1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Cõi Nhạc Trịnh Công Sơn



    Cõi Nhạc Trịnh Công Sơn,
    những cánh cửa mở
    từ một trái tim Việt Nam rất lớn
    (Du Tử Lê)

    Tôi vẫn nghĩ, chia ly và bất hạnh là, phần đất mầu mỡ nhất cho những hạt giống hiếm quý nẩy sinh, tươi tốt.
    Tôi vẫn nghĩ, đọa đầy và vĩnh biệt là, những thửa ruộng đầu tiên, mang lại cho nhân loại, những mùa gặt nhân phẩm cao quý và những hạt mầm trí tuệ vạm vỡ mai sau.
    Tôi vẫn nghĩ, sự xuất hiện của mỗi thiên tài, trong từng lãnh vực, chính là sự khai mở một cánh cửa khác cho tâm hồn hay no bộ. Nó, tựa những tia sáng hồng ngọc, có khả năng cắt bỏ xích xiềng vong thân, giải phóng tâm thức đọa lạc. Nó, tựa những bông hoa cảm thông, mọc lên từ những phần thịt xương đã lấp.
    Nhìn tự lăng kính này, nhạc Trịnh Công Sơn, đã mở ra không chỉ một mà, rất nhiều chân trời, rất nhiều cửa khác.
    Sự định hình của cõi âm nhạc mang tên Trịnh Công Sơn là một định hình rõ, dứt. Như một định tinh, cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã gửi đi những tín hiệu thương yêu, phát ra những nguồn ánh sáng đùm bọc.
    Cùng với vận nước, cõi nhạc Trịnh Công Sơn nổi trôi theo từng mái đầu Việt Nam, cúi xuống. Cùng với tổ quốc, cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã đứng hẳn về phía mái đầu Việt Nam, ngẩng cao.
    Sự ở được và ở với chiều dài của năm tháng, vực sâu của lịch sử, cõi nhạc Trịnh Công Sơn tự nó, đã nói lên sự hòa nhập, thấm tan trong từng tế bào, lẫn trong từng huyết quản nòi giống.
    Người ta từng cáo buộc nhạc Trịnh Công Sơn là, những lượng bạch phiến, không thừa cũng đủ độ làm tê liệt sức đề khŸng hay khả năng miễn nhiễm tiềm tàng trong cơ thể...
    Người ta từng cáo buộc cõi nhạc Trịnh Công Sơn là, những khối chất nổ không dư, cũng đủ đưa tới giựt sập một thể chế...
    Người ta cũng từng có những âm mưu thô bỉ dùng cõi nhạc Trịnh Công Sơn, như một vũ khí cân no xâm thực ý chí đu tranh hoặc niềm tin nơi một lý tưởng...
    Trước sau, mọi cáo buộc, mọi khai thác, lợi dụng, chỉ cho thấy, cõi nhạc Trịnh Công Sơn là những hạt kim cương bất hoại.
    Trước sau, mọi cáo buộc, mọi lợi dụng, khai thác, đều không làm mờ được những lượng sáng thủy tinh nguyên chất, chiếu ra từ cõi nhạc này.
    Tín hiệu phát đi từ những âm vực Trịnh Công Sơn, đã là những tín hiệu của nắng mưa, đời kiếp.
    Ánh sáng phát đi từ những giòng nhạc Trịnh Công Sơn, đã là những ánh sáng của lầm than sẽ mất, đời sau sẽ còn.
    Cuộc chiến giữa các ý thức hệ, hay giữa những đối lực đã dứt, hai mươi lăm năm đã lùi xa, người ta đã kiểm điểm những thương vong, kết toán những đổ nát..., cùng lúc với nỗ lực thiết kế những rào cản, từ nhiều phía, đã không tắt dập được cõi nhạc Trịnh Công Sơn. Nó vẫn bay bổng, vẫn thẩm thu trong những nhịp đập Việt Nam lưu lạc.
    Từ những đốm lửa bp bênh trại đảo, từ những bục gỗ chói lòa điện tử hôm nay, từ những miếng đất trời trắng tuyết... ở đâu, cõi nhạc Trịnh Công Sơn, cũng vẫn như một có mặt thân ái, một an ủi, xẻ chia tận cùng.
    Mười sáu năm hết rồi bom đạn mà, Việt Nam cuối đất cùng trời, vẫn tiếp tục nâng niu cõi nhạc Trịnh Công Sơn qua hàng trăm ngàn thước băng nhựa, như tìm lại chính mình.
    Những VN nạn không ngừng cất lên. Những du hỏi tiếp tục được đánh xuống.
    Tại sao? Tại sao? ôi! Tại sao?
    Phải chăng cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã mở ra những cánh cửa mới cho âm nhạc Việt với tính chất tiên tri, qua những cảm nhận siêu hình? Như "bao nhiêu năm làm kiếp con người - chợt một chiều tóc trắng như vôi - lá úa trên cây rụng đầy - cho trăm năm và chết một ngày.
    Phải chăng cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã mở ra những chân trời khác cho âm nhạc Việt Nam, với minh chứng thi, ca là một? Qua những hình ảnh thơ, mang ẩn dụ nhân sinh. Hay Trịnh Công Sơn đã thi ca hóa những phi lý, ngây ngô của ngôn ngữ để bẩy bật lên cái khía cạnh bất toại của kiếp người? Họa diệt vong của một nòi giống? Như: vết lăn trầm. Như tuổi đá buồn. Như tình yêu như trái phá. Như một đàn bò không nhai cỏ. Như chưa một nhạc sĩ nào lựa chọn những như như thế.
    Tất cả mọi phải chăng chỉ là hệ quả của thói quen duy lý thấp tè trên mặt đất.
    Chẳng bao giờ ta có được một giải thích minh bạch trước một thiên tài. Cũng như chẳng bao giờ ta có một soi rọi thu đŸo trước một trái tim vốn lớn. Mỗi chúng ta, chỉ nắm được một phần sự thật. Mỗi chúng ta, trong hữu hạn buồn thảm của mình, với một đôi chân, chỉ có thể chọn lựa bước về, một phía trời thích ứng.
    Điều duy nhất ta có thể quả quyết, đó là cõi nhạc Trịnh Công Sơn, khởi đi từ một trái tim Việt Nam tha thiết.
    Tôi chưa được đọc chữ viết của nhạc sĩ Văn Cao về cõi nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi cũng chưa được xem sắc màu của họa sĩ Thái Tuấn về chân dung Trịnh Công Sơn. Nhưng tôi tin, hai tài năng hiếm quý này, qua từng loại ngôn ngữ, đã thấy trái tim Việt Nam trong ***g ngực Trịnh Công Sơn là một trái tim rất lớn.
    ở đây, tôi chấp nhận bất trắc, nếu có, để được nói rằng, tôi muốn cảm ơn Trịnh Công Sơn, người đã cho tôi cùng lúc vực sâu và núi cả.
    Du Tử Lê
  2. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0

    Viết bên mộ Trịnh chiều cuối năm
    Tôi là một người thực sự mê nhạc Trịnh. Mê nhạc Trịnh nhưng không thuộc nhạc Trịnh cho đến đầu đến đũa. Nhạc Trịnh chỉ cảm được chứ không hiểu hết được. Mà tại sao phải hiểu? Chỉ cảm thôi là đủ vốn đi hết quãng đường còn lại với nhạc Trịnh rồi!
    Bây giờ tôi mới biết là có nhiều người mê nhạc Trịnh đến lạ lùng và tất nhiên hơn tôi. Bởi họ hát nhạc Trịnh hay hơn. Nhạc Trịnh không phải chỉ có giọng hát hay là hát được. Nếu người đó không sống tâm linh, không có một rung cảm thâm trầm và chan chứa, day dứt như Trịnh thì chưa thể hát nhạc Trịnh.
    Người ta đã gặp một hội chứng nhạc Trịnh. Ăn ở quán ăn có bóng dáng Trịnh xưa. Uống cà phê ở nơi nào có nhạc Trịnh. Người ta nhắn tin bằng điện thọai cho nhau, giận hờn và yêu thương nhau bằng ca từ của Trịnh. Người ta mượn Trịnh, nhờ Trịnh nói giùm những điều mà họ chưa tìm ra cách nói. Tôi dám chắc một điều nhiều người còn nằm mơ thấy Trịnh. Đôi kính trắng bất ly thân. Cây đàn ghita thùng. Một giọng Huế. Và lời ca ***g lộng yêu thương...
    Tôi không được quen biết nhiều với Trịnh Công Sơn. Nhưng tự nhiên chiều năm hôm nay, chẳng biết duyên cớ gì lại nghĩ về nhạc Trịnh đến quạnh buồn. Và tôi đã dành buổi chiều cuối năm để đến thăm mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sau bao lần đi hụt. Và bây giờ tôi đang ở bên mộ Trịnh.
    Đã rất lâu, dễ đến 15 năm tôi không hút thuốc. Nhưng hôm nay tôi đốt một điếu thuốc mời anh. Và tôi thắp nhang. Nhang của tôi cháy bên cạnh những nén nhang tưởng chừng không bao giờ vắng nơi đây. Những đóa hoa tôi đặt lên mộ anh chỉ là nhỏ bé bên những vạt hoa chưa bao giờ tàn phai nơi đây. Và tôi nhìn bức tượng anh vẫn đau đáu buồn trong "mây che trên đầu và nắng trên vai".
    Anh chọn nơi đây yên nghỉ để được mãi mãi bên cạnh nơi yên nghỉ của mẹ anh. Mộ anh chan hòa trong thiên nhiên và có người bảo sinh thời Trịnh là người của thiên nhiên. Đến thăm mộ anh lúc vắng vẻ mà tôi gặp ở đây tất cả tình thương của gia đình anh, sự chia sẻ của bạn bè anh, sự ngưỡng mộ của người yêu nhạc Trịnh. Người ta bảo ở đây trước kia có những viên sỏi trắng lớn và người ta viết lên đó những dòng chữ gửi về cho anh. Người ta còn bảo có những cô bé đến đây hát và trò chuyện cùng anh. Tất nhiên có cả những cô bé đến một mình...
    Chiều cuối năm, tôi đến đây chia sẻ với anh tin vui. Anh - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - vừa được giải thưởng âm nhạc vì hòa bình thế giới (World Peace Music Awards - WPMA). Anh là nhạc sĩ VN duy nhất và cũng là nhạc sĩ đã qua đời duy nhất nhận được giải này.
    Nữ ca sĩ Mỹ từng đến hát ở miền Bắc VN thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Joan Baez đã ví anh là "Bob Dylan Vietnam". Không hiểu sao tôi nghĩ rằng sự khen tặng cùng giải thưởng WPMA ấy có thể phải được khắc lên bia đá mộ anh - một sự bổ sung tuy có muộn màng nhưng chắc là cần thiết trên những dòng tiểu sử của anh vốn đã khắc ghi trong lòng người hâm mộ.
    Ở nơi vĩnh hằng nào đó trong chiều cuối năm nay, anh hãy vui vì điều này, anh nhé!
    Huỳnh Dũng Nhân
    Báo Lao động
    ( Chuyển qua từ box Âm nhạc, của Trần Trung Hải)
    Tại sao mọi người lại hay hỏi " Tại sao"?
  3. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0

    Viết bên mộ Trịnh chiều cuối năm
    Tôi là một người thực sự mê nhạc Trịnh. Mê nhạc Trịnh nhưng không thuộc nhạc Trịnh cho đến đầu đến đũa. Nhạc Trịnh chỉ cảm được chứ không hiểu hết được. Mà tại sao phải hiểu? Chỉ cảm thôi là đủ vốn đi hết quãng đường còn lại với nhạc Trịnh rồi!
    Bây giờ tôi mới biết là có nhiều người mê nhạc Trịnh đến lạ lùng và tất nhiên hơn tôi. Bởi họ hát nhạc Trịnh hay hơn. Nhạc Trịnh không phải chỉ có giọng hát hay là hát được. Nếu người đó không sống tâm linh, không có một rung cảm thâm trầm và chan chứa, day dứt như Trịnh thì chưa thể hát nhạc Trịnh.
    Người ta đã gặp một hội chứng nhạc Trịnh. Ăn ở quán ăn có bóng dáng Trịnh xưa. Uống cà phê ở nơi nào có nhạc Trịnh. Người ta nhắn tin bằng điện thọai cho nhau, giận hờn và yêu thương nhau bằng ca từ của Trịnh. Người ta mượn Trịnh, nhờ Trịnh nói giùm những điều mà họ chưa tìm ra cách nói. Tôi dám chắc một điều nhiều người còn nằm mơ thấy Trịnh. Đôi kính trắng bất ly thân. Cây đàn ghita thùng. Một giọng Huế. Và lời ca ***g lộng yêu thương...
    Tôi không được quen biết nhiều với Trịnh Công Sơn. Nhưng tự nhiên chiều năm hôm nay, chẳng biết duyên cớ gì lại nghĩ về nhạc Trịnh đến quạnh buồn. Và tôi đã dành buổi chiều cuối năm để đến thăm mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sau bao lần đi hụt. Và bây giờ tôi đang ở bên mộ Trịnh.
    Đã rất lâu, dễ đến 15 năm tôi không hút thuốc. Nhưng hôm nay tôi đốt một điếu thuốc mời anh. Và tôi thắp nhang. Nhang của tôi cháy bên cạnh những nén nhang tưởng chừng không bao giờ vắng nơi đây. Những đóa hoa tôi đặt lên mộ anh chỉ là nhỏ bé bên những vạt hoa chưa bao giờ tàn phai nơi đây. Và tôi nhìn bức tượng anh vẫn đau đáu buồn trong "mây che trên đầu và nắng trên vai".
    Anh chọn nơi đây yên nghỉ để được mãi mãi bên cạnh nơi yên nghỉ của mẹ anh. Mộ anh chan hòa trong thiên nhiên và có người bảo sinh thời Trịnh là người của thiên nhiên. Đến thăm mộ anh lúc vắng vẻ mà tôi gặp ở đây tất cả tình thương của gia đình anh, sự chia sẻ của bạn bè anh, sự ngưỡng mộ của người yêu nhạc Trịnh. Người ta bảo ở đây trước kia có những viên sỏi trắng lớn và người ta viết lên đó những dòng chữ gửi về cho anh. Người ta còn bảo có những cô bé đến đây hát và trò chuyện cùng anh. Tất nhiên có cả những cô bé đến một mình...
    Chiều cuối năm, tôi đến đây chia sẻ với anh tin vui. Anh - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - vừa được giải thưởng âm nhạc vì hòa bình thế giới (World Peace Music Awards - WPMA). Anh là nhạc sĩ VN duy nhất và cũng là nhạc sĩ đã qua đời duy nhất nhận được giải này.
    Nữ ca sĩ Mỹ từng đến hát ở miền Bắc VN thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Joan Baez đã ví anh là "Bob Dylan Vietnam". Không hiểu sao tôi nghĩ rằng sự khen tặng cùng giải thưởng WPMA ấy có thể phải được khắc lên bia đá mộ anh - một sự bổ sung tuy có muộn màng nhưng chắc là cần thiết trên những dòng tiểu sử của anh vốn đã khắc ghi trong lòng người hâm mộ.
    Ở nơi vĩnh hằng nào đó trong chiều cuối năm nay, anh hãy vui vì điều này, anh nhé!
    Huỳnh Dũng Nhân
    Báo Lao động
    ( Chuyển qua từ box Âm nhạc, của Trần Trung Hải)
    Tại sao mọi người lại hay hỏi " Tại sao"?
  4. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Đồng vọng với? nhạc Trịnh

    Một góc khu du lịch Đồng Vọng
    TT - Sáng chủ nhật 5-10-2003, tại Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương), một khu du lịch sinh thái mới mang tên Đồng Vọng sẽ được khai trương (đối diện với khu du lịch Cầu Ngang).
    Rộng hơn 1 mẫu, khu du lịch này được tổ chức với nhiều hoạt động thích hợp cho các cuộc vui chơi, cắm trại dã ngoại. Hai điểm đặc biệt của Đồng Vọng là bảo đảm giá cả (nhằm khôi phục lòng tin của du khách với Lái Thiêu) và được xây dựng trên ý tưởng của... âm nhạc Trịnh Công Sơn.
    Ông Hứa Văn Tín, một công dân TP.HCM từng công tác ở Thành đoàn TP.HCM trước khi đi bộ đội, giám đốc khu du lịch này, mạnh dạn cho biết mình chính là một tín đồ của nhạc Trịnh.
    Không chỉ ưu tiên sử dụng nhạc Trịnh trong khuôn viên, mà ý nghĩa trong các ca từ của người nhạc sĩ này còn được thể hiện trên từng lối đi và trong 14 căn chòi họp mặt ở khu Đồng Vọng.
    T.Đ.
    _________________________
    Tại sao mọi người lại hay hỏi " Tại sao"?
  5. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Đồng vọng với? nhạc Trịnh

    Một góc khu du lịch Đồng Vọng
    TT - Sáng chủ nhật 5-10-2003, tại Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương), một khu du lịch sinh thái mới mang tên Đồng Vọng sẽ được khai trương (đối diện với khu du lịch Cầu Ngang).
    Rộng hơn 1 mẫu, khu du lịch này được tổ chức với nhiều hoạt động thích hợp cho các cuộc vui chơi, cắm trại dã ngoại. Hai điểm đặc biệt của Đồng Vọng là bảo đảm giá cả (nhằm khôi phục lòng tin của du khách với Lái Thiêu) và được xây dựng trên ý tưởng của... âm nhạc Trịnh Công Sơn.
    Ông Hứa Văn Tín, một công dân TP.HCM từng công tác ở Thành đoàn TP.HCM trước khi đi bộ đội, giám đốc khu du lịch này, mạnh dạn cho biết mình chính là một tín đồ của nhạc Trịnh.
    Không chỉ ưu tiên sử dụng nhạc Trịnh trong khuôn viên, mà ý nghĩa trong các ca từ của người nhạc sĩ này còn được thể hiện trên từng lối đi và trong 14 căn chòi họp mặt ở khu Đồng Vọng.
    T.Đ.
    _________________________
    Tại sao mọi người lại hay hỏi " Tại sao"?
  6. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    :::Khánh Ly:::
    Một đôi chân một trái tim
    Đầu tuần, bạn bè kêu đến hỏi thăm. Sao, đi show về có khoẻ không?? Cô có khoẻ không cô, nghe nói vui lắm phải không cô, nghe bảo cô bán băng hết băng phải không cô?? Đại để là những câu thăm hỏi thân tình nhưng ai cũng biết ?" dĩ nhiên trong giới với nhau. Tất cả vừa vượt qua đoạn đường chiến binh, thở ra khói, chân đi hai hàng, tay kéo valise rã rời, khiêng những thùng băng thiếu điều hộc máu mồm, máu mũi, hỏi làm sao khoẻ cho nổi. Trẻ tuổi còn ngắc ngơ huống chi tôi. Ngáp như cá mắc cạn. Bởi vậy, những lời thăm hỏi là những lời an ủi, sớt chia cần thiết. Vui đến không còn biết rằng ngoài kia trời đêm đã rất lạnh. Buồn cho những ai một đời chờ đợi những lời thăm hỏi. Điều giản dị, nhỏ nhoi đủ cho lòng ấm lại.
    Đói lắm, sau những tuần quay video, sau những dãy show, tôi thèm ăn như một người sắp chết đói. Cả bọn ngồi với nhau cười nói râm ran, đồ ăn thức uống phải nói là không thiếu gì nhưng được tán gẫu với bạn bè cộng với sự thành công chung của một chương trình do sự thương mến, biết điều, nhường nhịn giữa chúng tôi. Do đó, tôi chẳng còn lòng dạ nào để thưởng thức. Nhai cứ như nhai giấy miễn sao cho đầy cái bao tử trống rỗng cả tuần của tôi. Ăn uống xong thì đã 3 giờ sáng, về phòng tắm gội, sắp xếp quần áo các thứ rồi chong mắt chờ sáng để rồi cả bọn lại kéo nhau ra phi trường, mỗi đứa đi một ngã. Đi nữa, như ông T.C.S. đã viết ?Người ta sinh ra có đôi chân để đi?.
    Những tuần có Lễ lớn, bà con được nghỉ bắc cầu ngày thứ hai, chúng tôi thường có 3,4 show qua 3,4 tiểu bang.Valise băng nhạc, đồ đạc linh tinh như máy sấy tóc, bàn ủi cứ phóng sinh cho máy bay nó chở. Quần áo cùng các đồ phụ tùng để leo lên sân khấu thì anh nào cũng kè kè bên mình bởi những chuyến bay phải đổi tàu, hành lý dễ thất lạc. Đàn ông dễ hơn là có thể xin lỗi bà con ?" có lý do chính đáng ?" để mặc quần jean, áo thung lên hát hoặc có thể mượn bất cứ ai nhưng đàn bà con gái chúng tôi thì ?thua. Tìm đâu ra một người có cùng size với mình từ giầy đến áo, đến quần, lại còn những của nợ để bó, để cột. Chẳng lẽ lại bụi đời quần jean, áo thung mang bốt lên hát?.Người Di Tản Buồn hay Thưa Mẹ Con Là Người Việt Nam. Người Việt Nam đâu có kỳ như vậy.
    Vì vậy, các bố già, bố trẻ khoẻ re như con bò kéo xe, trong lúc chúng tôi thập phần cực khổ, tay xách, tay mang. Tôi được cái may mắn là nhiều người thương ?" vì cái mồm lúc nào cũng toe toét cười ?" nên có lúc được Fanny Dũng phụ cho cái túi, Quốc Việt kéo giúp cái valise băng, Hoàng Tâm nhắc chừng cái bóp còn mắc trên ghế, Đức Phương chia cho nửa ly cà phê nóng hổi giữa đêm lạnh lẽo. Có lần một mình Tommy Ngô tự động xách dùm valise cho tất cả mọi người qua mấy từng cầu thang ?" ở Âu Châu phòng make up của ca sĩ thường ở dưới hầm, lại không có máy sưởi nên lắm hôm chúng tôi lạnh cóng người, tưởng như đang ngồi trong nhà xác ?" Tuấn Anh thường góp ý với tôi, lúc thì mầu mắt này không đẹp hay môi hơi khô. Tuấn Anh thoa lên cho tôi lớp son bóng. Hương Lan sửa lại mắt tôi cho lớn hơn. Mai Linh cài giúp cho bác mấy cái khuy áo. Thanh Tuyền sửa lại cái vòng đeo cổ cho ngay ngắn. Tôi vốn rất dở trong công việc làm đẹp cho mình, phần tôi nghĩ là mình vốn ?xấu sẵn, có tô có trét cách nào cũng không thể đẹp. Hai bàn tay 10 ngón của tôi, chỉ có một cái hoa tay.
    Có những buổi hát ngoài trời giữa mùa đông tháng giá, tôi trân mình thách đố với thời tiết khắc nghiệt, phong phanh một chiếc áo dài ?" tôi rất thích mặc áo dài, đặc biệt áo lụa Việt Nam ?" Mọi người sẽ không thích nếu tôi thay đổi?cho nên ở tuổi này, tôi vẫn để tóc thề như một cô học trò ?già ?" rồi còn đi xin tiền cứu lụt, gây quỹ cho Nhà Thờ, cho Chùa. Nhà Thờ, Nhà Chùa xây dựng chưa xong, tiền quyên góp chưa về đến tay bà con mình giữa làn nước mênh mông còn biết đâu là nhà, tôi lăn đùng ra ốm. Ngày xưa tôi chạy xuống Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang, bây giờ tôi cầu cứu ông Bác sĩ Nguyễn văn Thế gốc Thuỷ Quân Lục Chiến mà hiền như Bụt hoặc ông Bác sĩ chuyên ăn cơm nhà vác chuyện xã hội Nguyễn Ngọc Kỳ. Đến riết tôi phải xấu hổ vì gần như ngày nào cũng xin được chích thứ thuốc mạnh nhất, mà cứ thế liên tiếp cả mấy tháng trời. Xấu hổ vì không ông nào chịu lấy tiền. Tôi phải gởi biếu băng nhạc và ..cà pháo cho nhẹ bới nợ. Gì chứ nợ ân tình khó trả lắm.
    Ở bài trước tôi không kể cái màn cảm cúm của tôi bởi vì tôi cảm cúm triền miên, hết đợt này đến đợt khác, đến nỗi Bác sĩ thấy mặt tôi lấp ló là biết ngay ?" tôi cũng chỉ xuống Bolsa để xin chích thuốc, có nghĩa là nếu thấy tôi là thì xin hiểu cho rằng tôi đang bịnh, chứ không phải đi chơi ăn uống gì ?" mà ngộ cái là dù đang cảm cúm, khi leo lên sân khấu, tôi vẫn cứ hát được, không ai biết là tôi vừa hát vừa cầu nguyện, cũng như trước khi ra sân khấu, bao giờ tôi cũng đọc kinh, trước khi rời nhà đến phi trường, Đoan cũng nhắc tôi đọc kinh trước đài Đức Mẹ. Ai chỉ thuốc gì tôi cũng uống, trụ sinh dường như không thèm để ý đến tôi nữa. Cái gì đã giúp tôi còn có được ngày hôm nay nếu không phải Chúa Mẹ đã che chở giữ gìn tôi trong lòng những người thương mến tôi. Sức người không làm nổi nhất là người như tôi, trong máu không hề có một ly thuốc bổ, chỉ có trụ sinh, thuốc diet và thuốc ngủ.
    Tôi không chấm gót cô Thái Thanh. Không có kỹ thuật như Lệ Thu, Khánh Hà. Không biết diễn tả dịu dàng say đắm như Ý Lan. Không có một thân hình, một đôi chân của Linda Trang Đài, không có làn hơi phong phú ngọt ngào của Hương Lan. Không có tuổi trẻ và nhan sắc của Như Quỳnh. Thế thì tôi có cái gì? Tôi chỉ có một nỗi niềm mà mỗi khi cất tiếng, tôi tìm được sự chia sẻ trong những ánh mắt. Tôi chỉ có cảm giác mình còn sống khi được hát dù cho mấy ngàn người hay cho một người. Tôi lại biết rằng rồi đây có lúc tôi sẽ không hát được nữa. Tôi không thể chịu đựng được ý nghĩ này và tự nhiên tôi muốn mình tan biến đi ngay bây giờ?. Em cây non mới đến, tôi đứng đó trầm ngâm?Cây non là em đó, còn tôi như cây già ? Tuổi thơ xanh mãi với trái tim vui. Rừng ơi! xanh hoài mái tóc dùm tôi? (TCS). Tuổi thơ của tôi không có, dẫu có cũng đã qua. Rừng thì bao giờ cũng mênh mông thăm thẳm và thản nhiên trước mọi biến cố của Đất Trời. Rừng không bao giờ lên tiếng.
    Tháng 5?"1975 đặt chân đến trại tạm cư Forl Chaffee, giữa những đau buồn và những mất mát quá lớn, tôi cảm nhận một sự hãi hùng mới. Không còn cơ hội cho mình hát. Tôi không thể so sánh được nỗi buồn rời xa xứ sở và không được hát. Cả hai đều khiến tôi đau lòng đến muốn chết. Lúc đó tôi còn trẻ lắm nhưng vì gần 10 năm, từ sân trường Đại Học này đến sân trường Trung Học khác, gắn bó với Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà trên 4 vùng Chiến Thuật, những điều đó làm lòng tôi đau, chứ thật ra cá nhân tôi chưa bao giờ nhận một ân huệ nào ở bất kỳ chế độ nào. Tôi vốn không thích những người có thế lực, địa vị hay giầu sang, nổi tiếng. Có gì xin xỏ, nhờ cậy, dựa hơi chăng? Tôi không tiêu thụ nổi những ngờ vực đó. Tôi đến với giới trẻ thời đó vì tinh thần tự nguyện, đến với những người lính chiến Việt Nam Cộng Hoà với một tấm lòng vì Lính, cho Lính chứ không cho Tướng. Ở đảo Wake, ở Forl Chaffee tôi hát mỗi đêm cho mọi người với tiếng đàn ghita của Bác sĩ Ngô Thanh Trung với nỗi buồn đau chung có xen lẫn nỗi sợ hãi không còn dịp nào để hát nữa? không thể gặp lại nhau nữa. Những ngày ở đảo, ở trại tạm cư mới thần tiên, hạnh phúc làm sao. Mọi người rất thương nhau. Nghĩ đến những ngày cũ, lòng tôi ấm lại như khi nghe một câu thăm hỏi sau một chuyến đi dẫu không dài nhưng vất vả, vẫn tràn ngập trong lòng tôi những niềm vui.
    Nằm dài trên cái giường nhỏ của mình. Cơn mệt mỏi ập đến. Một nửa vai và cánh tay phải của tôi vẫn tiếp tục hành hạ bất kể ngày đêm. Phải nghỉ ngơi? tôi không có thì giờ. Tôi không muốn, cứ để vậy, lâu ngày chầy tháng tự nhiên nó sẽ hết. Tôi nghĩ thế bởi mỗi ngày, dẫu không vui, vẫn là những khoảng thời gian còn lại không nhiều, đủ để cho tôi đi đến tận cùng của hạnh phúc lẻ loi. Người ta có đôi chân để đi? Tôi chỉ kể cho các con tôi những chuyện vui. Bao giờ cũng vui . Tôi sung sướng khi chúng lắng nghe Mẹ kể, rồi gật gù cười mãn nguyện. Mới hôm nào?Mẹ bồng,Mẹ bồng? Mới hôm nào tôi còn ngắm nhìn những bước đi chập chững đầu tiên. Phải, mới hôm nào đây thôi, chứ có lâu gì. Vậy mà cái đứa ?Mẹ bồng, Mẹ bồng nay đã rất tỉnh táo đưa Mẹ ra phi trường lúc 5 giờ sáng, đón Mẹ về dẫu đã nửa đêm. Cái đứa mới ngày nào còn chập chững, đã đi làm parttime ngoài giờ học, còn biết mua cho Mẹ đôi giầy, bộ quần áo tập thể dục.
    Con trẻ dẫu có lớn mà không có khôn. Chúng vô tội. Những muộn phiền đời sống là của mình, do mình. Những cay đắng, gian nan vất vả là bổn phận của riêng Mẹ. Phải giấu kín, phải nuốt sâu trong lòng, phải cười thật tươi ngay cả khi biết rằng đã đến lúc không thể không chết. Tôi muốn các con tôi mãi trong vòng tay dù vòng tay đã đến lúc mệt mỏi và tôi đau đớn nhận ra rằng các con tôi đã lớn và chúng cũng có một đôi chân để đi, những bước đi vững vàng tới những nơi chúng muốn, cõi riêng của chúng. Dẫu cho có gắn bó với ánh đèn với ước muốn được hát lúc nào cũng rừng rực cháy, thúc đôi chân tôi đi tới, đi mãi. Nhưng đôi chân ấy cũng có lúc cảm thấy cần phải tìm đến một chỗ nào đó, để ngồi xuống nghỉ ngơi. Sẽ có một lúc tôi sẽ ngồi xuống hoặc nằm xuống và tôi yên tâm biết bao khi biết chắc rằng các con tôi có một đời sống tử tế, tốt lành.
    Kể ra thì bây giờ hay bất cứ lúc nào, tôi cũng có thể yên tâm được rồi, thanh thản bước vào cái cõi đi về của mỗi con người. Chưa, thì đợi vậy và trong khi chờ đợi, lòng tôi vẫn rộn ràng khi nghe tiếng đàn trổi lên, ánh đèn rực rỡ bừng sáng. Tôi lại như một con thiêu thân lao vào ánh sáng, không phải để huỷ diệt mà để van xin? Áo xưa dù nhầu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau? Điều chúng ta phải nhớ là ngoài một đôi chân để đi, chúng ta còn một trái tim.
    Khánh Ly
    ( Nguồn : Dặc Trưng )
    "Vĩnh viễn a`?
    Không có gì là vĩnh viễn đâu!"
  7. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    :::Khánh Ly:::
    Một đôi chân một trái tim
    Đầu tuần, bạn bè kêu đến hỏi thăm. Sao, đi show về có khoẻ không?? Cô có khoẻ không cô, nghe nói vui lắm phải không cô, nghe bảo cô bán băng hết băng phải không cô?? Đại để là những câu thăm hỏi thân tình nhưng ai cũng biết ?" dĩ nhiên trong giới với nhau. Tất cả vừa vượt qua đoạn đường chiến binh, thở ra khói, chân đi hai hàng, tay kéo valise rã rời, khiêng những thùng băng thiếu điều hộc máu mồm, máu mũi, hỏi làm sao khoẻ cho nổi. Trẻ tuổi còn ngắc ngơ huống chi tôi. Ngáp như cá mắc cạn. Bởi vậy, những lời thăm hỏi là những lời an ủi, sớt chia cần thiết. Vui đến không còn biết rằng ngoài kia trời đêm đã rất lạnh. Buồn cho những ai một đời chờ đợi những lời thăm hỏi. Điều giản dị, nhỏ nhoi đủ cho lòng ấm lại.
    Đói lắm, sau những tuần quay video, sau những dãy show, tôi thèm ăn như một người sắp chết đói. Cả bọn ngồi với nhau cười nói râm ran, đồ ăn thức uống phải nói là không thiếu gì nhưng được tán gẫu với bạn bè cộng với sự thành công chung của một chương trình do sự thương mến, biết điều, nhường nhịn giữa chúng tôi. Do đó, tôi chẳng còn lòng dạ nào để thưởng thức. Nhai cứ như nhai giấy miễn sao cho đầy cái bao tử trống rỗng cả tuần của tôi. Ăn uống xong thì đã 3 giờ sáng, về phòng tắm gội, sắp xếp quần áo các thứ rồi chong mắt chờ sáng để rồi cả bọn lại kéo nhau ra phi trường, mỗi đứa đi một ngã. Đi nữa, như ông T.C.S. đã viết ?Người ta sinh ra có đôi chân để đi?.
    Những tuần có Lễ lớn, bà con được nghỉ bắc cầu ngày thứ hai, chúng tôi thường có 3,4 show qua 3,4 tiểu bang.Valise băng nhạc, đồ đạc linh tinh như máy sấy tóc, bàn ủi cứ phóng sinh cho máy bay nó chở. Quần áo cùng các đồ phụ tùng để leo lên sân khấu thì anh nào cũng kè kè bên mình bởi những chuyến bay phải đổi tàu, hành lý dễ thất lạc. Đàn ông dễ hơn là có thể xin lỗi bà con ?" có lý do chính đáng ?" để mặc quần jean, áo thung lên hát hoặc có thể mượn bất cứ ai nhưng đàn bà con gái chúng tôi thì ?thua. Tìm đâu ra một người có cùng size với mình từ giầy đến áo, đến quần, lại còn những của nợ để bó, để cột. Chẳng lẽ lại bụi đời quần jean, áo thung mang bốt lên hát?.Người Di Tản Buồn hay Thưa Mẹ Con Là Người Việt Nam. Người Việt Nam đâu có kỳ như vậy.
    Vì vậy, các bố già, bố trẻ khoẻ re như con bò kéo xe, trong lúc chúng tôi thập phần cực khổ, tay xách, tay mang. Tôi được cái may mắn là nhiều người thương ?" vì cái mồm lúc nào cũng toe toét cười ?" nên có lúc được Fanny Dũng phụ cho cái túi, Quốc Việt kéo giúp cái valise băng, Hoàng Tâm nhắc chừng cái bóp còn mắc trên ghế, Đức Phương chia cho nửa ly cà phê nóng hổi giữa đêm lạnh lẽo. Có lần một mình Tommy Ngô tự động xách dùm valise cho tất cả mọi người qua mấy từng cầu thang ?" ở Âu Châu phòng make up của ca sĩ thường ở dưới hầm, lại không có máy sưởi nên lắm hôm chúng tôi lạnh cóng người, tưởng như đang ngồi trong nhà xác ?" Tuấn Anh thường góp ý với tôi, lúc thì mầu mắt này không đẹp hay môi hơi khô. Tuấn Anh thoa lên cho tôi lớp son bóng. Hương Lan sửa lại mắt tôi cho lớn hơn. Mai Linh cài giúp cho bác mấy cái khuy áo. Thanh Tuyền sửa lại cái vòng đeo cổ cho ngay ngắn. Tôi vốn rất dở trong công việc làm đẹp cho mình, phần tôi nghĩ là mình vốn ?xấu sẵn, có tô có trét cách nào cũng không thể đẹp. Hai bàn tay 10 ngón của tôi, chỉ có một cái hoa tay.
    Có những buổi hát ngoài trời giữa mùa đông tháng giá, tôi trân mình thách đố với thời tiết khắc nghiệt, phong phanh một chiếc áo dài ?" tôi rất thích mặc áo dài, đặc biệt áo lụa Việt Nam ?" Mọi người sẽ không thích nếu tôi thay đổi?cho nên ở tuổi này, tôi vẫn để tóc thề như một cô học trò ?già ?" rồi còn đi xin tiền cứu lụt, gây quỹ cho Nhà Thờ, cho Chùa. Nhà Thờ, Nhà Chùa xây dựng chưa xong, tiền quyên góp chưa về đến tay bà con mình giữa làn nước mênh mông còn biết đâu là nhà, tôi lăn đùng ra ốm. Ngày xưa tôi chạy xuống Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang, bây giờ tôi cầu cứu ông Bác sĩ Nguyễn văn Thế gốc Thuỷ Quân Lục Chiến mà hiền như Bụt hoặc ông Bác sĩ chuyên ăn cơm nhà vác chuyện xã hội Nguyễn Ngọc Kỳ. Đến riết tôi phải xấu hổ vì gần như ngày nào cũng xin được chích thứ thuốc mạnh nhất, mà cứ thế liên tiếp cả mấy tháng trời. Xấu hổ vì không ông nào chịu lấy tiền. Tôi phải gởi biếu băng nhạc và ..cà pháo cho nhẹ bới nợ. Gì chứ nợ ân tình khó trả lắm.
    Ở bài trước tôi không kể cái màn cảm cúm của tôi bởi vì tôi cảm cúm triền miên, hết đợt này đến đợt khác, đến nỗi Bác sĩ thấy mặt tôi lấp ló là biết ngay ?" tôi cũng chỉ xuống Bolsa để xin chích thuốc, có nghĩa là nếu thấy tôi là thì xin hiểu cho rằng tôi đang bịnh, chứ không phải đi chơi ăn uống gì ?" mà ngộ cái là dù đang cảm cúm, khi leo lên sân khấu, tôi vẫn cứ hát được, không ai biết là tôi vừa hát vừa cầu nguyện, cũng như trước khi ra sân khấu, bao giờ tôi cũng đọc kinh, trước khi rời nhà đến phi trường, Đoan cũng nhắc tôi đọc kinh trước đài Đức Mẹ. Ai chỉ thuốc gì tôi cũng uống, trụ sinh dường như không thèm để ý đến tôi nữa. Cái gì đã giúp tôi còn có được ngày hôm nay nếu không phải Chúa Mẹ đã che chở giữ gìn tôi trong lòng những người thương mến tôi. Sức người không làm nổi nhất là người như tôi, trong máu không hề có một ly thuốc bổ, chỉ có trụ sinh, thuốc diet và thuốc ngủ.
    Tôi không chấm gót cô Thái Thanh. Không có kỹ thuật như Lệ Thu, Khánh Hà. Không biết diễn tả dịu dàng say đắm như Ý Lan. Không có một thân hình, một đôi chân của Linda Trang Đài, không có làn hơi phong phú ngọt ngào của Hương Lan. Không có tuổi trẻ và nhan sắc của Như Quỳnh. Thế thì tôi có cái gì? Tôi chỉ có một nỗi niềm mà mỗi khi cất tiếng, tôi tìm được sự chia sẻ trong những ánh mắt. Tôi chỉ có cảm giác mình còn sống khi được hát dù cho mấy ngàn người hay cho một người. Tôi lại biết rằng rồi đây có lúc tôi sẽ không hát được nữa. Tôi không thể chịu đựng được ý nghĩ này và tự nhiên tôi muốn mình tan biến đi ngay bây giờ?. Em cây non mới đến, tôi đứng đó trầm ngâm?Cây non là em đó, còn tôi như cây già ? Tuổi thơ xanh mãi với trái tim vui. Rừng ơi! xanh hoài mái tóc dùm tôi? (TCS). Tuổi thơ của tôi không có, dẫu có cũng đã qua. Rừng thì bao giờ cũng mênh mông thăm thẳm và thản nhiên trước mọi biến cố của Đất Trời. Rừng không bao giờ lên tiếng.
    Tháng 5?"1975 đặt chân đến trại tạm cư Forl Chaffee, giữa những đau buồn và những mất mát quá lớn, tôi cảm nhận một sự hãi hùng mới. Không còn cơ hội cho mình hát. Tôi không thể so sánh được nỗi buồn rời xa xứ sở và không được hát. Cả hai đều khiến tôi đau lòng đến muốn chết. Lúc đó tôi còn trẻ lắm nhưng vì gần 10 năm, từ sân trường Đại Học này đến sân trường Trung Học khác, gắn bó với Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà trên 4 vùng Chiến Thuật, những điều đó làm lòng tôi đau, chứ thật ra cá nhân tôi chưa bao giờ nhận một ân huệ nào ở bất kỳ chế độ nào. Tôi vốn không thích những người có thế lực, địa vị hay giầu sang, nổi tiếng. Có gì xin xỏ, nhờ cậy, dựa hơi chăng? Tôi không tiêu thụ nổi những ngờ vực đó. Tôi đến với giới trẻ thời đó vì tinh thần tự nguyện, đến với những người lính chiến Việt Nam Cộng Hoà với một tấm lòng vì Lính, cho Lính chứ không cho Tướng. Ở đảo Wake, ở Forl Chaffee tôi hát mỗi đêm cho mọi người với tiếng đàn ghita của Bác sĩ Ngô Thanh Trung với nỗi buồn đau chung có xen lẫn nỗi sợ hãi không còn dịp nào để hát nữa? không thể gặp lại nhau nữa. Những ngày ở đảo, ở trại tạm cư mới thần tiên, hạnh phúc làm sao. Mọi người rất thương nhau. Nghĩ đến những ngày cũ, lòng tôi ấm lại như khi nghe một câu thăm hỏi sau một chuyến đi dẫu không dài nhưng vất vả, vẫn tràn ngập trong lòng tôi những niềm vui.
    Nằm dài trên cái giường nhỏ của mình. Cơn mệt mỏi ập đến. Một nửa vai và cánh tay phải của tôi vẫn tiếp tục hành hạ bất kể ngày đêm. Phải nghỉ ngơi? tôi không có thì giờ. Tôi không muốn, cứ để vậy, lâu ngày chầy tháng tự nhiên nó sẽ hết. Tôi nghĩ thế bởi mỗi ngày, dẫu không vui, vẫn là những khoảng thời gian còn lại không nhiều, đủ để cho tôi đi đến tận cùng của hạnh phúc lẻ loi. Người ta có đôi chân để đi? Tôi chỉ kể cho các con tôi những chuyện vui. Bao giờ cũng vui . Tôi sung sướng khi chúng lắng nghe Mẹ kể, rồi gật gù cười mãn nguyện. Mới hôm nào?Mẹ bồng,Mẹ bồng? Mới hôm nào tôi còn ngắm nhìn những bước đi chập chững đầu tiên. Phải, mới hôm nào đây thôi, chứ có lâu gì. Vậy mà cái đứa ?Mẹ bồng, Mẹ bồng nay đã rất tỉnh táo đưa Mẹ ra phi trường lúc 5 giờ sáng, đón Mẹ về dẫu đã nửa đêm. Cái đứa mới ngày nào còn chập chững, đã đi làm parttime ngoài giờ học, còn biết mua cho Mẹ đôi giầy, bộ quần áo tập thể dục.
    Con trẻ dẫu có lớn mà không có khôn. Chúng vô tội. Những muộn phiền đời sống là của mình, do mình. Những cay đắng, gian nan vất vả là bổn phận của riêng Mẹ. Phải giấu kín, phải nuốt sâu trong lòng, phải cười thật tươi ngay cả khi biết rằng đã đến lúc không thể không chết. Tôi muốn các con tôi mãi trong vòng tay dù vòng tay đã đến lúc mệt mỏi và tôi đau đớn nhận ra rằng các con tôi đã lớn và chúng cũng có một đôi chân để đi, những bước đi vững vàng tới những nơi chúng muốn, cõi riêng của chúng. Dẫu cho có gắn bó với ánh đèn với ước muốn được hát lúc nào cũng rừng rực cháy, thúc đôi chân tôi đi tới, đi mãi. Nhưng đôi chân ấy cũng có lúc cảm thấy cần phải tìm đến một chỗ nào đó, để ngồi xuống nghỉ ngơi. Sẽ có một lúc tôi sẽ ngồi xuống hoặc nằm xuống và tôi yên tâm biết bao khi biết chắc rằng các con tôi có một đời sống tử tế, tốt lành.
    Kể ra thì bây giờ hay bất cứ lúc nào, tôi cũng có thể yên tâm được rồi, thanh thản bước vào cái cõi đi về của mỗi con người. Chưa, thì đợi vậy và trong khi chờ đợi, lòng tôi vẫn rộn ràng khi nghe tiếng đàn trổi lên, ánh đèn rực rỡ bừng sáng. Tôi lại như một con thiêu thân lao vào ánh sáng, không phải để huỷ diệt mà để van xin? Áo xưa dù nhầu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau? Điều chúng ta phải nhớ là ngoài một đôi chân để đi, chúng ta còn một trái tim.
    Khánh Ly
    ( Nguồn : Dặc Trưng )
    "Vĩnh viễn a`?
    Không có gì là vĩnh viễn đâu!"
  8. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Phụ bản Nhạc và Đời
    --- Đinh Cường ---
    Đã gần ba mươi năm, kể từ những ngày còn lang bạt cùng Sơn, những chuyến xe đò thoăn thoắt đi về, nối liền tiếng chim cao nguyên với loài hải âu vùng biển. Rồi lời sóng chưa kịp tan đã vội vàng nghe ra điệu suối. Kỳ thú như một con gió lăng loàn.
    Sơn thường mặc độc nhất một chiếc áo kaki bạc màu, khắc khổ. Đêm khuya chúng tôi còn ngồi nghe sóng vỗ bên bờ biển Qui Nhơn, sương ướt lạnh. Biển nhớ như còn âm vang đâu đây giọng nói rất nhẹ, rất chậm của một người con gái nhỏ nhắn, thật hiền, mang dòng họ hoàng phái. Làm sao quên được Trường ca Tiếng hát Dã Tràng, Sơn đã chép gởi cho tôi dán đầy những khung cửa kính trong căn phòng trọ heo hút ở Bao Vinh, cùng những xấp thư dày như những tâm sự không dứt... để rồi những cơn bão lụt ở Huế cuốn trôi.
    Những khoảnh khắc khó có lại, như ngồi im nghe Sơn hát Sao chiều ngoài bao lơn một ngôi nhà cổ phía tả ngạn sông Hương. Những cây hoa sầu đông nở tím dọc bờ sông An Cựu, những vòm lá long não lao xao trước căn nhà ở Nguyễn Trường Tộ. Chiều mưa có người đến cắm một nhành lá ướt rũ trên cánh cửa sổ rồi đi. Chiều Huế rồi chiều Bảo lộc, đêm kẹt đường nằm ngủ bên lưng đèo Gò Dúi rồi đêm Đơn Dương. Chúng tôi đi cùng nhau, rồi tìm nhau. Có thời gian Sơn cùng một ông giáo già dạy một lớp học cho người dân tộc ở Bảo Lộc. Qua khoảng trống trơn của lớp học Sơn đã vẽ nhiều ký họa đẹp và sinh động những người dân tộc trên nương rẫy, dưới dòng suối mát. Có thể nói Sơn là một trong những người thầy dạy học ở miền núi sớm nhất. Sống hoang vu nhất, căn phòng
    Sơn ở với chiếc mùng rũ sẵn quanh năm, chim sẻ làm tổ đầy trên trần nhà, mùi rơm và phân chim, mùi ẩm mốc và xác những bao thuốc lá Bastos xanh chất thành đống. Có lần người em trai của Sơn từ Sài Gòn lên thăm lần đầu , trời tối, đi tìm Sơn ở nhà không gặp, những người quen chỉ ra ngoài quốc lộ. Thấy Sơn đang đứng chơi bida một mình trong một cái quán với ngọn đèn vàng lù mù . Sơn cô đơn đến như vậy. Thời của tuổi trẻ tự tìm đến với những nỗi cô đơn khốc liệt để bùng lên những sáng tạo thuần khiết.
    Có lần Sơn từ Bảo Lộc lên thăm tôi ở Đơn Dương . Chiều quá đẹp trong đời, tình bạn. Tôi ở ngoài quận về, trên tay còn cầm nải chuối và chai xăng mua về để rửa cọ, đã thấy Sơn đang ngồi nhâm nhi rượu với cụ Thái bên cửa sổ một chiếc nhà sàn cao cất ven rừng. Mừng đến ứa nước mắt, đêm chúng tôi nằm trên hai chiếc giường bằng những miếng ván thông dày, có nệm ấm. Làm sao ngủ được giữa núi rừng đầy gió, tiếng vượn hú khiếp đảm ngoài xa. Tôi ngồi dậy vẽ, và Sơn ghi những lời nhạc như những bài thơ tự do : Đàn bò vào thành phố. Đàn bò mà Sơn đã bắt gặp đang băng qua một quốc lộ đầy chiến tranh, khô khốc. Sáng sớm chúng tôi cùng ra suối..., vừa ngồi chiêm ngưỡng những giọt sương trong còn đọng rất lâu trên những cành dương xỉ, vì nắng mai sẽ lên rất chậm trên những dàn su. Những giọt rượu đầu tiên đã rót xuống trong vùng cao nguyên âm u đó. Trời đầy sao và rừng đầy sương mù.
    Thời gian Sơn ở Bảo lộc thì tôi ở Đơn Dương. Sau đó, chúng tôi cùng lên sống ở Đà Lạt. Những năm trốn lính. Có cả Đỗ Long Vân. Con đường Hoa Hồng với bước chân đi về mỗi đêm, qua những con đường dốc, những ngọn đèn vàng, nóc nhà thờ con gà tôi sẽ nhớ mãi trong tranh. Lúc đó L.M. là một cô gái nhỏ nhắn, tóc bỏ xõa, đi chân trần ra sân cỏ hát những bài hát đầu tiên của Sơn. Những ca khúc viết trên Đà lạt còn mang hình ảnh một đôi khoen tai tròn lớn, người con gái mang tên Phùng Thị với dáng cao gầy đang đứng nhìn Sơn trên đồi Cù, bên cạnh những gốc thông và bầy ngựa. Ta thấy em đang ngồi khóc trên rừng chiều đổ mưa. Tôi yêu biết mấy những lời nhạc đó của Sơn. Đã vẽ rất nhiều phụ bản đầy sự đồng cảm.
    Ở căn phòng đường Hoa Hồng, tôi đã vẽ suốt đêm không thấy mệt. Để có được phòng tranh, chúng tôi như những người thợ sửa xe, tay lấm sơn. Chiều ra ngồi ở kiốt Cô Ba, những chàng trai trẻ thật chững chạc. Ngày tôi khai mạc phòng tranh, và nhiều lần khác, bao giờ cũng có Sơn như một người đứng ra lo toan, giới thiệu. Sơn có sức thuyết phục ở sự có duyên và sự hiểu biết nhiều vấn đề. Sơn vẽ rất lạ và viết thơ rất mộng, sâu sắc. Nên có nhiều người nói Sơn là một nhà thơ. Chắc cũng đúng vậy.
    Đã gần ba mươi năm, chúng tôi còn ngồi trầm ngâm bên nhau mỗi buổi chiều, trên vườn nhà Sơn hay bên chiếc hồ cá nhỏ ở nhà Tịnh. Khi Sơn cầm đàn hát cho chúng tôi nghe về cái cội nguồn kia của sông bể : Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe... bao giờ cũng vậy, trong lòng tôi như đang sửa soạn trở về rong chơi trên những núi đồi, phố thị của những kỷ niệm một thời...
    4 - 1987
    Đinh Cường

    --------------------------------------------------------------------------------
    nguồn: www.vuthanh.cjb.net
    "Vĩnh viễn a`?
    Không có gì là vĩnh viễn đâu!"
  9. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Phụ bản Nhạc và Đời
    --- Đinh Cường ---
    Đã gần ba mươi năm, kể từ những ngày còn lang bạt cùng Sơn, những chuyến xe đò thoăn thoắt đi về, nối liền tiếng chim cao nguyên với loài hải âu vùng biển. Rồi lời sóng chưa kịp tan đã vội vàng nghe ra điệu suối. Kỳ thú như một con gió lăng loàn.
    Sơn thường mặc độc nhất một chiếc áo kaki bạc màu, khắc khổ. Đêm khuya chúng tôi còn ngồi nghe sóng vỗ bên bờ biển Qui Nhơn, sương ướt lạnh. Biển nhớ như còn âm vang đâu đây giọng nói rất nhẹ, rất chậm của một người con gái nhỏ nhắn, thật hiền, mang dòng họ hoàng phái. Làm sao quên được Trường ca Tiếng hát Dã Tràng, Sơn đã chép gởi cho tôi dán đầy những khung cửa kính trong căn phòng trọ heo hút ở Bao Vinh, cùng những xấp thư dày như những tâm sự không dứt... để rồi những cơn bão lụt ở Huế cuốn trôi.
    Những khoảnh khắc khó có lại, như ngồi im nghe Sơn hát Sao chiều ngoài bao lơn một ngôi nhà cổ phía tả ngạn sông Hương. Những cây hoa sầu đông nở tím dọc bờ sông An Cựu, những vòm lá long não lao xao trước căn nhà ở Nguyễn Trường Tộ. Chiều mưa có người đến cắm một nhành lá ướt rũ trên cánh cửa sổ rồi đi. Chiều Huế rồi chiều Bảo lộc, đêm kẹt đường nằm ngủ bên lưng đèo Gò Dúi rồi đêm Đơn Dương. Chúng tôi đi cùng nhau, rồi tìm nhau. Có thời gian Sơn cùng một ông giáo già dạy một lớp học cho người dân tộc ở Bảo Lộc. Qua khoảng trống trơn của lớp học Sơn đã vẽ nhiều ký họa đẹp và sinh động những người dân tộc trên nương rẫy, dưới dòng suối mát. Có thể nói Sơn là một trong những người thầy dạy học ở miền núi sớm nhất. Sống hoang vu nhất, căn phòng
    Sơn ở với chiếc mùng rũ sẵn quanh năm, chim sẻ làm tổ đầy trên trần nhà, mùi rơm và phân chim, mùi ẩm mốc và xác những bao thuốc lá Bastos xanh chất thành đống. Có lần người em trai của Sơn từ Sài Gòn lên thăm lần đầu , trời tối, đi tìm Sơn ở nhà không gặp, những người quen chỉ ra ngoài quốc lộ. Thấy Sơn đang đứng chơi bida một mình trong một cái quán với ngọn đèn vàng lù mù . Sơn cô đơn đến như vậy. Thời của tuổi trẻ tự tìm đến với những nỗi cô đơn khốc liệt để bùng lên những sáng tạo thuần khiết.
    Có lần Sơn từ Bảo Lộc lên thăm tôi ở Đơn Dương . Chiều quá đẹp trong đời, tình bạn. Tôi ở ngoài quận về, trên tay còn cầm nải chuối và chai xăng mua về để rửa cọ, đã thấy Sơn đang ngồi nhâm nhi rượu với cụ Thái bên cửa sổ một chiếc nhà sàn cao cất ven rừng. Mừng đến ứa nước mắt, đêm chúng tôi nằm trên hai chiếc giường bằng những miếng ván thông dày, có nệm ấm. Làm sao ngủ được giữa núi rừng đầy gió, tiếng vượn hú khiếp đảm ngoài xa. Tôi ngồi dậy vẽ, và Sơn ghi những lời nhạc như những bài thơ tự do : Đàn bò vào thành phố. Đàn bò mà Sơn đã bắt gặp đang băng qua một quốc lộ đầy chiến tranh, khô khốc. Sáng sớm chúng tôi cùng ra suối..., vừa ngồi chiêm ngưỡng những giọt sương trong còn đọng rất lâu trên những cành dương xỉ, vì nắng mai sẽ lên rất chậm trên những dàn su. Những giọt rượu đầu tiên đã rót xuống trong vùng cao nguyên âm u đó. Trời đầy sao và rừng đầy sương mù.
    Thời gian Sơn ở Bảo lộc thì tôi ở Đơn Dương. Sau đó, chúng tôi cùng lên sống ở Đà Lạt. Những năm trốn lính. Có cả Đỗ Long Vân. Con đường Hoa Hồng với bước chân đi về mỗi đêm, qua những con đường dốc, những ngọn đèn vàng, nóc nhà thờ con gà tôi sẽ nhớ mãi trong tranh. Lúc đó L.M. là một cô gái nhỏ nhắn, tóc bỏ xõa, đi chân trần ra sân cỏ hát những bài hát đầu tiên của Sơn. Những ca khúc viết trên Đà lạt còn mang hình ảnh một đôi khoen tai tròn lớn, người con gái mang tên Phùng Thị với dáng cao gầy đang đứng nhìn Sơn trên đồi Cù, bên cạnh những gốc thông và bầy ngựa. Ta thấy em đang ngồi khóc trên rừng chiều đổ mưa. Tôi yêu biết mấy những lời nhạc đó của Sơn. Đã vẽ rất nhiều phụ bản đầy sự đồng cảm.
    Ở căn phòng đường Hoa Hồng, tôi đã vẽ suốt đêm không thấy mệt. Để có được phòng tranh, chúng tôi như những người thợ sửa xe, tay lấm sơn. Chiều ra ngồi ở kiốt Cô Ba, những chàng trai trẻ thật chững chạc. Ngày tôi khai mạc phòng tranh, và nhiều lần khác, bao giờ cũng có Sơn như một người đứng ra lo toan, giới thiệu. Sơn có sức thuyết phục ở sự có duyên và sự hiểu biết nhiều vấn đề. Sơn vẽ rất lạ và viết thơ rất mộng, sâu sắc. Nên có nhiều người nói Sơn là một nhà thơ. Chắc cũng đúng vậy.
    Đã gần ba mươi năm, chúng tôi còn ngồi trầm ngâm bên nhau mỗi buổi chiều, trên vườn nhà Sơn hay bên chiếc hồ cá nhỏ ở nhà Tịnh. Khi Sơn cầm đàn hát cho chúng tôi nghe về cái cội nguồn kia của sông bể : Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe... bao giờ cũng vậy, trong lòng tôi như đang sửa soạn trở về rong chơi trên những núi đồi, phố thị của những kỷ niệm một thời...
    4 - 1987
    Đinh Cường

    --------------------------------------------------------------------------------
    nguồn: www.vuthanh.cjb.net
    "Vĩnh viễn a`?
    Không có gì là vĩnh viễn đâu!"
  10. minhminh

    minhminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Trinh Cong Son. Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật
    Bùi Vĩnh Phúc.Tạp chí văn học
    Bài viết này quá dài mình không post lên được.
    Xin link vào http://www.vietnhac.org/baivo/bvp-tcs.html
    Tôi vẫn nhìn thấy em giữa đám đông xa lạ
    Vì em mang trong mắt nỗi yêu đời thiết tha...

Chia sẻ trang này