1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Home tiến bộ lắm, đã cho mọi người cái nguồn của tư liệu rồi. Cố gắng phát huy em nhé!
    À, nhắn thêm này: Tiêu đề bài viết nên viết bằng font chữ lớn và đậm như blue293 đã làm ấy. Như thế mọi người dễ nhận ra hơn, nhất là trong tình trạng topic này đang có quá nhiều bài như hiện nay. Em hiểu chứ?
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  2. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn
    Kẻ hát kinh trong cõi người lầm lạc

    - Nguyễn Tiến -

    Căn lầu 2 ngó xuống một giòng sông ra biển.Bầu trời đùn mây, trắng ơi là trắng. Mỗi cốc rượu trên tay mỗi người, cạn rồi đầỵ Đầy rồi cạn. Đã có nước chữa lửa là sữa trời ngoài kiạCó nước chữa lửa là tiếng hát của những bài ca đã sáng tác, vừa mới sáng tác, trong nàỵ Nên cứ uống, mài miệt uống. Rượu say người mà người nào say rượu: Cuộc sinh hoạt ly chén đã được bày biện.
    Nói rõ ra, sông là sông Đồng naị Căn lầu là thuộc cư xá Thanh Đa, miền phụ cận Sài gòn, nơi đây đã bày ra cuộc vui giữa kẻ hèn tôi, một người làm nhạc , ông Nguyễn Sáng, và một cán bộ địa phương. Người làm nhạc có tên TCS, lần đầu tiên tôi gặp, thời gian sau bảy lăm.
    Anh đã hát nhạc mình say sưa, bài này qua bài khác,không ngưng nghỉ.
    Dù mới gặp anh qua hình hài xương thịt, quả thực tôi đã từng gặp anh từ thuở ấu thơ, qua trí tưởng.
    Hồi đó, TCS đã phá những giấc ngủ trưa của tôị Anh đã mượn môi người đẹp Hà Thanh, vẽ lên hình dạng những mùa thu đi ở Huế. Những mùa thu rang rảng đi, rồi những mùa thu rang rảng về, cái cần cổ radio của đài phát thanh Huế, cứ rướn lên mỗi trưa, không cho tôi ngủ, làm tôi thao thức, làm tôi xao xuyến, làm tôi ...nhìn những mùa thu đi, tôi nghe sầu lên trong nắng, ...giữa trưa ngọ hanh hao của Huế, lại chói chan như cặp mắt trừng của ngài Đạt mạ. Hồi đó, tôi dần trở thành người hát "hay" trong lớp trường Nam Ngọc. Và cũng hồi đó, có lẽ cái cortex trong đầu tôi đã nở ra lần thứ hai, sau một thời nằm nghe tiếng mẹ ru ngủ bên nôi, với điệu nam ai, nam bình... ôi khúc hát râm ran rạo rực, làm như cõi đời này chỉ có những mùa thu là đáng nói, mà tôi không biết ai làm, cho tới khi lớn lên. Những buổi trưa không ngủ chới với, hụt hẫng trong ngày của Huế ấy, sau này đã giúp tôi hiểu thế nào là tư tưởng giờ ngọ của Nietzsche, living on the edge của Gurdieff..., ít ra qua cảm tính, qua trái tim bừng bừng thổn thức của tôị
    Tôi đã theo gió và lớn lên, đúng như ý thơ của ẹe cumming, với cái biền ngẫu rhétorique này: the harder the wind blows, the taller I am mà nôm Việt đã khéo gọi "lớn như gió". Tôi đã lớn lên cả thần trí lẫn thân xác song song với những bài hát của TCS mỗi ngày mỗi đầy, mỗi ngày mỗi khởi sắc đa dạng, cho tới ngàỵ..
    Tôi đã uống với anh trong một buổi trưa với mây trắng ***g lộng như thế. Anh đã dành cho tôi hát nhạc tôi làm lén lút trong trại cải tạo ...Cho người tình cố xứ. Xa nhau bao tháng ngàỵ Gió đêm này trổ dậỵ Thổi hồn em tới đâỵ.. Và cái coda: Em ở xa chắc đã hắt hơị Tin anh về tình lại sáng ngờị. Kẻ hát người nghe, chén thù chén tạc.Nhưng tôi đã dở chứng nói sảng về thời thế những gì, trong cơn túy lúy lúc cuộc gần tàn? Cốc rượu nhỏ do người cán bộ châm vào, sau mỗi câu tôi cứ nốc ực, liên tục, liên tục đến không biết bao nhiêu nữạ Đó chính cái hứng tình cho lần đầu tiên giáp mặt thiên tài TCS đã đẩy tôi vào chỗ tê liệt phản ứng.Tôi không còn ngăn được mình . Càng uống càng nói, không còn nhớ chi tiết gì nhưng nhớ chắc là nói đến đề tài hận thù dân tộc đang xảy trên quê hương Việt nam. TCS đã nhìn tôi ái ngại, bàn tay anh đặt trên miệng cốc: Thôi Tiến, thôi Tiến (tên anh đã học được lúc rời tạm bàn và hỏi nhỏ người nhà) Nhìn cử chỉ của anh, người cán bộ biết không thể châm rượu thêm để khai thác tôi được nữẳ). Tôi không muốn nghĩ như thế. Chính bàn tay anh giúp tôi thoát ra ngoài cạm bẫy lần đó.Rồi cũng đến phút chia taỵ.. Tôi rời bàn, lúc bước xuống lầu còn ngó ra , trên cao mây trắng còn rót sữa, hơi ngã vàng vì buổi chiều đang tớị
    Trên đường về tặt lưỡi mãi, thầm cảm ơn anh, người nghệ sĩ giàu lòng nhân hậụ
    Sau lần đó một tháng thì rời Việt nam. Tôi dẫn ghe, 113 người vượt biên. Đức vớt, ở đó hơn năm thì qua Mỹ. Sau chuỗi dài năm tháng ở đây, vào một ngày,tôi nhận ra ở trường ca "đóa hoa vô thường" của anh vẻ lạ lùng kỳ diệu bất khả thuyết của âm nhạc. Anh làm nhạc đấy, anh tỏ lời đấy, nhưng nhạc của anh không phải là nhạc, lời của anh không phải là lời, chúng thuộc về "cõi không", chúng ở bên kia, chưa ai đặt chân.
    Thật đó,người ta có thể làm nhạc như Beethoven, Mozart, Bach, Lehar, J. Strauss... nhưng không thể làm nhạc như TCS. Tôi không muốn nói đến bình diện thế tục những chuyển âm, tiết tấu tự nhiên như nhiên(natura naturans), lúc dìu dặt, lúc xoang điệu dồn dập tài tình trong bản trường ca vừa nhắc, tôi muốn nói đến đằng sau những tiết tấu, chuyển âm ấy sáng lên ánh đạo mầu, đạo pháp mà tôi ngưỡng mộ. Với tôi, anh chỉ mượn âm ba mà gửi gắm cho thế gian ánh đạo mầu đó thôị Mà âm nhạc là biểu trưng rõ nét lắm giòng trầm luân, điên đảo của kiếp người, là loại hình nghệ thuật cao nhất; đạt tới một thứ khai mở tri kiến bằng âm nhạc tinh khiết thì chỉ có TCS mới đủ cơ duyên làm nổị Trong "đóa hoa vô thường" nổi lên hình ảnh:lấy hạt sen khô, đập lên trán,hạt vỡ, nuốt hạt vào lòng. Sen và người thành một. Anh là đóa sen đó, đóa sen vô thường. Nhân và quả đồng thờị Hình ảnh siêu tuyệt!
    Hẳn anh đã có lần, trong bóng tối tịch lặng, miên mật của tận đáy tâm hồn anh, tự mỉm cười thanh thản trước những công trình do anh tạo dựng, không ai hay biết.
    Nhưng, TCS là ai giữa cõi người nàỷ
    Anh đã tới giữa cõi người, sống và viết nhạc. Đã xóa bỏ biên giới giữa đời sống và âm nhạc. Toàn khối, không chia chẻ. Đã sống rất nhạc và viết nhạc rất thợ Đã trầm ẩm tận lạch nguồn của phù thế, tận khổ nạn của kiếp người chung và dân tộc Việt riêng, đã nhận mặt đảo điên mà mượn âm nhạc để đưa hơi, thống thiết kêu đòi tình yêu giữa con ngườị.. tình yêu bí nhiệm. Yêu người lòng chợt từ bi bất ngờ. Ôi chúng sinh...Sao ở nơi này mà lại có chúng sinh? (kinh Diệu pháp Liên hoa)... Anh đã mở ra thế giới âm nhạc như mở một cửa thành, tạo tiếng sấm nổ vang trong nền trời âm nhạc Việt và thế giớị Anh đã đến và đã đị Nietzche nói như Phật: Không phải đời sống vĩnh cửu mà cái sống (aliveness) vĩnh cửụ Sự ra đi của anh chỉ đánh dấu một giai đoạn sống đã kết thúc, một giai đoạn mà anh đã mang bảo vật hiến dâng trần gian trong một tấm lòng trong ngần thanh bạch.
    Hãy đảo lộn câu nói quen thuộc: Đời sống thì ngắn nghệ thuật thì dài (ars longa, vita brevis) thành : Nghệ thuật thì ngắn đời sống thì dài(ars brevis, vita longa) để áp dụng riêng cho trường hợp một TCS. Với tôi, nghệ thuật ở TCS là một cái gì đã cụ túc, hoàn tất, không dở dang. Anh chẳng cần nối tóc để sống hai đời, bởi một đời âm nhạc anh đã chạm tới bầu trời tột đỉnh của nghệ thuật cho mọi thời, mọi nơị Cho nên,
    TCS không của riêng Việt nam, TCS của chung thế giớị
    Đừng nói thế, TCS chẳng bao giờ bị mắc kẹt giữa 2 lằn đạn, giữa gọng kềm nhị nguyên quốc gia -cọng sản, TCS đã siêu lên những thứ đó với tấm lòng thanh thản như nhiên. Dù anh có thể là thác đổ, nhưng phải biết rằng, tự tính của thác vẫn thường hằng ngưng đọng.
    Phải biết rằng, thác Niagara vẫn muôn đời câm lặng. Và TCS đã trở về cơn câm lặng nền tảng tột cùng, sau chặng đường hát kinh trong cõi người lầm lạc.
    Nguyễn Tiến
    San Jose, đầu tháng tư năm 2001
    http://www.giaodiem.com/vanhoc/trinhcongson.htm
    - Theo VMDB -
    Được lissette sửa chữa / chuyển vào 00:12 ngày 17/09/2002
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 04:18 ngày 05/07/2003
  3. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn
    Kẻ hát kinh trong cõi người lầm lạc

    - Nguyễn Tiến -

    Căn lầu 2 ngó xuống một giòng sông ra biển.Bầu trời đùn mây, trắng ơi là trắng. Mỗi cốc rượu trên tay mỗi người, cạn rồi đầỵ Đầy rồi cạn. Đã có nước chữa lửa là sữa trời ngoài kiạCó nước chữa lửa là tiếng hát của những bài ca đã sáng tác, vừa mới sáng tác, trong nàỵ Nên cứ uống, mài miệt uống. Rượu say người mà người nào say rượu: Cuộc sinh hoạt ly chén đã được bày biện.
    Nói rõ ra, sông là sông Đồng naị Căn lầu là thuộc cư xá Thanh Đa, miền phụ cận Sài gòn, nơi đây đã bày ra cuộc vui giữa kẻ hèn tôi, một người làm nhạc , ông Nguyễn Sáng, và một cán bộ địa phương. Người làm nhạc có tên TCS, lần đầu tiên tôi gặp, thời gian sau bảy lăm.
    Anh đã hát nhạc mình say sưa, bài này qua bài khác,không ngưng nghỉ.
    Dù mới gặp anh qua hình hài xương thịt, quả thực tôi đã từng gặp anh từ thuở ấu thơ, qua trí tưởng.
    Hồi đó, TCS đã phá những giấc ngủ trưa của tôị Anh đã mượn môi người đẹp Hà Thanh, vẽ lên hình dạng những mùa thu đi ở Huế. Những mùa thu rang rảng đi, rồi những mùa thu rang rảng về, cái cần cổ radio của đài phát thanh Huế, cứ rướn lên mỗi trưa, không cho tôi ngủ, làm tôi thao thức, làm tôi xao xuyến, làm tôi ...nhìn những mùa thu đi, tôi nghe sầu lên trong nắng, ...giữa trưa ngọ hanh hao của Huế, lại chói chan như cặp mắt trừng của ngài Đạt mạ. Hồi đó, tôi dần trở thành người hát "hay" trong lớp trường Nam Ngọc. Và cũng hồi đó, có lẽ cái cortex trong đầu tôi đã nở ra lần thứ hai, sau một thời nằm nghe tiếng mẹ ru ngủ bên nôi, với điệu nam ai, nam bình... ôi khúc hát râm ran rạo rực, làm như cõi đời này chỉ có những mùa thu là đáng nói, mà tôi không biết ai làm, cho tới khi lớn lên. Những buổi trưa không ngủ chới với, hụt hẫng trong ngày của Huế ấy, sau này đã giúp tôi hiểu thế nào là tư tưởng giờ ngọ của Nietzsche, living on the edge của Gurdieff..., ít ra qua cảm tính, qua trái tim bừng bừng thổn thức của tôị
    Tôi đã theo gió và lớn lên, đúng như ý thơ của ẹe cumming, với cái biền ngẫu rhétorique này: the harder the wind blows, the taller I am mà nôm Việt đã khéo gọi "lớn như gió". Tôi đã lớn lên cả thần trí lẫn thân xác song song với những bài hát của TCS mỗi ngày mỗi đầy, mỗi ngày mỗi khởi sắc đa dạng, cho tới ngàỵ..
    Tôi đã uống với anh trong một buổi trưa với mây trắng ***g lộng như thế. Anh đã dành cho tôi hát nhạc tôi làm lén lút trong trại cải tạo ...Cho người tình cố xứ. Xa nhau bao tháng ngàỵ Gió đêm này trổ dậỵ Thổi hồn em tới đâỵ.. Và cái coda: Em ở xa chắc đã hắt hơị Tin anh về tình lại sáng ngờị. Kẻ hát người nghe, chén thù chén tạc.Nhưng tôi đã dở chứng nói sảng về thời thế những gì, trong cơn túy lúy lúc cuộc gần tàn? Cốc rượu nhỏ do người cán bộ châm vào, sau mỗi câu tôi cứ nốc ực, liên tục, liên tục đến không biết bao nhiêu nữạ Đó chính cái hứng tình cho lần đầu tiên giáp mặt thiên tài TCS đã đẩy tôi vào chỗ tê liệt phản ứng.Tôi không còn ngăn được mình . Càng uống càng nói, không còn nhớ chi tiết gì nhưng nhớ chắc là nói đến đề tài hận thù dân tộc đang xảy trên quê hương Việt nam. TCS đã nhìn tôi ái ngại, bàn tay anh đặt trên miệng cốc: Thôi Tiến, thôi Tiến (tên anh đã học được lúc rời tạm bàn và hỏi nhỏ người nhà) Nhìn cử chỉ của anh, người cán bộ biết không thể châm rượu thêm để khai thác tôi được nữẳ). Tôi không muốn nghĩ như thế. Chính bàn tay anh giúp tôi thoát ra ngoài cạm bẫy lần đó.Rồi cũng đến phút chia taỵ.. Tôi rời bàn, lúc bước xuống lầu còn ngó ra , trên cao mây trắng còn rót sữa, hơi ngã vàng vì buổi chiều đang tớị
    Trên đường về tặt lưỡi mãi, thầm cảm ơn anh, người nghệ sĩ giàu lòng nhân hậụ
    Sau lần đó một tháng thì rời Việt nam. Tôi dẫn ghe, 113 người vượt biên. Đức vớt, ở đó hơn năm thì qua Mỹ. Sau chuỗi dài năm tháng ở đây, vào một ngày,tôi nhận ra ở trường ca "đóa hoa vô thường" của anh vẻ lạ lùng kỳ diệu bất khả thuyết của âm nhạc. Anh làm nhạc đấy, anh tỏ lời đấy, nhưng nhạc của anh không phải là nhạc, lời của anh không phải là lời, chúng thuộc về "cõi không", chúng ở bên kia, chưa ai đặt chân.
    Thật đó,người ta có thể làm nhạc như Beethoven, Mozart, Bach, Lehar, J. Strauss... nhưng không thể làm nhạc như TCS. Tôi không muốn nói đến bình diện thế tục những chuyển âm, tiết tấu tự nhiên như nhiên(natura naturans), lúc dìu dặt, lúc xoang điệu dồn dập tài tình trong bản trường ca vừa nhắc, tôi muốn nói đến đằng sau những tiết tấu, chuyển âm ấy sáng lên ánh đạo mầu, đạo pháp mà tôi ngưỡng mộ. Với tôi, anh chỉ mượn âm ba mà gửi gắm cho thế gian ánh đạo mầu đó thôị Mà âm nhạc là biểu trưng rõ nét lắm giòng trầm luân, điên đảo của kiếp người, là loại hình nghệ thuật cao nhất; đạt tới một thứ khai mở tri kiến bằng âm nhạc tinh khiết thì chỉ có TCS mới đủ cơ duyên làm nổị Trong "đóa hoa vô thường" nổi lên hình ảnh:lấy hạt sen khô, đập lên trán,hạt vỡ, nuốt hạt vào lòng. Sen và người thành một. Anh là đóa sen đó, đóa sen vô thường. Nhân và quả đồng thờị Hình ảnh siêu tuyệt!
    Hẳn anh đã có lần, trong bóng tối tịch lặng, miên mật của tận đáy tâm hồn anh, tự mỉm cười thanh thản trước những công trình do anh tạo dựng, không ai hay biết.
    Nhưng, TCS là ai giữa cõi người nàỷ
    Anh đã tới giữa cõi người, sống và viết nhạc. Đã xóa bỏ biên giới giữa đời sống và âm nhạc. Toàn khối, không chia chẻ. Đã sống rất nhạc và viết nhạc rất thợ Đã trầm ẩm tận lạch nguồn của phù thế, tận khổ nạn của kiếp người chung và dân tộc Việt riêng, đã nhận mặt đảo điên mà mượn âm nhạc để đưa hơi, thống thiết kêu đòi tình yêu giữa con ngườị.. tình yêu bí nhiệm. Yêu người lòng chợt từ bi bất ngờ. Ôi chúng sinh...Sao ở nơi này mà lại có chúng sinh? (kinh Diệu pháp Liên hoa)... Anh đã mở ra thế giới âm nhạc như mở một cửa thành, tạo tiếng sấm nổ vang trong nền trời âm nhạc Việt và thế giớị Anh đã đến và đã đị Nietzche nói như Phật: Không phải đời sống vĩnh cửu mà cái sống (aliveness) vĩnh cửụ Sự ra đi của anh chỉ đánh dấu một giai đoạn sống đã kết thúc, một giai đoạn mà anh đã mang bảo vật hiến dâng trần gian trong một tấm lòng trong ngần thanh bạch.
    Hãy đảo lộn câu nói quen thuộc: Đời sống thì ngắn nghệ thuật thì dài (ars longa, vita brevis) thành : Nghệ thuật thì ngắn đời sống thì dài(ars brevis, vita longa) để áp dụng riêng cho trường hợp một TCS. Với tôi, nghệ thuật ở TCS là một cái gì đã cụ túc, hoàn tất, không dở dang. Anh chẳng cần nối tóc để sống hai đời, bởi một đời âm nhạc anh đã chạm tới bầu trời tột đỉnh của nghệ thuật cho mọi thời, mọi nơị Cho nên,
    TCS không của riêng Việt nam, TCS của chung thế giớị
    Đừng nói thế, TCS chẳng bao giờ bị mắc kẹt giữa 2 lằn đạn, giữa gọng kềm nhị nguyên quốc gia -cọng sản, TCS đã siêu lên những thứ đó với tấm lòng thanh thản như nhiên. Dù anh có thể là thác đổ, nhưng phải biết rằng, tự tính của thác vẫn thường hằng ngưng đọng.
    Phải biết rằng, thác Niagara vẫn muôn đời câm lặng. Và TCS đã trở về cơn câm lặng nền tảng tột cùng, sau chặng đường hát kinh trong cõi người lầm lạc.
    Nguyễn Tiến
    San Jose, đầu tháng tư năm 2001
    http://www.giaodiem.com/vanhoc/trinhcongson.htm
    - Theo VMDB -
    Được lissette sửa chữa / chuyển vào 00:12 ngày 17/09/2002
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 04:18 ngày 05/07/2003
  4. dong533

    dong533 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Oái!
    Bà con ơi, cái Topic này có 9 trang, mà từ trang 1 đến trang 8 chỉ có một nội dung!
    Mod nào có thời gian xử lý cái vụ này nhe!
  5. dong533

    dong533 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Oái!
    Bà con ơi, cái Topic này có 9 trang, mà từ trang 1 đến trang 8 chỉ có một nội dung!
    Mod nào có thời gian xử lý cái vụ này nhe!
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Có một nhà thơ tên Trịnh Công Sơn

    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    'Người ta vẫn gọi Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ chứ chưa thấy ai gọi anh là nhà thơ, dù anh cũng đã in dăm ba bài thơ lẻ. Cũng có người gọi anh là ''người thơ ca'' hay '''người hát thơ'', nghĩa là, anh là người tác hợp giữa thơ và nhạc. Nhưng tôi đã khảo sát ca từ của Trịnh Công Sơn, và tôi dám khẳng định rằng, anh chính là một nhà thơ đích thực''. Đó là những nhận xét của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về ông - cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    ''Cho dù khi sáng tác ca khúc, Trịnh Công Sơn có thể viết lời và nhạc cùng một lúc, hoặc có đoạn lời viết sau khi đã có nhạc, hay trước khi phổ nhạc thì mỗi lời ca của anh đều là những bài thơ hoàn chỉnh kể cả về ý, tứ, cấu trúc, ngôn từ và cảm xúc. Mà Trịnh Công Sơn không phải là một nhà thơ bình thường, anh là nhà thơ rất độc đáo ôm chứa tư tưởng nhân sinh và thời cuộc với một thi pháp khá riêng biệt trong thơ Việt.
    Trịnh Công Sơn rất nhuần nhuyễn trong các thể thơ truyền thống như lục bát, đồng dao. Ngay từ lần đầu tiên nghe ca khúc ''Ở trọ'', tôi đã phát hiện ra đấy là một bài thơ lục bát rất tài hoa. Từ cái chuyện ở trọ bình thường trong đời, anh đã đẩy liên tưởng tới cái ''cõi tạm'' chốn trần gian trong triết lý của Đạo Phật với một cách nói thoải mái, thông minh và hóm. Anh nhìn thấy con chim ở trọ trên cành cây, con cá ở trọ dưới nước, cơn gió ở trọ giữa đất trời, rồi đẩy tới một khái quát bất ngờ:
    ''Trăm năm ở đậu ngàn năm
    Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn''
    Có những liên tưởng còn bất ngờ hơn khi nói tới vẻ đẹp ở trọ trong thân thể, hay tâm hồn của người nữ:
    ''Môi xinh ở đậu người xinh
    Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều''
    Vì thế mà có câu:
    ''Xin cho về trọ gần nhau
    Mai kia dù có ra sao cũng đành''
    Và khi con người đã ở trọ vào nhau bằng tình yêu, thì dù có phải xa rời cõi tạm, vẫn mãi mãi khăng khít cùng nhau:
    ''Tim em người trọ là tôi
    Mai kia về chốn xa xôi cũng gần''
    Nhiều bài thơ phỏng theo nhịp đồng dao (bốn chữ) khá thành công nhờ cách lập tứ và chọn từ như ''Em đi qua chiều'', ''Cũng sẽ chìm trôi'', ''Nhật Nguyệt trên cao - Ta ngồi dưới thấp, nhưng có lẽ ''Ngụ ngôn mùa đông'' mới là một bài thơ bốn chữ gây ấn tượng khó phai mờ trong lòng người đọc. Bài thơ nói về ''Một người Việt Nam - Đi ra dòng sông - Nhớ về cội nguồn... Đi lên đồi non - Nhớ về cội nguồn'' thật tươi đẹp, thật máu thịt, rồi bỗng:
    ''Một ngày mùa đông
    Trên con đường mòn
    Một chiếc xe tang
    Trái mìn nổ chậm
    Người chết hai lần
    Thịt da nát tan...''
    Người Việt ấy ''trái mìn nổ chậm'' của chiến tranh. Cái tứ thơ này không chỉ chia xẻ với cái chết đau thương tang tóc của con người mà còn có sức mạnh tố cáo chiến tranh thật sâu sắc:
    ''Súng từ thị thành
    Súng từ ruộng làng
    Nổ xé da non
    Phố chợ thật buồn
    Cuộn dây gai chắn
    Chắc mẹ hiền lành
    Rồi cũng tủi thân''
    Nhịp thơ năm chữ trong thơ Trịnh Công Sơn cũng xuất hiện không ít, và lặng lẽ tuôn chảy trong veo buồn thương, ngơ ngác. Khi thì khao khát hồn nhiên: ''Môi nào hãy còn thơm - Cho ta phơi cuộc tình - Tóc nào hãy còn xanh - Cho ta chút hồn nhiên'', khi thì hoang vắng, lạnh câm: ''Như đồng lúa gặt xong - Như rừng núi bỏ hoang - Người về soi bóng mình - Giữa tường trắng lặng câm'', khi thì tuyệt vọng ngậm ngùi: ''Không còn, không còn ai - Ta trôi trong cuộc đời - Không chờ, không chờ ai'' (Ru ta ngậm ngùi), và có lúc đầy mộng mơ khao khát giữa ưu phiền: ''Tôi con chim thanh bình - Mơ được sống hồn nhiên - Như hoa trên đồng xanh - Một sớm kia rất hồng'' (Như chim ưu phiền). Nhịp thơ năm chữ vốn rất phổ biến trong đối đáp dân gian, nhưng với Trịnh Công Sơn, nó trở nên ***g lộng, thênh thang và quý phái:
    ''Người ngỡ đã xa xăm
    Bỗng về quá thênh thang
    Ôi áo xưa ***g lộng
    Đã xô dạt trời chiều'' (Tình nhớ)
    Cùng với những ý thơ bất ngờ đến từ trong vô thức:
    ''Trăng muôn đời thiếu nợ
    Mà sông không nhớ ra''
    Hoặc:
    ''Cây trưa thu bóng dài
    Và tôi thu bóng tôi
    Tôi thu tôi bé lại
    Làm mưa tan giữa trời...'' (Biết đâu nguồn cội)
    Ít thấy nhịp thơ sáu chữ ở Trịnh Công Sơn, nhưng không phải là không có. Câu thơ sáu chữ xuất hiện đan xen trong nhiều bài thơ của anh thường tạo được hiệu quả lạ, như một dấu nhấn của cảm xúc và ý tưởng. Ví dụ như trong bài Nhìn những mùa thu đi, sau mỗi câu năm chữ là câu sáu chữ khá hay:
    - Em nghe rầu lên trong nắng
    - Nghe tên mình vào quên lãng
    - Tay trơn buồn ôm nuối tiếc
    Bài ''Ru em'' là một bài thơ lục ngôn từ đầu đến cuối:
    ''Ru em ngủ những đêm khuya
    Ru em ngủ những âm u
    Ru em cùng những u mê
    Ru em dù đã chia xa...''
    Nhân nói đến thơ lục ngôn, tôi bỗng nhớ đến một bài thơ nhịp 3 hết sức đặc biệt của Trịnh Công Sơn. Đó là bài Mưa hồng:
    ''Trời ươm nắng
    Cho mây hồng
    Mây qua mau
    Em nghiêng sầu
    Còn mưa xuống
    Như hôm nào
    Em đến thăm
    Mây âm thầm
    Mang gió lên...''
    Điều đó nói lên sự đa dạng và tài hoa của Trịnh Công Sơn khi sử dụng thi điệu, bởi thơ nhịp 3 thường tươi vui nhí nhảnh, mà ở đây lại tả cái tâm trạng thương nhớ xa xăm: ''Người ngồi xuống/Xin mưa đầy/Trên hai tay/Cơn đau dài...''.
    Nhịp thơ thất ngôn là một sở trường của Trịnh Công Sơn. Dường như anh thẩm thấu Đường thi, nhưng hơi thở thì đã khác. Những câu thơ bảy chữ vào bài hát của anh rất tự nhiên. Nhiều bài thơ (bài hát) đã mở đầu bằng câu thơ bảy chữ thật nhẹ nhàng như chẳng có một cố ý nào. Có thể dẫn ra nhiều những trường hợp như vậy:
    - Một đêm bước chân về gác nhỏ
    - Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
    - Trên đời người trổ nhánh hoang vu
    - Người đi quanh thân thế của người
    - Vẫn thấy bên đời còn có em
    Cũng là thơ thất ngôn, nhưng cách gieo nhiều vần bằng liên tiếp theo cảm hứng âm nhạc, đã khiến cho thơ anh không bị gò ép vào khuôn thước cổ thi, mà thoát ra, phong quang và mềm mại hẳn lên. Có những đoạn thơ chỉ gieo toàn vần bằng:
    ''Màu nắng hay là màu mắt em
    Mùa thu mưa bay cho tay mềm
    Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
    Rồi có hôm nào mây bay lên
    Lùa nắng cho buồn vào tóc em
    Bàn tay xôn xao đón ưu phiền
    Ngày xưa sao lá thu không vàng
    Và nắng chưa vào trong mắt em''
    Cũng có khi, thơ thất ngôn của anh được gieo vần trắc:
    ''Em đi biền biệt muôn trùng quá
    Từng cơn gió và từng cơn gió
    Em đi gió lạnh bến xa bờ
    Từng nỗi nhớ trùng trùng nỗi nhớ''
    Lại có khi thơ thất ngôn được tổ chức theo từng khổ ba câu với những hình ảnh thật đẹp, thật lạ như: ''lòng như khăn mới thêu'', ''lòng như nắng qua đèo'', chỉ đọc một lần là bâng khuâng xao xuyến mãi:
    ''Mười năm xưa đứng bên bờ dậu
    Đường xanh hoa muối bay rì rào
    Có người lòng như khăn mới thêu
    Mười năm sau áo bay đường chiều
    Bàn chân trong phố xa lạ nhiều
    Có người lòng như nắng qua đèo''
    Các thi ảnh vừa tươi mới, vừa lạ lùng, cứ nối tiếp nhau hiện lên trong thơ Trịnh Công Sơn để đẩy tứ thơ đến tận cùng bất ngờ: ''Có một dòng sông đã qua đời''. Tại sao dòng sông lại qua đời? Phải chăng, đấy chính là dòng sông biểu tượng cho tình yêu đã cạn!
    Trịnh Công Sơn thuộc thế hệ những người mê đắm thơ mới, và thể thơ tám chữ mà các thi sĩ của phong trào thơ mới đã có công cải hóa và Việt hóa từ thơ Pháp có một nhịp điệu dễ mê hoặc lòng người. Trịnh Công Sơn tiếp thu nhịp điệu này, và chính âm nhạc đã thêm một lần nữa làm thơ tám chữ:
    ''Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
    Giọng người gọi tôi nghe (tiếng) rất nhu mì
    Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
    Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ'' (Bên đời hiu quạnh)
    Hoặc dùng lại đúng cái nhịp Thơ Mới vẫn thường dùng, nhưng tinh thần thì đã khác:
    ''Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
    Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Em là tôi và tôi cũng là em'' (Tôi ơi đừng tuyệt vọng)
    Một thi sĩ với rất nhiều cung bậc trong điệu nhạc tâm hồn, Trịnh Công Sơn thả sức bay lượn trong các nhịp thơ tự do đầy phóng túng. Những câu thơ dài ngắn khác nhau cứ tung tẩy trong các bài thơ tự do của anh. Khi thì triết lý: ''Tình yêu như trái phá con tim mù lòa'', khi thì lộng lẫy: ''Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay'', khi thì trùng điệp: ''Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta'', ''Rừng núi dang tay nối liền biển xa - Ta đi, vòng tay lớn mãi để nối sơn hà'', khi thì gập ghềnh mệt mỏi: ''Ngựa buông vó/ Người đi chùng chân đã bao lần/ Nửa đêm đó/ Lời ca dạ lan như ngại ngùng/ Vùng u tối/ Loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng'', và có khi nhịp điệu trôi xa như sông bỗng quay về gần gũi như mưa:
    ''Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
    Ôi những dòng sông nhỏ
    Lời hẹn thề là những cơn mưa''
    Dù là phóng túng trong thơ tự do, nhưng vần điệu và ý tưởng lạ và đẹp ở thơ anh giống như chiếc neo thuyền, neo vào lòng người để nó chẳng bao giờ trôi đi vô vọng.
    Có lẽ Trịnh Công Sơn là nhà thơ được người ta thuộc nhiều nhất. Điều đó không lạ, bởi thơ anh luôn có sự truyền tải diệu vợi bằng âm nhạc của chính anh. Nhưng cũng có thể nói ngược lại, âm nhạc của Trịnh Công Sơn luôn được thơ nâng cánh. Trong ca từ của anh có rất nhiều những câu thơ thật hay như:
    - Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
    Để làm gì em, biết không?
    Để gió cuốn đi!
    - Làm sao em biết bia đá không đau
    Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau
    - Bao nhiêu năm làm kiếp con người
    Chợt một chiều tóc trắng như vôi
    - Mùa xanh lá
    Loài sâu ngủ quên trong tóc chiều
    - Mây che trên đầu và nắng trên vai
    Đôi chân ta đi sông còn ở lại
    Con tim yêu thương vô tình chợt gọi
    Lại thấy trong ta hiện bóng con người
    - Chiều nay em ra phố về
    Thấy đời mình là những quán không
    Bàn im hơi bên ghế ngồi
    Ngày đi đêm tới đã vắng bóng người
    - Bàn chân ai rất nhẹ
    Tựa hồn những năm xưa
    - Áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau.
    - Mẹ là nước chứa chan
    Trôi giùm con phiền muộn
    Cho đời mãi trong lành
    Mẹ chìm dưới gian nan
    - Hà Nội mùa thu
    Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ
    Nằm kề bên nhau
    Phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu
    ...
    Đi giữa mọi người để nhớ một người...
    Có một tập ca khúc thời trẻ của Trịnh Công Sơn mang tên là ''Kinh Việt Nam''. Phải chăng, trong sâu thẳm lòng mình, anh khao khát sáng tạo ra những bài kinh cầu cho dân tộc, cho tình yêu và cho thân phận? Đây chính là bài kinh cầu bên bờ vực linh hồn cần được cứu rỗi. Những bài kinh ấy chính là những bài thơ còn lại của Trịnh Công Sơn với một niềm yêu tin ''Gần như là tuyệt vọng'' đã vượt lên số phận chia sẻ với đương thời và hậu thế, đấy là lòng tin vào con người khởi nguồn từ dòng cảm xúc tự nhiên, vượt qua cả tôn giáo và định kiến, bởi vì hương thơm đã sẵn đốt trong hồn (chữ của Chế Lan Viên). Cũng với một lòng tin như vậy, tôi xin mạn phép đổi một chữ trong câu thơ của anh để tạm kết thúc bài viết này: Ngày sau sỏi đá cũng cần có thơ!''.
    (Theo Nhân Dân)
    http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2002/thang8/tin76.htm
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 04:38 ngày 05/07/2003
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Có một nhà thơ tên Trịnh Công Sơn

    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    'Người ta vẫn gọi Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ chứ chưa thấy ai gọi anh là nhà thơ, dù anh cũng đã in dăm ba bài thơ lẻ. Cũng có người gọi anh là ''người thơ ca'' hay '''người hát thơ'', nghĩa là, anh là người tác hợp giữa thơ và nhạc. Nhưng tôi đã khảo sát ca từ của Trịnh Công Sơn, và tôi dám khẳng định rằng, anh chính là một nhà thơ đích thực''. Đó là những nhận xét của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về ông - cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    ''Cho dù khi sáng tác ca khúc, Trịnh Công Sơn có thể viết lời và nhạc cùng một lúc, hoặc có đoạn lời viết sau khi đã có nhạc, hay trước khi phổ nhạc thì mỗi lời ca của anh đều là những bài thơ hoàn chỉnh kể cả về ý, tứ, cấu trúc, ngôn từ và cảm xúc. Mà Trịnh Công Sơn không phải là một nhà thơ bình thường, anh là nhà thơ rất độc đáo ôm chứa tư tưởng nhân sinh và thời cuộc với một thi pháp khá riêng biệt trong thơ Việt.
    Trịnh Công Sơn rất nhuần nhuyễn trong các thể thơ truyền thống như lục bát, đồng dao. Ngay từ lần đầu tiên nghe ca khúc ''Ở trọ'', tôi đã phát hiện ra đấy là một bài thơ lục bát rất tài hoa. Từ cái chuyện ở trọ bình thường trong đời, anh đã đẩy liên tưởng tới cái ''cõi tạm'' chốn trần gian trong triết lý của Đạo Phật với một cách nói thoải mái, thông minh và hóm. Anh nhìn thấy con chim ở trọ trên cành cây, con cá ở trọ dưới nước, cơn gió ở trọ giữa đất trời, rồi đẩy tới một khái quát bất ngờ:
    ''Trăm năm ở đậu ngàn năm
    Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn''
    Có những liên tưởng còn bất ngờ hơn khi nói tới vẻ đẹp ở trọ trong thân thể, hay tâm hồn của người nữ:
    ''Môi xinh ở đậu người xinh
    Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều''
    Vì thế mà có câu:
    ''Xin cho về trọ gần nhau
    Mai kia dù có ra sao cũng đành''
    Và khi con người đã ở trọ vào nhau bằng tình yêu, thì dù có phải xa rời cõi tạm, vẫn mãi mãi khăng khít cùng nhau:
    ''Tim em người trọ là tôi
    Mai kia về chốn xa xôi cũng gần''
    Nhiều bài thơ phỏng theo nhịp đồng dao (bốn chữ) khá thành công nhờ cách lập tứ và chọn từ như ''Em đi qua chiều'', ''Cũng sẽ chìm trôi'', ''Nhật Nguyệt trên cao - Ta ngồi dưới thấp, nhưng có lẽ ''Ngụ ngôn mùa đông'' mới là một bài thơ bốn chữ gây ấn tượng khó phai mờ trong lòng người đọc. Bài thơ nói về ''Một người Việt Nam - Đi ra dòng sông - Nhớ về cội nguồn... Đi lên đồi non - Nhớ về cội nguồn'' thật tươi đẹp, thật máu thịt, rồi bỗng:
    ''Một ngày mùa đông
    Trên con đường mòn
    Một chiếc xe tang
    Trái mìn nổ chậm
    Người chết hai lần
    Thịt da nát tan...''
    Người Việt ấy ''trái mìn nổ chậm'' của chiến tranh. Cái tứ thơ này không chỉ chia xẻ với cái chết đau thương tang tóc của con người mà còn có sức mạnh tố cáo chiến tranh thật sâu sắc:
    ''Súng từ thị thành
    Súng từ ruộng làng
    Nổ xé da non
    Phố chợ thật buồn
    Cuộn dây gai chắn
    Chắc mẹ hiền lành
    Rồi cũng tủi thân''
    Nhịp thơ năm chữ trong thơ Trịnh Công Sơn cũng xuất hiện không ít, và lặng lẽ tuôn chảy trong veo buồn thương, ngơ ngác. Khi thì khao khát hồn nhiên: ''Môi nào hãy còn thơm - Cho ta phơi cuộc tình - Tóc nào hãy còn xanh - Cho ta chút hồn nhiên'', khi thì hoang vắng, lạnh câm: ''Như đồng lúa gặt xong - Như rừng núi bỏ hoang - Người về soi bóng mình - Giữa tường trắng lặng câm'', khi thì tuyệt vọng ngậm ngùi: ''Không còn, không còn ai - Ta trôi trong cuộc đời - Không chờ, không chờ ai'' (Ru ta ngậm ngùi), và có lúc đầy mộng mơ khao khát giữa ưu phiền: ''Tôi con chim thanh bình - Mơ được sống hồn nhiên - Như hoa trên đồng xanh - Một sớm kia rất hồng'' (Như chim ưu phiền). Nhịp thơ năm chữ vốn rất phổ biến trong đối đáp dân gian, nhưng với Trịnh Công Sơn, nó trở nên ***g lộng, thênh thang và quý phái:
    ''Người ngỡ đã xa xăm
    Bỗng về quá thênh thang
    Ôi áo xưa ***g lộng
    Đã xô dạt trời chiều'' (Tình nhớ)
    Cùng với những ý thơ bất ngờ đến từ trong vô thức:
    ''Trăng muôn đời thiếu nợ
    Mà sông không nhớ ra''
    Hoặc:
    ''Cây trưa thu bóng dài
    Và tôi thu bóng tôi
    Tôi thu tôi bé lại
    Làm mưa tan giữa trời...'' (Biết đâu nguồn cội)
    Ít thấy nhịp thơ sáu chữ ở Trịnh Công Sơn, nhưng không phải là không có. Câu thơ sáu chữ xuất hiện đan xen trong nhiều bài thơ của anh thường tạo được hiệu quả lạ, như một dấu nhấn của cảm xúc và ý tưởng. Ví dụ như trong bài Nhìn những mùa thu đi, sau mỗi câu năm chữ là câu sáu chữ khá hay:
    - Em nghe rầu lên trong nắng
    - Nghe tên mình vào quên lãng
    - Tay trơn buồn ôm nuối tiếc
    Bài ''Ru em'' là một bài thơ lục ngôn từ đầu đến cuối:
    ''Ru em ngủ những đêm khuya
    Ru em ngủ những âm u
    Ru em cùng những u mê
    Ru em dù đã chia xa...''
    Nhân nói đến thơ lục ngôn, tôi bỗng nhớ đến một bài thơ nhịp 3 hết sức đặc biệt của Trịnh Công Sơn. Đó là bài Mưa hồng:
    ''Trời ươm nắng
    Cho mây hồng
    Mây qua mau
    Em nghiêng sầu
    Còn mưa xuống
    Như hôm nào
    Em đến thăm
    Mây âm thầm
    Mang gió lên...''
    Điều đó nói lên sự đa dạng và tài hoa của Trịnh Công Sơn khi sử dụng thi điệu, bởi thơ nhịp 3 thường tươi vui nhí nhảnh, mà ở đây lại tả cái tâm trạng thương nhớ xa xăm: ''Người ngồi xuống/Xin mưa đầy/Trên hai tay/Cơn đau dài...''.
    Nhịp thơ thất ngôn là một sở trường của Trịnh Công Sơn. Dường như anh thẩm thấu Đường thi, nhưng hơi thở thì đã khác. Những câu thơ bảy chữ vào bài hát của anh rất tự nhiên. Nhiều bài thơ (bài hát) đã mở đầu bằng câu thơ bảy chữ thật nhẹ nhàng như chẳng có một cố ý nào. Có thể dẫn ra nhiều những trường hợp như vậy:
    - Một đêm bước chân về gác nhỏ
    - Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
    - Trên đời người trổ nhánh hoang vu
    - Người đi quanh thân thế của người
    - Vẫn thấy bên đời còn có em
    Cũng là thơ thất ngôn, nhưng cách gieo nhiều vần bằng liên tiếp theo cảm hứng âm nhạc, đã khiến cho thơ anh không bị gò ép vào khuôn thước cổ thi, mà thoát ra, phong quang và mềm mại hẳn lên. Có những đoạn thơ chỉ gieo toàn vần bằng:
    ''Màu nắng hay là màu mắt em
    Mùa thu mưa bay cho tay mềm
    Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
    Rồi có hôm nào mây bay lên
    Lùa nắng cho buồn vào tóc em
    Bàn tay xôn xao đón ưu phiền
    Ngày xưa sao lá thu không vàng
    Và nắng chưa vào trong mắt em''
    Cũng có khi, thơ thất ngôn của anh được gieo vần trắc:
    ''Em đi biền biệt muôn trùng quá
    Từng cơn gió và từng cơn gió
    Em đi gió lạnh bến xa bờ
    Từng nỗi nhớ trùng trùng nỗi nhớ''
    Lại có khi thơ thất ngôn được tổ chức theo từng khổ ba câu với những hình ảnh thật đẹp, thật lạ như: ''lòng như khăn mới thêu'', ''lòng như nắng qua đèo'', chỉ đọc một lần là bâng khuâng xao xuyến mãi:
    ''Mười năm xưa đứng bên bờ dậu
    Đường xanh hoa muối bay rì rào
    Có người lòng như khăn mới thêu
    Mười năm sau áo bay đường chiều
    Bàn chân trong phố xa lạ nhiều
    Có người lòng như nắng qua đèo''
    Các thi ảnh vừa tươi mới, vừa lạ lùng, cứ nối tiếp nhau hiện lên trong thơ Trịnh Công Sơn để đẩy tứ thơ đến tận cùng bất ngờ: ''Có một dòng sông đã qua đời''. Tại sao dòng sông lại qua đời? Phải chăng, đấy chính là dòng sông biểu tượng cho tình yêu đã cạn!
    Trịnh Công Sơn thuộc thế hệ những người mê đắm thơ mới, và thể thơ tám chữ mà các thi sĩ của phong trào thơ mới đã có công cải hóa và Việt hóa từ thơ Pháp có một nhịp điệu dễ mê hoặc lòng người. Trịnh Công Sơn tiếp thu nhịp điệu này, và chính âm nhạc đã thêm một lần nữa làm thơ tám chữ:
    ''Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
    Giọng người gọi tôi nghe (tiếng) rất nhu mì
    Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
    Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ'' (Bên đời hiu quạnh)
    Hoặc dùng lại đúng cái nhịp Thơ Mới vẫn thường dùng, nhưng tinh thần thì đã khác:
    ''Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
    Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Em là tôi và tôi cũng là em'' (Tôi ơi đừng tuyệt vọng)
    Một thi sĩ với rất nhiều cung bậc trong điệu nhạc tâm hồn, Trịnh Công Sơn thả sức bay lượn trong các nhịp thơ tự do đầy phóng túng. Những câu thơ dài ngắn khác nhau cứ tung tẩy trong các bài thơ tự do của anh. Khi thì triết lý: ''Tình yêu như trái phá con tim mù lòa'', khi thì lộng lẫy: ''Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay'', khi thì trùng điệp: ''Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta'', ''Rừng núi dang tay nối liền biển xa - Ta đi, vòng tay lớn mãi để nối sơn hà'', khi thì gập ghềnh mệt mỏi: ''Ngựa buông vó/ Người đi chùng chân đã bao lần/ Nửa đêm đó/ Lời ca dạ lan như ngại ngùng/ Vùng u tối/ Loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng'', và có khi nhịp điệu trôi xa như sông bỗng quay về gần gũi như mưa:
    ''Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
    Ôi những dòng sông nhỏ
    Lời hẹn thề là những cơn mưa''
    Dù là phóng túng trong thơ tự do, nhưng vần điệu và ý tưởng lạ và đẹp ở thơ anh giống như chiếc neo thuyền, neo vào lòng người để nó chẳng bao giờ trôi đi vô vọng.
    Có lẽ Trịnh Công Sơn là nhà thơ được người ta thuộc nhiều nhất. Điều đó không lạ, bởi thơ anh luôn có sự truyền tải diệu vợi bằng âm nhạc của chính anh. Nhưng cũng có thể nói ngược lại, âm nhạc của Trịnh Công Sơn luôn được thơ nâng cánh. Trong ca từ của anh có rất nhiều những câu thơ thật hay như:
    - Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
    Để làm gì em, biết không?
    Để gió cuốn đi!
    - Làm sao em biết bia đá không đau
    Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau
    - Bao nhiêu năm làm kiếp con người
    Chợt một chiều tóc trắng như vôi
    - Mùa xanh lá
    Loài sâu ngủ quên trong tóc chiều
    - Mây che trên đầu và nắng trên vai
    Đôi chân ta đi sông còn ở lại
    Con tim yêu thương vô tình chợt gọi
    Lại thấy trong ta hiện bóng con người
    - Chiều nay em ra phố về
    Thấy đời mình là những quán không
    Bàn im hơi bên ghế ngồi
    Ngày đi đêm tới đã vắng bóng người
    - Bàn chân ai rất nhẹ
    Tựa hồn những năm xưa
    - Áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau.
    - Mẹ là nước chứa chan
    Trôi giùm con phiền muộn
    Cho đời mãi trong lành
    Mẹ chìm dưới gian nan
    - Hà Nội mùa thu
    Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ
    Nằm kề bên nhau
    Phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu
    ...
    Đi giữa mọi người để nhớ một người...
    Có một tập ca khúc thời trẻ của Trịnh Công Sơn mang tên là ''Kinh Việt Nam''. Phải chăng, trong sâu thẳm lòng mình, anh khao khát sáng tạo ra những bài kinh cầu cho dân tộc, cho tình yêu và cho thân phận? Đây chính là bài kinh cầu bên bờ vực linh hồn cần được cứu rỗi. Những bài kinh ấy chính là những bài thơ còn lại của Trịnh Công Sơn với một niềm yêu tin ''Gần như là tuyệt vọng'' đã vượt lên số phận chia sẻ với đương thời và hậu thế, đấy là lòng tin vào con người khởi nguồn từ dòng cảm xúc tự nhiên, vượt qua cả tôn giáo và định kiến, bởi vì hương thơm đã sẵn đốt trong hồn (chữ của Chế Lan Viên). Cũng với một lòng tin như vậy, tôi xin mạn phép đổi một chữ trong câu thơ của anh để tạm kết thúc bài viết này: Ngày sau sỏi đá cũng cần có thơ!''.
    (Theo Nhân Dân)
    http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2002/thang8/tin76.htm
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 04:38 ngày 05/07/2003
  8. thatwhy

    thatwhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    3.842
    Đã được thích:
    1
    CỐ NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN (28/2/1939 ?" 1/4/2001) & TUỔI MỚI LỚN
    BAO NHIÊU CƠN MƠ VỪA TUỔI NÀY ?
    Bài viết của ĐOÀN VỊ THƯỢNG
    (Báo Mực Tím - Số 464 ra ngày 24-4-2001)
    -----------------------------------------------------------
    Cha mất sớm, là anh cả của gia đình có 7 người em, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sớm bước vào đời với những nỗi lo nghĩ về sự tồn tại của bản thân mình và về ý nghĩa của cuộc sống. 16 tuổi, một mình từ Huế vào Sài Gòn sống tự lập, tự mày mò nghiên cứu triết học và tiếp tục việc tự học nhạc được bắt đầu trước đó vài năm, để rồi chỉ một, hai năm sau, ông đứng tên vững vàng (cho đến nay) với ngay bản nhạc đầu đời : Ướt mi (1959).
    Sau này nhìn lại, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không hề cho đó là sự ?obất hạnh hay không bất hạnh? về thuở mới lớn của mình. Những bước chân đầu tiên đi vào đời và những bước chân đầy trải nghiệm sau này không hề có sự đổi khác, càng không đứt đoạn ; đó liên tục là những bước chân thuần nhất, quán xuyến làm nên một đời người. Đó có thể là bản lĩnh ?ochín sớm? của ông, đó cũng có thể định mệnh đã khoác lên người ông một số phận khác thường. Nhưng dù sao, tuổi mới lớn luôn là sự khởi động quan trọng. Nghe và hát nhạc Trịnh Công Sơn hôm nay, hay mãi mãi về sau, ta vẫn nhận biết thời thanh niên của ông mang nhiều khát vọng to lớn ?" nhưng đấy không phải là khát vọng danh vị hay sự nghiệp cá nhân, đấy là sự khát vọng hoàn mỹ của cuộc sống phải được kiến tạo nên bởi tình yêu giữa con người và con người, được ông tỏ bày không mệt mỏi qua hình thức sáng tạo của nghệ thuật âm nhạc và trước cùng sau này vẫn thế.
    Một ca khúc, có thể nói là hay nhất của ông ?" và của Việt Nam ở thế kỷ 20 ?" nói về tuổi mới lớn có lẽ là bài Còn tuổi nào cho em. Tôi chưa từng nghe ai tỏ bày sự trân trọng ?" và cũng có cách diễn tả ?" quá chừng mẫn cảm, tinh tế về lứa tuổi này bằng ông qua những lời hát tuyệt vời như thế : ?oXin cho tay em còn muốt dài. Xin mây se thêm màu áo lụa ?? ; ?oXin chân em qua từng phím ngà. Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này?. Đúng là không có đủ mọi cơn mơ ?" dù có khi ?ovĩ cuồng? nhất ?" dành cho lứa tuổi này bao giờ !
    Kỳ lạ là kể từ thuở mới lớn vào đời sớm thành danh cho đến những ngày tháng trước khi nằm xuống với bao vinh quang tót vời đã nếm trải, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn giữ được một tấm lòng tinh khôi như ngày nào. Người ta hay nói về con người ông như một kẻ khổ hạnh, xa rời mọi sự ganh tị, tị hiềm. Tôi muốn nói thêm : Là vì, kể từ lúc đặt chân vào đời, ở tuổi mới lớn, ông đã biết chọn cho mình một nhân sinh quan trong cuộc sống là giữ một cái tâm bình đẳng giữa mọi loài. (Có thể ông hơi nghiêng về đạo Phật một cách tự phát do truyền thống gia đình lúc bấy giờ). Với sự trang bị một ?ovũ khí? như thế, con người ông chỉ có ?otiến bộ? lên mãi mà thôi. ?oCái tôi là cái đáng ghét? (Pascal), ngay từ thuở đầu đời, Trịnh Công Sơn đã luôn muốn xoá bỏ cái tôi ích kỷ của mình đi, và vì vậy, toàn bộ tinh lực của đời ông, ông thoải mái hiến dâng cho tình yêu, cái đẹp, và cũng nhờ đó, tài năng ông càng thêm điều kiện tập trung lại, nở rộ ra mãi.
    Đó là một ?okinh nghiệm? mà tuổi trẻ thời nào cũng nên lưu ý.
    Con người này, tự bản chất xa lạ với danh vọng. Nhưng tất nhiên cũng không có nghĩa là ông phủ nhận nó. Là vì, trước tiên, ông biết cuộc sống con người là hữu hạn so với trời đất ; danh vọng mấy cũng có lúc bị chìm khuất đi. Ông nói một cách hình tượng tài tình : ?oTừng giọt vô biên. Rơi chìm tiếng tăm?. Một người sống rồi mất đi không ai hay biết : ?oVết mực nào xoá bỏ không hay?. Nhưng dù nói cách nào, âm nhạc của ông, rốt lại, cũng dạy cho ta về lòng khiêm tốn. Và lòng khiêm tốn, rốt lại, vẫn có thể là người bạn tốt của danh vọng, nếu như quả thật ta muốn đi kiếm danh vọng một cách chân chính.
    Thời tuổi trẻ, nhạc Trịnh Công Sơn song hành với tuổi mới lớn, thời trung niên cũng vậy, và bây giờ ông mất đi, âm nhạc đó vẫn tiếp tục làm bạn với thế hệ mới. Tôi nhớ, những năm trước 1975, có rất nhiều học sinh, sinh viên, để ?olàm dáng? một chút đã mượn tập nhạc của họ Trịnh làm ?onón? che đầu khi đi đến trường học, giảng đường. Nhiều bạn trẻ khi mua một cuốn sách mới, để kỷ niệm với nó, họ ghi vài dòng ở trang đầu, đại loại : ?oHãy yêu ngày tới, dù quá mệt kiếp người. Còn cuộc đời ta cứ vui?. Một bạn trai nhắc người yêu : ?oSau lưng ngày con gái, môi son đừng biếng cười. Cho ta còn mãi mãi. Chút mùi phấn hương bay?, toàn là những lời hát đáng ?ođồng tiền bát gạo? Trịnh Công Sơn !
    Một nhạc sĩ ngậm ngùi nhận xét về Trịnh Công Sơn, lúc nghe tin ông mất hôm 1/4/2001 : ?oÔng đã đặt những bước chân lớn lao đi vào nền âm nhạc Việt Nam hiện đại?.
    Tôi mỉm cười đồng cảm. Nhưng tôi biết, nếu còn sống, Trịnh Công Sơn vẫn chỉ muốn thấy mình ?onhỏ bé?, nhỏ bé giữa đất trời và đồng loại. Và muốn hát thì thầm lời hát của ông, ngày nào lời hát ấy ông dành cho ai, nay thì dành cho chính ông : ?oBàn chân nhỏ bé. Hôm qua hôm qua. Chung vui hội hè ? Bàn chân nhỏ bé. Hôm nay hôm nay. Sao quên đường về ??.
    Hay là ông đã đi một lối khác, hở Trịnh Công Sơn ?!
    Bài viết của ĐOÀN VỊ THƯỢNG
    (Báo Mực Tím - Số 464 ra ngày 24-4-2001)

    thatwhy


    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 01:37 ngày 07/07/2003
  9. thatwhy

    thatwhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    3.842
    Đã được thích:
    1
    CỐ NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN (28/2/1939 ??" 1/4/2001) & TUỔI MỚI LỚN
    BAO NHIÊU CƠN MƠ VỪA TUỔI NÀY ?
    Bài viết của ĐOÀN VỊ THƯỢNG
    (Báo Mực Tím - Số 464 ra ngày 24-4-2001)
    -----------------------------------------------------------
    Cha mất sớm, là anh cả của gia đình có 7 người em, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sớm bước vào đời với những nỗi lo nghĩ về sự tồn tại của bản thân mình và về ý nghĩa của cuộc sống. 16 tuổi, một mình từ Huế vào Sài Gòn sống tự lập, tự mày mò nghiên cứu triết học và tiếp tục việc tự học nhạc được bắt đầu trước đó vài năm, để rồi chỉ một, hai năm sau, ông đứng tên vững vàng (cho đến nay) với ngay bản nhạc đầu đời : Ướt mi (1959).
    Sau này nhìn lại, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không hề cho đó là sự ??obất hạnh hay không bất hạnh??? về thuở mới lớn của mình. Những bước chân đầu tiên đi vào đời và những bước chân đầy trải nghiệm sau này không hề có sự đổi khác, càng không đứt đoạn ; đó liên tục là những bước chân thuần nhất, quán xuyến làm nên một đời người. Đó có thể là bản lĩnh ??ochín sớm??? của ông, đó cũng có thể định mệnh đã khoác lên người ông một số phận khác thường. Nhưng dù sao, tuổi mới lớn luôn là sự khởi động quan trọng. Nghe và hát nhạc Trịnh Công Sơn hôm nay, hay mãi mãi về sau, ta vẫn nhận biết thời thanh niên của ông mang nhiều khát vọng to lớn ??" nhưng đấy không phải là khát vọng danh vị hay sự nghiệp cá nhân, đấy là sự khát vọng hoàn mỹ của cuộc sống phải được kiến tạo nên bởi tình yêu giữa con người và con người, được ông tỏ bày không mệt mỏi qua hình thức sáng tạo của nghệ thuật âm nhạc và trước cùng sau này vẫn thế.
    Một ca khúc, có thể nói là hay nhất của ông ??" và của Việt Nam ở thế kỷ 20 ??" nói về tuổi mới lớn có lẽ là bài Còn tuổi nào cho em. Tôi chưa từng nghe ai tỏ bày sự trân trọng ??" và cũng có cách diễn tả ??" quá chừng mẫn cảm, tinh tế về lứa tuổi này bằng ông qua những lời hát tuyệt vời như thế : ??oXin cho tay em còn muốt dài. Xin mây se thêm màu áo lụa ?????? ; ??oXin chân em qua từng phím ngà. Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này???. Đúng là không có đủ mọi cơn mơ ??" dù có khi ??ovĩ cuồng??? nhất ??" dành cho lứa tuổi này bao giờ !
    Kỳ lạ là kể từ thuở mới lớn vào đời sớm thành danh cho đến những ngày tháng trước khi nằm xuống với bao vinh quang tót vời đã nếm trải, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn giữ được một tấm lòng tinh khôi như ngày nào. Người ta hay nói về con người ông như một kẻ khổ hạnh, xa rời mọi sự ganh tị, tị hiềm. Tôi muốn nói thêm : Là vì, kể từ lúc đặt chân vào đời, ở tuổi mới lớn, ông đã biết chọn cho mình một nhân sinh quan trong cuộc sống là giữ một cái tâm bình đẳng giữa mọi loài. (Có thể ông hơi nghiêng về đạo Phật một cách tự phát do truyền thống gia đình lúc bấy giờ). Với sự trang bị một ??ovũ khí??? như thế, con người ông chỉ có ??otiến bộ??? lên mãi mà thôi. ??oCái tôi là cái đáng ghét??? (Pascal), ngay từ thuở đầu đời, Trịnh Công Sơn đã luôn muốn xoá bỏ cái tôi ích kỷ của mình đi, và vì vậy, toàn bộ tinh lực của đời ông, ông thoải mái hiến dâng cho tình yêu, cái đẹp, và cũng nhờ đó, tài năng ông càng thêm điều kiện tập trung lại, nở rộ ra mãi.
    Đó là một ??okinh nghiệm??? mà tuổi trẻ thời nào cũng nên lưu ý.
    Con người này, tự bản chất xa lạ với danh vọng. Nhưng tất nhiên cũng không có nghĩa là ông phủ nhận nó. Là vì, trước tiên, ông biết cuộc sống con người là hữu hạn so với trời đất ; danh vọng mấy cũng có lúc bị chìm khuất đi. Ông nói một cách hình tượng tài tình : ??oTừng giọt vô biên. Rơi chìm tiếng tăm???. Một người sống rồi mất đi không ai hay biết : ??oVết mực nào xoá bỏ không hay???. Nhưng dù nói cách nào, âm nhạc của ông, rốt lại, cũng dạy cho ta về lòng khiêm tốn. Và lòng khiêm tốn, rốt lại, vẫn có thể là người bạn tốt của danh vọng, nếu như quả thật ta muốn đi kiếm danh vọng một cách chân chính.
    Thời tuổi trẻ, nhạc Trịnh Công Sơn song hành với tuổi mới lớn, thời trung niên cũng vậy, và bây giờ ông mất đi, âm nhạc đó vẫn tiếp tục làm bạn với thế hệ mới. Tôi nhớ, những năm trước 1975, có rất nhiều học sinh, sinh viên, để ??olàm dáng??? một chút đã mượn tập nhạc của họ Trịnh làm ??onón??? che đầu khi đi đến trường học, giảng đường. Nhiều bạn trẻ khi mua một cuốn sách mới, để kỷ niệm với nó, họ ghi vài dòng ở trang đầu, đại loại : ??oHãy yêu ngày tới, dù quá mệt kiếp người. Còn cuộc đời ta cứ vui???. Một bạn trai nhắc người yêu : ??oSau lưng ngày con gái, môi son đừng biếng cười. Cho ta còn mãi mãi. Chút mùi phấn hương bay???, toàn là những lời hát đáng ??ođồng tiền bát gạo??? Trịnh Công Sơn !
    Một nhạc sĩ ngậm ngùi nhận xét về Trịnh Công Sơn, lúc nghe tin ông mất hôm 1/4/2001 : ??oÔng đã đặt những bước chân lớn lao đi vào nền âm nhạc Việt Nam hiện đại???.
    Tôi mỉm cười đồng cảm. Nhưng tôi biết, nếu còn sống, Trịnh Công Sơn vẫn chỉ muốn thấy mình ??onhỏ bé???, nhỏ bé giữa đất trời và đồng loại. Và muốn hát thì thầm lời hát của ông, ngày nào lời hát ấy ông dành cho ai, nay thì dành cho chính ông : ??oBàn chân nhỏ bé. Hôm qua hôm qua. Chung vui hội hè ??? Bàn chân nhỏ bé. Hôm nay hôm nay. Sao quên đường về ????.
    Hay là ông đã đi một lối khác, hở Trịnh Công Sơn ?!
    Bài viết của ĐOÀN VỊ THƯỢNG
    (Báo Mực Tím - Số 464 ra ngày 24-4-2001)

    thatwhy


    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 01:37 ngày 07/07/2003
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Thu đến, nhớ nhạc sỹ họ Trịnh
    NGUYỄN THỤY KHA

    Hai cố nhạc sỹ VZn Cao và Trịnh Công Sơn

    Thu Hà Nội 1983 se lạnh và ẩm ướt. Thu Hà Nội nZm ấy là thu của Đại hội vZn nghệ lần đầu tiên khi cuộc chiến đã đi qua. NZm ấy, Trịnh Công Sơn chưa là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nhưng anh ở trong Đoàn đại biểu các nhạc sĩ thành phố Hồ Chí Minh ra mừng Đại hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ III. Cùng song hành với Trịnh Công Sơn là Trần Long Ẩn. Đây là lần đầu tiên Trịnh Công Sơn chìm đắm trong không khí thu - một trong nZm đặc sản của Hà Nội (gồm có hồ nước, phở, rượu, thiếu nữ và mùa thu) và chìm đắm trong tình bạn bè đồng nghiệp Thủ đô. Những cuộc rượu kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Hồi đó còn khỏe, còn trai tráng và còn ham chơi giữa cái đói nghèo luôn rình rập. Đã có một cuộc rượu khá vui trên mái gác nhà tôi ở 60 Hàng Bông. Cuộc hôm đó có huynh trưởng VZn Cao. Xúm quanh ông là Thu Bồn, Hồng ĐZng, Trịnh Công Sơn, Ngô Thảo, Nghiêm Bá Hồng và tôi út ít nhất là Phương Thanh "Hiền cá sấu" như đang còn ngơ ngác trong "Tôi lỗi cuối cùng" với lai láng giai điệu Trịnh Công Sơn: "Đi về đâu hỡi em...".
    Bữa đấy, Trịnh Công Sơn mới thực sự nhìn thấy hết lớp lớp sóng nhà của một Hà Nội cổ kính, mới nhìn thấy những đường nét lặng lẽ dập dìu trong tranh Phái. Anh đứng đúng nơi Bùi Xuân Phái đã ngồi cùng tôi và Lê Chính ngắm chiều kinh kỳ qua chén "cuốc lủi". Và những chén rượu "cuốc lủi" lại được nâng lên. Cuộc ấy, VZn Cao say và đùa cười thật hóm. Những bài hát mùa thu của Trịnh Công Sơn cất lên tràn trề như câu thơ Nguyễn Bắc Sơn: "Men nhạc Trịnh Công Sơn chảy tràn đêm khuya". Nghe bạn bè hát mình, Sơn thầm thì: "Mình sẽ có một cái gì dành tặng mùa thu Hà Nội".
    Thu nZm sau, tôi và Nguyễn Trọng Tạo vào thành phố Hồ Chí Minh thZm Trịnh Công Sơn tại tư gia của anh trong hẻm 47C Phạm Ngọc Thạch (Duy Tân cũ). Thời ấy chuyển từ rượu đế lên vốtka Nga là "lên đời" như bây giờ họ đua nhau "lên đời" xe máy và điện thoại cầm tay. Vừa uống, Sơn vừa hát "Nhớ mùa thu Hà Nội": "Hà Nội mùa thu - cây cơm nguội vàng - cây bàng lá đỏ...". Sơn dừng lại: "Mình cũng chơi màu như Phái chứ bộ". Đến câu "Mái ngói thẫm nâu" thì anh bảo: "Cảm nhận câu này từ mái gác nhà Kha đấy!". Rồi lại hát. Rồi lại uống! Tôi thấy vui cho Sơn. Anh đã thực sự nhập vào thu Hà Nội . Sau "Nhớ mùa thu Hà Nội", Sơn hát "Huyền thoại mẹ". Nghe xong, tôi nói với anh "Huyền thoại mẹ" sẽ sớm được công chúng thích. Còn "Nhớ mùa thu Hà Nội" sẽ ngấm từ từ nhưng mà dài lâu. Với riêng tôi thì tôi thích "Nhớ mùa thu Hà Nội" hơn. Sơn tặng cho tôi và Tạo mỗi người hai bản nhạc bài "Nhớ mùa thu Hà Nội" được in roneo trên giấy đen kít. Vì thích, tôi thuộc ngay "Nhớ mùa thu Hà Nội". Mờ sáng 10/10/1984, tôi ra tới Hà Nội . Chỉ ít phút sau đã thấy bộ đội diễu binh qua phố Hàng Bông kỷ niệm 30 nZm giải phóng Thủ đô. Gần trưa, trong bộ "bò cả cây" mang từ Sài Gòn ra, tôi đến Báo VZn nghệ chơi với vợ chồng Bế Kiến Quốc. Quốc và Mai chắc chắn là hai người đầu tiên ở Hà Nội nghe giai điệu này. Viết "Nhớ mùa thu Hà Nội", ngoài tài hoa phả vào ca từ sương khói Hà Nội, Sơn còn tạo ra đoạn kết với điệu thức "đô thứ" đối với điệu thức "đô trưởng" đoạn đầu vừa lạ vừa lắng sâu: "Hà Nội mùa thu - mùa thu Hà Nội - nhớ đến một người - để nhớ mọi người". Khi hát cho Quốc và Mai nghe, tôi rất chú trọng đoạn này. Cả hai như lặng đi.
    Nhưng không ngoài dự đoán. NZm 1985, sau khi đi liên hoan ở Mát-xcơ-va về Hà Nội, Trịnh Công Sơn đã hát "Nhớ mùa thu Hà Nội" ở Nhà hát lớn mà chẳng nhận được sự tán thưởng gì. Mãi tới những nZm 90, "Nhớ mùa thu Hà Nội" mới dần dà được hát lên, rồi loang ra rộng rãi. Dù sao thì thế cũng đã là nhanh, ít ra là nhanh hơn "Mùa xuân đầu tiên" của VZn Cao, được viết ra từ nZm 1976, được dịch ra tiếng Nga và in ở Nga từ nZm 1977 mà mãi tới nZm 1993, khi VZn Cao tròn 70 tuổi, "Mùa xuân đầu tiên" mới lần đầu tiên được vang lên. Đó là những lối đi khác nhau dành cho từng tác phẩm.
    Sau "Nhớ mùa thu Hà Nội", Trịnh Công Sơn còn viết "Đoản khúc thu Hà Nội" hay không kém. Hy vọng rằng, "sẽ có một ngày...." "Đoản khúc thu Hà Nội" lại nổi tiếng như "Nhớ mùa thu Hà Nội".
    (NGUYỄN THỤY KHA)
    --------------------------------------------------------------------------------
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 04:42 ngày 05/07/2003

Chia sẻ trang này