1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã chọn 'Một cõi đi về'
    Vũ Ân Thy

    Khoảng vài năm trở lại đây, người ta ít được thấy anh ôm ghita hát trước công chúng. Bài hát của anh cũng ít xuất hiện trên các sân khấu ca nhạc. Anh lâm bệnh nặng và tình hình âm nhạc đang có phần hỗn tạp trong cơn lốc thị trường. Nhưng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những ca khúc Trịnh Công Sơn vẫn sống đẹp trong lòng mọi người.
    Trịnh Công Sơn như con tằm nhả tơ vàng. Anh đã rút từ tâm tình mình dệt thành những ca khúc tuyệt vời cho đời. Anh đã nhận lấy buồn cho cuộc sống tươi vui vì con người được hát ca.
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ra đi ở cái tuổi mà ngày xưa đã lên lão - tuổi 62. 62 tuổi, mà nào ai trong chúng ta, kể cả các cháu bé ?olà bông hồng nhỏ?, khi ?o mẹ đi vắng? gọi anh là ông. Trịnh Công Sơn trẻ mãi, ca khúc của Trịnh Công Sơn trẻ mãi. Anh là chàng ca sĩ đáng yêu của tuổi trẻ và tuổi trẻ có thêm ca khúc của anh mà tha thiết hơn với cuộc đời. Quả thật rất khó nhớ tên những bài hát hay của anh và cũng thật khó nhớ trọn một bài hát nào thật chính xác của anh. Nhạc Trịnh Công Sơn ru ta vào vườn cổ tích, vào chốn Thiên Thai ( sinh thời anh kính phục và kết thân với nhạc sĩ Văn Cao), vào vầng trời, hồn đất rất đỗi quê hương Việt Nam còn đói nghèo và chinh chiến: ?oMẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn, đong đưa tuổi nhỏ. Mẹ ngồi ru con ru mây vào hồn, lạy trời mưa tuôn?. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có sáng tác nhạc phim, nhạc sân khấu, vẽ nhưng trước hết và sau cùng, anh là nhạc sĩ của các tình khúc ?" Tình khúc Trịnh Công Sơn. ấy là những Biển nhớ, Diễm xưa, Hạ trắng, Nhìn những mùa thu đi, Nối vòng tay lớn, Tuổi đá buồn, Tình nhớ, Tình xa, Ca dao mẹ, Mẹ ngồi ru con, Nắng thủy tinh, Một cõi đi về, Ði về đâu hỡi em, Bốn mùa thay lá, Em còn nhớ hay em đã quên, Hà Nội mùa thu, Em ở nông trường, em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ, Chiều trên quê hương tôi, Em là bông hồng nhỏ, Mẹ đi vắng.
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có tất cả những gì chúng ta mơ ước. Anh có mẹ già nâng đỡ chăm chút, anh có những giọng ca riêng thể hiện các bài hát của mình và anh có bạn bè ?onối vòng tay lớn?. Những người bạn nước ngoài ở Nhật Bản, Mỹ, Ðức, Singopore... đã tìm đến anh để tìm hiểu về âm nhạc Việt Nam và văn hóa Việt Nam qua những luận văn dài hàng ngàn trang giấy. Và anh cũng có cả rừng tình yêu, nhưng là rừng ?obốn mùa thay lá?. Anh có một biển tình yêu nhưng là một vùng ?obiển nhớ?. Như một người hát thơ rong chung thủy và điệu đàn, quý phái và dân dã, dân tộc và hiện đại hơn 40 năm viết ca khúc, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tạo được dấu ấn không phai mờ, không thể lẫn trong lòng công chúng đô thị Việt Nam- nhất là trong tình cảm sinh hoạt của lớp trẻ, thanh niên, sinh viên. Âm nhạc Trịnh Công Sơn đằm thắm và ăn năn, tha thiết và bâng khuâng, đầy hương sắc và buồn nhưng không bi lụy ấy là tiếng đều đều của nhịp tim tin yêu cuộc đời, là tiếng mõ khô khan, mơ tới ?omột cõi đi về?. Tình ca của Trịnh là tiếng thở dài của nỗi buồn thương. Ðồng ca của Trịnh là những tiếng vỗ tay reo ca khi anh chan hòa với cuộc sống, với bạn bè, với tuổi trẻ, với nhân dân ?" nếu không nói là thời đại ?" trong đó có linh hồn của cha anh, một người đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho quê hương Việt Nam.
    Nghe nhạc Trịnh Công Sơn, ai cũng có cảm giác, anh hát cho riêng mình, cho tâm linh mình, cho nỗi khát khao cháy bỏng của chính mình. Lời trong nhạc của Trịnh Công Sơn là những lời nguyện cầu, nhạc điệu của anh là nhịp tim thổn thức. Chính vì vậy nó kén chọn người thể hiện. Bằng tài năng đã được công nhận, Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ Việt Nam đương đại, tạo nên một phong cách, phong thái tình ca; tạo nên sự thành công qua các giọng ca, hát nhạc Trịnh Công Sơn và chính các giọng ca đó làm cho nhạc của anh hay hơn, mê đắm lòng người hơn. Và điều đặc biệt là tạo nên một lớp công chúng trẻ thật đáng kinh ngạc và khâm phục.
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn kính mến, anh Sơn ơi! Chúng tôi vĩnh biệt anh, xin anh yên nghỉ trong ?omột cõi đi về? giữa tình cảm ?onối vòng tay lớn?.
    Vũ ÂN THY
    Báo SGGP
  2. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    "Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn"
    Nhạc sĩ Dương Thụ
    Nhưng lần "ngủ muộn" này anh không bao giờ thức dậy nữa. Anh đã ra đi vĩnh viễn như có lúc nào đó anh đã từng hát "Những hẹn hò từ nay đã khép lại, thân nhẹ nhàng như mây" (Như lời chia tay).
    Tôi biết đến Trịnh Công Sơn khi còn ở Hà Nội khoảng năm 1974, qua tài liệu của nhà thơ Trúc Thông do lính Trường Sơn mang về. Lúc ấy, Trịnh Công Sơn như một hiện tượng đặc biệt của văn hóa miền Nam nên những gì về Trịnh được anh em ngoài Bắc chuyền tay nhau. Tôi hình dung ra Trịnh Công Sơn phần nào qua lời kể của Thế Uyên: Một thanh niên đeo kính cận, gầy yếu ôm đàn hát ("chưa bao giờ có một người nào hát buồn đến như thế"). Sau này chuyển vào sống tại thành phố Hồ Chí Minh tôi có vài dịp gặp anh, nghe anh hát và nghe nhiều người hát nhạc của anh. Tôi mới hiểu rằng bức chân dung chính xác nhất nằm ở ngay những bài hát của Trịnh. Nhắc đến Trịnh tôi nhớ ngay câu hát "Ði đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt (Một cõi đi về) và "Ngồi ôm tóc dài, chập chờn lau trắng trong tay" (Chiếc lá Thu phai). Liệu có đúng là những Autoportrait của anh không?
    Trịnh Công Sơn đã từng nói: "Phải chăng thở than cũng là niềm bí ẩn của con người" và anh đã từng tự gọi mình là "tên tuyệt vọng". Tuyệt vọng và thở than không phải là tất cả, nhưng là điệu tâm hồn dễ nhận ra của nhạc Trịnh Công Sơn, một điệu tâm hồn lạ lùng ("yêu thương đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng" - Trịnh Công Sơn). Vì thế nó mềm, nó thấm, nó gần gũi với nhân tình. Bởi cũng đúng như anh đã từng nói: "ngoài những ngày la hét to đầy nộ khí vẫn có những giây phút muốn lui về thở than". Và những giây phút ấy nó quan trọng lắm mà đôi khi ta vẫn chưa hiểu được nên vẫn đứng trên quan điểm của kẻ mạnh, của lý trí để bài trừ. Trịnh đã hiểu được, vì thế Trịnh được hàng triệu người Việt ở trong nước và nước ngoài nghe, thuộc, và sống cùng, một vinh dự lớn lao mà nhiều người làm văn nghệ nổi tiếng không có được.
    Tôi đã nghe nói nhiều về bệnh tật của anh và những lần anh đi cấp cứu. Nghe nhiều và lần nào cũng thấy anh qua khỏi nên tôi cứ ngỡ rằng... Lần này thì không.
    Thể chất yếu đuối của anh không đương cự được nữa. "Hòn đá rớt xuống cành mai. Rụng cánh hoa mai gầy". "Cánh hoa mai gầy" đã bay vào cõi xa xăm.
    Vĩnh biệt Trịnh Công Sơn.
    Nhạc sĩ Dương Thụ
    Báo TT&VH
  3. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    "Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn"
    Nhạc sĩ Dương Thụ
    Nhưng lần "ngủ muộn" này anh không bao giờ thức dậy nữa. Anh đã ra đi vĩnh viễn như có lúc nào đó anh đã từng hát "Những hẹn hò từ nay đã khép lại, thân nhẹ nhàng như mây" (Như lời chia tay).
    Tôi biết đến Trịnh Công Sơn khi còn ở Hà Nội khoảng năm 1974, qua tài liệu của nhà thơ Trúc Thông do lính Trường Sơn mang về. Lúc ấy, Trịnh Công Sơn như một hiện tượng đặc biệt của văn hóa miền Nam nên những gì về Trịnh được anh em ngoài Bắc chuyền tay nhau. Tôi hình dung ra Trịnh Công Sơn phần nào qua lời kể của Thế Uyên: Một thanh niên đeo kính cận, gầy yếu ôm đàn hát ("chưa bao giờ có một người nào hát buồn đến như thế"). Sau này chuyển vào sống tại thành phố Hồ Chí Minh tôi có vài dịp gặp anh, nghe anh hát và nghe nhiều người hát nhạc của anh. Tôi mới hiểu rằng bức chân dung chính xác nhất nằm ở ngay những bài hát của Trịnh. Nhắc đến Trịnh tôi nhớ ngay câu hát "Ði đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt (Một cõi đi về) và "Ngồi ôm tóc dài, chập chờn lau trắng trong tay" (Chiếc lá Thu phai). Liệu có đúng là những Autoportrait của anh không?
    Trịnh Công Sơn đã từng nói: "Phải chăng thở than cũng là niềm bí ẩn của con người" và anh đã từng tự gọi mình là "tên tuyệt vọng". Tuyệt vọng và thở than không phải là tất cả, nhưng là điệu tâm hồn dễ nhận ra của nhạc Trịnh Công Sơn, một điệu tâm hồn lạ lùng ("yêu thương đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng" - Trịnh Công Sơn). Vì thế nó mềm, nó thấm, nó gần gũi với nhân tình. Bởi cũng đúng như anh đã từng nói: "ngoài những ngày la hét to đầy nộ khí vẫn có những giây phút muốn lui về thở than". Và những giây phút ấy nó quan trọng lắm mà đôi khi ta vẫn chưa hiểu được nên vẫn đứng trên quan điểm của kẻ mạnh, của lý trí để bài trừ. Trịnh đã hiểu được, vì thế Trịnh được hàng triệu người Việt ở trong nước và nước ngoài nghe, thuộc, và sống cùng, một vinh dự lớn lao mà nhiều người làm văn nghệ nổi tiếng không có được.
    Tôi đã nghe nói nhiều về bệnh tật của anh và những lần anh đi cấp cứu. Nghe nhiều và lần nào cũng thấy anh qua khỏi nên tôi cứ ngỡ rằng... Lần này thì không.
    Thể chất yếu đuối của anh không đương cự được nữa. "Hòn đá rớt xuống cành mai. Rụng cánh hoa mai gầy". "Cánh hoa mai gầy" đã bay vào cõi xa xăm.
    Vĩnh biệt Trịnh Công Sơn.
    Nhạc sĩ Dương Thụ
    Báo TT&VH
  4. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Những người phụ nữ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn


    Nói về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có một nhận xét khá lý thú: "Hình như đường sinh mệnh trên bàn tay tài hoa ấy có một nhánh rẽ vào tình sử. Và qua ba mươi năm cho đến nay Trịnh Công Sơn trở thành người tình lãng du của nhiều thế hệ".
    Ta hiểu cụm từ "Người tình lãng du của nhiều thế hệ" là nói đến sức sống lâu bền của những bài tình ca trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. Kể từ khi nhạc của ông xuất hiện, đã có không biết bao người mến chuộng và trở nên là "người tình tự nguyện" ấp ủ những bài tình ca đó.
    Nhưng đây là nói về khán thính giả gồm vô số những người vô danh. Còn với những người trong cuộc, dù hẳn là một kẻ kín đáo, Trịnh Công Sơn thỉnh thoảng vẫn hé lộ cho ta thấy phảng phất hình ảnh một số phụ nữ - là người tình hay không hẳn là người tình - trong các ca khúc của ông.
    Có lẽ, một bài tình ca phổ biến nhất và cũng có sức sống lâu bền nhất của Trịnh Công Sơn là bài Diễm xưa. Với cái tựa như thế, ngay từ đầu, ông đã không dấu diếm về người phụ nữ mà ông muốn nói đến: Diễm của những ngày xa xưa.
    Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
    Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
    Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
    Ðường dài hun hút cho mắt thêm sâu
    Ðã có nhiều chuyện kể, bài viết, thậm chí giai thoại về nhân vật người phụ nữ này của Trịnh Công Sơn. ở đây, nhân tiện, chỉ xin góp thêm một cái nhìn vào một chi tiết mà lâu nay chúng ta còn lẫn lộn hoặc còn mơ hồ. Ðoạn nhạc trên, chỉ bốn dòng, đã đưa ra một loạt hình ảnh liên quan đến con người: bàn tay, gót chân, con mắt... mà ai ai cũng thấy. Thế vậy, tại sao đến chữ "tháp cổ" trong câu mở đầu ta lại phải cứ nghĩ đó là một cái... tháp cổ?! Liên hệ với ba dòng sau, ta dễ nhận ra đây là một cách tả có tính nghệ thuật quen thuộc của Trịnh Công Sơn, đó là tả về cái mái tóc búi ngược trên cái cổ cao ba ngấn sang trọng của người phụ nữ, sang trọng đến độ ông gọi đó là tầng "tháp cổ", nó làm hiện rõ chân dung nhân vật ông yêu mến trong khung cảnh mùa thu xứ Huế.
    Nhưng người phụ nữ đầu tiên mà Trịnh Công Sơn để ý đến vào thời kỳ ông mới bước chân vào làng nhạc là ca sĩ Thanh Thúy nổi tiếng một thời. Nghe và gặp Thanh Thúy hát ở một phòng trà Sài Gòn những năm đầu thập niên 50 qua đầu thập niên 60, biết được hoàn cảnh khó khăn của cô, bài hát đầu tay của Trịnh Công Sơn, Ướt mi là dành cho người phụ nữ đó.
    Ngoài hiên mưa rơi rơi. Lòng ai như chơi vơi
    Người ơi, nước mắt hoen mi rồi
    Ðừng khóc trong đêm mưa. Ðừng than trong câu ca...
    Ông đã nghe những giọt nước mắt ướt sũng trong giọng hát và lời ca của Thanh Thúy. Nghe nói, với số tiền tác quyền của bài hát đầu tay khá lớn lúc đó, ông đã đưa tặng hết cho bà mẹ già đang mang cơn trọng bệnh của cô ca sĩ hồng nhan.
    Những năm trai trẻ, vì thời cuộc, Trịnh Công Sơn không ở lâu được với Sài Gòn, ông trở ra Quy Nhơn học sư phạm. Chính tại thành phố có nhiều đồi núi và bãi biển xinh đẹp, thơ mộng này, ông đã liên tục cho ra nhiều bài hát về sau rất nổi tiếng, trong đó có ca khúc Biển nhớ. Biển nhớ viết cho một bạn gái đồng khóa trong trường, hình thành vào một ngày cô nghỉ phép về thăm gia đình: Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về..." Tên em là gì? Trịnh Công Sơn kín đáo làm cái điều mà tuổi trẻ thời nào khi biết yêu cũng vẫn thường làm: Ghép tên mình vào tên người ấy, Trời cao níu bước Sơn Khê. Ðúng vậy, cô tên là Khê, và sự ghép tên vào nhau hóa ra là một trắc trở, trắc trở sơn khê như cách người ta thường nói, mỗi người sớm quay đi một nẻo. Ra khỏi trường sư phạm, Trịnh Công Sơn ra B'lao dạy học, sẵn dịp, lên xuống Ðà Lạt thường xuyên. Ông chỉ là khách vãng lai ở Ðà Lạt, nhưng nơi chốn này sẽ là một kỷ niệm lớn xuyên suốt cuộc đời ông và chính tại đây ông đã có cuộc gặp gỡ mang tính chất định mệnh giữa ông và ca sĩ Khánh Ly. Trên đồi Cù ngày nọ, mưa xối xả, có một người con gái ngồi xõa tóc một mình. Hình ảnh thật ấn tượng, như thể ông đã thấy nó trong tiền kiếp: Ta thấy em trong tiền kiếp, với cọng buồn cỏ khô. Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa..." Ðây là bài hát Rừng xưa đã khép ông viết về Khánh Ly lần đầu. Ta không thể đếm được sau này, ông sẽ còn dành bao nhiêu ca từ rực rỡ và thánh thiện nữa để khắc họa chân dung người phụ nữ này trong cuộc đời ca hát của cô cũng như trong cuộc đời riêng của ông. Tiện đây, chỉ xin nhắc lại một mẩu chuyện nhỏ. Khánh Ly một lần băn khoăn hỏi ông: Sống đời này để mà làm gì? Trịnh Công Sơn đã đáp lại không lưỡng lự: Cần có một tấm lòng để mà sống sẽ biết mình nên làm gì! Và dường như thấy rằng một lời nói như thể là chưa đủ, ông viết Ðể gió cuốn đi rất tuyệt vời dành cho Khánh Ly: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.Ðể làm gì em biết không? Ðể gió cuốn đi..."
    Với tính cách của mình, có phải đâu chỉ là tấm lòng, cả với những rung động thầm kín trong trái tim, Trịnh Công Sơn cũng vẫn để cho gió tự cuốn đi. Và trong một lần như thế, khi trở lại Sài Gòn, ông gặp một phụ nữ trẻ tên Nguỵệt. Từ sự tỏa sáng dịu dàng của cô, ông ví Nguyệt như mặt trăng trong thủ pháp chơi chữ: "Từ khi trăng là nguyệt. Ðèn thắp sáng trong tôi. Từ khi em là nguyệt. Trong tôi có những mặt trời...". Cũng giống như Diễm của Diễm xưa, Trịnh Công Sơn phấn khích lấy tên Nguyệt làm tựa đề bài hát, một khúc ca về Nguyệt: Nguyệt ca. Nhưng rồi một ngày kia, Nguyệt cũng thôi là Nguyệt để ông trở thành một đứa trẻ vẹn nguyên dại khờ và cộng thêm một chút bấn loạn:
    Từ em thôi là Nguyệt. Tôi như đường phố nhiều tên
    Từ em thôi là Nguyệt. Tôi như đứa bé dại khờ
    Ðến đây thì ta thấy, Trịnh Công Sơn rốt cuộc cũng đã nhận ra mình chỉ luôn là một "người tình lãng du đây đó". Ông trở nên rụt rè và e ngại đối với phụ nữ. Cả khi gặp, đối diện với một cô gái dân tộc hồn nhiên và phơi mở ở một miền núi, có sự hứng thú, ông viết "Tình khúc Ơbai" cho cô nhưng cũng lại song trùng cho chính ông: "Tôi đi bằng nhịp điệu. Một hai ba bốn năm. Em đi bằng nhịp điệu. Sáu bảy tám chín mười. Ta đi bằng nhịp điệu. Nhịp điệu không giống nhau. Ta đi bằng nhịp điệu. Nhịp điệu sao khác màu...".

    Thế nhưng, vào những năm cuối đời trước khi giã từ "cõi tạm" (một cách nói của ông về trần thế), Trịnh Công Sơn cũng đã có những ngày tháng sống lại niềm hân hoan sáng lạn của tình cảm, mặc dù nó đã pha lẫn chút bóng tối của sự muộn màng, đó là khi ông gặp Hồng Nhung, cô ca sĩ trẻ măng thuộc thế hệ mới toanh từ Hà Nội vào thử giọng ở Sài Gòn. Hồng Nhung thuở nhỏ được gọi là Bống, một cái tên gợi về câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Và Trịnh Công Sơn cũng đã suy tưởng như thế, ông sung sướng hòa mình cùng cổ tích của Bống qua hai bài hát viết gần như cùng một lúc, cho Hồng Nhung: Bống bồng ơi và Thuở Bống là người.
    Bống không là Bống, Bống ở nơi nào?
    Bống ra đường phố, bước nhịp lao xao
    Có một con đường Bống đi không hết
    Vui buồn hội ngộ trong cõi con người...
    Không phải chỉ Hồng Nhung, hầu như tất cả những phụ nữ dù đến sớm hơn với Trịnh Công Sơn cũng đã "đi không hết những vui buồn hội ngộ trong cõi con người" với ông. Trịnh Công Sơn vẫn là một kẻ "một đời bỏ ngỏ đêm hồng" (ca khúc Dấu chân địa đàng). Có lẽ vì ông là một ngoại lệ hiếm có trong cõi đời trần tục này.
    (Theo Phụ nữ Việt Nam)
    --------------------------------------------------------------------------------
    http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2001/thang4/trinhcongson.htm
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 02:14 ngày 08/07/2003
  5. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Những người phụ nữ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn


    Nói về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có một nhận xét khá lý thú: "Hình như đường sinh mệnh trên bàn tay tài hoa ấy có một nhánh rẽ vào tình sử. Và qua ba mươi năm cho đến nay Trịnh Công Sơn trở thành người tình lãng du của nhiều thế hệ".
    Ta hiểu cụm từ "Người tình lãng du của nhiều thế hệ" là nói đến sức sống lâu bền của những bài tình ca trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. Kể từ khi nhạc của ông xuất hiện, đã có không biết bao người mến chuộng và trở nên là "người tình tự nguyện" ấp ủ những bài tình ca đó.
    Nhưng đây là nói về khán thính giả gồm vô số những người vô danh. Còn với những người trong cuộc, dù hẳn là một kẻ kín đáo, Trịnh Công Sơn thỉnh thoảng vẫn hé lộ cho ta thấy phảng phất hình ảnh một số phụ nữ - là người tình hay không hẳn là người tình - trong các ca khúc của ông.
    Có lẽ, một bài tình ca phổ biến nhất và cũng có sức sống lâu bền nhất của Trịnh Công Sơn là bài Diễm xưa. Với cái tựa như thế, ngay từ đầu, ông đã không dấu diếm về người phụ nữ mà ông muốn nói đến: Diễm của những ngày xa xưa.
    Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
    Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
    Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
    Ðường dài hun hút cho mắt thêm sâu
    Ðã có nhiều chuyện kể, bài viết, thậm chí giai thoại về nhân vật người phụ nữ này của Trịnh Công Sơn. ở đây, nhân tiện, chỉ xin góp thêm một cái nhìn vào một chi tiết mà lâu nay chúng ta còn lẫn lộn hoặc còn mơ hồ. Ðoạn nhạc trên, chỉ bốn dòng, đã đưa ra một loạt hình ảnh liên quan đến con người: bàn tay, gót chân, con mắt... mà ai ai cũng thấy. Thế vậy, tại sao đến chữ "tháp cổ" trong câu mở đầu ta lại phải cứ nghĩ đó là một cái... tháp cổ?! Liên hệ với ba dòng sau, ta dễ nhận ra đây là một cách tả có tính nghệ thuật quen thuộc của Trịnh Công Sơn, đó là tả về cái mái tóc búi ngược trên cái cổ cao ba ngấn sang trọng của người phụ nữ, sang trọng đến độ ông gọi đó là tầng "tháp cổ", nó làm hiện rõ chân dung nhân vật ông yêu mến trong khung cảnh mùa thu xứ Huế.
    Nhưng người phụ nữ đầu tiên mà Trịnh Công Sơn để ý đến vào thời kỳ ông mới bước chân vào làng nhạc là ca sĩ Thanh Thúy nổi tiếng một thời. Nghe và gặp Thanh Thúy hát ở một phòng trà Sài Gòn những năm đầu thập niên 50 qua đầu thập niên 60, biết được hoàn cảnh khó khăn của cô, bài hát đầu tay của Trịnh Công Sơn, Ướt mi là dành cho người phụ nữ đó.
    Ngoài hiên mưa rơi rơi. Lòng ai như chơi vơi
    Người ơi, nước mắt hoen mi rồi
    Ðừng khóc trong đêm mưa. Ðừng than trong câu ca...
    Ông đã nghe những giọt nước mắt ướt sũng trong giọng hát và lời ca của Thanh Thúy. Nghe nói, với số tiền tác quyền của bài hát đầu tay khá lớn lúc đó, ông đã đưa tặng hết cho bà mẹ già đang mang cơn trọng bệnh của cô ca sĩ hồng nhan.
    Những năm trai trẻ, vì thời cuộc, Trịnh Công Sơn không ở lâu được với Sài Gòn, ông trở ra Quy Nhơn học sư phạm. Chính tại thành phố có nhiều đồi núi và bãi biển xinh đẹp, thơ mộng này, ông đã liên tục cho ra nhiều bài hát về sau rất nổi tiếng, trong đó có ca khúc Biển nhớ. Biển nhớ viết cho một bạn gái đồng khóa trong trường, hình thành vào một ngày cô nghỉ phép về thăm gia đình: Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về..." Tên em là gì? Trịnh Công Sơn kín đáo làm cái điều mà tuổi trẻ thời nào khi biết yêu cũng vẫn thường làm: Ghép tên mình vào tên người ấy, Trời cao níu bước Sơn Khê. Ðúng vậy, cô tên là Khê, và sự ghép tên vào nhau hóa ra là một trắc trở, trắc trở sơn khê như cách người ta thường nói, mỗi người sớm quay đi một nẻo. Ra khỏi trường sư phạm, Trịnh Công Sơn ra B'lao dạy học, sẵn dịp, lên xuống Ðà Lạt thường xuyên. Ông chỉ là khách vãng lai ở Ðà Lạt, nhưng nơi chốn này sẽ là một kỷ niệm lớn xuyên suốt cuộc đời ông và chính tại đây ông đã có cuộc gặp gỡ mang tính chất định mệnh giữa ông và ca sĩ Khánh Ly. Trên đồi Cù ngày nọ, mưa xối xả, có một người con gái ngồi xõa tóc một mình. Hình ảnh thật ấn tượng, như thể ông đã thấy nó trong tiền kiếp: Ta thấy em trong tiền kiếp, với cọng buồn cỏ khô. Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa..." Ðây là bài hát Rừng xưa đã khép ông viết về Khánh Ly lần đầu. Ta không thể đếm được sau này, ông sẽ còn dành bao nhiêu ca từ rực rỡ và thánh thiện nữa để khắc họa chân dung người phụ nữ này trong cuộc đời ca hát của cô cũng như trong cuộc đời riêng của ông. Tiện đây, chỉ xin nhắc lại một mẩu chuyện nhỏ. Khánh Ly một lần băn khoăn hỏi ông: Sống đời này để mà làm gì? Trịnh Công Sơn đã đáp lại không lưỡng lự: Cần có một tấm lòng để mà sống sẽ biết mình nên làm gì! Và dường như thấy rằng một lời nói như thể là chưa đủ, ông viết Ðể gió cuốn đi rất tuyệt vời dành cho Khánh Ly: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.Ðể làm gì em biết không? Ðể gió cuốn đi..."
    Với tính cách của mình, có phải đâu chỉ là tấm lòng, cả với những rung động thầm kín trong trái tim, Trịnh Công Sơn cũng vẫn để cho gió tự cuốn đi. Và trong một lần như thế, khi trở lại Sài Gòn, ông gặp một phụ nữ trẻ tên Nguỵệt. Từ sự tỏa sáng dịu dàng của cô, ông ví Nguyệt như mặt trăng trong thủ pháp chơi chữ: "Từ khi trăng là nguyệt. Ðèn thắp sáng trong tôi. Từ khi em là nguyệt. Trong tôi có những mặt trời...". Cũng giống như Diễm của Diễm xưa, Trịnh Công Sơn phấn khích lấy tên Nguyệt làm tựa đề bài hát, một khúc ca về Nguyệt: Nguyệt ca. Nhưng rồi một ngày kia, Nguyệt cũng thôi là Nguyệt để ông trở thành một đứa trẻ vẹn nguyên dại khờ và cộng thêm một chút bấn loạn:
    Từ em thôi là Nguyệt. Tôi như đường phố nhiều tên
    Từ em thôi là Nguyệt. Tôi như đứa bé dại khờ
    Ðến đây thì ta thấy, Trịnh Công Sơn rốt cuộc cũng đã nhận ra mình chỉ luôn là một "người tình lãng du đây đó". Ông trở nên rụt rè và e ngại đối với phụ nữ. Cả khi gặp, đối diện với một cô gái dân tộc hồn nhiên và phơi mở ở một miền núi, có sự hứng thú, ông viết "Tình khúc Ơbai" cho cô nhưng cũng lại song trùng cho chính ông: "Tôi đi bằng nhịp điệu. Một hai ba bốn năm. Em đi bằng nhịp điệu. Sáu bảy tám chín mười. Ta đi bằng nhịp điệu. Nhịp điệu không giống nhau. Ta đi bằng nhịp điệu. Nhịp điệu sao khác màu...".

    Thế nhưng, vào những năm cuối đời trước khi giã từ "cõi tạm" (một cách nói của ông về trần thế), Trịnh Công Sơn cũng đã có những ngày tháng sống lại niềm hân hoan sáng lạn của tình cảm, mặc dù nó đã pha lẫn chút bóng tối của sự muộn màng, đó là khi ông gặp Hồng Nhung, cô ca sĩ trẻ măng thuộc thế hệ mới toanh từ Hà Nội vào thử giọng ở Sài Gòn. Hồng Nhung thuở nhỏ được gọi là Bống, một cái tên gợi về câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Và Trịnh Công Sơn cũng đã suy tưởng như thế, ông sung sướng hòa mình cùng cổ tích của Bống qua hai bài hát viết gần như cùng một lúc, cho Hồng Nhung: Bống bồng ơi và Thuở Bống là người.
    Bống không là Bống, Bống ở nơi nào?
    Bống ra đường phố, bước nhịp lao xao
    Có một con đường Bống đi không hết
    Vui buồn hội ngộ trong cõi con người...
    Không phải chỉ Hồng Nhung, hầu như tất cả những phụ nữ dù đến sớm hơn với Trịnh Công Sơn cũng đã "đi không hết những vui buồn hội ngộ trong cõi con người" với ông. Trịnh Công Sơn vẫn là một kẻ "một đời bỏ ngỏ đêm hồng" (ca khúc Dấu chân địa đàng). Có lẽ vì ông là một ngoại lệ hiếm có trong cõi đời trần tục này.
    (Theo Phụ nữ Việt Nam)
    --------------------------------------------------------------------------------
    http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2001/thang4/trinhcongson.htm
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 02:14 ngày 08/07/2003
  6. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2

    Ngày hôm nay, Lys và Temely đã tốn nhiều công sức để dọn dẹp lại mục này : Làm Mục Lục, xoá những bài trùng lặp, thêm nguồn, sửa bài, cũng như trình bày lại các tựa đề cho cùng 1 khổ chữ.
    Mong các bạn trước khi gửi bài mới, hãy tham khảo trước Mục Lục ở trang đấu , đề tránh sự trùng lặp. Các tựa đề xin chọn khổ chử là 5 và in đậm ( , )
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys


  7. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2

    Ngày hôm nay, Lys và Temely đã tốn nhiều công sức để dọn dẹp lại mục này : Làm Mục Lục, xoá những bài trùng lặp, thêm nguồn, sửa bài, cũng như trình bày lại các tựa đề cho cùng 1 khổ chữ.
    Mong các bạn trước khi gửi bài mới, hãy tham khảo trước Mục Lục ở trang đấu , đề tránh sự trùng lặp. Các tựa đề xin chọn khổ chử là 5 và in đậm ( , )
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys


  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn và những bài ca vượt năm tháng
    Đặng Thị Thanh Hương

    Cuối thập niên 50 đầu những năm 60 xuất hiện một số ca khúc nhan đề nghe lạ tai: Ướt mi, Lời buồn thánh, Diễm xưa, Tuổi đá buồn, Vết lăn trầm... như lối vào một khu vườn siêu thực đang nảy nở những sắc hương mới trong thời kỳ ấy. Những ca khúc này nổi tiếng ngay khi mới ra mắt công chúng. Đó là những bản tình ca buồn mang tiếng rên xiết của một trái tim thèm yêu đương. Năm ấy, Trịnh Công Sơn 20 tuổi. Hình như đường sinh mệnh trên bàn tay tài hoa ấy mọi nhánh đều rẽ vào tình sử. Từ đó đến nay, Trịnh Công Sơn trở thành người tình - người nghệ sĩ lãng du cùng nhiều thế hệ.
    Nỗi cô đơn là linh hồn mà âm nhạc Trịnh Công Sơn đã đạt tới, như anh đã đi đến nơi chân thân của mình để từ đây khước từ mọi ảo tưởng cuộc đời. Trịnh Công Sơn bảo rằng: "Có những ngày cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng, tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá. Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa...". Trịnh Công Sơn lớn lên bằng tuổi chiến tranh, đứt rồi lại nối, chiến tranh dai dẳng và cùng khắp đến nỗi đứng ở tọa độ nào trên đất nước cũng nhìn thấy và sờ thấy chiến tranh. Thế đứng từ trước đến nay ở miền nam đã không hại cho uy tín và sự nghiệp sáng tác của anh. Lịch sử đất nước lật sang trang mới, anh vẫn an nhiên gửi gắm lòng mình trong các bản tình ca. "Đôi khi một người dường như chờ đợi thật ra đang ngồi thảnh thơi... (Tự tình khúc). Anh đi vào nhạc, anh bước xuống đường, y như người ta hít thở. Nói như thế không có nghĩa là Trịnh Công Sơn phó mặc cuộc đời mà anh đã gieo trồng vào những luống đã tự đào sẵn, không phải ngoái lui, không cần xóa đi làm lại. Nhạc và lời của anh nếu có thay đổi chẳng qua vì đến lúc tâm hồn đã chuyển mùa.
    Nhạc Trịnh Công Sơn không hẳn là nhạc, bài hát không chỉ là bài hát. Mỗi bài ca của anh là một truyện ngắn, một bài thơ hay một chương khúc của câu chuyện dài không có kết thúc về những người bạn, người tình, người đời, những hơn thua ngộ nhận, thị phi. Nhưng không có đoạn truyện nào kết thúc có hậu để đôi lứa được lấy nhau, mà ngược lại, là những Tình sầu, Tình xa, Tình nhớ phôi pha... Không có cái đẹp của đối xứng, vuông tròn, chung thủy. Cùng nhau tắm gọi trong biển bấp bênh của cuộc đời, con người, xót xa khám phá ra cái đẹp chông chênh, cái ma lực của chén đắng. Đời dành riêng cho kẻ nào đã lên tới đỉnh buồn và xuống tới vực thẳm để nhận rõ cái yếu của cô đơn, cái hào quang của thất bại. Nguồn cảm hứng khơi mạch từ đó rất dễ rơi vào nỗi sướt mướt, ê chề, dễ gục ngã như nhiều người đánh giá về nhạc Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn đã nhặt nhạnh những tóc trắng, những tàn phai, những giọt mưa, hạt bụi, cái lăn lóc tận cùng của hòn cuội... rồi dung nạp tất cả vào lòng, rồi thả ra trong từng nốt nhạc... Nhạc và ca từ của anh thấm vào dương gian để khi vui, lúc buồn, lúc cay đắng và thành đạt, người ta đều có thể hát vang lên. Như loài sâu ngủ quên trong tóc chiều... tiếng hát ru mình trong giấc ngủ vừa... thương cho người rồi lạnh lùng riêng...
    Trí óc và cảm xúc của Trịnh Công Sơn phù hợp với sự tổng hợp hơn là phân tích nghiêng về kết hợp hơn là phân chia. Tình yêu - Quê hương - Thân phận - làm sao nói hết về những vấn đề này bằng lời ca và chuyên chở bằng nhạc? Trong tình ca của Trịnh Công Sơn, người nghe chứng kiến cuộc thể nghiệm sáng tạo và đổi mới ngôn từ tiếng Việt dưới mọi góc độ, hình hài lạ lẫm, bằng những tri giác dày dặn nhiều tầng với khả năng tưởng tượng bay bổng.
    Trịnh Công Sơn nói rằng: "Với cuộc đời, tôi đã ôm một nỗi cuồng si bất tận. Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để lục về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để viết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm...".
    Tôi gọi Trịnh Công Sơn là Người thơ ca bởi ở anh nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ. Cái tài và cái tình của người nhạc sĩ cô đơn này muôn năm trước và đến muôn năm sau vẫn tỏa sáng trong tâm hồn của những kẻ đã biết yêu và biết quên, biết hạnh phúc và biết khổ đau. Chính vì sự đồng cảm ấy mà nhạc sĩ Văn Cao - người không cùng thời với anh đã tìm ra một lời hẹn của tri âm. Văn Cao đánh giá về Trịnh Công Sơn rất cao: "Cái quyến rũ ở nhạc Trịnh Công Sơn ở chỗ không định ra một trường phái nào, một triết học nào mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như hình thức của dân ca... Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim không chỉ ở trong nước mà cả ở bên ngoài biên giới nữa...".
    Những người yêu nhau trên đời vẫn tiếp tục khiêu vũ cùng với cây đàn guitar của Trịnh Công Sơn. Cùng với tiếng hát làm sương khói trần gian thêm bảng lảng để chút thiên thu còn lại mãi.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 17:38 ngày 10/07/2003
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn và những bài ca vượt năm tháng
    Đặng Thị Thanh Hương

    Cuối thập niên 50 đầu những năm 60 xuất hiện một số ca khúc nhan đề nghe lạ tai: Ướt mi, Lời buồn thánh, Diễm xưa, Tuổi đá buồn, Vết lăn trầm... như lối vào một khu vườn siêu thực đang nảy nở những sắc hương mới trong thời kỳ ấy. Những ca khúc này nổi tiếng ngay khi mới ra mắt công chúng. Đó là những bản tình ca buồn mang tiếng rên xiết của một trái tim thèm yêu đương. Năm ấy, Trịnh Công Sơn 20 tuổi. Hình như đường sinh mệnh trên bàn tay tài hoa ấy mọi nhánh đều rẽ vào tình sử. Từ đó đến nay, Trịnh Công Sơn trở thành người tình - người nghệ sĩ lãng du cùng nhiều thế hệ.
    Nỗi cô đơn là linh hồn mà âm nhạc Trịnh Công Sơn đã đạt tới, như anh đã đi đến nơi chân thân của mình để từ đây khước từ mọi ảo tưởng cuộc đời. Trịnh Công Sơn bảo rằng: "Có những ngày cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng, tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá. Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa...". Trịnh Công Sơn lớn lên bằng tuổi chiến tranh, đứt rồi lại nối, chiến tranh dai dẳng và cùng khắp đến nỗi đứng ở tọa độ nào trên đất nước cũng nhìn thấy và sờ thấy chiến tranh. Thế đứng từ trước đến nay ở miền nam đã không hại cho uy tín và sự nghiệp sáng tác của anh. Lịch sử đất nước lật sang trang mới, anh vẫn an nhiên gửi gắm lòng mình trong các bản tình ca. "Đôi khi một người dường như chờ đợi thật ra đang ngồi thảnh thơi... (Tự tình khúc). Anh đi vào nhạc, anh bước xuống đường, y như người ta hít thở. Nói như thế không có nghĩa là Trịnh Công Sơn phó mặc cuộc đời mà anh đã gieo trồng vào những luống đã tự đào sẵn, không phải ngoái lui, không cần xóa đi làm lại. Nhạc và lời của anh nếu có thay đổi chẳng qua vì đến lúc tâm hồn đã chuyển mùa.
    Nhạc Trịnh Công Sơn không hẳn là nhạc, bài hát không chỉ là bài hát. Mỗi bài ca của anh là một truyện ngắn, một bài thơ hay một chương khúc của câu chuyện dài không có kết thúc về những người bạn, người tình, người đời, những hơn thua ngộ nhận, thị phi. Nhưng không có đoạn truyện nào kết thúc có hậu để đôi lứa được lấy nhau, mà ngược lại, là những Tình sầu, Tình xa, Tình nhớ phôi pha... Không có cái đẹp của đối xứng, vuông tròn, chung thủy. Cùng nhau tắm gọi trong biển bấp bênh của cuộc đời, con người, xót xa khám phá ra cái đẹp chông chênh, cái ma lực của chén đắng. Đời dành riêng cho kẻ nào đã lên tới đỉnh buồn và xuống tới vực thẳm để nhận rõ cái yếu của cô đơn, cái hào quang của thất bại. Nguồn cảm hứng khơi mạch từ đó rất dễ rơi vào nỗi sướt mướt, ê chề, dễ gục ngã như nhiều người đánh giá về nhạc Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn đã nhặt nhạnh những tóc trắng, những tàn phai, những giọt mưa, hạt bụi, cái lăn lóc tận cùng của hòn cuội... rồi dung nạp tất cả vào lòng, rồi thả ra trong từng nốt nhạc... Nhạc và ca từ của anh thấm vào dương gian để khi vui, lúc buồn, lúc cay đắng và thành đạt, người ta đều có thể hát vang lên. Như loài sâu ngủ quên trong tóc chiều... tiếng hát ru mình trong giấc ngủ vừa... thương cho người rồi lạnh lùng riêng...
    Trí óc và cảm xúc của Trịnh Công Sơn phù hợp với sự tổng hợp hơn là phân tích nghiêng về kết hợp hơn là phân chia. Tình yêu - Quê hương - Thân phận - làm sao nói hết về những vấn đề này bằng lời ca và chuyên chở bằng nhạc? Trong tình ca của Trịnh Công Sơn, người nghe chứng kiến cuộc thể nghiệm sáng tạo và đổi mới ngôn từ tiếng Việt dưới mọi góc độ, hình hài lạ lẫm, bằng những tri giác dày dặn nhiều tầng với khả năng tưởng tượng bay bổng.
    Trịnh Công Sơn nói rằng: "Với cuộc đời, tôi đã ôm một nỗi cuồng si bất tận. Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để lục về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để viết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm...".
    Tôi gọi Trịnh Công Sơn là Người thơ ca bởi ở anh nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ. Cái tài và cái tình của người nhạc sĩ cô đơn này muôn năm trước và đến muôn năm sau vẫn tỏa sáng trong tâm hồn của những kẻ đã biết yêu và biết quên, biết hạnh phúc và biết khổ đau. Chính vì sự đồng cảm ấy mà nhạc sĩ Văn Cao - người không cùng thời với anh đã tìm ra một lời hẹn của tri âm. Văn Cao đánh giá về Trịnh Công Sơn rất cao: "Cái quyến rũ ở nhạc Trịnh Công Sơn ở chỗ không định ra một trường phái nào, một triết học nào mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như hình thức của dân ca... Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim không chỉ ở trong nước mà cả ở bên ngoài biên giới nữa...".
    Những người yêu nhau trên đời vẫn tiếp tục khiêu vũ cùng với cây đàn guitar của Trịnh Công Sơn. Cùng với tiếng hát làm sương khói trần gian thêm bảng lảng để chút thiên thu còn lại mãi.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 17:38 ngày 10/07/2003
  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    NHẬN ĐỊNH VỀ TRỊNH CÔNG SƠN
    Tôi thoáng nhìn Trịnh Công Sơn
    La Toàn Vinh

    Tôi thoáng nhìn Trịnh Công Sơn trong những khoãnh khắc của cuộc đời,trong ký ức của tôi, về người nghệ sỹ này, một trong những hiếm hoi mà cuộc đời đã dành cho nền văn nghệ việt-nam, đối với tôi, nghệ thuật không thể định nghĩa với hai chữ "Hay" hoặc "dở" mà chỉ nhìn tạm thời bởi những quan điểm như thích hay không thích mà thôi.. Tuy nhiên, dù có yêu thích hay không yêu thích, qua thời gian nó vẫn không còn, vì cuộc đời như nhạc sỹ đã gưỉ gấm trong hầu hết những ca khúc vốn "vô thường" "vô ngã" nhạc Trịnh Công Sơn có người khen cũng có người chê, đó là lẽ thường tình, vì những diễn biến trừu tượng bên trong mỗi con ngườị Trong lòng nhân sinh tràn đầy những ảo giác vô minh cùng ngã chấp.
    Nhạc sỹ trinh-công-Sơn đã ra đi, đi về nơi bàng bạc một cõi không vô tận, một nơi không sinh, không diệt, không khởi, không tận, vì trong cõi mơ này, vốn dĩ là cõi tạm qua suy tưởng vọng về của nghiệp; nhạc Trịnh Công Sơn bàng bạc qua không gian, thời gian, suốt ba thập niên, đi vào lòng con người việt-nam cho dù được chấp nhận hay không chấp nhận với 30 năm là một vị trí đáng kể trong lich sử âm nhạc Vietnam...
    Nhạc trinh công Sơn , dễ dàng đi vào lòng người, chứa đựng thật nhiều điều sâu sắc qua những tinh thần truyền thống,một người duy nhất khiến tôi có thể so sánh với milarepa của tây tạng, người đã đem những tinh hoa của phật giáo vào âm nhạc..
    Từ khi tôi còn là học sinh trung học, nhạc Trịnh Công Sơn như một thông điệp đến với mọi người, duy lúc đó chỉ có khánh ly hát, rồi lớn dần theo năm tháng, tôi cảm nhận được chiều sâu, rộng của nó, qua những biến động của chiến tranh và hòa bình trên đất nước việt nam thân yêu...
    Vì bài viết này không thể nào nói hết được cái to tát mà cả cuộc đời Trịnh Công Sơn đã dành cho âm nhạc VN, tuy nhiên tôi tạm thời nhìn thoáng qua với nhiều giai đoạn:
    Giai đoạn khởi đàu, nhạc Trịnh Công Sơn mô tả thiên về tình cảm thiên nhiên, con người, tuy nhiên con người ở đây đã được hư cấu nghệ thuật, nên đi ngoài những khuôn khổ bình thường, giai đoạn này có thể gọi là một hình thái của trừu tượng trử tình (abstraction lyrique), những bài như "hạ trắng", "diễm xưa" v.v.. phản ánh những suy tưởng phóng khoáng, trữ tình gần gũi với thi ca, chứ không đơn thuần là lãng mạn (romantique), vì lẽ khuynh hướng lãng mạn nó còn giới hạn bởi những dáng dấp thực sự của một con người,một loại thuộc tả chân (figuratif), như bao nhạc sỷ đương thời khác biểu hiện...
    Rồi những giai đoạn tiếp nối, Trịnh Công Sơn đi vào chiều sâu, chiều rộng của kiếp nhân sinh, qua một chiều thứ 4 là xã hội (4 eme dimension), lúc bấy giờ xã hội v-n đang vác trên lưng bởi những bi thảm, loan lạc của chiến tranh, nhạc trinh công Sơn , man mác một cái gì đó như lời kêu gọi đến lương tâm con người qua hình thái hiện thưc phê phán (réalism-critiqué); vì những đổ vỡ đã xảy ra khắp mọi nơi trên quê hương việt-nam, lúc bấy giờ nhạc Trịnh Công Sơn nó như một bối cảnh mang tính chất lập thể (cubism), để hàn gắn, để xây dựng, để đề cao giác tính qua lương tâm con người. Hình ảnh này không khác chi một tác phẩm lập thể của danh họa Picasso ở những năm đức quốc xã tấn công tây ban nha, như văn sỹ Hermann kestel đả viết về "những đứa trẻ ở guernica", picasso cũng đã có một tác phẩm như vậy (nếu như chiến tranh hiện hửu như một biến cố của con người thời không ai có thể chấp nhận được ,cũng không ai hô hào chiến tranh cùng tiếp tay với nọ)
    Giai đoạn điển hình này, ta có thể tìm thấy Trịnh Công Sơn qua những ca khúc hát trên những xác người, gia tài của mẹ, nói chung những ca khúc da vàng vv.
    Giai đoạn chuyển tiếp, đến với những bài nhẹ nhàng nhưquỳnh hương,đóa hoa vô thường , hai mươi mùa nắng lạ, nó lại làm những cấu trúc siêu thực (surréalism)những hình tựơng như đang bay bổng trong không gian vô tận nó đậm đà như của chagall với những không gian siêu thực hòa vào trong khung trời xanh thẳm ..
    Năm 1978-79 tôi gặp anh Trịnh Công Sơn ở nhà văn hóa thanh niên, năm đó tcs vừa xong một chuyến thực tế về, anh từ huế vào, đêm trinh diển đó có cả trần long ẩn với bài vừa mới sáng tác nhưđi qua vùng cỏ non', 'miên đức thắng, và Trịnh Công Sơn với ''mỗi ngày tôi chọn một niềm vuitất cả đều tự biên tự diển,qua bao nhiêu năm những dòng nhạc đó như an trú mãi trong con người tôi như một thực tại hạnh phúc...''mỗi ngày tôi chọn một niền vui, chọn những bông hoa và những nụ cườiniền hạnh phúc tự nhiên đó làm tôi liên tưởng đến ''đóa sen trên tay đức phật và nụ cười của ông ca-diếp kassapasự cảm nhận hạnh phúc đó bàng bạc vào cỏi không miên viễn...
    Mùa xuân 1992. tôi thoáng nhìn Trịnh Công Sơn đứng với các bạn bè trên thềm nhà của hoàng xuân giang, trên đường linton, Montreal và bây giờ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam, Trịnh Công Sơn làm một đóa hoa trong vườn hoa của làng âm nhạc việt nam hiện đại .
    Là một người làm nghệ thuật tạo hình , tôi mạo muội viết và nhận đinh về một nhạc sỹ là một cái gì đó đặc biệt,hơn thế nữa, hầu hết những nhạc sỹ của thế hệ thứ nhất của âm nhạc việt nam như: đặng thế phong,văn ca0,phạm duy vv đều xuất thân từ một trường duy nhất là cao đẵng mỹ thuật đông dương,như chính Trịnh Công Sơn đã vẽ thật nhiều,bên cạnh những ca nhạc sỹ thế giới ta thấy có; john lennon.paul mc cartney,tony bennette, miles davis ,yoko ono vv...
    Trịnh Công Sơn khi còn sống chắc hẳn là có những người khen, kẻ chê vì nhiều lý do, tuy nhiên với một con người đã thấm nhuần đạo học thời cái thân tứ đại này còn không có, chứ nói chi đến những chê khen huyễn mộng như trong cõi ta bà này ...

    La Toàn Vinh

    nhân ngày giỗ một năm của Trịnh Công Sơn
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 17:41 ngày 10/07/2003

Chia sẻ trang này