1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Chim Hoạ Mi Và Nàng Thơ (3)
    (tiếp theo)
    Những cuộc tình rồi cũng tàn phai úa rữa để mọc dậy, phục sinh những tình yêu của nhạc-và-thơ. Em đã ra đi, sầu ở lại. Em đã chết đi, anh vĩnh viễn nhớ. Tình em thu gồm trong một cá thể, bây giờ anh thấy em thần thoại nối hết mọi tha nhân. Hiện hữu mới thật bộc phát từ hư vô. Trong hiện hữu mọi hiện tượng đều bị giới hạn; trong hư vô mọi biên cương đều bị phá vỡ, tưởng tượng sẽ phong phú với hư vô hơn với hiện hữu. Nét môi em bây giờ là vần thơ anh viết trên trán một người chìm trong cõi hư vô. Mắt em bây giờ xanh thẳm và hút sâu như đôi ngôi sao cổ tích lúc nào cũng lấp lánh trong anh, trong cảnh hoang vu, cõi lạc loài, cõi sa mạc nối dài, em em ơi, làm sao em biết đời sống buồn tênh... Tình yêu đối với trăng-lãng-du là tình yêu đã ra đi và tình yêu đã ra đi trong suốt một hành trình biện chứng của hóa thân và thăng hoa. Từ cụ thể - người tình- tình yêu của em hóa thân thành trừu tượng - cuộc tình; Tình yêu trừu tượng này dần dần thăng hoa thành nhạc và thơ: ?oHoa thanh quý nở bừng trong diễm sử? (Đinh Hùng). Tuyệt đối, Trịnh Công Sơn không bao giờ muốn giữ lại trong tay chàng một người tình nào cả; thật ra, chàng cũng chẳng ý thức cụ thể về điều đó. Hồn chàng là cõi hoang vu dệt bằng hai canh chỉ nhạc và thơ. Trong hai từ nhạc và thơ đã bao hàm vô định lẫn vô biên, hư vô lẫn hiện hữu, buồn vui không biên giới, hạnh phúc và nỗi niềm thân phận cũng chỉ là một. Mọi cuộc tình đều mang yếu tính thế gian, chỉ có tình-yêu-nhạc-và-thơ mới phi thế gian, phi đời. Sự hoang vu dày dặc trong hồn chàng là cả một hiện sinh đợi thời gian đến để khước từ, đợi không gian đến để gọi tên rồi lặng yên. Tình yêu là gì? Là màu xanh rừng sẽ giữ mãi, là hương đời sẽ gửi mãi cho gió, là buồn vui đang nằm chờ để hợp nhất. ?oTấm lòng em như lá kia còn xanh. Rừng ơi hãy giữ cho bền nhé (...) Em đã đến nơi này tựa như cánh én. Dịu dàng trao chút hương hoa mùa xuân. Nhớ gì mà nắng vàng cánh rừng. Thương gì mà sương khuya vội buông. Chiều nay bên trời xao xuyến, còn em trong từng nhớ thương.? (Vẫn có em bên đời). Tình yêu của chàng du ca không chỉ là hiển thể (étant) mà tất yếu phải biện chứng sanh hữu thể (être). Hiện thể thì tất yếu tàn phai tan tác như một vật chất thuần túy; và hữu thể thì cũng tất yếu và luôn luôn khai phóng để phong phú hơn và mãi mãi phong phú hơn như bất tử. Khi tình yêu thế gian bắt đầu ngả đổ tan tác thì cũng là lúc tình-yêu-hữu-thể bắt đầu thơ mộng. ?oCó khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt đã nương theo vào đời làm nỗi ưu phiền. Ngoài phố mùa đông đôi môi em là đốm lửa hồng (...) Ru đời đi nhé ôi môi ngon này giữa trần gian? (Ru đời đi nhé). Em như cơn gió quạnh hiu. Không có em đường cũ tiêu điều. Em đã xa lìa nỗi đau. Em đi biền biệt muôn trùng quá. Từng cơn gió và từng cơn gió. Em đi gió lạnh bến xa bờ. Từng nỗi nhớ trùng trùng nỗi nhớ.? (Còn ai với ai). Hình như nhạc sĩ du ca lúc nào cũng muốn nói rằng: này tình yêu, em ơi, không bao giờ em chết trên cung tay ta như một loài côn trùng ngủ sâu, mà chính ta sẽ chết theo năm tháng hạnh phúc đã thăng hoa từ mắt em, từ môi em, từ ngón xuân nồng, từng ngón chân xưa dội về phố cũ - Ôi tóc em dài đêm thần thoại - Không, không bao giờ em chết trên tay ta theo tháng năm trần lụy mà ta sẽ ru em. Ru mãi ngàn năm giòng tóc em buồn. Ru mãi ngàn năm từng phiến môi mềm. Còn lời ru mãi, vang vọng một trời. Mùa xanh lá vội, ru em miệt mài, còn lời ru mãi, còn lời ru này ngàn năm ru hoài, ngàn đời ru ai. Người du ca không còn ru những người tình nữa mà ru những cuộc tình đã thăng hoa thành tình-thơ-và-nhạc để rồi những tình này cũng sẽ thăng hoa thành một đóa. ?oHoa thanh quý bừng trong diễm sử?. Ngàn đời ru ai. Ai. Không còn ai, là tất cả các em đã ra đi, là những cuộc tình cũng đã vội trôi; giờ đây, không còn một ai, tức là còn tất cả. Tất cả các em bây giờ là một: ai. Các cuộc tình đã thăng hoa để đạt đến chỗ đồng nhất một: một là ai; ai là tất cả, là em, là những em. ?oRu em ngủ những đêm khuya, ru em ngủ tháng âm u ru em cùng những u mê ru em dù đã chia xa. Ru em vì những đêm xưa (...) Ru em từng giọt bùi đã qua (...) Cuối đời còn gì nữa đâu, đã tàn mộng mị khát khao? (Ru em). Những cuộc tình bây giờ chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm là thời-gian-hoài-mộng, mà cũng là thời-gian-phóng-hiện-vào-tương-lai trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Nhớ lại các em, những cuộc tình: người du tử bèn chép sử tương lai vì tương lai là quê hương của khát vọng, của mộng mị, là bến hẹn của tục lụy đầu thai làm thanh quý, để những tình yêu đầu thai ********-yêu-nhạc-và-thơ để tình-yêu-nhạc-và-thơ đầu thai làm đóa hoa vô thường.
    Không, không bao giờ các em chết trong những quạnh quẽ của tháng năm, của bẽ bàng thân phận, của hững hờ định mệnh và, và, của bội bạc lẽ sống. Không. Các em sẽ ngủ mãi trong lời ru này, trong tiếng hót của họa mi, ngủ mãi trong lòng ta, trong hơi thở của nàng thơ. Chim họa mi và nàng thơ cùng ta sẽ ru các em mãi mãi trên lưng sóng nhạc, trong giấc ngủ thiên thu của đóa hoa vô thường . Đối với trăng-lãng-du, không có một tình yêu nào mất đi cả. Những cuộc tình đã vội qua là những thăng hoa của tình yêu vội thăng hoa theo cấp số nhân mà thời gian chỉ trôi giạt theo cấp số cộng, hỡi các em, xin đa tạ các em đã cho ta, giờ đây, sự bất tử của tình yêu. Xin đa tạ các em. Em đã cho tôi bầu trời là những mênh mông vô hạn. Em đã cho tôi yêu thêm loài người: tình yêu các em là dưỡng chất trần gian nuôi hồn tôi thêm cao quý: mở rộng cho tha nhân... Và, chiều nay em muôn đời nằm xuống là lúc tôi có em đời đời vì từ đây tôi xót xa chờ đợi, vì từ đây không còn có ai phụ người. (Em đã cho tôi bầu trời). Những cuộc tình đã vội quên là những hóa thân vội vã của những cuộc tình thành những Tình xa, Tình nhớ, Biển nhớ, Ru em từng ngón xuân hồng, Ru ta ngậm ngùi, Ru em... Nỗi bận bịu lớn nhất đối với trăng-lãng-du không phải là ?osợ tình yêu sẽ ra đi hay đã quên đã chết? mà chính là hăm hở chờ cho tình yêu đã ra đi (vô thức) để tình-thật-sự-là-tình-trở-về-mãi-mãi bên chàng. ?oTình ngỡ chết trong nhau, nhưng tình vẫn rộn ràng. Người ngỡ đã quên lâu nhưng người vẫn bâng khuâng? (Tình nhớ). ?oCuộc tình nào đã ra khơi ta còn mãi nơi đây. Từng người tình bỏ ta đi như những giòng (sic) sông nhỏ. Ôi những giòng (sic) sông nhỏ lời hẹn thề là những cơn mưa (...) Đôi khi ta lắng nghe ta nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá. Hồn ta gió cát phù du bay về. Đôi khi trên mái cuộc tình ta nghe những giọt mưa, Tình réo tình ta âm thầm, sầu réo sầu bên bờ vực sâu? (Tình xa) ?oTình yêu như trái phá con tim mù lòa. Một mai thức dậy chợt hồn như ngất ngây, chợt buồn như mắt nai, rồi tình vui trong mắt, rồi tình mềm trong tay (...) Tình như cơn bão đi qua địa cầu. Tình khắp cơn sầu, tình dìu qua hố sâu tình vời lên núi cao rồi trong cơn yếu dấu, tình đầy tình xa nhau. Cuộc tình lên cao vút như chim mõi cánh rồi, như chim xa lìa bầy như chim bỏ đường bay. Tình yêu như trái chín trên cây rụng rời. Một mai thức dậy chuyện trò với lá cây, rồi buồn như lá bay (...) Tình cho nhau môi ấm một lần là trăm năm? (Tình sầu). Tình yêu như trẻ thơ, như người ngu si, như tên mù lòa mới sống được với cõi thật của tình yêu, để rồi, khi tình thế gian gian dối, thì ta còn lại mãi chất đời và men yêu trong mưa, trong nắng trong bóng đêm, trên đường phố, trên chiếc lá, và, trên môi trên tóc ai ôi những đêm dài thần thoại. Kẻ có mãi những nét đẹp của tình yêu là kẻ đã không giữ lại trong tay một đôi môi nào, một mái tóc nào, một ánh mắt nào. Hạnh phúc chính thống trong tình yêu nào phải là cười cợt lả lơi với người tình, mà là chính mình gặm nhắm những miếng thời gian ghi dấu ánh mắt ấy môi sầu kia, một mình trên lưng thành phố cổ, trong bóng đêm heo hút, trong quạnh hiu. Hỡi các em, xin giã biệt, để ta trở về, trở về... để thở theo nhịp thở nàng thơ và ca tụng một đóa hoa thanh quý theo giọng họa mi. Chàng đang gặm nhắm những miếng tình khuất bóng bên bờ vực sâu tâm hồn để nghe hư vô réo gọi tình về hiện hữu trong những phát sóng mông mênh, mênh mông bên đời quanh hiu, bao la trong nỗi tàn phai, bao la... Tình yêu trở về từ cõi xa xăm - ôi áo xưa ***g lộng; người ngỡ quá xa xăm bỗng về quá thênh thang. Tình yêu thật là đời sống buồn tênh, tình yêu đẹp là những giọt mưa long lanh trong mắt em, làn hơi thở mỏng trên màu lá úa trong cõi hoang vu, là tình âm thầm réo gọi bên bờ vực sâu. Tình xa không phải là tình đã mất đi mà là tình mãi-mãi-chờ-ta-bên-bờ-quạnh-hiu. Tình sầu không phải là tình gục ngã đớn đau mà là tình cấy trong thời gian và không gian những bó hoa ngát hương bốn mùa ảo giác. Tình nhớ không phải là tình ủ dột quÿ lụy van xin ố (mà van xin tình yêu sao không là một hạnh phúc kia chứ) - mà là tình thế gian đã chết và chờ ngày phục sinh để vĩnh viễn đẹp như Môi (các em), Tóc (các em) và mãi mãi thành điệp khúc của nỗi tàn phai... ?oCó những nghìn năm xưa hóa thân em bây giờ Nên tôi vẫn nhìn thấy em, Giữa đám đông xa lạ Vì em như chim trắng giữa đồng trống bước ra (...) Vì em như Hoa lá Giữa thiên nhiên hiền hòa? (Em đến từ nghìn xưa). P. Eluard đã từng nói ?oAnh còn nghe giọng em ngân vang trong mỗi tiếng lòng tạo vật? (Jõentends vibrer ta voix dans tous les bruits du monde). Chàng du ca Việt Nam vẫn còn thấy em đi quanh từng giọt nước mắt, đi quanh từng ngọn nến tắt, còn nghe tiếng em gọi xa xôi nghìn trùng, run theo từng ngọn gió ?oNhững con mắt bình minh tắt trên giòng (sic) sông. Những con mắt mùa đông tắt trong hoàng hôn. Ta thấy em bâng khuâng vì ngọn lá úa. Ta thấy em đêm đêm đòi lại tiếng nói. Ta thấy em lênh đênh trên giòng (sic) nước lũ. Ta thấy em đêm đêm đồi bại bóng tối. Ta thấy em vang trong một ngày bão tố?. (Ru đời đã mất).
    Những người tình đã đến với chàng đều dạy cho chàng mỗi một điều duy nhất: Cái đẹp của tình yêu là chính cái còn lại của những tình yêu đã mất. Những gì còn lại của những cuộc tình là hơi thở của Nàng thơ, là tiếng hót của họa mi: bây giờ, bóng tối gợi dậy trong lòng chàng những ánh mắt âm u, huyền hoặc, mưa, những giọt nước mắt, bão, những đợt nước mắt chứa chan, gió, tóc các em bay bay, thần thoại, hoàng hôn, bình minh, ôi những đôi môi nồng nàn dường ấy, con đường, hôn những gót chân em, những hẹn hò, những chia tay, những nỗi nhớ; tất cả, và tất cả đã làm nên thế giới ca từ của Trịnh Công Sơn. Hơn thế nữa, những gì còn lại của những cuộc tình đều hóa thân để không còn một dấu vết gì cho thế gian. ?oTìm trong vô thường có đôi dòng kinh sấm bay rền vang. Bỗng tôi thấy em dưới chân cội nguồn. Tôi mời em về đêm gội mưa trong em ngồi bốn bề thơm ngát hương trầm. Trong vườn mưa tạnh tiếng nhạc hân hoan. Trăng vàng khai hội một đóa hoa quỳnh (...) Từ nay anh đã có nàng. Biết ơn núi đáp đền tiếng ca. Mùa xuân trên những mái nhà. Có con chim hót tên là ái ân (...) Từ đó ta nằm đau. Ôi núi cũng như đèo. Một chút vô thường theo. Từng phút cao giờ sâu. Từ đó hoa là em. Một sớm kia rất hồng nở hết trong hoàng hôn. Đợi gió vô thường lên. Từ đó em là sương. Rụng mát trong bình minh. Từ đó ta là đêm nở đóa hoa vô thường. Từ đó trong vườn khuya. Ôi áo xưa em là một chút mây phù du. Đã thoáng qua đời ta. Từ đó trong hồn ta. Ôi tiếng chuông não nề. Ngựa hí vang rừng xa. Vọng suốt đất trời kia. Từ đó ta ngồi mê. Để thấy trên đường xa. Một chuyến xe tựa như vừa đến nơi chia lìa (Đóa hoa vô thường).
    (còn tiếp...)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 01:13 ngày 28/06/2003
  2. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    TCS Chim Họa Mi và Nàng Thơ (4)
    (tiếp theo)
    IỊ NGƯỜI DU TỬ VỚI CẢM THỨC TÀN PHAI
    Nếu đóa hoa vô thường là sự kết tinh của cái đẹp và nỗi buồn còn lại từ những cuộc tình đã ra đi, từ những tình yêu thăng hoa, thì, thường xuyên, nỗi buồn và cái đẹp ấy lướt trôi, lướt trôi, qua bình diện ý thức của người du tử, để một lần nữa, có những lúc, hóa thân thành nỗi cô đơn giữa lòng hiu quạnh, hoang vu, khiến chàng chợt giật mình trong cơn buồn dày đặc và hút sâu. ?oGiật mình nhìn quanh phố xa lạ (...) Đường nào dìu tôi đến cơn say. Một lần nằm mơ thấy tôi qua đời. Lòng thật bình yên mà sao buồn thế. Giật mình nhìn tôi khóc bao giờ (Bên đời quạnh hiu). Cô đơn quả nhiên đã trở thành một nội lực thúc đẩy mọi sinh hoạt tâm lý khác trong đó nổi bật nhất là hiện tượng hãi hùng trước cuộc đời, xao xuyến trước nỗi niềm khiến chủ thể phải trốn chạy cuộc đời bằng vận tốc siêu-siêu-thanh, nhanh nhất là khước từ cuộc đời, toàn diện nhất là trốn chạy cuộc đời; và, có sự trốn chạy nào nhanh hơn mà không là giã từ nhân thế. Nơi mỗi con người đều có một ý lực muốn sống ?oVouloir vivre? (Schopenhauer). Thế mà có kể chỉ những muốn khước từ cuộc sống. ?oNgười là một con vật ham sống, kẻ cả những kẻ sắp chết? (Pascal). Trịnh Công Sơn nằm mơ thấy mình qua đời. Nếu giấc mơ là sự hóa giải những ẩn ức thì quả nhiên ca từ là bến hẹn của ẩn ức trên bình diện thực tại, và thực hữu. Ngày xưa, vào khoảng những năm sáu mươi, có một thi sĩ muốn dập tắt nỗi cô đơn đang dày xéo tâm hồn vì chàng rất cô độc, chàng đành phải buộc mình gọi tên mình cho đỡ nhớ; tiếng gọi ấy thất thanh vang vào vũ trụ khiến cho một loài sao phải vỡ tan từng mảnh, những mảnh vỡ ném vào chuông giáo đường như một ngôn ngữ khước từ thượng đế: không có thượng đế trong cuộc đời này vì nếu có thì tại sao ta phải cô độc và quá cô đơn; và, nếu có thì thượng đế cũng đã chết từ lâu chỉ còn ta, ta, cô độc giữa lòng cuộc đời này: ?oNém mẫu thuốc lá xuống dòng sông. Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ, Thanh Tâm Tuyền. Buổi chiều. Sao vỡ vào chuông giáo đường? (Tôi không còn cô độc). Trịnh Công Sơn trốn chạy cô đơn bằng cách yên lặng hơn, nhìn ngắm lại nỗi cô đơn. ?oLòng thật bình yên mà sao buồn thế. Giật mình nhìn tôi khóc bao giờ?. Giật mình là một thức tỉnh siêu hình: từ lúc ấy trăng-lãng-du thấy cuộc đời toàn là những cấu trúc của tàn phai. Nhìn người đi như mây vô danh. Thấy mình lạc loài giữa phố cũ. Chung quanh mình sa mạc sa mạc nối dài. Nghe tuổi buồn em mang đi trong hư vô. Nhìn đường phố hoang vu. Sầu réo sầu bên bờ vực sâu. Thành phố không hồn. Lòng ta là ngọn đèn hết lửa để thắp lên một tí niềm tin trong đêm tối. Quanh ta không còn không còn ai. Ngày đi đêm tới trăm tiếng mơ hồ. Ngày đi đêm tới trăm tiếng hư không. ?oCó còn sợi tóc nào bay. Trong trí nhớ nhỏ nhoi. Không còn không còn ai. Ta trôi trong cuộc đời. Không chờ không chờ ai. Em về hãy về đi. Ta phiêu du một đời. Hương trầm có còn đây. Ta thắp nốt chiều nay. Xin ngủ trong vòng môi. Ta ru ta ngậm ngùi. Đời sao im vắng? (...)
    Người về soi bóng mình
    Giữa tường trắng lặng câm (Ru ta ngậm ngùi)
    Giật mình nhìn tôi khóc bao giờ. Tiếng khóc hòa lẫn bất ngờ làm nên nỗi tàn phai. Một hữu thể phiêu du soi bóng mình trên tường trắng lặng im. Phiêu du hòa lẫn với màu trắng và lặng yên làm nên cảm thức tàn phai. ?oLinh hồn rất mong manh. Tôi như con chim buồn. Thôi quên đi thiên đường. Tôi như con chim buồn thiếu hạnh phúc trần gian. Có những mùa đông Ngồi khóc rất âm thầm (hu, hu)? (Như con chim buồn). Trong hiện tại, tàn phai là một hiện tượng tan tác, tàn tạ, phôi phai, nhạt nhòa, mờ xa, hiu quạnh, hoang vu, lặng yên, trong quá khứ là xa xôi, không-còn-nữa, luyến lưu từ cái đã mất, và, trong tương lai sắp trở thành hư vô. Và, trong yên lặng, sao nỗi tàn phai ầm vang đến thế! Quạnh hiu. Ngậm ngùi. Cảm thức về nỗi tàn phai không phải là một hiện tượng tâm lý ở đó chủ thể dửng dưng ngắm nhìn sự tàn phai lướt trôi qua bình diện ý thức mà là hiện tượng bộc phát hiện sinh của vô thức nhằm trốn chạy tàn phai bằng cách bắt tàn phai dừng lại, bảo hiện hữu đừng tan tác, cột trói đôi cánh thời gian đang là suối nguồn của tan tác và phôi pha, phá vỡ quá khứ để chụp bắt lại những xa xôi, nuối tiếc, ngậm ngùi. Nếu đã từng nói ?oCó còn sợi tóc nào bay. Trong trí nhớ nhỏ nhoi (...) Hương trầm có còn đây. Ta thắp nốt chiều nay? thì không những chỉ muốn, một lần nữa ?oTa ru ta ngậm ngùi, cho một cuộc tình đã ra đi bây giờ những gì còn lại là nỗi tàn phai đang trãi rộng trong tâm hồn...? mà còn muốn thét rằng: cuộc tình nào đã ra đi sao ta còn mải mê chi, trời hãy lộng gió lên trong tóc em, để ta lùa bàn tay nhiệt đới vào cho tóc em thêm thần thoại cho tóc em thơm nồng hơn trong quá khứ và cho ta say sưa với tất cả những nồng nàn còn giữ mãi trong tóc em, xin đa tạ, và đâu rồi, đâu rồi một làn môi êm, hỡi em, ta muốn thời gian đứng lại cho tình yêu không tàn tạ, cho tóc em thơm mãi trong tình ta, cho tàn phai không đến, cho hiện hữu thêm rào rạt phấn hương yêu chiều nay và chiều nay ta thắp lên một ngọn nến nhỏ mà soi rõ được cả một quá khứ trong đó, ôi đôi môi em là bến hẹn của hồn du mục khát khao về miền viễn xứ... Cũng như một Baudelaire đã từng thèm khát ngụp lặn trong một làn tóc như kẻ khát nước bên dòng suối ngọt và gặm nhai những sợi tóc bềnh bồng mà cứ ngỡ rằng mình đang ăn ngồm ngoàm bao kỷ niệm ?oLaisse-moi respirer longtemps longtemps lõodeur de tes cheveux, y plonger tout mon visage, comme un homme altéré dans lõeau dõune source, et les agiter avec ma main comme une mouchoir adorant pour secouer les souvenirs dans lõair. Mon âme voyage sur le parfum comme lõâme des autres hommes sur la musique (...) Quand je mordille tes cheveux élastiques et rebelles, il me semble que je mange des souvenirs? (Un hemisphère dans une chevelure).
    Tàn phai là, gọi theo thời gian, khoảnh khắc cuối, và gọi theo không gian, là trên một biên cương, những gì sắp chuyển thành hư vô mà bản thể là một nỗi buồn sâu lắng hoang vu đồng lõa với một nỗi cô đơn nào ngậm ngùi nhất, thỏa hiệp với một nỗi buồn nào quạnh hiu nhất và là suối nguồn của một khát khao nào bỏng cháy nhất và là ngôn ngữ chính thống của một tâm thức nổi loạn nào bất lực nhất và là tên gọi chính danh nhất của bất cứ thực tại nào. Và có hiện hữu nào thực hữu và vĩnh hằng hơn mà không bột phát từ hư vô! Đó là chủ đề của phim La Strada của (Pellini), của một vở kịch nổi tiếng bật nhất của Ionesco: Les chaises. Cho nên, tàn phai, bến hẹn của hiện hữu với hư vô, là thiên thai của nỗi buồn vời vợi rung bật lên bao âm vang trong nỗi lòng nhạc sĩ, bao tiếng khóc âm thầm, bao ngôn ngữ tha thiết, vừa tha thiết vừa ngậm ngùi, quạnh hiu, vừa rộn rã vừa quạnh hiu. Nhưng có là gì đi nữa, dù sao đi nữa thì cứ mặc cho nó tình cờ mà lướt qua bình diện ý thức, rồi mặc nó; đằng này chủ thể tư duy phải giáp mặt với chính nó từ một ý thức đã được phản tỉnh bao lần thì quả thật nói sao cho vừa, kể sao cho xiết tính hung hãn, bạo chúa, dã thú của nỗi tàn phai! ?oTôi như trẻ thơ ngồi bên hiên nhà chờ xem thế kỷ tàn phai. Tôi như người lạc trong đô thị một hôm đi về biển khơi. Tôi như người trong đêm dài nhìn tôi đang quá ngậm ngùi? (Tự tình khúc). Tàn phai là xót xa thế ấy mà chàng ta phải chờ phải đợi. ?oTôi chờ xem thế kỷ tàn phai? là một ngôn ngữ tràn đầy nước mắt, là những nước mắt tràn đầy tiếng khóc câm bặt, một lời tự tình tràn đầy uất ức và phẩn nộ. Hiện hữu là thế đó. Hiện hữu của những tâm hồn, của tư duy. Hiện hữu là nỗi niềm, là thân phận. Thân phận làm người là phải sống như một cô đơn lạc loài, hoang vu, một nỗi niềm quạnh hiu, ngậm ngùi. ?oNgười nằm yên không kêu than chết trong căn phần. Một góc trời người vẫn ngồi một đời nhỏ nhen. Người còn đứng như tượng đá trong rừng cây già. Người còn đứng như trăm năm vết thương chưa mờ từng đêm về từng đêm về mang đời ngẩn ngơ. Còn bao lâu cho thân thôi lưu đầy chốn đây. Còn bao lâu cho mây đen tan trên hồn người. Còn bao lâu tôi xa em xa anh xa tôi?. (Phúc âm buồn) Tự đặt cho mình bao câu hỏi chính là chủ thể tra hỏi đang ý thức về thân phận mình giữa lòng biển sâu vì để trả lời cho những tra hỏi ấy thì chàng nhạc sĩ lãng du cũng chỉ có thể trốn chạy chính những tra hỏi hay, hay, cũng chỉ có thể cúi đầu và lặng yên: một nỗi cô đơn (lũy thừa theo vận tốc cấp số nhân và thời gian thì u hoài theo cấp số cộng), bởi từ-khi-sinh-ra-đời-con-người-đã-bị-kết-án-làm-người! ?oNgười còn đó nhưng bơ vơ mắt chong đêm dài. Người còn đó nhưng trong tim máu tuôn ra ngoài? (Phúc âm buồn). ?oCúi xuống cho máu ngược dòng cho nước sông cạn nguồn cho cây khô trên cành trút lá bơ vơ (...) cho da thơm trên người nay cũng phôi pha. Cúi xuống nghe đời nhấp nhô nghe tim rạng vỡ nghe trong tuổi nhỏ khóc òa (...) Cúi xuống nhìn sâu trong mắt và nghe mưa bão tan đi trong đại dương (...) Cúi xuống cho tắt nụ cười, (Cúi xuống thật gần) ?oHai mươi sầu dâng mắt biếc. Nghe tháng ngày chết trong thu vàng. Thương cho người rồi lạnh lùng riêng? (Nhìn những mùa thu đi).
    (còn tiếp...)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 01:58 ngày 28/06/2003
  3. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    TCS Chim Họa Mi và Nàng Thơ (4)
    (tiếp theo)
    IỊ NGƯỜI DU TỬ VỚI CẢM THỨC TÀN PHAI
    Nếu đóa hoa vô thường là sự kết tinh của cái đẹp và nỗi buồn còn lại từ những cuộc tình đã ra đi, từ những tình yêu thăng hoa, thì, thường xuyên, nỗi buồn và cái đẹp ấy lướt trôi, lướt trôi, qua bình diện ý thức của người du tử, để một lần nữa, có những lúc, hóa thân thành nỗi cô đơn giữa lòng hiu quạnh, hoang vu, khiến chàng chợt giật mình trong cơn buồn dày đặc và hút sâu. ?oGiật mình nhìn quanh phố xa lạ (...) Đường nào dìu tôi đến cơn say. Một lần nằm mơ thấy tôi qua đời. Lòng thật bình yên mà sao buồn thế. Giật mình nhìn tôi khóc bao giờ (Bên đời quạnh hiu). Cô đơn quả nhiên đã trở thành một nội lực thúc đẩy mọi sinh hoạt tâm lý khác trong đó nổi bật nhất là hiện tượng hãi hùng trước cuộc đời, xao xuyến trước nỗi niềm khiến chủ thể phải trốn chạy cuộc đời bằng vận tốc siêu-siêu-thanh, nhanh nhất là khước từ cuộc đời, toàn diện nhất là trốn chạy cuộc đời; và, có sự trốn chạy nào nhanh hơn mà không là giã từ nhân thế. Nơi mỗi con người đều có một ý lực muốn sống ?oVouloir vivre? (Schopenhauer). Thế mà có kể chỉ những muốn khước từ cuộc sống. ?oNgười là một con vật ham sống, kẻ cả những kẻ sắp chết? (Pascal). Trịnh Công Sơn nằm mơ thấy mình qua đời. Nếu giấc mơ là sự hóa giải những ẩn ức thì quả nhiên ca từ là bến hẹn của ẩn ức trên bình diện thực tại, và thực hữu. Ngày xưa, vào khoảng những năm sáu mươi, có một thi sĩ muốn dập tắt nỗi cô đơn đang dày xéo tâm hồn vì chàng rất cô độc, chàng đành phải buộc mình gọi tên mình cho đỡ nhớ; tiếng gọi ấy thất thanh vang vào vũ trụ khiến cho một loài sao phải vỡ tan từng mảnh, những mảnh vỡ ném vào chuông giáo đường như một ngôn ngữ khước từ thượng đế: không có thượng đế trong cuộc đời này vì nếu có thì tại sao ta phải cô độc và quá cô đơn; và, nếu có thì thượng đế cũng đã chết từ lâu chỉ còn ta, ta, cô độc giữa lòng cuộc đời này: ?oNém mẫu thuốc lá xuống dòng sông. Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ, Thanh Tâm Tuyền. Buổi chiều. Sao vỡ vào chuông giáo đường? (Tôi không còn cô độc). Trịnh Công Sơn trốn chạy cô đơn bằng cách yên lặng hơn, nhìn ngắm lại nỗi cô đơn. ?oLòng thật bình yên mà sao buồn thế. Giật mình nhìn tôi khóc bao giờ?. Giật mình là một thức tỉnh siêu hình: từ lúc ấy trăng-lãng-du thấy cuộc đời toàn là những cấu trúc của tàn phai. Nhìn người đi như mây vô danh. Thấy mình lạc loài giữa phố cũ. Chung quanh mình sa mạc sa mạc nối dài. Nghe tuổi buồn em mang đi trong hư vô. Nhìn đường phố hoang vu. Sầu réo sầu bên bờ vực sâu. Thành phố không hồn. Lòng ta là ngọn đèn hết lửa để thắp lên một tí niềm tin trong đêm tối. Quanh ta không còn không còn ai. Ngày đi đêm tới trăm tiếng mơ hồ. Ngày đi đêm tới trăm tiếng hư không. ?oCó còn sợi tóc nào bay. Trong trí nhớ nhỏ nhoi. Không còn không còn ai. Ta trôi trong cuộc đời. Không chờ không chờ ai. Em về hãy về đi. Ta phiêu du một đời. Hương trầm có còn đây. Ta thắp nốt chiều nay. Xin ngủ trong vòng môi. Ta ru ta ngậm ngùi. Đời sao im vắng? (...)
    Người về soi bóng mình
    Giữa tường trắng lặng câm (Ru ta ngậm ngùi)
    Giật mình nhìn tôi khóc bao giờ. Tiếng khóc hòa lẫn bất ngờ làm nên nỗi tàn phai. Một hữu thể phiêu du soi bóng mình trên tường trắng lặng im. Phiêu du hòa lẫn với màu trắng và lặng yên làm nên cảm thức tàn phai. ?oLinh hồn rất mong manh. Tôi như con chim buồn. Thôi quên đi thiên đường. Tôi như con chim buồn thiếu hạnh phúc trần gian. Có những mùa đông Ngồi khóc rất âm thầm (hu, hu)? (Như con chim buồn). Trong hiện tại, tàn phai là một hiện tượng tan tác, tàn tạ, phôi phai, nhạt nhòa, mờ xa, hiu quạnh, hoang vu, lặng yên, trong quá khứ là xa xôi, không-còn-nữa, luyến lưu từ cái đã mất, và, trong tương lai sắp trở thành hư vô. Và, trong yên lặng, sao nỗi tàn phai ầm vang đến thế! Quạnh hiu. Ngậm ngùi. Cảm thức về nỗi tàn phai không phải là một hiện tượng tâm lý ở đó chủ thể dửng dưng ngắm nhìn sự tàn phai lướt trôi qua bình diện ý thức mà là hiện tượng bộc phát hiện sinh của vô thức nhằm trốn chạy tàn phai bằng cách bắt tàn phai dừng lại, bảo hiện hữu đừng tan tác, cột trói đôi cánh thời gian đang là suối nguồn của tan tác và phôi pha, phá vỡ quá khứ để chụp bắt lại những xa xôi, nuối tiếc, ngậm ngùi. Nếu đã từng nói ?oCó còn sợi tóc nào bay. Trong trí nhớ nhỏ nhoi (...) Hương trầm có còn đây. Ta thắp nốt chiều nay? thì không những chỉ muốn, một lần nữa ?oTa ru ta ngậm ngùi, cho một cuộc tình đã ra đi bây giờ những gì còn lại là nỗi tàn phai đang trãi rộng trong tâm hồn...? mà còn muốn thét rằng: cuộc tình nào đã ra đi sao ta còn mải mê chi, trời hãy lộng gió lên trong tóc em, để ta lùa bàn tay nhiệt đới vào cho tóc em thêm thần thoại cho tóc em thơm nồng hơn trong quá khứ và cho ta say sưa với tất cả những nồng nàn còn giữ mãi trong tóc em, xin đa tạ, và đâu rồi, đâu rồi một làn môi êm, hỡi em, ta muốn thời gian đứng lại cho tình yêu không tàn tạ, cho tóc em thơm mãi trong tình ta, cho tàn phai không đến, cho hiện hữu thêm rào rạt phấn hương yêu chiều nay và chiều nay ta thắp lên một ngọn nến nhỏ mà soi rõ được cả một quá khứ trong đó, ôi đôi môi em là bến hẹn của hồn du mục khát khao về miền viễn xứ... Cũng như một Baudelaire đã từng thèm khát ngụp lặn trong một làn tóc như kẻ khát nước bên dòng suối ngọt và gặm nhai những sợi tóc bềnh bồng mà cứ ngỡ rằng mình đang ăn ngồm ngoàm bao kỷ niệm ?oLaisse-moi respirer longtemps longtemps lõodeur de tes cheveux, y plonger tout mon visage, comme un homme altéré dans lõeau dõune source, et les agiter avec ma main comme une mouchoir adorant pour secouer les souvenirs dans lõair. Mon âme voyage sur le parfum comme lõâme des autres hommes sur la musique (...) Quand je mordille tes cheveux élastiques et rebelles, il me semble que je mange des souvenirs? (Un hemisphère dans une chevelure).
    Tàn phai là, gọi theo thời gian, khoảnh khắc cuối, và gọi theo không gian, là trên một biên cương, những gì sắp chuyển thành hư vô mà bản thể là một nỗi buồn sâu lắng hoang vu đồng lõa với một nỗi cô đơn nào ngậm ngùi nhất, thỏa hiệp với một nỗi buồn nào quạnh hiu nhất và là suối nguồn của một khát khao nào bỏng cháy nhất và là ngôn ngữ chính thống của một tâm thức nổi loạn nào bất lực nhất và là tên gọi chính danh nhất của bất cứ thực tại nào. Và có hiện hữu nào thực hữu và vĩnh hằng hơn mà không bột phát từ hư vô! Đó là chủ đề của phim La Strada của (Pellini), của một vở kịch nổi tiếng bật nhất của Ionesco: Les chaises. Cho nên, tàn phai, bến hẹn của hiện hữu với hư vô, là thiên thai của nỗi buồn vời vợi rung bật lên bao âm vang trong nỗi lòng nhạc sĩ, bao tiếng khóc âm thầm, bao ngôn ngữ tha thiết, vừa tha thiết vừa ngậm ngùi, quạnh hiu, vừa rộn rã vừa quạnh hiu. Nhưng có là gì đi nữa, dù sao đi nữa thì cứ mặc cho nó tình cờ mà lướt qua bình diện ý thức, rồi mặc nó; đằng này chủ thể tư duy phải giáp mặt với chính nó từ một ý thức đã được phản tỉnh bao lần thì quả thật nói sao cho vừa, kể sao cho xiết tính hung hãn, bạo chúa, dã thú của nỗi tàn phai! ?oTôi như trẻ thơ ngồi bên hiên nhà chờ xem thế kỷ tàn phai. Tôi như người lạc trong đô thị một hôm đi về biển khơi. Tôi như người trong đêm dài nhìn tôi đang quá ngậm ngùi? (Tự tình khúc). Tàn phai là xót xa thế ấy mà chàng ta phải chờ phải đợi. ?oTôi chờ xem thế kỷ tàn phai? là một ngôn ngữ tràn đầy nước mắt, là những nước mắt tràn đầy tiếng khóc câm bặt, một lời tự tình tràn đầy uất ức và phẩn nộ. Hiện hữu là thế đó. Hiện hữu của những tâm hồn, của tư duy. Hiện hữu là nỗi niềm, là thân phận. Thân phận làm người là phải sống như một cô đơn lạc loài, hoang vu, một nỗi niềm quạnh hiu, ngậm ngùi. ?oNgười nằm yên không kêu than chết trong căn phần. Một góc trời người vẫn ngồi một đời nhỏ nhen. Người còn đứng như tượng đá trong rừng cây già. Người còn đứng như trăm năm vết thương chưa mờ từng đêm về từng đêm về mang đời ngẩn ngơ. Còn bao lâu cho thân thôi lưu đầy chốn đây. Còn bao lâu cho mây đen tan trên hồn người. Còn bao lâu tôi xa em xa anh xa tôi?. (Phúc âm buồn) Tự đặt cho mình bao câu hỏi chính là chủ thể tra hỏi đang ý thức về thân phận mình giữa lòng biển sâu vì để trả lời cho những tra hỏi ấy thì chàng nhạc sĩ lãng du cũng chỉ có thể trốn chạy chính những tra hỏi hay, hay, cũng chỉ có thể cúi đầu và lặng yên: một nỗi cô đơn (lũy thừa theo vận tốc cấp số nhân và thời gian thì u hoài theo cấp số cộng), bởi từ-khi-sinh-ra-đời-con-người-đã-bị-kết-án-làm-người! ?oNgười còn đó nhưng bơ vơ mắt chong đêm dài. Người còn đó nhưng trong tim máu tuôn ra ngoài? (Phúc âm buồn). ?oCúi xuống cho máu ngược dòng cho nước sông cạn nguồn cho cây khô trên cành trút lá bơ vơ (...) cho da thơm trên người nay cũng phôi pha. Cúi xuống nghe đời nhấp nhô nghe tim rạng vỡ nghe trong tuổi nhỏ khóc òa (...) Cúi xuống nhìn sâu trong mắt và nghe mưa bão tan đi trong đại dương (...) Cúi xuống cho tắt nụ cười, (Cúi xuống thật gần) ?oHai mươi sầu dâng mắt biếc. Nghe tháng ngày chết trong thu vàng. Thương cho người rồi lạnh lùng riêng? (Nhìn những mùa thu đi).
    (còn tiếp...)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 01:58 ngày 28/06/2003
  4. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    TCS Chim Hoạ Mi Và Nàng Thơ (5)
    phần cuối
    Tàn phai đồng nghĩa với buông thả, xóa tan, rã rời, chầm chậm trôi, xa xôi biết bao chừng, hoài mơ trong im vắng, tịch liêu, chiều mờ vàng úa. Tàn phai là nhạt nhòa như nước mắt em một thuở nào, như nắng hồng hoang trong mắt em, như nỗi nhớ của tình xa còn chờ trên đôi môi mềm, ngọt, ngọt ngào, em ơi, em, và không còn nữa. Tàn phai là hờ hững ngủ trên vai em trong tim anh, là hơi thở cuối của một cuộc tình còn vương, còn vương (ở đâu em ơi?) trên đôi-môi-chiều cho nên bây giờ còn vương mãi nơi đây (ở đâu em ơi?) trên mái-tóc-chiều cho nên bây giờ nó thần thoại biết mấy, em ơi, tàn phai đã tàn phai, anh ngồi chờ thế kỷ tàn phai... Tàn phai là những phút giây vô tình của một bờ môi mỏng thoáng gối đầu lên một bờ tóc mong manh và tóc đã bay xa bây giờ mây còn lại , môi, quạnh hiu, ngậm ngùi khiến ta nhớ, nhớ em, trong gió, trên lá, trên mây, trong đêm, trong bóng tối, trong nắng, giữa khuya ta nhớ ố có lẽ vì ta còn yêu, tình yêu có thật, các em ơi, có thật không nơi ta, cho ta, không nơi em, cho em, ta nhớ ố cho nhạc-và-thơ ố ta nhớ biết bao chừng như lòng mãi hoang vu...? Ngày nào vừa đến. Đã xa muôn trùng. Ngày nào vừa đi lạnh lùng bước chân. Đôi khi thấy trong gió bay đi lời em nói. Đôi khi thấy trên lá cây ngày nào em đã xa tôi. Đôi khi nắng lên phố xưa làm tôi nhớ. Đôi khi có mưa giữa khuya hồn tôi vẫn vu vơ. Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho. Đôi khi thấy trăm vết thương rồi như đá ngây ngô?. (Rồi như đá ngây ngô).
    Nếu tình yêu đã biện chứng thăng hoa thành một đóa hoa vô thường khiến cho ngàn năm qua cũng chính là ngàn năm sau thì tàn phai là thừa số của hết thảy mọi cảm thức của người nhạc sĩ về cuộc đời mà tình yêu là độc đạo đưa chàng vào cõi u-mê mà tàn phai vừa là suối nguồn vừa là miền đất hứa của những cảm xúc ấy. Cho nên ?oTự tình khúc?của Trịnh Công Sơn khiến ta liên tưởng đến một ?oTự tình khúc? của Cao Bá Nhạ, một kẻ sĩ lỗi vận bị bắt giam ngục muốn đời hiểu cho mình một nỗi oan. Với Trịnh Công Sơn thì nỗi oan gì? ?oĐời tưởng ta vui lắm sao? - Không đâu, ta buồn lắm, đời ơi đời!? ?oĐời tưởng ta đẹp lắm sao? - Không dám đâu đời ơi đời!? ?oĐời tưởng ta hạnh phúc lắm ư? - Không dám đâu, đời ơi là đời!? Bởi, đối với mọi hồn cảm tế nhị thì tàn phai đã nằm chờ hạnh phúc khi hạnh phúc ra đời; hay, tàn phai với hạnh phúc nào cũng chỉ là một? Bởi tàn phai là những gì còn lại từ những ánh mắt giao thoa trong một không gian tự tình bây giờ đã xa xôi, xa xôi lắm rồi! Bởi tàn phai là hương gây màu nhớ từ sự va chạm mỏng thoáng của hai bờ môi của một thuở mà hai người tình đều u mê để thời gian ngự trị giữa lòng biến động của tình tự, và, bây giờ, cũng đã xa xôi, xa xôi rồi! ?o... ru em cùng những u mê, ru em dù đã chia xa. Ru em vì những đêm xưa (...) ru em quỳ gối vong nô. Ru em mệt lả cơn đau, ru em về giữa chiêm bao. Cuối đời còn gì nữa đâu, đã tàn mộng mị khát khao? (Ru em). Tàn phai là mộng mị, vu vơ, hững hờ, quạnh hiu, cô liêu, sa mạc. Và, tàn phai cũng là một loài hữu thể NHớ. ?oĐôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ. Đi khi nắng lên phố xưa làm tôi nhớ. Đôi khi bước qua phố xưa làm tôi nhớ. Đôi khi bước qua phố xưa hồn tôi bỗng vu vơ? (Rồi như đá ngây ngô). Tàn phai là một thứ chất đời làm cho tình yêu phôi pha, làm cho cái đẹp phai tàn; nhưng nếu không có tàn phai thì cũng chẳng có luôn một tình yêu để phôi pha, hay một tình yêu phôi phai, không có luôn một cái đẹp để tàn phai, hay một cái đẹp tàn phai. Tàn phai làm cho tóc thêm thần thoại trước khi thần thoại kịp tàn phai, làm cho môi em thêm mộng mị trước khi mộng mị kịp hư vô. ?oBến bờ thiên thu nằm chìm dưới hư vô. Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm trước mây qua mây qua môi em hồng nhạt. Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm nữa mây qua mây qua môi em hồng vừa (...) Chìm dưới đất kia một người sống thiên thu. Chìm khuất trong ta một lời nói vu vơ. Chìm dưới sương thu là một đóa thơm tho. Chìm dưới cơn mưa một dấu chân đi. Chìm dưới đất kia hạt cát bao la? (Chìm dưới cơn mưa). Tàn phai là hiện tượng pha trộn ngoại giới lẫn nội giới: đúng hơn là một cảm thức tàn phai. Cảm thức này chính là sự lướt trôi của một ý thức qua bình diện thực tại nhằm chụp bắt những hoài niệm đã mờ phai, đã xa xôi, xa xôi lắm rồi. Còn gì nữa đâu, hay có còn chăng cũng chỉ là những-gì-không-còn-nữa-còn-vương-vương. ?oNghe tháng ngày chết trong thu vàng. Thương cho người rồi lạnh lùng riêng. Đơn côi bàn tay quen lối đưa em về nắng vương nhè nhẹ (...) Tay trơn buồn ôm nuối tiếc. Nghe gió lạnh về đêm. Gió heo may đã về, chiều tím loang vỉa hè, và gió hôn tóc thề. Rồi mùa thu bay đi. Anh nghe hồn mình trên ấy. Anh ghi bằng nhiều thu vắng, đến thu này thì mộng nhạt phai? (Nhìn những mùa thu đi).
    Ca từ của Trịnh Công Sơn là thế giới của tàn phai trong đó tình yêu là nhân vật chính của một bi kịch ?oLàm người?. Có một người sinh ra để làm gã phù thủy của tình yêu để rồi, cuối cùng, là kẻ hiu quạnh trong nỗi nhớ, ngậm ngùi giữa sa mạc nối dài và gục đầu lên nỗi tàn phai mà viết bản chúc thư gửi lại cho không gian và thời gian: ?oTự tình khúc?. Nếu gã không là phù thủy thì tóc em làm sao thần thoại những đêm dài: ?oÔi tóc em dài đêm thần thoại?. Cũng chính bằng tình yêu mộng mị, chàng đã ém xì bùa cho lũ chí chết hết hay phải chạy trốn khỏi mái tóc em để từ đó mỗi sợi tóc em là một nẻo cổ lý đưa tình gã lên miền thiên thai, và mái tóc em trở thành một vườn tóc mượt ngát hương bốn mùa ảo giác, và, là một trong những suối nguồn hoài niệm tạo nên chất tàn phai. ?oTôi như trẻ nhỏ ngồi bên hiên nhà chờ xem thế kỷ tàn phai. Tôi như trẻ nhỏ tìm nơi nương tựa mà sao vẫn cứ lạc loài. Tôi như là người một hôm quay lại vì nghe sa mạc nối dài. Tôi như nụ cười nở trên môi phòng khi nhân loại biếng cười?. (Tự tình khúc). Trẻ thơ nào cũng mơ giấc ngủ thiên thần, lứa tuổi mộng mị, lòng cả tin, không gian đối, chỉ trực diện với thực tại. Chàng như ?otrẻ thơ ngồi bên hiên nhà đợi chờ thế kỷ tàn phai?. Không có nhà mà cội nguồn cũng chẳng biết, là trăng-lãng-du, gã du ca lãng tử, và đứa con lãng tử ấy, đã từ giã quê nhà từ độ ấy, chàng chỉ ?ongồi bên hiên nhà?, ở trọ như một sương, một mây kia. Mây kia ở đậu từng không, nắng kia ở trọ bên trong mắt người. Sương kia ở đậu miền xa cơn gió ở trọ bao la đất trời. Chàng đang ngồi trọ bên hiên nhà vì thật sự không có nhà để ở. Muốn được ở trọ thì phải có một không gian để trọ; trọ là trọ trong một không gian và thời gian. Nhưng chính cái hiên nhà kia cũng đang ở trọ, tức là không gian đang ở trọ và thời gian cũng đang ở trọ. Không gian và thời gian là hai phạm trù cấu trúc cho mọi vật, con người hiện hữu, hay, ở trọ; nhưng bây giờ chính không gian và thời gian cũng ở trọ luôn. Trăm năm ở đậu ngàn năm đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn. Không gian (mây, sương, gió, nắng, mưa...) và thời gian (trăm năm, đêm tối...) mà cũng ở trọ thì tất cả chỉ còn là hư vô. Chính gã du ca đang ngồi bên hiên nhà là một hiện hữu như hư vô giữa một cõi hư vô. Hư vô là quán trọ (của không gian và thời gian và) của tất cả. Chàng đang đợi chờ. Đợi chờ bao hàm một hướng vọng vị lai (à venir). Nhưng cái chàng đợi chờ lại là dĩ vãng trong đó kết tinh cả một thế kỷ tàn phai vì tàn phai chỉ là tàn phai, đã-có-bây-giờ-không-còn-nữa hay đang biến dịch vào cõi không còn nữa. Vậy gã du ca đó là ai? Người đó đã vẽ tặng nhân gian một bức chân dung tự họa: một trăng-lãng-du ngây thơ cả tin vào đời (nhưng đời đã lừa dối!) đang ở trọ trong một chốn không bình yên tí nào và đợi chờ một ánh sáng đến nhưng đó chỉ là tàn phai kết tinh từ bao thế kỷ. Và đó chính là hiện hữu đích thực của chàng, mà cũng là điều mà chàng muốn đời phải hiểu trong một ?oTự tình khúc?. Những gì vốn thường được ước mơ là vĩnh cửu thì cũng dẫy đầy những chốc lát và hư không: trọ: ?oTim em người trọ là tôi. Mai kia về chốn xa xôi cũng đành?. Quả thật đời buồn quá, buồn quá, buồn quá đời ơi đời ?oNgàn năm í a buồn như í a?. Buồn quá nghẹn ngào không nói nên lời! Bức chân dung tự họa này lại vừa là một tĩnh vật (và ngôn ngữ của im lặng nói nhiều hơn ngôn ngữ của những sự vật được gọi tên): một thân phận làm người mà không biết đâu nguồn cội (?oCon sông là quán trọ và trăng tên lãng du. Tôi vui chơi giữa đời biết đâu nguồn cội?) không có hoài niệm, không có ngày mai, chỉ là một chiếc bóng trọ trong một cõi quạnh hiu, ngậm ngùi cho nên chàng đã khóc tự bao giờ ?oĐường thật lặng yên lòng không gì nhớ. Giật mình nhìn quanh ồ phố xa lạ. Tưởng rằng được quên thương nhớ nơi quê nhà lòng thật bình yên mà sao buồn thế. Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ?.
    Tàn phai vừa là bản chất vừa là hiện tượng chi phối nguyên một đời người buồn: một Trịnh Công Sơn. Hơn thế, chính đời chàng kết dệt bằng chính hiện tượng lẫn bản chất ấy: đời chàng là cả nỗi tàn phai đang ở trọ giữa lòng tàn phai. Một hôm lên núi cao nằm xuống, úp mặt hôn lấy địa cầu một lần cuối, và bèn nói: xin đa tạ nỗi tàn phai...
    Trần Nhựt Tân
    Nguồn: http://vnenterprise.com/sbin/detail.cgi?ID=303751 , www.vmdb.com , Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé Bỏ mặc t...y sửa chữa / chuyển vào 01:52 ngày 28/06/2003
  5. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    TCS Chim Hoạ Mi Và Nàng Thơ (5)
    phần cuối
    Tàn phai đồng nghĩa với buông thả, xóa tan, rã rời, chầm chậm trôi, xa xôi biết bao chừng, hoài mơ trong im vắng, tịch liêu, chiều mờ vàng úa. Tàn phai là nhạt nhòa như nước mắt em một thuở nào, như nắng hồng hoang trong mắt em, như nỗi nhớ của tình xa còn chờ trên đôi môi mềm, ngọt, ngọt ngào, em ơi, em, và không còn nữa. Tàn phai là hờ hững ngủ trên vai em trong tim anh, là hơi thở cuối của một cuộc tình còn vương, còn vương (ở đâu em ơi?) trên đôi-môi-chiều cho nên bây giờ còn vương mãi nơi đây (ở đâu em ơi?) trên mái-tóc-chiều cho nên bây giờ nó thần thoại biết mấy, em ơi, tàn phai đã tàn phai, anh ngồi chờ thế kỷ tàn phai... Tàn phai là những phút giây vô tình của một bờ môi mỏng thoáng gối đầu lên một bờ tóc mong manh và tóc đã bay xa bây giờ mây còn lại , môi, quạnh hiu, ngậm ngùi khiến ta nhớ, nhớ em, trong gió, trên lá, trên mây, trong đêm, trong bóng tối, trong nắng, giữa khuya ta nhớ ố có lẽ vì ta còn yêu, tình yêu có thật, các em ơi, có thật không nơi ta, cho ta, không nơi em, cho em, ta nhớ ố cho nhạc-và-thơ ố ta nhớ biết bao chừng như lòng mãi hoang vu...? Ngày nào vừa đến. Đã xa muôn trùng. Ngày nào vừa đi lạnh lùng bước chân. Đôi khi thấy trong gió bay đi lời em nói. Đôi khi thấy trên lá cây ngày nào em đã xa tôi. Đôi khi nắng lên phố xưa làm tôi nhớ. Đôi khi có mưa giữa khuya hồn tôi vẫn vu vơ. Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho. Đôi khi thấy trăm vết thương rồi như đá ngây ngô?. (Rồi như đá ngây ngô).
    Nếu tình yêu đã biện chứng thăng hoa thành một đóa hoa vô thường khiến cho ngàn năm qua cũng chính là ngàn năm sau thì tàn phai là thừa số của hết thảy mọi cảm thức của người nhạc sĩ về cuộc đời mà tình yêu là độc đạo đưa chàng vào cõi u-mê mà tàn phai vừa là suối nguồn vừa là miền đất hứa của những cảm xúc ấy. Cho nên ?oTự tình khúc?của Trịnh Công Sơn khiến ta liên tưởng đến một ?oTự tình khúc? của Cao Bá Nhạ, một kẻ sĩ lỗi vận bị bắt giam ngục muốn đời hiểu cho mình một nỗi oan. Với Trịnh Công Sơn thì nỗi oan gì? ?oĐời tưởng ta vui lắm sao? - Không đâu, ta buồn lắm, đời ơi đời!? ?oĐời tưởng ta đẹp lắm sao? - Không dám đâu đời ơi đời!? ?oĐời tưởng ta hạnh phúc lắm ư? - Không dám đâu, đời ơi là đời!? Bởi, đối với mọi hồn cảm tế nhị thì tàn phai đã nằm chờ hạnh phúc khi hạnh phúc ra đời; hay, tàn phai với hạnh phúc nào cũng chỉ là một? Bởi tàn phai là những gì còn lại từ những ánh mắt giao thoa trong một không gian tự tình bây giờ đã xa xôi, xa xôi lắm rồi! Bởi tàn phai là hương gây màu nhớ từ sự va chạm mỏng thoáng của hai bờ môi của một thuở mà hai người tình đều u mê để thời gian ngự trị giữa lòng biến động của tình tự, và, bây giờ, cũng đã xa xôi, xa xôi rồi! ?o... ru em cùng những u mê, ru em dù đã chia xa. Ru em vì những đêm xưa (...) ru em quỳ gối vong nô. Ru em mệt lả cơn đau, ru em về giữa chiêm bao. Cuối đời còn gì nữa đâu, đã tàn mộng mị khát khao? (Ru em). Tàn phai là mộng mị, vu vơ, hững hờ, quạnh hiu, cô liêu, sa mạc. Và, tàn phai cũng là một loài hữu thể NHớ. ?oĐôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ. Đi khi nắng lên phố xưa làm tôi nhớ. Đôi khi bước qua phố xưa làm tôi nhớ. Đôi khi bước qua phố xưa hồn tôi bỗng vu vơ? (Rồi như đá ngây ngô). Tàn phai là một thứ chất đời làm cho tình yêu phôi pha, làm cho cái đẹp phai tàn; nhưng nếu không có tàn phai thì cũng chẳng có luôn một tình yêu để phôi pha, hay một tình yêu phôi phai, không có luôn một cái đẹp để tàn phai, hay một cái đẹp tàn phai. Tàn phai làm cho tóc thêm thần thoại trước khi thần thoại kịp tàn phai, làm cho môi em thêm mộng mị trước khi mộng mị kịp hư vô. ?oBến bờ thiên thu nằm chìm dưới hư vô. Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm trước mây qua mây qua môi em hồng nhạt. Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm nữa mây qua mây qua môi em hồng vừa (...) Chìm dưới đất kia một người sống thiên thu. Chìm khuất trong ta một lời nói vu vơ. Chìm dưới sương thu là một đóa thơm tho. Chìm dưới cơn mưa một dấu chân đi. Chìm dưới đất kia hạt cát bao la? (Chìm dưới cơn mưa). Tàn phai là hiện tượng pha trộn ngoại giới lẫn nội giới: đúng hơn là một cảm thức tàn phai. Cảm thức này chính là sự lướt trôi của một ý thức qua bình diện thực tại nhằm chụp bắt những hoài niệm đã mờ phai, đã xa xôi, xa xôi lắm rồi. Còn gì nữa đâu, hay có còn chăng cũng chỉ là những-gì-không-còn-nữa-còn-vương-vương. ?oNghe tháng ngày chết trong thu vàng. Thương cho người rồi lạnh lùng riêng. Đơn côi bàn tay quen lối đưa em về nắng vương nhè nhẹ (...) Tay trơn buồn ôm nuối tiếc. Nghe gió lạnh về đêm. Gió heo may đã về, chiều tím loang vỉa hè, và gió hôn tóc thề. Rồi mùa thu bay đi. Anh nghe hồn mình trên ấy. Anh ghi bằng nhiều thu vắng, đến thu này thì mộng nhạt phai? (Nhìn những mùa thu đi).
    Ca từ của Trịnh Công Sơn là thế giới của tàn phai trong đó tình yêu là nhân vật chính của một bi kịch ?oLàm người?. Có một người sinh ra để làm gã phù thủy của tình yêu để rồi, cuối cùng, là kẻ hiu quạnh trong nỗi nhớ, ngậm ngùi giữa sa mạc nối dài và gục đầu lên nỗi tàn phai mà viết bản chúc thư gửi lại cho không gian và thời gian: ?oTự tình khúc?. Nếu gã không là phù thủy thì tóc em làm sao thần thoại những đêm dài: ?oÔi tóc em dài đêm thần thoại?. Cũng chính bằng tình yêu mộng mị, chàng đã ém xì bùa cho lũ chí chết hết hay phải chạy trốn khỏi mái tóc em để từ đó mỗi sợi tóc em là một nẻo cổ lý đưa tình gã lên miền thiên thai, và mái tóc em trở thành một vườn tóc mượt ngát hương bốn mùa ảo giác, và, là một trong những suối nguồn hoài niệm tạo nên chất tàn phai. ?oTôi như trẻ nhỏ ngồi bên hiên nhà chờ xem thế kỷ tàn phai. Tôi như trẻ nhỏ tìm nơi nương tựa mà sao vẫn cứ lạc loài. Tôi như là người một hôm quay lại vì nghe sa mạc nối dài. Tôi như nụ cười nở trên môi phòng khi nhân loại biếng cười?. (Tự tình khúc). Trẻ thơ nào cũng mơ giấc ngủ thiên thần, lứa tuổi mộng mị, lòng cả tin, không gian đối, chỉ trực diện với thực tại. Chàng như ?otrẻ thơ ngồi bên hiên nhà đợi chờ thế kỷ tàn phai?. Không có nhà mà cội nguồn cũng chẳng biết, là trăng-lãng-du, gã du ca lãng tử, và đứa con lãng tử ấy, đã từ giã quê nhà từ độ ấy, chàng chỉ ?ongồi bên hiên nhà?, ở trọ như một sương, một mây kia. Mây kia ở đậu từng không, nắng kia ở trọ bên trong mắt người. Sương kia ở đậu miền xa cơn gió ở trọ bao la đất trời. Chàng đang ngồi trọ bên hiên nhà vì thật sự không có nhà để ở. Muốn được ở trọ thì phải có một không gian để trọ; trọ là trọ trong một không gian và thời gian. Nhưng chính cái hiên nhà kia cũng đang ở trọ, tức là không gian đang ở trọ và thời gian cũng đang ở trọ. Không gian và thời gian là hai phạm trù cấu trúc cho mọi vật, con người hiện hữu, hay, ở trọ; nhưng bây giờ chính không gian và thời gian cũng ở trọ luôn. Trăm năm ở đậu ngàn năm đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn. Không gian (mây, sương, gió, nắng, mưa...) và thời gian (trăm năm, đêm tối...) mà cũng ở trọ thì tất cả chỉ còn là hư vô. Chính gã du ca đang ngồi bên hiên nhà là một hiện hữu như hư vô giữa một cõi hư vô. Hư vô là quán trọ (của không gian và thời gian và) của tất cả. Chàng đang đợi chờ. Đợi chờ bao hàm một hướng vọng vị lai (à venir). Nhưng cái chàng đợi chờ lại là dĩ vãng trong đó kết tinh cả một thế kỷ tàn phai vì tàn phai chỉ là tàn phai, đã-có-bây-giờ-không-còn-nữa hay đang biến dịch vào cõi không còn nữa. Vậy gã du ca đó là ai? Người đó đã vẽ tặng nhân gian một bức chân dung tự họa: một trăng-lãng-du ngây thơ cả tin vào đời (nhưng đời đã lừa dối!) đang ở trọ trong một chốn không bình yên tí nào và đợi chờ một ánh sáng đến nhưng đó chỉ là tàn phai kết tinh từ bao thế kỷ. Và đó chính là hiện hữu đích thực của chàng, mà cũng là điều mà chàng muốn đời phải hiểu trong một ?oTự tình khúc?. Những gì vốn thường được ước mơ là vĩnh cửu thì cũng dẫy đầy những chốc lát và hư không: trọ: ?oTim em người trọ là tôi. Mai kia về chốn xa xôi cũng đành?. Quả thật đời buồn quá, buồn quá, buồn quá đời ơi đời ?oNgàn năm í a buồn như í a?. Buồn quá nghẹn ngào không nói nên lời! Bức chân dung tự họa này lại vừa là một tĩnh vật (và ngôn ngữ của im lặng nói nhiều hơn ngôn ngữ của những sự vật được gọi tên): một thân phận làm người mà không biết đâu nguồn cội (?oCon sông là quán trọ và trăng tên lãng du. Tôi vui chơi giữa đời biết đâu nguồn cội?) không có hoài niệm, không có ngày mai, chỉ là một chiếc bóng trọ trong một cõi quạnh hiu, ngậm ngùi cho nên chàng đã khóc tự bao giờ ?oĐường thật lặng yên lòng không gì nhớ. Giật mình nhìn quanh ồ phố xa lạ. Tưởng rằng được quên thương nhớ nơi quê nhà lòng thật bình yên mà sao buồn thế. Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ?.
    Tàn phai vừa là bản chất vừa là hiện tượng chi phối nguyên một đời người buồn: một Trịnh Công Sơn. Hơn thế, chính đời chàng kết dệt bằng chính hiện tượng lẫn bản chất ấy: đời chàng là cả nỗi tàn phai đang ở trọ giữa lòng tàn phai. Một hôm lên núi cao nằm xuống, úp mặt hôn lấy địa cầu một lần cuối, và bèn nói: xin đa tạ nỗi tàn phai...
    Trần Nhựt Tân
    Nguồn: http://vnenterprise.com/sbin/detail.cgi?ID=303751 , www.vmdb.com , Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé Bỏ mặc t...y sửa chữa / chuyển vào 01:52 ngày 28/06/2003
  6. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Giọt nước nguyên thủy
    Y Chi

    Về đâu cuối ngõ, về đâu cuối trời
    Xa xăm tôi ngồi, tôi tìm giấc mơ
    Xa xăm tôi ngồi, tôi tìm lại tôi.
    TCS

    Tôi nghĩ cái chết của anh đã làm tôi lao tâm rất nhiều. Tôi không biết mình nằm đâu, trong cái chết này. ở gần? ở xa? ở trong? ở ngoài? ở trên? ở dưới? Tôi không biết tôi có buồn hay không buồn, có tiếc hay không tiếc, có hay không có những điều đáng làm mà không làm, hay không đáng làm mà lại làm.
    Đến mãi bây giờ, tôi vẫn chưa biết mình là như thế nào. Tôi không phải là tiếc vọng một cõi xa, cũng không phải là khóc cho chuyện đời gần. Ba tuần liên tiếp, mỗi tuần một lần tôi nằm mơ thấy anh. Giấc mơ đơn giản thôi. Như là còn ngồi đối mặt nhau, tiếp nối câu chuyện dở dang. ở những buổi nói chuyện cuối của tôi với anh khi anh còn sống, anh hay khoe anh được xem như thiền hơn thiền sư hiểu đạo hơn người tu... Đây là chữ của tôi, không phải của anh. Chữ của anh thường nhẹ nhàng hơn. Nhưng ý thì là vậy đó. Anh thích nói về điều này. Mà tôi lại ít thích nghe. ở tôi, cái gì cũng tối cũng nặng hơn, kể cả chuyện tu và chuyện thiền. Chắc chắn là nói chuyện với tôi, anh thấy chán ngắt. Nghe anh đề cập đến vấn đề này, tôi hay nghi ngờ. Khi không nghi ngờ thì tôi lãng đãng. Khi không lãng đãng, tôi cằn nhằn.
    Ba tuần liền anh về ngồi giữa giấc mơ tôi, nối lại câu chuyện cũ. Hình như người chết rồi cũng có khác hơn lúc sống. Tôi không còn thấy có cái gọi là cách ngăn giữa anh là anh, anh là một thân phận hay anh là cái tên sáng chói. Tôi rất ngạc nhiên trước hình anh hiện, trước lời anh vang. Cả một cõi nắng quá sáng để có thể gọi rằng bình an. Lời lẽ vọng về, nhắc lại một câu chuyện đã rất xưa. Tôi nghĩ rằng câu chuyện này mình vốn vẫn biết, vẫn nhớ. Nhưng dù gì đi nữa, trong cuộc sống vừa qua anh đã không chịu nhớ thì bây giờ ở nơi chốn tất cả đã tan bay này, anh có nhắc, tôi nghĩ cũng đã muộn rồi.
    Sau giấc mơ thứ nhất, tôi mở lại trang kinh, quyết định bảy tuần tụng bảy biến. Đời tôi một chuỗi mộng mị nối dài như mây cuộn trên trời. Là một giọt nước rớt từ dòng sông nào mịt mù. Anh cũng rớt từ cùng một dòng sông. Một giọt nước chẻ đôi. Anh em song sinh cũng không như vậy. Anh nhắc với tôi về điều này, về giọt nước nguyên thủy khởi điểm của tôi và của anh trong đêm mơ thứ nhất. Tôi nghe mà lòng chùng lê thê. Không lẽ điều này tôi lại không biết hay sao? Nhưng bây giờ nhắc tới để làm gì? Cả cuộc sống, anh bận rộn những gì tôi không hiểu. Hay chữ nghĩa anh mang theo trong túi, buồn thì rút ra mà chơi, đã là cái bẫy một đời? Bây giờ anh đã về cát bụi. Tên gọi đã rời thân. Tôi không còn cần phải cảm thấy tự ái hay tự trọng rắc rối lôi thôi. Khi anh sống tôi không thích đứng gần anh. Tôi không thích hòa lẫn trong đám đông hỗn độn quanh anh. Tôi gọi lời của nước, nhưng anh quá vội qua, không hay nhớ. Cuộc sống này rặc những tên gọi. Nói chuyện với nhau cũng chỉ là nói với cái tên. Anh mang tên ra chắn, như bình phông che chở cõi riêng. Tôi mang cái tên ra chắn, để anh đừng bắt tôi đứng nghe anh rầy chị ở vì cái chén vỡ. Nhìn nhau là nhìn cái tên. Gặp nhau là gặp cái tên. Nói với nhau là nói với cái tên, nói bằng cái tên. Tên gọi vây bủa. Tên của hôm qua. Tên của bây giờ, tên của ngày mai. Tên người. Tên vật. Tên cảnh. Tên tâm tư. Thỉnh thoảng có chợt nhìn tôi và thoáng chợt nhớ một điều gì bên ngoài cái tên, bên ngoài tình yêu, bên ngoài thân phận và cuộc sống, thì anh lại cảm thấy lo ngại, rút ngay từ trong túi một chuỗi tên gọi quá đỗi mượt mà tài tình dán ngay lên trên cảm giác ấy. Phân nửa giọt nước rớt xuống mịt mù. Tôi gọi khản tiếng. Tiếng gọi rớt thành những cái tên, vỡ vụn, đầy gai nhọn.
    Anh mang những gai nhọn ấy về ngồi với tôi trong đêm mơ thứ hai. Bây giờ mọi tên gọi đã tan hết, chỉ còn lại nắm gai này. Hình như người chết không nói chuyện được bằng chữ nghĩa. Chữ nghĩa một đời trong túi, tôi thấy hình như anh không còn mang theo. Gặp anh đêm mơ thứ hai, tôi chết lặng nhìn màu nắng và cánh đồng hoa rạng rỡ. Quá sáng tươi để có thể gọi là bình an. Tôi chưa từng thấy anh như vậy. Anh chìa nắm gai nhọn cho tôi. Tôi đón lấy, gai thành những giọt nước đá trong suốt, tan hết vào lòng tay. Lạnh buốc. Tôi rùng mình. Thấy ra nửa câu chuyện còn lại, mà bấy lâu nay tôi đã quá vội, không kịp hiểu. Tôi nhói buốc. Thật vậy sao? Anh thật có gọi mà tôi không nghe. Anh có đã nói lời gì không phải tình yêu, không bằng ngôn ngữ trong túi áo, lời của giọt nước, mà tôi không nghe. Vậy mà tôi tưởng chỉ mình tôi gọi, chỉ mình tôi trung thành với nguyên thủy cội nguồn. Cuộc sống này thật là như vậy sao, rặt toàn tên gọi? Tên gọi chập chùng vây bủa cả ở những nơi mình nghĩ mình đã vượt thoát? Tôi ngẩng lên nhìn anh. Hình như người chết không biết nói dối. Tôi thấy anh hai dòng nước mắt chảy dài.
    Trang kinh, tôi tụng càng chăm chỉ. Tôi nghe nói, trong thời gian này, người mới chết thần trí thảng thốt, cần nhiều trợ lực. Tôi không biết lời người ta nói đúng sai ra sao. Chỉ biết khi tôi tụng cho anh, tôi thả rơi được thành trì tên gọi. Cả cái tên bé nhỏ của tôi hay cao rộng của anh, cũng không đổ nổi một vệt bóng mờ nào trên dòng kinh trong suốt này. Tôi giản dị là phân nửa giọt nước nguyên thủy, mang tính chất của sông về làm dịu bớt màu nắng quá nắng, màu hoa quá sáng. Theo dòng kinh đêm đêm, nửa giọt nước chảy về nghiêng cửa nghiêng nhà, tràn lan lai láng. Đêm thứ ba anh về ngồi trong giấc mơ tôi, trên chiếc ghế bập bềnh như chiếc thuyền thả ngang sông rộng. Nắng và hoa vẫn chói chang, chưa kịp chào nhau đã thoắt một cái, ghế cùng người tan thành nửa giọt nước. Cả tên cả hình cả nắng cả hoa đồng loạt tan. Nửa giọt thêm vào, mênh mông nước cuộn bao la. Tôi tỉnh dậy trong màu sông hiền hòa trong sáng.
    Bảy biến kinh khi tụng xong, tôi rời thế giới nguyên thủy, rơi về lại cõi tôi, rặc đầy tên gọi. Đã là tên gọi, thì không có gì để nói. Chỉ mộng mị nối liền mộng mị, cuộn lên như mây nổi, không còn biết đâu là khởi điểm, đâu là kết thúc. Nói cho cùng, cùng một cội mà sanh ra lắm cái tên khác biệt. Như tôi gieo những giấc mơ, như anh rút chữ từ trong túi, có gì đáng nói đâu. Nhưng người đời thì tham đắm những sự như vậy... Tham đến nỗi không còn biết đâu là lối về...
    08.-20-01
    Y Chi

    Nguồn: www.vmdb.com
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi...
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 01:50 ngày 28/06/2003
  7. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Giọt nước nguyên thủy
    Y Chi

    Về đâu cuối ngõ, về đâu cuối trời
    Xa xăm tôi ngồi, tôi tìm giấc mơ
    Xa xăm tôi ngồi, tôi tìm lại tôi.
    TCS

    Tôi nghĩ cái chết của anh đã làm tôi lao tâm rất nhiều. Tôi không biết mình nằm đâu, trong cái chết này. ở gần? ở xa? ở trong? ở ngoài? ở trên? ở dưới? Tôi không biết tôi có buồn hay không buồn, có tiếc hay không tiếc, có hay không có những điều đáng làm mà không làm, hay không đáng làm mà lại làm.
    Đến mãi bây giờ, tôi vẫn chưa biết mình là như thế nào. Tôi không phải là tiếc vọng một cõi xa, cũng không phải là khóc cho chuyện đời gần. Ba tuần liên tiếp, mỗi tuần một lần tôi nằm mơ thấy anh. Giấc mơ đơn giản thôi. Như là còn ngồi đối mặt nhau, tiếp nối câu chuyện dở dang. ở những buổi nói chuyện cuối của tôi với anh khi anh còn sống, anh hay khoe anh được xem như thiền hơn thiền sư hiểu đạo hơn người tu... Đây là chữ của tôi, không phải của anh. Chữ của anh thường nhẹ nhàng hơn. Nhưng ý thì là vậy đó. Anh thích nói về điều này. Mà tôi lại ít thích nghe. ở tôi, cái gì cũng tối cũng nặng hơn, kể cả chuyện tu và chuyện thiền. Chắc chắn là nói chuyện với tôi, anh thấy chán ngắt. Nghe anh đề cập đến vấn đề này, tôi hay nghi ngờ. Khi không nghi ngờ thì tôi lãng đãng. Khi không lãng đãng, tôi cằn nhằn.
    Ba tuần liền anh về ngồi giữa giấc mơ tôi, nối lại câu chuyện cũ. Hình như người chết rồi cũng có khác hơn lúc sống. Tôi không còn thấy có cái gọi là cách ngăn giữa anh là anh, anh là một thân phận hay anh là cái tên sáng chói. Tôi rất ngạc nhiên trước hình anh hiện, trước lời anh vang. Cả một cõi nắng quá sáng để có thể gọi rằng bình an. Lời lẽ vọng về, nhắc lại một câu chuyện đã rất xưa. Tôi nghĩ rằng câu chuyện này mình vốn vẫn biết, vẫn nhớ. Nhưng dù gì đi nữa, trong cuộc sống vừa qua anh đã không chịu nhớ thì bây giờ ở nơi chốn tất cả đã tan bay này, anh có nhắc, tôi nghĩ cũng đã muộn rồi.
    Sau giấc mơ thứ nhất, tôi mở lại trang kinh, quyết định bảy tuần tụng bảy biến. Đời tôi một chuỗi mộng mị nối dài như mây cuộn trên trời. Là một giọt nước rớt từ dòng sông nào mịt mù. Anh cũng rớt từ cùng một dòng sông. Một giọt nước chẻ đôi. Anh em song sinh cũng không như vậy. Anh nhắc với tôi về điều này, về giọt nước nguyên thủy khởi điểm của tôi và của anh trong đêm mơ thứ nhất. Tôi nghe mà lòng chùng lê thê. Không lẽ điều này tôi lại không biết hay sao? Nhưng bây giờ nhắc tới để làm gì? Cả cuộc sống, anh bận rộn những gì tôi không hiểu. Hay chữ nghĩa anh mang theo trong túi, buồn thì rút ra mà chơi, đã là cái bẫy một đời? Bây giờ anh đã về cát bụi. Tên gọi đã rời thân. Tôi không còn cần phải cảm thấy tự ái hay tự trọng rắc rối lôi thôi. Khi anh sống tôi không thích đứng gần anh. Tôi không thích hòa lẫn trong đám đông hỗn độn quanh anh. Tôi gọi lời của nước, nhưng anh quá vội qua, không hay nhớ. Cuộc sống này rặc những tên gọi. Nói chuyện với nhau cũng chỉ là nói với cái tên. Anh mang tên ra chắn, như bình phông che chở cõi riêng. Tôi mang cái tên ra chắn, để anh đừng bắt tôi đứng nghe anh rầy chị ở vì cái chén vỡ. Nhìn nhau là nhìn cái tên. Gặp nhau là gặp cái tên. Nói với nhau là nói với cái tên, nói bằng cái tên. Tên gọi vây bủa. Tên của hôm qua. Tên của bây giờ, tên của ngày mai. Tên người. Tên vật. Tên cảnh. Tên tâm tư. Thỉnh thoảng có chợt nhìn tôi và thoáng chợt nhớ một điều gì bên ngoài cái tên, bên ngoài tình yêu, bên ngoài thân phận và cuộc sống, thì anh lại cảm thấy lo ngại, rút ngay từ trong túi một chuỗi tên gọi quá đỗi mượt mà tài tình dán ngay lên trên cảm giác ấy. Phân nửa giọt nước rớt xuống mịt mù. Tôi gọi khản tiếng. Tiếng gọi rớt thành những cái tên, vỡ vụn, đầy gai nhọn.
    Anh mang những gai nhọn ấy về ngồi với tôi trong đêm mơ thứ hai. Bây giờ mọi tên gọi đã tan hết, chỉ còn lại nắm gai này. Hình như người chết không nói chuyện được bằng chữ nghĩa. Chữ nghĩa một đời trong túi, tôi thấy hình như anh không còn mang theo. Gặp anh đêm mơ thứ hai, tôi chết lặng nhìn màu nắng và cánh đồng hoa rạng rỡ. Quá sáng tươi để có thể gọi là bình an. Tôi chưa từng thấy anh như vậy. Anh chìa nắm gai nhọn cho tôi. Tôi đón lấy, gai thành những giọt nước đá trong suốt, tan hết vào lòng tay. Lạnh buốc. Tôi rùng mình. Thấy ra nửa câu chuyện còn lại, mà bấy lâu nay tôi đã quá vội, không kịp hiểu. Tôi nhói buốc. Thật vậy sao? Anh thật có gọi mà tôi không nghe. Anh có đã nói lời gì không phải tình yêu, không bằng ngôn ngữ trong túi áo, lời của giọt nước, mà tôi không nghe. Vậy mà tôi tưởng chỉ mình tôi gọi, chỉ mình tôi trung thành với nguyên thủy cội nguồn. Cuộc sống này thật là như vậy sao, rặt toàn tên gọi? Tên gọi chập chùng vây bủa cả ở những nơi mình nghĩ mình đã vượt thoát? Tôi ngẩng lên nhìn anh. Hình như người chết không biết nói dối. Tôi thấy anh hai dòng nước mắt chảy dài.
    Trang kinh, tôi tụng càng chăm chỉ. Tôi nghe nói, trong thời gian này, người mới chết thần trí thảng thốt, cần nhiều trợ lực. Tôi không biết lời người ta nói đúng sai ra sao. Chỉ biết khi tôi tụng cho anh, tôi thả rơi được thành trì tên gọi. Cả cái tên bé nhỏ của tôi hay cao rộng của anh, cũng không đổ nổi một vệt bóng mờ nào trên dòng kinh trong suốt này. Tôi giản dị là phân nửa giọt nước nguyên thủy, mang tính chất của sông về làm dịu bớt màu nắng quá nắng, màu hoa quá sáng. Theo dòng kinh đêm đêm, nửa giọt nước chảy về nghiêng cửa nghiêng nhà, tràn lan lai láng. Đêm thứ ba anh về ngồi trong giấc mơ tôi, trên chiếc ghế bập bềnh như chiếc thuyền thả ngang sông rộng. Nắng và hoa vẫn chói chang, chưa kịp chào nhau đã thoắt một cái, ghế cùng người tan thành nửa giọt nước. Cả tên cả hình cả nắng cả hoa đồng loạt tan. Nửa giọt thêm vào, mênh mông nước cuộn bao la. Tôi tỉnh dậy trong màu sông hiền hòa trong sáng.
    Bảy biến kinh khi tụng xong, tôi rời thế giới nguyên thủy, rơi về lại cõi tôi, rặc đầy tên gọi. Đã là tên gọi, thì không có gì để nói. Chỉ mộng mị nối liền mộng mị, cuộn lên như mây nổi, không còn biết đâu là khởi điểm, đâu là kết thúc. Nói cho cùng, cùng một cội mà sanh ra lắm cái tên khác biệt. Như tôi gieo những giấc mơ, như anh rút chữ từ trong túi, có gì đáng nói đâu. Nhưng người đời thì tham đắm những sự như vậy... Tham đến nỗi không còn biết đâu là lối về...
    08.-20-01
    Y Chi

    Nguồn: www.vmdb.com
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi...
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 01:50 ngày 28/06/2003
  8. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Nơi nghìn trùng con gió bay
    Lữ Quỳnh
    Trịnh Công Sơn mất ngày 1.4.2001. Như thế anh bước qua thế kỷ 21 được tròn 3 tháng. Vượt qua năm 2000 và bước vào thế kỷ 21 là niềm vui của anh, cũng là niềm vui bạn bè mừng sức khoẻ anh. Chỉ tiếc rằng thế kỷ này không được vinh dự giữ chân anh lâu, không còn hân hạnh ghi dấu những ca khúc mới Trịnh Công Sơn nữa.
    Năm 2000 trở thành cái mốc thời gian khắc nghiệt với Sơn từ nhiều năm trước. Nhìn quanh nhau tuổi đời đã xế, sức khoẻ đã mòn, dù có thách đố thời gian đến đâu bằng sự sáng tạo miệt mài, yêu thương cuồng nhiệt, cố kéo dài ra đến 1-2 giờ sáng hôm sau để tham lam nhìn ngắm cuộc đời, cỏ cây trời đất, thì cũng chẳng làm thay đổi được gì cái khoảnh khắc 365 ngày ấy. Rất nhiều lần đi chơi với nhau, Sơn luôn nói: Tụi mình phải vượt qua năm 2000, chỉ còn mấy năm nữa thôi.
    Chỉ có mấy năm thôi, thời gian tưởng chừng quá ngắn ngủi ấy, thế mà Sơn đã bị rơi rụng quá nhiều bạn bè. Ở Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh, nơi anh thường lui tới làm việc mỗi ngày, các nhạc sĩ Xuân Hồng, Diệp Minh Tuyền, Ngô Huỳnh, Phạm Trọng Cầu đã lần lượt ra đi. Trước đó, năm 1995 anh Văn Cao ở Hà Nội, và gần đây Thái Bá Vân, Hoàng Thiệu Khan, Ðịnh Giang... Nhìn lại quanh mình sao bạn bè vắng đi nhanh quá Sơn bắt đầu bị ám ảnh nhiều về sự bấp bênh của đời sống. Nhưng cái chết được gọi tên quá nhịp nhàng.
    Một cú điên thoại nửa đêm: Quỳnh à, anh Văn Cao mất rồi. Hoặc: Xuống ngay đi, Mây vừa gọi vào, Thái Bá Vân... Hoàng Thiệu Khang kêu đau ngực, một mình lấy taxi vào bệnh viện Nguyễn Trãi buổi chiều, thì mới tối, điện thoại reo: Anh Khang đưa về nhà rồi, đêm nay liệm. Sao đời sống phù du thế. Mới ngồi quán với nhau tối qua mà. Khang rất khoẻ mạnh, chưa một lần đi bác sĩ, dạy học suốt tuần không mỏi, ăn uống điều độ, luôn nói với Sơn bằng giọng giả Huế: Sơn lo sức khỏe của Sơn đi. Còn Moa thì đủ sức rồi, năm 2000 với thế kỷ 21 có nghĩa chi mô. Thế mà anh ra đi tức tưởi vào một buổi chiều tháng 8,chỉ còn 4 tháng nữa tới năm 2000!
    Sau mỗi cú phôn nghiệt ngã như thế, bạn bè kéo đến bên Sơn. Và lần nào cũng thế, một chai ****** mới được mở ra, rót một ly cho người vừa nằm xuống, một cây nhang được đốt lên cắm vào cái chai nhỏ. Bạn bè lần lượt cụng ly với người vừa mất. Im lặng. Khói hương tỏa quanh bàn và những hồi ức làm mọi người cai mắt. Ngoài trời đêm dày đặc. Gío rúc vào vòm hoa giấy cổ thụ trước nhà.
    Một buổi sáng ngồi ở quán Văn nghệ đường Trần Quốc Thảo thấy nhạc sĩ Ngô Huỳnh đạp xe đi ngang, Sơn chỉ anh ấy và nói: Ngô Huỳnh bị gan nặng lắm nghe không qua khỏi, hôm nào tụi mình ngồi với anh một bữa. Ngô Huỳnh tác giả bài Con kênh xanh xanh. Và bữa rượu chưa kịp mời thì được tin anh mất.
    Từ đó ra đường gặp một người vẫy tay, mình phải đưa tay chào vội. Làm được gì cho nhau thí chớ chần chừ. Vì đời sống nhiều bất trắc quá. Ðể không bao giờ ân hận bởi một sự lười biếng cỏn con, một vô tình không đáng có.
    Trịnh Công Sơn trầm mình trong suy tư về cái cõi tạm của đời người. Ai cũng phải một lần vĩnh viễn nhân gian nhưng giã từ cách nào đây. Quỹ thời gian còn ít, nên phải liệu mà chi tiêu hợp lý. Từ đó những bài hát của anh là lời tỏ tình với cuộc sống, lời nhắn nhủ thầm kín về những nỗi niềm tuyệt vọng, và cũng là một nỗi lòng tiếc nuối khôn nguôi đối với buổi chia lìa cùng mặt đất mà anh đã một thời chia sẻ những buồn vui cùng mọi người. Trong bài Tôi ơi đừng tuyệt vọng, anh nói lên lòng yêu tha thiết cuộc sống cùng nỗi tuyệt vọng khốn cùng của phận người: Tôi là ai mà còn khi dấu lệ. Tôi là ai mà còn trần gian thế. Tôi là ai, là ai... mà yêu quá đời này!
    Ca khúc của anh gắn liền với cảm xúc máu thịt. Bằng tầm hồn rất nhạy cảm, anh ghi nhận từng rung động để rồi dùng thứ ngôn từ phù thủy của mình viết ra. Em còn nhớ hay em đã quên, Chiều trên quê hương tôi, Huyền thoại mẹ, Xin trả nợ người, Hoa xuân ca, Con mắt còn lại, Bống bồng ơi... là những ca khúc tôi từng được anh chia sẽ với.
    H. trong Hoa xuân ca là tên người con gái Hà Nội xinh đẹp ở cạnh nhà Tôn Thất Văn, một họa sĩ nổi tiếng, nơi mà mỗi tuần bạn bè kéo về ăn uống vui vẻ. H. thường xưng hô với Sơn là monsieur và em. Mỗi buổi chiều tôi chở anh về nhà Văn trên chiếc P.C sơn màu vàng cam (mà Phạm Trọng Cầu gọi là màu nắng), anh đã dùng vỏ bao thuốc lá viết lên lưng tôi. Lúc xuống xe, anh chép lại trên giấy những dòng nhạc và nhẩm hát: Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa... Tôi nói chắc anh đặt tên bài này là Hoa ca? Sơn nói không, mình đặt là Xuân ca có hai câu rất hay và rất tượng hình.
    Em mướt xanh như ngọc mà tôi có đâu ngờ.
    Em suối kia rất ngọt và tốt đứng hai bờ.

    Bài Con mắt còn lại, anh lấy ý từ hai câu thơ của Bùi Giáng: Còn hai con mắt, khóc người một con. Hai lời đầu được viết trong buổi chiều uống rượu ở nhà Tôn Thất Văn, làng Báo chí. Anh em hát lui hát tới bài này rất vui. Lúc ra về trời tối, rượu thấm, Sơn ngồi sau vỗ vai tôi: Quỳnh à, mình ghé chỗ Huế H. đi. Quế H. đang trọ ở nhà khách ngay hồ Con Rùa. Tại đây, Sơn lấy Con mắt còn lại ra, cười hát với nhau. Rồi cảm hứng thế nào anh viết luôn lời 3 tại chỗ. Lấy phôn gọi hát cho bạn bè nghe lời mới giữa đêm khuya khoắt. Con mắt còn lại để lại nhiều kỷ niệm rộn ràng nhất.
    Trong cuộc nhân sinh thực hư mù ảo này, Trịnh Công Sơn đã vắt kiệt đời mình để sống. Lúc vui chơi giữa đời biết đâu nguồn cội, anh vẫn nghĩ đến cái hữu hạn của phận người và luôn linh cảm về sự chia lìa một ngày nào đó.
    Trịnh Công Sơn đã bỏ lại bạn bè, người thân và hàng triệu khan - thính giả vô cùng yêu mến anh để ra đi vĩnh viễn. Trịnh Công Sơn đã giã từ cái trần gian cay cực lẫn huy hoàng mà anh yêu tha thiết này để về nơi Nghìn trùng con gió bay. Tôi ao ước ở nơi ấy, vẫn có những sớm mai ửng hồng hay hững hoàng hôn lao xao gió, vẫn có cái nắng lạ trên bức tường rêu của chốn quê nhà. Ðể anh không bao giờ thấy mình hiu quạnh.
    Anh Sơn ơi, anh đã yên nghỉ, nhưng sao lòng bạn bè vẫn không nguôi bởi tấm lòng anh còn đó. Hay bởi cuộc chia tay vội vã thiếu lời giã từ nhau?
    Lữ Quỳnh
    San Jose, cuối tháng 5 - 2001

    Nguồn : http://www.mp3-vn.com/SongDetail-eng.asp?qSongId=970
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi...
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 01:59 ngày 28/06/2003
  9. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Nơi nghìn trùng con gió bay
    Lữ Quỳnh
    Trịnh Công Sơn mất ngày 1.4.2001. Như thế anh bước qua thế kỷ 21 được tròn 3 tháng. Vượt qua năm 2000 và bước vào thế kỷ 21 là niềm vui của anh, cũng là niềm vui bạn bè mừng sức khoẻ anh. Chỉ tiếc rằng thế kỷ này không được vinh dự giữ chân anh lâu, không còn hân hạnh ghi dấu những ca khúc mới Trịnh Công Sơn nữa.
    Năm 2000 trở thành cái mốc thời gian khắc nghiệt với Sơn từ nhiều năm trước. Nhìn quanh nhau tuổi đời đã xế, sức khoẻ đã mòn, dù có thách đố thời gian đến đâu bằng sự sáng tạo miệt mài, yêu thương cuồng nhiệt, cố kéo dài ra đến 1-2 giờ sáng hôm sau để tham lam nhìn ngắm cuộc đời, cỏ cây trời đất, thì cũng chẳng làm thay đổi được gì cái khoảnh khắc 365 ngày ấy. Rất nhiều lần đi chơi với nhau, Sơn luôn nói: Tụi mình phải vượt qua năm 2000, chỉ còn mấy năm nữa thôi.
    Chỉ có mấy năm thôi, thời gian tưởng chừng quá ngắn ngủi ấy, thế mà Sơn đã bị rơi rụng quá nhiều bạn bè. Ở Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh, nơi anh thường lui tới làm việc mỗi ngày, các nhạc sĩ Xuân Hồng, Diệp Minh Tuyền, Ngô Huỳnh, Phạm Trọng Cầu đã lần lượt ra đi. Trước đó, năm 1995 anh Văn Cao ở Hà Nội, và gần đây Thái Bá Vân, Hoàng Thiệu Khan, Ðịnh Giang... Nhìn lại quanh mình sao bạn bè vắng đi nhanh quá Sơn bắt đầu bị ám ảnh nhiều về sự bấp bênh của đời sống. Nhưng cái chết được gọi tên quá nhịp nhàng.
    Một cú điên thoại nửa đêm: Quỳnh à, anh Văn Cao mất rồi. Hoặc: Xuống ngay đi, Mây vừa gọi vào, Thái Bá Vân... Hoàng Thiệu Khang kêu đau ngực, một mình lấy taxi vào bệnh viện Nguyễn Trãi buổi chiều, thì mới tối, điện thoại reo: Anh Khang đưa về nhà rồi, đêm nay liệm. Sao đời sống phù du thế. Mới ngồi quán với nhau tối qua mà. Khang rất khoẻ mạnh, chưa một lần đi bác sĩ, dạy học suốt tuần không mỏi, ăn uống điều độ, luôn nói với Sơn bằng giọng giả Huế: Sơn lo sức khỏe của Sơn đi. Còn Moa thì đủ sức rồi, năm 2000 với thế kỷ 21 có nghĩa chi mô. Thế mà anh ra đi tức tưởi vào một buổi chiều tháng 8,chỉ còn 4 tháng nữa tới năm 2000!
    Sau mỗi cú phôn nghiệt ngã như thế, bạn bè kéo đến bên Sơn. Và lần nào cũng thế, một chai ****** mới được mở ra, rót một ly cho người vừa nằm xuống, một cây nhang được đốt lên cắm vào cái chai nhỏ. Bạn bè lần lượt cụng ly với người vừa mất. Im lặng. Khói hương tỏa quanh bàn và những hồi ức làm mọi người cai mắt. Ngoài trời đêm dày đặc. Gío rúc vào vòm hoa giấy cổ thụ trước nhà.
    Một buổi sáng ngồi ở quán Văn nghệ đường Trần Quốc Thảo thấy nhạc sĩ Ngô Huỳnh đạp xe đi ngang, Sơn chỉ anh ấy và nói: Ngô Huỳnh bị gan nặng lắm nghe không qua khỏi, hôm nào tụi mình ngồi với anh một bữa. Ngô Huỳnh tác giả bài Con kênh xanh xanh. Và bữa rượu chưa kịp mời thì được tin anh mất.
    Từ đó ra đường gặp một người vẫy tay, mình phải đưa tay chào vội. Làm được gì cho nhau thí chớ chần chừ. Vì đời sống nhiều bất trắc quá. Ðể không bao giờ ân hận bởi một sự lười biếng cỏn con, một vô tình không đáng có.
    Trịnh Công Sơn trầm mình trong suy tư về cái cõi tạm của đời người. Ai cũng phải một lần vĩnh viễn nhân gian nhưng giã từ cách nào đây. Quỹ thời gian còn ít, nên phải liệu mà chi tiêu hợp lý. Từ đó những bài hát của anh là lời tỏ tình với cuộc sống, lời nhắn nhủ thầm kín về những nỗi niềm tuyệt vọng, và cũng là một nỗi lòng tiếc nuối khôn nguôi đối với buổi chia lìa cùng mặt đất mà anh đã một thời chia sẻ những buồn vui cùng mọi người. Trong bài Tôi ơi đừng tuyệt vọng, anh nói lên lòng yêu tha thiết cuộc sống cùng nỗi tuyệt vọng khốn cùng của phận người: Tôi là ai mà còn khi dấu lệ. Tôi là ai mà còn trần gian thế. Tôi là ai, là ai... mà yêu quá đời này!
    Ca khúc của anh gắn liền với cảm xúc máu thịt. Bằng tầm hồn rất nhạy cảm, anh ghi nhận từng rung động để rồi dùng thứ ngôn từ phù thủy của mình viết ra. Em còn nhớ hay em đã quên, Chiều trên quê hương tôi, Huyền thoại mẹ, Xin trả nợ người, Hoa xuân ca, Con mắt còn lại, Bống bồng ơi... là những ca khúc tôi từng được anh chia sẽ với.
    H. trong Hoa xuân ca là tên người con gái Hà Nội xinh đẹp ở cạnh nhà Tôn Thất Văn, một họa sĩ nổi tiếng, nơi mà mỗi tuần bạn bè kéo về ăn uống vui vẻ. H. thường xưng hô với Sơn là monsieur và em. Mỗi buổi chiều tôi chở anh về nhà Văn trên chiếc P.C sơn màu vàng cam (mà Phạm Trọng Cầu gọi là màu nắng), anh đã dùng vỏ bao thuốc lá viết lên lưng tôi. Lúc xuống xe, anh chép lại trên giấy những dòng nhạc và nhẩm hát: Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa... Tôi nói chắc anh đặt tên bài này là Hoa ca? Sơn nói không, mình đặt là Xuân ca có hai câu rất hay và rất tượng hình.
    Em mướt xanh như ngọc mà tôi có đâu ngờ.
    Em suối kia rất ngọt và tốt đứng hai bờ.

    Bài Con mắt còn lại, anh lấy ý từ hai câu thơ của Bùi Giáng: Còn hai con mắt, khóc người một con. Hai lời đầu được viết trong buổi chiều uống rượu ở nhà Tôn Thất Văn, làng Báo chí. Anh em hát lui hát tới bài này rất vui. Lúc ra về trời tối, rượu thấm, Sơn ngồi sau vỗ vai tôi: Quỳnh à, mình ghé chỗ Huế H. đi. Quế H. đang trọ ở nhà khách ngay hồ Con Rùa. Tại đây, Sơn lấy Con mắt còn lại ra, cười hát với nhau. Rồi cảm hứng thế nào anh viết luôn lời 3 tại chỗ. Lấy phôn gọi hát cho bạn bè nghe lời mới giữa đêm khuya khoắt. Con mắt còn lại để lại nhiều kỷ niệm rộn ràng nhất.
    Trong cuộc nhân sinh thực hư mù ảo này, Trịnh Công Sơn đã vắt kiệt đời mình để sống. Lúc vui chơi giữa đời biết đâu nguồn cội, anh vẫn nghĩ đến cái hữu hạn của phận người và luôn linh cảm về sự chia lìa một ngày nào đó.
    Trịnh Công Sơn đã bỏ lại bạn bè, người thân và hàng triệu khan - thính giả vô cùng yêu mến anh để ra đi vĩnh viễn. Trịnh Công Sơn đã giã từ cái trần gian cay cực lẫn huy hoàng mà anh yêu tha thiết này để về nơi Nghìn trùng con gió bay. Tôi ao ước ở nơi ấy, vẫn có những sớm mai ửng hồng hay hững hoàng hôn lao xao gió, vẫn có cái nắng lạ trên bức tường rêu của chốn quê nhà. Ðể anh không bao giờ thấy mình hiu quạnh.
    Anh Sơn ơi, anh đã yên nghỉ, nhưng sao lòng bạn bè vẫn không nguôi bởi tấm lòng anh còn đó. Hay bởi cuộc chia tay vội vã thiếu lời giã từ nhau?
    Lữ Quỳnh
    San Jose, cuối tháng 5 - 2001

    Nguồn : http://www.mp3-vn.com/SongDetail-eng.asp?qSongId=970
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi...
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 01:59 ngày 28/06/2003
  10. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Ngỡ ngàng, nước đục bụi trong
    Nam Dao
    Sau trăm năm, gạn đục và khơi trong không phải là chuyện của người đã nằm xuống. ở chốn về vĩnh cửu chỉ còn im lặng. Trong và đục là chuyện nơi chốn trọ của những kẻ còn đang ở trọ. Là chuyện để nói với những lữ khách còn xuôi ngược bước trần gian. Và trong trường hợp Trịnh Công Sơn, xin nói ngay, trong là bụị Đục là nước.
    Nước đục!
    Ghê rợn và kinh hoàng, đục ngầu một màu máu đỏ. Đau xót hơn, máu của anh, của em, của chị, của mẹ. Có người chết hai lần, thịt da nát tan. Trong từng vùng thịt xương có mẹ có em, anh đã hát, tiếng hát đến thẳng từ trái tim. Giữa tiếng đại bác đêm đêm dội về thành phố và bên cạnh người phu quét đường dừng chổi đứng nghe, anh đã nhắc đến gia tài của mẹ. Còn gì? Một bọn lai căng! Một lũ bội tình. Tôi có hỏi Sơn, Sơn không sợ à? Phản chiến giữa khi người ta hò hét đâm chém nhau là cách hành xử của một tên tử tội, nhát dao thường bổ xuống từ hai phíạ Sơn cườị..lúc đó mình sẵn sàng. Chết, như tự tử. Nhưng rồi sống... và bây giờ chỉ muốn quên thời gian đó đị Quên là quên cả những bài hát? Không! Tôi thì không quên. Lời những bài trong Ca khúc da vàng là tiếng nói của lương tâm. Trước cái chết của một người, kẻ còn sống động lòng thương thân. Trước cái chết của một xã hội, thì thương mọi người để cất giọng tìm cách hồi sinh, bất kể thân thế của mình. Giữa hai lằn đạn thuở đó, Sơn là một hạt bụị Một hạt bụi trong ngần.
    Nước vẫn đục. Sau 75, Sơn tiếp tục ...đi về đâu hỡi em, khi trong lòng không chút nắng và kể tâm sự những cây cành, giờ giới nghiêm. Sơn nhớ. Và với những kẻ lưu vong, Sơn hỏi Em còn nhớ hay em đã quên? rồi dặn dò Em ra đi, nơi này vẫn thế. Vẫn có em, trong tim của mẹ... Nơi này vẫn thế. Thế là thế nàỏ Vẫn thế, là không đổị Không đổi được! ơ, chẳng nhẽ Cách Mạng rồi mà thế ử Và Sơn lại có vấn đề. Hỡi những ai đã ồn ào gọi Sơn bằng thằng khi anh đã nằm xuống, xin hãy nghĩ lạị
    Nước vẫn cứ đục. Sơn hát, Sống có trăm năm, vui vui buồn buồn, người người ngợm ngợm. Chữ ngợm này có lẽ là chữ ngợm đầu tiên trong ca khúc Việt Nam. Và nước đục, vì ngợm? Để sống chết trăm năm như thân cỏ hèn mọc đầy núi sông. Núi sông ở bản đầu, khi Sơn hát cho tôi nghe, lâu rồị Sau này, núi sông thành núi non. Dĩ nhiên thế là nhẹ đi, nhẹ đi nhiều lắm... Nhưng xin nói, Sơn không làm chính trị. Anh hát điều anh cảm nhận. ở chỗ này, nhà chính trị thập thò nhìn người nghệ sĩ, nửa hoài nghi sợ sệt, nửa lại cơ hội đòi nắm bắt cái cảm nhận kia để dùng nó mà giữ ổn định. ở đây, ổn định đồng nghĩa với quyền lực của mình (và phe phái ).
    Người người ngợm ngợm!
    Cuối năm 98, tôi ở với Sơn một tốị Sau khi cả hai chúng tôi từ chối dự một bữa cơm thân mật với lãnh đạo, có tiếng điện thoạị Sơn bắt máỵ Tôi chỉ có thể kể những gì tai nghẹ Có một đoạn, Sơn nói Thôi, mấy cái mẫu đất ấy dân người ta còn ở... Im lặng ( không phải đầu dây bên kia im lặng ). Không anh, cám ơn anh... Tôi không lấy đâụ Tôi chẳng biết lấy đất làm gì cả. Im lặng ( không phải đầu dây bên kia im lặng ). Thôi.. ai lấy cứ lấy, anh cho ai thì cho...
    Người không tham, nhưng ngợm? Người thì... đôi khi cho tôi tiếng nói vui tươị Còn ngợm... cho tôi tiếng nói đôi khi ngậm ngùị.. Anh ngậm ngùi kể, lần đầu ra Hà Nội, anh có một buổi thật vui với Bùi Xuân Pháị Hai người vẽ nhau trong một cuốn sổ tay thì phảị Vẽ suốt đêm, và Phái tặng hết cho Sơn. Bạn anh mượn. Aỉ Anh không kể tên. Rồi có tiếng phao lên là anh định hiếp con gái bạn. Sơn bảo, xì-căng-đan thế là nhằm xí xóa sạch. Tập tranh Sơn-Phái hóa thành bụi, đòi không được! Khi tôi nóị.. chắc là hiểu nhầm thì Sơn thở dàị.. xin moa, moa chọ Đặt điều thì... Thuở đó, tranh Phái đang lên giá. Một bức nhỏ bằng ba bàn tay cũng năm, bảy nghìn USD. Tôi lại ba phảị..tranh Phái giữ được không bán cho ba Tầu ở Singapore thì trong tay ai cũng thế! Lần này, Sơn cười, cười rất buồn. Nhưng Sơn im lặng. Những bức tranh đó nay đâủ Trời biết!
    Nói chuyện ngườị Chênh chếch Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn cách đây trên hai mươi năm có một cô gái bán nước dừạ Tôi có cái duyên ghé uống, vội đến háo hức lôi Sơn đị Cô ta độ đôi mươi, áo bà ba đen, quần cũng đen, chít một cái khăn rằn. Dưới ánh nắng Sài Gòn, da cô rám hồng, cặp mắt thăm thẳm màu nước, và trời ơi, trên mép cô những hạt li ti mồ hôi óng ánh kim cương. Hai thằng điên đội trời nắng rát trầm trồ thì thào, trời ơi, đẹp quá, như phép lạ. Rồi cứ dăm ba ngày, lại đúng giữa trưa, đến uống để ghé thăm những giọt mồ hôi bên trên cái khóe mép đã nhếch lên cười khi thấy khách không còn lạ mặt. Tôi bảo, để tôi làm quen nhé. Sơn can, chớ, thế là quen rồi, từ xa thì giữ được cái đẹp. Từ xa là cái khoảng cách giữa những người đàn bà và Sơn. Oái oăm thay, anh lại là tác giả một số lượng những tình khúc đẹp nhất trong âm nhạc của chúng tạ Trong các tác phẩm đó, nhiều là chỉ có môi hôn ngọt, bờ vai nhỏ, ngón tay gầỵ.. lãng đãng. Những người tự nhận là người yêu (của) anh vênh vang giữ vẹn tiết trinh. Ai lòng nào rêu rao buộc anh vào những thô bạo khó hiểủ Thôi, thây kệ!
    Chuyện người đối với anh, trước hết là gia đình. Anh yêu mẹ, như một đứa trẻ. Có lần ở xa, anh thốt lên ...moa nhớ mạ moa quá. Rồi anh cười khoe ...mỗi khi làm xong một ca khúc, moa hát cho mạ moa nghẹ Cái mạ bảo được, thường là ai cũng thích. Nếu không, moa sửạ.. lắm khi bỏ luôn. Sau là các em anh, đặc biệt với Vĩnh Trinh, anh cứ tội cô em nhỏ này sinh ra là mồ côi chạ Cái tình anh san sẻ cho gia đình không nhỏ.. Em dâu em rể anh quí anh như ruột thịt. Các cháu anh coi anh còn hơn chạ Phải chăng bống bồng, bống bồng ơi! là tiếng lòng anh đến con trẻ? Hồn nhiên, anh hát, vì thực sự anh vẫn giữ được trong sâu lắng con người anh tâm hồn một trẻ thơ.
    Chuyện người với anh, sau gia đình là bè bạn. Với bạn, Sơn chân tình và rộng lượng. Moa chơi với ai, là chỉ moa với người đó. Dẫu có kẻ nói này nói nọ, moa cũng mặc... Nhà Sơn lúc nào cũng rầm rập khách. Khách đến uống rượu của anh, lê la vài câu văn nghệ vui vẻ tìm chút tự tin. Khách đến, khoe cái này, chê cái nọ. Từ bốn phương. Từ Tây, từ Mỹ, từ Úc, Canadạ Rất ồn và hỗn tạp. Nhưng bạn khác khách. Cô bé người nhà tên Síu ê a Cậu Sơn ơị.. có cậụ..đến chứ không phải, như khi gặp người lạ mặt, nói máy móc ...Dạ thưa, cậu Sơn con đi vắng! Nghe riết, một số chúng tôi thành cậu tuốt. Có cậu Đinh Cường. Sơn có lẽ yêu nhất cậụ Có một lần Sơn chép miệng ...Nó tròn quá, đầy quá. Chứ nó góc cạnh một chút thôi thì nó là grand maitre đấy! Ê, Sơn! Toa có thấy mấy bức họa vài năm sau này của Cường chưả Góc cạnh đấy chứ! Có cậu Lữ Quỳnh. Cậu hiền lành nhỏ nhẹ hết lòng tận tụy với bạn. Có cậu Trịnh Cung. Cậu này là cái cậu kêu ...ừ thôi em về để cậu Sơn phổ nhạc (có lẽ là lần duy nhất?). Cậu ăn lẻ được thì cậu lỉnh đi ăn một mình nhưng xong lại hồn nhiên kể lạị Thỉnh thoảng vào chơi, có Bửu Ý, người Sơn rất quí mến tin cậỵ Vài năm cuối, có cậu Quế. Sơn nói với tôi Toa bảo xừ lũy cho moa nghỉ, moa mệt lắm. Tôi biết là Quế yêu Sơn, lại rất dai sức, lúc nào cũng cặp kè chuyện thơ văn. Nhưng đôi khi yêu nhau lại chẳng bằng mười phụ nhau..
    Và lần cuối gặp, tôi hiểu là Sơn đã rất mệt, mệt nhoàị Thường Sơn ngồi trong ghế bành, mím miệng, mắt nhìn xuống đăm chiêu, có cái nét nghiêm nghị của một người kiệt sức. Anh ngồi, ai muốn nói gì thì nóị Anh có mặt, nhưng anh ở đâủ Những người khách quanh anh cứ thế, ô nhiễm ồn àọ Bạn anh, sợ khách, lảng và tìm những phút anh chỉ có một mình. Hiếm hoi làm sao những phút ấỵ Hệ quả tất nhiên, anh cô đơn.
    Bấy giờ, muốn gặp Sơn như bạn thì không thể gặp ở nhà Sơn. Tôi hẹn anh ở nhà Trần Long ẩn. Hôm đó, anh đi taxi lại, đầu chụp nón, dáng một chàng đạo sĩ lênh khênh xuống núị Anh cườị Chỉ có ba chúng tôi, anh lại hồn nhiên như ngày nàọ Sơn vui ra mặt, ăn được đến nửa bát phở ở cái quán nổi tiếng trong ngõ cạnh nhà ẩn. Bức tranh trên vách anh vẽ vợ ẩn đẹp lạ lùng, là một bức vẽ dang dở. Anh nóị Dở dang thế mà lại đẹp. Nắn nót, đâm hỏng... Một hai tiếng sau, Sơn nhìn giờ. Anh bắt đầu cau có Moa phải về, có tay X, Việt kiều luật sư ở bên Mỹ nó hẹn. Nó lo chuyện copyright cho moa.. Tôi can ...thôi, lâu mới có một buổi sáng nhẹ thế nàỵ Toa gọi điện thoại hẹn lạị.. Sơn ngần ngừ. Rốt cuộc, anh vẫn về. Mặt anh lại nghiêm, mắt đăm chiêụ Chúng tôi đưa anh ra con lộ chính. Người đạo sĩ vẫy taxi lên lại núị Cái núi cao kia thành nơi ồn ào danh lam thắng cảnh. Thành một địa điểm du lịch cấp caọ Ôi hệ lụy! Danh vọng dẫn nhau đến chỗ ấy saỏ Mệt ghê, mệt chết người.
    Ngoài bạn bè, còn tình yêu trai - gáị Tôi đã thấy nhiều người đàn bà yêu Sơn. Một người đã định làm vợ Sơn than ....anh ấy yêu chai rượu hơn em! Có kẻ đến từ ngoài khơi, ở đâu đất Phù Tang xa lắc, đeo đuổi đến cảm động. Sơn nhận. Và cái anh cho lại, hình như là cái gì khác với tình yêụ Như anh - em. Đôi khi như bè - bạn. Với Khánh Lỵ Với Hồng Nhung. Có lẽ chỉ trừ một lần. Anh đã sắm xe hơi và định lấy vợ thật. Lần này, a ha, vui được rồi đâỵ Nhưng không. Mối tình đó vuột đị Chuyện lại xảy ra hình như sau sự ra đi vĩnh viễn của mạ anh, và có điều gì gần như niềm tuyệt vọng... Gần như thôi, chứ chưa phải là...Anh viết :
    ...May thay trong cuộc đời này vừa có tình yêu vừa có tình bạn. Tình bạn thường có một khuôn mặt thật hơn tình yêụ Sự bội bạc trong tình bạn cũng có nhưng không nhiềụ Tôi thấy tình bạn quí hơn tình yêu vì tình bạn có khả năng làm hồi sinh một cơn hôn mê và làm phục sinh một cuộc đời tưởng rằng không tái tạo được nữa.
    Ru tình à ơi!
    Viết về Sơn, không thể không nói nghệ thuật Sơn. Phần này, tôi nghĩ rằng nhiều người sẽ nói, còn nóị Tôi có thêm thắt, cũng là thêm thắt thôị Với ca khúc, Sơn đi từ hình thức lãng mạn, sang siêu thực, mang mang chất Thiền để rồi cuối đời anh trở về với nỗi lòng anh một cách trực tiếp, giản đơn, không chút phù phiếm chữ nghĩạ Bàn với nhau về thơ, cách đây đâu mười năm, Sơn chủ trương không chơi chữ, viết ngắn (hai câu), chỉ một hình ảnh để dẫn đường cho một tư tưởng. Đó là những câu lục bát khi anh lang thang ở Paris, tôi giữ và đã trao lại Vĩnh Trinh. Đó là những câu lục bát khi anh lãng đãng ở Montréal. Anh không muốn phổ biến, anh cẩn thận, và anh không bao giờ nhận là nhà thợ Mặc dầu, có lẽ anh là một nhà thơ lớn.
    Nhà thơ lớn? Là thế nàỏ Tôi có nói với Sơn về một số hình tượng trong ca khúc của anh, dẫu cùng một cung bậc rung, vẫn là những hình tượng mới so với thơ Đường. Nhưng ngoài hình tượng, còn ngôn ngữ.
    Sơn là người đầu tiên nói với tôi rằng cách phân chia động từ, tĩnh từ, danh từ đều phần nào giả tạọ Anh cố ý đảo, chẳng hạn như viết em hồn nhiên, rồi em sẽ bình minh. Bình minh không còn là danh từ mà thành tĩnh từ.
    Anh thường sử dụng tính mơ hồ của ngôn ngữ, như ru ta ngậm ngùị Ta ngậm ngùi, hay ru ngậm ngùỉ Cả haị Và mơ hồ nhân lên nhiều lần lượng thông tin trong ca từ Trịnh Công Sơn. Rất nhiều thí dụ như tôi vừa nêu rạ Anh giầu là vì vậỵ
    Sơn cũng là người có những cách ghép ngôn từ hết sức bất ngờ. Sóng lao xao bờ tôị.. chẳng hạn. Sóng mà lao xaỏ Bờ, không phải bờ biển, bờ sông, bờ vực mà bờ tôị Hoặc đêm gội mưa trong. Ghép chữ độc đáo tạo ra những kết hợp hình ảnh rất lạ. Như Chim... ngậm hạt sương baỵ Như vuốt mái tóc bạc mà thành chập chờn lau trắng trong taỵ Hoặc những câu hỏi siêu hình, hỏi ta xô biển lại, sóng về đâủ
    Đếm tên ca khúc, ta thấy có ru và tình. Ru ta ngậm ngùị Giọt lệ ru ngườị Ru em. Ru đời đã mất. Ru em từng ngón xuân hồng. Ru đời đi nhé. Ru tình. Tôi ru em ngủ. Tình thì bài nào cũng nhắc, nhưng tựa có Tình xót xa vừạ Tự tình khúc. Tình khúc ơ Baị Tình nhớ. Tình xa, Tình sầụ Tình yêu tìm thấỵ.. Nếu chịu khó đếm từ trong toàn bộ trên tám trăm ca khúc Trịnh Công Sơn, có lẽ ở bài nào cũng có chữ tình. Và về thân phận con người, rất nhiều hư vô, tuyệt vọng, tàn phai, mong manh... Tám trăm ca khúc? Bỗng nhiên tôi muốn làm một so sánh ( mặc dầu thấy mình lố bịch ). Với J Brel, G Brassen, với B. Dylan... Sơn của chúng ta có một độ dày so những kẻ nòi tình vừa kể trên. Đó, có lẽ vì Sơn trả giá để cho và chúng ta có cái may được nhận.
    Hình tượng, ngôn từ...đến từ tài hoạ Điều kiện cần, nhưng chưa đuủ để thành một nghệ sĩ lớn. Sơn lớn, theo tôi nghĩ, là vì Sơn dâng caủ trái tim để vẫy gọi chúng ta, những con ngườị
    Bụi trong...
    Trong 128 ca khúc in ở Tuyển tập những bài ca không năm tháng của Sơn, tự nhiên có những cái tựa rất lạ. Bống không là bống, Bống bồng ơi và Thuở bống là ngườị Trong ba ca khúc này, Bống ở nơi naỏ Đi đâu mà vộỉ là những câu hỏi đi hỏi lạị.. Và ngỡ ngàng, Em đi bống về, em về bống đi, Tìm tình trong nắng. Em gặp cơn mưạ Tìm tình giữa ngọ. Buồn lưa thưa về. Rồi Ngày bống, mẹ bồng. Nhẹ quá tơ tằm, lay nhẹ bống bồng bông để kết cục Ngày xưa ngần ngại, xõa tóc trên vaị Hư vô bỗng về, câu thề đã baỵ.. Tôi có cảm nghĩ Sơn hát bống bồng là hát cho riêng mình. Rất ngỡ ngàng, như trẻ thợ
    Ngỡ ngàng bởi nước đục, như chẳng thể khơi trong. Ngỡ ngàng, người với ngợm. Ngỡ ngàng bởi mong manh. Bởi chia ly, bởi phụ bạc. Ngỡ ngàng, với vinh quang tung hô, ca tụng trần trụi và những cuộc đời hết sức ngây ngô.
    Ngỡ ngàng, anh nhận. Ngỡ ngàng, anh chọ Phải nói Sơn cho rất nhiềụ Ngày Sơn chia tay đời, một người chị ******* cho tôi, bảo Sơn là người tình của cả triệu phụ nữ Việt Nam. Khi hôn mê giữa dở dang, bội bạc, sống chết, họ lắng nghe lòng và rồi họ hát Trịnh Công Sơn. Những tiếng hát về thân phận. Và về tình yêụ Nhưng dẫu ngỡ ngàng, Sơn không ngần ngại rủ chúng ta:
    Hãy yêu như đang sống và sống như đang yêu. Yêu để sự sống tồn tại và sống cho tình yêu có mặt
    Bởi thế, tôi xin với Tố Như rộng lòng cho phép đổi hai chữ lỡ làng của Người thành ngỡ ngàng cho Sơn. Và còn hai con mắt, tôi dành một con khóc ngườị Con kia, để tôi còn nháy với hư vô, vì bầy vạc ( í a ) bay qua, hát lời ( ối a ) mệnh bạc, từng giọt (í a) vô biên, trôi chìm ( ối à ) tiếng tăm.
    Sơn suốt một kiếp ngỡ ngàng nước đục bụi trong. Và chắc Tố Như cũng đồng tình với kẻ hậu sinh này rằng hạt bụi trong ngần kia, như một nghệ sĩ lớn, đã trăm năm để một tấm lòng từ đâỵ Đó là cách duy nhất, như Sơn từng hát, tạ ơn người tạ ơn đời.
    Nam Dao
    Nguồn: www.vmdb.com
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi?
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 13:09 ngày 05/07/2003

Chia sẻ trang này