1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn - Đóa Hoa Vô Thường (2)
    (Tiep theo)
    Ông chủ hiền, con chó cũng hiền
    Sơn đi xa hơn. Sơn nói không những thiên nhiên, vạn vật, ảnh hưởng đến người, mà người cũng ảnh hưởng đến vạn vật và thiên nhiên. Ngoài câu chuyện khu vườn biết buồn khi chủ đi vắng, Sơn còn tâm sự thêm là Sơn đem về nhà một con chó Tây vốn rất giữ. Trước khi về nhà Sơn, chó đó nhe răng gầm gừ với khách. Nhưng khi về ở với Sơn thì nó trở nên hiền khô, không còn gầm gừ nhe răng với ai nữa.
    Hạnh bố thí
    Sơn tiếp tục ý tưởng về sự liên đới chặt chẽ giữa người với người, giữa người với muôn loài, với vạn vật. Sơn nói nếu tôi (thực ra, Sơn dùng chữ moi và toi) kẹt quá, và tôi xin bạn một trăm nghìn (đồng) để tôi giải quyết vấn đề của tôi và bạn cho tôi số tiền đó, tức là bạn đã bố thí. Nhưng Sơn nói rằng bố thí bằng của cải vật chất, tiền bạc, là hạnh bố thí thấp nhất. Sơn nói theo nhà Phật, hạnh bố thí rất rộng. Có những hạnh bố thí cao hơn như khi bạn đang buồn, bạn đến với tôi, và tôi đã giúp bạn giải quyết nổi buồn đó. Sơn nói nhà Phật cho hạnh bố thí cao nhất là giúp đỡ người khác đang bị kẹt giải quyết vấn đề tâm linh hay tinh thần của họ.
    Câu chuyện qua suối
    Rõ ràng Sơn hôm ấy là cái Sơn muốn buông bỏ hơn vướng mắc. Sơn cho sự thảnh thơi tâm hồn là cần cho đời sống đáng sống. Nếu có lúc Sơn đã từng đam mê và ôm ấp thì hôm nay Sơn cho sự thanh thản, an lạc, hạnh phúc, tất cả đều nhất lý, là một. Sơn kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện Thiền. Đây là một trong những bài khai tâm của Thiền môn, cho nên dù cho nhiều người biết chăng nữa, cũng xin ghi lại ở đây cho đầy đủ buổi nói chuyện hôm đó. Giọng Sơn bình dị nhưng vẫn duyên dáng, như được phát ra từ một nguồn cảm hứng mộc mạc, tự nhiên. Chuyện rằng, có hai thầy tu đi từ chùa trên núi xuống làng để mua đồ ăn, trên đường đi, phải qua một con suối lúc đó nước cạn. Trên đường về, đến cạnh bờ suối, hai tu sĩ đó gặp một cô gái trẻ đẹp trạc độ mười sáu, cũng đang tìm cách qua suối, nhưng lúc đó nước đã lên cao. Trong khi đang bối rối chưa biết tính sao thì một trong hai tu sĩ giúp cõng cô ta qua suối . Khi đã bỏ cô ta bên bờ suối bên kia, hai vị sư tiếp tục lên đường. Đi được một cây số, vị sư đã cõng cô gái hỏi vị sư kia rằng... sao từ lúc rời suối đến nay đã được một cây số rồi mà mặt bạn vẫn có vẽ ưu tư như vậy ? Vị kia trả lời : chúng ta là người tu hành, không được tiếp xúc với nữ giới, mà lúc nãy tại sao bạn lại cõng một cô gái như thế ? Vị sư cõng nói : giờ đây tôi cõng cô nào đâu... tôi không nhớ gì cả... vậy trong cây số qua, bạn là người cõng cô ấy chứ tôi đã hết cõng rồi... như vậy là bạn mệt quá rồi, chứ tôi không còn cõng nữa.
    Biển sóng, biển sóng đừng xô nhau...
    Sau câu chuyện qua suối, Sơn quay người lại để với các nút bấm của bộ máy stereo để đằng sau lưng. Tiếng hát Cẩm Vân dâng lên và bắt đầu bao phủ lấy căn phòng khách cùng phòng vẽ.
    Biển sóng, biển sóng đừng xô tôi
    Đừng xô tôi ngã dưới chân người
    Biển sóng, biển sóng đừng xô nhau
    Ta xô biển lại, sóng về đâu ?
    Sóng bạc đầu, và núi chìm sâu
    Ta về đâu đó ?

    Nhạc nghe đến đây, Sơn nói chêm vào : " bài này viết là từ [lời] cầu kinh của Phật : Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha " (Một số trong chúng ta, kể cả chúng tôi, đã lớn lên với câu kệ Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha, song tụng như vẹt, phải đợi đến khi tóc ngả màu mới thấm được ý nghĩa sâu xa của nó). Sơn dịch ra chữ quốc ngữ đại để là " vượt qua, vượt qua, tất cả chúng ta đều vượt qua, và đến bờ giác ngộ ". Có phải Sơn là vừa là thi - nhạc sĩ, vừa là triết gia hay thiền gia ? Hôm đó Sơn cho chúng ta một tiết lộ. Sơn nói có người lầm cho đây là bài hát về tôn giáo. Theo chính lời Sơn, mặc dù bài hát nầy lấy cảm hứng từ đạo bụt, " nhưng mà mình viết về tình yêu ! ". Trong khi Sơn giải thích về xuất xứ và ý nghĩa bài hát, tiếng sóng Cẩm Vân vẫn dồn dập cho đến cuối bài.
    Về chốn nào, mây phủ chiêm bao
    Cạn suối nguồn, bốn bể nương dâu
    Ta tìm em nơi đâu ?
    Biển sóng, biển sóng đừng xô nhau

    Đến đoạn nầy, Sơn cất tiếng hát đệm theo tiếng ca Cẩm Vân cho đến hết bài. Vầng tráng Sơn nhăn nheo, mắt Sơn nhắm lại như đang thả hồn theo tiếng sóng rạt rào. Bấy giờ Trịnh Công Sơn với biển sóng hoàn toàn là một.
    Ta xô biển lại sóng nằm đau.
    Biển sóng, biển sóng đừng xô tôi
    Đừng xô tôi ngả dưới tim người.
    Biển sóng, biển sóng đừng xô tôi
    Đừng cho tôi thấy hết tim người.
    Biển sóng, biển sóng đừng xô nhau,
    Ta xô biển lại sóng về đâu ?
    Giấc ngũ nào, giường chiếu quạnh hiu
    Trăng mờ quê cũ
    Người đứng chờ,
    Gió động vi vu,
    Vạt nắng vàng, nhắc lời thiên thu,
    Nhớ ngàn năm trôi qua...
    Biển sóng, biển sóng đừng trôi xa
    Ba năm chờ đợi sóng gần ta.
    Biển sóng, biển sóng đừng âm u
    Đừng nuôi trong ấy trái tim thù.
    Biển sóng, biển sóng đừng... xô... nhau...

    Grumbacher nầy rất tốt
    Tiếng hát Cẩm Vân vừa mới dứt, nhà tôi rút trong xách ra một món quà để trao cho Sơn. Chàng nhìn ra ngay đó là một trong những món đồ thích chí : " Tôi dự định sẽ chia tay với âm nhạc để viết những tạp bút ngẫu hứng và vẽ " ("Trò Chuyện với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn," www.khanhly.com) (chữ viết hoa do tôi thêm). Phòng Sơn lúc đó có đầy tranh, một số có lẽ đã vẽ xong, một số hình như còn dang dở. Vì không được báo trước, nên khi thấy nhà tôi đưa quà biếu ra, Sơn có hơi ngạc nhiên một tí. Chàng hỏi : " Quà há ? ". Nhưng khi thấy quà là một hộp sơn dầu ngoại quốc ngoài có mang một nhãn hiệu quen thuộc, Sơn thốt lên ngay " Grumbacher nầy tốt lắm đó ... rất tốt. Cảm ơn nhiều lắm ". Nhà tôi hỏi mấy dạo sau này Sơn có vẽ nhiều không, Sơn trả lời : " Khi nào khoẻ thì làm... đêm ngồi buồn quá, lấy pinceau mà quẹt lên... thì cái màu nó gợi cái inspiration, vậy thôi, chứ còn nhạc thì nhiều khi âm thầm hơn... ". Ngoài ra, nhà tôi nói với Sơn là trong chuyến thăm nầy định đem biếu Sơn hai cuốn băng vidéo về âm nhạc, nhưng đã bị mất cả hai ở phi cảng. Một trong hai là phim về đời sống tình cảm của Beethoven (Immortal Beloved). đây là một câu chuyện tình thuộc loại " Diễm Xưa " của nhạc sĩ Đức, mà vì vậy chúng tôi nghĩ biết đâu khi xem, Sơn lại không tìm thấy một vài dư âm ?
    Sơn và cố đô
    Trong một bài phỏng vấn khá gần đây, Sơn thổ lộ : " Huế và đạo Phật ảnh hưởng sâu đậm trên tình cảm thời thơ ấu của tôi " (khanhly.com). Cho nên dù có trú ở đâu đi nữa, có thể nói Sơn luôn luôn nhớ nhà, nghĩa là nhớ Huế. Về mặt tình cảm, Sơn với Huế hình như không bao giời rời nhau được. Sự gắn bó đó vừa do những kỷ niệm sâu sắc của tuổi trẻ, vừa do hoàn cảnh lịch sử đấu tranh của đất nước, mà Sơn là người thực sự trong cuộc trong những ngày tháng sôi sục ở miền Trung, vừa do mối cảm tình lạ lùng với mảnh đất cằn cỗi nhưng linh thiêng của Phú Xuân. Trước thì như thế, nhưng thử hỏi vào những năm cuối đời mình, Sơn đã nghĩ gì về xứ Huế ? Trong buổi nói chuyện, có lúc Sơn nhắc rằng Huế vẫn buồn, vẫn nhỏ, vẫn " nghèo nàn dễ sợ " nhưng Sơn nói thêm rằng " tất cả mọi người phải đi qua Huế mới thành một con người... vì đó là thủ đô cũ ". Theo lời Sơn, Huế là nơi sản xuất nhiều nhân tài lịch sử và văn nghệ. Sơn nói " chỗ đó đã sinh đẻ ra " tất cả những nhân vật của lịch sử cận đại Việt Nam và họ " đều đi qua Huế cả ". Trong các nhân vật lịch sử, văn hoá Sơn nhắc đến, có tên nhà thơ trữ tình cổ điển Xuân Diệu mà Sơn nói là người Bình Định cũng đã từng học ở Huế.
    (Con tiep)
    [
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 07:41 ngày 05/07/2003
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn - Đóa Hoa Vô Thường (3)
    (Tiep theo)

    Hai vì sao sáng
    Trên bình diện kỹ thuật, nhạc lý, không thể đối chiếu họ Trịnh với Beethoven được, và bài tưởng niệm nầy không có dụng ý đó. Lại càng không thể và không nên so sánh sự nghiệp của họ trong nền âm nhạc thế giới. Tuy nhiên nếu nhìn rộng hơn về con người, về suy tư, thái độ trước cuộc đời, tình yêu, quan điểm nghệ thuật, tác dụng của âm nhạc đối với người nghe... ta thấy có một khuynh hướng hội tụ cũng như phân kỳ nổi bật giữa hai thiên tài. Một lần nữa, sự giống nhau không phải chuyện hoàn toàn ngẫu nhiên vì có một số mẫu số chung lớn về đời sống tình cảm, về sự vật lộn với bệnh tật vào khoảng đời xế chiều, về thời đại nhiễu nhương, cũng như chí lớn của hai nhạc sĩ (mặc dù có sự phát biểu khiêm tốn của Trịnh Công Sơn về vai trò của mình : Tôi chỉ là một tên hát rong... và Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành một người viết ca khúc nổi tiếng...). Họ Trịnh và Beethoven đều là những tâm hồn đã vươn lên từ hố tuyệt vọng. Phải chăng những tâm hồn lớn thường hay gặp nhau ?
    Trước nhất, về mặt âm hưởng, ta thấy chiều sâu của hai người đều thăm thẳm. Các bản tứ tấu đàn dây cuối cùng của Beethoven làm người nghe lên ruột, nạo sâu vào tâm can. Mặc dù không thể so sánh hai thể nhạc, tuy nhiên nếu mẫu số chung giữa các loại nhạc là ngôn ngữ, thì nếu nhạc của Beethoven là nhạc thuần tuý, nhạc Sơn là nhạc thơ, mà thơ là ngôn từ của chân thiện mỹ (Beethoven cũng có sáng tác một số nhạc bản đơn ca lớn, kể cả các bài bất hủ về tình yêu trong tác phẩm An Die Fern Geliebte). Vì có tính chất thơ nên nhạc Sơn phần nhiều nhẹ nhàng hơn, thanh thoát hơn nhưng vẫn vô cùng mặn mà, tha thiết. Nhạc lớn của Beethoven (dương cầm, tứ tấu, giao hưởng v.v.) có thể xuyên thủng tim người, gan người như chơi, nhưng chắc gì đã thấm qua sỏi đá, vạn vật như Sơn vẫn tin tưởng ? Vả lại, Sơn đâu chỉ viết nhạc cho người ? Sơn muốn nói chuyện với tất cả muôn loài. Nhạc Sơn đi vào tâm khảm con người, tâm khảm của vạn vật. Sơn muốn thế. Âm thanh Sơn, ngôn ngữ Sơn đi xuyên qua tim đồng loại nơi nơi, thấm vào sỏi đá, lan vào cây cỏ. Giá nếu người đời nghe được tiếng nói của vạn vật, sẽ nghe vạn vật tâm sự... " tôi nghe Trịnh Công Sơn rồi, tôi hiểu Trịnh Công Sơn rồi... "
    Đề tài Sơn rất lớn, rất bao la, rất thấm thía. ***g qua các chủ đề rất gần gũi với nhạc sĩ như tình yêu, quê hương, và thân phận, trong nguồn cảm xúc và đối tượng sáng tác của họ Trịnh, người ta thấy một thế giới súc tích bao gồm cả đời, người, chân-thiện-mỹ, vũ trụ, cái chết, và hư vô. Và nhờ vậy, hậu thế mới có một di sản âm nhạc phong phú đồ sộ đến như thế ! (Về điểm nầy, Trịnh Công Sơn giống Friedrich Schiller, một thi hào ưa chuộng của Beethoven, hơn Beethoven. Đối tượng của thơ Schiller cũng rất to lớn : có người, có thiên nhiên, có vũ tru, có Thượng đế). Nhạc Beethoven, vì tự bản chất, có thể nói phần lớn không có chủ đề theo nghĩa thông thường. Vả lại, nhạc lớn như thế tự nó nói lấy, cần gì có chủ đề. Trong khi thính giả của Beethoven là người, là thiên thần, là chúa trời, thính giả của Sơn là đồng bào, là đồng loại, là vạn vật, là vũ trụ. Tầm thước của Trịnh Công Sơn, cũng như Beethoven, là ở chỗ họ đã dùng ngôn từ của chính chúng ta để nói thay chúng ta. Ngôn từ của Trịnh Công Sơn là tiếng nói của chúng ta tìm lại được. Tiếng nói đây cũng là tiếng nói của tự tình mình, của tự tình dân tộc, của tình người. Nếu An Die Freude (Ca Ngợi Niềm Vui, thơ của Schiller, Beethoven phổ nhạc trong giao hưởng số 9) đã làm rúng động năm châu, thì Nối Vòng Tay Lớn cũng vang dội như một địa chấn từ Bắc vô Nam, từ đông sang Tây.
    Vượt qua tự tình dân tộc để đến với tình người có thể là một trong đỉnh cao nhất của Trịnh Công Sơn. Mấy ai đã không khỏi mủi lòng khi nghe Sơn chuyển từ tiếng khóc não nùng giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong... đến lời van lơn . . . ôi nhân loại . . . không ai thù ghét ai. . . Nếu trong vũ trụ quan của họ Trịnh, cũng như Beethoven, có bóng dáng của Thượng đế, thì cuối đời, Sơn thích làm nhà ở cõi vô vi. Trong khi nhạc sĩ Đức than thân, trách phận đã oái ăm dáng cho mình cái bệnh nan y (chúc thư Heiligenstadt) thì Sơn điềm nhiên đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng... với tôi là ai mà yêu quá đời nầy. Trong khi Beethoven trách móc đồng loại ôi nhân thế tôi ơi... các người xem tôi như kẻ ghét người... là oan ức cho tôi lắm..., họ Trịnh cũng có lúc hoài nghi một cách nên thơ đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng... Nhưng hoài nghi đó không giữ lâu vì thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận...
    Không phải Sơn không có nhiều nỗi khổ riêng, kể cả đời sống tình cảm : và tôi đau đớn nhận ra rằng, có lẽ cuộc đời đã cho ta lắm ngày bất hạnh. Ai cũng biết hai thiên tài bên trời đông và trời Tây đều có đời sống tình cảm phức tạp. Về điểm nầy, không biết vì run rủi hay định mệnh mà hơn một thế kỷ rưỡi sau, họ Trịnh đã làm người phát ngôn tuyệt vời cho Beethoven khi chàng viết : Cuối cùng thì tình yêu không giữ được người mình yêu. Nhưng phương cách đối xử mỗi người một khác. Trong khi Beethoven viết An Die Fern Geliebte (Cho Người Tình Xa), Sơn cho ra đời Diễm Xưa.
    Trong khi bị bệnh tai hành hạ từ năm 25 tuổi cho đến khi hoàn toàn điếc vào khoảng dưới 50, Beethoven còn phải khổ sở chống đỡ nhiều chứng bịnh kinh niên khác và cuối cùng đành bại trận trước bệnh ruột và gan vào năm 57 tuổi. Rượu là một trong những nguyên do chính. Trong thập niêm cuối đời, họ Trịnh cũng trải qua một số kinh nghiệm tương tự, kể cả rượu, và đã trở về cát bụi năm 62 tuổi. Đối với phàm nhân, đau khổ làm cho tâm hồn băng hoại. Cho nên hai thiên tài họ Trịnh và Beethoven có một điểm chung nữa rất lớn : đau khổ là thuốc bổ cho sáng tạo. Thay vì tàn lụi như cỏ sa mạc, với họ, đau khổ đã đơm hoa, khai quả cho nghệ thuật, những hoa quả tươi mát, dịu ngọt, làm cho đời nhẹ nỗi trần ai. Họ là bình minh của cuộc đời, của vũ trụ.
    Về triết lý sáng tác, trong khi Beethoven trau chuốt từng nốt, từng câu, Sơn có lối viết nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã có nhận xét hay : Trịnh Công Sơn " viết dễ như lấy chữ trong túi ra ". Việc Beethoven xé bỏ bản thảo của mình không phải là chuyện hiếm. Nhạc sĩ Đức nổi tiếng là người có tánh hay bực bội, nóng nảy. Beethoven đã có lúc khâm phục ca ngợi người hùng đại đế Napoléon. Người ta kể rằng, sau khi nghe tin đại đế gây cảnh khói lửa tang tóc ở Âu Châu, chàng đã xé toang trang tựa bản thảo bản giao hưởng Anh hùng ca (giao hưởng số 3) có ghi lời đề tặng cho đại đế. Trái lại, Sơn tánh vốn thường đằm đẹ, trông có vẻ bình thản hơn trong mấy năm cuối đời mình. Beethoven luôn luôn là con người của đam mê tột độ. Sơn cũng đã từng có một thời rất Beethoven : Như thế, với cuộc đời, tôi đã ôm một nỗi cuồng si bất tận (TCS). Đều là máu nghệ sĩ thứ thật cả !
    Nhất lý hay nhị nguyên
    Với Trịnh Công Sơn, cũng như phần nào đối với Beethoven, ta còn thấy thể hiện một số " phản đề " khá thú vị trong tư tưởng Thiền và triết học, là ngành Sơn đã học và suốt đời rất thích. Các phản đề đó là : (1) giải thoát và vướng mắc, (2) đổi thay và chân lý, (3) đời buôn chôn và lòng vị tha. Là nguồn cảm hứng lớn, các phản đề nầy đã làm giàu kho tàng văn hóa nhân loại. Chúng bám chặt thiên tài nơi nơi, không bao giờ chịu nhả ra và cũng không phân biệt ranh giới quốc gia hay chủng tộc (tài/mệnh của Nguyễn Du; người gù/mỹ nhân của Victor Hugo ; Anna Karenina của Leo Tolstoy...). Có lẽ Trịnh Công Sơn đủ thông Thiền để thấy rằng hạnh phúc và đau khổ _ mới nghe qua có vẽ tương phản _ sự thật không phải là hai trạng thái đối kháng nhau ; với Thiền, chúng chỉ là một. Cũng có lẽ vì thế mà Sơn không thấy có gì mâu thuẫn trong các hình ảnh hay ý niệm đối nghịch nhau trong một số lời ca của mình.
    Rất Beethoven mà cũng rất Sơn
    Trong chúc thư Heiligenstadt, trong giây phút tuyệt vọng, Beethoven đã phơi bày tâm sự nảo nề với Karl và Johann : " Ôi nhân thế tôi ơi, các người đã từng xem tôi hay nói về tôi như kẻ bất nhân, không tình nghĩa, hay thậm chí còn xem tôi như kẻ thù ghét người, các người có biết như vậy là oan ức cho tôi lắm không... chỉ vì các người không biết lý do thầm kín nào đã làm tôi có bộ mặt như vậy... từ lúc nhỏ tim tôi, tâm hồn vẫn hướng về tình thương và thiện ý... nhưng sáu năm qua bệnh nan y của tôi đã làm tôi khổ và bầy y sĩ vô tài đã làm tôi khổ sở hơn. Năm nầy qua năm khác, hy vọng khỏi bệnh biến theo mây khói làm tôi phải chấp nhận viễn tượng bị tàn tật suốt đời... trời phú cho tính hăng say mãnh liệt... mà rồi tôi cũng phải rút lui sống trong cô đơn... Có lúc tôi muốn quên mình bị tàn tật, nhưng than ôi, bệnh nghiệt ngã của tôi vẫn hành tôi mà thậm chí tôi vẫn không đủ can đảm để nói lớn : "Các người hãy hét lên bởi vì tôi điếc". Làm sao tôi dám thú với người ta rằng tôi bị tật về một cơ năng đáng lẽ phải được toàn thiện ở tôi hơn ở người khác... Lạy Chúa linh thiêng, xin ngài nhìn xuống tâm hồn và tim con, ngài thấy tim con lúc nào cũng đầy tình thương người và ước mong làm điều thiện... Hãy dạy con cái [của Karl và Johann] biết làm điều lành, bởi vì theo kinh nghiệm bản thân tôi, chỉ có cái đức mới đem lại hạnh phúc chứ không phải tiền tài...chính cái đức đã nuôi dưỡng tôi trong lúc tuyệt vọng. Chính nhờ có lòng nhân ái và nghệ thuật mà tôi đã không chấm dứt đời mình bằng tự vận ".
    Trong khi Beethoven phẫn nộ cay cú với định mệnh, Sơn nhẹ nhàng ca ru đời đi nhé. Cái Sơn thật là cái Sơn đã có lần thốt Sống mà giữ mãi trong lòng những hờn oán thì cũng nặng nề. Trong đoản văn" để bắt đầu một hồi ức ", Trịnh Công Sơn cũng tâm tình tương tự như Beethoven, nhưng thiếu cái vị mặn, vị chát của nhạc sĩ Đức : Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng yêu tôi. Đó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống nầy. Vì thế lòng tôi không có một giây phút nào nuôi một lòng oán hận với cuộc đời. Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn... Tôi đến với âm nhạc có lẽ cũng vì tình yêu cuộc sống.
    Trịnh Công Sơn chia tay với chúng ta để vào thế giới những người không bao giờ chết. Ở đó Sơn đã gặp mẹ và Beethoven. Nếu, theo Thiền, sự trở về đích thực là sự trở về với mình, là sự đi đến sau những năm tháng say sưa dấn thân cho nghệ thuật, cho quê hương, cho đồng loại, cho vạn vật, thì nay Sơn đã trở về.
    Đời như vô tận, một mình tôi về. Với tôi.
    Võ Xuân Han
    Soure: www.perso.wanadoo.fr
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 07:42 ngày 05/07/2003
  3. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn - Đóa Hoa Vô Thường (3)
    (Tiep theo)

    Hai vì sao sáng
    Trên bình diện kỹ thuật, nhạc lý, không thể đối chiếu họ Trịnh với Beethoven được, và bài tưởng niệm nầy không có dụng ý đó. Lại càng không thể và không nên so sánh sự nghiệp của họ trong nền âm nhạc thế giới. Tuy nhiên nếu nhìn rộng hơn về con người, về suy tư, thái độ trước cuộc đời, tình yêu, quan điểm nghệ thuật, tác dụng của âm nhạc đối với người nghe... ta thấy có một khuynh hướng hội tụ cũng như phân kỳ nổi bật giữa hai thiên tài. Một lần nữa, sự giống nhau không phải chuyện hoàn toàn ngẫu nhiên vì có một số mẫu số chung lớn về đời sống tình cảm, về sự vật lộn với bệnh tật vào khoảng đời xế chiều, về thời đại nhiễu nhương, cũng như chí lớn của hai nhạc sĩ (mặc dù có sự phát biểu khiêm tốn của Trịnh Công Sơn về vai trò của mình : Tôi chỉ là một tên hát rong... và Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành một người viết ca khúc nổi tiếng...). Họ Trịnh và Beethoven đều là những tâm hồn đã vươn lên từ hố tuyệt vọng. Phải chăng những tâm hồn lớn thường hay gặp nhau ?
    Trước nhất, về mặt âm hưởng, ta thấy chiều sâu của hai người đều thăm thẳm. Các bản tứ tấu đàn dây cuối cùng của Beethoven làm người nghe lên ruột, nạo sâu vào tâm can. Mặc dù không thể so sánh hai thể nhạc, tuy nhiên nếu mẫu số chung giữa các loại nhạc là ngôn ngữ, thì nếu nhạc của Beethoven là nhạc thuần tuý, nhạc Sơn là nhạc thơ, mà thơ là ngôn từ của chân thiện mỹ (Beethoven cũng có sáng tác một số nhạc bản đơn ca lớn, kể cả các bài bất hủ về tình yêu trong tác phẩm An Die Fern Geliebte). Vì có tính chất thơ nên nhạc Sơn phần nhiều nhẹ nhàng hơn, thanh thoát hơn nhưng vẫn vô cùng mặn mà, tha thiết. Nhạc lớn của Beethoven (dương cầm, tứ tấu, giao hưởng v.v.) có thể xuyên thủng tim người, gan người như chơi, nhưng chắc gì đã thấm qua sỏi đá, vạn vật như Sơn vẫn tin tưởng ? Vả lại, Sơn đâu chỉ viết nhạc cho người ? Sơn muốn nói chuyện với tất cả muôn loài. Nhạc Sơn đi vào tâm khảm con người, tâm khảm của vạn vật. Sơn muốn thế. Âm thanh Sơn, ngôn ngữ Sơn đi xuyên qua tim đồng loại nơi nơi, thấm vào sỏi đá, lan vào cây cỏ. Giá nếu người đời nghe được tiếng nói của vạn vật, sẽ nghe vạn vật tâm sự... " tôi nghe Trịnh Công Sơn rồi, tôi hiểu Trịnh Công Sơn rồi... "
    Đề tài Sơn rất lớn, rất bao la, rất thấm thía. ***g qua các chủ đề rất gần gũi với nhạc sĩ như tình yêu, quê hương, và thân phận, trong nguồn cảm xúc và đối tượng sáng tác của họ Trịnh, người ta thấy một thế giới súc tích bao gồm cả đời, người, chân-thiện-mỹ, vũ trụ, cái chết, và hư vô. Và nhờ vậy, hậu thế mới có một di sản âm nhạc phong phú đồ sộ đến như thế ! (Về điểm nầy, Trịnh Công Sơn giống Friedrich Schiller, một thi hào ưa chuộng của Beethoven, hơn Beethoven. Đối tượng của thơ Schiller cũng rất to lớn : có người, có thiên nhiên, có vũ tru, có Thượng đế). Nhạc Beethoven, vì tự bản chất, có thể nói phần lớn không có chủ đề theo nghĩa thông thường. Vả lại, nhạc lớn như thế tự nó nói lấy, cần gì có chủ đề. Trong khi thính giả của Beethoven là người, là thiên thần, là chúa trời, thính giả của Sơn là đồng bào, là đồng loại, là vạn vật, là vũ trụ. Tầm thước của Trịnh Công Sơn, cũng như Beethoven, là ở chỗ họ đã dùng ngôn từ của chính chúng ta để nói thay chúng ta. Ngôn từ của Trịnh Công Sơn là tiếng nói của chúng ta tìm lại được. Tiếng nói đây cũng là tiếng nói của tự tình mình, của tự tình dân tộc, của tình người. Nếu An Die Freude (Ca Ngợi Niềm Vui, thơ của Schiller, Beethoven phổ nhạc trong giao hưởng số 9) đã làm rúng động năm châu, thì Nối Vòng Tay Lớn cũng vang dội như một địa chấn từ Bắc vô Nam, từ đông sang Tây.
    Vượt qua tự tình dân tộc để đến với tình người có thể là một trong đỉnh cao nhất của Trịnh Công Sơn. Mấy ai đã không khỏi mủi lòng khi nghe Sơn chuyển từ tiếng khóc não nùng giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong... đến lời van lơn . . . ôi nhân loại . . . không ai thù ghét ai. . . Nếu trong vũ trụ quan của họ Trịnh, cũng như Beethoven, có bóng dáng của Thượng đế, thì cuối đời, Sơn thích làm nhà ở cõi vô vi. Trong khi nhạc sĩ Đức than thân, trách phận đã oái ăm dáng cho mình cái bệnh nan y (chúc thư Heiligenstadt) thì Sơn điềm nhiên đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng... với tôi là ai mà yêu quá đời nầy. Trong khi Beethoven trách móc đồng loại ôi nhân thế tôi ơi... các người xem tôi như kẻ ghét người... là oan ức cho tôi lắm..., họ Trịnh cũng có lúc hoài nghi một cách nên thơ đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng... Nhưng hoài nghi đó không giữ lâu vì thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận...
    Không phải Sơn không có nhiều nỗi khổ riêng, kể cả đời sống tình cảm : và tôi đau đớn nhận ra rằng, có lẽ cuộc đời đã cho ta lắm ngày bất hạnh. Ai cũng biết hai thiên tài bên trời đông và trời Tây đều có đời sống tình cảm phức tạp. Về điểm nầy, không biết vì run rủi hay định mệnh mà hơn một thế kỷ rưỡi sau, họ Trịnh đã làm người phát ngôn tuyệt vời cho Beethoven khi chàng viết : Cuối cùng thì tình yêu không giữ được người mình yêu. Nhưng phương cách đối xử mỗi người một khác. Trong khi Beethoven viết An Die Fern Geliebte (Cho Người Tình Xa), Sơn cho ra đời Diễm Xưa.
    Trong khi bị bệnh tai hành hạ từ năm 25 tuổi cho đến khi hoàn toàn điếc vào khoảng dưới 50, Beethoven còn phải khổ sở chống đỡ nhiều chứng bịnh kinh niên khác và cuối cùng đành bại trận trước bệnh ruột và gan vào năm 57 tuổi. Rượu là một trong những nguyên do chính. Trong thập niêm cuối đời, họ Trịnh cũng trải qua một số kinh nghiệm tương tự, kể cả rượu, và đã trở về cát bụi năm 62 tuổi. Đối với phàm nhân, đau khổ làm cho tâm hồn băng hoại. Cho nên hai thiên tài họ Trịnh và Beethoven có một điểm chung nữa rất lớn : đau khổ là thuốc bổ cho sáng tạo. Thay vì tàn lụi như cỏ sa mạc, với họ, đau khổ đã đơm hoa, khai quả cho nghệ thuật, những hoa quả tươi mát, dịu ngọt, làm cho đời nhẹ nỗi trần ai. Họ là bình minh của cuộc đời, của vũ trụ.
    Về triết lý sáng tác, trong khi Beethoven trau chuốt từng nốt, từng câu, Sơn có lối viết nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã có nhận xét hay : Trịnh Công Sơn " viết dễ như lấy chữ trong túi ra ". Việc Beethoven xé bỏ bản thảo của mình không phải là chuyện hiếm. Nhạc sĩ Đức nổi tiếng là người có tánh hay bực bội, nóng nảy. Beethoven đã có lúc khâm phục ca ngợi người hùng đại đế Napoléon. Người ta kể rằng, sau khi nghe tin đại đế gây cảnh khói lửa tang tóc ở Âu Châu, chàng đã xé toang trang tựa bản thảo bản giao hưởng Anh hùng ca (giao hưởng số 3) có ghi lời đề tặng cho đại đế. Trái lại, Sơn tánh vốn thường đằm đẹ, trông có vẻ bình thản hơn trong mấy năm cuối đời mình. Beethoven luôn luôn là con người của đam mê tột độ. Sơn cũng đã từng có một thời rất Beethoven : Như thế, với cuộc đời, tôi đã ôm một nỗi cuồng si bất tận (TCS). Đều là máu nghệ sĩ thứ thật cả !
    Nhất lý hay nhị nguyên
    Với Trịnh Công Sơn, cũng như phần nào đối với Beethoven, ta còn thấy thể hiện một số " phản đề " khá thú vị trong tư tưởng Thiền và triết học, là ngành Sơn đã học và suốt đời rất thích. Các phản đề đó là : (1) giải thoát và vướng mắc, (2) đổi thay và chân lý, (3) đời buôn chôn và lòng vị tha. Là nguồn cảm hứng lớn, các phản đề nầy đã làm giàu kho tàng văn hóa nhân loại. Chúng bám chặt thiên tài nơi nơi, không bao giờ chịu nhả ra và cũng không phân biệt ranh giới quốc gia hay chủng tộc (tài/mệnh của Nguyễn Du; người gù/mỹ nhân của Victor Hugo ; Anna Karenina của Leo Tolstoy...). Có lẽ Trịnh Công Sơn đủ thông Thiền để thấy rằng hạnh phúc và đau khổ _ mới nghe qua có vẽ tương phản _ sự thật không phải là hai trạng thái đối kháng nhau ; với Thiền, chúng chỉ là một. Cũng có lẽ vì thế mà Sơn không thấy có gì mâu thuẫn trong các hình ảnh hay ý niệm đối nghịch nhau trong một số lời ca của mình.
    Rất Beethoven mà cũng rất Sơn
    Trong chúc thư Heiligenstadt, trong giây phút tuyệt vọng, Beethoven đã phơi bày tâm sự nảo nề với Karl và Johann : " Ôi nhân thế tôi ơi, các người đã từng xem tôi hay nói về tôi như kẻ bất nhân, không tình nghĩa, hay thậm chí còn xem tôi như kẻ thù ghét người, các người có biết như vậy là oan ức cho tôi lắm không... chỉ vì các người không biết lý do thầm kín nào đã làm tôi có bộ mặt như vậy... từ lúc nhỏ tim tôi, tâm hồn vẫn hướng về tình thương và thiện ý... nhưng sáu năm qua bệnh nan y của tôi đã làm tôi khổ và bầy y sĩ vô tài đã làm tôi khổ sở hơn. Năm nầy qua năm khác, hy vọng khỏi bệnh biến theo mây khói làm tôi phải chấp nhận viễn tượng bị tàn tật suốt đời... trời phú cho tính hăng say mãnh liệt... mà rồi tôi cũng phải rút lui sống trong cô đơn... Có lúc tôi muốn quên mình bị tàn tật, nhưng than ôi, bệnh nghiệt ngã của tôi vẫn hành tôi mà thậm chí tôi vẫn không đủ can đảm để nói lớn : "Các người hãy hét lên bởi vì tôi điếc". Làm sao tôi dám thú với người ta rằng tôi bị tật về một cơ năng đáng lẽ phải được toàn thiện ở tôi hơn ở người khác... Lạy Chúa linh thiêng, xin ngài nhìn xuống tâm hồn và tim con, ngài thấy tim con lúc nào cũng đầy tình thương người và ước mong làm điều thiện... Hãy dạy con cái [của Karl và Johann] biết làm điều lành, bởi vì theo kinh nghiệm bản thân tôi, chỉ có cái đức mới đem lại hạnh phúc chứ không phải tiền tài...chính cái đức đã nuôi dưỡng tôi trong lúc tuyệt vọng. Chính nhờ có lòng nhân ái và nghệ thuật mà tôi đã không chấm dứt đời mình bằng tự vận ".
    Trong khi Beethoven phẫn nộ cay cú với định mệnh, Sơn nhẹ nhàng ca ru đời đi nhé. Cái Sơn thật là cái Sơn đã có lần thốt Sống mà giữ mãi trong lòng những hờn oán thì cũng nặng nề. Trong đoản văn" để bắt đầu một hồi ức ", Trịnh Công Sơn cũng tâm tình tương tự như Beethoven, nhưng thiếu cái vị mặn, vị chát của nhạc sĩ Đức : Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng yêu tôi. Đó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống nầy. Vì thế lòng tôi không có một giây phút nào nuôi một lòng oán hận với cuộc đời. Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn... Tôi đến với âm nhạc có lẽ cũng vì tình yêu cuộc sống.
    Trịnh Công Sơn chia tay với chúng ta để vào thế giới những người không bao giờ chết. Ở đó Sơn đã gặp mẹ và Beethoven. Nếu, theo Thiền, sự trở về đích thực là sự trở về với mình, là sự đi đến sau những năm tháng say sưa dấn thân cho nghệ thuật, cho quê hương, cho đồng loại, cho vạn vật, thì nay Sơn đã trở về.
    Đời như vô tận, một mình tôi về. Với tôi.
    Võ Xuân Han
    Soure: www.perso.wanadoo.fr
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 07:42 ngày 05/07/2003
  4. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    http://www.vietnest.com/Amnhac/Trinhcongson/trinhcongson.asp
    Tiểu Sử
    Báo Người Việt
    Tình Bạn, Hồi Sinh Cơn Hôn Mê
    Đinh Cường, Virginia, 16.04.2001
    Cám Ơn Định Mệnh Đã Cho Tôi Gặp Anh
    Hồng Nhung - 08.04.2002
    Trịnh Công Sơn Tiếng hát Hoà Bình
    Đặng Tiến, Orléans - 15.09.2001
    Buồn Bã Với Những Môi Hôn
    Cao Huy Thuần
    Trịnh Công Sơn, Nơi Vùng Ưu Tư Thành Tiếng Du Ca
    Thái Kim Lan
    Trịnh Công Sơn, Đoá Hoa Vô Thường
    Võ Xuân Hân
    Những "nàng thơ" của Trịnh Công Sơn
    Trích từ SGTT
    Phỏng vấn Tuệ Chương về Trịnh Công Sơn
    Tuệ Chương
    Cái Quyến Rũ Của Nhạc Trịnh Công Sơn
    Văn Cao
    Những Ngày Trịnh Công Sơn
    Nguyễn Quốc Trụ
    Về Những Ca Khúc Phản Chiến Của Trịnh Công Sơn
    Bửu Chỉ
    Hoài Niệm Về Trịnh Công Sơn Của Cô "Bống" Nhỏ
    Ca Sĩ Hồng Nhung
    Một Nhà Thơ Lớn
    Vũ Thư Hiên
    Trịnh Công Sơn Như Cánh Vạc Bay
    Nam Dao
    Cảm Nhận Trịnh Công Sơn
    Đinh Trường Chinh
    Bi Kịch Nhỏ Giữa Bi Kịch Lớn Của Đất Nước
    Trịnh Cung
    Trời Cao Đất Rộng Môt Mình Tôi Đi
    Phạm Duy
  5. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    http://www.vietnest.com/Amnhac/Trinhcongson/trinhcongson.asp
    Tiểu Sử
    Báo Người Việt
    Tình Bạn, Hồi Sinh Cơn Hôn Mê
    Đinh Cường, Virginia, 16.04.2001
    Cám Ơn Định Mệnh Đã Cho Tôi Gặp Anh
    Hồng Nhung - 08.04.2002
    Trịnh Công Sơn Tiếng hát Hoà Bình
    Đặng Tiến, Orléans - 15.09.2001
    Buồn Bã Với Những Môi Hôn
    Cao Huy Thuần
    Trịnh Công Sơn, Nơi Vùng Ưu Tư Thành Tiếng Du Ca
    Thái Kim Lan
    Trịnh Công Sơn, Đoá Hoa Vô Thường
    Võ Xuân Hân
    Những "nàng thơ" của Trịnh Công Sơn
    Trích từ SGTT
    Phỏng vấn Tuệ Chương về Trịnh Công Sơn
    Tuệ Chương
    Cái Quyến Rũ Của Nhạc Trịnh Công Sơn
    Văn Cao
    Những Ngày Trịnh Công Sơn
    Nguyễn Quốc Trụ
    Về Những Ca Khúc Phản Chiến Của Trịnh Công Sơn
    Bửu Chỉ
    Hoài Niệm Về Trịnh Công Sơn Của Cô "Bống" Nhỏ
    Ca Sĩ Hồng Nhung
    Một Nhà Thơ Lớn
    Vũ Thư Hiên
    Trịnh Công Sơn Như Cánh Vạc Bay
    Nam Dao
    Cảm Nhận Trịnh Công Sơn
    Đinh Trường Chinh
    Bi Kịch Nhỏ Giữa Bi Kịch Lớn Của Đất Nước
    Trịnh Cung
    Trời Cao Đất Rộng Môt Mình Tôi Đi
    Phạm Duy
  6. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Cám Ơn Định Mệnh Đã Cho Tôi Gặp Anh

    Hồng Nhung, 08.04.2002

    ...Khi ấy tôi 20 tuổi, còn anh thì không có tuổi. Lần đầu tiên gặp anh, tôi đã ngỡ ngàng trước vẻ mặt không nỗi lo đời thường và nụ cười hồn nhiên, đôi mắt long lanh sáng, trong một đêm hè đầy sao. Anh không có tuổi, như anh vẫn hay đùa với những cô gái gặp anh, kính trọng chào anh bằng chú: "Mình có bà con gì không nhỉ ... mà phải thưa anh bằng chú ?" Anh lúc nào cũng hóm hỉnh, thân thiện, sẵn sàng chia sẻ và đón nhận. Cũng trong đêm hè đầy sao ấy, tôi nhận thấy trong anh, người đàn ông nhỏ nhắn và bình dị, sự che chở và yêu thương.
    Sau đó chúng tôi gặp nhau hàng ngày, lúc thì đi xem tranh ở một gallery, lúc thì đến dự khai trương một nhà hàng của người bạn, lúc thì quanh quẩn trong nhà anh chuyện trò cả buổi, lúc thì lang thang thả bộ ra quán mì nhỏ gần Hồ Con Rùa ăn sáng... Anh đã luôn yêu thương mọi người, trong đó có tôi như thế. Anh lúc nào cũng nhẹ nhàng và chẳng hề nề hà trả lời tất cả những câu hỏi của tôi, nhiều khi là ngô nghê, về đời sống, về âm nhạc, hay về bất kỳ điều gì dù nhỏ bé nhất. Anh dạy tôi làm món trứng tráng (trứng chiên) theo kiểu của anh, có cà chua, hành lá và không để trứng qúa chín mà phải bắt ra ngay! ... Hồi tôi bắt đầu học tiếng Pháp (ngoại ngữ thứ hai để thi tốt nghiệp Anh văn ở trường Đại học Tổng hợp), anh rất vui và khuyến khích tôi. Có những dịp sau buổi học tôi đến nhà anh, để anh truy bài cho tôi, dạy thêm cho tôi. Tôi không có năng khiếu tiếng Pháp, chỉ mới bập bẹ "merci beaucoup" là anh đã khen ngợi rồi! Tôi kể cho anh nghe những điều làm tôi buồn, những mất mát khi còn nhỏ. Anh chỉ ngồi lặng im. Và sự im lặng của anh làm tôi thấy được lắng nghe, được hiểu, và được vỗ về ... Anh cho tôi một miếng ngọc hình qủa bí, bảo tôi đeo nó sẽ mang cho tôi may mắn, vì qủa bí hợp với tuổi của tôi. Anh cho tôi thấy hạnh phúc thật giản đơn. Và anh là người đã làm cho tôi không còn cảm thấy xa lạ và bỡ ngỡ ngay cả trong những ngay đầu tiên sống ở Sài Gòn.
    Trưa hôm ấy ở nhà anh, lần đầu tiên tôi hát bài hát của anh cho anh nghe. (Lại còn tự đệm guitar với trình độ mà không ai có thể chơi kém hơn.) Trước đó, khi còn ở Hà Nội, tôi đã từng rất cảm những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, dù còn qúa nhỏ để thực sự hiểu ý nghĩa của lời hát. Tôi chẳng bao giờ có ý nghĩ sẽ có thể hát được những bài hát ấy, thậm chí không dám thử. Còn bây giờ, anh ngồi trước mặt tôi, thân mật chứ không qúa xa vời như trước, tôi có thể hát bằng tình cảm của tôi cho anh nghe.
    "Ngủ đi em đôi vai lụa mát
    Ngủ đi em da thơm qủa ngọt
    Ngủ đi em tay thôi mời mọc
    Ngủ đi em trong tiếng ru êm..."
    Và rồi tôi hát, anh hát, lần hết qua cuốn sách nhạc dầỵ Căn nhà anh, và cả khu vườn nhỏ tràn đầy âm thanh, có sự kể lể, sự ngậm ngùi, có sự vui thích, ...sống... Ngày qua ngày, có bao nhiêu ngày anh kể cho tôi nghe về những bài hát của anh, về những kỷ niệm và tình yêu của anh, những "Hạ trắng", những "Như cánh vạc bay", những "Tôi ơi đừng tuyệt vọng" ... Anh kể về những gì anh thấy trong chiến tranh, nỗi đau và sự sợ hãi trước chết chóc và bom đạn. Anh giảng giải cho tôi về âm nhạc và ngôn từ rất chân thật và trực tiếp của những bài hát ấy, phản chiếu từng rung động của trái tim nhậy cảm đang run rẩy, xót xa.
    Còn anh, những khi buồn, anh chẳng làm gì cho đỡ buồn mà tự buồn cho hết. Anh cứ ngồi một mình, hay đối thoại với chính mình bằng cách vẽ lên những tấm toan đã căng sẵn, hàng nhiều giờ đồng hồ. Tôi thấy anh cô đơn mà thương anh vô cùng.
    Hơn mười năm quen rồi thân, có nhiều chia sẻ có cả chỗ cho những khi giận hờn. Lần ấy, tôi bỏ ra Hà Nội. Anh Sơn chẳng biết tôi đi đâu. Rồi anh gặp người bạn gái của tôi hỏi tin. Ngày hôm sau một người bạn thân của anh tìm đến nhà mẹ tôi ở trên đường Tràng Thi, gửi cho tôi một bó hoa hồng và một tờ giấy gấp tư. Tôi giở ra để thấy nét chữ quen thuộc của anh, và những nốt nhạc:
    "Nắng vàng em đi đâu mà vội
    Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi
    Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi
    Em đi đâu mà vội
    Bống lòng suối thảnh thơi ...
    Ngày Bống mẹ bồng
    Nhẹ qúa tơ tằm
    Lay nhẹ Bống Bồng Bông
    Lay nhẹ đóa Hồng Nhung..."
    Cái tên dân gian là cá bống của mẹ đặt cho tôi đã được anh đưa vào âm nhạc một cách tự nhiên và mộc mạc, để từ đây không những chỉ người thân trong gia đình mà tất cả mọi người đều có thể gọi tôi thân thương và trìu mến là Bống. Không là đủ chăng, sống hết một cuộc đời để được yêu thương đến như vậy?
    Lần đầu tiên trong đời, tôi đã đến với thế giới của sự sống và cái chết qua cái nhìn nhân bản của anh, người nghệ sĩ đã dạy cho tôi biết yêu thương đến tận cùng, vô điều kiện.
    ... "Anh Sơn mất rồi Nhung ơi..." - giọng người bạn gái tôi run rẩy trong điện thoại. Im lặng! Còn có gì đâu để nói. Hình ảnh anh lần đầu tiên tôi gặp bỗng về lại, người đàn ông nhỏ nhắn, hồn nhiên, bước vào qua cái cổng sắt lớn, bước vào trong cuộc đời của tôi. Anh đội chiếc mũ bạc mầu mà anh luôn thích, vừa đi vừa đá nhẹ mấy hòn sỏi dưới chân. Và nụ cười của anh, tươi thế, trong sáng thế, và hiền hậu thế, làm sao mà không cảm thấy thân thương ngay được! Cám ơn định mệnh đã cho tôi gặp được anh. Niềm tin của anh, tình yêu của anh làm cho tôi ngay những lúc cô đơn nhất vẫn cảm thấy an tâm, vì được che chở, được đón nhận và tha thứ, như một người con an tâm vì có một gia đình đùm bọc. Tôi đã thấy anh vui như trẻ nhỏ khi hai anh em leo được đến lưng chừng một ngọn núi trong cái lạnh cắt da để thấy sông, thấy rừng và cả mây nữa ở phía dưới, hồi ở Nhật Bản; tôi đã thấy anh cực kỳ hưng phấn, với đôi bàn tay còn dính đầy mầu vẽ, ngồi nhìn bức tranh anh vừa vẽ trong đêm; tôi đã thấy anh băn khoăn, lẩm bẩm hát một đoạn ngẫu hứng mà anh vừa kịp ghi lại trên một mẩu giấy xé từ bao thuốc lá... Và tôi đã từng thấy anh buồn... Anh chẳng làm gì để đỡ buồn, mà tự buồn cho hết. Những lúc ấy, tôi thấy thương anh vô cùng, mặc dầu có những khi chính tôi cũng làm anh buồn vậỵ Có lúc tôi đến thì thấy anh ngồi một mình trong phòng, một điếu thuốc lá, một ly rượu. Tôi cảm thấy sự cô đơn trong chính con người anh.
    Anh nói với tôi thật nhiều về những bài hát của anh. Tôi thì hay hỏi "Tại sao? Tại sao?". Anh thì chẳng bao giờ nề hà, mà thong thả trả lời cặn kẽ cho từng "tại sao?" nhiều khi là ngô nghê ấy. Tôi biết cho đến giờ tôi vẫn chẳng bao giờ hiểu thấu đến tận cùng ý nghĩa của tất cả những gì anh viết. Song, có một điều anh dạy đã trở thành bài học nằm lòng đối với tôi, ấy là điều mà anh hay nhắc đi nhắc lại: nếu sáng mai ra ngoài ngõ có gặp ai, dù lạ, vẫy tay với mình, thì đừng bao giờ quên vẫy tay lại, vì ai biết được có thể người ấy sẽ ra đi ngay sau đó mà không bao giờ còn gặp lại...
    Tôi lại đến nhà anh, lần này không giống như mọi lần, không còn anh ngồi đây trên chiếc ghế mây quen thuộc với nụ cười vốn lúc nào cũng tươi thế, trong sáng thế và hiền hậu thế. Có ai ngờ được bến bờ là đây, anh đã ra đi để tôi không bao giờ còn được gặp lại.
    Người ra đi để tình yêu ở lại. Những hình ảnh của anh cứ tiếp tục trở về, không dồn dập, mà thong thả, êm đềm, làm tôi có cảm giác đang ngồi bên dòng sông để nghe ký ức rì rầm kể chuyện. Tại sao thế, nước cứ trôi không ngừng mà dòng sông chẳng hề vơi, tại sao thế hả anh Sơn? Hay cả anh ở nơi chín suối cũng đang ngồi nhìn dòng sông âm thầm chảy, như khe khẽ hát:
    "...Ru người ngồi mãi cùng tôi
    Ru người ngồi mãi cùng tôi ..."
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:13 ngày 05/07/2003
  7. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Cám Ơn Định Mệnh Đã Cho Tôi Gặp Anh

    Hồng Nhung, 08.04.2002

    ...Khi ấy tôi 20 tuổi, còn anh thì không có tuổi. Lần đầu tiên gặp anh, tôi đã ngỡ ngàng trước vẻ mặt không nỗi lo đời thường và nụ cười hồn nhiên, đôi mắt long lanh sáng, trong một đêm hè đầy sao. Anh không có tuổi, như anh vẫn hay đùa với những cô gái gặp anh, kính trọng chào anh bằng chú: "Mình có bà con gì không nhỉ ... mà phải thưa anh bằng chú ?" Anh lúc nào cũng hóm hỉnh, thân thiện, sẵn sàng chia sẻ và đón nhận. Cũng trong đêm hè đầy sao ấy, tôi nhận thấy trong anh, người đàn ông nhỏ nhắn và bình dị, sự che chở và yêu thương.
    Sau đó chúng tôi gặp nhau hàng ngày, lúc thì đi xem tranh ở một gallery, lúc thì đến dự khai trương một nhà hàng của người bạn, lúc thì quanh quẩn trong nhà anh chuyện trò cả buổi, lúc thì lang thang thả bộ ra quán mì nhỏ gần Hồ Con Rùa ăn sáng... Anh đã luôn yêu thương mọi người, trong đó có tôi như thế. Anh lúc nào cũng nhẹ nhàng và chẳng hề nề hà trả lời tất cả những câu hỏi của tôi, nhiều khi là ngô nghê, về đời sống, về âm nhạc, hay về bất kỳ điều gì dù nhỏ bé nhất. Anh dạy tôi làm món trứng tráng (trứng chiên) theo kiểu của anh, có cà chua, hành lá và không để trứng qúa chín mà phải bắt ra ngay! ... Hồi tôi bắt đầu học tiếng Pháp (ngoại ngữ thứ hai để thi tốt nghiệp Anh văn ở trường Đại học Tổng hợp), anh rất vui và khuyến khích tôi. Có những dịp sau buổi học tôi đến nhà anh, để anh truy bài cho tôi, dạy thêm cho tôi. Tôi không có năng khiếu tiếng Pháp, chỉ mới bập bẹ "merci beaucoup" là anh đã khen ngợi rồi! Tôi kể cho anh nghe những điều làm tôi buồn, những mất mát khi còn nhỏ. Anh chỉ ngồi lặng im. Và sự im lặng của anh làm tôi thấy được lắng nghe, được hiểu, và được vỗ về ... Anh cho tôi một miếng ngọc hình qủa bí, bảo tôi đeo nó sẽ mang cho tôi may mắn, vì qủa bí hợp với tuổi của tôi. Anh cho tôi thấy hạnh phúc thật giản đơn. Và anh là người đã làm cho tôi không còn cảm thấy xa lạ và bỡ ngỡ ngay cả trong những ngay đầu tiên sống ở Sài Gòn.
    Trưa hôm ấy ở nhà anh, lần đầu tiên tôi hát bài hát của anh cho anh nghe. (Lại còn tự đệm guitar với trình độ mà không ai có thể chơi kém hơn.) Trước đó, khi còn ở Hà Nội, tôi đã từng rất cảm những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, dù còn qúa nhỏ để thực sự hiểu ý nghĩa của lời hát. Tôi chẳng bao giờ có ý nghĩ sẽ có thể hát được những bài hát ấy, thậm chí không dám thử. Còn bây giờ, anh ngồi trước mặt tôi, thân mật chứ không qúa xa vời như trước, tôi có thể hát bằng tình cảm của tôi cho anh nghe.
    "Ngủ đi em đôi vai lụa mát
    Ngủ đi em da thơm qủa ngọt
    Ngủ đi em tay thôi mời mọc
    Ngủ đi em trong tiếng ru êm..."
    Và rồi tôi hát, anh hát, lần hết qua cuốn sách nhạc dầỵ Căn nhà anh, và cả khu vườn nhỏ tràn đầy âm thanh, có sự kể lể, sự ngậm ngùi, có sự vui thích, ...sống... Ngày qua ngày, có bao nhiêu ngày anh kể cho tôi nghe về những bài hát của anh, về những kỷ niệm và tình yêu của anh, những "Hạ trắng", những "Như cánh vạc bay", những "Tôi ơi đừng tuyệt vọng" ... Anh kể về những gì anh thấy trong chiến tranh, nỗi đau và sự sợ hãi trước chết chóc và bom đạn. Anh giảng giải cho tôi về âm nhạc và ngôn từ rất chân thật và trực tiếp của những bài hát ấy, phản chiếu từng rung động của trái tim nhậy cảm đang run rẩy, xót xa.
    Còn anh, những khi buồn, anh chẳng làm gì cho đỡ buồn mà tự buồn cho hết. Anh cứ ngồi một mình, hay đối thoại với chính mình bằng cách vẽ lên những tấm toan đã căng sẵn, hàng nhiều giờ đồng hồ. Tôi thấy anh cô đơn mà thương anh vô cùng.
    Hơn mười năm quen rồi thân, có nhiều chia sẻ có cả chỗ cho những khi giận hờn. Lần ấy, tôi bỏ ra Hà Nội. Anh Sơn chẳng biết tôi đi đâu. Rồi anh gặp người bạn gái của tôi hỏi tin. Ngày hôm sau một người bạn thân của anh tìm đến nhà mẹ tôi ở trên đường Tràng Thi, gửi cho tôi một bó hoa hồng và một tờ giấy gấp tư. Tôi giở ra để thấy nét chữ quen thuộc của anh, và những nốt nhạc:
    "Nắng vàng em đi đâu mà vội
    Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi
    Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi
    Em đi đâu mà vội
    Bống lòng suối thảnh thơi ...
    Ngày Bống mẹ bồng
    Nhẹ qúa tơ tằm
    Lay nhẹ Bống Bồng Bông
    Lay nhẹ đóa Hồng Nhung..."
    Cái tên dân gian là cá bống của mẹ đặt cho tôi đã được anh đưa vào âm nhạc một cách tự nhiên và mộc mạc, để từ đây không những chỉ người thân trong gia đình mà tất cả mọi người đều có thể gọi tôi thân thương và trìu mến là Bống. Không là đủ chăng, sống hết một cuộc đời để được yêu thương đến như vậy?
    Lần đầu tiên trong đời, tôi đã đến với thế giới của sự sống và cái chết qua cái nhìn nhân bản của anh, người nghệ sĩ đã dạy cho tôi biết yêu thương đến tận cùng, vô điều kiện.
    ... "Anh Sơn mất rồi Nhung ơi..." - giọng người bạn gái tôi run rẩy trong điện thoại. Im lặng! Còn có gì đâu để nói. Hình ảnh anh lần đầu tiên tôi gặp bỗng về lại, người đàn ông nhỏ nhắn, hồn nhiên, bước vào qua cái cổng sắt lớn, bước vào trong cuộc đời của tôi. Anh đội chiếc mũ bạc mầu mà anh luôn thích, vừa đi vừa đá nhẹ mấy hòn sỏi dưới chân. Và nụ cười của anh, tươi thế, trong sáng thế, và hiền hậu thế, làm sao mà không cảm thấy thân thương ngay được! Cám ơn định mệnh đã cho tôi gặp được anh. Niềm tin của anh, tình yêu của anh làm cho tôi ngay những lúc cô đơn nhất vẫn cảm thấy an tâm, vì được che chở, được đón nhận và tha thứ, như một người con an tâm vì có một gia đình đùm bọc. Tôi đã thấy anh vui như trẻ nhỏ khi hai anh em leo được đến lưng chừng một ngọn núi trong cái lạnh cắt da để thấy sông, thấy rừng và cả mây nữa ở phía dưới, hồi ở Nhật Bản; tôi đã thấy anh cực kỳ hưng phấn, với đôi bàn tay còn dính đầy mầu vẽ, ngồi nhìn bức tranh anh vừa vẽ trong đêm; tôi đã thấy anh băn khoăn, lẩm bẩm hát một đoạn ngẫu hứng mà anh vừa kịp ghi lại trên một mẩu giấy xé từ bao thuốc lá... Và tôi đã từng thấy anh buồn... Anh chẳng làm gì để đỡ buồn, mà tự buồn cho hết. Những lúc ấy, tôi thấy thương anh vô cùng, mặc dầu có những khi chính tôi cũng làm anh buồn vậỵ Có lúc tôi đến thì thấy anh ngồi một mình trong phòng, một điếu thuốc lá, một ly rượu. Tôi cảm thấy sự cô đơn trong chính con người anh.
    Anh nói với tôi thật nhiều về những bài hát của anh. Tôi thì hay hỏi "Tại sao? Tại sao?". Anh thì chẳng bao giờ nề hà, mà thong thả trả lời cặn kẽ cho từng "tại sao?" nhiều khi là ngô nghê ấy. Tôi biết cho đến giờ tôi vẫn chẳng bao giờ hiểu thấu đến tận cùng ý nghĩa của tất cả những gì anh viết. Song, có một điều anh dạy đã trở thành bài học nằm lòng đối với tôi, ấy là điều mà anh hay nhắc đi nhắc lại: nếu sáng mai ra ngoài ngõ có gặp ai, dù lạ, vẫy tay với mình, thì đừng bao giờ quên vẫy tay lại, vì ai biết được có thể người ấy sẽ ra đi ngay sau đó mà không bao giờ còn gặp lại...
    Tôi lại đến nhà anh, lần này không giống như mọi lần, không còn anh ngồi đây trên chiếc ghế mây quen thuộc với nụ cười vốn lúc nào cũng tươi thế, trong sáng thế và hiền hậu thế. Có ai ngờ được bến bờ là đây, anh đã ra đi để tôi không bao giờ còn được gặp lại.
    Người ra đi để tình yêu ở lại. Những hình ảnh của anh cứ tiếp tục trở về, không dồn dập, mà thong thả, êm đềm, làm tôi có cảm giác đang ngồi bên dòng sông để nghe ký ức rì rầm kể chuyện. Tại sao thế, nước cứ trôi không ngừng mà dòng sông chẳng hề vơi, tại sao thế hả anh Sơn? Hay cả anh ở nơi chín suối cũng đang ngồi nhìn dòng sông âm thầm chảy, như khe khẽ hát:
    "...Ru người ngồi mãi cùng tôi
    Ru người ngồi mãi cùng tôi ..."
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:13 ngày 05/07/2003
  8. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    NMH:
    TCS thuộc hạng ngụy như anh nói?
    TC:
    Phức tạp hơn vì anh ta là nghệ sĩ có tài, thiên tài là đằng khác. Tôi biết chứ không quen TCS. Có thể chưa một lần mặt đối mặt là đằng khác nhưng biết ông ta thì tôi biết nhiều bởi như đã nói, ông ấy có ba người em là học trò của tôi và TCS là một người có tài mà lại hoạt đầu khiến người Huế bàn tán về ông không ít. Về tài thì tôi cho là TCS có thiên tài, không phải thiên tài về âm nhạc mà tài làm thơ hay đúng hơn là viết lời ca cho các ca khúc của ông. Nhạc TCS không có gì đặc biệt, cả chục bài, thậm chí trăm bài, ai rọ nhạc của ông na ná như nhau. Hễ nghe một bài hát, dù chưa biết của ai nhưng nghe cái ai rọ của bài hát đó, ta có thể đoán ngay tác giả là TCS. Người có tài viết nhạc, trăm bài khác nhau cả trăm là Trầm Tử Thiêng. Vừa nghe ?oChuyện một chiếc cầu đã gảy? lại nghe ?oTừ giọng hát em? ta không thể nghĩ rằng hai bài đó cùng một tác giả vì nét nhạc rất khác nhau, tới khi nghe ?oBản tình ca mùa đông? thì ta lại sửng sốt hơn nếu biết đó cũng là của TTT. Ngay chính Phạm Duy cũng không có thiên tài đó dù ông ta viết cả ngàn bài khác nhau. Về lời thì ca khúc của TCS quá hay. Có lần tôi dịch ?oMàu nắng hay là màu mắt em? trong bài ?oNắng Thủy Tinh? cho một sinh viên Mỹ nghe, anh ta thích quá, xin chép lại để tặng cho girlfriend.
    Một lần lái xe trên đường dài, nghe trong băng nhạc phát ra tiếng hát tôi nghe màu xanh ở trên cây cành trôi xuống thân mình, tôi nghe màu hồng ở cuối nẻo đường nhẹ thấm vào hồn, từ bình minh tươi mát về hoàng hôn thơm ngát, làn gió đưa hương đời chứa chan niềm vui... tôi bỗng thấy vui và yêu đời mặc dù tôi đã già. Xin cám ơn TCS! Tôi không méo mó nghĩ rằng màu hồng TCS nói ở đây là theo kiểu CS ?oHồng hơn chuyên?. Màu xanh màu hồng là màu thiên nhiên, là sức sống thiên nhiên, vũ trụ, màu của sự sống, của niềm vui, của nhân loại, cớ chi phải coi đời là u ám, buồn thảm. Tiếc thương nhau, và buồn cho dòng đời vẫn trôi chảy lạnh lùng thì ta xót xa với chỉ còn lại đây những sáng bao la, bạn bè rồi xa, người tình rồi quên, như cánh chim chìm xuống. Tôi nghe người ta nói bài nầy TCS viết cho Lưu Kim Cương, hy sinh hồi tết Mậu Thân. Trước đó hai năm, một lần LKC đến Huế và đến tận nhà thăm TCS. Có lẽ TCS rất cảm kích sự ?otri ngộ? ấỵ Thế nhưng tại sao ông ta không ghi rõ trên bản nhạc là tưởng nhớ LKC? Ông ta sợ người Huế chăng vì LKC là người có công với Thiệu Kỳ trong vụ đàn áp Phật giáo ở Huế năm 1966 (Vụ bàn thờ xuống đường). Năm 1981, tôi và Trịnh Quang Hà (em trai lớn của TCS) ở chung trại cải tạo Xuân Lộc. Chúng tôi nhiều lần qua lại thăm nhau. Vợ của anh ấy cũng là học trò cũ của tôi. Anh ta kể sau Mậu Thân, có lần tướng Kỳ tổ chức nhảy đầm ở Pleiku, cho máy bay về Huế đón TCS lên chơi Trịnh Quang Hà thường dùng xe Jeep quân đội để đưa đón TCS ra sân bay để tránh Quân Cảnh xét giấy tờ vì TCS bấy giờ đang trốn lính. Về câu chuyện tướng Kỳ đón TCS lên Pleiku, tôi thấy hơi nghi nghi: Tướng Kỳ cũng muốn TCS viết cho một bài như LKC khi tướng Kỳ đi đoong sao?! Tôi cho rằng trường hợp TCS và LKC là tri ngộ, tri âm, là Bá Nha Tử Kỳ hay Ðỗ Phủ hoài Lý Bạch (5). Một người nghệ sĩ như TCS, trong cuộc sống cô đơn và buồn tẻ, có một ?oổng lớn? đến thăm, thông cảm và khen ngợi thì đó là niềm vui lớn của TCS. Do đó, khi LKC qua đời, TCS có viết một bài khóc LKC cũng là thường tình. Trong chỗ ?otri ngộ? đó, nếu LKC còn sống, có thể TCS không thiên tả hay bớt thiên tả hơn. Bạn bè ảnh hưởng nhau là chuyện thường. Khánh Ly dù có đi hát chung nhưng không đủ khả năng lôi kéo TCS nên một người thì ở lại hoan hô Cộng Sản còn một người thì chạy vắt giò lên cổ hồi 30 tháng Tư.
    Phạm Duy có phổ nhạc một bài thơ của Nhất Hạnh: Sáng nay vừa thức dậy, nghe tin anh gục ngã ngoài chiến trường. Vô tình trong vườn tôi, hoa tường vi vẫn nở. Nếu so bài nầy với ?oCho một người nằm xuống? của TCS, ta thấy những câu, những ý như Vùng trời nào đó, anh đã bay qua, chỉ còn lại đây những sáng bao la. Bạn bè rồi xa, người tình rồi quên...Ư cái air nhạc của TCS réo rắt hơn mà lời thì tha thiết hơn, xúc động hơn, ý thơ
    thì vô thường hơn, tình thì bạc bẽo hơn. Người ta khó phủ nhận thiên tài của TCS ở những câu hát như vầy. Trong những ca khúc của TCS, ông nói tới những cái thường và vô thường bằng một nhãn quan sâu sắc và rất thi vị; hát hoài, nghe hoài vẫn không thấy chán. Ví dụ như Chiều nay em ra phố về thấy đời là những quán không, bàn im hơi bên ghế ngồi, ngày đi đêm tới trăm tiếng mơ hồ. Diễn thành văn xuôi thì dễ thôi: quán vắng, không có khách, không có tiếng kéo ghế lạch cạch, thời gian trôi lặng lẽ, v.v... nhưng diễn cái ý đó bằng thơ bằng nhạc mà diễn như TCS thì phải nói đó là thiên tài. Trong các ca khúc của TCS, có nhiều câu, nhiều chỗ thiên tài như thế, nói không hết trong phạm vi một cuộc nói chuyện bất thần như thế nầy.
    Tuy nhiên, chưa nói tới những bài viết để ?obợ? Cộng Sản, nhiều bài hát của TCS rất gượng ép khi ông ta cố làm ra ái quốc ái quần, ?odân tộc?, những bài phản chiến như Ðàn bò vào thành phốọ (Ðàn bò đây là những người lính Mỹ chăng?), bài ?oRồi như đá ngây ngô? thì thật là ngây ngô vì chính TCS cố làm ra vẽ ngây ngô, nghe chẳng ra gì cả. Goeth cho rằng thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dàiọ trong trường hợp nầy thì không đúng. TCS không có sự kiên nhẫn lâu dài để thành thiên tài mà chính do hoàn cảnh văn hóa, xã hội và sự mặc khải của tạo hóa, của Huế. Ông thừa hưởng được tinh hoa văn hóa của Huế một cách lạ lùng. Làm thơ thường là do xuất thần mà làm thì hay, gượng ép cố làm cho hay thì dở ẹt.
    TCS vô ơn với Huế chính là ở điểm nầỵ Cho đến bây giờ Huế vẫn là thủ đô văn hóa VN, là nơi tập trung tinh hoa của bốn ngàn năm văn hiến cũng như tinh hoa tam giáo. TCS thừa hưởng được cái tinh hoa đó, nhất là về Phật giáo mà khung cảnh trầm uất của hoàng thành, lăng tẩm, chùa chiền của Huế và Thừa Thiên tác động vào tâm hồn ông không ít. TCS học không cao, đó chỉ là sự cô mặc khải, một ân huệ Huế dành cho ông, ông được thừa hưởng; nhưng với người Huế thì ông tự hợm mình, cao ngạo nên người Huế ít ưa ông, làm ông ghét người Huế, trở thành kẻ vô ơn với Huế.
    Ở Huế, TCS nổi tiếng, đầu tiên không phải vì những bài hát khi ông mới bắt đầu sáng tác như ?oDiễm Xưa? nói về cô N.T.B.D. đi học về hay ngang qua nhà ông (6) hay ?oLời buồn thánh? hay ?oNhìn những mù thu đi? mà chính vì ông ta là Vua diamoc. Ông bị gọi khóa 21 ?oSĩ quan trừ bị Thủ Ðức?. Vào Trung Tâm Tuyển Mộ Nhập Ngũ số 1 ở Ðà-Nẵng, ông dùng thuốc Diamoc, thuốc tiêu mỡ để xuống cân cho khỏi đi lính. TCS được hoãn 3 khóa, tới khóa 24, sau khi tướng Kỳ cầm quyền thì ông Kỳ ra lệnh dù nhẹ cân (35kg trở xuống) không có bệnh tật gì, chỉ là ômauvais état generalọ cũng phải nhập ngũ như thường. Vì vậy TCS trốn luôn, không ra trình diện nhập ngũ nữa. TCS xuống cân luôn từ sau vụ nhịn đói và dùng Diamoc đó cho đến cuối đời, ông không lên cân được nữa. Sau Mậu Thân, vì tình quen biết hay để câu học trò, Nguyễn Ngọc Minh, hiệu trưởng trường Hưng Ðạo ở Huế, mời TCS dạy ở trường nầỵ Bọn học trò con gái thấy TCS ốm yếu quá, nói đùa với nhau: Thầy hết xíu-quách rồi thầy ơi Tôi không rõ TCS dạy môn gì. Có thể là nhạc vì TCS chỉ mới đầu Tú Tài 1. Ông không thi Tú Tài 2 mà thi vào Sư Phạm Qui Nhơn, khóa 1. Vừa ra trường, chưa đi dạy thì đã có lệnh động viên. Tôi có vài người quen có quan hệ gần gũi với TCS như Tôn Thất Hùng, bạn đồng nghiệp của tôị Hùng đến chơi với TCS rất thường và thường khoe với mọi người rằng Hùng là bạn của TCS. Theo Hùng thì cứ mỗi bài, TCS soạn khoảng một tháng mới xong. Tiền bản quyền khoảng 5, 7 chục ngàn. Có tiền, Sơn đưa hết cho mẹ để nuôi em. Theo Hùng thì bà mẹ TCS giống như bà mẹ trong ?oGia Ðình Tôi? của Duy Lam. Có tiền, bà mẹ cho con gái ăn diện thỏa thích (các em gái của Sơn rất diện, nhất là Vĩnh Thúy, diện rất modẹ Các em của TCS người nào cũng ngoan, tuy học dốt), hết tiền thì ?oăn chay?. Cựu Th.Tá Cao D. nhà ở chung một dãy với TCS (dãy nhà của đức cha Thục làm cho thuê). Ông nầy cũng là học trò cũ của tôi và vượt biên với tôi chung một chuyến tàu tới P. Bidong, có kể cho tôi nghe là sau khi đi cải tạo về, ông ta có ghé 47C Duy Tân thăm TCS. Cao D. than phiền TCS tiếp đón bạn cũ lạnh nhạt và kể thêm là có lần họp mặt bạn bè, TCS đem một bức thư của Lê Duẫn gởi thăm TCS đọc cho mọi người nghẹ Võ Văn Kiệt cũng thân với TCS, gọi mẹ TCS bằng mẹ, cho TCS nhập hộ khẩu ở Saigon. Căn nhà 47C Duy Tân cũng được VVK ban cho TCS. Hồi ở trại cải tạo như tôi nói ở trên, Trịnh Quang Hà khoe với cán bộ là em của Hà, Trịnh Xuân Tịnh là thiếu úy Công an, hoạt động nội thành trước 75. Như đã nói Trịnh Xuân Tịnh là học trò cũ của tôi. Sau Mậu Thân, tôi nhập ngũ, thấy Tịnh lái xe W.Wagen ở Saigon. Tịnh đang làm sở Mỹ. Anh ta làm gì mà giàu có và khỏi đi lính?! Thậm chí, vài người Huế đồng tuổi với TCS còn nói xấu ông ta về việc ông ta cưới một Việt Kiều ở Pháp về cũng chỉ mục đích là buôn bán làm ăn ?ochung lưng mở một ngôi hàng? như Mã Giám Sinh và Tú Bà chứ không vì tình nghĩa gì cả. Tôi không nghe nói về bố của ông. Dòng họ Trịnh khá đông và sống ở Bến Ngự như Trịnh Bình Tây (bạn học tôi), Trịnh Bình Nam, Trịnh Thành Luông (đều là học trò tôi).
  9. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    NMH:
    TCS thuộc hạng ngụy như anh nói?
    TC:
    Phức tạp hơn vì anh ta là nghệ sĩ có tài, thiên tài là đằng khác. Tôi biết chứ không quen TCS. Có thể chưa một lần mặt đối mặt là đằng khác nhưng biết ông ta thì tôi biết nhiều bởi như đã nói, ông ấy có ba người em là học trò của tôi và TCS là một người có tài mà lại hoạt đầu khiến người Huế bàn tán về ông không ít. Về tài thì tôi cho là TCS có thiên tài, không phải thiên tài về âm nhạc mà tài làm thơ hay đúng hơn là viết lời ca cho các ca khúc của ông. Nhạc TCS không có gì đặc biệt, cả chục bài, thậm chí trăm bài, ai rọ nhạc của ông na ná như nhau. Hễ nghe một bài hát, dù chưa biết của ai nhưng nghe cái ai rọ của bài hát đó, ta có thể đoán ngay tác giả là TCS. Người có tài viết nhạc, trăm bài khác nhau cả trăm là Trầm Tử Thiêng. Vừa nghe ?oChuyện một chiếc cầu đã gảy? lại nghe ?oTừ giọng hát em? ta không thể nghĩ rằng hai bài đó cùng một tác giả vì nét nhạc rất khác nhau, tới khi nghe ?oBản tình ca mùa đông? thì ta lại sửng sốt hơn nếu biết đó cũng là của TTT. Ngay chính Phạm Duy cũng không có thiên tài đó dù ông ta viết cả ngàn bài khác nhau. Về lời thì ca khúc của TCS quá hay. Có lần tôi dịch ?oMàu nắng hay là màu mắt em? trong bài ?oNắng Thủy Tinh? cho một sinh viên Mỹ nghe, anh ta thích quá, xin chép lại để tặng cho girlfriend.
    Một lần lái xe trên đường dài, nghe trong băng nhạc phát ra tiếng hát tôi nghe màu xanh ở trên cây cành trôi xuống thân mình, tôi nghe màu hồng ở cuối nẻo đường nhẹ thấm vào hồn, từ bình minh tươi mát về hoàng hôn thơm ngát, làn gió đưa hương đời chứa chan niềm vui... tôi bỗng thấy vui và yêu đời mặc dù tôi đã già. Xin cám ơn TCS! Tôi không méo mó nghĩ rằng màu hồng TCS nói ở đây là theo kiểu CS ?oHồng hơn chuyên?. Màu xanh màu hồng là màu thiên nhiên, là sức sống thiên nhiên, vũ trụ, màu của sự sống, của niềm vui, của nhân loại, cớ chi phải coi đời là u ám, buồn thảm. Tiếc thương nhau, và buồn cho dòng đời vẫn trôi chảy lạnh lùng thì ta xót xa với chỉ còn lại đây những sáng bao la, bạn bè rồi xa, người tình rồi quên, như cánh chim chìm xuống. Tôi nghe người ta nói bài nầy TCS viết cho Lưu Kim Cương, hy sinh hồi tết Mậu Thân. Trước đó hai năm, một lần LKC đến Huế và đến tận nhà thăm TCS. Có lẽ TCS rất cảm kích sự ?otri ngộ? ấỵ Thế nhưng tại sao ông ta không ghi rõ trên bản nhạc là tưởng nhớ LKC? Ông ta sợ người Huế chăng vì LKC là người có công với Thiệu Kỳ trong vụ đàn áp Phật giáo ở Huế năm 1966 (Vụ bàn thờ xuống đường). Năm 1981, tôi và Trịnh Quang Hà (em trai lớn của TCS) ở chung trại cải tạo Xuân Lộc. Chúng tôi nhiều lần qua lại thăm nhau. Vợ của anh ấy cũng là học trò cũ của tôi. Anh ta kể sau Mậu Thân, có lần tướng Kỳ tổ chức nhảy đầm ở Pleiku, cho máy bay về Huế đón TCS lên chơi Trịnh Quang Hà thường dùng xe Jeep quân đội để đưa đón TCS ra sân bay để tránh Quân Cảnh xét giấy tờ vì TCS bấy giờ đang trốn lính. Về câu chuyện tướng Kỳ đón TCS lên Pleiku, tôi thấy hơi nghi nghi: Tướng Kỳ cũng muốn TCS viết cho một bài như LKC khi tướng Kỳ đi đoong sao?! Tôi cho rằng trường hợp TCS và LKC là tri ngộ, tri âm, là Bá Nha Tử Kỳ hay Ðỗ Phủ hoài Lý Bạch (5). Một người nghệ sĩ như TCS, trong cuộc sống cô đơn và buồn tẻ, có một ?oổng lớn? đến thăm, thông cảm và khen ngợi thì đó là niềm vui lớn của TCS. Do đó, khi LKC qua đời, TCS có viết một bài khóc LKC cũng là thường tình. Trong chỗ ?otri ngộ? đó, nếu LKC còn sống, có thể TCS không thiên tả hay bớt thiên tả hơn. Bạn bè ảnh hưởng nhau là chuyện thường. Khánh Ly dù có đi hát chung nhưng không đủ khả năng lôi kéo TCS nên một người thì ở lại hoan hô Cộng Sản còn một người thì chạy vắt giò lên cổ hồi 30 tháng Tư.
    Phạm Duy có phổ nhạc một bài thơ của Nhất Hạnh: Sáng nay vừa thức dậy, nghe tin anh gục ngã ngoài chiến trường. Vô tình trong vườn tôi, hoa tường vi vẫn nở. Nếu so bài nầy với ?oCho một người nằm xuống? của TCS, ta thấy những câu, những ý như Vùng trời nào đó, anh đã bay qua, chỉ còn lại đây những sáng bao la. Bạn bè rồi xa, người tình rồi quên...Ư cái air nhạc của TCS réo rắt hơn mà lời thì tha thiết hơn, xúc động hơn, ý thơ
    thì vô thường hơn, tình thì bạc bẽo hơn. Người ta khó phủ nhận thiên tài của TCS ở những câu hát như vầy. Trong những ca khúc của TCS, ông nói tới những cái thường và vô thường bằng một nhãn quan sâu sắc và rất thi vị; hát hoài, nghe hoài vẫn không thấy chán. Ví dụ như Chiều nay em ra phố về thấy đời là những quán không, bàn im hơi bên ghế ngồi, ngày đi đêm tới trăm tiếng mơ hồ. Diễn thành văn xuôi thì dễ thôi: quán vắng, không có khách, không có tiếng kéo ghế lạch cạch, thời gian trôi lặng lẽ, v.v... nhưng diễn cái ý đó bằng thơ bằng nhạc mà diễn như TCS thì phải nói đó là thiên tài. Trong các ca khúc của TCS, có nhiều câu, nhiều chỗ thiên tài như thế, nói không hết trong phạm vi một cuộc nói chuyện bất thần như thế nầy.
    Tuy nhiên, chưa nói tới những bài viết để ?obợ? Cộng Sản, nhiều bài hát của TCS rất gượng ép khi ông ta cố làm ra ái quốc ái quần, ?odân tộc?, những bài phản chiến như Ðàn bò vào thành phốọ (Ðàn bò đây là những người lính Mỹ chăng?), bài ?oRồi như đá ngây ngô? thì thật là ngây ngô vì chính TCS cố làm ra vẽ ngây ngô, nghe chẳng ra gì cả. Goeth cho rằng thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dàiọ trong trường hợp nầy thì không đúng. TCS không có sự kiên nhẫn lâu dài để thành thiên tài mà chính do hoàn cảnh văn hóa, xã hội và sự mặc khải của tạo hóa, của Huế. Ông thừa hưởng được tinh hoa văn hóa của Huế một cách lạ lùng. Làm thơ thường là do xuất thần mà làm thì hay, gượng ép cố làm cho hay thì dở ẹt.
    TCS vô ơn với Huế chính là ở điểm nầỵ Cho đến bây giờ Huế vẫn là thủ đô văn hóa VN, là nơi tập trung tinh hoa của bốn ngàn năm văn hiến cũng như tinh hoa tam giáo. TCS thừa hưởng được cái tinh hoa đó, nhất là về Phật giáo mà khung cảnh trầm uất của hoàng thành, lăng tẩm, chùa chiền của Huế và Thừa Thiên tác động vào tâm hồn ông không ít. TCS học không cao, đó chỉ là sự cô mặc khải, một ân huệ Huế dành cho ông, ông được thừa hưởng; nhưng với người Huế thì ông tự hợm mình, cao ngạo nên người Huế ít ưa ông, làm ông ghét người Huế, trở thành kẻ vô ơn với Huế.
    Ở Huế, TCS nổi tiếng, đầu tiên không phải vì những bài hát khi ông mới bắt đầu sáng tác như ?oDiễm Xưa? nói về cô N.T.B.D. đi học về hay ngang qua nhà ông (6) hay ?oLời buồn thánh? hay ?oNhìn những mù thu đi? mà chính vì ông ta là Vua diamoc. Ông bị gọi khóa 21 ?oSĩ quan trừ bị Thủ Ðức?. Vào Trung Tâm Tuyển Mộ Nhập Ngũ số 1 ở Ðà-Nẵng, ông dùng thuốc Diamoc, thuốc tiêu mỡ để xuống cân cho khỏi đi lính. TCS được hoãn 3 khóa, tới khóa 24, sau khi tướng Kỳ cầm quyền thì ông Kỳ ra lệnh dù nhẹ cân (35kg trở xuống) không có bệnh tật gì, chỉ là ômauvais état generalọ cũng phải nhập ngũ như thường. Vì vậy TCS trốn luôn, không ra trình diện nhập ngũ nữa. TCS xuống cân luôn từ sau vụ nhịn đói và dùng Diamoc đó cho đến cuối đời, ông không lên cân được nữa. Sau Mậu Thân, vì tình quen biết hay để câu học trò, Nguyễn Ngọc Minh, hiệu trưởng trường Hưng Ðạo ở Huế, mời TCS dạy ở trường nầỵ Bọn học trò con gái thấy TCS ốm yếu quá, nói đùa với nhau: Thầy hết xíu-quách rồi thầy ơi Tôi không rõ TCS dạy môn gì. Có thể là nhạc vì TCS chỉ mới đầu Tú Tài 1. Ông không thi Tú Tài 2 mà thi vào Sư Phạm Qui Nhơn, khóa 1. Vừa ra trường, chưa đi dạy thì đã có lệnh động viên. Tôi có vài người quen có quan hệ gần gũi với TCS như Tôn Thất Hùng, bạn đồng nghiệp của tôị Hùng đến chơi với TCS rất thường và thường khoe với mọi người rằng Hùng là bạn của TCS. Theo Hùng thì cứ mỗi bài, TCS soạn khoảng một tháng mới xong. Tiền bản quyền khoảng 5, 7 chục ngàn. Có tiền, Sơn đưa hết cho mẹ để nuôi em. Theo Hùng thì bà mẹ TCS giống như bà mẹ trong ?oGia Ðình Tôi? của Duy Lam. Có tiền, bà mẹ cho con gái ăn diện thỏa thích (các em gái của Sơn rất diện, nhất là Vĩnh Thúy, diện rất modẹ Các em của TCS người nào cũng ngoan, tuy học dốt), hết tiền thì ?oăn chay?. Cựu Th.Tá Cao D. nhà ở chung một dãy với TCS (dãy nhà của đức cha Thục làm cho thuê). Ông nầy cũng là học trò cũ của tôi và vượt biên với tôi chung một chuyến tàu tới P. Bidong, có kể cho tôi nghe là sau khi đi cải tạo về, ông ta có ghé 47C Duy Tân thăm TCS. Cao D. than phiền TCS tiếp đón bạn cũ lạnh nhạt và kể thêm là có lần họp mặt bạn bè, TCS đem một bức thư của Lê Duẫn gởi thăm TCS đọc cho mọi người nghẹ Võ Văn Kiệt cũng thân với TCS, gọi mẹ TCS bằng mẹ, cho TCS nhập hộ khẩu ở Saigon. Căn nhà 47C Duy Tân cũng được VVK ban cho TCS. Hồi ở trại cải tạo như tôi nói ở trên, Trịnh Quang Hà khoe với cán bộ là em của Hà, Trịnh Xuân Tịnh là thiếu úy Công an, hoạt động nội thành trước 75. Như đã nói Trịnh Xuân Tịnh là học trò cũ của tôi. Sau Mậu Thân, tôi nhập ngũ, thấy Tịnh lái xe W.Wagen ở Saigon. Tịnh đang làm sở Mỹ. Anh ta làm gì mà giàu có và khỏi đi lính?! Thậm chí, vài người Huế đồng tuổi với TCS còn nói xấu ông ta về việc ông ta cưới một Việt Kiều ở Pháp về cũng chỉ mục đích là buôn bán làm ăn ?ochung lưng mở một ngôi hàng? như Mã Giám Sinh và Tú Bà chứ không vì tình nghĩa gì cả. Tôi không nghe nói về bố của ông. Dòng họ Trịnh khá đông và sống ở Bến Ngự như Trịnh Bình Tây (bạn học tôi), Trịnh Bình Nam, Trịnh Thành Luông (đều là học trò tôi).
  10. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    NMH:
    Anh cho một kết luận?
    TC:
    Tôi thấy trường hợp TCS na ná như Phạm Quỳnh. Nói tới Thượng Chi thì ai cũng khen. ?oThượng Chi Văn Tập? là tác phẩm quí trong văn học, nhưng dù không đồng ý với Cộng Sản việc họ giết Phạm Quỳnh, chúng ta không thể không phê phán việc Phạm Quỳnh theo Tây. TCS cũng vậy. Không thể phủ nhận thiên tài của ông. Tôi nghe nói có một nữ học giả Nhật tới Saigon để nghiên cứu về những ca khúc của TCS. Nhưng về tư cách, hoạt đầu, ngụy ái quốc, khoe khoang quen biết với các ông lớn thì tư cách đó không ai khen được. Chê thì đúng hơn. Phạm Quỳnh theo Tây để có chức thượng thư. TCS theo Cộng Sản để có nhiều thứ. Không phải hễ cứ thiên tài là có đạo đức, có tư cách hay ngược lại. Học và Hạnh hai cái nhiều khi không đi đôi.
    NMH:
    Nhưng Khánh Ly khen TCS sống ?ocó một tấm lòng??
    TC:
    Chữ ?osống có lòng? hay ?omột tấm lòng? là cách nói rất thường của người Huế. Tôi không sinh ra ở Huế, chỉ lớn lên ở đó, học hành ở đó và cũng đi dạy ở đó khoảng 15 năm rồi lưu lạc vào tận Hà Tiên, Cà Mâu sau khi nhập ngũ. Có thể nói tôi đi khắp 4 vùng chiến thuật, trong trận Hạ Lào 719 năm 1971, tôi lên tận Khe Sanh, chưa qua được biên giới thì có lệnh về Saigon. Tôi có thói quen tò mò tìm hiểu dân tình mỗi địa phương. Cùng là người Nam nhưng Tây Ninh, Biên Hòa thì khác xa với Vĩnh Long; Gò Công sát Ðịnh Tường nhưng không giống nhau bao nhiêu; Long Xuyên, Rạch Giá thì có máu ôanh hùng Lương Sơn Bạc của Năm Lửa, Ba Cụt; Cà Mâu phong kiến khá nặng vì tàn dư của Gia Long tẩu quốc? Nhìn lại Huế, tôi thấy khác xạ Huế ?oquan quyền? hơn. ?oCon dòng cháu giống? hơn, Huế ?otrí thức? hơn, ?oái quốc, ái quần? hơn, ?odân tộc? hơn nhưng có quá nhiều ?ongụy? thành ra có rất nhiều ?othùng rỗng?. Cho nên tôi ưa câu nói của một nhà văn nữ gốc Huế: ?oHuế đi để mà nhớ, không phải ở để mà thương.? Sau 75, tôi lại càng không muốn trở về Huế, ngay cả bây giờ cũng vậỵ TCS là Huế rặc, háo danh (7). Sau 75 ông có nhiều ưu đãi, quê hương với ông ta là chùm khế ngọt. Bản tính như thế, con người như thế, ông viết nhạc ca ngợi Cộng Sản thì chẳng có gì phải thắc mắc cho hoài công.
    NMH:
    Tôi nghe có người nói sau nầy TCS có ăn năn?

    TC:
    Có thể. Nhưng sau khi VVK rơi đài, hay sau khi VVK không có gì ưu đãi cho TCS nữa. TCS xoay qua nghề vẽ tranh để bán qua Pháp kiếm sống. Nghe nói ông ta vẽ tranh cũng được, bán cũng được, sống qua ngàỵ Tôi hơi thắc mắc chỗ nầy: Cán bộ cao cấp Cộng Sản gởi chui tiền ra ngoại quốc dữ lắm. Nguyễn Thanh Hải (Giám đốc Sở Nhà Ðất), Dương Văn Ðầy (Giám đốc Sở Du lịch) có dính dáng nhiều lắm và Dương Văn Ðầy bị thủ tiêu cũng vì vụ nầỵ Tại sao TCS không dính vào đây kiếm ăn trong khi VVK coi ông như em (gọi mẹ TCS bằng mẹ) và TCS có vợ qua lại Paris Saigon như đi chợ. TCS giấu kín việc ông làm hay ông không được Cộng Sản tin dùng, hay TCS còn chút lương tâm? Ông ta vùi đầu vào rượu. Các nghệ sĩ bất mãn chế độ Cộng Sản thường chỉ có một con đường ?ogiải phóng?: Rượu tối ngàỵ Văn Cao, Phùng Quán, Nguyễn Tuân đều chết vì rượu. TCS chết vì bệnh nhưng bệnh đó cũng do rượu mà ra. Trong dư luận Saigon, người ta nói là TCS muốn thu hồi một số bài hát, những bài như ?oEm ra nông trường, anh ra biên giớị?ï Dĩ nhiên đã phát hành rồi, hay dở gì cũng khó thu hồị Vả lại, theo tôi nghĩ, thu hồi để làm gì? Che cái xấu, khoe cái tốt cũng là một sự háo danh. Một người viết nhạc mang nhiều tính chất Thiền như TCS, hiểu được ?oHạt bụi nào hóa kiếp thân tôi? mà còn muốn thu hồi những bài đã viết thì còn gì là Thiền nữa. Muốn thu hồi là còn ?osợ?, còn ?omuốn?, còn ?oham?. Thế là hỏng. Cứ để cho dòng nhạc trôi theo dòng đời, dù đời là nước mắt hay nụ cười, dù đời là danh vọng cao sang hay hèn mọn, dù đời là đại náo anh hùng hay con đĩ đượi. TCS hãy nhắm mắt lại mà đi vào cõi hư vô, cứ để cho người đời nghĩ sao thì nghĩ. TCS còn muốn thu hồi là cái dở, cái tầm thường chỉ để lại những cái hay thì rõ ràng TCS chưa thấm nhuần về Thiền như ông viết trong các ca khúc của ông. Người ta thường vậy, ?onói thì hay vỗ tay thì dở?, cho nên tôi không tin ở một tấm lòng của TCS như cô Khánh Ly đã tin.
    Tháng 9/2001
    Sau khi vua Tự Ðức băng hà, quyền hành vào tay hai người: các ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Hai ông nầy gây nên chuyện phế lập ở Huế, chỉ trong vòng 4 tháng (Tứ nguyệt), các ông phế lập 3 ông vua (Tam vương). Ðó là các vua Dục Ðức (làm vua được 3 ngày), Hiệp Hòa (tục gọi là Phế Ðế, làm vua được 4 tháng), Kiến Phúc (làm vua hơn 6 tháng thì bị đầu độc chết). Lúc nầy, phần đất bên hữu ngạn sông Hương, đối diện với thành phố Huế đã nhượng cho Pháp dựng tòa Khâm sứ nên có câu:
    Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết,
    Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường
    (Một con sông mà có hai nước -Pháp và VN thì khó mà nói được. Bốn tháng có 3 ông vua là điềm chẳng lành. Thuyết và Tường cũng là tên hai ông Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Ðây là cách chơi chữ.
    Thất thủ Kinh đô: Tối 22 tháng 4 năm Ất Dậu (1885), Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đánh úp quân Pháp ở Huế. Thất bại, vua Hàm Nghi và triều đình chạy ra Quảng Trị.
    14 đời vua: 1) Gia Long, 2) Minh Mạng, 3) Thiệu Trị, 4) Tự Ðức, 5) Dục Ðức, 6) Hiệp Hòa, 7) Kiến Phúc, 8) Hàm Nghi, 9) Ðồng Khánh, 10) Thành Thái, 11) Duy Tân, 12) Khải Ðịnh, 13) Bảo Ðại, 14) Cường Ðể (vua lưu vong)
    Ông Ích Khiêm (họ Ông, người Chàm), làm quan ở Huế thời Tự Ðức. Sau khi Pháp cai trị, ông mở một bữa tiệc để mời các quan trong triềụ Trước khi nhập tiệc, có người hỏi ông cho ăn gì, ông đáp: ?oChó, trên dưới gì đều chó hết?ï. Ông dặn người nhà khi ăn xong, đừng đem nước ra mời khách, dù ông có gọi. Sau đó, ông gọi tất cả người nhà ra trình diện ông trước mặt các quan để ông mắng: ?oBọn bây chỉ lo ăn, chẳng biết lo gì việc nước cả.? Ở Huế có câu:
    Việt Nam có bốn anh hùng
    Tường gian, Viêm lận, Khiêm khùng, Thuyết ngụ
    Qua câu chuyện trên, ta thấy chắc chắn ông Ông Ích Khiên không phải là khùng
    Chung Tử Kỳ là người ở đời Xuân Thu có tài nghe âm nhạc. Một hôm Bá Nha ngồi gảy đàn, bụng nghĩ trên núi thì Tử Kỳ khen: ?oTiếng đàn chót vót như núi cao.? Kịp khi Bá Nha đang đánh đàn lại nghĩ xuống dưới sông, thì Tử Kỳ lại khen: ?oTiếng đàn cuồn cuộn như nước chảỵ? Sau Tử Kỳ chết, Bá Nha đứt dây, đập đàn đi, bảo rằng: ?oTrong thiên hạ không còn ai nghe được đàn ta nữa.? (Trích ?oTruyên Thúy Kiều? của Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ)
    Ðỗ Phủ có bài thơ nhớ (Hoài) Lý Bạch khá hay.
    TCS yêu NTBD, cô học sinh Ðồng Khánh mỗi ngày đi học ngang qua nhà TCS. TCS có đến nhà cô ta. Sau đó, khi TCS ra về, cô ta bị bố mắng là quan hệ gì với ?othằng dơ dáy? (Vì TCS để tóc dài như Trần Văn Trạch). Chuyện tình chưa gì đã tan. TCS viết ?oDiễm Xưa? là cho mối tình ngắn ngủi nầy.
    TCS chưa một giờ học ở bất cứ đại học nào, ở trong nước cũng như ngoại quốc. Vậy mà ông ta xưng là đậu cử nhân triết.

Chia sẻ trang này