lẽ nghe tiếng mưa nhẩy nhót trên sân nhà. Trong bình minh - cũng vẫn một mình - chờ đợi để thấy nắng lên, để chiêm nghiệm rằng... nắng buồn hơn mưa.

    Thế đấy, không ai biết mà những ca khúc ấy cứ đi thẳng vào tim rồi ở lại đó. Ca khúc của anh và người nghe đã trở thành đôi bạn tâm giao chẳng chia lìa. Vì sao tôi yêu những ca khúc của anh. Tôi sẽ không đủ sức ngợi khen anh như nhiều người đã làm bởi tôi đơn giản lắm. Con người của anh cũng đơn giản và vì thế những ca khúc của anh - nhanh hơn cả lưỡi đao của Lý Tầm Hoan - cũng ngọt ngào, êm ái xuyên vào tim tôi.
    Làm sao người ta có thể hiểu được vì đâu ...con chim hót trên những cành lau... nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối... ấy lại có thể nặng lòng với quê hương, gia đình và bằng hữu đến như vậy. Đó cũng chính là điều tôi muốn tìm ở anh và tôi đã hiểu, đã biết. Nói một cách đơn giản nhất mà tôi có thể nói được là, ai cũng chỉ có một quê hương. Nếu ngay chính cả quê hương mình, mình còn không yêu thì liệu mình có thể yêu thương cái gì nữa.

    Anh để lại cho những thế hệ sau một bài học yêu thương. Hãy tìm nhau, lại gần với nhau học lại từ đầu bài học yêu thương. Những bông hoa đẹp đẽ. Những cây lành trái ngọt không thể nảy sinh từ lòng căm thù. Sự hận thù chỉ làm cho người ta nhỏ lại. Làm cho cuộc đời tăm tối hơn. Làm cho tâm hồn nghèo nàn, thấp kém. Cái tâm không bình yên sẽ chẳng còn ai nghĩ đến ai với những điều tử tế, dẫu chỉ trong trí tưởng.
    Những ca khúc của anh chính là tấm gương soi cho tôi nhìn lại rõ mình, tìm lại được chính mình từ những mất mát. Tôi đã được chia sẻ. Được an ủi ngay cả trong giây phút phân ly. Thế nên, điều tôi muốn nói ở đây là anh - không phải những ca khúc - rằng chính anh trong tâm hồn tôi còn lớn lao vĩ đại hơn những gì anh đã làm và để lại. Một người tầm thường không thể làm nổi những điều tốt đẹp và một người vĩ đại không hề làm những điều tầm thường.

    Chiều nay, ở một nơi rất xa, tôi cũng ngời một mình nhìn nắng vàng đang ngả màu trên lá cỏ. Lòng bỗng xót xa ngậm ngùi... Anh ơi, trong bữa cơm chiều nay, chiếc ghế của anh không người ngồi. Anh chắc lại ra đầu phố, mua một cái gì đó, hoặc cùng dăm ba người bạn ngồi ở quán cà phê, nhìn xe ngựa ngược xuôi. Lát nữa đây, anh sẽ trở về, ngồi vào chiếc ghế đó, nâ6ng cây đàn lên bằng hai bàn tay gầy và hát rằng ...cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ.

    Cũng chiều nay, em không đưa anh đi bởi em không đủ sức cản chân người đi. Anh em mình sẽ gặp lại. Song em biết trên hết mọi điều, như anh nói, chúng ta không bao giờ xa nhau. Chưa bao giờ... nắng vẫn buồn hơn mưa anh ạ nhưng chúng ta yêu thương nhau vĩnh viễn không bao giờ chia lìa... có phải anh đã từng nói như thế?
    Khánh Ly
    -----------------
    Thân mến tặng tất cả những ai yêu nhạc Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 03:22 ngày 05/07/2003
  9. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Cac ban than men,
    Toi la mot fan rat yeu nhac TCS va ca si KL. Xin tang cac ban mot bai viet cua KL.
    Nắng buồn hơn mưa

    Khánh Ly


    Tôi đã như một kẻ lạc loài đi giữa cuộc đời bằng đôi chân thơ dại, bằng trái tim sớm mang nhiều vết thương, bằng cảm nghĩ luôn lo âu, sợ hãi, mất niềm tin ở chính mình và cuộc đời. Tôi đã không biết phải làm gì, phải làm sao. Đó, phải chăng là tiếng kêu bi ai, đã nhiều lần bật ra từ trái tim tôi.

    Trời đất bao la, lẽ nào không có một nơi bình yên cho tôi trú ẩn. Tôi mải miết đi tìm. Tìm một bóng mát đủ che đời mình. Tìm một trái tim độ lượng đủ để cưu mang mình. Tìm một người có tấm lòng nhân hậu để dẫu mai sau có thế nào, ở cuối chân mây, góc biển, tôi vẫn cảm thấy được gần gũi, chở che và an ủi.

    Vẫn như những ngày xưa, sự im lặng thay cho bao lời nói mà chỉ những tấm lòng đồng cảm mới có thể nắm bắt dược những tín hiệu... Bên ngoài, nắng đang lên. Căn phòng nhỏ tịch lặng, có hai người đang đứng bên lề cuộc đời. Hai người ở ngoài những cuộc vui. Không hề liên quan đến sự sống ồn ào, hối hả của một ngày vừa bắt đầu. Ly rượu pha nhạt, trên mặt bàn là gốc của một cây thốt nốt 100 tuổi bóng ngời ngộ nghĩnh. Tôi rút một điếu thuốc. Làn khói mỏng bay vờn. Những ngón tay gầy guộc đưa lên gọng kính. Anh bảo ...nắng buồn hơn mưa. Tôi hiểu.

    Lơ đãng nhìn ra khung cửa nhỏ. Những đốm nắng lung linh đậu trên vòm lá xanh. Cái cây này, anh đã trồng từ năm 1973, giờ nó cũng bắt đầu già. Anh tránh cái nhìn soi mói của tôi... Bao giờ tôi cũng nhìn anh như thế. Rất chăm chú bởi tôi muốn tìm đọc thêm những điều mới lạ, không nói nên lời kia...rằng cái gì ẩn dấu sau vầng trán thông minh kia...cái gì được chứa đựng trong trái tim nhỏ bé kia... Tất cả những điều tôi cho là kỳ diệu tiềm tàng trong thân thể mảnh mai yếu đuối. Tôi muốn - thậm chí nắm bắt chúng, cất giữ cho riêng mình - anh, chính anh là Lý Tầm Hoan của thế kỷ 20.

    Nhân vật truyền kỳ mang tên Lý Tầm Hoan có lẽ là hình dáng lý tưởng cho tất cả mọi người, trong đó có tôi. Với một ngọn đao nhỏ bé mong manh, dẫu ra tay chậm hơn nhưng bao giờ cũng đến đích trước, không bao giờ sai chạy dù không ai thấy Lý Tầm Hoan xuất thủ... Con người ất trọng nghĩa khinh tài, luôn luôn bênh vực lẽ phải, một đời sống cho người. Nhường cả người yêu và gia tài cho người ơn. Lánh xa, ở ẩn, lấy rượu làm vui... Một con người có cái tâm vĩ đại trong một thân thể thoạt trông tiều tụy nhưng lại luôn tỏa sáng hào quang đẹp đẽ.

    Tôi đã bắt gặp một Lý Tầm Hoan - bằng lòng để người phụ mình chứ không phụ người - ở anh trong một buổi chiều êm ả trên căn gác nhỏ, nơi anh thường ngồi... gọi nắng, mong mưa. Những ca khúc anh viết lúc nào, không ai biết. Trong những đêm khuya một mình bên ly rượu không bao giờ vơi. Trong một buổi chiều một mình lặng lẽ nghe tiếng mưa nhẩy nhót trên sân nhà. Trong bình minh - cũng vẫn một mình - chờ đợi để thấy nắng lên, để chiêm nghiệm rằng... nắng buồn hơn mưa.

    Thế đấy, không ai biết mà những ca khúc ấy cứ đi thẳng vào tim rồi ở lại đó. Ca khúc của anh và người nghe đã trở thành đôi bạn tâm giao chẳng chia lìa. Vì sao tôi yêu những ca khúc của anh. Tôi sẽ không đủ sức ngợi khen anh như nhiều người đã làm bởi tôi đơn giản lắm. Con người của anh cũng đơn giản và vì thế những ca khúc của anh - nhanh hơn cả lưỡi đao của Lý Tầm Hoan - cũng ngọt ngào, êm ái xuyên vào tim tôi.
    Làm sao người ta có thể hiểu được vì đâu ...con chim hót trên những cành lau... nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối... ấy lại có thể nặng lòng với quê hương, gia đình và bằng hữu đến như vậy. Đó cũng chính là điều tôi muốn tìm ở anh và tôi đã hiểu, đã biết. Nói một cách đơn giản nhất mà tôi có thể nói được là, ai cũng chỉ có một quê hương. Nếu ngay chính cả quê hương mình, mình còn không yêu thì liệu mình có thể yêu thương cái gì nữa.

    Anh để lại cho những thế hệ sau một bài học yêu thương. Hãy tìm nhau, lại gần với nhau học lại từ đầu bài học yêu thương. Những bông hoa đẹp đẽ. Những cây lành trái ngọt không thể nảy sinh từ lòng căm thù. Sự hận thù chỉ làm cho người ta nhỏ lại. Làm cho cuộc đời tăm tối hơn. Làm cho tâm hồn nghèo nàn, thấp kém. Cái tâm không bình yên sẽ chẳng còn ai nghĩ đến ai với những điều tử tế, dẫu chỉ trong trí tưởng.
    Những ca khúc của anh chính là tấm gương soi cho tôi nhìn lại rõ mình, tìm lại được chính mình từ những mất mát. Tôi đã được chia sẻ. Được an ủi ngay cả trong giây phút phân ly. Thế nên, điều tôi muốn nói ở đây là anh - không phải những ca khúc - rằng chính anh trong tâm hồn tôi còn lớn lao vĩ đại hơn những gì anh đã làm và để lại. Một người tầm thường không thể làm nổi những điều tốt đẹp và một người vĩ đại không hề làm những điều tầm thường.

    Chiều nay, ở một nơi rất xa, tôi cũng ngời một mình nhìn nắng vàng đang ngả màu trên lá cỏ. Lòng bỗng xót xa ngậm ngùi... Anh ơi, trong bữa cơm chiều nay, chiếc ghế của anh không người ngồi. Anh chắc lại ra đầu phố, mua một cái gì đó, hoặc cùng dăm ba người bạn ngồi ở quán cà phê, nhìn xe ngựa ngược xuôi. Lát nữa đây, anh sẽ trở về, ngồi vào chiếc ghế đó, nâ6ng cây đàn lên bằng hai bàn tay gầy và hát rằng ...cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ.

    Cũng chiều nay, em không đưa anh đi bởi em không đủ sức cản chân người đi. Anh em mình sẽ gặp lại. Song em biết trên hết mọi điều, như anh nói, chúng ta không bao giờ xa nhau. Chưa bao giờ... nắng vẫn buồn hơn mưa anh ạ nhưng chúng ta yêu thương nhau vĩnh viễn không bao giờ chia lìa... có phải anh đã từng nói như thế?
    Khánh Ly
    -----------------
    Thân mến tặng tất cả những ai yêu nhạc Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 03:22 ngày 05/07/2003
  10. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Nỗi Buồn Nhớ Quê Hương
    Khánh Ly


    Du Tử Lê có một đoạn thơ viết về đời lưu vong của mình trên đất Mỹ, ý thơ mang nỗi buồn khôn nguôi:

    ?oKhi tôi chết hãy đem tôi ra biển
    Ðời lưu vong không cả một ngôi mồ
    Vùi đất lạ thịt xương e khó rã
    Hồn không đi sao trở lại quê nhà...
    Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
    Và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
    Cho tôi hướng vọng quê hương tôi lần cuối
    Ðời lưu vong tận huyệt với linh hồn?
    Quê hương nghe thấm thía làm sao khi những người xa đất nước nhớ về, nghĩ về nó, dù bất luận quá khứ của mỗi người như thế nào, khi ở xa đều nhớ về nó với chung một nguồn gốc : con người Việt Nam sinh ra, lớn lên và trưởng thành trên dải đất Việt Nam, từ chén mắm ruốc, tô phở Hiền Lương, bờ tre, ngọn lúa, dòng sông... đều trở thành nỗi nhớ, lòng yêu quê hương vô bờ của người đi xa. Bài viết sau đây của Khánh Ly in trong tập san ?oTiếng hát sông Hương? - tập san của những người yêu Huế ở Mỹ...

    ?o... Sông vẫn chảy đời sông
    Suối vẫn trôi đời suối...
    Sống giữa đời cần có một tấm lòng?.
    Tôi là gái Bắc, lớn lên ở Sài Gòn, nhưng lạ lùng làm sao tôi không nhớ Hà Nội bao nhiêu. Không yêu Sài Gòn lắm. Mà chỉ xót xa đến Huế. Huế nghèo, thành phố chỉ vài con đường chính, Huế nóng cháy da, mềm thịt. Huế lạnh buốt, lạnh từ lòng lạnh ra. Dường như Huế chỉ thực sự huyền ảo, nên thơ bởi những nghệ sĩ khi viết về quê hương mình. Có lẽ đó là điều dĩ nhiên của mọi người, mọi miền khi viết về nơi mình được sinh ra. Âu cũng không phải là điều làm cho ta ngạc nhiên.
    Nhưng không phải vì những điều người Huế viết về Huế đã làm tôi yêu Huế. Vì như vậy tôi phải yêu Hà Nội hơn mới có lý. Phải yêu Sài Gòn, phải yêu Ðà Lạt hơn mới phải. Vậy mà tôi yêu Huế, thỉnh thoảng gặp lại một vài người bạn, tôi năn nỉ ?omi nói cho tau nghe chút cho đỡ ?odzớ? ? . Con gái Huế nói như hát, dịu dàng, đi đứng khép nép nhẹ nhàng. Có một cái gì đó thật mong manh, như tơ, như sương khói, như một điều không có thật trong con người của các cô gái Huế. Tôi có cảm tưởng như họ không phải là một sự hiện hữu. Một chút hương khói hư ảo, chập chờn. Chỉ một tiếng động khẽ dù là tiếng rơi của một chiếc lá, cũng đủ làm tan biến đi tất cả. Mười ba năm qua, chỉ xin nói vài câu cho đỡ nhớ ?onhà?. Như thế là yêu đấy, nhiều mới khổ chứ. Dù tôi chỉ biết Huế sau tết Mậu Thân và không quá mười lần ghé Huế. Nhưng tôi yêu Huế bởi từ Huế tôi mới biết thế nào là tình yêu. Tôi không muốn nhắc đến, những điều đã được viết quá nhiều về một nơi chốn. Tôi chỉ muốn nhắc đến ?oHuế của riêng tôi? và như vậy cũng có nghĩa là mở ra cánh cửa kỷ niệm, của những hân hoan, đau đớn, những ước mơ không thành, những dằn vặt ám ảnh, đeo đuổi tôi suốt mười ba năm qua... mười ba năm đã không thành, không nói. Thì bây giờ lẽ ra càng không nên nói. Bởi dù có thêm 100 năm nữa ?oHai mái đầu xanh giờ đã bạc? cũng chẳng còn bao giờ gặp lại nhau. Nếu có chăng thì cũng là kiếp sau. Nhưng ?otình tưởng đã yên mà tâm còn động vọng?. Thì ra mười ba năm với tôi vẫn còn là cơn mộng. Chưa thoát ra được. Không thoát ra được. Không muốn thoát ra. Cố gắng bao che, tự dối mình. Chỉ là một cơn mộng. Ðêm sẽ qua, mộng sẽ tàn. Ta sẽ tỉnh. Thấy tóc vẫn còn xanh với lời dặn ?ochưa qua đèo Hải Vân nhớ cột tóc, kẻo gió bay nghe em?.




    Mộng đã tàn. Tôi đã tỉnh với đau đớn. Thì thầm một mình ?okhóc đi chứ?. Còn khóc được là biết mình còn sống. Còn khóc được là biết Huế còn đó trong trái tim, trong tận cùng thống khổ, khốn cùng của một kiếp người mà hạnh phúc đồng nghĩa với bất hạnh.

    Tôi vốn là một đứa trẻ mồ côi cha; Cha tôi chết trong trại Ðầm Ðùn sau bốn năm bị giam hãm. Học hành dở dang, vài năm trường Tây, vài năm trường ta. Trường học chẳng dạy tôi điều gì. Gia đình chẳng dạy tôi điều gì. Nên tôi tự dạy tôi ra đời năm 16 tuổi. Ði hát nhưng không bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành ca sĩ. Hát vì thích hát. Ðiều này tôi hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi ông bố có nhiều nghệ sĩ tính, nhưng lại đi theo kháng chiến và chết đau thương trong lao tù. Không có tình thương của cha, không hợp tính với mẹ. Ngoài ý thích được hát, tôi không biết mình phải làm gì. Ðời sẽ cho tôi những gì và tôi sẽ được những gì. Tôi quờ quạng sống lang thang giữa đám bạn bè tốt bụng, nay đứa này cho bịch gạo, mai đứa kia cho chai nước mắm. Nghèo mà vui, tôi không buồn vì nỗi bị gia đình hắt hủi, từ bỏ. Tôi như một thằng con trai giữa đám bạn trai. Tuy không có cái cảnh vườn đào kết nghĩa nhưng cho đến bây giờ gần 30 năm qua, có đứa đã ra đi mãi, có đứa nửa điên nửa dại, có đứa nhà cao cửa rộng vợ con đùm đề. Thỉnh thoảng gặp lại tưởng 30 năm mà như một ngày. Cũng tưởng đời sẽ mãi lêu bêu cho tới ngày cuối, nhưng nếu định mệnh là điều có thật thì điều đó đã đến với tôi một đêm mưa tại Ðà Lạt.
    Dáng người mảnh khảnh, cặp kính trắng tròn, gọng đồi mồi, cặp mắt bồ câu, vầng trán cao, rộng, sống mũi thẳng, nụ cười đẹp tươi với chiếc răng khểnh. Người con trai đó nói với tôi bằng giọng Huế. Dân Ðà Lạt đa số nói tiếng Huế nhưng hơi lai, nhưng Sơn là ?oHuế chay?. Sơn với hai bàn tay gầy guộc, những ngón tay dài, tài hoa, tháp cho tôi một đôi cánh, xỏ vào chân tôi đôi hài bảy dặm. Cô bé lọ lem lột xác. Lột xác để từ một đoạn trường này bước sang một đoạn trường khác.

    Từ Sơn tôi đã thành danh, nhưng đó cũng chưa hẳn là điều tôi mong muốn. Tôi có cảm tưởng như vậy. Có phải đời sống là như thế hay sao ? Thế là đủ hay sao ? Nếu thiếu thì thiếu cái gì và tại sao thiếu ? Ðời sống tầm thường thế thôi sao ? Một đứa trẻ mồ côi bị gia đình hắt hủi - luôn thèm một mái ấm gia đình, một lời ngọt ngào của mẹ. Thèm từ một cái áo, một đôi giày. Mà phải gia đình nghèo khó gì cho cam. Chỉ vì... đúng là dưới một ngôi sao không mấy đẹp. Lúc sống lang thang như một thằng lãng tử, tôi thường tự hỏi mình có nhu cầu gì cho đời sống? Sống trong đời sống mình cần có những gì ? Tình, tiền, danh vọng ? Cho đến lúc nghĩ rằng mình đã có đủ những điều mơ ước tôi vẫn luôn luôn âm thầm. Hình như không phải như mình nghĩ. Cuộc sống, đời sống, con người sống trong đời chỉ tầm thường thế sao ?

    Có lúc tôi cảm thấy thèm thuồng cái hạnh phúc nhỏ nhoi của một cặp vợ chồng nghèo, chồng đạp xích lô. Chỉ cần vài cuốc xe đủ tiền ăn một ngày là thôi. Ông ghếch xe lên lề đường làm đỡ tô mì, tô cháo cá cho ấm bụng rồi chở vợ con đi dạo mát. Ở cái hạnh phúc giản dị thiêng liêng đó đâu có tốn kém gì. Mà cần gì phải ông lớn, bà lớn, ca sĩ nọ, tài tử kia.

    Một hôm tôi hỏi Sơn : ?oSống trong đời mình cần phải có gì ? Làm gì ?? Sơn cười, ngón tay dài khẽ đẩy cái gọng kính đang trễ xuống. Câu trả lời ngắn gọn : ?oCần có một tấm lòng?. Tôi nhìn Sơn: ?oMột tấm lòng ??. Ở giữa thế kỷ này, giữa thời gạo châu, củi quế, giữa thời giá trị con người được đánh giá bằng áo quần, nhà cửa, vòng vàng, hột xoàn... Một tấm lòng để làm gì ? Sơn nhìn tôi, ngón tay lại đẩy cao gọng kính. ?oSống trong đời ta luôn luôn phải sống với một tấm lòng, phải có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để... gió cuốn đi?. Tôi nhìn sững Sơn, không nhớ là bao lâu, nhưng chắc chắn là lâu lắm. Cứ ngồi nhìn anh, nhìn vầng trán mênh mông, cúi xuống thật thấp, ngón tay gẩy trên những sợi dây đàn. Chiều xuống lúc nào không hay, gió từ sông Hương thổi mạnh. Hình như trời muốn chuyển mưa. Hình như lòng tôi cũng đang chuyển động dữ dội. Một ánh sáng kỳ lạ nào đó vừa chiếu dội vào cõi u tối, ngu muội. Hình ảnh con nhỏ bụi đời lúc hàn vi chợt sừng sững trước mắt tôi. Cái ngõ tối lầy lội đường Phan Thanh Giản, cái nhà sàn cầu sắt Ða Kao. Những buổi chiều nằm trên đồi săn Ðà Lạt, khóc một mình. Tất cả chợt sống lại hay đúng hơn ở một lúc nào đó tôi đã chết. Và chiều nay bên dòng sông Hương êm đềm thơ mộng - vầng trán mênh mông, giọng nói dịu dàng, ánh mắt thăm thẳm bao dung, Sơn đã kéo tôi ra khỏi cái chết ngu xuẩn. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối, đời người cũng đã sống và hãy thả trôi đi những miền đau.

    Hai mươi năm qua tôi đã sống như lời Sơn nói, như điều Sơn muốn. ?oCòn ai thấy được hay không điều đó không cần thiết. Chỉ cần Sơn không thất vọng là đủ rồi?

    Những ngày tháng ở Huế, gần Sơn và gia đình. Ðó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của đời tôi. Sáng Ðông Ba, chiều Vĩ Dạ, tối họp nhau ở Cercle hay nhà anh chị Lễ, đàn hát, ngâm thơ. Sơn yêu thơ Nguyễn Bính, bắt tôi ngâm đi ngâm lại bốn câu:
    ?oMà sao giấc ngủ không dài
    Mà đêm ngắn xuống mà trời cứ mưa
    Ở đây tôi sống như thừa
    Có thêm men rượu tạm vừa lòng nhau
    ?.
    Có bao giờ Sơn hiểu rằng dù rượu có hết mà sầu vẫn không vơi. Sơn ơi! Huế ơi!
    ?oNỗi sầu cứ như tóc bạc, cứ cắt lại dài ra...?.

    Khánh Ly
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:53 ngày 06/07/2003

Chia sẻ trang này