1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    NMH:
    Anh cho một kết luận?
    TC:
    Tôi thấy trường hợp TCS na ná như Phạm Quỳnh. Nói tới Thượng Chi thì ai cũng khen. ?oThượng Chi Văn Tập? là tác phẩm quí trong văn học, nhưng dù không đồng ý với Cộng Sản việc họ giết Phạm Quỳnh, chúng ta không thể không phê phán việc Phạm Quỳnh theo Tây. TCS cũng vậy. Không thể phủ nhận thiên tài của ông. Tôi nghe nói có một nữ học giả Nhật tới Saigon để nghiên cứu về những ca khúc của TCS. Nhưng về tư cách, hoạt đầu, ngụy ái quốc, khoe khoang quen biết với các ông lớn thì tư cách đó không ai khen được. Chê thì đúng hơn. Phạm Quỳnh theo Tây để có chức thượng thư. TCS theo Cộng Sản để có nhiều thứ. Không phải hễ cứ thiên tài là có đạo đức, có tư cách hay ngược lại. Học và Hạnh hai cái nhiều khi không đi đôi.
    NMH:
    Nhưng Khánh Ly khen TCS sống ?ocó một tấm lòng??
    TC:
    Chữ ?osống có lòng? hay ?omột tấm lòng? là cách nói rất thường của người Huế. Tôi không sinh ra ở Huế, chỉ lớn lên ở đó, học hành ở đó và cũng đi dạy ở đó khoảng 15 năm rồi lưu lạc vào tận Hà Tiên, Cà Mâu sau khi nhập ngũ. Có thể nói tôi đi khắp 4 vùng chiến thuật, trong trận Hạ Lào 719 năm 1971, tôi lên tận Khe Sanh, chưa qua được biên giới thì có lệnh về Saigon. Tôi có thói quen tò mò tìm hiểu dân tình mỗi địa phương. Cùng là người Nam nhưng Tây Ninh, Biên Hòa thì khác xa với Vĩnh Long; Gò Công sát Ðịnh Tường nhưng không giống nhau bao nhiêu; Long Xuyên, Rạch Giá thì có máu ôanh hùng Lương Sơn Bạc của Năm Lửa, Ba Cụt; Cà Mâu phong kiến khá nặng vì tàn dư của Gia Long tẩu quốc? Nhìn lại Huế, tôi thấy khác xạ Huế ?oquan quyền? hơn. ?oCon dòng cháu giống? hơn, Huế ?otrí thức? hơn, ?oái quốc, ái quần? hơn, ?odân tộc? hơn nhưng có quá nhiều ?ongụy? thành ra có rất nhiều ?othùng rỗng?. Cho nên tôi ưa câu nói của một nhà văn nữ gốc Huế: ?oHuế đi để mà nhớ, không phải ở để mà thương.? Sau 75, tôi lại càng không muốn trở về Huế, ngay cả bây giờ cũng vậỵ TCS là Huế rặc, háo danh (7). Sau 75 ông có nhiều ưu đãi, quê hương với ông ta là chùm khế ngọt. Bản tính như thế, con người như thế, ông viết nhạc ca ngợi Cộng Sản thì chẳng có gì phải thắc mắc cho hoài công.
    NMH:
    Tôi nghe có người nói sau nầy TCS có ăn năn?

    TC:
    Có thể. Nhưng sau khi VVK rơi đài, hay sau khi VVK không có gì ưu đãi cho TCS nữa. TCS xoay qua nghề vẽ tranh để bán qua Pháp kiếm sống. Nghe nói ông ta vẽ tranh cũng được, bán cũng được, sống qua ngàỵ Tôi hơi thắc mắc chỗ nầy: Cán bộ cao cấp Cộng Sản gởi chui tiền ra ngoại quốc dữ lắm. Nguyễn Thanh Hải (Giám đốc Sở Nhà Ðất), Dương Văn Ðầy (Giám đốc Sở Du lịch) có dính dáng nhiều lắm và Dương Văn Ðầy bị thủ tiêu cũng vì vụ nầỵ Tại sao TCS không dính vào đây kiếm ăn trong khi VVK coi ông như em (gọi mẹ TCS bằng mẹ) và TCS có vợ qua lại Paris Saigon như đi chợ. TCS giấu kín việc ông làm hay ông không được Cộng Sản tin dùng, hay TCS còn chút lương tâm? Ông ta vùi đầu vào rượu. Các nghệ sĩ bất mãn chế độ Cộng Sản thường chỉ có một con đường ?ogiải phóng?: Rượu tối ngàỵ Văn Cao, Phùng Quán, Nguyễn Tuân đều chết vì rượu. TCS chết vì bệnh nhưng bệnh đó cũng do rượu mà ra. Trong dư luận Saigon, người ta nói là TCS muốn thu hồi một số bài hát, những bài như ?oEm ra nông trường, anh ra biên giớị?ï Dĩ nhiên đã phát hành rồi, hay dở gì cũng khó thu hồị Vả lại, theo tôi nghĩ, thu hồi để làm gì? Che cái xấu, khoe cái tốt cũng là một sự háo danh. Một người viết nhạc mang nhiều tính chất Thiền như TCS, hiểu được ?oHạt bụi nào hóa kiếp thân tôi? mà còn muốn thu hồi những bài đã viết thì còn gì là Thiền nữa. Muốn thu hồi là còn ?osợ?, còn ?omuốn?, còn ?oham?. Thế là hỏng. Cứ để cho dòng nhạc trôi theo dòng đời, dù đời là nước mắt hay nụ cười, dù đời là danh vọng cao sang hay hèn mọn, dù đời là đại náo anh hùng hay con đĩ đượi. TCS hãy nhắm mắt lại mà đi vào cõi hư vô, cứ để cho người đời nghĩ sao thì nghĩ. TCS còn muốn thu hồi là cái dở, cái tầm thường chỉ để lại những cái hay thì rõ ràng TCS chưa thấm nhuần về Thiền như ông viết trong các ca khúc của ông. Người ta thường vậy, ?onói thì hay vỗ tay thì dở?, cho nên tôi không tin ở một tấm lòng của TCS như cô Khánh Ly đã tin.
    Tháng 9/2001
    Sau khi vua Tự Ðức băng hà, quyền hành vào tay hai người: các ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Hai ông nầy gây nên chuyện phế lập ở Huế, chỉ trong vòng 4 tháng (Tứ nguyệt), các ông phế lập 3 ông vua (Tam vương). Ðó là các vua Dục Ðức (làm vua được 3 ngày), Hiệp Hòa (tục gọi là Phế Ðế, làm vua được 4 tháng), Kiến Phúc (làm vua hơn 6 tháng thì bị đầu độc chết). Lúc nầy, phần đất bên hữu ngạn sông Hương, đối diện với thành phố Huế đã nhượng cho Pháp dựng tòa Khâm sứ nên có câu:
    Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết,
    Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường
    (Một con sông mà có hai nước -Pháp và VN thì khó mà nói được. Bốn tháng có 3 ông vua là điềm chẳng lành. Thuyết và Tường cũng là tên hai ông Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Ðây là cách chơi chữ.
    Thất thủ Kinh đô: Tối 22 tháng 4 năm Ất Dậu (1885), Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đánh úp quân Pháp ở Huế. Thất bại, vua Hàm Nghi và triều đình chạy ra Quảng Trị.
    14 đời vua: 1) Gia Long, 2) Minh Mạng, 3) Thiệu Trị, 4) Tự Ðức, 5) Dục Ðức, 6) Hiệp Hòa, 7) Kiến Phúc, 8) Hàm Nghi, 9) Ðồng Khánh, 10) Thành Thái, 11) Duy Tân, 12) Khải Ðịnh, 13) Bảo Ðại, 14) Cường Ðể (vua lưu vong)
    Ông Ích Khiêm (họ Ông, người Chàm), làm quan ở Huế thời Tự Ðức. Sau khi Pháp cai trị, ông mở một bữa tiệc để mời các quan trong triềụ Trước khi nhập tiệc, có người hỏi ông cho ăn gì, ông đáp: ?oChó, trên dưới gì đều chó hết?ï. Ông dặn người nhà khi ăn xong, đừng đem nước ra mời khách, dù ông có gọi. Sau đó, ông gọi tất cả người nhà ra trình diện ông trước mặt các quan để ông mắng: ?oBọn bây chỉ lo ăn, chẳng biết lo gì việc nước cả.? Ở Huế có câu:
    Việt Nam có bốn anh hùng
    Tường gian, Viêm lận, Khiêm khùng, Thuyết ngụ
    Qua câu chuyện trên, ta thấy chắc chắn ông Ông Ích Khiên không phải là khùng
    Chung Tử Kỳ là người ở đời Xuân Thu có tài nghe âm nhạc. Một hôm Bá Nha ngồi gảy đàn, bụng nghĩ trên núi thì Tử Kỳ khen: ?oTiếng đàn chót vót như núi cao.? Kịp khi Bá Nha đang đánh đàn lại nghĩ xuống dưới sông, thì Tử Kỳ lại khen: ?oTiếng đàn cuồn cuộn như nước chảỵ? Sau Tử Kỳ chết, Bá Nha đứt dây, đập đàn đi, bảo rằng: ?oTrong thiên hạ không còn ai nghe được đàn ta nữa.? (Trích ?oTruyên Thúy Kiều? của Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ)
    Ðỗ Phủ có bài thơ nhớ (Hoài) Lý Bạch khá hay.
    TCS yêu NTBD, cô học sinh Ðồng Khánh mỗi ngày đi học ngang qua nhà TCS. TCS có đến nhà cô ta. Sau đó, khi TCS ra về, cô ta bị bố mắng là quan hệ gì với ?othằng dơ dáy? (Vì TCS để tóc dài như Trần Văn Trạch). Chuyện tình chưa gì đã tan. TCS viết ?oDiễm Xưa? là cho mối tình ngắn ngủi nầy.
    TCS chưa một giờ học ở bất cứ đại học nào, ở trong nước cũng như ngoại quốc. Vậy mà ông ta xưng là đậu cử nhân triết.
  2. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Phía trên là trích đoạn Phỏng vấn Tuệ Chương về Trịnh Công Sơn do Nguyễn Mạnh Hùng (NMH) thực hiện vào ngày 7.8.2002 . Bài phỏng vấn có nhiều chi tiết bôi bác TCS, có vẻ thù hằn cá nhân, không chắc là chính xác. Chỉ để tham khảo.
    Nguồn : http://www.vietnest.com/Amnhac/Trinhcongson/phongvantuechuong.asp
    ----------------------------------------------------------------------------------
    Cái Quyến Rũ Của Nhạc Trịnh Công Sơn
    Văn Cao


    "Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tâỵ
    Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào rạ Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra".
    Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là ở chính ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tướị
    Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả ngoài biên giới nữạ.."
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:05 ngày 05/07/2003
  3. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Phía trên là trích đoạn Phỏng vấn Tuệ Chương về Trịnh Công Sơn do Nguyễn Mạnh Hùng (NMH) thực hiện vào ngày 7.8.2002 . Bài phỏng vấn có nhiều chi tiết bôi bác TCS, có vẻ thù hằn cá nhân, không chắc là chính xác. Chỉ để tham khảo.
    Nguồn : http://www.vietnest.com/Amnhac/Trinhcongson/phongvantuechuong.asp
    ----------------------------------------------------------------------------------
    Cái Quyến Rũ Của Nhạc Trịnh Công Sơn
    Văn Cao


    "Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tâỵ
    Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào rạ Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra".
    Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là ở chính ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tướị
    Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả ngoài biên giới nữạ.."
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:05 ngày 05/07/2003
  4. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Những Ngày Trịnh Công Sơn
    Nguyễn Quốc Trụ

    Tôi biết Trịnh Công Sơn khi anh chưa nổi tiếng, và qua Nguyễn Ðình Toàn, tại một bàn cà phê ở quán Cái Chùa, đường Tự Do, Sài Gòn. Nói chưa nổi tiếng, là đối với đa số công chúng thưởng ngoạn. Cùng với đà cuộc chiến leo thang, người dân miền nam ngày càng thấm nhạc của anh.
    Anh ngồi chung bàn với Toàn và tôi, nhưng cứ chốc chốc lại có một anh bạn trẻ nào đó, từ một bàn nào đó, tạt qua bàn, chỉ để nói chuyện hoặc hỏi thăm anh, và thường là về Huế, và cứ mỗi lần như vậy, anh đổi giọng nóị Khi nói với hai đứa chúng tôi, anh dùng giọng bắc.
    Toàn lúc đó phụ trách chương trình nhạc chủ đề trên đài phát thanh Sài Gòn, và hai người hình như có hẹn gặp nhau tại quán, ấy là tôi suy đoán ra như vậỵ Thời gian này, tôi chưa để ý đến nhạc TCS. Nói rõ hơn, nó chưa thấm vào tôi.
    Phải tới khi đứa em trai mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc là quá nhớ bồ, cứ thế huýt sáo bài Tình Nhớ gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không rạ Lúc này, tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của cả miền nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói: hãy yêu nhau thay vì giết nhaụ Bởi vì chưa bao giờ, và chẳng bao giờ miền nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với miền bắc, vì họ đều tin một điều, miền bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đị Như cả nhân loại tiến bộ, họ chỉ có thể tiên đoán đến đó. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó. Tính phản chiến của nhạc của anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đất.
    Và cũng như cả nhân loại tiến bộ, chỉ tới sau vòng tay lớn rã ra, Trịnh Công Sơn mới hiểụ Một bạn văn của người viết, còn ở lại Sài Gòn, nhân lần gặp gỡ tại xứ người, đã kể chuyện, sau "giải phóng", có thời gian TCS bị CS địa phương làm khó dễ, anh phải vô Sài Gòn, và có than thở với anh bạn văn kể trên. Anh nói, thì cứ dzô đây, gì thì gì, chắc cũng dễ thở hơn.
    Sài Gòn cưu mang TCS không phải chỉ lần đó. Theo như tôi được biết, những ngày cuộc chiến dữ dội, trong khi chúng tôi cứ thế theo nhau lên Trung Tâm Ba, TCS may mắn đã được tướng Lưu Kim Cương che chở. Trong số những quân cảnh tại thành phố, có người chỉ mong cơ hội "chộp" được TCS! Tướng Lưu Kim Cương tử trận trong biến cố Mậu Thân, khi bảo vệ vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất.
    Riêng tôi, tôi mong được như anh: được chết tại Sài Gòn.
    Xin vĩnh biệt.
    Nguyễn Quốc Trụ
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:12 ngày 05/07/2003
  5. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Những Ngày Trịnh Công Sơn
    Nguyễn Quốc Trụ

    Tôi biết Trịnh Công Sơn khi anh chưa nổi tiếng, và qua Nguyễn Ðình Toàn, tại một bàn cà phê ở quán Cái Chùa, đường Tự Do, Sài Gòn. Nói chưa nổi tiếng, là đối với đa số công chúng thưởng ngoạn. Cùng với đà cuộc chiến leo thang, người dân miền nam ngày càng thấm nhạc của anh.
    Anh ngồi chung bàn với Toàn và tôi, nhưng cứ chốc chốc lại có một anh bạn trẻ nào đó, từ một bàn nào đó, tạt qua bàn, chỉ để nói chuyện hoặc hỏi thăm anh, và thường là về Huế, và cứ mỗi lần như vậy, anh đổi giọng nóị Khi nói với hai đứa chúng tôi, anh dùng giọng bắc.
    Toàn lúc đó phụ trách chương trình nhạc chủ đề trên đài phát thanh Sài Gòn, và hai người hình như có hẹn gặp nhau tại quán, ấy là tôi suy đoán ra như vậỵ Thời gian này, tôi chưa để ý đến nhạc TCS. Nói rõ hơn, nó chưa thấm vào tôi.
    Phải tới khi đứa em trai mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc là quá nhớ bồ, cứ thế huýt sáo bài Tình Nhớ gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không rạ Lúc này, tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của cả miền nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói: hãy yêu nhau thay vì giết nhaụ Bởi vì chưa bao giờ, và chẳng bao giờ miền nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với miền bắc, vì họ đều tin một điều, miền bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đị Như cả nhân loại tiến bộ, họ chỉ có thể tiên đoán đến đó. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó. Tính phản chiến của nhạc của anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đất.
    Và cũng như cả nhân loại tiến bộ, chỉ tới sau vòng tay lớn rã ra, Trịnh Công Sơn mới hiểụ Một bạn văn của người viết, còn ở lại Sài Gòn, nhân lần gặp gỡ tại xứ người, đã kể chuyện, sau "giải phóng", có thời gian TCS bị CS địa phương làm khó dễ, anh phải vô Sài Gòn, và có than thở với anh bạn văn kể trên. Anh nói, thì cứ dzô đây, gì thì gì, chắc cũng dễ thở hơn.
    Sài Gòn cưu mang TCS không phải chỉ lần đó. Theo như tôi được biết, những ngày cuộc chiến dữ dội, trong khi chúng tôi cứ thế theo nhau lên Trung Tâm Ba, TCS may mắn đã được tướng Lưu Kim Cương che chở. Trong số những quân cảnh tại thành phố, có người chỉ mong cơ hội "chộp" được TCS! Tướng Lưu Kim Cương tử trận trong biến cố Mậu Thân, khi bảo vệ vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất.
    Riêng tôi, tôi mong được như anh: được chết tại Sài Gòn.
    Xin vĩnh biệt.
    Nguyễn Quốc Trụ
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:12 ngày 05/07/2003
  6. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Hoài Niệm Về Trịnh Công Sơn Của Cô "Bống" Nhỏ
    Ca Sĩ Hồng Nhung

    "Lần ấy, tôi bỏ ra Hà Nội mà chẳng báo cho anh. Ngày hôm sau, bạn thân của anh tìm đến gửi cho tôi một bó hồng và lá thư viết bằng những nốt nhạc: Nắng vàng em đi đâu mà vội?".
    Lần đầu tiên gặp anh, trong một đêm hè đầy sao, tôi ngỡ ngàng trước vẻ mặt không nỗi lo đời thường với nụ cười hồn nhiên và đôi mắt long lanh. Anh có tuổi nhưng vẫn hay đùa với những cô gái kính trọng chào bằng chú: "Mình có bà con gì không nhỉ? mà phải thưa anh bằng chú?". Anh lúc nào cũng hóm hỉnh thân thiện, sẵn sàng chia sẻ và đón nhận. Cũng trong đêm hè đầy sao ấy, tôi nhận thấy trong anh, người đàn ông nhỏ bé bình dị, sự che chở và yêu thương.
    Sau đó, chúng tôi gặp nhau hằng ngày, lúc thì đi xem tranh, lúc quanh quẩn trong nhà anh chuyện trò cả buổi, có khi lang thang thả bộ ra quán mì nhỏ gần Hồ Con Rùạ Anh luôn yêu thương mọi người, trong đó có tôị Anh đã dạy tôi món trứng tráng theo kiểu của mình, có cà chua, hành lá và không để quá chín? Tôi kể cho anh nghe những chuyện buồn, những mất mát khi còn nhỏ, anh chỉ ngồi lặng im và tôi thấy mình được lắng nghe, được vỗ về. Còn anh, những khi buồn thì chẳng biết làm gì mà chỉ tự buồn cho hết. Anh cứ ngồi một mình, hay đối thoại với chính mình bằng cách vẽ lên những tấm toan đã căng sẵn trong nhiều giờ đồng hồ.
    Anh cho tôi một miếng ngọc hình quả bí, bảo rằng đeo nó sẽ mang đến may mắn. Tôi không thấy xa lạ trong những ngày đầu sống ở trời Nam vì có anh.
    Tôi không bao giờ quên những lời anh viết:
    Em đi đâu mà vội
    Bống lòng suối thảnh thơi?
    Em đi đâu mà vội
    Ngày Bống mẹ bồng
    Nhẹ quá tơ tằm
    Lay nhẹ Bống Bồng Bông
    Lay nhẹ đóa Hồng Nhung?
    Lần đầu tiên trong đời, tôi đến với thế giới của sự sống và cái chết qua cách nhìn nhân bản của anh, người nghệ sĩ đã dạy cho tôi biết yêu thương đến tận cùng, vô điều kiện.
    Hồng Nhung
    (Theo GĐXH)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:20 ngày 05/07/2003
  7. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Hoài Niệm Về Trịnh Công Sơn Của Cô "Bống" Nhỏ
    Ca Sĩ Hồng Nhung

    "Lần ấy, tôi bỏ ra Hà Nội mà chẳng báo cho anh. Ngày hôm sau, bạn thân của anh tìm đến gửi cho tôi một bó hồng và lá thư viết bằng những nốt nhạc: Nắng vàng em đi đâu mà vội?".
    Lần đầu tiên gặp anh, trong một đêm hè đầy sao, tôi ngỡ ngàng trước vẻ mặt không nỗi lo đời thường với nụ cười hồn nhiên và đôi mắt long lanh. Anh có tuổi nhưng vẫn hay đùa với những cô gái kính trọng chào bằng chú: "Mình có bà con gì không nhỉ? mà phải thưa anh bằng chú?". Anh lúc nào cũng hóm hỉnh thân thiện, sẵn sàng chia sẻ và đón nhận. Cũng trong đêm hè đầy sao ấy, tôi nhận thấy trong anh, người đàn ông nhỏ bé bình dị, sự che chở và yêu thương.
    Sau đó, chúng tôi gặp nhau hằng ngày, lúc thì đi xem tranh, lúc quanh quẩn trong nhà anh chuyện trò cả buổi, có khi lang thang thả bộ ra quán mì nhỏ gần Hồ Con Rùạ Anh luôn yêu thương mọi người, trong đó có tôị Anh đã dạy tôi món trứng tráng theo kiểu của mình, có cà chua, hành lá và không để quá chín? Tôi kể cho anh nghe những chuyện buồn, những mất mát khi còn nhỏ, anh chỉ ngồi lặng im và tôi thấy mình được lắng nghe, được vỗ về. Còn anh, những khi buồn thì chẳng biết làm gì mà chỉ tự buồn cho hết. Anh cứ ngồi một mình, hay đối thoại với chính mình bằng cách vẽ lên những tấm toan đã căng sẵn trong nhiều giờ đồng hồ.
    Anh cho tôi một miếng ngọc hình quả bí, bảo rằng đeo nó sẽ mang đến may mắn. Tôi không thấy xa lạ trong những ngày đầu sống ở trời Nam vì có anh.
    Tôi không bao giờ quên những lời anh viết:
    Em đi đâu mà vội
    Bống lòng suối thảnh thơi?
    Em đi đâu mà vội
    Ngày Bống mẹ bồng
    Nhẹ quá tơ tằm
    Lay nhẹ Bống Bồng Bông
    Lay nhẹ đóa Hồng Nhung?
    Lần đầu tiên trong đời, tôi đến với thế giới của sự sống và cái chết qua cách nhìn nhân bản của anh, người nghệ sĩ đã dạy cho tôi biết yêu thương đến tận cùng, vô điều kiện.
    Hồng Nhung
    (Theo GĐXH)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:20 ngày 05/07/2003
  8. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Cảm Nhận Trịnh Công Sơn
    Đinh Trường Chinh - 02.04.2001

    Vẫn nhớ mãi hình ảnh cuả người nhạc sĩ mong manh, gầy gò, nhắm mắt ôm đàn guitar hát về một chiếc lá thu phai . Về một thân phận , một cõi đời rồ dại và thiết tha . Xiêu vẹo quá đôi chân ông trên con hẻm say Duy Tân . Chiếc xe gắn máy màu cam đâu đó thoáng bóng dáng ông trên những con đường lá xanh Sài Gòn . "Ðường đến anh em, đường đến bạn bè". Những ngày ông ngồi trên lầu cao nhìn xuống thấy phố mưa Sài Gòn như một dòng sông uốn quanh. Và làm sao không "nhớ vài lần những má môi xinh" ấỵ..
    Cuộc sống thu nhỏ lại trong Trịnh công Sơn . Cuộc đời lớn rộng và mênh mông trong nhạc ông. Dù hôm nay ông đã thu mình bé lại, làm mưa tan giữa đất trời, hay làm một đốm lửa nhỏ nhoi nhóm trong vườn tược trần gian thoáng hiện thoáng mất này - nơi ông đã một lần xem như chốn "Trọ", nơi ông đã nhận chân ra được ý nghĩa của Vô Thường.
    "Bước tới Hư Vô,
    khoac áo Chân Như,
    long lanh giọt lệ,
    giọt lệ Thiên Thụ"
    Vô Thường đẹp như một đoá hoa .
    Trần gian này chưa bao giờ là vô nghĩa với người nhạc sĩ du ca này cả.
    Vì ở đó ông đã đập nhịp thở chung với Tình Yêu, Quê Hương, Hoà Bình, Chiến Tranh, Bè Bạn, Phố Phường, Cỏ Cây,... và những chữ viết hoa khác, cho đến khi nhịp thở đã tắt . Một tháng Tư năm Hai Ngàn Lẻ Một, trên quê hương Việt Nam.
    Ðiệu kèn của người thổi saxo bên quan tài ông bây giờ thật sự đã nghe buốt trong tim bạn bè và người yêu mến Trịnh Công Sơn .
    Khi ông ra đi, nhiều người dường như nhận ra ông thật lớn lao . Tôi thì thấy ông như thu mình lại .
    Giữa đám đông, cuộc chơi, môi xinh, tóc đẹp, tôi cảm thấy ông thật cô đơn . "Bỏ mặc tôi buồn giữa cuộc vui" . Chữ "bỏ mặc" nghe thật bạc lòng !
    Mà người nghệ sĩ nào lại không cô đơn với trần gian, cho dù vẫn thiết tha yêu lấy nó như yêu lấy một điều gì còn đẹp đẽ - Cái đẹp được nhìn thấy bằng cặp mắt của con người sống bao dung, vì nghệ thuật.
    Hạnh phúc và khổ đau của kẻ hát rong đi qua miền đất này, bây giờ đã thành máu mủ của những người đã được nuôi sống bằng những tác phẩm tuyệt đẹp Trịnh Công Sơn.
    Xong rồi một kiếp rong chơi . Trong thiên thu ông lại lãng du đi qua một miền khác . Biết đâu có một thế giới nào đó bình yên hơn trần gian này ?
    Ðinh Trường Chinh
    2.4.2001
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:28 ngày 05/07/2003
  9. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Cảm Nhận Trịnh Công Sơn
    Đinh Trường Chinh - 02.04.2001

    Vẫn nhớ mãi hình ảnh cuả người nhạc sĩ mong manh, gầy gò, nhắm mắt ôm đàn guitar hát về một chiếc lá thu phai . Về một thân phận , một cõi đời rồ dại và thiết tha . Xiêu vẹo quá đôi chân ông trên con hẻm say Duy Tân . Chiếc xe gắn máy màu cam đâu đó thoáng bóng dáng ông trên những con đường lá xanh Sài Gòn . "Ðường đến anh em, đường đến bạn bè". Những ngày ông ngồi trên lầu cao nhìn xuống thấy phố mưa Sài Gòn như một dòng sông uốn quanh. Và làm sao không "nhớ vài lần những má môi xinh" ấỵ..
    Cuộc sống thu nhỏ lại trong Trịnh công Sơn . Cuộc đời lớn rộng và mênh mông trong nhạc ông. Dù hôm nay ông đã thu mình bé lại, làm mưa tan giữa đất trời, hay làm một đốm lửa nhỏ nhoi nhóm trong vườn tược trần gian thoáng hiện thoáng mất này - nơi ông đã một lần xem như chốn "Trọ", nơi ông đã nhận chân ra được ý nghĩa của Vô Thường.
    "Bước tới Hư Vô,
    khoac áo Chân Như,
    long lanh giọt lệ,
    giọt lệ Thiên Thụ"
    Vô Thường đẹp như một đoá hoa .
    Trần gian này chưa bao giờ là vô nghĩa với người nhạc sĩ du ca này cả.
    Vì ở đó ông đã đập nhịp thở chung với Tình Yêu, Quê Hương, Hoà Bình, Chiến Tranh, Bè Bạn, Phố Phường, Cỏ Cây,... và những chữ viết hoa khác, cho đến khi nhịp thở đã tắt . Một tháng Tư năm Hai Ngàn Lẻ Một, trên quê hương Việt Nam.
    Ðiệu kèn của người thổi saxo bên quan tài ông bây giờ thật sự đã nghe buốt trong tim bạn bè và người yêu mến Trịnh Công Sơn .
    Khi ông ra đi, nhiều người dường như nhận ra ông thật lớn lao . Tôi thì thấy ông như thu mình lại .
    Giữa đám đông, cuộc chơi, môi xinh, tóc đẹp, tôi cảm thấy ông thật cô đơn . "Bỏ mặc tôi buồn giữa cuộc vui" . Chữ "bỏ mặc" nghe thật bạc lòng !
    Mà người nghệ sĩ nào lại không cô đơn với trần gian, cho dù vẫn thiết tha yêu lấy nó như yêu lấy một điều gì còn đẹp đẽ - Cái đẹp được nhìn thấy bằng cặp mắt của con người sống bao dung, vì nghệ thuật.
    Hạnh phúc và khổ đau của kẻ hát rong đi qua miền đất này, bây giờ đã thành máu mủ của những người đã được nuôi sống bằng những tác phẩm tuyệt đẹp Trịnh Công Sơn.
    Xong rồi một kiếp rong chơi . Trong thiên thu ông lại lãng du đi qua một miền khác . Biết đâu có một thế giới nào đó bình yên hơn trần gian này ?
    Ðinh Trường Chinh
    2.4.2001
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:28 ngày 05/07/2003
  10. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Bi Kịch Nhỏ Giữa Bi Kịch Lớn Của Đất Nước
    Trịnh Cung
    Họa Sĩ Trịnh Cung, bạn thân của người nhạc sĩ quá cố, tâm sự, "Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ mà cả cuộc đời là bi kịch, một nhạc sĩ cô đơn, một nhạc sĩ có tài nhưng sống trong quạnh quẽ, tuyệt vọng và bất an cả đờị Sơn là một nghệ sĩ đi giữa hai lằn đạn." Hiện diện trong buổi tưởng niệm đêm thứ Ba có khoảng 400 người, gồm nhiều lớp tuổi, đầu xanh, đầu bạc, hoặc đầu 2 màu tóc.
    Là người bạn thâm tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ thưở 17, 18 tuổi, họa sĩ Trịnh Cung đã biết được xuất xứ nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn. Theo lời ông Trịnh Cung, nếu Trịnh Công Sơn không gặp tai nạn thì có thể chúng ta đã có một bác sĩ hay kỹ sư, chứ không phải nhà viết nhạc tài hoa họ Trịnh.
    Có đai đen Nhu Đạo, học sinh trường Chasseloup Laubat, đậu Tú Tài 1 Pháp, nhưng trong khi đang học thi Tú Tài toàn phần thì thân sinh của ông mất, khiến gia đình suy sụp và Trịnh Công Sơn phải bỏ học. Sau đó, lại bị thương trong một tai nạn té ngã, TCS bước vào đường văn nghệ, và trở thành một giáo viên tại một vùng quê Lâm Đồng để có thể được hoãn dịch hợp pháp.
    Họa sĩ Trinh Cung tiết lộ, Trịnh Công Sơn tự học nhạc, có sáng tác đầu tay là bản Ướt Mi do nữ danh ca Thanh Thúy trình bầy, với nhiều âm hưởng bán cổ điển như Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong... Nhưng sau đó, Trịnh Công Sơn đã bứt phá dòng nhạc, kèm thêm một ngôn ngữ thi ca mới lạ. Tình cờ, Trịnh Công Sơn đã khám phá ra Khánh Ly ở Đalat và từ đó trở đi Khánh Ly là người đầu tiên chuyên chở dòng nhạc Trịnh Công Sơn vào khuôn viên đại học. Tên tuổi Khánh Ly gần như gắn liền với những ca khúc Trịnh Công Sơn từ tình khúc đến những bài viết về quê hương, về chiến tranh và về thân phận con người trong một nước nhược tiểụ Tất cả các loại nhạc của Trịnh Công Sơn đã được giới trẻ và sinh viên miền Nam đón nhận nồng nhiệt. Khánh Ly và Trịnh Công Sơn được coi như là thần tượng của giới trẻ thời ấỵ Mặc dầu một số ca khúc bị chánh quyền Miền Nam coi là nhạc phản chiến, nhưng nhiều người có quyền ở miền Nam lúc ấy lại thích nhạc của Sơn và đã bao bọc cho ông.
    Sau năm 1975, Trịnh Công Sơn cũng bị Cộng Sản Việt Nam coi là một nghệ sĩ ********* vì những lời ca như " Hai mươi năm nội chiến từng ngày".Cộng Sản Việt Nam không cho chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến mà là một cuộc chiến chống xâm lược.
    Trịnh Công Sơn sợ bị trả thù nên đã phải ra Huế ẩn thân và nhờ bạn bè như Hoàng Phủ Ngọc Tường - một nghệ sĩ Cộng Sản nằm vùng trong miền Nam trước 75 - giúp đỡ. Nhưng gần như mọi người đã quay lưng. Hoàng Phủ Ngọc Tường không hài lòng với bản "thu hoạch" tức là bản tự kiểm của họ Trịnh nên đã đưa ông đi vùng kinh tế mới Đông Hà gọi là "đi thực tế". Rất nhiều năm sau đó, ông không sáng tác được bản nào có giá trị.
    Nhờ một người Cộng Sản có thần thế ở Miền Nam thích nhạc Trịnh Công Sơn đưa về Saigon, ông bắt đầu sáng tác lại, nhưng rất ít. Uống rượu rất nhiều, cuối cùng ông bị bệnh tiểu đường. Qua đời vào ngày Chủ Nhật Mồng 1 tháng Tư 2001, ông được an táng tại Bình Dương vào ngày thứ Tư Mồng Tư 2001.
    Họa sĩ Trịnh Cung nhắc lại những kỷ niệm thuở thiếu thời cho đến khi chia tay, ông nói rằng Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tài hoa với hơn 600 ca khúc nhưng cuộc đời của ông là một bi kịch thu nhỏ trong một bi kịch lớn của đất nước. Trịnh Công Sơn đã đi giữa hai lằn đạn nên ông chỉ còn có một nơi trú ẩn là sự quạnh quẽ của mình và tình thân với một số bạn bè.

Chia sẻ trang này