1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Tiễn Sơn trong tiếng hát...
    Xem ảnh : http://www.comp.nus.edu.sg/~nguyenv...---Thuan_Thien---Tien_Son_trong_tieng_hat.htm
    [​IMG]
    Kể từ ngày 2.4 đến 1 giờ sáng 4.4, đã có trên 1.000 đoàn đại biểu chính thức cùng hàng vạn người từ TPHCM, Hà Nội, Huế và nhiều địa phương trong cả nước đến viếng linh cữu nhạc sĩ. Số vòng hoa không đếm xuể, ước tính gần 1.500 vòng - có lẽ là con số kỷ lục trong các đám tang văn nghệ sĩ từng diễn ra trên đất nước này.
    Trong đêm cuối cùng, hàng trăm, hàng trăm người, thuộc đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi xếp hàng đến viếng. Đến gần 0 giờ ngày 4.4, Ban tổ chức và gia đình đành phải tạm ngừng lễ viếng. Chiếc xe Dodge kết đầy hoa chờ Sơn vẫn được bao người xúm quanh ở bên số lẻ đường. Dường như đoạn đường đấy cả đêm không ngủ và bao người bè bạn, người yêu nhạc Trịnh Công Sơn không ngủ... Điều không bất ngờ là bè bạn, người hâm mộ và nhất là nhiều người trong giới văn nghệ sĩ từ các địa phương, nhiều nhất từ Hà Nội bay vào trong những chuyến bay suốt từ chiều cho đến chuyến cuối cùng.
    Từ 4 giờ 30 phút sáng ngày 4.4, những người từ xa đến tiễn đưa cố nhạc sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng đã có mặt trên đường Phạm Ngọc Thạch - nơi có tư gia của anh. Đến 7 giờ, giờ động quan trong nhà, thì cả con đường Phạm Ngọc Thạch và ngã tư PNT-Điện Biên Phủ đã đông đặc người đứng chờ đi theo xe tang.
    [​IMG]
    Tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân đối với người nhạc sĩ của lòng mình thể hiện cao trào ở đoàn xe hơi, xe gắn máy dài hàng cây số chạy theo xe tang suốt hai mươi cây số đến nghĩa trang Gò Dưa quận Thủ Đức. Rất nhiều người trên xe máy cầm một cành hoa - hoa huệ, hoa hồng, hoa cúc, có những gia đình ngồi chung một xe, chở theo vài bọc vàng hương, đồ cúng. Hoà trong dòng xe, chúng tôi chứng kiến vài lần sự cố trên xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà khi hàng chục chiếc xe máy va vào nhau đổ kềnh.
    Khó lòng mà lách nổi vào gần khu vực huyệt mộ. Lường trước tình trạng này, Đài Truyền hình TPHCM đã dựng sẵn một cái tháp sắt để cho các tay máy tác nghiệp. Người ta trèo lên hết các nhà mồ xung quanh để chứng kiến phút quan tài hạ huyệt. Đúng 9 giờ nổi lên tiếng kèn da diết của cây kèn saxophone Trần Mạnh Tuấn trước huyệt Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để ngày mai tôi trở về cát bụi..., chuẩn bị cho phút chia tay lần cuối. Không ai bảo ai, hàng trăm giọng của những người không hề quen biết nhau, cùng đồng ca tiếp lời, từ Cát bụi đến Cho một người nằm xuống, Một cõi đi về,... Những cành hoa từ ngoài xa ném vào như mưa. Rồi cũng không ai bảo ai, khi những xẻng cát lấp dần quan tài, bỗng dàn đồng ca chuyển sang bài Nối vòng tay lớn. Nhà thơ Nguyễn Duy thốt lên: Có rất nhiều người từ lâu xa nhau, hôm nay gặp lại nhau trong đám tang Trịnh Công Sơn. Có bao nhiêu người VN từng có những kỷ niệm riêng tư sâu lắng với một hoặc nhiều hài bát của Trịnh Công Sơn? Bao nhiêu thân phận, nỗi niềm từng được âm nhạc của anh chia sẻ, an ủi? Phải chăng đó là điều khiến Trịnh Công Sơn có một địa vị đặc biệt trong âm nhạc VN, đó chính là chỗ nằm rất sâu trong tâm tưởng hàng triệu người.
    [​IMG]
    Thuận Thiên
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 20:13 ngày 04/07/2003
  2. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh biệt nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Cánh hoa mai gầy đã rụng ...
    Phạm Thục
    Chuyện nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn "suýt chết" mấy lần đã làm đau tim nhiều người yêu mến anh, và bây giờ thì không còn "suýt chết" nữa mà anh đã ra đi thật rồi! Mới đây thôi, chị Tâm - em gái anh Sơn - khi gặp tôi còn kể chuyện về anh với những buổi tập thể dục lúc 5 giờ sáng mỗi ngày cùng hai cậu em và có khi là Diệu, có lúc là Trinh, Tâm, Ngân phụ giúp. Chị Tâm dặn tôi nên đến thăm anh sau 11giờ 30, bởi sau khi tập thể dục xong anh sẽ ngủ lại "một xí". Và bây giờ thì nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ ngủ "một xí" mà anh đã đi vào giấc ngủ thiên thu.
    Nghe tin anh đi xa, tôi thật không muốn tin và hy vọng đây là loại tin "cá tháng tư", bởi hôm nay là 1-4-2001; thế nhưng giọng anh Phạm Phú Ngọc Trai nghẹn ngào từ đầu máy ở Đà Lạt và giọng thảng thốt của người cháu anh Sơn từ điện thoại nhà anh khiến tôi phải tin - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mất lúc 12 giờ 45, sau một tuần cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy !
    Chắc hẳn, nhiều người yêu nhạc cũng ngẩn ngơ, bàng hoàng như tôi khi nghe tin xấu này. Nhiều thế hệ đã lớn lên trong tình cảm của các ca khúc mà anh đã để lại cho trần gian này. Anh từng nói: "Mỗi bài hát của tôi là một lời tỏ tình với cuộc sống, một lời nhắn nhủ thầm kín về niềm tuyệt vọng, và cũng là một nỗi lòng tiếc nuối không nguôi đối với buổi chia lìa (một ngày nào đó) cùng mặt đất mà tôi đã một thời chia sẻ những buồn vui cùng mọi người". "Tình yêu, quê hương và thân phận" là nỗi niềm ưu tư luôn có mặt trong các tác phẩm âm nhạc của anh. Là thế hệ sống trong chiến tranh, anh đã từng nghe tiếng "đại bác ru đêm", và đã thấy "một người già trong công viên, một người điên trong thành phố", đã cảm nhận nỗi tuyệt vọng để viết "hãy sống giùm tôi, hãy nói giùm tôi, hãy thở giùm tôi..." do đó, với ý thức của một thanh niên yêu nước trong phong trào đấu tranh đô thị miền Nam, anh đã phản kháng lại cuộc chiến tranh phi nghĩa bằng các "Ca khúc da vàng", "Kinh Việt Nam". Từ đó, anh mơ ước về một ngày hội "nối vòng tay lớn" của dân tộc được sống trong hòa bình thống nhất mọi miền.
    Không chỉ là người của những ca khúc hừng hực lửa đấu tranh trong phong trào SVHS Sài Gòn chống chiến tranh mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn là người du ca đi qua những miền cây trái của tình tự đôi lứa. Chắc rằng trong chúng ta có không ít người yêu nhau đã mượn "lời buồn thánh", đã đem "nắng thủy tinh", "diễm xưa"... vào trong những lá thư tình để gửi cho người tình. Vì lẽ đó, Trịnh Công Sơn không mất đi trong "cát bụi" mà anh sống mãi trong tình yêu của các đôi lứa hôm nay và mai sau...
    Trong đời riêng, Trịnh Công Sơn là người hiền lành, đôn hậu và dễ tạo cảm giác thân thiện với mọi người mà mọi người cũng dễ gần gũi với anh. Trịnh Công Sơn không chỉ yêu thương con người mà anh còn yêu thương cả chim chóc, cây cỏ quanh anh. Một lần đến thăm, đang nói chuyện anh bảo tôi ngồi "chờ xí" vì đã đến giờ anh đi rắc cơm cho hai con chim lạ hay đến "dùng bữa" ở sân nhà anh. Mấy ngày sau, anh buồn bã nói cho tôi biết đôi chim giờ chỉ còn một con lẻ loi, "con kia chắc mèo vồ hay bị người ta bắn rồi. Quá tội !". Lần đi công tác theo chân những người làm đường dây 500KV, khi chúng tôi lên đèo 52, đoạn cao nhất ở Ban Mê Thuột người nào cũng "thở ra khói" và ông Nguyễn Văn Huấn, PCT UBND TPHCM những năm ấy đã khuyên anh không nên leo lên cao quá, dễ mất sức, mà chuyến đi còn kéo dài nhiều ngày nữa. Trịnh Công Sơn vẫn nhẩn nha leo lên đến đỉnh đèo. Cơn gió xoáy bất chợt từ dưới đầm cá sấu thổi thốc lên - chiếc áo jacket lính trên người anh bung rộng trong gió như đôi cánh thiên thần và anh như sắp bay vào cõi hư không... Tôi hét lên và nhà thơ Phạm Sĩ Sáu phóng đến ôm chầm lấy anh. Suốt những ngày sau đó, cái cảm giác như thấy anh Sơn "sắp bay lên trời" đeo đuổi làm tôi sợ nơm nớp. Với anh, chuyện phải chia ly đời sống này thật nhẹ nhàng "Thí dụ bây giờ tôi phải đi - tôi phải đi, tay chia ly cùng đời sống này" ( Rơi lệ ru người). Bây giờ thì không còn là "thí dụ" nữa Sơn ạ mà anh đã ra đi một mình giữa trời cao đất rộng thật rồi; một "cánh hoa mai gầy" đã rụng rơi giữa tiếng khóc của bầy chim chóc, tiếng khóc của những người yêu thương, quý mến anh... Anh có những suy nghĩ thật ngộ nghĩnh - với anh tuổi tác không làm người ta già hay trẻ nếu người ta còn yêu người và còn yêu đời, với anh, tình yêu là một phần không thể thiếu của cuộc sống mỗi người và dù có bị phụ tình thì anh vẫn cứ yêu những người đã phụ anh. Hình như trong cuộc đời, Trịnh Công Sơn chẳng ghét bỏ ai.
    Bây giờ, Trịnh Công Sơn đang nằm ngủ thảnh thơi và gương mặt anh thật bình yên dù đã đến giờ phút chia ly tử - biệt. Tiếng kèn saxophone của Trần Mạnh Tuấn vang lên trong căn phòng thơm mùi nhang trầm nghe nghẹn ngào và bềnh bồng xa thẳm: "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi cát bụi mệt nhoài. Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi. Bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi. Lá úa trên cao rụng đầy cho trăm năm vào chết một ngày"... Những vật dụng quen thuộc mấy chục năm qua: bút, cọ, sơn màu, giấy nhạc, cặp kiếng trắng... được bỏ vào "căn phòng nhỏ chật chội" để anh mang theo trong chuyến viễn du ly biệt này. Và khi căn "phòng nhỏ xíu" ấy sắp đóng lại cánh cửa cuối cùng nối hai cõi âm - dương thì trong tiếng khóc buốt lòng, tiếng saxophone lại nổi lên và hình như Trịnh Công Sơn đang hát: "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về...".
    Vẫn còn bao điều dự tính mà anh chưa làm xong: có lần anh cho tôi xem bản thảo những bài thơ của anh và anh nói anh sẽ in một tập thơ chung với người bạn dạy toán học ở đâu đó. Gần một năm trước, anh đã nói với tôi về dự định làm một chương trình của riêng anh và anh đang viết thêm một số bài hát mới. Anh cũng dự định thực hiện cuộc triển lãm tranh với vài người bạn... Khi sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn "rất ưa" làm từ thiện và anh làm từ thiện theo cách riêng: tặng tranh cho các đơn vị từ thiện bán đấu giá, vận động bạn bè trong và ngoài nước tặng tiền, quà, thuốc men và cả thủy tinh thể nhân tạo cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo nhưng nhiều nhất vẫn là chuyện anh cho "mượn tên" để tổ chức ca nhạc từ thiện nhưng anh lại không ưa báo chí "làm rùm" những việc ấy .
    Trong khi nhiều người sụt sùi nước mắt bên anh, tôi tha thẩn đến những nơi anh vẫn thường ngồi nhìn nắng. gió qua khung cửa để chờ con chim lẻ bạn đến nghiêng đầu nhìn anh mỗi sáng. Chiếc ghế mây bọc vải hoa vẫn chờ anh đến ngồi và trong căn phòng nhỏ chất đầy tranh vẽ và giấy bút, hẳn vẫn còn đó ly rượu chông chênh trên chiếc bàn cô quạnh... "Trời cao đất rộng một mình tôi đi, một mình tôi đi. Trời như vô tận, một mình tôi về, một mình tôi về với tôi"... Trịnh Công Sơn đã thôi "ở trọ" trần gian để đi về chốn xa xăm cuối trời hư ảo thế nhưng, mãi mãi vẫn còn một Trịnh Công Sơn mảnh mai như cánh hoa mai gầy với những bài nhạc tình bất tử trong lòng những người yêu âm nhạc của anh, bây giờ và cho đến mai sau...
    Phạm Thục
    ATC
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 17:47 ngày 26/07/2002
  3. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh biệt nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Cánh hoa mai gầy đã rụng ...
    Phạm Thục
    Chuyện nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn "suýt chết" mấy lần đã làm đau tim nhiều người yêu mến anh, và bây giờ thì không còn "suýt chết" nữa mà anh đã ra đi thật rồi! Mới đây thôi, chị Tâm - em gái anh Sơn - khi gặp tôi còn kể chuyện về anh với những buổi tập thể dục lúc 5 giờ sáng mỗi ngày cùng hai cậu em và có khi là Diệu, có lúc là Trinh, Tâm, Ngân phụ giúp. Chị Tâm dặn tôi nên đến thăm anh sau 11giờ 30, bởi sau khi tập thể dục xong anh sẽ ngủ lại "một xí". Và bây giờ thì nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ ngủ "một xí" mà anh đã đi vào giấc ngủ thiên thu.
    Nghe tin anh đi xa, tôi thật không muốn tin và hy vọng đây là loại tin "cá tháng tư", bởi hôm nay là 1-4-2001; thế nhưng giọng anh Phạm Phú Ngọc Trai nghẹn ngào từ đầu máy ở Đà Lạt và giọng thảng thốt của người cháu anh Sơn từ điện thoại nhà anh khiến tôi phải tin - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mất lúc 12 giờ 45, sau một tuần cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy !
    Chắc hẳn, nhiều người yêu nhạc cũng ngẩn ngơ, bàng hoàng như tôi khi nghe tin xấu này. Nhiều thế hệ đã lớn lên trong tình cảm của các ca khúc mà anh đã để lại cho trần gian này. Anh từng nói: "Mỗi bài hát của tôi là một lời tỏ tình với cuộc sống, một lời nhắn nhủ thầm kín về niềm tuyệt vọng, và cũng là một nỗi lòng tiếc nuối không nguôi đối với buổi chia lìa (một ngày nào đó) cùng mặt đất mà tôi đã một thời chia sẻ những buồn vui cùng mọi người". "Tình yêu, quê hương và thân phận" là nỗi niềm ưu tư luôn có mặt trong các tác phẩm âm nhạc của anh. Là thế hệ sống trong chiến tranh, anh đã từng nghe tiếng "đại bác ru đêm", và đã thấy "một người già trong công viên, một người điên trong thành phố", đã cảm nhận nỗi tuyệt vọng để viết "hãy sống giùm tôi, hãy nói giùm tôi, hãy thở giùm tôi..." do đó, với ý thức của một thanh niên yêu nước trong phong trào đấu tranh đô thị miền Nam, anh đã phản kháng lại cuộc chiến tranh phi nghĩa bằng các "Ca khúc da vàng", "Kinh Việt Nam". Từ đó, anh mơ ước về một ngày hội "nối vòng tay lớn" của dân tộc được sống trong hòa bình thống nhất mọi miền.
    Không chỉ là người của những ca khúc hừng hực lửa đấu tranh trong phong trào SVHS Sài Gòn chống chiến tranh mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn là người du ca đi qua những miền cây trái của tình tự đôi lứa. Chắc rằng trong chúng ta có không ít người yêu nhau đã mượn "lời buồn thánh", đã đem "nắng thủy tinh", "diễm xưa"... vào trong những lá thư tình để gửi cho người tình. Vì lẽ đó, Trịnh Công Sơn không mất đi trong "cát bụi" mà anh sống mãi trong tình yêu của các đôi lứa hôm nay và mai sau...
    Trong đời riêng, Trịnh Công Sơn là người hiền lành, đôn hậu và dễ tạo cảm giác thân thiện với mọi người mà mọi người cũng dễ gần gũi với anh. Trịnh Công Sơn không chỉ yêu thương con người mà anh còn yêu thương cả chim chóc, cây cỏ quanh anh. Một lần đến thăm, đang nói chuyện anh bảo tôi ngồi "chờ xí" vì đã đến giờ anh đi rắc cơm cho hai con chim lạ hay đến "dùng bữa" ở sân nhà anh. Mấy ngày sau, anh buồn bã nói cho tôi biết đôi chim giờ chỉ còn một con lẻ loi, "con kia chắc mèo vồ hay bị người ta bắn rồi. Quá tội !". Lần đi công tác theo chân những người làm đường dây 500KV, khi chúng tôi lên đèo 52, đoạn cao nhất ở Ban Mê Thuột người nào cũng "thở ra khói" và ông Nguyễn Văn Huấn, PCT UBND TPHCM những năm ấy đã khuyên anh không nên leo lên cao quá, dễ mất sức, mà chuyến đi còn kéo dài nhiều ngày nữa. Trịnh Công Sơn vẫn nhẩn nha leo lên đến đỉnh đèo. Cơn gió xoáy bất chợt từ dưới đầm cá sấu thổi thốc lên - chiếc áo jacket lính trên người anh bung rộng trong gió như đôi cánh thiên thần và anh như sắp bay vào cõi hư không... Tôi hét lên và nhà thơ Phạm Sĩ Sáu phóng đến ôm chầm lấy anh. Suốt những ngày sau đó, cái cảm giác như thấy anh Sơn "sắp bay lên trời" đeo đuổi làm tôi sợ nơm nớp. Với anh, chuyện phải chia ly đời sống này thật nhẹ nhàng "Thí dụ bây giờ tôi phải đi - tôi phải đi, tay chia ly cùng đời sống này" ( Rơi lệ ru người). Bây giờ thì không còn là "thí dụ" nữa Sơn ạ mà anh đã ra đi một mình giữa trời cao đất rộng thật rồi; một "cánh hoa mai gầy" đã rụng rơi giữa tiếng khóc của bầy chim chóc, tiếng khóc của những người yêu thương, quý mến anh... Anh có những suy nghĩ thật ngộ nghĩnh - với anh tuổi tác không làm người ta già hay trẻ nếu người ta còn yêu người và còn yêu đời, với anh, tình yêu là một phần không thể thiếu của cuộc sống mỗi người và dù có bị phụ tình thì anh vẫn cứ yêu những người đã phụ anh. Hình như trong cuộc đời, Trịnh Công Sơn chẳng ghét bỏ ai.
    Bây giờ, Trịnh Công Sơn đang nằm ngủ thảnh thơi và gương mặt anh thật bình yên dù đã đến giờ phút chia ly tử - biệt. Tiếng kèn saxophone của Trần Mạnh Tuấn vang lên trong căn phòng thơm mùi nhang trầm nghe nghẹn ngào và bềnh bồng xa thẳm: "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi cát bụi mệt nhoài. Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi. Bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi. Lá úa trên cao rụng đầy cho trăm năm vào chết một ngày"... Những vật dụng quen thuộc mấy chục năm qua: bút, cọ, sơn màu, giấy nhạc, cặp kiếng trắng... được bỏ vào "căn phòng nhỏ chật chội" để anh mang theo trong chuyến viễn du ly biệt này. Và khi căn "phòng nhỏ xíu" ấy sắp đóng lại cánh cửa cuối cùng nối hai cõi âm - dương thì trong tiếng khóc buốt lòng, tiếng saxophone lại nổi lên và hình như Trịnh Công Sơn đang hát: "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về...".
    Vẫn còn bao điều dự tính mà anh chưa làm xong: có lần anh cho tôi xem bản thảo những bài thơ của anh và anh nói anh sẽ in một tập thơ chung với người bạn dạy toán học ở đâu đó. Gần một năm trước, anh đã nói với tôi về dự định làm một chương trình của riêng anh và anh đang viết thêm một số bài hát mới. Anh cũng dự định thực hiện cuộc triển lãm tranh với vài người bạn... Khi sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn "rất ưa" làm từ thiện và anh làm từ thiện theo cách riêng: tặng tranh cho các đơn vị từ thiện bán đấu giá, vận động bạn bè trong và ngoài nước tặng tiền, quà, thuốc men và cả thủy tinh thể nhân tạo cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo nhưng nhiều nhất vẫn là chuyện anh cho "mượn tên" để tổ chức ca nhạc từ thiện nhưng anh lại không ưa báo chí "làm rùm" những việc ấy .
    Trong khi nhiều người sụt sùi nước mắt bên anh, tôi tha thẩn đến những nơi anh vẫn thường ngồi nhìn nắng. gió qua khung cửa để chờ con chim lẻ bạn đến nghiêng đầu nhìn anh mỗi sáng. Chiếc ghế mây bọc vải hoa vẫn chờ anh đến ngồi và trong căn phòng nhỏ chất đầy tranh vẽ và giấy bút, hẳn vẫn còn đó ly rượu chông chênh trên chiếc bàn cô quạnh... "Trời cao đất rộng một mình tôi đi, một mình tôi đi. Trời như vô tận, một mình tôi về, một mình tôi về với tôi"... Trịnh Công Sơn đã thôi "ở trọ" trần gian để đi về chốn xa xăm cuối trời hư ảo thế nhưng, mãi mãi vẫn còn một Trịnh Công Sơn mảnh mai như cánh hoa mai gầy với những bài nhạc tình bất tử trong lòng những người yêu âm nhạc của anh, bây giờ và cho đến mai sau...
    Phạm Thục
    ATC
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 17:47 ngày 26/07/2002
  4. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    1/4/01
    Viết cho chú
    1/4/01 12:45'
    Ðêm nay cháu không thể nào ngủ được, nằm suy nghĩ mãi, nước mắt cứ trào ra. Thế là chú đã đi thật rồi, chú Sơn ơi, sau bao nhiêu đợt vào sinh ra tử, lúc nặng, lúc bớt, để có lúc cháu tin là chú sẽ qua khỏi, cho dù chú chẳng thể nào khỏe lại như xưa, nhưng chú vẫn sẽ còn đấy ! Thế nhưng hôm nay niềm tin ấy, hy vọng mỏng manh ấy không còn nữa, chú ơi.
    Con người ta chỉ thấy hối tiếc, ân hận khi đã đánh mất 1 điều gì đó, 1 ai đó. Ðây không phải là lần đầu tiên trong đời cháu phải nói lên điều ấy và hôm nay lại 1 lần nữa. Cho dù rất yêu quý chú, rất mê nhạc của chú, nhưng khi chú còn khỏe, khi mà ngày nào nhà mình cũng mở nhạc của chú, thì đã có lúc vô tình cháu đánh mất đi đâu đó 1 bản nhạc, 1 dĩa CD của chú, mà chẳng hề tiếc. Ðể rồi hôm nay cháu lại vội vàng lục tìm tất cả những gì còn lại trong sự hối tiếc muộn màng.
    Có dạo trên mạng TTVN, các bạn trẻ hô hào thành lập CLB các fan của Trịnh Công Sơn, cháu in tất cả những mail các bạn trẻ viết về chú, cháu hỏi chú nếu thành lập ra CLB, tụi cháu mời chú có đến dự không ? Chú hứa chú sẽ đến khi được mời. Nhưng sau đó vì thấy các bạn trẻ hô hào thì nhiều, mà làm thì có vẻ......, nên cháu bỏ ý định làm phiền chú. Bây giờ thì xem như cháu chẳng còn có dịp để làm phiền chú nữa rồi.
    Trước đây những lần chú tới lui, bao lần chú ngồi uống rượu, ăn cơm trong nhà cháu, tất cả đối với cháu rất bình thường, thế mà hôm nay cháu mới hiểu ra rằng hình ảnh ấy, dáng gầy, nhỏ, với chiếc mũ đội lệch, chú ngồi dưới gốc cây dừa sẽ chẳng bao giờ lặp lại nữa. Chú chẳng lúc nào cô độc, vì lúc nào bên chú cũng có bè bạn, anh em, nhưng trong cái đông vui ấy, cháu hiểu rằng chú vẫn 1 mình, vẫn 1 mình.
    Căn nhà của chú từ nay sẽ vắng lạnh. 8h tối nay, người ta đã đưa chủ nhân của căn nhà ấy vào trong chiếc hòm gỗ chật hẹp, làm sao ôm nổi 1 tâm hồn, chú ơi, làm sao ôm nổi 1 Con Người của Biển Nhớ, của Cát Bụi, của bao nhiêu con tim???
    Ngày mai đây khi hay tin chú đã ra đi, bao nhiêu người sẽ thổn thức tiếc thương. Những giọt nước mắt, những vòng hoa sẽ dành cho chú.
    Rồi mai đây khi nhắc đến chú, người ta sẽ gọi chú là "Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn", trời ơi, cháu ghét điều ấy, cháu không muốn nghe điều ấy, cháu ước gì điều ấy không bao giờ xảy ra, chú ơi!
    From longthuy@sg.fpt.vn.
    4/4/2001
    Tiễn đưa chú.

    3/4/2001 - 2h đêm vẫn còn người đến viếng thăm chú lần cuối.
    4 - 5h sáng hôm nay, 4/4/2001, ngôi nhà của chú, con hẻm nhỏ, con đường Phạm Ngọc Thạch đã đông chật những người và hoa tiễn đưa. Chú vốn là Người của mọi người, của mọi con tim, nên có lẽ chú cũng cảm thông cho con hẻm ngày nào vắng lặng nay bỗng trở nên chật chội, con đường ấy lại không còn nổi 1 lối đi. Phải khó khăn lắm mới dọn được đường cho chiếc xe tang. Xe tang chú phủ kín những cánh hoa lan trắng, lan tím, đẹp lạ thường, bởi chú vốn yêu vẻ đẹp và thích được đẹp phải không chú ?
    Từng đoàn người, đoàn người theo sau xe tang. Dọc đường chú đi là những cụ già, thanh niên và em trẻ nghiêng mình chào tiễn đưa chú "về chốn xa xăm cuối trời".
    Khó khăn nhất là khi đến nghĩa trang Gò Dưa, phải chật vật lắm, người thân, họ hàng mới đến gần bên chú được. Các bác, các anh mồ hôi uớt đẫm và khan cả tiếng để kêu gọi mọi người đừng chen lấn. Dường như không thể nào ngăn được dòng người muốn vào để được nhìn chú lần cuối cùng, chú ơi. Tội nghiệp, chú Lê Cung Bắc phải năn nỉ mọi người "Bà con đã thương anh Sơn, đến đây cùng anh thì hãy cố gắng trật tự" !
    Kỳ lạ thay, chỉ khi một nhóm người mến mộ cất tiếng hát lên những lời ca được viết bằng cả tình yêu , cả cuộc đời của chú thì lập tức mọi người lặng im, và chẳng ai bảo ai, mọi người bắt đầu cùng hát và cùng khóc. Trong những giờ phút cuối cùng này, chú lại được nghe người ta hát nhạc của chú, những "Nối vòng tay lớn", "Biển Nhớ", "Cát bụi", "Một cõi đi về", vv...
    "Anh nằm xuống, sau một lần đã đến đây. đã vui chơi trong cuộc đời này, đã bay cao trong vòm trời này. Giờ nằm xuống, không bạn bè, không có ai. Không có ai từng ngày, không có ai đời đời ru anh ngủ. Mùa mưa tới, trong nghĩa trang này, chỉ có loài chim thôi" - Một ai đó (dường như không phải là họ hàng, người thân, lại càng không phải là ca sỹ) đã hát rất hay cho chú nghe trong nước mắt. Tất cả lặng đi.
    "Không bạn bè, không có ai"?
    Không ! Trái tim chú ấm áp biết bao khi những cánh tay liên tục truyền nhau những cành hoa hồng, hoa huệ, hoa lan, hoa nhài để đặt lên mộ chú, khi những ly rượu tràn được các chú, các anh chế lên nấm mồ bằng đất mới.
    Không ! Nơi ấy, trong ngôi nhà mới của chú đã có bà - người mẹ hiền đang dang tay đón chú vào lòng, từ nay chú lại được ở cạnh bên bà, lại được bà chở che, yêu thương. Hôm nay, "cái thân thể mà cha mẹ sinh thành" đã trở về với mẹ !
    Bắt đầu đêm nay, sau khi đã để chú lại nơi nghĩa trang ấy, khi không còn cảnh đông đúc, viếng thăm của bè bạn trong những ngày tang lễ, người thân mới thật sự thấm hiểu được nổi đau của mình, nổi đau mất đi người anh của đàn em, mất đi một người đã bao năm lặng lẽ đi về trong căn nhà ấy !
    Đêm nay, trong ngôi nhà của chú chỉ còn lại toàn những người "ở trọ", bởi chủ nhân của nó đã mãi mãi đi xa !
    Longthuy@
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 20:31 ngày 04/07/2003
  5. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    1/4/01
    Viết cho chú
    1/4/01 12:45'
    Ðêm nay cháu không thể nào ngủ được, nằm suy nghĩ mãi, nước mắt cứ trào ra. Thế là chú đã đi thật rồi, chú Sơn ơi, sau bao nhiêu đợt vào sinh ra tử, lúc nặng, lúc bớt, để có lúc cháu tin là chú sẽ qua khỏi, cho dù chú chẳng thể nào khỏe lại như xưa, nhưng chú vẫn sẽ còn đấy ! Thế nhưng hôm nay niềm tin ấy, hy vọng mỏng manh ấy không còn nữa, chú ơi.
    Con người ta chỉ thấy hối tiếc, ân hận khi đã đánh mất 1 điều gì đó, 1 ai đó. Ðây không phải là lần đầu tiên trong đời cháu phải nói lên điều ấy và hôm nay lại 1 lần nữa. Cho dù rất yêu quý chú, rất mê nhạc của chú, nhưng khi chú còn khỏe, khi mà ngày nào nhà mình cũng mở nhạc của chú, thì đã có lúc vô tình cháu đánh mất đi đâu đó 1 bản nhạc, 1 dĩa CD của chú, mà chẳng hề tiếc. Ðể rồi hôm nay cháu lại vội vàng lục tìm tất cả những gì còn lại trong sự hối tiếc muộn màng.
    Có dạo trên mạng TTVN, các bạn trẻ hô hào thành lập CLB các fan của Trịnh Công Sơn, cháu in tất cả những mail các bạn trẻ viết về chú, cháu hỏi chú nếu thành lập ra CLB, tụi cháu mời chú có đến dự không ? Chú hứa chú sẽ đến khi được mời. Nhưng sau đó vì thấy các bạn trẻ hô hào thì nhiều, mà làm thì có vẻ......, nên cháu bỏ ý định làm phiền chú. Bây giờ thì xem như cháu chẳng còn có dịp để làm phiền chú nữa rồi.
    Trước đây những lần chú tới lui, bao lần chú ngồi uống rượu, ăn cơm trong nhà cháu, tất cả đối với cháu rất bình thường, thế mà hôm nay cháu mới hiểu ra rằng hình ảnh ấy, dáng gầy, nhỏ, với chiếc mũ đội lệch, chú ngồi dưới gốc cây dừa sẽ chẳng bao giờ lặp lại nữa. Chú chẳng lúc nào cô độc, vì lúc nào bên chú cũng có bè bạn, anh em, nhưng trong cái đông vui ấy, cháu hiểu rằng chú vẫn 1 mình, vẫn 1 mình.
    Căn nhà của chú từ nay sẽ vắng lạnh. 8h tối nay, người ta đã đưa chủ nhân của căn nhà ấy vào trong chiếc hòm gỗ chật hẹp, làm sao ôm nổi 1 tâm hồn, chú ơi, làm sao ôm nổi 1 Con Người của Biển Nhớ, của Cát Bụi, của bao nhiêu con tim???
    Ngày mai đây khi hay tin chú đã ra đi, bao nhiêu người sẽ thổn thức tiếc thương. Những giọt nước mắt, những vòng hoa sẽ dành cho chú.
    Rồi mai đây khi nhắc đến chú, người ta sẽ gọi chú là "Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn", trời ơi, cháu ghét điều ấy, cháu không muốn nghe điều ấy, cháu ước gì điều ấy không bao giờ xảy ra, chú ơi!
    From longthuy@sg.fpt.vn.
    4/4/2001
    Tiễn đưa chú.

    3/4/2001 - 2h đêm vẫn còn người đến viếng thăm chú lần cuối.
    4 - 5h sáng hôm nay, 4/4/2001, ngôi nhà của chú, con hẻm nhỏ, con đường Phạm Ngọc Thạch đã đông chật những người và hoa tiễn đưa. Chú vốn là Người của mọi người, của mọi con tim, nên có lẽ chú cũng cảm thông cho con hẻm ngày nào vắng lặng nay bỗng trở nên chật chội, con đường ấy lại không còn nổi 1 lối đi. Phải khó khăn lắm mới dọn được đường cho chiếc xe tang. Xe tang chú phủ kín những cánh hoa lan trắng, lan tím, đẹp lạ thường, bởi chú vốn yêu vẻ đẹp và thích được đẹp phải không chú ?
    Từng đoàn người, đoàn người theo sau xe tang. Dọc đường chú đi là những cụ già, thanh niên và em trẻ nghiêng mình chào tiễn đưa chú "về chốn xa xăm cuối trời".
    Khó khăn nhất là khi đến nghĩa trang Gò Dưa, phải chật vật lắm, người thân, họ hàng mới đến gần bên chú được. Các bác, các anh mồ hôi uớt đẫm và khan cả tiếng để kêu gọi mọi người đừng chen lấn. Dường như không thể nào ngăn được dòng người muốn vào để được nhìn chú lần cuối cùng, chú ơi. Tội nghiệp, chú Lê Cung Bắc phải năn nỉ mọi người "Bà con đã thương anh Sơn, đến đây cùng anh thì hãy cố gắng trật tự" !
    Kỳ lạ thay, chỉ khi một nhóm người mến mộ cất tiếng hát lên những lời ca được viết bằng cả tình yêu , cả cuộc đời của chú thì lập tức mọi người lặng im, và chẳng ai bảo ai, mọi người bắt đầu cùng hát và cùng khóc. Trong những giờ phút cuối cùng này, chú lại được nghe người ta hát nhạc của chú, những "Nối vòng tay lớn", "Biển Nhớ", "Cát bụi", "Một cõi đi về", vv...
    "Anh nằm xuống, sau một lần đã đến đây. đã vui chơi trong cuộc đời này, đã bay cao trong vòm trời này. Giờ nằm xuống, không bạn bè, không có ai. Không có ai từng ngày, không có ai đời đời ru anh ngủ. Mùa mưa tới, trong nghĩa trang này, chỉ có loài chim thôi" - Một ai đó (dường như không phải là họ hàng, người thân, lại càng không phải là ca sỹ) đã hát rất hay cho chú nghe trong nước mắt. Tất cả lặng đi.
    "Không bạn bè, không có ai"?
    Không ! Trái tim chú ấm áp biết bao khi những cánh tay liên tục truyền nhau những cành hoa hồng, hoa huệ, hoa lan, hoa nhài để đặt lên mộ chú, khi những ly rượu tràn được các chú, các anh chế lên nấm mồ bằng đất mới.
    Không ! Nơi ấy, trong ngôi nhà mới của chú đã có bà - người mẹ hiền đang dang tay đón chú vào lòng, từ nay chú lại được ở cạnh bên bà, lại được bà chở che, yêu thương. Hôm nay, "cái thân thể mà cha mẹ sinh thành" đã trở về với mẹ !
    Bắt đầu đêm nay, sau khi đã để chú lại nơi nghĩa trang ấy, khi không còn cảnh đông đúc, viếng thăm của bè bạn trong những ngày tang lễ, người thân mới thật sự thấm hiểu được nổi đau của mình, nổi đau mất đi người anh của đàn em, mất đi một người đã bao năm lặng lẽ đi về trong căn nhà ấy !
    Đêm nay, trong ngôi nhà của chú chỉ còn lại toàn những người "ở trọ", bởi chủ nhân của nó đã mãi mãi đi xa !
    Longthuy@
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 20:31 ngày 04/07/2003
  6. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi, ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi .....". " tiếng động gõ nhịp khôn nguôi" chỉ có trong bài hát, nay "tiếng động" ấy đã trở thành sự thật với người nhạc sĩ tài hoa. Những Huế- Sài Gòn- Hà Nội, Người con gái da vàng, Kinh khổ, Huyền thoại mẹ........ Những Nắng thủy tinh, Hạ trắng, Thương một người, Một cõi đi về, Ru ta nhậm ngùi, Em còn nhớ hay em đã quên, Biển nhớ, Như cánh vạc bay, đoá hoa vô thường, ướt mi....... luôn bất diệt trong tôi cũng như trong lòng người hâm mộ. Nhạc TCS từ lâu đã trở nên thân thiết trong cuộc sống của tôi, tôi đã từng khóc cho chính tôi khi nghe nhạc TCS. Tối nay, nghe KL, HN hát nhạc Trịnh, tôi khóc, khóc cho người nằm xuống, cho tác giả của những bài hát giúp tôi tìm thấy tôi, giúp tôi thêm yêu cuộc sống.
    " mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, cùng với anh em tìm đến mọi người.......Vì sao tôi sống, vì đất nước cần một trái tim ".
    "..... cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ "
    Trái tim bao dung, tấm lòng rộng lượng, tình cảm nồng hậu dành cho quê hương, gia đình, đôi lứa như thế nào đều thể hiện qua nhịp điệu, qua mỹ từ mà TCS đã " thổi hồn" mình qua hàng trăm bài hát. Người nằm đó có biết hàng triệu trái tim đang thương tiếc cho một TCS mà ko biết đến khi nào nền ANVN mới xuất hiện một TCS thứ hai.
    Hoàng Thục Anh.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 04/07/2003
  7. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi, ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi .....". " tiếng động gõ nhịp khôn nguôi" chỉ có trong bài hát, nay "tiếng động" ấy đã trở thành sự thật với người nhạc sĩ tài hoa. Những Huế- Sài Gòn- Hà Nội, Người con gái da vàng, Kinh khổ, Huyền thoại mẹ........ Những Nắng thủy tinh, Hạ trắng, Thương một người, Một cõi đi về, Ru ta nhậm ngùi, Em còn nhớ hay em đã quên, Biển nhớ, Như cánh vạc bay, đoá hoa vô thường, ướt mi....... luôn bất diệt trong tôi cũng như trong lòng người hâm mộ. Nhạc TCS từ lâu đã trở nên thân thiết trong cuộc sống của tôi, tôi đã từng khóc cho chính tôi khi nghe nhạc TCS. Tối nay, nghe KL, HN hát nhạc Trịnh, tôi khóc, khóc cho người nằm xuống, cho tác giả của những bài hát giúp tôi tìm thấy tôi, giúp tôi thêm yêu cuộc sống.
    " mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, cùng với anh em tìm đến mọi người.......Vì sao tôi sống, vì đất nước cần một trái tim ".
    "..... cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ "
    Trái tim bao dung, tấm lòng rộng lượng, tình cảm nồng hậu dành cho quê hương, gia đình, đôi lứa như thế nào đều thể hiện qua nhịp điệu, qua mỹ từ mà TCS đã " thổi hồn" mình qua hàng trăm bài hát. Người nằm đó có biết hàng triệu trái tim đang thương tiếc cho một TCS mà ko biết đến khi nào nền ANVN mới xuất hiện một TCS thứ hai.
    Hoàng Thục Anh.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 04/07/2003
  8. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Khúc dạo đầu tưởng nhớ Trịnh Công Sơn

    Y Trang - Minh Thi

    Được cả những người cùng nghề và đông đảo quần chúng thừa nhận, có lẽ ca khúc của Trịnh Công Sơn là dấu ấn đặc biệt trong lịch sử âm nhạc VN. Sức sống ấy sẽ còn dài lâu, không ồn ào, thời thượng mà cứ thầm lặng, nhỏ nhẹ như một sự hiệp thông giữa con người với con người. Và ít nhất, một vài thế hệ nữa sẽ còn lắng nghe, cùng khát vọng vượt qua sự hữu hạn của đời người, để sống, để yêu thương theo ma lực của âm nhạc Trịnh Công Sơn.

    Và cũng khác với nhiều nhạc sĩ, Trịnh Công Sơn còn sáng tạo, còn hoạt động âm nhạc cho đến những giờ phút cuối cùng. Nhiều bài hát của ông vẫn góp mặt trong không ít chương trình biểu diễn. Các băng, đĩa nhạc vẫn liên tục xuất hiện. Ngay từ tối 1.4, khi biết tin Trịnh Công Sơn mất, bè bạn và đặc biệt là tầng lớp trí thức, thanh niên, sinh viên... đã tập hợp nhau tưởng nhớ Sơn theo cách riêng. Họ mở băng, đĩa, và hát tại nhà riêng, tại các quán. Vẫn tại các thành phố lớn là chính: Huế, Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng...

    Thành phố Hồ Chí Minh, nơi Sơn sống trong một phần tư thế kỷ qua, là nơi anh gửi xác thân vào lòng đất, cũng là nơi có chương trình tưởng nhớ sớm nhất. Tất nhiên quy mô còn khiêm tốn nhưng cũng khá xúc động. Đêm 7.4, tại phòng trà ca nhạc Tiếng tơ đồng, một trong những phòng trà lớn nhất tại TPHCM, là một đêm như thế. Dẫn chương trình là nhà thơ Đỗ Trung Quân, đã từng dẫn chương trình giao lưu với âm nhạc Sơn trước đây. Sân khấu toàn hoa trắng và nến trắng, ánh sáng chỉ vừa đủ để soi lên chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do chính Đỗ Trung Quân vẽ, và một dòng chữ của một khán giả vô danh: Liệu có thể nào viết hết tên của những người yêu mến Trịnh Công Sơn?. Tiếng kèn saxophone của Trần Mạnh Tuấn Một cõi đi về đã để lại ấn tượng trong lòng khán giả. Ca sĩ Hồng Nhung với Bống Bồng ơi, ca sĩ Cẩm Vân với Ướt mi và Người về bỗng nhớ đã làm nhiều người phải gạt nước mắt. Một đêm nhạc mà theo lời nhà thơ Đỗ Trung Quân, chưa bao giờ thấy giới báo chí tặng hoa nhiều như thế. Tất cả những bó hoa tươi thắm đều được dành cho gia đình và người thân của Trịnh Công Sơn. Riêng Trịnh Vĩnh Trinh - ca sĩ chuyên hát các ca khúc của anh ruột mình - rất xúc động, song vì quá mệt, chị không hát trực tiếp. Một lần nữa, cả khán phòng được xem những ca khúc do chị trình bày trong Ru tình. Đây chỉ là một chương trình nhỏ do chủ phòng trà - anh Văn Cầm Mỹ đứng ra tổ chức, không bán vé nhưng tạo được không khí ấm cúng và rất đặc trưng cho nhạc Trịnh Công Sơn.
    Rồi cũng lại Hồng Nhung và tay kèn Trần Mạnh Tuấn bay ra Hà Nội chuyến sớm nhất sáng ngày 8.4 để kịp tập và diễn trong Chương trình giao lưu - ca nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn vào tối cùng ngày tại Cung Văn hoá Thanh niên Hà Nội. Đây là chương trình do tạp chí Âm nhạc và Thời đại (Hội Nhạc sĩ VN), Chương trình Âm nhạc và tin tức FM (Đài Tiếng nói VN) và VTV3 kết hợp với Cung VHTN HN tổ chức.

    Chương trình với kịch bản và lời dẫn của Nguyễn Trọng Tạo, có tiếng hát của Hồng Nhung, Thanh Lam, Ngọc Tân, Thuỳ Dung, Tấn Minh và tiếng kèn Trần Mạnh Tuấn. Cái hay của chương trình là có sự giao lưu của khán giả với ca sĩ và nhất là các nhạc sĩ. Hồng Đăng, Nguyễn Cường, Phó Đức Phương, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Trọng Tạo... sẽ trả lời khán giả và đọc thơ, kể lại kỷ niệm về Sơn. Riêng Phó Đức Phương có bài Không thể và có thể được viết với lời đề tặng Trịnh Công Sơn qua tiếng hát của Thanh Lam.
    Nhà hát Tuổi Trẻ Hà Nội cũng nhanh nhẹn và cố chạy đua bằng Chương trình Tuổi đời mênh mông sẽ diễn trong hai tối 14 và 15.4. Kịch bản và lời dẫn của nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha. Tuổi đời mênh mông khoảng 17 bài gồm đủ hình thức: Đơn, song, tốp ca... Ngoài một Thuỳ Dung, Ngọc Anh (người cũ của tam ca 3A)... có tiếng tăm còn lại toàn các ca sĩ trẻ, nghe nói có một giọng hát mới có thể coi là một phát hiện - rất hợp với chất Trịnh Công Sơn. Chương trình - nói như Nguyễn Thụy Kha - là lời cầu chúc anh linh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn siêu thoát nhẹ nhàng trong cõi càn khôn vô hạn.
    Những chương trình trên đều xuất phát từ tấm lòng chân thành của những người thực hiện. Tuy nhiên, để các chương trình có tầm cỡ, hiệu quả hơn nữa phải cần có thời gian. Được biết Hội Âm nhạc TPHCM cũng đang chuẩn bị một đêm nhạc Trịnh Công Sơn khá quy mô nhân ngày mất của anh vào giữa tháng năm này.
    Y Trang - Minh Thi
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 20:50 ngày 04/07/2003
  9. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Khúc dạo đầu tưởng nhớ Trịnh Công Sơn

    Y Trang - Minh Thi

    Được cả những người cùng nghề và đông đảo quần chúng thừa nhận, có lẽ ca khúc của Trịnh Công Sơn là dấu ấn đặc biệt trong lịch sử âm nhạc VN. Sức sống ấy sẽ còn dài lâu, không ồn ào, thời thượng mà cứ thầm lặng, nhỏ nhẹ như một sự hiệp thông giữa con người với con người. Và ít nhất, một vài thế hệ nữa sẽ còn lắng nghe, cùng khát vọng vượt qua sự hữu hạn của đời người, để sống, để yêu thương theo ma lực của âm nhạc Trịnh Công Sơn.

    Và cũng khác với nhiều nhạc sĩ, Trịnh Công Sơn còn sáng tạo, còn hoạt động âm nhạc cho đến những giờ phút cuối cùng. Nhiều bài hát của ông vẫn góp mặt trong không ít chương trình biểu diễn. Các băng, đĩa nhạc vẫn liên tục xuất hiện. Ngay từ tối 1.4, khi biết tin Trịnh Công Sơn mất, bè bạn và đặc biệt là tầng lớp trí thức, thanh niên, sinh viên... đã tập hợp nhau tưởng nhớ Sơn theo cách riêng. Họ mở băng, đĩa, và hát tại nhà riêng, tại các quán. Vẫn tại các thành phố lớn là chính: Huế, Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng...

    Thành phố Hồ Chí Minh, nơi Sơn sống trong một phần tư thế kỷ qua, là nơi anh gửi xác thân vào lòng đất, cũng là nơi có chương trình tưởng nhớ sớm nhất. Tất nhiên quy mô còn khiêm tốn nhưng cũng khá xúc động. Đêm 7.4, tại phòng trà ca nhạc Tiếng tơ đồng, một trong những phòng trà lớn nhất tại TPHCM, là một đêm như thế. Dẫn chương trình là nhà thơ Đỗ Trung Quân, đã từng dẫn chương trình giao lưu với âm nhạc Sơn trước đây. Sân khấu toàn hoa trắng và nến trắng, ánh sáng chỉ vừa đủ để soi lên chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do chính Đỗ Trung Quân vẽ, và một dòng chữ của một khán giả vô danh: Liệu có thể nào viết hết tên của những người yêu mến Trịnh Công Sơn?. Tiếng kèn saxophone của Trần Mạnh Tuấn Một cõi đi về đã để lại ấn tượng trong lòng khán giả. Ca sĩ Hồng Nhung với Bống Bồng ơi, ca sĩ Cẩm Vân với Ướt mi và Người về bỗng nhớ đã làm nhiều người phải gạt nước mắt. Một đêm nhạc mà theo lời nhà thơ Đỗ Trung Quân, chưa bao giờ thấy giới báo chí tặng hoa nhiều như thế. Tất cả những bó hoa tươi thắm đều được dành cho gia đình và người thân của Trịnh Công Sơn. Riêng Trịnh Vĩnh Trinh - ca sĩ chuyên hát các ca khúc của anh ruột mình - rất xúc động, song vì quá mệt, chị không hát trực tiếp. Một lần nữa, cả khán phòng được xem những ca khúc do chị trình bày trong Ru tình. Đây chỉ là một chương trình nhỏ do chủ phòng trà - anh Văn Cầm Mỹ đứng ra tổ chức, không bán vé nhưng tạo được không khí ấm cúng và rất đặc trưng cho nhạc Trịnh Công Sơn.
    Rồi cũng lại Hồng Nhung và tay kèn Trần Mạnh Tuấn bay ra Hà Nội chuyến sớm nhất sáng ngày 8.4 để kịp tập và diễn trong Chương trình giao lưu - ca nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn vào tối cùng ngày tại Cung Văn hoá Thanh niên Hà Nội. Đây là chương trình do tạp chí Âm nhạc và Thời đại (Hội Nhạc sĩ VN), Chương trình Âm nhạc và tin tức FM (Đài Tiếng nói VN) và VTV3 kết hợp với Cung VHTN HN tổ chức.

    Chương trình với kịch bản và lời dẫn của Nguyễn Trọng Tạo, có tiếng hát của Hồng Nhung, Thanh Lam, Ngọc Tân, Thuỳ Dung, Tấn Minh và tiếng kèn Trần Mạnh Tuấn. Cái hay của chương trình là có sự giao lưu của khán giả với ca sĩ và nhất là các nhạc sĩ. Hồng Đăng, Nguyễn Cường, Phó Đức Phương, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Trọng Tạo... sẽ trả lời khán giả và đọc thơ, kể lại kỷ niệm về Sơn. Riêng Phó Đức Phương có bài Không thể và có thể được viết với lời đề tặng Trịnh Công Sơn qua tiếng hát của Thanh Lam.
    Nhà hát Tuổi Trẻ Hà Nội cũng nhanh nhẹn và cố chạy đua bằng Chương trình Tuổi đời mênh mông sẽ diễn trong hai tối 14 và 15.4. Kịch bản và lời dẫn của nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha. Tuổi đời mênh mông khoảng 17 bài gồm đủ hình thức: Đơn, song, tốp ca... Ngoài một Thuỳ Dung, Ngọc Anh (người cũ của tam ca 3A)... có tiếng tăm còn lại toàn các ca sĩ trẻ, nghe nói có một giọng hát mới có thể coi là một phát hiện - rất hợp với chất Trịnh Công Sơn. Chương trình - nói như Nguyễn Thụy Kha - là lời cầu chúc anh linh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn siêu thoát nhẹ nhàng trong cõi càn khôn vô hạn.
    Những chương trình trên đều xuất phát từ tấm lòng chân thành của những người thực hiện. Tuy nhiên, để các chương trình có tầm cỡ, hiệu quả hơn nữa phải cần có thời gian. Được biết Hội Âm nhạc TPHCM cũng đang chuẩn bị một đêm nhạc Trịnh Công Sơn khá quy mô nhân ngày mất của anh vào giữa tháng năm này.
    Y Trang - Minh Thi
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 20:50 ngày 04/07/2003
  10. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Lời truy điệu
    Phạm Duy
    Từ 1975 cho tới năm 2000, suốt 25 năm xa quê hương đất nước, tôi không có cơ hội để theo rõi sinh hoạt của âm nhạc Việt Nam và không biết sau cơn hồng thủy, nhạc Trịnh Công Sơn ra sao, là nhạc chắp cánh bay lên hay nhạc la đà chìm xuống ? Nhưng qua dăm bẩy băng nhạc sản xuất tại Hoa Kỳ trong đó có vài ba bài ca mới soạn của Trịnh Công Sơn thì tôi thấy nhạc của anh vẫn là nhạc tình yêu và nhạc thân phận làm người.
    Nhưng vào năm 1989, ngẫu nhiên Trịnh Công Sơn và tôi cùng có mặt ở Paris, trong nỗi vui mừng gặp nhau của hai người cùng có chung một phận, Trịnh Công Sơn hát cho tôi nghe bài hát Lặng Lẽ Nơi Này mà anh vừa mới viết ra :
    Trời cao đất rộng,
    Một mình tôi đi
    Một mình tôi đi
    Đời như vô tận,
    Một mình tôi về
    Một mình tôi về...với tôi !
    ... thì tôi thấy nghệ sĩ nào rồi cũng phải mang số phận cô đơn truyền kiếp, ở quê hương hay xa quê hương, vào thời bình hay chinh chiến, giữa đám đông hay khoảng trống, nơi thiên đàng hay địa ngục... Chỉ còn có thể về với mình, về với tôi như Sơn đã nói.
    Trời cao đất rộng, một mình tôi đi ... Cô đơn truyền kiếp phải chăng là kiếp của nhiều ca nhân ? Văn Cao khi mới chỉ là chàngTrương Chi tuổi còn rất xanh, tài hoa đang nở rực, chưa hề biết phận mình mỏng manh ra sao trong cơn gió lốc sẽ tới, mà cũng đã chỉ muốn :
    Ngồi đây ta gõ mạn thuyền
    Ta ca, trái đất còn riêng ta !
    Còn tôi ? Tôi còn phải sống, đôi khi phải đổi chỗ đứng, đổi chỗ ngồi cho đỡ buồn trong cõi trần ai sầu muộn này, từ rất lâu ngồi đâu thì cũng chỉ là ngồi một mình trong cái TA.
    * *
    *
    Hôm nay là ngày an táng Trịnh Công Sơn. Vào giờ phút anh đã thực sự về với đất, với trời, nghĩa là về với mình rồi, chúng tôi biết rằng anh đã nghìn lần nói lên nghìn lời trối trăn qua tác phẩm, lời nào cũng làm cho mọi người thấy được nỗi đau làm người, nỗi đau tình cờ, cơn đau chưa dài và cơn đau lên đầy, quá nửa đời người không một ngày vui...
    Nhưng theo tôi, có lẽ sau đây là lời trăn trối tuyệt diệu nhất, lời cuối cùng Trịnh Công Sơn nói với Trịnh Công Sơn :
    Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng,
    Lá mùa Thu rơi rụng giữa mùa Đông
    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Em là tôi và tôi cũng là em.
    Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo
    Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo
    Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ ?
    Tôi là ai mà còn trần gian thế !
    Tôi là ai, là ai... là ai
    Mà yêu quá đời này !
    Phạm Duy
    Thị Trấn Giữa Đàng (Midway City)
    Lời truy điệu đọc trong đêm họp mặt của bạn bè, 3 April 2001 trong khi Saigon đang làm lễ an táng TCS.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 21:02 ngày 04/07/2003

Chia sẻ trang này