1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    NHẬN ĐỊNH VỀ TRỊNH CÔNG SƠN
    Tôi thoáng nhìn Trịnh Công Sơn
    La Toàn Vinh

    Tôi thoáng nhìn Trịnh Công Sơn trong những khoãnh khắc của cuộc đời,trong ký ức của tôi, về người nghệ sỹ này, một trong những hiếm hoi mà cuộc đời đã dành cho nền văn nghệ việt-nam, đối với tôi, nghệ thuật không thể định nghĩa với hai chữ "Hay" hoặc "dở" mà chỉ nhìn tạm thời bởi những quan điểm như thích hay không thích mà thôi.. Tuy nhiên, dù có yêu thích hay không yêu thích, qua thời gian nó vẫn không còn, vì cuộc đời như nhạc sỹ đã gưỉ gấm trong hầu hết những ca khúc vốn "vô thường" "vô ngã" nhạc Trịnh Công Sơn có người khen cũng có người chê, đó là lẽ thường tình, vì những diễn biến trừu tượng bên trong mỗi con ngườị Trong lòng nhân sinh tràn đầy những ảo giác vô minh cùng ngã chấp.
    Nhạc sỹ trinh-công-Sơn đã ra đi, đi về nơi bàng bạc một cõi không vô tận, một nơi không sinh, không diệt, không khởi, không tận, vì trong cõi mơ này, vốn dĩ là cõi tạm qua suy tưởng vọng về của nghiệp; nhạc Trịnh Công Sơn bàng bạc qua không gian, thời gian, suốt ba thập niên, đi vào lòng con người việt-nam cho dù được chấp nhận hay không chấp nhận với 30 năm là một vị trí đáng kể trong lich sử âm nhạc Vietnam...
    Nhạc trinh công Sơn , dễ dàng đi vào lòng người, chứa đựng thật nhiều điều sâu sắc qua những tinh thần truyền thống,một người duy nhất khiến tôi có thể so sánh với milarepa của tây tạng, người đã đem những tinh hoa của phật giáo vào âm nhạc..
    Từ khi tôi còn là học sinh trung học, nhạc Trịnh Công Sơn như một thông điệp đến với mọi người, duy lúc đó chỉ có khánh ly hát, rồi lớn dần theo năm tháng, tôi cảm nhận được chiều sâu, rộng của nó, qua những biến động của chiến tranh và hòa bình trên đất nước việt nam thân yêu...
    Vì bài viết này không thể nào nói hết được cái to tát mà cả cuộc đời Trịnh Công Sơn đã dành cho âm nhạc VN, tuy nhiên tôi tạm thời nhìn thoáng qua với nhiều giai đoạn:
    Giai đoạn khởi đàu, nhạc Trịnh Công Sơn mô tả thiên về tình cảm thiên nhiên, con người, tuy nhiên con người ở đây đã được hư cấu nghệ thuật, nên đi ngoài những khuôn khổ bình thường, giai đoạn này có thể gọi là một hình thái của trừu tượng trử tình (abstraction lyrique), những bài như "hạ trắng", "diễm xưa" v.v.. phản ánh những suy tưởng phóng khoáng, trữ tình gần gũi với thi ca, chứ không đơn thuần là lãng mạn (romantique), vì lẽ khuynh hướng lãng mạn nó còn giới hạn bởi những dáng dấp thực sự của một con người,một loại thuộc tả chân (figuratif), như bao nhạc sỷ đương thời khác biểu hiện...
    Rồi những giai đoạn tiếp nối, Trịnh Công Sơn đi vào chiều sâu, chiều rộng của kiếp nhân sinh, qua một chiều thứ 4 là xã hội (4 eme dimension), lúc bấy giờ xã hội v-n đang vác trên lưng bởi những bi thảm, loan lạc của chiến tranh, nhạc trinh công Sơn , man mác một cái gì đó như lời kêu gọi đến lương tâm con người qua hình thái hiện thưc phê phán (réalism-critiqué); vì những đổ vỡ đã xảy ra khắp mọi nơi trên quê hương việt-nam, lúc bấy giờ nhạc Trịnh Công Sơn nó như một bối cảnh mang tính chất lập thể (cubism), để hàn gắn, để xây dựng, để đề cao giác tính qua lương tâm con người. Hình ảnh này không khác chi một tác phẩm lập thể của danh họa Picasso ở những năm đức quốc xã tấn công tây ban nha, như văn sỹ Hermann kestel đả viết về "những đứa trẻ ở guernica", picasso cũng đã có một tác phẩm như vậy (nếu như chiến tranh hiện hửu như một biến cố của con người thời không ai có thể chấp nhận được ,cũng không ai hô hào chiến tranh cùng tiếp tay với nọ)
    Giai đoạn điển hình này, ta có thể tìm thấy Trịnh Công Sơn qua những ca khúc hát trên những xác người, gia tài của mẹ, nói chung những ca khúc da vàng vv.
    Giai đoạn chuyển tiếp, đến với những bài nhẹ nhàng nhưquỳnh hương,đóa hoa vô thường , hai mươi mùa nắng lạ, nó lại làm những cấu trúc siêu thực (surréalism)những hình tựơng như đang bay bổng trong không gian vô tận nó đậm đà như của chagall với những không gian siêu thực hòa vào trong khung trời xanh thẳm ..
    Năm 1978-79 tôi gặp anh Trịnh Công Sơn ở nhà văn hóa thanh niên, năm đó tcs vừa xong một chuyến thực tế về, anh từ huế vào, đêm trinh diển đó có cả trần long ẩn với bài vừa mới sáng tác nhưđi qua vùng cỏ non', 'miên đức thắng, và Trịnh Công Sơn với ''mỗi ngày tôi chọn một niềm vuitất cả đều tự biên tự diển,qua bao nhiêu năm những dòng nhạc đó như an trú mãi trong con người tôi như một thực tại hạnh phúc...''mỗi ngày tôi chọn một niền vui, chọn những bông hoa và những nụ cườiniền hạnh phúc tự nhiên đó làm tôi liên tưởng đến ''đóa sen trên tay đức phật và nụ cười của ông ca-diếp kassapasự cảm nhận hạnh phúc đó bàng bạc vào cỏi không miên viễn...
    Mùa xuân 1992. tôi thoáng nhìn Trịnh Công Sơn đứng với các bạn bè trên thềm nhà của hoàng xuân giang, trên đường linton, Montreal và bây giờ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam, Trịnh Công Sơn làm một đóa hoa trong vườn hoa của làng âm nhạc việt nam hiện đại .
    Là một người làm nghệ thuật tạo hình , tôi mạo muội viết và nhận đinh về một nhạc sỹ là một cái gì đó đặc biệt,hơn thế nữa, hầu hết những nhạc sỹ của thế hệ thứ nhất của âm nhạc việt nam như: đặng thế phong,văn ca0,phạm duy vv đều xuất thân từ một trường duy nhất là cao đẵng mỹ thuật đông dương,như chính Trịnh Công Sơn đã vẽ thật nhiều,bên cạnh những ca nhạc sỹ thế giới ta thấy có; john lennon.paul mc cartney,tony bennette, miles davis ,yoko ono vv...
    Trịnh Công Sơn khi còn sống chắc hẳn là có những người khen, kẻ chê vì nhiều lý do, tuy nhiên với một con người đã thấm nhuần đạo học thời cái thân tứ đại này còn không có, chứ nói chi đến những chê khen huyễn mộng như trong cõi ta bà này ...

    La Toàn Vinh

    nhân ngày giỗ một năm của Trịnh Công Sơn
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 17:41 ngày 10/07/2003
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0

    Ca khúc Da Vàng
    Bao Bất Đồng
    Trong những năm qua, lão đã sưu tầm được khá nhiều nhạc của anh Trịnh Công Sơn, trên đĩa cũng có, băng từ cũng có, trên giấy cũng có, thủ bút của chính anh cũng có nữạ Xưa nay lão vẫn nghĩ là mình giữ được khá nhiều những tác phẩm trong cái kho tàng vô giá của anh, vậy mà cho đến khi anh mất, người ta cho biết anh đã sáng tác khoảng 600 bài, mới biết mình thiếu cả gần một nửa. Cho nên lão cuống cuồng đi thâu lượm lại, góp nhặt lại, van nài người này, xin xỏ người kia Điều đáng mừng là lão kiếm ra được vài đĩa có ghi lại tiếng hát của chính anh vào những năm 70, và bộ Hát Cho Quê Hương Việt Nam do Khánh Ly hát thưở nào. Âm thanh thời đó dĩ nhiên không hay, không cao cấp bằng hôm nay, chất lượng thâu âm, hòa âm cũng kém, nhưng lão vẫn thích hơn, có thể vì một cảm nhận đặc biệt nào đó. Mà thú thực, giọng anh thời đó, giọng Khánh Ly thời đó, và cả cái tâm hồn anh và Khánh Ly để vào trong mỗi ca khúc hồi đó đáng để cho những gì lão còn giữ lại được trở thành quý giá. Mới đây, lão ngồi trong phòng mình nghe lại cuốn Ca Khúc Da Vàng, bỗng thấy trỗi dậy trong mình những cảm xúc lạ lùng. Hay là chưa bao giờ mình thực sự lắng nghe nhạc của anh tới mỗi chữ mỗi câu, mỗi giai điệu và mỗi trường đoạn. Nên lão bỗng có ý định muốn viết một vài ý tưởng từ những ca khúc anh viết, đặc biệt bắt đầu từ tuyển tập Ca Khúc Da Vàng.
    "Đáng nhẽ, tất cả những bài hát có trong cuốn băng này đều phải là những bản tình ca ..." Nguyễn Đình Toàn nhận xét. Thế nhưng vì một mệnh hệ nào đó, những bản tình ca bỗng trở thành những tiếng kêu khóc, hay những bài kinh cầu lên án chiến tranh và ngợi ca hòa bình. Nhiều người cho những bài ca đó là nhạc phản chiến. Lão cảm thấy chữ nhạc phản chiến hơi có vẻ đơn điệu và thiếu sót quá. Như ai đó đã nói, những bài ca Trịnh Công Sơn viết trong tuyển tập Ca Khúc Da Vàng phải được coi là những ca khúc viết về thân phận, thân phận con người và thân phận đất nước, dân tộc. Lão ủng hộ cách nhận xét này, vì rằng ngoài chuyện lên án chiến tranh, những ca khúc đó còn là những bài tuyên ngôn của mỗi người trong chúng ta, "kêu gọi xây dựng lại nhà cửa, xây dựng lại cuộc đời, góp sức biến cuộc đời này thành một nơi để sống chớ không phải một nơi để chạy trốn." Nguyễn Đình Toàn đã nói vậỵ Còn nếu như đây là những bản tình ca, chúng phải là những bản tình ca "không có hạnh phúc".
    Ba mươi năm đã qua kể từ khi Trịnh Công Sơn phát hành những dòng nhạc da vàng và Khánh Ly đã cất cao tiếng hát từ "cái cổ họng bằng vàng" của mình. Nhiều người cứ cho là cái ảnh hưởng của âm nhạc Trịnh Công Sơn và giọng hát Khánh Ly đã khiến cho miền Nam thất thủ. Lại thêm một lý do! Tôi chưa bao giờ nghĩ là âm nhạc lại có thể có một sức mạnh ghê gớm đến thế. Hơn nữa, tác động của nó vốn là ngang nhau ở từ hai phía, dù cho sự phổ biến của nó có khác ở hai đầu chiến tuyến. Trong một vài bài viết mà tôi được đọc gần đây, tôi được biết Ca Khúc Da Vàng đã nằm trong ngực áo người chiến binh cộng hòa cũng như trong ba lô của người lính Bắc Việt, biết Michiko (có thể viết sai) cô gái Nhật bắt đầu chú ý đến nhạc Việt bởi Ca Khúc Da Vàng, và biết một người Pháp mắt xanh mũi lõ nảy ra ý định học tiếng Việt cũng từ CKDV. Vậy thì cái giá trị của những ca khúc đó chắc chắn phải lớn hơn giá trị tuyên truyền trong cuộc chiến, vượt quá cái ranh giới chính kiến và dân tộc nữa.
    Đất nước có thể bị chia cắt, nhưng lòng người thì đừng nên! Hãy lắng nghe anh van lơn "Lại gần với nhau, ngồi gần nhau hơn, ngồi kề bên nhau, đừng bỏ tôi đi, hai mươi năm rồi ..." Thê thảm quá, những ước mơ bình thường mà sao như xa vời quá, "đêm sông Hương nhung nhớ, ngày Cửu Long mơ Mơ thấy gì ? Mơ một ngày Hồng Hà góp hội trùng dương ..." Vậy thôi, mơ không còn chia cắt và không còn chiến chinh, gột bỏ thù hằn, xây dựng lại quê hương, tình người. Đau quá phải không anh, thân Mẹ Việt Nam chằng chịt những vết thương mà những đứa con của Mẹ vẫn còn chưa ngơi nghỉ. Nghe những lời ca trong tập Ca Khúc Da Vàng, những tưởng ngày hòa bình đang cận kề, ngờ đâu máu vẫn đổ, nước mắt vẫn chảy, và quê hương vẫn điêu linh. Hỡi những con người đang cầm sinh mạng những người dân vô tội trong tay, có nghe chăng những tiếng thở dài !
    "Những nốt nhạc giống như những mảnh nham thạch, dù đã nguội lạnh vẫn chứa đựng trong đó cái nhiệt độ khủng khiếp ..." Ba mươi năm qua rồi, nghe lại cuốn băng này, tôi vẫn thấy rờn rợn. Mà không rợn sao được, khi anh tả chân thành công quá thân phận con người bé nhỏ. Dễ sợ quá những bức tranh đau lòng cứ như được vẽ lên từ tiềm thức, theo nhau đi vào bài hát. Ở bài này, người ta thấy "xác người nào trôi sông, phơi trên ruộng đồng ... xác nào là em tôi dưới hố hầm này", trong bài kia là "từng vùng thịt xương có Mẹ có em", là "cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn","ruộng đồng quê hương dấu vết bom qua". "Ai có nghe, ai có nghe tiếng nói người Việt Nam. Chỉ mong hòa bình sau cơn tăm tối, chỉ mong một ngày tay ấm trong tay ..." Từ khắp mọi xó xỉnh trên dải đất quê hương, đâu đâu cũng có dấu vết của sự tàn phá và nỗi đau mất mát. Cho nên đâu đâu cũng thấy tỏa sáng ước mơ, tràn đầy hy vọng, "Nơi đây anh chờ, nơi kia tôi chờ, trong gian nhà nhỏ Mẹ cũng ngồi chờ Anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu, người tình ngôi chờ bóng tối mịt mù..."
    Có lần, có người hỏi anh "động cơ nào cho anh nguồn cảm hứng viết nên những ca khúc trong tập Ca Khúc Da Vàng", anh trả lời đơn giản "mình là người Việt" Nghe thì như đùa, vậy mà lại chẳng phải vô lý! Không bất ngờ, chỉ hơi lạ, lạ ở chỗ nó ngắn gọn quá, súc tích quá, không thiếu mà cũng chẳng thừa. Có lẽ cho tới bây giờ, Nối Vòng Tay Lớn là ca khúc gây ồn ào nhất, đặc biệt là gần đâỵ Bản thân bài hát không có tội, tác giả cũng không. Thế sao còn mãi u mê! Khách quan mà nói, âm nhạc là âm nhạc, không nên bị chính trị hóa, dù cho sự xuất hiện của nó có thể đã vô tình phục vụ một mục đích chính trị nào đó trong một giai đọan nào đó. Chủ quan mà nói, tôi đứng bên này mặt trận, nhìn nhận vấn đề có thể khác hơn anh ở phía bên kia. Cho nên lời anh và lời tôi sẽ có khác biệt, khí thể dung hòa. Thế sao còn sân si! Thời thế thay đổi, chính thể thay đổi, nhưng con người vẫn đó và bài hát vẫn sống đấy thôị Xã hội đang đi lên, con người cũng đi lên, quay nhìn lại càng nhiều thì chỉ làm cho mình chậm bước. Lịch sử là bài học cho tương lai chớ không phải là lý do để quay về với quá khứ.
    Bao Bất Đồng
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:21 ngày 03/08/2003
  3. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0

    Ca khúc Da Vàng
    Bao Bất Đồng
    Trong những năm qua, lão đã sưu tầm được khá nhiều nhạc của anh Trịnh Công Sơn, trên đĩa cũng có, băng từ cũng có, trên giấy cũng có, thủ bút của chính anh cũng có nữạ Xưa nay lão vẫn nghĩ là mình giữ được khá nhiều những tác phẩm trong cái kho tàng vô giá của anh, vậy mà cho đến khi anh mất, người ta cho biết anh đã sáng tác khoảng 600 bài, mới biết mình thiếu cả gần một nửa. Cho nên lão cuống cuồng đi thâu lượm lại, góp nhặt lại, van nài người này, xin xỏ người kia Điều đáng mừng là lão kiếm ra được vài đĩa có ghi lại tiếng hát của chính anh vào những năm 70, và bộ Hát Cho Quê Hương Việt Nam do Khánh Ly hát thưở nào. Âm thanh thời đó dĩ nhiên không hay, không cao cấp bằng hôm nay, chất lượng thâu âm, hòa âm cũng kém, nhưng lão vẫn thích hơn, có thể vì một cảm nhận đặc biệt nào đó. Mà thú thực, giọng anh thời đó, giọng Khánh Ly thời đó, và cả cái tâm hồn anh và Khánh Ly để vào trong mỗi ca khúc hồi đó đáng để cho những gì lão còn giữ lại được trở thành quý giá. Mới đây, lão ngồi trong phòng mình nghe lại cuốn Ca Khúc Da Vàng, bỗng thấy trỗi dậy trong mình những cảm xúc lạ lùng. Hay là chưa bao giờ mình thực sự lắng nghe nhạc của anh tới mỗi chữ mỗi câu, mỗi giai điệu và mỗi trường đoạn. Nên lão bỗng có ý định muốn viết một vài ý tưởng từ những ca khúc anh viết, đặc biệt bắt đầu từ tuyển tập Ca Khúc Da Vàng.
    "Đáng nhẽ, tất cả những bài hát có trong cuốn băng này đều phải là những bản tình ca ..." Nguyễn Đình Toàn nhận xét. Thế nhưng vì một mệnh hệ nào đó, những bản tình ca bỗng trở thành những tiếng kêu khóc, hay những bài kinh cầu lên án chiến tranh và ngợi ca hòa bình. Nhiều người cho những bài ca đó là nhạc phản chiến. Lão cảm thấy chữ nhạc phản chiến hơi có vẻ đơn điệu và thiếu sót quá. Như ai đó đã nói, những bài ca Trịnh Công Sơn viết trong tuyển tập Ca Khúc Da Vàng phải được coi là những ca khúc viết về thân phận, thân phận con người và thân phận đất nước, dân tộc. Lão ủng hộ cách nhận xét này, vì rằng ngoài chuyện lên án chiến tranh, những ca khúc đó còn là những bài tuyên ngôn của mỗi người trong chúng ta, "kêu gọi xây dựng lại nhà cửa, xây dựng lại cuộc đời, góp sức biến cuộc đời này thành một nơi để sống chớ không phải một nơi để chạy trốn." Nguyễn Đình Toàn đã nói vậỵ Còn nếu như đây là những bản tình ca, chúng phải là những bản tình ca "không có hạnh phúc".
    Ba mươi năm đã qua kể từ khi Trịnh Công Sơn phát hành những dòng nhạc da vàng và Khánh Ly đã cất cao tiếng hát từ "cái cổ họng bằng vàng" của mình. Nhiều người cứ cho là cái ảnh hưởng của âm nhạc Trịnh Công Sơn và giọng hát Khánh Ly đã khiến cho miền Nam thất thủ. Lại thêm một lý do! Tôi chưa bao giờ nghĩ là âm nhạc lại có thể có một sức mạnh ghê gớm đến thế. Hơn nữa, tác động của nó vốn là ngang nhau ở từ hai phía, dù cho sự phổ biến của nó có khác ở hai đầu chiến tuyến. Trong một vài bài viết mà tôi được đọc gần đây, tôi được biết Ca Khúc Da Vàng đã nằm trong ngực áo người chiến binh cộng hòa cũng như trong ba lô của người lính Bắc Việt, biết Michiko (có thể viết sai) cô gái Nhật bắt đầu chú ý đến nhạc Việt bởi Ca Khúc Da Vàng, và biết một người Pháp mắt xanh mũi lõ nảy ra ý định học tiếng Việt cũng từ CKDV. Vậy thì cái giá trị của những ca khúc đó chắc chắn phải lớn hơn giá trị tuyên truyền trong cuộc chiến, vượt quá cái ranh giới chính kiến và dân tộc nữa.
    Đất nước có thể bị chia cắt, nhưng lòng người thì đừng nên! Hãy lắng nghe anh van lơn "Lại gần với nhau, ngồi gần nhau hơn, ngồi kề bên nhau, đừng bỏ tôi đi, hai mươi năm rồi ..." Thê thảm quá, những ước mơ bình thường mà sao như xa vời quá, "đêm sông Hương nhung nhớ, ngày Cửu Long mơ Mơ thấy gì ? Mơ một ngày Hồng Hà góp hội trùng dương ..." Vậy thôi, mơ không còn chia cắt và không còn chiến chinh, gột bỏ thù hằn, xây dựng lại quê hương, tình người. Đau quá phải không anh, thân Mẹ Việt Nam chằng chịt những vết thương mà những đứa con của Mẹ vẫn còn chưa ngơi nghỉ. Nghe những lời ca trong tập Ca Khúc Da Vàng, những tưởng ngày hòa bình đang cận kề, ngờ đâu máu vẫn đổ, nước mắt vẫn chảy, và quê hương vẫn điêu linh. Hỡi những con người đang cầm sinh mạng những người dân vô tội trong tay, có nghe chăng những tiếng thở dài !
    "Những nốt nhạc giống như những mảnh nham thạch, dù đã nguội lạnh vẫn chứa đựng trong đó cái nhiệt độ khủng khiếp ..." Ba mươi năm qua rồi, nghe lại cuốn băng này, tôi vẫn thấy rờn rợn. Mà không rợn sao được, khi anh tả chân thành công quá thân phận con người bé nhỏ. Dễ sợ quá những bức tranh đau lòng cứ như được vẽ lên từ tiềm thức, theo nhau đi vào bài hát. Ở bài này, người ta thấy "xác người nào trôi sông, phơi trên ruộng đồng ... xác nào là em tôi dưới hố hầm này", trong bài kia là "từng vùng thịt xương có Mẹ có em", là "cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn","ruộng đồng quê hương dấu vết bom qua". "Ai có nghe, ai có nghe tiếng nói người Việt Nam. Chỉ mong hòa bình sau cơn tăm tối, chỉ mong một ngày tay ấm trong tay ..." Từ khắp mọi xó xỉnh trên dải đất quê hương, đâu đâu cũng có dấu vết của sự tàn phá và nỗi đau mất mát. Cho nên đâu đâu cũng thấy tỏa sáng ước mơ, tràn đầy hy vọng, "Nơi đây anh chờ, nơi kia tôi chờ, trong gian nhà nhỏ Mẹ cũng ngồi chờ Anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu, người tình ngôi chờ bóng tối mịt mù..."
    Có lần, có người hỏi anh "động cơ nào cho anh nguồn cảm hứng viết nên những ca khúc trong tập Ca Khúc Da Vàng", anh trả lời đơn giản "mình là người Việt" Nghe thì như đùa, vậy mà lại chẳng phải vô lý! Không bất ngờ, chỉ hơi lạ, lạ ở chỗ nó ngắn gọn quá, súc tích quá, không thiếu mà cũng chẳng thừa. Có lẽ cho tới bây giờ, Nối Vòng Tay Lớn là ca khúc gây ồn ào nhất, đặc biệt là gần đâỵ Bản thân bài hát không có tội, tác giả cũng không. Thế sao còn mãi u mê! Khách quan mà nói, âm nhạc là âm nhạc, không nên bị chính trị hóa, dù cho sự xuất hiện của nó có thể đã vô tình phục vụ một mục đích chính trị nào đó trong một giai đọan nào đó. Chủ quan mà nói, tôi đứng bên này mặt trận, nhìn nhận vấn đề có thể khác hơn anh ở phía bên kia. Cho nên lời anh và lời tôi sẽ có khác biệt, khí thể dung hòa. Thế sao còn sân si! Thời thế thay đổi, chính thể thay đổi, nhưng con người vẫn đó và bài hát vẫn sống đấy thôị Xã hội đang đi lên, con người cũng đi lên, quay nhìn lại càng nhiều thì chỉ làm cho mình chậm bước. Lịch sử là bài học cho tương lai chớ không phải là lý do để quay về với quá khứ.
    Bao Bất Đồng
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:21 ngày 03/08/2003
  4. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Anh em ,nến và hoa
    Tường Hảo
    Trinh rất ít khi kể về đời mình .Trước đây ,khi người viết bài chưa đủ thân với chị để đặt ra lắm câu hỏi tọc mạch ,hẳn nhiên ,chị đã càng dè dặt .Nhưng một buổi trưa thứ Năm, trong không khí tĩnh lặng của nhà hàng đang thiu thiu ngủ,bên chiếc màn sáo cuốn lên để gió thêm lùa vào bàn ăn,và trong điệu ru thoang thoảng của bài La Paloma ,chị đã kể nhiều điều chưa từng nghe.
    -Ba tôi mất khi mẹ tôi mang thai tôi khoảng 4 tháng,lúc ấy ,bà chỉ mới hơn 30 tuổi . Đời bà còn dài ,cũng chỉ còn một thân một mình với cả bầy con 7 đứa và thêm đứa út chưa lọt lòng.Có lẽ bất hạnh lớn nhất của đời tôi là không được biết mặt ba tôi ,không được nghe tiếng ba tôi nói ,không được thấy dáng ông đi lại.Hẳn thế ,mà cả gia đình tôi đã dành cho tôi nhiều tình thương không bến bờ.
    Anh Sơn học trường Tây,khi anh đã xong mọi giấy tờ và sắp đi học ở Pháp thì ba tôi mất .Anh ném chuyến đi ấy vào một xó và ở lại với gia đình .Anh đau buồn đến mức ốm 1 trận suýt chết,tôi đoán ,lúc anh khỏe bệnh cũng là lúc anh bắt đầu nghĩ đến chuyện sáng tác.Dường như sáng tác là để giúp ,một trong nhiều lý do,anh nguôi buồn đi và bước tiếp đường đời ,cũng như thực sự từ đó làm đúng vai người anh cả.
    Anh Sơn tôi ,thế là, phải thay ba tôi để cùng mẹ tôi cai quản gia đình .Anh chăm sóc các em kỹy lưỡng và nghiêm khắc bằng cả tình thương của một người bố và một người mẹ gom lại-dẫu chúng tôi vẫn còn mẹ lúc ấy trên đời này.Bản thân anh rất ít khi bỏ giờ cơm,nếu hôm nào lỡ dịp ,anh đều điện thoại về nhà.Anh xếp chúng tôi vào cùng 1 cách sinh hoạtcần phải mực thước như nhau ,ăn uống như thế nào cho ra vẻ từ tốn ,đi đứng và nói cười thế nào để chứng tỏ mình là con nhà .Ba tôi mất ,một phần nào đấy rất lớn của hình ảnh ông,chúng tôi được nhìn thấy nơi anh Sơn.

    *Chị có thể kể lại gì về bà cụ nhà?
    -Mẹ tôi sinh năm 1921,tuổi con gà .Ông ngoại tôi dạy võ ,nhưng mẹ tôi ,là con gái,không đi theo con đường ấy.Những gì tôi còn nhớ về bà ,nhớ từ thời bà còn tóc xanh,ấy là ,một người phụ nữ sắc sảo ,thông minh ,trí nhớ tốt,nói chuyện hấp dẫn.Bà có 1 nhóm bạn của mình ,lâu lâu lại ngồi với nhauvà chép thơ để tặng nhau.
    Rất tiếc ,khi mẹ tôi mất, quyển thơ chép tay ấy bà giữ kỹ nhiều năm không biết đã thất lạc nơi đâu.Với các con gái trong nhà ,mẹ tôi dạy nhiều điều cho đến bây giờ chúng tôi lớn tuổi rồi ,vẫn thấy còn tươi giá trị .Bà khéo tay nấu nướng ,tôi nhớ các món ăn Đông Tây bà đều biết ,món Vịt nấu rượu của bà khó ai mà nấu ngon hơn được .Mỗi năm ,vào ngày giỗ ông ngoại tôi và ba tôi ,mẹ tôi gọi các con dậy sớm ,tất cả cùng vào bếp sửa soạn mâm cơm và không một ai được phép lãng đi cả.
    Có thể người con nào khi kể về mẹ mình cũng đều chỉ trưng ra những gì đẹp đẽ nhất ,nhưng mẹ tôi thì khó miêu tả về bà khác đi được .Ngày trước,lúc ông Nguyễn Tuân còn sống ,thỉnh thoảng ông ấy vào Sài Gòn và ghé chơi chỗ gia đình tôi .Ông Tuân quen gọi mẹ tôi là thím và ông đặc biệt thích món chả giò củ abà .Món ăn ấy đơn sơ thôi ,mẹ tôi đặt 1 con tôm ,1 miếng thịt và 1 sợi hành lá vào giữa cuộn chiếc bánh tráng ,rồi cuốn lại đặt lên chảo.
    Khi mẹ tôi mất ,cách đây mấy năm ,lúc ấy tôi ở Mỹ,ký một hợp đồng thu âm.Chẳng hiểu sao tôi thấy lòng mình quặn lên,không tĩnh tâm để làm việc,nên trỏ về Canada.Tôi về đến nhà lúc nữa đêm,ngồi nói chuyện với anh chị tôi đến 2 giờ sáng thì nhận được điện từ Sài Gòn báo rằng ,mẹ tôi đang bị coma. Tất cả 6 anh chị em chúng tôi thức suốt đêm không ngủ trong đợi chờ tuyệt vọng ,10 giờ sáng hôm sau đi mua vé máy bay và phải đến 7 giờ tối mới lên máy bay được .
    Nhưng chuyến bay ấy cũng chỉ đi từ Montréal ,về đến Bangkok,vì chuyến bay cuối cùng về thành phố Hồ Chí Minhdđã hết chỗ .Chờ trong bồn chồn lo âu và cả đớn đau ,may sao ,cũng có người bỏ chỗ và chúng tôi còn đung 6 ghế để tất cả cùng về.Nhưng mẹ tôi đã đi mãi xa rồi ...
    *Bà cụ đã đi vạn dặm...
    -Vâng,một năm sau khi mẹ tôi mất,anh Sơn có viết bài Đường xa vạn dặm và hẳn đến 1 năm ,anh mới đủ can đảm cũng như bình tĩnh khi lòng đã vơi bớt nhớ thương để cầm bút lên .Anh biết rồi đấy ,mẹ bỏ con đi đường xa vạn dặm,mẹ bỏ con đi, mẹ bỏ con đi...
    *Với gia đình,hẳn là bà cụ cũng gây nhiều ảnh hưởng về âm nhạc...
    -Vâng.Tôi vẫn nhớ ,bài nào cũng như bài nào ,bài đầu cho đến bài cuối cùng khi mẹ tôi còn sống trên đời ,vừa viết xong ,anh Sơn cầm đàn đến bên bà và bảo :"Má ơi ! Để con hát cho má nghe bài này nhé!" Bà nghe và trả lời :"Theo má,câu này con nên sửa ,chữ này con nên thay..."Bà là người đầu tiên nghe các sáng tác mới của anh Sơn ,góp ý với anh.
    *Còn với chị...?
    -Gia đình tôi có lệ,trẻ con lên 6 tuổi và bây giờ các con của anh chị tôi cũng thế,đều phải đi học đàn piano.Gia đình tôi sống trong âm nhạc ,không khí ấy vẫn còn mãi đến bây giờ,qua biết bao năm tháng .Nhưng gia đình tôi đã chỉ muốn dừng dừng lại ở chì=ỉ mỗi mình anh Sơn trên đường ca hát ,thế là đủ rồi .Tôi còn phải chờ đợi lâu ,rất lâu...
    *Xem ra câu chuyện về sư nghiệp của chị không đơn giản...
    -Thưở bé tôi đã thích hát ,nhưng lúc ấy ,trí khôn của tôi chỉ giúp tôi hình dung ra được về thần tượng duy nhất trong đời là chị Diệu của tôi .Mỗi năm cứ đến dịp Trung thu trong xóm,khi trẻ con quanh nhà yêu cầu chị tôi hát ,là tôi nghe chị mê say và lòng cồn cào lên bao ước ao.Tôi lớn lên một chút ,một ngày mẹ tôi gọi:"Trinh ơi ,con lên đây với má ".Hai mẹ con trải hết những bài hát của anh Sơn ra phản ,tôi nằm sấp ,lật từng bài ,hát quên thôi .Tôi mê hát đến mức đi ngủ thì thôi ,dậy là hát ,hát đến trưa thì ngừng cho nhà nghỉ dăm tiếng,nhà dậy lại hát ,hát đến chiều ,đến khi giăng màn.Ngày nào cũng thế,tôi hát đến say điên.
    Tôi 17 tuổi thì có dịp tạm dừng hát cho riêng mình nghe ,mà theo bạn bè của anh Sơn lên sân khấu sinh viên trường Đại học Văn Khoa.Nhưng chỉ được phép đến đó thôi .
    Tôi nhớ,hồi thiếu nữ chơi thân với 3 chị em Vân Quỳnh ,Vân Khanh ,Vân Hòa trong ban Tam ca Bốn phương .
    Cả 3 người đều là con của nhạc sỹ Dương Thiệu Tước và bà Minh Trang.Khi bà Minh Trang đến đề nghị anh Sơn tôi ,cho các con bà hát một số bài của anh trong một băng nhạc sắp thực hiện ,trong khi đó ,tôi chỉ là người biết chuyện thôi ,tất nhiên nỗi buồn của tôi lớn đến mức nào ,chắc anh cũng thông cảm ít nhiều được.Ngày trước,mẹ tôi vẫn dặn rằng con gái trong nhà lớn lên ,hãy chỉ đi học hco thành người ,còn chuyện ca hát thì chỉ là cho vui trong nhà ,với bạn bè cùng lớp ,chứ đừng nên đến sân khấu chuyên nghiệp.Và đến bây giờ,tôi vẫn cố giữ những gì đã được giáo dục từ đó .
    *Nhưng chị vẫn đi hát đấy thôi...
    -Anh ạ ,với tôi ,thời con gái đi hát trong các sân trường đại học ,các sân khấu nghiệp dư,khi nào hứng lên anh Sơn gọi đi là đi có hôm tôi ốm cũng vẫn theo anh ,vì niềm vui được hát rộn rã trong lòng .Đấy là 1 khoảng đời ca hát không chính thức ,ngắt quảng nhiều năm ,cho đến cách đây ...5 năm.
    *Nghĩa là mười mấy năm...
    -Năm 1991,anh Tùng Giang về Việt Namgặp anh Sơn đề nghị làm một cuốn băng vidéo. Anh ấy gặp tôi ở nhà ,nghe tôi hát ,và ngạc nhiên khi biết tôi chưa bao giờ lên sân khấu chuyên nghiệp cả.Anh về Mỹ ,còn tôi đi Canada.Ít lâu sau ,tôi nhận được điện gọi của Khánh Hà Productions .Tôi hẹn 1 tuần,1 tuần mất ngủ,1 tuần tự hỏi lòng ,1 tuần ngồi ôn lại những tháng năm cũ để vẫn kết luận được rằng ,ca hát vẫn cứ là lẽ sống của đời mình .Tôi nhận lời và chỉ nhận lời thu âm trong studio.Không ngẫu nhiên,bài đầu tiên tôi hát trong khung cảnh mới mang tựa Chợt nghĩ về hai nơi...
    *Để từ đó...
    -Tôi vẫn giấu gia đình về chuyện đi hát để thu băng thu dĩa .Tôi gửi 1 dĩa của mình về anh Son,lạ thay anh rất vui và cho nhiều người khác cùng nghe.Nhưng anh vẫn dặn :"Nhớ đấy ,chỉ hát trong studio thôi chứ đừng lên sân khấu...".Khó mà nghe lời anh hết được.Tôi đã cố gắng để chỉ bước lên những sân khấu chọn lọc.Thân với Khánh Hà lắm ,nhưng tôi chỉ hát tại Club Chez moi của Hà có 1 đêm duy nhất.
    Tôi đã run biết bao nhiêu khi cùng hát với anh Sơn trên sân khấu Nhà Văn Hóa Thanh Niên thành phố Hồ Chí Minh.Đêm ấy cả nghìn ngọn nến thắp lên và cả nghìn tràng hoa .Tôi và anh Sờn ướt đẫm mồ hôi nhưng hát như chưa từng thế bao giờ .Tôi vẫn nhớ về những vòng tay và những nụ hôn của khán giả dành cho.Tôi vẫn nhớ về 1 ông bố ,đã kiên nhẫn vác đứa con gái khoảng 2 tuổi của mình trên vai ,nghe hát cho đến cùng ,và cuối nhương trình ,đến chào anh Sơn và tôi .Tôi vẫn nhớ về những khán giã Đà Nẵng trong đên nhạc ,những khángiả mà rất nhiều người là những nữ thanh niên xung phong hiến dâng đời mình trong chiến tranh ngày nào .Tôi đã hát ở Việt Nam những đêm cả đời sẽ không quên,và với riêng tôi ,ở Việt Nam tôi đã có những chương trình riêng, trên băng từ,thật hài lòng .
    *Giờ đây ,khi nhìn lại thấy chỉ mới 5 năm thực sự ca hát thỏa lòng mình .Chị nghĩ gì về quá nhứ và tương lai?
    -Tôi cho rằng mình đã làm được nhiều việc mà không uổng phí thời gian.Có những đêm thu âm về ,mệt nhoài tôi vẫn nghe lại những gì mình hát trong ngày đến gần sáng mới dỗ được giấc ngủ vì niềm vui ngập lòng .Hát là điều tôi ấp ủ từ thưở còn thơ .Giờ đây ,khi mẹ tôi đã mất,anh em chúng tôi đã thỏa thuận là không bao giờ để anh Sơn một mình ở nhà.Về sống ở Việt Nam ,chúng tôi mở nhà hàng để có thêm việc làm ,có thêm chỗ cho anh cả tôi trò chuyện với bạn bè .Tôi đang ước ao sẽ có một sân khấu nhạc nhẹ ở đây và hằng đêm cho trình diễn các tác phẩm theo chủ đề.Tôi muốn có một nơi để hát cho riêng tôi ,hát cho những người cùng nhịp lòng với tôi nghe.
    *Nơi gia đình chị,chị có thể tóm tắt bằng một câu được không ?
    -Khi mẹ tôi còn sống ,các anh tôi đi đâu đó về ,bấm chuông cử ,câu đầu tiên mà anh nào cũng hỏi người nhà là:"Bà đâu rồi ?".Tình cảm đó như là ngọn nến thắp sáng lòng tôi ngập hoa.
    Tường Hảo
    Nguồn: Sách Rơi Lệ Ru Người _NXB Phụ Nữ ấn hành
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi...

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:23 ngày 03/08/2003
  5. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Anh em ,nến và hoa
    Tường Hảo
    Trinh rất ít khi kể về đời mình .Trước đây ,khi người viết bài chưa đủ thân với chị để đặt ra lắm câu hỏi tọc mạch ,hẳn nhiên ,chị đã càng dè dặt .Nhưng một buổi trưa thứ Năm, trong không khí tĩnh lặng của nhà hàng đang thiu thiu ngủ,bên chiếc màn sáo cuốn lên để gió thêm lùa vào bàn ăn,và trong điệu ru thoang thoảng của bài La Paloma ,chị đã kể nhiều điều chưa từng nghe.
    -Ba tôi mất khi mẹ tôi mang thai tôi khoảng 4 tháng,lúc ấy ,bà chỉ mới hơn 30 tuổi . Đời bà còn dài ,cũng chỉ còn một thân một mình với cả bầy con 7 đứa và thêm đứa út chưa lọt lòng.Có lẽ bất hạnh lớn nhất của đời tôi là không được biết mặt ba tôi ,không được nghe tiếng ba tôi nói ,không được thấy dáng ông đi lại.Hẳn thế ,mà cả gia đình tôi đã dành cho tôi nhiều tình thương không bến bờ.
    Anh Sơn học trường Tây,khi anh đã xong mọi giấy tờ và sắp đi học ở Pháp thì ba tôi mất .Anh ném chuyến đi ấy vào một xó và ở lại với gia đình .Anh đau buồn đến mức ốm 1 trận suýt chết,tôi đoán ,lúc anh khỏe bệnh cũng là lúc anh bắt đầu nghĩ đến chuyện sáng tác.Dường như sáng tác là để giúp ,một trong nhiều lý do,anh nguôi buồn đi và bước tiếp đường đời ,cũng như thực sự từ đó làm đúng vai người anh cả.
    Anh Sơn tôi ,thế là, phải thay ba tôi để cùng mẹ tôi cai quản gia đình .Anh chăm sóc các em kỹy lưỡng và nghiêm khắc bằng cả tình thương của một người bố và một người mẹ gom lại-dẫu chúng tôi vẫn còn mẹ lúc ấy trên đời này.Bản thân anh rất ít khi bỏ giờ cơm,nếu hôm nào lỡ dịp ,anh đều điện thoại về nhà.Anh xếp chúng tôi vào cùng 1 cách sinh hoạtcần phải mực thước như nhau ,ăn uống như thế nào cho ra vẻ từ tốn ,đi đứng và nói cười thế nào để chứng tỏ mình là con nhà .Ba tôi mất ,một phần nào đấy rất lớn của hình ảnh ông,chúng tôi được nhìn thấy nơi anh Sơn.

    *Chị có thể kể lại gì về bà cụ nhà?
    -Mẹ tôi sinh năm 1921,tuổi con gà .Ông ngoại tôi dạy võ ,nhưng mẹ tôi ,là con gái,không đi theo con đường ấy.Những gì tôi còn nhớ về bà ,nhớ từ thời bà còn tóc xanh,ấy là ,một người phụ nữ sắc sảo ,thông minh ,trí nhớ tốt,nói chuyện hấp dẫn.Bà có 1 nhóm bạn của mình ,lâu lâu lại ngồi với nhauvà chép thơ để tặng nhau.
    Rất tiếc ,khi mẹ tôi mất, quyển thơ chép tay ấy bà giữ kỹ nhiều năm không biết đã thất lạc nơi đâu.Với các con gái trong nhà ,mẹ tôi dạy nhiều điều cho đến bây giờ chúng tôi lớn tuổi rồi ,vẫn thấy còn tươi giá trị .Bà khéo tay nấu nướng ,tôi nhớ các món ăn Đông Tây bà đều biết ,món Vịt nấu rượu của bà khó ai mà nấu ngon hơn được .Mỗi năm ,vào ngày giỗ ông ngoại tôi và ba tôi ,mẹ tôi gọi các con dậy sớm ,tất cả cùng vào bếp sửa soạn mâm cơm và không một ai được phép lãng đi cả.
    Có thể người con nào khi kể về mẹ mình cũng đều chỉ trưng ra những gì đẹp đẽ nhất ,nhưng mẹ tôi thì khó miêu tả về bà khác đi được .Ngày trước,lúc ông Nguyễn Tuân còn sống ,thỉnh thoảng ông ấy vào Sài Gòn và ghé chơi chỗ gia đình tôi .Ông Tuân quen gọi mẹ tôi là thím và ông đặc biệt thích món chả giò củ abà .Món ăn ấy đơn sơ thôi ,mẹ tôi đặt 1 con tôm ,1 miếng thịt và 1 sợi hành lá vào giữa cuộn chiếc bánh tráng ,rồi cuốn lại đặt lên chảo.
    Khi mẹ tôi mất ,cách đây mấy năm ,lúc ấy tôi ở Mỹ,ký một hợp đồng thu âm.Chẳng hiểu sao tôi thấy lòng mình quặn lên,không tĩnh tâm để làm việc,nên trỏ về Canada.Tôi về đến nhà lúc nữa đêm,ngồi nói chuyện với anh chị tôi đến 2 giờ sáng thì nhận được điện từ Sài Gòn báo rằng ,mẹ tôi đang bị coma. Tất cả 6 anh chị em chúng tôi thức suốt đêm không ngủ trong đợi chờ tuyệt vọng ,10 giờ sáng hôm sau đi mua vé máy bay và phải đến 7 giờ tối mới lên máy bay được .
    Nhưng chuyến bay ấy cũng chỉ đi từ Montréal ,về đến Bangkok,vì chuyến bay cuối cùng về thành phố Hồ Chí Minhdđã hết chỗ .Chờ trong bồn chồn lo âu và cả đớn đau ,may sao ,cũng có người bỏ chỗ và chúng tôi còn đung 6 ghế để tất cả cùng về.Nhưng mẹ tôi đã đi mãi xa rồi ...
    *Bà cụ đã đi vạn dặm...
    -Vâng,một năm sau khi mẹ tôi mất,anh Sơn có viết bài Đường xa vạn dặm và hẳn đến 1 năm ,anh mới đủ can đảm cũng như bình tĩnh khi lòng đã vơi bớt nhớ thương để cầm bút lên .Anh biết rồi đấy ,mẹ bỏ con đi đường xa vạn dặm,mẹ bỏ con đi, mẹ bỏ con đi...
    *Với gia đình,hẳn là bà cụ cũng gây nhiều ảnh hưởng về âm nhạc...
    -Vâng.Tôi vẫn nhớ ,bài nào cũng như bài nào ,bài đầu cho đến bài cuối cùng khi mẹ tôi còn sống trên đời ,vừa viết xong ,anh Sơn cầm đàn đến bên bà và bảo :"Má ơi ! Để con hát cho má nghe bài này nhé!" Bà nghe và trả lời :"Theo má,câu này con nên sửa ,chữ này con nên thay..."Bà là người đầu tiên nghe các sáng tác mới của anh Sơn ,góp ý với anh.
    *Còn với chị...?
    -Gia đình tôi có lệ,trẻ con lên 6 tuổi và bây giờ các con của anh chị tôi cũng thế,đều phải đi học đàn piano.Gia đình tôi sống trong âm nhạc ,không khí ấy vẫn còn mãi đến bây giờ,qua biết bao năm tháng .Nhưng gia đình tôi đã chỉ muốn dừng dừng lại ở chì=ỉ mỗi mình anh Sơn trên đường ca hát ,thế là đủ rồi .Tôi còn phải chờ đợi lâu ,rất lâu...
    *Xem ra câu chuyện về sư nghiệp của chị không đơn giản...
    -Thưở bé tôi đã thích hát ,nhưng lúc ấy ,trí khôn của tôi chỉ giúp tôi hình dung ra được về thần tượng duy nhất trong đời là chị Diệu của tôi .Mỗi năm cứ đến dịp Trung thu trong xóm,khi trẻ con quanh nhà yêu cầu chị tôi hát ,là tôi nghe chị mê say và lòng cồn cào lên bao ước ao.Tôi lớn lên một chút ,một ngày mẹ tôi gọi:"Trinh ơi ,con lên đây với má ".Hai mẹ con trải hết những bài hát của anh Sơn ra phản ,tôi nằm sấp ,lật từng bài ,hát quên thôi .Tôi mê hát đến mức đi ngủ thì thôi ,dậy là hát ,hát đến trưa thì ngừng cho nhà nghỉ dăm tiếng,nhà dậy lại hát ,hát đến chiều ,đến khi giăng màn.Ngày nào cũng thế,tôi hát đến say điên.
    Tôi 17 tuổi thì có dịp tạm dừng hát cho riêng mình nghe ,mà theo bạn bè của anh Sơn lên sân khấu sinh viên trường Đại học Văn Khoa.Nhưng chỉ được phép đến đó thôi .
    Tôi nhớ,hồi thiếu nữ chơi thân với 3 chị em Vân Quỳnh ,Vân Khanh ,Vân Hòa trong ban Tam ca Bốn phương .
    Cả 3 người đều là con của nhạc sỹ Dương Thiệu Tước và bà Minh Trang.Khi bà Minh Trang đến đề nghị anh Sơn tôi ,cho các con bà hát một số bài của anh trong một băng nhạc sắp thực hiện ,trong khi đó ,tôi chỉ là người biết chuyện thôi ,tất nhiên nỗi buồn của tôi lớn đến mức nào ,chắc anh cũng thông cảm ít nhiều được.Ngày trước,mẹ tôi vẫn dặn rằng con gái trong nhà lớn lên ,hãy chỉ đi học hco thành người ,còn chuyện ca hát thì chỉ là cho vui trong nhà ,với bạn bè cùng lớp ,chứ đừng nên đến sân khấu chuyên nghiệp.Và đến bây giờ,tôi vẫn cố giữ những gì đã được giáo dục từ đó .
    *Nhưng chị vẫn đi hát đấy thôi...
    -Anh ạ ,với tôi ,thời con gái đi hát trong các sân trường đại học ,các sân khấu nghiệp dư,khi nào hứng lên anh Sơn gọi đi là đi có hôm tôi ốm cũng vẫn theo anh ,vì niềm vui được hát rộn rã trong lòng .Đấy là 1 khoảng đời ca hát không chính thức ,ngắt quảng nhiều năm ,cho đến cách đây ...5 năm.
    *Nghĩa là mười mấy năm...
    -Năm 1991,anh Tùng Giang về Việt Namgặp anh Sơn đề nghị làm một cuốn băng vidéo. Anh ấy gặp tôi ở nhà ,nghe tôi hát ,và ngạc nhiên khi biết tôi chưa bao giờ lên sân khấu chuyên nghiệp cả.Anh về Mỹ ,còn tôi đi Canada.Ít lâu sau ,tôi nhận được điện gọi của Khánh Hà Productions .Tôi hẹn 1 tuần,1 tuần mất ngủ,1 tuần tự hỏi lòng ,1 tuần ngồi ôn lại những tháng năm cũ để vẫn kết luận được rằng ,ca hát vẫn cứ là lẽ sống của đời mình .Tôi nhận lời và chỉ nhận lời thu âm trong studio.Không ngẫu nhiên,bài đầu tiên tôi hát trong khung cảnh mới mang tựa Chợt nghĩ về hai nơi...
    *Để từ đó...
    -Tôi vẫn giấu gia đình về chuyện đi hát để thu băng thu dĩa .Tôi gửi 1 dĩa của mình về anh Son,lạ thay anh rất vui và cho nhiều người khác cùng nghe.Nhưng anh vẫn dặn :"Nhớ đấy ,chỉ hát trong studio thôi chứ đừng lên sân khấu...".Khó mà nghe lời anh hết được.Tôi đã cố gắng để chỉ bước lên những sân khấu chọn lọc.Thân với Khánh Hà lắm ,nhưng tôi chỉ hát tại Club Chez moi của Hà có 1 đêm duy nhất.
    Tôi đã run biết bao nhiêu khi cùng hát với anh Sơn trên sân khấu Nhà Văn Hóa Thanh Niên thành phố Hồ Chí Minh.Đêm ấy cả nghìn ngọn nến thắp lên và cả nghìn tràng hoa .Tôi và anh Sờn ướt đẫm mồ hôi nhưng hát như chưa từng thế bao giờ .Tôi vẫn nhớ về những vòng tay và những nụ hôn của khán giả dành cho.Tôi vẫn nhớ về 1 ông bố ,đã kiên nhẫn vác đứa con gái khoảng 2 tuổi của mình trên vai ,nghe hát cho đến cùng ,và cuối nhương trình ,đến chào anh Sơn và tôi .Tôi vẫn nhớ về những khán giã Đà Nẵng trong đên nhạc ,những khángiả mà rất nhiều người là những nữ thanh niên xung phong hiến dâng đời mình trong chiến tranh ngày nào .Tôi đã hát ở Việt Nam những đêm cả đời sẽ không quên,và với riêng tôi ,ở Việt Nam tôi đã có những chương trình riêng, trên băng từ,thật hài lòng .
    *Giờ đây ,khi nhìn lại thấy chỉ mới 5 năm thực sự ca hát thỏa lòng mình .Chị nghĩ gì về quá nhứ và tương lai?
    -Tôi cho rằng mình đã làm được nhiều việc mà không uổng phí thời gian.Có những đêm thu âm về ,mệt nhoài tôi vẫn nghe lại những gì mình hát trong ngày đến gần sáng mới dỗ được giấc ngủ vì niềm vui ngập lòng .Hát là điều tôi ấp ủ từ thưở còn thơ .Giờ đây ,khi mẹ tôi đã mất,anh em chúng tôi đã thỏa thuận là không bao giờ để anh Sơn một mình ở nhà.Về sống ở Việt Nam ,chúng tôi mở nhà hàng để có thêm việc làm ,có thêm chỗ cho anh cả tôi trò chuyện với bạn bè .Tôi đang ước ao sẽ có một sân khấu nhạc nhẹ ở đây và hằng đêm cho trình diễn các tác phẩm theo chủ đề.Tôi muốn có một nơi để hát cho riêng tôi ,hát cho những người cùng nhịp lòng với tôi nghe.
    *Nơi gia đình chị,chị có thể tóm tắt bằng một câu được không ?
    -Khi mẹ tôi còn sống ,các anh tôi đi đâu đó về ,bấm chuông cử ,câu đầu tiên mà anh nào cũng hỏi người nhà là:"Bà đâu rồi ?".Tình cảm đó như là ngọn nến thắp sáng lòng tôi ngập hoa.
    Tường Hảo
    Nguồn: Sách Rơi Lệ Ru Người _NXB Phụ Nữ ấn hành
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi...

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:23 ngày 03/08/2003
  6. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Ở Trọ
    --- Đặng Ngọc Chức ---
    Một đêm rằm tháng tư, trăng thanh gió mát, đèn hoa lấp lánh dưới các tàng cây, từng dòng người hân hoan trang trọng ra vào chánh điện thiền viện Vạn Hạnh, đường Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, để dâng hương lễ Phật cùng chờ xem buổi trình diễn văn nghệ do các văn nghệ sĩ và ca sĩ Phật tử nổi tiếng hát mừng Phật đản, trong đó có nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn, người đã lưu lại trong tôi nhiều ấn tượng thú vị qua bài hát "Ở Trọ hay "Ở Đậu". Để tưởng niệm anh, xin được lược trích và chiêm nghiệm một số câu tiêu biểu đã làm chấn động lòng người đến ngỡ ngàng.
    Mở đầu, anh giới thiệu bài hát được sáng tác vào một đêm mưa bay lất phất, gió rít từng cơn, và anh bỗng thấy mình lưu gót tại chùa Linh Sơn, Đà Lạt. Anh cũng giải thích thêm đôi chút về tựa đề "Ở Trọ": "? cũng như giờ đây chúng ta đang trọ tại sân thiền viện Vạn Hạnh, lát nữa ra về mỗi người một phương; rồi sân viện trọ ở mô ? Trọ trên trái đất, và trái đất trọ trong không gian. Một chuỗi trọ. Ha ? Ha ?!" Thế là anh đã hé mở cánh cửa duyên sinh cho khán thính giả có dịp tự thấy mình, thấy người, và thấy cả sơn hà đại địa. Sau đó anh dạo đàn và hát:
    "Con chim ở đậu cành tre
    Con cá ở trọ trong khe nước nguồn"

    Hình ảnh con chim đong đưa trên cành tre, con cá lững lờ trong dòng nước rất sinh động, gợi cảm, nhưng cũng rất vô thường, mong manh. Con chim nào đậu mãi trên cành cây ? Con cá nào trọ hoài trong dòng nước ? Cành cây chuyển động theo gió, dòng nước luân lưu theo nguồn, và dòng đời cũng vận hành theo duyên nghiệp hợp tan. Thảo nào Khổng tử nhìn dòng sông mà cất lời cảm thán: "Ngày đêm chảy mãi thế này ư !" (Thệ giả như tư phù bất xả trú dạ !), và Héraclite thì: "Có ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông". Dòng sông, theo duy thức học Phật giáo, còn là biểu tượng của tâm thức (mind) hay ý thức (consciousness), tư tưởng ở đó hiện khởi tương tục theo trần cảnh như một dòng nước chảy xiết (hằng chuyển như bộc lưu); và trần cảnh thì biến thiên, sanh diệt theo nghiệp cảm duyên khởi của vạn loại hữu tình.

    "Mây kia ở đậu từng không
    Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người"

    "Mây kia", khi đen kịt vần vũ, lúc lãng đãng phiêu bồng, là hình ảnh hiện thực nhưng gợi ý giả danh "bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương". Tùy theo nhận thức về đối tượng của mỗi cá thể mà sanh ra thiên sai vạn biệt (do giả thuyết ngã pháp, hữu chủng chủng tướng chuyển). Còn mưa-nắng là cặp nhị nguyên đối đãi như hữu-vô, thường-đoạn (thử sanh tắc bỉ sanh, thử diệt tắc bỉ diệt). Nhưng tại sao mưa nắng ở trọ bên trong "mắt người" mà không bên trong "tai người" ? Rõ là nhạc sĩ đang khiêu vũ với ngôn ngữ thi ca và cùng nhau bay qua khung trời hư-thực "Mẹ cho em đôi mắt màu đen, để thương để nhớ để ghen để hờn". Hỷ-nộ-ai-lạc-ái-ố-dục cứ loanh quanh thấp thoáng hay ào ạt vút qua cửa sổ tâm hồn. Tất cả chỉ vì "mộng trung hữu mộng trùng mê mộng".
    "Môi xinh ở đậu người xinh
    Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều"

    Môi xinh ở đậu người xinh là phù hợp với quy luật tự nhiên, nhưng đi đứng tại sao không trọ đôi chân Thúy Vân hay Kim Trọng mà phải ở trọ đôi chân Thúy Kiều ? Cái diệu nghĩa thâm uyên ly kỳ bi tráng là ở điểm đó. Thúy Kiều là hiện thân của trầm luân khổ hải, nhưng cũng lung linh tinh khiết như giọt nắng ban mai. Cho dù phải mười lăm năm truân chuyên phiêu bạt với thanh y hai lượt thanh lâu hai lần, nhưng Thúy Kiều vẫn một lòng thủy chung son sắt, một dạ "dưới nguyệt chén đồng" với Kim Trọng. Dân tộc Việt Nam cũng thế. Cho dù phải lang thang trôi giạt nơi thiên nhai hải dác hay âm thầm đạm bạc tại cùng cốc thanh sơn, con dân Việt Nam luôn trung thành và nhớ về tổ quốc Việt Nam. Đạo lý "uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây" lúc nào cũng bàng bạc theo lời ru của mẹ. Và qủa thực "Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người" (There is no place like home). Trịnh Công Sơn đã tiếp sóng cho ta để có cùng một xung động kỳ diệu.
    "Xin cho về trọ gần nhau
    Mai kia dù có ra sao cũng đành"

    Thật là lãng mạn và đượm mầu nhân bản. Tất cả mọi chủng loại đều đang trọ trên khắp mặt địa cầu. Nhưng vì sao phải "xin cho về trọ gần nhau" ? Vì thế gian vô thường, vũ trụ nguy khốn (thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy). Trọ gần nhau đề hiểu nhau, thương nhau và san sẻ cho nhau chút tình đồng loại. Tà kiến, định kiến nhân đó mà tan biến dần, thọ mạng con người nhờ thế mà được thêm hương thêm sắc. Còn "Mai kia dù có ra sao cũng đành" không phải là thái độ phó mặc hay ngữ khí liều mạng. Mà "Mai kia" ?" theo tư tưởng Tây phương ?" không bao giờ đến (Tomorrow never comes), chỉ có hiện tại la tuyệt vời (No time like present). Và theo ngôn ngữ thiền môn thì: quá khứ đã qua, tương lai chưa tới; chỉ có hiện tại, tức đương niệm hay chánh niệm (mindfulness) là quan trọng hơn cả. Và đúng như vậy. Trong khi khán thính giả đang lắng lòng nghe hát, ca sĩ, nhạc sĩ đang hưng phấn theo nhịp phách cung đàn, tất cả đang ở trong một trạng thái hỷ lạc, hòa điệu, trạng thái "vô công dụng xứ" thì cái "Mai kia" có dính dáng gì với cái hiện tại hay đương niệm này. Nói cách khác, "Mai kia" cũng chính là đương niệm này. (Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị, dục tri lai thế qủa, kim sanh tác giả thị).
    Trịnh Công Sơn đã tự thân quán chiếu duyên nghiệp tại thế của mình "đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt" mà cảm thông, lân mẫn với người, với đời, với cỏ cây sỏi đá và tất cả sinh linh. Anh đã thể hiện trọn vẹn cuộc hành trình "nối vòng tay lớn" và đã ra về trong chánh kiến ban sơ. Anh đã cất cao tiếng hát đập nát xích xiềng, phá tan định kiến thì khái niệm "xưng, cơ, hủy, dự" cũng chỉ là bóng dáng của những giọt sương, hạt móc trên đóa hoa hồng dưới ánh nắng xuân.
    nguồn: tcongson.momentumcap.com
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:24 ngày 03/08/2003
  7. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Ở Trọ
    --- Đặng Ngọc Chức ---
    Một đêm rằm tháng tư, trăng thanh gió mát, đèn hoa lấp lánh dưới các tàng cây, từng dòng người hân hoan trang trọng ra vào chánh điện thiền viện Vạn Hạnh, đường Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, để dâng hương lễ Phật cùng chờ xem buổi trình diễn văn nghệ do các văn nghệ sĩ và ca sĩ Phật tử nổi tiếng hát mừng Phật đản, trong đó có nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn, người đã lưu lại trong tôi nhiều ấn tượng thú vị qua bài hát "Ở Trọ hay "Ở Đậu". Để tưởng niệm anh, xin được lược trích và chiêm nghiệm một số câu tiêu biểu đã làm chấn động lòng người đến ngỡ ngàng.
    Mở đầu, anh giới thiệu bài hát được sáng tác vào một đêm mưa bay lất phất, gió rít từng cơn, và anh bỗng thấy mình lưu gót tại chùa Linh Sơn, Đà Lạt. Anh cũng giải thích thêm đôi chút về tựa đề "Ở Trọ": "? cũng như giờ đây chúng ta đang trọ tại sân thiền viện Vạn Hạnh, lát nữa ra về mỗi người một phương; rồi sân viện trọ ở mô ? Trọ trên trái đất, và trái đất trọ trong không gian. Một chuỗi trọ. Ha ? Ha ?!" Thế là anh đã hé mở cánh cửa duyên sinh cho khán thính giả có dịp tự thấy mình, thấy người, và thấy cả sơn hà đại địa. Sau đó anh dạo đàn và hát:
    "Con chim ở đậu cành tre
    Con cá ở trọ trong khe nước nguồn"

    Hình ảnh con chim đong đưa trên cành tre, con cá lững lờ trong dòng nước rất sinh động, gợi cảm, nhưng cũng rất vô thường, mong manh. Con chim nào đậu mãi trên cành cây ? Con cá nào trọ hoài trong dòng nước ? Cành cây chuyển động theo gió, dòng nước luân lưu theo nguồn, và dòng đời cũng vận hành theo duyên nghiệp hợp tan. Thảo nào Khổng tử nhìn dòng sông mà cất lời cảm thán: "Ngày đêm chảy mãi thế này ư !" (Thệ giả như tư phù bất xả trú dạ !), và Héraclite thì: "Có ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông". Dòng sông, theo duy thức học Phật giáo, còn là biểu tượng của tâm thức (mind) hay ý thức (consciousness), tư tưởng ở đó hiện khởi tương tục theo trần cảnh như một dòng nước chảy xiết (hằng chuyển như bộc lưu); và trần cảnh thì biến thiên, sanh diệt theo nghiệp cảm duyên khởi của vạn loại hữu tình.

    "Mây kia ở đậu từng không
    Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người"

    "Mây kia", khi đen kịt vần vũ, lúc lãng đãng phiêu bồng, là hình ảnh hiện thực nhưng gợi ý giả danh "bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương". Tùy theo nhận thức về đối tượng của mỗi cá thể mà sanh ra thiên sai vạn biệt (do giả thuyết ngã pháp, hữu chủng chủng tướng chuyển). Còn mưa-nắng là cặp nhị nguyên đối đãi như hữu-vô, thường-đoạn (thử sanh tắc bỉ sanh, thử diệt tắc bỉ diệt). Nhưng tại sao mưa nắng ở trọ bên trong "mắt người" mà không bên trong "tai người" ? Rõ là nhạc sĩ đang khiêu vũ với ngôn ngữ thi ca và cùng nhau bay qua khung trời hư-thực "Mẹ cho em đôi mắt màu đen, để thương để nhớ để ghen để hờn". Hỷ-nộ-ai-lạc-ái-ố-dục cứ loanh quanh thấp thoáng hay ào ạt vút qua cửa sổ tâm hồn. Tất cả chỉ vì "mộng trung hữu mộng trùng mê mộng".
    "Môi xinh ở đậu người xinh
    Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều"

    Môi xinh ở đậu người xinh là phù hợp với quy luật tự nhiên, nhưng đi đứng tại sao không trọ đôi chân Thúy Vân hay Kim Trọng mà phải ở trọ đôi chân Thúy Kiều ? Cái diệu nghĩa thâm uyên ly kỳ bi tráng là ở điểm đó. Thúy Kiều là hiện thân của trầm luân khổ hải, nhưng cũng lung linh tinh khiết như giọt nắng ban mai. Cho dù phải mười lăm năm truân chuyên phiêu bạt với thanh y hai lượt thanh lâu hai lần, nhưng Thúy Kiều vẫn một lòng thủy chung son sắt, một dạ "dưới nguyệt chén đồng" với Kim Trọng. Dân tộc Việt Nam cũng thế. Cho dù phải lang thang trôi giạt nơi thiên nhai hải dác hay âm thầm đạm bạc tại cùng cốc thanh sơn, con dân Việt Nam luôn trung thành và nhớ về tổ quốc Việt Nam. Đạo lý "uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây" lúc nào cũng bàng bạc theo lời ru của mẹ. Và qủa thực "Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người" (There is no place like home). Trịnh Công Sơn đã tiếp sóng cho ta để có cùng một xung động kỳ diệu.
    "Xin cho về trọ gần nhau
    Mai kia dù có ra sao cũng đành"

    Thật là lãng mạn và đượm mầu nhân bản. Tất cả mọi chủng loại đều đang trọ trên khắp mặt địa cầu. Nhưng vì sao phải "xin cho về trọ gần nhau" ? Vì thế gian vô thường, vũ trụ nguy khốn (thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy). Trọ gần nhau đề hiểu nhau, thương nhau và san sẻ cho nhau chút tình đồng loại. Tà kiến, định kiến nhân đó mà tan biến dần, thọ mạng con người nhờ thế mà được thêm hương thêm sắc. Còn "Mai kia dù có ra sao cũng đành" không phải là thái độ phó mặc hay ngữ khí liều mạng. Mà "Mai kia" ?" theo tư tưởng Tây phương ?" không bao giờ đến (Tomorrow never comes), chỉ có hiện tại la tuyệt vời (No time like present). Và theo ngôn ngữ thiền môn thì: quá khứ đã qua, tương lai chưa tới; chỉ có hiện tại, tức đương niệm hay chánh niệm (mindfulness) là quan trọng hơn cả. Và đúng như vậy. Trong khi khán thính giả đang lắng lòng nghe hát, ca sĩ, nhạc sĩ đang hưng phấn theo nhịp phách cung đàn, tất cả đang ở trong một trạng thái hỷ lạc, hòa điệu, trạng thái "vô công dụng xứ" thì cái "Mai kia" có dính dáng gì với cái hiện tại hay đương niệm này. Nói cách khác, "Mai kia" cũng chính là đương niệm này. (Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị, dục tri lai thế qủa, kim sanh tác giả thị).
    Trịnh Công Sơn đã tự thân quán chiếu duyên nghiệp tại thế của mình "đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt" mà cảm thông, lân mẫn với người, với đời, với cỏ cây sỏi đá và tất cả sinh linh. Anh đã thể hiện trọn vẹn cuộc hành trình "nối vòng tay lớn" và đã ra về trong chánh kiến ban sơ. Anh đã cất cao tiếng hát đập nát xích xiềng, phá tan định kiến thì khái niệm "xưng, cơ, hủy, dự" cũng chỉ là bóng dáng của những giọt sương, hạt móc trên đóa hoa hồng dưới ánh nắng xuân.
    nguồn: tcongson.momentumcap.com
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:24 ngày 03/08/2003
  8. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0

    Nhật Ký Của Im Lặng​
    Nguyễn Thị Hoàng
    Sơn không hát bằng lời, bằng giọng, mà bằng tâm hồn. Nên khi tiếng hát yếu đuối mà song gió ấy run lên thì những nếp nhăn của tâm hồn Sơn dàn chào cuộc đời trên vầng trán ở khoảng giữa mày và mắt khép ríu lại không thấy gì ngoài xúc động bên trong mình dù ngoài kia đang lửa cháy bom rơi. Đừng bình luận tiếng hát ấy, đừng nhận xét vóc dáng con người trình diễn ấy, trình diễn mà không trình diễn, thì ấy là trình diễn của Sơn, trên sân khấu, ở nhà riêng, hay trong một thân tình bạn hữu. Bởi Sơn không muốn thích, không muốn, không cần và cũng không biết diễn xuất, tâm hồn hay con người mình trước khán giả. Đối với Sơn, mình như thế là như thế, trước mình hay trước người, với một người hay với mọi người. Sơn chỉ dịch chuyển bằng âm thanh những lời sâu kín của im lặng và rung động. Dù chỉ là trích dẫn một phần nào, một phần ngàn của im lặng và rung động ấy, như khả năng hữu hạn của con người là nghệ sĩ, từ cõi mình hoang vu mà những vóc dáng thoáng qua và mất hút hay trường tồn của tình yêu (tình yêu cho người yêu) mơ mộng hay thực thể, cho quê nhà, cho quyến thuộc, cho bè bạn, cho con người và cuộc sốngbao la? và cợt đùa dụ hoặc của vinh quang, không bao giờ phủ trùm hết dù chỉ là giây phút. Niềm hoang vu ấy thuộc căn phần cội rễ của con người đích thực là nghệ sĩ đối diện cuộc đời và con người dẫn tương cận thân thương nhưng mãi hoài không bao giờ phải là đồng hành trên đường lưu lạc của nỗi niềm riêng. Cái gì đã đến đều là không đúng, không phảI, không đủ, không chỉnh. Mỗi người và mỗi thứ chỉ là một nét một chấm, chấm hỏi của ngạc nhiên hay chấm than của nuối tiếc trên một toàn khối tuyệt đối kiếm tìm ngàn đời không bao giờ gặp gỡ. Con người vẫn dừng lại bên bờ hữu hạn trăm năm, tâm não và khí lực dẫu có hút thở hết hư không này thì vẫn hao mòn theo thời gian và biến chứng thành tâm thể mình trên cuộc vận hành chuyển hoá từ kiếm tìm đến gặp gỡ đúng chính là mình ở tận cây số cuối cùng.
    Vẫn tưởng sau thời này sẽ còn một thời khác, sau người này là một người khác? một cái gì đó, sẽ tới, đúng ước mong hơn. Mà quên đi con người nào cũng như bờ đá đục đẽo xoi mòn dưới ngấn nước thời gian, cũng chịu đòn phép bắt buông vùi dập, ganh đua của thể loại và tầm cỡ đối nghịch mình? bằng những hành tung và quan niệm chỉ chính xác là con người thấp lùn thế lực. Bao nhiêu là rượu để mãi không đầy khoảng trống hoang vu này. Bao nhiêu là cơn say cũng không chiếm cứ và thay thế giữa những xáo trộn và buồn phiền từ con người và cuộc đời nhiễu sự ấy. Khởi đầu có thể là như thế và sau đó thì thôi mặc, chỉ còn lại ta và bạn bè ta, kết liền thành một bộ lạc cô liêu. Ai giống, ai như, ai cùng thì đến nhập dân ốc đảo này với ta, hiền hoà và ngất ngay như tù trưởng. Quá nhiều người quen mà quá ít người thân.Những người thân lại quá ít kẻ thương mà thuần túy không hề vì vì do bởi một điều gì cả. Còn trùng khít hoàn toàn vào tâm hồn căn tính mình thì gần như không có. Những gì trọn vẹn, tận cùng đem đến, cám ơn nhưng xin lỗi, cũng đều là không phải. Cái đúng và phải tận cùng, có thể là không có ở nơi đâu. Chỉ còn mình. Mình với mình. Đầy đủ, vẹn toàn, duy nhất tuyệt đối, thân yêu, gắn bó, không suy chuyển, không hy vọng và thất vọng gì cả, không ngạc nhiên vì gặp gỡ để khỏi phiền chán phải tách lìa gì nữa cả, đó là mình, mình với mình. Xưa kia, mình với mình là rớt rơi, tan nát, hoang vu. Bây giờ, cuộc đời đã trải, nỗi niềm đã ru tiếng hát và thanh âm của tuyệt đối hắt bóng vỡ vụn quá nhiều vẫn là chưa đủ trên mặt đời sắc bong lao xao ấy. Chưa đủ bởi vì cuộc đời đa số nghe bằng thái độ, quan niệm, lập trường, thành kiến, biến hoá đi thinh âm tự thể nó vốn là như thế nào, bằng ngộ nhận và tư tâm. Quá ít con người nghe lắng, chỉ với tâm hồn hay tương cảm. Con người đánh rơi mất thiện tính mình khi trên không khí và âm thanh vẫn còn quen thói tô kẻ những vằn xanh vạch đỏ biên cương. Chỉ còn, đúng đủ nhất, là cung đàn không điệu, là lời không được nói, là cái hằn học lại đời đời chỉ riêng hơi thở phóng thu thầm lặng của con người nghe lắng lấy mình. Có chất vị nào trên cõi con người này, nồng nàn, ngọt dịu hay say sưa mà không trộn lẫn trong tận cùng dư hương nó một chút đắng cay nghiệt ngã nào! Ở Sơn không hề có đắng cay và nghiệt ngã trong đời, trên nhạc. Những kẻ khác nhìn vào thì vẫn thấy. Cuối cùng, Charlie Chaplin, hay một phía nào thổn thức. Cái thổn thức trang trí cho chuyện tình, hay cho những tình yêu lai vãng của đời người, không phải là vô can với chính mình!
    Tệ hơn, ở một thời buổi nào, nghệ sĩ phải giáng phàm trong những vai tương phản mà vẫn đành thủ diễn. Không phải trong tình thế và lĩnh vực nào cũng có thể đứng ra ngoài cuộc xô lệch của một vòng quay tất yếu chưa xong. Có kẻ chờ. Có kẻ không. Có kẻ vấp vướng, vươn lên hay ngã xuống. Bây giờ thì xong rồi, mọi sự thể và nguồn cơn, và cũng chỉ còn những cây số nhỏ là đến cùng một định mệnh, dù sao, cũng lỡ làng rồi.
    Đó là cái nhìn từ ngoại giới. Còn với Sơn thì chỉ là mình, chỉ là một, không trong ngoài trên dưới trước sau gì hết, về thời gian, không gian, sự kiện, cuộc chuyển dời xao xuyến của con người và cuộc sống. Nên chẳng cần để đầy hoang vu, chẳng cần xua đuổi buồn phiền, chẳng cần che lấp ngăn chia gì nữa hết? Đi qua đời mình, mỗi ngày một rõ nét mình hơn, trong tương phản, trong đối nghịch, trong xáo trộn. Hoá ra có một cái mình đơn độc, ngậm ngùi, trung trinh và chuyên nhất, là cái mình đối với chính mình. Cái mình đã nghe ra vô tận trên từng mỗi thoáng qua, nghe ra rì rào triền miên trong im lặng của con người và cuộc sống vốn ngọng câm quan năng diễn đạt nếu thiếu vắng đi tâm hồn và thiên tư người nghệ sĩ. Cái mình đã vừa hình thành, vừa dâng hiến trên từng hơi thở, cái hơi thở vừa êm đềm, vừa nhỏ nhẻ hồn nhiên đấy nhưng lại kết tinh bằng kiêu hãnh, tự hào, một thứ độc tôn của mỗi loài nghệ sĩ tự đăng quang, vì không ai hiểu đúng đủ bằng mình yêu hiểu lấy mình. Cái suy tôn bùi ngùi và niềm vui sướng lâng lâng đau đớn này con người tự ngắm soi mình trong đáy cốc long lanh. Say ư, chỉ tiễn đưa mình đôi khi ra khỏi đời này mòn cũ và chật hẹp quá chừng đi, để chỉ còn mình trở về mình, đối diện mình ấy, chỉ trong một trạng thái khác thì cái mình toàn khối qua thời gian và biến trạng ấy hiện về đầm ấm tương giao cùng tự thể nó. Qua màn mưa rưng rức của xúc động khác ấy, từ hơi men lâng lâng, ngoại giới gần gũi hơn, rõ nét hơn, gạn lọc hơn, và rõ ràng là sinh động và long lanh hơn lên một chút. Tĩnh vật thở ra màu sắc biến ảo. Con người hắt bóng tâm thức chôn vùi ra từng dáng vẻ không ngờ ngoài dự liệu. Đường nét của những sắc gọn bớt tính xô bồ thô bỉ của vật chất xa hoa. Chỉ còn lại những chút lao xao, không phải là ảo giác, của từng thực thể mong manh vi tế mà bốc thoát đúng những biểu tượng cho lý do hiện hữu và tồn tại nó. Chỉ khi cái nhìn run lên, tâm hồn nghệ sĩ mới chụp hình chính xác, không phiến diện, không lay động vẻ đẹp vô bờ loại sinh thể hay vật thể của tương giao.Có hai cách và hai loại say sưa: say sưa của trần gian thì ngã xuống, của thiên giới thì bay lên. Trường hợp Sơn thì có lẽ la đà ở giữa. Bởi vì ở thể trạng và định mệnh của Sơn, chỉ khi cái nhìn không cần run nữa, vì không còn một chút xao xuyến nào của vọng tâm về bất cứ gì, thanh thản hồn nhiên như dáng, như nét, như nhanh, như từ, thản nhiên từ định tĩnh, đã tách lìa tất cả mọi sự thể lẫn ý niệm về sự thể ấy, mà chính mình cũng là một sự thể mênh mông, thì trạng thái bộc phát xảy ra. Khi ấy âm thanh chính là không khí. Và chỉ khi ấy, may ra, cuộc cung hiến hồn nhiên của nghệ sĩ và dời này còn lưu dấu không nguôi qua thời gian hay không gian.
    Đâu đó trong hoang vu định mệnh này, tôi mãi hoài khao khát đáp ứng đúng đủ tiếng kêu mình phải ra cuộc đời. Nhưng không hề có. Sự ngưỡng mộ của đời dành cho nghệ sĩ, thực sự chỉ là đối với tài năng, sắc vóc hay chút ấn tượng thể hiện được ra cõi ngoài tương giao được, còn cõi trong riêng tư khép kín thì mãi hoài khép kín, thăm thẳm lẻ loi.
    Những tấp nập lao xao từ bốn phía trời kêu réo hỏi han thăm viếng ấy, vốn là không phải. Mỗi người chỉ một mình. Mỗi đời chỉ một nét. Chẳng ai và chẳng đâu là một đáp ứng gắn bó vẹn toàn. Cuối cùng tất cả ra đi chỉ mình Sơn ở lại, trong cái nôi êm đềm của quyến thuộc thật sum vầy. Cuộc hành trình trở về mình muôn thuở của nghệ sĩ thường pha lẫn chút máu hư không của đạo sĩ. Có lẽ trở về mình, vỗ về âu yếm với lấy chính mình lại yên ấm và nguôi ngoai hơn. Bởi vì cho cùng thì cũng chẳng ai hiểu và yêu được mình cho bằng mình yêu lấy chính mình - niềm yêu ngửa mặt lên trời của con sơn dương đơn độc một mình trên đỉnh non cao hay của một vầng trăng cô quạnh chỉ soi lấy đêm trường mình lạnh vắng.
    Còn tình yêu ư. Làm gì có thực. Thuở nhỏ là tình yêu mộng tưởng, trong vắt như pha lê, ngọt ngào như trái chín, đôi khi ta yêu người, đôi khi người yêu ta. Có cần gì phải đối đáp qua về. Nếu có thì chỉ mờ ảo thoảng nhạt, cuộc tình chưa đủ tấu mấy nốt của thanh âm thì đã chuyển dời tan rã. Còn lớn lên ư, lớn lên trong sâu thẳm của tâm hồn, trong gian nan của thời thế, trong lấp lánh của đèn. Có chắc là người yêu ta không, dù bằng vượt trùng dương hay xé trời cao mà tìm về, thật điên cuồng và chan chứa đấy. Chắc gì là tình yêu. Một tình yêu có thật khi đối tượng của tình yêu ấy chẳng cần phải là gì cả, hoặc nếu có là gì thì cũng không yêu vì những gì ấy, sắc bóng đắp lên ngoại giới một con người, không hào quang, không nhãn hiệu, không phương thế nào trong cuộc sống và trên những điều kiện quy ước mà loài người đòi hỏi. Người yêu ta hay yêu tên tuổi ta, yêu âm thanh tiết tấu hay yêu thương huyền thoại sau lưng ta lìa bỏ, hay yêu bằng dùng ta như lớp khăn quàng kim tuyến lóng lánh của thành công khoác lên vai cho mình lộng lẫy mà tôn xưng cùng kẻ khác. Ta đáp lại tất cả, nhận lấy mà vui say cùng tất cả, nhưng khi nhìn xuống đáy chai trống lốc, phải nhận rằng chỉ có rượu yêu ta, vì rượu ở lại cùng ta còn các người thì tan trôi hết. Không phải bao giờ cũng có cuộc tan trôi tuyệt vời của Johann Strauss với người ca sĩ bên bờ thành Vienne một thuở nào? Không có nhạc này, không có văn kia, cuộc đời vẫn tiếp tục ra vào lên xuống những bậc thang bằng điều kiện và cách thế ấy của con người. Chỉ khi nào không có ta mà đời và người không sống nổi thì đó mới đích thực là yêu. Bởi vì mỗi người chỉ là phân nửa, và mỗi người sống què quặt hao mòn, mất mát mình mà không biết. Như người thương tật chỉ bớt đi phân nửa phần thể hiện sống cái sống đúng đủ của mình. Chỉ khi nhận ra một con người nào đó chính là phân nửa nữa của cuộc đời, phân nửa định mệnh mình, ta có người thì hai nửa ấy hợp thành một, cuộc đoàn viên vẹn toàn của một hợp nhất. Còn ta không có người thì chỉ sống có phần nửa của mình, cái phân nửa khuyết lệch long đong. Chỉ bao giờ cuộc đời này hay một con người, hiện ra đích thực, yêu mến, ái mộ hay gì đi nữa đến mức độ ấy, thì mới có thể gọi đó là tình yêu, hay tình gì đó đích thực được. Còn có hay không có cũng vẫn nhơn nhơn sống được với vòng quay sở hữu của mình, thì xin đừng bao giờ nghe hát ca hay nghe lắng lời ca hát của tình yêu, bất cứ yêu gì hay yêu ai. Điều nhận ra ấy là điều kiện đích thực và cao tột của tình yêu. Ngoài ra những gì là động lực cho em đến cùng ta chỉ là áo khoác, tên tuổi, hào quang nói chung là sắc bóng chỉ mới diễn tấu được sức dung chứa chỉ một phần trăm cái ta hoang vu đói khát. Hiểu như thế thì tất cả mọi gặp gỡ đều chỉ là vĩnh biệt. Để chỉ còn ta sống chết với một mình ta. Để ta về cõi mình đầy và đủ bằng một mình ta. Thế nhưng ta không hờn dỗi cuộc đời và oán trách một ai. Bởi vì tầm cỡ mỗi con người sinh ra để sống cõi khổ này chỉ vừa như thế. Cái gì cũng phải cân đo đong đếm, kể cả đối tượng của tình yêu. Mà ta thì vô thể dạng, vô điều kiện, như cái bao la bát ngát vô cùng tận của cái trời ngoài và cái heo hút vô biên của ta trong. Cuối cùng tất cả làm ta mỏi và mệt. Mỏi quá chừng rồi, nên đôi khi chỉ mong buông duỗi nơi bờ cao naò đó, với thinh không vô bờ nhìn xuống. Xin cho ta yên. Chan chứa niềm yêu cho đời, tha thiết niềm tin cho người. Ta yên lòng ôm đời ngủ muộn! Không phải ngủ để chôn vùi hay quên lãng. Mà để sống trong giấc ngủ cái phần ta hoang vu nghìn kiếp một mình đời bóng phù sinh.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:25 ngày 03/08/2003
  9. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0

    Nhật Ký Của Im Lặng​
    Nguyễn Thị Hoàng
    Sơn không hát bằng lời, bằng giọng, mà bằng tâm hồn. Nên khi tiếng hát yếu đuối mà song gió ấy run lên thì những nếp nhăn của tâm hồn Sơn dàn chào cuộc đời trên vầng trán ở khoảng giữa mày và mắt khép ríu lại không thấy gì ngoài xúc động bên trong mình dù ngoài kia đang lửa cháy bom rơi. Đừng bình luận tiếng hát ấy, đừng nhận xét vóc dáng con người trình diễn ấy, trình diễn mà không trình diễn, thì ấy là trình diễn của Sơn, trên sân khấu, ở nhà riêng, hay trong một thân tình bạn hữu. Bởi Sơn không muốn thích, không muốn, không cần và cũng không biết diễn xuất, tâm hồn hay con người mình trước khán giả. Đối với Sơn, mình như thế là như thế, trước mình hay trước người, với một người hay với mọi người. Sơn chỉ dịch chuyển bằng âm thanh những lời sâu kín của im lặng và rung động. Dù chỉ là trích dẫn một phần nào, một phần ngàn của im lặng và rung động ấy, như khả năng hữu hạn của con người là nghệ sĩ, từ cõi mình hoang vu mà những vóc dáng thoáng qua và mất hút hay trường tồn của tình yêu (tình yêu cho người yêu) mơ mộng hay thực thể, cho quê nhà, cho quyến thuộc, cho bè bạn, cho con người và cuộc sốngbao la? và cợt đùa dụ hoặc của vinh quang, không bao giờ phủ trùm hết dù chỉ là giây phút. Niềm hoang vu ấy thuộc căn phần cội rễ của con người đích thực là nghệ sĩ đối diện cuộc đời và con người dẫn tương cận thân thương nhưng mãi hoài không bao giờ phải là đồng hành trên đường lưu lạc của nỗi niềm riêng. Cái gì đã đến đều là không đúng, không phảI, không đủ, không chỉnh. Mỗi người và mỗi thứ chỉ là một nét một chấm, chấm hỏi của ngạc nhiên hay chấm than của nuối tiếc trên một toàn khối tuyệt đối kiếm tìm ngàn đời không bao giờ gặp gỡ. Con người vẫn dừng lại bên bờ hữu hạn trăm năm, tâm não và khí lực dẫu có hút thở hết hư không này thì vẫn hao mòn theo thời gian và biến chứng thành tâm thể mình trên cuộc vận hành chuyển hoá từ kiếm tìm đến gặp gỡ đúng chính là mình ở tận cây số cuối cùng.
    Vẫn tưởng sau thời này sẽ còn một thời khác, sau người này là một người khác? một cái gì đó, sẽ tới, đúng ước mong hơn. Mà quên đi con người nào cũng như bờ đá đục đẽo xoi mòn dưới ngấn nước thời gian, cũng chịu đòn phép bắt buông vùi dập, ganh đua của thể loại và tầm cỡ đối nghịch mình? bằng những hành tung và quan niệm chỉ chính xác là con người thấp lùn thế lực. Bao nhiêu là rượu để mãi không đầy khoảng trống hoang vu này. Bao nhiêu là cơn say cũng không chiếm cứ và thay thế giữa những xáo trộn và buồn phiền từ con người và cuộc đời nhiễu sự ấy. Khởi đầu có thể là như thế và sau đó thì thôi mặc, chỉ còn lại ta và bạn bè ta, kết liền thành một bộ lạc cô liêu. Ai giống, ai như, ai cùng thì đến nhập dân ốc đảo này với ta, hiền hoà và ngất ngay như tù trưởng. Quá nhiều người quen mà quá ít người thân.Những người thân lại quá ít kẻ thương mà thuần túy không hề vì vì do bởi một điều gì cả. Còn trùng khít hoàn toàn vào tâm hồn căn tính mình thì gần như không có. Những gì trọn vẹn, tận cùng đem đến, cám ơn nhưng xin lỗi, cũng đều là không phải. Cái đúng và phải tận cùng, có thể là không có ở nơi đâu. Chỉ còn mình. Mình với mình. Đầy đủ, vẹn toàn, duy nhất tuyệt đối, thân yêu, gắn bó, không suy chuyển, không hy vọng và thất vọng gì cả, không ngạc nhiên vì gặp gỡ để khỏi phiền chán phải tách lìa gì nữa cả, đó là mình, mình với mình. Xưa kia, mình với mình là rớt rơi, tan nát, hoang vu. Bây giờ, cuộc đời đã trải, nỗi niềm đã ru tiếng hát và thanh âm của tuyệt đối hắt bóng vỡ vụn quá nhiều vẫn là chưa đủ trên mặt đời sắc bong lao xao ấy. Chưa đủ bởi vì cuộc đời đa số nghe bằng thái độ, quan niệm, lập trường, thành kiến, biến hoá đi thinh âm tự thể nó vốn là như thế nào, bằng ngộ nhận và tư tâm. Quá ít con người nghe lắng, chỉ với tâm hồn hay tương cảm. Con người đánh rơi mất thiện tính mình khi trên không khí và âm thanh vẫn còn quen thói tô kẻ những vằn xanh vạch đỏ biên cương. Chỉ còn, đúng đủ nhất, là cung đàn không điệu, là lời không được nói, là cái hằn học lại đời đời chỉ riêng hơi thở phóng thu thầm lặng của con người nghe lắng lấy mình. Có chất vị nào trên cõi con người này, nồng nàn, ngọt dịu hay say sưa mà không trộn lẫn trong tận cùng dư hương nó một chút đắng cay nghiệt ngã nào! Ở Sơn không hề có đắng cay và nghiệt ngã trong đời, trên nhạc. Những kẻ khác nhìn vào thì vẫn thấy. Cuối cùng, Charlie Chaplin, hay một phía nào thổn thức. Cái thổn thức trang trí cho chuyện tình, hay cho những tình yêu lai vãng của đời người, không phải là vô can với chính mình!
    Tệ hơn, ở một thời buổi nào, nghệ sĩ phải giáng phàm trong những vai tương phản mà vẫn đành thủ diễn. Không phải trong tình thế và lĩnh vực nào cũng có thể đứng ra ngoài cuộc xô lệch của một vòng quay tất yếu chưa xong. Có kẻ chờ. Có kẻ không. Có kẻ vấp vướng, vươn lên hay ngã xuống. Bây giờ thì xong rồi, mọi sự thể và nguồn cơn, và cũng chỉ còn những cây số nhỏ là đến cùng một định mệnh, dù sao, cũng lỡ làng rồi.
    Đó là cái nhìn từ ngoại giới. Còn với Sơn thì chỉ là mình, chỉ là một, không trong ngoài trên dưới trước sau gì hết, về thời gian, không gian, sự kiện, cuộc chuyển dời xao xuyến của con người và cuộc sống. Nên chẳng cần để đầy hoang vu, chẳng cần xua đuổi buồn phiền, chẳng cần che lấp ngăn chia gì nữa hết? Đi qua đời mình, mỗi ngày một rõ nét mình hơn, trong tương phản, trong đối nghịch, trong xáo trộn. Hoá ra có một cái mình đơn độc, ngậm ngùi, trung trinh và chuyên nhất, là cái mình đối với chính mình. Cái mình đã nghe ra vô tận trên từng mỗi thoáng qua, nghe ra rì rào triền miên trong im lặng của con người và cuộc sống vốn ngọng câm quan năng diễn đạt nếu thiếu vắng đi tâm hồn và thiên tư người nghệ sĩ. Cái mình đã vừa hình thành, vừa dâng hiến trên từng hơi thở, cái hơi thở vừa êm đềm, vừa nhỏ nhẻ hồn nhiên đấy nhưng lại kết tinh bằng kiêu hãnh, tự hào, một thứ độc tôn của mỗi loài nghệ sĩ tự đăng quang, vì không ai hiểu đúng đủ bằng mình yêu hiểu lấy mình. Cái suy tôn bùi ngùi và niềm vui sướng lâng lâng đau đớn này con người tự ngắm soi mình trong đáy cốc long lanh. Say ư, chỉ tiễn đưa mình đôi khi ra khỏi đời này mòn cũ và chật hẹp quá chừng đi, để chỉ còn mình trở về mình, đối diện mình ấy, chỉ trong một trạng thái khác thì cái mình toàn khối qua thời gian và biến trạng ấy hiện về đầm ấm tương giao cùng tự thể nó. Qua màn mưa rưng rức của xúc động khác ấy, từ hơi men lâng lâng, ngoại giới gần gũi hơn, rõ nét hơn, gạn lọc hơn, và rõ ràng là sinh động và long lanh hơn lên một chút. Tĩnh vật thở ra màu sắc biến ảo. Con người hắt bóng tâm thức chôn vùi ra từng dáng vẻ không ngờ ngoài dự liệu. Đường nét của những sắc gọn bớt tính xô bồ thô bỉ của vật chất xa hoa. Chỉ còn lại những chút lao xao, không phải là ảo giác, của từng thực thể mong manh vi tế mà bốc thoát đúng những biểu tượng cho lý do hiện hữu và tồn tại nó. Chỉ khi cái nhìn run lên, tâm hồn nghệ sĩ mới chụp hình chính xác, không phiến diện, không lay động vẻ đẹp vô bờ loại sinh thể hay vật thể của tương giao.Có hai cách và hai loại say sưa: say sưa của trần gian thì ngã xuống, của thiên giới thì bay lên. Trường hợp Sơn thì có lẽ la đà ở giữa. Bởi vì ở thể trạng và định mệnh của Sơn, chỉ khi cái nhìn không cần run nữa, vì không còn một chút xao xuyến nào của vọng tâm về bất cứ gì, thanh thản hồn nhiên như dáng, như nét, như nhanh, như từ, thản nhiên từ định tĩnh, đã tách lìa tất cả mọi sự thể lẫn ý niệm về sự thể ấy, mà chính mình cũng là một sự thể mênh mông, thì trạng thái bộc phát xảy ra. Khi ấy âm thanh chính là không khí. Và chỉ khi ấy, may ra, cuộc cung hiến hồn nhiên của nghệ sĩ và dời này còn lưu dấu không nguôi qua thời gian hay không gian.
    Đâu đó trong hoang vu định mệnh này, tôi mãi hoài khao khát đáp ứng đúng đủ tiếng kêu mình phải ra cuộc đời. Nhưng không hề có. Sự ngưỡng mộ của đời dành cho nghệ sĩ, thực sự chỉ là đối với tài năng, sắc vóc hay chút ấn tượng thể hiện được ra cõi ngoài tương giao được, còn cõi trong riêng tư khép kín thì mãi hoài khép kín, thăm thẳm lẻ loi.
    Những tấp nập lao xao từ bốn phía trời kêu réo hỏi han thăm viếng ấy, vốn là không phải. Mỗi người chỉ một mình. Mỗi đời chỉ một nét. Chẳng ai và chẳng đâu là một đáp ứng gắn bó vẹn toàn. Cuối cùng tất cả ra đi chỉ mình Sơn ở lại, trong cái nôi êm đềm của quyến thuộc thật sum vầy. Cuộc hành trình trở về mình muôn thuở của nghệ sĩ thường pha lẫn chút máu hư không của đạo sĩ. Có lẽ trở về mình, vỗ về âu yếm với lấy chính mình lại yên ấm và nguôi ngoai hơn. Bởi vì cho cùng thì cũng chẳng ai hiểu và yêu được mình cho bằng mình yêu lấy chính mình - niềm yêu ngửa mặt lên trời của con sơn dương đơn độc một mình trên đỉnh non cao hay của một vầng trăng cô quạnh chỉ soi lấy đêm trường mình lạnh vắng.
    Còn tình yêu ư. Làm gì có thực. Thuở nhỏ là tình yêu mộng tưởng, trong vắt như pha lê, ngọt ngào như trái chín, đôi khi ta yêu người, đôi khi người yêu ta. Có cần gì phải đối đáp qua về. Nếu có thì chỉ mờ ảo thoảng nhạt, cuộc tình chưa đủ tấu mấy nốt của thanh âm thì đã chuyển dời tan rã. Còn lớn lên ư, lớn lên trong sâu thẳm của tâm hồn, trong gian nan của thời thế, trong lấp lánh của đèn. Có chắc là người yêu ta không, dù bằng vượt trùng dương hay xé trời cao mà tìm về, thật điên cuồng và chan chứa đấy. Chắc gì là tình yêu. Một tình yêu có thật khi đối tượng của tình yêu ấy chẳng cần phải là gì cả, hoặc nếu có là gì thì cũng không yêu vì những gì ấy, sắc bóng đắp lên ngoại giới một con người, không hào quang, không nhãn hiệu, không phương thế nào trong cuộc sống và trên những điều kiện quy ước mà loài người đòi hỏi. Người yêu ta hay yêu tên tuổi ta, yêu âm thanh tiết tấu hay yêu thương huyền thoại sau lưng ta lìa bỏ, hay yêu bằng dùng ta như lớp khăn quàng kim tuyến lóng lánh của thành công khoác lên vai cho mình lộng lẫy mà tôn xưng cùng kẻ khác. Ta đáp lại tất cả, nhận lấy mà vui say cùng tất cả, nhưng khi nhìn xuống đáy chai trống lốc, phải nhận rằng chỉ có rượu yêu ta, vì rượu ở lại cùng ta còn các người thì tan trôi hết. Không phải bao giờ cũng có cuộc tan trôi tuyệt vời của Johann Strauss với người ca sĩ bên bờ thành Vienne một thuở nào? Không có nhạc này, không có văn kia, cuộc đời vẫn tiếp tục ra vào lên xuống những bậc thang bằng điều kiện và cách thế ấy của con người. Chỉ khi nào không có ta mà đời và người không sống nổi thì đó mới đích thực là yêu. Bởi vì mỗi người chỉ là phân nửa, và mỗi người sống què quặt hao mòn, mất mát mình mà không biết. Như người thương tật chỉ bớt đi phân nửa phần thể hiện sống cái sống đúng đủ của mình. Chỉ khi nhận ra một con người nào đó chính là phân nửa nữa của cuộc đời, phân nửa định mệnh mình, ta có người thì hai nửa ấy hợp thành một, cuộc đoàn viên vẹn toàn của một hợp nhất. Còn ta không có người thì chỉ sống có phần nửa của mình, cái phân nửa khuyết lệch long đong. Chỉ bao giờ cuộc đời này hay một con người, hiện ra đích thực, yêu mến, ái mộ hay gì đi nữa đến mức độ ấy, thì mới có thể gọi đó là tình yêu, hay tình gì đó đích thực được. Còn có hay không có cũng vẫn nhơn nhơn sống được với vòng quay sở hữu của mình, thì xin đừng bao giờ nghe hát ca hay nghe lắng lời ca hát của tình yêu, bất cứ yêu gì hay yêu ai. Điều nhận ra ấy là điều kiện đích thực và cao tột của tình yêu. Ngoài ra những gì là động lực cho em đến cùng ta chỉ là áo khoác, tên tuổi, hào quang nói chung là sắc bóng chỉ mới diễn tấu được sức dung chứa chỉ một phần trăm cái ta hoang vu đói khát. Hiểu như thế thì tất cả mọi gặp gỡ đều chỉ là vĩnh biệt. Để chỉ còn ta sống chết với một mình ta. Để ta về cõi mình đầy và đủ bằng một mình ta. Thế nhưng ta không hờn dỗi cuộc đời và oán trách một ai. Bởi vì tầm cỡ mỗi con người sinh ra để sống cõi khổ này chỉ vừa như thế. Cái gì cũng phải cân đo đong đếm, kể cả đối tượng của tình yêu. Mà ta thì vô thể dạng, vô điều kiện, như cái bao la bát ngát vô cùng tận của cái trời ngoài và cái heo hút vô biên của ta trong. Cuối cùng tất cả làm ta mỏi và mệt. Mỏi quá chừng rồi, nên đôi khi chỉ mong buông duỗi nơi bờ cao naò đó, với thinh không vô bờ nhìn xuống. Xin cho ta yên. Chan chứa niềm yêu cho đời, tha thiết niềm tin cho người. Ta yên lòng ôm đời ngủ muộn! Không phải ngủ để chôn vùi hay quên lãng. Mà để sống trong giấc ngủ cái phần ta hoang vu nghìn kiếp một mình đời bóng phù sinh.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:25 ngày 03/08/2003
  10. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Kỷ niệm một thời
    Đinh Cường
    ...Đã gần ba mươi năm, kể từ ngày còn lang bạt cùng Sơn ,những chuyến xe đò thoăn thoắt đi về, nối liền tiếng chim cao nguyên với loài hải âu vùng biển . Rồi lời sóng chưa kịp tan đã vội vàng nghe ra điệu suối. Kỳ thú như một con gió lăng loàn.
    Sơn thường mặc độc nhất một chiếc áo kaki bạc màu ,khắc khổ .Đêm khuya chúng tôi còn ngồi nghe sóng vỗ bên bờ biển Quy Nhơn ,sương ướt lạnh. Biển nhớ như còn âm vang đâu đây giọng nói rất nhẹ ,rất chậm của một người con gái nhỏ nhắn ,thật hiền ,mang dòng họ hoàng phái .Làm sao quên được Trường ca Tiếng hát Dã Tràng. Sơn đã chép gởi cho tôi dán đầy những khung cửa kính trong căn phòng trọ heo hút ở Bao Vinh ,cùng những xấp thư dày như những tâm sự không dứt ...để rồi những cơn bão lụt ở Huế cuốn trôi .
    Những khoảnh khắc khó có lại ,như ngồi im nghe Sơn hát Sao chiều ngoài bao lơn một ngôi nhà cổ phía tả ngạn sông Hương .Những cây hoa sầu đông nở tím dọc bờ sông An Cựu ,những vòm lá long não lao xao trước căn nhà ở Nguyễn Trường Tộ .Chiều mưa có một người đến cắm một nhánh lá ướt rũ trên cửa sổrồi đi .Chiều Huế rồi chiều Bảo Lộc, đêm kẹt đường nằm ngủ trên lưng đèo Gò Dúi rồi đêm Đơn Dương . Chúng tôi đi cùng nhau ,rồi tìm nhau .Có một thời gian Sơn cùng một ông già dạy một lớp học cho người dân tộc ở Bảo Lộc. Qua khoảng trống trơn của lớp học Sơn đã vẽ nhiều ký họa đẹp và sinh động những người dân tộc trên nương rẫy ,dưới dòng suối mát. Có thể nói Sơn là một trong những người thầy dạy học ở miền núi sớm nhất .Sống hoang vu nhất ,căn phòng Sơn ở với chiếc mùng rũ sẵn quanh năm ,chim sẻ làm tổ đầy trên trần nhà ,mùi rơm và phân chim , mùi ẩm mốc và xác những bao thuốc Bastos xanh chất thành đống. Có lần người em trai của Sơn lên thăm lần đầu ,trời tối đi tìm Sơn ở nhà không gặp , những người quen chỉ ra ngoài quốc lộ .Thấy Sơn đang đứng chơi bi-da một mình trong một cái quán với ngọn đèn vàng tù mù. Sơn cô đơn đến như vậy .Thời của tuổi trẻ tự tìm đến với những nỗi cô đơn khốc liệt để bùng lên những sáng tạo thuần khiết .
    Có lần Sơn từ Bảo Lộc lên thăm tôi ở Đơn Dương .Chiều quá đẹp trong đời tình bạn .Tôi ở ngoài quận về trên chiếc xe ngựa lắc lư tiếng lục lạc ,bước xuống xe ,trên tay còn cầm nải chuối và chai xăng mua về để rử cọ ,đã thấy Sơn đang ngồi nhâm nhi rượu với cụ Thái bên cửa sổ một chiếc nhà sàn cao cất ven rừng .Mừng đến ứa nước mắt ,đêm chúng tôi nằm trên hai chiếc giường bằng những miếng ván thông dày ,có nệm ấm. Làm sao ngủ được giữa núi rừng đầy gió ,tiếng vượn hú khiếp đảm ngoài xa . Tôi ngồi dậy vẽ ,và Sơn ghi những lời nhạc như những bài thơ tự do Đàn bò vào thành phố. Đàn bò mà Sơn đã bắt gặp đang băng qua một quốc lộ đầy chiến tranh ,khô khốc. Sáng sớm chúng tôi cùng ra suối..., vừa ngồi chiêm ngưỡng những giọt sương còn đọng rất lâu trên những cành dương xỉ, và nắng mai sẽlên rất chậm trên những giàn su. Những giọt rượu đầu tiên đã rót xuống trong vùng cao nguyên âm u đó .Trời đầy sao và rừng đầy sương mù .
    Thời gian Sơn ở Bảo Lộc thì tôi ở Đơn Dương. Sau đó ,chúng tôi cùng sống ở Đà Lạt . Những năm trốn lính .Có cả Đỗ Long Vân .Con đường Hoa Hồng với bước chân đi về mỗi đêm ,qua những con đường dốc,những ngọn đèn vàng ,nóc nhà thờ con gà tôi sẽ nhớ mãi trong tranh .Lúc đó Lệ Mai là một cô gái nhỏ nhắn ,tóc bỏ xõa ,đi chân trần ra sân cỏ hát những bài hát đầu tiên của Sơn .Những ca khúc viết trên Đà Lạt còn mang hình ảnh một đôi khoen tai tròn lớn ,người con gái mang tên Phùng Thị với dáng cao gầy đang đứng nhìn Sơn trên đồi Cù, bên cạnh những gốc thông và bầy ngựa. Ta thấy em đang ngồi khóc bên rừng chiều đổ mưa. Tôi yêu biết mấy những lời nhạc đó của Sơn .Đã vẽ rất nhiều phụ bản đầy sự đồng cảm .
    Ở căn phòng đường Hoa Hồng ,tôi đã vẽ suốt đêm không thấy mệt .Để có được phòng tranh ,chúng tôi như những người thợ sửa xe, tay lấm sơn. Chiều ra ngồi ở kiosque Cô Ba ,những chàng trai trẻ thật chững chạc. Ngày tôi khai mạc phòng tranh ,và nhiều lần khác, bao giờ cũng có Sơn như một người đứng ra lo toan ,giới thiệu . Sơn có sức thuyết phục ở sự có duyên và sự hiểu biết nhiều vấn đề .Sơn vẽ rất lạ và viết rất thơ mộng ,sâu sắc .Nên có nhiều người nói Sơn là một nhà thơ. Chắc cũng đúng vậy.
    Đã gần ba mươi năm .chúng tôi còn ngồi trầm ngâm bên nhau mỗi buổi chiều ,trên vườn nhà Sơn hay bên chiếc hồ cá nhỏ ở nhà Tịnh .Khi Sơn cầm đàn hát cho chúng tôi nghe về cái cội nguồn kia của sông bể : Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe... bao giờ cũng vậy ,trong lòng tôi như đang sửa soạn trở vê rong chơi trên những núi đồi ,phố thịcủa những kỷ niệm một thời...
    (Tháng 4_1987)
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữ đời tôi...

Chia sẻ trang này