1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Anh đã vắt cạn tình yêu cho đời
    Nhạc sĩ Thanh Tùng
    (Báo Tuổi trẻ)

    Thế là người Việt Nam viết tình ca hay nhất thế kỷ đã qua đời. Thế là một trái tim nhân hậu đã ngừng đập, một thân phận mà sự hiến dâng là vô vàn trái ngọt cho đời ấy đã chấm dứt.
    Mặc dù đã cố gắng hết sức mình, từ Hà Nội tôi vẫn không thể nào trở về kịp trong giờ phút lâm chung của anh, để được ngồi bên giường bệnh cầm tay anh nghe dù chỉ một lời của anh như trước đây hơn mười năm anh đã làm như vậy khi vợ tôi ra đi. Chợt nghĩ đến câu Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau mà lòng đau vô hạn. Đôi khi tôi ngồi với anh trong căn phòng nhỏ ngổn ngang những bức tranh, có lúc hàng giờ đồng hồ chẳng ai nói với ai tiếng nào, dường như ai cũng đang theo đuổi những ý tưởng nào đó... Không! Chẳng có ý tưởng nào cả! Vì Sơn có một câu hát mà tôi rất thích: "Đôi khi một người ngồi trong im lặng, thực ra đang ngồi thảnh thơi".
    Vâng, giờ thì anh đã thảnh thơi, xin anh thật thảnh thơi, đừng mang theo những nỗi đau còn sót lại trên cuộc đời này làm gì cho vướng bận.
    Rồi:
    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé yên nằm
    Bờ môi dường thầm hỏi
    Có thiên đàng hay không?
    Có? Hay không? Thiên đàng hay một chốn nào như vậy xin hãy đón nhận từ anh một linh hồn trong sáng như trẻ thơ. Tôi nghĩ đó không chỉ là lời cầu mong của riêng tôi mà có lẽ là của hàng triệu người yêu mến anh.
    Trước đây có người nói: "Trịnh Công Sơn là phù thủy của ngôn ngữ" để có ý ám chỉ tài năng văn học hay khả năng sử dụng ngôn ngữ của anh trong ca từ. Tôi không phản đối, về tài năng này của anh thì ít ai sánh kịp, thế nhưng ở anh tài năng lại được nhân lên gấp nhiều lần bởi chính tâm hồn anh. Quả thật "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".
    Sơn hầu như chưa bao giờ làm cho ai giận, ngược lại đối với những người có lỗi với anh - có giận mấy anh cũng không bao giờ mất bình tĩnh, câu phán xét cuối cùng của anh thường là một tiếng tặc lưỡi kèm theo câu nói: "Thôi kệ".
    Sự thông thái, tính bao dung, sự từng trải, tính khiêm nhường tạo nên một Trịnh Công Sơn có phong cách của một nhà hiền triết khổ hạnh, một nhân cách có cá tính độc đáo nhưng lại hòa đồng, cao siêu nhưng lại dễ gần.
    Chua xót là để có thể cảm thông được những nỗi đau của kiếp người, con người tài hoa ấy hầu như phải hứng chịu tất cả những nỗi đau ấy. Tất nhiên bù lại anh được sự kính trọng yêu mến, đôi khi là sự sùng bái hòa lẫn với vinh quang. Sự kính trọng và quý mến: anh khiêm nhường đón nhận và đền đáp, nhưng vinh quang đôi lúc quá nhiều anh cũng ngán ngẩm: "Cũng chỉ là giả mà thôi"!
    Sơn đã từng thốt lên:
    "Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ.
    Ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa".
    Cho dù vậy, với anh tất cả đều có thể hiểu được, trái tim anh lúc nào cũng cháy bỏng tình yêu cho dù là đơn phương hay song phương, cho dù là đa phương hay vô định. Tình yêu đã đầy ắp trái tim thì phải cho, cho mà chẳng mong nhận lại, trong sáng, cao thượng, hiện hữu nhưng chẳng phải bao giờ cũng nắm giữ được, đó là tình yêu của Sơn.
    Mặt trời, mặt trời đã lên, còn nhìn, còn nhìn thấy con người.
    Một ngày tình cờ biết em, là ngày lạ lùng nhất trần gian.
    Có đúng là một ngày nào đó Sơn đã gặp một ai đó và anh cảm thấy đó là một ngày lạ lùng nhất trần gian không? Có thể nhiều người không tin, còn tôi thì tôi tin vì tôi cũng đã từng gặp được điều đó, chỉ có điều tôi không nghĩ được ra một bài hát như vậy mà thôi.
    Lại nói: "Trong đạo làm người đức hy sinh là đức tính cao quý vô cùng, hiến dâng mà không cần đền đáp, đó là sự cao thượng nhất của đức hy sinh". Sơn nói: "Sống trên đời sống phải có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi!" Anh cũng viết: "Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người", có nghĩa anh biết chấp nhận sự đau khổ của đời sống. Anh thường nói với tôi là anh tán thành quan điểm "Sống chứ không phải tồn tại". Bởi vì từ lâu bằng một giọng lạc quan, anh đã viết:
    "Tôi nay ở trọ trần gian. Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời".
    Và dù cuộc đời chỉ là cõi tạm, anh vẫn phải sống, phải yêu thương, vẫn hy vọng ước ao:
    "Tim em người trọ là tôi, mai kia dù có xa xôi cũng đành".
    Ôi cái chữ "đành" này nghe mới thật là lạ, nó tưởng như mềm yếu lại hóa thành dũng cảm, nó quyết liệt chấp nhận sự đối đầu với định mệnh như chấp nhận sự bất thành tạm thời của những hy vọng và hoài bão mà vẫn dấn thân vì như anh đã viết:
    "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ".
    Quả thật cuộc đời chẳng được bao lâu, trái tim anh đã không bao giờ hờ hững với cuộc đời, anh đã vắt cạn tình yêu trong trái tim cho cuộc sống, cho những thân phận khổ đau. Và cuối cùng nó đã ngừng đập.
    Tôi mong anh nhận ở tôi và những người mến mộ yêu quý anh lòng biết ơn và nỗi tiếc thương vô hạn.
    Nhạc sĩ Thanh Tùng
    (Báo Tuổi trẻ)
    ATC
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 15:25 ngày 26/07/2002
  2. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0

    Thương tiếc nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên
    Ủy viên Ban Thư ký Hội âm nhạc TP Hồ Chí Minh
    Báo Nhân Dân
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn quê ở Hương Vinh, TP Huế, sinh ngày 28-2-1939 tại Ðắc Lắc. Suốt thời thơ ấu, anh đã gắn bó với Huế yêu thương. Tốt nghiệp đại học Sư phạm Quy Nhơn, có một thời anh dạy học để mưu sinh.
    Thời trẻ, như anh từng tâm sự - "tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên cái ham muốn trở thành nhạc sĩ"... Khi còn là một cậu bé mười tuổi, anh đã rất thích hát ca, biết xướng âm, ưa chép lại những bài hát yêu thích để đóng thành tập, biết chơi đàn mandolin và sáo trúc. Năm mười hai tuổi, anh có cây đàn guitar đầu tiên và nó đã trở thành loại nhạc cụ quen thuộc của anh trong sáng tác cũng như khi tự đệm cho chính mình ca hát. Anh từng viết: "Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong... Ðó là những năm 1956-1957, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại".
    Năm mười chín tuổi, Trịnh Công Sơn khởi đầu sự nghiệp âm nhạc của mình bằng tác phẩm đầu tay: Ướt mi (1958) qua tiếng hát Thanh Thúy. Những năm về sau, trong anh mới bắt đầu hình thành một quan niệm rõ rệt: "Sống là sống với người khác, và muốn có cảm thông, chúng ta phải luôn luôn tự diễn đạt mình".
    Chính trong giai đoạn này, anh đã để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng được in trong các tập tình khúc Trịnh Công Sơn như Cánh vạc bay, Khói trời mênh mông, Ca khúc Da vàng, Kinh Việt Nam, Ta phải thấy mặt trời, Lời đất đá cũ... Anh đã tạo được một dòng nhạc phản chiến qua các ca khúc trong tập Ca khúc Da vàng, Ta phải thấy mặt trời... góp phần trong phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe của sinh viên, học sinh các đô thị miền nam thời giặc tạm chiếm. Ðặc biệt, ca khúc Nối vòng tay lớn đã được chọn hát trên Ðài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh ngay trưa 30-4-1975, chào mừng miền nam hoàn toàn giải phóng.
    Sau ngày đất nước thống nhất, Trịnh Công Sơn tiếp tục sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng gắn liền với những giai đoạn chuyển mình của dân tộc như: Em còn nhớ hay em đã quên, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ, Thành phố Mùa xuân, Nhớ mùa thu Hà Nội, Sóng về đâu, Một cõi đi về... Năm 1991, trước tình hình nhạc nước ngoài lấn chiếm ca khúc trong nước, anh đề xướng lập nhóm nhạc sĩ sáng tác mang tên Những người bạn, tổ chức nhiều chương trình biểu diễn các ca khúc trong nước, tổ chức Câu lạc bộ Nhạc sĩ tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh; đồng thời gặp gỡ giao lưu với công chúng yêu nhạc ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước. Những đóng góp của nhóm nhạc sĩ Những người bạn là tiền đề góp phần với nhiều hoạt động của Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh, Ðài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, Ðài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh... trong việc giành lại thế đứng của âm nhạc Việt Nam trong những năm gần đây.
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh liên tục trong ba nhiệm kỳ I, II và III. Anh còn là ủy viên BCH Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh. Anh đã để lại một gia tài ca khúc khá lớn, có ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nhạc sĩ trẻ và công chúng yêu nhạc.
    Trịnh Công Sơn đã trở về cùng đất mẹ. Xin thắp một nén hương tưởng nhớ đến người anh cả trong nhóm nhạc sĩ Những người bạn và tiễn anh về cõi vĩnh hằng.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:28 ngày 05/07/2003
  3. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0

    Thương tiếc nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên
    Ủy viên Ban Thư ký Hội âm nhạc TP Hồ Chí Minh
    Báo Nhân Dân
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn quê ở Hương Vinh, TP Huế, sinh ngày 28-2-1939 tại Ðắc Lắc. Suốt thời thơ ấu, anh đã gắn bó với Huế yêu thương. Tốt nghiệp đại học Sư phạm Quy Nhơn, có một thời anh dạy học để mưu sinh.
    Thời trẻ, như anh từng tâm sự - "tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên cái ham muốn trở thành nhạc sĩ"... Khi còn là một cậu bé mười tuổi, anh đã rất thích hát ca, biết xướng âm, ưa chép lại những bài hát yêu thích để đóng thành tập, biết chơi đàn mandolin và sáo trúc. Năm mười hai tuổi, anh có cây đàn guitar đầu tiên và nó đã trở thành loại nhạc cụ quen thuộc của anh trong sáng tác cũng như khi tự đệm cho chính mình ca hát. Anh từng viết: "Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong... Ðó là những năm 1956-1957, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại".
    Năm mười chín tuổi, Trịnh Công Sơn khởi đầu sự nghiệp âm nhạc của mình bằng tác phẩm đầu tay: Ướt mi (1958) qua tiếng hát Thanh Thúy. Những năm về sau, trong anh mới bắt đầu hình thành một quan niệm rõ rệt: "Sống là sống với người khác, và muốn có cảm thông, chúng ta phải luôn luôn tự diễn đạt mình".
    Chính trong giai đoạn này, anh đã để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng được in trong các tập tình khúc Trịnh Công Sơn như Cánh vạc bay, Khói trời mênh mông, Ca khúc Da vàng, Kinh Việt Nam, Ta phải thấy mặt trời, Lời đất đá cũ... Anh đã tạo được một dòng nhạc phản chiến qua các ca khúc trong tập Ca khúc Da vàng, Ta phải thấy mặt trời... góp phần trong phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe của sinh viên, học sinh các đô thị miền nam thời giặc tạm chiếm. Ðặc biệt, ca khúc Nối vòng tay lớn đã được chọn hát trên Ðài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh ngay trưa 30-4-1975, chào mừng miền nam hoàn toàn giải phóng.
    Sau ngày đất nước thống nhất, Trịnh Công Sơn tiếp tục sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng gắn liền với những giai đoạn chuyển mình của dân tộc như: Em còn nhớ hay em đã quên, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ, Thành phố Mùa xuân, Nhớ mùa thu Hà Nội, Sóng về đâu, Một cõi đi về... Năm 1991, trước tình hình nhạc nước ngoài lấn chiếm ca khúc trong nước, anh đề xướng lập nhóm nhạc sĩ sáng tác mang tên Những người bạn, tổ chức nhiều chương trình biểu diễn các ca khúc trong nước, tổ chức Câu lạc bộ Nhạc sĩ tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh; đồng thời gặp gỡ giao lưu với công chúng yêu nhạc ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước. Những đóng góp của nhóm nhạc sĩ Những người bạn là tiền đề góp phần với nhiều hoạt động của Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh, Ðài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, Ðài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh... trong việc giành lại thế đứng của âm nhạc Việt Nam trong những năm gần đây.
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh liên tục trong ba nhiệm kỳ I, II và III. Anh còn là ủy viên BCH Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh. Anh đã để lại một gia tài ca khúc khá lớn, có ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nhạc sĩ trẻ và công chúng yêu nhạc.
    Trịnh Công Sơn đã trở về cùng đất mẹ. Xin thắp một nén hương tưởng nhớ đến người anh cả trong nhóm nhạc sĩ Những người bạn và tiễn anh về cõi vĩnh hằng.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:28 ngày 05/07/2003
  4. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Trịnh bàng bạc trong ký ức của tôi...
    Đ.N.T.N.

    " Rồi từ đó, trong trời rộng, đã vắng anh, như cánh chim bỏ rừng, như trái tim bỏ tình. Nơi đây một người, nhìn anh đến, nhưng xót đành nói cùng hư không..."
    Lúc nhỏ. Những buổi chiều Đà Nẵng mưa dầm, lạnh và buồn. Mẹ hay mở nhạc Trịnh, chiếc máy đĩa to và những đĩa nhạc bằng nhựa là tài sản mẹ gìn giữ cẩn thận nhất trong căn nhà rộng và tối. Mẹ hay ngồi bên cửa sổ, mắt sâu lặng lẽ. Trong đầu óc thơ trẻ lúc ấy tôi biết mẹ buồn, bỏ dở những trò chơi , tôi cũng ngồi thật im lặng. Lớn lên một chút, bài hát đầu tiên tôi thuộc lời là bài "Diễm Xưa". Chẳng thể hiểu hết lời, nhưng cảm giác nỗi buồn man mác...Bây giờ, đôi khi nghe nhạc Trịnh lại hình dung thấy khuôn mặt mẹ, buồn buồn, xanh xanh với ô cửa sổ đầy mưa...
    Người con trai đầu tiên hát cho tôi nghe bài "Tình nhớ", mắt anh dịu dàng nhìn tôi trong đám đông. Quay đi tự nhủ mình "không nên yếu đuối, lãng mạn rồi cũng khổ...". Vậy rồi một ngày mưa, đưa "đôi mắt dịu dàng" đi du học xa , thấy lòng cũng chùng xuống, không hẳn là tình yêu nhưng bắt đầu thấy "mưa hồng" và "tình xa" trở nên không thiếu được....
    Huế. Những ngày mưa lê thê. Nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh, vài đứa bạn ngồi lặng lẽ với nhau, ly rượu cay và nóng. Những bóng người lầm lũi đi trong mưa. Lăng Minh Mạng với những cội sứ già nua, mờ mịt những ký ức...Thấy mình như không muốn cử động, trượt ngã trong màu xám buồn buồn của kỷ niệm, của những cuộc chia ly, của lăng tẩm, đền đài. Bạn rủ đi "đường phượng bay" ở Huế, đạp xe chầm chậm qua con đường nhỏ nhiều gió, lá rơi đầy hai vai. Tự hỏi chẳng biết ngày xưa nhạc sĩ đã bao lần đi qua con đường này. Tháng năm đi qua và điều gì còn lại? "Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại. Cuộc tình nào đã ra khơi, ta còn mãi nơi đây...".
    Sài Gòn. Những sáng nhiều mây. Quán cà phê trong con hẽm nhỏ. Tôi tối và cũ kỹ. Nhạc Trịnh da diết "Em còn nhớ hay em đã quên? ". Tờ báo và ly cafe đắng trở thành thói quen. Nhỏ bạn thân với đôi mắt thật buồn...
    Nhạc Trịnh bàng bạc trong ký ức của tôi, gắn liền với những kỷ niệm, những khoảnh khắc đã đi qua của hai mươi hai năm tôi đã sống. Để rồi hôm nay, nghe tin nhạc sĩ ra đi. Cảm giác như một người thân dù chưa lần gặp mặt. Người đã thủ thỉ, đã khóc cười, đã yêu, đã đau đớn, đã hạnh phúc và mất mát. Người đã đến trong cuộc đời và đã sống trọn vẹn với trái tim mình. Người đã đi qua cuộc đời và để lại cho mọi người những rung cảm tuyệt vời...Cảm giác mất mát, thấm thía khi nghe lại những gì nhạc sĩ đã viết như là dự báo về điểm cuối cuộc rong chơi của mình " Anh nằm xuống, sau một lần, đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này. Đã bay cao trong vòm trời này. Giờ nằm xuống, không bạn bè, không có ai, không có ai từng ngày, không có ai đời đời ru anh ngủ. Mùa mưa tới, trong nghĩa trang này, chỉ có loài chim thôi...". Thôi thì cát bụi trở về, cũng chỉ một mình thôi. Nhưng tâm hồn của nhạc sĩ sẽ ở lại với cuộc đời và với tôi...
    Sài gòn 4/2001.
    Đ.N.T.N.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 18:19 ngày 04/07/2003
  5. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Trịnh bàng bạc trong ký ức của tôi...
    Đ.N.T.N.

    " Rồi từ đó, trong trời rộng, đã vắng anh, như cánh chim bỏ rừng, như trái tim bỏ tình. Nơi đây một người, nhìn anh đến, nhưng xót đành nói cùng hư không..."
    Lúc nhỏ. Những buổi chiều Đà Nẵng mưa dầm, lạnh và buồn. Mẹ hay mở nhạc Trịnh, chiếc máy đĩa to và những đĩa nhạc bằng nhựa là tài sản mẹ gìn giữ cẩn thận nhất trong căn nhà rộng và tối. Mẹ hay ngồi bên cửa sổ, mắt sâu lặng lẽ. Trong đầu óc thơ trẻ lúc ấy tôi biết mẹ buồn, bỏ dở những trò chơi , tôi cũng ngồi thật im lặng. Lớn lên một chút, bài hát đầu tiên tôi thuộc lời là bài "Diễm Xưa". Chẳng thể hiểu hết lời, nhưng cảm giác nỗi buồn man mác...Bây giờ, đôi khi nghe nhạc Trịnh lại hình dung thấy khuôn mặt mẹ, buồn buồn, xanh xanh với ô cửa sổ đầy mưa...
    Người con trai đầu tiên hát cho tôi nghe bài "Tình nhớ", mắt anh dịu dàng nhìn tôi trong đám đông. Quay đi tự nhủ mình "không nên yếu đuối, lãng mạn rồi cũng khổ...". Vậy rồi một ngày mưa, đưa "đôi mắt dịu dàng" đi du học xa , thấy lòng cũng chùng xuống, không hẳn là tình yêu nhưng bắt đầu thấy "mưa hồng" và "tình xa" trở nên không thiếu được....
    Huế. Những ngày mưa lê thê. Nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh, vài đứa bạn ngồi lặng lẽ với nhau, ly rượu cay và nóng. Những bóng người lầm lũi đi trong mưa. Lăng Minh Mạng với những cội sứ già nua, mờ mịt những ký ức...Thấy mình như không muốn cử động, trượt ngã trong màu xám buồn buồn của kỷ niệm, của những cuộc chia ly, của lăng tẩm, đền đài. Bạn rủ đi "đường phượng bay" ở Huế, đạp xe chầm chậm qua con đường nhỏ nhiều gió, lá rơi đầy hai vai. Tự hỏi chẳng biết ngày xưa nhạc sĩ đã bao lần đi qua con đường này. Tháng năm đi qua và điều gì còn lại? "Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại. Cuộc tình nào đã ra khơi, ta còn mãi nơi đây...".
    Sài Gòn. Những sáng nhiều mây. Quán cà phê trong con hẽm nhỏ. Tôi tối và cũ kỹ. Nhạc Trịnh da diết "Em còn nhớ hay em đã quên? ". Tờ báo và ly cafe đắng trở thành thói quen. Nhỏ bạn thân với đôi mắt thật buồn...
    Nhạc Trịnh bàng bạc trong ký ức của tôi, gắn liền với những kỷ niệm, những khoảnh khắc đã đi qua của hai mươi hai năm tôi đã sống. Để rồi hôm nay, nghe tin nhạc sĩ ra đi. Cảm giác như một người thân dù chưa lần gặp mặt. Người đã thủ thỉ, đã khóc cười, đã yêu, đã đau đớn, đã hạnh phúc và mất mát. Người đã đến trong cuộc đời và đã sống trọn vẹn với trái tim mình. Người đã đi qua cuộc đời và để lại cho mọi người những rung cảm tuyệt vời...Cảm giác mất mát, thấm thía khi nghe lại những gì nhạc sĩ đã viết như là dự báo về điểm cuối cuộc rong chơi của mình " Anh nằm xuống, sau một lần, đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này. Đã bay cao trong vòm trời này. Giờ nằm xuống, không bạn bè, không có ai, không có ai từng ngày, không có ai đời đời ru anh ngủ. Mùa mưa tới, trong nghĩa trang này, chỉ có loài chim thôi...". Thôi thì cát bụi trở về, cũng chỉ một mình thôi. Nhưng tâm hồn của nhạc sĩ sẽ ở lại với cuộc đời và với tôi...
    Sài gòn 4/2001.
    Đ.N.T.N.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 18:19 ngày 04/07/2003
  6. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu và lần cuối cùng gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    Tin Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời làm tất cả những dự định về một cuộc vui trong ngày Cá tháng Tư hoàn toàn tan biến, tất cả những trò đùa mà tôi tin có thể lừa được cả những người bạn đa nghi nhất ở Vũng Tàu bị xếp xó, tôi lục lại cuốn sổ ghi số điện thoại và đánh dấu vào số điện thoại của anh, một hàng gạch dưới và một dấu hoa thị lạnh lùng...
    Cứ mỗi ngày qua đi, cuốn sổ ghi số điện thoại của tôi mỗi một đầy hơn, và cũng mỗi một ngày qua đi, trong khi lục tìm những số điện thoại để gọi đi, tôi giật mình nhận thấy mình bắt gặp nhiều số điện thoại vẫn còn trong cuốn sổ nhưng không bao giờ tôi còn cần đến, vì chủ nhân của số điện thoại đã qua đời. Mỗi một số điện thoại như thế nằm lạnh lùng và cô độc giữa muôn vàn những số điện thoại khác như một nấm mồ, cho đến một ngày tôi quyết định đánh dấu những số điện thoại ấy như đang phủ lên những nấm mồ cô độc đó một vòng hoa tang lễ, có những năm tôi phải đánh dấu rất nhiều, và hôm nay, tôi đánh dấu tên anh - Trịnh Công Sơn...
    Lần đầu tiên tôi nhìn thấy Trịnh Công Sơn là một buổi tối cuối năm 1977, trong một đêm ca nhạc giới thiệu những tác phẩm mới ở rạp Hưng Đạo, anh cùng Nguyễn Long ẩn và nhiều nhạc sĩ nữa trên sân khấu giao lưu với khán giả, những người hai miền Nam ?" Bắc đã từng nghe nhạc của anh , si mê nó và giờ đây diện kiến với tác giả. Mang cặp kính trắng đặc trưng, tay ôm đàn ghi ta, anh hát không nhiều và trò chuyện cũng không nhiều với khán giả. Đó là một khoảng thời gian dài từ năm 75, Trịnh Công Sơn không giáp mặt với sân khấu và những người hâm mộ. Giao lưu hồi đó không giống như bây giờ, không có người lên hỏi và trả lời mà người dẫn chương trình chỉ giới thiệu từng nhạc sĩ và nhạc sĩ giới thiệu về bài hát của mình, sau đó thì hát. Tôi vẫn còn nhớ bài hát của Trần Long ẩn sáng tác lúc đó - Đi qua vùng cỏ non ( bài hát sau đó đã bị "xem xét" vì có người cho rằng người con gái trong bài hát đó là Khánh Ly) Và tôi không ấn tượng về bài hát mà Trịnh Công Sơn đã hát vì giai điệu và lời bài hát hoàn toàn khác xa với những ?oCát bụi?, ?oDiễm Xưa?, ?oHạ trắng?? kể cả ?oNối vòng tay lớn?, ?ongười con gái Việt Nam da vàng?? Nhưng tôi ấn tượng rất nhiều về anh bởi cách nói chuyện đầy vẻ tự tin, cách biểu diễn khác hẳn với các nhạc sĩ khác đêm hôm đó?
    Lần gặp cuối cùng với anh là 20 năm sau, vào cuối năm 1997, khi anh rời bệnh viện về nhà sau một cơn bệnh nặng tưởng đã ra đi. Nhiều lần gặp anh , nhưng chưa lần nào Trịnh Công Sơn tiều tuỵ đến như thế. Bình thường anh đã mảnh khảnh lắm, còn lần ấy anh như một cây sậy phất phơ trước gió, đùi teo tóp chỉ lớn hơn bắp tay một chút. Lần đầu tiên, tôi nghe anh nói chuyện với sự tiếc nuối về mình:? Tôi sợ bệnh viện, sợ mùi thuốc và tất cả mọi thứ quanh nó, tôi luôn tránh xa bệnh viện và không muốn đến đó. Chính vì vậy khi người ta phát hiện ra căn bệnh của tôi thì đã quá muộn, nếu tôi chịu đến bệnh viện thì căn bệnh đã được phát hiện sớm và đã được chữa khỏi?. Tôi hiểu anh đã suy sụp không phải chỉ về thể xác mà còn về cả tinh thần nữa, vì một người luôn nghĩ về cái chết, ám ảnh bởi cái chết như anh bây giờ đã cảm nhận được cái chết đã đến thật gần. Trịnh Công Sơn nói về sáng tác của mình những ngày này, về sự yêu thương của con người với con người trong cuộc đời nhiều giả dối... dường như tất cả những điều đó đang để khoả lấp cho nỗi ám ảnh lớn nhất của đời anh .
    Đã ba năm tôi không gặp lại anh , nhiều lần tôi vẫn muốn quay lại ngôi biệt thự trên đường Phạm Ngọc Thạch với căn phòng trang trí lạ mắt luôn treo tranh chân dung một người phụ nữ mà anh vẽ, để nghe anh nói chuyện về cuộc đời và tình yêu, nhưng tôi cảm thấy không thể, tôi sợ cái cảm giác khi nhìn thấy thân hình tiều tuỵ của anh , để nghe một người nhiều lưu luyến với cuộc đời đang đếm dần những ngày tháng cuối cùng của đời mình và nói về cuộc đời?
    Có một lần khi tôi hỏi anh vì sao những bài hát của anh thường hay nhắc về cái chết, Trịnh Công Sơn nói :? Nỗi lo sợ về một cuộc sống hữu hạn khiến người ta hay mơ tưởng đến một đời sống khác với đời sống này?. Trịnh Công Sơn đã đem lại cho đời sống này rất nhiều thứ và bây giờ anh đang trên cuộc hành trình của mình để đến một đời sống khác ?

    giangddk@sg.fpt.vn

    4 April 2001
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 18:14 ngày 04/07/2003
  7. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu và lần cuối cùng gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    Tin Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời làm tất cả những dự định về một cuộc vui trong ngày Cá tháng Tư hoàn toàn tan biến, tất cả những trò đùa mà tôi tin có thể lừa được cả những người bạn đa nghi nhất ở Vũng Tàu bị xếp xó, tôi lục lại cuốn sổ ghi số điện thoại và đánh dấu vào số điện thoại của anh, một hàng gạch dưới và một dấu hoa thị lạnh lùng...
    Cứ mỗi ngày qua đi, cuốn sổ ghi số điện thoại của tôi mỗi một đầy hơn, và cũng mỗi một ngày qua đi, trong khi lục tìm những số điện thoại để gọi đi, tôi giật mình nhận thấy mình bắt gặp nhiều số điện thoại vẫn còn trong cuốn sổ nhưng không bao giờ tôi còn cần đến, vì chủ nhân của số điện thoại đã qua đời. Mỗi một số điện thoại như thế nằm lạnh lùng và cô độc giữa muôn vàn những số điện thoại khác như một nấm mồ, cho đến một ngày tôi quyết định đánh dấu những số điện thoại ấy như đang phủ lên những nấm mồ cô độc đó một vòng hoa tang lễ, có những năm tôi phải đánh dấu rất nhiều, và hôm nay, tôi đánh dấu tên anh - Trịnh Công Sơn...
    Lần đầu tiên tôi nhìn thấy Trịnh Công Sơn là một buổi tối cuối năm 1977, trong một đêm ca nhạc giới thiệu những tác phẩm mới ở rạp Hưng Đạo, anh cùng Nguyễn Long ẩn và nhiều nhạc sĩ nữa trên sân khấu giao lưu với khán giả, những người hai miền Nam ??" Bắc đã từng nghe nhạc của anh , si mê nó và giờ đây diện kiến với tác giả. Mang cặp kính trắng đặc trưng, tay ôm đàn ghi ta, anh hát không nhiều và trò chuyện cũng không nhiều với khán giả. Đó là một khoảng thời gian dài từ năm 75, Trịnh Công Sơn không giáp mặt với sân khấu và những người hâm mộ. Giao lưu hồi đó không giống như bây giờ, không có người lên hỏi và trả lời mà người dẫn chương trình chỉ giới thiệu từng nhạc sĩ và nhạc sĩ giới thiệu về bài hát của mình, sau đó thì hát. Tôi vẫn còn nhớ bài hát của Trần Long ẩn sáng tác lúc đó - Đi qua vùng cỏ non ( bài hát sau đó đã bị "xem xét" vì có người cho rằng người con gái trong bài hát đó là Khánh Ly) Và tôi không ấn tượng về bài hát mà Trịnh Công Sơn đã hát vì giai điệu và lời bài hát hoàn toàn khác xa với những ??oCát bụi???, ??oDiễm Xưa???, ??oHạ trắng?????? kể cả ??oNối vòng tay lớn???, ??ongười con gái Việt Nam da vàng?????? Nhưng tôi ấn tượng rất nhiều về anh bởi cách nói chuyện đầy vẻ tự tin, cách biểu diễn khác hẳn với các nhạc sĩ khác đêm hôm đó???
    Lần gặp cuối cùng với anh là 20 năm sau, vào cuối năm 1997, khi anh rời bệnh viện về nhà sau một cơn bệnh nặng tưởng đã ra đi. Nhiều lần gặp anh , nhưng chưa lần nào Trịnh Công Sơn tiều tuỵ đến như thế. Bình thường anh đã mảnh khảnh lắm, còn lần ấy anh như một cây sậy phất phơ trước gió, đùi teo tóp chỉ lớn hơn bắp tay một chút. Lần đầu tiên, tôi nghe anh nói chuyện với sự tiếc nuối về mình:??? Tôi sợ bệnh viện, sợ mùi thuốc và tất cả mọi thứ quanh nó, tôi luôn tránh xa bệnh viện và không muốn đến đó. Chính vì vậy khi người ta phát hiện ra căn bệnh của tôi thì đã quá muộn, nếu tôi chịu đến bệnh viện thì căn bệnh đã được phát hiện sớm và đã được chữa khỏi???. Tôi hiểu anh đã suy sụp không phải chỉ về thể xác mà còn về cả tinh thần nữa, vì một người luôn nghĩ về cái chết, ám ảnh bởi cái chết như anh bây giờ đã cảm nhận được cái chết đã đến thật gần. Trịnh Công Sơn nói về sáng tác của mình những ngày này, về sự yêu thương của con người với con người trong cuộc đời nhiều giả dối... dường như tất cả những điều đó đang để khoả lấp cho nỗi ám ảnh lớn nhất của đời anh .
    Đã ba năm tôi không gặp lại anh , nhiều lần tôi vẫn muốn quay lại ngôi biệt thự trên đường Phạm Ngọc Thạch với căn phòng trang trí lạ mắt luôn treo tranh chân dung một người phụ nữ mà anh vẽ, để nghe anh nói chuyện về cuộc đời và tình yêu, nhưng tôi cảm thấy không thể, tôi sợ cái cảm giác khi nhìn thấy thân hình tiều tuỵ của anh , để nghe một người nhiều lưu luyến với cuộc đời đang đếm dần những ngày tháng cuối cùng của đời mình và nói về cuộc đời???
    Có một lần khi tôi hỏi anh vì sao những bài hát của anh thường hay nhắc về cái chết, Trịnh Công Sơn nói :??? Nỗi lo sợ về một cuộc sống hữu hạn khiến người ta hay mơ tưởng đến một đời sống khác với đời sống này???. Trịnh Công Sơn đã đem lại cho đời sống này rất nhiều thứ và bây giờ anh đang trên cuộc hành trình của mình để đến một đời sống khác ???

    giangddk@sg.fpt.vn

    4 April 2001
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 18:14 ngày 04/07/2003
  8. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Những người bạn nhớ Trịnh Công Sơn
    MT-LT thực hiện
    (Lao Động 3-4)

    Những người sống quanh Trịnh Công Sơn (28.2.1939 - 1.4.2001) thường không có cảm giác Sơn sống hay chết như một con người cụ thể. Tất cả tinh hoa của Sơn hoà tan trong cõi vô cùng, để mọi người đều có thể cảm nhận. Chính vì thế mà sự ra đi của Sơn tại TPHCM là một cuộc chia tay không nói lời vĩnh biệt, cuộc chia tay chủ nhân từng biết trước và chuẩn bị một cách nhẹ nhàng... Lễ truy điệu và động quan vào lúc 7 giờ ngày 4.4. An táng tại Nghĩa trang Gò Dưa (Thủ Đức, TPHCM).
    Chiều 1.4, khi Sơn vừa nằm xuống, xung quanh anh chỉ có người thân và mấy người bạn - các họa sĩ, kiến trúc sư, nhà báo..., có rất ít các nhạc sĩ và ca sĩ, trừ ca sĩ Lan Ngọc và nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn. Một vài người trong nhóm Những người bạn đang đi công tác ở Tây Nguyên, nhạc sĩ Tôn Thất Lập và ca sĩ Hồng Nhung thì đang ở Australia, còn người bạn thâm giao, hoạ sĩ Trịnh Cung lại đang ốm nặng ở tận bên Mỹ. Một sự ra đi không ồn ào, có phần lặng lẽ, chỉ có tiếng kèn của Trần Mạnh Tuấn đưa tiễn với chút hồi ức rực sáng về Trịnh Công Sơn trong Cát bụi và Một cõi đi về. Sơn nằm đó, thân xác bé nhỏ, gầy gò. Cuối cùng thì người ta cũng cất đi cặp kính trắng- vật bất ly thân của Sơn khi còn sống để trả anh về với cát bụi.
    Đây là lúc bạn bè nhớ về Sơn trong những dòng hồi tưởng chậm rãi.
    [​IMG]
    Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Kỷ niệm về Sơn trong tôi khá nhiều. Nhưng nhớ nhất là buổi gặp nhau đầu tiên. Ngược lại thời gian một chút. Trước 75, tôi viết cuốn tiểu thuyết Mùa gió chướng, trong đó có một nhân vật phản chiến. Khi đó, tôi nhờ Tôn Thất Lập và Trần Long ẩn giới thiệu một vài bản nhạc tiêu biểu. ẩn đã hát cho tôi nghe Đại bác ru đêm. Trước đó, tôi đã từng nghe Sơn, nhưng đến khi đó mới đủ cảm hứng viết. Sau giải phóng vài tháng, người ta đưa Sơn đến thăm tôi, tôi có tặng anh cuốn tiểu thuyết và rồi chúng tôi trở thành bạn của nhau từ đó. Đến khi dựng phim, tôi tìm được băng nhạc cũ, trong đó có đoạn Sơn đệm đàn, Khánh Ly hát. Vào năm đó (1977) người ta ngại đưa nhạc Sơn vào phim, tôi phải phản ứng quyết liệt mới được chấp nhận. Đến khi làm phim Cánh đồng hoang, tôi đề nghị Sơn làm nhạc cho tôi. Và thế là lần đầu tiên Sơn viết nhạc phim. Sau đó, Sơn còn viết bản nhạc Vẫn thấy bên đời còn có em cho bộ phim Pho tượng mà tôi viết kịch bản. Sau phim này, ca khúc đó được nhiều người ưa thích. Cứ thế, anh em tụi tôi gắn bó với nhau.
    Nhạc sĩ Thế Bảo: Sơn là một con người rất nghệ sĩ, một nghệ sĩ lớn, ngoài khuôn khổ thông thường. Có cảm giác anh là một người thiên về thiền. Coi cuộc đời như một cõi tạm, nhưng ngay trong cõi tạm này, anh vẫn để lại một gia tài vô cùng lớn. Sống hết mình và tận tâm- đó là Sơn. Anh luôn là người lo công việc, đúng hẹn. Vào tuần cuối trước khi đi, anh còn điện cho nhạc sĩ Ca Lê Thuần nhắn rằng khi khỏi bệnh, anh sẽ trở lại công việc của Hội. Anh Sơn là người sống rất có trách nhiệm với mọi người. Đối với Sơn, anh đã vượt ra khỏi những nỗi buồn nhân gian. Chắc vì anh rất sợ sự cô đơn nên lúc nào cũng cần nhiều bạn bè. Tính Sơn lại cả nể, thể nào cũng uống. Bạn bè nhiều quá, anh chia không nổi...
    Nhạc sĩ Từ Huy: Với tụi tôi, anh Sơn là một người anh trong nghệ thuật, thường hỗ trợ cho đàn em. Một con người tài năng và nhân bản. Vắng anh Sơn, thì có thể nhóm Những người bạn không tồn tại nữa. Bởi anh như một ngọn cờ. Trong công việc, anh Sơn là người rất vui vẻ, ai ghét anh mấy đi nữa, anh vẫn cứ quý người ta. Đó là điều tôi trọng anh nhất.
    Kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn: Sơn là một số phận đặc biệt như là một sự lựa chọn của tiền định. Sơn hiểu đến cùng thân phận của một kiếp người, bằng tài năng của mình diễn đạt cái đó một cách thông suốt, thấu đáo. Chính vì thế mà Sơn làm cho mọi người gần nhau hơn. Ca khúc của Sơn giống như một thứ kinh, giải tỏa cho con người, để con người hiểu chính mình , để vượt qua số phận và sống một cách nhẹ nhàng hơn. Cũng từ đó, Sơn gặp phải thân phận của một người nổi tiếng, nhưng lại biết cách ra đi một cách thanh thản.
    Kikumi Kakamura, giảng viên tiếng Nhật tại TPHCM, người bạn của Trịnh Công Sơn, được anh vẽ nhiều chân dung: Nhạc của anh Sơn đôi khi tôi không hiểu hết lời, nhưng thấy quyến rũ và nhẹ nhõm. Khi nào giận trong người nghe nhạc Trịnh Công Sơn thấy mình hiền hoà trở lại. Anh Sơn là một người nổi tiếng, nhưng lại rất bình dân. ở Nhật, khó gặp được một người nổi tiếng như vậy lắm. Tình cờ mà tôi biết anh đã đi. Khi đi ngang nhà anh, tôi bỗng nảy ra ý nghĩ mua cho anh một chai vodka. Ngó vào ngõ, thấy đông người. Chắc anh Sơn muốn uống rượu nên nói tôi đi mua rượu chăng? Cả tối 1.4, tôi đã đến nhà anh Sơn . Về nhà, không thắp nhang, tôi rót hai chén rượu, cho anh Sơn và cho mình...
    Còn đây là những dòng chữ của hoạ sĩ Trịnh Tú, người bạn và là anh trai của nghệ sĩ piano, Trịnh Thị Nhàn (người bạn gái thân thiết một thuở của Trịnh Công Sơn): Có một lần, lâu rồi, anh nói với tôi: Mọi lối nhỏ đến với thẳm sâu tâm khảm mình, từ ngọn cỏ, giọt sương, từ lời hỏi thăm thoáng chốc buổi sớm mai những khuôn mặt bè bạn, từ từng cảnh đời nặng trĩu nỗi đau trần gian hay niềm yêu thương bất chợt bởi một khóe nhìn lẫn trong nắng gió ước tìm hạnh phúc... đều được hiện diện với vô vàn màu sắc, đến nỗi mà chừng như sắc màu khi nào cũng đến trước rồi mới là giai điệu, là thơ.... Và như thế, cũng là dễ hiểu, anh đã vẽ rất nhiều và thường thích vẽ chân dung bạn bè. Tranh của anh bao giờ cũng dịu dàng như một lời trò chuyện, anh tặng cho mọi người cái phần đẹp đẽ nhất của họ và hình như còn kèm cả với niềm ước ao sao họ hãy tin và gắng sống với phần đẹp đẽ ấy. Trịnh Công Sơn yêu hội hoạ cũng đồng nghĩa là yêu mọi sắc thái ở đời này. Anh thích nói chuyện hội hoạ hơn là âm nhạc, và có mối thâm giao với nhiều hoạ sĩ... Từ nhiều tháng nay, bạn hữu cả nước luôn lo lắng cho sức khoẻ của anh, vẫn thấp thỏm, né tránh nói đến lúc anh về lại nơi cuối trời, làm mây bay... . Nhưng rồi cũng chẳng ai níu được đám mây ngũ sắc ấy.
    ***
    Vậy là Trịnh Công Sơn đã ngộ ra con đường mình đi đã lâu. Nói như nhà thơ Nguyễn Duy, người uống rất nhiều rượu sau khi đến viếng anh, về Trịnh Công Sơn tôi không thể nói được lời nào hơn những gì tốt đẹp nhất mà anh ấy có, chúng ta chỉ có thể tin rằng Sơn đang mỉm cười nhìn mọi người từ một thế giới không ai nhìn thấy được.
    MT-LT thực hiện
    ảnh: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (bên phải) và nhà thơ, nhà báo Đỗ Trung Quân đang trả lời những câu hỏi của các bạn trẻ trong một đêm nhạc.
    (Lao Động 3-4)
    http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2001/thang4/tin10.htm
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 18:46 ngày 04/07/2003
  9. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Những người bạn nhớ Trịnh Công Sơn
    MT-LT thực hiện
    (Lao Động 3-4)

    Những người sống quanh Trịnh Công Sơn (28.2.1939 - 1.4.2001) thường không có cảm giác Sơn sống hay chết như một con người cụ thể. Tất cả tinh hoa của Sơn hoà tan trong cõi vô cùng, để mọi người đều có thể cảm nhận. Chính vì thế mà sự ra đi của Sơn tại TPHCM là một cuộc chia tay không nói lời vĩnh biệt, cuộc chia tay chủ nhân từng biết trước và chuẩn bị một cách nhẹ nhàng... Lễ truy điệu và động quan vào lúc 7 giờ ngày 4.4. An táng tại Nghĩa trang Gò Dưa (Thủ Đức, TPHCM).
    Chiều 1.4, khi Sơn vừa nằm xuống, xung quanh anh chỉ có người thân và mấy người bạn - các họa sĩ, kiến trúc sư, nhà báo..., có rất ít các nhạc sĩ và ca sĩ, trừ ca sĩ Lan Ngọc và nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn. Một vài người trong nhóm Những người bạn đang đi công tác ở Tây Nguyên, nhạc sĩ Tôn Thất Lập và ca sĩ Hồng Nhung thì đang ở Australia, còn người bạn thâm giao, hoạ sĩ Trịnh Cung lại đang ốm nặng ở tận bên Mỹ. Một sự ra đi không ồn ào, có phần lặng lẽ, chỉ có tiếng kèn của Trần Mạnh Tuấn đưa tiễn với chút hồi ức rực sáng về Trịnh Công Sơn trong Cát bụi và Một cõi đi về. Sơn nằm đó, thân xác bé nhỏ, gầy gò. Cuối cùng thì người ta cũng cất đi cặp kính trắng- vật bất ly thân của Sơn khi còn sống để trả anh về với cát bụi.
    Đây là lúc bạn bè nhớ về Sơn trong những dòng hồi tưởng chậm rãi.
    [​IMG]
    Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Kỷ niệm về Sơn trong tôi khá nhiều. Nhưng nhớ nhất là buổi gặp nhau đầu tiên. Ngược lại thời gian một chút. Trước 75, tôi viết cuốn tiểu thuyết Mùa gió chướng, trong đó có một nhân vật phản chiến. Khi đó, tôi nhờ Tôn Thất Lập và Trần Long ẩn giới thiệu một vài bản nhạc tiêu biểu. ẩn đã hát cho tôi nghe Đại bác ru đêm. Trước đó, tôi đã từng nghe Sơn, nhưng đến khi đó mới đủ cảm hứng viết. Sau giải phóng vài tháng, người ta đưa Sơn đến thăm tôi, tôi có tặng anh cuốn tiểu thuyết và rồi chúng tôi trở thành bạn của nhau từ đó. Đến khi dựng phim, tôi tìm được băng nhạc cũ, trong đó có đoạn Sơn đệm đàn, Khánh Ly hát. Vào năm đó (1977) người ta ngại đưa nhạc Sơn vào phim, tôi phải phản ứng quyết liệt mới được chấp nhận. Đến khi làm phim Cánh đồng hoang, tôi đề nghị Sơn làm nhạc cho tôi. Và thế là lần đầu tiên Sơn viết nhạc phim. Sau đó, Sơn còn viết bản nhạc Vẫn thấy bên đời còn có em cho bộ phim Pho tượng mà tôi viết kịch bản. Sau phim này, ca khúc đó được nhiều người ưa thích. Cứ thế, anh em tụi tôi gắn bó với nhau.
    Nhạc sĩ Thế Bảo: Sơn là một con người rất nghệ sĩ, một nghệ sĩ lớn, ngoài khuôn khổ thông thường. Có cảm giác anh là một người thiên về thiền. Coi cuộc đời như một cõi tạm, nhưng ngay trong cõi tạm này, anh vẫn để lại một gia tài vô cùng lớn. Sống hết mình và tận tâm- đó là Sơn. Anh luôn là người lo công việc, đúng hẹn. Vào tuần cuối trước khi đi, anh còn điện cho nhạc sĩ Ca Lê Thuần nhắn rằng khi khỏi bệnh, anh sẽ trở lại công việc của Hội. Anh Sơn là người sống rất có trách nhiệm với mọi người. Đối với Sơn, anh đã vượt ra khỏi những nỗi buồn nhân gian. Chắc vì anh rất sợ sự cô đơn nên lúc nào cũng cần nhiều bạn bè. Tính Sơn lại cả nể, thể nào cũng uống. Bạn bè nhiều quá, anh chia không nổi...
    Nhạc sĩ Từ Huy: Với tụi tôi, anh Sơn là một người anh trong nghệ thuật, thường hỗ trợ cho đàn em. Một con người tài năng và nhân bản. Vắng anh Sơn, thì có thể nhóm Những người bạn không tồn tại nữa. Bởi anh như một ngọn cờ. Trong công việc, anh Sơn là người rất vui vẻ, ai ghét anh mấy đi nữa, anh vẫn cứ quý người ta. Đó là điều tôi trọng anh nhất.
    Kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn: Sơn là một số phận đặc biệt như là một sự lựa chọn của tiền định. Sơn hiểu đến cùng thân phận của một kiếp người, bằng tài năng của mình diễn đạt cái đó một cách thông suốt, thấu đáo. Chính vì thế mà Sơn làm cho mọi người gần nhau hơn. Ca khúc của Sơn giống như một thứ kinh, giải tỏa cho con người, để con người hiểu chính mình , để vượt qua số phận và sống một cách nhẹ nhàng hơn. Cũng từ đó, Sơn gặp phải thân phận của một người nổi tiếng, nhưng lại biết cách ra đi một cách thanh thản.
    Kikumi Kakamura, giảng viên tiếng Nhật tại TPHCM, người bạn của Trịnh Công Sơn, được anh vẽ nhiều chân dung: Nhạc của anh Sơn đôi khi tôi không hiểu hết lời, nhưng thấy quyến rũ và nhẹ nhõm. Khi nào giận trong người nghe nhạc Trịnh Công Sơn thấy mình hiền hoà trở lại. Anh Sơn là một người nổi tiếng, nhưng lại rất bình dân. ở Nhật, khó gặp được một người nổi tiếng như vậy lắm. Tình cờ mà tôi biết anh đã đi. Khi đi ngang nhà anh, tôi bỗng nảy ra ý nghĩ mua cho anh một chai vodka. Ngó vào ngõ, thấy đông người. Chắc anh Sơn muốn uống rượu nên nói tôi đi mua rượu chăng? Cả tối 1.4, tôi đã đến nhà anh Sơn . Về nhà, không thắp nhang, tôi rót hai chén rượu, cho anh Sơn và cho mình...
    Còn đây là những dòng chữ của hoạ sĩ Trịnh Tú, người bạn và là anh trai của nghệ sĩ piano, Trịnh Thị Nhàn (người bạn gái thân thiết một thuở của Trịnh Công Sơn): Có một lần, lâu rồi, anh nói với tôi: Mọi lối nhỏ đến với thẳm sâu tâm khảm mình, từ ngọn cỏ, giọt sương, từ lời hỏi thăm thoáng chốc buổi sớm mai những khuôn mặt bè bạn, từ từng cảnh đời nặng trĩu nỗi đau trần gian hay niềm yêu thương bất chợt bởi một khóe nhìn lẫn trong nắng gió ước tìm hạnh phúc... đều được hiện diện với vô vàn màu sắc, đến nỗi mà chừng như sắc màu khi nào cũng đến trước rồi mới là giai điệu, là thơ.... Và như thế, cũng là dễ hiểu, anh đã vẽ rất nhiều và thường thích vẽ chân dung bạn bè. Tranh của anh bao giờ cũng dịu dàng như một lời trò chuyện, anh tặng cho mọi người cái phần đẹp đẽ nhất của họ và hình như còn kèm cả với niềm ước ao sao họ hãy tin và gắng sống với phần đẹp đẽ ấy. Trịnh Công Sơn yêu hội hoạ cũng đồng nghĩa là yêu mọi sắc thái ở đời này. Anh thích nói chuyện hội hoạ hơn là âm nhạc, và có mối thâm giao với nhiều hoạ sĩ... Từ nhiều tháng nay, bạn hữu cả nước luôn lo lắng cho sức khoẻ của anh, vẫn thấp thỏm, né tránh nói đến lúc anh về lại nơi cuối trời, làm mây bay... . Nhưng rồi cũng chẳng ai níu được đám mây ngũ sắc ấy.
    ***
    Vậy là Trịnh Công Sơn đã ngộ ra con đường mình đi đã lâu. Nói như nhà thơ Nguyễn Duy, người uống rất nhiều rượu sau khi đến viếng anh, về Trịnh Công Sơn tôi không thể nói được lời nào hơn những gì tốt đẹp nhất mà anh ấy có, chúng ta chỉ có thể tin rằng Sơn đang mỉm cười nhìn mọi người từ một thế giới không ai nhìn thấy được.
    MT-LT thực hiện
    ảnh: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (bên phải) và nhà thơ, nhà báo Đỗ Trung Quân đang trả lời những câu hỏi của các bạn trẻ trong một đêm nhạc.
    (Lao Động 3-4)
    http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2001/thang4/tin10.htm
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 18:46 ngày 04/07/2003
  10. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Những ngày cuối cùng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    TNiên ngày 3-4-2001
    2 ngày sau khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ giã cõi đời, chúng tôi trở lại Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) nơi mà ông đã vào trị bệnh trong những ngày cuối đời.
    Hồ sơ bệnh án của Trịnh Công Sơn mang mã số 14131. Tuy đợt nằm điều trị cuối cùng chỉ kéo dài đúng 1 tuần lễ nhưng hồ sơ bệnh án của Trịnh Công Sơn dày cộp. Bác sĩ Phạm Thị Nguyệt ánh - Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: trước đây nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nhiều lần vào điều trị tại bệnh viện nhưng lần này bệnh của ông rất nặng. Theo hồ sơ bệnh án, Trịnh Công Sơn nhập viện ngày 26-3-2001 vào khoa Tiêu hoá với các triệu chứng sốt, mệt. Những người thân của nhạc sĩ cho biết, từ hồi Tết Âm lịch ông đã bị đau nhiều ở khớp trên đùi bên phải, đã dùng nhiều thuốc giảm đau nhưng không giảm. Và càng ngày Trịnh Công Sơn càng mệt mỏi, ăn uống kém, xét nghiệm, chẩn đoán ngày 27-3-2001 của Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy ông bị sơ gan, suy thận, tiểu đường, xuất huyết tiêu hoá, viêm phổi rất nặng. Đêm 27-3. Trịnh Công Sơn ngủ được và tỏ ra tỉnh táo suốt ngày hôm sau. Nhưng bước sang ngày 29-3, lúc 23 giờ đêm, ông than mệt, có hiện tượng nói lắp, 30 phút sau ông gần như chìm vào hôn mê, miệng lắp bắp, bác sĩ gọi, hỏi không thấy trả lời. Trước tình trạng nguy kịch này, lúc 0 giờ 40 phút ngày 30-3-2001 sau khi tiến hành hội chẩn, Bệnh viện chợ Rẫy quyết định chuyển Trịnh Công Sơn từ khoa Tiêu hoá xuống khoa chăm sóc đặc biệt với các phương pháp điều trị tối ưu. Ông nằm ở giường số 8, được chạy thân nhân tạo và luôn có điều dưỡng, bác sĩ túc trực bên cạnh. Tuy nhiên sức khoẻ của ông vẫn tiếp tục xấu đi. Ngày 31-3-2001, hai chân và tay của ông cử động rất yếu. Bác sĩ Nguyễn Lương Vân - Trưởng khoa chăm sóc đặc biệt tâm sự: " Những lần trước anh Sơn bệnh cũng nặng nhưng khác với lần này. Chúng tôi biết anh khó qua khỏi nhưng cố giữ anh được ngày nào hay ngày đó!". Và từ lúc này ông chìm vào hôn mê, cuộc sống được tính từng giờ từng khắc: "Mỗi lần gọi mà anh hé mắt thì chúng tôi rất mừng". Bác sĩ Nguyễn Lương Vân kể.
    Đến 7 giờ sáng ngày 1-4-2001, ông tiếp tục hôn mê, tri giác giảm dần. Từ 10giờ 30, ông rơi vào tình trạng hôn mê rất sâu. 11 giờ 15, tim nhạc sĩ ngừng đập.
    Các bác sĩ cố gắng cấp cứu nhưng mãi đến 11 giờ 30 vẫn không đo được huyết áp của Trịnh Công Sơn. 12 giờ 45, trái tim của người nhạc sĩ tài hoa ngưng đập hoàn toàn
    TNiên ngày 3-4-2001
    ATC
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 18:01 ngày 07/07/2003

Chia sẻ trang này