1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    THEO NHAU MỘT CÕI ĐI VỀ !
    Tôi viết về anh quá muộn màng. Hôm nay đã là ngày giỗ đầu của anh rồi. Đã đúng 730 ngày, kể từ khi anh thực sự rong chơi trong ?omột cõi đi về?, vớI những ?obước chân không cần vội vã?, vì ?obốn mùa như gió, bốn mùa như mây?. Cũng hay. Tôi chỉ muốn viết về anh khi lắng dịu đi cái không khí ồn ào, quá đổI ồn ào, chung quanh và đằng sau cái chết của anh. Ngày làm tuần 100 ngày của anh, cái ngày mà ông bà ta gọI là ngày ?otốt khóc? (ngày ngừng khóc), tôi cũng đã dự định viết mộI bài về anh để ngăn những giọt nước mắt thật có, giả có (mà dường như giả nhiều hơn thật !) đã đổ xuống vì anh. RồI cũng không được. Người ta đã nói quá nhiều về anh, ngay cả bản thân anh cũng nói về mình khi còn sống, thế thì tôi còn gì để nói về anh nữa, hỡi con ngườI được đời xưng tụng là ?okẻ du ca cuốI cùng của thế kỷ 20?.
    TuổI trẻ chúng tôi lớn lên trong chien tranh, vừa biết nhìn đời đã nghe ?ođạI bác đêm đêm dội về thành phố?,và đã cảm nhận được ?~tình yêu như trái phá con tim mù lòa? ở tuổI đầu đời. Thưở đó, chúng tôi phảI dùng ngòi bút trong nhà trường để kéo dài thêm con đường đưa tương lai đến những Đắc Cơ, Đồng Xòai, Bình Giã? TuổI trẻ chúng tôi hoang mang và cuối mặt trong một thế hệ lạc lòai ?" lost genegation. Quá khứ thì mơ hồ, hiện tạI thì hoang mang và tương lai mờ mịt vớI giấc mơ hòa bình mờ ảo. Thế hệ đó chạy trốn trong tình yêu tuyệt vọng, để ?otreo tình trên chiếc đinh không?, để ?ophơi cuộc tình? trên một nụ mộI thơm. TuổI trẻ đó đã cuối đầu lạng nhìn trước hình ảnh ?ongườI ta bồng bế nhau chạy trốn? và ?onhững ngườI mẹ ôm xác đứa con?. Thưở ấy, chiến tranh dạy cho chúng tôi thấy cô đơn và thấy cái phi lý của cuộc đời. La vie est absurde par I?Tessence. Chính trong tâm trạng đó, trong thờI điểm đó, chúng tôi thấy âm nhạc của anh đã trôi chảy qua đời chúng tôi tự bao giờ. Các ca khúc trữ tình của anh đã làm rã rời cả một thế hệ vốn dĩ đã chán chường trước thời cuộc. Và thân phận. Hình ảnh mong chờ ?ocờ bay trăm ngọn cờ bay, rừng núi loan tin đến mọI miền, gió hòa bình bay về muôn hướng? cũng bị mờ đi trước ánh đèn của những ngọn hỏa châu vẫn từng đêm rọi sáng ?othân xác anh em? trên khắp những đồng lúa quâ hương.
    Giọng hát Khánh Ly qua tiếng guitare nhẹ nhàng thưở ấy vẫn như còn đồng vọng mãi trong hồn chúng tôi. NgườI ca sĩ tài hoa ấy đã thay mặt anh ngồI kể lạI, bằng giọng ca lênh đênh ngọt trầm và ngậm ngùi sâu lắng, những nỗI đau đờI, niềm đam mê và thân phận. Không hát mà chỉ ngồi kể. VớI đời. Và chúng tôi đã ngồi nghe những lờI tâm sự ấy suốt bao năm tháng.
    Điều đáng buồn là anh không chỉ chết vào ngày 1 tháng 4 năm 2001, mà phảI chịu chết thêm nhiều lần nữa vào những buổI biểu diễn mà những ngườI mến mộ (?) anh đã tổ chức để tưởng niệm anh. Tôi ngồi xem và thực sự xót xa khi thấy những ca từ của anh, những ca từ lẽ ra phảI được biểu đạt bằng tất cả sự sâu lắng đam mê như chúng tôi đã nghe qua giọng ca Khánh Ly hơn 30 năm về trước, lạI bị xé rách ra thành những mảnh ngôn ngữ dị dạng đến mức tôi không còn có thể nhận ra chúng nữa ! Cô bé lọ lem xinh đẹp đã biến thành một cô ả đỏng đảnh.
    Nhều người ngợI ca anh là thiên tài, là ?ophù thủy của ca từ?, tôi hơi ngần ngại. Chữ thiên tài sao lạI dễ dùng đến vậy? Có thể mỗI ngườI đánh giá và nhìn nhận thiên tài theo một cách riêng. Riêng đối với tôi, thiên tài (trong lĩnh vực văn nghệ) phảI là ngườI đã đào xớI được hết mọI cảm xúc bi hoan khổ lụy của tâm hồn mình, phảI sống trọn vẹn với tất cả cảm xúc đó bằng máu và nước mắt, và đẩy chúng đến chổ tận cùng. Jusqu?Tà la fin!. Điều đó thì dường như các ca khúc của anh chưa làm được. Ca từ anh bay **** quá, nhẹ nhàng quá, chảI chuốt quá, và do đó trưởng giả quá, cho nên những sợI tóc nhỏ ?orơi xuống đờI làm sóng lênh đênh?, những ?ocơn đau vùi?, những con ?osóng âm u dộI vào đờI buốt giá?? của anh vẫn còn bị cách với nỗI đau dời bởI một lớp bụi phù hoa. Cô tiểu thư đài các muốn gần gũi vớI người nông dân lam lũ qua hình ảnh đời nhìn từ gác tía lầu son!
    Nhạc của anh cũng bình dị quá, cứ lẫn quẩn mãi vớI mi mineur rồI chuyển sang mi majeur. Nhưng cái hay là dù nó đơn điệu nhưng không nhàm chán, và vẫn cuốn hút được người nghe. Các ca khúc đó nhẹ nhàng ngay trong nỗI khổ đau, thong thả ngay trong những cảm xúc nhẹ nhàng cuống quýt. Như thể thơ lục bát cứ mãi mãi ru ngườI vớI một câu sáu nốI tiếp một câu tám. 6 rồi 8 rồi 6 rồi 8?minueur rồI majeur ? Dường như anh không viết nhạc, mà chính các ca khúc đã tìm đến vớI anh, như ánh sáng của thần linh đến vớI các nhà tiên tri thấu thị, và anh chỉ ghi lạI những gì anh nhận thấy trong những phút linh cầu. Âm nhạc bay ngập tràn quanh anh như ánh nắng, anh chỉ thuận bắt lấy ghi lại và kể cho đờI nghe. Thượng đế đã ưu ái khi ban cho anh cái tài hoa để biến đổI những cái bình dị, thậm chí sáo rỗng bình thường, thành cái bay **** thanh tao.
    Mà đối vớI một nhạc sĩ viết ca khúc thì có quý hơn và đáng trân trọng hơn hai chữ tài hoa đúng nghĩa ?
    Huỳnh Ngọc Chiến
    BỎ TÔI HOANG VU VÀ NHỎ BÉ
    BỎ MẶC TÔI NGỒI GIỮA ĐỜI TÔI...
    Được hothanhphuong sửa chữa lúc 23.05 ngày 13.04.2003 và đưa vào đây cho các bạn tiện theo dõi
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:32 ngày 05/07/2003
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn - Một hạt bụi lấp lánh
    Nhân kỷ niệm hai năm ngày mất của Trịnh Công Sơn, chúng tôi xin giới thiệu một số tư liệu quý về nhạc sĩ, trong đó có những dòng nhật ký, thư và những lời tâm sự của ông và bạn bè ông...
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    hình 1 : Trịnh Công Sơn năm 1955.
    hình 2 : Trịnh Công Sơn vốn là một vận động viên võ - nhảy xà (ảnh chụp năm 1956).
    hình 3 : Ở nhà Thái Bá Vân cùng Văn Cao.
    hình 4 : Gặp Đặng Thái Sơn mười năm trước ở Hà Nội.

    * "Tôi thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào ca khúc của mình, một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc lời ru con của mẹ... Tôi cố gắng làm thế nào để có thể trong bài hát của mình chuyên chở được một thông điệp của lòng nhân ái đến mọi người..." (Trịnh Công Sơn tâm sự với nhạc sĩ Phạm Tuyên).
    * Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi! Cát bụi tuyệt vời mặt trời soi một kiếp rong chơi... (Cát bụi). "Câu hát định mệnh ấy trang nghiêm một triết lý sống, một định lý kiếp người, mà tác giả của nó vừa hoàn tất một chu kỳ huyền thoại cát bụi. Tôi lắng nghe, âm nhạc Trịnh Công Sơn linh thiêng như tiếng gọi hồn, như sóng âm, như địa chấn, làm loạn nhịp tim tôi và làm loạn nhịp tim biết bao triệu người hâm mộ... Cái âm nhạc dồi dào ma lực từng lay động tâm hồn nhiều thế hệ bất kể quốc gia và chủng tộc âm nhạc đã nâng cao, nối dài, và vô hạn hóa cuộc đời vốn hữu hạn...Bao nhiêu người sẽ còn hát với anh và khóc vì anh..." (nhà thơ Nguyễn Duy).
    * "Ở anh, tài năng được nhân lên gấp nhiều lần bởi chính tâm hồn anh. "Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa...". Trái tim anh lúc nào cũng cháy bỏng tình yêu, cho dù là đơn phương hay song phương, cho dù là đa phương hay vô định. Tình yêu đã đầy ắp thì phải cho, cho mà chẳng mong nhận lại, trong sáng, cao thượng hiện hữu nhưng chẳng phải bao giờ cũng nắm giữ được, đó là tình yêu của Sơn" (nhạc sĩ Thanh Tùng).
    * "Lần đầu tiên vào năm 1975 khi vô tình nghe một câu hát trong băng: "Nắng có hồng bằng đôi môi em?", tôi sững sờ vì sự trìu mến, giản dị của người viết ra câu hát đó. Lần thứ hai khi tôi nghe chính anh hát trên sân khấu: "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt", tôi thấy thương anh và thương cả chính mình, đến muốn khóc. Âm nhạc của anh sâu xa mà dung dị, hồn nhiên. Thường khi bình tĩnh, độ lượng như một nhà hiền triết, vậy mà cũng có khi cuống quít như trẻ thơ được những câu hỏi ngỡ ngàng trước những va đập của cuộc đời..." (nhạc sĩ Phú Quang).
    * Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Trịnh Công Sơn là của mọi người. Anh ấy là một nửa trong đời sống của tôi. Những ca khúc của anh cứ đi thẳng vào tim rồi ở lại đó. Ca khúc của anh và người nghe đã trở thành tâm giao chẳng thể chia lìa... ngọt ngào êm ái xuyên vào tim tôi... Làm sao người ta có thể hiểu được vì đâu con chim hót trên những cành lau... nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối ấy lại có thể nặng lòng với quê hương, gia đình và bằng hữu đến vậy. Đó cũng chính là điều tôi đã tìm ở anh và tôi đã hiểu, đã biết... Anh để lại cho những thế hệ sau một bài học yêu thương... Những ca khúc của anh chính là tấm gương soi cho tôi nhìn lại rõ mình, tìm lại được chính mình từ những mất mát. Tôi được chia sẻ. Được an ủi nâng đỡ ngay cả trong giây phút phân ly... (ca sĩ Khánh Ly).
    * Khi hát nhạc của anh, Nhung vừa cảm thấy cô đơn đến cùng cực, nhưng lại yêu đời đến lạ lùng... và rất hạnh phúc trong cõi vô thường ấy của anh... (ca sĩ Hồng Nhung).
    PHƯƠNG HOA
    (Báo Thể thao TP Hồ Chí Minh)
    Về niềm bí ẩn của con người (trích nhật ký của Trịnh Công Sơn)
    ...Tôi bỗng thiết tha nghĩ rằng trong đời sống lớn này có quá nhiều đời sống nhỏ. Mỗi đời sống nhỏ là một định mệnh lẻ loi. Có khi là một hòn đảo hiu hắt với một loại đam mê buồn tẻ riêng biệt. Những ý nghĩ như thế thường kéo dài, nối liền với những ý nghĩ khác và bao giờ cũng tan biến bằng một nỗi thất vọng mơ hồ cùng với sự mỏi mệt của trí óc.
    Một vài khi tôi muốn tránh thật sự những ý nghĩ tuyệt nhiên không có lợi ích gì cho hạnh phúc của mình - Nhưng sao tâm hồn tôi dễ mở ra để đón nhận những điều buồn bã quá. Nhất là những hình ảnh mà, dưới con mắt tôi, không mặc lấy thứ ánh sáng bình thường của cuộc đời này. Tôi nghiệm ra rằng cái thứ triết lý về nhân sinh đã trở thành một thứ triết lý bình dân . Mỗi người đều đã một lần thắc mắc về sự sống chết- Cũng khó hiểu thật khi con người chỉ sinh ra để chờ chết- Một cuộc hẹn hò có khi dài hạn có khi ngắn hạn nhưng tựu trung không có gì vui vẻ.
    Bao nhiêu khối óc tinh mẫn của nhân loại đã không ngừng cúi xuống đời sống con người để cố đào xới lên niềm bí ẩn- Có lẽ người ta đã nghĩ rằng điều bí ẩn nào cũng dấn thân vào một đáy sâu đến được. Đã có bao nhiêu cuốn sách dày cộm, kể cả Kinh thánh, dẫn giải về điều bí ẩn đó nhưng sao tôi vẫn chưa thấy được tí ánh sáng nào. Vẫn còn lạc loài trên những ý nghĩ gượng gạo về nhân sinh. Lòng khát khao tìm đạt tới được đời mình vẫn thôi thúc không nguôi. Nhưng niềm tin thì đã bị dát mỏng đi nhiều. Một vài lần tôi đã nghĩ sao mọi người không thử ghi lại đời mình bằng sự kiện, tình cảm, và ý nghĩ cùng những kinh nghiệm đã sống, đã thấy đã nghe- Tất cả những tập ghi chép đó mang để vào một nơi làm kho tàng cho đời sau nghiên cứu. Đó có thể là đầu mối dẫn về niềm bí ẩn của con người...
    Một xứ sở đau thương và yêu hòa bình...
    (Thư của Trịnh Công Sơn gửi ca sĩ Mỹ Joan Baez*)
    Chị Joan Baez thân mến!
    Trong lúc viết lá thư này cho chị thì trước mặt tôi có lá thư ngỏ của chị và bên tai tôi thì có tiếng hát "We shall over come" của chị.
    Đây là một lá thư tâm tình gửi chị Joan Baez nghệ sĩ với đầy đủ sự khiêm tốn của nó chứ không phải thư ngỏ gửi cho President, Humanitan/International Human Rights Committe.
    Năm ấy, tôi lên một thành phố nhỏ ở vùng cao nguyên và nhân tiện ghé thăm một người bạn gái cũng là ca sĩ có một quán cà-phê ở đó. Vào quán, tôi thấy những đĩa hát có hình chị đính ở các vách tường bằng gỗ. Ở ngoài trời rất lạnh, quán đèn màu hồng và ở chiếc quầy trên ghế cao cách tôi khoảng hai mét có một người lính Mỹ ngồi im lặng trước ly rượu. Tiếng hát của chị bay la đà trên từng mặt bàn, ghé vào từng tách cà phê, từng ly rượu và dường như muốn thăm hỏi từng trái tim. Khi người lính Mỹ đứng dậy bước ra tôi thấy trên mắt y có một giọt nước mắt mầu hồng....
    Nếu phút này tôi nói tôi yêu quê hương của tôi, tôi yêu những người thân thiết của tôi nơi này thì dĩ nhiên, chị sẽ chẳng có gì ngạc nhiên cả. Bởi vì trên mặt đất này ai cũng có một quê hương, nơi đó như một chiếc nôi êm ái mỗi người đã được sinh ra, lớn lên, sống rồi chết. Ở đó cũng còn có cả hạnh phúc lẫn sự đau khổ như hai khuôn mặt muôn đời của đời sống nhân loại.
    ...Có thể chị rất đau lòng khi viết lá thư ngỏ này, kể cả những người cùng ký tên trong lá thư mà tên tuổi của họ đã từng gắn liền với cuộc chiến tại Việt Nam. Nhưng chị làm thế nào hiểu được hết số phận của một đất nước trên một ngàn năm chưa hề biết đến sự nghỉ ngơi. Khát vọng về hoà bình, về tình yêu, về hạnh phúc của chính chúng tôi là những kẻ cần hơn bất cứ ai trên mặt đất này. Tôi không muốn kể ra đây thật nhiều thí dụ nhưng tôi tin rằng chị chẳng bao giờ biết được trong những nhà tù cũ tại Việt Nam có những người tù từ 1954 chưa hề biết đến ổ bánh mì là gì, có những cô gái ở nhiều tỉnh trên đất nước tôi, vì chiến tranh, biết nhiều B52 nhưng lại ngạc nhiên thích thú không hiểu vì sao một cái tủ lạnh lại có thể cho mình những viên đá lạnh để uống mát đến thế. Làm thế nào nói cho hết được về con người trong một xứ sở mà chiến tranh đè nặng suốt hơn một nghìn năm. Và số phận của những con người ấy sẽ như thế nào nếu không có cuộc cách mạng vừa qua để mang lại độc lập và thống nhất trên đất nước của chúng tôi. Có thể nào chị và những người bạn Mỹ cùng ký tên trong một lá thư ngỏ ấy không hiểu rằng sau một cuộc cách mạng đất nước nào cũng phải chịu đựng những khó khăn, bề bộn và bối rối nhất định?...
    (Theo báo Tiền phong)
    *Joan Baez, sinh 1941. Nổi tiếng là một trong những ca sĩ hàng đầu của âm nhạc Mỹ thập kỷ 60-70. Từ năm 1964, là một trong những nghệ sĩ phản đối mạnh mẽ nhất cuộc chiến tranh Việt Nam và bị chính quyền Mỹ gây khó dễ. Tháng 12-1972, Joan đến Hà Nội đúng thời điểm Điện Biên Phủ trên không. Năm 1973 ra mắt album Where Are You Now, My Son? ghi lại những cảm xúc trong hành trình tới Hà Nội.
    Nhân Dân 01.04.2003
    http://www.nhandan.org.vn/vietnamese/vanhoa/010403/baikhac_trinhcongson.htm
    EBDBDBD - "That's all, folks" ​
    [​IMG]
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:09 ngày 06/07/2003
  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn - Một hạt bụi lấp lánh
    Nhân kỷ niệm hai năm ngày mất của Trịnh Công Sơn, chúng tôi xin giới thiệu một số tư liệu quý về nhạc sĩ, trong đó có những dòng nhật ký, thư và những lời tâm sự của ông và bạn bè ông...
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    hình 1 : Trịnh Công Sơn năm 1955.
    hình 2 : Trịnh Công Sơn vốn là một vận động viên võ - nhảy xà (ảnh chụp năm 1956).
    hình 3 : Ở nhà Thái Bá Vân cùng Văn Cao.
    hình 4 : Gặp Đặng Thái Sơn mười năm trước ở Hà Nội.

    * "Tôi thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào ca khúc của mình, một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc lời ru con của mẹ... Tôi cố gắng làm thế nào để có thể trong bài hát của mình chuyên chở được một thông điệp của lòng nhân ái đến mọi người..." (Trịnh Công Sơn tâm sự với nhạc sĩ Phạm Tuyên).
    * Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi! Cát bụi tuyệt vời mặt trời soi một kiếp rong chơi... (Cát bụi). "Câu hát định mệnh ấy trang nghiêm một triết lý sống, một định lý kiếp người, mà tác giả của nó vừa hoàn tất một chu kỳ huyền thoại cát bụi. Tôi lắng nghe, âm nhạc Trịnh Công Sơn linh thiêng như tiếng gọi hồn, như sóng âm, như địa chấn, làm loạn nhịp tim tôi và làm loạn nhịp tim biết bao triệu người hâm mộ... Cái âm nhạc dồi dào ma lực từng lay động tâm hồn nhiều thế hệ bất kể quốc gia và chủng tộc âm nhạc đã nâng cao, nối dài, và vô hạn hóa cuộc đời vốn hữu hạn...Bao nhiêu người sẽ còn hát với anh và khóc vì anh..." (nhà thơ Nguyễn Duy).
    * "Ở anh, tài năng được nhân lên gấp nhiều lần bởi chính tâm hồn anh. "Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa...". Trái tim anh lúc nào cũng cháy bỏng tình yêu, cho dù là đơn phương hay song phương, cho dù là đa phương hay vô định. Tình yêu đã đầy ắp thì phải cho, cho mà chẳng mong nhận lại, trong sáng, cao thượng hiện hữu nhưng chẳng phải bao giờ cũng nắm giữ được, đó là tình yêu của Sơn" (nhạc sĩ Thanh Tùng).
    * "Lần đầu tiên vào năm 1975 khi vô tình nghe một câu hát trong băng: "Nắng có hồng bằng đôi môi em?", tôi sững sờ vì sự trìu mến, giản dị của người viết ra câu hát đó. Lần thứ hai khi tôi nghe chính anh hát trên sân khấu: "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt", tôi thấy thương anh và thương cả chính mình, đến muốn khóc. Âm nhạc của anh sâu xa mà dung dị, hồn nhiên. Thường khi bình tĩnh, độ lượng như một nhà hiền triết, vậy mà cũng có khi cuống quít như trẻ thơ được những câu hỏi ngỡ ngàng trước những va đập của cuộc đời..." (nhạc sĩ Phú Quang).
    * Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Trịnh Công Sơn là của mọi người. Anh ấy là một nửa trong đời sống của tôi. Những ca khúc của anh cứ đi thẳng vào tim rồi ở lại đó. Ca khúc của anh và người nghe đã trở thành tâm giao chẳng thể chia lìa... ngọt ngào êm ái xuyên vào tim tôi... Làm sao người ta có thể hiểu được vì đâu con chim hót trên những cành lau... nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối ấy lại có thể nặng lòng với quê hương, gia đình và bằng hữu đến vậy. Đó cũng chính là điều tôi đã tìm ở anh và tôi đã hiểu, đã biết... Anh để lại cho những thế hệ sau một bài học yêu thương... Những ca khúc của anh chính là tấm gương soi cho tôi nhìn lại rõ mình, tìm lại được chính mình từ những mất mát. Tôi được chia sẻ. Được an ủi nâng đỡ ngay cả trong giây phút phân ly... (ca sĩ Khánh Ly).
    * Khi hát nhạc của anh, Nhung vừa cảm thấy cô đơn đến cùng cực, nhưng lại yêu đời đến lạ lùng... và rất hạnh phúc trong cõi vô thường ấy của anh... (ca sĩ Hồng Nhung).
    PHƯƠNG HOA
    (Báo Thể thao TP Hồ Chí Minh)
    Về niềm bí ẩn của con người (trích nhật ký của Trịnh Công Sơn)
    ...Tôi bỗng thiết tha nghĩ rằng trong đời sống lớn này có quá nhiều đời sống nhỏ. Mỗi đời sống nhỏ là một định mệnh lẻ loi. Có khi là một hòn đảo hiu hắt với một loại đam mê buồn tẻ riêng biệt. Những ý nghĩ như thế thường kéo dài, nối liền với những ý nghĩ khác và bao giờ cũng tan biến bằng một nỗi thất vọng mơ hồ cùng với sự mỏi mệt của trí óc.
    Một vài khi tôi muốn tránh thật sự những ý nghĩ tuyệt nhiên không có lợi ích gì cho hạnh phúc của mình - Nhưng sao tâm hồn tôi dễ mở ra để đón nhận những điều buồn bã quá. Nhất là những hình ảnh mà, dưới con mắt tôi, không mặc lấy thứ ánh sáng bình thường của cuộc đời này. Tôi nghiệm ra rằng cái thứ triết lý về nhân sinh đã trở thành một thứ triết lý bình dân . Mỗi người đều đã một lần thắc mắc về sự sống chết- Cũng khó hiểu thật khi con người chỉ sinh ra để chờ chết- Một cuộc hẹn hò có khi dài hạn có khi ngắn hạn nhưng tựu trung không có gì vui vẻ.
    Bao nhiêu khối óc tinh mẫn của nhân loại đã không ngừng cúi xuống đời sống con người để cố đào xới lên niềm bí ẩn- Có lẽ người ta đã nghĩ rằng điều bí ẩn nào cũng dấn thân vào một đáy sâu đến được. Đã có bao nhiêu cuốn sách dày cộm, kể cả Kinh thánh, dẫn giải về điều bí ẩn đó nhưng sao tôi vẫn chưa thấy được tí ánh sáng nào. Vẫn còn lạc loài trên những ý nghĩ gượng gạo về nhân sinh. Lòng khát khao tìm đạt tới được đời mình vẫn thôi thúc không nguôi. Nhưng niềm tin thì đã bị dát mỏng đi nhiều. Một vài lần tôi đã nghĩ sao mọi người không thử ghi lại đời mình bằng sự kiện, tình cảm, và ý nghĩ cùng những kinh nghiệm đã sống, đã thấy đã nghe- Tất cả những tập ghi chép đó mang để vào một nơi làm kho tàng cho đời sau nghiên cứu. Đó có thể là đầu mối dẫn về niềm bí ẩn của con người...
    Một xứ sở đau thương và yêu hòa bình...
    (Thư của Trịnh Công Sơn gửi ca sĩ Mỹ Joan Baez*)
    Chị Joan Baez thân mến!
    Trong lúc viết lá thư này cho chị thì trước mặt tôi có lá thư ngỏ của chị và bên tai tôi thì có tiếng hát "We shall over come" của chị.
    Đây là một lá thư tâm tình gửi chị Joan Baez nghệ sĩ với đầy đủ sự khiêm tốn của nó chứ không phải thư ngỏ gửi cho President, Humanitan/International Human Rights Committe.
    Năm ấy, tôi lên một thành phố nhỏ ở vùng cao nguyên và nhân tiện ghé thăm một người bạn gái cũng là ca sĩ có một quán cà-phê ở đó. Vào quán, tôi thấy những đĩa hát có hình chị đính ở các vách tường bằng gỗ. Ở ngoài trời rất lạnh, quán đèn màu hồng và ở chiếc quầy trên ghế cao cách tôi khoảng hai mét có một người lính Mỹ ngồi im lặng trước ly rượu. Tiếng hát của chị bay la đà trên từng mặt bàn, ghé vào từng tách cà phê, từng ly rượu và dường như muốn thăm hỏi từng trái tim. Khi người lính Mỹ đứng dậy bước ra tôi thấy trên mắt y có một giọt nước mắt mầu hồng....
    Nếu phút này tôi nói tôi yêu quê hương của tôi, tôi yêu những người thân thiết của tôi nơi này thì dĩ nhiên, chị sẽ chẳng có gì ngạc nhiên cả. Bởi vì trên mặt đất này ai cũng có một quê hương, nơi đó như một chiếc nôi êm ái mỗi người đã được sinh ra, lớn lên, sống rồi chết. Ở đó cũng còn có cả hạnh phúc lẫn sự đau khổ như hai khuôn mặt muôn đời của đời sống nhân loại.
    ...Có thể chị rất đau lòng khi viết lá thư ngỏ này, kể cả những người cùng ký tên trong lá thư mà tên tuổi của họ đã từng gắn liền với cuộc chiến tại Việt Nam. Nhưng chị làm thế nào hiểu được hết số phận của một đất nước trên một ngàn năm chưa hề biết đến sự nghỉ ngơi. Khát vọng về hoà bình, về tình yêu, về hạnh phúc của chính chúng tôi là những kẻ cần hơn bất cứ ai trên mặt đất này. Tôi không muốn kể ra đây thật nhiều thí dụ nhưng tôi tin rằng chị chẳng bao giờ biết được trong những nhà tù cũ tại Việt Nam có những người tù từ 1954 chưa hề biết đến ổ bánh mì là gì, có những cô gái ở nhiều tỉnh trên đất nước tôi, vì chiến tranh, biết nhiều B52 nhưng lại ngạc nhiên thích thú không hiểu vì sao một cái tủ lạnh lại có thể cho mình những viên đá lạnh để uống mát đến thế. Làm thế nào nói cho hết được về con người trong một xứ sở mà chiến tranh đè nặng suốt hơn một nghìn năm. Và số phận của những con người ấy sẽ như thế nào nếu không có cuộc cách mạng vừa qua để mang lại độc lập và thống nhất trên đất nước của chúng tôi. Có thể nào chị và những người bạn Mỹ cùng ký tên trong một lá thư ngỏ ấy không hiểu rằng sau một cuộc cách mạng đất nước nào cũng phải chịu đựng những khó khăn, bề bộn và bối rối nhất định?...
    (Theo báo Tiền phong)
    *Joan Baez, sinh 1941. Nổi tiếng là một trong những ca sĩ hàng đầu của âm nhạc Mỹ thập kỷ 60-70. Từ năm 1964, là một trong những nghệ sĩ phản đối mạnh mẽ nhất cuộc chiến tranh Việt Nam và bị chính quyền Mỹ gây khó dễ. Tháng 12-1972, Joan đến Hà Nội đúng thời điểm Điện Biên Phủ trên không. Năm 1973 ra mắt album Where Are You Now, My Son? ghi lại những cảm xúc trong hành trình tới Hà Nội.
    Nhân Dân 01.04.2003
    http://www.nhandan.org.vn/vietnamese/vanhoa/010403/baikhac_trinhcongson.htm
    EBDBDBD - "That's all, folks" ​
    [​IMG]
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 10:09 ngày 06/07/2003
  4. Khitatre

    Khitatre Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Trịnh công sơn
    triết gia hát kinh đầu sông
    Lts: Gần nửa thế kỷ qua, có một người nghệ sỹ rong ruổi trên khắp những nẻo đường quê huơng. Hành trang của anh giản đơn chỉ là nỗi cô đơn, là những cơn đau, là những suy tưu về kiếp người và về cuộc sống chật chội. Tất cả đưuợc dấu sau đôi môi mượt mà buồn vời vợi, dấu sau vầng trán cao lơ thơ những nét tóc đã điểm màu thời gian xa mờ. Những bài thơ anh hát nhưu những lời kinh cầu nguyện cho một niềm u uẩn dai dẳng, một khao khát hoá thân và những dằn vặt chẳng có ai có thể lý giải nổi. Những lời ca như những cánh đỗ quyên ứa máu với sức nặng của trí tuệ khiến người nghe phải nghĩ, phải ưsuy tư uvà nhiều khi phải khóc. Anh đã đến nhẹ nhàng như thế và rồi một ngày mai, khi cái thế kỷ dã man và đau thương này qua đi, anh sẽ lặng lẽ ra đi đơn côi nhưu những ngày anh còn sống. Những gì còn lại rồi đây sẽ không phải là đôi mắt ấy, là vầng trán ấy mà là những bản tình ca bất tử, là cái tên anh, cái tên Trịnh CôngSơn: triết gia hát kinh đầu sông.
    Thập kỷ 60 và 70 có lẽ đã là thời kỳ tàn khốc nhất ở mảnh đất Việtnam đẹp nhưu thần thoại này. Đạn bom dập vùi trên những làng quê nhỏ bé. Khi ấy, giữa miền nam khói lửa, có một tiếng hát mới mang những u buồn của chất blues nấc lên trong từng đêm quạnh hiu xơ xác. Tiếng hát khác biệt hẳn với những điệu bolero du dương nơi phòng trà và khúc rock?Tn roll rộn ràng nơi sàn nhảy. Từ thẳm sâu trong những lời ca ấy là cái tả tơi của một tâm hồn vỡ vụn như vỏ sò, nỗi đớn đau của một trái tim bị tổn thưuơng và sự thất vọng của một ý tuưởng sáng trong tươi mới nhưu trẻ thơ. Những lời ca ấy vọt ra từ tinh huyết của một người Huế kín đáo, huướng nội và yêu sự thanh bình, một nguười Huế sinh ra không đúng thời đại, một nguười bỏ đi tìm lấy cho mình chốn náu thân xa lánh trần gian đạn lửa nhưung rồi chỉ loanh quanh trong cái vòng bi thưuơng hỗn loạn. Chốn nưuơng thân cuối cùng cho anh chính là âm nhạc, là giai điệu, là ca từ, là nơi anh có thể giữ lại cho mình những gì là mộng mị, là nơi anh gửi lại cho đời những uước mơ nhỏ nhoi nhưng chẳng bao giờ có thể vưuơn tới đuược.Trịnh Công Sơn đã sống nhưu thế, sống nhuư một thiền sưu, sống nhuư một Trang tử giữa thế kỷ 20 và vượt trên tất cả anh sống nhuư một nghệ sỹ đích thực, một nghệ sỹ không nghĩ tới mưuu sinh, đã yêu là yêu hết mình, thuỷ chung với một mối tình như anh thuỷ chung với âm nhạc. Những lời ca anh viết đẹp mà hoang vu; tha thiết mà lạnh lẽo; lạ kỳ mà gắn liền với từng kiếp người; mơ mộng mà đời thường; ngây ngô, mộc mạc mà nặng nề ý tưuởng triết học... Cái chất liệu hỗn hợp ấy dội lên từ đáy lòng anh, nơi những bi quan, yếm thế, những bế tắc đã tồn tại và tạo nên những giá trị không bao giờ có thể bị lãng quên. Đó là tình yêu, sự tôn thờ hoà bình, tính nhân bản và triết lý sâu xa...Tình yêu trong nhạc của anh là một đề tài đưuợc đề cập tới nhiều nhất và cũng là một đề tài buồn nhất. Một tình yêu lớn, đơn độc và nuối tiếc. Một tình yêu mang nặng những đắng cay, những đắng cay đã làm anh phải thốt lên:
    Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môiTình yêu mật đắng, mật đăng trong đời...,,, Tình yêu vô tội để lại cho ai buồn như giọt máu lặng lẽ nơi nàyTrời cao đất rộng một mình tôi đi, một mình tôi điĐời nhưu vô tận một mình tôi về, một mình tôi về với tôi.(Lặng lẽ nơi này)
    Và cũng chính tính yêu ấy đã theo anh suốt cuộc đời, đeo đẳng anh đến nỗi với anh nó đã là một phần của sự sống và anh không còn phải hấp tấp vội vàng nhuư thủa ban sơ nữa:
    Tôi đã yêu em bao mùa gió, khi lá cây khô bay đầy ngõ,Yêu em, không cần vội vã...
    để rồi với anh, tình yêu ấy với nỗi đau của nó bỗng trở nên đơn giản vô cùng, giản đơn ở chỗ anh chẳng trách cứ gì ai đã để lại cho anh vết thuương lòng:
    ....Yêu trong nỗi đau tình cờ.(Trong nỗi đau tình cờ.)
    Nhưung cũng có lúc, trong nỗi cô đơn dằn vặt, anh chợt thèm một hơi ấm nhỏ nhoi, chợt nhớ một hình dáng đã xa vời, chợt thèm một chỗ dựa cho trái tim, cho tâm hồn đã xác xơ:
    ...Ngoài phố mùa đông, đôi môi em là đốm lửa hồngRu đời đi nhé, cho ta nuơng nhờ lúc thở than...(Ru đời đi nhé)
    rồi rên lên trách cứ trong từng tiếng nấc nghẹn ngào của nuối tiếc:
    Bỏ mặc căn nhà, bỏ mặc tôi
    Bỏ mặc nơi đây, bỏ mặc ngưuời
    Bỏ mặc tôi lại, tôi là ai?
    Em đi bỏ mặc con đưuờng.
    (Em đi bỏ mặc con đưuờng.)
    Tình yêu mãnh liệt là thế nhưung cũng buồn là thế. Nhuưng trái tim cô đơn kia đâu chỉ chật hẹp trong khuôn khổ của tình cảm lứa đôi. Còn đó cả một khoảng rộng cho quê hưuơng, nơi những ước mơ ngày còn thơ dại đã đưuợc bay trong không gian nhuốm màu huyền thoại. Thế cho nên, chỉ đôi khi, giữa chốn xa lạ nào đó, giữa chặng dừng của cuộc phiêu lưu kiếm tìm chốn nuương thân, nguười nghệ sỹ bỗng thổn thức vì một tiếng nói đồng hưuơng:
    Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
    Giọng ngưuời gọi tôi nghe tiếng rất nhu mỳ
    Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
    Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ?
    Rồi một lần kia khăn gói đi xa
    Tưuởng rằng được quên thương nhớ noi quê nhà
    Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
    Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ?
    (Bên đời hiu quạnh)
    Rồi anh cũng đă hát lên tiếng than bi ai khi trên mỗi nẻo đưuờng anh qua, quê hưuơng Việtnam chỉ có lửa đạn chiến tranh và những xác nguười đã khuất:
    ...Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè
    ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hưuơng
    Còn có ai trên cuộc đời...
    ...Sau chinh chiến ôi quê huương thần thoại,
    Thủa hồng hoang đã thấy, đã xanh ngời liêu trai
    (Xin mặt trời ngủ yên)
    Nhuưng anh hát để nhắc nhớ loài nguười rằng những ngưuời đã nằm xuống ấy là những nguười đã chết để cho quê hưuơng đưuợc thấy ngày mai:
    Xác ngưuời nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng
    Trên nóc nhà thành phố, trên những đưuờng quanh co...
    ...Việtnam ơi xác thơm hơi cho đất ngày mai...
    ...Bên xác người già yếu có xác còn thơ ngây...
    (Hát bên những xác ngưuời)
    Cứ nhuư thế, cùng với một tình yêu mất mát, anh đã đi, đi hai mưuơi năm trời để tìm đưuợc gì. Tất cả những gì mà TCS nhìn thấy chỉ là những mất mát còn lớn hơn, những mất mát mà bom đạn đã tạo nên; mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha...Và từ những thổn thức cùng với sự bế tắc đến tột cùng của một kiếp người anh lại hát cho uước mong hoà bình, ước mong một ngày quê hưuơng thần thoại chỉ còn màu xanh của rừng, của sông biển và những mái tóc thanh xuân:
    Lại gần, gần lại với nhau, ngồi gần nhau hơn, ngồi kề bên nhau đừng bỏ tôi đi
    Hai mươi năm rồi, còn gì cho anh, còn gì cho tôi, còn gì cho em?
    Không còn gì, không còn gì
    Còn lại chiến tranh.
    Đêm sông Hương mong nhớ, ngày Cửu long mơ
    Mơ thấy gì
    Mơ một ngày Hồng hà góp hội trùng dương.
    (Lại gần với nhau)
    Anh cũng hát để thức tỉnh loài nguười rằng chiến tranh là tàn khốc, là cái chết, là sự huỷ diệt:
    ...Khi đất nước tôi không còn chiến tranh
    Mẹ già lên núi tìm xưuơng con mình
    Khi đất nước tôi thanh bình
    Tôi sẽ đi thăm làng xóm thành đồng, đi xem từng khu rừng cháy nám...
    (Tôi sẽ đi thăm)
    Thế nhưung đáp lại lời anh chỉ là tiếng súng nổ, đạn gầm và những ánh mắt nhìn xa lạ. Thật sự, TCS đã văng ra khỏi cái xã hội chinh chiến điên đảo ấy, anh cô độc đến lạc loài, cô độc trưuớc những thờ ơ lãnh đạm của những kẻ đang cầm súng nã vào đồng bào, những kẻ đang chìm trong bể suy đồi khi mà những nguười nối nguười vẫn ngã xuống, khi mà mộ bia vẫn ngày ngày xếp hàng. Anh đã co lại trong góc sâu nhất của cõi đời như một con thú bị thưuơng mang một cái nhìn lạnh lẽo, sợ hãi và chứng kiến những con người ấy nhuư hàng tượng đá vây lấy mình:
    ...Nhìn lại quanh đây, lô nhô loài ngưuời...
    Rồi chợt vui khi có những người đã nghe tiếng anh gọi đến quanh anh tề tựu, cùng sẻ chia, cùng buồn, cùng vui và cùng khát khao một ngày thanh bình cuộc đời im tiếng súng:
    ...Mọi ngưuời vẫn tới, ta chưa lạc loài...
    Từ đó, tình yêu thưuơng anh dành cho đồng loại cũng cất lên tiếng hát, tiếng hát của nhân bản, tiếng hát chỉ biết ngợi ca yêu thuương, tiếng hát bỏ quên hận thù:
    ...Anh nằm xuống, cho hận thù và lãng quên tiễn đưua nhau trong một ngày buồn
    Đất ôm anh đưa về cội nguồn...
    ...Anh nằm xuống như một lần vào viễn du
    Đứa con xưua đã tìm về nhà...
    (Hát cho một ngưuời vừa nằm xuống)
    Anh hát lên một thứ tình cảm vượt trên mọi thứ tình cảm thuường tình khác là tình đồng bào, kêu gọi những nguười cùng máu đỏ da vàng đừng nã súng vào nhau, đừng quên nguồn gốc, đừng quên nguười cha xa xuưa:
    Dậy cho con tiếng nói thật thà
    Mẹ mong con chớ quên màu da, con chớ quên màu da nưuớc Việt ta
    Mẹ trông con mau bưuớc về nhà
    Mẹ mong con lũ con đưuờng xa, ôi lũ con cùng cha, quên hận thù
    (Gia tài của mẹ)
    Anh cảm thưuơng cả những kẻ khốn cùng, những nguười sống trong cảnh lưuu lạc truân chuyên chỉ vì chuyện mưuu sinh miếng cơm manh áo:
    Em về đâu hỡi em, hãy lau khô dòng nước mắt
    Đời gọi em biết bao lần...
    ...Đời gọi em về giữa yêu thương để trả em ngày tháng êm đềm...
    ...Hãy chôn vào quên lãng nỗi đau hay niềm cay đắng...
    ...Hãy yêu khi đời mang đến một cành hoa giữa tâm hồn
    (Đời gọi em biết bao lần)
    Ghế đá công viên dời ra đưuờng phố, người già co ro chiều thiu thiu ngủ
    Ngưuời già co ro buồn nghe tiếng nổ
    Em bé loã lồ khóc tuổi thơ đi
    (Ngưuời già em bé)
    Trong những tình cảm thiêng liêng và tha thiết ấy, TCS đã thổi cái chất triết lý thuần tuý phuương Đông vào những ca khúc mà anh hát, cái triết lý anh tôn thờ, triết lý tạo nên những con người đôn hậu, thuần phác. Nghe những bài hát của TCS, ta mới thấy nó thấm đẫm những giáo lý của Phật giáo (đặc biệt là phép luân hồi) và đọng lại đầy những tinh thần của học thuyết Trang tử (sự tuơng đối, sự vận động và quan niệm cái chết cũng nhuư sự sống). Những lời ca khó hiểu và đòi hỏi nguười nghe phải có trình độ thưuởng thức văn học cũng như hiểu biết về triết học. Và "nhà triết học" TCS đã hát những lời kinh ở đầu con sông (trích lời bài đoá hoa vô thuường), lời kinh âm u, mênh mang, ngọt ngào nhuưng cũng đắng cay nhuư hương vị của đời. Đó là cái tài của ngưuời nghệ sỹ. Thực sự, từ trưuớc đến nay, triết luôn khô khan với những lý luận của nó nhưung khi triết học đưuợc chuyển tải bằng giai điệu và ca từ thì có lẽ không thể không đi vào lòng người. Nếu Trang tử đã nói về sự tưuơng đối bằng sự ẩn dụ: "Không có gì nhỏ hơn biển cả và không có gì lớn hơn đầu sợi lông mùa thu" thì TCS lại hát:
    ...Từng giọt sương thu hết mênh mông...
    Tuyệt diệu, cũng muốn nói về sự tuương đối nhưung TCS đã thu cả vũ trụ vào trong lòng hạt sưuơng chỉ vì nó trong văn vắt và phản chiếu cả môi trưuờng xung quanh trên bề mặt của nó. Có nhưu vậy, ta mới thấu hiểu hạt sưuơng mới lớn làm sao và trời đất thật qúa bé nhỏ. Cũng nhưu vậy, anh mang cả thuyết "tề vật", coi mọi vật đều gặp gỡ nhau vì cái duyên của vũ trụ gói trọn trong hai câu hát nhỏ:
    ...Những giọt mưua, những nụ hoa hẹn hò gặp nhau truước sân nhà
    Không hẹn mà đến, không chờ mà đi...
    Hơn cả thế, sự vận động cũng đưuợc miêu tả hết sức truyền cảm và nhuần nhị:
    ...Con sông là thuyền, mây cao là buồm...
    ...Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta...
    Rồi cả thuyết hiếu sinh, tôn trọng sự sống cũng được TCS hát với niềm tin tha thiết:
    ...Bên trời xanh mãi những nụ mầm mới
    Để lại trong cõi thiên thu hình bóng nụ cười.
    (Bốn mùa thay lá)
    Còn về cái chết thì sao? Anh coi nó cũng nhuư sự sống và vì thế anh đã dám mơ tới nó với một sự lạc quan:
    ...Một lần nằm mơ, tôi thấy tôi qua đời
    Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy
    Giật mình tỉnh ra ồ nắng lên kìa....
    (Bên đời hiu quạnh)
    Đúng là TCS phải lạc quan vì anh hiểu cái chết là bắt đầu của một kiếp sống mới. Nhiều nguười cho rằng, bài "Cát bụi" là bài rõ nhất về tuư tưuởng luân hồi của TCS nhưung tôi luôn cho rằng bài "Ngẫu nhiên" mới xứng đáng với đánh giá đó. Chỉ vài câu thôi nhưung anh đã cho thấy cái chết cũng nhuư sự sống không có đầu tiên cũng không có cuối cùng mà con người cũng nhuư sự vật chỉ biết rằng mình đang ở kiếp gì và đó cũng chỉ là sự tình cờ của tạo hoá mà thôi:
    Không có đâu em này không có cái chết đầu tiên
    Và có đâu bao giờ, đâu có cái chết sau cùng
    Tự mình biết riêng mình
    Tự mình biết riêng ta.
    Cứ nhuư thế, cuộc đời TCS như một ca khúc trọn vẹn buồn và đẹp tràn trề những ý tưuởng. Anh vẫn hát kinh đầu sông, vẫn tiếc nuối những ngày ra đi để rồi khi ra đi lại thèm muốn ngày trở về (Trong khi ta về lại nhớ ta đi). Cuộc đời vẫn loanh quanh tìm một chốn cho riêng mình cùng tiếng hát của một nghệ sỹ đích thực, tiếng hát của một trái tim thưuơng yêu và tiếng hát của một triết gia. Rồi một ngày nào đó, anh sẽ đi thật xa khỏi cuộc đời này và anh vui vẻ đón nhận nó vì anh biết đó sẽ là sự khởi đầu cho một kiếp mới. Biết đâu, anh sẽ là một cây xanh bốn mùa toả bóng hay là một con cá nhỏ trong thênh thang biển rộng. Nhuưng tôi uước sao anh sẽ trở thành một chú sơn ca vì tôi biết rằng đó sẽ là chú sơn ca hót hay nhất trong cõi mênh mông này.
    Hà Quang Minh
    2/2001
    KhiTaTre
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:35 ngày 05/07/2003
  5. Khitatre

    Khitatre Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Trịnh công sơn
    triết gia hát kinh đầu sông
    Lts: Gần nửa thế kỷ qua, có một người nghệ sỹ rong ruổi trên khắp những nẻo đường quê huơng. Hành trang của anh giản đơn chỉ là nỗi cô đơn, là những cơn đau, là những suy tưu về kiếp người và về cuộc sống chật chội. Tất cả đưuợc dấu sau đôi môi mượt mà buồn vời vợi, dấu sau vầng trán cao lơ thơ những nét tóc đã điểm màu thời gian xa mờ. Những bài thơ anh hát nhưu những lời kinh cầu nguyện cho một niềm u uẩn dai dẳng, một khao khát hoá thân và những dằn vặt chẳng có ai có thể lý giải nổi. Những lời ca như những cánh đỗ quyên ứa máu với sức nặng của trí tuệ khiến người nghe phải nghĩ, phải ưsuy tư uvà nhiều khi phải khóc. Anh đã đến nhẹ nhàng như thế và rồi một ngày mai, khi cái thế kỷ dã man và đau thương này qua đi, anh sẽ lặng lẽ ra đi đơn côi nhưu những ngày anh còn sống. Những gì còn lại rồi đây sẽ không phải là đôi mắt ấy, là vầng trán ấy mà là những bản tình ca bất tử, là cái tên anh, cái tên Trịnh CôngSơn: triết gia hát kinh đầu sông.
    Thập kỷ 60 và 70 có lẽ đã là thời kỳ tàn khốc nhất ở mảnh đất Việtnam đẹp nhưu thần thoại này. Đạn bom dập vùi trên những làng quê nhỏ bé. Khi ấy, giữa miền nam khói lửa, có một tiếng hát mới mang những u buồn của chất blues nấc lên trong từng đêm quạnh hiu xơ xác. Tiếng hát khác biệt hẳn với những điệu bolero du dương nơi phòng trà và khúc rock?Tn roll rộn ràng nơi sàn nhảy. Từ thẳm sâu trong những lời ca ấy là cái tả tơi của một tâm hồn vỡ vụn như vỏ sò, nỗi đớn đau của một trái tim bị tổn thưuơng và sự thất vọng của một ý tuưởng sáng trong tươi mới nhưu trẻ thơ. Những lời ca ấy vọt ra từ tinh huyết của một người Huế kín đáo, huướng nội và yêu sự thanh bình, một nguười Huế sinh ra không đúng thời đại, một nguười bỏ đi tìm lấy cho mình chốn náu thân xa lánh trần gian đạn lửa nhưung rồi chỉ loanh quanh trong cái vòng bi thưuơng hỗn loạn. Chốn nưuơng thân cuối cùng cho anh chính là âm nhạc, là giai điệu, là ca từ, là nơi anh có thể giữ lại cho mình những gì là mộng mị, là nơi anh gửi lại cho đời những uước mơ nhỏ nhoi nhưng chẳng bao giờ có thể vưuơn tới đuược.Trịnh Công Sơn đã sống nhưu thế, sống nhuư một thiền sưu, sống nhuư một Trang tử giữa thế kỷ 20 và vượt trên tất cả anh sống nhuư một nghệ sỹ đích thực, một nghệ sỹ không nghĩ tới mưuu sinh, đã yêu là yêu hết mình, thuỷ chung với một mối tình như anh thuỷ chung với âm nhạc. Những lời ca anh viết đẹp mà hoang vu; tha thiết mà lạnh lẽo; lạ kỳ mà gắn liền với từng kiếp người; mơ mộng mà đời thường; ngây ngô, mộc mạc mà nặng nề ý tưuởng triết học... Cái chất liệu hỗn hợp ấy dội lên từ đáy lòng anh, nơi những bi quan, yếm thế, những bế tắc đã tồn tại và tạo nên những giá trị không bao giờ có thể bị lãng quên. Đó là tình yêu, sự tôn thờ hoà bình, tính nhân bản và triết lý sâu xa...Tình yêu trong nhạc của anh là một đề tài đưuợc đề cập tới nhiều nhất và cũng là một đề tài buồn nhất. Một tình yêu lớn, đơn độc và nuối tiếc. Một tình yêu mang nặng những đắng cay, những đắng cay đã làm anh phải thốt lên:
    Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môiTình yêu mật đắng, mật đăng trong đời...,,, Tình yêu vô tội để lại cho ai buồn như giọt máu lặng lẽ nơi nàyTrời cao đất rộng một mình tôi đi, một mình tôi điĐời nhưu vô tận một mình tôi về, một mình tôi về với tôi.(Lặng lẽ nơi này)
    Và cũng chính tính yêu ấy đã theo anh suốt cuộc đời, đeo đẳng anh đến nỗi với anh nó đã là một phần của sự sống và anh không còn phải hấp tấp vội vàng nhuư thủa ban sơ nữa:
    Tôi đã yêu em bao mùa gió, khi lá cây khô bay đầy ngõ,Yêu em, không cần vội vã...
    để rồi với anh, tình yêu ấy với nỗi đau của nó bỗng trở nên đơn giản vô cùng, giản đơn ở chỗ anh chẳng trách cứ gì ai đã để lại cho anh vết thuương lòng:
    ....Yêu trong nỗi đau tình cờ.(Trong nỗi đau tình cờ.)
    Nhưung cũng có lúc, trong nỗi cô đơn dằn vặt, anh chợt thèm một hơi ấm nhỏ nhoi, chợt nhớ một hình dáng đã xa vời, chợt thèm một chỗ dựa cho trái tim, cho tâm hồn đã xác xơ:
    ...Ngoài phố mùa đông, đôi môi em là đốm lửa hồngRu đời đi nhé, cho ta nuơng nhờ lúc thở than...(Ru đời đi nhé)
    rồi rên lên trách cứ trong từng tiếng nấc nghẹn ngào của nuối tiếc:
    Bỏ mặc căn nhà, bỏ mặc tôi
    Bỏ mặc nơi đây, bỏ mặc ngưuời
    Bỏ mặc tôi lại, tôi là ai?
    Em đi bỏ mặc con đưuờng.
    (Em đi bỏ mặc con đưuờng.)
    Tình yêu mãnh liệt là thế nhưung cũng buồn là thế. Nhuưng trái tim cô đơn kia đâu chỉ chật hẹp trong khuôn khổ của tình cảm lứa đôi. Còn đó cả một khoảng rộng cho quê hưuơng, nơi những ước mơ ngày còn thơ dại đã đưuợc bay trong không gian nhuốm màu huyền thoại. Thế cho nên, chỉ đôi khi, giữa chốn xa lạ nào đó, giữa chặng dừng của cuộc phiêu lưu kiếm tìm chốn nuương thân, nguười nghệ sỹ bỗng thổn thức vì một tiếng nói đồng hưuơng:
    Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
    Giọng ngưuời gọi tôi nghe tiếng rất nhu mỳ
    Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
    Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ?
    Rồi một lần kia khăn gói đi xa
    Tưuởng rằng được quên thương nhớ noi quê nhà
    Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
    Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ?
    (Bên đời hiu quạnh)
    Rồi anh cũng đă hát lên tiếng than bi ai khi trên mỗi nẻo đưuờng anh qua, quê hưuơng Việtnam chỉ có lửa đạn chiến tranh và những xác nguười đã khuất:
    ...Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè
    ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hưuơng
    Còn có ai trên cuộc đời...
    ...Sau chinh chiến ôi quê huương thần thoại,
    Thủa hồng hoang đã thấy, đã xanh ngời liêu trai
    (Xin mặt trời ngủ yên)
    Nhuưng anh hát để nhắc nhớ loài nguười rằng những ngưuời đã nằm xuống ấy là những nguười đã chết để cho quê hưuơng đưuợc thấy ngày mai:
    Xác ngưuời nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng
    Trên nóc nhà thành phố, trên những đưuờng quanh co...
    ...Việtnam ơi xác thơm hơi cho đất ngày mai...
    ...Bên xác người già yếu có xác còn thơ ngây...
    (Hát bên những xác ngưuời)
    Cứ nhuư thế, cùng với một tình yêu mất mát, anh đã đi, đi hai mưuơi năm trời để tìm đưuợc gì. Tất cả những gì mà TCS nhìn thấy chỉ là những mất mát còn lớn hơn, những mất mát mà bom đạn đã tạo nên; mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha...Và từ những thổn thức cùng với sự bế tắc đến tột cùng của một kiếp người anh lại hát cho uước mong hoà bình, ước mong một ngày quê hưuơng thần thoại chỉ còn màu xanh của rừng, của sông biển và những mái tóc thanh xuân:
    Lại gần, gần lại với nhau, ngồi gần nhau hơn, ngồi kề bên nhau đừng bỏ tôi đi
    Hai mươi năm rồi, còn gì cho anh, còn gì cho tôi, còn gì cho em?
    Không còn gì, không còn gì
    Còn lại chiến tranh.
    Đêm sông Hương mong nhớ, ngày Cửu long mơ
    Mơ thấy gì
    Mơ một ngày Hồng hà góp hội trùng dương.
    (Lại gần với nhau)
    Anh cũng hát để thức tỉnh loài nguười rằng chiến tranh là tàn khốc, là cái chết, là sự huỷ diệt:
    ...Khi đất nước tôi không còn chiến tranh
    Mẹ già lên núi tìm xưuơng con mình
    Khi đất nước tôi thanh bình
    Tôi sẽ đi thăm làng xóm thành đồng, đi xem từng khu rừng cháy nám...
    (Tôi sẽ đi thăm)
    Thế nhưung đáp lại lời anh chỉ là tiếng súng nổ, đạn gầm và những ánh mắt nhìn xa lạ. Thật sự, TCS đã văng ra khỏi cái xã hội chinh chiến điên đảo ấy, anh cô độc đến lạc loài, cô độc trưuớc những thờ ơ lãnh đạm của những kẻ đang cầm súng nã vào đồng bào, những kẻ đang chìm trong bể suy đồi khi mà những nguười nối nguười vẫn ngã xuống, khi mà mộ bia vẫn ngày ngày xếp hàng. Anh đã co lại trong góc sâu nhất của cõi đời như một con thú bị thưuơng mang một cái nhìn lạnh lẽo, sợ hãi và chứng kiến những con người ấy nhuư hàng tượng đá vây lấy mình:
    ...Nhìn lại quanh đây, lô nhô loài ngưuời...
    Rồi chợt vui khi có những người đã nghe tiếng anh gọi đến quanh anh tề tựu, cùng sẻ chia, cùng buồn, cùng vui và cùng khát khao một ngày thanh bình cuộc đời im tiếng súng:
    ...Mọi ngưuời vẫn tới, ta chưa lạc loài...
    Từ đó, tình yêu thưuơng anh dành cho đồng loại cũng cất lên tiếng hát, tiếng hát của nhân bản, tiếng hát chỉ biết ngợi ca yêu thuương, tiếng hát bỏ quên hận thù:
    ...Anh nằm xuống, cho hận thù và lãng quên tiễn đưua nhau trong một ngày buồn
    Đất ôm anh đưa về cội nguồn...
    ...Anh nằm xuống như một lần vào viễn du
    Đứa con xưua đã tìm về nhà...
    (Hát cho một ngưuời vừa nằm xuống)
    Anh hát lên một thứ tình cảm vượt trên mọi thứ tình cảm thuường tình khác là tình đồng bào, kêu gọi những nguười cùng máu đỏ da vàng đừng nã súng vào nhau, đừng quên nguồn gốc, đừng quên nguười cha xa xuưa:
    Dậy cho con tiếng nói thật thà
    Mẹ mong con chớ quên màu da, con chớ quên màu da nưuớc Việt ta
    Mẹ trông con mau bưuớc về nhà
    Mẹ mong con lũ con đưuờng xa, ôi lũ con cùng cha, quên hận thù
    (Gia tài của mẹ)
    Anh cảm thưuơng cả những kẻ khốn cùng, những nguười sống trong cảnh lưuu lạc truân chuyên chỉ vì chuyện mưuu sinh miếng cơm manh áo:
    Em về đâu hỡi em, hãy lau khô dòng nước mắt
    Đời gọi em biết bao lần...
    ...Đời gọi em về giữa yêu thương để trả em ngày tháng êm đềm...
    ...Hãy chôn vào quên lãng nỗi đau hay niềm cay đắng...
    ...Hãy yêu khi đời mang đến một cành hoa giữa tâm hồn
    (Đời gọi em biết bao lần)
    Ghế đá công viên dời ra đưuờng phố, người già co ro chiều thiu thiu ngủ
    Ngưuời già co ro buồn nghe tiếng nổ
    Em bé loã lồ khóc tuổi thơ đi
    (Ngưuời già em bé)
    Trong những tình cảm thiêng liêng và tha thiết ấy, TCS đã thổi cái chất triết lý thuần tuý phuương Đông vào những ca khúc mà anh hát, cái triết lý anh tôn thờ, triết lý tạo nên những con người đôn hậu, thuần phác. Nghe những bài hát của TCS, ta mới thấy nó thấm đẫm những giáo lý của Phật giáo (đặc biệt là phép luân hồi) và đọng lại đầy những tinh thần của học thuyết Trang tử (sự tuơng đối, sự vận động và quan niệm cái chết cũng nhuư sự sống). Những lời ca khó hiểu và đòi hỏi nguười nghe phải có trình độ thưuởng thức văn học cũng như hiểu biết về triết học. Và "nhà triết học" TCS đã hát những lời kinh ở đầu con sông (trích lời bài đoá hoa vô thuường), lời kinh âm u, mênh mang, ngọt ngào nhuưng cũng đắng cay nhuư hương vị của đời. Đó là cái tài của ngưuời nghệ sỹ. Thực sự, từ trưuớc đến nay, triết luôn khô khan với những lý luận của nó nhưung khi triết học đưuợc chuyển tải bằng giai điệu và ca từ thì có lẽ không thể không đi vào lòng người. Nếu Trang tử đã nói về sự tưuơng đối bằng sự ẩn dụ: "Không có gì nhỏ hơn biển cả và không có gì lớn hơn đầu sợi lông mùa thu" thì TCS lại hát:
    ...Từng giọt sương thu hết mênh mông...
    Tuyệt diệu, cũng muốn nói về sự tuương đối nhưung TCS đã thu cả vũ trụ vào trong lòng hạt sưuơng chỉ vì nó trong văn vắt và phản chiếu cả môi trưuờng xung quanh trên bề mặt của nó. Có nhưu vậy, ta mới thấu hiểu hạt sưuơng mới lớn làm sao và trời đất thật qúa bé nhỏ. Cũng nhưu vậy, anh mang cả thuyết "tề vật", coi mọi vật đều gặp gỡ nhau vì cái duyên của vũ trụ gói trọn trong hai câu hát nhỏ:
    ...Những giọt mưua, những nụ hoa hẹn hò gặp nhau truước sân nhà
    Không hẹn mà đến, không chờ mà đi...
    Hơn cả thế, sự vận động cũng đưuợc miêu tả hết sức truyền cảm và nhuần nhị:
    ...Con sông là thuyền, mây cao là buồm...
    ...Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta...
    Rồi cả thuyết hiếu sinh, tôn trọng sự sống cũng được TCS hát với niềm tin tha thiết:
    ...Bên trời xanh mãi những nụ mầm mới
    Để lại trong cõi thiên thu hình bóng nụ cười.
    (Bốn mùa thay lá)
    Còn về cái chết thì sao? Anh coi nó cũng nhuư sự sống và vì thế anh đã dám mơ tới nó với một sự lạc quan:
    ...Một lần nằm mơ, tôi thấy tôi qua đời
    Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy
    Giật mình tỉnh ra ồ nắng lên kìa....
    (Bên đời hiu quạnh)
    Đúng là TCS phải lạc quan vì anh hiểu cái chết là bắt đầu của một kiếp sống mới. Nhiều nguười cho rằng, bài "Cát bụi" là bài rõ nhất về tuư tưuởng luân hồi của TCS nhưung tôi luôn cho rằng bài "Ngẫu nhiên" mới xứng đáng với đánh giá đó. Chỉ vài câu thôi nhưung anh đã cho thấy cái chết cũng nhuư sự sống không có đầu tiên cũng không có cuối cùng mà con người cũng nhuư sự vật chỉ biết rằng mình đang ở kiếp gì và đó cũng chỉ là sự tình cờ của tạo hoá mà thôi:
    Không có đâu em này không có cái chết đầu tiên
    Và có đâu bao giờ, đâu có cái chết sau cùng
    Tự mình biết riêng mình
    Tự mình biết riêng ta.
    Cứ nhuư thế, cuộc đời TCS như một ca khúc trọn vẹn buồn và đẹp tràn trề những ý tưuởng. Anh vẫn hát kinh đầu sông, vẫn tiếc nuối những ngày ra đi để rồi khi ra đi lại thèm muốn ngày trở về (Trong khi ta về lại nhớ ta đi). Cuộc đời vẫn loanh quanh tìm một chốn cho riêng mình cùng tiếng hát của một nghệ sỹ đích thực, tiếng hát của một trái tim thưuơng yêu và tiếng hát của một triết gia. Rồi một ngày nào đó, anh sẽ đi thật xa khỏi cuộc đời này và anh vui vẻ đón nhận nó vì anh biết đó sẽ là sự khởi đầu cho một kiếp mới. Biết đâu, anh sẽ là một cây xanh bốn mùa toả bóng hay là một con cá nhỏ trong thênh thang biển rộng. Nhuưng tôi uước sao anh sẽ trở thành một chú sơn ca vì tôi biết rằng đó sẽ là chú sơn ca hót hay nhất trong cõi mênh mông này.
    Hà Quang Minh
    2/2001
    KhiTaTre
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:35 ngày 05/07/2003
  6. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ viết như thế này đúng là niềm bí ẩn của một con người???
    Vô minh trói buộc phận đời
    Đổi thay mới thấu bi ai vô thường
    Ngộ mê vô trụ vô hình
    Thôi yêu vô ngã cho mình vô vi
  7. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ viết như thế này đúng là niềm bí ẩn của một con người???
    Vô minh trói buộc phận đời
    Đổi thay mới thấu bi ai vô thường
    Ngộ mê vô trụ vô hình
    Thôi yêu vô ngã cho mình vô vi
  8. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    "NHẠC TRỊNH" GIỮA ĐỜI THƯỜNG
    Những ngày vừa qua những người yêu nhạc TCS lại có thêm một dịp háo hức gặp lại chàng nhạc sỹ tài hoa này bằng một số ca khúc nổi tiếng quen thuộc của anh trên sân khấu CLB Phan Đình Phùng.NS Thanh Tùng và những người bạn của anh đã làm một việc đáng quý là tổ chức một chương thình nhạc TCS tương đối tập trung và đầy tình cảm bạn bè để tưởng nhớ Trịnh nhân 2 năm ngày mất của anh qua chủ đề 4 đêm nhạc Trịnh:"Trịnh Công Sơn _Hòa bình cho tình yêu".
    Năm Tu Huýt không có vé mời nhưng vẫn làm một khán giả nhiệt tình phía dưới sân khấu.Phải nói là nhạc Trịnh vẫn có một sức thu hút mãnh liệt đối với khán giả mọi tầng lớp và qua nhiều thế hệ.Người ta đến đây không phải vì phong trào mà vì một thứ tình cảm thấm đậm ,in sâu trong tâm tưởng của mỗi người hình bóng của một người mình yêu hay người yêu mình đang còn hay đ ã hóa thân thành "Diễm xưa" trong hồn những ca khúc của Trịnh.
    Người ta gọi nhạc trịnh bằng nhiều cách khác nhau như tình ca ,du ca...Năm Tu Huýt nghĩ rằng hơn hết,ẩn hiện hay rõ nét đằng sau những tên gọi thân thương ấy của nhạc Trịnh nổi lên cái chất "đời ca' rất nồng nàn từ ca từ đến giai điệu.Nhạc trịnh cho dù nói lên điều gì cũng rất dễ thấm ,dễ nhớ,dễ thuộc,dễ hát đến nỗi từ cụ già đến em thiếu nhi đều hát được và hát rất tình cảm tùy theo tâm trạng và hoàn cảnh của mình.Đúng là một hồn nhạc đã đi vào hồn người mọi lúc mọi nơi và luôn hiện diện trong một cõi đời thường mà ai cũng có mặt ,đang sống ,đang yêu ,đang hạnh phúc ,đang vui buồn hay đang nghĩ về một thứ...cát bụi nào đó của mai kia mà cứ nghe như rất gần bên cạnh mình.
    Nhạc Trịnh bây giờ nghe qua những giọng ca mới rõ ràng là không hay,không có cái "thần hồn ,thần xác"của Trịnh như ngày xưa nghe Khánh Ly hát,ngoại trừ một Thùy Dung với chất giọng ngọt ngào,nồng nàn và phong cách biểu diễn lãng mạn mà không làm dáng khiến người nghe như được truyền đến với cái hồn nhạc Trịnh trong thời tiết,mùa màng của hoa trái trong vườn ,cây lá thênh thang ngoài phố,nắng mưa ngậm ngùi bên đời sống.Tuy nhiên,với những ca khúc quen thuộc ấy,có ca khúc đã hơn 30 năm nay như ca khúc đầu tiên TCS sáng tác năm 18 tuổi vẫn làm cho người nghe bồi hồi,xúc động như tâm trạng của chính mình.
    Với một gia tài âm nhạc với hơn 600 ca khúc để lại cho đời ,cho những trái tim luôn rung động vì hồn vía của ca từ,giai điệu âm nhạc Trịnh, Năm Tu Huýt nghĩ rằng chừng ấy đã quá đủ cho TCS trở thành một dấu ấn lớn với thời gian như một người nhạc sỹ,nghệ sỹ tài hoa rất mực trong cuộc đời vốn rất hạn hữu và rất hiếm những tài hoa đích thực này.
    Năm Tu Huýt không phải là một người bạn theo đúng nghĩa bạncủa TCS nhưng vẫn nhớ một câu nói quen thuộc của anh trong chốn gặp gỡ bạn bè là "sống ở đời cần phải có một tấm lòng ".Những ngày mà cách đây 2 năm trưốc khi trở về với "cát bụi",NTH thường hay gặp Trịnh hay ngồi một mình ngoài hành lang ở quán café Catina của NS Phú Quang ngẩn ngơ nhìn nắng buổi sáng đi trên tán cây xanh trên đường Dồng Khởi .TCS đã sống rất có "một tấm lòng" với mọi người,với tình yêu của anh và với cuộc đời này.Khi ra đi Sơn chỉ còn vạt nắngmà anh ngẩn ngơ nhìn,có thể cho đến giờ này ở một cõi khác.Sơn vẫn không hiểu được vì sao vạt nắng buổi sáng ấy trên tán công đường Đồng Khởi nó lại vàng đến thế.
    Chàng nhạc sỹ của những ca khúc đầy hồn vía đã để lại cho đời kia cũng thế,ra đi rất nhẹ nhàng như nắng và mang theo chỉ một tấm lòng ,còn hồn nhạc thì để lẫn vào trong trái tim mỗi người để ai có già đi một chút,mỗi năm buồn vui thêm một chút theo mùa thì dường như nghe nhạc Trịnh lại thấy thấm hơn ,xúc động hơn.Đó cũng chính là người có "một tấm lòng" vậy.
    NĂM TU HUÝT
    Nguồn:Tạp chí CA TP.HCM
    BỎ TÔI HOANG VU VÀ NHỎ BÉ
    BỎ MẶC TÔI NGỒI GIỮA ĐỜI TÔI...
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:37 ngày 05/07/2003
  9. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    "NHẠC TRỊNH" GIỮA ĐỜI THƯỜNG
    Những ngày vừa qua những người yêu nhạc TCS lại có thêm một dịp háo hức gặp lại chàng nhạc sỹ tài hoa này bằng một số ca khúc nổi tiếng quen thuộc của anh trên sân khấu CLB Phan Đình Phùng.NS Thanh Tùng và những người bạn của anh đã làm một việc đáng quý là tổ chức một chương thình nhạc TCS tương đối tập trung và đầy tình cảm bạn bè để tưởng nhớ Trịnh nhân 2 năm ngày mất của anh qua chủ đề 4 đêm nhạc Trịnh:"Trịnh Công Sơn _Hòa bình cho tình yêu".
    Năm Tu Huýt không có vé mời nhưng vẫn làm một khán giả nhiệt tình phía dưới sân khấu.Phải nói là nhạc Trịnh vẫn có một sức thu hút mãnh liệt đối với khán giả mọi tầng lớp và qua nhiều thế hệ.Người ta đến đây không phải vì phong trào mà vì một thứ tình cảm thấm đậm ,in sâu trong tâm tưởng của mỗi người hình bóng của một người mình yêu hay người yêu mình đang còn hay đ ã hóa thân thành "Diễm xưa" trong hồn những ca khúc của Trịnh.
    Người ta gọi nhạc trịnh bằng nhiều cách khác nhau như tình ca ,du ca...Năm Tu Huýt nghĩ rằng hơn hết,ẩn hiện hay rõ nét đằng sau những tên gọi thân thương ấy của nhạc Trịnh nổi lên cái chất "đời ca' rất nồng nàn từ ca từ đến giai điệu.Nhạc trịnh cho dù nói lên điều gì cũng rất dễ thấm ,dễ nhớ,dễ thuộc,dễ hát đến nỗi từ cụ già đến em thiếu nhi đều hát được và hát rất tình cảm tùy theo tâm trạng và hoàn cảnh của mình.Đúng là một hồn nhạc đã đi vào hồn người mọi lúc mọi nơi và luôn hiện diện trong một cõi đời thường mà ai cũng có mặt ,đang sống ,đang yêu ,đang hạnh phúc ,đang vui buồn hay đang nghĩ về một thứ...cát bụi nào đó của mai kia mà cứ nghe như rất gần bên cạnh mình.
    Nhạc Trịnh bây giờ nghe qua những giọng ca mới rõ ràng là không hay,không có cái "thần hồn ,thần xác"của Trịnh như ngày xưa nghe Khánh Ly hát,ngoại trừ một Thùy Dung với chất giọng ngọt ngào,nồng nàn và phong cách biểu diễn lãng mạn mà không làm dáng khiến người nghe như được truyền đến với cái hồn nhạc Trịnh trong thời tiết,mùa màng của hoa trái trong vườn ,cây lá thênh thang ngoài phố,nắng mưa ngậm ngùi bên đời sống.Tuy nhiên,với những ca khúc quen thuộc ấy,có ca khúc đã hơn 30 năm nay như ca khúc đầu tiên TCS sáng tác năm 18 tuổi vẫn làm cho người nghe bồi hồi,xúc động như tâm trạng của chính mình.
    Với một gia tài âm nhạc với hơn 600 ca khúc để lại cho đời ,cho những trái tim luôn rung động vì hồn vía của ca từ,giai điệu âm nhạc Trịnh, Năm Tu Huýt nghĩ rằng chừng ấy đã quá đủ cho TCS trở thành một dấu ấn lớn với thời gian như một người nhạc sỹ,nghệ sỹ tài hoa rất mực trong cuộc đời vốn rất hạn hữu và rất hiếm những tài hoa đích thực này.
    Năm Tu Huýt không phải là một người bạn theo đúng nghĩa bạncủa TCS nhưng vẫn nhớ một câu nói quen thuộc của anh trong chốn gặp gỡ bạn bè là "sống ở đời cần phải có một tấm lòng ".Những ngày mà cách đây 2 năm trưốc khi trở về với "cát bụi",NTH thường hay gặp Trịnh hay ngồi một mình ngoài hành lang ở quán café Catina của NS Phú Quang ngẩn ngơ nhìn nắng buổi sáng đi trên tán cây xanh trên đường Dồng Khởi .TCS đã sống rất có "một tấm lòng" với mọi người,với tình yêu của anh và với cuộc đời này.Khi ra đi Sơn chỉ còn vạt nắngmà anh ngẩn ngơ nhìn,có thể cho đến giờ này ở một cõi khác.Sơn vẫn không hiểu được vì sao vạt nắng buổi sáng ấy trên tán công đường Đồng Khởi nó lại vàng đến thế.
    Chàng nhạc sỹ của những ca khúc đầy hồn vía đã để lại cho đời kia cũng thế,ra đi rất nhẹ nhàng như nắng và mang theo chỉ một tấm lòng ,còn hồn nhạc thì để lẫn vào trong trái tim mỗi người để ai có già đi một chút,mỗi năm buồn vui thêm một chút theo mùa thì dường như nghe nhạc Trịnh lại thấy thấm hơn ,xúc động hơn.Đó cũng chính là người có "một tấm lòng" vậy.
    NĂM TU HUÝT
    Nguồn:Tạp chí CA TP.HCM
    BỎ TÔI HOANG VU VÀ NHỎ BÉ
    BỎ MẶC TÔI NGỒI GIỮA ĐỜI TÔI...
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 12:37 ngày 05/07/2003
  10. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0
    Trò chyện với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn
    Hoi: Co su cac nhau nao giua mot Trinh Cong Son truoc nam 1975 va sau nam 1975 trong sang tac cua nhac si?
    Trinh Cong Son: Su khac nhau la rat lon, hai muoi nam troi qua ma khong co gi thay doi do moi la dieu la, va khi ay tam hon nguoi sang tac chang khac gi mat nuoc ao tu.
    Hoi: Que huong xu Hue va Dao Phat co anh huong the nao doi voi sang tac cua Nhac si ? Dieu gi trong cuoc song co anh huong lon nhat? Theo Nhac si de cam nhan duoc cai hai cai dep cua Am nhac va cac sang tac cua Nhac si noi rieng, thinh gia can co dieu kien gi?
    TCS: Hue va Dao Phat anh huong sau dam tren tinh cam thoi tho au cua toi. Tat ca nhung gi thuoc ve cuoc song deu co anh huong tren doi song tinh than va tinh cam cua toi. De co the cam nhan duoc cai hay cai dep trong Am nhac va rieng trong nhung ca khuc cua toi, can co mot linh cam nhay ben va von kien thuc nhat dinh.
    Hoi: Cac bai nhac cua Nhac si cang ve sau cang the hien tinh triet ly. Phai chang cang lon tuoi nguoi ta cang co nhieu noi co don trong " Mot coi di ve" cua minh?
    TCS: Dung la nhu vay.
    Hoi: Nguoi ta thuong noi:" Nhung tac pham bat hu tren moi lanh vuc nghe thuat deu do tai nang cong voi su dau kho ma thanh". Vay cac ca khuc cua Nhac si do nhung yeu to nao tao nen?
    TCS: Cau noi tren cung dung voi nhung ca khuc cua toi.
    Hoi: Theo Nhac si, ca si nao the hien thanh cong nhat tac pham cua minh? Nhac si co the cho mot nhan dinh that cong bang giua Khanh Ly va co Bong trong moi quan he voi Nhac si ve nghe thuat khong? Trong dip ve tham co huong lan nay Khanh Ly co thu giong ca khuc nao cua Nhac si khong? Nhac si co y dinh cung Khanh Ly lam mot tour bieu dien xuyen Viet khong?
    TCS: Cach dien dat cua Khanh Ly va Hong Nhung hoan toan khac nhau. Moi nguoi deu co thinh gia rieng cua minh. Tuy nhien cai gioi nghe va yeu thich Khanh Ly van dong dao hon nhieu. Trong nghe thuat Khanh Ly la mot nguoi lam viec rat nghiem tuc va luon luon giu mot moi lien le mat thiet voi tac gia de tim hieu can ke nhung dieu tac gia muon noi trong tac pham. Dau nam nay Khanh Ly co du dinh ve nhung phut cuoi, Khanh Ly co dien ve cho biet vi nhung ly do rieng tu nen chua ve duoc.
    Hoi: Hinh nhu chuong trinh " Nhung dau chan khong nam thang" khong thanh cong nhu mong doi cua Nhac si? Phai chang cac ca si duong thoi khong the hien duoc cai than cua bai hat?
    TCS: Co the la nhu the that.
    Hoi: Nhac si Van Cao da tung viet " Trinh Cong Son viet de nhu lay chu trong tui ra". Nhac si co the bat mi voi doc gia doi dieu ve cai tui cua minh khong? Tui co bi voi di khi da qua nhieu chu duoc chuyen vao ca khuc?
    TCS: Van Cao chi nhac lai cau noi nay cua Nhac si Nguyen Xuan Khoat, nguoi ma toi rat kinh trong. Toi co cam tuongcai tui nay chua voi di bao nhieu.
    Hoi: Nguon luc nao da giup Nhac si chuyen tai toi cong chung nhieu the he nhung ca khuc nhu thach do voi thoi gian? Trong cuoc song doi thuong Nhac si co duoc thanh cong va hanh phuc nhu trong sang tac khong?
    TCS: Cong bang ma noi thi dong luc chinh la cong chung. Toi muon mang den cho ho nhung gi hat nhat la nhat. Thanh cong va hanh phuc khong phai la cap bai trung luon luon danh rieng cho mot nguoi nhu mot an sung bat kha van hoi. Vi vay that bai va bat hanh la dieu kho tranh khoi.
    Hoi : " Bao nhieu nam roi con mai ra di. Di dau loanh quanh cho doi moi met" Nhac si noi voi minh hay noi cho ai? Nhac si da di nhu vay bao gio chua? Va da nem duoc vi met ay chua?
    TCS: Coi di ve ay danh chung cho tat ca moi nguoi.
    Hoi: Tai sao o xu Hue, ma trong cac tac pham cua minh khong co mot bai nao noi nen phong canh hay net dep rieng cua Hue?
    TCS: Nhung ca khuc truoc nam 75 hau nhu deu mang phong vi Hue, mac du khong co mot chu Hue nao trong bai.
    Hoi: Tu truoc den nay ai yeu nhac Trinh Cong Son deu hieu rang nhac si co cai nhin doc dao ve tinh yeu. Vay Nhac si nghi sao ve y nghia cua tinh yeu ma Nhac si hang song?
    TCS: Trong gio phut nay toi khong nghi gi ve tinh yeu ca. Va thanh that ma noi, toi cung chang hieu tinh yeu da cho toi mot y nghia gi.
    Hoi: De viet duoc nhung ca khuc ve tinh yeu, thi su rung dong cua trai tim Nhac si o muc do chan thanh truoc tinh yeu hay chi la ao anh cua tinh yeu. Da co lan Nhac si noi " khi ban hat mot ban tinh ca nghia la ban dang muon hat ve cuoc tinh cua ban". Phai chang khi mot ca khuc moi ra doi la mot moi tinh moi cua Nhac si? Nhac si da co bao nhieu moi tinh?
    TCS: Tat ca deu la ao anh. Tham chi khi toi phat bieu mot dieu gi do thi chang qua do cung chi la ao anh cua nhung y tuong cua rieng toi. Co khi phai co hang tram moi tinh thoang qua, dong lai, ngan ngui dai lau, moi viet duoc dam bay ca khuc hay boi vi sang tac khong he lam cong viec cua cai may: cu bo mot dong xu vao thi roi ra mot lon nuoc.
    Hoi: Trong nhac tinh cua Nhac si, moi nguoi luon tim thay moi tam trang, tinh cam cua minh ve tinh yeu. Nhac si noi ho cho con nguoi tat ca, nhung chinh minh Nhac si da trai qua tat ca chua?
    TCS: Toi viet ve nhung gi toi da song va ca du doan nhung gi co the xay ra.
    Hoi: " Song trong doi song can co mot tam long" do co phai la quan niem song va sang tac cua Nhac si khong? Theo Nhac si, quan niem do co con dung trong thoi buoi co qua nhieu thay doi nhu hien nay?
    TCS: Thoi buoi nao cung can phai co quan niem song nhu the. Con nguoi va dong vat chi co khac nhau tung ay thoi.
    Hoi: Neu co mot doa hong quy gia, Nhac si se tang cho ai? Duc tinh nao cua con nguoi khien Nhac si cui dau kinh phuc?
    TCS: Toi se tang me toi. Rat tiec me toi khong con nua. Duc tinh cua con nguoi khien toi cui dau kinh phuc co le la long vi tha.
    Hoi: Nhac si nho gi ve qua khu, nghi gi ve hien tai va hy vong gi o tuong lai? Nhac si se song ra sao neu mot ngay nao do Nhac si chia tay voi am nhac?
    TCS: Qua khu hien tai tuong lai trong toi chi la mot. Neu co gi khac biet thi do la trang thai tinh than cua tung giai doan va su thay doi trong nhung dien bien tinh cam. Toi du dinh se chia tay voi am nhac de viet nhung bai tap but ngau hung va ve.
    Hoi: Su tai hoa cua anh khong chi the hien trong am nhac ma con trong thi ca, hoi hoa, tu tuong triet hoc, va ngon ngu Phap. Vay neu chiem nghiem lai minh, anh nghi gi ve hai cau tho cua Nguyen Du: " Tram nam trong coi nguoi ta. Chu tai chu menh at la ghet nhau".
    TCS: Toi muon viet sai cau tho cua Nguyen Du cho rieng minh:" Tram nam trong coi nguoi ta. Chu tai chu menh cung la be dau".
    Giao Luu Voi Nhac Si Trinh Cong Son
    1. Em van biet la nguoi nhac si khi sang tac can phai co cam hung. Em chac chan rang nhung bai rat hay cua nhac si cung bat nguon tu nhung cam hung nhu vay[ Diem Xua, Tuoi Da Buon, Toi Oi Dung Tuyet Vong...]. Nhung cam hung o day co the la tinh yeu con nguoi, thien nhien, dat nuoc...Cau hoi cua em la: - Nhac si co the ke mot vai ky niem ve nhung cam hung doi voi mot so bai hat ma nhac si tam dac nhat? - Thoi the da thay doi, ngay nay lieu nhac si co con gap duoc nhung cam hung tuong tu nhu the khong de sang tac tiep nhung ca khuc moi. ( ng_hungnoip@hotmail.com)
    TCS: Co nhung bai hat gan lien voi mot ky niem nhung cung co nhung bai hat la nhung sang tac thuan tuy. Ky niem ve nhung bai hat thi nhieu qua khong ke het ra duoc. Xin loi vay. - Thoi nao cung vay thoi. Khi trai tim con biet rung dong thi luc ay cam hung van con. Va cam hung con thi van tiep tuc sang tac.
    2. Khi nhac den nhac Trinh Cong Son, nguoi ta [hay toi] deu nghi den ca si Khanh Ly hoac nguoc lai. Su lien tuong nay luon luon ben chat it nhat la thoi ky truoc 30-4-75. Chac chan nhac si biet rat ro ve dieu nay. La nguoi [trong cuoc] nhac si co the giai thich tai sao? Theo nhac si hien nay ca si nao trong nuoc co the dien dat hay nhat nhung ca khuc cua nhac si va nhac si cam thay vua y. Phan hai cua cau hoi, nhac si co the khong tra loi tren "gap go". Toan the cau hoi tren, neu co the de nghi nhac si chuyen giup den ca si Khanh Ly va toi cung muon biet y kien cua chi ay.(Nguyen Huu Loi - An Giang, huuloiag@hcm.vnn.vn)
    TCS: Co mot thoi Khanh Ly cung toi di hat chung voi nhau o cac dai hoc thuoc cac do thi mien Nam. Ngoai ra con hat o cac san khau trinh dien hoac o cac phong tra, Khanh Ly cung chuyen hat nhac cua toi. Co the noi dao ay toi chi viet cho Khanh Ly hat. Co mot vai ca si hat nhung ca khuc cua toi hien nay nhung hay nhat thi chua co.
    3. Chau rat thich nhung bai hat cua chu nhu Ha Trang, Nang Thuy Tinh, Biet Dau Nguon Coi...nhung thuc su la cac bai hat cua chu rat kho hat cho hay. Chau chi thich nhat co Khanh Ly hat nhung nhac pham cua chu thoi. Chu co cho rang co ay la nguoi hat nhung bai hat cua chu hay va truyen cam nhat khong? - Trong bai Biet Dau Nguon Coi co cau " Cay thu bong dai va toi thu bong toi" chau khong duoc hieu ro lam ve y nghia cua cau ay, chu co the giai thich duoc khong? - Chu co the cho chau dia chi email cua chu de tien trao doi duoc khong? ( Dau Bich Thuy - Hanoi, thuydb@yahoo.com)
    TCS: Nhan xet ve Khanh Ly nhu the la dung. - Buoi sang mat troi roi xuong lam bong cay va bong nguoi dai ra. Den trua gio Ngo, mat troi o dinh dau thi bong nguoi va bong cay thu lai khong con bong nua. Khong hieu cai bong ay co that khong hay chi ban than nguoi va cay moi la thuc. Day la "Biet dau nguon coi
    Sống trên đời cần có một tấm lòng...

Chia sẻ trang này