1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4



    Transcript Ghi lại
    bài nói chuyện của họa sĩ Trịnh Cung về Trịnh Công Sơn
    Tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Little Saigon, nam California, ngày 4.4.2001.



    (TCS, Đinh Cường, Trinh Cung, và Văn Cao. 1987)​
    Thưa tất cả các anh, các chị và các bạn,
    Tôi rất là hân hạnh được đứng đây - lần đầu tiên trước một cử tọa đông đảo gồm những trí thức và văn nghệ sĩ của người Việt tại quận Cam, đến để tưởng niệm một thiên tài âm nhạc của Việt Nam.
    Sự hiện diện hôm nay có anh Phạm Duy - một đàn anh cũng là bậc thầy, cũng là một thiên tài âm nhạc của Việt Nam - đáng lẽ cái phần này để dành cho anh Phạm Duy. Nhưng ban tổ chức đã ưu ái để tôi được nói về Trịnh Công Sơn; bởi vì một vài ngày nữa tôi sẽ tạm biệt [xúc động nghẹn lời]. Tôi là người không may so với Trịnh Công Sơn - chỉ một vài tháng đây, tôi tưởng tôi sẽ còn làm việc nhiều, và còn có thể đi lại nhiều, nhưng mà một cái kịch bản khác không có trong ý tưởng của tôi đã chiếm đoạt cái kịch bản của tôi là sang đây để làm việc, để sáng tác ... Cái kịch bản này không ai muốn và cái kịch bản nó thuộc về một thẩm quyền cực kỳ đặc biệt cũng như kịch bản này đã xảy tới cho TCS và đã từng xảy đến cho tất cả nhiều người thân của chúng ta - và rồi cũng sẽ đến với mỗi con người của chúng ta.
    Thế thì những cái gì còn lại thì chúng ta hãy sống hết mình với cái gì còn lại. Và tôi xin bắt đầu về TCS.
    Trịnh Công Sơn - tôi gặp anh vào năm 1958; lúc đó Trịnh Công Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi ở tại Huế. Chúng tôi chơi với nhau vì tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ. Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài "Cuối cùng cho một tình yêu" năm đó . Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi". Ngôn ngữ của "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi" còn nhẹ nhàng, và còn có gì đó ảnh hưởng của những Đặng Thế Phong trong "Giọt Mưa Thu" hoặc là "Buồn Tàn Thu" của Văn Cao - nhưng mà khi đến bài thơ của tôi, TCS bắt đầu một chương khác, bởi vì lời lẽ của bài thơ đó - lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ "đói" - những chữ "mỏi" vào trong thi ca, mà lúc đó sự ảnh hưởng của thi ca tiền chiến rất dữ dội, thì Sơn lại thích bài thơ đó. Và sau đó bước ngoặc của ngôn ngữ trong nhạc TCS sau này một cách lộng lẫy, một cách kỳ lạ - Đó là bài Diễm Xưa.
    Tôi cho bài Diễm xưa là một mở đầu của một TCS và hoàn toàn mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nền âm nhạc trẻ, giới trẻ hồi đó - mà anh Văn Cao lúc đó là một bậc đàn anh rất là lớn. Cuộc đời của Sơn rất là bi kịch, bởi vì thiên tài âm nhạc này được hình thành một cách lạ lùng; bởi vì nếu không có một biến cố gia đình - ba của Sơn mất trong lúc Sơn đang học ở Chasseloup Laubat một trường dạy chương trình Pháp - và Sơn đang chuẩn bị để thi [ .... ] vì Sơn mới học tới [ .... ] thì Sơn phải bỏ học để về chịu tang ba - Rồi sau đó trong một thời gian tập võ - Sơn rất giỏi thể thao. Sơn chạy, tập 10 môn phối hợp rất được chú ý ở trường học. Sơn giỏi về Nhu Đạo và Boxing. Trong một buổi dợt với người em là Trịnh Quang Hà - Sơn đã bị một cú choàng vai, và bị tổn thương phổi rất nặng, cho nên Sơn phải bỏ cuộc, và nằm bịnh hai năm. Nếu mà Sơn không bị những sự kiện đó, tôi nghĩ là Sơn sẽ đi học ở Paris và sẽ trở thành một Ph.D, một doctor, một kỹ sư ... chớ không phải là một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Vậy thì, trong tình bạn và trong sự nghiên cứu của tôi, thì tôi cho cái sự kiện, cái biến cố đó đã đặt Trịnh Công Sơn vào trong một cái sự thay đổi con-xen-tuya của mình trong cái sự cô đơn, trong cái sự tuyệt vọng, và trong cái sự mất mát lớn lao đó. Thì nỗi đau khổ đã trở nên là nhân tố của một con người văn nghệ - và Sơn tự tập đàn guitare, tự học guitare với một người bạn, rồi sau đó sáng tác và viết một ca khúc như "Ướt Mi", "Nhìn Những Mùa Thu Đi" .
    Khi tôi gặp Sơn, thì Sơn đã bình phục và đã vui chơi trở lại - Sơn không có điều kiện để trở lại Sài Gòn để học tiếp ở Chasseloup Laubat vì gia đình Sơn bị bankruptcy, không còn phương tiện để Sơn được học hành như một công tử - bởi vì Sơn lúc đó là con nhà giàu, rất công tử - nhưng mà gia đình bỗng dưng sụp đổ về kinh tế nên Sơn không còn điều kiện để đi học tiếp. Và cái đó cũng là một lý do để Sơn đến với văn nghệ. Sau đó thì Sơn - để tránh cho Sơn đỡ phải đi quân dịch, cho nên một số bạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha đã giúp Sơn để thi đậu vào trường Sư phạm Quy Nhơn. Sơn học ở đó để ra làm trưởng giáo của một cái trường Thượng ở trên Lâm Đồng.
    Thế thì bản Biển Nhớ - ca khúc biển nhớ ra đời tại trường sư phạm Quy Nhơn - đó là xuất xứ của bài Biển Nhớ. Và nhân vật để Sơn viết bài Biển Nhớ đó là một người bạn gái có tên là Khê, nên có cái câu là "Ngày mai nối bước Sơn Khê" Đó là tình sử của bài Biển Nhớ. Sau đó thì Sơn lên B'Lao nhận cái chức trưởng giáo của một cái trường Thượng có hai lớp, cách cái nhà trọ khoảng năm bảy cây số. Sơn phải đạp xe vào cái làng thượng để dạy những em bé người thượng. Tôi lên thăm Sơn, và đưa Sơn ra Đà Lạt để chơi cuối tuần, thì cái phòng trọ với bốn bức vách đầy chim và bao thuốc lá Basto - Ở đó Sơn đã khởi sự một sự nghiệp âm nhạc của anh với những bài như Đàn Bò Vào Thành Phố, như Khi Mặt Trời Ngủ Yên, như Tiếng Hát Dạ Lan. Và mở đầu cũng là nơi để anh viết những ca khúc về thân phận, thì ca khúc thân phận và tình khúc luôn luôn song hành trong anh ta. Thời điểm đó chính là thời điểm tôi và Sơn gặp Khánh Ly ở tại một phòng trà ca nhạc nhỏ ở Đà Lạt.
    Người hát đầu tiên nhạc Trịnh Công Sơn vàa làm cho công chúng yêu nhạc Sài Gòn biết đến Sơn không phải là Khánh Ly mà là Thanh Thúy - Thanh Thúy đã đưa bài Ướt Mi vào trái tim của mọi người và sau đó Trịnh Công Sơn viết bài Thương Một Người để tặng cho Thanh Thúy "thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi vai ..." Thanh Thúy ở trong một cái hẻm ở trên đường Cao Thắng - Sơn về thấy Thanh Thúy đi về trong cái hẻm đó, cho nên "thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi vai ...".
    Đó là người hát nhạc Sơn mở đầu sự nghiệp nổi tiếng của Sơn chính là Thanh Thúy - nhưng người mà giữ lái luôn cái con đò âm nhạc của TCS trên dòng sông của đất nước chính là Khánh Ly kể từ khi Diễm Xưa ra đời . Cuộc gặp gỡ một cô ca sĩ bé nhỏ trông rất là nhếch nhác ở Đà Lạt lại là một định mệnh- Sơn đi tìm một người ca sĩ trẻ - hoàn toàn vô danh và Sơn bắt đầu từ giọng hát của người ấy với sự tập luyện của Sơn cho cô ta - bởi vì lúc đó những ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn Sơn chưa hề biết tới, Sơn không quen, Sơn còn xa lạ, và Sơn nghĩ cái con đường của mình khiêm tốn hơn, và có lẽ dễ hơn là đi tìm một ca sĩ vô danh như Khánh Ly lúc đó. Ánh sáng của định mệnh đã chỉ cho Sơn đến với Khánh Ly - và từ đó Khánh Ly đã tìm được nơi nương tựa và nơi phát triển tiếng hát của mình lên đỉnh cao.
    Thế thì, khi Sơn làm nhạc, chúng tôi thấy hay quá - và chúng tôi khuyến khích Sơn về Sài Gòn, bỏ dạy học - một cái nghề không thích hợp và rất là không xứng đáng với Sơn. Tôi có căn phòng rất bé ở đường Trương Minh Giảng - là cái chỗ Sơn từ Đà Lạt về đó để ở lại với tôi nhiều năm trong cái căn phòng đó - ở gần chợ Trương Minh Giảng, mà bên kia đường là nhà của Bùi Giáng - cũng trong một cái xóm nghèo. Nhà tôi là nơi tạm trú đầu tiên của TCS khi về Sài Gòn và Đinh Cường - họa sĩ Đinh Cường cũng là một trong những người bạn rất thân với Sơn - cũng thường ghé đến đó. Đôi khi ba chúng tôi ngủ chung trong một chiếc chiếu, và đã sống với nhau bằng đồng tiền dạy học của tôi.
    Từ đó Sơn gặp anh em văn nghệ sĩ ở Sài Gòn - gặp anh Phạm Duy, gặp Nguyễn Đình Toàn, gặp Thanh Tâm Tuyền gặp tất cả những con người văn nghệ Sài Gòn sau sự chọn lựa đó ...và Sơn xuất hiện tại sân của trường Đại Học Văn Khoa ở đường Lê Thánh Tôn nơi có trụ sở của Hội Họa Sĩ Trẻ và bên sau lưng đó là trụ sở của CPS nơi mà Đỗ Ngọc Yến, Trần Đại Ngọc, Hoàng Tường Cát... đã hoạt động chương trình mùa hè ở đó .
    Sơn đã đưa Khánh Ly xuất hiện tại một cái sân cỏ, một cái sân đất - và lẽ dĩ nhiên ở đó không thể dành cho nhưng bộ trang phục lộng lẫy, những đôi giày cao gót và Khánh Ly đã đi chân trần và hát cho Sinh Viên nghe . Họ đã sớm trở thành thần tượng của tuổi trẻ SG- bởi vì cái tính chất mới mẻ và như đại diện của tâm hồn trẻ thanh niên SG lúc đó - và đã trở thành một movement - một hiện tượng âm nhạc ngay lúc đó.
    Sau đó có sự hỗ trợ của một phong trào du ca, như anh Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Nghĩa ... đã ra đời cùng cái thời điểm đó. Tôi cho thời điểm đó là một thời điểm lịch sử - thật sự bùng nổ về văn nghệ của giới trẻ trong đó có chúng tôi - hội họa sĩ trẻ Việt Nam.
    Thời đại đó, nó sản sinh ra những hiện tượng như vậy và TCS đã là nhân vật thật nổi bật nhất trong giới trẻ thời đó cũng như Khánh Ly . Họ chóng đạt được những thành công rực rỡ và trở thành thần tượng của cả nước nhất là trong giới trẻ.
    (còn tiếp)
  2. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    bài nói chuyện của HS Trịnh Cung (2)
    (tiếp theo)
    Trịnh Công Sơn nối tiếp cao trào đó đã dấn thân thêm nhiều bước trong lãnh vực âm nhạc của mình để gần gũi với xã hội, để gần gũi với thời cuộc hơn, để chia sẽ với đất nước hơn - những Ca Khúc Da Vàng ra đời, rồi đến Kinh Việt Nam .
    Người ta gọi nhạc Trịnh Công Sơn ở một số ca khúc là nhạc phản chiến - Tôi đồng ý với anh Phạm Duy, chữ "phản chiến" không đầy đủ ý nghĩa của nó - bởi vì chữ phản chiến nghe ra có vẻ kết án, có vẻ phải gánh chịu cái hậu quả của sự thất bại của Miền Nam - Tôi cho là chữ "thân phận" của người Việt thì khái quát hơn.
    Một thanh niên Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào, thì vẫn đầy sự hồn nhiên, và vẫn đầy lòng lương thiện để có một lý tưởng cho dân tộc, cho sự công bằng, cho sự không đổ máu , cho sự đoàn kết, cho sự thương yêu ... và cái chất đó có hầu hết ở chúng ta, và có hầu hết ở các lứa tuổi đang bước vào Đại Học ... nhưng tuổi trẻ không bao giờ lường trước được những âm mưu của chính trị - cho nên cái sự hồn nhiên đó phải trả giá .
    Trịnh Công Sơn viết những bài Nối vòng tay lớn, Huế-Sài Gòn-Hà Nội 20 năm xa vẫn còn xa ... Để làm gì ? Để ước mơ đất nước hòa bình thống nhất - để ước mơ anh em bắt tay nhau khi mà người di cư đã viết về "Hà Nội ơi ta nhớ...", thì rõ ràng không ai lại không nhớ Hà Nội nếu bỏ quê hương ra đi, không ai không muốn gặp lại người thân ... thì Trịnh Công Sơn đã đứng làm kẻ chịu vác cái thánh giá đó với bao nhiêu bi kịch sau đó .
    Tôi và Sơn là hai người bạn, khác nhau hai hoàn cảnh - Tôi là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chấp nhận đi Thủ Đức bởi vì tôi không muốn sự bất hợp pháp . Tôi là một công dân tôi phải làm việc của người công dân, cho dù là chính quyền đó có thối nát, có làm gì đi nữa - tôi không chấp nhận cái sự bất hợp pháp cho nên tôi đi lính. Tôi thi hành cái nghĩa vụ của mình. Còn Sơn thì khác, Sơn không chấp nhận cái chuyện đó, Sơn không đi vì cái lý tưởng của mình, thì tôi tôn trọng cái điều đó .
    Bởi vì chúng ta là những con người chọn dân chủ - chọn tự do thì phải tôn trọng tự do của kẻ khác; vì vậy cho nên chúng tôi vẫn chơi với nhau trong tình người, còn việc làm của ai thì người đó đeo đuổi riêng của họ.
    Đến ngày 30 tháng Tư thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó, Đỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhà báo Mỹ đề nghị Sơn đã có máy bay đưa gia đình Sơn đi Hoa Kỳ . Tôi rất muốn đi Hoa Kỳ nhưng mà Đỗ Ngọc Yến lại không hỏi tôi. Sơn ở lại thì tôi cũng đành ở lại - tôi thì đành thôi và sau đó thì tôi đi học tập ba năm.
    Còn Sơn cũng không hơn tôi đâu - Thưa các bạn! Khi các bạn đã rời khỏi đất nước ngày 30 tháng Tư, thì các bạn không biết chuyện gì đã xảy ra cho Sơn. Sơn phải trốn ra Huế sau khi được đánh tiếng là sẽ bị thủ tiêu bởi vì tính chất hai mặt của Sơn trong âm nhạc và tính chất hai mặt của Sơn trong cuộc đời. Bởi vì Sơn là bạn của những nhân vật cao cấp của chính quyền Sài Gòn - Sơn đã từng viết cho cái chết của Lưu Kim Cương và đồng thời với Hai Mươi Năm Nội Chiến từng ngày, thì cái điều đó người CS không chấp nhận. Tôi nghe kể lại cuộc họp ở trong khu người ta lên án Trịnh Công Sơn.
    Chúng ta không biết bi kịch đó cho nên chúng ta có những ngộ nhận đáng tiếc. Sau đó Sơn phải về Huế để tìm một nơi nương tựa bởi vì ở đó Sơn có nhiều anh em - Sơn hy vọng là họ sẽ giúp đỡ cho Sơn; nhưng, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, Sơn còn bị nặng hơn nữa là bị tố cáo tại các trường học, các biểu ngữ giăng lên - Sơn phải lên đài truyền hình Huế để nhận lỗi của mình - người ta gọi là bài thu hoạch - bài nhận lỗi của mình. Sơn rất khéo léo trong bài nhận lỗi đó. Chính Sơn kể cho tôi nghe - Hoàng Phủ Ngọc Tường không đồng ý cái bài đó, nói phải làm lại chưa có thành thật. Bạn thấy chưa?
    Người ta quyết liệt ghê gớm lắm trong sự kiểm soát. Sơn đã đóng cửa nhà mình, không tiếp Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nhiều năm. Sau đó, Sơn đi thực tế, tức là đi để biết người nông dân cày bừa cực khổ như thế nào. Sơn đi trên những cánh đồng còn rải rác những chông mìn - Sơn đã thoát chết trong một lần; một con trâu đã cứu Sơn khi nó đạp quả mìn mà đáng lẽ Sơn sẽ đạp.
    Bởi vì tài năng âm nhạc của Sơn quá lớn, cho nên trong số những người lãnh đạo đất nước đó, cũng có người khôn ngoan hơn, biết cách thức hơn để giữ Sơn lại bằng cách bao bọc cho Sơn khỏi những tình huống hiểm nghèo như vậy. Họ đã tìm cách đưa Sơn về Sài Gòn, trả lại hộ khẩu cho Sơn, tạo điều kiện để cho Sơn yên tâm sống ở Sài Gòn.
    Rất nhiều người nghe nhạc Sơn thầm lén nhất là từ miền Bắc, trong đó có nhiều đảng viên CS, nhưng không ai dám công khai thừa nhận nhạc của Sơn là tài sản của đất nước và Sơn không được phổ biến âm nhạc lúc đó - hiển nhiên âm nhạc hải ngoại là *********. Ngay cả Sơn còn không được phổ biến, mà phải đợi một thời gian đổi mới và cải tổ. Vì vậy cho nên, Sơn là một bi kịch thu nhỏ của bi kịch đất nước. Và Sơn đã nghe được những luận điệu chống mình ở tại hải ngoại, nên Sơn rất sợ mặc dù có nhiều lời mời ở các đại học - Sơn đều không dám đi - Sơn từ chối, vì Sơn sợ cộng đồng ở đây sẽ đả đảo sẽ gây ra nhưng nguy hiểm cho Sơn. Nên không dám đi, cho đến ngày Sơn mất. Có người đã về đề nghị đưa Sơn sang đây để thay gan cho Sơn miễn phí nhưng Sơn cũng từ chối.
    Trong thời gian 25 năm sau giải phóng, tôi cũng kẹt ở lại - tôi đã chơi với Sơn, và tôi đã không làm gì được cho Sơn - để Sơn bị một căn bịnh đã dẫn tới cái hậu quả tàn khốc, tức là nghiện rượu - bởi vì buồn, bởi vì cô đơn, bởi vì không biết xử dụng thời gian để làm gì ... vì những ca khúc viết ra đều bị phê bình nặng nề - như bài "Em ra đi nơi này vẫn thế ..." Ở bên này cũng kết án bài đó - ở bên kia lại kết án là - "Tại sao đất nước đã thay da đổi thịt mà anh lại viết là em ra đi nơi này vẫn thế? Sài Gòn vẫn còn nguyên à?" Các bạn thấy chưa ! Những người nghệ sĩ luôn đi giữa hai lằn đạn ! Có ai hiểu được rằng là Sơn cô đơn như thế nào!
    Và trong những bài, nếu chúng ta tinh ý, thì chúng ta sẽ thấy tư tưởng của TCS sau cái ngày mất nước - Sơn đã viết những bài như "Đường chúng ta đi, đi không bao giờ tới ..." Những bài mà nói lên sự quạnh quẽ của mình, nói lên sự tuyệt vọng của mình, nói lên sự bất an của mình - Đó là một dòng nhạc đặc biệt mà chúng ta thường không hiểu và chê - đó là thua nhạc trước 75 chúng ta chỉ chấp nhận tình khúc của TCS mà thôi.
    Chúng ta không biết một cái dòng nhạc đầy triết lý và đầy đau thương đã ra đời một cách lặng lẽ âm thầm.
    Ngay cả bài Nhớ mùa thu Hà Nội cũng đã bị cấm hai năm - chỉ vì câu - chỉ vì câu gì các bạn biết không ? Mùa Thu - chữ Mùa Thu Hà Nội đã trở thành thuật ngữ Cách Mạng Mùa Thu - thì TCS đã viết Nhớ Mùa Thu Hà Nội; có những câu mà người ta không chấp nhận được đó là - "Từng con đường nhỏ sẽ trả lời cho ta ... đi giữa mùa Thu Hà Nội để nhớ một người và nhớ mọi Người ..."
    Người ta đặt câu hỏi là: Nhớ một người là nhớ ai? Va từng con đường nhỏ tại sao lại phải trả lời ? Hà Nội, những con đường của Hà Nội tại sao lại phải trả lời ? Trả lời cho ai ? Trả lời cái gì ? Đó là nhớ Khánh Ly và Khánh Ly sẽ đem phục quốc về ... Với cái sự suy diễn như vậy , méo mó như vậy - Bài đó đã bị cấm hai năm. Các bạn có biết cái nỗi đau của người sinh ra đứa con tinh thần như thế nào!
    Và chúng ta sai hay đúng, hãy tự soi lấy mình - khoan kết án người khác sai hay đúng - Bởi vì trong chúng ta cũng đều bị lừa dối ! Chúng ta đã trưởng thành chưa sau nhiều lần bị lừa dối về chính trị - thì chúng ta đừng trách Trịnh Công Sơn và đừng trách những người nghệ sĩ nhạy cảm và chân thật với cuộc đời với con người.
    Tôi xin kết thúc ở đây - để dành thời gian cho các bạn khác - tôi là một người bạn - là một nhân chứng sống trong nhiêu năm với TCS. Những ngày tháng cuối cùng của anh ta, tôi đã ở bên anh ta mỗi lần tôi có mặt ở Việt Nam. Buổi sáng, tôi ngồi với anh dưới bóng cây bóng mát để uống tách trà, để nhìn nhau cho đỡ nhớ, để nói với nhau một vài thông tin về bạn bè - rồi đi về . Sơn ngồi ở cái vườn trên gác nhà Sơn, có một cây hoa sứ già 28 năm, một giàn hoa giấy ... nó đã trở thành một cánh rừng nhỏ của Sơn và tôi đã nhìn Sơn tàn phai theo nắng chiều qua những tia nắng hoặc cuối mùa, cuối ngày qua những chiếc lá của cánh rừng bông giấy. Và thỉnh thoảng có vài tiếng chim hót như chia sẻ cái nỗi cô đơn của Sơn. Buổi chiều, tôi và Sơn đi ra ngoài một cái nhà hàng mà các bạn chắc còn nhớ, đó là Givral để nhìn qua bên kia khách sạn Continental để nhìn cuộc đời đi qua, để nhìn những nguời Việt Nam đang hấp tấp vội vã trên đường phố, để nhìn một chút trời xám , để nhìn vài cánh én ... RỒI ĐI VỀ .

    Ảnh trên chụp từ góc café Givral nhìn sang khách sạn Continental, by IanBui, 1999​
    Sơn thèm đi ra phố - Sơn thèm hơi của thành phố - Bởi vì chúng tôi là những con người đã gắn bó với thành phố SG từ lúc trẻ đến nay vì vậy cho nên .." Chiều một mình qua phố ..." hay "Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu ..." Đó là đời sống của chúng tôi, và nó theo chúng tôi mãi mãi. Và Trịnh Công Sơn - hôm nay tôi được dịp để nói về anh ta, để nói về cái sự tuyệt vời chịu đựng một bi kịch kéo dài cho tới ngày mà căn bịnh quái ác đã đục khoét tinh thần sức khỏe của anh ta cho đến hơi thở cuối cùng - bởi vì sự cô đơn thật không có điểm tựa để làm việc - và anh đã chết vì cơn bịnh này. Xin hết.
    Trịnh Cung
    4.4.2001
    Little Saigon, California.
    _____
    Chú thích :
    *Transcript viết từ video buổi sinh hoạt tưởng niệm Trịnh Công Sơn, tổ chức ngày 4 tháng 4, 2001, tại phòng sinh hoạt Người Việt, Little Saigon, nam California.
    Courtesy of www.kicon.com:
    http://trans.kicon.com/vietspace/music/TrinhCongSon/rmfiles/010404_trinhCongSon_nguoiViet.rm
    Bài này lây từ PHỤ TRƯƠNG Văn Học Nghệ Thuật ĐẶC BIỆT - April 7, 2001 http://demthu.lonestar.org/TCS-pt/tcs_noidung.htm (Font VNI)
    *Bài nói chuyện này của HS Trịnh Cung đã gây nhiều dư luận, và cũng chính vì thế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có bài thanh minh. Xem thêm : Cũng sẽ chìm trôi http://www.ttvnol.com/forum/t_3608/4a?0.5445828
    Không dễ gì biết được ai đúng ai sai, nên bài nói chuyện của Trịnh Cung trước hết chỉ để tham khảo.
  3. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    bài nói chuyện của HS Trịnh Cung (2)
    (tiếp theo)
    Trịnh Công Sơn nối tiếp cao trào đó đã dấn thân thêm nhiều bước trong lãnh vực âm nhạc của mình để gần gũi với xã hội, để gần gũi với thời cuộc hơn, để chia sẽ với đất nước hơn - những Ca Khúc Da Vàng ra đời, rồi đến Kinh Việt Nam .
    Người ta gọi nhạc Trịnh Công Sơn ở một số ca khúc là nhạc phản chiến - Tôi đồng ý với anh Phạm Duy, chữ "phản chiến" không đầy đủ ý nghĩa của nó - bởi vì chữ phản chiến nghe ra có vẻ kết án, có vẻ phải gánh chịu cái hậu quả của sự thất bại của Miền Nam - Tôi cho là chữ "thân phận" của người Việt thì khái quát hơn.
    Một thanh niên Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào, thì vẫn đầy sự hồn nhiên, và vẫn đầy lòng lương thiện để có một lý tưởng cho dân tộc, cho sự công bằng, cho sự không đổ máu , cho sự đoàn kết, cho sự thương yêu ... và cái chất đó có hầu hết ở chúng ta, và có hầu hết ở các lứa tuổi đang bước vào Đại Học ... nhưng tuổi trẻ không bao giờ lường trước được những âm mưu của chính trị - cho nên cái sự hồn nhiên đó phải trả giá .
    Trịnh Công Sơn viết những bài Nối vòng tay lớn, Huế-Sài Gòn-Hà Nội 20 năm xa vẫn còn xa ... Để làm gì ? Để ước mơ đất nước hòa bình thống nhất - để ước mơ anh em bắt tay nhau khi mà người di cư đã viết về "Hà Nội ơi ta nhớ...", thì rõ ràng không ai lại không nhớ Hà Nội nếu bỏ quê hương ra đi, không ai không muốn gặp lại người thân ... thì Trịnh Công Sơn đã đứng làm kẻ chịu vác cái thánh giá đó với bao nhiêu bi kịch sau đó .
    Tôi và Sơn là hai người bạn, khác nhau hai hoàn cảnh - Tôi là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chấp nhận đi Thủ Đức bởi vì tôi không muốn sự bất hợp pháp . Tôi là một công dân tôi phải làm việc của người công dân, cho dù là chính quyền đó có thối nát, có làm gì đi nữa - tôi không chấp nhận cái sự bất hợp pháp cho nên tôi đi lính. Tôi thi hành cái nghĩa vụ của mình. Còn Sơn thì khác, Sơn không chấp nhận cái chuyện đó, Sơn không đi vì cái lý tưởng của mình, thì tôi tôn trọng cái điều đó .
    Bởi vì chúng ta là những con người chọn dân chủ - chọn tự do thì phải tôn trọng tự do của kẻ khác; vì vậy cho nên chúng tôi vẫn chơi với nhau trong tình người, còn việc làm của ai thì người đó đeo đuổi riêng của họ.
    Đến ngày 30 tháng Tư thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó, Đỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhà báo Mỹ đề nghị Sơn đã có máy bay đưa gia đình Sơn đi Hoa Kỳ . Tôi rất muốn đi Hoa Kỳ nhưng mà Đỗ Ngọc Yến lại không hỏi tôi. Sơn ở lại thì tôi cũng đành ở lại - tôi thì đành thôi và sau đó thì tôi đi học tập ba năm.
    Còn Sơn cũng không hơn tôi đâu - Thưa các bạn! Khi các bạn đã rời khỏi đất nước ngày 30 tháng Tư, thì các bạn không biết chuyện gì đã xảy ra cho Sơn. Sơn phải trốn ra Huế sau khi được đánh tiếng là sẽ bị thủ tiêu bởi vì tính chất hai mặt của Sơn trong âm nhạc và tính chất hai mặt của Sơn trong cuộc đời. Bởi vì Sơn là bạn của những nhân vật cao cấp của chính quyền Sài Gòn - Sơn đã từng viết cho cái chết của Lưu Kim Cương và đồng thời với Hai Mươi Năm Nội Chiến từng ngày, thì cái điều đó người CS không chấp nhận. Tôi nghe kể lại cuộc họp ở trong khu người ta lên án Trịnh Công Sơn.
    Chúng ta không biết bi kịch đó cho nên chúng ta có những ngộ nhận đáng tiếc. Sau đó Sơn phải về Huế để tìm một nơi nương tựa bởi vì ở đó Sơn có nhiều anh em - Sơn hy vọng là họ sẽ giúp đỡ cho Sơn; nhưng, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, Sơn còn bị nặng hơn nữa là bị tố cáo tại các trường học, các biểu ngữ giăng lên - Sơn phải lên đài truyền hình Huế để nhận lỗi của mình - người ta gọi là bài thu hoạch - bài nhận lỗi của mình. Sơn rất khéo léo trong bài nhận lỗi đó. Chính Sơn kể cho tôi nghe - Hoàng Phủ Ngọc Tường không đồng ý cái bài đó, nói phải làm lại chưa có thành thật. Bạn thấy chưa?
    Người ta quyết liệt ghê gớm lắm trong sự kiểm soát. Sơn đã đóng cửa nhà mình, không tiếp Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nhiều năm. Sau đó, Sơn đi thực tế, tức là đi để biết người nông dân cày bừa cực khổ như thế nào. Sơn đi trên những cánh đồng còn rải rác những chông mìn - Sơn đã thoát chết trong một lần; một con trâu đã cứu Sơn khi nó đạp quả mìn mà đáng lẽ Sơn sẽ đạp.
    Bởi vì tài năng âm nhạc của Sơn quá lớn, cho nên trong số những người lãnh đạo đất nước đó, cũng có người khôn ngoan hơn, biết cách thức hơn để giữ Sơn lại bằng cách bao bọc cho Sơn khỏi những tình huống hiểm nghèo như vậy. Họ đã tìm cách đưa Sơn về Sài Gòn, trả lại hộ khẩu cho Sơn, tạo điều kiện để cho Sơn yên tâm sống ở Sài Gòn.
    Rất nhiều người nghe nhạc Sơn thầm lén nhất là từ miền Bắc, trong đó có nhiều đảng viên CS, nhưng không ai dám công khai thừa nhận nhạc của Sơn là tài sản của đất nước và Sơn không được phổ biến âm nhạc lúc đó - hiển nhiên âm nhạc hải ngoại là *********. Ngay cả Sơn còn không được phổ biến, mà phải đợi một thời gian đổi mới và cải tổ. Vì vậy cho nên, Sơn là một bi kịch thu nhỏ của bi kịch đất nước. Và Sơn đã nghe được những luận điệu chống mình ở tại hải ngoại, nên Sơn rất sợ mặc dù có nhiều lời mời ở các đại học - Sơn đều không dám đi - Sơn từ chối, vì Sơn sợ cộng đồng ở đây sẽ đả đảo sẽ gây ra nhưng nguy hiểm cho Sơn. Nên không dám đi, cho đến ngày Sơn mất. Có người đã về đề nghị đưa Sơn sang đây để thay gan cho Sơn miễn phí nhưng Sơn cũng từ chối.
    Trong thời gian 25 năm sau giải phóng, tôi cũng kẹt ở lại - tôi đã chơi với Sơn, và tôi đã không làm gì được cho Sơn - để Sơn bị một căn bịnh đã dẫn tới cái hậu quả tàn khốc, tức là nghiện rượu - bởi vì buồn, bởi vì cô đơn, bởi vì không biết xử dụng thời gian để làm gì ... vì những ca khúc viết ra đều bị phê bình nặng nề - như bài "Em ra đi nơi này vẫn thế ..." Ở bên này cũng kết án bài đó - ở bên kia lại kết án là - "Tại sao đất nước đã thay da đổi thịt mà anh lại viết là em ra đi nơi này vẫn thế? Sài Gòn vẫn còn nguyên à?" Các bạn thấy chưa ! Những người nghệ sĩ luôn đi giữa hai lằn đạn ! Có ai hiểu được rằng là Sơn cô đơn như thế nào!
    Và trong những bài, nếu chúng ta tinh ý, thì chúng ta sẽ thấy tư tưởng của TCS sau cái ngày mất nước - Sơn đã viết những bài như "Đường chúng ta đi, đi không bao giờ tới ..." Những bài mà nói lên sự quạnh quẽ của mình, nói lên sự tuyệt vọng của mình, nói lên sự bất an của mình - Đó là một dòng nhạc đặc biệt mà chúng ta thường không hiểu và chê - đó là thua nhạc trước 75 chúng ta chỉ chấp nhận tình khúc của TCS mà thôi.
    Chúng ta không biết một cái dòng nhạc đầy triết lý và đầy đau thương đã ra đời một cách lặng lẽ âm thầm.
    Ngay cả bài Nhớ mùa thu Hà Nội cũng đã bị cấm hai năm - chỉ vì câu - chỉ vì câu gì các bạn biết không ? Mùa Thu - chữ Mùa Thu Hà Nội đã trở thành thuật ngữ Cách Mạng Mùa Thu - thì TCS đã viết Nhớ Mùa Thu Hà Nội; có những câu mà người ta không chấp nhận được đó là - "Từng con đường nhỏ sẽ trả lời cho ta ... đi giữa mùa Thu Hà Nội để nhớ một người và nhớ mọi Người ..."
    Người ta đặt câu hỏi là: Nhớ một người là nhớ ai? Va từng con đường nhỏ tại sao lại phải trả lời ? Hà Nội, những con đường của Hà Nội tại sao lại phải trả lời ? Trả lời cho ai ? Trả lời cái gì ? Đó là nhớ Khánh Ly và Khánh Ly sẽ đem phục quốc về ... Với cái sự suy diễn như vậy , méo mó như vậy - Bài đó đã bị cấm hai năm. Các bạn có biết cái nỗi đau của người sinh ra đứa con tinh thần như thế nào!
    Và chúng ta sai hay đúng, hãy tự soi lấy mình - khoan kết án người khác sai hay đúng - Bởi vì trong chúng ta cũng đều bị lừa dối ! Chúng ta đã trưởng thành chưa sau nhiều lần bị lừa dối về chính trị - thì chúng ta đừng trách Trịnh Công Sơn và đừng trách những người nghệ sĩ nhạy cảm và chân thật với cuộc đời với con người.
    Tôi xin kết thúc ở đây - để dành thời gian cho các bạn khác - tôi là một người bạn - là một nhân chứng sống trong nhiêu năm với TCS. Những ngày tháng cuối cùng của anh ta, tôi đã ở bên anh ta mỗi lần tôi có mặt ở Việt Nam. Buổi sáng, tôi ngồi với anh dưới bóng cây bóng mát để uống tách trà, để nhìn nhau cho đỡ nhớ, để nói với nhau một vài thông tin về bạn bè - rồi đi về . Sơn ngồi ở cái vườn trên gác nhà Sơn, có một cây hoa sứ già 28 năm, một giàn hoa giấy ... nó đã trở thành một cánh rừng nhỏ của Sơn và tôi đã nhìn Sơn tàn phai theo nắng chiều qua những tia nắng hoặc cuối mùa, cuối ngày qua những chiếc lá của cánh rừng bông giấy. Và thỉnh thoảng có vài tiếng chim hót như chia sẻ cái nỗi cô đơn của Sơn. Buổi chiều, tôi và Sơn đi ra ngoài một cái nhà hàng mà các bạn chắc còn nhớ, đó là Givral để nhìn qua bên kia khách sạn Continental để nhìn cuộc đời đi qua, để nhìn những nguời Việt Nam đang hấp tấp vội vã trên đường phố, để nhìn một chút trời xám , để nhìn vài cánh én ... RỒI ĐI VỀ .

    Ảnh trên chụp từ góc café Givral nhìn sang khách sạn Continental, by IanBui, 1999​
    Sơn thèm đi ra phố - Sơn thèm hơi của thành phố - Bởi vì chúng tôi là những con người đã gắn bó với thành phố SG từ lúc trẻ đến nay vì vậy cho nên .." Chiều một mình qua phố ..." hay "Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu ..." Đó là đời sống của chúng tôi, và nó theo chúng tôi mãi mãi. Và Trịnh Công Sơn - hôm nay tôi được dịp để nói về anh ta, để nói về cái sự tuyệt vời chịu đựng một bi kịch kéo dài cho tới ngày mà căn bịnh quái ác đã đục khoét tinh thần sức khỏe của anh ta cho đến hơi thở cuối cùng - bởi vì sự cô đơn thật không có điểm tựa để làm việc - và anh đã chết vì cơn bịnh này. Xin hết.
    Trịnh Cung
    4.4.2001
    Little Saigon, California.
    _____
    Chú thích :
    *Transcript viết từ video buổi sinh hoạt tưởng niệm Trịnh Công Sơn, tổ chức ngày 4 tháng 4, 2001, tại phòng sinh hoạt Người Việt, Little Saigon, nam California.
    Courtesy of www.kicon.com:
    http://trans.kicon.com/vietspace/music/TrinhCongSon/rmfiles/010404_trinhCongSon_nguoiViet.rm
    Bài này lây từ PHỤ TRƯƠNG Văn Học Nghệ Thuật ĐẶC BIỆT - April 7, 2001 http://demthu.lonestar.org/TCS-pt/tcs_noidung.htm (Font VNI)
    *Bài nói chuyện này của HS Trịnh Cung đã gây nhiều dư luận, và cũng chính vì thế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có bài thanh minh. Xem thêm : Cũng sẽ chìm trôi http://www.ttvnol.com/forum/t_3608/4a?0.5445828
    Không dễ gì biết được ai đúng ai sai, nên bài nói chuyện của Trịnh Cung trước hết chỉ để tham khảo.
  4. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Người Cô Đơn
    Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn

    Người nghệ sĩ sống trong thời ly loạn là một bất hạnh, vì đường đời lắm chông chênh, mà lòng người thì hẹp hòi, chỉ vo tròn trong đáy giếng cố chấp, chưa biết mở rộng để đón nhận những bao dung, nên luôn vẫn chỉ thấy bằng cái nhìn phiến diện. Chân bước đi mà không biết hướng nào cho tròn thủy vẹn chung, những con đường thì bị đắp ụ, cài chông đặt mình để ngăn bước giặc, cho dù muốn đi thẳng cũng không tài nào vượt qua nổi. Giặc thì có giặc trong giặc ngoài, bốn bề tứ chiến nên biết đâu là bạn đâu là thù, đâu là chính nghĩa, đâu là gian tà... nên lòng ái quốc làm sao trải rộng mà không bị bước thù dẫm lên, đôi khi gặp được cơ may tìm ra chính nghĩa, thì lại bị gian tà tung hỏa mù để cướp lấy, đành làm kẻ thiệt thua mà biết ai nói điều tâm sự ? Cố tìm chút ánh sáng cuối con đường mơ ước, nhưng vẫn hoài công. Nên anh vẫn luôn thao thức và tự hỏi: Làm sao đi đến với trái tim mọi người... với bạn bè...có tấm lòng đẹp tựa đóa hoa? (*) đấy không phải là một tư tưởng của những người đang thao thức muốn cố gắng làm đẹp cho cuộc đời hay sao, kết hợp tất cả để trở thành anh em phải chăng là một điều hoang tưởng? một điều không thể làm đối với những người đầy tâm huyết ?
    Nỗi niềm ấy trong anh, trong tôi và trong lòng mọi người cùng một thế hệ thiếu may mắn, lòng bao dung độ lượng bị đẩy vào con đường phản trắc, để suốt một cuộc đời phải ngậm ngùi trước oan trái thị phi. Biết đến bao giờ mới thấy được mùa xuân vui, để không còn ngồi nhìn những mùa thu qua mà cứ nghe cuộc đời vẫn mãi phủ đầy màu xám tối.
    Khó lắm mà vẫn cứ đi, cứ mơ ước chốn đến là một thảm trạng không chỉ dành riêng cho anh, cho tôi mà chung cho mọi người, chấp nhận rủi may để tìm đường thoát hiểm là một can đảm hay liều lĩnh, thì cũng tùy ý niệm của mỗi người, nói lên điều chân để phá trừ tà ngụy cũng có kẻ dèm pha, thì sá gì đâu đối với người đang sống trong màn đêm lại không có một que diêm thắp sáng.
    Cái còn lại cho mai sau là sự ghi nhận những qua đi của từng ngày, chuỗi ngày ấy đã cho chúng ta những gì để nhận lấy làm yêu mến, mà anh đã từng ước mơ song dòng đời vẫn cuốn theo từng nỗi buồn thân phận, cứ tiếp diễn như không còn thấy hình bóng của tương lai.
    Tôi còn nhớ một buổi chiều anh đi lang thang trong tuyệt vọng, ngỡ tưởng không còn nỗi xót xa nào có thể cào xé tim gan hơn thế, không còn niềm đắng cay nào thấm sâu trong tâm thức đớn đau vô bờ ấy, kể từ khi anh mở mắt chào đời. Thảm trạng anh đã chứng kiến nó còn nằm rất xa ngoài tưởng tượng của một con người, nhưng anh phải nén lòng cảm xúc, để tạo nên cảm hứng cho một ghi nhận phũ phàng, một nhận diện cả cái trạng huống ngoải tầm tay với, một thực tế bị che phủ bởi ma quái, bởi bóng tối kinh hoàng, làm chứng tích cho một đoạn lịch sử đen. Cho nên thực ảo vẫn mãi là chốn nơi mập mờ để đánh lừa lý trí. Đấy là lý do đưa đến sự phân hóa trùng trùng cho đến hôm nay.
    Màu chiều hôm ấy rất ảm đạm, không phải thời tiết xấu vì trời xuân của Huế, dầu có gió heo mây của ngày cuối đông, nhưng cũng có chút nắng vàng ươm màu bông cải, có chút se lạnh, nhưng cũng có chút ấm áp của ngàn hoa tỏa hương đơm sắc, còn có cơ hội cho mấy o nữ sinh khoe áo len đan, khoe nón bài thơ và màu guốc đẹp...
    Bãi Dâu là xứ bông Huệ, người ta còn có kỹ thuật hãm lại để cho Huệ nở đúng ngày, theo ý muốn có thể là ngày rằm hay mồng một... vì những ngày nầy, người Huế thường hay mua Huệ để đi Chùa cúng Phật đầu năm. Hoa mai hoa đào thì chỉ chưng trong nhà, cho nên cũng không cần phải chọn ngày. Thường thì cảnh sinh hoạt của Huế vào những ngày cận tết là chợ hoa, phía bên trên đầu cầu Tràng Tiền, nơi góc chợ Đông Ba, là nơi em đi theo mẹ mua vài cành hoa...
    Buổi chiều mà anh đã thấy, có lẽ màu hư linh phủ trùm bầu trời cố đô, để chúng ta không còn nhìn cảnh nhộn nhịp của một ngày tết đến. Mà chỉ thấy người người nhốn nháo, lệ đẫm mi cay... để đến nỗi anh phải cưu mang một màu chiều ảm đạm, để chỉ thấy những tang tóc, mà anh đã ghi lại với tất cả chân thành, nhưng không tránh khỏi những mâu thuẩn để sau nầy phải chuốc họa vào thân. (nhưng vì như cổ nhân đã nói: Thấy việc trái không nói là bất nhân, thấy việc phải không làm là bất nghĩa).
    Vì Bãi Dâu chiều hôm ấy, không còn những người ươm Huệ, hãm hoa để chờ đến ngày đúng Tết, mà Bãi Dâu nhuốm màu tang thương phảng phất mùi tử khí... nên anh đã thấy: Chiều đi lên Bãi Dâu, hát trên những xác người, tôi đã thấy, tôi đã thấy những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em!(*).
    Khi người "anh em bên tê" vào đặt câu hỏi: Ai đã đào hố hầm để chôn vùi thân xác anh em? Thì anh lại không trả lời được, vì tất cả diễn ra trong bóng đêm, họ dùng bóng đêm để phủ lấp tất cả những tội ác, thì làm sao anh nhìn thấy, làm sao tôi nhìn thấy? Vì vậy mà anh em không nhận nhau, để rồi một lần nữa họ lại xô anh vào con đường cô đơn. Sau đó tôi có dịp gặp và hỏi anh việc trả lời những câu hỏi của họ, thì anh cho biết đã trả lời bằng một bài "tự bạch"! Nhưng "tiếng hát từ ánh sáng" ( xem thêm : http://www.ttvnol.com/forum/t_111556/2 ) cũng không cứu vãn được tình trạng, vì chưa đạt chỉ tiêu, nên anh vẫn tiếp tục sống trong cô đơn và sự ruồng rẫy.
    Anh em không nhận nhau là một điều bất hạnh (kể cả những người bạn của thuở học sinh, những người anh em từ bên tê trở về, họ cũng không còn nhận anh nữa, có lẽ hiện tại anh chỉ là người cù bất cù bơ, còn họ thì đã làm nên danh phận!).
    Nhưng mỉa mai ấy cũng là một cơ hội để chứng nhận rằng anh không phải là "người bên tê", thì con đường cô đơn âu cũng là một niềm an ủi. Tôi mừng cho niềm an ủi của anh! Tuy nhiên anh vẫn tỏ ra độ lượng với đời, nên anh vẫn luôn chọn sự hòa đồng, tìm đến bao dung: Mỗi ngày tôi chọn một đường đi, đường đến anh em, đường đến bạn bè...(*)
    Bây giờ thì anh đã trở về trong lòng dân tộc, quê hương đã ấp ủ anh nên sẽ không còn cô đơn như những ngày tao loạn !
    Đan Hà
    (*) trích những bản nhạc của TCS.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:51 ngày 12/07/2003
  5. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Người Cô Đơn
    Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn

    Người nghệ sĩ sống trong thời ly loạn là một bất hạnh, vì đường đời lắm chông chênh, mà lòng người thì hẹp hòi, chỉ vo tròn trong đáy giếng cố chấp, chưa biết mở rộng để đón nhận những bao dung, nên luôn vẫn chỉ thấy bằng cái nhìn phiến diện. Chân bước đi mà không biết hướng nào cho tròn thủy vẹn chung, những con đường thì bị đắp ụ, cài chông đặt mình để ngăn bước giặc, cho dù muốn đi thẳng cũng không tài nào vượt qua nổi. Giặc thì có giặc trong giặc ngoài, bốn bề tứ chiến nên biết đâu là bạn đâu là thù, đâu là chính nghĩa, đâu là gian tà... nên lòng ái quốc làm sao trải rộng mà không bị bước thù dẫm lên, đôi khi gặp được cơ may tìm ra chính nghĩa, thì lại bị gian tà tung hỏa mù để cướp lấy, đành làm kẻ thiệt thua mà biết ai nói điều tâm sự ? Cố tìm chút ánh sáng cuối con đường mơ ước, nhưng vẫn hoài công. Nên anh vẫn luôn thao thức và tự hỏi: Làm sao đi đến với trái tim mọi người... với bạn bè...có tấm lòng đẹp tựa đóa hoa? (*) đấy không phải là một tư tưởng của những người đang thao thức muốn cố gắng làm đẹp cho cuộc đời hay sao, kết hợp tất cả để trở thành anh em phải chăng là một điều hoang tưởng? một điều không thể làm đối với những người đầy tâm huyết ?
    Nỗi niềm ấy trong anh, trong tôi và trong lòng mọi người cùng một thế hệ thiếu may mắn, lòng bao dung độ lượng bị đẩy vào con đường phản trắc, để suốt một cuộc đời phải ngậm ngùi trước oan trái thị phi. Biết đến bao giờ mới thấy được mùa xuân vui, để không còn ngồi nhìn những mùa thu qua mà cứ nghe cuộc đời vẫn mãi phủ đầy màu xám tối.
    Khó lắm mà vẫn cứ đi, cứ mơ ước chốn đến là một thảm trạng không chỉ dành riêng cho anh, cho tôi mà chung cho mọi người, chấp nhận rủi may để tìm đường thoát hiểm là một can đảm hay liều lĩnh, thì cũng tùy ý niệm của mỗi người, nói lên điều chân để phá trừ tà ngụy cũng có kẻ dèm pha, thì sá gì đâu đối với người đang sống trong màn đêm lại không có một que diêm thắp sáng.
    Cái còn lại cho mai sau là sự ghi nhận những qua đi của từng ngày, chuỗi ngày ấy đã cho chúng ta những gì để nhận lấy làm yêu mến, mà anh đã từng ước mơ song dòng đời vẫn cuốn theo từng nỗi buồn thân phận, cứ tiếp diễn như không còn thấy hình bóng của tương lai.
    Tôi còn nhớ một buổi chiều anh đi lang thang trong tuyệt vọng, ngỡ tưởng không còn nỗi xót xa nào có thể cào xé tim gan hơn thế, không còn niềm đắng cay nào thấm sâu trong tâm thức đớn đau vô bờ ấy, kể từ khi anh mở mắt chào đời. Thảm trạng anh đã chứng kiến nó còn nằm rất xa ngoài tưởng tượng của một con người, nhưng anh phải nén lòng cảm xúc, để tạo nên cảm hứng cho một ghi nhận phũ phàng, một nhận diện cả cái trạng huống ngoải tầm tay với, một thực tế bị che phủ bởi ma quái, bởi bóng tối kinh hoàng, làm chứng tích cho một đoạn lịch sử đen. Cho nên thực ảo vẫn mãi là chốn nơi mập mờ để đánh lừa lý trí. Đấy là lý do đưa đến sự phân hóa trùng trùng cho đến hôm nay.
    Màu chiều hôm ấy rất ảm đạm, không phải thời tiết xấu vì trời xuân của Huế, dầu có gió heo mây của ngày cuối đông, nhưng cũng có chút nắng vàng ươm màu bông cải, có chút se lạnh, nhưng cũng có chút ấm áp của ngàn hoa tỏa hương đơm sắc, còn có cơ hội cho mấy o nữ sinh khoe áo len đan, khoe nón bài thơ và màu guốc đẹp...
    Bãi Dâu là xứ bông Huệ, người ta còn có kỹ thuật hãm lại để cho Huệ nở đúng ngày, theo ý muốn có thể là ngày rằm hay mồng một... vì những ngày nầy, người Huế thường hay mua Huệ để đi Chùa cúng Phật đầu năm. Hoa mai hoa đào thì chỉ chưng trong nhà, cho nên cũng không cần phải chọn ngày. Thường thì cảnh sinh hoạt của Huế vào những ngày cận tết là chợ hoa, phía bên trên đầu cầu Tràng Tiền, nơi góc chợ Đông Ba, là nơi em đi theo mẹ mua vài cành hoa...
    Buổi chiều mà anh đã thấy, có lẽ màu hư linh phủ trùm bầu trời cố đô, để chúng ta không còn nhìn cảnh nhộn nhịp của một ngày tết đến. Mà chỉ thấy người người nhốn nháo, lệ đẫm mi cay... để đến nỗi anh phải cưu mang một màu chiều ảm đạm, để chỉ thấy những tang tóc, mà anh đã ghi lại với tất cả chân thành, nhưng không tránh khỏi những mâu thuẩn để sau nầy phải chuốc họa vào thân. (nhưng vì như cổ nhân đã nói: Thấy việc trái không nói là bất nhân, thấy việc phải không làm là bất nghĩa).
    Vì Bãi Dâu chiều hôm ấy, không còn những người ươm Huệ, hãm hoa để chờ đến ngày đúng Tết, mà Bãi Dâu nhuốm màu tang thương phảng phất mùi tử khí... nên anh đã thấy: Chiều đi lên Bãi Dâu, hát trên những xác người, tôi đã thấy, tôi đã thấy những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em!(*).
    Khi người "anh em bên tê" vào đặt câu hỏi: Ai đã đào hố hầm để chôn vùi thân xác anh em? Thì anh lại không trả lời được, vì tất cả diễn ra trong bóng đêm, họ dùng bóng đêm để phủ lấp tất cả những tội ác, thì làm sao anh nhìn thấy, làm sao tôi nhìn thấy? Vì vậy mà anh em không nhận nhau, để rồi một lần nữa họ lại xô anh vào con đường cô đơn. Sau đó tôi có dịp gặp và hỏi anh việc trả lời những câu hỏi của họ, thì anh cho biết đã trả lời bằng một bài "tự bạch"! Nhưng "tiếng hát từ ánh sáng" ( xem thêm : http://www.ttvnol.com/forum/t_111556/2 ) cũng không cứu vãn được tình trạng, vì chưa đạt chỉ tiêu, nên anh vẫn tiếp tục sống trong cô đơn và sự ruồng rẫy.
    Anh em không nhận nhau là một điều bất hạnh (kể cả những người bạn của thuở học sinh, những người anh em từ bên tê trở về, họ cũng không còn nhận anh nữa, có lẽ hiện tại anh chỉ là người cù bất cù bơ, còn họ thì đã làm nên danh phận!).
    Nhưng mỉa mai ấy cũng là một cơ hội để chứng nhận rằng anh không phải là "người bên tê", thì con đường cô đơn âu cũng là một niềm an ủi. Tôi mừng cho niềm an ủi của anh! Tuy nhiên anh vẫn tỏ ra độ lượng với đời, nên anh vẫn luôn chọn sự hòa đồng, tìm đến bao dung: Mỗi ngày tôi chọn một đường đi, đường đến anh em, đường đến bạn bè...(*)
    Bây giờ thì anh đã trở về trong lòng dân tộc, quê hương đã ấp ủ anh nên sẽ không còn cô đơn như những ngày tao loạn !
    Đan Hà
    (*) trích những bản nhạc của TCS.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:51 ngày 12/07/2003
  6. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Vài Cảm Nghĩ Về Ca Khúc "Cát Bụi" và Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn
    Áo xưa dù nhàu,
    Cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau ...

    (Trịnh Công Sơn)
    Càng nghe lại những bài hát trong suốt từ thập niên 60s cho tới 90s, tôi càng sửng sốt về khả năng sáng tạo liên tục của Trịnh Công Sơn (TCS), người nhạc sĩ đã gây ra nhiều sóng gió, tranh luận trong giới chính khách và ngay cả giữa những người thưởng ngoạn trong những năm chiến tranh lên cao điểm ở Việt Nam. Ngay cả sau chiến tranh, nhiều nhãn hiệu "phản bội", "nối giáo cho giặc", vv vẫn được tiếp tục gắn lên người nhạc sĩ chỉ "hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo ..." [1]. Trong suốt hơn bốn mươi năm sáng tác, Trịnh Công Sơn đã viết hơn sáu trăm bài nhạc, xoay quanh ba chủ đề lớn: quê hương chiến tranh, tình yêu và thân phận. Có thể nói, trong cả ba đề tài, Trịnh Công Sơn đã thành công xuất sắc. Khi nhận xét về người nhạc sĩ tài hoa này, ông Nguyễn Xuân Khoát đã có lần viết "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Tuy nhiên, ngôn từ và cách nói của TCS khác lạ so với nhiều nhạc sĩ khác. TCS không dùng những từ ngữ hoa mỹ để nói lên những điều hiển nhiên trong cuộc sống hay những chữ trừu tượng để nói lên những triết lý cao siêu.
    Văn Cao cũng có nhận xét về phong cách sáng tác của TCS rất chính xác: "cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tươị Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim."
    Thật vậy, trong những thập niên 60 và 70, Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã chinh phục biết bao sinh viên, học sinh qua những ca khúc mà tôi nghĩ là khó có ai có thể quên được: Ướt Mi, Hạ Trắng, Diễm Xưa, Như Cánh Vạc Bay, Phúc Âm Buồn, Nối Vòng Tay Lớn, Nước Mắt Cho Quê Hương, Ca Dao Mẹ, Hát Cho Một Người Nằm Xuống vv. Đối với tôi, hình ảnh Trịnh Công Sơn trong cây đàn guitar cùng Khánh Ly không giầy, không guốc, hát những bài ca về quê hương và chiến tranh trong các khuôn viên đại học trong thập niên 70s quả là khó quên. Mỗi ca khúc mang một thông điệp hết sức đơn giản, hoặc về chiến tranh triền miên trên quê hương, hoặc về thân phận con người nhỏ nhoi trong thế giới cao rộng, hoặc về tình yêu lãng mạn, rạt rào cảm xúc mà tôi và chúng bạn lúc đó đã say sưa ôm đàn hát trong những dịp liên hoan văn nghệ, picnic hay cắm trại hè.
    Tình yêu, một đề tài muôn thủa trong âm nhạc, chiếm một phần lớn trong các tác phẩm của TCS. Phần lớn các bài nhạc tình của Việt Nam được viết bằng những lời lẽ ray rức, ***g trong một hoàn cảnh éo le và thường được dựng trong một không gian của mùa thu lá đổ hay mưa gió bảo táp ... Nhạc tình của TCS vượt xa những cái "thông lệ" nàỵ Tình yêu trong nhạc của TCS đến một cách rất nhẹ nhàng, thánh thiện, như
    Từ khi trăng là nguyệt đèn thắp sáng trong tôi,
    Từ khi trăng là nguyệt em mang tim bối rối,
    Từ khi trăng là nguyệt tôi như từng cánh diều vui,
    Từ khi em là nguyệt trong tôi có những mặt trời
    .... [2]
    và nhớ người yêu như một nỗi nhớ "gọi nắng ...
    Cho tóc em cài loài hoa nắng rơi,
    Nắng đưa em về miền cao gió bay,
    Áo em bây giờ mờ xa nẻo mây,
    Gọi tên em mãi suốt cơn mê này
    ..." [3]
    Để rồi sau bao năm gặp lại người yêu cũ, nàng làm mặt lạ, làm ngơ :
    Gặp nhau không nói không nụ cười [4]
    Ngay cả khi gặp người tình cũ đi với một người khác, thay vì nói lên một sự cay đắng, đau lòng vô hạn, ủy mị như "thôi rồi em đã xa anh ...", thì TCS lại nói một cách tượng hình và có chiều sâu:
    Có một giòng sông đã qua đời ... [4]
    Có thể nói qua những bài ca trong thập niên 60 và 70 của Trịnh Công Sơn, người ta cũng có một khái quát về về lịch sử cận đại của VN. Anh đã vui buồn với vận nước nỗi trôi:
    Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu
    Một trăm năm đô hộ giặc Tây
    Hai mươi năm nội chiến từng ngày
    ... [5]
    Trong hơn hai mươi năm chiến tranh đó đã có quá nhiều cảnh "những điều mắt thấy mà đau đớn lòng." [6] Và cũng có lẽ vì sự nung nấu tâm can trước những điều trông thấy chung quanh mà Trịnh Công Sơn đã viết lên nhiều tác phẩm đầy tự nhiên như một cuốn phim thời sự sống động: "Đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe", hay là bi thảm hơn nữa:
    Một ngày mùa đông, hai bên là rừng,
    Một chiếc xe tang, trái mìn nổ chậm
    Người chết hai lần, thịt da nát tan
    . [7]
    Trong những năm chiến tranh dữ dội ở Việt Nam, người viết bài này đã từng chứng kiến những xác chết của trẻ em la liệt trên những cánh đồng cỏ xanh ở miền Nam. Những cái chết mà nếu xảy ra bên các xứ Tây phương sẽ được cho lên trang đầu của những tờ báo lớn nhất và những bản tin nóng hổi đi khắp các đài truyền hình, nhưng lại âm thầm ở Việt Nam lúc đó. May thay, Trịnh Công Sơn đã có lòng ghi lại những cảnh thảm thương đó một cách rất chân: "một buổi sáng mùa xuân, một đứa bé ra đồng, đạp trái mìn nổ chậm ... thịt da nát tan" [7].
    Có người cho là âm nhạc hay nhất và đẹp nhất là âm nhạc mang tính nhân bản. Không biết nhạc của TCS có hay nhất, đẹp nhất hay không, nhưng có lẽ nhạc của anh mang nhiều tính nhân bản nhất. Ngoài những ca khúc về tình yêu và quê hương, Trịnh Công Sơn còn viết nhiều ca khúc để đời về thân phận. Một trong những bài ca mà tôi cho là có tính đại diện cho phong cách sáng tác và nhạc thuật của Trịnh Công Sơn là bài Cát Bụị Bài ca được viết theo thể điệu chậm, khoan thai (như phần lớn các ca khúc của Trịnh Công Sơn); lời rất đơn giản, không có tính cách trao chuốt, và gần như một bài thơ :
    Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, Để một mai vươn hình hài lớn dậy, Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi
    Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, Để một mai tôi về làm cát bụi, Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi
    Bao nhiêu năm làm kiếp con người, Chợt một chiều tóc trắng như vôi, Lá úa trên cao rụng đầy, Cho trăm năm vào chết một ngày
    Mặt trời nào soi sáng tim tôi, Để tình yêu say mòn thành đá cuội, Xin úp mặt bùi ngùi, từng ngày qua mỏi ngóng tin vui
    Cụm rừng nào lá lá xác xơ cây, Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy, Ôi cát bụi phận này, Vết mực nào xóa bỏ không hay

    Nguyên bài hát bàng bạc một âm hưởng triết lý Phật Giáo về một chu kỳ sinh ra, lớn lên và chết đi, được thể hiện qua những lời ca nhịp nhàng, lãng mạn. Đời người mong manh như hạt sương: sáng ra tóc còn xanh như hạt sương còn long lanh, chiều lại đã thấy tóc mình bạc phơ như hạt sương đã tan thành mây khói. Có lẽ sự tất yếu của cái chu kỳ này đã làm ám ảnh biết bao người nghệ sĩ và con ngườị Trong cuốn băng nhạc video Ru Tình phát hành gần đây, Trịnh Công Sơn cũng đã tâm sự là anh bị ám ảnh bởi cái chết ngay từ lúc còn thơ ấu, do vậy nhạc của anh đều biểu hiện sự quan tâm đến cuộc đời chung quanh và nhân thế một cách da diết. Anh có lần nói thân phận chỉ là một "hữu hạn" và cuộc đời chỉ là "những quán không", như một lời thơ cổ xưa của nhà sư Vạn Hạnh:
    Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
    Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô

    trong triết lý "yếm thế", đã được nói đến từ xưa. Nhưng Trịnh Công Sơn đã dịch những từ ngữ khó hiểu này ra nhạc một cách dễ hiểu và gần gủi đến ngạc nhiên.
    Một điều xảy ra chung quanh mà bất cứ ai cũng nhận thấy được là tính cách nhịp điệụ Hết ngày lại đêm, xuân qua hạ tớị Mỗi hành tinh có nhịp điệu riêng của mình khi quay quanh mặt trờị Các chức năng của cơ thể đạt tới đỉnh cao rồi giảm xuống cực tiểu tương ứng với thời kỳ: ngày, tuần, tháng, năm. Và, theo cái chu kỳ đó, con người được sinh ra, lớn lên rồi đi về cõi tiêu dao. Do vậy, không phải ngẫu nhiên khi Trịnh Công Sơn đã mở đầu bài hát bằng câu hỏi đơn giản "hạt bụi nào hoá kiếp thân tôỉ", cho đến ngày "để một mai vươn hình hài lớn dậy", và cuối cùng "để một mai tôi về làm cát bụi". Đứng trên phương diện khoa học, có thể nói nguyên bài ca chỉ xoay quanh cái nguyên lý tự nhiên về bảo tồn năng lượng mà ai trong chúng ta cũng đã từng học qua. Nguyên tử (atom) hay hạt bụi không được ai tạo ra mà chỉ là kết quả của một sự biến da.ng. Cái quan niệm này được TCS nhắc tới trong bài ca qua chữ "hạt bụi nào hóa kiếp" rất ví von.
    Một trong những đặc điểm của sự tồn tại là tính luân chuyển (impermenance). Ngày xưa, một triết gia trứ danh của Hy Lạp, Heraclitus, có nhận xét rằng "không một ai có thể bước vào cùng một dòng sông hai lần" để nói lên sự thay đổi biến hóa không ngừng của thiên nhiên. Đây cũng là một triết lý trung dung (centrist theory) của Phật giáo: Không có sự khởi đầu và cũng không có sự tận cùng của thế giới, nhưng chỉ có một chu kỳ sinh-sống-tử (cycle of births and deaths) vô tận. Nói như TCS là "một cõi đi về" trong một ca khúc mới sáng tác sau nàỵ
    Bài ca Cát Bụi còn mang một luận điểm triết lý của học thuyết tương quan (dependent origination) khá sâu sắc. Các hiện tượng trong thế giới đều chịu ảnh hưởng tương quan giữa năng lượng (energy) và phân tử (elements). Cơ thể con người cũng thay đổi hàng giây, hàng phút, để rồi "bao nhiêu năm làm kiếp con người" cho đến một ngày nào đó "chợt một chiều tóc trắng như vôi", khi "ngồi ôm tóc dài, chập chờn lau trắng trong tay..." [8], rồi cuối cùng mới nhận ra là "lá úa trên cao rụng đầy, cho trăm năm vào chết một ngày". Sự luân chuyển và phụ thuộc giữa các hiện tượng trên thế giới cũng có thể ví như sự mất còn của một cuộc tình: "Mặt trời nào soi sáng tim tôi, để tình yêu say mòn thành đá cuội ...".
    Đối với một người nghệ sĩ, chỉ cần vài, hay thậm chí chỉ duy nhất một tác phẩm để đờị Có thể cần đến hai hay ba muơơi năm hay cả cuộc đời để làm nên một tác phẩm như vậỵ Tác phẩm có thể được nổi tiếng khi tác giả còn sống hay đã qua đời, mà trong đó sẽ nói lên một vài điều trực tiếp hay gián tiếp quan niệm của tác giả về thế giới chung quanh và con ngườị Trịnh Công Sơn đã để lại nhiều tác phẩm như vậỵ
    Biết bao nhiêu máu lửa đã đổ trùm xuống mảnh đất Việt Nam, và từ trong ly loạn, nhiều bài ca đã được ra đờị Trịnh Công Sơn đã mang chút khói lửa của chiến tranh, bi thảm của chiến tranh vào âm nhạc Việt Nam. Nhưng anh còn đi xa hơn một bước nữa là đã mang được triết lý vào trong âm nhạc Việt Nam.
    Nguyễn V. Tuấn Sydney,
    Tháng 7, 1997.
    [1] Quan niệm sáng tác của TCS
    [2] Trích ca khúc Nguyệt Ca
    [3] Trích ca khúc Hạ Trắng
    [4] Trích ca khúc Có Một Giòng Sông Đã Qua Đời
    [5] Trích ca khúc Gia Tài Của Mẹ
    [6] Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
    [7] Trích ca khúc Một Buổi Sáng Mùa Xuân
    [8] Trích ca khúc Giật Mình Ôi Chiếc Lá Thu Phai"
  7. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Vài Cảm Nghĩ Về Ca Khúc "Cát Bụi" và Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn
    Áo xưa dù nhàu,
    Cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau ...

    (Trịnh Công Sơn)
    Càng nghe lại những bài hát trong suốt từ thập niên 60s cho tới 90s, tôi càng sửng sốt về khả năng sáng tạo liên tục của Trịnh Công Sơn (TCS), người nhạc sĩ đã gây ra nhiều sóng gió, tranh luận trong giới chính khách và ngay cả giữa những người thưởng ngoạn trong những năm chiến tranh lên cao điểm ở Việt Nam. Ngay cả sau chiến tranh, nhiều nhãn hiệu "phản bội", "nối giáo cho giặc", vv vẫn được tiếp tục gắn lên người nhạc sĩ chỉ "hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo ..." [1]. Trong suốt hơn bốn mươi năm sáng tác, Trịnh Công Sơn đã viết hơn sáu trăm bài nhạc, xoay quanh ba chủ đề lớn: quê hương chiến tranh, tình yêu và thân phận. Có thể nói, trong cả ba đề tài, Trịnh Công Sơn đã thành công xuất sắc. Khi nhận xét về người nhạc sĩ tài hoa này, ông Nguyễn Xuân Khoát đã có lần viết "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Tuy nhiên, ngôn từ và cách nói của TCS khác lạ so với nhiều nhạc sĩ khác. TCS không dùng những từ ngữ hoa mỹ để nói lên những điều hiển nhiên trong cuộc sống hay những chữ trừu tượng để nói lên những triết lý cao siêu.
    Văn Cao cũng có nhận xét về phong cách sáng tác của TCS rất chính xác: "cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tươị Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim."
    Thật vậy, trong những thập niên 60 và 70, Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã chinh phục biết bao sinh viên, học sinh qua những ca khúc mà tôi nghĩ là khó có ai có thể quên được: Ướt Mi, Hạ Trắng, Diễm Xưa, Như Cánh Vạc Bay, Phúc Âm Buồn, Nối Vòng Tay Lớn, Nước Mắt Cho Quê Hương, Ca Dao Mẹ, Hát Cho Một Người Nằm Xuống vv. Đối với tôi, hình ảnh Trịnh Công Sơn trong cây đàn guitar cùng Khánh Ly không giầy, không guốc, hát những bài ca về quê hương và chiến tranh trong các khuôn viên đại học trong thập niên 70s quả là khó quên. Mỗi ca khúc mang một thông điệp hết sức đơn giản, hoặc về chiến tranh triền miên trên quê hương, hoặc về thân phận con người nhỏ nhoi trong thế giới cao rộng, hoặc về tình yêu lãng mạn, rạt rào cảm xúc mà tôi và chúng bạn lúc đó đã say sưa ôm đàn hát trong những dịp liên hoan văn nghệ, picnic hay cắm trại hè.
    Tình yêu, một đề tài muôn thủa trong âm nhạc, chiếm một phần lớn trong các tác phẩm của TCS. Phần lớn các bài nhạc tình của Việt Nam được viết bằng những lời lẽ ray rức, ***g trong một hoàn cảnh éo le và thường được dựng trong một không gian của mùa thu lá đổ hay mưa gió bảo táp ... Nhạc tình của TCS vượt xa những cái "thông lệ" nàỵ Tình yêu trong nhạc của TCS đến một cách rất nhẹ nhàng, thánh thiện, như
    Từ khi trăng là nguyệt đèn thắp sáng trong tôi,
    Từ khi trăng là nguyệt em mang tim bối rối,
    Từ khi trăng là nguyệt tôi như từng cánh diều vui,
    Từ khi em là nguyệt trong tôi có những mặt trời
    .... [2]
    và nhớ người yêu như một nỗi nhớ "gọi nắng ...
    Cho tóc em cài loài hoa nắng rơi,
    Nắng đưa em về miền cao gió bay,
    Áo em bây giờ mờ xa nẻo mây,
    Gọi tên em mãi suốt cơn mê này
    ..." [3]
    Để rồi sau bao năm gặp lại người yêu cũ, nàng làm mặt lạ, làm ngơ :
    Gặp nhau không nói không nụ cười [4]
    Ngay cả khi gặp người tình cũ đi với một người khác, thay vì nói lên một sự cay đắng, đau lòng vô hạn, ủy mị như "thôi rồi em đã xa anh ...", thì TCS lại nói một cách tượng hình và có chiều sâu:
    Có một giòng sông đã qua đời ... [4]
    Có thể nói qua những bài ca trong thập niên 60 và 70 của Trịnh Công Sơn, người ta cũng có một khái quát về về lịch sử cận đại của VN. Anh đã vui buồn với vận nước nỗi trôi:
    Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu
    Một trăm năm đô hộ giặc Tây
    Hai mươi năm nội chiến từng ngày
    ... [5]
    Trong hơn hai mươi năm chiến tranh đó đã có quá nhiều cảnh "những điều mắt thấy mà đau đớn lòng." [6] Và cũng có lẽ vì sự nung nấu tâm can trước những điều trông thấy chung quanh mà Trịnh Công Sơn đã viết lên nhiều tác phẩm đầy tự nhiên như một cuốn phim thời sự sống động: "Đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe", hay là bi thảm hơn nữa:
    Một ngày mùa đông, hai bên là rừng,
    Một chiếc xe tang, trái mìn nổ chậm
    Người chết hai lần, thịt da nát tan
    . [7]
    Trong những năm chiến tranh dữ dội ở Việt Nam, người viết bài này đã từng chứng kiến những xác chết của trẻ em la liệt trên những cánh đồng cỏ xanh ở miền Nam. Những cái chết mà nếu xảy ra bên các xứ Tây phương sẽ được cho lên trang đầu của những tờ báo lớn nhất và những bản tin nóng hổi đi khắp các đài truyền hình, nhưng lại âm thầm ở Việt Nam lúc đó. May thay, Trịnh Công Sơn đã có lòng ghi lại những cảnh thảm thương đó một cách rất chân: "một buổi sáng mùa xuân, một đứa bé ra đồng, đạp trái mìn nổ chậm ... thịt da nát tan" [7].
    Có người cho là âm nhạc hay nhất và đẹp nhất là âm nhạc mang tính nhân bản. Không biết nhạc của TCS có hay nhất, đẹp nhất hay không, nhưng có lẽ nhạc của anh mang nhiều tính nhân bản nhất. Ngoài những ca khúc về tình yêu và quê hương, Trịnh Công Sơn còn viết nhiều ca khúc để đời về thân phận. Một trong những bài ca mà tôi cho là có tính đại diện cho phong cách sáng tác và nhạc thuật của Trịnh Công Sơn là bài Cát Bụị Bài ca được viết theo thể điệu chậm, khoan thai (như phần lớn các ca khúc của Trịnh Công Sơn); lời rất đơn giản, không có tính cách trao chuốt, và gần như một bài thơ :
    Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, Để một mai vươn hình hài lớn dậy, Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi
    Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, Để một mai tôi về làm cát bụi, Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi
    Bao nhiêu năm làm kiếp con người, Chợt một chiều tóc trắng như vôi, Lá úa trên cao rụng đầy, Cho trăm năm vào chết một ngày
    Mặt trời nào soi sáng tim tôi, Để tình yêu say mòn thành đá cuội, Xin úp mặt bùi ngùi, từng ngày qua mỏi ngóng tin vui
    Cụm rừng nào lá lá xác xơ cây, Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy, Ôi cát bụi phận này, Vết mực nào xóa bỏ không hay

    Nguyên bài hát bàng bạc một âm hưởng triết lý Phật Giáo về một chu kỳ sinh ra, lớn lên và chết đi, được thể hiện qua những lời ca nhịp nhàng, lãng mạn. Đời người mong manh như hạt sương: sáng ra tóc còn xanh như hạt sương còn long lanh, chiều lại đã thấy tóc mình bạc phơ như hạt sương đã tan thành mây khói. Có lẽ sự tất yếu của cái chu kỳ này đã làm ám ảnh biết bao người nghệ sĩ và con ngườị Trong cuốn băng nhạc video Ru Tình phát hành gần đây, Trịnh Công Sơn cũng đã tâm sự là anh bị ám ảnh bởi cái chết ngay từ lúc còn thơ ấu, do vậy nhạc của anh đều biểu hiện sự quan tâm đến cuộc đời chung quanh và nhân thế một cách da diết. Anh có lần nói thân phận chỉ là một "hữu hạn" và cuộc đời chỉ là "những quán không", như một lời thơ cổ xưa của nhà sư Vạn Hạnh:
    Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
    Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô

    trong triết lý "yếm thế", đã được nói đến từ xưa. Nhưng Trịnh Công Sơn đã dịch những từ ngữ khó hiểu này ra nhạc một cách dễ hiểu và gần gủi đến ngạc nhiên.
    Một điều xảy ra chung quanh mà bất cứ ai cũng nhận thấy được là tính cách nhịp điệụ Hết ngày lại đêm, xuân qua hạ tớị Mỗi hành tinh có nhịp điệu riêng của mình khi quay quanh mặt trờị Các chức năng của cơ thể đạt tới đỉnh cao rồi giảm xuống cực tiểu tương ứng với thời kỳ: ngày, tuần, tháng, năm. Và, theo cái chu kỳ đó, con người được sinh ra, lớn lên rồi đi về cõi tiêu dao. Do vậy, không phải ngẫu nhiên khi Trịnh Công Sơn đã mở đầu bài hát bằng câu hỏi đơn giản "hạt bụi nào hoá kiếp thân tôỉ", cho đến ngày "để một mai vươn hình hài lớn dậy", và cuối cùng "để một mai tôi về làm cát bụi". Đứng trên phương diện khoa học, có thể nói nguyên bài ca chỉ xoay quanh cái nguyên lý tự nhiên về bảo tồn năng lượng mà ai trong chúng ta cũng đã từng học qua. Nguyên tử (atom) hay hạt bụi không được ai tạo ra mà chỉ là kết quả của một sự biến da.ng. Cái quan niệm này được TCS nhắc tới trong bài ca qua chữ "hạt bụi nào hóa kiếp" rất ví von.
    Một trong những đặc điểm của sự tồn tại là tính luân chuyển (impermenance). Ngày xưa, một triết gia trứ danh của Hy Lạp, Heraclitus, có nhận xét rằng "không một ai có thể bước vào cùng một dòng sông hai lần" để nói lên sự thay đổi biến hóa không ngừng của thiên nhiên. Đây cũng là một triết lý trung dung (centrist theory) của Phật giáo: Không có sự khởi đầu và cũng không có sự tận cùng của thế giới, nhưng chỉ có một chu kỳ sinh-sống-tử (cycle of births and deaths) vô tận. Nói như TCS là "một cõi đi về" trong một ca khúc mới sáng tác sau nàỵ
    Bài ca Cát Bụi còn mang một luận điểm triết lý của học thuyết tương quan (dependent origination) khá sâu sắc. Các hiện tượng trong thế giới đều chịu ảnh hưởng tương quan giữa năng lượng (energy) và phân tử (elements). Cơ thể con người cũng thay đổi hàng giây, hàng phút, để rồi "bao nhiêu năm làm kiếp con người" cho đến một ngày nào đó "chợt một chiều tóc trắng như vôi", khi "ngồi ôm tóc dài, chập chờn lau trắng trong tay..." [8], rồi cuối cùng mới nhận ra là "lá úa trên cao rụng đầy, cho trăm năm vào chết một ngày". Sự luân chuyển và phụ thuộc giữa các hiện tượng trên thế giới cũng có thể ví như sự mất còn của một cuộc tình: "Mặt trời nào soi sáng tim tôi, để tình yêu say mòn thành đá cuội ...".
    Đối với một người nghệ sĩ, chỉ cần vài, hay thậm chí chỉ duy nhất một tác phẩm để đờị Có thể cần đến hai hay ba muơơi năm hay cả cuộc đời để làm nên một tác phẩm như vậỵ Tác phẩm có thể được nổi tiếng khi tác giả còn sống hay đã qua đời, mà trong đó sẽ nói lên một vài điều trực tiếp hay gián tiếp quan niệm của tác giả về thế giới chung quanh và con ngườị Trịnh Công Sơn đã để lại nhiều tác phẩm như vậỵ
    Biết bao nhiêu máu lửa đã đổ trùm xuống mảnh đất Việt Nam, và từ trong ly loạn, nhiều bài ca đã được ra đờị Trịnh Công Sơn đã mang chút khói lửa của chiến tranh, bi thảm của chiến tranh vào âm nhạc Việt Nam. Nhưng anh còn đi xa hơn một bước nữa là đã mang được triết lý vào trong âm nhạc Việt Nam.
    Nguyễn V. Tuấn Sydney,
    Tháng 7, 1997.
    [1] Quan niệm sáng tác của TCS
    [2] Trích ca khúc Nguyệt Ca
    [3] Trích ca khúc Hạ Trắng
    [4] Trích ca khúc Có Một Giòng Sông Đã Qua Đời
    [5] Trích ca khúc Gia Tài Của Mẹ
    [6] Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
    [7] Trích ca khúc Một Buổi Sáng Mùa Xuân
    [8] Trích ca khúc Giật Mình Ôi Chiếc Lá Thu Phai"
  8. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Trịnh Công Sơn qua Cánh đồng hoang
    Nguyễn Quang Sáng

    [​IMG]
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (phải) và nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

    Một người viết văn, một người viết nhạc, khi còn sống, họ là bạn thân thiết của nhau, thân thiết đến độ tri âm. Bây giờ, người viết nhạc đã đi về cõi vĩnh hằng nhưng kỷ niệm về bạn mình thì sống mãi trong tâm tưởng người viết văn. Bao nhiêu là kỷ niệm, những lần uống rượu, những chuyến đi thực tếë, những chuyện vui và cả chuyện buồn...
    Chiều 23-4-2003, nhà thơ Nguyễn Duy khập khiễng đến chơi với tôi. Nguyễn Duy đi khập khiễng vì bị tai nạn giao thông, bạn bè trong giới và bạn đọc của anh đều biết.
    Hai chúng tôi vẫn ngồi dưới gốc hai cây mận, cũng như bao nhiêu năm trước, bạn bè cùng ngồi với nhau. Nhưng những lần sau này thì có khác, vắng Trịnh Công Sơn, nhưng Sơn vẫn còn đó. Pho tượng Trịnh Công Sơn - pho tượng bằng đồng với vầng trán thông minh, đôi kính cận đặt trên cái bàn giữa hai gốc cây mận, như Sơn đang ngồi đó với chúng tôi, tác giả của pho tượng là nhà điêu khắc Ngô Xuân Lai - là ?otài sản? của nhạc sĩ Từ Huy. Nhạc sĩ Từ Huy mang pho tượng này đến nhà tôi nói: ?oAnh Năm, anh cho em gởi pho tượng ở nhà anh, vì trước đây, anh Sơn và anh em chúng tôi thường ngồi dưới hai gốc cây mận này. Em gởi pho tượng anh Sơn ở đây, để anh em đến thăm anh Sơn và chơi với anh?. Mỗi lần ngồi với nhau, lần nào chúng tôi cũng rót cho Sơn một ly, đúng liều lượng như lúc Sơn vẫn còn ngồi với bạn bè.

    Chiều nay, cùng tôi ngồi bên pho tượng của Sơn, Nguyễn Duy bồi hồi nhớ lại bao nhiêu kỷ niệm với Sơn. Nguyễn Duy nhắc, cái phòng nhỏ trong ngôi nhà tập thể của tôi, trước ngày anh Sáu (Võ Văn Kiệt) ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới, anh Sáu, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Duy, Trần Long Ẩn và tôi có một buổi cơm chia tay (Trần Long Ẩn chạy ngược đường, bị công an thổi còi). Trong buổi vui đó, Nguyễn Duy đòi hát, Trịnh Công Sơn cản: ?oÔng đọc thơ thôi chớ!?. Nguyễn Duy cự lại. Cuối cùng, Nguyễn Duy cũng hát, hát lời hai, lời ba theo dòng thời sự mà chúng tôi chưa từng nghe, vừa nghịch vừa duyên, không ai nín cười được... Trịnh Công Sơn quá thích.
    Bao nhiêu câu chuyện, cuối cùng Nguyễn Duy nói với tôi hết sức nghiêm túc: ?oAnh Sáng ạ! Ở tuổi anh bây giờ, anh nên viết hồi ức về kỷ niệm bạn bè?. Tôi nghe phải. Thì đây, Nguyễn Duy nhà thơ ạ, đây là một trong những hồi ức của tôi.
    ***
    Mùa nước lũ năm ngoái (2002), tôi về Đồng Tháp. Các đồng chí lãnh đạo Bưu điện Đồng Tháp đưa tôi vào vùng sâu trên chiếc ?ohô bo?. ?oHô bo? chạy với tốc độ trên 50 cây số/giờ. Chiếc ?ohô bo? chạy trên cánh đồng nước mênh mông. Nơi nào có xóm nhà, rặng cây thì đó là con kênh, nơi nào không có hai hàng cây, thì đó là đồng lúa, đồng cỏ. ?oHô bo? như chạy trên biển sóng nước dập dềnh. Chúng tôi đến gò ?oMười Tải?, cái gò cao nhứt của Đồng Tháp, chưa có mùa nước nào hàn qua nổi. Chính trên cái gò này, những ngày đầu chống Pháp, điện đài của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ đã đặt ở đây. Để kỷ niệm về truyền thống của bưu điện, trên gò đã dựng lên một tượng đài với người con gái Tháp Mười trên xuồng đang cất mũi trước sóng gió với tượng đài, tác giả là nhà điêu khắc Phạm Mười. Đây cũng chính là bối cảnh mà cố đạo diễn Hồng Sến chọn cho hai phim Mùa gió chướng và Cánh đồng hoang.
    Chiều, trở về trụ sở Bưu điện Đồng Tháp, tôi nghe các anh nói có mời anh Tư Hữu đến dự buổi cơm, trước khi tôi về thành phố - anh đang ngồi ở phòng khách. Anh Tư Hữu nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp. Tôi vội vàng chạy đến anh. Hơn hai mươi năm mới gặp lại anh, và anh đã xấp xỉ tuổi tám mươi. Tuổi già, anh có thể quên tôi. Tôi ghét những người trẻ mỗi lần gặp người già thì hay đố: ?oĐố chú cháu tên gì??. Sao lại đố trí nhớ của người già mà không gợi cho chú bác nhớ mình là ai!
    Vì lẽ đó, khi tôi đứng trước anh, một con người cao to, tuy có già hơn 20 năm trước nhưng gương mặt vẫn rạng rỡ lúc nhìn thấy tôi, tôi bèn xưng:
    - Em là Sáng, anh Tư!
    Anh cười:
    - Ba chữ ?oS?, bây giờ chỉ còn một chữ phải không?
    Sao anh Tư hỏi tôi như vậy? Vì trước đó, sau khi bộ phim Cánh đồng hoang ra đời, nhiều bạn bè bảo bộ phim này có ba cho chữ ?oS? - Sơn, Sến, Sáng. Sơn, Sến đã ra đi rồi, chỉ còn một ?oS? là tôi.
    Nhớ năm 1977, tôi đưa Sơn về quê tôi chơi. Đến Nha Mân thì xe hỏng, hai chúng tôi phải đi xích lô cho kịp chiều.
    Đến Sở VHTT Đồng Tháp, tôi bảo Sơn đứng ngoài cổng, tôi vào trước. Gặp anh em, tôi bảo rằng tôi đi với Trịnh Công Sơn, anh em reo lên anh Sơn đâu, anh Sơn đâu?. Tôi bảo:
    - Ở ngoài cổng có cái bảng ?oKhông tiếp người có tóc có râu!? làm sao tôi dám đưa vô. Năm đó, tóc Trịnh Công Sơn phủ đến vai với một bộ ria mép.
    Một vài anh em chạy ra, đón anh: Trịnh Công Sơn là một ngoại lệ!
    Tình cờ, buổi chiều hôm đó, Sở Công an Đồng Tháp có buổi liên hoan, anh Hai Hòa là giám đốc sở, (nguyên thứ trưởng Bộ Công an) mời chúng tôi đến chơi. Các anh xếp chúng tôi ngồi cùng bàn với anh Tư Hữu. Rượu chưa uống thì có một ông bạn già trông có vẻ đã ngà say, ông bắc cái ghế ngồi trước mặt Trịnh Công Sơn, nhìn Sơn lom lom rồi cà khịa mái tóc với bộ râu của Sơn. Mất vui. Anh Tư Hữu, Sơn và tôi thấy khó xử quá. Anh Tư không nói gì, cầm chai rượu đế rót đầy hai ly xây chừng, đặt một ly trước mặt người bạn già:
    - Cạn!
    Hai cái ly nâng lên, cạn. Anh Tư rót thêm ly thứ hai, hai người cùng cạn. Anh rót thêm ly thứ ba. Đến ly thứ ba (ba ly cấp tập), ông bạn già ngã lưng ngáy pho pho. Ông được dìu vào chỗ nghỉ. Anh Tư cười. Anh Tư ?ogiải thoát? cho Sơn bằng cái cách của anh thật tuyệt vời...
    Và còn biết bao nhiêu chuyện nữa trong chuyến đi. Đi là đi chơi chớ không hề nghĩ sẽ cùng nhau làm chuyện gì.
    Tôi kể dài dòng để nói Trịnh Công Sơn đã làm nhạc cho phim Cánh đồng hoang như thế nào.
    Phim Mùa gió chướng, tôi và đạo diễn Hồng Sến mời nhạc sĩ Hoàng Hiệp làm nhạc. Nhạc của Hoàng Hiệp rất đạt.
    Đến phim Cánh đồng hoang, về nhạc, tôi gợi ý đạo diễn Hồng Sến mời Trịnh Công Sơn.
    Trịnh Công Sơn có rất nhiều ca khúc nổi tiếng nhưng chưa bao giờ viết nhạc cho phim. Do đó, tôi phải ?odụ?. Đầu tiên, tôi kể chuyện phim với Sơn, sau đó gởi kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh cho Sơn nghiên cứu. Tôi nói:
    - Sơn đã đi nhiều lần về đồng bằng, sông nước cũng như con người Sơn biết, cái vốn sống của Sơn đủ sức viết.
    Trịnh Công Sơn nói:
    - Tôi chưa bao giờ làm nhạc phim. Nhưng theo tôi nghĩ, nhạc phim không phải để minh họa cho hình ảnh, mà góp thêm tiếng nói nhằm thể hiện chủ đề của phim!
    Tôi nghĩ bụng ?ocha này thông minh ghê!?. Tôi đồng ý với quan điểm của anh, nhưng Sơn vẫn dè dặt, nếu thấy không tự tin, thì tôi sẽ từ chối.
    Đạo diễn Hồng Sến kéo đoàn phim về những cánh đồng của Tháp Mười, gần ba tháng mới trở về. Trịnh Công Sơn vẫn chưa có một nốt nhạc nào, nhưng anh không từ chối. Sau một tháng vào hậu kỳ, hình ảnh đã xong, Sơn vẫn chưa viết. Hồng Sến sốt ruột rủ tôi qua nhà Trịnh Công Sơn.
    - Anh Sơn ơi! Phim xong hết rồi. Chỉ còn có nhạc của anh nữa thôi. Nước tới trôn rồi đó!
    Trịnh Công Sơn ngước cặp kính lên:
    - Xong rồi à! Thôi vào đây.
    Trịnh Công Sơn đưa hai chúng tôi vào phòng trong. Ngồi trước cây piano, anh mở nắp đàn, rồi hai tay tìm xuống phím đàn. Sóng gió nổi lên trên cánh đồng nước mênh mông. Khi hai tay Sơn buông xuống kết thúc, sóng nước và bom đạn của chiến tranh vẫn vang lên. Đóng lại nắp đàn, Sơn hỏi:
    - Được không?
    Hồng Sến lặng người:
    - Hay, hay lắm anh Sơn.
    Trịnh Công Sơn trở lại bàn, rút bút ghi lại. Đúng là nước tới trôn mới nhảy và đã nhảy thì nhảy cao!
    Cầm tờ nhạc, Hồng Sến lên xe, nổ máy, phơi phới như bay.
    Sau đó nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu phối và dàn dựng.
    Năm 1980, liên hoan phim ở Hà Nội, Trịnh Công Sơn được bằng khen ?oNhạc phim khá nhất?. Từ đó, dòng nhạc của Trịnh Công Sơn tiếp tục tràn vào phim của nhiều đạo diễn khác nhau, thật đắt hàng!
    Tôi và Trịnh Công Sơn cũng đã cùng nhau cộng tác vài ba bộ phim nữa, lai rai sẽ kể sau.
    Tôi có ý định sẽ cộng tác thêm với Sơn một hai phim nữa, nhưng anh đã đi rồi. Sơn đã đi, nhưng bạn bè của anh hãy còn đây...
    [​IMG]
    Nhà văn Nguyễn Quang Sáng và con trai Nguyễn Quang Dũng

    Nguyễn Quang Sáng
    25-4-2003
    Báo NLĐ
    http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2003/thang4/tin93.htm

    Được temely sửa chữa / chuyển vào 02:32 ngày 08/07/2003
  9. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Trịnh Công Sơn qua Cánh đồng hoang
    Nguyễn Quang Sáng

    [​IMG]
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (phải) và nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

    Một người viết văn, một người viết nhạc, khi còn sống, họ là bạn thân thiết của nhau, thân thiết đến độ tri âm. Bây giờ, người viết nhạc đã đi về cõi vĩnh hằng nhưng kỷ niệm về bạn mình thì sống mãi trong tâm tưởng người viết văn. Bao nhiêu là kỷ niệm, những lần uống rượu, những chuyến đi thực tếë, những chuyện vui và cả chuyện buồn...
    Chiều 23-4-2003, nhà thơ Nguyễn Duy khập khiễng đến chơi với tôi. Nguyễn Duy đi khập khiễng vì bị tai nạn giao thông, bạn bè trong giới và bạn đọc của anh đều biết.
    Hai chúng tôi vẫn ngồi dưới gốc hai cây mận, cũng như bao nhiêu năm trước, bạn bè cùng ngồi với nhau. Nhưng những lần sau này thì có khác, vắng Trịnh Công Sơn, nhưng Sơn vẫn còn đó. Pho tượng Trịnh Công Sơn - pho tượng bằng đồng với vầng trán thông minh, đôi kính cận đặt trên cái bàn giữa hai gốc cây mận, như Sơn đang ngồi đó với chúng tôi, tác giả của pho tượng là nhà điêu khắc Ngô Xuân Lai - là ?otài sản? của nhạc sĩ Từ Huy. Nhạc sĩ Từ Huy mang pho tượng này đến nhà tôi nói: ?oAnh Năm, anh cho em gởi pho tượng ở nhà anh, vì trước đây, anh Sơn và anh em chúng tôi thường ngồi dưới hai gốc cây mận này. Em gởi pho tượng anh Sơn ở đây, để anh em đến thăm anh Sơn và chơi với anh?. Mỗi lần ngồi với nhau, lần nào chúng tôi cũng rót cho Sơn một ly, đúng liều lượng như lúc Sơn vẫn còn ngồi với bạn bè.

    Chiều nay, cùng tôi ngồi bên pho tượng của Sơn, Nguyễn Duy bồi hồi nhớ lại bao nhiêu kỷ niệm với Sơn. Nguyễn Duy nhắc, cái phòng nhỏ trong ngôi nhà tập thể của tôi, trước ngày anh Sáu (Võ Văn Kiệt) ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới, anh Sáu, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Duy, Trần Long Ẩn và tôi có một buổi cơm chia tay (Trần Long Ẩn chạy ngược đường, bị công an thổi còi). Trong buổi vui đó, Nguyễn Duy đòi hát, Trịnh Công Sơn cản: ?oÔng đọc thơ thôi chớ!?. Nguyễn Duy cự lại. Cuối cùng, Nguyễn Duy cũng hát, hát lời hai, lời ba theo dòng thời sự mà chúng tôi chưa từng nghe, vừa nghịch vừa duyên, không ai nín cười được... Trịnh Công Sơn quá thích.
    Bao nhiêu câu chuyện, cuối cùng Nguyễn Duy nói với tôi hết sức nghiêm túc: ?oAnh Sáng ạ! Ở tuổi anh bây giờ, anh nên viết hồi ức về kỷ niệm bạn bè?. Tôi nghe phải. Thì đây, Nguyễn Duy nhà thơ ạ, đây là một trong những hồi ức của tôi.
    ***
    Mùa nước lũ năm ngoái (2002), tôi về Đồng Tháp. Các đồng chí lãnh đạo Bưu điện Đồng Tháp đưa tôi vào vùng sâu trên chiếc ?ohô bo?. ?oHô bo? chạy với tốc độ trên 50 cây số/giờ. Chiếc ?ohô bo? chạy trên cánh đồng nước mênh mông. Nơi nào có xóm nhà, rặng cây thì đó là con kênh, nơi nào không có hai hàng cây, thì đó là đồng lúa, đồng cỏ. ?oHô bo? như chạy trên biển sóng nước dập dềnh. Chúng tôi đến gò ?oMười Tải?, cái gò cao nhứt của Đồng Tháp, chưa có mùa nước nào hàn qua nổi. Chính trên cái gò này, những ngày đầu chống Pháp, điện đài của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ đã đặt ở đây. Để kỷ niệm về truyền thống của bưu điện, trên gò đã dựng lên một tượng đài với người con gái Tháp Mười trên xuồng đang cất mũi trước sóng gió với tượng đài, tác giả là nhà điêu khắc Phạm Mười. Đây cũng chính là bối cảnh mà cố đạo diễn Hồng Sến chọn cho hai phim Mùa gió chướng và Cánh đồng hoang.
    Chiều, trở về trụ sở Bưu điện Đồng Tháp, tôi nghe các anh nói có mời anh Tư Hữu đến dự buổi cơm, trước khi tôi về thành phố - anh đang ngồi ở phòng khách. Anh Tư Hữu nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp. Tôi vội vàng chạy đến anh. Hơn hai mươi năm mới gặp lại anh, và anh đã xấp xỉ tuổi tám mươi. Tuổi già, anh có thể quên tôi. Tôi ghét những người trẻ mỗi lần gặp người già thì hay đố: ?oĐố chú cháu tên gì??. Sao lại đố trí nhớ của người già mà không gợi cho chú bác nhớ mình là ai!
    Vì lẽ đó, khi tôi đứng trước anh, một con người cao to, tuy có già hơn 20 năm trước nhưng gương mặt vẫn rạng rỡ lúc nhìn thấy tôi, tôi bèn xưng:
    - Em là Sáng, anh Tư!
    Anh cười:
    - Ba chữ ?oS?, bây giờ chỉ còn một chữ phải không?
    Sao anh Tư hỏi tôi như vậy? Vì trước đó, sau khi bộ phim Cánh đồng hoang ra đời, nhiều bạn bè bảo bộ phim này có ba cho chữ ?oS? - Sơn, Sến, Sáng. Sơn, Sến đã ra đi rồi, chỉ còn một ?oS? là tôi.
    Nhớ năm 1977, tôi đưa Sơn về quê tôi chơi. Đến Nha Mân thì xe hỏng, hai chúng tôi phải đi xích lô cho kịp chiều.
    Đến Sở VHTT Đồng Tháp, tôi bảo Sơn đứng ngoài cổng, tôi vào trước. Gặp anh em, tôi bảo rằng tôi đi với Trịnh Công Sơn, anh em reo lên anh Sơn đâu, anh Sơn đâu?. Tôi bảo:
    - Ở ngoài cổng có cái bảng ?oKhông tiếp người có tóc có râu!? làm sao tôi dám đưa vô. Năm đó, tóc Trịnh Công Sơn phủ đến vai với một bộ ria mép.
    Một vài anh em chạy ra, đón anh: Trịnh Công Sơn là một ngoại lệ!
    Tình cờ, buổi chiều hôm đó, Sở Công an Đồng Tháp có buổi liên hoan, anh Hai Hòa là giám đốc sở, (nguyên thứ trưởng Bộ Công an) mời chúng tôi đến chơi. Các anh xếp chúng tôi ngồi cùng bàn với anh Tư Hữu. Rượu chưa uống thì có một ông bạn già trông có vẻ đã ngà say, ông bắc cái ghế ngồi trước mặt Trịnh Công Sơn, nhìn Sơn lom lom rồi cà khịa mái tóc với bộ râu của Sơn. Mất vui. Anh Tư Hữu, Sơn và tôi thấy khó xử quá. Anh Tư không nói gì, cầm chai rượu đế rót đầy hai ly xây chừng, đặt một ly trước mặt người bạn già:
    - Cạn!
    Hai cái ly nâng lên, cạn. Anh Tư rót thêm ly thứ hai, hai người cùng cạn. Anh rót thêm ly thứ ba. Đến ly thứ ba (ba ly cấp tập), ông bạn già ngã lưng ngáy pho pho. Ông được dìu vào chỗ nghỉ. Anh Tư cười. Anh Tư ?ogiải thoát? cho Sơn bằng cái cách của anh thật tuyệt vời...
    Và còn biết bao nhiêu chuyện nữa trong chuyến đi. Đi là đi chơi chớ không hề nghĩ sẽ cùng nhau làm chuyện gì.
    Tôi kể dài dòng để nói Trịnh Công Sơn đã làm nhạc cho phim Cánh đồng hoang như thế nào.
    Phim Mùa gió chướng, tôi và đạo diễn Hồng Sến mời nhạc sĩ Hoàng Hiệp làm nhạc. Nhạc của Hoàng Hiệp rất đạt.
    Đến phim Cánh đồng hoang, về nhạc, tôi gợi ý đạo diễn Hồng Sến mời Trịnh Công Sơn.
    Trịnh Công Sơn có rất nhiều ca khúc nổi tiếng nhưng chưa bao giờ viết nhạc cho phim. Do đó, tôi phải ?odụ?. Đầu tiên, tôi kể chuyện phim với Sơn, sau đó gởi kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh cho Sơn nghiên cứu. Tôi nói:
    - Sơn đã đi nhiều lần về đồng bằng, sông nước cũng như con người Sơn biết, cái vốn sống của Sơn đủ sức viết.
    Trịnh Công Sơn nói:
    - Tôi chưa bao giờ làm nhạc phim. Nhưng theo tôi nghĩ, nhạc phim không phải để minh họa cho hình ảnh, mà góp thêm tiếng nói nhằm thể hiện chủ đề của phim!
    Tôi nghĩ bụng ?ocha này thông minh ghê!?. Tôi đồng ý với quan điểm của anh, nhưng Sơn vẫn dè dặt, nếu thấy không tự tin, thì tôi sẽ từ chối.
    Đạo diễn Hồng Sến kéo đoàn phim về những cánh đồng của Tháp Mười, gần ba tháng mới trở về. Trịnh Công Sơn vẫn chưa có một nốt nhạc nào, nhưng anh không từ chối. Sau một tháng vào hậu kỳ, hình ảnh đã xong, Sơn vẫn chưa viết. Hồng Sến sốt ruột rủ tôi qua nhà Trịnh Công Sơn.
    - Anh Sơn ơi! Phim xong hết rồi. Chỉ còn có nhạc của anh nữa thôi. Nước tới trôn rồi đó!
    Trịnh Công Sơn ngước cặp kính lên:
    - Xong rồi à! Thôi vào đây.
    Trịnh Công Sơn đưa hai chúng tôi vào phòng trong. Ngồi trước cây piano, anh mở nắp đàn, rồi hai tay tìm xuống phím đàn. Sóng gió nổi lên trên cánh đồng nước mênh mông. Khi hai tay Sơn buông xuống kết thúc, sóng nước và bom đạn của chiến tranh vẫn vang lên. Đóng lại nắp đàn, Sơn hỏi:
    - Được không?
    Hồng Sến lặng người:
    - Hay, hay lắm anh Sơn.
    Trịnh Công Sơn trở lại bàn, rút bút ghi lại. Đúng là nước tới trôn mới nhảy và đã nhảy thì nhảy cao!
    Cầm tờ nhạc, Hồng Sến lên xe, nổ máy, phơi phới như bay.
    Sau đó nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu phối và dàn dựng.
    Năm 1980, liên hoan phim ở Hà Nội, Trịnh Công Sơn được bằng khen ?oNhạc phim khá nhất?. Từ đó, dòng nhạc của Trịnh Công Sơn tiếp tục tràn vào phim của nhiều đạo diễn khác nhau, thật đắt hàng!
    Tôi và Trịnh Công Sơn cũng đã cùng nhau cộng tác vài ba bộ phim nữa, lai rai sẽ kể sau.
    Tôi có ý định sẽ cộng tác thêm với Sơn một hai phim nữa, nhưng anh đã đi rồi. Sơn đã đi, nhưng bạn bè của anh hãy còn đây...
    [​IMG]
    Nhà văn Nguyễn Quang Sáng và con trai Nguyễn Quang Dũng

    Nguyễn Quang Sáng
    25-4-2003
    Báo NLĐ
    http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2003/thang4/tin93.htm

    Được temely sửa chữa / chuyển vào 02:32 ngày 08/07/2003
  10. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã chọn 'Một cõi đi về'
    Vũ Ân Thy

    Khoảng vài năm trở lại đây, người ta ít được thấy anh ôm ghita hát trước công chúng. Bài hát của anh cũng ít xuất hiện trên các sân khấu ca nhạc. Anh lâm bệnh nặng và tình hình âm nhạc đang có phần hỗn tạp trong cơn lốc thị trường. Nhưng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những ca khúc Trịnh Công Sơn vẫn sống đẹp trong lòng mọi người.
    Trịnh Công Sơn như con tằm nhả tơ vàng. Anh đã rút từ tâm tình mình dệt thành những ca khúc tuyệt vời cho đời. Anh đã nhận lấy buồn cho cuộc sống tươi vui vì con người được hát ca.
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ra đi ở cái tuổi mà ngày xưa đã lên lão - tuổi 62. 62 tuổi, mà nào ai trong chúng ta, kể cả các cháu bé ?olà bông hồng nhỏ?, khi ?o mẹ đi vắng? gọi anh là ông. Trịnh Công Sơn trẻ mãi, ca khúc của Trịnh Công Sơn trẻ mãi. Anh là chàng ca sĩ đáng yêu của tuổi trẻ và tuổi trẻ có thêm ca khúc của anh mà tha thiết hơn với cuộc đời. Quả thật rất khó nhớ tên những bài hát hay của anh và cũng thật khó nhớ trọn một bài hát nào thật chính xác của anh. Nhạc Trịnh Công Sơn ru ta vào vườn cổ tích, vào chốn Thiên Thai ( sinh thời anh kính phục và kết thân với nhạc sĩ Văn Cao), vào vầng trời, hồn đất rất đỗi quê hương Việt Nam còn đói nghèo và chinh chiến: ?oMẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn, đong đưa tuổi nhỏ. Mẹ ngồi ru con ru mây vào hồn, lạy trời mưa tuôn?. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có sáng tác nhạc phim, nhạc sân khấu, vẽ nhưng trước hết và sau cùng, anh là nhạc sĩ của các tình khúc ?" Tình khúc Trịnh Công Sơn. ấy là những Biển nhớ, Diễm xưa, Hạ trắng, Nhìn những mùa thu đi, Nối vòng tay lớn, Tuổi đá buồn, Tình nhớ, Tình xa, Ca dao mẹ, Mẹ ngồi ru con, Nắng thủy tinh, Một cõi đi về, Ði về đâu hỡi em, Bốn mùa thay lá, Em còn nhớ hay em đã quên, Hà Nội mùa thu, Em ở nông trường, em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ, Chiều trên quê hương tôi, Em là bông hồng nhỏ, Mẹ đi vắng.
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có tất cả những gì chúng ta mơ ước. Anh có mẹ già nâng đỡ chăm chút, anh có những giọng ca riêng thể hiện các bài hát của mình và anh có bạn bè ?onối vòng tay lớn?. Những người bạn nước ngoài ở Nhật Bản, Mỹ, Ðức, Singopore... đã tìm đến anh để tìm hiểu về âm nhạc Việt Nam và văn hóa Việt Nam qua những luận văn dài hàng ngàn trang giấy. Và anh cũng có cả rừng tình yêu, nhưng là rừng ?obốn mùa thay lá?. Anh có một biển tình yêu nhưng là một vùng ?obiển nhớ?. Như một người hát thơ rong chung thủy và điệu đàn, quý phái và dân dã, dân tộc và hiện đại hơn 40 năm viết ca khúc, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tạo được dấu ấn không phai mờ, không thể lẫn trong lòng công chúng đô thị Việt Nam- nhất là trong tình cảm sinh hoạt của lớp trẻ, thanh niên, sinh viên. Âm nhạc Trịnh Công Sơn đằm thắm và ăn năn, tha thiết và bâng khuâng, đầy hương sắc và buồn nhưng không bi lụy ấy là tiếng đều đều của nhịp tim tin yêu cuộc đời, là tiếng mõ khô khan, mơ tới ?omột cõi đi về?. Tình ca của Trịnh là tiếng thở dài của nỗi buồn thương. Ðồng ca của Trịnh là những tiếng vỗ tay reo ca khi anh chan hòa với cuộc sống, với bạn bè, với tuổi trẻ, với nhân dân ?" nếu không nói là thời đại ?" trong đó có linh hồn của cha anh, một người đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho quê hương Việt Nam.
    Nghe nhạc Trịnh Công Sơn, ai cũng có cảm giác, anh hát cho riêng mình, cho tâm linh mình, cho nỗi khát khao cháy bỏng của chính mình. Lời trong nhạc của Trịnh Công Sơn là những lời nguyện cầu, nhạc điệu của anh là nhịp tim thổn thức. Chính vì vậy nó kén chọn người thể hiện. Bằng tài năng đã được công nhận, Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ Việt Nam đương đại, tạo nên một phong cách, phong thái tình ca; tạo nên sự thành công qua các giọng ca, hát nhạc Trịnh Công Sơn và chính các giọng ca đó làm cho nhạc của anh hay hơn, mê đắm lòng người hơn. Và điều đặc biệt là tạo nên một lớp công chúng trẻ thật đáng kinh ngạc và khâm phục.
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn kính mến, anh Sơn ơi! Chúng tôi vĩnh biệt anh, xin anh yên nghỉ trong ?omột cõi đi về? giữa tình cảm ?onối vòng tay lớn?.
    Vũ ÂN THY
    Báo SGGP

Chia sẻ trang này