1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn​
    Các bạn có bao giờ gặp hiện tượng như thế này không? Vẫn là một người đó thôi, nhưng khi mình nhớ lại lịch sử quan hệ với người đó thì hình như ở các giai đoạn khác nhau, họ lại là người khác nhau? Đối với tôi, trường hợp Trịnh Công Sơn chính là như vậy. Lần đầu tiên, tôi mới vào Đài Matxcơva làm việc ở ban Việt Ngữ, từ đâu không biết xuất hiện mấy cuốn băng ghi mấy bài hát Việt Nam. Trước đó chưa bao giờ tôi được nghe loại nhạc như vậy, tôi thích vô cùng, nghe đi, nghe lại không biết chán. Nhất là hai bài Ghế đá công viên (?oGhế đá công viên dời ra đường phố? ?)Khi đất nước tôi thanh bình. Song tôi vẫn chưa biết tên tác giả bài hát là ai. Mãi sau này được làm quen Trịnh Công Sơn ở Sài Gòn (lúc đó anh cũng vừa kết thúc một chuyến đi Liên Xô lần đầu tiên, và tôi cũng mới vào Sài Gòn lần đầu) và cả hai chúng tôi rất hào hứng trong việc ?okhám phá? về đất nước của nhau, về bạn bè, và về? bản thân. Khi đó tôi mới được biết các bài hát mà tôi từng mê kia đều là của anh.

    Những bài hát của anh luôn luôn đượm màu chia ly, với hình ảnh những người yêu nhau rồi mất nhau? làm tôi xúc động lạ thường. Còn những buổi trò chuyện với anh thì không thể vượt ra ngoài thế giới khép kín đó, thế giới của sóng biển thì thầm những lời cuối cùng, của những ?olàn tóc buồn?, những ?ocon đò chở mưa nắng? cũng như tranh Chagall và dòng sông Neva ?" sau chuyến đi thăm nước Nga của tôi?
    Anh ghét nói chuyện chính trị, và tôi cũng không thể nói chuyện về chính trị với anh, cũng như tôi không thể pha mắm tôm vào ly rượu champagne vậy.
    Khi tôi về nước chúng tôi tiếp tục viết thư cho nhau, cố khắc phục sự không tự nhiên luôn luôn xuất hiện giữa chúng tôi khi vắng mặt người khác. Có một điều lạ: nói chung tôi rất khó chịu khi phải giao dịch từ ba người trở đi, thường thích nhất là ?omặt đối mặt?, mới đặt được dễ dàng sự chân thành cần thiết trong cuộc nói chuyện. Nhưng với Trịnh Công Sơn lại khác. Chính trong vòng bạn bè, chúng tôi mới thấy được đặc biệt tâm đắc. Tôi rất tự hào với thái độ của anh đối với tôi, khi anh giới thiệu và gần như ?okhoe? tôi với bạn bè, với họ hàng Việt kiều về thăm, với bà mẹ?
    Rồi đến lúc anh bị yếu sức khỏe nghiêm trọng và bị nghiêm cấm uống rượu. Không ai tin rằng anh sẽ theo lời cấm đó được, bởi vì khó hình dung anh mà không có ly cô-nhắc hay rượu vang bên tay. Nhưng anh vẫn thực hiện được và rất dễ dàng và bạn bè đều yên tâm. Đương nhiên bước vào giai đoạn này, tính tình anh có phần thay đổi, anh hay cáu và nói chung là khó tính với những điều làm cho anh không vừa ý. Nhưng một điều tuyệt đối không đúng như có người qui cho anh là bế tắc trong sáng tạo.
    Tất nhiên, rất dễ dàng đem so sánh những bài hát anh viết ở thời ?otứ tuần? với sáng tác thời buổi trẻ đầy hoài bão, nhưng theo tôi so sánh như vậy là một điều vô lý. Tôi biết rằng anh có một nguồn cảm hứng vô tận trong sáng tác ?" đó là chính bản thân anh, mà không một người nào khác dù đàn bà hay đàn ông có thể mang lại cho anh. Sự hài hòa, mà nói đúng hơn là sự ?obất hài hòa? trong tranh vẽ của anh, cũng là một nguồn cung cấp sức sống và sức sáng tạo cho anh. Và tôi cho rằng anh sẽ còn có những bước tiếp có giá trị cả trong nhạc, cả trong hội họa và biết đâu cả trong những lĩnh vực nào nữa. Bởi vì ?ochất thơ? trong tâm hồn anh không bao giờ cạn.
    Cái ?okho? trí nhớ của tôi ?obảo quản cẩn thận? những hình ảnh quí báo: anh Sơn mặc áo trắng tơ lụa, tay áo dài và rộng, cúc cổ không cài, ngón tay lướt nhẹ trên phím đàn ghita, hát cho tôi nghe từng đoạn các bài hát cũ? Đó là trên lầu nhà anh ở đường Duy Tân (nay là 47C Phạm Ngọc Thạch, quận 3, Tp.HCM), bạn bè ngồi nín thở cùng nghe? Bỗng ngoài đường có tiếng ?oBắp! bắp!? của bà bán hàng rong. ?oBiết bắp không?? ?" Sơn liền dứt tiếng hát hỏi tôi như vậy. Tôi trả lời: ?okhông biết?, anh lập tức sai mua cho tôi ăn thử. Trời ơi! Tôi đâu có ngờ ?obắp? nó chỉ là ?ongô?, thứ tôi ghét cay ghét đắng. Nhưng anh thì lấy làm vui thú, ?onuôi? tôi từng hạt từ tay anh, như con thú hay trẻ nhỏ ăn.
    Tôi nhớ anh lúc vẽ ?ochân dung? tôi trong studio của họa sĩ Đinh Cường, có mặt cả anh Trịnh Cung và Trần Đình Khôi - bốn người đều vẽ tôi, và cho tới nay tôi vẫn giữ cả bốn bức ?ochân dung? ấy, và hay lấy ra xem - mỗi người một cách nhìn và? trên bức vẽ của anh, trông tôi đẹp hơn hết.
    Tôi nhớ cùng với mấy người thân của anh ở Mỹ về, chúng tôi đi nhảy ở một quán nhảy vui và sang trọng, và khi đó trông anh cũng rất vui và sang.
    Tôi nhớ nụ cười lúc nào cũng hiền lành và thân thiết anh thường dành cho tôi? trước bạn bè, và ánh mắt lóe lên sự lạng lùng, mỗi khi ở lại hai người.
    Tất cả những cái đó là kỷ niệm yêu quí vô vàn của tôi. Và một điều tôi chắc chắn ?" như đã nói ở trên ?" với khả năng tự đổi mới, giống như chim phượng thần thoại, anh mãi mãi là người đầy hứa hẹn, cũng như chính sáng tác của anh.
    IRINA ZISMAN.
    Nguồn: www.suutap.com/trinhcongson
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn
    NGƯỜI DU CA CỦA VIỆT NAM ​
    Trịnh Công Sơn, người ca ngợi hòa bình, kẻ du ca qua các cuộc chiến tranh, họa sĩ và có khi viết bút ký, đã qua đời vì bệnh tiểu đường, chủ nhật ngày 1 tháng 4, năm 2001, tại Thành phố Hồ Chí Minh, sáu mươi hai tuổi. Lấy cảm hứng sâu đậm từ quê hương, những ca khúc của anh về oan khiêm chiến tranh, được ngân nga trong chiến tranh, từ người lính ở hai phía. Và vì các ca khúc bị cấm hát ở niềm Nam cũng như ở miền Bắc, người ta thu băng hàng chục ngàn bản và chuyền tay lén lút trước 1975.
    Đầu thập niên 70, các tuyển tập phản chiến đầu tiên ?" Da vàng (hình ảnh người mẹ cưu mang, quê hương) và Kinh Việt Nam -, tung ra khắp Việt Nam, xứ sở của những con người lãng mạn chờ chực gảy ghita. Trịnh Công Sơn trở thành kẻ du ca của Việt Nam một thi sĩ mang đau thương nhỏ lệ trên ?oxác nào là em tôi ?o, ?ođất nước tan hoang?, hoặc thú nhận ?otôi quên hết tiếng người?. Trong cảnh vang dội của chiến tranh, ngỏ lời với những người đồng hương đánh mất phương hướng, anh muốn ?ođánh thức rung động của tâm hồn Việt Nam, cảnh giác lương tri tuổi trẻ?. Nhà văn Bảo Ninh vốn chiến đấu trong hàng ngũ miền Bắc, sau này bảo thời buổi ấy Sơn là ?ongười phát ngôn ước nguyện của nhân dân?.
    Chàng thanh niên tú tài Pháp ấy nói tiếng Pháp lưu loát, ở tại Huế, thành phố quê hương, vào năm 1975. Mãi đến năm 1979 anh mới rời Huế vào với gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi anh cư ngụ hàng chục năm trước.
    Người nhận định tinh tế về quê hương mình
    Nhưng Sơn không phải chỉ là tác giả của khoảng tám trăm ca khúc, thường là u buồn, nhưng có khi đầy hóm hỉnh. Anh còn là một họa sĩ tài năng với những sắc điệu nói lên ?oniềm vui sống của quê hương? theo lời của anh. Trong phòng vẽ nho nhỏ um khói cuối một ngõ vắng lặng của Sài Gòn xưa, chuyện trò qua lại rộn rã giữa Văn Cao, tác giả quốc ca Việt Nam, các họa sĩ như Nguyễn Trung và Nguyễn Cầm, cô ca sĩ trình diễn nổi tiếng nhất các bài hát của anh và một vài bạn bè đến từ nhiều nơi.
    Bởi lẽ Sơn là người nhận định rất tinh tế về quê hương mình, về những ai ?oquên những thời khắc nguy khốn mà chỉ giữ lại những kỷ niệm đẹp đẽ?. Anh còn nói tiếp: ?oNói một cách khác, người Việt Nam không phán xét. Nó hướng lòng mình tới những ai là nạn nhân. Không đứng về phía kẻ mạnh bao giờ?. Hoặc là: ?oNgười Việt Nam cần đứng ở quê hương để vững tin. Không chịu nổi sự mất gốc. Nó mang khối óc đại gia đình, bầy đàn, cộng đồng. Nhưng một khi chắc chân trên quê hương, đứng ở môi trường của mình, giữa đúng luật chơi của mình, nó có thể tiếp nhận mọi thứ. Chúng tôi chuyển biến nhưng không đánh mất bản sắc?.
    Mấy năm gần đây, dù sức khỏe thường xuyên sút kém, anh vẫn cảm thấy còn năng lực cho nhiều dự tính. Anh viết nhiều bài hát ?okhông thông dụng?, vẽ và tiếp bạn tại tiệm ăn của em gái ở gần nhà. ?oChỉ có điều là hơi già đi thôi?, anh vẫn tin như thế ít lâu trước khi qua đời.
    JEAN ?" CLAUDE POMONTI
    Le Monde, 4/4/2001.
    Nguồn: www.suutap.com/trinhcongson
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  3. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn
    NGƯỜI DU CA CỦA VIỆT NAM ​
    Trịnh Công Sơn, người ca ngợi hòa bình, kẻ du ca qua các cuộc chiến tranh, họa sĩ và có khi viết bút ký, đã qua đời vì bệnh tiểu đường, chủ nhật ngày 1 tháng 4, năm 2001, tại Thành phố Hồ Chí Minh, sáu mươi hai tuổi. Lấy cảm hứng sâu đậm từ quê hương, những ca khúc của anh về oan khiêm chiến tranh, được ngân nga trong chiến tranh, từ người lính ở hai phía. Và vì các ca khúc bị cấm hát ở niềm Nam cũng như ở miền Bắc, người ta thu băng hàng chục ngàn bản và chuyền tay lén lút trước 1975.
    Đầu thập niên 70, các tuyển tập phản chiến đầu tiên ?" Da vàng (hình ảnh người mẹ cưu mang, quê hương) và Kinh Việt Nam -, tung ra khắp Việt Nam, xứ sở của những con người lãng mạn chờ chực gảy ghita. Trịnh Công Sơn trở thành kẻ du ca của Việt Nam một thi sĩ mang đau thương nhỏ lệ trên ?oxác nào là em tôi ?o, ?ođất nước tan hoang?, hoặc thú nhận ?otôi quên hết tiếng người?. Trong cảnh vang dội của chiến tranh, ngỏ lời với những người đồng hương đánh mất phương hướng, anh muốn ?ođánh thức rung động của tâm hồn Việt Nam, cảnh giác lương tri tuổi trẻ?. Nhà văn Bảo Ninh vốn chiến đấu trong hàng ngũ miền Bắc, sau này bảo thời buổi ấy Sơn là ?ongười phát ngôn ước nguyện của nhân dân?.
    Chàng thanh niên tú tài Pháp ấy nói tiếng Pháp lưu loát, ở tại Huế, thành phố quê hương, vào năm 1975. Mãi đến năm 1979 anh mới rời Huế vào với gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi anh cư ngụ hàng chục năm trước.
    Người nhận định tinh tế về quê hương mình
    Nhưng Sơn không phải chỉ là tác giả của khoảng tám trăm ca khúc, thường là u buồn, nhưng có khi đầy hóm hỉnh. Anh còn là một họa sĩ tài năng với những sắc điệu nói lên ?oniềm vui sống của quê hương? theo lời của anh. Trong phòng vẽ nho nhỏ um khói cuối một ngõ vắng lặng của Sài Gòn xưa, chuyện trò qua lại rộn rã giữa Văn Cao, tác giả quốc ca Việt Nam, các họa sĩ như Nguyễn Trung và Nguyễn Cầm, cô ca sĩ trình diễn nổi tiếng nhất các bài hát của anh và một vài bạn bè đến từ nhiều nơi.
    Bởi lẽ Sơn là người nhận định rất tinh tế về quê hương mình, về những ai ?oquên những thời khắc nguy khốn mà chỉ giữ lại những kỷ niệm đẹp đẽ?. Anh còn nói tiếp: ?oNói một cách khác, người Việt Nam không phán xét. Nó hướng lòng mình tới những ai là nạn nhân. Không đứng về phía kẻ mạnh bao giờ?. Hoặc là: ?oNgười Việt Nam cần đứng ở quê hương để vững tin. Không chịu nổi sự mất gốc. Nó mang khối óc đại gia đình, bầy đàn, cộng đồng. Nhưng một khi chắc chân trên quê hương, đứng ở môi trường của mình, giữa đúng luật chơi của mình, nó có thể tiếp nhận mọi thứ. Chúng tôi chuyển biến nhưng không đánh mất bản sắc?.
    Mấy năm gần đây, dù sức khỏe thường xuyên sút kém, anh vẫn cảm thấy còn năng lực cho nhiều dự tính. Anh viết nhiều bài hát ?okhông thông dụng?, vẽ và tiếp bạn tại tiệm ăn của em gái ở gần nhà. ?oChỉ có điều là hơi già đi thôi?, anh vẫn tin như thế ít lâu trước khi qua đời.
    JEAN ?" CLAUDE POMONTI
    Le Monde, 4/4/2001.
    Nguồn: www.suutap.com/trinhcongson
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  4. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    TRỊNH CÔNG SƠN, NGƯỜI SÁNG TÁC VÀ TRÌNH DIỄN CA KHÚC, MỘT BOB DYLAN CỦA VIỆT NAM.​
    Tác giả ca khúc phản chiến nổi tiếng những năm 60 năm tiếp tục hấp hẫn trí tưởng tượng của nhân dân trong nước.
    Trịnh Công Sơn vẫn hấp dẫn trí tưởng tượng của Việt Nam hơn ba thập niên. Nhạc sĩ này trước tiên nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam trong những năm 60 bằng những tình khúc của mình, tiếp đó là những ca khúc phản chiến khiến cho nữ ca sĩ dân ca người Mỹ là Joan Baez gọi anh là ?oBob Dylan của Việt Nam?.
    ?oChưa có ai bằng anh phản ánh được những gì chứa chất trong lòng người Việt Nam?, đó là lời một nhà trí thức về 600 ca khúc mà Sơn đã ấn hành kể từ Ướt mi năm 1959 về một thiếu nữ xót xa cho cái chết của mẹ.
    ................................
    Bài Ngủ đi con nổi tiếng bán hai triệu bản ở Nhật năm 1969 và đạt đĩa vàng. ?oNgủ đi con, ru con ru con đã hai lần?, anh hát về người mẹ khổ đau vì cái chết của đứa con đi lính của mình. ?oMẹ mang đầy bụng, mẹ bồng trên tay, con ngủ tuổi hai mươi?. Sợ những lời ca tình cảm này làm nhụt lòng binh lính, chính quyền miền Nam Việt Nam cấm phổ biến những bài hát này và tịch thu băng nhạc.
    Sơn trưởng thành ở Huế. Bố của anh dựng nghiệp bằng thương hiệu bán xe đạp và xe máy nhưng năm 1945 bị bắt vì hỗ trợ phong trào ********* chống thực dân Pháp. Được tự do bốn năm sau, bố của Sơn đưa gia đình vào Sài Gòn, và ông mất năm 1955 vì tai nạn giao thông.
    Kể từ 1979, Sơn cũng đi vào hội họa và viết báo. Sơn không muốn ra đi. Anh giải thích: ?oNếu tôi xuất ngoại, tôi không viết được. Không thể trồng một cây Việt Nam trên đất Mỹ hay Pháp được?.
    Những ca khúc của Sơn, đặc biệt là những ca khúc trước 1975, vẫn được tán thưởng rộng rãi trong cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại. Nhiều lời kêu gọi của anh xuất phát từ khả năng nắm bắt nhịp đập trái tim của Việt Nam, giống như bài hát sau đây đã trở thành phổ biến đối với người Việt Nam ở Hoa Kỳ do người bạn gái Khánh Ly ngày xưa hát:

    Em ra đi nơi này vẫn thế
    Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ
    Vườn xưa vẫn có tiếng mẹ ru
    Có tiếng em thơ
    Có chút nắng trong tiếng gà trưa
    Em còn nhớ hay em đã quên?


    MURRAY HIEBERT
    Far Eastern Economic Review, 6/5/1993
    Nguồn: www.suutap.com/trinhcongson
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  5. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    TRỊNH CÔNG SƠN, NGƯỜI SÁNG TÁC VÀ TRÌNH DIỄN CA KHÚC, MỘT BOB DYLAN CỦA VIỆT NAM.​
    Tác giả ca khúc phản chiến nổi tiếng những năm 60 năm tiếp tục hấp hẫn trí tưởng tượng của nhân dân trong nước.
    Trịnh Công Sơn vẫn hấp dẫn trí tưởng tượng của Việt Nam hơn ba thập niên. Nhạc sĩ này trước tiên nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam trong những năm 60 bằng những tình khúc của mình, tiếp đó là những ca khúc phản chiến khiến cho nữ ca sĩ dân ca người Mỹ là Joan Baez gọi anh là ?oBob Dylan của Việt Nam?.
    ?oChưa có ai bằng anh phản ánh được những gì chứa chất trong lòng người Việt Nam?, đó là lời một nhà trí thức về 600 ca khúc mà Sơn đã ấn hành kể từ Ướt mi năm 1959 về một thiếu nữ xót xa cho cái chết của mẹ.
    ................................
    Bài Ngủ đi con nổi tiếng bán hai triệu bản ở Nhật năm 1969 và đạt đĩa vàng. ?oNgủ đi con, ru con ru con đã hai lần?, anh hát về người mẹ khổ đau vì cái chết của đứa con đi lính của mình. ?oMẹ mang đầy bụng, mẹ bồng trên tay, con ngủ tuổi hai mươi?. Sợ những lời ca tình cảm này làm nhụt lòng binh lính, chính quyền miền Nam Việt Nam cấm phổ biến những bài hát này và tịch thu băng nhạc.
    Sơn trưởng thành ở Huế. Bố của anh dựng nghiệp bằng thương hiệu bán xe đạp và xe máy nhưng năm 1945 bị bắt vì hỗ trợ phong trào ********* chống thực dân Pháp. Được tự do bốn năm sau, bố của Sơn đưa gia đình vào Sài Gòn, và ông mất năm 1955 vì tai nạn giao thông.
    Kể từ 1979, Sơn cũng đi vào hội họa và viết báo. Sơn không muốn ra đi. Anh giải thích: ?oNếu tôi xuất ngoại, tôi không viết được. Không thể trồng một cây Việt Nam trên đất Mỹ hay Pháp được?.
    Những ca khúc của Sơn, đặc biệt là những ca khúc trước 1975, vẫn được tán thưởng rộng rãi trong cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại. Nhiều lời kêu gọi của anh xuất phát từ khả năng nắm bắt nhịp đập trái tim của Việt Nam, giống như bài hát sau đây đã trở thành phổ biến đối với người Việt Nam ở Hoa Kỳ do người bạn gái Khánh Ly ngày xưa hát:

    Em ra đi nơi này vẫn thế
    Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ
    Vườn xưa vẫn có tiếng mẹ ru
    Có tiếng em thơ
    Có chút nắng trong tiếng gà trưa
    Em còn nhớ hay em đã quên?


    MURRAY HIEBERT
    Far Eastern Economic Review, 6/5/1993
    Nguồn: www.suutap.com/trinhcongson
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  6. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
    ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI YÊU MẾN​
    Trên 30 năm nay, người Việt Nam nhìn thấy bóng dáng mình qua bái hát của Trịnh Công Sơn, một người mảnh mai như thể là tổng hòa của thứ quyền uy ngoại hạng của Woody Allen với chất thơ mãnh liệt của Bod Dylan.
    Với trên 600 ca khúc để lại kể từ 1959, tác giả ca khúc 53 tuổi này vẫn là người sáng tác và trình diễn ca khúc nổi tiếng nhất Việt Nam, cả với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
    ?oAnh ấy càng ngày càng được mến trọng vì tài năng và được dân chúng hâm mộ?, một người làm báo trước đây phát biểu như vậy. ?oAi cũng mê Trịnh Công Sơn?.
    Bài hát của anh được dịch ra tại Hoa Kỳ và làm đề tài cho một luận án ở Đại học Paris.
    Thành công của anh phần lớn là ở cách diễn đạt xót xa lịch sử một đất nước ban đầu bị phân chia rồi được thống nhất và nay đang tìm cách gìn giữ hơi thở của mình.
    Lời ca sau đây viết ra vào năm 1969 vào cao điểm chiến cuộc Việt Nam, một bài hát ru con của người mẹ khóc con chết trận, đã đem lại cho Sơn chiếc đĩa vàng tại Nhật (bán ra hai triệu bản):
    ?oNgủ đi con / Đứa con da vàng của mẹ / Ngủ đi con / Ru con, ru đã hai lần / Ôi tấm thân này ngày xưa bé bỏng / Mẹ mang đầy bụng mẹ bồng trên tay / Con ngủ tuổi 20 /?
    ?oTôi bị cái chết ám ảnh từ thuở nhỏ?, anh phát biểu như vậy với hãng AFP trong một cuộc phỏng vấn tại ngôi nhà của anh ở Thành phố Hồ Chí Minh. ?oChiến tranh làm cho nỗi sợ ấy tăng lên ngàn lần?.
    Ngày nay, ca khúc của anh không còn nặng màu sắc chính trị nữa và anh bảo anh chỉ muốn viết về tình yêu và thân phận mà thôi.
    JACQUES BOYER
    AFP, 8/12/1992.
    Nguồn: www.suutap.com/trinhcongson
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  7. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
    ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI YÊU MẾN​
    Trên 30 năm nay, người Việt Nam nhìn thấy bóng dáng mình qua bái hát của Trịnh Công Sơn, một người mảnh mai như thể là tổng hòa của thứ quyền uy ngoại hạng của Woody Allen với chất thơ mãnh liệt của Bod Dylan.
    Với trên 600 ca khúc để lại kể từ 1959, tác giả ca khúc 53 tuổi này vẫn là người sáng tác và trình diễn ca khúc nổi tiếng nhất Việt Nam, cả với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
    ?oAnh ấy càng ngày càng được mến trọng vì tài năng và được dân chúng hâm mộ?, một người làm báo trước đây phát biểu như vậy. ?oAi cũng mê Trịnh Công Sơn?.
    Bài hát của anh được dịch ra tại Hoa Kỳ và làm đề tài cho một luận án ở Đại học Paris.
    Thành công của anh phần lớn là ở cách diễn đạt xót xa lịch sử một đất nước ban đầu bị phân chia rồi được thống nhất và nay đang tìm cách gìn giữ hơi thở của mình.
    Lời ca sau đây viết ra vào năm 1969 vào cao điểm chiến cuộc Việt Nam, một bài hát ru con của người mẹ khóc con chết trận, đã đem lại cho Sơn chiếc đĩa vàng tại Nhật (bán ra hai triệu bản):
    ?oNgủ đi con / Đứa con da vàng của mẹ / Ngủ đi con / Ru con, ru đã hai lần / Ôi tấm thân này ngày xưa bé bỏng / Mẹ mang đầy bụng mẹ bồng trên tay / Con ngủ tuổi 20 /?
    ?oTôi bị cái chết ám ảnh từ thuở nhỏ?, anh phát biểu như vậy với hãng AFP trong một cuộc phỏng vấn tại ngôi nhà của anh ở Thành phố Hồ Chí Minh. ?oChiến tranh làm cho nỗi sợ ấy tăng lên ngàn lần?.
    Ngày nay, ca khúc của anh không còn nặng màu sắc chính trị nữa và anh bảo anh chỉ muốn viết về tình yêu và thân phận mà thôi.
    JACQUES BOYER
    AFP, 8/12/1992.
    Nguồn: www.suutap.com/trinhcongson
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  8. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    CHÚT LÒNG VỚI TRỊNH CÔNG SƠN ​
    Anh Thuần,
    Tôi đã theo dõi rất kỹ cuộc tham luận bằng email của gia đình về sự ra đi vĩnh viễn của Trịnh Công Sơn và đã tìm đọc tất cả những bài viết về Trịnh Công Sơn ở đây. Lẽ dĩ nhiên tôi không thể nói Trịnh Công Sơn ảnh hưởng đến đời tôi sâu đậm như nhiều người Việt Nam, nhưng Trịnh Công Sơn cũng đã có một chỗ đứng rất quan trọng trong đời tôi. Rất ít cái chết của những người danh tiếng làm tôi bàng hoàng như khi tôi nghe tin Trịnh Công Sơn đã mất. Tôi thấy hình như Trịnh Công Sơn đã ảnh hưởng đến người Việt vào trạc tuổi của chúng ta tương tự như Joan Baez đã ảnh hưởng đến người Mỹ cùng thế hệ với tôi vậy. Cả hai đều dùng âm nhạc để nói lên nỗi đau của chiếc tranh và tình yêu.
    Khi tôi còn ở đường Mai Thúc Loan ở Huế, có một tiệm bán nhạc ở bên kia đường nhà tôi chuyên chơi nhạc Trịnh Công Sơn. Hồi đó cuộc tổng tấn công Mậu Thân vừa mới xảy ra và các bài ca nghe thật là buồn, các bài mà sau này tôi ít khi nghe ai hát. Thay vào đó, các thế hệ sau thích hát những bài tình ca hơn. Nhưng hồi đó tôi nhớ mình thường nghe bài Hát trên những xác người, bài hát có lời ca thật buồn mà sao âm điệu nghe có vẻ như một điệu múa. Và bài Bài ca dành cho những xác người. Lời ca bài này, lạ thay vẫn âm hưởng trong trí tôi mỗi khi tôi nghĩ đến thời kỳ đó:
    Xác nào là em tôi
    Dưới hố hầm này
    Trên những vùng lúa cháy
    Bên những vồng ngô khoai

    Tôi thấy những bài này tố cáo cái tàn nhẫn và phi lý của chiếc tranh hùng hồn hơn bất cứ bài luận thuyết nào tôi được nghe từ phong trào phản chiến ở Mỹ.
    Tôi nhớ có lần tôi dẫn một phóng viên Mỹ đến gặp Trịnh Công Sơn, có lẽ vào năm 71 hay 72 gì đó. Nhà Trịnh Công Sơn hồi đó nằm ở trên đường đi lên nhà thờ Phú Cam. Hình như lúc đó họa sĩ Bửu Chỉ cũng có mặt ở đó. Một sinh viên Huế và tôi là thông dịch viên cho phóng viên này. Tôi nhớ cây đàn cũ kỹ của Trịnh Công Sơn, đã bạc màu và sờn nhiều chỗ, cũng giống như Trịnh Công Sơn rất khiêm nhường và từ tốn. Sau này, tôi còn thấy lại Trịnh Công Sơn thêm một lần nữa tại một câu lạc bộ ở Sài Gòn. Trịnh Công Sơn tay cầm ly rượu đang nghe một số ca sĩ nổi danh trình bày nhạc của mình.
    Nhiều bài tưởng niệm Trịnh Công Sơn đã nói nhạc Trịnh Công Sơn nghe như thơ vậy. Tôi nhớ có lần một giáo sư Anh văn, tốt nghiệp từ một trường đại học Anh, nói với tôi bà ta thích nhạc của Trịnh Công Sơn vì chất thơ của nó. Tôi nhớ mình rất ngạc nhiên khi nghe bà ta nói vậy vì bà ta rất ít khi khen ai và hay tỏ vẻ ghét nhạc của giới trẻ. Thật đúng nhạc của Trịnh Công Sơn đã vượt qua mọi giới hạn, từ những nhà tri thức được đào tạo ở Âu Mỹ như bà bạn đồng nghiệp của tôi, đến nhà văn cách mạng như Nguyễn Quang Sáng và những sinh viên, học sinh. Gần đây, tôi đọc trên báo lại được nghe người Nhật cũng mê nhạc Trịnh Công Sơn lắm!
    Mùa hè năm 1989, khi tôi lái xe từ nhà ở California đến đại học Cornell ở tiểu bang New York, tôi mang theo cuộc băng cassette mà anh gởi cho tôi từ Paris, cái băng mà Thanh Hải hát và giới thiệu nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi cứ nghe lui nghe tới hoài cái băng đó chẳng biết chán và cứ vậy tôi lái xe xuyên qua cả nước Mỹ - qua Nevada, Wyoming, Nebraska - vừa lái xe tôi vừa nghe Như cánh vạc bay, Mưa hồng, Em còn nhớ hay em đã quên và nhiều bài khác nữa. Mỗi lần nghe, tôi lại học được thêm một vài từ và hiểu thêm một chút nữa tâm sự Trịnh Công Sơn gởi gắm trong lời ca.
    Qua những bài như Gia tài của mẹ Khi đất nước tôi thanh bình. Trịnh Công Sơn phát họa ra một nước Việt Nam tuy chiếc tranh không còn nữa nhưng vẫn còn quá điêu tàn. Cũng may mà Trịnh Công Sơn còn sống đủ để thấy đất nước thanh bình. Nhưng tiếc thay Trịnh Công Sơn không còn nữa để thấy một nước Việt Nam xán lạn hơn nữa trong tương lai.
    JOHN SCHAFER.
    Nguồn: www.suutap.com/trinhcongson
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  9. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    CHÚT LÒNG VỚI TRỊNH CÔNG SƠN ​
    Anh Thuần,
    Tôi đã theo dõi rất kỹ cuộc tham luận bằng email của gia đình về sự ra đi vĩnh viễn của Trịnh Công Sơn và đã tìm đọc tất cả những bài viết về Trịnh Công Sơn ở đây. Lẽ dĩ nhiên tôi không thể nói Trịnh Công Sơn ảnh hưởng đến đời tôi sâu đậm như nhiều người Việt Nam, nhưng Trịnh Công Sơn cũng đã có một chỗ đứng rất quan trọng trong đời tôi. Rất ít cái chết của những người danh tiếng làm tôi bàng hoàng như khi tôi nghe tin Trịnh Công Sơn đã mất. Tôi thấy hình như Trịnh Công Sơn đã ảnh hưởng đến người Việt vào trạc tuổi của chúng ta tương tự như Joan Baez đã ảnh hưởng đến người Mỹ cùng thế hệ với tôi vậy. Cả hai đều dùng âm nhạc để nói lên nỗi đau của chiếc tranh và tình yêu.
    Khi tôi còn ở đường Mai Thúc Loan ở Huế, có một tiệm bán nhạc ở bên kia đường nhà tôi chuyên chơi nhạc Trịnh Công Sơn. Hồi đó cuộc tổng tấn công Mậu Thân vừa mới xảy ra và các bài ca nghe thật là buồn, các bài mà sau này tôi ít khi nghe ai hát. Thay vào đó, các thế hệ sau thích hát những bài tình ca hơn. Nhưng hồi đó tôi nhớ mình thường nghe bài Hát trên những xác người, bài hát có lời ca thật buồn mà sao âm điệu nghe có vẻ như một điệu múa. Và bài Bài ca dành cho những xác người. Lời ca bài này, lạ thay vẫn âm hưởng trong trí tôi mỗi khi tôi nghĩ đến thời kỳ đó:
    Xác nào là em tôi
    Dưới hố hầm này
    Trên những vùng lúa cháy
    Bên những vồng ngô khoai

    Tôi thấy những bài này tố cáo cái tàn nhẫn và phi lý của chiếc tranh hùng hồn hơn bất cứ bài luận thuyết nào tôi được nghe từ phong trào phản chiến ở Mỹ.
    Tôi nhớ có lần tôi dẫn một phóng viên Mỹ đến gặp Trịnh Công Sơn, có lẽ vào năm 71 hay 72 gì đó. Nhà Trịnh Công Sơn hồi đó nằm ở trên đường đi lên nhà thờ Phú Cam. Hình như lúc đó họa sĩ Bửu Chỉ cũng có mặt ở đó. Một sinh viên Huế và tôi là thông dịch viên cho phóng viên này. Tôi nhớ cây đàn cũ kỹ của Trịnh Công Sơn, đã bạc màu và sờn nhiều chỗ, cũng giống như Trịnh Công Sơn rất khiêm nhường và từ tốn. Sau này, tôi còn thấy lại Trịnh Công Sơn thêm một lần nữa tại một câu lạc bộ ở Sài Gòn. Trịnh Công Sơn tay cầm ly rượu đang nghe một số ca sĩ nổi danh trình bày nhạc của mình.
    Nhiều bài tưởng niệm Trịnh Công Sơn đã nói nhạc Trịnh Công Sơn nghe như thơ vậy. Tôi nhớ có lần một giáo sư Anh văn, tốt nghiệp từ một trường đại học Anh, nói với tôi bà ta thích nhạc của Trịnh Công Sơn vì chất thơ của nó. Tôi nhớ mình rất ngạc nhiên khi nghe bà ta nói vậy vì bà ta rất ít khi khen ai và hay tỏ vẻ ghét nhạc của giới trẻ. Thật đúng nhạc của Trịnh Công Sơn đã vượt qua mọi giới hạn, từ những nhà tri thức được đào tạo ở Âu Mỹ như bà bạn đồng nghiệp của tôi, đến nhà văn cách mạng như Nguyễn Quang Sáng và những sinh viên, học sinh. Gần đây, tôi đọc trên báo lại được nghe người Nhật cũng mê nhạc Trịnh Công Sơn lắm!
    Mùa hè năm 1989, khi tôi lái xe từ nhà ở California đến đại học Cornell ở tiểu bang New York, tôi mang theo cuộc băng cassette mà anh gởi cho tôi từ Paris, cái băng mà Thanh Hải hát và giới thiệu nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi cứ nghe lui nghe tới hoài cái băng đó chẳng biết chán và cứ vậy tôi lái xe xuyên qua cả nước Mỹ - qua Nevada, Wyoming, Nebraska - vừa lái xe tôi vừa nghe Như cánh vạc bay, Mưa hồng, Em còn nhớ hay em đã quên và nhiều bài khác nữa. Mỗi lần nghe, tôi lại học được thêm một vài từ và hiểu thêm một chút nữa tâm sự Trịnh Công Sơn gởi gắm trong lời ca.
    Qua những bài như Gia tài của mẹ Khi đất nước tôi thanh bình. Trịnh Công Sơn phát họa ra một nước Việt Nam tuy chiếc tranh không còn nữa nhưng vẫn còn quá điêu tàn. Cũng may mà Trịnh Công Sơn còn sống đủ để thấy đất nước thanh bình. Nhưng tiếc thay Trịnh Công Sơn không còn nữa để thấy một nước Việt Nam xán lạn hơn nữa trong tương lai.
    JOHN SCHAFER.
    Nguồn: www.suutap.com/trinhcongson
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  10. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    KẺ DU CA BẤT KHUẤT CỦA VIỆT NAM ​
    ?oKhông khí đã dễ thở?, Trịnh Công Sơn nhận định như vậy. Tiệm ăn máy lạnh rền vang tiếng nói cười trên một nền nhạc rock Mỹ hoặc tình ca ẻo lả của Hồng Kông từ máy hát vang ra. Bên ngoài khách sạn Tự Do, con rồng chát chúa làm bằng bằng luồng xe gắn máy hòa lẫn vào bản hợp xướng tiếng còi xe trên đại lộ Trần Hưng Đạo. Các biểu ngữ Pepsi Cola có hàng chữ quảng cáo buổi trình diễn nhạc đêm nay tại cung Cung hữu nghị Việt Xô Hà Nội. Mặt tiền của cung, người ta bán lén lút mỗi vé hai mươi đô la - bằng một tháng lương bậc trung. Đây là lần thứ hai người nghệ sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam tổ chức chương trình ca nhạc tại thủ đô.
    Cứ hỏi bất cứ ai, mọi người đều biết ?oanh Sơn? và cũng biết hát một trong số 700 bài mà anh đã thu hàng triệu bản dưới hình thức băng ghi âm, ghi hình hoặc đĩa cứng, thường là ghi lậu, từ Los Angeles đến Melbourne, hay Paris, ở tất cả những nơi nào có người Việt sinh sống. 55 tuổi, áo sơ mi vải dày, quần jeans, Trịnh Công Sơn là một ngôi sao khó nhận ra, dáng dấp mảng dẻ quá mức trông như một anh chàng mới lớn, lỏng khỏng, lãng mạn.
    Anh là tác giả, soạn nhạc, hát, nhưng còn kiêm thi sĩ, nhà văn, họa sĩ và chủ nhân một tiệm ăn nhỏ mà ngon ở Sài Gòn; trước nay anh nói tiếng Pháp và có thiện cảm với Pháp, sinh trưởng trong một gia đình trung lưu ở Huế, cố đô vốn là trái tim tinh thần của Việt Nam, trước mắt người đồng hương, anh là hiện thân của một niềm vui sống bất khuất đầy hoài niệm qua đó mọi người tự nhận diện ra mình. Anh quả quyết: ?oVăn hóa Việt Nam tồn tại. Chiến tranh cùng những hậu quả làm đỗ vỡ vật chất. Nhưng linh hồn vẫn sống??. Chính anh cũng đã đứng vững. Nếu Trịnh Công Sơn phải chọn một hình tượng cây làm biểu tượng thì đó là cây tre, nó mạnh là nhờ uốn dẻo.
    Anh là thần tượng của lớp trẻ miền Nam Việt Nam trước 1975, anh đã quyết tâm đề cao khát vọng hòa bình của một dân tộc điêu đứng vì chiến tranh. Binh lính hai miền đều hát những ca khúc buồn bã và nồng nàn của anh. Bị chính quyền Sài Gòn cho là ?ochủ bại?, nhạc của anh bị cấm. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc chiến tranh, anh đang ở Sài Gòn.... Nhưng con người hiếu hòa ấy phải trở về Huế, sống đời sống "gần gũi" với nông dân. Mãi đến năm 1979 anh mới được quay vào Sài Gòn.
    Anh vẫn một mực lạc quan. ?oNgười Việt Nam dễ tha thứ. Họ thừa khả năng quên đi những kỷ niệm không hay?. Huống chi hơn phân nửa những con người ấy chưa tới tuổi 20. Anh không sợ làn sóng xe Honda, loại hạng B của Hồng Kông ư, sự hấp dẫn của đô la và lối sống Mỹ? ?oTôi tin tưởng tâm hồn người Việt có thể tiết ra những kháng thể. Chỉ có một số thanh niên mở miệng ra là Michael Jackson hoặc Metallica hoặc đi karaoke? Rồi sẽ qua đi? Đó là một đợt sóng tự nhiên sau bao nhiêu năm không biết tới. Với lại truyền thống và mở cửa không đối chọi nhau??
    Chính anh nêu dẫn văn học Pháp như là một trong hai nguồn ảnh hưởng đến anh, kèm theo dân ca quê hương. Anh gợi dẫn Camus (Lưu đầy và quê nhà) để giải thích một trong những bài mới sáng tác (Một cõi đi về): ?o? bay từng hạt nhỏ / trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ / Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà??. Anh kẻ đến tên tuổi Văn Cao, người bạn vong niên và mẫu mực của mình, tác giả quốc ca Việt Nam. ?oGiá trị nền tảng của người Việt Nam chúng tôi là giá trị nhân bản?, anh nói như vậy.
    Anh vừa đi Pháp về, đây là chuyến xuất dương thứ hai của anh kể từ năm 1986. Mắt anh rực sáng: ?oBa hôm ở làng Cognac?. Trong ngôi nhà nhỏ ở quận 3 Sài Gòn của anh, một chiếc tủ đựng đầy rượu từ người hâm mộ toàn thế giới biếu tặng, họ vốn biết anh thích rượu, có khi thích hơi quá đà. ?oÔng Patrick Martell có cho tôi nếm một chai cô-nhắc ra lò năm 1845, một chai khác năm 1875. Tôi là một trong số 250 người được biệt nhãn cho vào hầm rượu thiên đàng của ông. Tôi có luôn một giấy chứng nhận, trong đó có ghi: cửa thiên đàng đã mở đón Trịnh Công Sơn??
    PATRICK SABATIER
    Libération, năm 1994.
    Nguồn: www.suutap.com/trinhcongson
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)

Chia sẻ trang này