1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0

    Lời tựa tập nhạc "Em còn nhớ hay em đã quên"

    Văn Cao

    Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người ca thơ (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền.
    Mãi hơn một năm sau khi giải phóng miền Nam, chúng tôi mới thực sự mắt nhìn mắt tay cầm tay lần đầu, nhưng tôi có cảm giác như chúng tôi đã là bạn của nhau tự bao giờ, mẵc dù giữa tôi và Sơn, còn cả một thế hệ đệm. Nói cách nào đó, tôi đã gẵp Sơn từ những ngày đất nước còn chia hai miền và còn chìm trong khói lửa. Ðó là vào những ngày cuối chiến tranh, khi một số ca khúc phản chiến của Sơn lọt ra miền Bắc. Tôi muốn nhắc đến ở đây một kỷ niệm không thể quên ở nhà một người bạn trẻ (mà sau đó ít lâu đã chết một cách bi thảm). Ðêm ấy lần đầu tiên tôi nghe (cũng có nghĩa là gặp) Trịnh Công Sơn...Những bạn trẻ hát cho tôi nghe gần suốt đêm hàng loạt ca khúc Trịnh Công Sơn (không biết họ học ở đâu?) hát say sưa đến nỗi đứt cả dây của cây đàn ghi ta duy nhất có trong nhà. Sau này, Sơn kể cho tôi nghe rằng những bài đó, Sơn đã sáng tác trong những ngày trốn lính, sống lê la với bạn giang hồ.
    Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính là ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đẵc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà cả bên ngoài biên giới nữa. Và nếu tôi không lầm thì dấu ấn của Sơn đã ít nhiều in trên tác phẩm của một số nhạc sĩ thời kỳ sau 1975.
    Có lẽ không cần nghe lại nữa, dù bây giờ và sau này Sơn có in thêm. Một lần là đủ, từ cái đêm chiến tranh ấy, tôi biết mình đã gặp một tâm-hồn-chị-em xẻ chia ?omột cõi đi về? (1). Và tôi viết lời bạt này cho tập nhạc của Sơn như giữ một lời hẹn thầm chưa ngỏ, lời hẹn của một tri âm với một tri âm...

    (1) Ðầu đề một bài hát của Trịnh Công Sơn
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:50 ngày 05/07/2003
  2. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam nửa thế kỷ tân nhạc (trích)
    Nguyễn Thụy Kha

    ...Nửa cuối thập niên 1950 - 1960, giữa lúc dòng nhạc Đoàn Chuẩn đang dần ngưng với Lá đổ muôn chiều, Chiếc lá cuối cùng và Gửi người em gái miền Nam. thì dòng nhạc Cung Tiến bắt đầu giao thoa vào với Hương xưa, Thu vàng, Hoài cảm. Tiếp tục giao thoa với dòng âm nhạc Cung Tiến, năm 1958, 19 tuổi đời, Trịnh Công Sơn đã bắt đầu dòng nhạc của mình bằng Ướt mi, một ca khúc mang đậm nỗi buồn Huế.
    Giai đoạn đầu, ca khúc Trịnh Công Sơn căn bản là tình khúc. Bằng nỗi cô đơn trong trẻo, đầy linh cảm mất mát của tuổi đôi mươi, những tình khúc Trịnh Công Sơn khi ấy là lời thốt lên của lớp thanh niên miền Nam sống triền miên trong âu lo, trong phấp phỏng thời cuộc. Ðó là những Thương một người, Chiều một mình qua phố, Hạ trắng, ... và tiếng nức nở trào lên một đổ vỡ.
    Trong giai đoạn này, ca khúc Cho một người nằm xuống đã báo hiệu cho một cái nhìn về chiến tranh. Thân phận những người lính ngã xuống chỉ là một mất mát đời đời. Báo hiệu này đã dẫn tới những ca khúc phản chiến ở giai đoạn tiếp theo của dòng nhạc Trịnh Công Sơn. Nhìn chiến tranh bằng cặp mắt trung thực ở tầm nhân loại, Trịnh Công Sơn đã kêu lên bức bối giữa cuộc đời "nồi da nấu thịt". Có lẽ vì cách nhìn như thế nên sau 30-4-1975, Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ miền Nam duy nhất lại có thêm nửa khối thính giả ở miền Bắc. Anh đã tạo ra thính giả bằng chất nhạc riêng của mình.
    Cũng cần nói thêm rằng sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn trong thời kỳ này được chắp cánh nhờ giọng hát Khánh Ly. Cuộc trùng phùng này đã để lại một dấu ấn không phai mờ trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
    Trịnh Công Sơn bước vào địa hạt làm âm nhạc cho điện ảnh cũng từ sau giải phóng miền Nam. Anh đã có mặt ở gần hai chục phim truyện cũng như tài liệu. Từ trong những cuốn phim, ca khúc Trịnh Công Sơn lại đĩnh đạc bước vào đời, sống một cuộc sống riêng như những ca khúc khác.
    Nếu ở giai đoạn trước là sự song hành của Trịnh Công Sơn với Khánh Ly, thì ở địa hạt âm nhạc cho điện ảnh lại là song hành của Trịnh Công Sơn với. Hai người bạn, hai nhạc sĩ nhiều đồng cảm với nhau luôn cùng có mặt trong từng bộ phim.
    Cuối tháng 3 năm 1990, nhạc sĩ có một cõi âm thanh của hơn ba mươi năm sáng tạo, của gần 500 ca khúc thoắt một cái đã trở thành diễn viên của phim truyền hình do hãng phát thanh truyền hình BBC thực hiện.
    Cất đi những phóng túng trong đời sống cũng như trong âm nhạc, Trịnh Công Sơn đã tự khép mình vào kỷ luật của một diễn viên. Anh phải vội vã bay từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội và chỉ ở lại có 16 tiếng để đứng trước ống kính trong một cảnh gặp gỡ nhạc sĩ Văn Cao tại nhà riêng ở số 108 phố Yết Kiêu. Ngay sau đó, anh bay vào Huế để thực hiện một đoạn phim khác trên quê hương xanh ngắt những miệt vườn lá trúc che ngang mặt chữ điền.
    Không biết nhạc sĩ có tạo ra được ngôn ngữ điện ảnh trong diễn xuất độc đáo như ngôn ngữ âm nhạc của mình không. Chắc những người vốn mến mộ Trịnh Công Sơn còn phải chờ đợi khi cuốn phim ra đời. Nhưng chắc không ai mong anh lại bỏ âm nhạc để trở thành diễn viên. Vẫn cứ mong một cõi âm thanh Trịnh Công Sơn ngày càng thăm thẳm.
    .................
    (Việt Nam nửa thế kỷ tân nhạc - Nguyễn Thụy Kha)

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:19 ngày 07/07/2003
  3. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam nửa thế kỷ tân nhạc (trích)
    Nguyễn Thụy Kha

    ...Nửa cuối thập niên 1950 - 1960, giữa lúc dòng nhạc Đoàn Chuẩn đang dần ngưng với Lá đổ muôn chiều, Chiếc lá cuối cùng và Gửi người em gái miền Nam. thì dòng nhạc Cung Tiến bắt đầu giao thoa vào với Hương xưa, Thu vàng, Hoài cảm. Tiếp tục giao thoa với dòng âm nhạc Cung Tiến, năm 1958, 19 tuổi đời, Trịnh Công Sơn đã bắt đầu dòng nhạc của mình bằng Ướt mi, một ca khúc mang đậm nỗi buồn Huế.
    Giai đoạn đầu, ca khúc Trịnh Công Sơn căn bản là tình khúc. Bằng nỗi cô đơn trong trẻo, đầy linh cảm mất mát của tuổi đôi mươi, những tình khúc Trịnh Công Sơn khi ấy là lời thốt lên của lớp thanh niên miền Nam sống triền miên trong âu lo, trong phấp phỏng thời cuộc. Ðó là những Thương một người, Chiều một mình qua phố, Hạ trắng, ... và tiếng nức nở trào lên một đổ vỡ.
    Trong giai đoạn này, ca khúc Cho một người nằm xuống đã báo hiệu cho một cái nhìn về chiến tranh. Thân phận những người lính ngã xuống chỉ là một mất mát đời đời. Báo hiệu này đã dẫn tới những ca khúc phản chiến ở giai đoạn tiếp theo của dòng nhạc Trịnh Công Sơn. Nhìn chiến tranh bằng cặp mắt trung thực ở tầm nhân loại, Trịnh Công Sơn đã kêu lên bức bối giữa cuộc đời "nồi da nấu thịt". Có lẽ vì cách nhìn như thế nên sau 30-4-1975, Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ miền Nam duy nhất lại có thêm nửa khối thính giả ở miền Bắc. Anh đã tạo ra thính giả bằng chất nhạc riêng của mình.
    Cũng cần nói thêm rằng sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn trong thời kỳ này được chắp cánh nhờ giọng hát Khánh Ly. Cuộc trùng phùng này đã để lại một dấu ấn không phai mờ trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
    Trịnh Công Sơn bước vào địa hạt làm âm nhạc cho điện ảnh cũng từ sau giải phóng miền Nam. Anh đã có mặt ở gần hai chục phim truyện cũng như tài liệu. Từ trong những cuốn phim, ca khúc Trịnh Công Sơn lại đĩnh đạc bước vào đời, sống một cuộc sống riêng như những ca khúc khác.
    Nếu ở giai đoạn trước là sự song hành của Trịnh Công Sơn với Khánh Ly, thì ở địa hạt âm nhạc cho điện ảnh lại là song hành của Trịnh Công Sơn với. Hai người bạn, hai nhạc sĩ nhiều đồng cảm với nhau luôn cùng có mặt trong từng bộ phim.
    Cuối tháng 3 năm 1990, nhạc sĩ có một cõi âm thanh của hơn ba mươi năm sáng tạo, của gần 500 ca khúc thoắt một cái đã trở thành diễn viên của phim truyền hình do hãng phát thanh truyền hình BBC thực hiện.
    Cất đi những phóng túng trong đời sống cũng như trong âm nhạc, Trịnh Công Sơn đã tự khép mình vào kỷ luật của một diễn viên. Anh phải vội vã bay từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội và chỉ ở lại có 16 tiếng để đứng trước ống kính trong một cảnh gặp gỡ nhạc sĩ Văn Cao tại nhà riêng ở số 108 phố Yết Kiêu. Ngay sau đó, anh bay vào Huế để thực hiện một đoạn phim khác trên quê hương xanh ngắt những miệt vườn lá trúc che ngang mặt chữ điền.
    Không biết nhạc sĩ có tạo ra được ngôn ngữ điện ảnh trong diễn xuất độc đáo như ngôn ngữ âm nhạc của mình không. Chắc những người vốn mến mộ Trịnh Công Sơn còn phải chờ đợi khi cuốn phim ra đời. Nhưng chắc không ai mong anh lại bỏ âm nhạc để trở thành diễn viên. Vẫn cứ mong một cõi âm thanh Trịnh Công Sơn ngày càng thăm thẳm.
    .................
    (Việt Nam nửa thế kỷ tân nhạc - Nguyễn Thụy Kha)

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:19 ngày 07/07/2003
  4. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người rất có duyên với người đẹp...
    Báo Người Đẹp
    ATC đã chép lại ở trang 4
    Tác giả: Nhà thơ Dương Kỳ Anh
  5. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người rất có duyên với người đẹp...
    Báo Người Đẹp
    ATC đã chép lại ở trang 4
    Tác giả: Nhà thơ Dương Kỳ Anh
  6. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0


    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ?" Hành trình về phía vô cùng
    Nhà văn Trần Hữu Lục

    Bây giờ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã ?ovề chốn xa xăm cuối trời? ở tuổi 63 như lời hát trong bài Ở trọ của anh.
    Tháng trước bệnh trở nặng, anh vào bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Vào thăm anh, bạn thân đều nghĩ rồi anh sẽ qua khỏi. Chính anh cũng nghĩ thế. Anh còn viết thư gửi nhạc sĩ Ca Lê Thuần, Tổng thư ký Hội Âm nhạc TP. HCM xin phép được nghỉ bệnh ít hôm và hứa rằng sau khi bình phục sẽ đến Hội làm việc ngay. Các anh ở Hội vừa ngạc nhiên, càng thêm yêu mến, ngưỡng mộ sự mẫu mực của anh. Anh rất gần gũi và gắn bó với Hội Âm nhạc TP. HCM ?" nơi anh đang làm việc. Dù vậy, anh vẫn chọn ngôi nhà riêng để quản linh cữu mình nếu một mai anh trở về cát bụi và khi qua đời thì an táng ở nghĩa trang Gò Dưa tỉnh Bình Dương bên cạnh người mẹ thương kính của anh. Sinh thời, anh là một người con rất hiếu thảo. Cha mất sớm, là con đầu nên anh sớm lo toan nhiều việc trong gia đình, thương yêu tất cả 7 người em (2 trai và 5 gái). Khi người mẹ thân kính của anh qua đời, anh hụt hẫng, đau đớn. Anh đã viết một bài tùy bút rất cảm động nhân mùa Vu lan báo hiếu. Chính anh đã đọc tùy bút tâm thành hiếu thảo ấy và ghi âm lại để lưu giữ tình cảm thiêng liêng, cao quý của mình.
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không có người phụ nữ của riêng đời anh. Bao nhiêu ?ongười tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ?? Chẳng thể đếm được, nhưng nhiều ca sĩ đã thành danh từ âm nhạc của anh. Chuyện có người phụ nữ riêng đời anh có khi là duyên số? Cũng có đôi lần trong đời, anh đã dở dang? Có lần anh đã không rời quê hương sang Pháp định cư để sống với ?omột người? mà anh từng thương yêu. Một lần khác vì ?omọi người?. Mọi người là đám đông thầm lặng ngưỡng mộ anh, bạn bè thân thuộc bên anh, đều phản ứng quyết liệt rằng ?ongười ấy? không xứng hợp với nhân cách và tài năng của anh?
    Thế là anh ?ochỉ có những mối tình lãng đãng, sương khói, hoàn toàn không có gì cụ thể?. Trong một lần trả lời phỏng vấn anh nói rằng: ?oTôi chỉ là người hát rong đi qua miền đất này để hát lên linh cảm của mình về những giấc mơ??? Nói vậy nhưng anh là người yêu cuộc sống vô cùng, yêu tất cả: ?oMỗi ngày tôi chọn một niềm vui. Chọn những bông hoa và những nụ cười. Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy. Ðể mắt em cười tựa lá bay (Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui).
    Và anh đã làm người hát rong suốt 42 năm. Anh hát những bản tình ca hay nhất. Anh hát Kinh Việt Nam và Ca khúc da vàng. Anh hát Ðồng dao hòa bình và Nối vòng tay lớn. Anh hát Huyền thoại mẹ, anh hát Ðóa hoa vô thường? và rất nhiều lần, trong gần 990 ca khúc của mình, anh hát về Ở trọ, Cát bụi, Một cõi đi về? dự báo cho một chuyến đi xa của mình.
    Anh đã hiến dâng cho cuộc đời rất nhiều hoa thơm, trái ngọt, cho nhiều và đã nhận lại không ít đắng cay. Anh sống rộng lượng, nhân ái và tin yêu hết thảy mọi người, trái tim của anh trải rộng, chia sẻ với nhiều người, nhiều cảnh ngộ. Trái tim anh vẫn thủy chung đập dịu dàng với quê hương và vì quê hương ?oSống trong đời sống cần có một tấm lòng. Ðể làm gì em biết không? Ðể gió cuốn đi?. Với tâm niệm như thế, anh đã nhận lại được rất nhiều. Hàng triệu, triệu người trong và ngoài nước nhớ nhạc Trịnh Công Sơn.
    Dòng người xếp hàng vào viếng, tiễn linh cữu anh dài dằng dặc, mỗi người chỉ có được vài giây cắm nén hương trước quan tài anh. Họ đến từ nhiều miền đất nước. Họ đủ mọi thành phần, tuổi tác. Có người đến ?ogặp? anh lần đầu mà cũng là lần cuối. Có người chỉ biết anh qua âm nhạc? Rất đông văn nghệ sĩ, bạn thân và đồng hương của anh tại Tp. Hồ Chí Minh đã đến tiễn đưa anh. Không thể đếm chính xác có bao nhiêu lượt người đến viếng và tiễn đưa, nhưng trong sổ tang thì số lượt người, đơn vị, đoàn thể đăng ký vào viếng với vòng hoa, bó hoa, lẵng hoa? đã trên 1200 lượt. Sổ tang ghi tràn chữ, có chỗ nhòe đi vì nước mắt thương cảm. Và tôi đọc được những dòng chữ run run của nhà thơ Trương Nam Hương viết tiễn anh: ?oVĩnh biệt anh - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - một nhân cách lớn, tài năng lớn của âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20?. Ðám tang nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ thu hút đông đảo công chúng, mà có thể nói đấy là sự biểu hiện của những tấm lòng yêu mến và ngưỡng mộ anh.
    Sáng sớm ngày 4-47, tại ngã tư Phạm Ngọc Thạch - Ðiện Biên Phủ đã đông nghịt người tiễn anh. Nhạc sĩ Trần Long Ẩn, Phó thư ký Hội Âm nhạc TP. Hồ Chí Minh thay mặt Ban lễ tang nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đọc lời tâm huyết về cuộc đời và sáng tác của anh. Nhiều đoạn đã làm xúc động lòng người ?o? Sau 42 năm sáng tác, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã để lại cho đời, cho kho tàng âm nhạc Việt Nam một tài sản đồ sộ và vô cùng quý giá. Nhưng cái đáng quý hơn hết mà anh để lại là chính con người anh, tâm hồn anh với tất cả chiều kích và tầm vóc của một nhân cách lớn? và ?o? Hôm nay, bạn bè anh từ khắp mọi miền đất nước đã về đây, đứng bên anh đông đủ để nói với anh những lời từ biệt cuối cùng với hàng vạn bông hoa và hàng ngàn lời tiễn đưa trước lúc anh đi xa không bao giờ trở về được nữa!?.
    Ðoàn xe tang và dòng người tiễn đưa hướng về chùa Quảng Bình thuộc nghĩa trang Gò Dưa, tỉnh Bình Dương. Người tiễn đưa anh đến mộ huyệt chen nhau, vây quanh anh để nghe lời vĩnh biệt thống thiết, tình nghĩa của nhà văn Bửu Ý, người bạn thân bay từ Huế vào. Rồi bất chợt mọi người không ai bảo ai, cùng hát chung các bài hát nổi tiếng của Trịnh Công Sơn, từ bài Diễm xưa, Hạ trắng, Ướt mi, Một cõi đi về, Nối vòng tay lớn? đến Huyền thoại mẹ. Họ hát mà tràn nước mắt. Từng nụ hoa lài như những nốt nhạc rắc trên áo quan. Và các loài hoa khác thì đắp cao trên phần mộ anh. Rượu tiễn biệt tưới tràn lên mộ. Âm nhạc Trịnh Công Sơn như ôm lấy nghĩa trang Gò Dưa. Một cảnh tượng hiếm có! Một đám tang có rất nhiềy hoa, âm nhạc và nước mắt!
    Anh đã về với cát bụi vĩnh hằng. Anh hãy thanh thản ra đi ?" Xin vĩnh biệt một người Huế tài hoa, niềm tự hào của xứ sở quê hương.

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:09 ngày 05/07/2003
  7. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0


    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ?" Hành trình về phía vô cùng
    Nhà văn Trần Hữu Lục

    Bây giờ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã ?ovề chốn xa xăm cuối trời? ở tuổi 63 như lời hát trong bài Ở trọ của anh.
    Tháng trước bệnh trở nặng, anh vào bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Vào thăm anh, bạn thân đều nghĩ rồi anh sẽ qua khỏi. Chính anh cũng nghĩ thế. Anh còn viết thư gửi nhạc sĩ Ca Lê Thuần, Tổng thư ký Hội Âm nhạc TP. HCM xin phép được nghỉ bệnh ít hôm và hứa rằng sau khi bình phục sẽ đến Hội làm việc ngay. Các anh ở Hội vừa ngạc nhiên, càng thêm yêu mến, ngưỡng mộ sự mẫu mực của anh. Anh rất gần gũi và gắn bó với Hội Âm nhạc TP. HCM ?" nơi anh đang làm việc. Dù vậy, anh vẫn chọn ngôi nhà riêng để quản linh cữu mình nếu một mai anh trở về cát bụi và khi qua đời thì an táng ở nghĩa trang Gò Dưa tỉnh Bình Dương bên cạnh người mẹ thương kính của anh. Sinh thời, anh là một người con rất hiếu thảo. Cha mất sớm, là con đầu nên anh sớm lo toan nhiều việc trong gia đình, thương yêu tất cả 7 người em (2 trai và 5 gái). Khi người mẹ thân kính của anh qua đời, anh hụt hẫng, đau đớn. Anh đã viết một bài tùy bút rất cảm động nhân mùa Vu lan báo hiếu. Chính anh đã đọc tùy bút tâm thành hiếu thảo ấy và ghi âm lại để lưu giữ tình cảm thiêng liêng, cao quý của mình.
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không có người phụ nữ của riêng đời anh. Bao nhiêu ?ongười tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ?? Chẳng thể đếm được, nhưng nhiều ca sĩ đã thành danh từ âm nhạc của anh. Chuyện có người phụ nữ riêng đời anh có khi là duyên số? Cũng có đôi lần trong đời, anh đã dở dang? Có lần anh đã không rời quê hương sang Pháp định cư để sống với ?omột người? mà anh từng thương yêu. Một lần khác vì ?omọi người?. Mọi người là đám đông thầm lặng ngưỡng mộ anh, bạn bè thân thuộc bên anh, đều phản ứng quyết liệt rằng ?ongười ấy? không xứng hợp với nhân cách và tài năng của anh?
    Thế là anh ?ochỉ có những mối tình lãng đãng, sương khói, hoàn toàn không có gì cụ thể?. Trong một lần trả lời phỏng vấn anh nói rằng: ?oTôi chỉ là người hát rong đi qua miền đất này để hát lên linh cảm của mình về những giấc mơ??? Nói vậy nhưng anh là người yêu cuộc sống vô cùng, yêu tất cả: ?oMỗi ngày tôi chọn một niềm vui. Chọn những bông hoa và những nụ cười. Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy. Ðể mắt em cười tựa lá bay (Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui).
    Và anh đã làm người hát rong suốt 42 năm. Anh hát những bản tình ca hay nhất. Anh hát Kinh Việt Nam và Ca khúc da vàng. Anh hát Ðồng dao hòa bình và Nối vòng tay lớn. Anh hát Huyền thoại mẹ, anh hát Ðóa hoa vô thường? và rất nhiều lần, trong gần 990 ca khúc của mình, anh hát về Ở trọ, Cát bụi, Một cõi đi về? dự báo cho một chuyến đi xa của mình.
    Anh đã hiến dâng cho cuộc đời rất nhiều hoa thơm, trái ngọt, cho nhiều và đã nhận lại không ít đắng cay. Anh sống rộng lượng, nhân ái và tin yêu hết thảy mọi người, trái tim của anh trải rộng, chia sẻ với nhiều người, nhiều cảnh ngộ. Trái tim anh vẫn thủy chung đập dịu dàng với quê hương và vì quê hương ?oSống trong đời sống cần có một tấm lòng. Ðể làm gì em biết không? Ðể gió cuốn đi?. Với tâm niệm như thế, anh đã nhận lại được rất nhiều. Hàng triệu, triệu người trong và ngoài nước nhớ nhạc Trịnh Công Sơn.
    Dòng người xếp hàng vào viếng, tiễn linh cữu anh dài dằng dặc, mỗi người chỉ có được vài giây cắm nén hương trước quan tài anh. Họ đến từ nhiều miền đất nước. Họ đủ mọi thành phần, tuổi tác. Có người đến ?ogặp? anh lần đầu mà cũng là lần cuối. Có người chỉ biết anh qua âm nhạc? Rất đông văn nghệ sĩ, bạn thân và đồng hương của anh tại Tp. Hồ Chí Minh đã đến tiễn đưa anh. Không thể đếm chính xác có bao nhiêu lượt người đến viếng và tiễn đưa, nhưng trong sổ tang thì số lượt người, đơn vị, đoàn thể đăng ký vào viếng với vòng hoa, bó hoa, lẵng hoa? đã trên 1200 lượt. Sổ tang ghi tràn chữ, có chỗ nhòe đi vì nước mắt thương cảm. Và tôi đọc được những dòng chữ run run của nhà thơ Trương Nam Hương viết tiễn anh: ?oVĩnh biệt anh - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - một nhân cách lớn, tài năng lớn của âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20?. Ðám tang nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ thu hút đông đảo công chúng, mà có thể nói đấy là sự biểu hiện của những tấm lòng yêu mến và ngưỡng mộ anh.
    Sáng sớm ngày 4-47, tại ngã tư Phạm Ngọc Thạch - Ðiện Biên Phủ đã đông nghịt người tiễn anh. Nhạc sĩ Trần Long Ẩn, Phó thư ký Hội Âm nhạc TP. Hồ Chí Minh thay mặt Ban lễ tang nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đọc lời tâm huyết về cuộc đời và sáng tác của anh. Nhiều đoạn đã làm xúc động lòng người ?o? Sau 42 năm sáng tác, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã để lại cho đời, cho kho tàng âm nhạc Việt Nam một tài sản đồ sộ và vô cùng quý giá. Nhưng cái đáng quý hơn hết mà anh để lại là chính con người anh, tâm hồn anh với tất cả chiều kích và tầm vóc của một nhân cách lớn? và ?o? Hôm nay, bạn bè anh từ khắp mọi miền đất nước đã về đây, đứng bên anh đông đủ để nói với anh những lời từ biệt cuối cùng với hàng vạn bông hoa và hàng ngàn lời tiễn đưa trước lúc anh đi xa không bao giờ trở về được nữa!?.
    Ðoàn xe tang và dòng người tiễn đưa hướng về chùa Quảng Bình thuộc nghĩa trang Gò Dưa, tỉnh Bình Dương. Người tiễn đưa anh đến mộ huyệt chen nhau, vây quanh anh để nghe lời vĩnh biệt thống thiết, tình nghĩa của nhà văn Bửu Ý, người bạn thân bay từ Huế vào. Rồi bất chợt mọi người không ai bảo ai, cùng hát chung các bài hát nổi tiếng của Trịnh Công Sơn, từ bài Diễm xưa, Hạ trắng, Ướt mi, Một cõi đi về, Nối vòng tay lớn? đến Huyền thoại mẹ. Họ hát mà tràn nước mắt. Từng nụ hoa lài như những nốt nhạc rắc trên áo quan. Và các loài hoa khác thì đắp cao trên phần mộ anh. Rượu tiễn biệt tưới tràn lên mộ. Âm nhạc Trịnh Công Sơn như ôm lấy nghĩa trang Gò Dưa. Một cảnh tượng hiếm có! Một đám tang có rất nhiềy hoa, âm nhạc và nước mắt!
    Anh đã về với cát bụi vĩnh hằng. Anh hãy thanh thản ra đi ?" Xin vĩnh biệt một người Huế tài hoa, niềm tự hào của xứ sở quê hương.

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:09 ngày 05/07/2003
  8. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn, người giữa 2 lằn đạn
    Phạm Trần

    4.2001

    Mẹ ơi đứng giữa hai lằn đạn
    Ðỏ máu tim con vọt phía nào?

    Vương Ðức Lệ (1968)
    Hoa Thịnh Ðốn.

    Giờ 12:45 chiều ngày 1-4-2001, tại bệnh viện Chợ Rẫy, là giây phút đau buồn cho nền âm nhạc và văn hóa Việt Nam khi Trịnh Công Sơn lìa đời.
    Ở tuổi 62, người nghệ sỹ nổi tiếng khắp Thế giới với những dòng nhạc và lời ca thấm sâu vào lòng mỗi người, không phân biệt màu da, chủng tộc và ý thức hệ, Trịnh Công Sơn đã để lại cho đời hơn 40 năm đầy ắp yêu thương và không hận thù, kể từ nhạc phẩm Ướt Mi (1958) qua tiếng hát Thanh Thúy.
    Anh viết: "Nhìn lại quãng đời mình đã đi, tôi cảm thấy không có gì phải ân hận. Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mở ra những cuộc đối thoại, độc thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con người qua ca khúc dưới ánh sáng hiền hòa nhân hậu của những ngày tôi đang sống.... Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên, là người bạn của những em bé. Qua ca khúc, tôi đã đến gần và đã đi xa những chuyện tình, đã tham dự những nỗi hân hoan của đời người và cũng gánh nhẹ giùm những phiền muộn. Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành" (Trích "Phác thảo chân dung tôi" trong "Nhạc và đời" - NXB Tổng hợp Hậu Giang).
    Sơn đã gần gũi với mọi người qua những bản nhạc và lời ca chống chiến tranh yêu hòa bình và yêu người, nhưng đến khi chết anh lại thiếu những ca sỹ đã từng nhờ anh mà sống, nhờ có anh mà được nổi danh, trong số này có Khánh Ly.
    Chỉ có tiếng hát Khánh Ly mới làm nổi nhạc Trịnh Công Sơn, cũng như Thái Thanh đã đưa tên tuổi Phạm Duy lên đỉnh cao của nghệ thuật trong nhiều chục năm.
    Không ai có thể thay Khánh Ly, dù là Vĩnh Trinh - em ruột của Sơn, để hát nhạc họ Trịnh. Cũng như chẳng một ca sỹ nào có thể lẫn lộn với tiếng hát "vượt thời gian" của Thái Thanh khi nghe bà hát nhạc Phạm Duy.
    Những Thái Hằng, Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Quang, Ý Lan là hiền thê, là con và cháu mà có ai hát nhạc Phạm Duy hay bằng Thái Thanh ?
    Vì thế mà Khánh Ly đã nhìn nhận nửa đời sống của Trịnh Công Sơn là nửa đời mình và cô đã chân thành biết ơn Sơn đã làm cho tên cô rực sáng. Mỗi khi nghe Khánh Ly hát, hình ảnh Trịnh Công Sơn hiện ra trước mắt những người biết anh. Nhưng lớn hơn là đối với những ai chưa từng gặp Trịnh Công Sơn. Họ chỉ nghe nhạc của anh mà đã thấy gần gũi, đã cảm nhận được tấm lòng nhân hậu bao la của anh với cây cỏ và con người.
    Báo Lao Ðộng ra ngày 3-4 viết: "Chiều 1.4, khi Sơn vừa nằm xuống, xung quanh anh chỉ có người thân và mấy người bạn - các họa sĩ, kiến trúc sư, nhà báo..., có rất ít các nhạc sĩ và ca sĩ, trừ ca sĩ Lan Ngọc và nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn. Một vài người trong nhóm "Những người bạn" đang đi công tác ở Tây Nguyên, nhạc sĩ Tôn Thất Lập và ca sĩ Hồng Nhung thì đang ở Australia, còn người bạn thâm giao, họa sĩ Trịnh Cung lại đang ốm nặng ở tận bên Mỹ. Một sự ra đi không ồn ào, có phần lặng lẽ, chỉ có tiếng kèn của Trần Mạnh Tuấn đưa tiễn với chút hồi ức rực sáng về Trịnh Công Sơn trong "Cát bụi" và "Một cõi đi về". Sơn nằm đó, thân xác bé nhỏ, gầy gò. Cuối cùng thì người ta cũng cất đi cặp kính trắng - vật bất ly thân của Sơn khi còn sống để trả anh về với cát bụi."
    Sơn đã chết như khi anh còn sống. Bạn bè của anh thì nhiều, người mến mộ anh cũng rất đông - trong số này có trên 20 triệu dĩa nhạc của anh được tiêu thụ ở Nhật và nhiều nước khác - nhưng Sơn đã ra đi "không ồn ào, có phần lặng lẽ", tẻ nhạt ở bệnh viện Chợ Rẫy với những chứng bệnh xơ gan, suy thận, tiểu đường, xuất huyết tiêu hóa và viêm phổi nặng (trích Bùi Chiến, báo Lao Ðộng 3-4-01) !
    Với bằng đó chứng bệnh hiểm nghèo mà Sơn đã cầm cự được tới vài năm, nhưng lần nhập viện ngày 26-3 vừa rồi là chuyến vào nhà thương sau cùng của người nghệ sỹ nổi tiếng nhất trong 20 năm chiến tranh và về sau.
    Từ Biển nhớ, Diễm xưa, Hạ trắng, Nhìn những mùa thu đi, Nối vòng tay lớn, Tuổi đá buồn, Tình nhớ... cho đến Ca dao mẹ, Mẹ ngồi ru con hay Em còn nhớ hay em đã quên, Huyền thoại mẹ, Chiều trên quê hương tôi, Em là bông hồng nhỏ v.v... Trịnh Công Sơn đã ru chúng ta về với tình người, tình ruột thịt và tình giống nòi.
    Sơn không hận thù, không oán than và không trách móc ai trong nhạc của mình. Anh chỉ biết nói lên những khao khát của một con người và của mọi người muốn sống bình an, coi ai cũng là anh em dù là người chưa quen.
    Nét ngây thơ, hồn nhiên của một nghệ sỹ trong Sơn đã đưa anh đến gần với những em nhỏ của đồng quê, với những bà mẹ ngồi cửa chờ con trong chiến chinh, với những ruộng đồng cỏ cháy và những cảnh sống nghèo nàn của những người dân lam lũ bốn mùa vất vả ngược xuôi.
    Anh từng viết :
    "Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé yên nằm
    Bờ môi dường thầm hỏi:
    Có thiên đàng hay không ?"
    Hay :
    "Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn, đong đưa tuổi nhỏ
    Mẹ ngồi ru con ru mây vào hồn, lạy trời mưa tuôn..."
    Hoặc :
    "Từng người tình bỏ ta đi
    Như những dòng sông nhỏ
    Ôi những dòng sông nhỏ
    Lời hẹn thề là những cơn mưa".
    .........
    "Mặt trời, mặt trời đã lên
    Còn nhìn, còn nhìn thấy con người.
    Một ngày tình cờ biết em
    Là ngày lạ lùng nhất trần gian..."
    Hồn nhiên, trong sáng của Trịnh Công Sơn là như thế nhưng dường như Sơn đã mất phần lớn tuổi thơ của mình.
    Anh viết: "Tôi luôn luôn nhớ thương tuổi trẻ, tuổi trẻ của tình yêu nồng nàn. Khi tôi yêu thương cái tuổi đời ngào ngạt hương hoa này thì đồng thời tôi cũng yêu một cõi đời tôi đã mất." (Nhân Dân, 4-3-01)
    Quả thực là Sơn đã mất rất nhiều trong cuộc đời của anh. Sinh ra tại Daklak (Ban Mê Thuột) năm 1939, nhưng quê anh ở Huế. Cha mất sớm, mẹ ở xa, một mình Sơn lưu lạc đất Sài Gòn từ 1956 để mưu sinh. Âm nhạc đến với anh như một tự nhiên từ lúc lên 10, nhưng Sơn không bao giờ có ý định trở thành Nhạc sỹ.
    Anh viết: "Thuở ấy, tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết solfege, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát..." (Phác thảo chân dung tôi)
    Sự bắt đầu giản dị và vô tư như thế, về sau, đã bàng bạc phản ảnh trong hàng trăm tác phẩm của Sơn mà ai cũng nhìn thấy. Sơn có một tình yêu rộng khắp với mọi người, ngay cả với những người đã coi anh quay lưng về phía họ.
    Anh viết tiếp trong hồi ký: "Phải chờ đến lúc soi gương mình thấy tóc không còn mang màu xanh cũ nữa, mới nhận ra được hết nỗi khát khao được yêu thương mãi mãi con người và cuộc sống. Yêu thương con người cũng là yêu thương tiếng hát bởi vì tiếng hát mang trong nó tâm hồn của con người. Tiếng hát sẽ mọc lên xanh tươi trên cuộc đời này như những cây tử đinh hương mọc tràn thơm tho trên những cánh đồng vô tận."
    Chính như vậy Sơn ạ. Chỉ có tiếng hát của yêu thương mới đem con người gần lại với nhau vì tiếng hát không mang một màu sắc chính trị nào. Chỉ có người nghe mới biến nó thành tù nhân.
    Nếu chẳng may cho đến bây giờ mà hãy còn có người nghĩ rằng, nhạc "phản chiến" (hay yêu hòa bình) của Trịnh Công Sơn đã làm nản lòng chiến sỹ, đã "nối giáo cho giặc" thì cũng nên bình tâm nghĩ xem tại sao chúng ta vẫn say mê nghe nhạc phổ thơ Xuân Diệu, Thế Lữ và Huy Cận ?
    Ta hãy đọc Xuân Diệu :
    "Anh em ơi ! quyết chung lưng
    Ðấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù
    Ðịa hào đối lập ra tro
    Lưng chừng ********* đến giờ tan xương.
    Thắp đuốc cho sáng khắp đường
    Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay.
    Lôi cổ bọn nó ra đây
    Bắt quỳ gục xuống, đọa đầy chết thôi."
    Có ai nghĩ một Nhà thơ yêu đời, say thiên nhiên như Xuân Diệu mà dám đang tâm viết như thế ?
    Trong những năm còn lại, Sơn buồn lắm. Tôi được nghe kể lại. Anh buồn vì bệnh đã nhiều, nhưng cái buồn to lớn hơn, trăn trở và nhức nhối hơn là đã có những người bạn chí tình, từng cắn hột gạo làm đôi và từng yêu thương anh, đã bỏ anh mà đi.
    Những người này đã lên án anh quay lưng sau ngày 30-4-1975. Nhưng có mấy ai biết rằng anh đã phải ngậm đắng nuốt cay sống tiếp thân phận của một con tằm, dù đã kiệt sức, vẫn còn phải nhả tơ giữa lòng phố ồn ào nhưng lơ đãng của Sài Gòn ?
    Bây giờ thì Sơn đã ra đi "không ồn ào, có phần lặng lẽ" như cuộc đời của anh. Anh không còn cần những người bạn hiểu nhầm anh phải giải thích tại sao họ bỏ anh.
    Trịnh Công Sơn đã vượt lên mọi nhỏ nhoi của cuộc đời, đã đứng trên đỉnh cao của âm nhạc để coi thường mọi việc, kể cả hành động giết anh bằng lời nói và những người chỉ biết lợi dụng anh.

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:15 ngày 05/07/2003
  9. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn, người giữa 2 lằn đạn
    Phạm Trần

    4.2001

    Mẹ ơi đứng giữa hai lằn đạn
    Ðỏ máu tim con vọt phía nào?

    Vương Ðức Lệ (1968)
    Hoa Thịnh Ðốn.

    Giờ 12:45 chiều ngày 1-4-2001, tại bệnh viện Chợ Rẫy, là giây phút đau buồn cho nền âm nhạc và văn hóa Việt Nam khi Trịnh Công Sơn lìa đời.
    Ở tuổi 62, người nghệ sỹ nổi tiếng khắp Thế giới với những dòng nhạc và lời ca thấm sâu vào lòng mỗi người, không phân biệt màu da, chủng tộc và ý thức hệ, Trịnh Công Sơn đã để lại cho đời hơn 40 năm đầy ắp yêu thương và không hận thù, kể từ nhạc phẩm Ướt Mi (1958) qua tiếng hát Thanh Thúy.
    Anh viết: "Nhìn lại quãng đời mình đã đi, tôi cảm thấy không có gì phải ân hận. Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mở ra những cuộc đối thoại, độc thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con người qua ca khúc dưới ánh sáng hiền hòa nhân hậu của những ngày tôi đang sống.... Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên, là người bạn của những em bé. Qua ca khúc, tôi đã đến gần và đã đi xa những chuyện tình, đã tham dự những nỗi hân hoan của đời người và cũng gánh nhẹ giùm những phiền muộn. Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành" (Trích "Phác thảo chân dung tôi" trong "Nhạc và đời" - NXB Tổng hợp Hậu Giang).
    Sơn đã gần gũi với mọi người qua những bản nhạc và lời ca chống chiến tranh yêu hòa bình và yêu người, nhưng đến khi chết anh lại thiếu những ca sỹ đã từng nhờ anh mà sống, nhờ có anh mà được nổi danh, trong số này có Khánh Ly.
    Chỉ có tiếng hát Khánh Ly mới làm nổi nhạc Trịnh Công Sơn, cũng như Thái Thanh đã đưa tên tuổi Phạm Duy lên đỉnh cao của nghệ thuật trong nhiều chục năm.
    Không ai có thể thay Khánh Ly, dù là Vĩnh Trinh - em ruột của Sơn, để hát nhạc họ Trịnh. Cũng như chẳng một ca sỹ nào có thể lẫn lộn với tiếng hát "vượt thời gian" của Thái Thanh khi nghe bà hát nhạc Phạm Duy.
    Những Thái Hằng, Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Quang, Ý Lan là hiền thê, là con và cháu mà có ai hát nhạc Phạm Duy hay bằng Thái Thanh ?
    Vì thế mà Khánh Ly đã nhìn nhận nửa đời sống của Trịnh Công Sơn là nửa đời mình và cô đã chân thành biết ơn Sơn đã làm cho tên cô rực sáng. Mỗi khi nghe Khánh Ly hát, hình ảnh Trịnh Công Sơn hiện ra trước mắt những người biết anh. Nhưng lớn hơn là đối với những ai chưa từng gặp Trịnh Công Sơn. Họ chỉ nghe nhạc của anh mà đã thấy gần gũi, đã cảm nhận được tấm lòng nhân hậu bao la của anh với cây cỏ và con người.
    Báo Lao Ðộng ra ngày 3-4 viết: "Chiều 1.4, khi Sơn vừa nằm xuống, xung quanh anh chỉ có người thân và mấy người bạn - các họa sĩ, kiến trúc sư, nhà báo..., có rất ít các nhạc sĩ và ca sĩ, trừ ca sĩ Lan Ngọc và nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn. Một vài người trong nhóm "Những người bạn" đang đi công tác ở Tây Nguyên, nhạc sĩ Tôn Thất Lập và ca sĩ Hồng Nhung thì đang ở Australia, còn người bạn thâm giao, họa sĩ Trịnh Cung lại đang ốm nặng ở tận bên Mỹ. Một sự ra đi không ồn ào, có phần lặng lẽ, chỉ có tiếng kèn của Trần Mạnh Tuấn đưa tiễn với chút hồi ức rực sáng về Trịnh Công Sơn trong "Cát bụi" và "Một cõi đi về". Sơn nằm đó, thân xác bé nhỏ, gầy gò. Cuối cùng thì người ta cũng cất đi cặp kính trắng - vật bất ly thân của Sơn khi còn sống để trả anh về với cát bụi."
    Sơn đã chết như khi anh còn sống. Bạn bè của anh thì nhiều, người mến mộ anh cũng rất đông - trong số này có trên 20 triệu dĩa nhạc của anh được tiêu thụ ở Nhật và nhiều nước khác - nhưng Sơn đã ra đi "không ồn ào, có phần lặng lẽ", tẻ nhạt ở bệnh viện Chợ Rẫy với những chứng bệnh xơ gan, suy thận, tiểu đường, xuất huyết tiêu hóa và viêm phổi nặng (trích Bùi Chiến, báo Lao Ðộng 3-4-01) !
    Với bằng đó chứng bệnh hiểm nghèo mà Sơn đã cầm cự được tới vài năm, nhưng lần nhập viện ngày 26-3 vừa rồi là chuyến vào nhà thương sau cùng của người nghệ sỹ nổi tiếng nhất trong 20 năm chiến tranh và về sau.
    Từ Biển nhớ, Diễm xưa, Hạ trắng, Nhìn những mùa thu đi, Nối vòng tay lớn, Tuổi đá buồn, Tình nhớ... cho đến Ca dao mẹ, Mẹ ngồi ru con hay Em còn nhớ hay em đã quên, Huyền thoại mẹ, Chiều trên quê hương tôi, Em là bông hồng nhỏ v.v... Trịnh Công Sơn đã ru chúng ta về với tình người, tình ruột thịt và tình giống nòi.
    Sơn không hận thù, không oán than và không trách móc ai trong nhạc của mình. Anh chỉ biết nói lên những khao khát của một con người và của mọi người muốn sống bình an, coi ai cũng là anh em dù là người chưa quen.
    Nét ngây thơ, hồn nhiên của một nghệ sỹ trong Sơn đã đưa anh đến gần với những em nhỏ của đồng quê, với những bà mẹ ngồi cửa chờ con trong chiến chinh, với những ruộng đồng cỏ cháy và những cảnh sống nghèo nàn của những người dân lam lũ bốn mùa vất vả ngược xuôi.
    Anh từng viết :
    "Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé yên nằm
    Bờ môi dường thầm hỏi:
    Có thiên đàng hay không ?"
    Hay :
    "Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn, đong đưa tuổi nhỏ
    Mẹ ngồi ru con ru mây vào hồn, lạy trời mưa tuôn..."
    Hoặc :
    "Từng người tình bỏ ta đi
    Như những dòng sông nhỏ
    Ôi những dòng sông nhỏ
    Lời hẹn thề là những cơn mưa".
    .........
    "Mặt trời, mặt trời đã lên
    Còn nhìn, còn nhìn thấy con người.
    Một ngày tình cờ biết em
    Là ngày lạ lùng nhất trần gian..."
    Hồn nhiên, trong sáng của Trịnh Công Sơn là như thế nhưng dường như Sơn đã mất phần lớn tuổi thơ của mình.
    Anh viết: "Tôi luôn luôn nhớ thương tuổi trẻ, tuổi trẻ của tình yêu nồng nàn. Khi tôi yêu thương cái tuổi đời ngào ngạt hương hoa này thì đồng thời tôi cũng yêu một cõi đời tôi đã mất." (Nhân Dân, 4-3-01)
    Quả thực là Sơn đã mất rất nhiều trong cuộc đời của anh. Sinh ra tại Daklak (Ban Mê Thuột) năm 1939, nhưng quê anh ở Huế. Cha mất sớm, mẹ ở xa, một mình Sơn lưu lạc đất Sài Gòn từ 1956 để mưu sinh. Âm nhạc đến với anh như một tự nhiên từ lúc lên 10, nhưng Sơn không bao giờ có ý định trở thành Nhạc sỹ.
    Anh viết: "Thuở ấy, tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết solfege, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát..." (Phác thảo chân dung tôi)
    Sự bắt đầu giản dị và vô tư như thế, về sau, đã bàng bạc phản ảnh trong hàng trăm tác phẩm của Sơn mà ai cũng nhìn thấy. Sơn có một tình yêu rộng khắp với mọi người, ngay cả với những người đã coi anh quay lưng về phía họ.
    Anh viết tiếp trong hồi ký: "Phải chờ đến lúc soi gương mình thấy tóc không còn mang màu xanh cũ nữa, mới nhận ra được hết nỗi khát khao được yêu thương mãi mãi con người và cuộc sống. Yêu thương con người cũng là yêu thương tiếng hát bởi vì tiếng hát mang trong nó tâm hồn của con người. Tiếng hát sẽ mọc lên xanh tươi trên cuộc đời này như những cây tử đinh hương mọc tràn thơm tho trên những cánh đồng vô tận."
    Chính như vậy Sơn ạ. Chỉ có tiếng hát của yêu thương mới đem con người gần lại với nhau vì tiếng hát không mang một màu sắc chính trị nào. Chỉ có người nghe mới biến nó thành tù nhân.
    Nếu chẳng may cho đến bây giờ mà hãy còn có người nghĩ rằng, nhạc "phản chiến" (hay yêu hòa bình) của Trịnh Công Sơn đã làm nản lòng chiến sỹ, đã "nối giáo cho giặc" thì cũng nên bình tâm nghĩ xem tại sao chúng ta vẫn say mê nghe nhạc phổ thơ Xuân Diệu, Thế Lữ và Huy Cận ?
    Ta hãy đọc Xuân Diệu :
    "Anh em ơi ! quyết chung lưng
    Ðấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù
    Ðịa hào đối lập ra tro
    Lưng chừng ********* đến giờ tan xương.
    Thắp đuốc cho sáng khắp đường
    Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay.
    Lôi cổ bọn nó ra đây
    Bắt quỳ gục xuống, đọa đầy chết thôi."
    Có ai nghĩ một Nhà thơ yêu đời, say thiên nhiên như Xuân Diệu mà dám đang tâm viết như thế ?
    Trong những năm còn lại, Sơn buồn lắm. Tôi được nghe kể lại. Anh buồn vì bệnh đã nhiều, nhưng cái buồn to lớn hơn, trăn trở và nhức nhối hơn là đã có những người bạn chí tình, từng cắn hột gạo làm đôi và từng yêu thương anh, đã bỏ anh mà đi.
    Những người này đã lên án anh quay lưng sau ngày 30-4-1975. Nhưng có mấy ai biết rằng anh đã phải ngậm đắng nuốt cay sống tiếp thân phận của một con tằm, dù đã kiệt sức, vẫn còn phải nhả tơ giữa lòng phố ồn ào nhưng lơ đãng của Sài Gòn ?
    Bây giờ thì Sơn đã ra đi "không ồn ào, có phần lặng lẽ" như cuộc đời của anh. Anh không còn cần những người bạn hiểu nhầm anh phải giải thích tại sao họ bỏ anh.
    Trịnh Công Sơn đã vượt lên mọi nhỏ nhoi của cuộc đời, đã đứng trên đỉnh cao của âm nhạc để coi thường mọi việc, kể cả hành động giết anh bằng lời nói và những người chỉ biết lợi dụng anh.

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:15 ngày 05/07/2003
  10. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0

    Son?Ts legend lives on
    Hà Cẩm Linh & Hoàng Nguyên

    VNS, 9 April 2001

    Many Vietnamese share the image of Trinh Cong Son, a song-writer who became a national icon, a crucible for the nation?Ts suffering and its joys.
    He died last week, but that image lingers on: an artist and wanderer drifting along the open road, his only luggage the loneliness and pain, the aspirations and ideals, that he carried deep within his soul.
    People say you could peer into that soul through his soft, bespectacled eyes, glimpsing the infinite sadness that lay within.
    But to really fathom Son?Ts depths, you have to listen to his songs. They strike the ear like prayers that spring from an infinite and inexpressible longing, like hymns of melancholy and torment.
    For many, these are lyrics whose intelligence and passion is enough to prick their eyes with tears.
    Son was born into a time of great sorrow. Viet Nam, a land of mythic beauty, was consumed by war and devastation. Great scars were seared across the landscape, every town and village suffered the physical injuries and psychic wounds of a long and bitter war.
    But from within this storm emerged a new voice, a mournful blues, a gentle moan that stirred hearts and minds in those dark, desolate and destitute times.
    It wasn?Tt the harmonious bolero of the southern cities?T bars, or the raucous rock-n?T-roll of their dance floors. It was the song that fluttered from the wreckage of a broken soul, from a singer who raised his voice even as his heart bled, driven by the desperation of his thoughts.
    These powerful, passionate songs came from a quiet, introverted and peace-loving Hue resident. Although his songs thrust him into the limelight, his real quest was to seek shelter from the world, to build emotional armour-plating that would protect him from the mess and pain that surrounded him. For Son, the only protection was music and poetry.
    He did not seek fame or fortune. He never cared how rice reached his table. He was a real artist, driven by passion, and by love ?" a life-long and faithful love, that mirrored the love he had for music.
    The lyrics he wrote were beautiful but wild, gnawing but cold, strange but close to each human life, dreamy but worldly, simple but philosophical.
    These extraordinary juxtapositions echoed the profound contradictions of his heart, where pessimism and despair mingled with hope, idealism and romance.
    His most frequent subject, and his saddest, was love. For him, love was so often interspersed with loneliness and regret, and even resentment, expressed in lyrics such as:
    Love like sweet honey, honey on the lips
    Love like bitter bile, bile that lasts a lifetime... ...
    How passionate but melancholy that love is. But his heart harboured more than just the love for a woman. He also loved his motherland, a land now darkened by war but still, in his mind?Ts eye, a place of colourful legend and childhood dreams.
    How his soul was tormented by the seemingly endless war. For 20 years, he lamented the sorrows and losses of war ?" the bombs and the bullets that tore husbands from wives, sons from mothers, fathers from children.
    But sometimes he transcended his despair, raising his head in hope. He sang of his desire for peace, of his dreams for the day when his mythic homeland would be covered with forests of green, rivers of sapphire, and the joy and energy of youth.
    Let?Ts get closer, closer together and sit down. Don?Tt ever leave me.
    Twenty years have gone, what was left behind for you all, and for me?
    Every night the Huong River surges with long,
    Every day the Cuu Long River dreams
    Dreams of what?
    Dreams that one day, they?Tll join the sea with the Hong River.
    As well as his homeland, he loved his fellow countrymen, and sang of humanity, of brotherly love, and against hatred and prejudice. He sang of misery and hardship, of those who were suffering. He sang of shared desires and dreams.
    With their deep longing and their profound comprehension of the human con***ion, Son?Ts songs ring with the themes of Oriental philosophy.
    He was attracted to the honesty and simplicity of Buddhist teaching, particularly samsara, the cycle of birth and death, and the idea that death is of equal value to life.
    In some ways, Son?Ts optimism sprang from his belief that death is only the start of a new life. The song Cat Bui (Dust) is held up by many as a beautiful evocation of the philosophy of samsara.

    In reality, we rarely think of our lives as "gravel, sand and dust," as the song has it; but his poetic words awakened our compassion, pricked our conscience, made us mindful of our fellow humans.
    Son?Ts life was a blue but beautiful song. He was born in 1939 in the central province of Dac Lac and grew up in Hue. He established his career in Sai Gon, but also held a dear place in his heart for Ha Noi ?" its people, its evergreen trees, its blue sky and the beauty of its autumn.
    When he died on April 1 after a long illness, generations of music lovers mourned. Thousands attended his burial service in Binh Duong Province, joining in the chorus of his song Cat Bui and then Noi Vong Tay Lon (Joining Hands in Unity):
    From North to South we arrive here in a joyous reunion...
    Blood flows through our hearts, all of the same race...
    Viet Nam?Ts blue seas and rivers,
    As beautiful as a brocade joined up again...
    That was one of several songs played for days on end on Radio Sai Gon when it was seized by the victorious revolutionaries on the morning of April 30, 1975. Later it became a favourite solidarity song of the young people.
    Son has gone, his songs, about 600 remain. If there is samsara, he would perhaps want to spend his next life as a green tree shadowing all four seasons, or as a small fish in an immense ocean. But for the rest of us, we would like to see him return as a songbird, once again spreading his beautiful music across our land.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:22 ngày 05/07/2003

Chia sẻ trang này