1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Thương Tiếc Trịnh Công Sơn
    Em Trịnh Công Sơn ơi!
    Tin em vĩnh viễn ra đi làm anh vô cùng bàng hoàng và xúc động!
    Tưởng chừng như mới đây, khi đất nước Việt Nam còn chìm trong khói lửa, từ quê nhà vọng đến trời Tây những ca khúc của một nhạc sĩ mà anh chưa từng biết mặt nghe tên, đem tận tai anh tiếng Đại bác ru đêm tiếng hát của Người con gái Việt Nam Da vàng, tiếng tâm tình Trên ghế đá công viên... Sau đó, một anh bạn trong chuyến về thăm quê nhà đã mang sang Pháp tập ca khúc của Trịnh Công Sơn.
    Mới nghe tên em lần đầu, chưa biết chưa quen mà anh đã có cảm tình nồng hậu. Em tiếp tục viết thêm những ca khúc khác mà lời thơ nét nhạc mang rõ dấu ấn Trịnh Công Sơn, càng làm cho anh mong mỏi gặp được em.
    Đến khi em gặp Văn Cao tại Hà Nội, biết rằng em chẳng những sáng tác nhiều bài ca phản chiến, những ca khúc của tình yêu mà em còn là một nhà thơ, một hoạ sĩ và một đệ tử của Lưu Linh, Lý Bạch. Văn Cao nói về em với tất cả cảm tình nồng hậu.
    Đến khi gặp em lần đầu tại Paris, nghe em hát, nghe ca sĩ chuyên nghiệp và nghiệp dư từ Đức và các nước Tây Âu hát nhạc của em, lại nghe Khánh Ly hát Trịnh Công Sơn, tình thương quý em đã rất vững chắc trong lòng anh.
    Anh chị may mắn được dự buổi bảo vệ luận án cao học của một cô gái Nhật tại Đại học Juissieu, với đề tài Ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn. Nghe phân tích nội dung nhiều bài hát, nghe chính cô minh hoạ, vừa ca vừa đệm đàn lục huyền cầm: tên Trịnh Công Sơn vang trong đại học Paris ngang tầm với
    những nhạc sĩ danh tiếng Charles Brassens trong Đại học Sorbonne.
    Biết tiếng đàn, ngòi bút, cây cọ của em nào cũng phang sự ?otình yêu?, không phải đơn thuần ?otình yêu đôi lứa? mà là cả tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam, một hôm anh ngạc nhiên khi nhà thơ Thân Thị Ngọc Quế cho anh nghe nhạc em phổ một bài thơ đầy Thiền vị của chị: Giọt nước cành sen.
    Ngàn năm giọt nước có buồn không?
    Sao vẫn lung linh dưới ánh hồng?
    Trên cánh sen vàng ai biết được
    Ngàn năm giọt nước có buồn không?

    Ngạc nhiên và vô cùng thích thú em ơi! Càng ngày càng khám phá ra những khuôn mặt đa dạng, có khi thầm kín mà rất thân thương của em.
    Rồi cách 2 năm, trong một chuyến về nước, Thái Hoà chuyển lời em mời anh đến thăm nhà ăn một bữa cơm với em. Bữa cơm đặc biệt đúng với sự kiêng cữ của những người bị bệnh tiểu đường. À ra, em cũng đồng bệnh như anh - rất nặng và
    mãn tính, đồng khí tương cầu, thì đồng bệnh cũng tương thân.
    Thương quá đi! Vậy mà em lúc nào cũng tấn tửu quân mạc đình?, uống rượu thì ?otam bách bôi? mà giờ đây phải tự hạn chế, mỗi bữa ăn chỉ một ly rượu đỏ!
    Lần này về nước, nghe nói em yếu nhiều. Chưa kịp đến thăm thì em đã vội ra đi vĩnh viễn.
    Trịnh Công Sơn ơi! Vĩnh biệt em!
    Tử sinh dẫu biết luật vô thường, nhưng làm xao xuyến lòng người Việt, còn làm người Nhật say mê, người Anh thán phục.
    Theo lệ thường, anh chỉ biết thành thật, thống thiết chia buồn cùng tang quyến và cầu nguyện cho hương hồn em tiêu diêu nơi cực lạc.
    Nhưng em Sơn ơi!
    Những gì em đã cho đời, đời sẽ giữ mãi, không chỉ ngày nay mà đến cả mai sau.
    Trần Văn Khê
    Được TCSKL sửa chữa / chuyển vào 07:48 ngày 15/02/2003
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:06 ngày 05/07/2003
  2. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Chuyện hai người bạn
    Trịnh Công Sơn có rất nhiều bạn, nhưng có lẽ người thân thiết nhất từ thời tuổi trẻ của Sơn, lúc Sơn vừa bước vào lĩnh vực sáng tác âm nhạc chính là họa sĩ Trịnh Cung.
    Họ thân thiết nhau khi cả hai còn tay trắng, chưa có một chỗ đứng trong làng âm nhạc và hội họa. Không phải lúc nào họ cũng đồng ý với nhau. Có những lúc họ giận nhau và không gặp nhau trong một thời gian ngắn ngủi nào đó. Nhưng quan hệ giữa Trịnh Công Sơn và Trịnh Cung không thể nói khác hơn là đôi bạn tri kỷ đúng nghĩa. Họ hiểu nhau như hiểu chính mình.
    Hôm Trịnh Cung tổ chức giỗ đầu cho vợ anh tại nhà riêng trong một con hẻm ở Ngã sáu Sài Gòn. Lần đầu tiên bạn bè được nghe Trịnh Công Sơn hát bản "Cuối cùng cho một tình yêu", lời một bài thơ của Trịnh Cung đã được Trịnh Công Sơn phổ nhạc từ năm 1958. Ðó cũng là bài thơ duy nhất của người khác mà Sơn phổ nhạc. Trịnh Công Sơn hát, Trịnh Cung ngồi kế bên trầm ngâm, có lẽ đang nhớ về những kỷ niệm ở Huế gần nửa thế kỷ trước.
    Giờ Sơn không còn nữa. Còn Trịnh Cung, lúc hay tin Sơn mất đang ở Mỹ và vừa trải qua cuộc giải phẫu phát hiện một căn bệnh có thể bất cứ lúc nào cướp đi mạng sống của anh.
    Trong một buổi tổ chức tưởng niệm Sơn tại Mỹ, dù chưa lấy lại sức sau ca mổ, Trịnh Cung cũng đã có mặt và nói suốt ba tiếng đồng hồ về cuộc đời, về con người Sơn mà Trịnh Cung đã biết.
    Tại Mỹ, sau khi biết căn bệnh của Trịnh Cung, bạn bè cũng đã tổ chức một cuộc triển lãm tranh của anh có tên "Như một lời chia tay". Có người thuật lại cho Trịnh Cung nghe, trước ít ngày Sơn mất, Sơn biết bạn mình lâm bệnh đã nói "Cung ráng trở về đây rồi hai đứa cùng đi...". Nhưng rồi Sơn đã đi trước.
    Người bạn thân trở về sau chặng đường xa cách, nay lại càng biền biệt. Anh cầm bút và thắp lên nỗi thương nhớ vơi đầy người bạn lớn nhất trong đời...
    ... Sau khi Trịnh Công Sơn đã vĩnh viễn thuộc về cõi hư vô sau 62 năm "làm kiếp con người" chỉ vì "hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi", tôi rời Mỹ trở về quê nhà với một trạng thái suy sụp do bệnh nặng và cũng do mất đi một người bạn lớn nhất trong đời. Tôi muốn được yên tĩnh ở trong nhà cùng với những người thân trong thời gian này, nhưng do đề nghị, tôi viết về hai bài thơ mà Sơn đã phổ nhạc như một nén nhang thắp cho Sơn.
    "Cuối cùng cho một tình yêu" là bài thơ tôi viết tại Huế năm 1958 sau khi tôi từ Nha Trang ra thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế. Tôi không còn nhớ ai đã giới thiệu tôi với Sơn vào năm ấy. Tôi chỉ biết Sơn thích thơ tôi, do đó một tình bạn đã bắt đầu. Sơn 17 và tôi 18, "Cuối cùng cho một tình yêu" đã trở thành một trong những ca khúc rất sớm trong sự nghiệp âm nhạc của Sơn, chỉ sau ướt mi, Thương một người và Nhìn những mùa thu đi.
    "Thiên sứ bâng khuâng", một bài thơ khác của tôi viết tại Mỹ năm 1997 và hoàn thành năm 1999, Trịnh Công Sơn đã chuyển thành ca khúc trước khi nhân loại bước vào năm 2000. "Thiên sứ bâng khuâng" ra đời sau 41 năm và cũng là một trong ít bài cuối cùng trong sự nghiệp âm nhạc của Sơn.
    Tôi là một người có may mắn nhất trong số những người bạn của Sơn khi Sơn đã đặc biệt dành cho tôi chỗ ngồi duy nhất trên con đò âm nhạc đầy huyền thoại của anh. Một chỗ ngồi mà tôi không thể mơ được và chỉ có thể giải thích bằng hai chữ: "Ðịnh mệnh".
    Từ khi kết bạn với Sơn đến nay, sau 43 năm, giữa tôi và Sơn như có một dòng sông chảy suốt qua bao thăng trầm. Có khi phải chia thành hai nhánh vì những hiểm trở của cuộc đời. Nhưng cho dù có như thế vẫn rất gần gũi và dòng nước ấy vẫn tìm cách về chung.
    Bây giờ Sơn đã vĩnh viễn từ giã cuộc rong chơi mang theo dòng nước lớn. Tôi bị hụt hẫng và đang cạn dần giữa mênh mông bờ bãi mà Sơn đã bỏ lại đời này. ừ thôi anh về, chiều mưa giông tới... những lời thơ "như một lời chia tay".
    Tôi ngồi đây giữa trưa hạ của Sài Gòn nghĩ về cây bông giấy già ở nhà số 47C Phạm Ngọc Thạch, vẫn thường hiu hắt nắng vàng. Cây bông giấy già 28 tuổi đã từ lâu trở thành cánh rừng nhỏ của Sơn. ở đó có bao nhiêu tiếng cười rộn rã cùng với tiếng ly pha lê chạm rượu lanh canh. Tiếng hát, tiếng đàn đầy ngẫu hứng và cũng đầy nhan sắc vây quanh vẫn không đủ mang Sơn ra khỏi nỗi hiu quạnh và cô độc, vô tận mà định mệnh đã dành cho một thiên tài.
    Chỉ có Sơn và cây bông giấy già kia biết rõ những thầm kín tự đáy tâm hồn Sơn. Lòng tôi không thể yên được, cầm bút thắp lên những dòng chữ cảm ơn người bạn đã dành cho tôi một chỗ trong lòng anh.
    http://www.ivietnam.com/vn/leisure/tcson/default.asp?FileID=2
    hãy sống giùm tôi!
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:14 ngày 05/07/2003
  3. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Chuyện hai người bạn
    Trịnh Công Sơn có rất nhiều bạn, nhưng có lẽ người thân thiết nhất từ thời tuổi trẻ của Sơn, lúc Sơn vừa bước vào lĩnh vực sáng tác âm nhạc chính là họa sĩ Trịnh Cung.
    Họ thân thiết nhau khi cả hai còn tay trắng, chưa có một chỗ đứng trong làng âm nhạc và hội họa. Không phải lúc nào họ cũng đồng ý với nhau. Có những lúc họ giận nhau và không gặp nhau trong một thời gian ngắn ngủi nào đó. Nhưng quan hệ giữa Trịnh Công Sơn và Trịnh Cung không thể nói khác hơn là đôi bạn tri kỷ đúng nghĩa. Họ hiểu nhau như hiểu chính mình.
    Hôm Trịnh Cung tổ chức giỗ đầu cho vợ anh tại nhà riêng trong một con hẻm ở Ngã sáu Sài Gòn. Lần đầu tiên bạn bè được nghe Trịnh Công Sơn hát bản "Cuối cùng cho một tình yêu", lời một bài thơ của Trịnh Cung đã được Trịnh Công Sơn phổ nhạc từ năm 1958. Ðó cũng là bài thơ duy nhất của người khác mà Sơn phổ nhạc. Trịnh Công Sơn hát, Trịnh Cung ngồi kế bên trầm ngâm, có lẽ đang nhớ về những kỷ niệm ở Huế gần nửa thế kỷ trước.
    Giờ Sơn không còn nữa. Còn Trịnh Cung, lúc hay tin Sơn mất đang ở Mỹ và vừa trải qua cuộc giải phẫu phát hiện một căn bệnh có thể bất cứ lúc nào cướp đi mạng sống của anh.
    Trong một buổi tổ chức tưởng niệm Sơn tại Mỹ, dù chưa lấy lại sức sau ca mổ, Trịnh Cung cũng đã có mặt và nói suốt ba tiếng đồng hồ về cuộc đời, về con người Sơn mà Trịnh Cung đã biết.
    Tại Mỹ, sau khi biết căn bệnh của Trịnh Cung, bạn bè cũng đã tổ chức một cuộc triển lãm tranh của anh có tên "Như một lời chia tay". Có người thuật lại cho Trịnh Cung nghe, trước ít ngày Sơn mất, Sơn biết bạn mình lâm bệnh đã nói "Cung ráng trở về đây rồi hai đứa cùng đi...". Nhưng rồi Sơn đã đi trước.
    Người bạn thân trở về sau chặng đường xa cách, nay lại càng biền biệt. Anh cầm bút và thắp lên nỗi thương nhớ vơi đầy người bạn lớn nhất trong đời...
    ... Sau khi Trịnh Công Sơn đã vĩnh viễn thuộc về cõi hư vô sau 62 năm "làm kiếp con người" chỉ vì "hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi", tôi rời Mỹ trở về quê nhà với một trạng thái suy sụp do bệnh nặng và cũng do mất đi một người bạn lớn nhất trong đời. Tôi muốn được yên tĩnh ở trong nhà cùng với những người thân trong thời gian này, nhưng do đề nghị, tôi viết về hai bài thơ mà Sơn đã phổ nhạc như một nén nhang thắp cho Sơn.
    "Cuối cùng cho một tình yêu" là bài thơ tôi viết tại Huế năm 1958 sau khi tôi từ Nha Trang ra thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế. Tôi không còn nhớ ai đã giới thiệu tôi với Sơn vào năm ấy. Tôi chỉ biết Sơn thích thơ tôi, do đó một tình bạn đã bắt đầu. Sơn 17 và tôi 18, "Cuối cùng cho một tình yêu" đã trở thành một trong những ca khúc rất sớm trong sự nghiệp âm nhạc của Sơn, chỉ sau ướt mi, Thương một người và Nhìn những mùa thu đi.
    "Thiên sứ bâng khuâng", một bài thơ khác của tôi viết tại Mỹ năm 1997 và hoàn thành năm 1999, Trịnh Công Sơn đã chuyển thành ca khúc trước khi nhân loại bước vào năm 2000. "Thiên sứ bâng khuâng" ra đời sau 41 năm và cũng là một trong ít bài cuối cùng trong sự nghiệp âm nhạc của Sơn.
    Tôi là một người có may mắn nhất trong số những người bạn của Sơn khi Sơn đã đặc biệt dành cho tôi chỗ ngồi duy nhất trên con đò âm nhạc đầy huyền thoại của anh. Một chỗ ngồi mà tôi không thể mơ được và chỉ có thể giải thích bằng hai chữ: "Ðịnh mệnh".
    Từ khi kết bạn với Sơn đến nay, sau 43 năm, giữa tôi và Sơn như có một dòng sông chảy suốt qua bao thăng trầm. Có khi phải chia thành hai nhánh vì những hiểm trở của cuộc đời. Nhưng cho dù có như thế vẫn rất gần gũi và dòng nước ấy vẫn tìm cách về chung.
    Bây giờ Sơn đã vĩnh viễn từ giã cuộc rong chơi mang theo dòng nước lớn. Tôi bị hụt hẫng và đang cạn dần giữa mênh mông bờ bãi mà Sơn đã bỏ lại đời này. ừ thôi anh về, chiều mưa giông tới... những lời thơ "như một lời chia tay".
    Tôi ngồi đây giữa trưa hạ của Sài Gòn nghĩ về cây bông giấy già ở nhà số 47C Phạm Ngọc Thạch, vẫn thường hiu hắt nắng vàng. Cây bông giấy già 28 tuổi đã từ lâu trở thành cánh rừng nhỏ của Sơn. ở đó có bao nhiêu tiếng cười rộn rã cùng với tiếng ly pha lê chạm rượu lanh canh. Tiếng hát, tiếng đàn đầy ngẫu hứng và cũng đầy nhan sắc vây quanh vẫn không đủ mang Sơn ra khỏi nỗi hiu quạnh và cô độc, vô tận mà định mệnh đã dành cho một thiên tài.
    Chỉ có Sơn và cây bông giấy già kia biết rõ những thầm kín tự đáy tâm hồn Sơn. Lòng tôi không thể yên được, cầm bút thắp lên những dòng chữ cảm ơn người bạn đã dành cho tôi một chỗ trong lòng anh.
    http://www.ivietnam.com/vn/leisure/tcson/default.asp?FileID=2
    hãy sống giùm tôi!
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:14 ngày 05/07/2003
  4. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn: Với tình yêu, với cuộc đời
    Trong mối thâm tình của một người em, người bạn hơn 30 năm, nhạc sĩ Trần Long ẩn kể về anh.

    Ðến với phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe"
    Kỷ niệm bảy năm thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, được tổ chức tại giảng đường 1 Ðại học Văn khoa Sài Gòn, tôi đã gặp anh. Năm 1974, anh viết Nối vòng tay lớn. Bài hát này được nhạc sĩ Phạm Tuyên thu thanh tại Hà Nội và phát trên Ðài tiếng nói Việt Nam, động viên phong trào "Hát cho dân tôi nghe", chính quyền Nguyễn Văn Thiệu từng mời anh có mặt trong đoàn VNCH dự Hội nghị Paris. Anh là nhạc sĩ đã tham gia và đóng góp tài năng vào phong trào này.
    "Những người tình bỏ ta đi"...
    Trong ca khúc Biển nhớ có câu hát Trời cao níu bước sơn khê, thật ra là sự kết hợp giữa tên anh và người yêu có tên Bích Khê, nhưng kết cục là chia xa. Ngữ nghĩa của Diễm xưa được anh lý giải: "Diễm là đẹp, xưa là ngày xưa". Nhân vật chị Diễm tôi đã gặp ngoài đời, cũng là một chuyện tình đẹp, anh sáng tác không nói cụ thể, nhưng lời cuối: Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau, gây ấn tượng. Nhân vật của Như cánh vạc bay là một cô gái Huế đã định cư ở nơi xa. Không được ở bên nhau, sống với nhau, anh vẫn luôn mong người ấy hạnh phúc, dù anh âm thầm đau khổ: Ta nghe từng giọt lệ. Rớt xuống thành hồ nước long lanh.
    Những người tình đi qua cuộc đời Trịnh Công Sơn như một duyên nợ bất thành. Nhưng bao giờ gặp lại họ vẫn dành cho nhau những tình cảm trân trọng. Xin trả nợ người là kết quả của những hội ngộ tình cờ trên dòng đời, nhưng: trả nợ lần này chưa hết tình đâu. Tất cả vẫn đẹp như xưa, nên đã thôi thúc anh viết tình ca với nhiều cảm hứng vô tận. Ðặc biệt, trong tình ca anh luôn nhận về mình sự đau khổ, thiệt thòi như: từng người tình bỏ ta đi, như những dòng sông nhỏ. Hình như số phận không cho phép anh lập gia đình riêng. Nhưng, những người tình bỏ ra đi ấy, vẫn nồng nàn tình cảm với anh như thuở nào...
    Hòa nhập nhịp sống để tìm những giai điệu đẹp
    Một chuyến đi thăm TNXP tại Nông trường Nhị Xuân khoảng năm 1977, anh đã gắn bó tình cảm với các bạn trẻ. Năm 1985, anh được mời tham dự Festival Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên Xô. Qua phiên dịch, các cô gái Nga xinh đẹp biết được anh nên đã dành cho anh những tình cảm thân thiết và ưu ái. Không biết lấy gì làm quà tặng lúc chia tay, anh đã tháo chiếc dây chuyền có gắn tượng Phật của mình để tặng cho một cô gái Nga.
    Trước 1975, anh không sáng tác ca khúc thiếu nhi nhưng sau 1975 anh đã có nhiều bài hát hay như: Khăn quàng thắp sáng bình minh, Em là hoa hồng nhỏ, Tuổi đời mênh mông, Về lại trường xưa... Anh từng nhận xét: "Thế hệ trẻ hôm nay đẹp hơn ngày xưa nhiều".
    "Moa không thể... lấy vợ"!
    Dư luận đã từng có lúc thêu dệt về việc anh sắp... lấy vợ. Nhưng kết cục, anh vẫn sống độc thân. Có lần tôi đã thử thăm dò "tình hình", thì anh đưa ra hàng loạt lý lẽ về việc anh không lập gia đình riêng, nghe cũng có... cái lý của nó!
    hãy sống giùm tôi!
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:23 ngày 05/07/2003
  5. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn: Với tình yêu, với cuộc đời
    Trong mối thâm tình của một người em, người bạn hơn 30 năm, nhạc sĩ Trần Long ẩn kể về anh.

    Ðến với phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe"
    Kỷ niệm bảy năm thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, được tổ chức tại giảng đường 1 Ðại học Văn khoa Sài Gòn, tôi đã gặp anh. Năm 1974, anh viết Nối vòng tay lớn. Bài hát này được nhạc sĩ Phạm Tuyên thu thanh tại Hà Nội và phát trên Ðài tiếng nói Việt Nam, động viên phong trào "Hát cho dân tôi nghe", chính quyền Nguyễn Văn Thiệu từng mời anh có mặt trong đoàn VNCH dự Hội nghị Paris. Anh là nhạc sĩ đã tham gia và đóng góp tài năng vào phong trào này.
    "Những người tình bỏ ta đi"...
    Trong ca khúc Biển nhớ có câu hát Trời cao níu bước sơn khê, thật ra là sự kết hợp giữa tên anh và người yêu có tên Bích Khê, nhưng kết cục là chia xa. Ngữ nghĩa của Diễm xưa được anh lý giải: "Diễm là đẹp, xưa là ngày xưa". Nhân vật chị Diễm tôi đã gặp ngoài đời, cũng là một chuyện tình đẹp, anh sáng tác không nói cụ thể, nhưng lời cuối: Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau, gây ấn tượng. Nhân vật của Như cánh vạc bay là một cô gái Huế đã định cư ở nơi xa. Không được ở bên nhau, sống với nhau, anh vẫn luôn mong người ấy hạnh phúc, dù anh âm thầm đau khổ: Ta nghe từng giọt lệ. Rớt xuống thành hồ nước long lanh.
    Những người tình đi qua cuộc đời Trịnh Công Sơn như một duyên nợ bất thành. Nhưng bao giờ gặp lại họ vẫn dành cho nhau những tình cảm trân trọng. Xin trả nợ người là kết quả của những hội ngộ tình cờ trên dòng đời, nhưng: trả nợ lần này chưa hết tình đâu. Tất cả vẫn đẹp như xưa, nên đã thôi thúc anh viết tình ca với nhiều cảm hứng vô tận. Ðặc biệt, trong tình ca anh luôn nhận về mình sự đau khổ, thiệt thòi như: từng người tình bỏ ta đi, như những dòng sông nhỏ. Hình như số phận không cho phép anh lập gia đình riêng. Nhưng, những người tình bỏ ra đi ấy, vẫn nồng nàn tình cảm với anh như thuở nào...
    Hòa nhập nhịp sống để tìm những giai điệu đẹp
    Một chuyến đi thăm TNXP tại Nông trường Nhị Xuân khoảng năm 1977, anh đã gắn bó tình cảm với các bạn trẻ. Năm 1985, anh được mời tham dự Festival Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên Xô. Qua phiên dịch, các cô gái Nga xinh đẹp biết được anh nên đã dành cho anh những tình cảm thân thiết và ưu ái. Không biết lấy gì làm quà tặng lúc chia tay, anh đã tháo chiếc dây chuyền có gắn tượng Phật của mình để tặng cho một cô gái Nga.
    Trước 1975, anh không sáng tác ca khúc thiếu nhi nhưng sau 1975 anh đã có nhiều bài hát hay như: Khăn quàng thắp sáng bình minh, Em là hoa hồng nhỏ, Tuổi đời mênh mông, Về lại trường xưa... Anh từng nhận xét: "Thế hệ trẻ hôm nay đẹp hơn ngày xưa nhiều".
    "Moa không thể... lấy vợ"!
    Dư luận đã từng có lúc thêu dệt về việc anh sắp... lấy vợ. Nhưng kết cục, anh vẫn sống độc thân. Có lần tôi đã thử thăm dò "tình hình", thì anh đưa ra hàng loạt lý lẽ về việc anh không lập gia đình riêng, nghe cũng có... cái lý của nó!
    hãy sống giùm tôi!
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:23 ngày 05/07/2003
  6. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn và những cảm tác đầu đời
    Bửu Ý

    Một trong những khía cạnh đặc sắc của nhạc Trịnh Công Sơn được nhiều người thừa nhận là lời ca: lời ca như thơ, khác thường, độc đáo, sâu đậm... Nhiều chữ, nhiều đoạn, nhiều câu như khoác lên mình những hình ảnh, những bông hoa, những mảnh pha lê... với yến sáng, tinh thể cùng nhau đậu xuống sóng nhạc làm bằng khí huyết, xúc cảm của một thanh niên có năng khiếu riêng biệt, có sức cảm thụ nhạy bén trầm sâu, sống giữa một khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng, hoài cảm và một hoàn cảnh xã hội có nhiều cơ duyên đáp ứng lòng người.
    Từ sau khi anh ra đi (1-4-2001), trở về với cát bụi, đã có rất nhiều bài viết, ấn bản nói về anh, tiếc thương anh. Và dưới đây là một chút hoài niệm của giáo sư Bửu Ý, một trong những người bạn Huế thân thiết của anh

    Tính quyết định trong những sáng tác đầu tay.
    - Thời gian 1957-1960 là những năm chứng kiến sự ra đời những ca khúc đầu tiên của Trịnh Công Sơn. Và những ca khúc này, dẫu là đầu tiên, có tính quyết định đối với sự nghiệp của nhạc sĩ. Quyết định trong nét nhạc, trong văn phong, cũng như chỗ đứng của nhạc sĩ trong nghệ thuật âm nhạc và trong lòng người thưởng thức.
    Riêng năm 1957 ghi dấu nhiều sự kiện và biến cố đặc biệt về tình hình xã hội và trong đời sống của Trịnh Công Sơn. Đó là năm thành lập Đại học (ĐH) Huế. Thành phố ĐH nghiễm nhiên mang một sắc thái mới, một nhiệm vụ mới. Trên đường phố lác đác có những sinh viên đầu tiên mang cà vạt hoặc đi trên những chiếc xe gắn máy hãy còn rất hiếm. Một số cơ sở vật chất được tạo dựng. Lớp giáo sư đầu tiên của ĐH là những người được đào tạo ở nước ngoài trở về, hăng say với sứ mệnh ?odu nhập những khoa học và tư tưởng hiện đại của thế giới?. Lần đầu tiên một giáo sư ĐH quan tâm đến một ca sĩ đã làm nên một hiện tượng trong làng ca nhạc và lan ra xã hội: Ông Nguyễn Văn Trung viết một tiểu luận nhan đề là Ảo ảnh Thanh Thúy gây chú ý ở các ĐH. Thanh Thúy là một ca sĩ rời Huế vào Sài Gòn lập nghiệp. Đó là một giọng ca trầm buồn, xuất hiện tại phòng trà ca nhạc Văn Cảnh ở Sài Gòn. Giọng ca ?oliêu trai? như tâm sự với người nghe trong cái vắng lặng của đêm khuya về những cảnh đời bất hạnh, trong đó hình như có bóng dáng của chính ca sĩ.
    Những chiêm nghiệm bắt nguồn từ sự giao thoa văn hóa Đông - Tây.
    - Năm 1957 cũng là năm đăng quang cho chủ nghĩa hiện sinh của Tây phương: Albert Camus, một tác giả hiện sinh hàng đầu, được trao giải thưởng Nobel Văn chương. Không phải chỉ có hiện sinh mà thôi. Thuở ấy có ba luồng tư tưởng từ Tây phương giao thoa tại miền Nam làm cho thanh niên bận tâm: đó là phân tâm học, siêu thực và hiện sinh.
    Phân tâm học đặt nặng vấn đề bản năng của con người, phân tích, giải thích các ứng xử, hành động bị dẫn dắt do những tầng sâu của ý thức là tiềm thức và vô thức. Mộng mị cũng là một đầu mối quan trọng để giải thích các bí ẩn.
    Thơ siêu thực đã từng thổi đến một luồng gió khác lạ, mới mẻ, làm mở rộng thế giới thi ca. Lẫn lộn vào nhau những thực và hư, người và vật. Những hình tượng bay bổng: ngựa, đôi cánh... Mặt trời trở thành một bầu đỏ ối hay một vòng xoay tròn. Những hình ảnh mà ta bắt gặp trong mơ hay trong dự ước hơn là có thật. Hai nhà thơ tiên phong về siêu thực của Huế lúc bấy giờ là Võ Ngọc Trác, ?othi sĩ Vỹ Dạ? - tác giả tập Thượng Thẩm và Ngô Kha với tập thơ Hoa cô độc do họa sĩ Rừng (Nguyễn Tuấn Khanh) trình bày và cả ba người này đều là bạn thân của Trịnh Công Sơn. Siêu thực cũng đi vào hội họa và lớp họa sĩ đầu tiên của ĐH Huế có những người hâm mộ các danh họa quốc tế như: Braque, Picasso, Chagall... và cũng là bạn thân của Trịnh Công Sơn. Đó là Đinh Cường, Rừng, Trịnh Cung.
    Phong trào hiện sinh phát triển mạnh. Nó đặt ra những khái niệm như lưu đày và quê nhà, thực chất hay huyền thoại, nhà văn dấn thân, thái độ buồn nôn hay phản kháng, thỏa hiệp hay vong thân, các khái niệm phi lý, tự do, trách nhiệm... hay những vấn nạn như: tôi là ai, cuộc đời đáng sống hay không đáng sống...
    Khởi đầu bằng thể thao và kết thúc bằng âm nhạc.
    - Năm 1957, Trịnh Công Sơn 18 tuổi, tuổi sung mãn, yêu đời. Không những vậy mà thôi, người nhạc sĩ này khởi đầu rất yêu chuộng thể thao, đặc biệt là các môn: tạ, chạy đua, judo, và anh đã từng giật giải về chạy đua. Không may cho anh, anh bị tai nạn thể thao.
    Nằm bệnh. Học hành trắc trở. Trịnh Công Sơn còn có một số bạn khác: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tường Phong, Nhương Sao, Bửu Ý. Nhóm bạn ấn hành một tạp chí lấy tên là Quan Điểm với chí hướng cao nhưng mệnh yểu. Anh em có ước vọng quy tụ nhau thành một nhóm bạn văn nghệ, phần nào đó như những nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Xuân Thu Nhã Tập, Đồng Vọng... trước đây, hay nhóm Sáng Tạo ở Sài Gòn. Anh em sinh hoạt với nhau không phải để đàn đúm mà là làm giàu cho nhau bằng cá tính, năng lực và sở trường của từng người.
    Thời gian dưỡng bệnh, tạm xa trường học, Trịnh Công Sơn bắt đầu viết bài hát. Anh bắt đầu có những chuyến đi vào Sài Gòn, bắt đầu làm quen với giới ca nhạc và không khí các phòng trà.
    Năm sau, 1958, Trịnh Công Sơn vào Sài Gòn học ở Trường Jean - Jacques Rousseau (Chasseloup - Laubat cũ). Ca khúc Ướt mi chào đời, được Nhà Xuất bản An Phú ấn hành, do Hà Thanh và Thanh Thúy trình bày. Bài hát này cũng như bài hát ra đời năm sau là Thương một người là những bài viết về bóng đêm ôm ấp giọng hát ?oliêu trai? giữa thành phố Sài Gòn. Ban đêm là không gian của kiếp người lầm lũi, là thời gian của đèn màu và chén đắng.
    Giã từ nơi huyên náo năm 1959 để về lại với Huế êm đềm, với những đoàn học sinh áo trắng Đồng Khánh lóc cóc guốc mộc, với những hàng cây long não, những chiếc cầu, Trịnh Công Sơn sửa soạn rước vào tâm khảm một hình bóng thiếu nữ suốt đời không phai: đó là hình bóng của Diễm xưa, năm 1960, và ca khúc này cũng trở thành bất tử.
    Bửu Ý
    Báo Người Lao Ðộng 29-03-2003
    * Khởi đầu : Những sáng tác đầu tay mang tên Sương đêm, Chơi vơi... là những bài hát được "thử lửa" qua giọng hát nổi tiếng nhất ở Huế lúc bấy giờ là Hà Thanh nhưng chưa ấn hành, nay đã thất lạc.

    http://www.nld.com.vn/vanhoa/view.php?newsID=MjY1NjY=&pID=MjY1Mw==&topic=Nw==&fontchu=MA==
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:40 ngày 05/07/2003
  7. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn và những cảm tác đầu đời
    Bửu Ý

    Một trong những khía cạnh đặc sắc của nhạc Trịnh Công Sơn được nhiều người thừa nhận là lời ca: lời ca như thơ, khác thường, độc đáo, sâu đậm... Nhiều chữ, nhiều đoạn, nhiều câu như khoác lên mình những hình ảnh, những bông hoa, những mảnh pha lê... với yến sáng, tinh thể cùng nhau đậu xuống sóng nhạc làm bằng khí huyết, xúc cảm của một thanh niên có năng khiếu riêng biệt, có sức cảm thụ nhạy bén trầm sâu, sống giữa một khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng, hoài cảm và một hoàn cảnh xã hội có nhiều cơ duyên đáp ứng lòng người.
    Từ sau khi anh ra đi (1-4-2001), trở về với cát bụi, đã có rất nhiều bài viết, ấn bản nói về anh, tiếc thương anh. Và dưới đây là một chút hoài niệm của giáo sư Bửu Ý, một trong những người bạn Huế thân thiết của anh

    Tính quyết định trong những sáng tác đầu tay.
    - Thời gian 1957-1960 là những năm chứng kiến sự ra đời những ca khúc đầu tiên của Trịnh Công Sơn. Và những ca khúc này, dẫu là đầu tiên, có tính quyết định đối với sự nghiệp của nhạc sĩ. Quyết định trong nét nhạc, trong văn phong, cũng như chỗ đứng của nhạc sĩ trong nghệ thuật âm nhạc và trong lòng người thưởng thức.
    Riêng năm 1957 ghi dấu nhiều sự kiện và biến cố đặc biệt về tình hình xã hội và trong đời sống của Trịnh Công Sơn. Đó là năm thành lập Đại học (ĐH) Huế. Thành phố ĐH nghiễm nhiên mang một sắc thái mới, một nhiệm vụ mới. Trên đường phố lác đác có những sinh viên đầu tiên mang cà vạt hoặc đi trên những chiếc xe gắn máy hãy còn rất hiếm. Một số cơ sở vật chất được tạo dựng. Lớp giáo sư đầu tiên của ĐH là những người được đào tạo ở nước ngoài trở về, hăng say với sứ mệnh ?odu nhập những khoa học và tư tưởng hiện đại của thế giới?. Lần đầu tiên một giáo sư ĐH quan tâm đến một ca sĩ đã làm nên một hiện tượng trong làng ca nhạc và lan ra xã hội: Ông Nguyễn Văn Trung viết một tiểu luận nhan đề là Ảo ảnh Thanh Thúy gây chú ý ở các ĐH. Thanh Thúy là một ca sĩ rời Huế vào Sài Gòn lập nghiệp. Đó là một giọng ca trầm buồn, xuất hiện tại phòng trà ca nhạc Văn Cảnh ở Sài Gòn. Giọng ca ?oliêu trai? như tâm sự với người nghe trong cái vắng lặng của đêm khuya về những cảnh đời bất hạnh, trong đó hình như có bóng dáng của chính ca sĩ.
    Những chiêm nghiệm bắt nguồn từ sự giao thoa văn hóa Đông - Tây.
    - Năm 1957 cũng là năm đăng quang cho chủ nghĩa hiện sinh của Tây phương: Albert Camus, một tác giả hiện sinh hàng đầu, được trao giải thưởng Nobel Văn chương. Không phải chỉ có hiện sinh mà thôi. Thuở ấy có ba luồng tư tưởng từ Tây phương giao thoa tại miền Nam làm cho thanh niên bận tâm: đó là phân tâm học, siêu thực và hiện sinh.
    Phân tâm học đặt nặng vấn đề bản năng của con người, phân tích, giải thích các ứng xử, hành động bị dẫn dắt do những tầng sâu của ý thức là tiềm thức và vô thức. Mộng mị cũng là một đầu mối quan trọng để giải thích các bí ẩn.
    Thơ siêu thực đã từng thổi đến một luồng gió khác lạ, mới mẻ, làm mở rộng thế giới thi ca. Lẫn lộn vào nhau những thực và hư, người và vật. Những hình tượng bay bổng: ngựa, đôi cánh... Mặt trời trở thành một bầu đỏ ối hay một vòng xoay tròn. Những hình ảnh mà ta bắt gặp trong mơ hay trong dự ước hơn là có thật. Hai nhà thơ tiên phong về siêu thực của Huế lúc bấy giờ là Võ Ngọc Trác, ?othi sĩ Vỹ Dạ? - tác giả tập Thượng Thẩm và Ngô Kha với tập thơ Hoa cô độc do họa sĩ Rừng (Nguyễn Tuấn Khanh) trình bày và cả ba người này đều là bạn thân của Trịnh Công Sơn. Siêu thực cũng đi vào hội họa và lớp họa sĩ đầu tiên của ĐH Huế có những người hâm mộ các danh họa quốc tế như: Braque, Picasso, Chagall... và cũng là bạn thân của Trịnh Công Sơn. Đó là Đinh Cường, Rừng, Trịnh Cung.
    Phong trào hiện sinh phát triển mạnh. Nó đặt ra những khái niệm như lưu đày và quê nhà, thực chất hay huyền thoại, nhà văn dấn thân, thái độ buồn nôn hay phản kháng, thỏa hiệp hay vong thân, các khái niệm phi lý, tự do, trách nhiệm... hay những vấn nạn như: tôi là ai, cuộc đời đáng sống hay không đáng sống...
    Khởi đầu bằng thể thao và kết thúc bằng âm nhạc.
    - Năm 1957, Trịnh Công Sơn 18 tuổi, tuổi sung mãn, yêu đời. Không những vậy mà thôi, người nhạc sĩ này khởi đầu rất yêu chuộng thể thao, đặc biệt là các môn: tạ, chạy đua, judo, và anh đã từng giật giải về chạy đua. Không may cho anh, anh bị tai nạn thể thao.
    Nằm bệnh. Học hành trắc trở. Trịnh Công Sơn còn có một số bạn khác: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tường Phong, Nhương Sao, Bửu Ý. Nhóm bạn ấn hành một tạp chí lấy tên là Quan Điểm với chí hướng cao nhưng mệnh yểu. Anh em có ước vọng quy tụ nhau thành một nhóm bạn văn nghệ, phần nào đó như những nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Xuân Thu Nhã Tập, Đồng Vọng... trước đây, hay nhóm Sáng Tạo ở Sài Gòn. Anh em sinh hoạt với nhau không phải để đàn đúm mà là làm giàu cho nhau bằng cá tính, năng lực và sở trường của từng người.
    Thời gian dưỡng bệnh, tạm xa trường học, Trịnh Công Sơn bắt đầu viết bài hát. Anh bắt đầu có những chuyến đi vào Sài Gòn, bắt đầu làm quen với giới ca nhạc và không khí các phòng trà.
    Năm sau, 1958, Trịnh Công Sơn vào Sài Gòn học ở Trường Jean - Jacques Rousseau (Chasseloup - Laubat cũ). Ca khúc Ướt mi chào đời, được Nhà Xuất bản An Phú ấn hành, do Hà Thanh và Thanh Thúy trình bày. Bài hát này cũng như bài hát ra đời năm sau là Thương một người là những bài viết về bóng đêm ôm ấp giọng hát ?oliêu trai? giữa thành phố Sài Gòn. Ban đêm là không gian của kiếp người lầm lũi, là thời gian của đèn màu và chén đắng.
    Giã từ nơi huyên náo năm 1959 để về lại với Huế êm đềm, với những đoàn học sinh áo trắng Đồng Khánh lóc cóc guốc mộc, với những hàng cây long não, những chiếc cầu, Trịnh Công Sơn sửa soạn rước vào tâm khảm một hình bóng thiếu nữ suốt đời không phai: đó là hình bóng của Diễm xưa, năm 1960, và ca khúc này cũng trở thành bất tử.
    Bửu Ý
    Báo Người Lao Ðộng 29-03-2003
    * Khởi đầu : Những sáng tác đầu tay mang tên Sương đêm, Chơi vơi... là những bài hát được "thử lửa" qua giọng hát nổi tiếng nhất ở Huế lúc bấy giờ là Hà Thanh nhưng chưa ấn hành, nay đã thất lạc.

    http://www.nld.com.vn/vanhoa/view.php?newsID=MjY1NjY=&pID=MjY1Mw==&topic=Nw==&fontchu=MA==
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:40 ngày 05/07/2003
  8. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Tưởng nhớ Trịnh Công Sơn - "Người Việt Nam viết tình ca hay nhất thế kỷ!"

    Hoàng Nhật Mai

    (VNN) - Ở bài viết "Một cõi đi về" của Trịnh Công Sơn có đoạn: "Triết học Ấn Độ nói rằng, nếu ở nơi này vừa có một kẻ bỗng dưng giàu lên thì lập tức ở một nơi khác sẽ có một kẻ mất hết sản nghiệp. Chiều nay ở sân bay vừa đưa tiễn những người thân đi xa. Về nhà, người bạn tôi nói: Ở nơi này vừa thiếu đi bốn người thì lập tức ở nơi xa xôi kia nhận được thêm bốn người...
    Có môt nỗi buồn ở nơi này thì sẽ có một niềm vui ở chốn khác.
    Có một trái tim khổ nạn ở người này thì tất nhiên sẽ có một trái tim hân hoan ở kẻ khác.
    Những ai đã đi đến với đời thì phải có lúc lìa xa nó.
    Chết là sự tan biến của thể xác. Nhưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều người còn sống mà tưởng chừng như đã chết. Nhiều người chết mà vẫn còn sống trong trí nhớ mọi người.
    Trong câu chuyện đời chung, kẻ này quên thì người kia phải nhớ. Một ý tưởng chợt tắt để làm mầm chuyển hoá cho một ý tưởng khác nảy sinh.
    Cái mất không bao giờ mất hẳn
    Cái còn không hẳn mãi là còn...!
    Nhớ về những điều trên của người ấy - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, để tưởng nhớ ông và biết rằng ông đã ra đi vô cùng thanh thản. Sinh linh nào, ở nơi đâu sẽ được thay thế vào sự lìa xa "cõi đi về" của ông, không ai biết. Nhưng "Nhiều người chết mà vẫn sống trong tâm trí mọi người'' chắc chắn trong đó có ông, và những gì ông đã làm được trong âm nhạc của mình đã biến cái tên Trịnh Công Sơn và những bản nhạc không gì thay thế mà ông đã gọi là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành... chính là "cái mất không bao giờ mất hẳn''...!
    2 năm kể từ ngày ông đi, những bài hát của ông vẫn và sẽ còn đi mãi cùng cuộc sống, tình yêu và tâm hồn hàng nghìn con người của nhiều thế hệ với sự rung động và đồng cảm từ sâu thẳm. Có nhiều danh hiệu người ta đã trao tặng cho ông, như: "Người Việt Nam viết tình ca hay nhất thế kỷ", "Phù thủy của ngôn ngữ", "Người tình lãng du của nhiều thế hệ" hoặc "Nhà thơ Trịnh Công Sơn", "Hoạ sĩ Trịnh Công Sơn"... Tất cả những điều ấy đều có phần để ca tụng tài năng văn học hay khả năng sử dụng ngôn ngữ của ông trong ca từ. Nhưng nói như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, cái quan trọng hơn cả để níu giữ một Trịnh Công Sơn vô cùng đẹp đẽ trong lòng những người yêu mến ông và âm nhạc của ông chính là tâm hồn.
    Tôi rất đâm đắc với một lời nhận xét: "Nhạc của Trịnh Công Sơn không tuyền là nhạc, bài hát không chỉ là bài hát. Mỗi bài là một truyện ngắn, mỗi ca khúc là một chương khúc của truyện dài không có kết thúc, vẫn mở ra như một vết thương, một vết thương người, một vết thương thời đại, vết thương thiết thân, phải cưu mang và lưu truyền...''.
    Từ bài tình ca buồn đầu tiên ra mắt công chúng - "Ướt Mi" khi chàng nhạc sĩ mang tên Trịnh Công Sơn vừa mới 20 tuổi, những tình ca nối tiếp nhau ra đời và luôn mang theo chúng những nỗi niềm về thân phận, về cuộc đời, về tình yêu và về nỗi cô đơn dường như không bao giờ vơi cạn. Chúng được sống và được nâng niu, ai cũng có thể tìm thấy cái gì đó sâu kín của tâm hồn mình từ những nốt nhạc, lời ca trong những tình khúc của ông. Và phía sau mỗi ca khúc được bắt nguồn từ cảm hứng, nhiệt huyết và lòng nhân ái bao dung lại được bao bọc bởi triết học. Ông giải thích cho điều này: "Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ. Triết học Việt Nam có đó nhưng không được hệ thống hóa vì nó bàng bạc trong đời sống nhân gian...".
    Vì thế, khi viết: ''Đêm thấy ta là thác đổ": "Một hôm thấy ta là lá cỏ, ngồi hát ca rất tự do..." -nhạc sĩ thổ lộ: "Tôi còn nhớ ca khúc này và sự chiêm nghiệm của mình như là một tổng kết những gì mà tôi cảm nhận được từ cuộc đời tôi, của mọi người. Thực lòng mà nói, tôi chịu ảnh hưởng của Albert Camus trong bài hát này.Trong tác phẩm Ghi chép ở Angérie (Noté d'Algérie), ông ghi lại những tiếng chó sủa ban đêm, những bước chân đi mà ai cũng có thể một lần nghe thấy trong đời mình nhưng không mấy người nhìn ra được điều gì đó từ chúng. Ngẫm lại đời mình, tôi thấy nhiều muộn phiền. Không hiểu vì sao tôi đã day dứt về sự ra đi, ở lại của cuộc đời từ rất sớm.Tôi đã chọn hình tượng lá cỏ để ví với mình. Vì sao lại là lá cỏ? Có thể cuộc đời rộn ràng có quá nhiều điều phải lưu ý, nhưng trong đó không thể không có sự góp nhặt của những điều nhỏ nhoi. Ngọn cỏ, lá cây hay cây đa đều có bổn phận của nó với cuộc đời. Cỏ có bổn phận cỏ, lá có bổn phận lá. Tôi không mơ ưóc gì to lớn, mà nghĩ mình như một phận cỏ hèn. Vì hèn mọn nên nó không phải to lớn và bổn phận nặng nề như cây đa, vì vậy nó tự do lắm. Và vì sao lá cỏ lại hát? Bài hát là phương tiện để bày tỏ lòng mình với cuộc đời, có gì tuyệt vời hơn lá cỏ nhỏ nhoi nhưng tự hát ca với đời mình? Rũ bỏ những muộn phiền và thảnh thơi đời mình, điều này đã ám ảnh tôi từ lâu, lâu lắm rồi, nhưng chỉ đến khi viết được những câu hát như vậy tôi mới thấy nhẹ lòng. Ý tưởng này quanh quẩn trong tôi nhiều năm và chỉ được giải toả khi sáng tạo vụt đến và bật thành những giai điệu như vậy...".
    Và cũng chẳng thể nào phủ nhận khi người ta cảm nhận được từ âm nhạc của ông những ảnh hưởng của nhà Phật. Trịnh Công Sơn - một Phật tử trong một gia đình theo Phật Giáo, đọc và thuộc kinh Phật từ những ngày thơ ấu, nghe những lời kinh cầu và vùi giấc ngủ sâu những đêm mẹ bệnh. Cơ duyên với Phật đã vô tình kéo vào nhạc của ông những ca từ mang tinh thần và những âm thanh của kinh kệ. Với Trịnh Công Sơn thì "Phật Giáo như một tôn giáo mang nhiều tính hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát-na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nằm ngồi. Không làm công việc này mà nghĩ đến công việc khác. Với tôi đó cũng là Thiền, là một cách sống đích thực... Qua ca khúc để đánh lên những tiếng chuông mai chuông chiều, mượn ánh nắng của trời đất để soi tỏ cái số phận đó cho mỗi người có thể nhìn mình và nhìn rõ hơn, chăm chú hơn cho đến một lúc nào đó thì mọi sự tốt lành, tình yêu sẽ khiến cho chúng ta thấy rằng con đường duy nhất đi đến với người khác trên mặt đất này không phải là sự độc ác mà chính là một lòng nhân ái vô biên. Hát lên lòng nhân ái đó mãi mãi, nỗ lực tìm những mạch nguồn sâu vào cội rễ của nó để có thể hoàn thiện một tiếng hát mới mẻ, đầy nhân hậu cho những ca khúc ngày mai của riêng mình, Trịnh Công Sơn có cách Thiền riêng như thế...!
    Trịnh Công Sơn - Viết và thở
    "Không khí vốn vô tư. Ai muốn thở cũng được.
    Tôi vốn viết nhạc cũng như thở vậy.
    Có điều khi thở tôi chọn cái không khí trong lành để cho lá phổi không than phiền và cái sự hô hấp cũng bớt đi phần gian nan.
    Một bài hát cũng vậy. Hát để thăng hoa đồng thời cũng để an ủi. Sản phẩm văn nghệ chỉ đẹp khi có khả năng xoá đi những nỗi giận hờn. Nó có bao giờ muốn đèo bòng một thứ khác để tự hủy diệt nó đâu...".
    Trịnh Công Sơn thở với tất cả những gì diễn ra xung quanh mình, những gì ông thấy hàng ngày với sáng trưa chiều tối. Từ những con phố: Phố xa lạ (Yêu dấu tan theo), phố hẹn, phố xưa (Khói trời mênh mông), phố rộng (Tưởng rằng đã quên), phố thênh thang (Quỳnh hương), phố xa lạ (Bên đời hiu quạnh), phố cao nguyên (Lời thiên thu gọi). Hơi thở ấy không gấp gáp nhưng vẫn đơm đầy sự sống có khi hối hả, khi bình yên, khi trầm lặng và có khi náo nhiệt. Nhạc sĩ thở với những cây cầu, con sóng, hàng cây, mái nhà, buồng cau nải chuối, sợi nắng giọt mưa, thở với đêm, với ngày, với bình minh, với Ngọ, với hoàng hôn... Bất cứ lúc nào, nơi nào và hoàn cảnh nào, hơi thở vẫn được trút ra thanh thản, có khi cũng oán than với những ưu tư thường trực nhưng không trách cứ...
    Sự sống và cái chết là những gì ông rất hay nhắc tới trong những ca khúc của mình và lạ thay, chúng lại thường đi cùng với nhau: Dù rằng đã quả quyết sống là sống hết mình, không khuất hẹn, không chờ đợi, không uỷ quyền giống như mệnh lệnh "Hãy tận hưởng ngày hôm nay", thế mà vẫn Một lần nằm mơ, tôi thấy tôi qua đời (Bên đời hiu quạnh) hay Một trăm năm mãi ngủ yên (Sẽ còn ai), Một hôm buồn lên núi nằm xuống (Tự tình khúc), Mai kia chào cuộc đời (Những con mắt trần gian)...
    Trịnh Công Sơn với tình yêu
    Tình yêu trong ca từ của nhạc Trịnh mang một vẻ đẹp siêu thực và ngoài cái đẹp của tình yêu người với người, những lời ca bật lên niềm yêu thương với quê hương và đồng loại. Tình yêu với quê hương của ông được bùng lên từ trong khói lửa chiến tranh, trong gian khó, nghèo nàn, trong biệt ly và tăm tối. Và tình yêu ấy đôi khi còn loé sáng dù với chỉ những ánh mắt nhìn lướt qua mà ông gặp đâu đó trong dòng đời xuôi ngược mỗi ngày. Với tình yêu trai gái, ta sẽ không thể tìm thấy trong đó những mối tình đau khổ lâm ly ướt át hay nhầy nhụa, bi ai. Chỉ biết rằng, buồn đấy, nhớ nhung thật nhiều đấy và nuối tiếc chẳng nguôi ngoai đấy, thế mà tình yêu vẫn đẹp, vẫn lên ngôi lung linh và người nghe mỗi người thấu hiểu chúng bằng cảm nhận của riêng mình. Hãy nghe lại Ca khúc da vàng và Kinh Việt Nam, tình yêu quê hương bùng lên và không thể kìm nén trong chí khí của một người trai trẻ đốt lên da diết trong từng lời dù những bài hát ấy đã từng một thời bị lên án.
    "Tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu" - Một quan niệm hết sức giản đơn về tình yêu của ông như thế đã là nguồn cảm hứng dường như vô tận của ông khi viết về những mối tình. Dù là "Tình xa", "Tình nhớ" hay "Tình sầu" hay nhiều bài hát không có chữ Tình nhưng cái Tình thì lại luôn lấp ló ẩn hiện. Chỉ đưa ra đây những điều chính ông đã nói: "Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm rằng mình không được yêu"; "Có người yêu thì hạnh phúc; có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại..."; " Tôi đã có dịp đứng trên hai mặt của tình yêu và dù sao chăng nữa, tôi vẫn muốn giữ lại trong lòng một ý nghĩa bền vững: "Cuộc sống không thể thiếu tình yêu, nhưng yêu thì cay đắng lắm..."; "Không ai điên gì mà tự xưng mình là kẻ biết rõ về tình yêu nhất. Đau khổ cả trăm lần vẫn cứ là một đứa trẻ thơ trong tình yêu. Tình yêu có lẽ là lời nói dối uyên thâm nhất của trái tim"
    Thế có nghĩa là sự trải nghiệm của ông với tình yêu đã nhiều và những tình khúc là nơi ta có thể cảm nhận được những gì ông đã nghĩ, đã thấy khi biết rằng mình yêu và chờ mong tình yêu. Cả vài trăm ca khúc trước ngày ông đi liệu đã đủ để ông ghi lại hết những xúc cảm về tình yêu của mình...?
    "Có một nhà thơ tên Trịnh Công Sơn"
    Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã từng có một bài viết rất dài với tên gọi trên và những gì trong bài viết ấy đã chứng minh hùng hồn cho điều này, trong đó có đoạn: ''Cho dù khi sáng tác ca khúc, Trịnh Công Sơn có thể viết lời và nhạc cùng một lúc, hoặc có đoạn lời viết sau khi đã có nhạc, hay trước khi phổ nhạc thì mỗi lời ca của anh đều là những bài thơ hoàn chỉnh kể cả về ý, tứ, cấu trúc, ngôn từ và cảm xúc. Mà Trịnh Công Sơn không phải là một nhà thơ bình thường, anh là nhà thơ rất độc đáo ôm chứa tư tưởng nhân sinh và thời cuộc với một thi pháp khá riêng biệt trong thơ Việt. Trịnh Công Sơn rất nhuần nhuyễn trong các thể thơ truyền thống như lục bát, đồng dao. Ngay từ lần đầu tiên nghe ca khúc ''Ở trọ'', tôi đã phát hiện ra đấy là một bài thơ lục bát rất tài hoa. Từ cái chuyện ở trọ bình thường trong đời, anh đã đẩy liên tưởng tới cái ''cõi tạm'' chốn trần gian trong triết lý của Đạo Phật với một cách nói thoải mái, thông minh và hóm. Anh nhìn thấy con chim ở trọ trên cành cây, con cá ở trọ dưới nước, cơn gió ở trọ giữa đất trời, rồi đẩy tới một khái quát bất ngờ:
    ''Trăm năm ở đậu ngàn năm
    Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn''
    Có những liên tưởng còn bất ngờ hơn khi nói tới vẻ đẹp ở trọ trong thân thể, hay tâm hồn của người nữ:
    ''Môi xinh ở đậu người xinh
    Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều''
    Vì thế mà có câu:
    ''Xin cho về trọ gần nhau
    Mai kia dù có ra sao cũng đành''
    Và khi con người đã ở trọ vào nhau bằng tình yêu, thì dù có phải xa rời cõi tạm, vẫn mãi mãi khăng khít cùng nhau:
    ''Tim em người trọ là tôi
    Mai kia về chốn xa xôi cũng gần''
    Đấy là một ví dụ. Và còn nhiều bài hát - bài thơ tình khác nữa với cách lập ngôn đặc sắc của nhiều thể loại: Đồng dao (4 chữ) trong Em đi qua chiều, Nhật Nguyệt trên cao, hay thể loại nhịp thơ 5 chữ ở Ru ta ngậm ngùi, Tình nhớ, Như chim ưu phiền, Biết đâu nguồn cội, thậm chí là có cả nhịp thơ 6 chữ ở Nhìn những mùa thu đi hay Ru em.... Ở Mưa hồng, ta thấy một bài thơ nhịp 3 rất vui tươi nhí nhảnh: ''Trời ươm nắng/Cho mây hồng/Mây qua mau/Em nghiêng sầu/Còn mưa xuống/Như hôm nào/Em đến thăm/Mây âm thầm/Mang gió lên...''
    Và còn nhiều thể loại ta có thể xếp thành thơ trong hầu hết các ca khúc của Trịnh Công Sơn. Cũng là nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhận xét: "Dường như anh thẩm thấu Đường thi, nhưng hơi thở thì đã khác. Những câu thơ bảy chữ vào bài hát của anh rất tự nhiên. Nhiều bài thơ (bài hát) đã mở đầu bằng câu thơ bảy chữ thật nhẹ nhàng như chẳng có một cố ý nào...".
    Ngoài thơ, Trịnh Công Sơn còn gắn bó với hội hoạ như một cách khác trút bỏ tâm sự ngoài âm nhạc. Theo quan niệm của ông, hội họa và âm nhạc là hai người bạn đồng hành trong nghệ thuật. Trong âm thanh có màu sắc và ngược lại, trong màu sắc có âm thanh. Khi bạn đứng trước một bức tranh hoặc nhiều bức tranh, trong yên lặng, bạn sẽ nghe từ những khối màu, từ những đường nét vang lên một thứ âm thanh mơ hồ nào đó. Trịnh Công Sơn chủ yếu vẽ những người ông gặp, ông yêu mến mà cũng có đôi khi là những cảnh vật mơ màng, lãng mạn. Trong nhiều năm liền, những lúc buồn là Trịnh Công Sơn lại cùng cây cọ và vẽ. Những tác phẩm hội hoạ ông để lại khiến cho nhiều người cảm phục dù với ông: ''Với tôi, đấy chỉ là một cuộc vui chơi và đã xem là cuộc chơi thì tất cả chỉ nhẹ như tơ hồng!''
    Thế đấy! người nhạc sĩ đã để lại cho đời - một cuộc chơi làm nên các cuộc chơi khác của ông những giai điệu về thân phận và tâm hồn không ai thay thế được. Cái tên Trịnh Công Sơn đã đi vào âm nhạc Việt Nam, đi vào tâm hồn của hàng ngàn con người Việt da vàng và luôn luôn được trân trọng.
    Khi nghe tin ông mất, ca sĩ Khánh Ly đã phát biểu: "Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đã thành danh, và quan trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng, và sống với người bằng sự tử tế. Ông là một nửa đời sống của tôi".
    Mong rằng, sự thanh thản như những gì trong lời ca ông viết là có thực. Lại xin được mượn lời của ông cho phần kết của bài viết này cùng nén nhang tưởng nhớ hương hồn ông: ''Vì có tình yêu nên có âm nhạc. Vì có khổ đau nên có âm nhạc. Có hạnh phúc nên cũng có âm nhạc. Do đó khi tôi viết lên một bài hát ca tụng tình yêu, hạnh phúc hoặc than thở về một nỗi tuyệt vọng nào đó thì hình như tôi đã không mắc phải một lỗi lầm nào cả...".
    Hoàng Nhật Mai
    http://www.vnn.vn/443/2003/4/6998/


    ATC
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:46 ngày 05/07/2003
  9. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Tưởng nhớ Trịnh Công Sơn - "Người Việt Nam viết tình ca hay nhất thế kỷ!"

    Hoàng Nhật Mai

    (VNN) - Ở bài viết "Một cõi đi về" của Trịnh Công Sơn có đoạn: "Triết học Ấn Độ nói rằng, nếu ở nơi này vừa có một kẻ bỗng dưng giàu lên thì lập tức ở một nơi khác sẽ có một kẻ mất hết sản nghiệp. Chiều nay ở sân bay vừa đưa tiễn những người thân đi xa. Về nhà, người bạn tôi nói: Ở nơi này vừa thiếu đi bốn người thì lập tức ở nơi xa xôi kia nhận được thêm bốn người...
    Có môt nỗi buồn ở nơi này thì sẽ có một niềm vui ở chốn khác.
    Có một trái tim khổ nạn ở người này thì tất nhiên sẽ có một trái tim hân hoan ở kẻ khác.
    Những ai đã đi đến với đời thì phải có lúc lìa xa nó.
    Chết là sự tan biến của thể xác. Nhưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều người còn sống mà tưởng chừng như đã chết. Nhiều người chết mà vẫn còn sống trong trí nhớ mọi người.
    Trong câu chuyện đời chung, kẻ này quên thì người kia phải nhớ. Một ý tưởng chợt tắt để làm mầm chuyển hoá cho một ý tưởng khác nảy sinh.
    Cái mất không bao giờ mất hẳn
    Cái còn không hẳn mãi là còn...!
    Nhớ về những điều trên của người ấy - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, để tưởng nhớ ông và biết rằng ông đã ra đi vô cùng thanh thản. Sinh linh nào, ở nơi đâu sẽ được thay thế vào sự lìa xa "cõi đi về" của ông, không ai biết. Nhưng "Nhiều người chết mà vẫn sống trong tâm trí mọi người'' chắc chắn trong đó có ông, và những gì ông đã làm được trong âm nhạc của mình đã biến cái tên Trịnh Công Sơn và những bản nhạc không gì thay thế mà ông đã gọi là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành... chính là "cái mất không bao giờ mất hẳn''...!
    2 năm kể từ ngày ông đi, những bài hát của ông vẫn và sẽ còn đi mãi cùng cuộc sống, tình yêu và tâm hồn hàng nghìn con người của nhiều thế hệ với sự rung động và đồng cảm từ sâu thẳm. Có nhiều danh hiệu người ta đã trao tặng cho ông, như: "Người Việt Nam viết tình ca hay nhất thế kỷ", "Phù thủy của ngôn ngữ", "Người tình lãng du của nhiều thế hệ" hoặc "Nhà thơ Trịnh Công Sơn", "Hoạ sĩ Trịnh Công Sơn"... Tất cả những điều ấy đều có phần để ca tụng tài năng văn học hay khả năng sử dụng ngôn ngữ của ông trong ca từ. Nhưng nói như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, cái quan trọng hơn cả để níu giữ một Trịnh Công Sơn vô cùng đẹp đẽ trong lòng những người yêu mến ông và âm nhạc của ông chính là tâm hồn.
    Tôi rất đâm đắc với một lời nhận xét: "Nhạc của Trịnh Công Sơn không tuyền là nhạc, bài hát không chỉ là bài hát. Mỗi bài là một truyện ngắn, mỗi ca khúc là một chương khúc của truyện dài không có kết thúc, vẫn mở ra như một vết thương, một vết thương người, một vết thương thời đại, vết thương thiết thân, phải cưu mang và lưu truyền...''.
    Từ bài tình ca buồn đầu tiên ra mắt công chúng - "Ướt Mi" khi chàng nhạc sĩ mang tên Trịnh Công Sơn vừa mới 20 tuổi, những tình ca nối tiếp nhau ra đời và luôn mang theo chúng những nỗi niềm về thân phận, về cuộc đời, về tình yêu và về nỗi cô đơn dường như không bao giờ vơi cạn. Chúng được sống và được nâng niu, ai cũng có thể tìm thấy cái gì đó sâu kín của tâm hồn mình từ những nốt nhạc, lời ca trong những tình khúc của ông. Và phía sau mỗi ca khúc được bắt nguồn từ cảm hứng, nhiệt huyết và lòng nhân ái bao dung lại được bao bọc bởi triết học. Ông giải thích cho điều này: "Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ. Triết học Việt Nam có đó nhưng không được hệ thống hóa vì nó bàng bạc trong đời sống nhân gian...".
    Vì thế, khi viết: ''Đêm thấy ta là thác đổ": "Một hôm thấy ta là lá cỏ, ngồi hát ca rất tự do..." -nhạc sĩ thổ lộ: "Tôi còn nhớ ca khúc này và sự chiêm nghiệm của mình như là một tổng kết những gì mà tôi cảm nhận được từ cuộc đời tôi, của mọi người. Thực lòng mà nói, tôi chịu ảnh hưởng của Albert Camus trong bài hát này.Trong tác phẩm Ghi chép ở Angérie (Noté d'Algérie), ông ghi lại những tiếng chó sủa ban đêm, những bước chân đi mà ai cũng có thể một lần nghe thấy trong đời mình nhưng không mấy người nhìn ra được điều gì đó từ chúng. Ngẫm lại đời mình, tôi thấy nhiều muộn phiền. Không hiểu vì sao tôi đã day dứt về sự ra đi, ở lại của cuộc đời từ rất sớm.Tôi đã chọn hình tượng lá cỏ để ví với mình. Vì sao lại là lá cỏ? Có thể cuộc đời rộn ràng có quá nhiều điều phải lưu ý, nhưng trong đó không thể không có sự góp nhặt của những điều nhỏ nhoi. Ngọn cỏ, lá cây hay cây đa đều có bổn phận của nó với cuộc đời. Cỏ có bổn phận cỏ, lá có bổn phận lá. Tôi không mơ ưóc gì to lớn, mà nghĩ mình như một phận cỏ hèn. Vì hèn mọn nên nó không phải to lớn và bổn phận nặng nề như cây đa, vì vậy nó tự do lắm. Và vì sao lá cỏ lại hát? Bài hát là phương tiện để bày tỏ lòng mình với cuộc đời, có gì tuyệt vời hơn lá cỏ nhỏ nhoi nhưng tự hát ca với đời mình? Rũ bỏ những muộn phiền và thảnh thơi đời mình, điều này đã ám ảnh tôi từ lâu, lâu lắm rồi, nhưng chỉ đến khi viết được những câu hát như vậy tôi mới thấy nhẹ lòng. Ý tưởng này quanh quẩn trong tôi nhiều năm và chỉ được giải toả khi sáng tạo vụt đến và bật thành những giai điệu như vậy...".
    Và cũng chẳng thể nào phủ nhận khi người ta cảm nhận được từ âm nhạc của ông những ảnh hưởng của nhà Phật. Trịnh Công Sơn - một Phật tử trong một gia đình theo Phật Giáo, đọc và thuộc kinh Phật từ những ngày thơ ấu, nghe những lời kinh cầu và vùi giấc ngủ sâu những đêm mẹ bệnh. Cơ duyên với Phật đã vô tình kéo vào nhạc của ông những ca từ mang tinh thần và những âm thanh của kinh kệ. Với Trịnh Công Sơn thì "Phật Giáo như một tôn giáo mang nhiều tính hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát-na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nằm ngồi. Không làm công việc này mà nghĩ đến công việc khác. Với tôi đó cũng là Thiền, là một cách sống đích thực... Qua ca khúc để đánh lên những tiếng chuông mai chuông chiều, mượn ánh nắng của trời đất để soi tỏ cái số phận đó cho mỗi người có thể nhìn mình và nhìn rõ hơn, chăm chú hơn cho đến một lúc nào đó thì mọi sự tốt lành, tình yêu sẽ khiến cho chúng ta thấy rằng con đường duy nhất đi đến với người khác trên mặt đất này không phải là sự độc ác mà chính là một lòng nhân ái vô biên. Hát lên lòng nhân ái đó mãi mãi, nỗ lực tìm những mạch nguồn sâu vào cội rễ của nó để có thể hoàn thiện một tiếng hát mới mẻ, đầy nhân hậu cho những ca khúc ngày mai của riêng mình, Trịnh Công Sơn có cách Thiền riêng như thế...!
    Trịnh Công Sơn - Viết và thở
    "Không khí vốn vô tư. Ai muốn thở cũng được.
    Tôi vốn viết nhạc cũng như thở vậy.
    Có điều khi thở tôi chọn cái không khí trong lành để cho lá phổi không than phiền và cái sự hô hấp cũng bớt đi phần gian nan.
    Một bài hát cũng vậy. Hát để thăng hoa đồng thời cũng để an ủi. Sản phẩm văn nghệ chỉ đẹp khi có khả năng xoá đi những nỗi giận hờn. Nó có bao giờ muốn đèo bòng một thứ khác để tự hủy diệt nó đâu...".
    Trịnh Công Sơn thở với tất cả những gì diễn ra xung quanh mình, những gì ông thấy hàng ngày với sáng trưa chiều tối. Từ những con phố: Phố xa lạ (Yêu dấu tan theo), phố hẹn, phố xưa (Khói trời mênh mông), phố rộng (Tưởng rằng đã quên), phố thênh thang (Quỳnh hương), phố xa lạ (Bên đời hiu quạnh), phố cao nguyên (Lời thiên thu gọi). Hơi thở ấy không gấp gáp nhưng vẫn đơm đầy sự sống có khi hối hả, khi bình yên, khi trầm lặng và có khi náo nhiệt. Nhạc sĩ thở với những cây cầu, con sóng, hàng cây, mái nhà, buồng cau nải chuối, sợi nắng giọt mưa, thở với đêm, với ngày, với bình minh, với Ngọ, với hoàng hôn... Bất cứ lúc nào, nơi nào và hoàn cảnh nào, hơi thở vẫn được trút ra thanh thản, có khi cũng oán than với những ưu tư thường trực nhưng không trách cứ...
    Sự sống và cái chết là những gì ông rất hay nhắc tới trong những ca khúc của mình và lạ thay, chúng lại thường đi cùng với nhau: Dù rằng đã quả quyết sống là sống hết mình, không khuất hẹn, không chờ đợi, không uỷ quyền giống như mệnh lệnh "Hãy tận hưởng ngày hôm nay", thế mà vẫn Một lần nằm mơ, tôi thấy tôi qua đời (Bên đời hiu quạnh) hay Một trăm năm mãi ngủ yên (Sẽ còn ai), Một hôm buồn lên núi nằm xuống (Tự tình khúc), Mai kia chào cuộc đời (Những con mắt trần gian)...
    Trịnh Công Sơn với tình yêu
    Tình yêu trong ca từ của nhạc Trịnh mang một vẻ đẹp siêu thực và ngoài cái đẹp của tình yêu người với người, những lời ca bật lên niềm yêu thương với quê hương và đồng loại. Tình yêu với quê hương của ông được bùng lên từ trong khói lửa chiến tranh, trong gian khó, nghèo nàn, trong biệt ly và tăm tối. Và tình yêu ấy đôi khi còn loé sáng dù với chỉ những ánh mắt nhìn lướt qua mà ông gặp đâu đó trong dòng đời xuôi ngược mỗi ngày. Với tình yêu trai gái, ta sẽ không thể tìm thấy trong đó những mối tình đau khổ lâm ly ướt át hay nhầy nhụa, bi ai. Chỉ biết rằng, buồn đấy, nhớ nhung thật nhiều đấy và nuối tiếc chẳng nguôi ngoai đấy, thế mà tình yêu vẫn đẹp, vẫn lên ngôi lung linh và người nghe mỗi người thấu hiểu chúng bằng cảm nhận của riêng mình. Hãy nghe lại Ca khúc da vàng và Kinh Việt Nam, tình yêu quê hương bùng lên và không thể kìm nén trong chí khí của một người trai trẻ đốt lên da diết trong từng lời dù những bài hát ấy đã từng một thời bị lên án.
    "Tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu" - Một quan niệm hết sức giản đơn về tình yêu của ông như thế đã là nguồn cảm hứng dường như vô tận của ông khi viết về những mối tình. Dù là "Tình xa", "Tình nhớ" hay "Tình sầu" hay nhiều bài hát không có chữ Tình nhưng cái Tình thì lại luôn lấp ló ẩn hiện. Chỉ đưa ra đây những điều chính ông đã nói: "Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm rằng mình không được yêu"; "Có người yêu thì hạnh phúc; có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại..."; " Tôi đã có dịp đứng trên hai mặt của tình yêu và dù sao chăng nữa, tôi vẫn muốn giữ lại trong lòng một ý nghĩa bền vững: "Cuộc sống không thể thiếu tình yêu, nhưng yêu thì cay đắng lắm..."; "Không ai điên gì mà tự xưng mình là kẻ biết rõ về tình yêu nhất. Đau khổ cả trăm lần vẫn cứ là một đứa trẻ thơ trong tình yêu. Tình yêu có lẽ là lời nói dối uyên thâm nhất của trái tim"
    Thế có nghĩa là sự trải nghiệm của ông với tình yêu đã nhiều và những tình khúc là nơi ta có thể cảm nhận được những gì ông đã nghĩ, đã thấy khi biết rằng mình yêu và chờ mong tình yêu. Cả vài trăm ca khúc trước ngày ông đi liệu đã đủ để ông ghi lại hết những xúc cảm về tình yêu của mình...?
    "Có một nhà thơ tên Trịnh Công Sơn"
    Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã từng có một bài viết rất dài với tên gọi trên và những gì trong bài viết ấy đã chứng minh hùng hồn cho điều này, trong đó có đoạn: ''Cho dù khi sáng tác ca khúc, Trịnh Công Sơn có thể viết lời và nhạc cùng một lúc, hoặc có đoạn lời viết sau khi đã có nhạc, hay trước khi phổ nhạc thì mỗi lời ca của anh đều là những bài thơ hoàn chỉnh kể cả về ý, tứ, cấu trúc, ngôn từ và cảm xúc. Mà Trịnh Công Sơn không phải là một nhà thơ bình thường, anh là nhà thơ rất độc đáo ôm chứa tư tưởng nhân sinh và thời cuộc với một thi pháp khá riêng biệt trong thơ Việt. Trịnh Công Sơn rất nhuần nhuyễn trong các thể thơ truyền thống như lục bát, đồng dao. Ngay từ lần đầu tiên nghe ca khúc ''Ở trọ'', tôi đã phát hiện ra đấy là một bài thơ lục bát rất tài hoa. Từ cái chuyện ở trọ bình thường trong đời, anh đã đẩy liên tưởng tới cái ''cõi tạm'' chốn trần gian trong triết lý của Đạo Phật với một cách nói thoải mái, thông minh và hóm. Anh nhìn thấy con chim ở trọ trên cành cây, con cá ở trọ dưới nước, cơn gió ở trọ giữa đất trời, rồi đẩy tới một khái quát bất ngờ:
    ''Trăm năm ở đậu ngàn năm
    Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn''
    Có những liên tưởng còn bất ngờ hơn khi nói tới vẻ đẹp ở trọ trong thân thể, hay tâm hồn của người nữ:
    ''Môi xinh ở đậu người xinh
    Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều''
    Vì thế mà có câu:
    ''Xin cho về trọ gần nhau
    Mai kia dù có ra sao cũng đành''
    Và khi con người đã ở trọ vào nhau bằng tình yêu, thì dù có phải xa rời cõi tạm, vẫn mãi mãi khăng khít cùng nhau:
    ''Tim em người trọ là tôi
    Mai kia về chốn xa xôi cũng gần''
    Đấy là một ví dụ. Và còn nhiều bài hát - bài thơ tình khác nữa với cách lập ngôn đặc sắc của nhiều thể loại: Đồng dao (4 chữ) trong Em đi qua chiều, Nhật Nguyệt trên cao, hay thể loại nhịp thơ 5 chữ ở Ru ta ngậm ngùi, Tình nhớ, Như chim ưu phiền, Biết đâu nguồn cội, thậm chí là có cả nhịp thơ 6 chữ ở Nhìn những mùa thu đi hay Ru em.... Ở Mưa hồng, ta thấy một bài thơ nhịp 3 rất vui tươi nhí nhảnh: ''Trời ươm nắng/Cho mây hồng/Mây qua mau/Em nghiêng sầu/Còn mưa xuống/Như hôm nào/Em đến thăm/Mây âm thầm/Mang gió lên...''
    Và còn nhiều thể loại ta có thể xếp thành thơ trong hầu hết các ca khúc của Trịnh Công Sơn. Cũng là nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhận xét: "Dường như anh thẩm thấu Đường thi, nhưng hơi thở thì đã khác. Những câu thơ bảy chữ vào bài hát của anh rất tự nhiên. Nhiều bài thơ (bài hát) đã mở đầu bằng câu thơ bảy chữ thật nhẹ nhàng như chẳng có một cố ý nào...".
    Ngoài thơ, Trịnh Công Sơn còn gắn bó với hội hoạ như một cách khác trút bỏ tâm sự ngoài âm nhạc. Theo quan niệm của ông, hội họa và âm nhạc là hai người bạn đồng hành trong nghệ thuật. Trong âm thanh có màu sắc và ngược lại, trong màu sắc có âm thanh. Khi bạn đứng trước một bức tranh hoặc nhiều bức tranh, trong yên lặng, bạn sẽ nghe từ những khối màu, từ những đường nét vang lên một thứ âm thanh mơ hồ nào đó. Trịnh Công Sơn chủ yếu vẽ những người ông gặp, ông yêu mến mà cũng có đôi khi là những cảnh vật mơ màng, lãng mạn. Trong nhiều năm liền, những lúc buồn là Trịnh Công Sơn lại cùng cây cọ và vẽ. Những tác phẩm hội hoạ ông để lại khiến cho nhiều người cảm phục dù với ông: ''Với tôi, đấy chỉ là một cuộc vui chơi và đã xem là cuộc chơi thì tất cả chỉ nhẹ như tơ hồng!''
    Thế đấy! người nhạc sĩ đã để lại cho đời - một cuộc chơi làm nên các cuộc chơi khác của ông những giai điệu về thân phận và tâm hồn không ai thay thế được. Cái tên Trịnh Công Sơn đã đi vào âm nhạc Việt Nam, đi vào tâm hồn của hàng ngàn con người Việt da vàng và luôn luôn được trân trọng.
    Khi nghe tin ông mất, ca sĩ Khánh Ly đã phát biểu: "Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đã thành danh, và quan trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng, và sống với người bằng sự tử tế. Ông là một nửa đời sống của tôi".
    Mong rằng, sự thanh thản như những gì trong lời ca ông viết là có thực. Lại xin được mượn lời của ông cho phần kết của bài viết này cùng nén nhang tưởng nhớ hương hồn ông: ''Vì có tình yêu nên có âm nhạc. Vì có khổ đau nên có âm nhạc. Có hạnh phúc nên cũng có âm nhạc. Do đó khi tôi viết lên một bài hát ca tụng tình yêu, hạnh phúc hoặc than thở về một nỗi tuyệt vọng nào đó thì hình như tôi đã không mắc phải một lỗi lầm nào cả...".
    Hoàng Nhật Mai
    http://www.vnn.vn/443/2003/4/6998/


    ATC
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:46 ngày 05/07/2003
  10. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Chú thích cho bài trên : http://www.vnn.vn/443/2003/4/6998/
    Trịnh Công Sơn quê làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

    Ông sinh vào giờ Thìn, ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Mão tức ngày 28/2/1939, tại Đăk Lăk.

    Ông mất vào 12:45 trưa ngày 1/4/2001, tại Sài Gòn. Ông an nghỉ tại nghĩa trang Gò Dưa, chùa Quảng Bình, tỉnh Bình Dương bên cạnh mộ của thân mẫu.

    Năm 1943 từ Đăk Lăk ông theo gia đình chuyển về Huế. Ông học trường tiểu học Nam Giao (nay là Trường An), vào trường Pellerin, theo học trường Thiên Hựu (Providence). Ông tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Học trường Sư Phạm Quy Nhơn khoá I (1962-1964). Sau khi tốt nghiệp ông lên dạy học và làm Hiệu trưởng một trường Tiểu học ở Bảo Lộc (Lâm Đồng). Sau 1965, ông bỏ hẳn nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Sài Gòn.

    Sau 1975, ông sống ở Huế một thời gian dài và sau đó vào ở hẳn tại Sài Gòn.

    Ngoài Âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực như: Thơ, Văn và Hội Họa.

    Ông tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (Nhà Xuất Bản An Phú in năm 1959). Cho đến nay nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu ?" Quê Hương ?" Thân Phận.

    Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ Đi Con" (trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly phát hành trên 2 triệu bản.

    Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội Lỗi Cuối Cùng".

    Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới".

    Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ".

    Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu", "Em Đi Bỏ Lại Con Đường".

    Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển Bách Khoa Pháp "Encyclopédie de tous les pays du monde" (Coll. Les Millions)...

    Các tuyển tập ca khúc nổi tiếng: Ca Khúc Trịnh Công Sơn, Tình Khúc Trịnh Công Sơn, Tuổi Đá Buồn, Khói Trời Mênh Mông, Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời, Phụ Khúc Da Vàng, Như Cánh Vạc Bay, Tự Tình Khúc, Lời Đất Đá Cũ,Thần Thoại Quê Hương Tình Yêu và Thân Phận, Một Cõi Đi Về, Huyền Thoại Mẹ, Cỏ Xót Xa Đưa, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, Những Bài Ca Không Năm Tháng.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:50 ngày 05/07/2003

Chia sẻ trang này