1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Trịnh Công Sơn Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (phần 7 )
    Mặt trời có thể tạo ra những cơn hôn mê; nó cũng có thể giúp đưa con người vào cái nhìn xuyên suốt để đi đến sự tìm hiểu cấu trúc của hiện thực. Nó cho ta một cái nhìn vào trái tim của thực tại. Nó là sự có mặt cần thiết cho cuộc sống của con người trên trần gian này. Trong tất cả những ý nghĩa vừa có tính vật lý (physical) vừa có tính siêu hình (metaphysical) của nó. (...)
    [...]
    Không Gian Phố:
    Trước hết, đối với Trịnh Công Sơn, phố là nơi có những mặt người, những mặt người xa lạ cũng như những mặt người thân quen. Phố là nơi có sự sống, sự sống cứ mãi tiếp diễn và như một dòng chảy vô tận. Phố là sự sinh động. Với những quán xá, những con đường. Trong phố có nắng, có mưa, có những lá cây và có những cỏ hoa lấp lánh. ở phố, con người có thể tìm ra mọi dạng thức của đời sống. Trong phố, con người có thể thấy được đủ mọi nét vẽ của cuộc đời. Trong đó, có những nét nhạc vui và những tiếng nhạc buồn. Có những thiết tha và có những khổ lụy. Có những nụ cười, có những giọt nước mắt, có vị mặn đắng của đời sống, và có những chất ngọt thơm của cuộc đời. Hãy xem thử một cuộc triển lãm về phố trong thế giới của Trịnh Công Sơn.
    Trước hết là một con phố hồng, một con phố lạ. Nó đẹp và tươi đến độ chúng ta cảm thấy là nó không có thật giữa cuộc đời này. Nhưng nó đã mọc lên giữa lòng ta qua mắt nhìn của người nhạc sĩ:
    Trời đất kia, có hay ta về
    Một phố hồng, một phố hư không
    Đường lên cao, bước chân nhè nhẹ
    Sương, ô kìa, sương rơi bềnh bồng
    (Có Nghe Đời Nghiêng)
    Một phố vui. Với nắng và lá:
    Bên trời còn nắng / Lá trời còn xanh
    Phố còn người đông
    (Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày)
    Một phố có em, với hoa vàng, với trời hạ, với một thoáng hương mềm tha thiết, và với tiếng cười em thoảng bay, đâu đó, tưởng chừng như có như không:
    Em đến bên đời / hoa vàng một đóa
    Một thoáng hương bay / bên trời phố hạ (...)
    Em cười đâu đó giữa lòng phố xá đông vui
    (Hoa Vàng Mấy Độ)
    Và một phố hoa khác. Với em, trong một cảnh quay chậm, giữa những loài hoa vàng và tím. Và có thể với một chùm hoa giấy màu đỏ cam đong đưa. Tất cả bồng bế nhau, hơi nhòe đi trong nhịp chuyển động, trên nền đen của tóc:
    Đường phố em về / tóc cùng hoa quyến luyến
    (Thành Phố Mùa Xuân)
    Trịnh Công Sơn là con người của phố, một con người luôn nhớ phố phường. Anh không thể sống một ngày mà không xuống phố. ?oTừng ngày chôn chân nhớ phố lang thang? là nỗi khổ đau cụ thể của một người bị giam hãm trong bốn bức tường, không được nghe những tiếng nói bạn bè, những tiếng cười thân yêu. Hạnh phúc của anh là sự gặp gỡ tất cả những con người thân quen cũng như những con người xa lạ mà trần gian đã gửi đến cuộc đời này. Anh muốn dang rộng vòng tay để ôm lấy và yêu thương tất cả những con người:
    Gặp nhau trong phố, xin yêu khôn nguôi những thân người
    (Đời Cho Ta Thế)
    Người nhạc sĩ yêu những đường phố trần gian. Anh nhìn ra mọi vẻ mặt thân thiết của những đường phố đó:
    Đường phố dài một đường phố dài
    Đường phố này một chiều tôi tới
    Đi thong dong tôi chào vẫy mọi người
    Đường phố cười (...)
    Đường rất tình một đường rất tình
    Đường rất gần một ngày xưa lắm
    Khi chân qua bỗng nghe đầy tiếng chim
    Đường trái tim
    Đường tình yêu nghe tiếng ai nỉ non
    Đường hàm oan nghe tiếng ai than thầm
    Đường máu xương chờ lau hết dấu vinh quang
    Đường đến tôi chờ em đã quá lâu năm...
    (Có Những Con Đường)
    Trịnh Công Sơn đã đi qua nhiều loại phố phường khác nhau. Anh đã đi ?ovề trên phố cao nguyên ngồi? để nghe ?otiếng gà trưa gáy khan bên đồi? vắng. Anh đã đi thăm ?ophố xưa dấu đạn? để thấy những vết tích của ?ocỏ lá buồn tênh?. Những đường phố ấy buồn bã vì thưa vắng bóng người, và ở đó, ?otháng năm quá rộng?, ?okhói trời mênh mông?, và đời lúc nào cũng vẫn ?ocòn bay những cơn mưa phùn?. ở Huế, nơi quê hương của tâm hồn Trịnh Công Sơn, trong những đường phố của thành quách hoang tàn?
    Bùi Vĩnh Phúc
    Nguồn: http://www.vnenterprise.com
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi...
  2. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Người yêu nhạc với cà phê ''hẻm'' Trịnh


    Một góc cà phê hẻm Trịnh.
    ?oNgười Sài Gòn yêu mến Trịnh Công Sơn thật kỳ lạ. Khi ông sống họ yêu đã đành nhưng khi ông mất, ngày ngày vẫn có kẻ tìm đến ngồi nhâm nhi với... ông?, một khán giả đã thốt lên với tôi khi nhắc đến quán cà phê gần căn nhà cũ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở 47 Phạm Ngọc Thạch, TP HCM.
    Trước nhà nhạc sĩ đến giờ vẫn treo lủng lẳng tấm biển "47C-Duy Tân", vốn là địa chỉ từ nhiều năm trước. Ngày còn sống, ông từng kể với tôi rằng, ông muốn lưu giữ dấu ấn một thời để bạn bè xưa cũ trở lại thăm sẽ không ngỡ ngàng.
    Tại nơi đây, ông đã viết nên bao ca khúc đầy tính chiêm nghiệm, đã phát hiện ra trong mưa "phố bỗng là dòng sông trói chân", hay "bốn mùa như gió/ bốn mùa như mây/ bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta?. Và cũng chính tại căn hẻm nhỏ, bao người hâm mộ đã tiễn đưa ông về "bên trời kia", nơi ông sẽ "hoá kiếp" thành hạt bụi.
    Đến với cà phê hẻm Trịnh, có thể bắt gặp những con người thuộc đủ mọi tầng lớp. Đó có thể là những người bạn tâm giao với Trịnh Công Sơn xưa kia, cũng có thể là các văn nghệ sĩ, và cả những anh xế lô, ba gác. Họ coi đây là điểm hẹn hò lý tưởng bởi ai cũng biết chốn này.
    Chị Thanh Hà, giảng viên piano nói: "Bạn bè tôi thường tập kết ở đây bởi nó đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, đã chứng kiến những gì "trôi qua đời ta". Với những ai có tâm sự, thì hẻm Trịnh lại là nơi để họ trút nỗi lòng với những tâm hồn đồng điệu. Anh Phan Bá Thọ, cán bộ xây dựng, trầm ngâm: "Tôi thích sự tĩnh lặng nơi đây. Nhạc Trịnh cũng lắng đọng như thế. Những khoảng lặng còn lại sau bản nhạc nói được rất nhiều..."
    Bản thân ông chủ quán tên Hoành cũng mang dấu ấn của Trịnh Công Sơn. Chị gái ông kết hôn với em của nhạc sĩ. Từ Huế, gia đình ông Hoành vào Sài Gòn với ước mơ tìm kiếm việc làm. Tên tuổi của ông anh "xa" đã giúp ông hình thành ý tưởng "cà phê hẻm Trịnh". Ông tin, những người hâm mộ sẽ không bỏ qua con hẻm nơi Trịnh Công Sơn đã đi về bao ngày nắng mưa.
    Thực tế là hàng ngày, người người cứ đến ngồi dựa lưng vào tường, mắt nhìn chăm chăm vào bức tường rêu phía trước. Biết đâu trong cùng khoảnh khắc, họ có chung cảm giác "mệt quá đôi chân này/ tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi" hay "nhìn lại mình đời đã xanh rêu"...
    Theo Vnexpress

    chim gặp bác chào mào, chào Bác.:D
  3. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Người yêu nhạc với cà phê ''hẻm'' Trịnh


    Một góc cà phê hẻm Trịnh.
    ?oNgười Sài Gòn yêu mến Trịnh Công Sơn thật kỳ lạ. Khi ông sống họ yêu đã đành nhưng khi ông mất, ngày ngày vẫn có kẻ tìm đến ngồi nhâm nhi với... ông?, một khán giả đã thốt lên với tôi khi nhắc đến quán cà phê gần căn nhà cũ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở 47 Phạm Ngọc Thạch, TP HCM.
    Trước nhà nhạc sĩ đến giờ vẫn treo lủng lẳng tấm biển "47C-Duy Tân", vốn là địa chỉ từ nhiều năm trước. Ngày còn sống, ông từng kể với tôi rằng, ông muốn lưu giữ dấu ấn một thời để bạn bè xưa cũ trở lại thăm sẽ không ngỡ ngàng.
    Tại nơi đây, ông đã viết nên bao ca khúc đầy tính chiêm nghiệm, đã phát hiện ra trong mưa "phố bỗng là dòng sông trói chân", hay "bốn mùa như gió/ bốn mùa như mây/ bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta?. Và cũng chính tại căn hẻm nhỏ, bao người hâm mộ đã tiễn đưa ông về "bên trời kia", nơi ông sẽ "hoá kiếp" thành hạt bụi.
    Đến với cà phê hẻm Trịnh, có thể bắt gặp những con người thuộc đủ mọi tầng lớp. Đó có thể là những người bạn tâm giao với Trịnh Công Sơn xưa kia, cũng có thể là các văn nghệ sĩ, và cả những anh xế lô, ba gác. Họ coi đây là điểm hẹn hò lý tưởng bởi ai cũng biết chốn này.
    Chị Thanh Hà, giảng viên piano nói: "Bạn bè tôi thường tập kết ở đây bởi nó đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, đã chứng kiến những gì "trôi qua đời ta". Với những ai có tâm sự, thì hẻm Trịnh lại là nơi để họ trút nỗi lòng với những tâm hồn đồng điệu. Anh Phan Bá Thọ, cán bộ xây dựng, trầm ngâm: "Tôi thích sự tĩnh lặng nơi đây. Nhạc Trịnh cũng lắng đọng như thế. Những khoảng lặng còn lại sau bản nhạc nói được rất nhiều..."
    Bản thân ông chủ quán tên Hoành cũng mang dấu ấn của Trịnh Công Sơn. Chị gái ông kết hôn với em của nhạc sĩ. Từ Huế, gia đình ông Hoành vào Sài Gòn với ước mơ tìm kiếm việc làm. Tên tuổi của ông anh "xa" đã giúp ông hình thành ý tưởng "cà phê hẻm Trịnh". Ông tin, những người hâm mộ sẽ không bỏ qua con hẻm nơi Trịnh Công Sơn đã đi về bao ngày nắng mưa.
    Thực tế là hàng ngày, người người cứ đến ngồi dựa lưng vào tường, mắt nhìn chăm chăm vào bức tường rêu phía trước. Biết đâu trong cùng khoảnh khắc, họ có chung cảm giác "mệt quá đôi chân này/ tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi" hay "nhìn lại mình đời đã xanh rêu"...
    Theo Vnexpress

    chim gặp bác chào mào, chào Bác.:D
  4. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0
    Cát bụi
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Vào một buổi chiều ngày tháng không còn nhớ, tôi một mình đến rạp Casino xem phim ?Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm? tập 6 . Đây là bộ phim nhiều tập, đã xem tập này thì không thể không chờ xem tập khác. Nói chung là tập nào cũng hấp dẫn. Trong 6 tập có đoạn hiệp sĩ mù xuất kiếm giải cứu cho một nàng Kiều xinh đẹp. Cứ mỗi tuyệt chiêu xuất ra là nghe có một tiếng nói bình giả ca ngợi. Đường kiếm như có thêm sức mạnh mỗi lúc một uyển chuyển huy hoàng hơn. Sau khi cứu được nàng Kiều, hiệp sĩ mù quay về phía tiếng nói vái tay chào hỏi., Hoá ra bên vệ đường dưới gốc cây to có một người mù khác đang ngồi xếp bàn, trên hai chân có cây đàn bọc trong bao vải gác ngang.Người nghệ sĩ mù có nhã ý chơi một bản đàn tặng hiệp sĩ mù. Hai người bèn kéo nhau vào một khu rừng gần đấy. Hình như rừng vào thu nên các cành đều trơ lá, chỉ thấy một đám lá vàng đỏ trải dài trên mặt đất. Hai người ngồi tựa vào hai gốc cây đối diện nhau. Tiếng đàn cất lên như một lời than thở ngậm ngùi về đất trời, về kiếp người. Tiếng đàn nửa chừng bỗng đứt giây. Người nghệ sĩ mù nói : có kẻ bất thiện dang nghe lén. Quả đúng như vậy, có một tên gian đang rình rập hiệp sĩ mù. Thế là hai người lặng lẽ chia tay.
    Hết phim, tôi tản bộ ngang trên đường phố. Không hiểu sao cái đoạn phim ngắn ngủi ấy khiến tôi buồn buồn. Chiều tôi về nhà, sau khi ăn, tôi ngồi đọc lại cuốn ?o Zorba le Grec?. Đến đoạn Zorba than thở : ?o Chim đa đa ơi thôi đừng hót nữa, tiếng hót mày làm tan nát tim ta?, tôi bỗng gập sách lại và không đọc nữa. Có một cái gì đó thật trùng hợp trong cùng một buổi chiều. Một nỗi buồn hay một điều gì đó gần với sự rời xa ly biệt đang cựa mình thức dậy trong tôi.Tôi lại ra đường tìm một góc quán quen thuộc ngồi. Trên đường trở về nhà, trong đầu bỗng vang lên một tiếng hát. Tôi lập đi lập lại nhiều lần trong đầu, hát thành tiếng khe khẽ. Đến khi về nhà ghi lại thì bài hát đã gần như hoàn chỉnh. Sáng hôm sau mang hát cho một số bạn bè nghe, hầu như ai cũng thích.
    Đó là câu chuyện sự ra đời của bài ?o Cát bụi?
    Mỗi bài hát đều bắt nguồn từ một duyên cớ nào đó. Có khi từ một câu chuyện không đâu.
    Bây giờ thì người hiệp sĩ mù kia đã chết rồi. Khoảng hai năm nay.
    Người viết Zorba đã qua đời dĩ nhiên con chim đa đa kia cũng đã chết. Và nếu Zorba là một con người có thật được Nikos Kazantzakits tỉểu thuyết hoá thì nay ông cũng mất rồi.
    ?o Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi??
    Thời gian đã nghiền nát tất cả thành cát bụi hết rồi.
    (ST)
    Sống trên đời cần có một tấm lòng...
  5. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0
    Cát bụi
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Vào một buổi chiều ngày tháng không còn nhớ, tôi một mình đến rạp Casino xem phim ?Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm? tập 6 . Đây là bộ phim nhiều tập, đã xem tập này thì không thể không chờ xem tập khác. Nói chung là tập nào cũng hấp dẫn. Trong 6 tập có đoạn hiệp sĩ mù xuất kiếm giải cứu cho một nàng Kiều xinh đẹp. Cứ mỗi tuyệt chiêu xuất ra là nghe có một tiếng nói bình giả ca ngợi. Đường kiếm như có thêm sức mạnh mỗi lúc một uyển chuyển huy hoàng hơn. Sau khi cứu được nàng Kiều, hiệp sĩ mù quay về phía tiếng nói vái tay chào hỏi., Hoá ra bên vệ đường dưới gốc cây to có một người mù khác đang ngồi xếp bàn, trên hai chân có cây đàn bọc trong bao vải gác ngang.Người nghệ sĩ mù có nhã ý chơi một bản đàn tặng hiệp sĩ mù. Hai người bèn kéo nhau vào một khu rừng gần đấy. Hình như rừng vào thu nên các cành đều trơ lá, chỉ thấy một đám lá vàng đỏ trải dài trên mặt đất. Hai người ngồi tựa vào hai gốc cây đối diện nhau. Tiếng đàn cất lên như một lời than thở ngậm ngùi về đất trời, về kiếp người. Tiếng đàn nửa chừng bỗng đứt giây. Người nghệ sĩ mù nói : có kẻ bất thiện dang nghe lén. Quả đúng như vậy, có một tên gian đang rình rập hiệp sĩ mù. Thế là hai người lặng lẽ chia tay.
    Hết phim, tôi tản bộ ngang trên đường phố. Không hiểu sao cái đoạn phim ngắn ngủi ấy khiến tôi buồn buồn. Chiều tôi về nhà, sau khi ăn, tôi ngồi đọc lại cuốn ?o Zorba le Grec?. Đến đoạn Zorba than thở : ?o Chim đa đa ơi thôi đừng hót nữa, tiếng hót mày làm tan nát tim ta?, tôi bỗng gập sách lại và không đọc nữa. Có một cái gì đó thật trùng hợp trong cùng một buổi chiều. Một nỗi buồn hay một điều gì đó gần với sự rời xa ly biệt đang cựa mình thức dậy trong tôi.Tôi lại ra đường tìm một góc quán quen thuộc ngồi. Trên đường trở về nhà, trong đầu bỗng vang lên một tiếng hát. Tôi lập đi lập lại nhiều lần trong đầu, hát thành tiếng khe khẽ. Đến khi về nhà ghi lại thì bài hát đã gần như hoàn chỉnh. Sáng hôm sau mang hát cho một số bạn bè nghe, hầu như ai cũng thích.
    Đó là câu chuyện sự ra đời của bài ?o Cát bụi?
    Mỗi bài hát đều bắt nguồn từ một duyên cớ nào đó. Có khi từ một câu chuyện không đâu.
    Bây giờ thì người hiệp sĩ mù kia đã chết rồi. Khoảng hai năm nay.
    Người viết Zorba đã qua đời dĩ nhiên con chim đa đa kia cũng đã chết. Và nếu Zorba là một con người có thật được Nikos Kazantzakits tỉểu thuyết hoá thì nay ông cũng mất rồi.
    ?o Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi??
    Thời gian đã nghiền nát tất cả thành cát bụi hết rồi.
    (ST)
    Sống trên đời cần có một tấm lòng...
  6. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Lời chia tay cuối​
    Thơ Thơ
    viết tặng Trịnh Công Sơn
    Cây bông giấy đầy gai cong quằn những chùm hoa đỏ thẫm, khi cuối ngày nó vật vã nhiều hơn trong gió. ở đó trên gác nhà anh chúng tôi đang tập hát bên nhau như mọi buổi chiều trước khi anh nằm viện. Anh bảo sẽ viết riêng một bài ca cho tôi, ?orất hợp với chất giọng của em?. Tôi hỏi chừng nào, ?oĐã cuối tháng tư rồi đó, em chẳng còn nhớ bài ca nào của anh nữa đâu?. Tôi vẫn làm nũng với anh như thế.
    Anh hát thử một bài, hỏi tôi nghe được không, rồi lại hát liên miên không biết mệt. Tôi chợt nghĩ tại sao anh lại ở đây, ?oAnh đã khỏe hẳn rồi à?? Anh vừa dạo đàn vừa gật đầu lắc lư theo nhịp, ?oĐâu còn bệnh tật gì nữa, chỉ chủ nhật mới vào trong bệnh viện thôi?.
    Chắc chắn là tóc anh để dài hơn bình thường, mái tóc rất dầy rất xanh, trên vầng trán và gò má không còn chút bóng dáng nào của đau đớn già nua, cái vẻ trẻ trung bất thường như đang độ thanh xuân đó làm anh hơi là lạ... Chỉ có đôi môi vẫn thế, đôi môi nét ngang hơi mím lại, như ngậm giữ một điều không muốn nói. ?oNói làm gì, thây kệ!?, anh vẫn kết luận mọi điều như vậy.
    Buổi tập hát bị phá ngang khi gió nổi lên hung hãn ngoài trời, mọi cánh cửa trong nhà bung ra đập vào liên hồi, thổi những trang nhạc bay lả tả. Gió thốc vào tấm lịch trên tường, làm văng cây đinh, tấm lịch rơi xuống đất, ngay dưới chân anh. Anh buông đàn, nhìn sững chữ số của ngày tháng trên đó, giọng thảng thốt, ?oLại sắp tới chủ nhật rồi à??. Tôi không lấy làm lạ, chỉ cười , ?oừ, thì chủ nhật, đã sao??, rồi tự hỏi tại sao chủ nhật lại hay mưa hơn những ngày thường, có gì làm những cơn mưa chủ nhật đáng nhớ hơn những cơn mưa khác. Anh thở dài, ?oChủ nhật là ngày buồn nhất trong tuần, chiều chủ nhật là lúc buồn nhất trong ngày. Đã vào bệnh viện thì còn làm gì được nữa?.
    Tôi đi theo anh ra đường, linh cảm một điều buồn bã lắm. Một cơn mưa mới đi ngang qua đây vài khắc trước, và cứ tiếp tục đi trước chúng tôi, rất khó lòng đuổi theo kịp nó. Phố vào giờ vắng người bỗng nhiên quá rộng, thời khắc trễ nải của chiều làm bạc màu những đóa hoa bên đường, trên đầu tôi những chiếc lá lung linh cứ nhỏ đều đều từng giọt. Những giọt nước nặng như thủy ngân, lạnh buốt chân tóc, kêu coong coong, boong boong, âm sắc trong ngần như một tiếng chuông xa.
    Đường phố đã đổi tên mà tôi không hay, mỗi con đường hóa thành một ca khúc của anh. Trong một góc công viên, chợt rực lên một vùng còn nắng, khác hẳn nơi chúng tôi đứng, những cánh chim bay không mỏi mệt, bay từ nắng qua mưa, từ thu vào hạ, từ xuân đi ngược về đông. Cuối cùng một đám sương đục bay lùa đến, không còn nhìn thấy gì nữa.
    Tôi rùng mình nghĩ, mình cũng có thể bị cuốn đi như thế, vào trong mịt mù.
    Từ thời điểm đó, sương lạnh chập chờn từng khối, bay lướt thướt theosau khi chúng tôi đi như chạy qua phố phường vắng vắng ngắt. Tôi bảo, ?oEm lạnh, đi về đi?. Thoắt chốc đã quay về phố lại, những hình ảnh đến thật rõ rồi đi ngay mất hút, vườn nhà anh ai đã trồng đầy hoa quỳnh, nhiều hoa vậy mà hương thơm chỉ phảng phất như một thứ mùi hư tưởng. Trăng trong vắt thả những giọt sương khuya trên lá, có tiếng hát ru ơi hời vọng ra từ những mái nhà.
    Chúng tôi đứng ngoài nhìn vào, những bức tranh trong căn nhà cuối cùng anh ở đã trổ ra những cánh cửa vòm trời. Gió lật xành xạch những trang nhạc. Về đêm, tường trong phòng vọng lại những âm vang thu được của ngày ốtiếng xôn xao của người, tiếng ồn ào của ngõ, tiếng lào rào của gió đã lẩn trốn vào đây.... Từ bốn góc phòng đồng thanh trổi dậy những dòng nhạc ưu phiền, thì ra tất cả những bài ca trong bao nhiêu năm tháng đã lưu trữ vĩnh viễn ở đó, trong những vách tường tưởng là câm lặng.
    Anh bảo, ?oBuổi tối thì anh lại về đây. Ngồi nghe nhạc?. Tôi gật đầu, anh vẫn hay nói lửng lơ như thế. Chúng tôi ngồi im lâu lắm dưới hiên nhà, giọng nói anh nửa tiếc nuối nửa bất cần, ?oKhông biết bao giờ mới đi được, chắc là khi không còn nến, không còn nước mắt, không còn tiếng hát, không còn cả lời ru?.
    Những bức tường đã chuyển sang lời ca khác, một bài ca lạ chưa nghe qua bao giờ, được hát bằng một giọng ca buồn, khô, hơi thô một chút của anh. ?oEm sẽ hát bài này nhé?, anh khẩn khoản nhìn tôi, ?okhông ai sẽ hát nữa ngoài em ra?. Anh ôm đàn đệm theo, tờ giấy mỏng úa vàng sắp tan ra thành bụi, nó nằm im hơi giữa chồng bản thảo đã hai mươi năm trời, ?o Lúc đó em còn rất nhỏ?, anh giải thích, ?onhưng mà anh viết cho em?.
    Tôi ngồi lặng lẽ với những lời ca ám ảnh đang bám chặt vào trí não, ?oEm không biết, em nghĩ không hợp với em, có thể em sẽ không hát được?. Cung fa thăng thứ quá sắc cạnh như một vết chém, phản dội của nó vượt ngoài sức chịu đựng của con người, có thể rất gần với một lời trối trăn, hay một ý định nguy hiểm liều lĩnh như tự tử, ?oĐâu phải anh viết cho em, người con gái nào trong đó đã chết rồi, đúng không?. Anh thất vọng lắm, hẳn là như thế, ?oRán giúp anh đi, chỉ còn trông cậy vào em, bây giờ anh không làm sao mà hát được?. Tôi lắc đầu, tội nghiệp, anh nghĩ gì mà nói vậy. Anh kéo tôi đứng dậy, tôi nhìn lại chỗ vừa ngồi, những chiếc ghế đã trở thành những cái ly pha lê hứng đầy bóng tối. May thật, nếu ngồi mãi hẳn sẽ tan nhòa vào một thứ gì đang vây bủa chung quanh. ?oĐi theo anh nhá, sẽ đưa em tới một nơi này...?
    Anh đi rất nhanh, như chạy qua những con đường còn lại, mỗi đường là một câu chuyện khác, một ký ức khác, một thời khắc khác, một giai điệu khác. Những ca khúc cứ trôi qua vùn vụt, năm tháng bị dồn nén vào những tờ giấy mỏng tanh đang lướt bay phần phật trong trí nhớ. Một hồn u uẩn rối bời đẩy chúng tôi trôi liên miên, lang thang không ngừng giữa hai hàng nhạc chạy dài tít tắp vào vô tận..
    Bãi đất mênh mông, uốn cong thành hình lòng chảo, bốn bề không thấy gì khác ngoài đất, lạnh lẽo và tẻ nhạt làm sao. Tay anh đè nặng trên vai tôi, bàn chân lún trong sình lầy lụa không cách nào cục cựa, ?oĐất ở đây độc lắm, bao nhiêu người ra đây rồi chết hết ở đây?. Đất cùng lúc mở ra những vết thương cũ, bề mặt sần sùi của đất vỡ toác như da thịt người. ?oCòn nhớ không em...?, tiếng anh nhỏ nhẹ nhưng rõ mồn một xuyên qua tiếng hành quân âm thầm từ lòng đất, ?obiên giới của một bài ca, trách nhiệm của một người viết, anh có lỗi với cuộc đời nhiều lắm?. Tôi cứ há miệng ra mà thở hắt, và đất lại chảy ào ào vô họng, những hạt đất lạo xạo trong miệng tanh ngòm mùi máu. Chung quanh đây có mười chín người con gái nữa, tất cả đã lặng thinh vĩnh viễn, tôi cố gào lên, nhưng âm thanh nghẽn tắc lại ngay chỗ cái nút chai bằng đồng găm chặt vào khí quản.
    Nông trường đất đỏ lầy lội khi mùa mưa tới. Những cô gái khỏe mạnh, đôi tay chắc nịch và bộ ngực nẩy nở đã bỏ trường bỏ lớp để đổ mồ hôi trên những bãi mía bãi dâu này. Chúng nó bảo nhau, ?oRán chịu cực ba năm thôi, rồi tụi mình học bổ túc văn hóa, mấy hồi?. Chúng nó đào kênh vét hầm, và trồng trên những cánh đồng hoang ước mơ được vào đại học. ?oTao chỉ cần vào Bách khoa?, con bé ấy học xuất chúng, bị cái ba nó đi hoc tập mút mùa, mỗi tối vẫn chịu khó ôn lại toán tích phân dưới ánh đèn tù mù và tiếng vo ve của đàn muỗi rừng đói khát. ?oMày vào văn nghệ quần chúng đi, thành ca sĩ đi hát cho tụi tao nghe?, cô gái chỉ cười cười, mà lòng khấp khởi, ?oTối nay có văn nghệ thành phố tới, cả nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nữa tụi bay ơi?.
    Anh ngồi giữa đám thanh niên xung phong, mảnh khảnh, trắng trẻo so với nước da cô đen nhẻm. Anh bình dị đệm đàn cho cô hát ?o Ra nông trường, ra biên giới, có đôi chân đi không ngại ngần...?, rồi dịu dàng khen cô có giọng ca mạnh, có làn hơi dài, cô gái lúc đó sung sướng má nóng bừng lên, ?oLúc đó em yêu anh mà đâu dám nghĩ là yêu, sắp ra biên giới nay mai rồi?. Anh thở dài, ?oEm có khi nào trách anh không, sống cực lắm, anh đã thấy rồi?. Cô gái bảo, ?oTụi em xung phong mà, đứa nào cũng tưởng ra biên giới mấy tháng rồi về, ai mà ngờ. Chỉ tội nghiệp má em thôi, bà già khóc quá trời?.
    Những bước chân con gái đi với nhịp điệu giục giã và thôi thúc, tưởng chừng đường ra biên giới là một cuộc hẹn hò, là một mùa vui, chẳng đứa nào băn khoăn về số mệnh, nguy hiểm nếu có cũng chỉ thoáng qua như hạt cát giọt mưa. Giữa hàng chân mày đậm là một trũng tối buồn bã, nhẫn nhục, ?oPhải chi anh đừng viết, đừng hát, thì đâu có lỗi với mẹ, với em?. Cô an ủi anh, mà nỗi xót thương mẹ làm lòng xót bầm như chà muối, ?oĐừng trách mình nữa. Em cũng có lỗi vậy. Em bắn tá lả cho tới khi hết đạn, em đã giết người rồi đó?.
    Thật sự không có gì khó hiểu, tuy rằng chung quanh tôi người ta vẫn hay nợ một điều, và trả lại bằng một điều khác hẳn.
    Rồi tôi sẽ quên đi câu chuyện đó, khi tuần lễ thứ bảy chấm dứt, lúc ngọn gió thiên thu trở về mơ hồ thổi ngang qua ký ức loài người.
    Cuối cùng thì bài ca đó cũng được hát lên, dù chỉ một lần duy nhất. Lần chia tay cuối, tôi trách nhẹ nhàng, ?oBài ca của anh có vấn đề, ********* lắm, không được hát nữa đâu?. Anh đứng tựa vào tường, cười rạng rỡ, ?oDẫu sao thì cũng thoát ra thành tiếng, rồi cũng sẽ hết đau. Bây giờ anh thanh thản được rồi?. Không gian quanh chỗ anh đứng lúc đó u ám như khúc hình chụp trong tối, vách tường và mọi thứ lờ mờ, không bề dầy, không độ sâu, không hiện lên sắc màu nào rõ rệt. Nhưng ở mắt môi và vầng trán rộng bừng lên vẻ cao ngạo mà mẫn cảm, và tấm hình đó mãi mãi còn ở lại, nó không thể nào phai đi hơn thế nữa.
    Cây đàn đã đứt hết dây sau lần tập hát, anh để nó nằm cạnh tấm lịch, nhưng chẳng còn lo lắng về ngày tháng nữa. Chiều chủ nhật hẳn đã hết buồn, và bản nhạc nằm quên trong chồng bản thảo úa vàng của ngôi nhà cũ đó, bây giờ đâu đáng phải bận tâm. Bởi tiếng hát đã được cất lên, những nỗi đau đã chùng xuống êm đềm, cơn đau đã chùng xuống êm đềm, và những cái chết sẽ yên lòng nhắm mắt.
    Thơ Thơ
    Ngày 11.9.2001
  7. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Lời chia tay cuối​
    Thơ Thơ
    viết tặng Trịnh Công Sơn
    Cây bông giấy đầy gai cong quằn những chùm hoa đỏ thẫm, khi cuối ngày nó vật vã nhiều hơn trong gió. ở đó trên gác nhà anh chúng tôi đang tập hát bên nhau như mọi buổi chiều trước khi anh nằm viện. Anh bảo sẽ viết riêng một bài ca cho tôi, ?orất hợp với chất giọng của em?. Tôi hỏi chừng nào, ?oĐã cuối tháng tư rồi đó, em chẳng còn nhớ bài ca nào của anh nữa đâu?. Tôi vẫn làm nũng với anh như thế.
    Anh hát thử một bài, hỏi tôi nghe được không, rồi lại hát liên miên không biết mệt. Tôi chợt nghĩ tại sao anh lại ở đây, ?oAnh đã khỏe hẳn rồi à?? Anh vừa dạo đàn vừa gật đầu lắc lư theo nhịp, ?oĐâu còn bệnh tật gì nữa, chỉ chủ nhật mới vào trong bệnh viện thôi?.
    Chắc chắn là tóc anh để dài hơn bình thường, mái tóc rất dầy rất xanh, trên vầng trán và gò má không còn chút bóng dáng nào của đau đớn già nua, cái vẻ trẻ trung bất thường như đang độ thanh xuân đó làm anh hơi là lạ... Chỉ có đôi môi vẫn thế, đôi môi nét ngang hơi mím lại, như ngậm giữ một điều không muốn nói. ?oNói làm gì, thây kệ!?, anh vẫn kết luận mọi điều như vậy.
    Buổi tập hát bị phá ngang khi gió nổi lên hung hãn ngoài trời, mọi cánh cửa trong nhà bung ra đập vào liên hồi, thổi những trang nhạc bay lả tả. Gió thốc vào tấm lịch trên tường, làm văng cây đinh, tấm lịch rơi xuống đất, ngay dưới chân anh. Anh buông đàn, nhìn sững chữ số của ngày tháng trên đó, giọng thảng thốt, ?oLại sắp tới chủ nhật rồi à??. Tôi không lấy làm lạ, chỉ cười , ?oừ, thì chủ nhật, đã sao??, rồi tự hỏi tại sao chủ nhật lại hay mưa hơn những ngày thường, có gì làm những cơn mưa chủ nhật đáng nhớ hơn những cơn mưa khác. Anh thở dài, ?oChủ nhật là ngày buồn nhất trong tuần, chiều chủ nhật là lúc buồn nhất trong ngày. Đã vào bệnh viện thì còn làm gì được nữa?.
    Tôi đi theo anh ra đường, linh cảm một điều buồn bã lắm. Một cơn mưa mới đi ngang qua đây vài khắc trước, và cứ tiếp tục đi trước chúng tôi, rất khó lòng đuổi theo kịp nó. Phố vào giờ vắng người bỗng nhiên quá rộng, thời khắc trễ nải của chiều làm bạc màu những đóa hoa bên đường, trên đầu tôi những chiếc lá lung linh cứ nhỏ đều đều từng giọt. Những giọt nước nặng như thủy ngân, lạnh buốt chân tóc, kêu coong coong, boong boong, âm sắc trong ngần như một tiếng chuông xa.
    Đường phố đã đổi tên mà tôi không hay, mỗi con đường hóa thành một ca khúc của anh. Trong một góc công viên, chợt rực lên một vùng còn nắng, khác hẳn nơi chúng tôi đứng, những cánh chim bay không mỏi mệt, bay từ nắng qua mưa, từ thu vào hạ, từ xuân đi ngược về đông. Cuối cùng một đám sương đục bay lùa đến, không còn nhìn thấy gì nữa.
    Tôi rùng mình nghĩ, mình cũng có thể bị cuốn đi như thế, vào trong mịt mù.
    Từ thời điểm đó, sương lạnh chập chờn từng khối, bay lướt thướt theosau khi chúng tôi đi như chạy qua phố phường vắng vắng ngắt. Tôi bảo, ?oEm lạnh, đi về đi?. Thoắt chốc đã quay về phố lại, những hình ảnh đến thật rõ rồi đi ngay mất hút, vườn nhà anh ai đã trồng đầy hoa quỳnh, nhiều hoa vậy mà hương thơm chỉ phảng phất như một thứ mùi hư tưởng. Trăng trong vắt thả những giọt sương khuya trên lá, có tiếng hát ru ơi hời vọng ra từ những mái nhà.
    Chúng tôi đứng ngoài nhìn vào, những bức tranh trong căn nhà cuối cùng anh ở đã trổ ra những cánh cửa vòm trời. Gió lật xành xạch những trang nhạc. Về đêm, tường trong phòng vọng lại những âm vang thu được của ngày ốtiếng xôn xao của người, tiếng ồn ào của ngõ, tiếng lào rào của gió đã lẩn trốn vào đây.... Từ bốn góc phòng đồng thanh trổi dậy những dòng nhạc ưu phiền, thì ra tất cả những bài ca trong bao nhiêu năm tháng đã lưu trữ vĩnh viễn ở đó, trong những vách tường tưởng là câm lặng.
    Anh bảo, ?oBuổi tối thì anh lại về đây. Ngồi nghe nhạc?. Tôi gật đầu, anh vẫn hay nói lửng lơ như thế. Chúng tôi ngồi im lâu lắm dưới hiên nhà, giọng nói anh nửa tiếc nuối nửa bất cần, ?oKhông biết bao giờ mới đi được, chắc là khi không còn nến, không còn nước mắt, không còn tiếng hát, không còn cả lời ru?.
    Những bức tường đã chuyển sang lời ca khác, một bài ca lạ chưa nghe qua bao giờ, được hát bằng một giọng ca buồn, khô, hơi thô một chút của anh. ?oEm sẽ hát bài này nhé?, anh khẩn khoản nhìn tôi, ?okhông ai sẽ hát nữa ngoài em ra?. Anh ôm đàn đệm theo, tờ giấy mỏng úa vàng sắp tan ra thành bụi, nó nằm im hơi giữa chồng bản thảo đã hai mươi năm trời, ?o Lúc đó em còn rất nhỏ?, anh giải thích, ?onhưng mà anh viết cho em?.
    Tôi ngồi lặng lẽ với những lời ca ám ảnh đang bám chặt vào trí não, ?oEm không biết, em nghĩ không hợp với em, có thể em sẽ không hát được?. Cung fa thăng thứ quá sắc cạnh như một vết chém, phản dội của nó vượt ngoài sức chịu đựng của con người, có thể rất gần với một lời trối trăn, hay một ý định nguy hiểm liều lĩnh như tự tử, ?oĐâu phải anh viết cho em, người con gái nào trong đó đã chết rồi, đúng không?. Anh thất vọng lắm, hẳn là như thế, ?oRán giúp anh đi, chỉ còn trông cậy vào em, bây giờ anh không làm sao mà hát được?. Tôi lắc đầu, tội nghiệp, anh nghĩ gì mà nói vậy. Anh kéo tôi đứng dậy, tôi nhìn lại chỗ vừa ngồi, những chiếc ghế đã trở thành những cái ly pha lê hứng đầy bóng tối. May thật, nếu ngồi mãi hẳn sẽ tan nhòa vào một thứ gì đang vây bủa chung quanh. ?oĐi theo anh nhá, sẽ đưa em tới một nơi này...?
    Anh đi rất nhanh, như chạy qua những con đường còn lại, mỗi đường là một câu chuyện khác, một ký ức khác, một thời khắc khác, một giai điệu khác. Những ca khúc cứ trôi qua vùn vụt, năm tháng bị dồn nén vào những tờ giấy mỏng tanh đang lướt bay phần phật trong trí nhớ. Một hồn u uẩn rối bời đẩy chúng tôi trôi liên miên, lang thang không ngừng giữa hai hàng nhạc chạy dài tít tắp vào vô tận..
    Bãi đất mênh mông, uốn cong thành hình lòng chảo, bốn bề không thấy gì khác ngoài đất, lạnh lẽo và tẻ nhạt làm sao. Tay anh đè nặng trên vai tôi, bàn chân lún trong sình lầy lụa không cách nào cục cựa, ?oĐất ở đây độc lắm, bao nhiêu người ra đây rồi chết hết ở đây?. Đất cùng lúc mở ra những vết thương cũ, bề mặt sần sùi của đất vỡ toác như da thịt người. ?oCòn nhớ không em...?, tiếng anh nhỏ nhẹ nhưng rõ mồn một xuyên qua tiếng hành quân âm thầm từ lòng đất, ?obiên giới của một bài ca, trách nhiệm của một người viết, anh có lỗi với cuộc đời nhiều lắm?. Tôi cứ há miệng ra mà thở hắt, và đất lại chảy ào ào vô họng, những hạt đất lạo xạo trong miệng tanh ngòm mùi máu. Chung quanh đây có mười chín người con gái nữa, tất cả đã lặng thinh vĩnh viễn, tôi cố gào lên, nhưng âm thanh nghẽn tắc lại ngay chỗ cái nút chai bằng đồng găm chặt vào khí quản.
    Nông trường đất đỏ lầy lội khi mùa mưa tới. Những cô gái khỏe mạnh, đôi tay chắc nịch và bộ ngực nẩy nở đã bỏ trường bỏ lớp để đổ mồ hôi trên những bãi mía bãi dâu này. Chúng nó bảo nhau, ?oRán chịu cực ba năm thôi, rồi tụi mình học bổ túc văn hóa, mấy hồi?. Chúng nó đào kênh vét hầm, và trồng trên những cánh đồng hoang ước mơ được vào đại học. ?oTao chỉ cần vào Bách khoa?, con bé ấy học xuất chúng, bị cái ba nó đi hoc tập mút mùa, mỗi tối vẫn chịu khó ôn lại toán tích phân dưới ánh đèn tù mù và tiếng vo ve của đàn muỗi rừng đói khát. ?oMày vào văn nghệ quần chúng đi, thành ca sĩ đi hát cho tụi tao nghe?, cô gái chỉ cười cười, mà lòng khấp khởi, ?oTối nay có văn nghệ thành phố tới, cả nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nữa tụi bay ơi?.
    Anh ngồi giữa đám thanh niên xung phong, mảnh khảnh, trắng trẻo so với nước da cô đen nhẻm. Anh bình dị đệm đàn cho cô hát ?o Ra nông trường, ra biên giới, có đôi chân đi không ngại ngần...?, rồi dịu dàng khen cô có giọng ca mạnh, có làn hơi dài, cô gái lúc đó sung sướng má nóng bừng lên, ?oLúc đó em yêu anh mà đâu dám nghĩ là yêu, sắp ra biên giới nay mai rồi?. Anh thở dài, ?oEm có khi nào trách anh không, sống cực lắm, anh đã thấy rồi?. Cô gái bảo, ?oTụi em xung phong mà, đứa nào cũng tưởng ra biên giới mấy tháng rồi về, ai mà ngờ. Chỉ tội nghiệp má em thôi, bà già khóc quá trời?.
    Những bước chân con gái đi với nhịp điệu giục giã và thôi thúc, tưởng chừng đường ra biên giới là một cuộc hẹn hò, là một mùa vui, chẳng đứa nào băn khoăn về số mệnh, nguy hiểm nếu có cũng chỉ thoáng qua như hạt cát giọt mưa. Giữa hàng chân mày đậm là một trũng tối buồn bã, nhẫn nhục, ?oPhải chi anh đừng viết, đừng hát, thì đâu có lỗi với mẹ, với em?. Cô an ủi anh, mà nỗi xót thương mẹ làm lòng xót bầm như chà muối, ?oĐừng trách mình nữa. Em cũng có lỗi vậy. Em bắn tá lả cho tới khi hết đạn, em đã giết người rồi đó?.
    Thật sự không có gì khó hiểu, tuy rằng chung quanh tôi người ta vẫn hay nợ một điều, và trả lại bằng một điều khác hẳn.
    Rồi tôi sẽ quên đi câu chuyện đó, khi tuần lễ thứ bảy chấm dứt, lúc ngọn gió thiên thu trở về mơ hồ thổi ngang qua ký ức loài người.
    Cuối cùng thì bài ca đó cũng được hát lên, dù chỉ một lần duy nhất. Lần chia tay cuối, tôi trách nhẹ nhàng, ?oBài ca của anh có vấn đề, ********* lắm, không được hát nữa đâu?. Anh đứng tựa vào tường, cười rạng rỡ, ?oDẫu sao thì cũng thoát ra thành tiếng, rồi cũng sẽ hết đau. Bây giờ anh thanh thản được rồi?. Không gian quanh chỗ anh đứng lúc đó u ám như khúc hình chụp trong tối, vách tường và mọi thứ lờ mờ, không bề dầy, không độ sâu, không hiện lên sắc màu nào rõ rệt. Nhưng ở mắt môi và vầng trán rộng bừng lên vẻ cao ngạo mà mẫn cảm, và tấm hình đó mãi mãi còn ở lại, nó không thể nào phai đi hơn thế nữa.
    Cây đàn đã đứt hết dây sau lần tập hát, anh để nó nằm cạnh tấm lịch, nhưng chẳng còn lo lắng về ngày tháng nữa. Chiều chủ nhật hẳn đã hết buồn, và bản nhạc nằm quên trong chồng bản thảo úa vàng của ngôi nhà cũ đó, bây giờ đâu đáng phải bận tâm. Bởi tiếng hát đã được cất lên, những nỗi đau đã chùng xuống êm đềm, cơn đau đã chùng xuống êm đềm, và những cái chết sẽ yên lòng nhắm mắt.
    Thơ Thơ
    Ngày 11.9.2001
  8. lovestory_no9

    lovestory_no9 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn - Nhân cách và Tình yêu
    @ Duy Nguyên (Ba Lan)
    Thế là đã hai năm kể từ ngày Trịnh Công Sơn rời khỏi thân thể, cái thân thể ốm yếu đã từ lâu để tiếp tục con đường trăm năm vạn kiếp phù du của anh về chốn nào không biết, chỉ biết rằng anh sẽ còn hát nữa ở nhiều kiếp saụ
    Trịnh Công Sơn là con người hiểu biết, nói theo Phật giáo, là con người Tuệ giác. Hiểu biết của anh dẫn anh đi theo con đường riêng biệt của chính mình, hoàn toàn tránh xa những định kiến được khoác áo chủ nghĩa đầy tính hận thù. Bởi thế anh điềm tĩnh mà nghênh ngang bỏ qua những cơ hội ra đi biệt xứ, tưởng chừng như đáng tiếc mà hoá hết sức chính danh, sau nhiều năm nhìn lai. Tôi nhìn thấy ở anh cái phẩm chất quý nhất của con người là nhân cách. Cái anh để lại cho đời không phải chỉ là hơn 600 bài hát bất hủ, hàng trăm bức tranh tuyệt đẹp, mà đối với riêng tôi, hơn thế, còn là một nhân cách sống đáng là tấm gương cho những ai còn băn khoăn tìm lối đi trong đời sống đầy bất trắc nàỵ.
    Tôi còn nhớ vào đầu năm tám mươi, lần đầu tiên gặp anh tại Sài Gòn còn đang chao đảo sau chiến tranh. Lúc đó, tuy tiếng súng đã im được vài năm tại miền Nam, nhưng còn vọng lại từ biên giới phía Nam. Lòng người , nhất là dân trí thức, văn nghệ sĩ Sài Gòn bấy giờ vẫn còn đầy hoang mang, chờ đợi, nghi ngờ, dằn vặt. Làn sóng người tìm đường ra nước ngoài không ngớt đi mà ngày càng tăng. Tôi chắc Trịnh Công Sơn cũng không phải là không có trăn trở. Như Trịnh Cung, họa sĩ, bạn thân của anh từng nói: ?Bản chất Sơn là người yếu đuối?. Tôi hiểu anh là hết sức can đảm ở những phút hướng lòng theo tiếng gọi của trái tim thèm công lý vàsự thật, và may mắn thay, lại nhạy cảm hơn ai hết trước những tình huống đầy thương cảm của con ngườị Chẳng lẽ lại không đúng rằng, một nghệ sĩ đích thực, nhìn từ khía cạnh nhân bản nhất, lại thường là một người yếu đuốị Họ yếu đuối vì lòng không dứt những đam mê trói buộc nghĩa tình, những thói quen truyền kiếp của đời sống hàng ngàỵ Và lúc này, anh đã chọn cho mình một con đường như biết bao lần trong cuộc đời mà anh đã phải chọn.
    Hồi ấy, trong những ngày Sài Gòn đang nghi ngại tìm cách hòa hợp lối sống cũ với một thực trạng mới không ít ngổn ngang, anh rủ tôi đi cùng anh đến một buổi hát của ?~?~Hội trí thức yêu nước? tổ chức tại một rạp chiếu bóng trên đường Trần Hưng Đạọ Chiều Sài Gòn mát. Chúng tôi ngồi hai xích lô. Anh cầm ghita ngồi chung xe với tôi. Dưới ánh sáng chiều vàng của một ngày sắp tắt, nắng giữa Sài Gòn huyên náo, tôi thấy anh rất hồ hởị Giữa ánh đèn dung di trên một sân khấu trống trơn và trước những khán giả còn chưa quên những ca khúc ủy mị của một Sài Gòn cũ, anh hát:
    ? Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
    Chọn những bông hoa và những nụ cười
    Tôi chọn nắng đầy
    Chọn cơn mưa tới
    Và mắt em cười tựa gió bay...?
    Phải hiểu gì về những lời ca này giữa ánh mắt nghi ngại của những người đồng hương ở bên kia bờ Thái Bình Dương ?" những người lòng đầy hận thù cộng sản nghe ca khúc mới của trịnh Công Sơn như là lời tuyên ngôn của sự thỏa hiệp? Còn những người lãnh đạo văn nghệ thành phố lúc đó lại chờ đợi những bài ca khác. Trịnh Công Sơn bao giờ cũng vẫn thế, như ai đã từng nói ?ogiữa cuộc chiến tôi luôn luôn đứng về phía nhân dân?. Lần này cũng vậy, cùng Trương Th.., Phạm Trọng Cầu, Trần Long ẩn, anh ôm ghi ta hát tại Sài Gòn, giữa lúc bạn bè nhiều người đang bị hàng ngàn con sóng xô đẩy giữa đại dương trên con đường tìm kiếm một chọn lựa mong manh khác.
    ?oMỗi ngày tôi chọn một đường đi
    đường đến anh em, đường đến bạn bè??
    Nhưng đằng sau những lời ca dường như là rất hồ hởi ấy, tôi cố hình dung một Trịnh Công Sơn ngồi đắm mình trước ly rượu, nhìn ra cái sân nhỏ với dãy ghế sôpha bao quanh bởi những lá hoa, tranh vẽ, nơi bạn bè thân quen cũ vẫn ngồi? chắc không phải đơn giản để hát được những lời:
    ?oVà như thế tôi đã sống từng ngày
    Và như thể tôi sống trong cuộc đời
    Sống trong cuộc đời này
    Bằng trái tim của tôi?
    Đêm về sau buổi hát, giữa căn gác nhỏ anh nói với chúng tôi về bạn bè, về cái nghĩa lý sống ở đời này, về tình yêu và tôi thấy đằng sau những câu chuyện của anh mang một tinh thần rất gần gũi với Phật giáo . Đấy là lòng vị tha, là ý thức tỉnh giác trước những hành động của mình, là sự thương yêu không vụ lợi với những suy nghĩ miên man về nhân quả, là ý thức đi đến tận cùng của lòng tôn trọng sự thật. Và trên tất cả là tình yêu đối với mọi người, mọi vật. Trong các ca khúc của anh luôn luôn là ấm áp ân tình cho em, cho tôi, cho mẹ, cho các anh, cho cả hoa lá bốn mùa, cho rừng đã khép, cho dòng sông đã qua đời?
    Anh kể cho tôi về những câu chuyện là mạch nguồn các ca khúc của anh.
    Giữa đất Huế thanh tao, có một đôi vợ chồng già, nghèo thôi, nhưng rất thương nhaụ Mệ già từng sáng lúc tinh khôi vẫn pha một ấm trà ngon cho ông cụ, mà chỉ có mệ pha ông mới uống. Rồi một buổi kia mệ bệnh nặng, con cháu nói thác là bận đi chăm con cháu đang nằm bệnh viện và thay mệ pha trà cho ông. Nhưng ấm trà bao giờ cũng còn nguyên vẹn. Vài bữa sau mệ qua đời. Những người con giấu ông. Sau nhiều ngày ông ngồi bất động trước cửa sổ, gọi con đến hỏi: ?oMệ đi rồi phải không??. Và từ đó ông không ăn, không uống và cũng ra đi.
    Đấy là câu chuyện mang đến lời bài hát:
    ?oáo xưa dù nhầu
    Cũng xin bạc đầu
    Gọi mãi tên nhau??
    Trịnh Công Sơn trân trọng và ưu ái với cuộc đời và là sự ưu ái của một con người đã được khải lộ về thân phận và cứu cánh của tình yệu
    Cũng một lần, ở Huế, anh bị sốt li bì và tồn tại giữa hai bờ hư thực. Một người bạn gái đến thăm đã đem đến cho anh cả một phòng đầy hoa trắng. Khi tỉnh giấc, anh đã cho tất cả chúng ta lời ca:
    ?oGọi nắng cho cơn mê này
    Nhiều hoa trắng bay
    áo em bây giờ mờ xa nẻo mây
    Gọi tên em mãi suốt cơn mê này??
    Lời ca của anh ra đời từ chính cuộc sống hết mình của người nghệ sĩ. Sự tôn trọng cái đời sống đầy khó khăn ?" đã từng đẩy anh vào những ngày trốn lính chui lủi, đã từng giam hãm anh trong song sắt lao tù những năm phản chiến ?" được lý giải thế nào nếu không nhận ra ở đó một trái tim tràn ngập tình yêủ Thì ra chính tình yêu đã cho anh những chọn lựa đầy tính nhân bản trong những phút cam go của đất nước, của dân tộc, đã gạt ra ngoài những hận thù vì chính kiến. Trong khói lửa chiến tranh anh cất tiếng trong những đêm ?oHát cho đồng bào tôi nghe? lời hát ru con, lời hát ru con, lời hát ru những bà mẹ ôm xác con, hát cho một người vừa nằm xuống, cho những cụ già trong công viên nhìn đại bác dội về thành phố, cho những người điên trên hè phố. Anh sống với tình yêu và yêu để sống.
    Uống từng chén rượu nhỏ trong khói thuốc miên man, người nghệ sĩ gầy yếu ấy đã nói với tôi, một người như tất cả mọi người đã đến với anh, nhiều hơn tất cả những gì tôi học được ở cuộc đời, dù chỉ trong một vài lần gặp mặt.
    Rất con người ở chỗ, anh luôn luôn còn chìm ngập một cách mê đắm trong cái cuộc đời đầy vật dục vừa hấp dẫn vừa tráo trở này, để nó dắt anh đi theo cái ?onghiệp lực? về chốn nào xa lắm vào cái lúc anh vẫn còn yếu quá xung quanh. Nhưng tôi cũng hiểu rằng chỉ có thể là thế khi sống cho đến tận cùng cái đam mê để mỗi ngày chỉ còn là ngọn nến sáng lên từng khoảnh khắc.
    Dù nhiều năm đã qua sau lần gặp anh lần cuối, tôi vẫn còn thấy mãi đấy là con người của niềm hoan lạc trước cái thiện tràn ngập tình người như một sứ giả của niềm tin vĩnh cửu trước cuộc sống phù hoa.
    Tôi vẫn nghĩ không bao giờ có thể nói hết về giá trị của những tác phẩm và con người của Trịnh Công Sơn cũng như người ta sẽ còn mãi ngạc nhiên về những vẻ đẹp của tình yêu và nhân cách của những con người vĩ đại trong thế giới này .
    @ Viết nhân kỷ niệm 2 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - 1/4/2001 - 1/4/2003
    Warszawa (15/03/2003)
    Nguồn: Đàn Chim Việt - Số 40 ( 4/03)
    Antonio Banderas

    Hội 5 Stars đẹp trai kiêm nhiệm phá hoại.I come back!!!
     

     
  9. lovestory_no9

    lovestory_no9 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn - Nhân cách và Tình yêu
    @ Duy Nguyên (Ba Lan)
    Thế là đã hai năm kể từ ngày Trịnh Công Sơn rời khỏi thân thể, cái thân thể ốm yếu đã từ lâu để tiếp tục con đường trăm năm vạn kiếp phù du của anh về chốn nào không biết, chỉ biết rằng anh sẽ còn hát nữa ở nhiều kiếp saụ
    Trịnh Công Sơn là con người hiểu biết, nói theo Phật giáo, là con người Tuệ giác. Hiểu biết của anh dẫn anh đi theo con đường riêng biệt của chính mình, hoàn toàn tránh xa những định kiến được khoác áo chủ nghĩa đầy tính hận thù. Bởi thế anh điềm tĩnh mà nghênh ngang bỏ qua những cơ hội ra đi biệt xứ, tưởng chừng như đáng tiếc mà hoá hết sức chính danh, sau nhiều năm nhìn lai. Tôi nhìn thấy ở anh cái phẩm chất quý nhất của con người là nhân cách. Cái anh để lại cho đời không phải chỉ là hơn 600 bài hát bất hủ, hàng trăm bức tranh tuyệt đẹp, mà đối với riêng tôi, hơn thế, còn là một nhân cách sống đáng là tấm gương cho những ai còn băn khoăn tìm lối đi trong đời sống đầy bất trắc nàỵ.
    Tôi còn nhớ vào đầu năm tám mươi, lần đầu tiên gặp anh tại Sài Gòn còn đang chao đảo sau chiến tranh. Lúc đó, tuy tiếng súng đã im được vài năm tại miền Nam, nhưng còn vọng lại từ biên giới phía Nam. Lòng người , nhất là dân trí thức, văn nghệ sĩ Sài Gòn bấy giờ vẫn còn đầy hoang mang, chờ đợi, nghi ngờ, dằn vặt. Làn sóng người tìm đường ra nước ngoài không ngớt đi mà ngày càng tăng. Tôi chắc Trịnh Công Sơn cũng không phải là không có trăn trở. Như Trịnh Cung, họa sĩ, bạn thân của anh từng nói: ?Bản chất Sơn là người yếu đuối?. Tôi hiểu anh là hết sức can đảm ở những phút hướng lòng theo tiếng gọi của trái tim thèm công lý vàsự thật, và may mắn thay, lại nhạy cảm hơn ai hết trước những tình huống đầy thương cảm của con ngườị Chẳng lẽ lại không đúng rằng, một nghệ sĩ đích thực, nhìn từ khía cạnh nhân bản nhất, lại thường là một người yếu đuốị Họ yếu đuối vì lòng không dứt những đam mê trói buộc nghĩa tình, những thói quen truyền kiếp của đời sống hàng ngàỵ Và lúc này, anh đã chọn cho mình một con đường như biết bao lần trong cuộc đời mà anh đã phải chọn.
    Hồi ấy, trong những ngày Sài Gòn đang nghi ngại tìm cách hòa hợp lối sống cũ với một thực trạng mới không ít ngổn ngang, anh rủ tôi đi cùng anh đến một buổi hát của ?~?~Hội trí thức yêu nước? tổ chức tại một rạp chiếu bóng trên đường Trần Hưng Đạọ Chiều Sài Gòn mát. Chúng tôi ngồi hai xích lô. Anh cầm ghita ngồi chung xe với tôi. Dưới ánh sáng chiều vàng của một ngày sắp tắt, nắng giữa Sài Gòn huyên náo, tôi thấy anh rất hồ hởị Giữa ánh đèn dung di trên một sân khấu trống trơn và trước những khán giả còn chưa quên những ca khúc ủy mị của một Sài Gòn cũ, anh hát:
    ? Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
    Chọn những bông hoa và những nụ cười
    Tôi chọn nắng đầy
    Chọn cơn mưa tới
    Và mắt em cười tựa gió bay...?
    Phải hiểu gì về những lời ca này giữa ánh mắt nghi ngại của những người đồng hương ở bên kia bờ Thái Bình Dương ?" những người lòng đầy hận thù cộng sản nghe ca khúc mới của trịnh Công Sơn như là lời tuyên ngôn của sự thỏa hiệp? Còn những người lãnh đạo văn nghệ thành phố lúc đó lại chờ đợi những bài ca khác. Trịnh Công Sơn bao giờ cũng vẫn thế, như ai đã từng nói ?ogiữa cuộc chiến tôi luôn luôn đứng về phía nhân dân?. Lần này cũng vậy, cùng Trương Th.., Phạm Trọng Cầu, Trần Long ẩn, anh ôm ghi ta hát tại Sài Gòn, giữa lúc bạn bè nhiều người đang bị hàng ngàn con sóng xô đẩy giữa đại dương trên con đường tìm kiếm một chọn lựa mong manh khác.
    ?oMỗi ngày tôi chọn một đường đi
    đường đến anh em, đường đến bạn bè??
    Nhưng đằng sau những lời ca dường như là rất hồ hởi ấy, tôi cố hình dung một Trịnh Công Sơn ngồi đắm mình trước ly rượu, nhìn ra cái sân nhỏ với dãy ghế sôpha bao quanh bởi những lá hoa, tranh vẽ, nơi bạn bè thân quen cũ vẫn ngồi? chắc không phải đơn giản để hát được những lời:
    ?oVà như thế tôi đã sống từng ngày
    Và như thể tôi sống trong cuộc đời
    Sống trong cuộc đời này
    Bằng trái tim của tôi?
    Đêm về sau buổi hát, giữa căn gác nhỏ anh nói với chúng tôi về bạn bè, về cái nghĩa lý sống ở đời này, về tình yêu và tôi thấy đằng sau những câu chuyện của anh mang một tinh thần rất gần gũi với Phật giáo . Đấy là lòng vị tha, là ý thức tỉnh giác trước những hành động của mình, là sự thương yêu không vụ lợi với những suy nghĩ miên man về nhân quả, là ý thức đi đến tận cùng của lòng tôn trọng sự thật. Và trên tất cả là tình yêu đối với mọi người, mọi vật. Trong các ca khúc của anh luôn luôn là ấm áp ân tình cho em, cho tôi, cho mẹ, cho các anh, cho cả hoa lá bốn mùa, cho rừng đã khép, cho dòng sông đã qua đời?
    Anh kể cho tôi về những câu chuyện là mạch nguồn các ca khúc của anh.
    Giữa đất Huế thanh tao, có một đôi vợ chồng già, nghèo thôi, nhưng rất thương nhaụ Mệ già từng sáng lúc tinh khôi vẫn pha một ấm trà ngon cho ông cụ, mà chỉ có mệ pha ông mới uống. Rồi một buổi kia mệ bệnh nặng, con cháu nói thác là bận đi chăm con cháu đang nằm bệnh viện và thay mệ pha trà cho ông. Nhưng ấm trà bao giờ cũng còn nguyên vẹn. Vài bữa sau mệ qua đời. Những người con giấu ông. Sau nhiều ngày ông ngồi bất động trước cửa sổ, gọi con đến hỏi: ?oMệ đi rồi phải không??. Và từ đó ông không ăn, không uống và cũng ra đi.
    Đấy là câu chuyện mang đến lời bài hát:
    ?oáo xưa dù nhầu
    Cũng xin bạc đầu
    Gọi mãi tên nhau??
    Trịnh Công Sơn trân trọng và ưu ái với cuộc đời và là sự ưu ái của một con người đã được khải lộ về thân phận và cứu cánh của tình yệu
    Cũng một lần, ở Huế, anh bị sốt li bì và tồn tại giữa hai bờ hư thực. Một người bạn gái đến thăm đã đem đến cho anh cả một phòng đầy hoa trắng. Khi tỉnh giấc, anh đã cho tất cả chúng ta lời ca:
    ?oGọi nắng cho cơn mê này
    Nhiều hoa trắng bay
    áo em bây giờ mờ xa nẻo mây
    Gọi tên em mãi suốt cơn mê này??
    Lời ca của anh ra đời từ chính cuộc sống hết mình của người nghệ sĩ. Sự tôn trọng cái đời sống đầy khó khăn ?" đã từng đẩy anh vào những ngày trốn lính chui lủi, đã từng giam hãm anh trong song sắt lao tù những năm phản chiến ?" được lý giải thế nào nếu không nhận ra ở đó một trái tim tràn ngập tình yêủ Thì ra chính tình yêu đã cho anh những chọn lựa đầy tính nhân bản trong những phút cam go của đất nước, của dân tộc, đã gạt ra ngoài những hận thù vì chính kiến. Trong khói lửa chiến tranh anh cất tiếng trong những đêm ?oHát cho đồng bào tôi nghe? lời hát ru con, lời hát ru con, lời hát ru những bà mẹ ôm xác con, hát cho một người vừa nằm xuống, cho những cụ già trong công viên nhìn đại bác dội về thành phố, cho những người điên trên hè phố. Anh sống với tình yêu và yêu để sống.
    Uống từng chén rượu nhỏ trong khói thuốc miên man, người nghệ sĩ gầy yếu ấy đã nói với tôi, một người như tất cả mọi người đã đến với anh, nhiều hơn tất cả những gì tôi học được ở cuộc đời, dù chỉ trong một vài lần gặp mặt.
    Rất con người ở chỗ, anh luôn luôn còn chìm ngập một cách mê đắm trong cái cuộc đời đầy vật dục vừa hấp dẫn vừa tráo trở này, để nó dắt anh đi theo cái ?onghiệp lực? về chốn nào xa lắm vào cái lúc anh vẫn còn yếu quá xung quanh. Nhưng tôi cũng hiểu rằng chỉ có thể là thế khi sống cho đến tận cùng cái đam mê để mỗi ngày chỉ còn là ngọn nến sáng lên từng khoảnh khắc.
    Dù nhiều năm đã qua sau lần gặp anh lần cuối, tôi vẫn còn thấy mãi đấy là con người của niềm hoan lạc trước cái thiện tràn ngập tình người như một sứ giả của niềm tin vĩnh cửu trước cuộc sống phù hoa.
    Tôi vẫn nghĩ không bao giờ có thể nói hết về giá trị của những tác phẩm và con người của Trịnh Công Sơn cũng như người ta sẽ còn mãi ngạc nhiên về những vẻ đẹp của tình yêu và nhân cách của những con người vĩ đại trong thế giới này .
    @ Viết nhân kỷ niệm 2 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - 1/4/2001 - 1/4/2003
    Warszawa (15/03/2003)
    Nguồn: Đàn Chim Việt - Số 40 ( 4/03)
    Antonio Banderas

    Hội 5 Stars đẹp trai kiêm nhiệm phá hoại.I come back!!!
     

     
  10. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Một số chủ đề trong ca khúc Trịnh Công Sơn ​
    Bửu Ý
    Phần V
    Một số chủ đề trong ca khúc Trịnh Công Sơn

    Tôi (Bửu Ý) không có tham vọng nghiên cứu sâu rộng và đầy đủ các chủ đề đặt ra trong ca khúc của Trịnh Công Sơn.
    Rất nhiều người đã làm việc này, mỗi người một phần. Phần mình tôi cố gắng nói thêm tránh lặp lại; nhưng không chắc được như mình mong muốn.
    Những chủ đề bàn đến:
    1. Con người
    2. Tình yêu
    3. Tình bạn
    4. Lòng yêu đời
    5. Thiếu nhi
    6. Cái chết
    1. Con người
    Con người, trong ca khúc Trịnh Công Sơn không hiện thân như một con người bình thường, càng không phải là con người để trưng bày. Nó là âm bản của chính nó, là con người ý thức thân phận của mình, là một hình hài bị xô dạt trong cuồng lưu của thời thế.
    Anh hay thu vào mắt mình cái tư thế co người của đồng loại:

    Người nằm co ro như loài thú khi mùa đông về

    (Phúc Âm Buồn)
    Người già co ro ngồi thiu thiu ngủ
    (Ghế Đá Công Viên)
    ?oCo người? như hình dáng ?ocon chó lửa? trong hộp cơ bẩm của cây súng. Nhưng ?oco? không phải để ?obật?. Đây là tư thế ?oxếp vế?, thua cuộc, quy thuận.
    Hình ảnh ?ocon sâu? thì cũng vậy, cũng là con người được hóa thân:
    Loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng
    (Dấu chân Địa Đàng)
    Loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền
    (Dấu Chân Địa Đàng)
    Bên cạnh những con người co quắp trong hóc hẻm hay ở công viên, ta lại bắt gặp một dạng người không phương hướng, không điểm tựa, người mất trí, người dở cười, dở khóc, trí nhớ lẫn lộn, pha tạp. Điên cũng là một bệnh thời đại trước những mất mát đảo điên.
    Ở khúc quanh của những biến cố lớn thường nảy sinh người điên, là người không chuyển mình được theo biến cố và tạo ra cho riêng mình một vũ trụ ảo.
    Ngược lại với người điên là loại người xoay chuyển vùn vụt, người thời cơ, đón gió, tráo trở, lật lọng, loại người ngợm chờ chực ?otuốt sáng giáo gươm?, mà Trịnh Công Sơn gọi là ?ongười người ngợm ngợm? trong ?oGiọt Lệ Thiên Thu?, như là một loài dơi ăn đêm.
    Trong hình ảnh người mẹ, vốn quả cảm, anh hùng trong nghịch cảnh, vẫn hiện rõ nét người mẹ gian lao, đau khổ (Nước Mắt Cho Quê Hương, Lời Mẹ Ru, Ca Dao Mẹ) và nhất là hình ảnh người mẹ ăn năn, ray rứt sinh con ra đời:
    ... trái đau thương cho con mới ra đời
    (Hãy Nhìn Lại)
    ... tiếng khóc cười của bào thai
    (Nghe Tiếng Muôn Trùng)
    ... tin buồn từ ngày Mẹ cho con mang nặng kiếp người
    (Gọi Tên Bốn Mùa)
    ... giọt lệ ăn năn đứa con về trần tủi nhục chung thân
    (Ca Dao Mẹ)
    2. Tình yêu
    Từng người tình bỏ ta ra đi như những dòng sông nhỏ (hay là những bóng hồng đã đi qua đời Trịnh Công Sơn)
    Trịnh Công Sơn luôn là người hòa nhã với mọi người, có khi còn chịu đựng, lặng lẽ đối với ai đã xử sự không phải với mình, mong muốn người ấy hồi tâm. Đối với nữ đức tính ấy được tô đậm thêm đến mức có người bảo anh là nịnh đầm (galant). Nói chung, anh đặc biệt lịch sự, chăm chút đối với phái nữ, gần như không phân biệt, đối với em gái cũng vậy.
    Thêm vào đó, anh là người yêu hoa đẹp, hay nói cách khác anh là người cần yêu để yêu đời hơn, để thêm phần cảm hứng.
    Tôi muốn quay lại cuốn phim những người phụ nữ đi qua đời anh. Tôi tạm dùng chữ ?ođi qua? một cách nhẹ nhàng, không có màu sắc, không có hậu ý. Nhưng nó có thể bao hàm nhiều nghĩa khác nhau tùy theo từng trường hợp. Nó có nghĩa là ghé vào, hay là dừng lại. Nó cũng có nghĩa là yêu, là phụ, hay là ít nhiều yêu anh.
    Việc làm này tôi biết là việc làm hay ít dở nhiều, vì có thể gây đụng chạm và sai sót. Tôi cố gắng tránh đụng chạm, vì nhiều lẽ, bằng cách ghi tắt tên người, nhưng sẽ không tránh được sai sót vì thú thật, những năm sau cùng của đời anh tôi không gần gũi thường xuyên.
    Tóm lại một lời, tôi mong được sự thông cảm, rộng lượng của những người, dù muốn hay không đã góp phần quý giá của mình vào sự nghiệp của Trịnh Công Sơn.
    ³³³³
    Giai đoạn Huế 1. Khoảng chừng 1957 ?" 1962. Một thiếu nữ thuộc số hoa khôi của Huế tên là N.B ở vùng phố cổ Gia Hội, thuộc lớp kín cổng cao tường. Các chàng trai đi qua đi lại trước nhà thường dòm dỏ vào, nhưng ít khi trông thấy bóng hồng. Trịnh ít thổ lộ, giữ lấy hình ảnh này riêng cho mình. Nàng có đáp ứng chăng? Một mối tình đi qua một vài trung gian thân thuộc của cả hai phía nhiều hơn là trực tiếp.
    Phía hữu ngạn sông Hương cũng có một hoa khôi trường Đồng Khánh và sau đó sang trường Quốc Học lớp cuối trung học. Nàng là P.T. Dáng thanh, đẹp nhất là đôi mắt, áo dài, guốc mộc, dải món tím. Vì chị của nàng là ca sĩ, Trịnh mượn cớ lân la và đến nhà. Trịnh có phen tâm sự: ?oNàng có mùi thơm riêng biệt. Nàng chỉ cần im lặng đứng sau lưng mình là mình biết ngay?. Gia đình của nàng cũng mến Trịnh. Ngoài tình yêu còn có sự lui tới ca hát vui chơi. Thêm một lợi thế cho người thiếu nữ này: từ nhà cô đến trường chỉ một con đường, lại là đường đẹp nhất thành phố với hai hàng long não thơm phưng phức và xanh như ngọc (... hàng cây lá xanh gần với nhau... Mưa Hồng), nàng lại có dáng đi tuyệt đẹp, tha hồ cho Trịnh nhìn ngắm ngun ngút một con đường xanh tươi có thêm linh hồn.
    Gần cầu Trường Tiền có một khách sạn lớn do người Pháp xây cất từ đầu thế kỷ. Đến giữa năm 1985, phần lớn khách sạn này trở thành cơ sở của Đại học Huế, nhưng một phần nhỏ vẫn dành cho vài cửa tiệm lớn và chỗ ở riêng. Tại đây, có một thiếu nữ tên là H, bốn mùa mặc toàn lụa, nét kiêu sa, tân tiến. Vừa ?orất Huế?, vừa tây Phương, nét sau này ít tìm thấy ở các thiếu nữ Huế.
    Nhưng người thiếu nữ gây ấn tượng sâu đậm hơn là N.V.B.D, là người ?oở bên kia cầu?, bên kia con sông đào. Đây là một gia đình nhà giáo, kín cổng cao tường, nghiêm ngặt. Hai nhà ở gần nhau, cách chỉ một chiếc cầu ngắn, nhưng khó gặp nhau. Trịnh nuôi trong lòng một nỗi ấm ức khó tan. Về sau này gặp lại, thời gian nàng vào học ở Sài Gòn và mãi sau năm 1975 khi nàng từ nước ngoài về, những lần gặp ấy có gì khác hẳn rồi, bởi lẻ đơn giản là ?ota không tắm hai lần trong một dòng sông?. Đây là mối tình in dấu sâu đậm hơn cả, không những thế mà thôi, tôi có cảm tưởng nó vẫn còn mãi trong anh và còn in dấu lên tất cả các mối tình khác về sau.
    Giai đoạn Sài Gòn 1. Giai đoạn 1957 ?" 1962. Khởi đầu là không khí vũ trường, phòng trà, phụ diễn tân nhạc gây sôi động cho Sài Gòn về đêm. Anh thích đi những nơi này với Đinh Cường, Trịnh Cung. Bạn bè là cần thiết ở đây vì cậu thanh niên non trẻ ngại đi một mình. Cô T ?olai Tàu? như một phát hiện của anh về giới ?oca-ve? sinh sống về đêm, nhịp sống khác thường, gia cảnh không giống ai. Không khí vũ trường như một vũ trụ mù sương với khói thuốc quyện ảo ảnh đèn màu và tiếng rúc của kèn, tạo nên một không gian gần gũi, dễ thủ thỉ tâm tình. Người thiếu nữ này gây chấn động cho anh, làm anh mền lòng.
    Cũng trong không khí ấy anh gặp Thanh Thúy, ca sĩ, một người con xứ Huế vào Nam lâu ngày. Cô có khuôn mặt trái xoan đầy đặn, nhưng yếu phổi, đêm đêm về khuya thui thủi bước vào con hẻm ở đường Cao Thắng. Hình ảnh này khơi nguồn cho bài Thương Một Người của anh. Thời gian 1957 ?" 1959, Đài phát thanh Sài Gòn có một chương trình ca nhạc mỗi tuần một lần có tên là ?oChương trình Dạ hương?, chương trình gồm toàn đơn ca của các ca sĩ thời danh như Thanh Thúy, Lệ Thanh, Châu Hà, Kim Tước... Đó là chương trình rất được chờ đón và đặc biệt hơn cả là giọng Thanh Thúy, được mệnh danh là giọng hát ?oliêu trai?. Ông Nguyễn Văn Trung, giáo sư đại học và chủ nhiệm tạp chí Đại học viết bài Ảo ảnh Thanh Thúy.
    Giai đoạn Quy Nhơn. 1962 ?" 1964. Đây là giai đoạn Trịnh Công Sơn sáng tác nhiều tình ca bất hủ và điều khiển hợp xướng Trường Ca Dã Tràng của anh. Hình ảnh duy nhất của người bạn gái: B.K. Các bạn khác đều rõ tình cảm này trong lòng người thanh niên xa quê chiều chiều ra ngồi bên bờ biển. Bạn anh là Đinh Cường thấu hiểu mối tình này có vẽ một bức tranh lấy tên nhan đề bài hát của anh: Biển Nhớ.

    Giai đoạn Bảo Lộc ?" Đà Lạt.
    Khoảng 1965 ?" 1970. Đầu tiên là cô nữ sinh nhỏ nhắn tên N. Ngày ngày áp sách lên ngực đi trên con đường đất đỏ đến trường hoặc đến nhà thờ. Anh là người đặc biệt bị thu hút bởi cảnh giáo đường, cảnh người đi xem lễ, tiếng chuông nhà thờ. Trong cảnh này, người thiếu nữ như tăng thêm phần diễm lệ.
    Thời ấy, Bảo Lộc thưa thớt người và hình như lạnh hơn bây giờ. Từ đó, anh thường lên xe đò đi Đà Lạt để phần nào trốn lạnh và trốn vắng. Tại đây, được giới thiệu trước anh làm quen với P.T.L, người thiếu nữ nhanh chóng hớp hồn anh. Đây là một thiếu nữ lạnh lùng. Môi tươi thắm nhưng không thoa son, mắt to, ít nói, ít cười, đến cả ít ngồi, thích đứng nhìn, chân thoăn thoắt, chực biến. Nhưng rõ ràng là một thiếu nữ đầy tự tin, có những suy nghĩ riêng, như có vẻ như đinh ninh rằng mối tình này sẽ không lâu. Người thiếu nữ này gợi tính hiếu kỳ ở Trịnh, khiến anh khi thì đăm chiêu, khi thì thấp thỏm. ?oNhư Cánh Vạc Bay?, anh biết trước là như vậy. Anh khó nguôi hình ảnh này, nó sẽ trở đi trở lại trong nhiều bài khác. Khi nàng về Sài Gòn, anh nhờ người đem đến tặng một chậu hoa lan cực đẹp. Vẫn có một khoảnh cách nào đó. Như gần như xa.
    Ở đây, anh còn khá thân với một nữ sinh trường Bùi Thị Xuân tên là T.T. Những buổi gặp nhau ở Câu lạc bộ thể thao (La Grenouille`re), ở Sân Cù Đà Lạt sẽ được tiếp nối bằng những cuộc đi chơi ở Sài Gòn.
    Giai đoạn Huế 2. Khoảng chừng 1970 ?" 1975. Người năm xưa N.T.B.D có cô em đẹp, duyên, như bóng hình. Một trường hợp gần như ?otình chị duyên em?. Thật ra, tình yêu này cũng gặp trắc trở như đối với chị. Hoặc tưởng chừng như hai người là một. Tình yêu ngày xưa sống dậy và trao cho người em này: D.A. Mãi sau này, sau một thời gian vắng bặt, gặp lại, Trịnh gửi lời tiếc nuối tuổi thanh xuân của cả đôi vào ca khúc Xin Trả Nợ Người.
    Nguồn: Trịnh Công Sơn Một Nhạc Sĩ Thiên Tài
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)

Chia sẻ trang này