1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    NHƯ MỘT LỜI TIỄN BIỆT...

    "ngồi bên dòng sông nhớ đời mình
    chiều đã vàng phai trên đầu non
    đàn chim về thăm những cánh hồng
    hỏi tiếng ngàn năm trên cỏ xanh"

    (Trịnh Công Sơn)
    ... Như lời của dòng sông đã nhắn gởi, như lời của định mệnh đã gởi trao, một lần thì thầm với anh, trong quạnh hiu, trong tiếng thở dài, nói về cho hết một đời, một trăm năm để nhớ, một kiếp phù sinh để đếm, của một kiếp phận làm người... như Câu Chuyện Giòng Sông và tiếng ngỏ lời bất tận của một Hermann Hesse.
    Đêm nay và những ngày mai, nơi vũ trụ vẫn còn chuỗi thời gian đang lộng gió, anh sẽ không còn được nghe tiếng nói của dòng sông để nhớ lại đời mình. Anh đã ra đi trước kỳ hẹn hoàng hôn và đã để lại những tiếc thương "đa chiều" từ bao người ngỡ ngàng khi được biết... "một trăm năm sau mãi ngủ yên, khi ngàn lá vẫn còn xanh, khi đời sống vẫn bình yên..." và bây giờ anh đã thực sự ngủ yên... không còn chút ưu tư... không còn chút não phiền... đã không quá kỳ hạn của 62 năm làm du sĩ.
    Từ 1939, anh đã đến như một khúc thiền điệu đi vào lòng đời giữa hai lằn đạn, và năm 1958-1959 Ướt Mi đã ra đời. Những năm dài sau đó, giòng nhạc anh đã thăng hoa nẩy nở trên quê hương. Anh đã có lần tự nhận "chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất nầy để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo", và bây giờ anh đã xong cuộc và đã trở về. Ngày hôm trước anh đến, đêm qua anh đã ra đi, như cánh vạc bay, một lần để bay, như bài đoạn tuyệt cuối cùng, trở về với gió...
    Bây giờ, đêm nay, ngày mai... giòng nhạc của anh đã đi vào lịch sử. Đã biết bao người nhớ về anh, thở hơi thở của anh, nhìn cái nhìn của anh, nghe những giọt tâm tư của anh, để ao ước trôi về với giòng nhạc của anh như đã muôn lần trôi. Trước ngọn gió buồn thân phận trên cánh đồng cô liêu của anh, mọi người có thể tìm thấy nơi đó có một bóng con người đang nhủ thầm về cuộc đời. Và cũng thấy, nơi đó có cơn mưa đang rơi từng hạt tâm tư trước cánh mây phù sinh đang vẫy gọi. Tất cả còn lại chỉ là tình yêu, tình yêu bất tận, giữa người và người, mà chính anh, từ những đêm dài trăn trở, thao thức... đã mong được trao tặng người qua lời ca của một dòng sông. Bây giờ... và ngày mai... biết bao người vẫn mãi nhớ về anh như anh vẫn còn sống trong từng nhịp tim ở mỗi người... bởi "những người đến không vì mong, những người khuất không vì quên"... và hôm nay anh đã khuất, thật sự đã khuất, khác nhau với người còn ở lại chỉ trước sau một khoảng cách. Những tiếc thương về anh đã đang được đan kết lại như vầng trời trắc ẩn vẫn còn thêu dệt muôn chiều... mãi nhớ về giòng nhạc thiền tính của một Trịnh Công Sơn.
    Thay cho lời tiễn biệt, xin gởi đến anh đôi dòng ưu tư và cảm thông với kẻ đã về, và xin chúc anh an bình, mãi mãi an bình, như những gì anh đã mong mỏi cho chính anh, cho chính người, cho chính cuộc đời hôm nay, cho thế hệ tương lai ngày mai, cho thế giới nắng sáng an lành, mà bình minh reo vang hôm nay sẽø mãi ở những ngày sau... để được "ngồi bên dòng sông nhớ nụ cười" trong bình yên và mãn nguyện cuối cùng.
    Tiếng nhạc anh mãi vẫn âm vang tiềm thức như những vết ấn sâu trên mặt đất đang xoay vòng... Và rồi, một buổi chiều đông, những người lại đến, những người lại đi, như cánh hạc bay đến từ hư vô và trở về quy tụ cùng hư vô. Và ngay trong thoáng mờ im lặng ngoài cõi gió, ở một cái chớp mắt, từ những gì không ước hẹn định kỳ, nhưng tất cả vẫn sẽ phải trở về, như một chức phận nhận lãnh... cũng như anh đã trở về, một lần như anh đã nói, trở về... chốn cũ bình yên. Và tình yêu đây, của anh, của người, của tất cả, hôm nay, ngày mai... xin gởi lại, như hành trang đang bỏ dở giữa chặng đường, còn có cho nhau để trao tặng người.
    Ban Biên Tập Hồn Quê
    Nguồn:Hồn Quê
    http://www.honque.com/TCSon/TCS_hQue.htm
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 01:52 ngày 07/07/2003
  2. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    Nơi Không Có Hoa Hồng

    Hoàng Phủ Ngọc Tường

    Chắc hẳn đã có một triệu bông hồng dành cho Trịnh Công Sơn từ phía công chúng ngưỡng mộ. Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng hoa hồng là những vinh quang vô ích. Nhưng với Trịnh Công Sơn, tôi muốn nói thêm một điều khác.
    Cách đây mấy năm, một đêm khuya tôi vừa uống ruợu ở nhà Sơn về, ngang qua công viên nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn, từ sau một gốc cây, một cô gái mặc áo hồng bước ra, kéo tay tôi. Tôi ôn tồn từ chối, nói tôi rất sợ đàn bà. Đi vài bước, lại một cô áo xanh từ sau cây tiến ra, kéo cà vạt tôi. Liền sau đó, một cô áo đỏ, rồi một cô áo lục bước ra vây quanh tôi, níu tay, kéo áo. Họ đâu từ trong ngũ hành ra mà nhiều thế, toàn là nhan sắc, hương phấn, giống như trong Hồng Lâu Mộng. Tôi liền khoát tay ra hiệu, nói giọng khẩn trương rằng các nàng đừng đụng vào người tôi, tôi đang nhiễn HIV nặng, em nào không muốn sống nữa thì cứ đi với tôi. Các cô nương lập tức dãn ra, và chỉ trong khoảnh khắc, biến mất đàng sau những thân cây. Lúc này tôi mới để tới giọng hát khe khẽ từ bóng tối bên vệ đường. Cúi nhìn, tôi nhận ra một cô gái áo đen ngồi bên dưới một gốc cây ngay chỗ tôi đứng. Hóa ra là cô vẫn ngồi đấy từ lâu. Không thèm bận tâm gì tới những cuộc ríu rít của những ?~đồng nghiệp?T của cô vây quanh tôi, chỉ mải chìm đắm trong giai điệu của bài hát mà cô yêu thích, và tôi nghe rõ "Đi về đâu hỡi em. Hãy lau khô dòng nước mắt. Đời gọi em biết bao lần". Tôi bèn vẫy tay chào, thầm hiểu rằng đến với cô gái bất hạnh trong phận người vào lúc này, quả không thể là bất cứ nhạc sĩ nào khác, mà chính là Trịnh Công Sơn..
    Một lần khác, tôi dựng trại ngủ đêm trên núi Bạch Mã, bên một suối đá đang đổ xuống thành một con thác ngất trời. Đây là nơi sơn cùng thủy tận đã không thấy dấu chân người, chỉ có những nắm chân nhang bạc màu cắm trên kè đá. Thế nhưng trên một mô đá, tôi chợt nhìn thấy nguệch ngoạc viết bằng hắc ín mấy chữ "NỐI VÒNG TAY LỚN", kèm với con số năm tháng 198... nào đó đã xa. Có lẽ những năm đói ấy, những người ngậm ngãi tìm trầm đã qua đây ngồi đốt lửa và hát Trịnh Công Sơn, trong nỗi cô đơn, trong nỗi chết đang rình rập, cả trong niềm thôi thúc để đứng dậy và đi...
    Tôi còn giữ ấn tượng mạnh khác, về một con chim. Lần ấy tôi lang thang qua chợ biên giới miệt Lao Bảo. Vô ngồi quán của mấy cô gái Lào, trò chuyện với một con nhồng, đang nói liếng thoắng:
    -- Chim thích ăn chi ?
    -- Thích ăn chuối, với ớt nữa ?" anh bạn tôi phiên dịch lại tiếng chim.
    Vừa lúc ấy, có cô gái mở cassette bài hát của Trịnh Công Sơn: "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi ?" đi dâu loanh quanh cho đời mỏi mệt ?" Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt ?" đợi suốt trăm năm một cõi đi về"... Bạn tôi dịch sang tiếng Lào từng câu một, mấy cô gái la la lá... hát theo, tỏ ra đã thuộc giai điệu của bài hát.
    -- Bài hát này ở đây ai cũng thích, dù không biết tiếng Việt. ?" Một cô nói ?" Nghe giống như kinh Phật.
    -- Cả con nhồng cũng thích nghe. Một cô chỉ cho tôi xem ?" đấy, đấy, khi nào mở bài hát này, con nhồng cũng lắng tai.
    Quả nhiên trong ***g, con chim đứng yên, nghiêng nghiêng đầu đầy vẻ chăm chú. Tôi sẵn sàng tin như vậy, là trên đất Phật này, cả con chim cũng thích nghe Trịnh Công Sơn.
    Tôi từng xem những đêm diễn balê ?~Hồ Thiên Nga?T ở nhà hát Bônsôi Mạc Tư Khoa, và chứng kiến một cảnh tượng hoành tráng của hoa hồng: trong tiếng vỗ tay triền miên như sóng biển, hoa hồng từ những hàng ghế khán giả, từ những tầng lầu trên cao bay như mưa như tuyết về phía những nghệ sĩ nổi tiếng của họ, bay như vô tận cho tới lúc phủ đầy sân khấu. Bỗng nhiên tôi tự hỏi: Không biết người ta sẽ chở đi đâu hàng triệu bông hồng của lòng ngưỡng mộ đã từng héo sau những đêm diễn ? Tôi e rằng người ta cũng không có thì giờ để đem thả chúng xuống sông.
    Tôi lại nghĩ về Sơn, về cô gái ngồi hát trong công viên, những người tìm trầm run rẩy trong cơn sốt, và cả con nhồng nói tiếng Lào quá dễ thương nơi quán ruợu biên giới. Không có gì đáng phàn nàn về những hoa hồng đã từng chói lọi trên tên tuổi của những nghệ sĩ. Nhưng còn quí hơn nhiều, một Trịnh Công Sơn ở nơi không có hoa hồng...
    Hoàng Phủ Ngọc Tường
    Trích trong ?~Miền Gái Đẹp?T, tác giả HPNT, nxb Thuận Hóa 2001
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 06:34 ngày 05/07/2003
  3. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    Nơi Không Có Hoa Hồng

    Hoàng Phủ Ngọc Tường

    Chắc hẳn đã có một triệu bông hồng dành cho Trịnh Công Sơn từ phía công chúng ngưỡng mộ. Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng hoa hồng là những vinh quang vô ích. Nhưng với Trịnh Công Sơn, tôi muốn nói thêm một điều khác.
    Cách đây mấy năm, một đêm khuya tôi vừa uống ruợu ở nhà Sơn về, ngang qua công viên nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn, từ sau một gốc cây, một cô gái mặc áo hồng bước ra, kéo tay tôi. Tôi ôn tồn từ chối, nói tôi rất sợ đàn bà. Đi vài bước, lại một cô áo xanh từ sau cây tiến ra, kéo cà vạt tôi. Liền sau đó, một cô áo đỏ, rồi một cô áo lục bước ra vây quanh tôi, níu tay, kéo áo. Họ đâu từ trong ngũ hành ra mà nhiều thế, toàn là nhan sắc, hương phấn, giống như trong Hồng Lâu Mộng. Tôi liền khoát tay ra hiệu, nói giọng khẩn trương rằng các nàng đừng đụng vào người tôi, tôi đang nhiễn HIV nặng, em nào không muốn sống nữa thì cứ đi với tôi. Các cô nương lập tức dãn ra, và chỉ trong khoảnh khắc, biến mất đàng sau những thân cây. Lúc này tôi mới để tới giọng hát khe khẽ từ bóng tối bên vệ đường. Cúi nhìn, tôi nhận ra một cô gái áo đen ngồi bên dưới một gốc cây ngay chỗ tôi đứng. Hóa ra là cô vẫn ngồi đấy từ lâu. Không thèm bận tâm gì tới những cuộc ríu rít của những ?~đồng nghiệp?T của cô vây quanh tôi, chỉ mải chìm đắm trong giai điệu của bài hát mà cô yêu thích, và tôi nghe rõ "Đi về đâu hỡi em. Hãy lau khô dòng nước mắt. Đời gọi em biết bao lần". Tôi bèn vẫy tay chào, thầm hiểu rằng đến với cô gái bất hạnh trong phận người vào lúc này, quả không thể là bất cứ nhạc sĩ nào khác, mà chính là Trịnh Công Sơn..
    Một lần khác, tôi dựng trại ngủ đêm trên núi Bạch Mã, bên một suối đá đang đổ xuống thành một con thác ngất trời. Đây là nơi sơn cùng thủy tận đã không thấy dấu chân người, chỉ có những nắm chân nhang bạc màu cắm trên kè đá. Thế nhưng trên một mô đá, tôi chợt nhìn thấy nguệch ngoạc viết bằng hắc ín mấy chữ "NỐI VÒNG TAY LỚN", kèm với con số năm tháng 198... nào đó đã xa. Có lẽ những năm đói ấy, những người ngậm ngãi tìm trầm đã qua đây ngồi đốt lửa và hát Trịnh Công Sơn, trong nỗi cô đơn, trong nỗi chết đang rình rập, cả trong niềm thôi thúc để đứng dậy và đi...
    Tôi còn giữ ấn tượng mạnh khác, về một con chim. Lần ấy tôi lang thang qua chợ biên giới miệt Lao Bảo. Vô ngồi quán của mấy cô gái Lào, trò chuyện với một con nhồng, đang nói liếng thoắng:
    -- Chim thích ăn chi ?
    -- Thích ăn chuối, với ớt nữa ?" anh bạn tôi phiên dịch lại tiếng chim.
    Vừa lúc ấy, có cô gái mở cassette bài hát của Trịnh Công Sơn: "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi ?" đi dâu loanh quanh cho đời mỏi mệt ?" Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt ?" đợi suốt trăm năm một cõi đi về"... Bạn tôi dịch sang tiếng Lào từng câu một, mấy cô gái la la lá... hát theo, tỏ ra đã thuộc giai điệu của bài hát.
    -- Bài hát này ở đây ai cũng thích, dù không biết tiếng Việt. ?" Một cô nói ?" Nghe giống như kinh Phật.
    -- Cả con nhồng cũng thích nghe. Một cô chỉ cho tôi xem ?" đấy, đấy, khi nào mở bài hát này, con nhồng cũng lắng tai.
    Quả nhiên trong ***g, con chim đứng yên, nghiêng nghiêng đầu đầy vẻ chăm chú. Tôi sẵn sàng tin như vậy, là trên đất Phật này, cả con chim cũng thích nghe Trịnh Công Sơn.
    Tôi từng xem những đêm diễn balê ?~Hồ Thiên Nga?T ở nhà hát Bônsôi Mạc Tư Khoa, và chứng kiến một cảnh tượng hoành tráng của hoa hồng: trong tiếng vỗ tay triền miên như sóng biển, hoa hồng từ những hàng ghế khán giả, từ những tầng lầu trên cao bay như mưa như tuyết về phía những nghệ sĩ nổi tiếng của họ, bay như vô tận cho tới lúc phủ đầy sân khấu. Bỗng nhiên tôi tự hỏi: Không biết người ta sẽ chở đi đâu hàng triệu bông hồng của lòng ngưỡng mộ đã từng héo sau những đêm diễn ? Tôi e rằng người ta cũng không có thì giờ để đem thả chúng xuống sông.
    Tôi lại nghĩ về Sơn, về cô gái ngồi hát trong công viên, những người tìm trầm run rẩy trong cơn sốt, và cả con nhồng nói tiếng Lào quá dễ thương nơi quán ruợu biên giới. Không có gì đáng phàn nàn về những hoa hồng đã từng chói lọi trên tên tuổi của những nghệ sĩ. Nhưng còn quí hơn nhiều, một Trịnh Công Sơn ở nơi không có hoa hồng...
    Hoàng Phủ Ngọc Tường
    Trích trong ?~Miền Gái Đẹp?T, tác giả HPNT, nxb Thuận Hóa 2001
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 06:34 ngày 05/07/2003
  4. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Một số bài blue phải tự type đúng không? Cảm ơn nhiều...
    Mong được đọc tiếp.
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  5. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Một số bài blue phải tự type đúng không? Cảm ơn nhiều...
    Mong được đọc tiếp.
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  6. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    ( Lys ơi!Hình như có gì không ổn trong bài viết này thì phải?!.Blue đã rất run khi post lên phần đầu.Có nhiều điều chưa biết và chưa hiểu nên sợ lắm.Blue vẫn hy vọng có ai đó đọc xong thì sẽ có ý kiến,biết đâu sẽ tìm ra điều không ổn,nhưng chưa thấy ai trả lời cả,càng run thêm.Thôi,cho phép Blue liều thêm chút nữa ...Nếu có gì 'trục trặc' thì mong mọi người bỏ qua cho Blue.)
    Trịnh Công Sơn Với Cao Nguyên Bụi Đỏ Sương Mù
    --- Nguyễn Đắc Xuân ---

    Lần đầu tiên những người yêu thích âm nhạc Việt Nam chúng ta đón mùa Xuân về mà không có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đây là một sự hụt hẫng mà có người bảo rằng "phải tập làm quen trong nhiều mùa xuân nữa mới quen được". Nhưng đối với tôi - một người bạn chưa bao giờ ở với Sơn ngày nào nên tôi vẫn cảm thấy Sơn đang sống ở đâu đó. Tôi không gặp Sơn như lúc tôi đến nhà 47C Phạm Ngọc Thạch mà Sơn ngủ chưa dậy. Tôi đành quay xe và tự hẹn với mình lần sau vào Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lại đến.
    Cho đến nay, Trịnh Công Sơn vẫn chưa - như gia đình tôi hay dùng- exit (thoát) khỏi đời sống của tôi. Bởi vì, tôi là một người luôn luôn thích khám phá bí ẩn nhưng có nhiều giai đoạn trong cuộc đời của bạn tôi, tôi chưa công bố. Tôi vẫn còn nợ giai đoạn Trịnh Công Sơn dạy học và bắt đầu làm nhạc phản chiến ở Blao-Lâm Đồng. Đây là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời Sơn nhưng Sơn rất ít viết, ít đề cập đến và tất nhiên bạn bè - những người yêu thích âm nhạc Sơn, cũng ít biết. Để chuẩn bị cho việc "trả nợ nầy", tôi đã làm một cuộc hành hương trở lại vùng cao nguyên bụi đỏ sương mù Blao để làm sống dậy những điều mà Trịnh Công Sơn đã chôn chặt nơi đây.
    Người cung cấp những thông tin đầu tiên về những năm tháng Trịnh Công Sơn dạy học và sáng tác ở Blao cho tôi là chị Lê Thị Ngọc Trinh - bạn học Sư phạm khóa I (1962-1964) với Sơn ở Qui Nhơn và đồng nghiệp của Sơn ở Blao. Người dẫn đường là thầy giáo Lê Quang Kết ở Blao. Những người hiểu rõ những năm tháng Trịnh Công Sơn ờ Blao là cụ Lê Cao Lợi - nguyên trưởng ty Tiểu học, lãnh đạo của thầy giáo Trịnh Công Sơn lúc ấy và cụ Phạm Trung Thành, nhân viên cũ của Ty Tiểu học (từ năm 1964) - người chơi đàn violon, hay trao đổi về âm nhạc với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở Blao. Tư liệu bổ sung do hai ông bạn họa sĩ Đinh Cường và Trịnh Cung giúp.
    Trịnh Công Sơn - trưởng giáo trường sơ học Bảo An
    Như chúng ta đã biết, Trịnh Công Sơn học khóa I thường xuyên trường Sư phạm Qui Nhơn (1962-1964). Năm 1964 mãn khóa được bổ lên Blao cùng một số bạn cùng quê, cùng khóa, trong đó có Lê Thị Ngọc Trinh - người trong ban đồng ca của trường Sư phạm Qui Nhơn đã từng lĩnh xướng trường ca Dã Tràng của Sơn. Lê Thị Ngọc Trinh được bổ về trường Nữ Bảo Lộc ở ngay trung tâm Thị xã, Trịnh Công Sơn bổ đi xa hơn một chút là trường sơ học Bảo An cách Tỉnh đường và Ty Tiểu học Lâm Đồng gần một cây số. Trường Bảo An có ba lớp 1,2,3, sĩ số mỗi lớp chừng vài mươi em, đa số học sinh là người dân tộc ít người, chỉ có dăm ba em là người Kinh. Cơ sở của trường có hai phòng đứng cho vơ trên một bãi đất trơ trụi, mái lợp tranh, vách nứa; học sinh mặt mày lem luốt, mũi dãi lò thò, áo quần rách rưới, nhuộm bụi đỏ trông rất thê thảm. Bảo An thuộc loại trường sơ cấp, không có chức Hiệu trưởng. Người phụ trách trường có cái tên cổ cổ là trưởng giáo giống như ông Ngô Đình Khả lúc mới được bổ nhiệm làm trưởng giáo trường Quốc Học hồi cuối thế kỷ XIX vậy (1896). Trịnh Công Sơn được "đào tạo chính qui" nên làm trưởng giáo và đứng dạy lớp ba vào buổi sáng, ông giáo Tạ Văn Thống sắp về hưu dạy hai lớp 1 và 2 vào buổi chiều. Hằng ngày ông trưởng giáo họ Trịnh đi về dạy học phải cuốc bộ trên con đường dốc mà vào mùa nắng thì bụi đó mịt mù, vào mùa mưa bùn lầy nhoe nhoét rất khó bước. Tuy đi về hơi vất vả một chút nhưng chuyện soạn bài và đứng lớp rất thoải mái. Học trò miền núi dễ bảo. Vào mùa hái chè các em ở nhà giúp cha mẹ, đến lớp chỉ có mươi mười lăm em. Phòng học không có cửa, nhiều hôm mây mù bay tràn vào lớp làm cho thầy giáo và học trò cũng lảng đảng theo mây. Nhiều ý nhạc khởi dậy trong lòng ông trưởng giáo Trịnh:
    "Bụi về với mây. Người còn đó gieo hạt lúa trên ruộng đất nầy" (Phúc Âm Buồn, 1965).
    "Qua khoảng trời trống trơn của lớp học Sơn đã vẽ nhiều ký họa đẹp và sinh động những người dân tộc trên nương rẫy, dưới bóng suối mát". (Đinh Cường kể).
    Dạy học ở vùng thượng du thế ấy. Không vui. Nhưng dù sao với chỉ số lương (indique) 320 cộng thêm phụ cấp đắc đỏ vùng cao, mỗi tháng Trịnh Công Sơn cũng lĩnh được 5.200$. So với vật giá lúc ấy: Cà-phê loại ngon 1$/ly, phở 3$/tô, cơm 600$/ tháng, vàng 2.000$/ lượng. . . lương như thế là cao, có của ăn, của để.
    Nhà trọ của Trịnh Công Sơn tại Blao là một ngôi nhà kiểu biệt thự mới xây trên khu đất khoáng đạt ở gần Ty Công chính Lâm Đồng. Chủ ngôi nhà là cô Phi - trưởng phòng kế toán Ty Công chính. Trịnh Công Sơn thuê nhà cùng với ba đồng nghiệp họ Nguyễn là Thanh Ty (Nha Trang), Hảo Tâm và Văn Ba (Sư phạm Sài Gòn). Mỗi người phải trả tiền nhà 300$/tháng. Bà chủ nhà có dáng người mảnh dẻ, hơn ba mươi tuổi, cùng với đứa con gái ở chung trong nhà. Nhờ thế các thầy giáo trẻ sống xa nhà đỡ bớt khô khan.
    Những khi lễ lạc, Blao có tổ chức văn nghệ, Trịnh Công Sơn được mời sinh hoạt với các đồng nghiệp. Ngoài Trịnh Công Sơn, những cây văn nghệ lúc đó mà đến nay dân Blao còn nhớ là Hoàng Thị Ni Na, Lê Thị Ngọc Trinh, Đỗ Thị Nghiễm. Lúc ấy dân địa phương Blao ít có người chơi nhạc. Mỗi khi muốn nói chuyện âm nhạc Trịnh Công Sơn hay đến 24 đường Tiên Dung gặp ông Nguyễn Trung Thành làm việc ở Ty Tiểu học. Ông Thành được đào tạo đễ chơi đàn violon trong ban nhạc lễ của nhà thờ Bảo Lộc. Ông không thích nhạc của Sơn nhưng ông phải công nhận với Sơn rằng :" Ca từ (parole) của Trịnh Công Sơn rất tuyệt vời. Sau nầy anh có được người đời biết tiếng chính là nhờ cái phần ca từ". Đến nay thì ông Thành xin nói lại với tôi :" Ca khúc của Trịnh Công Sơn, ca từ hay mà nhạc cũng rất hay !".
    Sinh hoạt văn nghệ thường xuyên của Trịnh Công Sơn lúc nầy là hát cho học sinh nghe và dạy cho học sinh hát. Từ hồi còn học Sư phạm, Trịnh Công Sơn đã sáng tác nhiều bài hát cho thiếu nhi. Lúc lên dạy học ở Blao, anh lại sáng tác thêm nhiều bài nữa. Ngày nay nhiều người còn thuộc bài Ông Tiên Vui. Cô giáo Lê Thị Ngọc Trinh vừa kể chuyện cũ ở Blao vừa hát cho tôi nghe:
    Ông Tiên vui ông có cái râu dài
    Đêm ông thường ngủ yên trên đỉnh mây
    Ông tiên vui ông thường hay nhắc đến
    Chốn Thiên đình chẳng còn tháng ngày trôi
    Ông tiên vui ông có cái căn nhà
    Trên ngọn đồi hằng đêm ông ghé qua
    Hôm em lên ông chợt đi đâu vắng
    Lúc em về em buồn đến ngẩn ngơ"
    Từ "Tuổi đá buồn" đến "Ca khúc da vàng"
    Buổi chiều nghỉ dạy, sau giấc ngủ trưa, Trịnh Công Sơn sửa lại chiếc áo ka-ki vàng, bỏ vô quần tẹc-gan nghiêm chỉnh rồi xỏ chân vào đôi giày Batar rảo bước ra quán Cà-phê bi-Da Ngọc Trang. Anh chơi ở đó cho đến tối. Cũng có hôm, anh cùng với vài người bạn dạo quanh hồ Bảo Lộc hoặc đi dọc theo quốc lộ Sài Gòn Đà Lạt chạy qua Thị xã nói chuyện phiếm. Nhiều hôm thiếu bạn, anh dạo phố một mình với nỗi buồn da diết mà anh đã thể hiện trong bài Chiều Một Mình Qua Phố hồi còn học ở Sư phạm Qui Nhơn (1963). Lúc đầu thanh niên Blao nhìn mái tóc thưa mềm, chạy dài xuống gảy và hàng râu mép hung hung nâu của Sơn, họ lấy làm lạ. Về sau có dịp đến gần và biết Trịnh Công Sơn vừa là thầy giáo vừa là nhạc sĩ hiền hậu hồn nhiên họ đâm ra cảm mến và rất hân hạnh được gần anh. Những chiều không thấy anh dạo phố hay khom mình trên bàn bi-da Ngọc Trang họ cảm thấy vằng vẽ và có ý chờ trông.
    Vào dịp nghỉ lễ hay nghỉ cuối tuần, Sơn hay lên xe đò về Sài Gòn chơi với Đinh Cường hoặc Trịnh Cung, chiều Chủ nhật trở lại Blao để sáng thứ hai lên lớp. Anh về Sài Gòn còn có mục đích xuất bản tập nhạc đầu tay của anh. Nhiều lần Trịnh Công Sơn không lên kịp vào đầu tuần, ông giáo Thống đã giúp dạy hộ cho anh. Sự vắng mặt không xin phép của một giáo viên là phạm kỷ luật, may mắn sao ông Lê Cao Lợi - trưởng ty Tiểu học, là người biết mến mộ nghệ sĩ nên dù Trịnh Công Sơn vắng mặt nhiều lần (có lần đến ba tuần) ông vẫn không khiển trách. Từ sau ngày Nguyễn Văn Ba - người bạn đồng nghiệp và cùng thuê chung nhà, chết vì trúng mìn trên đường Blao-Sài Gòn, Trịnh Công Sơn phải tiêu phí những ngày nghỉ ở Blao. Một mình "nằm trong căn gác điều hiu", nghe gió lướt thước kéo qua rừng lau dưới những cơn mưa không dứt, Sơn nghĩ về đời mình, nghĩ về cái chết của Nguyễn Văn Ba, nghĩ về tiếng chuông nhà thờ Bảo Lộc ở phía bên kia đường sáng sáng chiều chiều dội vào sự cô đơn của anh. Và, chính trong những ngày bó gồi ở nhà ấy, anh phát hiện có một người đẹp hằng ngày đi Nhà thờ bằng con đường qua trước cửa phòng anh. Trịnh Công Sơn hơi ân hận. Lâu nay anh bù khú với bọn bạn trai nên không để ý đến người hàng xóm gái ấy. Người có tên là Ngà. Ngà không sắc sảo, không quý phái như các cô gái Huế đã "hờp hồn" anh như Ph. Th., Bích Diễm, nhưng với cái dáng mảnh mai, tóc thề chấm vai, khuôn mặt thánh thiện như mặt Đức Mẹ Đồng Trinh của cô cũng đã làm cho Trịnh Công Sơn mất ngủ. Sự phát hiện trong cõi cô đơn ở Blao có Ngà như một cái nhấn làm bật dậy những dồn nén cô đơn mang tính tâm linh trong Sơn lâu nay. Anh viết bài Tuổi đá buồn.
    "Trời còn làm mưa mưa rơi mênh mang. Từng ngón tay buồn em mang em mang, đi vào giáo đường, ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai. Đóa hoa hồng cài trên tóc mây, ôi đường phố dài, lời ru miệt mài ngàn năm ngàn năm, ru em nồng nàn, ru em nồng nàn"
    Bản in lần đầu Ca khúc Trịnh Công Sơn (Nxb An Tiêm, SG 1967), bài Tuổi Đá Buồn được soạn với nhịp 4/4, đoạn mở đầu với 30 nhịp rưỡi mới có một dấu lặng, phần ca từ suốt 55 từ không hề có một cái chấm phẩy nào. Hình ảnh cô Ngà mang ngày chủ nhật buồn (Sombre dimanche) đến nhà thờ, con đường quốc lộ Sài Gòn - Đà Lạt dài hun hút đi qua Thị xã. . . . nối tiếp nhau. Đoạn nhạc dài lê thế ấy diễn tả những cơn mưa không dứt của Bõ lao trong tâm hồn Sơn. Sự cô đơn của Trịnh Công Sơn không phải của người trần thế, của con người với con người, của xác thịt với xác thịt mà chính là của thân phận làm người. Sự cô đơn hư vô nhuốm một chút siêu hình:
    " Trời còn làm mưa rơi mưa rơi, từng phiến băng dài trên hai tay xuôi. Tuổi buồn em mang đi trong hư vô ngày qua hững hờ".
    Sự cô đơn "hư vô" của thân phận làm người nên bao giờ còn "làm kiếp con người" thì còn cô đơn. Vì thế những ý tưởng ấy cứ ẩn hiện không ngừng trong cảm xúc của Sơn.
    . . ." Trời còn làm mưa mưa rơi thênh thang.
    Từng gót chân trần em quên em quên.
    Ôi miền giáo đường ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai"
    (Ca khúc Trịnh Công Sơn, Nxb An Tiêm, SG 1967)
    Nếu không có những ngày chủ nhật buồn ở Blao có lẽ Trịnh Công Sơn không có những ca khúc buồn đến thế. "Người nằm co" trong Phúc Âm Buồn chính là hình ảnh Trịnh Công Sơn trong những ngày ấy.
    " Người nằm co như loài thú khi mùa đông về
    Người nằm yên không kêu than buốt xương da mình"
    Muốn tránh xa mọi người, một người nằm yên nhưng không thể nằm yên được.
    "Từng tiếng người nhiều tiếng người gọi hoài giữa đêm"
    Trịnh Công Sơn viết bài Phúc Âm Buồn vào năm 1965 -
    (bỏ 1 đoạn)
    Trịnh Công Sơn ăn lương dạy học tại Blao chỉ có ba năm (1964 đến 1967). Thời gian ấy ngắn so với cuộc đời sáu mươi ba tuổi của anh (1939-2001). Nhưng không ai có thể viết tiểu sử nhạc sĩ Trịnh Công Sơn một cách trung thực khi chưa rõ giai đoạn "bụi đỏ sương mù" của anh ở Blao. Bởi vì chính trong giai đoạn nầy anh đi làm thầy giáo rồi buột phải thôi dạy, anh cho xuất bản những tập nhạc đầu tiên của anh, anh soạn loạt bài phản chiến mang tên Ca Khúc Da Vàng, anh gặp gỡ ca sĩ Khánh Ly và khẳng định sự nghiệp làm nhạc sĩ cho đến cuối đời anh.
    Gác Thọ Lộc, một ngày Đông, 2001.
    Nguyễn Đắc Xuân
    http://www.suutap.com/trinhcongson/default.asp?id=493&muc=23
    http://www.giaodiem.com/vanhoc/Tcs-ndx.htm
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 07:07 ngày 05/07/2003
  7. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    ( Lys ơi!Hình như có gì không ổn trong bài viết này thì phải?!.Blue đã rất run khi post lên phần đầu.Có nhiều điều chưa biết và chưa hiểu nên sợ lắm.Blue vẫn hy vọng có ai đó đọc xong thì sẽ có ý kiến,biết đâu sẽ tìm ra điều không ổn,nhưng chưa thấy ai trả lời cả,càng run thêm.Thôi,cho phép Blue liều thêm chút nữa ...Nếu có gì 'trục trặc' thì mong mọi người bỏ qua cho Blue.)
    Trịnh Công Sơn Với Cao Nguyên Bụi Đỏ Sương Mù
    --- Nguyễn Đắc Xuân ---

    Lần đầu tiên những người yêu thích âm nhạc Việt Nam chúng ta đón mùa Xuân về mà không có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đây là một sự hụt hẫng mà có người bảo rằng "phải tập làm quen trong nhiều mùa xuân nữa mới quen được". Nhưng đối với tôi - một người bạn chưa bao giờ ở với Sơn ngày nào nên tôi vẫn cảm thấy Sơn đang sống ở đâu đó. Tôi không gặp Sơn như lúc tôi đến nhà 47C Phạm Ngọc Thạch mà Sơn ngủ chưa dậy. Tôi đành quay xe và tự hẹn với mình lần sau vào Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lại đến.
    Cho đến nay, Trịnh Công Sơn vẫn chưa - như gia đình tôi hay dùng- exit (thoát) khỏi đời sống của tôi. Bởi vì, tôi là một người luôn luôn thích khám phá bí ẩn nhưng có nhiều giai đoạn trong cuộc đời của bạn tôi, tôi chưa công bố. Tôi vẫn còn nợ giai đoạn Trịnh Công Sơn dạy học và bắt đầu làm nhạc phản chiến ở Blao-Lâm Đồng. Đây là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời Sơn nhưng Sơn rất ít viết, ít đề cập đến và tất nhiên bạn bè - những người yêu thích âm nhạc Sơn, cũng ít biết. Để chuẩn bị cho việc "trả nợ nầy", tôi đã làm một cuộc hành hương trở lại vùng cao nguyên bụi đỏ sương mù Blao để làm sống dậy những điều mà Trịnh Công Sơn đã chôn chặt nơi đây.
    Người cung cấp những thông tin đầu tiên về những năm tháng Trịnh Công Sơn dạy học và sáng tác ở Blao cho tôi là chị Lê Thị Ngọc Trinh - bạn học Sư phạm khóa I (1962-1964) với Sơn ở Qui Nhơn và đồng nghiệp của Sơn ở Blao. Người dẫn đường là thầy giáo Lê Quang Kết ở Blao. Những người hiểu rõ những năm tháng Trịnh Công Sơn ờ Blao là cụ Lê Cao Lợi - nguyên trưởng ty Tiểu học, lãnh đạo của thầy giáo Trịnh Công Sơn lúc ấy và cụ Phạm Trung Thành, nhân viên cũ của Ty Tiểu học (từ năm 1964) - người chơi đàn violon, hay trao đổi về âm nhạc với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở Blao. Tư liệu bổ sung do hai ông bạn họa sĩ Đinh Cường và Trịnh Cung giúp.
    Trịnh Công Sơn - trưởng giáo trường sơ học Bảo An
    Như chúng ta đã biết, Trịnh Công Sơn học khóa I thường xuyên trường Sư phạm Qui Nhơn (1962-1964). Năm 1964 mãn khóa được bổ lên Blao cùng một số bạn cùng quê, cùng khóa, trong đó có Lê Thị Ngọc Trinh - người trong ban đồng ca của trường Sư phạm Qui Nhơn đã từng lĩnh xướng trường ca Dã Tràng của Sơn. Lê Thị Ngọc Trinh được bổ về trường Nữ Bảo Lộc ở ngay trung tâm Thị xã, Trịnh Công Sơn bổ đi xa hơn một chút là trường sơ học Bảo An cách Tỉnh đường và Ty Tiểu học Lâm Đồng gần một cây số. Trường Bảo An có ba lớp 1,2,3, sĩ số mỗi lớp chừng vài mươi em, đa số học sinh là người dân tộc ít người, chỉ có dăm ba em là người Kinh. Cơ sở của trường có hai phòng đứng cho vơ trên một bãi đất trơ trụi, mái lợp tranh, vách nứa; học sinh mặt mày lem luốt, mũi dãi lò thò, áo quần rách rưới, nhuộm bụi đỏ trông rất thê thảm. Bảo An thuộc loại trường sơ cấp, không có chức Hiệu trưởng. Người phụ trách trường có cái tên cổ cổ là trưởng giáo giống như ông Ngô Đình Khả lúc mới được bổ nhiệm làm trưởng giáo trường Quốc Học hồi cuối thế kỷ XIX vậy (1896). Trịnh Công Sơn được "đào tạo chính qui" nên làm trưởng giáo và đứng dạy lớp ba vào buổi sáng, ông giáo Tạ Văn Thống sắp về hưu dạy hai lớp 1 và 2 vào buổi chiều. Hằng ngày ông trưởng giáo họ Trịnh đi về dạy học phải cuốc bộ trên con đường dốc mà vào mùa nắng thì bụi đó mịt mù, vào mùa mưa bùn lầy nhoe nhoét rất khó bước. Tuy đi về hơi vất vả một chút nhưng chuyện soạn bài và đứng lớp rất thoải mái. Học trò miền núi dễ bảo. Vào mùa hái chè các em ở nhà giúp cha mẹ, đến lớp chỉ có mươi mười lăm em. Phòng học không có cửa, nhiều hôm mây mù bay tràn vào lớp làm cho thầy giáo và học trò cũng lảng đảng theo mây. Nhiều ý nhạc khởi dậy trong lòng ông trưởng giáo Trịnh:
    "Bụi về với mây. Người còn đó gieo hạt lúa trên ruộng đất nầy" (Phúc Âm Buồn, 1965).
    "Qua khoảng trời trống trơn của lớp học Sơn đã vẽ nhiều ký họa đẹp và sinh động những người dân tộc trên nương rẫy, dưới bóng suối mát". (Đinh Cường kể).
    Dạy học ở vùng thượng du thế ấy. Không vui. Nhưng dù sao với chỉ số lương (indique) 320 cộng thêm phụ cấp đắc đỏ vùng cao, mỗi tháng Trịnh Công Sơn cũng lĩnh được 5.200$. So với vật giá lúc ấy: Cà-phê loại ngon 1$/ly, phở 3$/tô, cơm 600$/ tháng, vàng 2.000$/ lượng. . . lương như thế là cao, có của ăn, của để.
    Nhà trọ của Trịnh Công Sơn tại Blao là một ngôi nhà kiểu biệt thự mới xây trên khu đất khoáng đạt ở gần Ty Công chính Lâm Đồng. Chủ ngôi nhà là cô Phi - trưởng phòng kế toán Ty Công chính. Trịnh Công Sơn thuê nhà cùng với ba đồng nghiệp họ Nguyễn là Thanh Ty (Nha Trang), Hảo Tâm và Văn Ba (Sư phạm Sài Gòn). Mỗi người phải trả tiền nhà 300$/tháng. Bà chủ nhà có dáng người mảnh dẻ, hơn ba mươi tuổi, cùng với đứa con gái ở chung trong nhà. Nhờ thế các thầy giáo trẻ sống xa nhà đỡ bớt khô khan.
    Những khi lễ lạc, Blao có tổ chức văn nghệ, Trịnh Công Sơn được mời sinh hoạt với các đồng nghiệp. Ngoài Trịnh Công Sơn, những cây văn nghệ lúc đó mà đến nay dân Blao còn nhớ là Hoàng Thị Ni Na, Lê Thị Ngọc Trinh, Đỗ Thị Nghiễm. Lúc ấy dân địa phương Blao ít có người chơi nhạc. Mỗi khi muốn nói chuyện âm nhạc Trịnh Công Sơn hay đến 24 đường Tiên Dung gặp ông Nguyễn Trung Thành làm việc ở Ty Tiểu học. Ông Thành được đào tạo đễ chơi đàn violon trong ban nhạc lễ của nhà thờ Bảo Lộc. Ông không thích nhạc của Sơn nhưng ông phải công nhận với Sơn rằng :" Ca từ (parole) của Trịnh Công Sơn rất tuyệt vời. Sau nầy anh có được người đời biết tiếng chính là nhờ cái phần ca từ". Đến nay thì ông Thành xin nói lại với tôi :" Ca khúc của Trịnh Công Sơn, ca từ hay mà nhạc cũng rất hay !".
    Sinh hoạt văn nghệ thường xuyên của Trịnh Công Sơn lúc nầy là hát cho học sinh nghe và dạy cho học sinh hát. Từ hồi còn học Sư phạm, Trịnh Công Sơn đã sáng tác nhiều bài hát cho thiếu nhi. Lúc lên dạy học ở Blao, anh lại sáng tác thêm nhiều bài nữa. Ngày nay nhiều người còn thuộc bài Ông Tiên Vui. Cô giáo Lê Thị Ngọc Trinh vừa kể chuyện cũ ở Blao vừa hát cho tôi nghe:
    Ông Tiên vui ông có cái râu dài
    Đêm ông thường ngủ yên trên đỉnh mây
    Ông tiên vui ông thường hay nhắc đến
    Chốn Thiên đình chẳng còn tháng ngày trôi
    Ông tiên vui ông có cái căn nhà
    Trên ngọn đồi hằng đêm ông ghé qua
    Hôm em lên ông chợt đi đâu vắng
    Lúc em về em buồn đến ngẩn ngơ"
    Từ "Tuổi đá buồn" đến "Ca khúc da vàng"
    Buổi chiều nghỉ dạy, sau giấc ngủ trưa, Trịnh Công Sơn sửa lại chiếc áo ka-ki vàng, bỏ vô quần tẹc-gan nghiêm chỉnh rồi xỏ chân vào đôi giày Batar rảo bước ra quán Cà-phê bi-Da Ngọc Trang. Anh chơi ở đó cho đến tối. Cũng có hôm, anh cùng với vài người bạn dạo quanh hồ Bảo Lộc hoặc đi dọc theo quốc lộ Sài Gòn Đà Lạt chạy qua Thị xã nói chuyện phiếm. Nhiều hôm thiếu bạn, anh dạo phố một mình với nỗi buồn da diết mà anh đã thể hiện trong bài Chiều Một Mình Qua Phố hồi còn học ở Sư phạm Qui Nhơn (1963). Lúc đầu thanh niên Blao nhìn mái tóc thưa mềm, chạy dài xuống gảy và hàng râu mép hung hung nâu của Sơn, họ lấy làm lạ. Về sau có dịp đến gần và biết Trịnh Công Sơn vừa là thầy giáo vừa là nhạc sĩ hiền hậu hồn nhiên họ đâm ra cảm mến và rất hân hạnh được gần anh. Những chiều không thấy anh dạo phố hay khom mình trên bàn bi-da Ngọc Trang họ cảm thấy vằng vẽ và có ý chờ trông.
    Vào dịp nghỉ lễ hay nghỉ cuối tuần, Sơn hay lên xe đò về Sài Gòn chơi với Đinh Cường hoặc Trịnh Cung, chiều Chủ nhật trở lại Blao để sáng thứ hai lên lớp. Anh về Sài Gòn còn có mục đích xuất bản tập nhạc đầu tay của anh. Nhiều lần Trịnh Công Sơn không lên kịp vào đầu tuần, ông giáo Thống đã giúp dạy hộ cho anh. Sự vắng mặt không xin phép của một giáo viên là phạm kỷ luật, may mắn sao ông Lê Cao Lợi - trưởng ty Tiểu học, là người biết mến mộ nghệ sĩ nên dù Trịnh Công Sơn vắng mặt nhiều lần (có lần đến ba tuần) ông vẫn không khiển trách. Từ sau ngày Nguyễn Văn Ba - người bạn đồng nghiệp và cùng thuê chung nhà, chết vì trúng mìn trên đường Blao-Sài Gòn, Trịnh Công Sơn phải tiêu phí những ngày nghỉ ở Blao. Một mình "nằm trong căn gác điều hiu", nghe gió lướt thước kéo qua rừng lau dưới những cơn mưa không dứt, Sơn nghĩ về đời mình, nghĩ về cái chết của Nguyễn Văn Ba, nghĩ về tiếng chuông nhà thờ Bảo Lộc ở phía bên kia đường sáng sáng chiều chiều dội vào sự cô đơn của anh. Và, chính trong những ngày bó gồi ở nhà ấy, anh phát hiện có một người đẹp hằng ngày đi Nhà thờ bằng con đường qua trước cửa phòng anh. Trịnh Công Sơn hơi ân hận. Lâu nay anh bù khú với bọn bạn trai nên không để ý đến người hàng xóm gái ấy. Người có tên là Ngà. Ngà không sắc sảo, không quý phái như các cô gái Huế đã "hờp hồn" anh như Ph. Th., Bích Diễm, nhưng với cái dáng mảnh mai, tóc thề chấm vai, khuôn mặt thánh thiện như mặt Đức Mẹ Đồng Trinh của cô cũng đã làm cho Trịnh Công Sơn mất ngủ. Sự phát hiện trong cõi cô đơn ở Blao có Ngà như một cái nhấn làm bật dậy những dồn nén cô đơn mang tính tâm linh trong Sơn lâu nay. Anh viết bài Tuổi đá buồn.
    "Trời còn làm mưa mưa rơi mênh mang. Từng ngón tay buồn em mang em mang, đi vào giáo đường, ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai. Đóa hoa hồng cài trên tóc mây, ôi đường phố dài, lời ru miệt mài ngàn năm ngàn năm, ru em nồng nàn, ru em nồng nàn"
    Bản in lần đầu Ca khúc Trịnh Công Sơn (Nxb An Tiêm, SG 1967), bài Tuổi Đá Buồn được soạn với nhịp 4/4, đoạn mở đầu với 30 nhịp rưỡi mới có một dấu lặng, phần ca từ suốt 55 từ không hề có một cái chấm phẩy nào. Hình ảnh cô Ngà mang ngày chủ nhật buồn (Sombre dimanche) đến nhà thờ, con đường quốc lộ Sài Gòn - Đà Lạt dài hun hút đi qua Thị xã. . . . nối tiếp nhau. Đoạn nhạc dài lê thế ấy diễn tả những cơn mưa không dứt của Bõ lao trong tâm hồn Sơn. Sự cô đơn của Trịnh Công Sơn không phải của người trần thế, của con người với con người, của xác thịt với xác thịt mà chính là của thân phận làm người. Sự cô đơn hư vô nhuốm một chút siêu hình:
    " Trời còn làm mưa rơi mưa rơi, từng phiến băng dài trên hai tay xuôi. Tuổi buồn em mang đi trong hư vô ngày qua hững hờ".
    Sự cô đơn "hư vô" của thân phận làm người nên bao giờ còn "làm kiếp con người" thì còn cô đơn. Vì thế những ý tưởng ấy cứ ẩn hiện không ngừng trong cảm xúc của Sơn.
    . . ." Trời còn làm mưa mưa rơi thênh thang.
    Từng gót chân trần em quên em quên.
    Ôi miền giáo đường ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai"
    (Ca khúc Trịnh Công Sơn, Nxb An Tiêm, SG 1967)
    Nếu không có những ngày chủ nhật buồn ở Blao có lẽ Trịnh Công Sơn không có những ca khúc buồn đến thế. "Người nằm co" trong Phúc Âm Buồn chính là hình ảnh Trịnh Công Sơn trong những ngày ấy.
    " Người nằm co như loài thú khi mùa đông về
    Người nằm yên không kêu than buốt xương da mình"
    Muốn tránh xa mọi người, một người nằm yên nhưng không thể nằm yên được.
    "Từng tiếng người nhiều tiếng người gọi hoài giữa đêm"
    Trịnh Công Sơn viết bài Phúc Âm Buồn vào năm 1965 -
    (bỏ 1 đoạn)
    Trịnh Công Sơn ăn lương dạy học tại Blao chỉ có ba năm (1964 đến 1967). Thời gian ấy ngắn so với cuộc đời sáu mươi ba tuổi của anh (1939-2001). Nhưng không ai có thể viết tiểu sử nhạc sĩ Trịnh Công Sơn một cách trung thực khi chưa rõ giai đoạn "bụi đỏ sương mù" của anh ở Blao. Bởi vì chính trong giai đoạn nầy anh đi làm thầy giáo rồi buột phải thôi dạy, anh cho xuất bản những tập nhạc đầu tiên của anh, anh soạn loạt bài phản chiến mang tên Ca Khúc Da Vàng, anh gặp gỡ ca sĩ Khánh Ly và khẳng định sự nghiệp làm nhạc sĩ cho đến cuối đời anh.
    Gác Thọ Lộc, một ngày Đông, 2001.
    Nguyễn Đắc Xuân
    http://www.suutap.com/trinhcongson/default.asp?id=493&muc=23
    http://www.giaodiem.com/vanhoc/Tcs-ndx.htm
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 07:07 ngày 05/07/2003
  8. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    (100 năm nữa, vẫn còn Trịnh Công Sơn)
    Ngàn năm nữa con người ta vẫn vậy

    Hồ Trung Tú.
    Trịnh Công Sơn đã rời "cõi tạm" này vừa tròn một năm, ngày 1-4 này là ngày giỗ đầu của anh. Trịnh Công Sơn "ra đi" hay "trở về" giờ đây chẳng có ý nghĩa gì, bởi anh quá hiểu thân phận con người mà anh đã chiêm nghiệm nó cả một đời người, trong chính những ca khúc của anh. 100 năm nữa, những ca khúc của anh vẫn còn vang lên giữa thế gian này.
    Đã nhiều người hát Trịnh Công Sơn, đã vịn vào câu hát Trịnh Công Sơn mà đứng dậy trong những lúc ngã lòng mệt mỏi. Vậy đó, sự nhận thức của con người ta quả không biết đâu mà lần. Nhiều người cứ lo sợ rằng nỗi buồn, thực cũng không hẳn là buồn mà đó chỉ là những băn khoăn thân phận, sẽ khiến con người ta cùn chí mềm lòng mà không chịu thấy rằng chính những lúc ngồi xuống bên thềm ấy rồi sẽ khiến con người ta đứng dậy với một tinh thần mạnh mẽ hơn, dũng cảm hơn và nếu cần thì sự hy sinh cũng quyết liệt hơn,
    Những lời ca của Trịnh Công Sơn là vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã rất đúng khi nói rằng Trịnh Công Sơn luôn đẩy con người ta đến chỗ phải đối diện với hư vô ( gọi là vô cùng, vĩnh cửu, vĩnh hằng với những băn khoăn thân phận ... đều được). Mà không riêng gì Trịnh Công Sơn, cả thế hệ của anh ở các đô thị miền Nam lúc ấy, một thế hệ đứng trước các trào lưu tư tưởng lớn của nhân loại và mỗi người đều phải tự tìm lấy câu trả lời của riêng mình. Để dễ hình dung có thể ví nếu bây giờ mỗi người là một nhà kinh tế hoặc một nhà Tin Học thì lúc ấy mỗi người là một nhà triết học. Đó không chỉ là những triết lý đơn thuần mà nó còn quyết định những lối sống, những hành vi cụ thể, không phải chỉ đối với riêng bản thân của mỗi người mà còn là sự tồn tại của mỗi gia đình và của cả dân tộc. ?oTa là ai, ta từ đâu đến và ta đi về đâu ?? Cái câu hỏi muôn thuở ấy có lẽ đã được đặt ra từ thời tiền sử và trong suốt lịch sử phát triển của mình nhân loại đã không ngớt đi tìm câu trả lời. Và đến thế kỷ 20, sau khi Gauganh lấy nó làm tên một bức tranh của mình, thì ông đã thay mặt cả thế kỷ 20 để nói to lên cái câu hỏi ném vào hư không suốt nhiều ngàn năm qua ấy. Cái trào lưu suy tư từ đầu thế kỷ ấy kéo dài đến những năm 60 và Trịnh Công Sơn đã tiếp nối chúng với toàn bộ ca khúc của mình trong đó điển hình những ?o Cát bụi?, ?oỞ trọ?, ?oMột cõi đi về?..., với những ngôn ngữ rất tôn giáo như vô thường, hình hài, kiếp con người...và toàn bộ thi pháp của anh là cái nhìn bước một của Thiền tông, bước ra khỏi cơ thể mình rồi nhìn lại Con mắt còn lại nhìn tôi thở dài; Một lần năm mơ tôi thấy tôi qua đời... Cái bước một của Thiền Tông này thường khá ngậm ngùi, nó nhìn mọi sự vật vừa xa xôi vừa gần gũi, vừa quen thuộc vừa lạ lẫm; gây một cảm giác nhớ thương tiếc nuối với cả những vật đang nhìn thấy trước mắt, đang cầm trên tay. Bước hai, bước ba của Thiền Tông sẽ khiến con người lớn lên và bình tĩnh rất nhiều trước vũ trụ, nhưng với chỉ bước một thôi Trịnh Công Sơn đã giúp chúng ta rất nhiều trong việc chịu ngồi xuống bên thềm mà bước ra khỏi cái thân xác suốt ngày phải chiều lụy này để nhìn lại mọi vật chung quanh và nhìn chính hình hài mình. Chính vì thế mỗi chiếc lá, hòn sỏi , dòng sông, tiếng bước chân...bất cứ sự vật gì trong thi pháp của Trịnh Công Sơn cũng đều mang âm hưởng luyến tiếc nhớ thương đến tuyệt vọng. Sao mà không tuyệt vọng cho được khi mà rồi sẽ đến ngày ta nhìn mọi sự vật mà chẳng thấy được gì hết, chẳng sờ được gì hết !
    Tất cả những điều đó chẳng mới nếu không nói là rất cũ. Chỉ có điều là trong những năm 60 ấy ở các đô thị miền Nam nỗi băn khoăn thân phận như một trào lưu ấy phổ biến đến mức như một mốt thời thượng của lớp trẻ. Trên kệ sách của bất cứ hiệu sách nào thì sách triết học của tất cả các loại chủ nghĩa và tôn giáo đều được bày ở chỗ sang trọng nhất. Không kể tầng lớp sinh viên đi đâu cũng kẹp trong nách ít nhất vái cuốn hoặc của Kant, hoặc của Krishnamuti, hoặc của Phật... ngay các bạn trẻ đang học Trung học cũng hiểu ở mức độ nào đó về Hiện sinh, Khắc kỷ, Zen... Cùng thời với Trịnh Công Sơn chúng ta cũng còn có những Phạm Công Thiện, Nhất Hạnh, Bùi Giáng...Đặc điểm của họ lúc ấy là rất trẻ, ba nhân vật chúng ta vừa đề cập đến ở trên đều chưa ai quá 30, thậm chí họ đã tuyên ngôn lập thuyết công bố tác phẩm ngay từ hồi chưa được 20. Trong cái không khí ấy Trịnh Công Sơn đã cất lên tiếng ca về thân phận con người. Và khi đạn bom cũng lên tiếng thì tiếng ca của Trịnh Công Sơn càng mang thêm nhiều ý nghĩa mới. Nhiều người chỉ cho rằng chính nhờ đạn bom chiến tranh mà Trịnh Công Sơn mới có được những lời ca thân phận hay đến vậy. Nói như vậy chúng ta sẽ không trả lời được là lúc bình yên con người ta cũng cần Trịnh Công Sơn không kém và liệu 100 năm nữa còn có ai còn hát Trịnh Công Sơn ?
    Ta là ai ? Ta từ đâu đến ? Ta đi về đâu ? Trong tất cả tài sản của nhân loại đã khám phá và tích lũy từ hàng chục ngàn năm qua có lẽ cái tàn sản lớn nhất là toàn bộ những câu trả lời cho cái câu hỏi cũ kỹ ấy. Trong tất cả các thứ tài sản mà nhân loại đã tích lũy được thì bất cứ tài sản nào cũng đều có thể kế thừa, thế hệ sau không cần phải lặp lại những thí nghiệm, trải nghiệm của các thế hệ trước, chỉ riêng tài sản tư tưởng thì không, nó buộc mỗi người tự đặt câu hỏi rồi tự mình đi mà tìm lấy câu trả lời và và chỉ chấp thuận sau khi lặp lại đúng các trải nghiệm mà người trước đã nêu ra. Lịch sử nhân loại đã cho thấy bất cứ lúc nào và ở đâu, một tư tưởng nào đó cho dù là đúng đắn thế nào chăng nữa mà một khi trở thành có khả năng áp đặt các tư tưởng, hệ thống của mình lên người khác, buộc người khác không cần phải suy nghĩ, chỉ có chấp nhận thì ngay tức khắc sinh ra các bi kịch. Cái bi kịch lớn nhất là đời sống tinh thần của con người ta sẽ nghèo đi, đơn điệu, chậm chạm , thiếu sáng tạo và nhiều tha hoá.
    Chính vì thế chúng ta tin rằng rồi 100 năm nữa người ta sẽ vẫn hát Trịnh Công Sơn . Những vui buồn thời đại này rồi cũng sẽ qua nhưng những băn khoăn thân phận ấy thì một ngàn năm nữa con người ta cũng vẫn vậy.
    Hồ Trung Tú.
    *Bài viết này trên net, nhiều nơi đăng khác nhau một ít. Có thể xem :
    http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2002/thang4/tin1.htm
    http://www.buddhismtoday.com/viet/vanhoc/trinhcongson.htm
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:23 ngày 08/07/2003
  9. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    (100 năm nữa, vẫn còn Trịnh Công Sơn)
    Ngàn năm nữa con người ta vẫn vậy

    Hồ Trung Tú.
    Trịnh Công Sơn đã rời "cõi tạm" này vừa tròn một năm, ngày 1-4 này là ngày giỗ đầu của anh. Trịnh Công Sơn "ra đi" hay "trở về" giờ đây chẳng có ý nghĩa gì, bởi anh quá hiểu thân phận con người mà anh đã chiêm nghiệm nó cả một đời người, trong chính những ca khúc của anh. 100 năm nữa, những ca khúc của anh vẫn còn vang lên giữa thế gian này.
    Đã nhiều người hát Trịnh Công Sơn, đã vịn vào câu hát Trịnh Công Sơn mà đứng dậy trong những lúc ngã lòng mệt mỏi. Vậy đó, sự nhận thức của con người ta quả không biết đâu mà lần. Nhiều người cứ lo sợ rằng nỗi buồn, thực cũng không hẳn là buồn mà đó chỉ là những băn khoăn thân phận, sẽ khiến con người ta cùn chí mềm lòng mà không chịu thấy rằng chính những lúc ngồi xuống bên thềm ấy rồi sẽ khiến con người ta đứng dậy với một tinh thần mạnh mẽ hơn, dũng cảm hơn và nếu cần thì sự hy sinh cũng quyết liệt hơn,
    Những lời ca của Trịnh Công Sơn là vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã rất đúng khi nói rằng Trịnh Công Sơn luôn đẩy con người ta đến chỗ phải đối diện với hư vô ( gọi là vô cùng, vĩnh cửu, vĩnh hằng với những băn khoăn thân phận ... đều được). Mà không riêng gì Trịnh Công Sơn, cả thế hệ của anh ở các đô thị miền Nam lúc ấy, một thế hệ đứng trước các trào lưu tư tưởng lớn của nhân loại và mỗi người đều phải tự tìm lấy câu trả lời của riêng mình. Để dễ hình dung có thể ví nếu bây giờ mỗi người là một nhà kinh tế hoặc một nhà Tin Học thì lúc ấy mỗi người là một nhà triết học. Đó không chỉ là những triết lý đơn thuần mà nó còn quyết định những lối sống, những hành vi cụ thể, không phải chỉ đối với riêng bản thân của mỗi người mà còn là sự tồn tại của mỗi gia đình và của cả dân tộc. ?oTa là ai, ta từ đâu đến và ta đi về đâu ?? Cái câu hỏi muôn thuở ấy có lẽ đã được đặt ra từ thời tiền sử và trong suốt lịch sử phát triển của mình nhân loại đã không ngớt đi tìm câu trả lời. Và đến thế kỷ 20, sau khi Gauganh lấy nó làm tên một bức tranh của mình, thì ông đã thay mặt cả thế kỷ 20 để nói to lên cái câu hỏi ném vào hư không suốt nhiều ngàn năm qua ấy. Cái trào lưu suy tư từ đầu thế kỷ ấy kéo dài đến những năm 60 và Trịnh Công Sơn đã tiếp nối chúng với toàn bộ ca khúc của mình trong đó điển hình những ?o Cát bụi?, ?oỞ trọ?, ?oMột cõi đi về?..., với những ngôn ngữ rất tôn giáo như vô thường, hình hài, kiếp con người...và toàn bộ thi pháp của anh là cái nhìn bước một của Thiền tông, bước ra khỏi cơ thể mình rồi nhìn lại Con mắt còn lại nhìn tôi thở dài; Một lần năm mơ tôi thấy tôi qua đời... Cái bước một của Thiền Tông này thường khá ngậm ngùi, nó nhìn mọi sự vật vừa xa xôi vừa gần gũi, vừa quen thuộc vừa lạ lẫm; gây một cảm giác nhớ thương tiếc nuối với cả những vật đang nhìn thấy trước mắt, đang cầm trên tay. Bước hai, bước ba của Thiền Tông sẽ khiến con người lớn lên và bình tĩnh rất nhiều trước vũ trụ, nhưng với chỉ bước một thôi Trịnh Công Sơn đã giúp chúng ta rất nhiều trong việc chịu ngồi xuống bên thềm mà bước ra khỏi cái thân xác suốt ngày phải chiều lụy này để nhìn lại mọi vật chung quanh và nhìn chính hình hài mình. Chính vì thế mỗi chiếc lá, hòn sỏi , dòng sông, tiếng bước chân...bất cứ sự vật gì trong thi pháp của Trịnh Công Sơn cũng đều mang âm hưởng luyến tiếc nhớ thương đến tuyệt vọng. Sao mà không tuyệt vọng cho được khi mà rồi sẽ đến ngày ta nhìn mọi sự vật mà chẳng thấy được gì hết, chẳng sờ được gì hết !
    Tất cả những điều đó chẳng mới nếu không nói là rất cũ. Chỉ có điều là trong những năm 60 ấy ở các đô thị miền Nam nỗi băn khoăn thân phận như một trào lưu ấy phổ biến đến mức như một mốt thời thượng của lớp trẻ. Trên kệ sách của bất cứ hiệu sách nào thì sách triết học của tất cả các loại chủ nghĩa và tôn giáo đều được bày ở chỗ sang trọng nhất. Không kể tầng lớp sinh viên đi đâu cũng kẹp trong nách ít nhất vái cuốn hoặc của Kant, hoặc của Krishnamuti, hoặc của Phật... ngay các bạn trẻ đang học Trung học cũng hiểu ở mức độ nào đó về Hiện sinh, Khắc kỷ, Zen... Cùng thời với Trịnh Công Sơn chúng ta cũng còn có những Phạm Công Thiện, Nhất Hạnh, Bùi Giáng...Đặc điểm của họ lúc ấy là rất trẻ, ba nhân vật chúng ta vừa đề cập đến ở trên đều chưa ai quá 30, thậm chí họ đã tuyên ngôn lập thuyết công bố tác phẩm ngay từ hồi chưa được 20. Trong cái không khí ấy Trịnh Công Sơn đã cất lên tiếng ca về thân phận con người. Và khi đạn bom cũng lên tiếng thì tiếng ca của Trịnh Công Sơn càng mang thêm nhiều ý nghĩa mới. Nhiều người chỉ cho rằng chính nhờ đạn bom chiến tranh mà Trịnh Công Sơn mới có được những lời ca thân phận hay đến vậy. Nói như vậy chúng ta sẽ không trả lời được là lúc bình yên con người ta cũng cần Trịnh Công Sơn không kém và liệu 100 năm nữa còn có ai còn hát Trịnh Công Sơn ?
    Ta là ai ? Ta từ đâu đến ? Ta đi về đâu ? Trong tất cả tài sản của nhân loại đã khám phá và tích lũy từ hàng chục ngàn năm qua có lẽ cái tàn sản lớn nhất là toàn bộ những câu trả lời cho cái câu hỏi cũ kỹ ấy. Trong tất cả các thứ tài sản mà nhân loại đã tích lũy được thì bất cứ tài sản nào cũng đều có thể kế thừa, thế hệ sau không cần phải lặp lại những thí nghiệm, trải nghiệm của các thế hệ trước, chỉ riêng tài sản tư tưởng thì không, nó buộc mỗi người tự đặt câu hỏi rồi tự mình đi mà tìm lấy câu trả lời và và chỉ chấp thuận sau khi lặp lại đúng các trải nghiệm mà người trước đã nêu ra. Lịch sử nhân loại đã cho thấy bất cứ lúc nào và ở đâu, một tư tưởng nào đó cho dù là đúng đắn thế nào chăng nữa mà một khi trở thành có khả năng áp đặt các tư tưởng, hệ thống của mình lên người khác, buộc người khác không cần phải suy nghĩ, chỉ có chấp nhận thì ngay tức khắc sinh ra các bi kịch. Cái bi kịch lớn nhất là đời sống tinh thần của con người ta sẽ nghèo đi, đơn điệu, chậm chạm , thiếu sáng tạo và nhiều tha hoá.
    Chính vì thế chúng ta tin rằng rồi 100 năm nữa người ta sẽ vẫn hát Trịnh Công Sơn . Những vui buồn thời đại này rồi cũng sẽ qua nhưng những băn khoăn thân phận ấy thì một ngàn năm nữa con người ta cũng vẫn vậy.
    Hồ Trung Tú.
    *Bài viết này trên net, nhiều nơi đăng khác nhau một ít. Có thể xem :
    http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2002/thang4/tin1.htm
    http://www.buddhismtoday.com/viet/vanhoc/trinhcongson.htm
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:23 ngày 08/07/2003
  10. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Một Trịnh Công Sơn dấn thân
    (Tuổi Trẻ) Dù không nói ra song Trịnh Công Sơn vẫn mong mình chỉ là ca nhân (chantre) của tình yêu. Và sự nghiệp âm nhạc lớn lao của anh cũng nói lên điều đó. Quả vậy, những bài tình ca bất tử của anh đã làm tên tuổi anh sống mãi.
    Song ra đời trong một thời đoạn chiến tranh, cùng với thế hệ của anh, anh đã bao lần khắc khoải trước vận nước điêu linh. Cùng với bước chân đấu tranh của thế hệ trẻ đô thị miền Nam thập niên 60-70, Trịnh Công Sơn thao thức bằng những lời kinh VN, những ca khúc da vàng. Trong bối cảnh một nền văn nghệ ru ngủ, viễn mơ mà chính quyền Sài Gòn cổ xuý, những bài hát phản chiến của anh đã đánh thức được những tâm hồn mộng mị, chỉ muốn thoát ly thực tại máu lửa.
    Khác với những bài hát trữ tình êm đềm của thời kỳ đầu sáng tác, chỉ một vài năm sau anh tiếp bước cùng bạn bè, tham gia vào cuộc đấu tranh sinh tử, dĩ nhiên chỉ với tư cách một người nghệ sĩ. Anh có mặt trong những đêm không ngủ, những ngày hội thảo của SVHS Huế, anh hát trên các giảng đường Ðại học Văn khoa, Khoa học, ở ký túc xá sinh viên Nam Giao những năm 1966-1967. Thời gian này anh hát Người con gái VN, Tôi sẽ đi thăm, Ngày dài trên quê hương, Ta thấy gì đêm nay, Ðồng dao hoà bình, Nối vòng tay lớn... Những ca khúc Trịnh Công Sơn giai đoạn này đã góp phần làm cho một bộ phận thanh nhiên thành thị tỉnh thức, giúp họ có lúc nhìn lại chính mình và quê hương, từ đó nhận ra vai trò của chính mình giữa thực tại chiến tranh lúc đó. Tiếng hát của anh để cho bạn bè nhìn ra quê hương là đoạ đày, quê hương là đồng cháy, quê hương là ruộng gày, quê hương là tù đày, những phố nhà tả tơi... (Nhưng hôm nay), Ngồi yên quên nước quên non, ngồi yên xin áo xin cơm, VN hai mươi năm liền thịt xương phơi trên đôi miền (Ði tìm quê hương)...
    Song Trịnh Công Sơn không chỉ biết khóc than, lòng anh vẫn sáng lên một niềm tin ở tương lai, đất nước rồi sẽ thanh bình, quê hương sẽ được xây dựng lại tươi đẹp hơn: Mầm hoà bình nở trên đời dân khốn khó. Cùng đứng lên ta đi dựng lại căn nhà tự do (Dân ta vẫn sống); Sức sống trong bàn tay trong bàn chân. Người đi lên bàn tay hăng. Nhà lớp lớp lớn trên VN (Dựng lại người, dựng lại nhà); Dọn đường về ngày mai, trường học dựng mọi nơi, tay mãi dựng phố nhà trong kiến thiết mới (Ngày mai đây bình yên)...
    Hãy nghe lời tâm sự của anh vào năm 1968: Ta đã có sẵn một hành trang quí giá của hơn bốn nghìn năm để còn mãi bước đi trên những lộ trình mới về tương lai. Ta phải đi tới bằng con tim sứ giả mang niềm tin và lời hứa hẹn của những người đã nằm xuống. Ta phải tìm lại quê hương bằng sức sống mãnh liệt vì trong cơ thể ta đã luân lưu thêm dòng máu của anh em không còn.
    Trong con tim anh, hành trang đã đầy những niềm tin cho vĩnh cửu. Và anh hãy tin những bài ca của anh mãi còn ngân vang, hôm nay và mai sau.
    Nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên
    EM LÀ BÚP MĂNG NON.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 07:16 ngày 05/07/2003

Chia sẻ trang này