1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Những ngày cuối cùng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    TNiên ngày 3-4-2001
    2 ngày sau khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ giã cõi đời, chúng tôi trở lại Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) nơi mà ông đã vào trị bệnh trong những ngày cuối đời.
    Hồ sơ bệnh án của Trịnh Công Sơn mang mã số 14131. Tuy đợt nằm điều trị cuối cùng chỉ kéo dài đúng 1 tuần lễ nhưng hồ sơ bệnh án của Trịnh Công Sơn dày cộp. Bác sĩ Phạm Thị Nguyệt ánh - Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: trước đây nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nhiều lần vào điều trị tại bệnh viện nhưng lần này bệnh của ông rất nặng. Theo hồ sơ bệnh án, Trịnh Công Sơn nhập viện ngày 26-3-2001 vào khoa Tiêu hoá với các triệu chứng sốt, mệt. Những người thân của nhạc sĩ cho biết, từ hồi Tết Âm lịch ông đã bị đau nhiều ở khớp trên đùi bên phải, đã dùng nhiều thuốc giảm đau nhưng không giảm. Và càng ngày Trịnh Công Sơn càng mệt mỏi, ăn uống kém, xét nghiệm, chẩn đoán ngày 27-3-2001 của Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy ông bị sơ gan, suy thận, tiểu đường, xuất huyết tiêu hoá, viêm phổi rất nặng. Đêm 27-3. Trịnh Công Sơn ngủ được và tỏ ra tỉnh táo suốt ngày hôm sau. Nhưng bước sang ngày 29-3, lúc 23 giờ đêm, ông than mệt, có hiện tượng nói lắp, 30 phút sau ông gần như chìm vào hôn mê, miệng lắp bắp, bác sĩ gọi, hỏi không thấy trả lời. Trước tình trạng nguy kịch này, lúc 0 giờ 40 phút ngày 30-3-2001 sau khi tiến hành hội chẩn, Bệnh viện chợ Rẫy quyết định chuyển Trịnh Công Sơn từ khoa Tiêu hoá xuống khoa chăm sóc đặc biệt với các phương pháp điều trị tối ưu. Ông nằm ở giường số 8, được chạy thân nhân tạo và luôn có điều dưỡng, bác sĩ túc trực bên cạnh. Tuy nhiên sức khoẻ của ông vẫn tiếp tục xấu đi. Ngày 31-3-2001, hai chân và tay của ông cử động rất yếu. Bác sĩ Nguyễn Lương Vân - Trưởng khoa chăm sóc đặc biệt tâm sự: " Những lần trước anh Sơn bệnh cũng nặng nhưng khác với lần này. Chúng tôi biết anh khó qua khỏi nhưng cố giữ anh được ngày nào hay ngày đó!". Và từ lúc này ông chìm vào hôn mê, cuộc sống được tính từng giờ từng khắc: "Mỗi lần gọi mà anh hé mắt thì chúng tôi rất mừng". Bác sĩ Nguyễn Lương Vân kể.
    Đến 7 giờ sáng ngày 1-4-2001, ông tiếp tục hôn mê, tri giác giảm dần. Từ 10giờ 30, ông rơi vào tình trạng hôn mê rất sâu. 11 giờ 15, tim nhạc sĩ ngừng đập.
    Các bác sĩ cố gắng cấp cứu nhưng mãi đến 11 giờ 30 vẫn không đo được huyết áp của Trịnh Công Sơn. 12 giờ 45, trái tim của người nhạc sĩ tài hoa ngưng đập hoàn toàn
    TNiên ngày 3-4-2001
    ATC
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 18:01 ngày 07/07/2003
  2. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Sơn đã bỏ ta đứng bên trời kia
    Đỗ Quang Hạnh
    Dường như, hiện hữu trong cuộc đời hay ra đi khỏi bề mặt đời sống, đã từ lâu đối với Trịnh Công Sơn không còn là điều quan trọng. Nhưng thật sự số phận đã trao cho anh và suốt đời, anh an nhiên đi đến cùng một sự nghiệp sáng tạo to lớn trong một hình hài - thân xác rất đỗi mong manh, dễ bị tổn thương.
    Tôi tin rằng, chỉ bằng một phần nhỏ trong thành quả sáng tạo ấy, nhiều nhạc sĩ sáng tác ca khúc VN đã có thể yên lòng ra đi. Dẫu sao, Trịnh Công Sơn chia tay với chúng ta vào ngày cá tháng tư (1.4) như là lời nói dối, để chúng ta đau xót nghĩ rằng, đó là điều đùa cợt tàn nhẫn và thật sự cay đắng. Trong một năm chỉ có một ngày nói dối và chính trong cái ngày ấy, Trịnh Công Sơn cũng chọn để nói với chúng ta lời từ biệt chân thành.
    Anh ra đi vào giờ Ngọ (12h45). Trong các bài của Trịnh Công Sơn, ít có ca từ nói về giữa trưa. Từ trong vô thức, anh không thích nói đến sự lưng chừng, một nửa chăng? Rất ít ban trưa, nhưng không phải là không có. Trong Em còn nhớ hay em đã quên, anh đã từng gợi lại: Có chút nắng trong tiếng gà trưa. Và hôm nay tôi chợt nghe thấy Lời thiên thu gọi anh từ rất xa xăm: Về trên phố cao nguyên ngồi/Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi/Chợt như phố kia không người/Còn lại tôi bước hoài.... Trong những bước đi của thuở hoa niên, mảnh đất cao nguyên với Sơn như là sự tình tự đầu tiên, nơi nâng niu những nguồn cảm hứng sáng tạo đầu tiên, và cũng từ đấy, anh chọn cho mình một con đường mới. Là người Huế, từng sống nhiều ở Huế, nhưng Trịnh Công Sơn lại sinh ở Đắc Lắc (1939). Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Quy Nhơn, anh về dạy ở BLao (Bảo Lộc ?" Lâm Đồng hiện nay), rồi anh quyết định thôi dạy, nhưng chỉ để làm một nghề rất đỗi thiên lương khác là âm nhạc.
    Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác từ cuối những năm 50. Tôi vẫn còn nhớ bức hình chụp một chàng trai trẻ ôm guitar trên sân thượng. Bài được biết đến đầu tiên là Ướt mi. Có lẽ đó không chỉ là tình khúc, nó đã hướng tới nỗi đau nhân thế, kiếp người. Và cũng không khác những nghệ sĩ sáng tạo đích thực, Trịnh Công Sơn đã viết trong sự cô đơn, về cái cô đơn. Sau hàng loạt những ca khúc mà chúng ta quen gọi một cách lười biếng và dễ dãi là ca khúc trữ tình, chặng đường sáng tác của Trịnh Công Sơn có bước ngoặt. Chiến tranh ngày càng leo thang, Mỹ đổ quân ồ ạt vào miền Nam, người nhạc sĩ vẻ chừng yếu đuối ấy kiên quyết trốn quân dịch, trở thành một nhân vật phản chiến, hướng lòng mình vào phong trào thanh niên sinh viên yêu nước. Các ca khúc đã tiếp sức rất nhiều cho phong trào đấu tranh sôi nổi ở các đô thị miền Nam. Anh đã hát cho đồng bào tôi nghe và thật sự đồng bào đã nghe các bài hát của anh. Không chỉ có đồng bào, còn có những người ở phía bên kia, những người tận các phương trời khác. Có thể nói đây là một giai đoạn sáng tạo ca khúc có ý nghĩa lớn nhất của Trịnh Công Sơn. Tên của anh xuất hiện trong bộ Từ điển Bách khoa Pháp (Encyclo -pédie de tous pays du monde), trên nhiều báo chí quốc tế.
    Sáng tác của Trịnh Công Sơn là lời kêu gọi yêu thương. Đó là máu thịt, nó xa lạ với thói hoa mỹ, lắm lời của không ít văn nghệ sĩ. Sự yêu thương phải là tự nguyện, một hành động tự nhiên như đời sống. Đối với anh có lẽ nó giản dị, không vất vả, vật vã hay là sự làm dáng. Anh từng nói: Khi viết những ca khúc trong thời gian đó, tôi đề cập đến lòng yêu thương như một sự tự phát chứ không hề từ một ý đồ có sẵn... Cái gì xuất phát từ trái tim chân thật thì dễ tạo ra sự cảm thông với thế giới quanh ta....
    Có thể coi đây là những điều tâm niệm - và cũng là sự dặn lại của Trịnh Công Sơn: Đi qua đời sống này tôi rút ra được một bài học: Không có cái gì quý hơn trong những con người là lòng bao dung; và luôn luôn phải biết tha thứ cho những lỗi lầm của những người quanh mình. Sống được như vậy sẽ thấy cuộc đời dễ thở hơn và sẽ đánh thức được lòng yêu thương trong mỗi con người đối với mọi người... (tạp chí Âm nhạc và thời đại của Hội Nhạc sĩ VN, số 2.2001).
    Trịnh Công Sơn đã đi qua đời sống này, phải chăng để đến một nơi trời mới, đất mới? Dù anh đã bỏ ta đứng bên trời kia (Đêm thấy ta là thác đổ), nhưng ở bên trời ấy, có lẽ anh vẫn đang mỉm cười nhìn chúng ta thân thiện và bao dung biết bao. Tôi không muốn nói theo kiểu dễ dãi là sự ra đi của anh là tổn thất lớn, là khoảng trống không gì bù đắp nổi trong nền âm nhạc nước nhà. Trịnh Công Sơn không bao giờ mong làm thứ cây lớn xốp xáp, anh từng muốn lòng ta có khi tựa lá cỏ/ngồi hát ca rất tự do (Đêm thấy ta là thác đổ). Tâm hồn của anh, ca khúc của anh luôn là đốm lửa, luôn nhóm trong vườn khuya. Và vì thế, Trịnh Công Sơn sẽ còn sống, chừng nào mà mỗi người còn muốn nắm tay nhau, để nối vòng tay lớn, để cho tròn một vòng Việt Nam.
    (Lao Động 3-4)
    ATC
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 16:44 ngày 26/07/2002
  3. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Sơn đã bỏ ta đứng bên trời kia
    Đỗ Quang Hạnh
    Dường như, hiện hữu trong cuộc đời hay ra đi khỏi bề mặt đời sống, đã từ lâu đối với Trịnh Công Sơn không còn là điều quan trọng. Nhưng thật sự số phận đã trao cho anh và suốt đời, anh an nhiên đi đến cùng một sự nghiệp sáng tạo to lớn trong một hình hài - thân xác rất đỗi mong manh, dễ bị tổn thương.
    Tôi tin rằng, chỉ bằng một phần nhỏ trong thành quả sáng tạo ấy, nhiều nhạc sĩ sáng tác ca khúc VN đã có thể yên lòng ra đi. Dẫu sao, Trịnh Công Sơn chia tay với chúng ta vào ngày cá tháng tư (1.4) như là lời nói dối, để chúng ta đau xót nghĩ rằng, đó là điều đùa cợt tàn nhẫn và thật sự cay đắng. Trong một năm chỉ có một ngày nói dối và chính trong cái ngày ấy, Trịnh Công Sơn cũng chọn để nói với chúng ta lời từ biệt chân thành.
    Anh ra đi vào giờ Ngọ (12h45). Trong các bài của Trịnh Công Sơn, ít có ca từ nói về giữa trưa. Từ trong vô thức, anh không thích nói đến sự lưng chừng, một nửa chăng? Rất ít ban trưa, nhưng không phải là không có. Trong Em còn nhớ hay em đã quên, anh đã từng gợi lại: Có chút nắng trong tiếng gà trưa. Và hôm nay tôi chợt nghe thấy Lời thiên thu gọi anh từ rất xa xăm: Về trên phố cao nguyên ngồi/Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi/Chợt như phố kia không người/Còn lại tôi bước hoài.... Trong những bước đi của thuở hoa niên, mảnh đất cao nguyên với Sơn như là sự tình tự đầu tiên, nơi nâng niu những nguồn cảm hứng sáng tạo đầu tiên, và cũng từ đấy, anh chọn cho mình một con đường mới. Là người Huế, từng sống nhiều ở Huế, nhưng Trịnh Công Sơn lại sinh ở Đắc Lắc (1939). Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Quy Nhơn, anh về dạy ở BLao (Bảo Lộc ?" Lâm Đồng hiện nay), rồi anh quyết định thôi dạy, nhưng chỉ để làm một nghề rất đỗi thiên lương khác là âm nhạc.
    Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác từ cuối những năm 50. Tôi vẫn còn nhớ bức hình chụp một chàng trai trẻ ôm guitar trên sân thượng. Bài được biết đến đầu tiên là Ướt mi. Có lẽ đó không chỉ là tình khúc, nó đã hướng tới nỗi đau nhân thế, kiếp người. Và cũng không khác những nghệ sĩ sáng tạo đích thực, Trịnh Công Sơn đã viết trong sự cô đơn, về cái cô đơn. Sau hàng loạt những ca khúc mà chúng ta quen gọi một cách lười biếng và dễ dãi là ca khúc trữ tình, chặng đường sáng tác của Trịnh Công Sơn có bước ngoặt. Chiến tranh ngày càng leo thang, Mỹ đổ quân ồ ạt vào miền Nam, người nhạc sĩ vẻ chừng yếu đuối ấy kiên quyết trốn quân dịch, trở thành một nhân vật phản chiến, hướng lòng mình vào phong trào thanh niên sinh viên yêu nước. Các ca khúc đã tiếp sức rất nhiều cho phong trào đấu tranh sôi nổi ở các đô thị miền Nam. Anh đã hát cho đồng bào tôi nghe và thật sự đồng bào đã nghe các bài hát của anh. Không chỉ có đồng bào, còn có những người ở phía bên kia, những người tận các phương trời khác. Có thể nói đây là một giai đoạn sáng tạo ca khúc có ý nghĩa lớn nhất của Trịnh Công Sơn. Tên của anh xuất hiện trong bộ Từ điển Bách khoa Pháp (Encyclo -pédie de tous pays du monde), trên nhiều báo chí quốc tế.
    Sáng tác của Trịnh Công Sơn là lời kêu gọi yêu thương. Đó là máu thịt, nó xa lạ với thói hoa mỹ, lắm lời của không ít văn nghệ sĩ. Sự yêu thương phải là tự nguyện, một hành động tự nhiên như đời sống. Đối với anh có lẽ nó giản dị, không vất vả, vật vã hay là sự làm dáng. Anh từng nói: Khi viết những ca khúc trong thời gian đó, tôi đề cập đến lòng yêu thương như một sự tự phát chứ không hề từ một ý đồ có sẵn... Cái gì xuất phát từ trái tim chân thật thì dễ tạo ra sự cảm thông với thế giới quanh ta....
    Có thể coi đây là những điều tâm niệm - và cũng là sự dặn lại của Trịnh Công Sơn: Đi qua đời sống này tôi rút ra được một bài học: Không có cái gì quý hơn trong những con người là lòng bao dung; và luôn luôn phải biết tha thứ cho những lỗi lầm của những người quanh mình. Sống được như vậy sẽ thấy cuộc đời dễ thở hơn và sẽ đánh thức được lòng yêu thương trong mỗi con người đối với mọi người... (tạp chí Âm nhạc và thời đại của Hội Nhạc sĩ VN, số 2.2001).
    Trịnh Công Sơn đã đi qua đời sống này, phải chăng để đến một nơi trời mới, đất mới? Dù anh đã bỏ ta đứng bên trời kia (Đêm thấy ta là thác đổ), nhưng ở bên trời ấy, có lẽ anh vẫn đang mỉm cười nhìn chúng ta thân thiện và bao dung biết bao. Tôi không muốn nói theo kiểu dễ dãi là sự ra đi của anh là tổn thất lớn, là khoảng trống không gì bù đắp nổi trong nền âm nhạc nước nhà. Trịnh Công Sơn không bao giờ mong làm thứ cây lớn xốp xáp, anh từng muốn lòng ta có khi tựa lá cỏ/ngồi hát ca rất tự do (Đêm thấy ta là thác đổ). Tâm hồn của anh, ca khúc của anh luôn là đốm lửa, luôn nhóm trong vườn khuya. Và vì thế, Trịnh Công Sơn sẽ còn sống, chừng nào mà mỗi người còn muốn nắm tay nhau, để nối vòng tay lớn, để cho tròn một vòng Việt Nam.
    (Lao Động 3-4)
    ATC
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 16:44 ngày 26/07/2002
  4. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    TP Hồ Chí Minh đưa tiễn NS Trịnh Công Sơn
    SGGP 5-4
    7 giờ sáng ngày 4-4-2001, lễ tang nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã diễn ra trang trọng tại nhà riêng của anh trên đường Phạm Ngọc Thạch. Đông đảo người thành phố lặng lẽ đứng dọc hai bên đường đưa tiễn người nhạc sĩ tài hoa. Mấy ngày qua, hơn 1.141 đoàn trong và ngoài nước, đông đảo công chúng đến viếng, trong đó có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố, Sở VHTT, các hội văn học nghệ thuật, đoàn thể, sinh viên. Nhạc sĩ Trần Long ẩn - Phó Tổng Thư ký Hội âm nhạc thành phố - đọc điếu văn nêu rõ " Sau 42 năm sáng tác, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã để lại cho đời, cho kho tàng âm nhạc Việt Nam một tài sản âm nhạc đồ sộ và vô cùng quý giá. Nhưng cái đáng quý hơn hết mà anh để lại là chính con người của anh, tâm hồn anh với tất cả chiều kích và tầm vóc của một nhân cách lớn. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước luôn quý trọng và dành cho anh những tình cảm hết sức đặc biệt và sâu sắc. Quần chúng yêu âm nhạc luôn coi anh là thần tượng đáng được trân trọng. Hội âm nhạc TPHCM nơi anh đang làm việc luôi coi anh là một nhạc sĩ mẫu mực, gần gũi và gắn bó. Gia đình anh có quyền hãnh diện và tự hào về anh, một nhạc sĩ của thế kỷ 20 đã góp phần xứng đáng làm rạng rỡ thêm cho gia đình, dòng tộc, cho xứ sở và cho quê hương..."
    Sau lễ tang, mọi người đã tiễn đưa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về nơi yên nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Gò Dưa (Thủ Đức) bên mộ người mẹ thân yêu - như lúc sinh thời anh thường ước nguyện.
    SGGP 5-4
    ATC
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 16:46 ngày 26/07/2002
  5. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    TP Hồ Chí Minh đưa tiễn NS Trịnh Công Sơn
    SGGP 5-4
    7 giờ sáng ngày 4-4-2001, lễ tang nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã diễn ra trang trọng tại nhà riêng của anh trên đường Phạm Ngọc Thạch. Đông đảo người thành phố lặng lẽ đứng dọc hai bên đường đưa tiễn người nhạc sĩ tài hoa. Mấy ngày qua, hơn 1.141 đoàn trong và ngoài nước, đông đảo công chúng đến viếng, trong đó có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố, Sở VHTT, các hội văn học nghệ thuật, đoàn thể, sinh viên. Nhạc sĩ Trần Long ẩn - Phó Tổng Thư ký Hội âm nhạc thành phố - đọc điếu văn nêu rõ " Sau 42 năm sáng tác, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã để lại cho đời, cho kho tàng âm nhạc Việt Nam một tài sản âm nhạc đồ sộ và vô cùng quý giá. Nhưng cái đáng quý hơn hết mà anh để lại là chính con người của anh, tâm hồn anh với tất cả chiều kích và tầm vóc của một nhân cách lớn. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước luôn quý trọng và dành cho anh những tình cảm hết sức đặc biệt và sâu sắc. Quần chúng yêu âm nhạc luôn coi anh là thần tượng đáng được trân trọng. Hội âm nhạc TPHCM nơi anh đang làm việc luôi coi anh là một nhạc sĩ mẫu mực, gần gũi và gắn bó. Gia đình anh có quyền hãnh diện và tự hào về anh, một nhạc sĩ của thế kỷ 20 đã góp phần xứng đáng làm rạng rỡ thêm cho gia đình, dòng tộc, cho xứ sở và cho quê hương..."
    Sau lễ tang, mọi người đã tiễn đưa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về nơi yên nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Gò Dưa (Thủ Đức) bên mộ người mẹ thân yêu - như lúc sinh thời anh thường ước nguyện.
    SGGP 5-4
    ATC
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 16:46 ngày 26/07/2002
  6. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn qua hồi ức của Khánh Ly và các ca sĩ
    Tiền Phong, 4/4

    Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống, vì đất nước này cần một trái tim. Và như thế, tôi đến trong cuộc đời. Và như thế, tôi sống vui từng ngày. Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi. Trịnh Công Sơn đã tâm niệm như vậy trước khi trở về cõi vĩnh hằng.
    Hồi ức của ca sĩ Khánh Ly: Tôi bồi hồi nhớ lại những ngày tháng của năm 1967. Một đĩa cơm chia hai, một điếu thuốc cùng hút, một ly café cùng uống. Chia nhau nằm trên những tờ báo nhàu nát trải dưới đất. Chúng tôi không hề biết ngoài đời có gì vui. Chúng tôi không cần biết vì niềm vui đã có? Em theo đời cơm áo. Mai ra phố xôn xao. Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo... Tôi có cảm tưởng đó là một lời trách móc anh dành cho tôi. Rất dịu dàng như bản tính anh. Từ bao nhiêu năm nay, câu hát đó theo tôi như một vết thương. ở đâu và bao giờ cũng vậy, mỗi khi nghe tiếng anh nói cười, tôi đều cảm thấy một nỗi yên tâm vô cùng?
    Nhớ một chiều, tôi lên lầu, rón rén bước vào phòng. Anh đang ngủ, giấc ngủ buổi chiều. Khuôn mặt gầy, xương góc cạnh. Cái kính vân vân như đồi mồi để trên bàn nhỏ đầu giường. Anh gầy quá. Có ai trong chúng tôi nghĩ rằng một ngày nào đó lại phải thương nhớ nhau từng phút giây. Tuy vậy, bằng cách nào đó, chúng tôi vẫn ở trong trí tưởng của mọi người, như ngày đầu ngồi với nhau, vào đời nhau bằng những bản tình ca. Hồn xa rồi, người ta còn có thể sống được không. Trái tim ngừng đập rồi, ta có thể nào không chết?...
    Ca sĩ Cẩm Vân: Lúc anh Sơn còn, câu đầu tiên khi anh em gặp nhau bao giờ cũng hỏi khỏe không, nhưng đó không phải là những lời xã giao. Trong đêm diễn hôm trước, tôi đã báo tin cho khán giả và hát "Một cõi đi về". Nước mắt rơi mà vẫn phải dằn lòng, nghẹn giọng, ngừng rồi lại hát? cho đến hết bài. Tôi cũng vừa ra album nhạc của anh. Tôi đã làm trong suốt ba năm, thu mười mấy bài không vừa ý lại loại đi thu bài khác. Cẩn thận như thế không phải vì "hơn thua" mà tôi muốn không có lỗi nào trong đó, vì mình thích, mình tự làm cho mình. Khánh Ly đã hát quá hay, tôi hát có thể "yếu" hơn một chút, nhưng cố gắng không để mất đi cái hồn Trịnh. Từ bé, tôi đã mơ ước sau này nếu làm một ca sĩ chuyên nghiệp phải có một album hát nhạc của anh.
    Ca sĩ Mỹ Linh: Đối với Linh, anh Sơn là người có cái "đạo" của riêng mình. Anh rất hiền, không ghét ai bao giờ. Tối hôm 1/4, Linh hát ở Bà Rịa - Vũng Tàu, chưa ai biết tin buồn. Linh thông báo, mọi người giật mình, hơn 2.000 khán giả tưởng Linh thả cá Tháng Tư. Sau đó, Linh hát Em hãy ngủ đi để tưởng nhớ anh, nhưng không sao hát được? Anh và Linh không gặp nhau nhiều. Linh chỉ tiếc là thời gian hát bài của anh, Linh còn quá nhỏ (18 tuổi), không thể phong phú như bây giờ.
    Ca sĩ Trần Thu Hà: Lần đầu tiên được biết ông khi Hà được giải Tiếng hát Vàng Anh, ông lên trao giải, bắt tay Hà nói: "Cháu hát tốt lắm, cố gắng lên!". Đến khi Hà vào Sài Gòn theo chú Trần Tiến đến chơi với ông. Chú Tiến rất thích tranh ông vẽ. Bài Sắc màu ra đời lấy cảm xúc từ tranh của Trịnh Công Sơn. Ông cũng từng vẽ chân dung Hà trong một màu xanh rất lạ pha giữa lá cây và côban. Hà rất ngưỡng mộ và kính trọng con người ông. Nhạc ông hợp với lớp trước, nhưng các ca sĩ bao giờ cũng bắt đầu bằng nhạc Trịnh Công Sơn, coi đó là chuẩn mực của ca khúc Việt Nam. Cũng không ngờ ông ra đi sớm thế? Mới năm ngoái Hà còn hát trong một đêm nhạc Trịnh Công Sơn có bày tranh Trịnh Cung. Chú Sơn lên tặng hoa, say quá bị ngã, chú Tiến phải bế ông về như bế trẻ con vậy.
    Ca sĩ Ánh Tuyết: Tôi còn nhớ trong một cuộc giao lưu ở CLB Nghệ sĩ. Tôi hát bài Đường xa vạn dặm - bài hát anh viết về mẹ của mình. Hát xong, anh kéo tôi lại bàn, tưởng bắt uống rượu, nhưng anh nói: "Anh xin lỗi không lên tặng hoa được? vì anh khóc". Nói xong anh chìa cái khăn giấy thấm nước mắt ra. Tôi đã định ra một album hát nhạc anh từ năm 1997, nhưng còn đắn đo chọn bài, người khác hát nhạc Trịnh có thể dễ, còn tôi thì phải cẩn thận? Tôi đang định bàn với anh thì không kịp nữa.
    (Theo Tiền Phong, 4/4 )
    ATC
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 16:50 ngày 26/07/2002
  7. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn qua hồi ức của Khánh Ly và các ca sĩ
    Tiền Phong, 4/4

    Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống, vì đất nước này cần một trái tim. Và như thế, tôi đến trong cuộc đời. Và như thế, tôi sống vui từng ngày. Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi. Trịnh Công Sơn đã tâm niệm như vậy trước khi trở về cõi vĩnh hằng.
    Hồi ức của ca sĩ Khánh Ly: Tôi bồi hồi nhớ lại những ngày tháng của năm 1967. Một đĩa cơm chia hai, một điếu thuốc cùng hút, một ly café cùng uống. Chia nhau nằm trên những tờ báo nhàu nát trải dưới đất. Chúng tôi không hề biết ngoài đời có gì vui. Chúng tôi không cần biết vì niềm vui đã có??? Em theo đời cơm áo. Mai ra phố xôn xao. Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo... Tôi có cảm tưởng đó là một lời trách móc anh dành cho tôi. Rất dịu dàng như bản tính anh. Từ bao nhiêu năm nay, câu hát đó theo tôi như một vết thương. ở đâu và bao giờ cũng vậy, mỗi khi nghe tiếng anh nói cười, tôi đều cảm thấy một nỗi yên tâm vô cùng???
    Nhớ một chiều, tôi lên lầu, rón rén bước vào phòng. Anh đang ngủ, giấc ngủ buổi chiều. Khuôn mặt gầy, xương góc cạnh. Cái kính vân vân như đồi mồi để trên bàn nhỏ đầu giường. Anh gầy quá. Có ai trong chúng tôi nghĩ rằng một ngày nào đó lại phải thương nhớ nhau từng phút giây. Tuy vậy, bằng cách nào đó, chúng tôi vẫn ở trong trí tưởng của mọi người, như ngày đầu ngồi với nhau, vào đời nhau bằng những bản tình ca. Hồn xa rồi, người ta còn có thể sống được không. Trái tim ngừng đập rồi, ta có thể nào không chết?...
    Ca sĩ Cẩm Vân: Lúc anh Sơn còn, câu đầu tiên khi anh em gặp nhau bao giờ cũng hỏi khỏe không, nhưng đó không phải là những lời xã giao. Trong đêm diễn hôm trước, tôi đã báo tin cho khán giả và hát "Một cõi đi về". Nước mắt rơi mà vẫn phải dằn lòng, nghẹn giọng, ngừng rồi lại hát??? cho đến hết bài. Tôi cũng vừa ra album nhạc của anh. Tôi đã làm trong suốt ba năm, thu mười mấy bài không vừa ý lại loại đi thu bài khác. Cẩn thận như thế không phải vì "hơn thua" mà tôi muốn không có lỗi nào trong đó, vì mình thích, mình tự làm cho mình. Khánh Ly đã hát quá hay, tôi hát có thể "yếu" hơn một chút, nhưng cố gắng không để mất đi cái hồn Trịnh. Từ bé, tôi đã mơ ước sau này nếu làm một ca sĩ chuyên nghiệp phải có một album hát nhạc của anh.
    Ca sĩ Mỹ Linh: Đối với Linh, anh Sơn là người có cái "đạo" của riêng mình. Anh rất hiền, không ghét ai bao giờ. Tối hôm 1/4, Linh hát ở Bà Rịa - Vũng Tàu, chưa ai biết tin buồn. Linh thông báo, mọi người giật mình, hơn 2.000 khán giả tưởng Linh thả cá Tháng Tư. Sau đó, Linh hát Em hãy ngủ đi để tưởng nhớ anh, nhưng không sao hát được??? Anh và Linh không gặp nhau nhiều. Linh chỉ tiếc là thời gian hát bài của anh, Linh còn quá nhỏ (18 tuổi), không thể phong phú như bây giờ.
    Ca sĩ Trần Thu Hà: Lần đầu tiên được biết ông khi Hà được giải Tiếng hát Vàng Anh, ông lên trao giải, bắt tay Hà nói: "Cháu hát tốt lắm, cố gắng lên!". Đến khi Hà vào Sài Gòn theo chú Trần Tiến đến chơi với ông. Chú Tiến rất thích tranh ông vẽ. Bài Sắc màu ra đời lấy cảm xúc từ tranh của Trịnh Công Sơn. Ông cũng từng vẽ chân dung Hà trong một màu xanh rất lạ pha giữa lá cây và côban. Hà rất ngưỡng mộ và kính trọng con người ông. Nhạc ông hợp với lớp trước, nhưng các ca sĩ bao giờ cũng bắt đầu bằng nhạc Trịnh Công Sơn, coi đó là chuẩn mực của ca khúc Việt Nam. Cũng không ngờ ông ra đi sớm thế??? Mới năm ngoái Hà còn hát trong một đêm nhạc Trịnh Công Sơn có bày tranh Trịnh Cung. Chú Sơn lên tặng hoa, say quá bị ngã, chú Tiến phải bế ông về như bế trẻ con vậy.
    Ca sĩ Ánh Tuyết: Tôi còn nhớ trong một cuộc giao lưu ở CLB Nghệ sĩ. Tôi hát bài Đường xa vạn dặm - bài hát anh viết về mẹ của mình. Hát xong, anh kéo tôi lại bàn, tưởng bắt uống rượu, nhưng anh nói: "Anh xin lỗi không lên tặng hoa được??? vì anh khóc". Nói xong anh chìa cái khăn giấy thấm nước mắt ra. Tôi đã định ra một album hát nhạc anh từ năm 1997, nhưng còn đắn đo chọn bài, người khác hát nhạc Trịnh có thể dễ, còn tôi thì phải cẩn thận??? Tôi đang định bàn với anh thì không kịp nữa.
    (Theo Tiền Phong, 4/4 )
    ATC
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 16:50 ngày 26/07/2002
  8. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Thơ nhớ Trịnh...
    Bài thơ được gửi từ Long Xuyên. Đã tưởng như là sự chắp nối. Nhưng tên của những bài ca và lời những ca khúc của nhạc sỉ Trịnh Công Sơn khi đứng ở bên nhau lại cho người đọc hình dung về một cuộc đời. Lại nói được một lời tiễn biệt đầy lưu luyến. Cũng là một cách để khóc người nhạc sĩ tài hoa.
    Ướt mi từ tuổi đá buồn
    Thương một người để tơ vương kiếp người
    Chiều một mình qua phố
    Chiều trôi!
    Trùng trùng biển nhớ - khói trời mênh mông
    Còn tuổi nào cho em, những mưa hồng!
    Ru em từng ngón xuân hồng - phôi pha
    Dòng sông réo những tình xa
    Cuối trời hạ trắng em là diễm xưa
    Tháng năm tình xót xa vừa
    Vết lăn trầm đó
    nhìn những mùa thu đi.
    Người ngồi nghe những tàn phai
    Người đi như cánh vạc bay nhớ về
    Dấu chân địa đàng cuối cơn mê
    có ai vĩnh phúc bốn bề hư không
    sống trong đời sống cần có một tấm lòng
    sống trong đời sống cần giòng sông của người!
    Tiễn nhau bằng một nụ cười
    Tiễn nhau với những ngậm ngùi trần gian.
    Thôi, anh về với cội nguồn.
    NGÔ KHOAI
    ( Type lại ngày 06.04.2001 )
    Thân tặng T.Trang, bạn bè tôi và những ai yêu thương TCS
    TrungVD@
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 04/07/2003
  9. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Thơ nhớ Trịnh...
    Bài thơ được gửi từ Long Xuyên. Đã tưởng như là sự chắp nối. Nhưng tên của những bài ca và lời những ca khúc của nhạc sỉ Trịnh Công Sơn khi đứng ở bên nhau lại cho người đọc hình dung về một cuộc đời. Lại nói được một lời tiễn biệt đầy lưu luyến. Cũng là một cách để khóc người nhạc sĩ tài hoa.
    Ướt mi từ tuổi đá buồn
    Thương một người để tơ vương kiếp người
    Chiều một mình qua phố
    Chiều trôi!
    Trùng trùng biển nhớ - khói trời mênh mông
    Còn tuổi nào cho em, những mưa hồng!
    Ru em từng ngón xuân hồng - phôi pha
    Dòng sông réo những tình xa
    Cuối trời hạ trắng em là diễm xưa
    Tháng năm tình xót xa vừa
    Vết lăn trầm đó
    nhìn những mùa thu đi.
    Người ngồi nghe những tàn phai
    Người đi như cánh vạc bay nhớ về
    Dấu chân địa đàng cuối cơn mê
    có ai vĩnh phúc bốn bề hư không
    sống trong đời sống cần có một tấm lòng
    sống trong đời sống cần giòng sông của người!
    Tiễn nhau bằng một nụ cười
    Tiễn nhau với những ngậm ngùi trần gian.
    Thôi, anh về với cội nguồn.
    NGÔ KHOAI
    ( Type lại ngày 06.04.2001 )
    Thân tặng T.Trang, bạn bè tôi và những ai yêu thương TCS
    TrungVD@
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 04/07/2003
  10. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Tiễn Sơn trong tiếng hát...
    Xem ảnh : http://www.comp.nus.edu.sg/~nguyenv...---Thuan_Thien---Tien_Son_trong_tieng_hat.htm
    [​IMG]
    Kể từ ngày 2.4 đến 1 giờ sáng 4.4, đã có trên 1.000 đoàn đại biểu chính thức cùng hàng vạn người từ TPHCM, Hà Nội, Huế và nhiều địa phương trong cả nước đến viếng linh cữu nhạc sĩ. Số vòng hoa không đếm xuể, ước tính gần 1.500 vòng - có lẽ là con số kỷ lục trong các đám tang văn nghệ sĩ từng diễn ra trên đất nước này.
    Trong đêm cuối cùng, hàng trăm, hàng trăm người, thuộc đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi xếp hàng đến viếng. Đến gần 0 giờ ngày 4.4, Ban tổ chức và gia đình đành phải tạm ngừng lễ viếng. Chiếc xe Dodge kết đầy hoa chờ Sơn vẫn được bao người xúm quanh ở bên số lẻ đường. Dường như đoạn đường đấy cả đêm không ngủ và bao người bè bạn, người yêu nhạc Trịnh Công Sơn không ngủ... Điều không bất ngờ là bè bạn, người hâm mộ và nhất là nhiều người trong giới văn nghệ sĩ từ các địa phương, nhiều nhất từ Hà Nội bay vào trong những chuyến bay suốt từ chiều cho đến chuyến cuối cùng.
    Từ 4 giờ 30 phút sáng ngày 4.4, những người từ xa đến tiễn đưa cố nhạc sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng đã có mặt trên đường Phạm Ngọc Thạch - nơi có tư gia của anh. Đến 7 giờ, giờ động quan trong nhà, thì cả con đường Phạm Ngọc Thạch và ngã tư PNT-Điện Biên Phủ đã đông đặc người đứng chờ đi theo xe tang.
    [​IMG]
    Tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân đối với người nhạc sĩ của lòng mình thể hiện cao trào ở đoàn xe hơi, xe gắn máy dài hàng cây số chạy theo xe tang suốt hai mươi cây số đến nghĩa trang Gò Dưa quận Thủ Đức. Rất nhiều người trên xe máy cầm một cành hoa - hoa huệ, hoa hồng, hoa cúc, có những gia đình ngồi chung một xe, chở theo vài bọc vàng hương, đồ cúng. Hoà trong dòng xe, chúng tôi chứng kiến vài lần sự cố trên xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà khi hàng chục chiếc xe máy va vào nhau đổ kềnh.
    Khó lòng mà lách nổi vào gần khu vực huyệt mộ. Lường trước tình trạng này, Đài Truyền hình TPHCM đã dựng sẵn một cái tháp sắt để cho các tay máy tác nghiệp. Người ta trèo lên hết các nhà mồ xung quanh để chứng kiến phút quan tài hạ huyệt. Đúng 9 giờ nổi lên tiếng kèn da diết của cây kèn saxophone Trần Mạnh Tuấn trước huyệt Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để ngày mai tôi trở về cát bụi..., chuẩn bị cho phút chia tay lần cuối. Không ai bảo ai, hàng trăm giọng của những người không hề quen biết nhau, cùng đồng ca tiếp lời, từ Cát bụi đến Cho một người nằm xuống, Một cõi đi về,... Những cành hoa từ ngoài xa ném vào như mưa. Rồi cũng không ai bảo ai, khi những xẻng cát lấp dần quan tài, bỗng dàn đồng ca chuyển sang bài Nối vòng tay lớn. Nhà thơ Nguyễn Duy thốt lên: Có rất nhiều người từ lâu xa nhau, hôm nay gặp lại nhau trong đám tang Trịnh Công Sơn. Có bao nhiêu người VN từng có những kỷ niệm riêng tư sâu lắng với một hoặc nhiều hài bát của Trịnh Công Sơn? Bao nhiêu thân phận, nỗi niềm từng được âm nhạc của anh chia sẻ, an ủi? Phải chăng đó là điều khiến Trịnh Công Sơn có một địa vị đặc biệt trong âm nhạc VN, đó chính là chỗ nằm rất sâu trong tâm tưởng hàng triệu người.
    [​IMG]
    Thuận Thiên
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 20:13 ngày 04/07/2003

Chia sẻ trang này