1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Chú thích cho bài trên : http://www.vnn.vn/443/2003/4/6998/
    Trịnh Công Sơn quê làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

    Ông sinh vào giờ Thìn, ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Mão tức ngày 28/2/1939, tại Đăk Lăk.

    Ông mất vào 12:45 trưa ngày 1/4/2001, tại Sài Gòn. Ông an nghỉ tại nghĩa trang Gò Dưa, chùa Quảng Bình, tỉnh Bình Dương bên cạnh mộ của thân mẫu.

    Năm 1943 từ Đăk Lăk ông theo gia đình chuyển về Huế. Ông học trường tiểu học Nam Giao (nay là Trường An), vào trường Pellerin, theo học trường Thiên Hựu (Providence). Ông tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Học trường Sư Phạm Quy Nhơn khoá I (1962-1964). Sau khi tốt nghiệp ông lên dạy học và làm Hiệu trưởng một trường Tiểu học ở Bảo Lộc (Lâm Đồng). Sau 1965, ông bỏ hẳn nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Sài Gòn.

    Sau 1975, ông sống ở Huế một thời gian dài và sau đó vào ở hẳn tại Sài Gòn.

    Ngoài Âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực như: Thơ, Văn và Hội Họa.

    Ông tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (Nhà Xuất Bản An Phú in năm 1959). Cho đến nay nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu ?" Quê Hương ?" Thân Phận.

    Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ Đi Con" (trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly phát hành trên 2 triệu bản.

    Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội Lỗi Cuối Cùng".

    Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới".

    Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ".

    Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu", "Em Đi Bỏ Lại Con Đường".

    Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển Bách Khoa Pháp "Encyclopédie de tous les pays du monde" (Coll. Les Millions)...

    Các tuyển tập ca khúc nổi tiếng: Ca Khúc Trịnh Công Sơn, Tình Khúc Trịnh Công Sơn, Tuổi Đá Buồn, Khói Trời Mênh Mông, Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời, Phụ Khúc Da Vàng, Như Cánh Vạc Bay, Tự Tình Khúc, Lời Đất Đá Cũ,Thần Thoại Quê Hương Tình Yêu và Thân Phận, Một Cõi Đi Về, Huyền Thoại Mẹ, Cỏ Xót Xa Đưa, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, Những Bài Ca Không Năm Tháng.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:50 ngày 05/07/2003
  2. Joan

    Joan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    các bác vào đây đọc có bài của Đỗ Trung Quân viết về nhạc Trịnh hay lắm này
    http://www.ttvnol.com/forum/t_173074
    Còn lang thang đấy Trịnh Công Sơn

    [​IMG]

    Cái lỗ tai dành cho âm nhạc quả là thứ bảo thủ ghê lắm. Đã nghe quen quen một thể loại của nhạc, nghe quen quen một giọng hát, nghe quen và nghe lâu ... quả là khó thay đổi. Tôi - người viết cũng vậy thôi, khi nghe ca khúc của Trịnh Công Sơn nhiều người không thể không nhắc Khánh Ly, nhiều người cũng chỉ chấp nhận Khánh Ly.

    Phải rất lâu - mất đến 5 năm - dường như trong tôi, cái lỗ tai và tâm hồn tôi, mới chịu nhúc nhích một chút và nhận ra một điều lâu nay không chịu thấy: nhạc của Trịnh Công Sơn ai hát cũng được, ai hát cũng có thể hay và ai cũng có thể hát hay khác nhau.
    Vậy! Chỉ là khác nhau chứ không bàn hay hay dở bởi lẽ mọi sự so sánh giọng hát này với giọng hát kia đều có thể đúng và có thể không đúng. Tôi nghe rất lâu, rất kỹ tiếng hát Hồng Nhung, cô ca sĩ được Trịnh Công Sơn sinh thời ưu ái. Tiếng hát của một thế hệ mới đã cách xa thời Khánh Ly rất lâu, đã không còn ở giai đoạn ì ầm bom đạn, đã qua một thế hệ đầy hoang mang bởi chiến tranh và ?othân phận nhược tiểu? 30 năm trước. Khánh Ly khắc khoải như một lời thở than phản ánh tâm thức của một thế hệ không có tuổi trẻ - một thế hệ già trước tuổi. Hồng Nhung hôm nay khác (vâng! chỉ là khác thôi). Tiếng hát của một thế hệ bình yên, khao khát sống, khao khát yêu, lạc quan hơn ... Tiếng hát ấy không khắc khoải mà bùng vỡ với tình ca, tươi tắn.

    Với những giai điệu thêm chất dân ca trong ca khúc Trịnh Công Sơn giai đoạn 20 năm cuối đời (Ra đồng giữa ngọ, Ở trọ, Thuở Bống là người...) Nhận ra và nghe được Trịnh Công Sơn bằng một tâm thức mới tôi thấy lỗ tai mình có khác, và cái khác ấy giúp tâm hồn ta mở rộng hơn, phong phú hơn thêm ?" Có lẽ?

    Lại không thể không nhắc anh chàng nhạc sĩ saxo phone danh tiếng Trần Mạnh Tuấn - học bên Mỹ, bên Tây, chơi jazz nhưng lại phả vào âm nhạc Trịnh Công Sơn phần hoà âm đầy chất dân gian Việt Nam. Không vì chạy theo khấu hiệu ?otruyền thống dân tộc?, trong máu của người nghệ sĩ trẻ này còn có cả một dòng văn hoá sông Hồng, làng quê quen thuộc và thân thương. Đã thấy những ca khúc đầy chất triết lý, suy tư của Trịnh Công Sơn ?onảy bật? những nhịp chỏi của ca trù - thứ ?orock thuần chất? Việt Nam tự nhiên làm mê hoặc suốt trăm năm qua những tâm hồn Việt lam lũ mà cũng rất biết ?ochơi? âm nhạc.

    Tôi nói dù hàm hồ: đã nghe Trịnh Công Sơn bằng lỗ tai khác, tâm thức khác. Đã nghe giọng hát Hồng Nhung của hôm nay mới lạ hơn trong ca khúc Trịnh Công Sơn. Đã nghe những hoà âm từ chất liệu cũ mà thành mới từ Trần Mạnh Tuấn - Bảo Phúc.

    Vậy, Trịnh Công Sơn chưa xa vắng khỏi cuộc đời hay đúng hơn chàng vẫn còn lang thang đâu đó bằng âm nhạc trong đời sống hôm nay.
    Đỗ Trung Quân
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:46 ngày 05/07/2003
  3. Joan

    Joan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    các bác vào đây đọc có bài của Đỗ Trung Quân viết về nhạc Trịnh hay lắm này
    http://www.ttvnol.com/forum/t_173074
    Còn lang thang đấy Trịnh Công Sơn

    [​IMG]

    Cái lỗ tai dành cho âm nhạc quả là thứ bảo thủ ghê lắm. Đã nghe quen quen một thể loại của nhạc, nghe quen quen một giọng hát, nghe quen và nghe lâu ... quả là khó thay đổi. Tôi - người viết cũng vậy thôi, khi nghe ca khúc của Trịnh Công Sơn nhiều người không thể không nhắc Khánh Ly, nhiều người cũng chỉ chấp nhận Khánh Ly.

    Phải rất lâu - mất đến 5 năm - dường như trong tôi, cái lỗ tai và tâm hồn tôi, mới chịu nhúc nhích một chút và nhận ra một điều lâu nay không chịu thấy: nhạc của Trịnh Công Sơn ai hát cũng được, ai hát cũng có thể hay và ai cũng có thể hát hay khác nhau.
    Vậy! Chỉ là khác nhau chứ không bàn hay hay dở bởi lẽ mọi sự so sánh giọng hát này với giọng hát kia đều có thể đúng và có thể không đúng. Tôi nghe rất lâu, rất kỹ tiếng hát Hồng Nhung, cô ca sĩ được Trịnh Công Sơn sinh thời ưu ái. Tiếng hát của một thế hệ mới đã cách xa thời Khánh Ly rất lâu, đã không còn ở giai đoạn ì ầm bom đạn, đã qua một thế hệ đầy hoang mang bởi chiến tranh và ?othân phận nhược tiểu? 30 năm trước. Khánh Ly khắc khoải như một lời thở than phản ánh tâm thức của một thế hệ không có tuổi trẻ - một thế hệ già trước tuổi. Hồng Nhung hôm nay khác (vâng! chỉ là khác thôi). Tiếng hát của một thế hệ bình yên, khao khát sống, khao khát yêu, lạc quan hơn ... Tiếng hát ấy không khắc khoải mà bùng vỡ với tình ca, tươi tắn.

    Với những giai điệu thêm chất dân ca trong ca khúc Trịnh Công Sơn giai đoạn 20 năm cuối đời (Ra đồng giữa ngọ, Ở trọ, Thuở Bống là người...) Nhận ra và nghe được Trịnh Công Sơn bằng một tâm thức mới tôi thấy lỗ tai mình có khác, và cái khác ấy giúp tâm hồn ta mở rộng hơn, phong phú hơn thêm ?" Có lẽ?

    Lại không thể không nhắc anh chàng nhạc sĩ saxo phone danh tiếng Trần Mạnh Tuấn - học bên Mỹ, bên Tây, chơi jazz nhưng lại phả vào âm nhạc Trịnh Công Sơn phần hoà âm đầy chất dân gian Việt Nam. Không vì chạy theo khấu hiệu ?otruyền thống dân tộc?, trong máu của người nghệ sĩ trẻ này còn có cả một dòng văn hoá sông Hồng, làng quê quen thuộc và thân thương. Đã thấy những ca khúc đầy chất triết lý, suy tư của Trịnh Công Sơn ?onảy bật? những nhịp chỏi của ca trù - thứ ?orock thuần chất? Việt Nam tự nhiên làm mê hoặc suốt trăm năm qua những tâm hồn Việt lam lũ mà cũng rất biết ?ochơi? âm nhạc.

    Tôi nói dù hàm hồ: đã nghe Trịnh Công Sơn bằng lỗ tai khác, tâm thức khác. Đã nghe giọng hát Hồng Nhung của hôm nay mới lạ hơn trong ca khúc Trịnh Công Sơn. Đã nghe những hoà âm từ chất liệu cũ mà thành mới từ Trần Mạnh Tuấn - Bảo Phúc.

    Vậy, Trịnh Công Sơn chưa xa vắng khỏi cuộc đời hay đúng hơn chàng vẫn còn lang thang đâu đó bằng âm nhạc trong đời sống hôm nay.
    Đỗ Trung Quân
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:46 ngày 05/07/2003
  4. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0

    Trịnh-Công-Sơn-của-tôi
    Ðằng Kia Góc Phố, Bên Kia Ðời..

    I.
    ông tôi chưa hề quen ông, nhưng ông rất quen tôi,
    đi đi về về với từng ngõ ngách tim tôi.
    tôi chưa hề trò chuyện cùng ông, nhưng ông tâm sự cùng tôi,
    rất nhiều, khi tôi một mình trong tĩnh lặng, như bây
    giờ.
    II.
    hồn nhiên tôi, ông nâng niu.
    băn khoăn tôi, ông thấu đáo.
    phẫn nộ tôi, ông vỗ về.
    chán nản tôi, ông rủ rê.
    vô thường tôi, ông cảm thấy
    yếm thế tôi,ông nhận chân.
    miệt mài tôi, ông tích tụ.
    III
    năm nào tôi dẫn vợ con đi nghỉ hè với thiên nhiên. một buổi sáng, tôi dẫn con ra chỉ cho cháu xem núi xanh có tuyết phủ đỉnh cao. tôi vừa chỉ, vừa cắt nghĩa. một lúc sau, tôi nhìn xuống, con tôi không màng đến cảnh thiên nhiên hùng vĩ, cũng chẳng nghe lời tôi nói. cháu đang nhìn chăm chú một con sâu đang bò trên thân mỏng một loài dã thảo, chầm chậm tiến về phía nụ hoa.
    cái tôi yêu ở ông là thế. tài hoa, nhưng vẫn phải nhạy cảm để nhìn ra cái ngẫu nhiên giữa cái đương nhiên. triết lý, nhưng vẫn phải tinh tế để bắt được cái vô thường trong những tia chớp bình thường.
    tôi yêu nhạc ông là vậy. trong cái thông hiểu của một người biết chiêm nghiệm để thu thập, ông vẫn, cùng một lúc, là đứa trẻ thơ với những ý nghĩ hồn nhiên và ngộ nghĩnh. và sống được hai tâm hồn ấy trong một lúc, hay ít ra trong nhạc của ông. chúng, những ca khúc đó, là hiện thân của cả hai, cùng một lúc.
    cái hay, cái bén nhạy, cái tinh vi, ai cũng nghe ra.
    riêng tôi, yêu lắm những câu hỏi, những ngôn từ, những y 鮧hĩ thiết tưởng chỉ có những đứa bé mới bật ra, và cũng chỉ những đứa bé chúng đặt ra với nhau:
    em đi qua chuyến đò lắng nghe con sông nằm kể
    trăng ơi, trăng rất tệ, mày đi nhớ chóng về
    tôi vẫn nhìn thấy em giữa đám đông xa lạ
    vì em như chim trắng giữa trống đồng bước ra
    đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa
    em suối kia rất ngọt và tôi đứng hai bờ
    đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa
    em líu lo bên đời dạy tôi biết xa gần
    em là ai? em là ai?
    tôi tìm hạt bụi bay trong cuộc đời
    tuổi mười sáu, xanh cho mọi người
    thằng bé xinh xinh ra đông giữa ngọ
    mặt kia lồ lộ mang ý yêu tinh
    yêu tinh cùng diều cùng diều bay quanh
    vươn tay chào mừng từng loài chim quen
    mê man trời hồng vượt đồi lên non
    lên cao mịt mùng
    tôi như trẻ nhỏ ngồi bên hiên nhà
    chờ xem thế kỷ tàn phai
    IV.
    ông ra đi, có nhiều tiếc nuối.
    nhưng tôi tin, ông không bận bịu, không vấn vương.
    từ khi con người đó thôi không làm nhạc nữa, hoặc nếu có,
    từ khi không phổ biến nhạc của mình nữa,
    con người đó đã chia tay cùng những gì mình tác tạo.
    không chối bỏ chúng, nhưng không quyến luyến chúng.
    người đi, nhạc ở lại trong lòng người nghe. là điều hẳn nhiên.
    nhưng trái tim âm nhạc đó, với tôi, đã một hành trình mới
    về nơi
    nhạc không là âm thanh, mà là sự lặng thinh
    lời ca không là ý niệm, mà là cái vô ngôn của tri duy.
    thường, không ai nghe được.
    nhưng nếu cảm nhận được sự dứt khoát sáng tạo đó,
    thì ca khúc mới ấy vẫn miên trường.
    V. KẾT
    tôi viết những dòng chữ này lúc vào khuya bên châu Mỹ.
    ngay bây giờ, bên kia, tiễn đưa bắt đầu, xót thương hồng thủy.
    (tôi vẫn nghe giọng hát ấy cất lên trong cõi thinh lặng,
    giữa những tiếng khóc đang níu kéo, hoài
    những nỗi buồn đau.)
    riêng tôi, tôi vẫn nghe, vẫn thấy, vẫn tâm tình cùng trái tim
    ấy -
    trong giấc ngủ ngoan của con tôi trong vòng tay mẹ cháu,
    (giọt nước mắt thương con, con ngủ me mừng...)
    trên vài chiếc lá vàng còn sót lại trong khu vườn bắt đầu
    vào xuân,
    (đôi khi thấy trên lá khô một giòng suối...)
    và ở mỗi tao ngộ,
    mỗi góc phố,
    mỗi con đường,
    mỗi chia ly,
    mỗi tang thương,
    mỗi hạnh phúc,
    mỗi...
    mỗi...
    và muôn vàn mỗi cái-mỗi khác
    đã
    đang
    và sẽ đến với chúng ta...
    này Chinh,
    này Lan,
    và này Tú...
    có nghe chăng?...
    "hắn" vẫn đứng...
    đằng kia góc phố, bên kia đời -
    " ... tiếng ru mẹ hát những năm xưa
    mãi là lời ca dao bốn mùa
    tìm thấy nỗi nhớ từ mỗi chiếc lá
    góc phố nào cũng thấy quê nhà... "
    hắn vẫn đứng.
    đằng kia góc phố,
    bên kia đời.
    vẫn hát
    cho từng nỗi-khốn-khó-an-thường
    trong mỗi chúng ta.
    Nguyễn Phước Nguyên
    4 tháng 4, 2001

    http://demthu.lonestar.org/TCS-Unicode/tb_npn.htm
    Blue waits Raindogs
    Được blue293 sửa chữa / chuyển vào 06:14 ngày 08/04/2003
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:55 ngày 05/07/2003
  5. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0

    Trịnh-Công-Sơn-của-tôi
    Ðằng Kia Góc Phố, Bên Kia Ðời..

    I.
    ông tôi chưa hề quen ông, nhưng ông rất quen tôi,
    đi đi về về với từng ngõ ngách tim tôi.
    tôi chưa hề trò chuyện cùng ông, nhưng ông tâm sự cùng tôi,
    rất nhiều, khi tôi một mình trong tĩnh lặng, như bây
    giờ.
    II.
    hồn nhiên tôi, ông nâng niu.
    băn khoăn tôi, ông thấu đáo.
    phẫn nộ tôi, ông vỗ về.
    chán nản tôi, ông rủ rê.
    vô thường tôi, ông cảm thấy
    yếm thế tôi,ông nhận chân.
    miệt mài tôi, ông tích tụ.
    III
    năm nào tôi dẫn vợ con đi nghỉ hè với thiên nhiên. một buổi sáng, tôi dẫn con ra chỉ cho cháu xem núi xanh có tuyết phủ đỉnh cao. tôi vừa chỉ, vừa cắt nghĩa. một lúc sau, tôi nhìn xuống, con tôi không màng đến cảnh thiên nhiên hùng vĩ, cũng chẳng nghe lời tôi nói. cháu đang nhìn chăm chú một con sâu đang bò trên thân mỏng một loài dã thảo, chầm chậm tiến về phía nụ hoa.
    cái tôi yêu ở ông là thế. tài hoa, nhưng vẫn phải nhạy cảm để nhìn ra cái ngẫu nhiên giữa cái đương nhiên. triết lý, nhưng vẫn phải tinh tế để bắt được cái vô thường trong những tia chớp bình thường.
    tôi yêu nhạc ông là vậy. trong cái thông hiểu của một người biết chiêm nghiệm để thu thập, ông vẫn, cùng một lúc, là đứa trẻ thơ với những ý nghĩ hồn nhiên và ngộ nghĩnh. và sống được hai tâm hồn ấy trong một lúc, hay ít ra trong nhạc của ông. chúng, những ca khúc đó, là hiện thân của cả hai, cùng một lúc.
    cái hay, cái bén nhạy, cái tinh vi, ai cũng nghe ra.
    riêng tôi, yêu lắm những câu hỏi, những ngôn từ, những y 鮧hĩ thiết tưởng chỉ có những đứa bé mới bật ra, và cũng chỉ những đứa bé chúng đặt ra với nhau:
    em đi qua chuyến đò lắng nghe con sông nằm kể
    trăng ơi, trăng rất tệ, mày đi nhớ chóng về
    tôi vẫn nhìn thấy em giữa đám đông xa lạ
    vì em như chim trắng giữa trống đồng bước ra
    đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa
    em suối kia rất ngọt và tôi đứng hai bờ
    đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa
    em líu lo bên đời dạy tôi biết xa gần
    em là ai? em là ai?
    tôi tìm hạt bụi bay trong cuộc đời
    tuổi mười sáu, xanh cho mọi người
    thằng bé xinh xinh ra đông giữa ngọ
    mặt kia lồ lộ mang ý yêu tinh
    yêu tinh cùng diều cùng diều bay quanh
    vươn tay chào mừng từng loài chim quen
    mê man trời hồng vượt đồi lên non
    lên cao mịt mùng
    tôi như trẻ nhỏ ngồi bên hiên nhà
    chờ xem thế kỷ tàn phai
    IV.
    ông ra đi, có nhiều tiếc nuối.
    nhưng tôi tin, ông không bận bịu, không vấn vương.
    từ khi con người đó thôi không làm nhạc nữa, hoặc nếu có,
    từ khi không phổ biến nhạc của mình nữa,
    con người đó đã chia tay cùng những gì mình tác tạo.
    không chối bỏ chúng, nhưng không quyến luyến chúng.
    người đi, nhạc ở lại trong lòng người nghe. là điều hẳn nhiên.
    nhưng trái tim âm nhạc đó, với tôi, đã một hành trình mới
    về nơi
    nhạc không là âm thanh, mà là sự lặng thinh
    lời ca không là ý niệm, mà là cái vô ngôn của tri duy.
    thường, không ai nghe được.
    nhưng nếu cảm nhận được sự dứt khoát sáng tạo đó,
    thì ca khúc mới ấy vẫn miên trường.
    V. KẾT
    tôi viết những dòng chữ này lúc vào khuya bên châu Mỹ.
    ngay bây giờ, bên kia, tiễn đưa bắt đầu, xót thương hồng thủy.
    (tôi vẫn nghe giọng hát ấy cất lên trong cõi thinh lặng,
    giữa những tiếng khóc đang níu kéo, hoài
    những nỗi buồn đau.)
    riêng tôi, tôi vẫn nghe, vẫn thấy, vẫn tâm tình cùng trái tim
    ấy -
    trong giấc ngủ ngoan của con tôi trong vòng tay mẹ cháu,
    (giọt nước mắt thương con, con ngủ me mừng...)
    trên vài chiếc lá vàng còn sót lại trong khu vườn bắt đầu
    vào xuân,
    (đôi khi thấy trên lá khô một giòng suối...)
    và ở mỗi tao ngộ,
    mỗi góc phố,
    mỗi con đường,
    mỗi chia ly,
    mỗi tang thương,
    mỗi hạnh phúc,
    mỗi...
    mỗi...
    và muôn vàn mỗi cái-mỗi khác
    đã
    đang
    và sẽ đến với chúng ta...
    này Chinh,
    này Lan,
    và này Tú...
    có nghe chăng?...
    "hắn" vẫn đứng...
    đằng kia góc phố, bên kia đời -
    " ... tiếng ru mẹ hát những năm xưa
    mãi là lời ca dao bốn mùa
    tìm thấy nỗi nhớ từ mỗi chiếc lá
    góc phố nào cũng thấy quê nhà... "
    hắn vẫn đứng.
    đằng kia góc phố,
    bên kia đời.
    vẫn hát
    cho từng nỗi-khốn-khó-an-thường
    trong mỗi chúng ta.
    Nguyễn Phước Nguyên
    4 tháng 4, 2001

    http://demthu.lonestar.org/TCS-Unicode/tb_npn.htm
    Blue waits Raindogs
    Được blue293 sửa chữa / chuyển vào 06:14 ngày 08/04/2003
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:55 ngày 05/07/2003
  6. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    MỘT CÕI ĐI VỀ

    "Tôi còn nhớ lúc đó là năm 1962 .Chính lần lang thang lên Đà Lạt đầy sương mù năm ấy,lạc bước vào trong một vũ trường nhỏ ,tôi đã gặp Mai_người ca sỹ có cái tên nghề nghiệp là Khánh Ly.Cảm giác lúc ấy của tôi kỳ lạ lắm.Trước Khánh Ly cũng có một vài người khác hát nhạc của tôi,nhưng khi nghe giọng hát và nhìn cách diễn đạt trên sân khấu của Khánh Ly ,tôi chợt biết rằng cô ấy sẽ là người thích hợp nhất với âm nhạc của tôi"_Trịnh Công Sơn kể lại.Lúc ấy Khánh Ly không có một giọng hát đầy níu kéo, u hoài như bây giờ mà cô hát thuần giọng mũi_một lối hát đang phổ biến của các danh ca lúc đó.Để chuyển toàn bộ phong cách theo yêu cầu của Trịnh Công Sơn ,Khánh Ly đã bỏ hết những tư duy về âm nhạc trước đấy,bỏ hết những kiểu thể hiện thời trang mà cô theo đuổi.Khánh Ly bắt đầu hát lại bằng những bản tình ca ,thân phận ca của gã du tử họ Trịnh.
    "Tôi nói Khánh Ly hãy hát bật ra từ ***g ngực của mình,hát như thở vậy,đừng nho nhỏ và khe khẽ.Hát như tim đập của mình.Không hiểu sao Khánh Ly lại nghe lời tôi và tập cực nhọc đến thế,có lúc cả năm ,sáu giờ một ngày.Chỉ trong vòng 15 ngày mà giọng Khánh Ly khản đặc,mất cả tiếng!"_Trịnh Công Sơn nhớ lại.
    ...Buổi diễn đầu tiên của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn là vào năm 1963,ở khoảnh sân phía sau trường Đại học Văn Khoa(giờ là Thư viện Khoa học tổng hợp),trước gần 5000 sinh viên ngồi bệt dưới cỏ.Chỉ với cây guitar thùng trầm bổng và giọng hát liêu trai ,thiêu cháy từng ngôn từ qua đôi môi,Khánh Ly đã khắc họa một Trịnh Công Sơn khác biệt mà mãi về sau khi nhắc đến giòng nhạc này ,người ta lại nhắc đến tên cô.Chính Trịnh Công Sơn cũng đã khẳng định rằng hầu hết các tác phẩm sau đó,ông đều viết với suy nghĩ dành riêng cho giọng hát đặc biệt này.
    ..."Khi nghe Khánh Ly hát tôi luôn có cảm giác cô ấy hát không phải chỉ cho tôi mà dường như Khánh Ly hát cho chính sự oan trái của đời mình,hát cho số phận mình.Các ca sỹ sau này ít ai hỏi tôi vì sao tôi viết như thế,câu này có nghĩa là gì,có lẽ sự khác biệt là ở đó!"_Trịnh Công Sơn nói.Khánh Ly là người đã bỏ hẳn ra một giai đoạn của đời mình chỉ để hát nhạc Trịnh Công Sơn chứ không phải ai khác,chính vì vậy mà chất nhạc cứ thuần khiết và ngấm mãi như rượu quý trong giọng ca này. "Có lẽ do mưu sinh mà một ca sỹ giờ đây phải hát rất nhiều tác giả.Ngay cả Hồng Nhung về sau này,tôi bỗng thấy buồn vì nghe cái chất lạ lùng mà Nhung hát nhạc của tôi ngày đầu dường như đã phai nhạt nhiều"_Trịnh Công Sơn nói như vậy.
    Trước Tết Đinh Sữu ,Khánh Ly về thăm quê nhà.Trong căn phòng nhỏ với vài người bạnthân ,Trịnh Công Sơn lại ngồi lặng nghe giọng hát này.Vẫn lối hát như thở dài ấy,vẫn với cách nhả chữ quyền quyện ấy đã hiển hiện cả một quãng đường quá khứ đầy gió bụi; và rồi chính Trịnh Công Sơn cũng đã phải thở dài và thốt lên rằng sẽ chẳng thể có ai thay thế được một Khánh Ly!
    TUẤN KHANH(1997)

    BỎ TÔI HOANG VU VÀ NHỎ BÉ
    BỎ MẶC TÔI NGỒI GIỮA ĐỜI TÔI...
    Được hothanhphuong sửa chữa lúc 21.57 ngày 13.0402002 và đưa vào đây để các bạn tiện theo dõi
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:06 ngày 05/07/2003
  7. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    MỘT CÕI ĐI VỀ

    "Tôi còn nhớ lúc đó là năm 1962 .Chính lần lang thang lên Đà Lạt đầy sương mù năm ấy,lạc bước vào trong một vũ trường nhỏ ,tôi đã gặp Mai_người ca sỹ có cái tên nghề nghiệp là Khánh Ly.Cảm giác lúc ấy của tôi kỳ lạ lắm.Trước Khánh Ly cũng có một vài người khác hát nhạc của tôi,nhưng khi nghe giọng hát và nhìn cách diễn đạt trên sân khấu của Khánh Ly ,tôi chợt biết rằng cô ấy sẽ là người thích hợp nhất với âm nhạc của tôi"_Trịnh Công Sơn kể lại.Lúc ấy Khánh Ly không có một giọng hát đầy níu kéo, u hoài như bây giờ mà cô hát thuần giọng mũi_một lối hát đang phổ biến của các danh ca lúc đó.Để chuyển toàn bộ phong cách theo yêu cầu của Trịnh Công Sơn ,Khánh Ly đã bỏ hết những tư duy về âm nhạc trước đấy,bỏ hết những kiểu thể hiện thời trang mà cô theo đuổi.Khánh Ly bắt đầu hát lại bằng những bản tình ca ,thân phận ca của gã du tử họ Trịnh.
    "Tôi nói Khánh Ly hãy hát bật ra từ ***g ngực của mình,hát như thở vậy,đừng nho nhỏ và khe khẽ.Hát như tim đập của mình.Không hiểu sao Khánh Ly lại nghe lời tôi và tập cực nhọc đến thế,có lúc cả năm ,sáu giờ một ngày.Chỉ trong vòng 15 ngày mà giọng Khánh Ly khản đặc,mất cả tiếng!"_Trịnh Công Sơn nhớ lại.
    ...Buổi diễn đầu tiên của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn là vào năm 1963,ở khoảnh sân phía sau trường Đại học Văn Khoa(giờ là Thư viện Khoa học tổng hợp),trước gần 5000 sinh viên ngồi bệt dưới cỏ.Chỉ với cây guitar thùng trầm bổng và giọng hát liêu trai ,thiêu cháy từng ngôn từ qua đôi môi,Khánh Ly đã khắc họa một Trịnh Công Sơn khác biệt mà mãi về sau khi nhắc đến giòng nhạc này ,người ta lại nhắc đến tên cô.Chính Trịnh Công Sơn cũng đã khẳng định rằng hầu hết các tác phẩm sau đó,ông đều viết với suy nghĩ dành riêng cho giọng hát đặc biệt này.
    ..."Khi nghe Khánh Ly hát tôi luôn có cảm giác cô ấy hát không phải chỉ cho tôi mà dường như Khánh Ly hát cho chính sự oan trái của đời mình,hát cho số phận mình.Các ca sỹ sau này ít ai hỏi tôi vì sao tôi viết như thế,câu này có nghĩa là gì,có lẽ sự khác biệt là ở đó!"_Trịnh Công Sơn nói.Khánh Ly là người đã bỏ hẳn ra một giai đoạn của đời mình chỉ để hát nhạc Trịnh Công Sơn chứ không phải ai khác,chính vì vậy mà chất nhạc cứ thuần khiết và ngấm mãi như rượu quý trong giọng ca này. "Có lẽ do mưu sinh mà một ca sỹ giờ đây phải hát rất nhiều tác giả.Ngay cả Hồng Nhung về sau này,tôi bỗng thấy buồn vì nghe cái chất lạ lùng mà Nhung hát nhạc của tôi ngày đầu dường như đã phai nhạt nhiều"_Trịnh Công Sơn nói như vậy.
    Trước Tết Đinh Sữu ,Khánh Ly về thăm quê nhà.Trong căn phòng nhỏ với vài người bạnthân ,Trịnh Công Sơn lại ngồi lặng nghe giọng hát này.Vẫn lối hát như thở dài ấy,vẫn với cách nhả chữ quyền quyện ấy đã hiển hiện cả một quãng đường quá khứ đầy gió bụi; và rồi chính Trịnh Công Sơn cũng đã phải thở dài và thốt lên rằng sẽ chẳng thể có ai thay thế được một Khánh Ly!
    TUẤN KHANH(1997)

    BỎ TÔI HOANG VU VÀ NHỎ BÉ
    BỎ MẶC TÔI NGỒI GIỮA ĐỜI TÔI...
    Được hothanhphuong sửa chữa lúc 21.57 ngày 13.0402002 và đưa vào đây để các bạn tiện theo dõi
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:06 ngày 05/07/2003
  8. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0


    TẤT CẢ ĐỀU NHƯ BỎ TÔI MÀ ĐI HAY CHÍNH TÔI ĐÃ BỎ TẤT CẢ MÀ ĐI...

    Tôi muốn xếp vào cái giỏ nằm ở góc phòng kia một hai bộ quần áo ,gọi một chiếc taxi rồi lặng lẽ khóa cửa.Một phi trường .Một nhà ga.Nơi người ta đón mừng hay đưa tiễn nhau...Về đâu nhỉ?Tôi không biết.Có thể là bất cứ nơi nào cho tôi mọthơi thở trong lành,cho tôi thấy một ánh nhìn ấm áp và một giọng nói dịu dàng.Tôi biết về đâu dây.Tôi biết đi đâu đây và tôi nhớ...Ôi,tôi có biết bao điều để nhớ,nhớ đến quặn thắt cả ruột gan.Những hạt bụi...
    Bây giờ là mùa Thu,tôi biết như thế và tôi luôn chờ đợi mùa Thu để sống lại đời mình trong những tháng ngày ngắn ngủi.Ngày đó tôi còn bé lắm ,hai bàn tay nhỏ nâng niu,hít hà mùi thơm của cốm gói trong chiếc lá sen.Ngày đó tôi không biết cây cơm nguội vàng,cây bàng lá đỏ và mùi hoa sữa ngọt ngào của đêm Thu Hà Nội.Tôi nhớ cái dốc cao từ Nhà thờ Chánh tòa dẫn xuống Hồ Xuân Hương.Những con đường nhỏ ở cái thành phố có những cô gái má hồng như màu hoa đào.Thành phố có những cơn mưa bụi bất ngờ chưa bao giờ làm bước chân tôi nhanh hơnvà tôi tìm cho mình một chỗ ngồi nhàn nhã nhìn café nhỏ từng giọt ,nhàn nhã nhìn mọi người bước đi trên hè phố.Không ai vội vã cả.
    Hay là mình làm một chuyến đi xa!Bay về Hà Nội tìm lại hương thơm của cốm lá sen.Mùa Thu Hà Nội đẹp lắm nhưng......Hà Nội xa quá...Đà Lạt...Tôi muốn tới mà nào hay đôi chân đã mỏi rồi và con dốc xưa hẳn là không còn dễ dàng đối với tôi.Café Tùng còn đó không?Café Hân đường Đinh Tiên Hoàng giờ ra sao?Mặt đường Sài Gòn bốc khói dưới cơn mưa bất ngờ,tôi ngồi thu mình trong chiếc cyclo chỉ đến café Hân uống một ly và nghe nhạc,nghe chính mình hát,nhưng ... Sài Gòn xa quá...Huế cũng xa quá.Tất cả đều như bỏ tôi mà đi hay chính tôi đã bỏ tất cả mà đi!Tuổi trẻ ở đâu ?Trái tim ấy_Tấm lòng kia...Sao xa quá...
    Sáng nay cầm ly café ra vườn,tôi nhìn thấy những giọt sương khuya còn long lanh trên cỏ.Quay vào nhà lấy chiếc áo lạnh và trong một thoáng,tôi chợt thấy nao cả người.Mùa Thu vừa mới bắt đầu ở cái thành phố thường xuyên chịu đựng những cái nóng điên người.
    Dù cái cảm nghĩ của tôi về ngày ,tháng ,năm và các sự việc rối tung,rối nùi chẳng ra môn khoai gì cả...rất đỗi mơ hồ nhưng với cái hơi Thu vừa chớm nở hay lúc Đông về ,lòng tôi không khỏi xao xuyến,tiếc nhớ bồi hồi.Rõ ràng là đời tôi chỉ có một mùa ,để đi ,về thương nhớ.Mùa Xuân rực rỡ quá.Mùa Hè trần trụi quá.Rực rỡ hay trơ trẽn đều làm tôi khó chịu.Tôi vốn yêu những gì thầm kín dịu dàng dú có mong manh dễ vỡ.Thế cho nên sáng hôm nay,tôi chợt muốn rời bỏ cái thành phố này,đi về một nơi nào đó,tìm đến một ngọn đồi nào đó ,nằm dài dưới gốc thông nghe tiếng chim hót tiếng suối reo và chìm vào giấc ngủ...
    "Người đi tìm kiếm giữa mịt mùng>người đi tìm mãi suốt con đường .Tấm lòng kia..."(Trịnh Công Sơn).Cuộc sống vốn đã làm tôi mỏi mệt,cuộc tìm kiếm vô vọng kia,về một tấm lòng đầy ắp những điều tử tế nhân hậu,lại khiến tôi muố tìm một nơi chốn cô quạnh để ngồi xuống,nằm xuống với cây cỏ.Nếu đã có những người chân ra đi ,trái tim ở lại...thì tôi ,thân tuy ở đây lòng lúc nào cũng mơ ước một cuộc ra đi mang theo cả trái tim của mình...tiếng hát nghe buồn quá ,sáng nay.Tôi lặng lẽ hát để nước mắt lăn dài trên má...
    Tôi vốn sợ ,Rất sợ cuộc sống tù túng trói buộc nhất là bởi những điều tôi nhận thức được là vô lý.Tôi lại càng sợ hơn nữa khi những điều tôi cảm nhận đã thành một thực thể ,ngay trong cuộc sống của tôi ,trong cái thành phố này.Với tôi,nơi này có nhiều điều dư thừa,quá dư thừa.Không cần thiết với tôi.Cái tôi cần chỉ nhỏ như hạt bụi.Tiếc rằng tôi tìm đã bao năm mà không thấy.Có thể vì nó nhỏ bé quá chăng trong cái mênh mông bát ngát đến ngộp thở này.Cũng có thể điều tôi kiếm tìm không hề có!...Không!Tấm lòng ấy!Trái tim ấy là điều có thật!Nhưng hỡi ơi,tôi không còn có thể...
    Sáng nay tôi đã khóc.Từ lâu rồi tôi không khóc!Tôi dặn lòng mình rằng nước mắt quý hơn nụ cười bởi dù lòng chẳng có gì vui,người ta vẫn có thể cười nhưng nước mắt không thể chảy ra dễ dàng như thế .Cái gì quý đều ít.Cái gì ít thì quý.Vậy mà sáng nay tôi khóc.Có phải đúng là tôi khóc không?Rõ ràng là nước mắt đã chảy ra.Và chỉ mình tôi hiểu vì sao tôi khóc...
    KHÁNH LY
    BỎ TÔI HOANG VU VÀ NHỎ BÉ
    BỎ MẶC TÔI NGỒI GIỮA ĐỜI TÔI... [/size=4]
    Được hothanhphuong sửa chữa lúc 23.00 ngày 13.04.2002 và đưa vào để các bạn tiện theo dõi
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:13 ngày 05/07/2003
  9. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0


    TẤT CẢ ĐỀU NHƯ BỎ TÔI MÀ ĐI HAY CHÍNH TÔI ĐÃ BỎ TẤT CẢ MÀ ĐI...

    Tôi muốn xếp vào cái giỏ nằm ở góc phòng kia một hai bộ quần áo ,gọi một chiếc taxi rồi lặng lẽ khóa cửa.Một phi trường .Một nhà ga.Nơi người ta đón mừng hay đưa tiễn nhau...Về đâu nhỉ?Tôi không biết.Có thể là bất cứ nơi nào cho tôi mọthơi thở trong lành,cho tôi thấy một ánh nhìn ấm áp và một giọng nói dịu dàng.Tôi biết về đâu dây.Tôi biết đi đâu đây và tôi nhớ...Ôi,tôi có biết bao điều để nhớ,nhớ đến quặn thắt cả ruột gan.Những hạt bụi...
    Bây giờ là mùa Thu,tôi biết như thế và tôi luôn chờ đợi mùa Thu để sống lại đời mình trong những tháng ngày ngắn ngủi.Ngày đó tôi còn bé lắm ,hai bàn tay nhỏ nâng niu,hít hà mùi thơm của cốm gói trong chiếc lá sen.Ngày đó tôi không biết cây cơm nguội vàng,cây bàng lá đỏ và mùi hoa sữa ngọt ngào của đêm Thu Hà Nội.Tôi nhớ cái dốc cao từ Nhà thờ Chánh tòa dẫn xuống Hồ Xuân Hương.Những con đường nhỏ ở cái thành phố có những cô gái má hồng như màu hoa đào.Thành phố có những cơn mưa bụi bất ngờ chưa bao giờ làm bước chân tôi nhanh hơnvà tôi tìm cho mình một chỗ ngồi nhàn nhã nhìn café nhỏ từng giọt ,nhàn nhã nhìn mọi người bước đi trên hè phố.Không ai vội vã cả.
    Hay là mình làm một chuyến đi xa!Bay về Hà Nội tìm lại hương thơm của cốm lá sen.Mùa Thu Hà Nội đẹp lắm nhưng......Hà Nội xa quá...Đà Lạt...Tôi muốn tới mà nào hay đôi chân đã mỏi rồi và con dốc xưa hẳn là không còn dễ dàng đối với tôi.Café Tùng còn đó không?Café Hân đường Đinh Tiên Hoàng giờ ra sao?Mặt đường Sài Gòn bốc khói dưới cơn mưa bất ngờ,tôi ngồi thu mình trong chiếc cyclo chỉ đến café Hân uống một ly và nghe nhạc,nghe chính mình hát,nhưng ... Sài Gòn xa quá...Huế cũng xa quá.Tất cả đều như bỏ tôi mà đi hay chính tôi đã bỏ tất cả mà đi!Tuổi trẻ ở đâu ?Trái tim ấy_Tấm lòng kia...Sao xa quá...
    Sáng nay cầm ly café ra vườn,tôi nhìn thấy những giọt sương khuya còn long lanh trên cỏ.Quay vào nhà lấy chiếc áo lạnh và trong một thoáng,tôi chợt thấy nao cả người.Mùa Thu vừa mới bắt đầu ở cái thành phố thường xuyên chịu đựng những cái nóng điên người.
    Dù cái cảm nghĩ của tôi về ngày ,tháng ,năm và các sự việc rối tung,rối nùi chẳng ra môn khoai gì cả...rất đỗi mơ hồ nhưng với cái hơi Thu vừa chớm nở hay lúc Đông về ,lòng tôi không khỏi xao xuyến,tiếc nhớ bồi hồi.Rõ ràng là đời tôi chỉ có một mùa ,để đi ,về thương nhớ.Mùa Xuân rực rỡ quá.Mùa Hè trần trụi quá.Rực rỡ hay trơ trẽn đều làm tôi khó chịu.Tôi vốn yêu những gì thầm kín dịu dàng dú có mong manh dễ vỡ.Thế cho nên sáng hôm nay,tôi chợt muốn rời bỏ cái thành phố này,đi về một nơi nào đó,tìm đến một ngọn đồi nào đó ,nằm dài dưới gốc thông nghe tiếng chim hót tiếng suối reo và chìm vào giấc ngủ...
    "Người đi tìm kiếm giữa mịt mùng>người đi tìm mãi suốt con đường .Tấm lòng kia..."(Trịnh Công Sơn).Cuộc sống vốn đã làm tôi mỏi mệt,cuộc tìm kiếm vô vọng kia,về một tấm lòng đầy ắp những điều tử tế nhân hậu,lại khiến tôi muố tìm một nơi chốn cô quạnh để ngồi xuống,nằm xuống với cây cỏ.Nếu đã có những người chân ra đi ,trái tim ở lại...thì tôi ,thân tuy ở đây lòng lúc nào cũng mơ ước một cuộc ra đi mang theo cả trái tim của mình...tiếng hát nghe buồn quá ,sáng nay.Tôi lặng lẽ hát để nước mắt lăn dài trên má...
    Tôi vốn sợ ,Rất sợ cuộc sống tù túng trói buộc nhất là bởi những điều tôi nhận thức được là vô lý.Tôi lại càng sợ hơn nữa khi những điều tôi cảm nhận đã thành một thực thể ,ngay trong cuộc sống của tôi ,trong cái thành phố này.Với tôi,nơi này có nhiều điều dư thừa,quá dư thừa.Không cần thiết với tôi.Cái tôi cần chỉ nhỏ như hạt bụi.Tiếc rằng tôi tìm đã bao năm mà không thấy.Có thể vì nó nhỏ bé quá chăng trong cái mênh mông bát ngát đến ngộp thở này.Cũng có thể điều tôi kiếm tìm không hề có!...Không!Tấm lòng ấy!Trái tim ấy là điều có thật!Nhưng hỡi ơi,tôi không còn có thể...
    Sáng nay tôi đã khóc.Từ lâu rồi tôi không khóc!Tôi dặn lòng mình rằng nước mắt quý hơn nụ cười bởi dù lòng chẳng có gì vui,người ta vẫn có thể cười nhưng nước mắt không thể chảy ra dễ dàng như thế .Cái gì quý đều ít.Cái gì ít thì quý.Vậy mà sáng nay tôi khóc.Có phải đúng là tôi khóc không?Rõ ràng là nước mắt đã chảy ra.Và chỉ mình tôi hiểu vì sao tôi khóc...
    KHÁNH LY
    BỎ TÔI HOANG VU VÀ NHỎ BÉ
    BỎ MẶC TÔI NGỒI GIỮA ĐỜI TÔI... [/size=4]
    Được hothanhphuong sửa chữa lúc 23.00 ngày 13.04.2002 và đưa vào để các bạn tiện theo dõi
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:13 ngày 05/07/2003
  10. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    THEO NHAU MỘT CÕI ĐI VỀ !
    Tôi viết về anh quá muộn màng. Hôm nay đã là ngày giỗ đầu của anh rồi. Đã đúng 730 ngày, kể từ khi anh thực sự rong chơi trong ?omột cõi đi về?, vớI những ?obước chân không cần vội vã?, vì ?obốn mùa như gió, bốn mùa như mây?. Cũng hay. Tôi chỉ muốn viết về anh khi lắng dịu đi cái không khí ồn ào, quá đổI ồn ào, chung quanh và đằng sau cái chết của anh. Ngày làm tuần 100 ngày của anh, cái ngày mà ông bà ta gọI là ngày ?otốt khóc? (ngày ngừng khóc), tôi cũng đã dự định viết mộI bài về anh để ngăn những giọt nước mắt thật có, giả có (mà dường như giả nhiều hơn thật !) đã đổ xuống vì anh. RồI cũng không được. Người ta đã nói quá nhiều về anh, ngay cả bản thân anh cũng nói về mình khi còn sống, thế thì tôi còn gì để nói về anh nữa, hỡi con ngườI được đời xưng tụng là ?okẻ du ca cuốI cùng của thế kỷ 20?.
    TuổI trẻ chúng tôi lớn lên trong chien tranh, vừa biết nhìn đời đã nghe ?ođạI bác đêm đêm dội về thành phố?,và đã cảm nhận được ?~tình yêu như trái phá con tim mù lòa? ở tuổI đầu đời. Thưở đó, chúng tôi phảI dùng ngòi bút trong nhà trường để kéo dài thêm con đường đưa tương lai đến những Đắc Cơ, Đồng Xòai, Bình Giã? TuổI trẻ chúng tôi hoang mang và cuối mặt trong một thế hệ lạc lòai ?" lost genegation. Quá khứ thì mơ hồ, hiện tạI thì hoang mang và tương lai mờ mịt vớI giấc mơ hòa bình mờ ảo. Thế hệ đó chạy trốn trong tình yêu tuyệt vọng, để ?otreo tình trên chiếc đinh không?, để ?ophơi cuộc tình? trên một nụ mộI thơm. TuổI trẻ đó đã cuối đầu lạng nhìn trước hình ảnh ?ongườI ta bồng bế nhau chạy trốn? và ?onhững ngườI mẹ ôm xác đứa con?. Thưở ấy, chiến tranh dạy cho chúng tôi thấy cô đơn và thấy cái phi lý của cuộc đời. La vie est absurde par I?Tessence. Chính trong tâm trạng đó, trong thờI điểm đó, chúng tôi thấy âm nhạc của anh đã trôi chảy qua đời chúng tôi tự bao giờ. Các ca khúc trữ tình của anh đã làm rã rời cả một thế hệ vốn dĩ đã chán chường trước thời cuộc. Và thân phận. Hình ảnh mong chờ ?ocờ bay trăm ngọn cờ bay, rừng núi loan tin đến mọI miền, gió hòa bình bay về muôn hướng? cũng bị mờ đi trước ánh đèn của những ngọn hỏa châu vẫn từng đêm rọi sáng ?othân xác anh em? trên khắp những đồng lúa quâ hương.
    Giọng hát Khánh Ly qua tiếng guitare nhẹ nhàng thưở ấy vẫn như còn đồng vọng mãi trong hồn chúng tôi. NgườI ca sĩ tài hoa ấy đã thay mặt anh ngồI kể lạI, bằng giọng ca lênh đênh ngọt trầm và ngậm ngùi sâu lắng, những nỗI đau đờI, niềm đam mê và thân phận. Không hát mà chỉ ngồi kể. VớI đời. Và chúng tôi đã ngồi nghe những lờI tâm sự ấy suốt bao năm tháng.
    Điều đáng buồn là anh không chỉ chết vào ngày 1 tháng 4 năm 2001, mà phảI chịu chết thêm nhiều lần nữa vào những buổI biểu diễn mà những ngườI mến mộ (?) anh đã tổ chức để tưởng niệm anh. Tôi ngồi xem và thực sự xót xa khi thấy những ca từ của anh, những ca từ lẽ ra phảI được biểu đạt bằng tất cả sự sâu lắng đam mê như chúng tôi đã nghe qua giọng ca Khánh Ly hơn 30 năm về trước, lạI bị xé rách ra thành những mảnh ngôn ngữ dị dạng đến mức tôi không còn có thể nhận ra chúng nữa ! Cô bé lọ lem xinh đẹp đã biến thành một cô ả đỏng đảnh.
    Nhều người ngợI ca anh là thiên tài, là ?ophù thủy của ca từ?, tôi hơi ngần ngại. Chữ thiên tài sao lạI dễ dùng đến vậy? Có thể mỗI ngườI đánh giá và nhìn nhận thiên tài theo một cách riêng. Riêng đối với tôi, thiên tài (trong lĩnh vực văn nghệ) phảI là ngườI đã đào xớI được hết mọI cảm xúc bi hoan khổ lụy của tâm hồn mình, phảI sống trọn vẹn với tất cả cảm xúc đó bằng máu và nước mắt, và đẩy chúng đến chổ tận cùng. Jusqu?Tà la fin!. Điều đó thì dường như các ca khúc của anh chưa làm được. Ca từ anh bay **** quá, nhẹ nhàng quá, chảI chuốt quá, và do đó trưởng giả quá, cho nên những sợI tóc nhỏ ?orơi xuống đờI làm sóng lênh đênh?, những ?ocơn đau vùi?, những con ?osóng âm u dộI vào đờI buốt giá?? của anh vẫn còn bị cách với nỗI đau dời bởI một lớp bụi phù hoa. Cô tiểu thư đài các muốn gần gũi vớI người nông dân lam lũ qua hình ảnh đời nhìn từ gác tía lầu son!
    Nhạc của anh cũng bình dị quá, cứ lẫn quẩn mãi vớI mi mineur rồI chuyển sang mi majeur. Nhưng cái hay là dù nó đơn điệu nhưng không nhàm chán, và vẫn cuốn hút được người nghe. Các ca khúc đó nhẹ nhàng ngay trong nỗI khổ đau, thong thả ngay trong những cảm xúc nhẹ nhàng cuống quýt. Như thể thơ lục bát cứ mãi mãi ru ngườI vớI một câu sáu nốI tiếp một câu tám. 6 rồi 8 rồi 6 rồi 8?minueur rồI majeur ? Dường như anh không viết nhạc, mà chính các ca khúc đã tìm đến vớI anh, như ánh sáng của thần linh đến vớI các nhà tiên tri thấu thị, và anh chỉ ghi lạI những gì anh nhận thấy trong những phút linh cầu. Âm nhạc bay ngập tràn quanh anh như ánh nắng, anh chỉ thuận bắt lấy ghi lại và kể cho đờI nghe. Thượng đế đã ưu ái khi ban cho anh cái tài hoa để biến đổI những cái bình dị, thậm chí sáo rỗng bình thường, thành cái bay **** thanh tao.
    Mà đối vớI một nhạc sĩ viết ca khúc thì có quý hơn và đáng trân trọng hơn hai chữ tài hoa đúng nghĩa ?
    Huỳnh Ngọc Chiến
    BỎ TÔI HOANG VU VÀ NHỎ BÉ
    BỎ MẶC TÔI NGỒI GIỮA ĐỜI TÔI...
    Được hothanhphuong sửa chữa lúc 23.05 ngày 13.04.2003 và đưa vào đây cho các bạn tiện theo dõi
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:32 ngày 05/07/2003

Chia sẻ trang này