1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Nỗi Buồn Nhớ Quê Hương
    Khánh Ly


    Du Tử Lê có một đoạn thơ viết về đời lưu vong của mình trên đất Mỹ, ý thơ mang nỗi buồn khôn nguôi:

    ??oKhi tôi chết hãy đem tôi ra biển
    Ðời lưu vong không cả một ngôi mồ
    Vùi đất lạ thịt xương e khó rã
    Hồn không đi sao trở lại quê nhà...
    Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
    Và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
    Cho tôi hướng vọng quê hương tôi lần cuối
    Ðời lưu vong tận huyệt với linh hồn???
    Quê hương nghe thấm thía làm sao khi những người xa đất nước nhớ về, nghĩ về nó, dù bất luận quá khứ của mỗi người như thế nào, khi ở xa đều nhớ về nó với chung một nguồn gốc : con người Việt Nam sinh ra, lớn lên và trưởng thành trên dải đất Việt Nam, từ chén mắm ruốc, tô phở Hiền Lương, bờ tre, ngọn lúa, dòng sông... đều trở thành nỗi nhớ, lòng yêu quê hương vô bờ của người đi xa. Bài viết sau đây của Khánh Ly in trong tập san ??oTiếng hát sông Hương??? - tập san của những người yêu Huế ở Mỹ...

    ??o... Sông vẫn chảy đời sông
    Suối vẫn trôi đời suối...
    Sống giữa đời cần có một tấm lòng???.
    Tôi là gái Bắc, lớn lên ở Sài Gòn, nhưng lạ lùng làm sao tôi không nhớ Hà Nội bao nhiêu. Không yêu Sài Gòn lắm. Mà chỉ xót xa đến Huế. Huế nghèo, thành phố chỉ vài con đường chính, Huế nóng cháy da, mềm thịt. Huế lạnh buốt, lạnh từ lòng lạnh ra. Dường như Huế chỉ thực sự huyền ảo, nên thơ bởi những nghệ sĩ khi viết về quê hương mình. Có lẽ đó là điều dĩ nhiên của mọi người, mọi miền khi viết về nơi mình được sinh ra. Âu cũng không phải là điều làm cho ta ngạc nhiên.
    Nhưng không phải vì những điều người Huế viết về Huế đã làm tôi yêu Huế. Vì như vậy tôi phải yêu Hà Nội hơn mới có lý. Phải yêu Sài Gòn, phải yêu Ðà Lạt hơn mới phải. Vậy mà tôi yêu Huế, thỉnh thoảng gặp lại một vài người bạn, tôi năn nỉ ??omi nói cho tau nghe chút cho đỡ ??odzớ??? ??? . Con gái Huế nói như hát, dịu dàng, đi đứng khép nép nhẹ nhàng. Có một cái gì đó thật mong manh, như tơ, như sương khói, như một điều không có thật trong con người của các cô gái Huế. Tôi có cảm tưởng như họ không phải là một sự hiện hữu. Một chút hương khói hư ảo, chập chờn. Chỉ một tiếng động khẽ dù là tiếng rơi của một chiếc lá, cũng đủ làm tan biến đi tất cả. Mười ba năm qua, chỉ xin nói vài câu cho đỡ nhớ ??onhà???. Như thế là yêu đấy, nhiều mới khổ chứ. Dù tôi chỉ biết Huế sau tết Mậu Thân và không quá mười lần ghé Huế. Nhưng tôi yêu Huế bởi từ Huế tôi mới biết thế nào là tình yêu. Tôi không muốn nhắc đến, những điều đã được viết quá nhiều về một nơi chốn. Tôi chỉ muốn nhắc đến ??oHuế của riêng tôi??? và như vậy cũng có nghĩa là mở ra cánh cửa kỷ niệm, của những hân hoan, đau đớn, những ước mơ không thành, những dằn vặt ám ảnh, đeo đuổi tôi suốt mười ba năm qua... mười ba năm đã không thành, không nói. Thì bây giờ lẽ ra càng không nên nói. Bởi dù có thêm 100 năm nữa ??oHai mái đầu xanh giờ đã bạc??? cũng chẳng còn bao giờ gặp lại nhau. Nếu có chăng thì cũng là kiếp sau. Nhưng ??otình tưởng đã yên mà tâm còn động vọng???. Thì ra mười ba năm với tôi vẫn còn là cơn mộng. Chưa thoát ra được. Không thoát ra được. Không muốn thoát ra. Cố gắng bao che, tự dối mình. Chỉ là một cơn mộng. Ðêm sẽ qua, mộng sẽ tàn. Ta sẽ tỉnh. Thấy tóc vẫn còn xanh với lời dặn ??ochưa qua đèo Hải Vân nhớ cột tóc, kẻo gió bay nghe em???.




    Mộng đã tàn. Tôi đã tỉnh với đau đớn. Thì thầm một mình ??okhóc đi chứ???. Còn khóc được là biết mình còn sống. Còn khóc được là biết Huế còn đó trong trái tim, trong tận cùng thống khổ, khốn cùng của một kiếp người mà hạnh phúc đồng nghĩa với bất hạnh.

    Tôi vốn là một đứa trẻ mồ côi cha; Cha tôi chết trong trại Ðầm Ðùn sau bốn năm bị giam hãm. Học hành dở dang, vài năm trường Tây, vài năm trường ta. Trường học chẳng dạy tôi điều gì. Gia đình chẳng dạy tôi điều gì. Nên tôi tự dạy tôi ra đời năm 16 tuổi. Ði hát nhưng không bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành ca sĩ. Hát vì thích hát. Ðiều này tôi hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi ông bố có nhiều nghệ sĩ tính, nhưng lại đi theo kháng chiến và chết đau thương trong lao tù. Không có tình thương của cha, không hợp tính với mẹ. Ngoài ý thích được hát, tôi không biết mình phải làm gì. Ðời sẽ cho tôi những gì và tôi sẽ được những gì. Tôi quờ quạng sống lang thang giữa đám bạn bè tốt bụng, nay đứa này cho bịch gạo, mai đứa kia cho chai nước mắm. Nghèo mà vui, tôi không buồn vì nỗi bị gia đình hắt hủi, từ bỏ. Tôi như một thằng con trai giữa đám bạn trai. Tuy không có cái cảnh vườn đào kết nghĩa nhưng cho đến bây giờ gần 30 năm qua, có đứa đã ra đi mãi, có đứa nửa điên nửa dại, có đứa nhà cao cửa rộng vợ con đùm đề. Thỉnh thoảng gặp lại tưởng 30 năm mà như một ngày. Cũng tưởng đời sẽ mãi lêu bêu cho tới ngày cuối, nhưng nếu định mệnh là điều có thật thì điều đó đã đến với tôi một đêm mưa tại Ðà Lạt.
    Dáng người mảnh khảnh, cặp kính trắng tròn, gọng đồi mồi, cặp mắt bồ câu, vầng trán cao, rộng, sống mũi thẳng, nụ cười đẹp tươi với chiếc răng khểnh. Người con trai đó nói với tôi bằng giọng Huế. Dân Ðà Lạt đa số nói tiếng Huế nhưng hơi lai, nhưng Sơn là ??oHuế chay???. Sơn với hai bàn tay gầy guộc, những ngón tay dài, tài hoa, tháp cho tôi một đôi cánh, xỏ vào chân tôi đôi hài bảy dặm. Cô bé lọ lem lột xác. Lột xác để từ một đoạn trường này bước sang một đoạn trường khác.

    Từ Sơn tôi đã thành danh, nhưng đó cũng chưa hẳn là điều tôi mong muốn. Tôi có cảm tưởng như vậy. Có phải đời sống là như thế hay sao ? Thế là đủ hay sao ? Nếu thiếu thì thiếu cái gì và tại sao thiếu ? Ðời sống tầm thường thế thôi sao ? Một đứa trẻ mồ côi bị gia đình hắt hủi - luôn thèm một mái ấm gia đình, một lời ngọt ngào của mẹ. Thèm từ một cái áo, một đôi giày. Mà phải gia đình nghèo khó gì cho cam. Chỉ vì... đúng là dưới một ngôi sao không mấy đẹp. Lúc sống lang thang như một thằng lãng tử, tôi thường tự hỏi mình có nhu cầu gì cho đời sống? Sống trong đời sống mình cần có những gì ? Tình, tiền, danh vọng ? Cho đến lúc nghĩ rằng mình đã có đủ những điều mơ ước tôi vẫn luôn luôn âm thầm. Hình như không phải như mình nghĩ. Cuộc sống, đời sống, con người sống trong đời chỉ tầm thường thế sao ?

    Có lúc tôi cảm thấy thèm thuồng cái hạnh phúc nhỏ nhoi của một cặp vợ chồng nghèo, chồng đạp xích lô. Chỉ cần vài cuốc xe đủ tiền ăn một ngày là thôi. Ông ghếch xe lên lề đường làm đỡ tô mì, tô cháo cá cho ấm bụng rồi chở vợ con đi dạo mát. Ở cái hạnh phúc giản dị thiêng liêng đó đâu có tốn kém gì. Mà cần gì phải ông lớn, bà lớn, ca sĩ nọ, tài tử kia.

    Một hôm tôi hỏi Sơn : ??oSống trong đời mình cần phải có gì ? Làm gì ???? Sơn cười, ngón tay dài khẽ đẩy cái gọng kính đang trễ xuống. Câu trả lời ngắn gọn : ??oCần có một tấm lòng???. Tôi nhìn Sơn: ??oMột tấm lòng ????. Ở giữa thế kỷ này, giữa thời gạo châu, củi quế, giữa thời giá trị con người được đánh giá bằng áo quần, nhà cửa, vòng vàng, hột xoàn... Một tấm lòng để làm gì ? Sơn nhìn tôi, ngón tay lại đẩy cao gọng kính. ??oSống trong đời ta luôn luôn phải sống với một tấm lòng, phải có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để... gió cuốn đi???. Tôi nhìn sững Sơn, không nhớ là bao lâu, nhưng chắc chắn là lâu lắm. Cứ ngồi nhìn anh, nhìn vầng trán mênh mông, cúi xuống thật thấp, ngón tay gẩy trên những sợi dây đàn. Chiều xuống lúc nào không hay, gió từ sông Hương thổi mạnh. Hình như trời muốn chuyển mưa. Hình như lòng tôi cũng đang chuyển động dữ dội. Một ánh sáng kỳ lạ nào đó vừa chiếu dội vào cõi u tối, ngu muội. Hình ảnh con nhỏ bụi đời lúc hàn vi chợt sừng sững trước mắt tôi. Cái ngõ tối lầy lội đường Phan Thanh Giản, cái nhà sàn cầu sắt Ða Kao. Những buổi chiều nằm trên đồi săn Ðà Lạt, khóc một mình. Tất cả chợt sống lại hay đúng hơn ở một lúc nào đó tôi đã chết. Và chiều nay bên dòng sông Hương êm đềm thơ mộng - vầng trán mênh mông, giọng nói dịu dàng, ánh mắt thăm thẳm bao dung, Sơn đã kéo tôi ra khỏi cái chết ngu xuẩn. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối, đời người cũng đã sống và hãy thả trôi đi những miền đau.

    Hai mươi năm qua tôi đã sống như lời Sơn nói, như điều Sơn muốn. ??oCòn ai thấy được hay không điều đó không cần thiết. Chỉ cần Sơn không thất vọng là đủ rồi???

    Những ngày tháng ở Huế, gần Sơn và gia đình. Ðó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của đời tôi. Sáng Ðông Ba, chiều Vĩ Dạ, tối họp nhau ở Cercle hay nhà anh chị Lễ, đàn hát, ngâm thơ. Sơn yêu thơ Nguyễn Bính, bắt tôi ngâm đi ngâm lại bốn câu:
    ??oMà sao giấc ngủ không dài
    Mà đêm ngắn xuống mà trời cứ mưa
    Ở đây tôi sống như thừa
    Có thêm men rượu tạm vừa lòng nhau
    ???.
    Có bao giờ Sơn hiểu rằng dù rượu có hết mà sầu vẫn không vơi. Sơn ơi! Huế ơi!
    ??oNỗi sầu cứ như tóc bạc, cứ cắt lại dài ra...???.

    Khánh Ly
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:53 ngày 06/07/2003
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Chia tay huyền thoại
    Phạm Thị Hoài

    Thế kỉ vừa rồi hiếm khi cho chúng ta một nghệ sĩ đặc biệt như thế.
    Ông không phải là một trong những nhạc sĩ lỗi lạc nhất, song hầu như không ai khác từ lúc sinh thời đã để lại một ảnh hưởng rộng rãi như vậy với người làm nhạc và người nghe nhạc Việt Nam.
    Ông không phải là một ca sĩ trứ danh, song ông đã được so với Bob Dylan, và đem lại cho danh hiệu kẻ du ca một ý nghĩa hiện đại.
    Ông không phải là một trong những nhà thơ sáng giá nhất, song cách ông đặt lời bài hát đã thành một trường phái và dựng nên một phong cách ngôn ngữ xứng đáng được ghi nhận trong lịch sử văn học Việt Nam.
    Ông không phải là một hoạ sĩ thực thụ, song tranh ông được treo trong nhiều nhà.
    Ông không phải là một trong những chiến sĩ của hoà bình, tự do và nhân phẩm kiên cường nhất, song với đông đảo bạn hữu và quần chúng, ông đã tượng trưng cho những giá trị ấy, hoặc là một hi vọng cho những giá trị ấy.
    Ông không phải là một trong những nhân cách nghệ sĩ được nhất trí cho rằng lí tưởng nhất, song không chỉ một thế hệ đã tìm thấy, hoặc tưởng tìm thấy ở ông một lí tưởng nghệ thuật.
    Và có lẽ ông cũng không phải là một người cùng thời dễ chịu nhất, song với hầu hết người thân thật, kẻ thân sơ cũng như ai không hề quen biết, ông được miêu tả là hiện thân của sự đáng yêu.
    Ông là một hiện tượng, một biểu tượng, một thần tượng. Ông là một huyền thoại với tất cả may mắn và bi kịch mà xã hội Việt Nam thế kỉ vừa qua có thể đem lại cho những huyền thoại của mình.
    Ông đơn giản là Trịnh Công Sơn.
    Chúng ta hãy làm quen với khoảng trống do ông để lại và sẽ không ai lấp nổi. Chúng ta hãy chia tay với một huyền thoại và biết rằng thế kỉ đang bắt đầu này sẽ rất dè sẻn với các huyền thoại.
    Phạm Thị Hoài
    http://www.talawas.org/gn/gn02.html

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 03:33 ngày 05/07/2003
  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Chia tay huyền thoại
    Phạm Thị Hoài

    Thế kỉ vừa rồi hiếm khi cho chúng ta một nghệ sĩ đặc biệt như thế.
    Ông không phải là một trong những nhạc sĩ lỗi lạc nhất, song hầu như không ai khác từ lúc sinh thời đã để lại một ảnh hưởng rộng rãi như vậy với người làm nhạc và người nghe nhạc Việt Nam.
    Ông không phải là một ca sĩ trứ danh, song ông đã được so với Bob Dylan, và đem lại cho danh hiệu kẻ du ca một ý nghĩa hiện đại.
    Ông không phải là một trong những nhà thơ sáng giá nhất, song cách ông đặt lời bài hát đã thành một trường phái và dựng nên một phong cách ngôn ngữ xứng đáng được ghi nhận trong lịch sử văn học Việt Nam.
    Ông không phải là một hoạ sĩ thực thụ, song tranh ông được treo trong nhiều nhà.
    Ông không phải là một trong những chiến sĩ của hoà bình, tự do và nhân phẩm kiên cường nhất, song với đông đảo bạn hữu và quần chúng, ông đã tượng trưng cho những giá trị ấy, hoặc là một hi vọng cho những giá trị ấy.
    Ông không phải là một trong những nhân cách nghệ sĩ được nhất trí cho rằng lí tưởng nhất, song không chỉ một thế hệ đã tìm thấy, hoặc tưởng tìm thấy ở ông một lí tưởng nghệ thuật.
    Và có lẽ ông cũng không phải là một người cùng thời dễ chịu nhất, song với hầu hết người thân thật, kẻ thân sơ cũng như ai không hề quen biết, ông được miêu tả là hiện thân của sự đáng yêu.
    Ông là một hiện tượng, một biểu tượng, một thần tượng. Ông là một huyền thoại với tất cả may mắn và bi kịch mà xã hội Việt Nam thế kỉ vừa qua có thể đem lại cho những huyền thoại của mình.
    Ông đơn giản là Trịnh Công Sơn.
    Chúng ta hãy làm quen với khoảng trống do ông để lại và sẽ không ai lấp nổi. Chúng ta hãy chia tay với một huyền thoại và biết rằng thế kỉ đang bắt đầu này sẽ rất dè sẻn với các huyền thoại.
    Phạm Thị Hoài
    http://www.talawas.org/gn/gn02.html

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 03:33 ngày 05/07/2003
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Nhớ Trịnh Công Sơn
    Phạm Kỳ Ðăng

    Thấp thoáng bóng Trịnh Công Sơn tới trụ sở hội nghệ thuật tạo hình thành phố HCM, đám cô gái bán giải khát và chia sẻ cả mặn mà, nói: ?zÐó anh Trịnh Công Sơn đó. Ảnh rất thương tụi em.?o Cô gái bình dân nói chân thật, chẳng có ý khác.
    Ngày hôm sau tôi may mắn lọt được vào nhà ông ở phố Phạm Ngọc Thạch, vì gia đình thường phải chế ngự phẩm và lượng của khách vãng lai. Xung quanh bàn lớn trên lầu hai, như một sàn sân ban công không khép, bao bọc giữa cây và hoa cảnh, Trịnh Công Sơn ngồi cùng bốn năm vị khách, trện bàn còn chai uýtki mở mới uống, đã có ai vặn bung nút chai khác rồi. Tôi không dám xin, mà ngỏ ý mượn ông một băng nhạc cátxét cũ để thu lại thôi, vì tới hơn ba mươi tuổi, do đi du học từ 1977, tôi mới lần đầu nghe nhạc Trịnh Công Sơn khoảng năm 1991, 1992 gì đó. Rất nhẹ nhàng, ông nói: ?oAnh đâu còn băng nào. Dạo giải phóng, mấy anh ấy (chắc là mấy nhạc sỹ ngoài Bắc) vào mượn nghe và lấy đi đâu hết cả?o. Ngắm cảnh trí hiên thoáng gió trời, hoa đất, trình bày vô cùng nhã, sang trọng, tôi nghĩ bụng, cũng không sai như lời ông tự nhận, đây chính là người rong ca chẳng thiết sở hữu gì. Trịnh Công Sơn ra đường vẻ như không mang theo tiền bạc. Các chế độ về thù lao bản quyền đều do các em hay người nhà ông lo hộ.
    Một đôi vợ chồng người bạn, hiện chị Hằng Nga tổng biên tập tờ Người Lao Ðộng, tổ chức cho cả mấy anh em gặp mặt ăn uống tại nhà. Ông đến với hoạ sĩ Trịnh Cung, ăn mặc giản, vóc mảnh, ngồi như ngại chiếm chỗ người khác bên cỗ đàn piano của gia chủ. Thấy chị chủ nhà hồ hởi nói mong anh dạy nhạc dạy đàn cho cháu bé, ông cười khích lệ, nên tôi, trong không khí xuề xòa như vậy, thú thực với ông, rằng trong chuyến bay về Sài gòn cuối năm 1992 đó, suốt mười mấy tiếng đồng hồ, trong đầu tôi mang mang mãi khúc Nguyệt Ca. Khi tôi nhắc lại một câu, sai lời, ông nhỏ nhẹ sửa lại. Nghe tôi than thở, đại ý tiếc nay băng tape nhạc gốc của anh, do Khánh Ly hát, chính anh cũng chẳng còn, Trịnh Công Sơn với lấy cây đàn ghi-ta dựng góc hát bài Nguyệt Ca. Với tôi, dạo đó, ở nước ngoài về, ngay làm lê dân cũng đã khó, ông đã ban món quà vô giá. Ở con người ông, một người tăm tiếng thế, không hề có một chút mặc cảm sợ ảnh hưởng tới danh tiếng nào cả. Phải đáp lễ sang trọng, nghĩ vậy, tôi đọc cho hai anh nghe mấy bài thơ của mình. Ông lắng nghe, và sau, cũng trọng thị như vậy, ông nói đưa ông cầm văn bản đọc lại. Ðọc rất chăm chú. Tối khuya chia tay nhau, chúng tôi ra chiếc xe Volkswagen con bọ của anh Trịnh Cung chụp ảnh.
    Về lời và nhạc của ông, trước hết xin nêu một nghịch lý do chủ quan mình mơ hồ cảm nhận:
    Nhiều khi, nghe một bài hát phổ thơ, tức tác phẩm của hai tác giả, người ta cảm thấy nhạc hay, nhưng thơ, qua giai điệu và tiết tấu, qua cảm thức nghe của mình, bị lạ hóa hẳn đi. Thường là thơ, ta đọc lại, nhất là khi trong đầu vẫn lởn vởn bị quấy rầy vì điệu nhạc đã nghe, kết cục bị lạc mất diện mạo, có khi biến dạng, đến nỗi không còn là thơ nữa. Nên người ta phân biệt câu thơ và câu nhạc. Cái bẫy này rất oái oăm, nó khiến trong thực tế, có bài thơ hay phổ nhạc vào lại dở, bao bài thơ xoàng lại nương náu mình sống tiếp được trong bài nhạc phổ khá hơn.
    Lại có bài hát hay cũng không bị câu thúc bởi lời, tức là không bắt buộc lời phải bật nghĩa hoặc mô tả một ẩn nghĩa như thơ.
    Và ở những thành tựu hiếm như các bài hát của Schubert, Schumann phổ thơ Heinrich Heine lại xảy ra biến diễn khác. Nghe, nhưng muốn truy cập về hình hài nguyên thủy của tác phẩm ở dạng thơ và bài hát, đều vô vọng kết quả, đã khiến bao lần tôi băn khoăn tấm tiếc nghĩ, thà tôi nghe bản nhạc đó và đừng phải đọc bài thơ, hoặc chỉ đọc bài thơ, song không biết đến âm điệu nhạc, thì hay hơn. Ở đó, ngoài tài năng cùng nhiều may mắn tụ lại, thơ và nhạc tồn tại song đồng giá trị và nâng nhau lên tầng cao hơn nữa.
    Ca khúc của Trịnh Công Sơn, phần lời và nhạc đều từ một con tim khối óc.
    Ông bắt đầu từ gợi ý thuần về thơ hay thuần về nhạc, hay từ khi nó manh nha chưa hiện dạng, có trời mà biết nổi? Không nhận ảnh hưởng của nhạc cổ điển tây phương hay dân ca chất phác, ông ca thơ của ông, theo cách thế riêng, kết quả đã vinh danh ngôn ngữ. Khó là cung cách. Xây dựng từ chất liệu ấy, thơ của ngôn ngữ đơn âm, chuyện cũ cả thôi, nào đáng kể đâu. Ðiều quan trọng: ông tạo tác nên một chỉnh thể nhất phiến gắn quyện. Như giấy bản sẽ quyện với mật chẳng hạn.
    Kể cả khi những lời đó không có ý nghĩa gì lớn lắm, kể cả nhiều phi thơ, sáo ngữ, nếu chúng đứng lẻ loi trên giấy.
    Ðôi khi ta lắng nghe ta / Nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá / Hồn ta gió cát phù du bay về
    Hoặc:
    Ru mãi ngàn năm giòng tóc em buồn. Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm
    Từ ngữ, bình thường vô nghĩa, láy lặp bay, xoắn xuýt, xô vào nhau thành giải nhạc. Qua cách xử lý chất liệu thơ và âm, những bài hát Trịnh Công Sơn thành những hạt sống, lóng lánh bay đi không tàn sắc, không có các đốm chân hương, để người ăn theo so nùn rơm thổi lửa. Tức không tiền khoáng hậu.
    Hãy thử hình dung, nhạc ông không lời, được chơi trên một chiếc vĩ cầm hay piano từ đầu đến cuối. Tôi nghĩ rằng đều không thể hay như mức hằng có. Chắc phải phối bằng nhiều nhạc cụ, việc đó vượt quá xa tầm hiểu biết của tôi. Cứ nên giả ước, rằng nhạc ông soạn bằng một nhạc cụ là tiếng Việt Nam cho một giọng hát mộc, có thể chưa thấu đáo kĩ thuật thanh nhạc, như ca sĩ Khánh Ly. Bằng chứng hôm nay, qua băng video nhạc Trịnh Công Sơn, tôi nghe ca sĩ Thanh Lam hát Cát bụi. Có thở, có thổi, có gào, có hú, nhưng tiếng hát quả có non và có phần ngô nghê nữa. Vì thiếu hẳn ý thức và cảm thức về văn hóa và thời đại, thế hệ đã thổi hồn cho nó đó chăng?
    Nghệ thuật Trịnh Công Sơn ươm ắp (chứ không thuần túy phản ảnh) thần thái thời đại, thế hệ, trong những giờ hân hoan bi thiết của dân tộc ông cả hai bên bờ vĩ tuyến.
    Trong cuộc tang biến chưa từng thấy, không chỉ có Tình Sầu, Tình Xa, Phôi pha, Gọi tên bốn mùa, Phúc Âm buồn, Như cánh vạc bay, Tưởng rằng đã quên. Ai đã nghe thúc giục:
    Một ngày còn sống góp tiếng mong manh / Bạn bè ngồi quanh tuốt sáng giáo gươm / Một ngày cầu xin, hai tay quy hàng / Giọng người buồn tênh, cơn đau nung hồng / Thèm tuổi hồn nhiên, ngồi nhìn trời xanh... mà thấy mình nhớ thân kẻ sĩ ở mọi điều kiện và hoàn cảnh bồn chồn đứng dậy, tuốt kiếm qua sông Ðịch.
    Không chỉ tiếng thở dài hoặc giãn những khoảng lắng khoảng câm. Có cả những chùng, khựng, giằng, xé, quăng, quật trong tình thiết tha, chán nản.
    Ðánh giá về con người và loại hình nhạc Trịnh Công Sơn bao nhiêu người đã có ý kiến bằng lời nghiêm túc, đùa cợt hoặc dè dặt. Là người rong ca, du ca, chantre vv..., và cách tự nhận vai trò mình thoáng vẻ tránh né của ông. Có biết tránh né mới chung sống cùng với thực tại.
    Lạ thật, trong tác phẩm ông để lại, nhiều cảnh trí, thời gian, không gian lớn lao, lay thống lại thuận tung hoành biến hóa dưới cây quyền trượng của người nhạc sĩ sáng tác bài hát có dáng người nhỏ nhắn nhường kia. Không thể hiểu do đâu ông có được thế những phương diện, kích thước kì lạ như vậy trong bối cảnh thơ ca đất nước, ở phần khá đông tác giả tác phẩm, cứ ghé mắt lại chán, vì sau rào chắn của hô từ hoán ngữ, không gian thời gian của tinh thần, cảm xúc lại lè tè chắp vá, manh mún đến như vậy. Ta hãy nghe:
    Khi tình đã vội quên / Tim lăn trên đường mòn / Trên giọt máu cuồng điên / Con chim đứng lặng câm / Khi về trong mùa đông / Tay rong rêu muộn màng / Xin chờ những rạng đông...
    Phải có nhiều tự do mới tạo ra nhiều kích thước hút hồn đến thế.
    Hỏi: - Làm sao có được tự do khinh khoái như vậy?
    Trả lời: Là nghệ sĩ, tự do phải lấy...
    - Tức là phải đoạt lấy? (tò mò muốn hỏi tiếp riêng Trịnh Công Sơn câu này)
    .... Sẽ không nói, không tiếng nói, vì sau cặp kính là hai con mắt dịu như nhung của người nghệ sĩ nổi tiếng cả về khiêm cung, khiêm nhượng ấy, một hé thoáng ánh trối trăng cười.
    06.04.2002
    Phạm Kỳ Ðăng
    http://www.talawas.org/gn/gn02.html

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 03:39 ngày 05/07/2003
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Nhớ Trịnh Công Sơn
    Phạm Kỳ Ðăng

    Thấp thoáng bóng Trịnh Công Sơn tới trụ sở hội nghệ thuật tạo hình thành phố HCM, đám cô gái bán giải khát và chia sẻ cả mặn mà, nói: ?zÐó anh Trịnh Công Sơn đó. Ảnh rất thương tụi em.?o Cô gái bình dân nói chân thật, chẳng có ý khác.
    Ngày hôm sau tôi may mắn lọt được vào nhà ông ở phố Phạm Ngọc Thạch, vì gia đình thường phải chế ngự phẩm và lượng của khách vãng lai. Xung quanh bàn lớn trên lầu hai, như một sàn sân ban công không khép, bao bọc giữa cây và hoa cảnh, Trịnh Công Sơn ngồi cùng bốn năm vị khách, trện bàn còn chai uýtki mở mới uống, đã có ai vặn bung nút chai khác rồi. Tôi không dám xin, mà ngỏ ý mượn ông một băng nhạc cátxét cũ để thu lại thôi, vì tới hơn ba mươi tuổi, do đi du học từ 1977, tôi mới lần đầu nghe nhạc Trịnh Công Sơn khoảng năm 1991, 1992 gì đó. Rất nhẹ nhàng, ông nói: ?oAnh đâu còn băng nào. Dạo giải phóng, mấy anh ấy (chắc là mấy nhạc sỹ ngoài Bắc) vào mượn nghe và lấy đi đâu hết cả?o. Ngắm cảnh trí hiên thoáng gió trời, hoa đất, trình bày vô cùng nhã, sang trọng, tôi nghĩ bụng, cũng không sai như lời ông tự nhận, đây chính là người rong ca chẳng thiết sở hữu gì. Trịnh Công Sơn ra đường vẻ như không mang theo tiền bạc. Các chế độ về thù lao bản quyền đều do các em hay người nhà ông lo hộ.
    Một đôi vợ chồng người bạn, hiện chị Hằng Nga tổng biên tập tờ Người Lao Ðộng, tổ chức cho cả mấy anh em gặp mặt ăn uống tại nhà. Ông đến với hoạ sĩ Trịnh Cung, ăn mặc giản, vóc mảnh, ngồi như ngại chiếm chỗ người khác bên cỗ đàn piano của gia chủ. Thấy chị chủ nhà hồ hởi nói mong anh dạy nhạc dạy đàn cho cháu bé, ông cười khích lệ, nên tôi, trong không khí xuề xòa như vậy, thú thực với ông, rằng trong chuyến bay về Sài gòn cuối năm 1992 đó, suốt mười mấy tiếng đồng hồ, trong đầu tôi mang mang mãi khúc Nguyệt Ca. Khi tôi nhắc lại một câu, sai lời, ông nhỏ nhẹ sửa lại. Nghe tôi than thở, đại ý tiếc nay băng tape nhạc gốc của anh, do Khánh Ly hát, chính anh cũng chẳng còn, Trịnh Công Sơn với lấy cây đàn ghi-ta dựng góc hát bài Nguyệt Ca. Với tôi, dạo đó, ở nước ngoài về, ngay làm lê dân cũng đã khó, ông đã ban món quà vô giá. Ở con người ông, một người tăm tiếng thế, không hề có một chút mặc cảm sợ ảnh hưởng tới danh tiếng nào cả. Phải đáp lễ sang trọng, nghĩ vậy, tôi đọc cho hai anh nghe mấy bài thơ của mình. Ông lắng nghe, và sau, cũng trọng thị như vậy, ông nói đưa ông cầm văn bản đọc lại. Ðọc rất chăm chú. Tối khuya chia tay nhau, chúng tôi ra chiếc xe Volkswagen con bọ của anh Trịnh Cung chụp ảnh.
    Về lời và nhạc của ông, trước hết xin nêu một nghịch lý do chủ quan mình mơ hồ cảm nhận:
    Nhiều khi, nghe một bài hát phổ thơ, tức tác phẩm của hai tác giả, người ta cảm thấy nhạc hay, nhưng thơ, qua giai điệu và tiết tấu, qua cảm thức nghe của mình, bị lạ hóa hẳn đi. Thường là thơ, ta đọc lại, nhất là khi trong đầu vẫn lởn vởn bị quấy rầy vì điệu nhạc đã nghe, kết cục bị lạc mất diện mạo, có khi biến dạng, đến nỗi không còn là thơ nữa. Nên người ta phân biệt câu thơ và câu nhạc. Cái bẫy này rất oái oăm, nó khiến trong thực tế, có bài thơ hay phổ nhạc vào lại dở, bao bài thơ xoàng lại nương náu mình sống tiếp được trong bài nhạc phổ khá hơn.
    Lại có bài hát hay cũng không bị câu thúc bởi lời, tức là không bắt buộc lời phải bật nghĩa hoặc mô tả một ẩn nghĩa như thơ.
    Và ở những thành tựu hiếm như các bài hát của Schubert, Schumann phổ thơ Heinrich Heine lại xảy ra biến diễn khác. Nghe, nhưng muốn truy cập về hình hài nguyên thủy của tác phẩm ở dạng thơ và bài hát, đều vô vọng kết quả, đã khiến bao lần tôi băn khoăn tấm tiếc nghĩ, thà tôi nghe bản nhạc đó và đừng phải đọc bài thơ, hoặc chỉ đọc bài thơ, song không biết đến âm điệu nhạc, thì hay hơn. Ở đó, ngoài tài năng cùng nhiều may mắn tụ lại, thơ và nhạc tồn tại song đồng giá trị và nâng nhau lên tầng cao hơn nữa.
    Ca khúc của Trịnh Công Sơn, phần lời và nhạc đều từ một con tim khối óc.
    Ông bắt đầu từ gợi ý thuần về thơ hay thuần về nhạc, hay từ khi nó manh nha chưa hiện dạng, có trời mà biết nổi? Không nhận ảnh hưởng của nhạc cổ điển tây phương hay dân ca chất phác, ông ca thơ của ông, theo cách thế riêng, kết quả đã vinh danh ngôn ngữ. Khó là cung cách. Xây dựng từ chất liệu ấy, thơ của ngôn ngữ đơn âm, chuyện cũ cả thôi, nào đáng kể đâu. Ðiều quan trọng: ông tạo tác nên một chỉnh thể nhất phiến gắn quyện. Như giấy bản sẽ quyện với mật chẳng hạn.
    Kể cả khi những lời đó không có ý nghĩa gì lớn lắm, kể cả nhiều phi thơ, sáo ngữ, nếu chúng đứng lẻ loi trên giấy.
    Ðôi khi ta lắng nghe ta / Nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá / Hồn ta gió cát phù du bay về
    Hoặc:
    Ru mãi ngàn năm giòng tóc em buồn. Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm
    Từ ngữ, bình thường vô nghĩa, láy lặp bay, xoắn xuýt, xô vào nhau thành giải nhạc. Qua cách xử lý chất liệu thơ và âm, những bài hát Trịnh Công Sơn thành những hạt sống, lóng lánh bay đi không tàn sắc, không có các đốm chân hương, để người ăn theo so nùn rơm thổi lửa. Tức không tiền khoáng hậu.
    Hãy thử hình dung, nhạc ông không lời, được chơi trên một chiếc vĩ cầm hay piano từ đầu đến cuối. Tôi nghĩ rằng đều không thể hay như mức hằng có. Chắc phải phối bằng nhiều nhạc cụ, việc đó vượt quá xa tầm hiểu biết của tôi. Cứ nên giả ước, rằng nhạc ông soạn bằng một nhạc cụ là tiếng Việt Nam cho một giọng hát mộc, có thể chưa thấu đáo kĩ thuật thanh nhạc, như ca sĩ Khánh Ly. Bằng chứng hôm nay, qua băng video nhạc Trịnh Công Sơn, tôi nghe ca sĩ Thanh Lam hát Cát bụi. Có thở, có thổi, có gào, có hú, nhưng tiếng hát quả có non và có phần ngô nghê nữa. Vì thiếu hẳn ý thức và cảm thức về văn hóa và thời đại, thế hệ đã thổi hồn cho nó đó chăng?
    Nghệ thuật Trịnh Công Sơn ươm ắp (chứ không thuần túy phản ảnh) thần thái thời đại, thế hệ, trong những giờ hân hoan bi thiết của dân tộc ông cả hai bên bờ vĩ tuyến.
    Trong cuộc tang biến chưa từng thấy, không chỉ có Tình Sầu, Tình Xa, Phôi pha, Gọi tên bốn mùa, Phúc Âm buồn, Như cánh vạc bay, Tưởng rằng đã quên. Ai đã nghe thúc giục:
    Một ngày còn sống góp tiếng mong manh / Bạn bè ngồi quanh tuốt sáng giáo gươm / Một ngày cầu xin, hai tay quy hàng / Giọng người buồn tênh, cơn đau nung hồng / Thèm tuổi hồn nhiên, ngồi nhìn trời xanh... mà thấy mình nhớ thân kẻ sĩ ở mọi điều kiện và hoàn cảnh bồn chồn đứng dậy, tuốt kiếm qua sông Ðịch.
    Không chỉ tiếng thở dài hoặc giãn những khoảng lắng khoảng câm. Có cả những chùng, khựng, giằng, xé, quăng, quật trong tình thiết tha, chán nản.
    Ðánh giá về con người và loại hình nhạc Trịnh Công Sơn bao nhiêu người đã có ý kiến bằng lời nghiêm túc, đùa cợt hoặc dè dặt. Là người rong ca, du ca, chantre vv..., và cách tự nhận vai trò mình thoáng vẻ tránh né của ông. Có biết tránh né mới chung sống cùng với thực tại.
    Lạ thật, trong tác phẩm ông để lại, nhiều cảnh trí, thời gian, không gian lớn lao, lay thống lại thuận tung hoành biến hóa dưới cây quyền trượng của người nhạc sĩ sáng tác bài hát có dáng người nhỏ nhắn nhường kia. Không thể hiểu do đâu ông có được thế những phương diện, kích thước kì lạ như vậy trong bối cảnh thơ ca đất nước, ở phần khá đông tác giả tác phẩm, cứ ghé mắt lại chán, vì sau rào chắn của hô từ hoán ngữ, không gian thời gian của tinh thần, cảm xúc lại lè tè chắp vá, manh mún đến như vậy. Ta hãy nghe:
    Khi tình đã vội quên / Tim lăn trên đường mòn / Trên giọt máu cuồng điên / Con chim đứng lặng câm / Khi về trong mùa đông / Tay rong rêu muộn màng / Xin chờ những rạng đông...
    Phải có nhiều tự do mới tạo ra nhiều kích thước hút hồn đến thế.
    Hỏi: - Làm sao có được tự do khinh khoái như vậy?
    Trả lời: Là nghệ sĩ, tự do phải lấy...
    - Tức là phải đoạt lấy? (tò mò muốn hỏi tiếp riêng Trịnh Công Sơn câu này)
    .... Sẽ không nói, không tiếng nói, vì sau cặp kính là hai con mắt dịu như nhung của người nghệ sĩ nổi tiếng cả về khiêm cung, khiêm nhượng ấy, một hé thoáng ánh trối trăng cười.
    06.04.2002
    Phạm Kỳ Ðăng
    http://www.talawas.org/gn/gn02.html

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 03:39 ngày 05/07/2003
  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Nghệ thuật ca từ của Trịnh Công Sơn qua tác phẩm ?oÐoá hoa vô thường?
    Trương Hồng Quang

    Nhận xét về mối quan hệ giữa ca từ và âm nhạc của Trịnh Công Sơn (TCS), nhạc sỹ Văn Cao từng viết: ?zVới những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, TCS đã chinh phục hàng triệu con tim...?[1] So sánh với ca từ của tình khúc tiền chiến, nhạc sỹ Phạm Duy cho rằng ?ongôn ngữ trong nhạc TCS rất mới, chất chứa những hình ảnh lạ lùng, quyến rũ như cơn mưa hồng, thuở hồng hoang, dấu địa đàng, cánh vạc bay...?[2] Ði sâu hơn vào các khía cạnh tu từ trong tác phẩm TCS, nhà phê bình Ðặng Tiến từ Paris trong một bài viết mới đây có nêu lên đặc điểm rằng: ?olời ca ấy sử dụng nhiều hình ảnh, biểu tượng bị xé lẻ, đi thẳng vào tâm tưởng người nghe, mà không đòi hỏi họ phải hiểu nghĩa chính xác?[3]. Liệu từ tính chất ?obảng lảng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa?[4] đã được xác tín bởi tên tuổi của những tác giả hàng đầu vừa nhắc tới, còn có thể nói lên một điều gì đó như là một thông điệp ý nghĩa riêng, một mã nghệ thuật ngôn từ cụ thể của TCS hay không? Và thông điệp này - nếu có thể nhận diện - liệu có ảnh hưởng gì đến mỹ cảm hiện thời, và nói rộng hơn, đến việc hình thành diện mạo văn hoá Việt Nam đương đại?
    Bấy nhiêu câu hỏi được đặt ra chỉ mang tính chất gợi mở và không có tham vọng được giải quyết trong khuôn khổ một bài tham luận ngắn. Ở đây, xin được giới hạn những nhận xét về đặc trưng nghệ thuật ca từ của TCS vào việc phân tích một vài khía cạnh của một tác phẩm cụ thể - là ca khúc ?oÐoá hoa vô thường?[5] mà chúng ta vừa nghe & nhìn qua Videoclip của đạo diễn Phạm Hoàng Nam với ca sĩ Hồng Nhung.[6]
    Bản thân đầu đề ?oÐoá hoa vô thường? đã là một kết cấu ngữ nghĩa rất đặc thù cho TCS. ?oÐoá hoa? chỉ một đối tượng cụ thể, một thực thể - còn ?ovô thường? lại là một khái niệm trừu tượng trong bản thể luận của Phật giáo, chỉ một trong ba thuộc tính của Tồn tại (Vô thường - Ðau khổ - Vô ngã)[7], hàm ý rằng thế giới là một trường biến hoá không ngừng, tất cả những gì mà giác quan của chúng ta cảm nhận là bất biến và vĩnh hằng thật ra chỉ là ?onhững danh sắc trôi chảy, những trạng thái biến hiện.?[8] Ðược phản chiếu bởi những ý niệm siêu hình này phát ra từ vị ngữ ?ovô thường?, chủ ngữ ?ođoá hoa? đứng trước trong trục ngữ đoạn được cung cấp một ngữ nghĩa hoàn toàn mới, ?ođoá hoa? ấy không còn là một đoá hoa cụ thể nữa, mà đã trở thành cái Vĩnh hằng của cái Vô hằng, đã được siêu hình hoá thành Chân tính của dòng Vô thường biến ảo. Ngược lại, mọc trên đài của ?oÐoá hoa? ấy, ?oVô thường? dường như cũng được thắp sáng, rũ khỏi bóng tối của Vô minh. Ði dọc theo văn bản tác phẩm, chúng ta sẽ thấy khái niệm ?ovô thường? xuất hiện tất cả 4 lần (lần thứ nhất: ?oTìm trong vô thường - Có đôi dòng kinh...?; lần thứ hai: ?oMột chút vô thường theo - Từng phút cao giờ sâu?; lần thứ ba: ?oNở hết trong hoàng hôn - Ðợi gió vô thường lên?; và lần thứ tư ở hai câu kết thúc bài: ?oTừ đó ta là đêm - Nở đoá hoa vô thường?). Ở mỗi lần, nghĩa của từ ?ovô thường? đều có sự biến thái, và đặc biệt ở lần cuối trong sự kết hợp với từ ?ođoá hoa? lúc bấy giờ có cương vị ngữ pháp của một vị ngữ và với động từ ?onở?, ý nghĩa toàn văn bản của ?oÐoá hoa vô thường? mới thật sự được khai tỏ.
    Ba khổ đầu tiên với điệp ngữ ?oTìm em...? diễn đạt một mô-tiv quen thuộc của chủ nghĩa lãng mạn, mô-tiv của người lữ khách trên đường lữ thứ, của cái Tôi lãng mạn không có quê hương - nói đúng hơn là đã khước từ thế giới trong trật tự hiện hành của nó -, cho dù như một chàng Heinrich trong tiểu thuyết ?oHeinrich von Ofterdingen? của nhà văn lãng mạn Ðức Novalis để đi tìm một ?oÐoá hoa xanh? - một ?oBlaue Blume? - từng bắt gặp trong một giấc mơ, hay là để ?oTìm trên non ngàn - Một cành hoa khôi? như trong ?oÐoá hoa vô thường? của TCS. Ta hãy lưu ý đến những hình ảnh được triển khai tiếp theo trong khổ thơ đầu: ?o... Nụ cười mong manh - Một hồn yếu đuối - Một bờ môi thơm - Một hồn giấy mới?. Nói theo phân tâm học đây là một ?ogiấc mơ ngày? (Tagtraum), ẩn chứa những tưởng tượng mang tính dục (erotische Phantasien) về một tình nhân chưa hề gặp. Còn nếu có thể nói theo ngôn ngữ nhà Phật, phải chăng đấy là lòng tham sống, là dục vọng chiếm hữu và níu kéo những sắc ảnh mong manh của cõi thế? Cuộc đi tìm ấy diễn ra trong đêm tối và cả trong?ongày tinh khôi?, sang khổ thơ thứ hai chúng ta thấy người lữ khách đã phải tự khích lệ, đã phải tự ?onhủ lòng tôi ơi?. Ðến khổ thứ ba thì người đi tìm đó không chỉ còn tự nhủ lòng mình, mà đã phải gọi trực tiếp đến ?oem? bằng một từ cảm thán: ?oChưa từng tuyệt vọng - Ðâu em!?. Câu cuối cùng từ khổ bốn chữ đột ngột xuống thành hai chữ, song hai chữ ?oÐâu em!? này trong nhịp nhạc được ngân dài ra, nhấn mạnh tính chất của một lời gọi. Mặc dù tự trấn an và xin được trấn an như vậy, tình hình quả thực đã trở nên tuyệt vọng: ?oTrong chiều bạc mệnh - Trăng tàn nguyệt tận...?
    Trong khổ bốn, người lữ khách đã tìm thấy được ?oem?. Ta hãy thử nghe kỹ lại về bối cảnh của cuộc hội ngộ này: ?oTìm trong vô thường - Có đôi dòng kinh - Sấm bay rền vang - Bỗng tôi thấy em - Dưới chân cội nguồn - Tôi mời em về - Ðêm gội mưa trong - Em ngồi bốn bề - Thơm ngát hương trầm?. Tại sao lại có em ở ?odưới chân cội nguồn?? Và chúng ta hãy lưu ý chốn ?odưới chân cội nguồn? này lại nằm trong ?ovô thường? - những hình ảnh quyết không phải là của chốn hạ giới nữa. Hình ảnh em ngồi bốn bề - Thơm ngát hương trầm? càng nhấn mạnh ấn tượng ?oem? đúng là người của tiên cảnh rồi. Chúng ta lưu ý ở đây là những chi tiết của ?ogiấc mơ ngày?, ẩn chứa những tưởng tượng mang tính dục đã nói ở trên (?oNụ cười mong manh ... - Một bờ môi thơm?) đã hoàn toàn được gột rửa, câu ?ođêm gội mưa trong? cũng hàm chứa ý tưởng siêu thoát đó.
    Từ khổ thứ sáu đến khổ thứ tám, thể thơ từ bốn chữ trước đó được chuyển sang thể lục bát (trong nhạc từ nhịp 6/8 chuyển sang nhịp 2/4, với ghi chú của tác giả trên khung nhạc ?oÐưa tình về - Nhịp hớn hở?). Phần lục bát mô tả hạnh phúc ái ân này không dài. Ta hãy lưu ý đến khổ lục bát ở giữa (khổ thứ bảy) ?oMùa đông cho em nỗi buồn - Chiều em ra đứng hát kinh đầu sông...? (trong nhạc, nhịp ở đây chậm hẳn lại). Tại sao đang trong hạnh phúc ?ohớn hở? của ái ân lại có hình ảnh lạ lùng của ?ochiều em ra đứng hát kinh đầu sông?? Hình ảnh này về sau sẽ được điệp lại một lần nữa ở ý ?oMột chiều em đứng cuối sông?, nhưng vào lúc đó chính đã đến thời điểm ?oMột thời yêu dấu đã qua?, khi mà ?ogió mùa thu rất ân cần? đã chở ?onhững lời tình em trối trăn? đi rồi. Ở đây chỉ là một thoáng nghi hoặc đầu tiên, nhưng rồi được át đi ngay, nhịp lại trở về nhí nhảnh ?oTừ nay anh đã có nàng...- Có con chim hót tên là ái ân?
    Từ ?oSen hồng một nụ...? (xem khổ thứ chín) nhịp thơ trên căn bản trở lại 4 chữ, tương tự như ở phần ?oTìm em tôi tìm - Mình hạc xương mai...?, song nhạc chậm hẳn lại và thay đổi sang nhịp 3/4. Tôi đồ rằng đây không còn là ngôn ngữ của người lữ hành, của nhân vật ?oTôi? nữa, mà là tiếng nói của ?oem?. Bởi ?oSen buồn một mình - Em buồn đền trọn mối tình? - đấy là lời tâm sự của riêng mình ?oem? với sen, và lời ?oem? tự nhủ với mình; diễn dịch ra cú pháp văn xuôi, câu này sẽ phải là: ?oEm buồn, nhưng em phải đền trọn mối tình của anh?. Rồi cái phải đến đã đến: ?oMột chiều em đứng cuối sông...- Một thời yêu dấu đã qua?. Ở đây chỉ xin lưu ý tới hai điểm. Ðiểm thứ nhất: Trong khổ ?oMột thời yêu dấu đã qua - Gót hồng em muốn quay về - Dù trần gian có xót xa - Cũng đành về với quê nhà? có một ý có lẽ rất khó hiểu: ?oQuê nhà? này là ở đâu vậy mà ?odù trần gian có xót xa? cũng phải quay về? Quê nhà ở đây chắc không phải là trần gian đâu, trần gian là chốn của anh, bởi cho dù anh có xót xa ở cõi trần thì ?ogót hồng? em vẫn phải quay về. Quê nhà của em - đấy chính là nơi gặp gỡ đầu tiên, tức là trong ?ovô thường?, là nơi có ?osấm bay rền vang?, là nơi có em ở ?odưới chân cội nguồn?. Ðiểm lưu ý thứ hai: Khổ thơ sáu chữ được sử dụng ở đây tôi cho có lẽ không phải là vô tình. Khổ bốn chữ ở trên "Sen hồng một nụ - Em ngồi một thuở... ?o là Monolog, là độc thoại. Thể lục bát trong phần mô tả hạnh phúc ở trên là để thể hiện tính chất Dialog, tính chất đối thoại, là hỏi - đáp, hô - ứng, là ?oanh đã có nàng?, là tiếng đồng vọng, thậm chí trong thơ còn ?ocó con chim hót?(!) nữa. Còn khổ câu sáu chữ đứng đơn lẻ mà mà không có câu tám ở đây (xin nhắc lại: ?oMột thời yêu dấu đã qua - Gót hồng em muốn quay về - Dù trần gian có xót xa - Cũng đành về với quê nhà? ) có thể nói là một độc thoại bất đắc dĩ, một độc thoại trong tư thế hồi tưởng đến đối thoại, là những câu sáu chữ vang lên một mình mà không có sự đồng vọng của cả tổng thể các câu 6 - 8 trước đấy.
    Chúng ta đến phần cuối của bài: ?oTừ đó trong vườn khuya - Ôi áo xưa em là - Một chút mây phù du...? (Xin nhắc: ?oVườn khuya? này chính là ?ovườn mưa tạnh? trước đây, nơi có ?otiếng nhạc hân hoan? để ?otrăng vàng khai hội? đón tình về). Bây giờ là lúc người lữ khách không còn ?otìm trên non ngàn? hay ?tìm đêm chưa từng - tìm ngày tinh khôi? nữa, mà là ?ongồi mê?, ?onằm đau?. Mô-tiv ?oáo xưa? của em giờ là ?omột chút mây phù du? có thể nói là một mô-tiv quen thuộc trong các tình khúc nổi tiếng khác của TCS - chẳng hạn như ý "áo em bây giờ mờ xa nẻo mây? trong "Hạ Trắng?. Ở đây ta thấy cũng có hình ảnh của ?ođường xa?, của ?ochuyến xe? - song đó chỉ còn là sự vận động, là cuộc lữ hành trong tâm tưởng. "Một chút vô thường theo - Từng phút cao giờ sâu?: Không gian lữ hành dường đã được thu lại trong thời gian, người lữ hành lúc bấy giờ chỉ còn lại có thời gian, và thời gian lúc bấy giờ có cả chiều "cao - sâu?... Thời gian dường như đang bước tiếp, trước hết là em thành hoa ?onở hết trong hoàng hôn? - đẩy lùi bóng tối để chờ đợi, để gọi gió ?ovô thường?, rồi tiếp đó em thành sương ?orụng mát trong bình minh?, mở đầu ngày mới. Và cuối cùng: ?Từ đó ta là đêm - Nở đoá hoa vô thường?. ?oTa? chứ không phải là ?otôi? nữa, ?oTa? đây chính là cả ?oTôi và Em?o, hay như TCS nói về sau này: ?oEm là tôi và tôi cũng là em?. Hiểu theo biểu tượng của Thiền: Ta là Ðêm, ta không còn là Tự Ngã đầy khổ đau nữa, là sự xoá bỏ khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, và ?oÐêm? ấy là giây lát cuối cùng trước khi ?onở đoá hoa vô thường?, trước giây lát đốn ngộ.
    Thời điểm ra đời của ?oÐoá hoa vô thường? đáng tiếc không xác định được rõ, bản in mà tác giả bài tham luận này có không ghi rõ xuất xứ tác phẩm. Căn cứ vào những nội dung vừa phân tích ở trên và một nhận định của nhạc sỹ Phạm Duy rằng: ?omột, hai năm trước biến cố 30-4-1975, nhạc Trịnh Công Sơn đi vào Thiền, có lẽ cũng giống như tôi (tức P.D.) đi vào Đạo Ca?[9], tôi phỏng đoán rằng ?oÐoá hoa vô thường? có lẽ đã được viết vào thời gian này. Từ ?oƯớt mi? ra đời vào năm 1958, qua những ?oNguyệt ca?, ?oÐêm thấy ta là thác đổ?, ?oCát bụi?... đến ?oÐoá hoa vô thường?, tác phẩm của TCS dường như đã trở thành một vũ trụ nghệ thuật riêng của miền Nam trước 1975. Nó là cầu nối từ Thơ Mới, từ ca khúc Tiền Chiến để sau 1975 - qua suốt thời gian hai cuộc chiến và chia cách Bắc - Nam, nối tiếp dòng văn hoá của cả nước sau những gián đoạn và hoang phế. Hơn 25 năm sau khi chiến tranh kết thúc, tác phẩm của TCS - cũng như ca khúc Tiền chiến vốn có thời chỉ còn tồn tại như một nền văn hoá đặc tuyển, giới hạn trong một phạm vi công chúng hẹp - đã trở thành một phần của văn hoá đại chúng. Videoclip mà chúng ta xem ở trên cũng là sản phẩm của nền văn hoá đại chúng ấy. Bông sen, đoá sen, nhị sen, lá sen - nói đúng hơn là cả đầm sen - trong phim ấy không còn là ?ođoá hoa vô thường? nữa, mà chỉ còn đơn giản là decoration, là những hoạ tiết trang trí không nhất thiết phải chuyển tải một thông điệp nào. Và về phần mình, mã nghệ thuật - ít nhất là mã nghệ thuật ngôn từ - của TCS cũng đã gây nên những ảnh hưởng sâu rộng trong giới sáng tác và thưởng thức. Tính chất ?obảng lảng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa?[10] trong ca từ của ông - xin một lần cuối nhắc lại lời của Phạm Duy - đã trở thành phong cách chung trong ca từ và thi ca Việt Nam đương đại. Thế nhưng nếu như một ?oHạ trắng?, một ?oNụ cười mong manh? là mới, là đầy tính gợi mở ở TCS, thì một ?oMùa thu trắng? (như tên một ca khúc của Trần Tiến) hay một ?oTình khúc mong manh? (như tên một ca khúc của Phú Quang) chỉ còn là những nỗ lực vô vọng nhằm nối dài ngôn ngữ nghệ thuật của một thời. Ðể kết thúc, xin được trở lại một ý thơ của TCS: Xin hãy tìm ?oMột cành hoa khôi?, xin hãy tìm ?oMột hồn giấy mới?. ?oÐóa hoa vô thường? ấy chỉ nở có một lần. Và trong lần nở ấy, hoa chỉ kể về những bí mật của riêng mình mà thôi.
    06.04.2002
    Trương Hồng Quang
    ____________________
    [1] Văn Cao, Lời bạt cho tập nhạc TCS Em còn nhớ hay em đã quên, NXB Trẻ, TPHCM, 1991, Tr. 115
    [2] Phạm Duy, Hồi ký III, xem ở www.saomai.org
    [3] Ðặng Tiến, Ðời và Nhạc Trịnh Công Sơn, 14.04.2001, Bản thảo
    [4] Phạm Duy, Hồi ký III, như ở trên
    [5] Ðể bạn đọc tiện tham khảo, phần lời của ca khúc được in kèm ở cuối bài viết này (phần đánh dấu thứ tự các khổ là của tác giả bài viết)
    [6] Xin trả nợ người, Video CD, Hãng phim Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1994 (Bài tham luận này được đọc trong đêm ?zNhớ Trịnh Công Sơn?o tại Trung tâm văn hoá Việt Nam ở Berlin, 30.04.2001, trước bài tham luận là phần chiếu Video-Clip ?zĐoá hoa vô thường?o)
    [7] Xem ?oLexikon der östlichen Weisheitslehren?, O.W. Barth Verlag, 1995, tr. 16, mục ?zAnitya? và tr. 402, mục ?oTrilakshana? và bản tiếng Việt ?oTừ điển minh triết phương Ðông? của Lê Diên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1997, tr. 42, mục ?oANITYA? và tr. 749, mục ?oTRILAKSHANA?. Các thuật ngữ ở đó được dịch như sau [Trilakschana = Drei Merkmale alles bedingten Seiens = Ba đặc trưng của sự tồn tại bị quy định; Anitya = Vergänglichkeit = Vô thường; Duhkha = Leiden = Ðau khổ; Anâtman = Unpersönlichkeit = Vô ngã)
    [8] Nguyễn Ðăng Thực, Lịch sử triết học phương Ðông, Tập 3, NXB TPHCM 1991, tr. 212
    [9] Phạm Duy, Hồi ký III, như ở trên
    [10] Phạm Duy, Hồi ký III, như ở trên

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 03:44 ngày 05/07/2003
  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Nghệ thuật ca từ của Trịnh Công Sơn qua tác phẩm ??oÐoá hoa vô thường???
    Trương Hồng Quang

    Nhận xét về mối quan hệ giữa ca từ và âm nhạc của Trịnh Công Sơn (TCS), nhạc sỹ Văn Cao từng viết: ??zVới những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, TCS đã chinh phục hàng triệu con tim...???[1] So sánh với ca từ của tình khúc tiền chiến, nhạc sỹ Phạm Duy cho rằng ??ongôn ngữ trong nhạc TCS rất mới, chất chứa những hình ảnh lạ lùng, quyến rũ như cơn mưa hồng, thuở hồng hoang, dấu địa đàng, cánh vạc bay...???[2] Ði sâu hơn vào các khía cạnh tu từ trong tác phẩm TCS, nhà phê bình Ðặng Tiến từ Paris trong một bài viết mới đây có nêu lên đặc điểm rằng: ??olời ca ấy sử dụng nhiều hình ảnh, biểu tượng bị xé lẻ, đi thẳng vào tâm tưởng người nghe, mà không đòi hỏi họ phải hiểu nghĩa chính xác???[3]. Liệu từ tính chất ??obảng lảng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa???[4] đã được xác tín bởi tên tuổi của những tác giả hàng đầu vừa nhắc tới, còn có thể nói lên một điều gì đó như là một thông điệp ý nghĩa riêng, một mã nghệ thuật ngôn từ cụ thể của TCS hay không? Và thông điệp này - nếu có thể nhận diện - liệu có ảnh hưởng gì đến mỹ cảm hiện thời, và nói rộng hơn, đến việc hình thành diện mạo văn hoá Việt Nam đương đại?
    Bấy nhiêu câu hỏi được đặt ra chỉ mang tính chất gợi mở và không có tham vọng được giải quyết trong khuôn khổ một bài tham luận ngắn. Ở đây, xin được giới hạn những nhận xét về đặc trưng nghệ thuật ca từ của TCS vào việc phân tích một vài khía cạnh của một tác phẩm cụ thể - là ca khúc ??oÐoá hoa vô thường???[5] mà chúng ta vừa nghe & nhìn qua Videoclip của đạo diễn Phạm Hoàng Nam với ca sĩ Hồng Nhung.[6]
    Bản thân đầu đề ??oÐoá hoa vô thường??? đã là một kết cấu ngữ nghĩa rất đặc thù cho TCS. ??oÐoá hoa??? chỉ một đối tượng cụ thể, một thực thể - còn ??ovô thường??? lại là một khái niệm trừu tượng trong bản thể luận của Phật giáo, chỉ một trong ba thuộc tính của Tồn tại (Vô thường - Ðau khổ - Vô ngã)[7], hàm ý rằng thế giới là một trường biến hoá không ngừng, tất cả những gì mà giác quan của chúng ta cảm nhận là bất biến và vĩnh hằng thật ra chỉ là ??onhững danh sắc trôi chảy, những trạng thái biến hiện.???[8] Ðược phản chiếu bởi những ý niệm siêu hình này phát ra từ vị ngữ ??ovô thường???, chủ ngữ ??ođoá hoa??? đứng trước trong trục ngữ đoạn được cung cấp một ngữ nghĩa hoàn toàn mới, ??ođoá hoa??? ấy không còn là một đoá hoa cụ thể nữa, mà đã trở thành cái Vĩnh hằng của cái Vô hằng, đã được siêu hình hoá thành Chân tính của dòng Vô thường biến ảo. Ngược lại, mọc trên đài của ??oÐoá hoa??? ấy, ??oVô thường??? dường như cũng được thắp sáng, rũ khỏi bóng tối của Vô minh. Ði dọc theo văn bản tác phẩm, chúng ta sẽ thấy khái niệm ??ovô thường??? xuất hiện tất cả 4 lần (lần thứ nhất: ??oTìm trong vô thường - Có đôi dòng kinh...???; lần thứ hai: ??oMột chút vô thường theo - Từng phút cao giờ sâu???; lần thứ ba: ??oNở hết trong hoàng hôn - Ðợi gió vô thường lên???; và lần thứ tư ở hai câu kết thúc bài: ??oTừ đó ta là đêm - Nở đoá hoa vô thường???). Ở mỗi lần, nghĩa của từ ??ovô thường??? đều có sự biến thái, và đặc biệt ở lần cuối trong sự kết hợp với từ ??ođoá hoa??? lúc bấy giờ có cương vị ngữ pháp của một vị ngữ và với động từ ??onở???, ý nghĩa toàn văn bản của ??oÐoá hoa vô thường??? mới thật sự được khai tỏ.
    Ba khổ đầu tiên với điệp ngữ ??oTìm em...??? diễn đạt một mô-tiv quen thuộc của chủ nghĩa lãng mạn, mô-tiv của người lữ khách trên đường lữ thứ, của cái Tôi lãng mạn không có quê hương - nói đúng hơn là đã khước từ thế giới trong trật tự hiện hành của nó -, cho dù như một chàng Heinrich trong tiểu thuyết ??oHeinrich von Ofterdingen??? của nhà văn lãng mạn Ðức Novalis để đi tìm một ??oÐoá hoa xanh??? - một ??oBlaue Blume??? - từng bắt gặp trong một giấc mơ, hay là để ??oTìm trên non ngàn - Một cành hoa khôi??? như trong ??oÐoá hoa vô thường??? của TCS. Ta hãy lưu ý đến những hình ảnh được triển khai tiếp theo trong khổ thơ đầu: ??o... Nụ cười mong manh - Một hồn yếu đuối - Một bờ môi thơm - Một hồn giấy mới???. Nói theo phân tâm học đây là một ??ogiấc mơ ngày??? (Tagtraum), ẩn chứa những tưởng tượng mang tính dục (erotische Phantasien) về một tình nhân chưa hề gặp. Còn nếu có thể nói theo ngôn ngữ nhà Phật, phải chăng đấy là lòng tham sống, là dục vọng chiếm hữu và níu kéo những sắc ảnh mong manh của cõi thế? Cuộc đi tìm ấy diễn ra trong đêm tối và cả trong??ongày tinh khôi???, sang khổ thơ thứ hai chúng ta thấy người lữ khách đã phải tự khích lệ, đã phải tự ??onhủ lòng tôi ơi???. Ðến khổ thứ ba thì người đi tìm đó không chỉ còn tự nhủ lòng mình, mà đã phải gọi trực tiếp đến ??oem??? bằng một từ cảm thán: ??oChưa từng tuyệt vọng - Ðâu em!???. Câu cuối cùng từ khổ bốn chữ đột ngột xuống thành hai chữ, song hai chữ ??oÐâu em!??? này trong nhịp nhạc được ngân dài ra, nhấn mạnh tính chất của một lời gọi. Mặc dù tự trấn an và xin được trấn an như vậy, tình hình quả thực đã trở nên tuyệt vọng: ??oTrong chiều bạc mệnh - Trăng tàn nguyệt tận...???
    Trong khổ bốn, người lữ khách đã tìm thấy được ??oem???. Ta hãy thử nghe kỹ lại về bối cảnh của cuộc hội ngộ này: ??oTìm trong vô thường - Có đôi dòng kinh - Sấm bay rền vang - Bỗng tôi thấy em - Dưới chân cội nguồn - Tôi mời em về - Ðêm gội mưa trong - Em ngồi bốn bề - Thơm ngát hương trầm???. Tại sao lại có em ở ??odưới chân cội nguồn???? Và chúng ta hãy lưu ý chốn ??odưới chân cội nguồn??? này lại nằm trong ??ovô thường??? - những hình ảnh quyết không phải là của chốn hạ giới nữa. Hình ảnh em ngồi bốn bề - Thơm ngát hương trầm??? càng nhấn mạnh ấn tượng ??oem??? đúng là người của tiên cảnh rồi. Chúng ta lưu ý ở đây là những chi tiết của ??ogiấc mơ ngày???, ẩn chứa những tưởng tượng mang tính dục đã nói ở trên (??oNụ cười mong manh ... - Một bờ môi thơm???) đã hoàn toàn được gột rửa, câu ??ođêm gội mưa trong??? cũng hàm chứa ý tưởng siêu thoát đó.
    Từ khổ thứ sáu đến khổ thứ tám, thể thơ từ bốn chữ trước đó được chuyển sang thể lục bát (trong nhạc từ nhịp 6/8 chuyển sang nhịp 2/4, với ghi chú của tác giả trên khung nhạc ??oÐưa tình về - Nhịp hớn hở???). Phần lục bát mô tả hạnh phúc ái ân này không dài. Ta hãy lưu ý đến khổ lục bát ở giữa (khổ thứ bảy) ??oMùa đông cho em nỗi buồn - Chiều em ra đứng hát kinh đầu sông...??? (trong nhạc, nhịp ở đây chậm hẳn lại). Tại sao đang trong hạnh phúc ??ohớn hở??? của ái ân lại có hình ảnh lạ lùng của ??ochiều em ra đứng hát kinh đầu sông???? Hình ảnh này về sau sẽ được điệp lại một lần nữa ở ý ??oMột chiều em đứng cuối sông???, nhưng vào lúc đó chính đã đến thời điểm ??oMột thời yêu dấu đã qua???, khi mà ??ogió mùa thu rất ân cần??? đã chở ??onhững lời tình em trối trăn??? đi rồi. Ở đây chỉ là một thoáng nghi hoặc đầu tiên, nhưng rồi được át đi ngay, nhịp lại trở về nhí nhảnh ??oTừ nay anh đã có nàng...- Có con chim hót tên là ái ân???
    Từ ??oSen hồng một nụ...??? (xem khổ thứ chín) nhịp thơ trên căn bản trở lại 4 chữ, tương tự như ở phần ??oTìm em tôi tìm - Mình hạc xương mai...???, song nhạc chậm hẳn lại và thay đổi sang nhịp 3/4. Tôi đồ rằng đây không còn là ngôn ngữ của người lữ hành, của nhân vật ??oTôi??? nữa, mà là tiếng nói của ??oem???. Bởi ??oSen buồn một mình - Em buồn đền trọn mối tình??? - đấy là lời tâm sự của riêng mình ??oem??? với sen, và lời ??oem??? tự nhủ với mình; diễn dịch ra cú pháp văn xuôi, câu này sẽ phải là: ??oEm buồn, nhưng em phải đền trọn mối tình của anh???. Rồi cái phải đến đã đến: ??oMột chiều em đứng cuối sông...- Một thời yêu dấu đã qua???. Ở đây chỉ xin lưu ý tới hai điểm. Ðiểm thứ nhất: Trong khổ ??oMột thời yêu dấu đã qua - Gót hồng em muốn quay về - Dù trần gian có xót xa - Cũng đành về với quê nhà??? có một ý có lẽ rất khó hiểu: ??oQuê nhà??? này là ở đâu vậy mà ??odù trần gian có xót xa??? cũng phải quay về? Quê nhà ở đây chắc không phải là trần gian đâu, trần gian là chốn của anh, bởi cho dù anh có xót xa ở cõi trần thì ??ogót hồng??? em vẫn phải quay về. Quê nhà của em - đấy chính là nơi gặp gỡ đầu tiên, tức là trong ??ovô thường???, là nơi có ??osấm bay rền vang???, là nơi có em ở ??odưới chân cội nguồn???. Ðiểm lưu ý thứ hai: Khổ thơ sáu chữ được sử dụng ở đây tôi cho có lẽ không phải là vô tình. Khổ bốn chữ ở trên "Sen hồng một nụ - Em ngồi một thuở... ??o là Monolog, là độc thoại. Thể lục bát trong phần mô tả hạnh phúc ở trên là để thể hiện tính chất Dialog, tính chất đối thoại, là hỏi - đáp, hô - ứng, là ??oanh đã có nàng???, là tiếng đồng vọng, thậm chí trong thơ còn ??ocó con chim hót???(!) nữa. Còn khổ câu sáu chữ đứng đơn lẻ mà mà không có câu tám ở đây (xin nhắc lại: ??oMột thời yêu dấu đã qua - Gót hồng em muốn quay về - Dù trần gian có xót xa - Cũng đành về với quê nhà??? ) có thể nói là một độc thoại bất đắc dĩ, một độc thoại trong tư thế hồi tưởng đến đối thoại, là những câu sáu chữ vang lên một mình mà không có sự đồng vọng của cả tổng thể các câu 6 - 8 trước đấy.
    Chúng ta đến phần cuối của bài: ??oTừ đó trong vườn khuya - Ôi áo xưa em là - Một chút mây phù du...??? (Xin nhắc: ??oVườn khuya??? này chính là ??ovườn mưa tạnh??? trước đây, nơi có ??otiếng nhạc hân hoan??? để ??otrăng vàng khai hội??? đón tình về). Bây giờ là lúc người lữ khách không còn ??otìm trên non ngàn??? hay ???tìm đêm chưa từng - tìm ngày tinh khôi??? nữa, mà là ??ongồi mê???, ??onằm đau???. Mô-tiv ??oáo xưa??? của em giờ là ??omột chút mây phù du??? có thể nói là một mô-tiv quen thuộc trong các tình khúc nổi tiếng khác của TCS - chẳng hạn như ý "áo em bây giờ mờ xa nẻo mây??? trong "Hạ Trắng???. Ở đây ta thấy cũng có hình ảnh của ??ođường xa???, của ??ochuyến xe??? - song đó chỉ còn là sự vận động, là cuộc lữ hành trong tâm tưởng. "Một chút vô thường theo - Từng phút cao giờ sâu???: Không gian lữ hành dường đã được thu lại trong thời gian, người lữ hành lúc bấy giờ chỉ còn lại có thời gian, và thời gian lúc bấy giờ có cả chiều "cao - sâu???... Thời gian dường như đang bước tiếp, trước hết là em thành hoa ??onở hết trong hoàng hôn??? - đẩy lùi bóng tối để chờ đợi, để gọi gió ??ovô thường???, rồi tiếp đó em thành sương ??orụng mát trong bình minh???, mở đầu ngày mới. Và cuối cùng: ???Từ đó ta là đêm - Nở đoá hoa vô thường???. ??oTa??? chứ không phải là ??otôi??? nữa, ??oTa??? đây chính là cả ??oTôi và Em??o, hay như TCS nói về sau này: ??oEm là tôi và tôi cũng là em???. Hiểu theo biểu tượng của Thiền: Ta là Ðêm, ta không còn là Tự Ngã đầy khổ đau nữa, là sự xoá bỏ khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, và ??oÐêm??? ấy là giây lát cuối cùng trước khi ??onở đoá hoa vô thường???, trước giây lát đốn ngộ.
    Thời điểm ra đời của ??oÐoá hoa vô thường??? đáng tiếc không xác định được rõ, bản in mà tác giả bài tham luận này có không ghi rõ xuất xứ tác phẩm. Căn cứ vào những nội dung vừa phân tích ở trên và một nhận định của nhạc sỹ Phạm Duy rằng: ??omột, hai năm trước biến cố 30-4-1975, nhạc Trịnh Công Sơn đi vào Thiền, có lẽ cũng giống như tôi (tức P.D.) đi vào Đạo Ca???[9], tôi phỏng đoán rằng ??oÐoá hoa vô thường??? có lẽ đã được viết vào thời gian này. Từ ??oƯớt mi??? ra đời vào năm 1958, qua những ??oNguyệt ca???, ??oÐêm thấy ta là thác đổ???, ??oCát bụi???... đến ??oÐoá hoa vô thường???, tác phẩm của TCS dường như đã trở thành một vũ trụ nghệ thuật riêng của miền Nam trước 1975. Nó là cầu nối từ Thơ Mới, từ ca khúc Tiền Chiến để sau 1975 - qua suốt thời gian hai cuộc chiến và chia cách Bắc - Nam, nối tiếp dòng văn hoá của cả nước sau những gián đoạn và hoang phế. Hơn 25 năm sau khi chiến tranh kết thúc, tác phẩm của TCS - cũng như ca khúc Tiền chiến vốn có thời chỉ còn tồn tại như một nền văn hoá đặc tuyển, giới hạn trong một phạm vi công chúng hẹp - đã trở thành một phần của văn hoá đại chúng. Videoclip mà chúng ta xem ở trên cũng là sản phẩm của nền văn hoá đại chúng ấy. Bông sen, đoá sen, nhị sen, lá sen - nói đúng hơn là cả đầm sen - trong phim ấy không còn là ??ođoá hoa vô thường??? nữa, mà chỉ còn đơn giản là decoration, là những hoạ tiết trang trí không nhất thiết phải chuyển tải một thông điệp nào. Và về phần mình, mã nghệ thuật - ít nhất là mã nghệ thuật ngôn từ - của TCS cũng đã gây nên những ảnh hưởng sâu rộng trong giới sáng tác và thưởng thức. Tính chất ??obảng lảng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa???[10] trong ca từ của ông - xin một lần cuối nhắc lại lời của Phạm Duy - đã trở thành phong cách chung trong ca từ và thi ca Việt Nam đương đại. Thế nhưng nếu như một ??oHạ trắng???, một ??oNụ cười mong manh??? là mới, là đầy tính gợi mở ở TCS, thì một ??oMùa thu trắng??? (như tên một ca khúc của Trần Tiến) hay một ??oTình khúc mong manh??? (như tên một ca khúc của Phú Quang) chỉ còn là những nỗ lực vô vọng nhằm nối dài ngôn ngữ nghệ thuật của một thời. Ðể kết thúc, xin được trở lại một ý thơ của TCS: Xin hãy tìm ??oMột cành hoa khôi???, xin hãy tìm ??oMột hồn giấy mới???. ??oÐóa hoa vô thường??? ấy chỉ nở có một lần. Và trong lần nở ấy, hoa chỉ kể về những bí mật của riêng mình mà thôi.
    06.04.2002
    Trương Hồng Quang
    ____________________
    [1] Văn Cao, Lời bạt cho tập nhạc TCS Em còn nhớ hay em đã quên, NXB Trẻ, TPHCM, 1991, Tr. 115
    [2] Phạm Duy, Hồi ký III, xem ở www.saomai.org
    [3] Ðặng Tiến, Ðời và Nhạc Trịnh Công Sơn, 14.04.2001, Bản thảo
    [4] Phạm Duy, Hồi ký III, như ở trên
    [5] Ðể bạn đọc tiện tham khảo, phần lời của ca khúc được in kèm ở cuối bài viết này (phần đánh dấu thứ tự các khổ là của tác giả bài viết)
    [6] Xin trả nợ người, Video CD, Hãng phim Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1994 (Bài tham luận này được đọc trong đêm ??zNhớ Trịnh Công Sơn??o tại Trung tâm văn hoá Việt Nam ở Berlin, 30.04.2001, trước bài tham luận là phần chiếu Video-Clip ??zĐoá hoa vô thường??o)
    [7] Xem ??oLexikon der östlichen Weisheitslehren???, O.W. Barth Verlag, 1995, tr. 16, mục ??zAnitya??? và tr. 402, mục ??oTrilakshana??? và bản tiếng Việt ??oTừ điển minh triết phương Ðông??? của Lê Diên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1997, tr. 42, mục ??oANITYA??? và tr. 749, mục ??oTRILAKSHANA???. Các thuật ngữ ở đó được dịch như sau [Trilakschana = Drei Merkmale alles bedingten Seiens = Ba đặc trưng của sự tồn tại bị quy định; Anitya = Vergänglichkeit = Vô thường; Duhkha = Leiden = Ðau khổ; Anâtman = Unpersönlichkeit = Vô ngã)
    [8] Nguyễn Ðăng Thực, Lịch sử triết học phương Ðông, Tập 3, NXB TPHCM 1991, tr. 212
    [9] Phạm Duy, Hồi ký III, như ở trên
    [10] Phạm Duy, Hồi ký III, như ở trên

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 03:44 ngày 05/07/2003
  8. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Nokia8890 gửi lúc 00:17, 08/07/2002 và Milou gửi ngày 28/07/02. Xin chuyển vào đây cho phù hợp.
    Gốc : http://www.ttvnol.com/forum/t_101315
    Chú thích của MụcLụcBoxTCS:
    Bài viết lấy từ : http://www.talawas.de/gn/gn060402.html
    Lời nhạc ĐHVT : http://dactrung.com/NHAC/loica.asp?id=322&dang=ver&cochu=10
    Nốt nhạc ĐHVT : http://vhvn.com/Music/TCS/doahoavothuong.html
    Nghe online : http://vhvn.com/Audio/dttltd.ra hoặc là http://vhvn.com/Audio/dhvt.ra Khánh Ly hát trước năm 1975
    ------------------------------------------------------------------------------------------------
    Chiêm ngắm Ðoá hoa vô thường
    Hà Vũ Trọng (Toronto)
    Chìm dưới cơn mưa một người chết đêm qua
    Chìm dưới đất kia một người sống thiên thu
    Chìm khuất trong ta một lời nói vu vơ
    Chìm dưới sương thu là một đoá thơm tho...
    Chỉ có trong tình yêu ta mới bắt gặp được cái chết của chính mình. Tình yêu cũng mở ngõ cho những lần hoá kiếp. Hãy thử bước vào thế giới đó để khởi đầu bằng một cái chết thật vô cùng yêu dấu.
    - Trịnh Công Sơn (Lời tựa Tình Khúc, 1967)

    Bởi chàng nhập vai Orpheus, nhà thơ... nhà kiến trúc nên huyền thoại, nhà phù thuỷ trước sự man rợ, và là người hành hương về cõi chết...
    - George Steiner
    ?oSilence and the Poet?

    Khúc dạo
    Chúng ta yêu nhạc Trịnh Công Sơn vì trong nhạc của anh có thơ. Vậy, chúng ta có được cả hai. Tự thơ đã là một loại nhạc biểu hiện cái đẹp và sự hài hoà của chữ nghĩa. Nhạc thơ ở anh song sinh từ niềm thôi thúc muốn tỏ tình với cuộc đời. Nhạc thơ đó cũng lung linh ảo diệu như bóng trăng in trên mặt nước mà chúng ta thường không phân biệt nổi đâu là nhạc là thơ. Nếu nhạc là con sông thì thơ là con trăng nhập vào mặt nước thành con thuyền chở tình yêu của anh. Nói cách khác, thơ và nhạc là đôi cánh để bay chở tình yêu trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn, không thể tách lìa được. Từ đó thơ nhạc sẽ la đà bay vào lòng người, khiến tai ta có thể nghe được những âm thanh vọng xuống từ trời cao, tiếng của đất trời rộn ràng... Dù em khẽ bước không thành tiếng, cõi đời bao la vẫn ngân dài. Mỗi khúc hát của TCS là mỗi giấc mơ hoá thân thu mình bé lại làm mưa tan giữa trời, là mỗi lần tâm hồn bụi bậm thường nhật của chúng ta được tuôn tưới, gột rửa.

    Thơ ca đích thực nảy sinh từ vũ điệu của tâm hồn (Inayat Khan). Từ thơ mà nhịp điệu của tâm hồn được thể hiện. Có người sẽ cho rằng nét nhạc của Trịnh Công Sơn giản dị, đơn điệu. Hẳn là anh chuộng sự đơn sơ, giản dị, nhưng đây là cái giản dị của sự đạm bạc, khổ hạnh, nghèo mà vẫn giàu những cảm thức mĩ học tao nhã. Nét nhạc ?ođơn điệu? (monotone hay thể monophonic ballade) đó lại là dòng cảm thức cô tịch, của cá nhân trực cảm được nỗi cô đơn với vũ trụ, thiên nhiên. Người ôm lấy muôn loài nằm trong tiếng bi ai. Tiếng bi ai đó thấm cả vào lòng cảnh vật, sỏi đá tưởng là vô tri. Làm sao em biết bia đá không đau... Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau... Cảm được cái u ẩn của vết lăn trầm hằn trên phiến đá nâu thêm ưu phiền... hoặc có một dòng sông đã qua đời từ cơn mộng du nương chảy theo dòng sông là chứng nhân già nua của địa cầu để đọc xem nó đã ghi lại những gì về tình yêu sau những cơn địa chấn kinh hoàng. Lời thơ nhạc ở đây ?odiệu? ở chỗ như những ngón tay búng vào đúng những phím tơ trên mỗi người và để thả trí tưởng tượng thâm nhập vào tính vô tận của đời sống. Trên mỗi thân người có nghìn phím tơ, búng ngón tay đàn thức dậy ước mơ... Ðôi khi thấy trên lá khô một dòng suối...

    Và nếu để đi tới chỗ rốt ráo vượt trên cả cái tiếng nhạc: đó là tiếng người trong tiếng thơ Trịnh Công Sơn. Tiếng của thân phận cát bụi úp mặt bùi ngùi trên đường: tiếng thiết tha ân cần của một tình yêu vô ngã, hỉ xả để gió cuốn đi, để tim lăn trên đường mòn, để tình yêu xay mòn thành đá cuội, để treo tình trên chiếc đinh không [trên cây thập giá đời], để ru tình nên chịu quì gối vong nô, để làm đá cuội mà lăn theo gót hài,... Chúng ta có thể kết tinh tất cả những hình ảnh đó vào trong sự tự nguyện chọn ?oqui y? hay ở trọ trong chính đôi chân của một người đẹp: đi đứng ở trọ đôi chân Thuý Kiều. Ðôi chân ấy chính là đôi chân của đoạn trường. Yêu cái giọng người nhu mì của Trịnh Công Sơn rõ ràng đã đồng điệu với thi sĩ Lorca: ?oThi ca đích thực chính là tình yêu, hết mình, quên mình... Tôi có thể nói với bạn rằng tôi ghét tiếng phong cầm, đàn, sáo. Tôi yêu cái tiếng người. Cái tiếng người đã chịu hạ mình vì tình yêu.? Tình yêu hết mình đó chính là viên ngọc để Dã Tràng nghe và cảm thông được tiếng của muôn loài... Hoặc dẫu biết gập gềnh nhiều kiếp lưu vong nhưng vẫn gánh kiếp của một tên tuyệt vọng Sisyphus để lăn tảng đá đời: Ta lăn đời đã quá đôi tay vẫn còn ôm mịt mùng...

    Cảm thức mĩ học [như trong Thiền tông, đã nói ở trên] và hồn thơ của Trịnh Công Sơn cũng rất gần với những đoản khúc hoà ca (waka): ?ođem quả tim làm hạt giống gieo, để từ đó nở ra vạn lá biếc của lời? (Vạn Diệp Tập). TCS đã hoà điệu được cả hai mặt cảm xúc và biểu hiện phương Ðông bằng con đường khổ hạnh và tối thiểu (Minimalism) cần phải có trong tâm linh và nghệ thuật. Hơn nữa, cảm thức thẩm mĩ của anh trong nỗi ám ảnh về cái đẹp, vô thường, cái chết... cũng như khúc thức ballade của anh (mang âm hưởng chung của Ðông [Nam] Á) màu sắc gần với những bài hát ru và dân dao (minyo) của Nhật -- giải thích một phần cho tầm ảnh hưởng không nhỏ các ca khúc của anh đối với người Nhật vốn nổi tiếng về khiếu thẩm mĩ. Về mặt lịch sử, có sự đồng cảm của Nhật đối với một đất nước trong và sau cuộc chiến cũng tang thương, đầy hiểm nguy và thường trực giáp mặt với cái chết. Sự gặp gỡ của Trịnh Công Sơn trong Thiền học cũng là để tìm ra một đạo sống, một lối thoát bằng ý niệm đồng hoá sống với chết, sinh không tách li khỏi tử. Ðời sống được cái chết hầu cận, cái chết tháp tùng đời sống, cả hai cùng nối liền một vòng tử sinh. Người chết nối linh thiêng vào đời. Trong khi ta về lại thấy ta đi. Hoặc phủ nhận cả hai để đi tới chỗ vô thuỷ vô chung: Không có cái chết đầu tiên... Không có cái chết sau cùng. Từ đó anh đã thăng hoa cho cát bụi tuyệt vời... Chìm dưới đất kia hạt cát bao la. Bởi không chỉ riêng cái chết mới là một khủng hoảng toàn diện, mà sống cũng là một khủng hoảng1. Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời... Sống trong cái chết cũng có thể hình dung một cách ngịch lí bằng đời sống được ngắm nhìn từ cõi chết, qua cách nhìn của nhà một nhà văn Tây ban nha: ?o...Tôi muốn nhìn thế giới này bằng nhãn quan từ bờ bên kia... Tất cả phụ thuộc vào cái nhìn của tôi lên bạn như kẻ chết nhìn vào kẻ chết; Tôi đang sống trong một hoàng hôn vĩnh cửu của cõi chết, tôi ngửi thấy những đoá hoa tựa như mùi tử thi...? (Valle Inclán). Trịnh Công Sơn đã từng nói về ?ocái chết yêu dấu? được hoá kiếp trong tình yêu hay trong mỗi tình khúc của anh: Bởi cái chết đã dựng hình tượng trong cõi sống... Con người chỉ là một loài thiêu thân vô tội bay mãi vào ảo-tưởng-tình-yêu. Chỉ có trong tình yêu ta mới bắt gặp được cái chết của chính mình. Tình yêu cũng mở ngõ cho những lần hoá kiếp. Hãy thử bước vào thế giới đó để khởi đầu bằng một cái chết thật vô cùng yêu dấu (Tình Khúc, 1967).

    (tiếp...)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 07:52 ngày 06/07/2003
  9. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Nokia8890 gửi lúc 00:17, 08/07/2002 và Milou gửi ngày 28/07/02. Xin chuyển vào đây cho phù hợp.
    Gốc : http://www.ttvnol.com/forum/t_101315
    Chú thích của MụcLụcBoxTCS:
    Bài viết lấy từ : http://www.talawas.de/gn/gn060402.html
    Lời nhạc ĐHVT : http://dactrung.com/NHAC/loica.asp?id=322&dang=ver&cochu=10
    Nốt nhạc ĐHVT : http://vhvn.com/Music/TCS/doahoavothuong.html
    Nghe online : http://vhvn.com/Audio/dttltd.ra hoặc là http://vhvn.com/Audio/dhvt.ra Khánh Ly hát trước năm 1975
    ------------------------------------------------------------------------------------------------
    Chiêm ngắm Ðoá hoa vô thường
    Hà Vũ Trọng (Toronto)
    Chìm dưới cơn mưa một người chết đêm qua
    Chìm dưới đất kia một người sống thiên thu
    Chìm khuất trong ta một lời nói vu vơ
    Chìm dưới sương thu là một đoá thơm tho...
    Chỉ có trong tình yêu ta mới bắt gặp được cái chết của chính mình. Tình yêu cũng mở ngõ cho những lần hoá kiếp. Hãy thử bước vào thế giới đó để khởi đầu bằng một cái chết thật vô cùng yêu dấu.
    - Trịnh Công Sơn (Lời tựa Tình Khúc, 1967)

    Bởi chàng nhập vai Orpheus, nhà thơ... nhà kiến trúc nên huyền thoại, nhà phù thuỷ trước sự man rợ, và là người hành hương về cõi chết...
    - George Steiner
    ??oSilence and the Poet???

    Khúc dạo
    Chúng ta yêu nhạc Trịnh Công Sơn vì trong nhạc của anh có thơ. Vậy, chúng ta có được cả hai. Tự thơ đã là một loại nhạc biểu hiện cái đẹp và sự hài hoà của chữ nghĩa. Nhạc thơ ở anh song sinh từ niềm thôi thúc muốn tỏ tình với cuộc đời. Nhạc thơ đó cũng lung linh ảo diệu như bóng trăng in trên mặt nước mà chúng ta thường không phân biệt nổi đâu là nhạc là thơ. Nếu nhạc là con sông thì thơ là con trăng nhập vào mặt nước thành con thuyền chở tình yêu của anh. Nói cách khác, thơ và nhạc là đôi cánh để bay chở tình yêu trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn, không thể tách lìa được. Từ đó thơ nhạc sẽ la đà bay vào lòng người, khiến tai ta có thể nghe được những âm thanh vọng xuống từ trời cao, tiếng của đất trời rộn ràng... Dù em khẽ bước không thành tiếng, cõi đời bao la vẫn ngân dài. Mỗi khúc hát của TCS là mỗi giấc mơ hoá thân thu mình bé lại làm mưa tan giữa trời, là mỗi lần tâm hồn bụi bậm thường nhật của chúng ta được tuôn tưới, gột rửa.

    Thơ ca đích thực nảy sinh từ vũ điệu của tâm hồn (Inayat Khan). Từ thơ mà nhịp điệu của tâm hồn được thể hiện. Có người sẽ cho rằng nét nhạc của Trịnh Công Sơn giản dị, đơn điệu. Hẳn là anh chuộng sự đơn sơ, giản dị, nhưng đây là cái giản dị của sự đạm bạc, khổ hạnh, nghèo mà vẫn giàu những cảm thức mĩ học tao nhã. Nét nhạc ??ođơn điệu??? (monotone hay thể monophonic ballade) đó lại là dòng cảm thức cô tịch, của cá nhân trực cảm được nỗi cô đơn với vũ trụ, thiên nhiên. Người ôm lấy muôn loài nằm trong tiếng bi ai. Tiếng bi ai đó thấm cả vào lòng cảnh vật, sỏi đá tưởng là vô tri. Làm sao em biết bia đá không đau... Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau... Cảm được cái u ẩn của vết lăn trầm hằn trên phiến đá nâu thêm ưu phiền... hoặc có một dòng sông đã qua đời từ cơn mộng du nương chảy theo dòng sông là chứng nhân già nua của địa cầu để đọc xem nó đã ghi lại những gì về tình yêu sau những cơn địa chấn kinh hoàng. Lời thơ nhạc ở đây ??odiệu??? ở chỗ như những ngón tay búng vào đúng những phím tơ trên mỗi người và để thả trí tưởng tượng thâm nhập vào tính vô tận của đời sống. Trên mỗi thân người có nghìn phím tơ, búng ngón tay đàn thức dậy ước mơ... Ðôi khi thấy trên lá khô một dòng suối...

    Và nếu để đi tới chỗ rốt ráo vượt trên cả cái tiếng nhạc: đó là tiếng người trong tiếng thơ Trịnh Công Sơn. Tiếng của thân phận cát bụi úp mặt bùi ngùi trên đường: tiếng thiết tha ân cần của một tình yêu vô ngã, hỉ xả để gió cuốn đi, để tim lăn trên đường mòn, để tình yêu xay mòn thành đá cuội, để treo tình trên chiếc đinh không [trên cây thập giá đời], để ru tình nên chịu quì gối vong nô, để làm đá cuội mà lăn theo gót hài,... Chúng ta có thể kết tinh tất cả những hình ảnh đó vào trong sự tự nguyện chọn ??oqui y??? hay ở trọ trong chính đôi chân của một người đẹp: đi đứng ở trọ đôi chân Thuý Kiều. Ðôi chân ấy chính là đôi chân của đoạn trường. Yêu cái giọng người nhu mì của Trịnh Công Sơn rõ ràng đã đồng điệu với thi sĩ Lorca: ??oThi ca đích thực chính là tình yêu, hết mình, quên mình... Tôi có thể nói với bạn rằng tôi ghét tiếng phong cầm, đàn, sáo. Tôi yêu cái tiếng người. Cái tiếng người đã chịu hạ mình vì tình yêu.??? Tình yêu hết mình đó chính là viên ngọc để Dã Tràng nghe và cảm thông được tiếng của muôn loài... Hoặc dẫu biết gập gềnh nhiều kiếp lưu vong nhưng vẫn gánh kiếp của một tên tuyệt vọng Sisyphus để lăn tảng đá đời: Ta lăn đời đã quá đôi tay vẫn còn ôm mịt mùng...

    Cảm thức mĩ học [như trong Thiền tông, đã nói ở trên] và hồn thơ của Trịnh Công Sơn cũng rất gần với những đoản khúc hoà ca (waka): ??ođem quả tim làm hạt giống gieo, để từ đó nở ra vạn lá biếc của lời??? (Vạn Diệp Tập). TCS đã hoà điệu được cả hai mặt cảm xúc và biểu hiện phương Ðông bằng con đường khổ hạnh và tối thiểu (Minimalism) cần phải có trong tâm linh và nghệ thuật. Hơn nữa, cảm thức thẩm mĩ của anh trong nỗi ám ảnh về cái đẹp, vô thường, cái chết... cũng như khúc thức ballade của anh (mang âm hưởng chung của Ðông [Nam] Á) màu sắc gần với những bài hát ru và dân dao (minyo) của Nhật -- giải thích một phần cho tầm ảnh hưởng không nhỏ các ca khúc của anh đối với người Nhật vốn nổi tiếng về khiếu thẩm mĩ. Về mặt lịch sử, có sự đồng cảm của Nhật đối với một đất nước trong và sau cuộc chiến cũng tang thương, đầy hiểm nguy và thường trực giáp mặt với cái chết. Sự gặp gỡ của Trịnh Công Sơn trong Thiền học cũng là để tìm ra một đạo sống, một lối thoát bằng ý niệm đồng hoá sống với chết, sinh không tách li khỏi tử. Ðời sống được cái chết hầu cận, cái chết tháp tùng đời sống, cả hai cùng nối liền một vòng tử sinh. Người chết nối linh thiêng vào đời. Trong khi ta về lại thấy ta đi. Hoặc phủ nhận cả hai để đi tới chỗ vô thuỷ vô chung: Không có cái chết đầu tiên... Không có cái chết sau cùng. Từ đó anh đã thăng hoa cho cát bụi tuyệt vời... Chìm dưới đất kia hạt cát bao la. Bởi không chỉ riêng cái chết mới là một khủng hoảng toàn diện, mà sống cũng là một khủng hoảng1. Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời... Sống trong cái chết cũng có thể hình dung một cách ngịch lí bằng đời sống được ngắm nhìn từ cõi chết, qua cách nhìn của nhà một nhà văn Tây ban nha: ??o...Tôi muốn nhìn thế giới này bằng nhãn quan từ bờ bên kia... Tất cả phụ thuộc vào cái nhìn của tôi lên bạn như kẻ chết nhìn vào kẻ chết; Tôi đang sống trong một hoàng hôn vĩnh cửu của cõi chết, tôi ngửi thấy những đoá hoa tựa như mùi tử thi...??? (Valle Inclán). Trịnh Công Sơn đã từng nói về ??ocái chết yêu dấu??? được hoá kiếp trong tình yêu hay trong mỗi tình khúc của anh: Bởi cái chết đã dựng hình tượng trong cõi sống... Con người chỉ là một loài thiêu thân vô tội bay mãi vào ảo-tưởng-tình-yêu. Chỉ có trong tình yêu ta mới bắt gặp được cái chết của chính mình. Tình yêu cũng mở ngõ cho những lần hoá kiếp. Hãy thử bước vào thế giới đó để khởi đầu bằng một cái chết thật vô cùng yêu dấu (Tình Khúc, 1967).

    (tiếp...)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 07:52 ngày 06/07/2003
  10. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Chiêm Ngắm Đoá Hoa Vô Thường (2)
    ---------------------------------------------------------
    Trịnh Công Sơn đã từng và ngay lúc này đây đang vọng nhìn cuộc đời từ bờ bên kia: mệt quá thân ta này, nằm xuống với đất muôn đời. Kìa còn biết bao người, dìu dặt tới quanh đây. Ðã từng ta thấy em trong tiền kiếp tới cách nhìn sau này với nhãn quan lưỡng nguyên pha thêm tính u mặc (humour) kiểu Bùi Giáng trong bài hát Con mắt còn lại. (Cõi bờ con mắt Hoa Nghiêm, con mắt còn lại một con khóc người/Bây giờ riêng đối diện tôi, còn hai con mắt khóc người một con. ?" B.G.). Con mắt còn lại là con mắt Hoa Nghiêm: con mắt thứ ba: con mắt huệ nằm giữa trán.

    Văn Cao đã gọi chính danh Trịnh Công Sơn là người ca thơ ?" để nói về các thi ca sĩ troubadour/minstrel -- những sứ giả sống để phụng thờ và ca tụng tình yêu như là nguồn sáng cứu rỗi trong đêm trường Trung cổ. Một khoảnh khắc sống với quả tim yêu nồng nhiệt đáng giá hơn một trăm năm sống bằng quả tim khô héo, dù ngay cả khi ca tụng tình yêu bằng những bài tình ca không có hạnh phúc. Ðời thi ca sĩ là một kiếp rong chơi:

    Ðời vẽ tôi tên mục đồng
    Rồi vẽ thêm con ngựa hồng
    Từ đó lên đường phiêu linh.
    Ðời vẽ trong tôi một ngày
    Rồi vẽ thêm đêm thật dài
    Từ đó tôi thề sẽ rong chơi...
    (Chỉ có ta trong một thời)
    Chính phong thái bohemien/gypsy này mà hình ảnh người du ca Trịnh Công Sơn với cây đàn guitar cùng ?onữ hoàng chân đất? Khánh Ly thời ấy (1967) hiện ra giữa trời và trong các quán càfê (sau đó là cặp tình nhân Lê Uyên và Phương), họ là những café cantanta (ca sĩ hát trong quán càfê) là một luồng sinh khí mới thu hút được một thế hệ rất lớn những aficionado (người hâm mộ), và đã trở nên một dấu ấn sâu đậm khó quên đối với họ. Phong thái này mặc dù thiếu cái passion2 động của tiết nhịp flamenco nhưng nó lại là cái Passion3 tĩnh -- đúng lúc để lặng mình mà chiêm ngắm lại những vết thương lòng của người VN, của những vết lăn trầm, của thân xác quê hương đang tan nát từng giờ trong những Ca Khúc Da Vàng (1967). Những bài hát ru như Ngủ đi con, Lời mẹ ru và đặc biệt bài Ca dao mẹ: hình ảnh người mẹ ngồi trăm năm như thân tượng buồn để lại quê hương là pho tượng bi cảm Pieta (Thương xót) sống động về người mẹ VN ru con, ru mình, ru quê hương trong tiếng võng bấp bênh phận người, trong lúc thần chết đang bay chập chờn... Cũng có thể nói phần lớn ca khúc TCS là những bài hát ru và hát kể và là những tự tình khúc. Rất nhiều lời tỏ tình mở đầu ca khúc của anh luôn là ngôn ngữ nói đằm thắm gần gũi đời thường như: Chiều nay em ra phố về... Ngày mai em đi..., Ði về đâu hỡi em... Em còn nhớ hay em đã quên... Không có đâu em này... TCS đã thăng hoa cho cái hồn đầy nhạc tính của tiếng Việt.

    Những khúc ca thơ chủ đề thân phận như Vết lăn trầm, Dấu chân địa đàng, Từng ngày qua, Ru ta ngậm ngùi, Xin mặt trời ngủ yên, ... làm ta nhớ tới những Trầm Ca (Cante Jondo của García Lorca)4, chúng thổ lộ được hết cái hồn duende -- tiếng kêu bi thương phát toả được từ đáy lòng u uẩn -- được hát lên trong những quán café, góc phố, hoặc trong không khí bè bạn. Chúng biểu lộ được cái thân phận du mục của người VN trong thời chiến, trong khi không thể kiếm được tình tự đó nơi những rạp hát hào nhoáng thường là nơi mua bán cảm xúc như những sản phẩm; những nơi đó khó có thể là môi trường thích hợp cho nhạc Trịnh Công Sơn. Ca khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời... cũng làm thức dậy cái tính độc lập ?vô chính phủ? (arnachy) trong tiềm thức của thanh niên. Từ đó ta hiểu tại sao nhạc TCS từng là mối ?otaboo? (cấm kị) đối với chính quyền của cả hai phía, nó bị kết án với cái tên gọi là nhạc Xanh. Xanh, bởi nó không theo Vàng hoặc Ðoû. Hay có thể nói nhạc Xanh cũng là Blues5 bởi nó nói lên được cái thân phận nô lệ da vàng đầy tủi nhục. Nhìn lại Gia tài của mẹ là khát vọng ?ogiải thực? (decolonization) cho cái tinh thần bị tha hoá của người Việt, đặc biệt là ở giới cầm quyền và trí thức trong thời nội chiến6. Rất nhiều hình tượng về người Mẹ và người Nữ biểu tượng cho tình yêu xuyên suốt trọn đời sáng tác của TCS, đó là sự hướng về Nữ tính Vĩnh cửu (Éternal Féminin -- Goethe) làm biểu tượng cho sự cứu rỗi chung.

    Ðịnh mệnh của người thi ca sĩ Trịnh Công Sơn như định mệnh của chàng Orpheus [trong thần thoại Hi lạp] đã phải hành hương xuống tận cõi âm ti, bằng mãnh lực của lời thơ tiếng nhạc làm nguôi dịu những linh hồn đang bị đày đoạ và để cứu lại người tình đã bị rắn độc giết hại. Tiếng hát cung đàn lyra của Orpheus cũng đã cứu bao người khỏi chết vì giọng mật ngọt của ngư nữ Siren huyễn hoặc giữa trùng khơi... Do màu sắc tâm linh trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn nên tự chúng không thể là loại ca khúc phổ thông để tiêu khiển, vì khi hát lên được cái hồn trầm uất của mình là giải nguôi được cho tâm bệnh của mình. Ở trong đó đã tiềm ẩn chức năng chữa trị của các shaman (thầy mo) là dùng những khúc phù chú để chữa lành xoa dịu nỗi đau tâm hồn và thể xác. Shaman là nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, thầy thuốc đồng thời hiệp thông giữa hai cõi sống và chết -- làm vai trò giải tà, giải oan và chiêu tụ. Ðiều này thấy trong Ca Khúc Da Vàng và như trong lời mở đầu kêu gọi thống thiết của Trịnh Công Sơn trong Kinh Việt Nam (1968): Ta phải đi tới bằng con tim sứ giả mang niềm tin và lời hứa hẹn của những người đã nằm xuống... Xin đừng bao giờ làm kẻ phản bội với một quá khứ hiển linh...

    Dõi trông cuộc hành hương của người du ca sĩ Trịnh Công Sơn ta thấy nhạc khởi đầu đã hoà chung vào với từng giọt nước mắt buồn rơi trong đêm mưa từ độ ấy... và từ đó đêm[và mưa] bao trùm lên những ca khúc của anh ?" như những bài Tụng ca Ðêm của thi sĩ Novalis: ?oÐêm đã trở nên, dạ con kết trái, đầy những mạc khải...? ?" Ðêm ta nằm nghe tiếng trăm năm... đêm nghe tiếng muôn trùng, đêm nghe tiếng khóc cười của bào thai. Hoá thân vào dòng thác đêm là cái chết đang cuốn trôi đi tất cả trong Ðêm thấy ta là thác đổ. Ðêm mạc khải cho trăng vàng khai hội một đoá hoa quỳnh. Từ đó ta là đêm nở đoá hoa vô thường...

    Từ thánh vịnh ca Cát bụi tới hương thiền ca Ðoá hoa vô thường, ở thời khoảng giữa đã là một hành trình vượt qua những chặng thương khó của từng Ca Khúc Da Vàng đầy ắp những hình ảnh thánh giá, khổ nạn, phúc âm, lời kinh đêm, vực sâu, những lời truyền tin đợi chờ phục sinh... là nỗi tuyệt cùng chỉ còn hi vọng vào sự cứu rỗi của tình yêu. Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người, này em xin cứu một người, này em có nhớ cuộc đời... Ðợi chờ yêu thương trên cây thánh giá. Ðời có sân si dưới bóng bồ đề... Cho tới thời điểm tĩnh tịch giữa ngọ7cây trưa thu bóng dài và tôi thu bóng tôi là nỗi khát khao đi tìm lại sự an nhiên (người về soi bóng mình) trong cõi tâm linh với hương thiền đầy tính mĩ học (mà thiền sư Nhật Suzuki Daisetz đã tung gieo ra ngoài thế giới). Những tác phẩm mang hương vị Thiền thời kì này (1972 ?"75) như Ở trọ, Biết đâu nguồn cội, Ngẫu nhiên, Nguyệt ca, Níu tay nghìn trùng, Giọt lệ thiên thu, Lời thiên thu gọi, Phôi pha, Bên đời hiu quạnh, Ðêm thấy ta là thác đổ, Cũng sẽ chìm trôi, Tự tình khúc, Một cõi đi veà,... và được ?oviên thành? bằng tổ khúc Ðoá hoa vô thường. Ðoá hoa vô thường có thể coi là bức ?otứ bình? bằng nhạc, thơ và hoạ mở ra cho ta thấy trọn cuộc hành trình tâm linh đi tìm ý nghĩa trong cuộc hội ngộ với tình yêu, cái đẹp, cái vô thường.

Chia sẻ trang này