1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tình Bạn, Hồi Sinh Cơn Hôn Mê (2):
    HUẾ, NHÓM BẠN MỘT THỜI, MÃI MÃI

    Ban đầu là Sơn, Tường và tôi. Sau có thêm Ngô Kha và Bửu Ý. Tường sau khi làm luận án cao học Triết, đại học Văn Khoa Sài Gòn (giáo sư Nguyễn Văn Trung bảo trợ), về dạy triết trường Đồng Khánh. Ngô Kha sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm khóa đầu tiên của đại học Huế (1959), dạy tại Quốc Học. Kha lấy thêm cử nhân Luật (1962). Bửu Ý thì làm trưởng khoa Pháp văn, đại học sư phạm Huế. Chúng tôi thường nói với nhau : có nhạc, có triết, có họa, nay có thơ và dịch thuật nữa thì còn gì hơn. Thật vậy, với tình bạn, với say mê văn chương nghệ thuật, bổ sung cho nhau những kiến thức, chúng tôi đã một thời làm việc đầy hưng phấn. Ngô Kha cho in " Hoa Cô độc ", do Rừng vẽ bìa 1962, gây luồng gió mới cho thơ. Bửu Ý dịch " Vườn đá Tảng " của Nikos Kazantzakis, " Con Lừa Và Tôi " của Ramon Rimenez rất thơ mộng. Tường say sưa với siêu hình học. Còn Sơn và tôi với những quả chín đầu mùaấ: " Diễm Xưa " của Sơn, và " Miền Lệ Xanh " của tôi, được chọn dự triển lãm lưỡng niên họa sĩ trẻ tại Paris, 1962.
    Ngô Kha bị công an Huế bắt và bị chết ngay sau khi hiệp định Paris vừa được ký kết 1973 (đến nay vẫn chưa biết đích xác bị chết như thế nào, chưa tìm ra dấu tích).
    Thời gian này có thêm Bửu Chỉ. "...Trong những năm chiến tranh ác liệt nhất ở miền Nam, nếu ở địa hạt âm nhạc tôi viết những ca khúc phản chiến và khát vọng hoà bình, thì ở phía hội họa, họa sĩ Bửu Chỉ gần như là người duy nhất vẽ rất nhiều về đề tài chiến tranh và hoà bình. Anh nổi tiếng vào thời ấy với những tranh nhỏ trên giấy vẽ bằng bút sắt với mực đen..." (TCS, Bửu Chỉ Một Cuộc Truy Hoan Vô Tận Về Cõi Vô Thường).
    Không khí bạn bè lúc ấy, phải kể anh chị Đỗ Long Vân, từ Pháp về. Anh Đỗ Long Vân từ đại học Sorbonne về dạy đại học Văn Khoa Huế. Đêm nào chúng tôi cũng cùng anh chị Vân, Quỳ đạp xe đạp vào cà phê Dung trong thành nội, ngồi nói chuyện với nhau cho đến khuya. Hai người bạn ngoại quốc nữa là Christian Cauro, dạy đại học Văn Khoa, và bác sĩ Eric Wulff, dạy đại học Y Khoa... Cauro và Wulff hiện ở Paris và ở Đức, vẫn liên lạc với chúng tôi, tình nghĩa như xưa...
    VÀI NGƯỜI BẠN GÁI CỦA SƠN MÀ TÔI BIẾT...
    Trở thành bạn thân thiết chung của chúng tôi sau đó. Cho đến nay, Tôn Nữ Bích Kh. trong " Biển Nhớ " còn ở Nha Trang, tôi có lần ghé thăm. Hai chị em Bích D., và Dao A., ở California, trong " Diễm Xưa " và " Xin Trả Nợ Người ". Tháng cuối cùng trước khi Sơn mất, Dao A. về thăm, suốt tuần sáng nào A. cũng đến ngồi trên chiếc xe lăn của Sơn, chỉ còn biết nhìn Sơn, cho đến chiều tối mới về nhà. Chúng tôi thường đùa với Sơn : " D. xưa, A. nay ". Dạo đó, nhà Sơn dọn về ở khu nhà mới xây của Dòng Chúa Cứu Thế, 11/3 Nguyễn Trường Tộ. Địa chỉ của Sơn cho đến sau 75. Hiện nay gia đình Hoàng Phủ Ngọc Tường đang ở : "...Hình như trong mỗi góc đầy bóng tối của căn nhà này, trên chiếc bàn viết gỗ mục của Sơn để lại, và trong chiếc ghế bằng sợi mây hèo to của Cường thường ngày vẫn ngồi vẽ, đều dậy lên mùi hương lặng lẽ của tuổi trẻ chúng tôi. " (HPNT- Căn Nhà của Những Gã Lang Thang - Thanh Niên, xuân 2001).
    Căn nhà mang nhiều kỷ niệm của Sơn, nhất là tháng ngày sau giải phóng. Khi cả gia đình Sơn đã ở tại căn nhà mới xây không lâu trước 75, 47C Duy Tân, nay là Phạm Ngọc Thạch, Sài Gòn. Sơn trở lại Huế một mình với bạn bè, sống những ngày đầu sau giải phóng, còn biết bao khó khăn, nghi kị. Sơn vào sinh hoạt tại hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên, thường đi lao động chung cùng Bửu Chỉ, khi tại Huế, khi tại Quảng Trị (không hề đi cải tạo hay kinh tế mới ở Khe Sanh như nhiều tin đã viết).
    Mỗi đêm, chúng tôi vẫn đến nhà cùng Sơn uống rượu, Lữ Quỳnh và tôi ở trong Thành Nội, đạp xe qua Sơn, Quỳnh thường lấy chai đi mua rượu đế (chai mua hôm trước, hôm sau đến đổi lấy chai mới về). Phần lớn là rượu dổm, vì khan hiếm gạo nếp... còn nghe nói bỏ cả thuốc rầy vào cho trong. Ôi, một thời của những buổi rượu độc hại như thế, mà quây quần và nói cười, vẽ chân dung bạn bè treo đầy tường, nhất là Bửu Chỉ. Phải kể đến người bạn mới quen sau 75 mà chúng tôi rất quý mến : Thái Bá Vân, người viết phê bình nghệ thuật được các họa sĩ nể trọng. Vân mất trước Sơn hai năm, cũng vào tháng 4. Vân đã viết : "...Riêng tôi, mãi sau khi miền Nam giải phóng, nhờ những chuyện dạy học ở Huế, 1978-1981, tôi mới được gần Trịnh Công Sơn, trên căn nhà nhỏ đường Nguyễn Trường Tộ, đầy kỷ niệm với bạn bè trong đó. Niềm an ủi ấy là của hàng triệu người đã khuất, dành cho chúng tôi, và mỗi lần nhớ lại, chúng tôi đều thầm rơi nước mắt. " ( Thái Bá Vân - Tiếp Xúc Với Nghệ Thuật , Viện MTVN 1997).
    Chính tại căn nhà này Sơn đã viết bài " Diễm Xưa ", ghi một dấu mốc cho ca từ đầy chất huyền thoại của Sơn "...Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau ". Có lần Sơn bắt gặp một nhánh hoa sầu đông tím cắm trước cửa sổ nhà. Mà còn ai, ngoài cô gái mỗi ngày vẫn đi học ngang qua đó. Tất nhiên là Sơn kể cho tôi ngay với nhiều xúc động. Và, Sơn đã bạo dạn một lần, nhờ tôi đi cùng , qua thăm D., nhà bên kia sông, qua cầu Phú Cam, rẽ mặt, đi một đoạn đường Phan Chu Trinh... Lúc này, tôi cũng đã thuê phòng trọ trong con hẻm đá gần nhà D. và nhà Tuý Hồng (chị dạy Việt văn trường trung học Hàm Nghi, đã viết truyện ngắn đăng ở Bách Khoa, gây chú ý nhiều độc giả). Tường về đó ở chung cùng tôi để đi dạy gần hơn. Tôi còn nhớ nét mặt nghiêm của ông cụ D. , giáo sư Pháp văn trường Đồng Khánh. Ông cụ đã nhìn chúng tôi bằng đôi mắt nghi kị, nhất là Sơn, tóc dài, có râu lưa thưa dưới cằm. Nhưng đã liều thì phải chịu trận. Lúc D. đưa chúng tôi ra cổng, cổng sân là hai liếp cửa gỗ thấp. Còn nhớ rõ là lúc đó, em gái D., còn nhỏ lắm, chạy theo ra nhìn Sơn. Ai ngờ sau này Sơn đã da diết với cái dáng vẻ khoan thai, áo lụa vàng của A. , để rồi, thất vọng, để rồi... hai mươi năm sau mới được : "...Hai mươi năm em trả lại rồi. Trả nợ một đời xa vắng vòng tay ...".
    " Biển Nhớ ", hay bóng dáng của Bích K.. Là một giai đoạn ngắn, vì hoàn cảnh và thời cuộc lúc đó. Sơn vào Qui Nhơn nấp dưới bóng trường Sư Phạm. Hè 1962, tôi vào thăm Sơn vì Sơn ở lại, không về Huế. Đêm nào Sơn cũng rủ Bích K. cùng tôi ra biển ngồi đến khuya. Bích K. từ Nha Trang ra Qui Nhơn học, cùng lớp, hay săn sóc cho Sơn, lúc ấy chỉ thấy khi nào Sơn cũng mặt chiếc áo chemise kaki vàng. K. thường đem cà phê đến tặng Sơn. Chúng tôi đã ngồi uống cà phê với nhau dưới mái quán thấp ven biển lợp bằng lá kè. " Biển Nhớ " là cảm hứng từ muôn vàn đợt sóng lấp lánh trong những đêm khuya khoắt ấy, mà Sơn đã kéo cao cổ áo, chợt rùng mình, rồi có một ngày sẽ xa những dấu chân trên cát, có còn " trời cao níu bước Sơn Khê ...". Thời Qui Nhơn này của Sơn phải kể đến " Trường Ca Tiếng Hát Dã Tràng ", mà hè 1964, trong lễ ra trường, Sơn đã dàn dựng cùng bạn bè hát rất thành công. Sơn đã chép tặng tôi mấy trang bản trường ca này. Tôi đem về, dán đầy các ô cửa kính. Tiếc là bây giờ thất lạc, không tìm lại được.
    Nhắc đến Sơn - Khê, Sơn hay ghép tên bạn gái vào lời nhạc của mình một cách hồn nhiên như vậy. Như sau này, một cô gái bình thường, có sắc đẹp quyến rũ, ở cạnh nhà Tôn Thất Văn, làng Báo Chí, Thủ Đức. Tôn Thất Văn là họa sĩ vẽ tranh lụa nổi tiếng, bạn thân của chúng tôi. Tuần nào chúng tôi cũng về nhà Văn uống rượu. Sơn đi chiếc xe PC màu vàng cam ... " Cây sẽ cho Lộc và cây sẽ cho hoa. " Lộc là cô láng giềng của Văn mà Sơn đã si tình.
    Cũng như " Bống bồng ơi " sau này của Sơn. Bống là tên gọi ở nhà của Hồng Nhung :
    Ngày Bống Mẹ bồng
    Nhẹ quá tơ tằm
    Lay nhẹ bống bồng bông
    Lay nhẹ đóa Hồng Nhung.
    Và còn nữa, Quỳnh H. của " nụ cười khúc khích trên lưng ", Chu Nguyệt Ng., mà chúng tôi đã sửa soạn đi ăn cưới, Michiko, cô gái Nhật rất thương Sơn, chơi bóng rổ giỏi, đã làm luận án về nhạc Sơn tại đại học Sorbonne, Paris...
    ĐÀ LẠT MÙ SƯƠNG 1965
    Là những tháng ngày sương khói, lãng đãng nhất. Hình ảnh phải ghi lại kẻo quên, là chiếc khoen tai lớn với mái tóc dài, đang băng qua đồi Cù. Phùng thị L. , hình ảnh của " Như Cánh Vạc Bay " :
    Gió sẽ mừng vì tóc em bay
    Cho mây hờn ngủ quên trên vai
    Vai em gầy guộc nhỏ
    Như cánh vạc về chốn xa xôi...
    mà tôi đã gặp lại bên này, khi đến Canada, về thăm Ottawa.
    " Tóc gió thôi bay " như một âm hưởng của nhạc Sơn khởi đi từ Đà Lạt. Như " Đàn Bò Vào Thành Phố " khởi đi từ B"lao.
    Sau triển lãm tranh một mình đầu tiên ở Huế, rồi Đà Nẵng, Noël 1965 triễn lãm tại Alliance Francaise, Đà Lạt. Nơi nào Sơn cũng ở bên tôi . Thời gian này Sơn gặp Khánh Ly, mới hát ở Night Club Đà Lạt. Sau đó về hát với Sơn ở sân trường Văn Khoa, Quán Văn, Sài Gòn, được sinh viên nồng nhiệt tán thưởng.
    Đà Lạt, căn phòng tôi thuê ở đường Hoa Hồng. Những chiều chúng tôi thường ra Kiosque cô Ba, gần hồ Xuân Hương, uống bia. Sơn giới thiệu tôi với cô Ba, tôi làm nghề sửa xe, vì tay chân lem luốc sơn màu. Cô Ba thấy chúng tôi còn trẻ, mà chiều nào cũng ra quán ngồi, thắc mắc lắm. Sau đó, khi bày tranh, Sơn nói tôi mời cô Ba đến dự. Lúc đó cô mới ưu đãi chúng tôi hơn nữa. Uống bia nửa giá...
    Những đêm khuya Đà Lạt, lúc đó Nguyễn Xuân Thiệp, trung uý, mới nhận chức trưởng đài phát thanh quân đội Đà Lạt, có chiếc jeep, cứ tối xuống là cùng nhau uống rượu, khuya về, lái xe cứ lòng vòng vì say...
    Bên cạnh Sơn, còn có em Sơn, Trịnh Xuân Tịnh. Thời ở Đà Lạt, Tịnh là người gần gũi, chăm sóc cho Sơn, lo in và phát hành nhạc, từ những bản nhạc rời cho đến in thành tập. Thời gian đầu tiên đó, tôi luôn vẽ bìa cho Sơn và được " nổi tiếng lây ", khi tờ Le Monde, tờ báo lớn và uy tín của Pháp, có bài của Pomonti viết về Sơn, in kèm cái dessin tôi vẽ Sơn rất kỹ bằng bút sắt, trong tập ca khúc đầu tiên của Sơn được in ra, rất đẹp, nhà xuất bản An Tiêm. Tô Thùy Yên viết bài giới thiệu. Chắc Tịnh không quên được cái đêm Sơn và Tịnh vơ hết tiền của anh em khi Sơn và Tịnh đánh xì tẩy thắng, lận tiền dày cộm trong áo, đi giữa khuya Đà Lạt. Sơn chơi binh xập xám và xì tẩy chì lắm.
    (còn tiếp)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:48 ngày 05/07/2003
  2. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tình bạn, hồi sinh cơn hôn mê (3)
    Ở LẠI SÀI GÒN, THỜI " CẬU "
    Còn non choẹt lúc đó, mà đêm nào chúng tôi cũng vào dancing Tự Do, được tài-pán Cường lúc nào cũng ngả người " chào cậu " và luôn dành cho cái bàn nhỏ trên lầu. Sơn nhảy bebop bay **** và thích nhất điệu này. Những đêm đi phòng trà thường có cả Trịnh Cung, lúc đó, đang thuê căn phòng trong khu phố sau chợ Trương Minh Giảng, cạnh phòng Huy Cường, tài tử xi-nê đang ăn khách. Có những đêm tôi và Sơn lên Trịnh Cung chơi, vì hết tiền. Đang ngồi lơ mơ với nhau, đã khuya, mà có người gõ cửa mua tranh. Cung bán được tấm tranh, chúng tôi lại xuống phố...
    Sơn có những cuộc si tình kỳ lạ. Kỷ niệm si tình đáng nhớ nhất, là không biết Sơn mua chiếc nhẫn bằng platine bạc lúc nào, đeo ở ngón tay. Đêm đó, sau khi nhảy xong - thường là với Dung và Thanh Thuý Tàu (vì cô lai Tàu, và để phân biệt với ca sĩ Thanh Thuý), Sơn nói là có món quà tặng Thuý, chốc nữa về sẽ trao. Khi ra khỏi cửa phòng trà, giữa khuya, đi một đoạn đường Tự Do, thì Sơn nói Thanh Thuý nhắm mắt lại, Sơn lấy chiếc nhẫn đeo vào ngón tay đeo nhẫn cưới của Thanh Thuý, làm Thanh Thuý cảm động, bỏ chạy tới trước, chiếc robe trắng tung bay trong phố khuya...
    Đêm trên phố khuya ấy là một kỷ niệm đẹp. Trong chúng ta, ai mà không có những góc phố kỷ niệm :
    Níu vai phố rộng xin về
    Với cây gió trút với hè nắng rưng
    (Bùi Giáng)
    Với Sơn thì :
    Về trên phố cao nguyên ngồi
    Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi
    như còn nghe rõ " ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì " của chúng tôi trên phố Blao, Đơn Dương, Đà Lạt ...
    Năm 1965, có lẽ là năm tháng đáng ghi nhớ nhất của tôi và Sơn. Sơn được các bạn ở Sài Gòn tổ chức buổi ra mắt đầu tiên trước quần chúng tại khu đất trống sau lưng trường Văn Khoa Sài Gòn cũ (nay là Thư Viện Quốc Gia). "...Với tôi, đây là buổi thể nghiệm xem mình có thể tồn tại trong lòng quần chúng được không. Trước mặt đám đông đến mấy nghìn người gần đủ thành phần văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên, tôi cảm thấy mình quá trơ trọi và đầy lo âu trên bục gỗ với cây đàn guitare dưới ánh sáng đèn... Buổi hát đã để lại một ấn tượng khá tốt đẹp cho người trình bày lẫn người nghe..." (TCS) Còn tôi có cuộc bày tranh Noël ở Đà Lạt với đông bạn bè lên dự, có cả Phạm Duy, Nguyễn Văn Trung, Đỗ Long Vân, Tôn Nữ Kim Phượng, Christian Cauro... Tôi, Sơn và Tường không còn gì hạnh phúc hơn tình bạn... Phòng tranh này tôi đề tặng Tuyết Nhung...
    THỜI GIAN XA BẠN
    Tôi có 15 năm sau giải phóng, còn ở lại cùng Sơn. SàiGòn - Huế - Hà Nội. Cùng gặp những người bạn vong niên rất quý : Nguyễn Tuân, Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Phùng Quán, Thái Bá Vân... Các anh Tuân và Văn Cao thân thiết với Sơn nhất. Đến chơi với Sơn cũng là đến với bạn bè Sơn, vì lần nào Sơn cũng gọi chúng tôi đến cùng uống rượu. Sơn và Văn Cao có dáng dấp giống nhau. Người gầy, hai bàn tay ngón dài tài hoa. Thơ, nhạc, vẽ đều tài hoa. Hoàng Ngọc Hiến đã tiến cử một bài thơ tình hay nhất của thế kỷ, nhân một nhóm những người yêu thơ yêu cầu, đó là lời của bài nhạc " Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ ". Tôi cũng đồng ý như vậy. Mấy năm ở Sài Gòn, tôi có vẽ bức sơn dầu " Bỏ Tôi Đứng Bên Đời Kia ", cảm xúc từ mấy câu của Sơn :
    Lòng tôi có đôi lần khép cửa
    Rồi bên vết thương tôi quỳ
    Vì em đã mang lời khấn nhỏ
    Bỏ tôi đứng bên đời kia.
    Sau đó bán cho người khách đem về Nhật. Tháng trước khi Sơn mất, tôi còn gọi điện thoại về đùa với Sơn : Hoàng Ngọc Hiến bình chọn ông có bài thơ tình hay nhất thế kỷ, bây giờ mình sẽ bình chọn ông là người vẽ hay nhất của thế kỷ. Sơn cười khoái chí, nói, đừng nói vậy mà người ta ghét. Sơn sợ người ta ghét lắm. Vì Sơn chẳng ghét ai bao giờ. Thây kệ (không phải thôi kệ) là chữ Sơn hay nói khi có ai xấu với mình...
    Tôi cùng gia đình qua Mỹ cuối năm 1989. Những ngày đầu năm 1990, Sơn đã viết thư chia xẻ với tôi những lo toan lúc ban đầu khi đến Salt Lake city, tiểu bang Utah : " Mình nghĩ ban đầu có khó khăn, nhưng dần dà rồi đâu cũng vào đấy cả. Lẽ ra cái tuổi bọn mình, phải bắt đầu nhàn thì bây giờ chỉ mới khởi công. Cũng gay go thật. Chúc tất cả hãy can đảm và thiền trước mọi cảnh đời đa đoan phức tạp " (trích thư Sơn, 5.3.1990).
    Hai năm sau, đang nhớ bạn, thì Sơn nhắn, sẽ qua Montreal, Canada thăm gia đình các em. Lúc đó là tháng 3.1992, Canada còn tuyết nhiều. Tôi qua thăm Sơn ngay, có gặp cả Khánh Ly. Lại suốt ngày lang thang ở phố thị, St. Laurent, Duluth, ... Sơn cứ chỉ bảng số xe của Canada có hàng chữ " Je Me Souviens " mà nói : thành phố này có tình. Có đêm vào quán nhạc Jazz nổi tiếng vừa uống rượu vừa nghe đàn. Tôi vẫn mê tiếng đàn trầm contrebasse. Sơn thì saxophone. Sau đó về nhà ngồi uống rượu tiếp đến 2, 3 giờ sáng và vẽ. Sơn thích vẽ trong những lúc thấm rượu và khuya khoắt như thế. Lần đó Sơn hát cho tôi nghe " Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng " . Tôi thật sự xúc động, khi nghe câu : " Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo ". Tôi cứ thầm hát cùng Sơn câu này. Nét phóng bút của lời nhạc Sơn chép tặng tôi, vẫn treo trên cánh cửa từ ngày Montreal về cho đến nay, mới đó mà đã gần 10 năm.
    HỘI HOẠ, GIẤC MỘNG KHÔNG BỜ BẾN CỦA SƠN
    Đến với nhạc Sơn là đến bằng linh cảm, bởi vì tâm hồn Sơn là một tâm hồn nhạy bén không cùng, với hội họa cũng vậy. Sơn cũng vẽ dễ như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát nói : " Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra ".
    Không gian tranh của Sơn bao giờ cũng dở dang, nhưng lại đầy tinh khiết, sáng tạo : " Nghệ thuật dạy cho tôi biết biên giới của hữu hạn và sự vô cùng. Riêng trong hội họa tôi còn bắt gặp thêm cái không bờ bến của một giấc mộng tự do tinh thần. " Sơn phát biểu như một tuyên ngôn nghệ thuật. Tranh Sơn thanh thoát đến hư tưởng. Người xem thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng, khác với những " lời ca thơ " đầy nước mắt của Sơn " tôi không thể phân biệt được nước mắt với âm nhạc " (Nietzsche).
    Những hình thể mảng màu trong tranh xếp đặt ngộ nghĩnh và đầy suy tính, lại rất đúng với nguyên lý của nghệ thuật mới. Những họa sĩ chuyên nghiệp đôi lúc cũng ngợ tay, khó bóp méo hình thể và sắp xếp không gian được như vậy.
    Sơn rất giỏi về nắm bắt những nét đặc trưng khi vẽ chân dung, nhất là chân dung những người bạn thân thiết. Sơn vẽ nhiều chân dung Văn Cao rất đẹp. Lột tả được nét tinh tế trên từng khuôn mặt. Chân dung thiếu nữ như chân dung Linh Đan, chân dung M., là những bức tranh đẹp nhất của Sơn.
    Nguyễn Trung đã viết " hôm nay chúng ta nói về Trịnh Công Sơn họa sĩ. Michel Ragon, nhà lý thuyết người binh vực nghệ thuật mới, nghệ thuật trừu tượng, có viết rằng trong thời đại chúng ta, không còn những họa sĩ vẽ chơi (peintre du dimanche) nữa. Rất đúng với Trịnh Công Sơn. Anh mới vẽ một vài năm nay và đã trở thành họa sĩ thực thụ " (phòng tranh ĐC, ĐQE, TCS, Sự Phối Hợp Thú Vị Của Ba Tính Chất Khác Nhau, Tuổi Trẻ CN, 5.1.1989).
    Đó là lần bày tranh tại nhà hữu nghị Tiệp Khắc 1989. Tôi, Đỗ Quang Em và Sơn. Trước đó, năm 1988, một phòng tranh tại nhà Sơn của Tôn Thất Văn, Sơn và tôi, cũng rất thành công.
    HÃY TRỞ LẠI, SƠN ƠI
    Lần cuối cùng tôi và Sơn còn bên nhau là tháng 8, năm 2000. Mùa hè tôi từ Virginia về ở tại nhà Sơn một tháng, trưa chiều đều ngồi với nhau ở căn phòng đầy hơi hướm bạn bè tứ xứ của Sơn. Cái mặt bàn tròn là thân cây đại thụ chở từ Campuchia về, bốn chiếc ghế mây, và một dãy ghế để cạnh. Cái thùng ván thông lớn, trang trí đầy màu sắc, đựng những chai rượu chát. Chiếc đàn piano đen ám bụi, đống màu dầu và acrylic để trong góc. Tranh dựng, treo ngổn ngang. Sơn đã vẽ tại đây, hát tại đây. Xấp bản thảo nhạc là những tờ giấy rời luộm thuộm. Cuốn sổ ghi địa chỉ và số phone úa vàng, Sơn đã ghi chú chi chít trên đó. Mấy năm sau này, Sơn đã bỏ hẳn thuốc lá, chỉ còn uống ít rượu. Đang uống Black Label nhãn đen.
    Cuộc bày tranh chung giữa ba người bạn : Trịnh Công Sơn, Bửu Chỉ và tôi tại gallery Tự Do (từ 20.8 - 3.9.2000) mà Sơn đã tự mình phát biểu : " Nghệ thuật đích thực là một thứ thông điệp còn lại sau cùng , khi mọi hình thức tồn tại khác đã mất đi . "
    Là cuộc chơi cuối cùng sao Sơn ?
    Tôi trở lại Mỹ, chỉ mới bảy tháng sau mà Sơn đã bỏ tôi ở lại bên đời.
    Tôi thấy lòng đau và buồn bã. Lúc gần ba giờ sáng bên này, có tiếng điện thoại reo. Tôi biết là tin dữ.
    Tháng 4. Mùa xuân bắt đầu, hoa rực nở , mà lòng tôi chùng xuống lạnh tăm. Như trở lại với màu xám chì của mùa đông dài tuyết phủ vừa qua.
    Suốt hơn cả tháng nay, tôi còn như thảng thốt. Tình bạn có hồi sinh được cơn hôn mê không Sơn. Hãy trở lại và ra dấu, như Bửu Chỉ đã nhắn, để chúng ta lại nhận ra nhau, lại ôm choàng lấy nhau mà khóc.
    Đinh Cường
    Virginia, 16.4.2001
    http://perso.wanadoo.fr/diendan/archpag6/s14dcuong.html
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 17:52 ngày 07/07/2003
  3. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tình bạn, hồi sinh cơn hôn mê (3)
    Ở LẠI SÀI GÒN, THỜI " CẬU "
    Còn non choẹt lúc đó, mà đêm nào chúng tôi cũng vào dancing Tự Do, được tài-pán Cường lúc nào cũng ngả người " chào cậu " và luôn dành cho cái bàn nhỏ trên lầu. Sơn nhảy bebop bay **** và thích nhất điệu này. Những đêm đi phòng trà thường có cả Trịnh Cung, lúc đó, đang thuê căn phòng trong khu phố sau chợ Trương Minh Giảng, cạnh phòng Huy Cường, tài tử xi-nê đang ăn khách. Có những đêm tôi và Sơn lên Trịnh Cung chơi, vì hết tiền. Đang ngồi lơ mơ với nhau, đã khuya, mà có người gõ cửa mua tranh. Cung bán được tấm tranh, chúng tôi lại xuống phố...
    Sơn có những cuộc si tình kỳ lạ. Kỷ niệm si tình đáng nhớ nhất, là không biết Sơn mua chiếc nhẫn bằng platine bạc lúc nào, đeo ở ngón tay. Đêm đó, sau khi nhảy xong - thường là với Dung và Thanh Thuý Tàu (vì cô lai Tàu, và để phân biệt với ca sĩ Thanh Thuý), Sơn nói là có món quà tặng Thuý, chốc nữa về sẽ trao. Khi ra khỏi cửa phòng trà, giữa khuya, đi một đoạn đường Tự Do, thì Sơn nói Thanh Thuý nhắm mắt lại, Sơn lấy chiếc nhẫn đeo vào ngón tay đeo nhẫn cưới của Thanh Thuý, làm Thanh Thuý cảm động, bỏ chạy tới trước, chiếc robe trắng tung bay trong phố khuya...
    Đêm trên phố khuya ấy là một kỷ niệm đẹp. Trong chúng ta, ai mà không có những góc phố kỷ niệm :
    Níu vai phố rộng xin về
    Với cây gió trút với hè nắng rưng
    (Bùi Giáng)
    Với Sơn thì :
    Về trên phố cao nguyên ngồi
    Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi
    như còn nghe rõ " ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì " của chúng tôi trên phố Blao, Đơn Dương, Đà Lạt ...
    Năm 1965, có lẽ là năm tháng đáng ghi nhớ nhất của tôi và Sơn. Sơn được các bạn ở Sài Gòn tổ chức buổi ra mắt đầu tiên trước quần chúng tại khu đất trống sau lưng trường Văn Khoa Sài Gòn cũ (nay là Thư Viện Quốc Gia). "...Với tôi, đây là buổi thể nghiệm xem mình có thể tồn tại trong lòng quần chúng được không. Trước mặt đám đông đến mấy nghìn người gần đủ thành phần văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên, tôi cảm thấy mình quá trơ trọi và đầy lo âu trên bục gỗ với cây đàn guitare dưới ánh sáng đèn... Buổi hát đã để lại một ấn tượng khá tốt đẹp cho người trình bày lẫn người nghe..." (TCS) Còn tôi có cuộc bày tranh Noël ở Đà Lạt với đông bạn bè lên dự, có cả Phạm Duy, Nguyễn Văn Trung, Đỗ Long Vân, Tôn Nữ Kim Phượng, Christian Cauro... Tôi, Sơn và Tường không còn gì hạnh phúc hơn tình bạn... Phòng tranh này tôi đề tặng Tuyết Nhung...
    THỜI GIAN XA BẠN
    Tôi có 15 năm sau giải phóng, còn ở lại cùng Sơn. SàiGòn - Huế - Hà Nội. Cùng gặp những người bạn vong niên rất quý : Nguyễn Tuân, Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Phùng Quán, Thái Bá Vân... Các anh Tuân và Văn Cao thân thiết với Sơn nhất. Đến chơi với Sơn cũng là đến với bạn bè Sơn, vì lần nào Sơn cũng gọi chúng tôi đến cùng uống rượu. Sơn và Văn Cao có dáng dấp giống nhau. Người gầy, hai bàn tay ngón dài tài hoa. Thơ, nhạc, vẽ đều tài hoa. Hoàng Ngọc Hiến đã tiến cử một bài thơ tình hay nhất của thế kỷ, nhân một nhóm những người yêu thơ yêu cầu, đó là lời của bài nhạc " Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ ". Tôi cũng đồng ý như vậy. Mấy năm ở Sài Gòn, tôi có vẽ bức sơn dầu " Bỏ Tôi Đứng Bên Đời Kia ", cảm xúc từ mấy câu của Sơn :
    Lòng tôi có đôi lần khép cửa
    Rồi bên vết thương tôi quỳ
    Vì em đã mang lời khấn nhỏ
    Bỏ tôi đứng bên đời kia.
    Sau đó bán cho người khách đem về Nhật. Tháng trước khi Sơn mất, tôi còn gọi điện thoại về đùa với Sơn : Hoàng Ngọc Hiến bình chọn ông có bài thơ tình hay nhất thế kỷ, bây giờ mình sẽ bình chọn ông là người vẽ hay nhất của thế kỷ. Sơn cười khoái chí, nói, đừng nói vậy mà người ta ghét. Sơn sợ người ta ghét lắm. Vì Sơn chẳng ghét ai bao giờ. Thây kệ (không phải thôi kệ) là chữ Sơn hay nói khi có ai xấu với mình...
    Tôi cùng gia đình qua Mỹ cuối năm 1989. Những ngày đầu năm 1990, Sơn đã viết thư chia xẻ với tôi những lo toan lúc ban đầu khi đến Salt Lake city, tiểu bang Utah : " Mình nghĩ ban đầu có khó khăn, nhưng dần dà rồi đâu cũng vào đấy cả. Lẽ ra cái tuổi bọn mình, phải bắt đầu nhàn thì bây giờ chỉ mới khởi công. Cũng gay go thật. Chúc tất cả hãy can đảm và thiền trước mọi cảnh đời đa đoan phức tạp " (trích thư Sơn, 5.3.1990).
    Hai năm sau, đang nhớ bạn, thì Sơn nhắn, sẽ qua Montreal, Canada thăm gia đình các em. Lúc đó là tháng 3.1992, Canada còn tuyết nhiều. Tôi qua thăm Sơn ngay, có gặp cả Khánh Ly. Lại suốt ngày lang thang ở phố thị, St. Laurent, Duluth, ... Sơn cứ chỉ bảng số xe của Canada có hàng chữ " Je Me Souviens " mà nói : thành phố này có tình. Có đêm vào quán nhạc Jazz nổi tiếng vừa uống rượu vừa nghe đàn. Tôi vẫn mê tiếng đàn trầm contrebasse. Sơn thì saxophone. Sau đó về nhà ngồi uống rượu tiếp đến 2, 3 giờ sáng và vẽ. Sơn thích vẽ trong những lúc thấm rượu và khuya khoắt như thế. Lần đó Sơn hát cho tôi nghe " Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng " . Tôi thật sự xúc động, khi nghe câu : " Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo ". Tôi cứ thầm hát cùng Sơn câu này. Nét phóng bút của lời nhạc Sơn chép tặng tôi, vẫn treo trên cánh cửa từ ngày Montreal về cho đến nay, mới đó mà đã gần 10 năm.
    HỘI HOẠ, GIẤC MỘNG KHÔNG BỜ BẾN CỦA SƠN
    Đến với nhạc Sơn là đến bằng linh cảm, bởi vì tâm hồn Sơn là một tâm hồn nhạy bén không cùng, với hội họa cũng vậy. Sơn cũng vẽ dễ như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát nói : " Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra ".
    Không gian tranh của Sơn bao giờ cũng dở dang, nhưng lại đầy tinh khiết, sáng tạo : " Nghệ thuật dạy cho tôi biết biên giới của hữu hạn và sự vô cùng. Riêng trong hội họa tôi còn bắt gặp thêm cái không bờ bến của một giấc mộng tự do tinh thần. " Sơn phát biểu như một tuyên ngôn nghệ thuật. Tranh Sơn thanh thoát đến hư tưởng. Người xem thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng, khác với những " lời ca thơ " đầy nước mắt của Sơn " tôi không thể phân biệt được nước mắt với âm nhạc " (Nietzsche).
    Những hình thể mảng màu trong tranh xếp đặt ngộ nghĩnh và đầy suy tính, lại rất đúng với nguyên lý của nghệ thuật mới. Những họa sĩ chuyên nghiệp đôi lúc cũng ngợ tay, khó bóp méo hình thể và sắp xếp không gian được như vậy.
    Sơn rất giỏi về nắm bắt những nét đặc trưng khi vẽ chân dung, nhất là chân dung những người bạn thân thiết. Sơn vẽ nhiều chân dung Văn Cao rất đẹp. Lột tả được nét tinh tế trên từng khuôn mặt. Chân dung thiếu nữ như chân dung Linh Đan, chân dung M., là những bức tranh đẹp nhất của Sơn.
    Nguyễn Trung đã viết " hôm nay chúng ta nói về Trịnh Công Sơn họa sĩ. Michel Ragon, nhà lý thuyết người binh vực nghệ thuật mới, nghệ thuật trừu tượng, có viết rằng trong thời đại chúng ta, không còn những họa sĩ vẽ chơi (peintre du dimanche) nữa. Rất đúng với Trịnh Công Sơn. Anh mới vẽ một vài năm nay và đã trở thành họa sĩ thực thụ " (phòng tranh ĐC, ĐQE, TCS, Sự Phối Hợp Thú Vị Của Ba Tính Chất Khác Nhau, Tuổi Trẻ CN, 5.1.1989).
    Đó là lần bày tranh tại nhà hữu nghị Tiệp Khắc 1989. Tôi, Đỗ Quang Em và Sơn. Trước đó, năm 1988, một phòng tranh tại nhà Sơn của Tôn Thất Văn, Sơn và tôi, cũng rất thành công.
    HÃY TRỞ LẠI, SƠN ƠI
    Lần cuối cùng tôi và Sơn còn bên nhau là tháng 8, năm 2000. Mùa hè tôi từ Virginia về ở tại nhà Sơn một tháng, trưa chiều đều ngồi với nhau ở căn phòng đầy hơi hướm bạn bè tứ xứ của Sơn. Cái mặt bàn tròn là thân cây đại thụ chở từ Campuchia về, bốn chiếc ghế mây, và một dãy ghế để cạnh. Cái thùng ván thông lớn, trang trí đầy màu sắc, đựng những chai rượu chát. Chiếc đàn piano đen ám bụi, đống màu dầu và acrylic để trong góc. Tranh dựng, treo ngổn ngang. Sơn đã vẽ tại đây, hát tại đây. Xấp bản thảo nhạc là những tờ giấy rời luộm thuộm. Cuốn sổ ghi địa chỉ và số phone úa vàng, Sơn đã ghi chú chi chít trên đó. Mấy năm sau này, Sơn đã bỏ hẳn thuốc lá, chỉ còn uống ít rượu. Đang uống Black Label nhãn đen.
    Cuộc bày tranh chung giữa ba người bạn : Trịnh Công Sơn, Bửu Chỉ và tôi tại gallery Tự Do (từ 20.8 - 3.9.2000) mà Sơn đã tự mình phát biểu : " Nghệ thuật đích thực là một thứ thông điệp còn lại sau cùng , khi mọi hình thức tồn tại khác đã mất đi . "
    Là cuộc chơi cuối cùng sao Sơn ?
    Tôi trở lại Mỹ, chỉ mới bảy tháng sau mà Sơn đã bỏ tôi ở lại bên đời.
    Tôi thấy lòng đau và buồn bã. Lúc gần ba giờ sáng bên này, có tiếng điện thoại reo. Tôi biết là tin dữ.
    Tháng 4. Mùa xuân bắt đầu, hoa rực nở , mà lòng tôi chùng xuống lạnh tăm. Như trở lại với màu xám chì của mùa đông dài tuyết phủ vừa qua.
    Suốt hơn cả tháng nay, tôi còn như thảng thốt. Tình bạn có hồi sinh được cơn hôn mê không Sơn. Hãy trở lại và ra dấu, như Bửu Chỉ đã nhắn, để chúng ta lại nhận ra nhau, lại ôm choàng lấy nhau mà khóc.
    Đinh Cường
    Virginia, 16.4.2001
    http://perso.wanadoo.fr/diendan/archpag6/s14dcuong.html
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 17:52 ngày 07/07/2003
  4. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi vì đã post trùng một số bài (mấy bữa trước không vào được hết các trang của chủ đề).
    Mong các mod dành chút thời gian ghi lại phần mục lục cho các bài viết trong chủ đề này. Cảm ơn.
  5. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi vì đã post trùng một số bài (mấy bữa trước không vào được hết các trang của chủ đề).
    Mong các mod dành chút thời gian ghi lại phần mục lục cho các bài viết trong chủ đề này. Cảm ơn.
  6. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn đã rời xa "cõi tạm" tròn một năm
    [​IMG]
    Không chỉ bạn bè mà rất nhiều khán giả yêu nhạc trong và ngoài nước đều tiếc thương ông. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, một người bạn chí cốt của Trịnh Công Sơn, đã có đôi dòng hồi ức dành tặng độc giả VnExpress nhân dịp này.
    Lần đầu tiên tôi gặp Trịnh Công Sơn là vào năm 1959, tại nhà một ca sĩ mà sau này rất nổi tiếng với giọng hát liêu trai: Thanh Thúy. Ngày ấy, Sơn đưa tác phẩm đầu tay Ướt mi cho cô ca sĩ có dáng vóc gầy gò, tính tình nhút nhát.
    Từ đó, chúng tôi cùng tập dượt những tình khúc mới của Sơn và thân nhau. Lý do đơn giản là cả hai đều có chung một niềm yêu thích: âm nhạc. Thời gian qua, với bao bận rộn đời thường, chúng tôi thỉnh thoảng mới chuyện trò cùng nhau, Sơn bên ly rượu, còn tôi bên ly cà phê. Chúng tôi trao đổi những suy nghĩ về âm nhạc, về cuộc đời.
    Năm 1970, tôi cùng Khánh Ly sang Nhật theo lời mời của Đài Truyền hình NHK để trình diễn những tình khúc của Trịnh Công Sơn. Sơn có việc bận không đi được. Lúc tiễn tôi đi, Sơn nói: ?oÁnh ráng thay mình giúp Khánh Ly hát cho thật tình cảm. Hãy bảo cô ấy đi đất mà hát, để hết tâm hồn của mình vào nhạc thì sẽ diễn thành công". Và quả thật, khi Khánh Ly mặc áo dài, đi chân đất hát Diễm xưa thì khán giả Nhật hoàn toàn bị chinh phục. Bởi, khi đi đất, chân đứng vững chãi thì ca sĩ có thể hát cao và mạnh mẽ hơn. Từ đó về sau, mỗi khi hát cho sinh viên, học sinh, Khánh Ly đều đi chân đất.
    Mối quan hệ giữa nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly trở thành huyền thoại. Mọi người cứ nhầm tưởng đó phải là một tình yêu rất lãng mạn. Nhưng, theo cảm nhận cá nhân tôi, Trịnh Công Sơn đối xử với Khánh Ly như một người anh đối với một người em gái. Sơn tận tình chỉ bảo cho cô từng câu hát khó, chữ nào hát to, chữ nào hát êm xuống và truyền cho Khánh Ly cái thần của bài hát. Hơn nữa, lúc đó, Ly đã có gia đình.
    Lần cuối cùng cả 3 chúng tôi gặp nhau, đó là dịp tết 2000 khi Khánh Ly trở về thăm quê hương. Ly hát, tôi đệm đàn và Trịnh Công Sơn vừa uống rượu vừa nghe, như ngày xưa. Ngay đến cả lúc ấy, Khánh Ly vẫn như một người em gái xa quê về gặp anh.
    Có nhiều dư luận về việc Sơn yêu Hồng Nhung, hay có ý định cưới người mẫu Vân Anh, rồi còn rất nhiều, rất nhiều nữa, nhưng theo tôi hiểu, Trịnh Công Sơn là người yêu tất thẩy mọi người. Anh nhìn cuộc đời giản dị với một lòng yêu thương tràn ngập. Đôi khi người ta lợi dụng cả danh tiếng của anh, nhưng anh vẫn bình thản.
    Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đệm đàn cho Trịnh Công Sơn.
    Những lời khuyên chân thành của anh đã giúp tôi đạt thành công trong sự nghiệp âm nhạc. Trước khi Sơn mất, tôi may mắn có dịp đệm đàn cho Sơn hát bài Một Cõi Đi Về. Tôi không ngờ đó là lần hội ngộ cuối cùng. Hôm nay, nhân kỷ niệm một năm ngày mất của Sơn, với tất cả tình cảm thương nhớ, tôi ghi lại đây những kỷ niệm chân thành với lời nhắn nhủ của Sơn: ?oHãy yêu âm nhạc với tất cả con tim mình?.
    Nguyễn Ánh 9
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2002/04/3B9BA99E/
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:06 ngày 05/07/2003
  7. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn đã rời xa "cõi tạm" tròn một năm
    [​IMG]
    Không chỉ bạn bè mà rất nhiều khán giả yêu nhạc trong và ngoài nước đều tiếc thương ông. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, một người bạn chí cốt của Trịnh Công Sơn, đã có đôi dòng hồi ức dành tặng độc giả VnExpress nhân dịp này.
    Lần đầu tiên tôi gặp Trịnh Công Sơn là vào năm 1959, tại nhà một ca sĩ mà sau này rất nổi tiếng với giọng hát liêu trai: Thanh Thúy. Ngày ấy, Sơn đưa tác phẩm đầu tay Ướt mi cho cô ca sĩ có dáng vóc gầy gò, tính tình nhút nhát.
    Từ đó, chúng tôi cùng tập dượt những tình khúc mới của Sơn và thân nhau. Lý do đơn giản là cả hai đều có chung một niềm yêu thích: âm nhạc. Thời gian qua, với bao bận rộn đời thường, chúng tôi thỉnh thoảng mới chuyện trò cùng nhau, Sơn bên ly rượu, còn tôi bên ly cà phê. Chúng tôi trao đổi những suy nghĩ về âm nhạc, về cuộc đời.
    Năm 1970, tôi cùng Khánh Ly sang Nhật theo lời mời của Đài Truyền hình NHK để trình diễn những tình khúc của Trịnh Công Sơn. Sơn có việc bận không đi được. Lúc tiễn tôi đi, Sơn nói: ?oÁnh ráng thay mình giúp Khánh Ly hát cho thật tình cảm. Hãy bảo cô ấy đi đất mà hát, để hết tâm hồn của mình vào nhạc thì sẽ diễn thành công". Và quả thật, khi Khánh Ly mặc áo dài, đi chân đất hát Diễm xưa thì khán giả Nhật hoàn toàn bị chinh phục. Bởi, khi đi đất, chân đứng vững chãi thì ca sĩ có thể hát cao và mạnh mẽ hơn. Từ đó về sau, mỗi khi hát cho sinh viên, học sinh, Khánh Ly đều đi chân đất.
    Mối quan hệ giữa nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly trở thành huyền thoại. Mọi người cứ nhầm tưởng đó phải là một tình yêu rất lãng mạn. Nhưng, theo cảm nhận cá nhân tôi, Trịnh Công Sơn đối xử với Khánh Ly như một người anh đối với một người em gái. Sơn tận tình chỉ bảo cho cô từng câu hát khó, chữ nào hát to, chữ nào hát êm xuống và truyền cho Khánh Ly cái thần của bài hát. Hơn nữa, lúc đó, Ly đã có gia đình.
    Lần cuối cùng cả 3 chúng tôi gặp nhau, đó là dịp tết 2000 khi Khánh Ly trở về thăm quê hương. Ly hát, tôi đệm đàn và Trịnh Công Sơn vừa uống rượu vừa nghe, như ngày xưa. Ngay đến cả lúc ấy, Khánh Ly vẫn như một người em gái xa quê về gặp anh.
    Có nhiều dư luận về việc Sơn yêu Hồng Nhung, hay có ý định cưới người mẫu Vân Anh, rồi còn rất nhiều, rất nhiều nữa, nhưng theo tôi hiểu, Trịnh Công Sơn là người yêu tất thẩy mọi người. Anh nhìn cuộc đời giản dị với một lòng yêu thương tràn ngập. Đôi khi người ta lợi dụng cả danh tiếng của anh, nhưng anh vẫn bình thản.
    Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đệm đàn cho Trịnh Công Sơn.
    Những lời khuyên chân thành của anh đã giúp tôi đạt thành công trong sự nghiệp âm nhạc. Trước khi Sơn mất, tôi may mắn có dịp đệm đàn cho Sơn hát bài Một Cõi Đi Về. Tôi không ngờ đó là lần hội ngộ cuối cùng. Hôm nay, nhân kỷ niệm một năm ngày mất của Sơn, với tất cả tình cảm thương nhớ, tôi ghi lại đây những kỷ niệm chân thành với lời nhắn nhủ của Sơn: ?oHãy yêu âm nhạc với tất cả con tim mình?.
    Nguyễn Ánh 9
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2002/04/3B9BA99E/
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:06 ngày 05/07/2003
  8. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Hồng Nhung & Trịnh Công Sơn những ngày đầu quen nhau

    Hồng Nhung

    "Tôi 20 tuổi, nhỏ bé với đôi vai gầy guộc, còn anh, người đàn ông không tuổi, đôi mắt sáng, dáng xiêu xiêu. Tôi chào và nhận lấy sự trìu mến từ hơi ấm nơi bàn tay anh và chẳng còn để ý đến xung quanh mình đang có rất nhiều người nổi tiếng. Nhạc nổi lên, ai đó đang hát: Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi".
    Đó là những hồi ức về Trịnh Công Sơn của một người con gái mà ông "không biết gọi là ai".
    Đấy là khoảng thời gian mà tôi thấy không hề bận rộn và hối thúc, lúc thì quây quần bên những người bạn, đàn hát say sưa, khi thì đi xem tranh ở triển lãm, hay chỉ có hai anh em ngồi ở nhà anh, nơi nhìn ra khu vườn trải sỏi, mà trò chuyện bâng khuâng? Tôi bắt đầu tập những bản tình ca của anh, mở đầu bằng Em hãy ngủ đi. Anh hay nhìn tôi cười: "Sao người nhỏ mà hát mạnh quá vậy". Những tối cuối tuần, chúng tôi đến hát ở quán nhạc sĩ. Với tôi, nơi ấy là cả một vườn âm nhạc, của sự đồng cảm và vui thích:
    "?Nắng có hồng bằng đôi môi em
    Mưa có buồn bằng đôi mắt em
    Tóc em từng sợi nhỏ
    Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh?".
    "Anh Sơn ơi, có người phụ nữ nào đẹp đến thế này?". Anh nhìn tôi, đôi mắt sáng vốn lúc nào cũng như đang cười, bỗng ánh lên. Kỷ niệm đang trở về. Anh bỏ sang phòng ngủ một chốc rồi quay lại với cuốn album dày. Từng trang ảnh cũ lật qua, người phụ nữ trẻ trong ảnh đang mỉm cười. Cô đẹp thật, kiểu đẹp e ấp ngày xưa. Lần đầu tiên, tôi ý niệm Như cánh vạc bay là có trong đời thật. Rồi anh chỉ cho tôi người đẹp Diễm xưa, nói chuyện với tôi về cô gái trong Tôi ơi đừng tuyệt vọng? Hàng giờ trôi qua, tôi như bị hút vào trong một cuốn phim đầy hình ảnh sống động của quá khứ. Trưa hôm ấy, trời không nắng, gió chẳng lay động cây cối ngoài khu vườn nhỏ. Chỉ nghe thấy giọng anh ấm và nhẹ, cứ từ từ kể lại cho tôi hay, cho chính mình nghe kỷ niệm về tình yêu của anh.
    Anh Sơn luôn dành tình cảm ưu ái cho phái đẹp. Những người bạn là phụ nữ đến nhà bao giờ cũng được anh đãi khi thì trái cây, khi thì kẹo chocolate? Có ai đó than phiền là thời gian đi nhanh quá, để tuổi trẻ sắp trôi qua rồi, anh đùa: "Phụ nữ ai cũng chỉ đến 25 tuổi thôi, còn những năm sau đó là những năm kinh nghiệm!".
    Con người thì biết được thời gian, còn những bản tình ca của anh sẽ ở lại mãi với những người đàn bà không có tuổi. Trong bài hát của anh, với tình yêu hồn nhiên tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa lời và nhạc, tôi đã gặp một phụ nữ đẹp:
    "Gió sẽ mừng vì tóc em bay
    Cho mây hờn ngủ quên trên vai
    Vai em gầy guộc nhỏ
    Như cánh vạc về chốn xa xôi?".
    Anh đã chỉ cho tôi rằng hạnh phúc là khi sống thật với cảm xúc của mình, yêu thương và nâng niu những điều đẹp đẽ. Và điều đẹp nhất trên đời chính là con người và sự cần có nhau trong đời sống.
    Hồng Nhung
    (Theo Người Đẹp Việt Nam)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 05/07/2003
  9. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Hồng Nhung & Trịnh Công Sơn những ngày đầu quen nhau

    Hồng Nhung

    "Tôi 20 tuổi, nhỏ bé với đôi vai gầy guộc, còn anh, người đàn ông không tuổi, đôi mắt sáng, dáng xiêu xiêu. Tôi chào và nhận lấy sự trìu mến từ hơi ấm nơi bàn tay anh và chẳng còn để ý đến xung quanh mình đang có rất nhiều người nổi tiếng. Nhạc nổi lên, ai đó đang hát: Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi".
    Đó là những hồi ức về Trịnh Công Sơn của một người con gái mà ông "không biết gọi là ai".
    Đấy là khoảng thời gian mà tôi thấy không hề bận rộn và hối thúc, lúc thì quây quần bên những người bạn, đàn hát say sưa, khi thì đi xem tranh ở triển lãm, hay chỉ có hai anh em ngồi ở nhà anh, nơi nhìn ra khu vườn trải sỏi, mà trò chuyện bâng khuâng? Tôi bắt đầu tập những bản tình ca của anh, mở đầu bằng Em hãy ngủ đi. Anh hay nhìn tôi cười: "Sao người nhỏ mà hát mạnh quá vậy". Những tối cuối tuần, chúng tôi đến hát ở quán nhạc sĩ. Với tôi, nơi ấy là cả một vườn âm nhạc, của sự đồng cảm và vui thích:
    "?Nắng có hồng bằng đôi môi em
    Mưa có buồn bằng đôi mắt em
    Tóc em từng sợi nhỏ
    Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh?".
    "Anh Sơn ơi, có người phụ nữ nào đẹp đến thế này?". Anh nhìn tôi, đôi mắt sáng vốn lúc nào cũng như đang cười, bỗng ánh lên. Kỷ niệm đang trở về. Anh bỏ sang phòng ngủ một chốc rồi quay lại với cuốn album dày. Từng trang ảnh cũ lật qua, người phụ nữ trẻ trong ảnh đang mỉm cười. Cô đẹp thật, kiểu đẹp e ấp ngày xưa. Lần đầu tiên, tôi ý niệm Như cánh vạc bay là có trong đời thật. Rồi anh chỉ cho tôi người đẹp Diễm xưa, nói chuyện với tôi về cô gái trong Tôi ơi đừng tuyệt vọng? Hàng giờ trôi qua, tôi như bị hút vào trong một cuốn phim đầy hình ảnh sống động của quá khứ. Trưa hôm ấy, trời không nắng, gió chẳng lay động cây cối ngoài khu vườn nhỏ. Chỉ nghe thấy giọng anh ấm và nhẹ, cứ từ từ kể lại cho tôi hay, cho chính mình nghe kỷ niệm về tình yêu của anh.
    Anh Sơn luôn dành tình cảm ưu ái cho phái đẹp. Những người bạn là phụ nữ đến nhà bao giờ cũng được anh đãi khi thì trái cây, khi thì kẹo chocolate? Có ai đó than phiền là thời gian đi nhanh quá, để tuổi trẻ sắp trôi qua rồi, anh đùa: "Phụ nữ ai cũng chỉ đến 25 tuổi thôi, còn những năm sau đó là những năm kinh nghiệm!".
    Con người thì biết được thời gian, còn những bản tình ca của anh sẽ ở lại mãi với những người đàn bà không có tuổi. Trong bài hát của anh, với tình yêu hồn nhiên tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa lời và nhạc, tôi đã gặp một phụ nữ đẹp:
    "Gió sẽ mừng vì tóc em bay
    Cho mây hờn ngủ quên trên vai
    Vai em gầy guộc nhỏ
    Như cánh vạc về chốn xa xôi?".
    Anh đã chỉ cho tôi rằng hạnh phúc là khi sống thật với cảm xúc của mình, yêu thương và nâng niu những điều đẹp đẽ. Và điều đẹp nhất trên đời chính là con người và sự cần có nhau trong đời sống.
    Hồng Nhung
    (Theo Người Đẹp Việt Nam)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 05/07/2003
  10. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ về ca khúc Trịnh Công Sơn

    Nhà văn Bửu Ý

    Huế, 8.1990
    Từ lâu lắm Trịnh Công Sơn được giới ái mộ trao tặng danh hiệu là kẻ du ca về tình yêu, quê hương và thân phận.
    Anh lớn lên bằng tuổi chiến tranh đứt rồi lại nối, chiến tranh dai dẳng và cùng khắp đến nỗi đứng ở tọa độ nào trên đất nước cũng thấy và sống chiến tranh, từ đó người chiến sĩ dấn thân tự đề ra cách thế sống và hành động phù hợp với sở nguyện mà vẫn đạt hiệu quả mong muốn. Thế đứng trước nay ở miền Nam của anh, tối thiểu, không hại cho uy tín và sự nghiệp của anh. Lịch sử đất nước lật hẳn sang một chương khác, trước sau anh vẫn an nhiên ("Ðôi khi một người dường như chờ đợi thật ra đang ngồi thảnh thơi.", Tự tình khúc hay ít nhất anh giữ an nhiên cho nghệ thuật của mình. Anh đi vào nhạc, anh bước xuống đường, y như người ta hít thở. Và nói như thế, không có nghĩa anh phó mặc đời, mà có nghĩa là anh gieo trồng vào những luống đã tự đào sẵn, không phải ngoái lui, không cần xóa đi làm lại. Nay nhạc và lời của anh, nếu có chuyển đổi chẳng qua vì tâm hồn đến tuổi đổi mùa. Cần nói thêm rằng cái an nhiên là món quà lưu chủ của đời, sau khi khổ chủ đã hoàn trả cho người - người tình, người bạn, người đời - những hơn thua, ngộ nhận, thị phi.
    Nhạc của Trịnh Công Sơn không tuyền là nhạc, bài hát không chỉ là bài hát. Mỗi bài là một truyện ngắn, mỗi ca khúc là một chương khúc của truyện dài không có kết thúc, vẫn mở ra như một vết thương, một vết thương người, một vết thương thời đại, vết thương thiết thân, phải cưu mang và lưu truyền.
    Nhưng không có đoạn truyện nào kết thúc có hậu như trong truyện cổ tích, mà ngược lại đó là những loại Tình Sầu, Tình Xa, Tình Vơi. Không còn là cái đẹp của đối xứng, vuông tròn, thủy chung. Bởi cùng nhau tắm gội trong biển bấp bênh của thời đại, con người xót xa khám phá ra cái đẹp chông chênh, cái ma lực của chén đắng. Ðời dành riêng cho kẻ nào đã lên tới đỉnh buồn và xuống tới vực thẳm, một đôi mắt bên trong để nhìn ra những vẻ đẹp của mặt đất, của nghịch lý khiến cho y nhận chân cái tất yếu của cô đơn, cái hào quang của thất bại, cái quyến rũ của triền dốc. Con người sinh ra là đã thua cuộc, vấn đề còn lại của con người, vấn đề hoàn toàn nguyên vẹn, là khoác lên sự thua cuộc ấy một gương mặt người do từng cá nhân đắp dập lấy. Theo chiều hướng này, ta sẽ mục kích hàng hiên phô bày toàn chân dung lập thể: hoặc thiếu mắt thừa môi, hoặc mặt lật vào trong mà dạ để ra ngoài.
    Nguồn cảm hứng khơi mạch từ đó, rất dễ rơi vào chỗ sướt mướt, ê chề, rất dễ đưa tới trạng thái buông thả, quy hàng... là những gì nhiều người từng quy nạp cho ca khúc Trịnh Công Sơn. Ðành rằng vài tình cảm ấy không hoàn toàn vắng bóng, và đậm nhạt khác nhau từng nơi, từng lúc, nhưng nghiễm nhiên được biến chế, vượt qua, đủ để ta nhận ra đó không còn là những tình cảm hoàn cảnh mà là những tình cảm bản chất cần được khẳng định và hóa kiếp thành đức tin, động lực phản kháng những giới hạn của con người. Không những thế mà thôi, ta phải nhặt nhạnh những tàn phai, tóc trắng, tan tành theo giọt mưa, hạt bụi, lăn lóc như hòn cuội, không ngạc nhiên trước những tráo trở, lật lọng, chấp nhận gươm giáo, nọc độc, gọt tỉa màu mun của đêm, vốc bùn sóng sánh, phải nâng niu những vết thương cùng nét xanh xao, hao gầy, cám ơn những mối tình tơi tả, phải thương yêu nỗi chết... dung nạp tất cả vào lòng và bện thành tấm áo giáp, thứ áo giáp mặc trong.
    Trịnh Công Sơn là người khát sống. Anh muốn sống nhiều nơi cùng một lúc, ngồi nơi này, nhớ nơi kia, muốn sống gấp đôi sợ không đủ thì giờ, lắm lúc không phân biệt ngày với đêm. Anh thích những chuyến tàu xuyên suốt, những chuyến xe đỗ rồi lại đi, anh thích rút ngắn không gian giữa rừng với biển, giữa đó anh tha hồ sống với ghềnh, bãi, lũng sâu và núi, tháp, cánh đồng, anh muốn rút ngắn thời gian giữa lạ với quen và xua tan những cánh dơi thù nghịch.
    Hình ảnh phố phô mình phân rãi trong ca khúc anh: phố xưa (Khói trời mênh mông),phố hẹn (Khói trời mênh mông), phố xôn xao (Yêu dấu tan theo), phố rộng (Tưởng rằng đã quên), phố thênh thang (Quỳnh hương), phố cao nguyên (Lời thiên thu gọi), phố nọ (Ðêm thấy ta là thác đổ), phố xa lạ (Bên đời hiu quạnh)... Phố như là nơi triển lãm của sự sống, một đại hội đời, một nơi tập cư đủ mẫu người, một bãi thí nghiệm bao thế thái nhân tình làm thỏa lòng con người nào muốn sưu tập con người. Do những hình ảnh phố xá như thế này, có người bảo: Trịnh Công Sơn thích lui tới những nơi đô hội. Ðiều này đúng một phần, bởi lẽ: anh thích những nơi có bóng dáng con người, anh thèm tiếng người hơn là cõi vắng lặng, nhưng điều cần nói thêm, là: anh ước mơ hình ảnh xã hội được đô hội hóa chứ không phải là sa mạc hóa, và được đô hội hóa thường trực, sao cho ngày ngày hàng cây thắplễ lạc trên tầng lá xanh, lễ lạc trên từng nẻo đường, khắp mọi nhà và trong mỗi con tim.
    Trí óc và cảm xúc của Trịnh Công Sơn phù hợp với tổng hợp hơn là phân tích, nghiêng về kết hợp hơn là phân chia. Hình ảnh chiếc cầu đối với anh là một lời mời gọi cất bước sang bên kia, đồng thời chuyển biến bên kia thành bên này và ngược lại. Băng qua cầu là để sống với bên kia và nhớ bên này. Trong nỗi sống đã tượng hình nỗi nhớ. Người đi trên cầu không những nhìn ôm cả hai phía mà có thể nhìn cút bắt với những khuỷu sông thấp thoáng ẩn hiện, cấu tạo dần dần trong tâm khảm cái dự cảm lìa xa, mất mát.
    Tình yêu. Quê hương. Thân phận. Làm sao nói về những vấn đề này bằng lời hát và chuyên chở bằng nhạc, những ưu tư thường trực của mọi người và được mọi người ít nhiều nói đến ? Trịnh Công Sơn có cách nói riêng, bằng lời và bằng nhạc. Lời tách riêng, đó là những đoạn thơ hoặc là truyện thơ tâm sự về giọt mưa, giọt nắng, về một vùng biển đầy ắp sự vắng mặt... Nhạc tách riêng có khi nhún nhảy như loại đồng dao hay thanh bình ca, có khi lại rất thích hợp với ánh đèn màu và khói thuốc của vũ trường, cũng có khi dòng nhạc Trịnh Công Sơn gần gũi với thánh ca thanh thoát...
    (còn tiếp)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:27 ngày 05/07/2003

Chia sẻ trang này