1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    KẺ DU CA BẤT KHUẤT CỦA VIỆT NAM ​
    ?oKhông khí đã dễ thở?, Trịnh Công Sơn nhận định như vậy. Tiệm ăn máy lạnh rền vang tiếng nói cười trên một nền nhạc rock Mỹ hoặc tình ca ẻo lả của Hồng Kông từ máy hát vang ra. Bên ngoài khách sạn Tự Do, con rồng chát chúa làm bằng bằng luồng xe gắn máy hòa lẫn vào bản hợp xướng tiếng còi xe trên đại lộ Trần Hưng Đạo. Các biểu ngữ Pepsi Cola có hàng chữ quảng cáo buổi trình diễn nhạc đêm nay tại cung Cung hữu nghị Việt Xô Hà Nội. Mặt tiền của cung, người ta bán lén lút mỗi vé hai mươi đô la - bằng một tháng lương bậc trung. Đây là lần thứ hai người nghệ sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam tổ chức chương trình ca nhạc tại thủ đô.
    Cứ hỏi bất cứ ai, mọi người đều biết ?oanh Sơn? và cũng biết hát một trong số 700 bài mà anh đã thu hàng triệu bản dưới hình thức băng ghi âm, ghi hình hoặc đĩa cứng, thường là ghi lậu, từ Los Angeles đến Melbourne, hay Paris, ở tất cả những nơi nào có người Việt sinh sống. 55 tuổi, áo sơ mi vải dày, quần jeans, Trịnh Công Sơn là một ngôi sao khó nhận ra, dáng dấp mảng dẻ quá mức trông như một anh chàng mới lớn, lỏng khỏng, lãng mạn.
    Anh là tác giả, soạn nhạc, hát, nhưng còn kiêm thi sĩ, nhà văn, họa sĩ và chủ nhân một tiệm ăn nhỏ mà ngon ở Sài Gòn; trước nay anh nói tiếng Pháp và có thiện cảm với Pháp, sinh trưởng trong một gia đình trung lưu ở Huế, cố đô vốn là trái tim tinh thần của Việt Nam, trước mắt người đồng hương, anh là hiện thân của một niềm vui sống bất khuất đầy hoài niệm qua đó mọi người tự nhận diện ra mình. Anh quả quyết: ?oVăn hóa Việt Nam tồn tại. Chiến tranh cùng những hậu quả làm đỗ vỡ vật chất. Nhưng linh hồn vẫn sống??. Chính anh cũng đã đứng vững. Nếu Trịnh Công Sơn phải chọn một hình tượng cây làm biểu tượng thì đó là cây tre, nó mạnh là nhờ uốn dẻo.
    Anh là thần tượng của lớp trẻ miền Nam Việt Nam trước 1975, anh đã quyết tâm đề cao khát vọng hòa bình của một dân tộc điêu đứng vì chiến tranh. Binh lính hai miền đều hát những ca khúc buồn bã và nồng nàn của anh. Bị chính quyền Sài Gòn cho là ?ochủ bại?, nhạc của anh bị cấm. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc chiến tranh, anh đang ở Sài Gòn.... Nhưng con người hiếu hòa ấy phải trở về Huế, sống đời sống "gần gũi" với nông dân. Mãi đến năm 1979 anh mới được quay vào Sài Gòn.
    Anh vẫn một mực lạc quan. ?oNgười Việt Nam dễ tha thứ. Họ thừa khả năng quên đi những kỷ niệm không hay?. Huống chi hơn phân nửa những con người ấy chưa tới tuổi 20. Anh không sợ làn sóng xe Honda, loại hạng B của Hồng Kông ư, sự hấp dẫn của đô la và lối sống Mỹ? ?oTôi tin tưởng tâm hồn người Việt có thể tiết ra những kháng thể. Chỉ có một số thanh niên mở miệng ra là Michael Jackson hoặc Metallica hoặc đi karaoke? Rồi sẽ qua đi? Đó là một đợt sóng tự nhiên sau bao nhiêu năm không biết tới. Với lại truyền thống và mở cửa không đối chọi nhau??
    Chính anh nêu dẫn văn học Pháp như là một trong hai nguồn ảnh hưởng đến anh, kèm theo dân ca quê hương. Anh gợi dẫn Camus (Lưu đầy và quê nhà) để giải thích một trong những bài mới sáng tác (Một cõi đi về): ?o? bay từng hạt nhỏ / trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ / Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà??. Anh kẻ đến tên tuổi Văn Cao, người bạn vong niên và mẫu mực của mình, tác giả quốc ca Việt Nam. ?oGiá trị nền tảng của người Việt Nam chúng tôi là giá trị nhân bản?, anh nói như vậy.
    Anh vừa đi Pháp về, đây là chuyến xuất dương thứ hai của anh kể từ năm 1986. Mắt anh rực sáng: ?oBa hôm ở làng Cognac?. Trong ngôi nhà nhỏ ở quận 3 Sài Gòn của anh, một chiếc tủ đựng đầy rượu từ người hâm mộ toàn thế giới biếu tặng, họ vốn biết anh thích rượu, có khi thích hơi quá đà. ?oÔng Patrick Martell có cho tôi nếm một chai cô-nhắc ra lò năm 1845, một chai khác năm 1875. Tôi là một trong số 250 người được biệt nhãn cho vào hầm rượu thiên đàng của ông. Tôi có luôn một giấy chứng nhận, trong đó có ghi: cửa thiên đàng đã mở đón Trịnh Công Sơn??
    PATRICK SABATIER
    Libération, năm 1994.
    Nguồn: www.suutap.com/trinhcongson
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    BỐN MƯƠI NĂM VIẾT CA KHÚC CỦA MỘT NGƯỜI NHƯ LÀ ?oTRÁI TIM? CỦA VIỆT NAM.​
    Sinh năm 1939 trong một gia đình khá giả ở miền Trung Việt Nam, Trịnh Công Sơn hấp thụ một lúc nền giáo dục của Pháp và của Phật giáo, cả hai đều trọng văn chương và nghệ thuật.
    Suốt thời tuổi trẻ, anh đã trải qua cuộc chiến tranh chống Pháp giành độc lập của dân tộc mình. Anh là người yêu nước cao độ pha với nét lãng mạn, nhưng mau chóng đem lòng oán ghét chiến tranh. Một tai nạn xảy đến, năm 1958, buộc anh phải gián đoạn việc học Triết ở Sài Gòn và vạch ra cho anh con đường thi ca và âm nhạc.
    Các ca khúc u buồn thi vị được sớm đón nhận từ thích giả của hai miền đang đối đầu nhau trong những năm 60 và đầu những năm 70. Những ca khúc tình tự dân tộc được xem như một liều thuốc pha loãng những thực tế đau thương của chiến tranh.
    Trong cuộc phỏng vấn, anh trầm tư về 40 năm ghi chép lại bao nhiêu tình cảm riêng tư của con người Việt Nam.
    Anh vẫn ở lại Việt Nam, trong khi nhiều ca sĩ và nhạc sĩ nổi tiếng của niềm Nam, cũng như đa số thành viên trong gia đình anh cùng với bạn bè, đã bỏ đi; sự thể này khiến cho một số người Việt Nam di tản lên án anh là người Cộng sản.
    Được chất vấn về việc này, anh bảo rằng anh không quan tâm đế chính trị. Tuy nhiên anh bảo rằng những lần anh sang Canada và Hoa Kỳ, anh ít khi trình diễn, cảm thấy có sự chống đối từ phía những Việt kiều chống cộng.
    Tại sao ở lại Việt Nam?
    ?oViệt Nam là nơi duy nhất tôi có thể sống và sáng tác?, anh nói. ?oỞ nước ngoài, tôi không nghe ra tiếng nhạc trong đầu mình, tôi không nghe được câu thơ tôi viết ra. Tôi thích đi nước ngoài, nhưng nếu ở lâu tôi sẽ khô cạn và chết mất. Hơi ấm của dân tộc Việt Nam giống như nước cần thiết cho hoa vậy?.
    JON LIDEN,
    International Herald Tribune,
    Thứ tư, 18/10/1995, trang 9.
    Nguồn: www.suutap.com/trinhcongson
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  3. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    BỐN MƯƠI NĂM VIẾT CA KHÚC CỦA MỘT NGƯỜI NHƯ LÀ ?oTRÁI TIM? CỦA VIỆT NAM.​
    Sinh năm 1939 trong một gia đình khá giả ở miền Trung Việt Nam, Trịnh Công Sơn hấp thụ một lúc nền giáo dục của Pháp và của Phật giáo, cả hai đều trọng văn chương và nghệ thuật.
    Suốt thời tuổi trẻ, anh đã trải qua cuộc chiến tranh chống Pháp giành độc lập của dân tộc mình. Anh là người yêu nước cao độ pha với nét lãng mạn, nhưng mau chóng đem lòng oán ghét chiến tranh. Một tai nạn xảy đến, năm 1958, buộc anh phải gián đoạn việc học Triết ở Sài Gòn và vạch ra cho anh con đường thi ca và âm nhạc.
    Các ca khúc u buồn thi vị được sớm đón nhận từ thích giả của hai miền đang đối đầu nhau trong những năm 60 và đầu những năm 70. Những ca khúc tình tự dân tộc được xem như một liều thuốc pha loãng những thực tế đau thương của chiến tranh.
    Trong cuộc phỏng vấn, anh trầm tư về 40 năm ghi chép lại bao nhiêu tình cảm riêng tư của con người Việt Nam.
    Anh vẫn ở lại Việt Nam, trong khi nhiều ca sĩ và nhạc sĩ nổi tiếng của niềm Nam, cũng như đa số thành viên trong gia đình anh cùng với bạn bè, đã bỏ đi; sự thể này khiến cho một số người Việt Nam di tản lên án anh là người Cộng sản.
    Được chất vấn về việc này, anh bảo rằng anh không quan tâm đế chính trị. Tuy nhiên anh bảo rằng những lần anh sang Canada và Hoa Kỳ, anh ít khi trình diễn, cảm thấy có sự chống đối từ phía những Việt kiều chống cộng.
    Tại sao ở lại Việt Nam?
    ?oViệt Nam là nơi duy nhất tôi có thể sống và sáng tác?, anh nói. ?oỞ nước ngoài, tôi không nghe ra tiếng nhạc trong đầu mình, tôi không nghe được câu thơ tôi viết ra. Tôi thích đi nước ngoài, nhưng nếu ở lâu tôi sẽ khô cạn và chết mất. Hơi ấm của dân tộc Việt Nam giống như nước cần thiết cho hoa vậy?.
    JON LIDEN,
    International Herald Tribune,
    Thứ tư, 18/10/1995, trang 9.
    Nguồn: www.suutap.com/trinhcongson
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  4. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Một Bài Thơ Hay của Trịnh Công Sơn
    Hoàng Ngọc Hiến
    Một nhóm những ngừời yêu thơ mời tôi tham gia chọn một chùm những bài thơ tình hay của thế kỷ. Tôi tiến cử một bài, đó là ca từ bài hát Đêm thấy ta là thác đổ của Trịnh Công Sơn.
    Một đêm bước chân về gác nhỏ,
    chợt thấy đoá hoa tường vi
    Bàn tay ngắt hoa từ phố nọ,
    giờ đây đã quên vườn xưa
    Một hôm bước qua thành phố lạ,
    Thành phố đã đi ngủ trưa,
    Đời ta có khi tựa lá cỏ,
    Ngồi hát ca rất tự do.
    Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà
    Từ những phố kia tôi về.
    Ngày xuân bước chân người rất nhẹ,
    mùa xuân đã qua bao giờ
    Nhièu đêm thấy ta là thác đổ
    Tỉnh ra có khi còn nghe
    *
    Một hôm bước chân về giữa chợ,
    chợt thấy vui như trẻ thơ
    Đời ta có khi là đốm lửa
    Một hôm nhóm trong vườn khuya.
    Vườn khuya đoá hoa nào mới nở
    Đời ta có ai vừa qua,
    Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ
    Tôi thấy quanh đây hồ như
    Đời ta hết mang điều mới lạ
    Tôi đã sống rất ơ hờ.
    Lòng tôi có đôi lần khép cửa,
    Rồi bên vết thương tôi quì.
    Vì em đã mang lời khấn nhỏ
    Bỏ tôi đứng bên đời kia.

    Ca từ bài này (tách khỏi nhạc) hoàn toàn đứng được như một bài thơ... Một bài thơ hay.
    Đọc bài thơ ta đi vào thế giới mơ mơ của gác nhỏ và đốm lửa, của lá cỏ và lời khấn nhỏ, của đóa hoa mới nở và bước chân người rất nhẹ ... Trong thế giới nhỏ nhẹ này có thác đổ. Sự mãnh liệt của tình yêu thường được so sánh với bão táp (cơn bão tới rồi, tiếng rì rầm nước, lửa ...Maiacopxki). Cơn bão nào rồi cũng tan. Trận bão nào cũng để lại tan hoang, phá phách. Thác đổ cũng mãnh liệt. Nhưng đây là sự mãnh liệt vĩnh cửu và không hề có sự phá phách. Thác đổ là ?otình yêu vô cùng?.
    Không thể không nói đến không gian thành phố trong bài thơ này.
    Một hôm bước qua thành phố lạ
    Thành phố đã đi ngủ trưa...

    Dễ từ Nguyễn Bính, phố đã vào thơ. Và tiếp theo phố tỉnh là phố huyện, phố nhỏ, phố buồn, phố cảng, phố núi... Nhưng chưa có thành phố. Trịnh Công Sơn phát hiện chất thơ của thành phố:những giấc mơ và những chiều lộng gió, không gian mầu áo bay lên và những con đường nằm nghe nắng mưa... (hẳn là thành phố biết ơn người nghệ sĩ đã dốc hết tinh hoa để nhân loại hoá nó). Đồng thời cảm nhận sâu sắc âm hưởng bi kịch của thành phố ?o hoang vu?, thành phố ?o không hồn?.
    Vì em đã mang lời khấn nhỏ
    Bỏ tôi đứng bên đời kia.

    Rất có thể bên đời kia là ?o sa mạc thành phố?, nỗi ám ảnh không riêng gì của người nghệ sĩ du ca.
    Tình yêu không bao giờ cũ và hình như cũng không bao giờ mới. Ấn tượng tính hiện đại trong thơ Trịnh Công Sơn là ở cảm quan thành phố của tác giả.
    Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và nhạc sĩ Văn Cao hết sức coi trọng ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn. Nguyễn Xuân Khoát: ?o Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra?. Văn Cao: ?o với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ?, ?oở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ?. Thơ Việt hiện đại không thể thiếu những bài thơ hay trong ca khúc Trịnh Công Sơn.
    ?oTài hoa, tinh tuý đã cất cánh từ những ca khúc đầu tay và độc chiếm một đường bay ngoạn mục, sầu muộn của văn chương lãng mạn thế kỷ này.? (Lời của Kim Ngọc, nhạc sĩ Hà nội trả lời bài phỏng vấn của Hoàng Ngọc Hiến về ca khúc Trịnh Công sơn).
    Nguồn : http://www.tapchitho.org
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  5. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Một Bài Thơ Hay của Trịnh Công Sơn
    Hoàng Ngọc Hiến
    Một nhóm những ngừời yêu thơ mời tôi tham gia chọn một chùm những bài thơ tình hay của thế kỷ. Tôi tiến cử một bài, đó là ca từ bài hát Đêm thấy ta là thác đổ của Trịnh Công Sơn.
    Một đêm bước chân về gác nhỏ,
    chợt thấy đoá hoa tường vi
    Bàn tay ngắt hoa từ phố nọ,
    giờ đây đã quên vườn xưa
    Một hôm bước qua thành phố lạ,
    Thành phố đã đi ngủ trưa,
    Đời ta có khi tựa lá cỏ,
    Ngồi hát ca rất tự do.
    Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà
    Từ những phố kia tôi về.
    Ngày xuân bước chân người rất nhẹ,
    mùa xuân đã qua bao giờ
    Nhièu đêm thấy ta là thác đổ
    Tỉnh ra có khi còn nghe
    *
    Một hôm bước chân về giữa chợ,
    chợt thấy vui như trẻ thơ
    Đời ta có khi là đốm lửa
    Một hôm nhóm trong vườn khuya.
    Vườn khuya đoá hoa nào mới nở
    Đời ta có ai vừa qua,
    Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ
    Tôi thấy quanh đây hồ như
    Đời ta hết mang điều mới lạ
    Tôi đã sống rất ơ hờ.
    Lòng tôi có đôi lần khép cửa,
    Rồi bên vết thương tôi quì.
    Vì em đã mang lời khấn nhỏ
    Bỏ tôi đứng bên đời kia.

    Ca từ bài này (tách khỏi nhạc) hoàn toàn đứng được như một bài thơ... Một bài thơ hay.
    Đọc bài thơ ta đi vào thế giới mơ mơ của gác nhỏ và đốm lửa, của lá cỏ và lời khấn nhỏ, của đóa hoa mới nở và bước chân người rất nhẹ ... Trong thế giới nhỏ nhẹ này có thác đổ. Sự mãnh liệt của tình yêu thường được so sánh với bão táp (cơn bão tới rồi, tiếng rì rầm nước, lửa ...Maiacopxki). Cơn bão nào rồi cũng tan. Trận bão nào cũng để lại tan hoang, phá phách. Thác đổ cũng mãnh liệt. Nhưng đây là sự mãnh liệt vĩnh cửu và không hề có sự phá phách. Thác đổ là ?otình yêu vô cùng?.
    Không thể không nói đến không gian thành phố trong bài thơ này.
    Một hôm bước qua thành phố lạ
    Thành phố đã đi ngủ trưa...

    Dễ từ Nguyễn Bính, phố đã vào thơ. Và tiếp theo phố tỉnh là phố huyện, phố nhỏ, phố buồn, phố cảng, phố núi... Nhưng chưa có thành phố. Trịnh Công Sơn phát hiện chất thơ của thành phố:những giấc mơ và những chiều lộng gió, không gian mầu áo bay lên và những con đường nằm nghe nắng mưa... (hẳn là thành phố biết ơn người nghệ sĩ đã dốc hết tinh hoa để nhân loại hoá nó). Đồng thời cảm nhận sâu sắc âm hưởng bi kịch của thành phố ?o hoang vu?, thành phố ?o không hồn?.
    Vì em đã mang lời khấn nhỏ
    Bỏ tôi đứng bên đời kia.

    Rất có thể bên đời kia là ?o sa mạc thành phố?, nỗi ám ảnh không riêng gì của người nghệ sĩ du ca.
    Tình yêu không bao giờ cũ và hình như cũng không bao giờ mới. Ấn tượng tính hiện đại trong thơ Trịnh Công Sơn là ở cảm quan thành phố của tác giả.
    Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và nhạc sĩ Văn Cao hết sức coi trọng ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn. Nguyễn Xuân Khoát: ?o Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra?. Văn Cao: ?o với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ?, ?oở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ?. Thơ Việt hiện đại không thể thiếu những bài thơ hay trong ca khúc Trịnh Công Sơn.
    ?oTài hoa, tinh tuý đã cất cánh từ những ca khúc đầu tay và độc chiếm một đường bay ngoạn mục, sầu muộn của văn chương lãng mạn thế kỷ này.? (Lời của Kim Ngọc, nhạc sĩ Hà nội trả lời bài phỏng vấn của Hoàng Ngọc Hiến về ca khúc Trịnh Công sơn).
    Nguồn : http://www.tapchitho.org
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  6. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn - người tình của thiên nhiên​

    Nguyễn Thị Thanh Xuân
    Sáng nay bị đánh thức bởi tiếng chim từ quy đâu đó, tôi bỗng nhớ tới Trịnh Công Sơn và câu nói của ông: "Nhưng tôi biết rõ rằng tôi chỉ là một loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau" (Tin vào niềm tuyệt vọng). Con chim nhỏ ấy đã đi xa rồi, rất xa, nhưng tiếng hót thì vĩnh cửu. Tiếng hót ấy đã làm thành văn tự của Trịnh Công Sơn, góp phần vào cuốn "bạch thư hùng vĩ mà muôn loài đã để lại cho bầu trời, mặt đất và sông nước".
    Hình như không ai hiểu người nghệ sĩ tài hoa này bằng chính ông. Đi trong cõi đời, ông như chú Hoàng tử bé, mải miết tìm, biết là vô vọng vẫn hân hoan. Bởi nếu cô đơn giữa con người, Trịnh Công Sơn còn có cỏ cây và hoa trái, núi đá, suối nguồn và biển khơi, mưa và nắng... những người bạn lặng lẽ, an nhiên mà luôn luôn mới lạ, luôn luôn ân cần, chỉ mang đến cho ta niềm cảm hứng, sự sẻ chia mà không làm ta mỏi mòn đau đớn.
    Yêu thương - ở Trịnh Công Sơn, nói như Hoàng Phủ Ngọc Tường, là tâm hồn "mang hơi hướng triết lý nhà Phật". Cũng có thể nghĩ rằng cái tâm bao la dào dạt ấy, cái phong cách phiêu diêu ấy là thoát thai từ thiên nhiên.
    Hơn một lần Trịnh Công Sơn viết: "Với ca khúc tôi là người tình của thiên nhiên". Ông gọi ca khúc của mình "là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc". Hãy cho tôi được thêm: là cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thiên nhiên và trái tim người nghệ sĩ tài hoa.
    Trong khi tình yêu luôn là cái ngoái nhìn thì thiên nhiên hầu như là hiện tại. Thiên nhiên ở nhạc Trịnh Công Sơn là cái dòng miên viễn của mùa, cái nhịp đập của vũ trụ, cái tinh tế của đất trời. Mùa trong lời ru, lời gọi, trong tình yêu, trong sự chuyển động của quy luật tự nhiên. Đắm mình trong đó, Trịnh Công Sơn hình như được vỗ về an ủi. Đó là không gian quen thuộc, tin cậy nhất mà ông tìm thấy.
    Không chỉ xuất hiện như là các biểu tượng nằm trong liên tưởng. Thiên nhiên đã là một thực thể tham gia vào đời sống Trịnh Công Sơn và làm nên nhịp thở âm nhạc của ông. Trịnh Công Sơn đi lại, đứng ngồi, hát ca, trò chuyện, yêu thương, buồn nhớ, suy tưởng, ngắm nhìn, mơ mộng... tràn ngập cảm hứng vũ trụ. Cái vũ trụ mà ông nắm bắt từng sát na hiện hữu và sát na chuyển động: "Im lặng của đêm tôi đã lắng nghe. Im lặng của ngày tôi đã lắng nghe".
    Trong cuộc chuyện trò cùng thiên nhiên, Trịnh Công Sơn nhận ra cái hữu hạn của ngôn từ con người. Những cụm từ mới ra đời dường như để đáp lại tiếng thì thầm nhu mì, ảo diệu của thiên nhiên và để kịp ghi những sắc thái bí ẩn mà vũ trụ lưu lại: vết lăn trầm, mùa xanh lá vội, tay rong rêu, cọng buồn cỏ khô, cụm chiều, ngón xuân nồng, nụ đời, phiến môi mềm...
    Những sáng tạo về ngôn từ của Trịnh Công Sơn táo bạo mà không cầu kỳ, ngẫu nhiên mà không tùy tiện, giàu chất suy tưởng mà không duy lý, bởi chúng thấm nhuần cái tinh thần sống động tươi xanh mềm mại của thiên nhiên. Chúng phả lại những đối ngẫu và hòa âm thường hằng của vũ trụ, trong một dòng âm giai trầm lắng mênh mang như tiếng thở dài của muôn loài.
    Người nghệ sĩ ấy hiểu mình muốn gì trên hành trình sáng tạo: "Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ". Với ca khúc, ông đã đến. Đó chỉ có thể là thứ triết học từ thiên nhiên và của thiên nhiên. Là tiếng hát của dòng sông, là lời ru từ cát đá, một cội nguồn của những cội nguồn mà Trịnh Công Sơn, người đi qua cuộc thế này, biết giữ mãi trái tim trẻ thơ để có thể tìm thấy đường về.
    Nguyễn Thị Thanh Xuân
    Theo Thanh Niên
    Nguồn: http://web.tintucvietnam.com/Am-Nhac/2004/3/37790.ttvn
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  7. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn - người tình của thiên nhiên​

    Nguyễn Thị Thanh Xuân
    Sáng nay bị đánh thức bởi tiếng chim từ quy đâu đó, tôi bỗng nhớ tới Trịnh Công Sơn và câu nói của ông: "Nhưng tôi biết rõ rằng tôi chỉ là một loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau" (Tin vào niềm tuyệt vọng). Con chim nhỏ ấy đã đi xa rồi, rất xa, nhưng tiếng hót thì vĩnh cửu. Tiếng hót ấy đã làm thành văn tự của Trịnh Công Sơn, góp phần vào cuốn "bạch thư hùng vĩ mà muôn loài đã để lại cho bầu trời, mặt đất và sông nước".
    Hình như không ai hiểu người nghệ sĩ tài hoa này bằng chính ông. Đi trong cõi đời, ông như chú Hoàng tử bé, mải miết tìm, biết là vô vọng vẫn hân hoan. Bởi nếu cô đơn giữa con người, Trịnh Công Sơn còn có cỏ cây và hoa trái, núi đá, suối nguồn và biển khơi, mưa và nắng... những người bạn lặng lẽ, an nhiên mà luôn luôn mới lạ, luôn luôn ân cần, chỉ mang đến cho ta niềm cảm hứng, sự sẻ chia mà không làm ta mỏi mòn đau đớn.
    Yêu thương - ở Trịnh Công Sơn, nói như Hoàng Phủ Ngọc Tường, là tâm hồn "mang hơi hướng triết lý nhà Phật". Cũng có thể nghĩ rằng cái tâm bao la dào dạt ấy, cái phong cách phiêu diêu ấy là thoát thai từ thiên nhiên.
    Hơn một lần Trịnh Công Sơn viết: "Với ca khúc tôi là người tình của thiên nhiên". Ông gọi ca khúc của mình "là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc". Hãy cho tôi được thêm: là cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thiên nhiên và trái tim người nghệ sĩ tài hoa.
    Trong khi tình yêu luôn là cái ngoái nhìn thì thiên nhiên hầu như là hiện tại. Thiên nhiên ở nhạc Trịnh Công Sơn là cái dòng miên viễn của mùa, cái nhịp đập của vũ trụ, cái tinh tế của đất trời. Mùa trong lời ru, lời gọi, trong tình yêu, trong sự chuyển động của quy luật tự nhiên. Đắm mình trong đó, Trịnh Công Sơn hình như được vỗ về an ủi. Đó là không gian quen thuộc, tin cậy nhất mà ông tìm thấy.
    Không chỉ xuất hiện như là các biểu tượng nằm trong liên tưởng. Thiên nhiên đã là một thực thể tham gia vào đời sống Trịnh Công Sơn và làm nên nhịp thở âm nhạc của ông. Trịnh Công Sơn đi lại, đứng ngồi, hát ca, trò chuyện, yêu thương, buồn nhớ, suy tưởng, ngắm nhìn, mơ mộng... tràn ngập cảm hứng vũ trụ. Cái vũ trụ mà ông nắm bắt từng sát na hiện hữu và sát na chuyển động: "Im lặng của đêm tôi đã lắng nghe. Im lặng của ngày tôi đã lắng nghe".
    Trong cuộc chuyện trò cùng thiên nhiên, Trịnh Công Sơn nhận ra cái hữu hạn của ngôn từ con người. Những cụm từ mới ra đời dường như để đáp lại tiếng thì thầm nhu mì, ảo diệu của thiên nhiên và để kịp ghi những sắc thái bí ẩn mà vũ trụ lưu lại: vết lăn trầm, mùa xanh lá vội, tay rong rêu, cọng buồn cỏ khô, cụm chiều, ngón xuân nồng, nụ đời, phiến môi mềm...
    Những sáng tạo về ngôn từ của Trịnh Công Sơn táo bạo mà không cầu kỳ, ngẫu nhiên mà không tùy tiện, giàu chất suy tưởng mà không duy lý, bởi chúng thấm nhuần cái tinh thần sống động tươi xanh mềm mại của thiên nhiên. Chúng phả lại những đối ngẫu và hòa âm thường hằng của vũ trụ, trong một dòng âm giai trầm lắng mênh mang như tiếng thở dài của muôn loài.
    Người nghệ sĩ ấy hiểu mình muốn gì trên hành trình sáng tạo: "Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ". Với ca khúc, ông đã đến. Đó chỉ có thể là thứ triết học từ thiên nhiên và của thiên nhiên. Là tiếng hát của dòng sông, là lời ru từ cát đá, một cội nguồn của những cội nguồn mà Trịnh Công Sơn, người đi qua cuộc thế này, biết giữ mãi trái tim trẻ thơ để có thể tìm thấy đường về.
    Nguyễn Thị Thanh Xuân
    Theo Thanh Niên
    Nguồn: http://web.tintucvietnam.com/Am-Nhac/2004/3/37790.ttvn
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  8. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Chống Chiến Tranh của Trịnh Công Sơn​
    CAO HUY THUẦN
    Hợp Lưu đăng lại dưới đây một trong hai bài nói chuyện của giáo sư Cao Huy Thuần trong Đêm Trịnh Công Sơn "Hòa Bình và Tình Yêu" do "Hội Văn Hóa Trịnh Công Sơn" tổ chức tại Paris đêm 3-5-2003 với sự cho phép của tác giả.
    Rất tiếc Hợp Lưu được đọc bài viết này sau khi số chủ đề Văn Học Về Chiến Tranh Việt Nam đã hoàn tất và đã mang đến nhà in. Tuy nhiên, vì nội dung của bài viết hợp với quan điểm chung: "Bây giờ chính là lúc nên hát Trịnh Công Sơn. Chiến tranh là giai đoạn khẳng định những cái riêng; hòa bình là lúc dân tộc tìm đến những cái chung, kể cả những cái "chung chung". Vì vậy, đăng lại bài viết này, nghĩa nào đó, Hợp Lưu mong những trang sử cũ sẽ được khép lại, để nhường chỗ cho những trang mới, được viết bởi một thế hệ khác, thế hệ sau chiến tranh.
    Hợp Lưu

    Có cái gì nổi bật trong nhạc chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn? Chẳng có gì ngoài chữ tình. Trịnh Công Sơn chỉ có một chữ tình đó mà thôi, dù trong nhạc tình hay trong nhạc chiến. Phân biệt nhạc chiến tranh với nhạc tình trong Trịnh Công Sơn cũng giống như đi tìm biên giới trên cánh con chim đang bay. Nhưng, trăm năm trong cõi người ta, từ đâu chữ "tình" và chữ "chiến" khéo là gặp nhau như thế nơi Trịnh Công Sơn? Câu trả lời của tôi chắc không chủ quan lắm đâu. Mà nếu có chủ quan, xin các anh chị rộng lòng tha thứ. Trịnh Công Sơn viết nhạc về chiến tranh từ 1966. 66 là sau 65. 65 là sau 64. 64 là sau 63. Và 63 là Huế. Huế 63 là khởi điểm của phong trào đấu tranh quần chúng ở đô thị và phong trào sinh viên học sinh xuống đường. 63, 64, 65 là cả miền Trung nổi dậy, đầu não là Huế, và Đà Lạt, gần đó Trịnh Công Sơn dạy học, là một đất Huế thứ hai. Có lần Trịnh Công Sơn trả lời một phỏng vấn như thế này:"...bài nào của Sơn cũng có Huế trong đó mặc dầu không có nói Huế trực tiếp".
    Nhưng Huế của Trịnh Công Sơn không phải chỉ là hừng hực đấu tranh, rầm rập xuống đường, mà còn là Huế muôn thuở mà chúng tôi nói đùa là "Huế thơ, Huế mộng, Huế tộng bộng hai đầu" bởi vì chẳng có gì khác ngoài mộng với thơ. Đó là Huế của Diễm Xưa, tay dài và mắt xanh xao, tha thiết, chung tình, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.
    Trịnh Công Sơn là giọt máu của Huế. Trong giọt máu đó, có phẫn nộ, uất ức, đấu tranh, và đồng thời có cả một khối đa tình, nghĩa là đa lụy. Thơ mộng và tranh đấu, Huế - Sài Gòn - Hà Nội, quê hương ơi ... Có lẽ Trịnh Công Sơn là người cuối cùng vinh danh Huế như thế, nhởn nhơ, vô tư để Huế đứng đầu sổ trong ba tên. Nhưng mà thật như vậy,
    Từ sông Hương ta kêu sông Hồng về Cửu Long
    Có áo cơm vàng / một bình minh dân ta ca hát / khắp giang sơn

    Từ sông Hương ... Đúng là từ đó, chiến tranh Việt Nam tìm ra được một gã hát rong biết hát và biết làm thơ, biết tranh đấu và biết tình tự, để nói về mình, nghĩa là về một chiến tranh không phải dễ nói.
    Chúng tôi, đã là con trai Huế mới lớn, lại là dân thành phố, "tiểu tư sản", tưởng chỉ sinh ra là để ướt mi và nhìn những mùa thu đi thôi, đâu có ngờ đấu tranh và chiến tranh ập xuống, kéo mình vào chốn lao lung? Nhập cuộc, có ai nuôi toan tính, âm mưu chính trị gì đâu, chỉ theo cảm tính mà nói, mà làm, mà viết, mà hát, mà hăng say. Hình như chẳng mấy ai vào cuộc với cái đầu. Với trái tim thôi! Lãng mạn là nết đất, khí khái là tính trời, phong trào từ Huế đi ra là như thế. Về sau, có người ý thức thêm được chuyện mới, cụ thể; có người vẫn cứ thế mà tình tự với dân tộc.
    Trịng Công Sơn là người vẫn cứ thế. Anh cứ thế mà hát về dân tộc và chiến tranh, theo cảm tính, với ngôn ngữ của trái tim. Ngôn ngữ của trái tim thì vốn giàu cảm xúc, hình ảnh, ấn tượng, nghĩa là những gì trừu tượng. Trừu tượng, dân tộc trong Trịnh Công Sơn không có thành phần, phe phái. Trừu tượng, "dân tộc" của anh đơn giản lắm :
    Xin dân tộc hãy vùng lên
    Già gái trai cùng tiếp nối
    Vì quê hương không có tương lai
    Bao tháng ngày nhìn đời lửa cháy

    Già trẻ gái trai, dân tộc là nam phụ lão ấu trong thuốc bổ của đông y, là trăm trứng nở ra trăm con trong huyền thoại của lịch sử. Anh khám phá ra được hai chữ cũ rích: da vàng, rồi anh ***g hai chữ đó vào nội dung của khái niệm dân tộc. Cùng một giống da vàng máu đỏ... đó là lời hiệu triệu yêu nước chống Tây của các cụ nhà Nho ngày trước. Như vậy là Trịnh Công Sơn chống ngoại thuộc chăng? Tất nhiên. Nơi hai chữ da vàng, sôi sục nỗi uất ức của người nô lệ, nô lệ ai nếu không phải là ngoại bang?
    Người nô lệ da vàng ngủ quên / ngủ quên / trong căn nhà nhỏ / đèn thắp thì mờ
    Ngủ quên / quên đã bao năm / ngủ quên không thấy quê hương

    Nhưng rõ ràng nhất trong hai chữ da vàng là cái thông điệp này: cùng một giống da vàng máu đỏ, sao ta chém giết nhau? Và để hô hào mọi người dừng tay lại, Trịnh Công Sơn cho một người nằm xuống, và người đó tất nhiên phải là một người con gái. Tôi chưa bao giờ nghe anh hát người con trai da vàng, chỉ nghe hát người con gái Việt Nam da vàng, và tất cả mọi người rơi lụy. Dân tộc của anh là thế: là tất cả mọi người, không phân biệt.
    Không phân biệt, vì sao? Vì có người mẹ nào phân biệt con ? Dân tộc, bởi vậy, mang hình ảnh Bà Mẹ, mà Trịnh Công Sơn hiếu thảo nâng niu đưa vào ngự trị trong nhạc chống chiến tranh của anh. Bà Mẹ đó luôn luôn ăn năn - hai chữ ăn năn ám ảnh Trịnh Công Sơn hoài trong nhạc chiến tranh cũng như nhạc tình - bà mẹ ăn năn cả đến việc đã sinh ra con, bởi vì sinh ra con để làm gì khi chúng hận thù nhau?
    Mẹ nhìn quê hương nghe con mình buồn giọt lệ ăn năn
    Giọt lệ ăn năn đưa con về trần tủi nhục chung thân

    Bấy nhiêu chữ thôi, hai câu đó thôi, đủ để vẽ ra cái nhìn của Trịnh Công Sơn về chiến tranh. Chiến tranh là tủi nhục của bà mẹ, vì xương thịt nào cũng từ bà mà ra, xương thịt nào cũng là Việt Nam:
    Ôi da vàng Việt Nam vỡ nát
    Xương thịt đó thiêng liêng vô cùng

    Xương thịt... Hồi 66-67, tôi không nghĩ Trịnh Công Sơn thấy xương thịt tận mắt. Chiến tranh nổ ra trong lương tâm của anh. Khi anh hát :
    Hãy mở mắt ra nhìn quanh đây những ai còn là Việt Nam
    Triệu người đã chết
    ...
    là anh đau đớn cảnh mất mát mà anh thấy trong trái tim của anh. Cũng như dân tộc, chiến tranh của Trịnh Công Sơn mang tính trừu tượng, trừu tượng trong cái nghĩa nồi da xáo thịt, không cần phân tích cái nồi đó thế nào, ai mang đến, ai đốt củi lửa. Chết "triệu người" là cái chết trừu tượng, chỉ thấy trong lương tâm. Vì trừu tượng, cho nên anh mới có thể ******** ca trên cái chết đó. Vì trừu tượng, cho nên bản tình ca hay nhất về chiến tranh là dành cho một người yêu mất trí, lang thang tìm người yêu chết trên những địa danh trừu tượng đối với dân thành phố, Plei Me, Chu Prong... Vì trừu tượng, cho nên người yêu của người yêu nằm chết như mơ, nghĩa là chết không thật. Nhưng chính vì trừu tượng như thế cho nên mọi người, không phân biệt, hát nhạc chiến tranh như hát tình ca, mặc dầu ba bốn chữ chết chen chúc nhau nằm trong một câu, cả bài hát chỉ toàn là chết.
    Trịnh Công Sơn chỉ thấy chiến tranh cụ thể trước mắt và thấy dân tộc cụ thể trước mắt năm 1968, ở Huế. Khi đó thì cái chết trừu tượng trở thành cái xác cụ thể, và buổi chiều đi trên Bãi Dâu anh không hát da vàng mà hát xác người. Xác người nằm khắp nơi, trên sông, trên ruộng, dưới hiên, dưới hầm, này xác người già, này xác em bé, không thấy xác người yêu cho nên không thấy xác nào nằm mơ cả, chỉ thấy xác chưa có ai nhận cho nên xác nằm bơ vơ.
    Nhưng dù trước hay sau Mậu Thân, Trịnh Công Sơn luôn luôn trung thành với thông điệp mà anh muốn gởi đến trái tim mọi người qua trái tim của anh:
    Việt Nam ơi / bừng cơn mơ / cho mắt nhìn sạch tan căm thù
    Ngôn ngữ đó, trong bão tố của chiến tranh, và dưới một cái nhìn nào đó, có thể bị xem là ngây thơ, hoặc tệ hơn nữa, lừng khừng, chung chung. Dưới một cái nhìn khác, Trịnh Công Sơn cũng lại có vấn đề. Thế này là anh muốn nói gì:
    Đạn bom ơi / lòng tham ơi / khí giới nào diệt nổi dân ta
    Triệu chân em / triệu chân anh / hỡi ba miền vùng lên cách mạng

    Anh nói ai không diệt nổi dân ta ? Anh muốn theo ai làm cách mạng?
    Ta bước đi / bước bước hoài / trên quê hương dấu yêu này
    Ta nối tay / cất tiếng cười / thách đố ai cướp đất nà
    y
    Anh thách ai ? Anh thách ai vậy ?
    Đi giữa hai làn sóng, câu trả lời trung thực nhất cho mọi thẩm vấn, tra hỏi, là: một mình mình biết, một mình mình hay :
    Tôi đi giữa những căm hờn đành không lên tiếng
    Trong tim đau từng vết đạn
    Câu than van nhiều khi dấu kín
    Ai khoe khoang dân mình đã chết oan

    Và cứ thế, anh ngã xuống lại đứng dậy, hát không mệt mỏi thông điệp yêu thương duy nhất của anh :
    Hãy nhìn lại được hay thua những thắng bại kia
    Hãy nhìn lại mặt quê hương tan nát từng giờ
    Hãy nhìn lại người anh em trên chiến trường xa
    Hãy nhìn lại tìm đâu ra những nét mặt thù

    Phải rất ngây thơ, rất trắng trong, mới có lòng tin như thế nơi sự hồi tâm: nhìn lại vào cái tâm thì hận thù tan biến. Ôi, cái ngây thơ, trắng trong, lãng mạn, đa tình đeo đuổi hoài Trịnh Công Sơn từ ngày đầu của phong trào đô thị.
    Mai đây, hòa bình, Trịnh Công Sơn thấy gì trong giấc mơ ngây thơ và đa tình đó? Trẻ con đi hát đồng dao ngoài đường. Và gì nữa? Một bầy con gái tắm đưới ao. Nhưng chính đó mới là hình ảnh đích thực của một xã hội thanh bình.
    Bây giờ tôi xin đặt câu hỏi: hát nhạc chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn lúc này có lỗi thời không? Có làm phiền lụy cho ai không? Tất nhiên, có vài câu, vài chữ không tránh được tranh luận. Nhưng chiến tranh qua rồi, lịch sử cũng không đứng lại ở những năm 75. Trong một giai đoạn nào đó, tầm nhìn chính trị có thể ngắn hẹp như thế, nhưng sự trường tồn của dân tộc đòi hỏi một cái nhìn văn hóa xa hơn, cao hơn, cái nhìn ruột thịt thương yêu của con người, của con người Việt Nam tha thứ cho nhau. Tiếng hát của Trịnh Công Sơn chỉ nói có mỗi một chuyện đó thôi. Trịnh Công Sơn ưa nhắc đến ca dao trong lời hát, và anh sở trường về hát ru. Bởi vì tiếng ru là văn hóa, văn minh: không ai đem hận thù, chém giết, ru con vào giấc ngủ. Bởi vậy, bây giờ chính là lúc nên hát Trịnh Công Sơn. Chiến tranh là giai đoạn khẳng định những cái riêng; hòa bình là lúc dân tộc tìm đến những cái chung, kể cả những cái "chung chung".

    Trong tin tưởng đó, chúng ta hãy nghe lại bài hát "Cho một người nằm xuống". Người nằm xuống ở đây là một sĩ quan không quân của quân đội Sài Gòn cũ. Nhưng chi tiết đó không quan trọng gì hơn chi tiết về một người con gái tên Nguyệt trong Nguyệt Ca. Biết chi tiết đó thì bài hát hay hơn. Không biết, bài hát vẫn hay như thường. Cho nên bất cứ ai có một người bạn vừa nằm xuống đều muốn gởi cho bạn bài hát của Trịnh Công Sơn. Bài hát này sẽ sống mãi cùng năm tháng chừng nào con người còn biết thế nào là tình bạn. Trong bài hát, có "trời rộng", có "vùng trời", có "bay cao trong vòm trời đầy", bởi vì người chết đã sống với máy bay, nhưng chẳng ai hát vòm trời mà chỉ nghĩ đến cái máy bay, ai cũng nghĩ đến đôi cánh trắng thênh thang nơi một bóng thiên đường. Vả chăng, chật hẹp gì nữa với người chết ! Sao không nghĩ rằng người chết cũng là người Việt Nam? Mà người Việt Nam đó nằm xuống để làm gì? Để cho hận thù vào lãng quên. Vòm trời cao trong bài hát đối chọi với nắm đất sâu dưới đó người chết nằm. Không còn ai nữa, không còn mặt trời, không còn những buổi sáng bao la. Chỉ còn một tiếng chim thôi trong nghĩa trang. Nếu vì chiến tranh mà không còn ai nghe được nữa tiếng người, ít nhất hãy nghe tiếng chim đó trong bài hát. Hãy nghe tiếng chim đó trong lòng. Chỉ còn một tiếng chim thôi...
    Nguồn: www.hopluu.org/HL72/caohuythuan.htm
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  9. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Chống Chiến Tranh của Trịnh Công Sơn​
    CAO HUY THUẦN
    Hợp Lưu đăng lại dưới đây một trong hai bài nói chuyện của giáo sư Cao Huy Thuần trong Đêm Trịnh Công Sơn "Hòa Bình và Tình Yêu" do "Hội Văn Hóa Trịnh Công Sơn" tổ chức tại Paris đêm 3-5-2003 với sự cho phép của tác giả.
    Rất tiếc Hợp Lưu được đọc bài viết này sau khi số chủ đề Văn Học Về Chiến Tranh Việt Nam đã hoàn tất và đã mang đến nhà in. Tuy nhiên, vì nội dung của bài viết hợp với quan điểm chung: "Bây giờ chính là lúc nên hát Trịnh Công Sơn. Chiến tranh là giai đoạn khẳng định những cái riêng; hòa bình là lúc dân tộc tìm đến những cái chung, kể cả những cái "chung chung". Vì vậy, đăng lại bài viết này, nghĩa nào đó, Hợp Lưu mong những trang sử cũ sẽ được khép lại, để nhường chỗ cho những trang mới, được viết bởi một thế hệ khác, thế hệ sau chiến tranh.
    Hợp Lưu

    Có cái gì nổi bật trong nhạc chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn? Chẳng có gì ngoài chữ tình. Trịnh Công Sơn chỉ có một chữ tình đó mà thôi, dù trong nhạc tình hay trong nhạc chiến. Phân biệt nhạc chiến tranh với nhạc tình trong Trịnh Công Sơn cũng giống như đi tìm biên giới trên cánh con chim đang bay. Nhưng, trăm năm trong cõi người ta, từ đâu chữ "tình" và chữ "chiến" khéo là gặp nhau như thế nơi Trịnh Công Sơn? Câu trả lời của tôi chắc không chủ quan lắm đâu. Mà nếu có chủ quan, xin các anh chị rộng lòng tha thứ. Trịnh Công Sơn viết nhạc về chiến tranh từ 1966. 66 là sau 65. 65 là sau 64. 64 là sau 63. Và 63 là Huế. Huế 63 là khởi điểm của phong trào đấu tranh quần chúng ở đô thị và phong trào sinh viên học sinh xuống đường. 63, 64, 65 là cả miền Trung nổi dậy, đầu não là Huế, và Đà Lạt, gần đó Trịnh Công Sơn dạy học, là một đất Huế thứ hai. Có lần Trịnh Công Sơn trả lời một phỏng vấn như thế này:"...bài nào của Sơn cũng có Huế trong đó mặc dầu không có nói Huế trực tiếp".
    Nhưng Huế của Trịnh Công Sơn không phải chỉ là hừng hực đấu tranh, rầm rập xuống đường, mà còn là Huế muôn thuở mà chúng tôi nói đùa là "Huế thơ, Huế mộng, Huế tộng bộng hai đầu" bởi vì chẳng có gì khác ngoài mộng với thơ. Đó là Huế của Diễm Xưa, tay dài và mắt xanh xao, tha thiết, chung tình, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.
    Trịnh Công Sơn là giọt máu của Huế. Trong giọt máu đó, có phẫn nộ, uất ức, đấu tranh, và đồng thời có cả một khối đa tình, nghĩa là đa lụy. Thơ mộng và tranh đấu, Huế - Sài Gòn - Hà Nội, quê hương ơi ... Có lẽ Trịnh Công Sơn là người cuối cùng vinh danh Huế như thế, nhởn nhơ, vô tư để Huế đứng đầu sổ trong ba tên. Nhưng mà thật như vậy,
    Từ sông Hương ta kêu sông Hồng về Cửu Long
    Có áo cơm vàng / một bình minh dân ta ca hát / khắp giang sơn

    Từ sông Hương ... Đúng là từ đó, chiến tranh Việt Nam tìm ra được một gã hát rong biết hát và biết làm thơ, biết tranh đấu và biết tình tự, để nói về mình, nghĩa là về một chiến tranh không phải dễ nói.
    Chúng tôi, đã là con trai Huế mới lớn, lại là dân thành phố, "tiểu tư sản", tưởng chỉ sinh ra là để ướt mi và nhìn những mùa thu đi thôi, đâu có ngờ đấu tranh và chiến tranh ập xuống, kéo mình vào chốn lao lung? Nhập cuộc, có ai nuôi toan tính, âm mưu chính trị gì đâu, chỉ theo cảm tính mà nói, mà làm, mà viết, mà hát, mà hăng say. Hình như chẳng mấy ai vào cuộc với cái đầu. Với trái tim thôi! Lãng mạn là nết đất, khí khái là tính trời, phong trào từ Huế đi ra là như thế. Về sau, có người ý thức thêm được chuyện mới, cụ thể; có người vẫn cứ thế mà tình tự với dân tộc.
    Trịng Công Sơn là người vẫn cứ thế. Anh cứ thế mà hát về dân tộc và chiến tranh, theo cảm tính, với ngôn ngữ của trái tim. Ngôn ngữ của trái tim thì vốn giàu cảm xúc, hình ảnh, ấn tượng, nghĩa là những gì trừu tượng. Trừu tượng, dân tộc trong Trịnh Công Sơn không có thành phần, phe phái. Trừu tượng, "dân tộc" của anh đơn giản lắm :
    Xin dân tộc hãy vùng lên
    Già gái trai cùng tiếp nối
    Vì quê hương không có tương lai
    Bao tháng ngày nhìn đời lửa cháy

    Già trẻ gái trai, dân tộc là nam phụ lão ấu trong thuốc bổ của đông y, là trăm trứng nở ra trăm con trong huyền thoại của lịch sử. Anh khám phá ra được hai chữ cũ rích: da vàng, rồi anh ***g hai chữ đó vào nội dung của khái niệm dân tộc. Cùng một giống da vàng máu đỏ... đó là lời hiệu triệu yêu nước chống Tây của các cụ nhà Nho ngày trước. Như vậy là Trịnh Công Sơn chống ngoại thuộc chăng? Tất nhiên. Nơi hai chữ da vàng, sôi sục nỗi uất ức của người nô lệ, nô lệ ai nếu không phải là ngoại bang?
    Người nô lệ da vàng ngủ quên / ngủ quên / trong căn nhà nhỏ / đèn thắp thì mờ
    Ngủ quên / quên đã bao năm / ngủ quên không thấy quê hương

    Nhưng rõ ràng nhất trong hai chữ da vàng là cái thông điệp này: cùng một giống da vàng máu đỏ, sao ta chém giết nhau? Và để hô hào mọi người dừng tay lại, Trịnh Công Sơn cho một người nằm xuống, và người đó tất nhiên phải là một người con gái. Tôi chưa bao giờ nghe anh hát người con trai da vàng, chỉ nghe hát người con gái Việt Nam da vàng, và tất cả mọi người rơi lụy. Dân tộc của anh là thế: là tất cả mọi người, không phân biệt.
    Không phân biệt, vì sao? Vì có người mẹ nào phân biệt con ? Dân tộc, bởi vậy, mang hình ảnh Bà Mẹ, mà Trịnh Công Sơn hiếu thảo nâng niu đưa vào ngự trị trong nhạc chống chiến tranh của anh. Bà Mẹ đó luôn luôn ăn năn - hai chữ ăn năn ám ảnh Trịnh Công Sơn hoài trong nhạc chiến tranh cũng như nhạc tình - bà mẹ ăn năn cả đến việc đã sinh ra con, bởi vì sinh ra con để làm gì khi chúng hận thù nhau?
    Mẹ nhìn quê hương nghe con mình buồn giọt lệ ăn năn
    Giọt lệ ăn năn đưa con về trần tủi nhục chung thân

    Bấy nhiêu chữ thôi, hai câu đó thôi, đủ để vẽ ra cái nhìn của Trịnh Công Sơn về chiến tranh. Chiến tranh là tủi nhục của bà mẹ, vì xương thịt nào cũng từ bà mà ra, xương thịt nào cũng là Việt Nam:
    Ôi da vàng Việt Nam vỡ nát
    Xương thịt đó thiêng liêng vô cùng

    Xương thịt... Hồi 66-67, tôi không nghĩ Trịnh Công Sơn thấy xương thịt tận mắt. Chiến tranh nổ ra trong lương tâm của anh. Khi anh hát :
    Hãy mở mắt ra nhìn quanh đây những ai còn là Việt Nam
    Triệu người đã chết
    ...
    là anh đau đớn cảnh mất mát mà anh thấy trong trái tim của anh. Cũng như dân tộc, chiến tranh của Trịnh Công Sơn mang tính trừu tượng, trừu tượng trong cái nghĩa nồi da xáo thịt, không cần phân tích cái nồi đó thế nào, ai mang đến, ai đốt củi lửa. Chết "triệu người" là cái chết trừu tượng, chỉ thấy trong lương tâm. Vì trừu tượng, cho nên anh mới có thể ******** ca trên cái chết đó. Vì trừu tượng, cho nên bản tình ca hay nhất về chiến tranh là dành cho một người yêu mất trí, lang thang tìm người yêu chết trên những địa danh trừu tượng đối với dân thành phố, Plei Me, Chu Prong... Vì trừu tượng, cho nên người yêu của người yêu nằm chết như mơ, nghĩa là chết không thật. Nhưng chính vì trừu tượng như thế cho nên mọi người, không phân biệt, hát nhạc chiến tranh như hát tình ca, mặc dầu ba bốn chữ chết chen chúc nhau nằm trong một câu, cả bài hát chỉ toàn là chết.
    Trịnh Công Sơn chỉ thấy chiến tranh cụ thể trước mắt và thấy dân tộc cụ thể trước mắt năm 1968, ở Huế. Khi đó thì cái chết trừu tượng trở thành cái xác cụ thể, và buổi chiều đi trên Bãi Dâu anh không hát da vàng mà hát xác người. Xác người nằm khắp nơi, trên sông, trên ruộng, dưới hiên, dưới hầm, này xác người già, này xác em bé, không thấy xác người yêu cho nên không thấy xác nào nằm mơ cả, chỉ thấy xác chưa có ai nhận cho nên xác nằm bơ vơ.
    Nhưng dù trước hay sau Mậu Thân, Trịnh Công Sơn luôn luôn trung thành với thông điệp mà anh muốn gởi đến trái tim mọi người qua trái tim của anh:
    Việt Nam ơi / bừng cơn mơ / cho mắt nhìn sạch tan căm thù
    Ngôn ngữ đó, trong bão tố của chiến tranh, và dưới một cái nhìn nào đó, có thể bị xem là ngây thơ, hoặc tệ hơn nữa, lừng khừng, chung chung. Dưới một cái nhìn khác, Trịnh Công Sơn cũng lại có vấn đề. Thế này là anh muốn nói gì:
    Đạn bom ơi / lòng tham ơi / khí giới nào diệt nổi dân ta
    Triệu chân em / triệu chân anh / hỡi ba miền vùng lên cách mạng

    Anh nói ai không diệt nổi dân ta ? Anh muốn theo ai làm cách mạng?
    Ta bước đi / bước bước hoài / trên quê hương dấu yêu này
    Ta nối tay / cất tiếng cười / thách đố ai cướp đất nà
    y
    Anh thách ai ? Anh thách ai vậy ?
    Đi giữa hai làn sóng, câu trả lời trung thực nhất cho mọi thẩm vấn, tra hỏi, là: một mình mình biết, một mình mình hay :
    Tôi đi giữa những căm hờn đành không lên tiếng
    Trong tim đau từng vết đạn
    Câu than van nhiều khi dấu kín
    Ai khoe khoang dân mình đã chết oan

    Và cứ thế, anh ngã xuống lại đứng dậy, hát không mệt mỏi thông điệp yêu thương duy nhất của anh :
    Hãy nhìn lại được hay thua những thắng bại kia
    Hãy nhìn lại mặt quê hương tan nát từng giờ
    Hãy nhìn lại người anh em trên chiến trường xa
    Hãy nhìn lại tìm đâu ra những nét mặt thù

    Phải rất ngây thơ, rất trắng trong, mới có lòng tin như thế nơi sự hồi tâm: nhìn lại vào cái tâm thì hận thù tan biến. Ôi, cái ngây thơ, trắng trong, lãng mạn, đa tình đeo đuổi hoài Trịnh Công Sơn từ ngày đầu của phong trào đô thị.
    Mai đây, hòa bình, Trịnh Công Sơn thấy gì trong giấc mơ ngây thơ và đa tình đó? Trẻ con đi hát đồng dao ngoài đường. Và gì nữa? Một bầy con gái tắm đưới ao. Nhưng chính đó mới là hình ảnh đích thực của một xã hội thanh bình.
    Bây giờ tôi xin đặt câu hỏi: hát nhạc chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn lúc này có lỗi thời không? Có làm phiền lụy cho ai không? Tất nhiên, có vài câu, vài chữ không tránh được tranh luận. Nhưng chiến tranh qua rồi, lịch sử cũng không đứng lại ở những năm 75. Trong một giai đoạn nào đó, tầm nhìn chính trị có thể ngắn hẹp như thế, nhưng sự trường tồn của dân tộc đòi hỏi một cái nhìn văn hóa xa hơn, cao hơn, cái nhìn ruột thịt thương yêu của con người, của con người Việt Nam tha thứ cho nhau. Tiếng hát của Trịnh Công Sơn chỉ nói có mỗi một chuyện đó thôi. Trịnh Công Sơn ưa nhắc đến ca dao trong lời hát, và anh sở trường về hát ru. Bởi vì tiếng ru là văn hóa, văn minh: không ai đem hận thù, chém giết, ru con vào giấc ngủ. Bởi vậy, bây giờ chính là lúc nên hát Trịnh Công Sơn. Chiến tranh là giai đoạn khẳng định những cái riêng; hòa bình là lúc dân tộc tìm đến những cái chung, kể cả những cái "chung chung".

    Trong tin tưởng đó, chúng ta hãy nghe lại bài hát "Cho một người nằm xuống". Người nằm xuống ở đây là một sĩ quan không quân của quân đội Sài Gòn cũ. Nhưng chi tiết đó không quan trọng gì hơn chi tiết về một người con gái tên Nguyệt trong Nguyệt Ca. Biết chi tiết đó thì bài hát hay hơn. Không biết, bài hát vẫn hay như thường. Cho nên bất cứ ai có một người bạn vừa nằm xuống đều muốn gởi cho bạn bài hát của Trịnh Công Sơn. Bài hát này sẽ sống mãi cùng năm tháng chừng nào con người còn biết thế nào là tình bạn. Trong bài hát, có "trời rộng", có "vùng trời", có "bay cao trong vòm trời đầy", bởi vì người chết đã sống với máy bay, nhưng chẳng ai hát vòm trời mà chỉ nghĩ đến cái máy bay, ai cũng nghĩ đến đôi cánh trắng thênh thang nơi một bóng thiên đường. Vả chăng, chật hẹp gì nữa với người chết ! Sao không nghĩ rằng người chết cũng là người Việt Nam? Mà người Việt Nam đó nằm xuống để làm gì? Để cho hận thù vào lãng quên. Vòm trời cao trong bài hát đối chọi với nắm đất sâu dưới đó người chết nằm. Không còn ai nữa, không còn mặt trời, không còn những buổi sáng bao la. Chỉ còn một tiếng chim thôi trong nghĩa trang. Nếu vì chiến tranh mà không còn ai nghe được nữa tiếng người, ít nhất hãy nghe tiếng chim đó trong bài hát. Hãy nghe tiếng chim đó trong lòng. Chỉ còn một tiếng chim thôi...
    Nguồn: www.hopluu.org/HL72/caohuythuan.htm
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Cõi Nhạc Trịnh Công Sơn



    Cõi Nhạc Trịnh Công Sơn,
    những cánh cửa mở
    từ một trái tim Việt Nam rất lớn
    (Du Tử Lê)

    Tôi vẫn nghĩ, chia ly và bất hạnh là, phần đất mầu mỡ nhất cho những hạt giống hiếm quý nẩy sinh, tươi tốt.
    Tôi vẫn nghĩ, đọa đầy và vĩnh biệt là, những thửa ruộng đầu tiên, mang lại cho nhân loại, những mùa gặt nhân phẩm cao quý và những hạt mầm trí tuệ vạm vỡ mai sau.
    Tôi vẫn nghĩ, sự xuất hiện của mỗi thiên tài, trong từng lãnh vực, chính là sự khai mở một cánh cửa khác cho tâm hồn hay no bộ. Nó, tựa những tia sáng hồng ngọc, có khả năng cắt bỏ xích xiềng vong thân, giải phóng tâm thức đọa lạc. Nó, tựa những bông hoa cảm thông, mọc lên từ những phần thịt xương đã lấp.
    Nhìn tự lăng kính này, nhạc Trịnh Công Sơn, đã mở ra không chỉ một mà, rất nhiều chân trời, rất nhiều cửa khác.
    Sự định hình của cõi âm nhạc mang tên Trịnh Công Sơn là một định hình rõ, dứt. Như một định tinh, cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã gửi đi những tín hiệu thương yêu, phát ra những nguồn ánh sáng đùm bọc.
    Cùng với vận nước, cõi nhạc Trịnh Công Sơn nổi trôi theo từng mái đầu Việt Nam, cúi xuống. Cùng với tổ quốc, cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã đứng hẳn về phía mái đầu Việt Nam, ngẩng cao.
    Sự ở được và ở với chiều dài của năm tháng, vực sâu của lịch sử, cõi nhạc Trịnh Công Sơn tự nó, đã nói lên sự hòa nhập, thấm tan trong từng tế bào, lẫn trong từng huyết quản nòi giống.
    Người ta từng cáo buộc nhạc Trịnh Công Sơn là, những lượng bạch phiến, không thừa cũng đủ độ làm tê liệt sức đề khŸng hay khả năng miễn nhiễm tiềm tàng trong cơ thể...
    Người ta từng cáo buộc cõi nhạc Trịnh Công Sơn là, những khối chất nổ không dư, cũng đủ đưa tới giựt sập một thể chế...
    Người ta cũng từng có những âm mưu thô bỉ dùng cõi nhạc Trịnh Công Sơn, như một vũ khí cân no xâm thực ý chí đu tranh hoặc niềm tin nơi một lý tưởng...
    Trước sau, mọi cáo buộc, mọi khai thác, lợi dụng, chỉ cho thấy, cõi nhạc Trịnh Công Sơn là những hạt kim cương bất hoại.
    Trước sau, mọi cáo buộc, mọi lợi dụng, khai thác, đều không làm mờ được những lượng sáng thủy tinh nguyên chất, chiếu ra từ cõi nhạc này.
    Tín hiệu phát đi từ những âm vực Trịnh Công Sơn, đã là những tín hiệu của nắng mưa, đời kiếp.
    Ánh sáng phát đi từ những giòng nhạc Trịnh Công Sơn, đã là những ánh sáng của lầm than sẽ mất, đời sau sẽ còn.
    Cuộc chiến giữa các ý thức hệ, hay giữa những đối lực đã dứt, hai mươi lăm năm đã lùi xa, người ta đã kiểm điểm những thương vong, kết toán những đổ nát..., cùng lúc với nỗ lực thiết kế những rào cản, từ nhiều phía, đã không tắt dập được cõi nhạc Trịnh Công Sơn. Nó vẫn bay bổng, vẫn thẩm thu trong những nhịp đập Việt Nam lưu lạc.
    Từ những đốm lửa bp bênh trại đảo, từ những bục gỗ chói lòa điện tử hôm nay, từ những miếng đất trời trắng tuyết... ở đâu, cõi nhạc Trịnh Công Sơn, cũng vẫn như một có mặt thân ái, một an ủi, xẻ chia tận cùng.
    Mười sáu năm hết rồi bom đạn mà, Việt Nam cuối đất cùng trời, vẫn tiếp tục nâng niu cõi nhạc Trịnh Công Sơn qua hàng trăm ngàn thước băng nhựa, như tìm lại chính mình.
    Những VN nạn không ngừng cất lên. Những du hỏi tiếp tục được đánh xuống.
    Tại sao? Tại sao? ôi! Tại sao?
    Phải chăng cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã mở ra những cánh cửa mới cho âm nhạc Việt với tính chất tiên tri, qua những cảm nhận siêu hình? Như "bao nhiêu năm làm kiếp con người - chợt một chiều tóc trắng như vôi - lá úa trên cây rụng đầy - cho trăm năm và chết một ngày.
    Phải chăng cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã mở ra những chân trời khác cho âm nhạc Việt Nam, với minh chứng thi, ca là một? Qua những hình ảnh thơ, mang ẩn dụ nhân sinh. Hay Trịnh Công Sơn đã thi ca hóa những phi lý, ngây ngô của ngôn ngữ để bẩy bật lên cái khía cạnh bất toại của kiếp người? Họa diệt vong của một nòi giống? Như: vết lăn trầm. Như tuổi đá buồn. Như tình yêu như trái phá. Như một đàn bò không nhai cỏ. Như chưa một nhạc sĩ nào lựa chọn những như như thế.
    Tất cả mọi phải chăng chỉ là hệ quả của thói quen duy lý thấp tè trên mặt đất.
    Chẳng bao giờ ta có được một giải thích minh bạch trước một thiên tài. Cũng như chẳng bao giờ ta có một soi rọi thu đŸo trước một trái tim vốn lớn. Mỗi chúng ta, chỉ nắm được một phần sự thật. Mỗi chúng ta, trong hữu hạn buồn thảm của mình, với một đôi chân, chỉ có thể chọn lựa bước về, một phía trời thích ứng.
    Điều duy nhất ta có thể quả quyết, đó là cõi nhạc Trịnh Công Sơn, khởi đi từ một trái tim Việt Nam tha thiết.
    Tôi chưa được đọc chữ viết của nhạc sĩ Văn Cao về cõi nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi cũng chưa được xem sắc màu của họa sĩ Thái Tuấn về chân dung Trịnh Công Sơn. Nhưng tôi tin, hai tài năng hiếm quý này, qua từng loại ngôn ngữ, đã thấy trái tim Việt Nam trong ***g ngực Trịnh Công Sơn là một trái tim rất lớn.
    ở đây, tôi chấp nhận bất trắc, nếu có, để được nói rằng, tôi muốn cảm ơn Trịnh Công Sơn, người đã cho tôi cùng lúc vực sâu và núi cả.
    Du Tử Lê

Chia sẻ trang này