1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0

    Son?Ts legend lives on
    Hà Cẩm Linh & Hoàng Nguyên

    VNS, 9 April 2001

    Many Vietnamese share the image of Trinh Cong Son, a song-writer who became a national icon, a crucible for the nation?Ts suffering and its joys.
    He died last week, but that image lingers on: an artist and wanderer drifting along the open road, his only luggage the loneliness and pain, the aspirations and ideals, that he carried deep within his soul.
    People say you could peer into that soul through his soft, bespectacled eyes, glimpsing the infinite sadness that lay within.
    But to really fathom Son?Ts depths, you have to listen to his songs. They strike the ear like prayers that spring from an infinite and inexpressible longing, like hymns of melancholy and torment.
    For many, these are lyrics whose intelligence and passion is enough to prick their eyes with tears.
    Son was born into a time of great sorrow. Viet Nam, a land of mythic beauty, was consumed by war and devastation. Great scars were seared across the landscape, every town and village suffered the physical injuries and psychic wounds of a long and bitter war.
    But from within this storm emerged a new voice, a mournful blues, a gentle moan that stirred hearts and minds in those dark, desolate and destitute times.
    It wasn?Tt the harmonious bolero of the southern cities?T bars, or the raucous rock-n?T-roll of their dance floors. It was the song that fluttered from the wreckage of a broken soul, from a singer who raised his voice even as his heart bled, driven by the desperation of his thoughts.
    These powerful, passionate songs came from a quiet, introverted and peace-loving Hue resident. Although his songs thrust him into the limelight, his real quest was to seek shelter from the world, to build emotional armour-plating that would protect him from the mess and pain that surrounded him. For Son, the only protection was music and poetry.
    He did not seek fame or fortune. He never cared how rice reached his table. He was a real artist, driven by passion, and by love ?" a life-long and faithful love, that mirrored the love he had for music.
    The lyrics he wrote were beautiful but wild, gnawing but cold, strange but close to each human life, dreamy but worldly, simple but philosophical.
    These extraordinary juxtapositions echoed the profound contradictions of his heart, where pessimism and despair mingled with hope, idealism and romance.
    His most frequent subject, and his saddest, was love. For him, love was so often interspersed with loneliness and regret, and even resentment, expressed in lyrics such as:
    Love like sweet honey, honey on the lips
    Love like bitter bile, bile that lasts a lifetime... ...
    How passionate but melancholy that love is. But his heart harboured more than just the love for a woman. He also loved his motherland, a land now darkened by war but still, in his mind?Ts eye, a place of colourful legend and childhood dreams.
    How his soul was tormented by the seemingly endless war. For 20 years, he lamented the sorrows and losses of war ?" the bombs and the bullets that tore husbands from wives, sons from mothers, fathers from children.
    But sometimes he transcended his despair, raising his head in hope. He sang of his desire for peace, of his dreams for the day when his mythic homeland would be covered with forests of green, rivers of sapphire, and the joy and energy of youth.
    Let?Ts get closer, closer together and sit down. Don?Tt ever leave me.
    Twenty years have gone, what was left behind for you all, and for me?
    Every night the Huong River surges with long,
    Every day the Cuu Long River dreams
    Dreams of what?
    Dreams that one day, they?Tll join the sea with the Hong River.
    As well as his homeland, he loved his fellow countrymen, and sang of humanity, of brotherly love, and against hatred and prejudice. He sang of misery and hardship, of those who were suffering. He sang of shared desires and dreams.
    With their deep longing and their profound comprehension of the human con***ion, Son?Ts songs ring with the themes of Oriental philosophy.
    He was attracted to the honesty and simplicity of Buddhist teaching, particularly samsara, the cycle of birth and death, and the idea that death is of equal value to life.
    In some ways, Son?Ts optimism sprang from his belief that death is only the start of a new life. The song Cat Bui (Dust) is held up by many as a beautiful evocation of the philosophy of samsara.

    In reality, we rarely think of our lives as "gravel, sand and dust," as the song has it; but his poetic words awakened our compassion, pricked our conscience, made us mindful of our fellow humans.
    Son?Ts life was a blue but beautiful song. He was born in 1939 in the central province of Dac Lac and grew up in Hue. He established his career in Sai Gon, but also held a dear place in his heart for Ha Noi ?" its people, its evergreen trees, its blue sky and the beauty of its autumn.
    When he died on April 1 after a long illness, generations of music lovers mourned. Thousands attended his burial service in Binh Duong Province, joining in the chorus of his song Cat Bui and then Noi Vong Tay Lon (Joining Hands in Unity):
    From North to South we arrive here in a joyous reunion...
    Blood flows through our hearts, all of the same race...
    Viet Nam?Ts blue seas and rivers,
    As beautiful as a brocade joined up again...
    That was one of several songs played for days on end on Radio Sai Gon when it was seized by the victorious revolutionaries on the morning of April 30, 1975. Later it became a favourite solidarity song of the young people.
    Son has gone, his songs, about 600 remain. If there is samsara, he would perhaps want to spend his next life as a green tree shadowing all four seasons, or as a small fish in an immense ocean. But for the rest of us, we would like to see him return as a songbird, once again spreading his beautiful music across our land.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:22 ngày 05/07/2003
  2. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0

    Trịnh Công Sơn - Ðể gió cuốn đi
    Nhạc sĩ Hoàng Việt Khanh
    USA

    Khi được báo tin về sự ra đi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi đã lặng cả người. Nắm tay cô bạn gái chặt hơn, cố nén cảm xúc của một người ái mộ, tôi biết mình đã vĩnh viễn mất đi một người bạn dễ thương trong cuộc đời này.
    Tôi có dịp gặp Trịnh Công Sơn hai lần vào cuối năm 1997 khi trở về Việt Nam. Một lần, bỏ qua mọi định kiến chính trị và những lời đồn đại mà nhiều người gán cho ông, tôi cùng L., em trai tôi, đến thăm Trịnh Công Sơn vào buổi trưa để "merry Xmas" người nhạc sĩ tôi yêu thích từ bé. Vì Trịnh Công Sơn rất mến và coi L. như em ruột, nên tôi cũng được ông tiếp thân tình như người nhà. Sau khi thăm hỏi nhau đôi điều, ông mời chúng tôi ở lại ăn trưa tại phòng khách nhỏ trên lầu. Có hai người khách khác cũng đến và có mặt trong bữa ăn đó. Một người là ông Sâm Thương, được biết là bạn rất thân của Trịnh Công Sơn. Còn người kia, trẻ hơn, có lẽ là một nhà báo.
    Khi bước vào phòng khách, đập vào mắt tôi là những bức tranh do chính Trịnh Công Sơn vẽ. Vài họa sĩ bạn tôi ở Mỹ thường phê bình tranh ông, cho rằng tranh không có giá trị nghệ thuật. Nhưng tôi vẫn yêu thích chúng, nhất là lối vẽ nửa trừu tượng, nửa siêu thực. Trên tường, ngoài tranh còn có vài tấm hình đen trắng, chụp kỷ niệm thời văn nghệ sinh viên của ông. Phòng có vẻ bề bộn, giống như một studio hơn là một phòng khách. Bữa ăn của chúng tôi đơn sơ, nhưng rất "Huế". Thức ăn được bày biện trên nhiều đĩa nhỏ, vừa đủ cho một cái bàn làm bằng thân cây thốt nốt lớn. Trịnh Công Sơn ăn rất ít vì lúc ấy ông vừa mới qua khỏi một cơn bệnh nặng. Khi được hỏi thăm về sức khỏe của mình, Trịnh Công Sơn khoe với tôi rằng ông đã bỏ hút thuốc và uống rượu sau chuyến bệnh vừa qua. Qua cách nói và khuôn mặt của ông lúc đó, tôi có cảm tưởng Trịnh Công Sơn là một người rất ham sống và muốn sống để làm điều gì đó.
    Trong bữa cơm, chúng tôi nói chuyện nhiều với nhau về âm nhạc, nhất là những ca khúc cũ của ông. Trịnh Công Sơn giới thiệu với tôi tập ca khúc "Những bài hát không ngày tháng" mà sau này tôi có dịp được ông ký tặng. Ngạc nhiên vì không thấy sự có mặt của nhiều ca khúc phản chiến nổi tiếng một thời của ông trong tập nhạc này, tôi hỏi nhưng dường như Trịnh Công Sơn tránh nói nhiều về những bài hát đó. Ông chỉ nhẹ nhàng bảo tôi rằng những ca khúc đó không còn hợp với thời đại bây giờ. Rồi ông quay qua khoe với tôi cây đàn guitar được đài BBC tặng. Đàn bị hư, phải nhờ một nghệ nhân nào đó chữa lại. Nhân đó, L. cũng đệm guitar cho tôi hát hai tác phẩm của mình sau khi thể hiện ca khúc của ông mà tôi rất thích: Một Cõi Đi Về. Trịnh Công Sơn ngồi nghe, dáng trầm ngâm. Tôi hỏi ông về những sáng tác mới, ông cười rất nhẹ, cho biết ông đang viết dở dang một ca khúc mà cả tháng rồi vẫn chưa xong. Rồi ông hỏi thăm đôi chút về cuộc sống của tôi ở Mỹ và khuyên tôi nên tiếp tục viết ca khúc...
    Vài hôm sau, tôi lại gặp ông trong tiệc cưới của L., nhưng vì bận rộn lo tổ chức nên tôi không có dịp trò chuyện với ông...
    Tôi về Mỹ, ít khi được nghe nói về sức khỏe của Trịnh Công Sơn. Đến sau Tết Nguyên đán năm 1999, tôi nhận được tập ca khúc ông ký tặng, với lời đề tặng "rất Trịnh Công Sơn": Đầu năm muốn viết điều gì đó cho K., nhưng lại chẳng biết viết gì. Tôi có cảm giác, đối với Trịnh Công Sơn, mọi điều đều vô thường, không biên giới, không rõ ràng. Nhưng tôi rất hiểu, Trịnh Công Sơn là người có một tấm lòng, đúng như điều ông đã viết trong bài hát Để Gió Cuốn Đi: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng...".
    [​IMG]
    Hoàng Việt Khanh (thứ 2 từ trái sang), Trịnh Công Sơn (giữa).
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:32 ngày 05/07/2003
  3. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0

    Trịnh Công Sơn - Ðể gió cuốn đi
    Nhạc sĩ Hoàng Việt Khanh
    USA

    Khi được báo tin về sự ra đi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi đã lặng cả người. Nắm tay cô bạn gái chặt hơn, cố nén cảm xúc của một người ái mộ, tôi biết mình đã vĩnh viễn mất đi một người bạn dễ thương trong cuộc đời này.
    Tôi có dịp gặp Trịnh Công Sơn hai lần vào cuối năm 1997 khi trở về Việt Nam. Một lần, bỏ qua mọi định kiến chính trị và những lời đồn đại mà nhiều người gán cho ông, tôi cùng L., em trai tôi, đến thăm Trịnh Công Sơn vào buổi trưa để "merry Xmas" người nhạc sĩ tôi yêu thích từ bé. Vì Trịnh Công Sơn rất mến và coi L. như em ruột, nên tôi cũng được ông tiếp thân tình như người nhà. Sau khi thăm hỏi nhau đôi điều, ông mời chúng tôi ở lại ăn trưa tại phòng khách nhỏ trên lầu. Có hai người khách khác cũng đến và có mặt trong bữa ăn đó. Một người là ông Sâm Thương, được biết là bạn rất thân của Trịnh Công Sơn. Còn người kia, trẻ hơn, có lẽ là một nhà báo.
    Khi bước vào phòng khách, đập vào mắt tôi là những bức tranh do chính Trịnh Công Sơn vẽ. Vài họa sĩ bạn tôi ở Mỹ thường phê bình tranh ông, cho rằng tranh không có giá trị nghệ thuật. Nhưng tôi vẫn yêu thích chúng, nhất là lối vẽ nửa trừu tượng, nửa siêu thực. Trên tường, ngoài tranh còn có vài tấm hình đen trắng, chụp kỷ niệm thời văn nghệ sinh viên của ông. Phòng có vẻ bề bộn, giống như một studio hơn là một phòng khách. Bữa ăn của chúng tôi đơn sơ, nhưng rất "Huế". Thức ăn được bày biện trên nhiều đĩa nhỏ, vừa đủ cho một cái bàn làm bằng thân cây thốt nốt lớn. Trịnh Công Sơn ăn rất ít vì lúc ấy ông vừa mới qua khỏi một cơn bệnh nặng. Khi được hỏi thăm về sức khỏe của mình, Trịnh Công Sơn khoe với tôi rằng ông đã bỏ hút thuốc và uống rượu sau chuyến bệnh vừa qua. Qua cách nói và khuôn mặt của ông lúc đó, tôi có cảm tưởng Trịnh Công Sơn là một người rất ham sống và muốn sống để làm điều gì đó.
    Trong bữa cơm, chúng tôi nói chuyện nhiều với nhau về âm nhạc, nhất là những ca khúc cũ của ông. Trịnh Công Sơn giới thiệu với tôi tập ca khúc "Những bài hát không ngày tháng" mà sau này tôi có dịp được ông ký tặng. Ngạc nhiên vì không thấy sự có mặt của nhiều ca khúc phản chiến nổi tiếng một thời của ông trong tập nhạc này, tôi hỏi nhưng dường như Trịnh Công Sơn tránh nói nhiều về những bài hát đó. Ông chỉ nhẹ nhàng bảo tôi rằng những ca khúc đó không còn hợp với thời đại bây giờ. Rồi ông quay qua khoe với tôi cây đàn guitar được đài BBC tặng. Đàn bị hư, phải nhờ một nghệ nhân nào đó chữa lại. Nhân đó, L. cũng đệm guitar cho tôi hát hai tác phẩm của mình sau khi thể hiện ca khúc của ông mà tôi rất thích: Một Cõi Đi Về. Trịnh Công Sơn ngồi nghe, dáng trầm ngâm. Tôi hỏi ông về những sáng tác mới, ông cười rất nhẹ, cho biết ông đang viết dở dang một ca khúc mà cả tháng rồi vẫn chưa xong. Rồi ông hỏi thăm đôi chút về cuộc sống của tôi ở Mỹ và khuyên tôi nên tiếp tục viết ca khúc...
    Vài hôm sau, tôi lại gặp ông trong tiệc cưới của L., nhưng vì bận rộn lo tổ chức nên tôi không có dịp trò chuyện với ông...
    Tôi về Mỹ, ít khi được nghe nói về sức khỏe của Trịnh Công Sơn. Đến sau Tết Nguyên đán năm 1999, tôi nhận được tập ca khúc ông ký tặng, với lời đề tặng "rất Trịnh Công Sơn": Đầu năm muốn viết điều gì đó cho K., nhưng lại chẳng biết viết gì. Tôi có cảm giác, đối với Trịnh Công Sơn, mọi điều đều vô thường, không biên giới, không rõ ràng. Nhưng tôi rất hiểu, Trịnh Công Sơn là người có một tấm lòng, đúng như điều ông đã viết trong bài hát Để Gió Cuốn Đi: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng...".
    [​IMG]
    Hoàng Việt Khanh (thứ 2 từ trái sang), Trịnh Công Sơn (giữa).
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:32 ngày 05/07/2003
  4. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Khóc Trịnh Công Sơn
    Bửu Ý

    12g 45 phút chủ nhật 1-4, Trịnh Công Sơn vĩnh biệt tất cả chúng ta!
    Xin loan truyền rộng khắp một tin buồn động tới mọi người. Mọi người! không loại trừ một ai thì phải, từ những em bé cho đến người lớn tuổi. Khắp ba miền đất nước. Và rộng hẳn ra ngoài đất nước.
    Chiều hôm nay đây, chủ nhật, tôi ở rất xa Sơn, nhưng sao tôi có cảm tưởng gần Sơn hơn bao giờ hết. Người tôi toát mồ hôi, đầu óc choáng váng quay quay. Hay là vì điện thoại reo liên hồi? Tôi đã hấp tấp điện thoại cho nhiều bạn ở Huế, vậy mà vừa điện thoại xong thì chính những người ấy điện thoại lại, như không tin , như nghe nhầm. Hoàng Phủ Ngọc Tường: "Há?... Há?" Tô Nhuận Vỹ: "Cái gì ? Ông nói cái gì?..." Võ Quê nói chuyện mua máy bay vào Sài Gòn. Nguyễn Ðắc Xuân tính đến vé tàu lửa. Cô Bội Trân đang ở trền đồi Thiên An tìm cách điện về thành phố: "Buồn quá.....buồn quá". Thái Ngọc San gọi đi gọi lại hối thúc: "Gấp!". Vợ của nhà thơ Ðịnh Giang chưa ráo nước mặt khóc chồng chỉ nói được một câu nghe không rõ: "Anh có vào Sài Gòn, cho em......" Vĩnh Trinh, em gái út của Trịnh Công Sơn, 12 giờ, gọi tôi: "Anh Sơn sợ không qua khỏi". Ðến 14 giờ, gọi lại: "Anh Sơn mất rồi". Nhưng Lê Phùng gọi tôi ngay: "Trịnh Công Sơn mất lúc 12 giờ 45". Lại điện thoại réo. Không, tôi không vào kịp, tôi chưa vào được. Nhưng thế này tôi đã gần được Sơn lắm, gần Sơn qua những tiếng điện thoại như thế này, gần Sơn trong tình trạng đầu tôi quay quay, gần Sơn trong nỗi chết một hai tháng nay chẳng hiểu sao cứ sà đôi cánh đen bắt đi những người bạn say đời ham sống. Bùi Giáng. Ðịnh Giang. Và nay Trịnh Công Sơn.
    Trịnh Công Sơn con người nghệ sĩ thiên tài của thế kỷ, đã làm được nhiều, đã để lại nhiều, những lời và âm thanh ăm ắp tâm hồn và khắc khoải.
    Nhưng cái mất mát là cái thật hơn hết.
    Cái chết thật hơn cái sống.
    Bửu Ý
    Thanh Niên, 2 April 2001
    http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2001/thang4/tin21.htm
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 16:24 ngày 07/07/2003
  5. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Khóc Trịnh Công Sơn
    Bửu Ý

    12g 45 phút chủ nhật 1-4, Trịnh Công Sơn vĩnh biệt tất cả chúng ta!
    Xin loan truyền rộng khắp một tin buồn động tới mọi người. Mọi người! không loại trừ một ai thì phải, từ những em bé cho đến người lớn tuổi. Khắp ba miền đất nước. Và rộng hẳn ra ngoài đất nước.
    Chiều hôm nay đây, chủ nhật, tôi ở rất xa Sơn, nhưng sao tôi có cảm tưởng gần Sơn hơn bao giờ hết. Người tôi toát mồ hôi, đầu óc choáng váng quay quay. Hay là vì điện thoại reo liên hồi? Tôi đã hấp tấp điện thoại cho nhiều bạn ở Huế, vậy mà vừa điện thoại xong thì chính những người ấy điện thoại lại, như không tin , như nghe nhầm. Hoàng Phủ Ngọc Tường: "Há?... Há?" Tô Nhuận Vỹ: "Cái gì ? Ông nói cái gì?..." Võ Quê nói chuyện mua máy bay vào Sài Gòn. Nguyễn Ðắc Xuân tính đến vé tàu lửa. Cô Bội Trân đang ở trền đồi Thiên An tìm cách điện về thành phố: "Buồn quá.....buồn quá". Thái Ngọc San gọi đi gọi lại hối thúc: "Gấp!". Vợ của nhà thơ Ðịnh Giang chưa ráo nước mặt khóc chồng chỉ nói được một câu nghe không rõ: "Anh có vào Sài Gòn, cho em......" Vĩnh Trinh, em gái út của Trịnh Công Sơn, 12 giờ, gọi tôi: "Anh Sơn sợ không qua khỏi". Ðến 14 giờ, gọi lại: "Anh Sơn mất rồi". Nhưng Lê Phùng gọi tôi ngay: "Trịnh Công Sơn mất lúc 12 giờ 45". Lại điện thoại réo. Không, tôi không vào kịp, tôi chưa vào được. Nhưng thế này tôi đã gần được Sơn lắm, gần Sơn qua những tiếng điện thoại như thế này, gần Sơn trong tình trạng đầu tôi quay quay, gần Sơn trong nỗi chết một hai tháng nay chẳng hiểu sao cứ sà đôi cánh đen bắt đi những người bạn say đời ham sống. Bùi Giáng. Ðịnh Giang. Và nay Trịnh Công Sơn.
    Trịnh Công Sơn con người nghệ sĩ thiên tài của thế kỷ, đã làm được nhiều, đã để lại nhiều, những lời và âm thanh ăm ắp tâm hồn và khắc khoải.
    Nhưng cái mất mát là cái thật hơn hết.
    Cái chết thật hơn cái sống.
    Bửu Ý
    Thanh Niên, 2 April 2001
    http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2001/thang4/tin21.htm
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 16:24 ngày 07/07/2003
  6. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta không thể quên được Trịnh Công Sơn
    Trần Quốc Bảo


    Tác giả của Hạ Trắng, Diễm Xưa, người nhạc sĩ của hơn 30 triệu người miền Nam Việt Nam trước năm 1975, Trịnh Công Sơn đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12giờ 45 trưa ngày Chủ Nhật 1 tháng Tư, năm 2001, giờ Việt Nam. Lúc đó là nửa đêm thứ Bảy rạng sáng ngày Chủ Nhật ở California. Người báo tin cho tôi về sự ra đi của nhạc sĩ họ Trịnh là nữ ca sĩ Cẩm Vân. Tiếng điện thoại reo đã đánh thức tôi dậy sau buổi tối làm MC cho đám cưới của người con trai của cố nhà báo Hoài Ðiệp Tử và chị Mai (tuần báo Mai). Giấc ngủ nặng vì còn ngấm say những ly rượu của tiệc cưới. Tôi chẳng hiểu sao mình từ chối sự rủ rê của bạn bè sau khi tiệc tàn, mà về nhà ngay khi chưa nửa khuya, một điều rất ít xảy ra trong cuộc sống của tôi ở những buổi tối thứ Bảy thế này.
    Có thể nói tôi là người đầu tiên trong giới văn nghệ, báo chí ở Mỹ nhận biết cái tin bàng hoàng, đau đớn mất mát lớn lao này.
    Lúc đó, Sài Gòn đã quá trưa, và chưa có mấy ai, kể cả báo chí, nghệ sĩ biết được cái tin buồn này. Phải chăng là một sự sắp xếp linh thiêng, để ngay đêm đó trên đường lái xe về nhà từ tiệc cưới, tôi đã vô tình nghe một bài hát từ trong cái cassette đã lâu đời, bài hát của Trịnh Công Sơn đã viết:
    ...Những hẹn hò từ nay khép lại. Thân nhẹ nhàng như mây. Chút nắng vàng giờ đây cũng vội, khép lại từng đêm vui...
    Tiếng hát của Khánh Ly, buồn não nùng. Như một lời trăn trối. Như tiếng ngậm ngùi tiễn biệt của một người ra đi và một người ở lại. Ðêm hôm đó, trời Cali không mưa bão, mà tự nhiên sao thành phố có những hạt mưa nhỏ?
    ...Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại, ngỡ chỉ là cơn say. Ðóa hoa vàng mỏng manh cuối trời, như một lời chia tay...
    Tôi đã thiếp đi trong giấc ngủ bằng dư âm bài hát còn đọng lại trong đầu. Thiếp đi chừng vài mươi phút, thì tôi giật bắn người với tiếng điện thoại reo. Như linh cảm một điều không lành đã xảy ra, tôi chụp vội máy. Tiếng Cẩm Vân ở bên kia đầu giây, nức nở nghẹn ngào... ?oAnh ơi... Anh Sơn đã...đi rồi.? Tôi cố không tin điều mình nghe là sự thật, cố nghĩ mình còn đang chiêm bao. Nhưng không, tiếng Cẩm Vân vẫn nghẹn ngào ở đầu giây... ?oAnh Sơn mới mất gần một tiếng thôi anh ơi... Có gì anh thông báo hộ đến mọi người...?
    Tôi nghĩ đến những người mà tôi sẽ gọi báo tin đầu tiên, sẽ phải là chị Mai, chị Thúy, anh Cung. Tôi không hình dung nổi những xúc động chịu đựng của Khánh Ly, của Thanh Thúy, Trịnh Cung sẽ như thế nào? Lúc đó hình như là 1 giờ sáng Chủ Nhật...
    Mặc cho tôi nói, bên kia đầu dây điện thoại, Khánh Ly im lặng bất động. Có những lúc tôi cứ tưởng là mất đường giây, kêu lên... ?oa lô, a lô, nghe rõ không chị? liên tục. Rồi tiếng chị thều thào... ?oNghe rõ lắm Bảo ơi. Mấy đêm nay, chị sợ nghe điện thoại gọi giờ này lắm, vậy mà rồi....? Tôi nhớ tôi đã nói với chị ?oEm không hiểu sao chân tay em lạnh quá... không đứng đây nói chuyện với chị được nữa rồi... chị ráng giữ gìn sức khỏe và bình tĩnh nha.?
    Rồi tôi gác máy, quay số chị Thanh Thúy. Tôi biết, Thanh Thúy đã từng là người mà Trịnh Công Sơn ngưỡng mộ rất nhiều, đã là nguồn cảm hứng để anh viết những sáng tác đầu tiên trong đời, vào thập niên 60. Trong một hồi ký mà anh đã trao cho tôi*, tác giả của những tuyệt tình ca như Ướt Mi, Thương Một Người, đã có ghi lại như sau:
    ?oBài hát Uớt Mi được nhà xuất bản An Phú ấn hành tại Sài Gòn năm 1959. Thanh Thúy hát quanh những phòng trà và nổi tiếng. Thời ấy, hình như Nguyễn Ánh 9 đã có lúc đệm đàn piano cho Thanh Thúy hát. Thanh Thúy trở thành giọng hát liêu trai. Anh Nguyễn Văn Trung, giáo sư triết thời ấy ở Văn Khoa cũng đã từng có bài viết về một tiếng hát liêu trai Thanh Thúy.
    Thế thì, cố nhớ lại và tôi đã nhớ một lần nào đó, trong phòng trà, năm 1958, tôi đã thấy Thanh Thúy hát Giọt Mưa Thu và khóc. Bà mẹ Thanh Thúy dạo ấy lao phổi hằng đêm nằm chờ Thanh Thúy về. Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng mảnh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ....?
    Tôi nghe bên kia đầu giây tiếng chị gần như bật khóc khi nhận được tin Trịnh Công Sơn vừa vĩnh viễn ra đi.
    Người cuối cùng tôi gọi giờ khuya lắc khuya lơ đêm đó là họa sĩ Trịnh Cung, một trong những người bạn tri âm tri kỷ của Trịnh Công Sơn. Chỉ cần một bài hát duy nhất Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu với những lời thơ anh viết cũng đủ làm trái tim tôi ngất ngư bão nổi...
    ?oỪ thôi em về chiều mưa giông tới... Một lần yêu thương, một đời bão nổi... Sầu thôi xuống đầy làm sao em nhớ mưa ngoài sông bay, lời ca anh nhỏ, nỗi lòng anh đây...? (Nhạc Trịnh Công Sơn).
    Cũng vào ngày Chủ Nhật ở Cali là buổi tiệc tiễn đưa họa sĩ Trịnh Cung trở lại quê hương. Bởi anh đang mang chứng bệnh ung thư tụy tạng, mà y học bó tay, nên anh muốn sống những ngày cuối tại quê nhà.
    Mặc dù phải chuẩn bị chương trình phát thanh đặc biệt với chủ đề Hoài Niệm Trịnh Công Sơn & Giòng Nhạc Một Thời Kỷ Niệm, nhưng tôi vẫn cố gắng cùng theo Hoàng Nam, chị Kathy Huệ ghé đến với anh Trịnh Cung. Ðó là buổi gặp gỡ có khá đông khuôn mặt quen thuộc trong giới văn nghệ. Phạm Duy, Tạ Tỵ, Nguyễn Ðình Toàn, Lệ Thu, Thanh Mai, Quang Tuấn, Nhật Hạ, Hoàng Trọng Thụy...
    Không có thì giờ để ở lại đến phút cuối chương trình, tôi phải về nhà sớm lo soạn bài hát cho chương trình hoài niệm Trịnh Công Sơn. Khác những lần làm nhạc chủ đề trước, mà thông thường tôi chọn những bài hát được ưa thích nhất của nhân vật chủ đề, tôi chỉ chọn ra năm bài trong số gần 600 bài hát của Trịnh Công Sơn. Ðó là những ca khúc mang đầy kỷ niệm, gắn liền với cuộc đời anh. Những bài Ru Lệ Cho Người, Hát Cho Một Người Vừa Nằm Xuống, Như Một Lời Chia Tay, Xa Dấu Mặt Trời, và Em Ði Bỏ Lại Con Ðường. Những ca khúc này như những lời tiên tri của Trịnh Công Sơn về chính định mệnh của mình.
    Tôi vẫn còn nhớ tháng Mười năm 1993, cùng với Hồ Văn Xuân Nhi, và bạn bè trong một chuyến về thăm quê hương, chúng tôi có ghé đến nhà riêng của anh, một ngôi biệt thự nằm yên tĩnh trên một con đường gần trường đại học Luật Khoa ngày xưa. Chúng tôi đã có dịp tâm tình với anh, đã được anh tặng những món quà văn nghệ vô giá, như thủ bút của anh với những sáng tác mới sau này, tập thơ của anh viết chưa xuất bản, những tùy bút anh viết về những kỷ niệm của những sáng tác của anh.
    Sức khỏe anh mấy năm sau này suy sụp thấy rõ. Có lần cách nay chừng ba năm, khi tôi ghé thăm anh, anh cho biết tưởng mình không qua nổi.
    Khi tôi viết đến những giòng chữ này, Sài Gòn chắc đang làm lễ tang tiễn đưa anh. Tôi không biết có đúng không, nhưng tôi tưởng tượng đám tang anh sẽ có cả hàng chục ngàn người tiễn đưa, có trăm ngàn người đổ lệ, và hàng triệu người tiếc thương.
    Tôi không muốn tranh luận với những người đã phê bình anh về tư tưởng hay hành động chính trị, Trịnh Công Sơn sẽ không bao giờ chết và không thể chết trong tim của hàng chục triệu người Việt Nam đã sống, đã yêu, đã lớn lên trong chiến tranh.
    Không, chúng ta không thể quên Trịnh Công Sơn, không quên âm nhạc của anh. Bởi vì nhạc của họ Trịnh chính là quá khứ của chúng ta, là kỷ niệm của chúng ta, là cuộc đời chúng ta đã đi qua. Chúng ta không thể bỏ đi quá khứ, không thể quên được kỷ niệm, không thể trốn tránh định mệnh chúng ta, và bởi cũng vì chúng ta vẫn không thể xóa được nỗi khổ đau của những năm tháng quá khứ, cho nên chúng ta sẽ không thể quên Trịnh Công Sơn.
    Trịnh Công Sơn không làm cách mạng, không làm chính trị, không làm lãnh tụ, nhưng mà, quê hương Việt Nam và dân tộc Việt Nam của nửa phần cuối thế kỷ 20, sẽ cùng gắn liền với những giòng nhạc Trịnh Công Sơn. Và cả ngày sau, nếu muốn nói về thân phận dân tộc của thời chiến, hay muốn nói về những bài hát tình yêu hay nhất của âm nhạc Việt Nam, phải nói đến nhạc Trịnh Công Sơn, phải để những ca khúc da vàng được hát lại.
    Với tôi, những vinh nhục của một đời làm nghệ sĩ, thì kỷ niệm của những lần gặp gỡ anh, những món quà văn nghệ vô giá mà Trịnh Công Sơn đã dành cho chúng tôi, hay nỗi xúc động cảm được trong giây phút của lần được báo tin sự ra đi của anh, là những kỷ niệm và vinh dự mà tôi suốt đời sẽ không bao giờ quên.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:41 ngày 05/07/2003
  7. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta không thể quên được Trịnh Công Sơn
    Trần Quốc Bảo


    Tác giả của Hạ Trắng, Diễm Xưa, người nhạc sĩ của hơn 30 triệu người miền Nam Việt Nam trước năm 1975, Trịnh Công Sơn đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12giờ 45 trưa ngày Chủ Nhật 1 tháng Tư, năm 2001, giờ Việt Nam. Lúc đó là nửa đêm thứ Bảy rạng sáng ngày Chủ Nhật ở California. Người báo tin cho tôi về sự ra đi của nhạc sĩ họ Trịnh là nữ ca sĩ Cẩm Vân. Tiếng điện thoại reo đã đánh thức tôi dậy sau buổi tối làm MC cho đám cưới của người con trai của cố nhà báo Hoài Ðiệp Tử và chị Mai (tuần báo Mai). Giấc ngủ nặng vì còn ngấm say những ly rượu của tiệc cưới. Tôi chẳng hiểu sao mình từ chối sự rủ rê của bạn bè sau khi tiệc tàn, mà về nhà ngay khi chưa nửa khuya, một điều rất ít xảy ra trong cuộc sống của tôi ở những buổi tối thứ Bảy thế này.
    Có thể nói tôi là người đầu tiên trong giới văn nghệ, báo chí ở Mỹ nhận biết cái tin bàng hoàng, đau đớn mất mát lớn lao này.
    Lúc đó, Sài Gòn đã quá trưa, và chưa có mấy ai, kể cả báo chí, nghệ sĩ biết được cái tin buồn này. Phải chăng là một sự sắp xếp linh thiêng, để ngay đêm đó trên đường lái xe về nhà từ tiệc cưới, tôi đã vô tình nghe một bài hát từ trong cái cassette đã lâu đời, bài hát của Trịnh Công Sơn đã viết:
    ...Những hẹn hò từ nay khép lại. Thân nhẹ nhàng như mây. Chút nắng vàng giờ đây cũng vội, khép lại từng đêm vui...
    Tiếng hát của Khánh Ly, buồn não nùng. Như một lời trăn trối. Như tiếng ngậm ngùi tiễn biệt của một người ra đi và một người ở lại. Ðêm hôm đó, trời Cali không mưa bão, mà tự nhiên sao thành phố có những hạt mưa nhỏ?
    ...Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại, ngỡ chỉ là cơn say. Ðóa hoa vàng mỏng manh cuối trời, như một lời chia tay...
    Tôi đã thiếp đi trong giấc ngủ bằng dư âm bài hát còn đọng lại trong đầu. Thiếp đi chừng vài mươi phút, thì tôi giật bắn người với tiếng điện thoại reo. Như linh cảm một điều không lành đã xảy ra, tôi chụp vội máy. Tiếng Cẩm Vân ở bên kia đầu giây, nức nở nghẹn ngào... ?oAnh ơi... Anh Sơn đã...đi rồi.? Tôi cố không tin điều mình nghe là sự thật, cố nghĩ mình còn đang chiêm bao. Nhưng không, tiếng Cẩm Vân vẫn nghẹn ngào ở đầu giây... ?oAnh Sơn mới mất gần một tiếng thôi anh ơi... Có gì anh thông báo hộ đến mọi người...?
    Tôi nghĩ đến những người mà tôi sẽ gọi báo tin đầu tiên, sẽ phải là chị Mai, chị Thúy, anh Cung. Tôi không hình dung nổi những xúc động chịu đựng của Khánh Ly, của Thanh Thúy, Trịnh Cung sẽ như thế nào? Lúc đó hình như là 1 giờ sáng Chủ Nhật...
    Mặc cho tôi nói, bên kia đầu dây điện thoại, Khánh Ly im lặng bất động. Có những lúc tôi cứ tưởng là mất đường giây, kêu lên... ?oa lô, a lô, nghe rõ không chị? liên tục. Rồi tiếng chị thều thào... ?oNghe rõ lắm Bảo ơi. Mấy đêm nay, chị sợ nghe điện thoại gọi giờ này lắm, vậy mà rồi....? Tôi nhớ tôi đã nói với chị ?oEm không hiểu sao chân tay em lạnh quá... không đứng đây nói chuyện với chị được nữa rồi... chị ráng giữ gìn sức khỏe và bình tĩnh nha.?
    Rồi tôi gác máy, quay số chị Thanh Thúy. Tôi biết, Thanh Thúy đã từng là người mà Trịnh Công Sơn ngưỡng mộ rất nhiều, đã là nguồn cảm hứng để anh viết những sáng tác đầu tiên trong đời, vào thập niên 60. Trong một hồi ký mà anh đã trao cho tôi*, tác giả của những tuyệt tình ca như Ướt Mi, Thương Một Người, đã có ghi lại như sau:
    ?oBài hát Uớt Mi được nhà xuất bản An Phú ấn hành tại Sài Gòn năm 1959. Thanh Thúy hát quanh những phòng trà và nổi tiếng. Thời ấy, hình như Nguyễn Ánh 9 đã có lúc đệm đàn piano cho Thanh Thúy hát. Thanh Thúy trở thành giọng hát liêu trai. Anh Nguyễn Văn Trung, giáo sư triết thời ấy ở Văn Khoa cũng đã từng có bài viết về một tiếng hát liêu trai Thanh Thúy.
    Thế thì, cố nhớ lại và tôi đã nhớ một lần nào đó, trong phòng trà, năm 1958, tôi đã thấy Thanh Thúy hát Giọt Mưa Thu và khóc. Bà mẹ Thanh Thúy dạo ấy lao phổi hằng đêm nằm chờ Thanh Thúy về. Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng mảnh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ....?
    Tôi nghe bên kia đầu giây tiếng chị gần như bật khóc khi nhận được tin Trịnh Công Sơn vừa vĩnh viễn ra đi.
    Người cuối cùng tôi gọi giờ khuya lắc khuya lơ đêm đó là họa sĩ Trịnh Cung, một trong những người bạn tri âm tri kỷ của Trịnh Công Sơn. Chỉ cần một bài hát duy nhất Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu với những lời thơ anh viết cũng đủ làm trái tim tôi ngất ngư bão nổi...
    ?oỪ thôi em về chiều mưa giông tới... Một lần yêu thương, một đời bão nổi... Sầu thôi xuống đầy làm sao em nhớ mưa ngoài sông bay, lời ca anh nhỏ, nỗi lòng anh đây...? (Nhạc Trịnh Công Sơn).
    Cũng vào ngày Chủ Nhật ở Cali là buổi tiệc tiễn đưa họa sĩ Trịnh Cung trở lại quê hương. Bởi anh đang mang chứng bệnh ung thư tụy tạng, mà y học bó tay, nên anh muốn sống những ngày cuối tại quê nhà.
    Mặc dù phải chuẩn bị chương trình phát thanh đặc biệt với chủ đề Hoài Niệm Trịnh Công Sơn & Giòng Nhạc Một Thời Kỷ Niệm, nhưng tôi vẫn cố gắng cùng theo Hoàng Nam, chị Kathy Huệ ghé đến với anh Trịnh Cung. Ðó là buổi gặp gỡ có khá đông khuôn mặt quen thuộc trong giới văn nghệ. Phạm Duy, Tạ Tỵ, Nguyễn Ðình Toàn, Lệ Thu, Thanh Mai, Quang Tuấn, Nhật Hạ, Hoàng Trọng Thụy...
    Không có thì giờ để ở lại đến phút cuối chương trình, tôi phải về nhà sớm lo soạn bài hát cho chương trình hoài niệm Trịnh Công Sơn. Khác những lần làm nhạc chủ đề trước, mà thông thường tôi chọn những bài hát được ưa thích nhất của nhân vật chủ đề, tôi chỉ chọn ra năm bài trong số gần 600 bài hát của Trịnh Công Sơn. Ðó là những ca khúc mang đầy kỷ niệm, gắn liền với cuộc đời anh. Những bài Ru Lệ Cho Người, Hát Cho Một Người Vừa Nằm Xuống, Như Một Lời Chia Tay, Xa Dấu Mặt Trời, và Em Ði Bỏ Lại Con Ðường. Những ca khúc này như những lời tiên tri của Trịnh Công Sơn về chính định mệnh của mình.
    Tôi vẫn còn nhớ tháng Mười năm 1993, cùng với Hồ Văn Xuân Nhi, và bạn bè trong một chuyến về thăm quê hương, chúng tôi có ghé đến nhà riêng của anh, một ngôi biệt thự nằm yên tĩnh trên một con đường gần trường đại học Luật Khoa ngày xưa. Chúng tôi đã có dịp tâm tình với anh, đã được anh tặng những món quà văn nghệ vô giá, như thủ bút của anh với những sáng tác mới sau này, tập thơ của anh viết chưa xuất bản, những tùy bút anh viết về những kỷ niệm của những sáng tác của anh.
    Sức khỏe anh mấy năm sau này suy sụp thấy rõ. Có lần cách nay chừng ba năm, khi tôi ghé thăm anh, anh cho biết tưởng mình không qua nổi.
    Khi tôi viết đến những giòng chữ này, Sài Gòn chắc đang làm lễ tang tiễn đưa anh. Tôi không biết có đúng không, nhưng tôi tưởng tượng đám tang anh sẽ có cả hàng chục ngàn người tiễn đưa, có trăm ngàn người đổ lệ, và hàng triệu người tiếc thương.
    Tôi không muốn tranh luận với những người đã phê bình anh về tư tưởng hay hành động chính trị, Trịnh Công Sơn sẽ không bao giờ chết và không thể chết trong tim của hàng chục triệu người Việt Nam đã sống, đã yêu, đã lớn lên trong chiến tranh.
    Không, chúng ta không thể quên Trịnh Công Sơn, không quên âm nhạc của anh. Bởi vì nhạc của họ Trịnh chính là quá khứ của chúng ta, là kỷ niệm của chúng ta, là cuộc đời chúng ta đã đi qua. Chúng ta không thể bỏ đi quá khứ, không thể quên được kỷ niệm, không thể trốn tránh định mệnh chúng ta, và bởi cũng vì chúng ta vẫn không thể xóa được nỗi khổ đau của những năm tháng quá khứ, cho nên chúng ta sẽ không thể quên Trịnh Công Sơn.
    Trịnh Công Sơn không làm cách mạng, không làm chính trị, không làm lãnh tụ, nhưng mà, quê hương Việt Nam và dân tộc Việt Nam của nửa phần cuối thế kỷ 20, sẽ cùng gắn liền với những giòng nhạc Trịnh Công Sơn. Và cả ngày sau, nếu muốn nói về thân phận dân tộc của thời chiến, hay muốn nói về những bài hát tình yêu hay nhất của âm nhạc Việt Nam, phải nói đến nhạc Trịnh Công Sơn, phải để những ca khúc da vàng được hát lại.
    Với tôi, những vinh nhục của một đời làm nghệ sĩ, thì kỷ niệm của những lần gặp gỡ anh, những món quà văn nghệ vô giá mà Trịnh Công Sơn đã dành cho chúng tôi, hay nỗi xúc động cảm được trong giây phút của lần được báo tin sự ra đi của anh, là những kỷ niệm và vinh dự mà tôi suốt đời sẽ không bao giờ quên.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:41 ngày 05/07/2003
  8. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Một Cõi Ði Về nơi Cát Bụi
    Trường Kỳ


    Thế giới âm nhạc Việt Nam vừa mất đi một tên tuổi lớn, từng gây được một ảnh hưởng mạnh trong mọi từng lớp dân chúng, nhất là nơi những người trưởng thành trong những thập niên 60 và 70, khi đất nước đang chìm đắm trong chiến tranh.
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã trút hơi thở cuối cùng vào sáng ngày Chủ Nhật vừa qua tại bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh trong khi mới bước qua tuổi 62.
    Trịnh Công Sơn từ lâu bị bệnh gan nặng cùng với bệnh tiểu đường. Những ngày gần đây anh còn mang bệnh sưng khớp xương, nhiều lúc phải di chuyển bằng xe lăn vì đi đứng khó khăn. Cùng một lúc anh còn bị chứng viêm phổi tác hại nặng nề trong những ngày cuối đời.
    Cuối cùng, trước sự bó tay của các y sĩ điều trị, bệnh tình của Trịnh Công Sơn đã đi đến chỗ tuyệt vọng để trở về với Cát Bụi như tựa đề một nhạc phẩm nổi tiếng của anh vào đầu thập niên 70.
    Trịnh Công Sơn, quê quán ở Huế, sinh ngày 28 tháng Hai năm 1939 tại Ðắc Lắc. Anh là anh cả trong một gia đình có tám người con, ba trai và năm gái. Người em út trong gia đình là Trịnh Vĩnh Trinh, những năm gần đây đã có nhiều hoạt động về ca nhạc và đang trên đà thành công với những ca khúc của người anh cả trong gia đình mà cô rất quí mến đã dành riêng cho tiếng hát của cô, trong số có nhạc phẩm Tình Yêu Tìm Thấy là một trong vài nhạc phẩm mới nhất của Trịnh Công Sơn.
    Theo lời kể của những người trong gia đình thì Trịnh Công Sơn trước kia không bao giờ nghĩ là mình sẽ trở thành nhạc sĩ, nếu không được thân mẫu anh mua cho một cây guitar để anh quên đi nỗi buồn to lớn khi thân phụ anh qua đời vào lúc Trịnh Công Sơn còn rất trẻ.
    Thời gian đó Trịnh Công Sơn vừa đậu tú tài chương trình Pháp ở Huế và đang sửa soạn giấy tờ sang Pháp du học thì thân phụ anh ra đi sau một tai nạn. Anh quá buồn bã đến nỗi bị ốm một trận thập tử nhất sinh, tưởng rằng khó sống. Sau đó anh quyết định ở lại Việt Nam để lo cho mẹ và các em. Và với cây đàn guitar đầu tiên trong đời của mẹ cho, anh bắt đầu cuộc hành trình vào âm nhạc.
    Nhạc phẩm đầu tay mang tựa đề Ướt Mi ra đời trong khi anh sắp bước vào lứa tuổi 20. Nhạc phẩm này cũng như nhạc phẩm Thương Một Người sau đó đã được anh gói ghém tâm sự của mình dành cho nữ ca sĩ Thanh Thúy, cư ngụ cùng một ngõ hẻm với anh trên đường Cao Thắng, là nơi anh tạm trú đầu tiên khi từ Huế vào Sài Gòn.
    Tuy là một nghệ sĩ với một tâm hồn phóng khoáng, nhưng Trịnh Công Sơn là một người rất gắn bó với gia đình. Anh hết lòng thương yêu mẹ và luôn lên tiếng ca ngợi người mẹ hiền đã tận tụy hy sinh và tần tảo để nuôi các con nên người. Anh thường khoe với bạn bè: ?oMẹ moi là nhất! Mẹ moi là số dách! Không ai bằng mẹ moi hết!?
    Với ước muốn của Trịnh Công Sơn, anh đã được gia đình an táng tại nghĩa trang Gò Dưa, tỉnh Bình Dương vào ngày thứ Tư 4 tháng Tư, 2001 vừa qua, bên cạnh mộ phần của người mẹ thân yêu qua đời cách đây hơn 10 năm với một bài viết về mẹ của Trịnh Công Sơn được khắc trên mộ.
    Ðối với các em, Trịnh Công Sơn rất được thương yêu và kính mến. Anh đã trở thành một thần tượng với họ. Từ khoảng bốn năm nay, các em gái của anh ở Montréal vẫn thường xuyên thay nhau về Việt Nam chăm sóc cho Trịnh Công Sơn khi sức khỏe của anh trở nên sa sút. Thời gian này Trịnh Công Sơn chỉ còn cân nặng được 35 ký, từng phải vào bệnh viện cấp cứu và tưởng rằng khó qua khỏi.
    Là một người thích uống rượu - nhất là cognac - và hút rất nhiều thuốc lá, sau tình trạng thập tử nhất sinh đó, anh đã nghe theo lời khuyên của bác sĩ cũng như của những người trong gia đình bớt rượu - để chỉ uống rượu chát và bia - và thuốc lá.
    Nhưng chỉ được một thời gian anh lại quay về với những thói quen cũ, nguyên nhân của những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
    Khoảng hơn một năm trở lại đây, Trịnh Công Sơn thường xuyên được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy trong những lúc nguy kịch. Lần cuối cùng sau khi trở về nhà được vài ngày, sau đó bị hôn mê và lại được đưa trở lại bệnh viện và từ trần tại đây sau khi những bộ phận như gan và thận của anh đã ngưng hoạt động.
    Các em gái của anh từ Canada trở về mong gặp người anh cả của mình lần cuối nhưng vì bị kẹt máy bay ở Alaska nên chỉ có mặt tại Việt Nam vài giờ sau khi Trịnh Công Sơn đã nhắm mắt lìa đời.
    Trước tình trạng nguy kịch của Trịnh Công Sơn, gia đình anh ở Montréal đã xin lễ cầu an cho anh vào ngày Chủ Nhật, 1 tháng Tư tại chùa Huyền Không. Tuy nhiên sau khi nhận được tin anh đã từ trần, lễ cầu an đã được đổi thành lễ cầu siêu để cầu cho hương hồn người quá cố, đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho âm nhạc.
    Với một tâm hồn rất nghệ sĩ, những ca khúc của Trịnh Công Sơn với những lời ca được coi như là những vần thơ rất đẹp, chẳng thế anh đã được mệnh danh là một thi sĩ của âm nhạc Việt Nam. Hơn nữa những sáng tác của anh trải dài qua nhiều thập niên, người nghe đã mệnh danh ông là một kẻ du ca về tình yêu, quê hương và thân phận. Ðó chính là những đề tài được Trịnh Công Sơn khai thác nhiều nhất qua hàng trăm nhạc phẩm của anh. Qua những nhạc phẩm về quê hương và thân phận con người, Trịnh Công Sơn đã được không ít người coi như đã bộc lộ tư tưởng phản chiến của mình trong thời kỳ chiến tranh ở vào giai đoạn khốc liệt nhất.
    Với tư tưởng như thế trong hoàn cảnh một đất nước phân ly, anh đã bị coi như người không có lập trường chính trị rõ rệt. Tư tưởng đó còn được thể hiện bằng sự không có mặt một ngày nào trong đời sống quân ngũ của anh.
    Tuy nhiên không phải vậy mà Trịnh Công Sơn mất đi lòng ái mộ của lớp thanh niên khoác trên mình bộ quân phục. Trái lại, nhạc của Trịnh Công Sơn gần như đã trở thành nằm lòng đối với lứa tuổi thanh niên thời đó, vì đã nói lên được cảm nghĩ của họ trước những thực tế thương tâm của một cuộc chiến tàn khốc.
    Nhận xét về nhạc Trịnh Công Sơn, giáo sư Bửu Ý, một người bạn rất thân thiết của anh đã cho là ?oNhạc của Trịnh Công Sơn không tuyền là nhạc, bài hát không tuyền là bài hát. Mỗi bài là một truyện ngắn, mỗi ca khúc là một chương khúc của truyện dài không có kết thúc, vẫn mở ra như một vết thương, một vết thương người, một vết thương thời đại, vết thương thiết thân, phải cưu mang và lưu truyền.?
    Ngay cố nhạc sĩ Văn Cao cũng đã gọi Trịnh Công Sơn là một người thơ ca (chính xác là "ca thơ", VT), bởi ở Trịnh Công Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định. Từ lâu Trịnh Công Sơn vẫn ấp ủ thực hiện một tập hồi ký mà anh cho biết là có nhiều tiết lộ rất đặc biệt. Nhưng chưa có dịp viết thì anh đã ra đi. Theo những người trong gia đình cho biết thì giáo sư Bửu Ý có lẽ sẽ là người thực hiện tập hồi ký này thay cho người bạn thân của mình.
    Về cuộc sống tình cảm, cho đến khi trở về với cát bụi, Trịnh Công Sơn chưa từng kết hôn với ai, ngoài một lần có ý định này với một thiếu nữ tên N. từ Pháp về Việt Nam. Hôn lễ đã được chuẩn bị, tuy nhiên vào giờ chót đã không thành.
    Ngoài ra Trịnh Công Sơn cũng tỏ ra có tình cảm đặc biệt với một thiếu nữ Nhật tên Michiko, yêu anh rất tha thiết. Michiko từ Nhật sang Việt Nam thực hiện luận án về nhạc Trịnh Công Sơn. Cô thuộc rất nhiều bản nhạc của anh. Mối tình này đã đưa đẩy hai người lại gần nhau hơn để tính việc hôn nhân, nhưng rốt cuộc cũng không thành.
    Với bản chất nghệ sĩ, Trịnh Công Sơn là một người đa cảm. Và với sự tài hoa và tính tình phóng khoáng của mình, đã có nhiều người đàn bà đã đi qua cuộc sống tình cảm của anh. Trong số đó có một thiếu nữ mang tên Bích Diễm mà Trịnh Công Sơn đã dùng làm nguồn cảm hứng viết lên nhạc phẩm Diễm Xưa. Một thời gian sau, anh chuyển tình cảm của mình qua người em của Bích Diễm - anh thường gọi là ?oCô Diễm Xưa? - để tạo thành nhiều ca khúc tình cảm bất hủ, trong số có Mưa Hồng.
    Cách đây vài năm, người tạo cho Trịnh Công Sơn nguồn cảm hứng để sáng tác nhạc phẩm này trong một dịp trở về Việt Nam có lại thăm anh. Từ đó nhạc phẩm Xin Trả Nợ Người ra đời (với dòng chữ ?oviết cho Hướng Dương? của Trịnh Công Sơn để tránh tên thật cho ?oCô Mưa Hồng?) với những câu: ?oHai mươi năm xin trả nợ người. Trả nợ một thời em đã bỏ ai. Hai mươi năm xin trả nợ dài. Trả nợ một đời em đã phụ tôi....?
    Gần như trong bất cứ ca khúc tình cảm nào của Trịnh Công Sơn cũng có bóng dáng người phụ nữ trong đó, những người phụ nữ đã có ít nhiều liên hệ tình cảm với anh qua từng giai đoạn. Những nhân vật đó thường được anh gọi theo tựa đề những nhạc phẩm anh đã cảm xúc tạo nên.
    Như cô ?oNhư Cánh Vạc Bay? chẳng hạn, là một thiếu nữ tên L., người gầy và cao, rất đẹp, sinh trưởng trong một gia đình nề nếp, gia phong nổi tiếng.
    Có một dạo cô ?oNhư Cánh Vạc Bay? cư ngụ tại Ottawa và đã từng gặp lại Trịnh Công Sơn trong dịp anh sang Montréal thăm gia đình lần duy nhất vào dịp Phục Sinh năm 1992. Cũng trong dịp này, anh đã gặp lại một người phụ nữ anh gọi là cô ?oHoa Vàng Mấy Ðộ.?
    Ðó là chưa kể đến một phụ nữ khác là một bác sĩ y khoa tên Q. từ Pháp về và rất có cảm tình với anh, trường hợp này cũng xẩy đến với một người đàn bà khác - một công chức của công ty điện lực Hydro Quebec - khi gặp gỡ anh tại Montréal. Ðã có những giọt nước mắt chảy xuống, đã có những tiếng nấc nghẹn ngào nơi những người đã đến với cuộc sống tình cảm của anh, để thương tiếc cho một thần tượng đã vĩnh viễn ra đi.
    Trịnh Công Sơn đã nằm xuống nhưng chắc chắn những ca khúc của anh sẽ không bao giờ phai mờ trong trí nhớ mọi người.
    Với những gì Trịnh Công Sơn đã mang lại cho cuộc đời, cho con người và cho tình yêu thuần túy về mặt âm nhạc, anh đáng được xưng tụng là một nhà tư tưởng gần gũi nhất với cuộc đời anh cho là cõi tạm này.
    Nhưng riêng đối với riêng anh, Trịnh Công Sơn thú nhận là đã mỏi dần với lòng tin. Anh chỉ còn lại niềm tin sau cùng. Ðó là niềm tin vào niềm tuyệt vọng. Có nghĩa là tin vào chính mình. Tin vào cuộc đời vốn không thể khác. Và như thế, anh đã yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của một tên tuyệt vọng, mặc dù đã nhiều lần tự nhủ lòng mình Tôi Ơi Ðừng Tuyệt Vọng.
    Theo gia đình Trịnh Công Sơn ở Montréal cho biết, một lễ cầu siêu cho anh sẽ được tổ chức tại chùa Huyền Không ở Montreal vào 11 giờ sáng ngày Chủ Nhật 8 tháng Tư.
    Nhân dịp này một số bạn bè của anh ở Hoa Kỳ - một nơi anh rất muốn đi thăm, nhưng không thực hiện được vì nhiều lý do tế nhị - và nhiều nơi xa khác sẽ sang tham dự, trong số có Khánh Ly, một tên tuổi gắn liền với cuộc đời âm nhạc của anh từ giữa thập niên 60. Với những lời đồn đãi cũng như những huyền thoại được thêu dệt về vấn đề liên hệ tình cảm giữa anh và Khánh Ly, Trịnh Công Sơn đã nhiều lần lên tiếng phủ nhận: ?oKhông! Tuyệt đối tôi không có gì với Khánh Ly hết!?

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:47 ngày 05/07/2003
  9. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Một Cõi Ði Về nơi Cát Bụi
    Trường Kỳ


    Thế giới âm nhạc Việt Nam vừa mất đi một tên tuổi lớn, từng gây được một ảnh hưởng mạnh trong mọi từng lớp dân chúng, nhất là nơi những người trưởng thành trong những thập niên 60 và 70, khi đất nước đang chìm đắm trong chiến tranh.
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã trút hơi thở cuối cùng vào sáng ngày Chủ Nhật vừa qua tại bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh trong khi mới bước qua tuổi 62.
    Trịnh Công Sơn từ lâu bị bệnh gan nặng cùng với bệnh tiểu đường. Những ngày gần đây anh còn mang bệnh sưng khớp xương, nhiều lúc phải di chuyển bằng xe lăn vì đi đứng khó khăn. Cùng một lúc anh còn bị chứng viêm phổi tác hại nặng nề trong những ngày cuối đời.
    Cuối cùng, trước sự bó tay của các y sĩ điều trị, bệnh tình của Trịnh Công Sơn đã đi đến chỗ tuyệt vọng để trở về với Cát Bụi như tựa đề một nhạc phẩm nổi tiếng của anh vào đầu thập niên 70.
    Trịnh Công Sơn, quê quán ở Huế, sinh ngày 28 tháng Hai năm 1939 tại Ðắc Lắc. Anh là anh cả trong một gia đình có tám người con, ba trai và năm gái. Người em út trong gia đình là Trịnh Vĩnh Trinh, những năm gần đây đã có nhiều hoạt động về ca nhạc và đang trên đà thành công với những ca khúc của người anh cả trong gia đình mà cô rất quí mến đã dành riêng cho tiếng hát của cô, trong số có nhạc phẩm Tình Yêu Tìm Thấy là một trong vài nhạc phẩm mới nhất của Trịnh Công Sơn.
    Theo lời kể của những người trong gia đình thì Trịnh Công Sơn trước kia không bao giờ nghĩ là mình sẽ trở thành nhạc sĩ, nếu không được thân mẫu anh mua cho một cây guitar để anh quên đi nỗi buồn to lớn khi thân phụ anh qua đời vào lúc Trịnh Công Sơn còn rất trẻ.
    Thời gian đó Trịnh Công Sơn vừa đậu tú tài chương trình Pháp ở Huế và đang sửa soạn giấy tờ sang Pháp du học thì thân phụ anh ra đi sau một tai nạn. Anh quá buồn bã đến nỗi bị ốm một trận thập tử nhất sinh, tưởng rằng khó sống. Sau đó anh quyết định ở lại Việt Nam để lo cho mẹ và các em. Và với cây đàn guitar đầu tiên trong đời của mẹ cho, anh bắt đầu cuộc hành trình vào âm nhạc.
    Nhạc phẩm đầu tay mang tựa đề Ướt Mi ra đời trong khi anh sắp bước vào lứa tuổi 20. Nhạc phẩm này cũng như nhạc phẩm Thương Một Người sau đó đã được anh gói ghém tâm sự của mình dành cho nữ ca sĩ Thanh Thúy, cư ngụ cùng một ngõ hẻm với anh trên đường Cao Thắng, là nơi anh tạm trú đầu tiên khi từ Huế vào Sài Gòn.
    Tuy là một nghệ sĩ với một tâm hồn phóng khoáng, nhưng Trịnh Công Sơn là một người rất gắn bó với gia đình. Anh hết lòng thương yêu mẹ và luôn lên tiếng ca ngợi người mẹ hiền đã tận tụy hy sinh và tần tảo để nuôi các con nên người. Anh thường khoe với bạn bè: ?oMẹ moi là nhất! Mẹ moi là số dách! Không ai bằng mẹ moi hết!?
    Với ước muốn của Trịnh Công Sơn, anh đã được gia đình an táng tại nghĩa trang Gò Dưa, tỉnh Bình Dương vào ngày thứ Tư 4 tháng Tư, 2001 vừa qua, bên cạnh mộ phần của người mẹ thân yêu qua đời cách đây hơn 10 năm với một bài viết về mẹ của Trịnh Công Sơn được khắc trên mộ.
    Ðối với các em, Trịnh Công Sơn rất được thương yêu và kính mến. Anh đã trở thành một thần tượng với họ. Từ khoảng bốn năm nay, các em gái của anh ở Montréal vẫn thường xuyên thay nhau về Việt Nam chăm sóc cho Trịnh Công Sơn khi sức khỏe của anh trở nên sa sút. Thời gian này Trịnh Công Sơn chỉ còn cân nặng được 35 ký, từng phải vào bệnh viện cấp cứu và tưởng rằng khó qua khỏi.
    Là một người thích uống rượu - nhất là cognac - và hút rất nhiều thuốc lá, sau tình trạng thập tử nhất sinh đó, anh đã nghe theo lời khuyên của bác sĩ cũng như của những người trong gia đình bớt rượu - để chỉ uống rượu chát và bia - và thuốc lá.
    Nhưng chỉ được một thời gian anh lại quay về với những thói quen cũ, nguyên nhân của những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
    Khoảng hơn một năm trở lại đây, Trịnh Công Sơn thường xuyên được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy trong những lúc nguy kịch. Lần cuối cùng sau khi trở về nhà được vài ngày, sau đó bị hôn mê và lại được đưa trở lại bệnh viện và từ trần tại đây sau khi những bộ phận như gan và thận của anh đã ngưng hoạt động.
    Các em gái của anh từ Canada trở về mong gặp người anh cả của mình lần cuối nhưng vì bị kẹt máy bay ở Alaska nên chỉ có mặt tại Việt Nam vài giờ sau khi Trịnh Công Sơn đã nhắm mắt lìa đời.
    Trước tình trạng nguy kịch của Trịnh Công Sơn, gia đình anh ở Montréal đã xin lễ cầu an cho anh vào ngày Chủ Nhật, 1 tháng Tư tại chùa Huyền Không. Tuy nhiên sau khi nhận được tin anh đã từ trần, lễ cầu an đã được đổi thành lễ cầu siêu để cầu cho hương hồn người quá cố, đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho âm nhạc.
    Với một tâm hồn rất nghệ sĩ, những ca khúc của Trịnh Công Sơn với những lời ca được coi như là những vần thơ rất đẹp, chẳng thế anh đã được mệnh danh là một thi sĩ của âm nhạc Việt Nam. Hơn nữa những sáng tác của anh trải dài qua nhiều thập niên, người nghe đã mệnh danh ông là một kẻ du ca về tình yêu, quê hương và thân phận. Ðó chính là những đề tài được Trịnh Công Sơn khai thác nhiều nhất qua hàng trăm nhạc phẩm của anh. Qua những nhạc phẩm về quê hương và thân phận con người, Trịnh Công Sơn đã được không ít người coi như đã bộc lộ tư tưởng phản chiến của mình trong thời kỳ chiến tranh ở vào giai đoạn khốc liệt nhất.
    Với tư tưởng như thế trong hoàn cảnh một đất nước phân ly, anh đã bị coi như người không có lập trường chính trị rõ rệt. Tư tưởng đó còn được thể hiện bằng sự không có mặt một ngày nào trong đời sống quân ngũ của anh.
    Tuy nhiên không phải vậy mà Trịnh Công Sơn mất đi lòng ái mộ của lớp thanh niên khoác trên mình bộ quân phục. Trái lại, nhạc của Trịnh Công Sơn gần như đã trở thành nằm lòng đối với lứa tuổi thanh niên thời đó, vì đã nói lên được cảm nghĩ của họ trước những thực tế thương tâm của một cuộc chiến tàn khốc.
    Nhận xét về nhạc Trịnh Công Sơn, giáo sư Bửu Ý, một người bạn rất thân thiết của anh đã cho là ?oNhạc của Trịnh Công Sơn không tuyền là nhạc, bài hát không tuyền là bài hát. Mỗi bài là một truyện ngắn, mỗi ca khúc là một chương khúc của truyện dài không có kết thúc, vẫn mở ra như một vết thương, một vết thương người, một vết thương thời đại, vết thương thiết thân, phải cưu mang và lưu truyền.?
    Ngay cố nhạc sĩ Văn Cao cũng đã gọi Trịnh Công Sơn là một người thơ ca (chính xác là "ca thơ", VT), bởi ở Trịnh Công Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định. Từ lâu Trịnh Công Sơn vẫn ấp ủ thực hiện một tập hồi ký mà anh cho biết là có nhiều tiết lộ rất đặc biệt. Nhưng chưa có dịp viết thì anh đã ra đi. Theo những người trong gia đình cho biết thì giáo sư Bửu Ý có lẽ sẽ là người thực hiện tập hồi ký này thay cho người bạn thân của mình.
    Về cuộc sống tình cảm, cho đến khi trở về với cát bụi, Trịnh Công Sơn chưa từng kết hôn với ai, ngoài một lần có ý định này với một thiếu nữ tên N. từ Pháp về Việt Nam. Hôn lễ đã được chuẩn bị, tuy nhiên vào giờ chót đã không thành.
    Ngoài ra Trịnh Công Sơn cũng tỏ ra có tình cảm đặc biệt với một thiếu nữ Nhật tên Michiko, yêu anh rất tha thiết. Michiko từ Nhật sang Việt Nam thực hiện luận án về nhạc Trịnh Công Sơn. Cô thuộc rất nhiều bản nhạc của anh. Mối tình này đã đưa đẩy hai người lại gần nhau hơn để tính việc hôn nhân, nhưng rốt cuộc cũng không thành.
    Với bản chất nghệ sĩ, Trịnh Công Sơn là một người đa cảm. Và với sự tài hoa và tính tình phóng khoáng của mình, đã có nhiều người đàn bà đã đi qua cuộc sống tình cảm của anh. Trong số đó có một thiếu nữ mang tên Bích Diễm mà Trịnh Công Sơn đã dùng làm nguồn cảm hứng viết lên nhạc phẩm Diễm Xưa. Một thời gian sau, anh chuyển tình cảm của mình qua người em của Bích Diễm - anh thường gọi là ?oCô Diễm Xưa? - để tạo thành nhiều ca khúc tình cảm bất hủ, trong số có Mưa Hồng.
    Cách đây vài năm, người tạo cho Trịnh Công Sơn nguồn cảm hứng để sáng tác nhạc phẩm này trong một dịp trở về Việt Nam có lại thăm anh. Từ đó nhạc phẩm Xin Trả Nợ Người ra đời (với dòng chữ ?oviết cho Hướng Dương? của Trịnh Công Sơn để tránh tên thật cho ?oCô Mưa Hồng?) với những câu: ?oHai mươi năm xin trả nợ người. Trả nợ một thời em đã bỏ ai. Hai mươi năm xin trả nợ dài. Trả nợ một đời em đã phụ tôi....?
    Gần như trong bất cứ ca khúc tình cảm nào của Trịnh Công Sơn cũng có bóng dáng người phụ nữ trong đó, những người phụ nữ đã có ít nhiều liên hệ tình cảm với anh qua từng giai đoạn. Những nhân vật đó thường được anh gọi theo tựa đề những nhạc phẩm anh đã cảm xúc tạo nên.
    Như cô ?oNhư Cánh Vạc Bay? chẳng hạn, là một thiếu nữ tên L., người gầy và cao, rất đẹp, sinh trưởng trong một gia đình nề nếp, gia phong nổi tiếng.
    Có một dạo cô ?oNhư Cánh Vạc Bay? cư ngụ tại Ottawa và đã từng gặp lại Trịnh Công Sơn trong dịp anh sang Montréal thăm gia đình lần duy nhất vào dịp Phục Sinh năm 1992. Cũng trong dịp này, anh đã gặp lại một người phụ nữ anh gọi là cô ?oHoa Vàng Mấy Ðộ.?
    Ðó là chưa kể đến một phụ nữ khác là một bác sĩ y khoa tên Q. từ Pháp về và rất có cảm tình với anh, trường hợp này cũng xẩy đến với một người đàn bà khác - một công chức của công ty điện lực Hydro Quebec - khi gặp gỡ anh tại Montréal. Ðã có những giọt nước mắt chảy xuống, đã có những tiếng nấc nghẹn ngào nơi những người đã đến với cuộc sống tình cảm của anh, để thương tiếc cho một thần tượng đã vĩnh viễn ra đi.
    Trịnh Công Sơn đã nằm xuống nhưng chắc chắn những ca khúc của anh sẽ không bao giờ phai mờ trong trí nhớ mọi người.
    Với những gì Trịnh Công Sơn đã mang lại cho cuộc đời, cho con người và cho tình yêu thuần túy về mặt âm nhạc, anh đáng được xưng tụng là một nhà tư tưởng gần gũi nhất với cuộc đời anh cho là cõi tạm này.
    Nhưng riêng đối với riêng anh, Trịnh Công Sơn thú nhận là đã mỏi dần với lòng tin. Anh chỉ còn lại niềm tin sau cùng. Ðó là niềm tin vào niềm tuyệt vọng. Có nghĩa là tin vào chính mình. Tin vào cuộc đời vốn không thể khác. Và như thế, anh đã yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của một tên tuyệt vọng, mặc dù đã nhiều lần tự nhủ lòng mình Tôi Ơi Ðừng Tuyệt Vọng.
    Theo gia đình Trịnh Công Sơn ở Montréal cho biết, một lễ cầu siêu cho anh sẽ được tổ chức tại chùa Huyền Không ở Montreal vào 11 giờ sáng ngày Chủ Nhật 8 tháng Tư.
    Nhân dịp này một số bạn bè của anh ở Hoa Kỳ - một nơi anh rất muốn đi thăm, nhưng không thực hiện được vì nhiều lý do tế nhị - và nhiều nơi xa khác sẽ sang tham dự, trong số có Khánh Ly, một tên tuổi gắn liền với cuộc đời âm nhạc của anh từ giữa thập niên 60. Với những lời đồn đãi cũng như những huyền thoại được thêu dệt về vấn đề liên hệ tình cảm giữa anh và Khánh Ly, Trịnh Công Sơn đã nhiều lần lên tiếng phủ nhận: ?oKhông! Tuyệt đối tôi không có gì với Khánh Ly hết!?

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:47 ngày 05/07/2003
  10. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0

    Ừ Thôi, Anh Về
    Kỷ niệm về Trịnh Công Sơn

    Văn Quang
    TP HỒ CHÍ MINH ?" Khoảng gần 4 giờ chiều ngày 1 tháng Tư, 2001 tôi được Nguyễn Quốc Thái điện thoại báo tin: ?oTrịnh Công Sơn chết rồi.? Mới chỉ hơn ba tiếng đồng hồ sau khi Sơn ?oan nghỉ ở một cõi riêng," tôi và Thái tìm đến nhà anh để nhìn mặt người bạn cũ lần cuối. Xách theo cái máy chụp hình, mục đích của tôi không phải để ?ohành nghề" mà đơn thuần là chỉ để có một kỷ niệm. Vì thế nên tôi không mang theo máy digital để có thể gửi hình ngay qua e-mail và với cái máy Olympus, sau khi chụp hình rồi tôi vẫn còn để cuốn phim đó chưa mang đi in rửa. Khi tôi đến nơi, mới chỉ có lác đác vài người thân quen, trong số đó tôi chỉ biết đạo diễn Lê Cung Bắc. Đi thẳng vào trong nhà, thân hình Sơn nhỏ nhắn nằm sau tấm mền mỏng trên chiếc giường gỗ nhỏ, nệm trắng. Nải chuối để trên bụng. Anh nằm sát bên tường có khung cửa sổ rộng nhìn ra lối đi vào nhà trong. Xung quanh anh vẫn còn là những bức tranh lớn do chính anh vẽ và những đồ vật thường dùng hàng ngày. Những người thân của anh đang bận rộn với đủ thứ công việc lễ nghi theo đạo Phật. Thái đề nghị với ?ogia chủ? cho tôi được chụp một tấm hình, nhưng chúng tôi được báo tin đúng 8 giờ tối mới khâm liệm, cho đến giờ này anh vẫn chưa được tắm rửa thay quần áo. Căn nhà của anh còn tương đối im ắng lắm. Mọi người lặng lẽ như tôn trọng giấc ngủ của Sơn chứ chưa phải là một đám tang. Quả tình tôi cứ loay hoay mãi mà chưa biết phải làm gì với Sơn đây. Muốn giở tấm vải che mặt nhìn anh lần cuối, nhưng không thể làm như thế. Thôi thì đứng đây hình dung lại khuôn mặt Sơn từ những ngày xa xưa và nhìn lên tấm hình màu của Sơn những ngày gần đây cũng tạm cho là đủ.
    Khoảng thời gian từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối còn khá dài, chúng tôi ngồi đợi giờ khâm liệm trên dãy ghế bày dài theo bờ tường trước cổng nhà. Trong khoảng thời gian này một vài người anh chị em của Sơn từ Mỹ vừa về đến Việt Nam lục tục mang hành lý vào nhà. Mọi người cùng hớt hải bước ngay vào bên giường Sơn đang "ngủ." Những tiếng nấc nghẹn ngào vẳng lên. Thật ra mọi người đều đã biết trước Sơn không qua khỏi từ vài ngày trước đó, nhờ vậy anh em về kịp vào đúng ngày Sơn từ trần. Vào khoảng 6 giờ, một vài lẵng hoa chia buồn được gửi đến. Trong số ba lẵng hoa đầu tiên, tôi thấy có lẵng hoa của ca sĩ Khánh Ly và Nguyễn Hoàng Đoan, có lẽ từ Mỹ Khánh Ly đã điện thoại về cho gia đình mang hoa đến với người bạn cô thường nói là một phần đời hay là nửa cuộc đời của cô. Với ai thì tôi không tin nhưng với Khánh Ly thì tôi tin hoàn toàn vì giữa chúng tôi đã có một vài kỷ niệm với Sơn từ xưa.
    Những ngày xưa với Trịnh Công Sơn
    Tôi biết Trịnh Công Sơn cũng là do Khánh Ly. Hồi đó vào năm Mậu Thân 1968. Một buổi chiều ngồi ở nhà hàng Pagode ?" nơi rất nhiều "văn nhân nghệ sĩ Sài Gòn thời xưa ?" thường ngồi sau những giờ còng lưng trên bàn viết, tôi gặp Khánh Ly và Ngọc Anh đi cùng Trịnh Công Sơn. Chúng tôi rủ nhau đi ăn cơm chiều. Ăn ở một quán bụi xong đã đến giờ giới nghiêm, thời gian đó Sài Gòn giới nghiêm từ 5 giờ chiều đến 5 giờ sáng. Khánh Ly nhờ tôi đưa Trịnh Công Sơn về. Tôi biết rõ Sơn trốn động viên, đi với tôi coi bộ "vững" hơn. Trên xe, tôi hỏi Sơn ở đâu. Sơn nói: "Mình ở với người em ở gần nhà thờ Huyện Sĩ." Và anh hỏi lại tôi ở đâu, tôi lắc đầu: ?oỞ sở hoặc ở building, nơi nào cũng được.? Sơn thản nhiên: "Vậây thì mình đi.? Đêm đó là đêm đầu tiên tôi đưa Trịnh Công Sơn về building Cao Thắng. Ở cái building đó chỉ có một phòng gắn máy lạnh, thực ra căn phòng đó là của một thương gia bán huy chương ở ngay chợ Bến Thành thuê làm phòng riêng, cho tôi ở chung nhưng không lấy tiền. Phía sau là phòng của ông Hoàng Ngọc Liên, cạnh đó còn một phòng của một vị "nữ quái khách" với cái bảng bằng bìa carton treo toòng teeng ngay trước cửa phòng rất hiên ngang: "Không được quấy phá giấc ngủ của cô gái nhảy về già." Tôi chỉ cho Sơn coi tấm bảng đó, Sơn cười: ?oCô gái này quả là can đảm và cá tính rất đặc biệt đấy, sao anh không khai thác làm một cái truyện dài đi?" Nhưng sau một lần một lần tiếp chuyện, tôi thấy "bà này" hơi khật khùng nên bỏ dở ý định làm quen.
    Sơn mang đến cây đàn guitar, ở lại phòng tôi vài ngày, tôi không nhớ rõ bao nhiêu ngày. Nhưng chính ở đó anh sáng tác hoặc hoàn tất bản Tình Xa. Tôi có cái máy ghi âm hiệu Akai, trong khi tôi đi làm, Sơn vẫn thường dùng để nghe lại bản nhạc mình đang hoàn thành. Khi tôi về đến phòng là chúng tôi lại kéo nhau đi ăn đi chơi trong cái thế giới của Sài Gòn giới nghiêm, những con đường vắng teo, dài hun hút, đêm Sài Gòn thênh thang cứ như chỉ có hai chúng tôi còn thức. Những buổi chiều thì thường ngày nào cũng đi ăn cơm bụi cùng Khánh Ly và một số bạn bè như Phạm Huấn, Nguyễn Đạt Thịnh? Một đêm nằm nghe lại bài Diễm Xưa, Sơn thủ thỉ tâm sự vụn với tôi về một người con gái mang tên Diễm. Tôi không cho là anh đã "mã hóa" cái tên ấy, cái tên của người yêu anh và cũng là người anh yêu. Tôi không rõ có phải là mối tình đầu không vì anh còn nhắc đến tên một vài người con gái khác nữa. Tôi cho rằng đó là chuyện rất thường tình của những người con trai mới lớn và mang nặng "nghiệp nghệ sĩ" trong huyết quản. Những hình bóng đi qua, còn để lại ở những người thường một kỷ niệm và để lại ở người nghệ sĩ những tác phẩm. Rồi một lần nghe Sơn hát bài thơ mới phổ nhạc của Trịnh Cung Lời Cuối Cho Một Cuộc Tình, tôi thích nhất ngay câu đầu tiên: "Ừ thôi em về?" Tôi nói với Sơn: "Thơ Trịnh Cung đã lạ, nhạc phổ thơ còn lạ hơn." Sơn hát lại và tôi vẫn thấy chữ "Ừ" nhẹ nhàng làm sao. Nếu là một lời đối thoại chữ "ừ" nghe nặng nề, thoáng một chút "phàm phu," ấy vậy mà trong lời thơ tiếng hát sao mà tự nhiên dễ thương đến thế. Nó thấm ngay vào đời thường bám lấy hình ảnh một cuộc gặp gỡ giữa hai người yêu nhau. "Ừ, thôi em về?!" Thế là hết, lời từ biệt bình thản nhưng rất xót xa. Trong thơ nhạc Việt Nam dường như chưa ai dùng chữ "ừ" và dùng hay đến thế. Rồi chợt một hôm nghe tin Lưu Kim Cương chết ở phi trường Tân Sơn Nhất, Khánh Ly lên phòng tôi, cô ngồi lặng, Sơn chỉ nhìn và cũng lặng yên. Ít ngày sau, bài Cho Một Người Vừa Nằm Xuống ra đời. Tôi không biết ai là người đã hát bản đó lần đầu tiên. Nhưng sau này ít có dịp tôi được nghe lại. "Anh nằm xuống?cho một ngày?đã vui chơi trong cuộc đời này... Người tình còn đó anh nhớ không anh? Bạn bè còn đó anh nhớ không anh?..? Đó cũng là quan niệm sống của Sơn. Anh làm bài đó cho bạn bè và bây giờ bạn bè của anh lại dành những câu hát đó tiễn đưa anh.
    Hồi đó, có một vài người bạn thấy tôi hay đi chơi với Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thường "bí mật" hỏi: "Họ có phải là người yêu của nhau không?" Với cái nhìn của tôi, câu trả lời rất thành thật là không, hoàn toàn không! Họ coi nhau như anh em, còn hơn anh em nữa là khác. Và đến hôm nay, nghe Khánh Ly trả lời những câu hỏi của một vài hãng truyền thanh truyền hình BBC, NHK,TBS tôi lại thấy Khánh Ly như một "tín đồ? của Trịnh Công Sơn. Điều đó không phải là quá đáng.
    Còn một số tin đồn nữa về những "người tình" của Sơn, nhưng quả thật là tôi chưa thấy có dấu hiệu nào xác định ai là người đàn bà chính thức trong cuộc đời anh. Dường như tất cả đối với anh là "những cuộc tình đẹp" và chỉ có cái đẹp của những cánh hoa cho những dòng nhạc chảy dài vào vô tận.
    Bữa nhậu cuối cùng
    Bẵng đi một thời gian dài, tôi không gặp Trịnh Công Sơn. Cho đến năm 1987, tôi ở trại cải tạo ra, gặp lại Sơn một lần ở quán cà phê Văn Nghệ. Thấy tôi, anh thân mật vồn vã thăm hỏi và tôi nhớ câu anh nói: "Bây giờ còn gì đâu mà bên ni bên nớ, mọi chuyện cũ quên đi.? Anh hẹn tôi đến nhà chơi và gặp người bạn nào của tôi anh cũng nhắn tôi đến uống rượu. Nhưng chưa lần nào tôi đến nhà anh cả. Lý do đầu tiên là tôi không bao giờ uống được rượu, dù chỉ một ly bia, như nhiều bạn tôi đã biết. Lẽ thứ hai là hồi này anh có nhiều bạn mới mà tôi không quen. Đã không rượu lại không quen bạn thì sự có mặt của tôi chỉ làm anh khó xử và mất vui. Bằng cớ là buổi tối hôm đó, đến giờ khâm liệm Trịnh Công Sơn, quan khách, bạn bè thân thuộc đến quá đông mà vỏn vẹn tôi chỉ quen có vài ba người. Mỗi lúc một đông, và càng lúc số người tôi không quen càng tăng. Vì thế tôi len lách mãi chỉ nhìn được mặt Sơn vài giây cuối cùng rồi ra về. Tôi không cho rằng mình làm tròn "bổn phận" đối với một người bạn mà tôi tự thấy lòng mình nhẹ lại.
    Suốt những năm sau này, tôi chỉ gặp lại Sơn một lần rất tình cờ cách đây vài ba tháng. Hôm đó Hà Túc Đạo mời ăn tối. Tôi ngồi sau xe Nguyễn Quốc Thái đến quán ăn nằm trên đường Hai Bà Trưng. Nghe nói quán này của người em Sơn. Hôm đó có nữ ca sĩ Thùy Dương cùng chồng là em ruột của anh Hà Túc Đạo từ Mỹ về Việt Nam. Cô có cái CD vừa thu xong những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn. Chừng 15 phút sau Sơn tới. Chúng tôi bắt tay nhau rất ngạc nhiên. Có lẽ những người bạn đã dành cho chúng tôi cuộc gặp gỡ tình cờ này. Giọng Sơn yếu lắm rồi, anh nói không còn uống được nhiều rượu nữa. Tôi hỏi về những bức tranh anh vừa triển lãm gần đây với Đinh Cường tại phòng triển lãm Tự Do. Anh hào hứng nói về hội họa. Lúc đó anh quên mất mình là nhạc sĩ. Thành thật mà nói, tôi thấy Sơn vẽ cũng đẹp không thua kém nhiều họa sĩ đã từng có tranh triển lãm ở Sài Gòn này. Nhưng rồi đề tài nào cũng quay về với nhạc. Hôm đó anh nói về Khánh Ly, anh ca tụng đức tính ?ochuyên nghiệp" của Khánh Ly. Anh kể khi Khánh Ly về Việt Nam ở nhà anh, suốt ngày cô chăm chỉ luyện tập, đó là đức tính người ta thường ít thấy ở những ca sĩ mang bệnh ?ongôi sao.? Bữa đó, Sơn ăn rất ít và uống cũng rất ít. Nhưng tâm tình của anh vẫn nóng bỏng như thuở nào. Anh vẫn nhắc đến những kỷ niệm xưa, những người bạn cũ, chưa quên một ai. Hôm đó là bữa nhậu cuối cùng của anh với chúng tôi. Có một chai rượu, vẫn còn lại một nửa. Anh không bàn đến chuyện thời cuộc và tôi cũng chẳng quan tâm đến chuyện này. Thời sự hôm nay rồi ngày mai sẽ là hết, nhưng tình người vẫn là vô cùng. Anh nói như thế và tôi cũng tin như thế. Theo tôi, Sơn là con người rất dễ hòa đồng, anh không làm mất lòng ai bao giờ. Trong mọi nơi chốn anh đều giao thiệp hết sức dễ dàng.
    Bản di chúc giản dị
    Trước khi vĩnh biệt Sơn ra về, tôi được tin là Sơn biết trước ngày mình "ra đi" gần kề, anh để lại một bản di chúc cho các em. Tất nhiên là có những điều tôi không thể biết hết và cũng không thể kể hết ở đây. Tôi chỉ biết có hai điều Trịnh Công Sơn căn dặn: ?oQuàn anh tại nhà chứ không mang đến 81 Trần Quốc Thảo của Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật TP Sài Gòn như thông lệ." Hai là "Chôn anh bên cạnh mộ thân mẫu anh tại Nghĩa Trang Gò Dưa chứ không chôn ở nghĩa trang Thành Phố." Xem ra Sơn còn muốn gần gũi với mọi người lắm.
    Cho đến khi tôi viết bài này, đám tang của anh chưa cử hành. Hai ngày qua, đã có hàng ngàn người, hàng vạn người đến vĩnh biệt anh và chắc chắn đám tang của anh sẽ rất đông. Dù có đi đưa đám anh hay không, bài này thay cho lời vĩnh biệt Trịnh Công Sơn! Một người bạn bao giờ cũng là bạn.
    Văn Quang
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:51 ngày 05/07/2003

Chia sẻ trang này