1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minhminh

    minhminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Trinh Cong Son. Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật
    Bùi Vĩnh Phúc.Tạp chí văn học
    Bài viết này quá dài mình không post lên được.
    Xin link vào http://www.vietnhac.org/baivo/bvp-tcs.html
    Tôi vẫn nhìn thấy em giữa đám đông xa lạ
    Vì em mang trong mắt nỗi yêu đời thiết tha...
  2. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Vĩnh Trinh: ''Tôi mong muốn được làm từ thiện''

    Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh và anh trai.
    Cô em gái yêu của nhạc sĩ họ Trịnh tâm sự, chị chịu hết nổi cái lạnh ở Canada, nên rất mong chờ những ngày trở về Sài Gòn ấm áp. Trở về quê nhà lần này, chị bận rộn lo việc kinh doanh, hoàn thiện nhà lưu niệm, và chuẩn bị cho ngày giỗ của anh trai.
    - Chị có thể kể về cuộc sống hiện tại của mình?
    - Trước đây, tôi định cư ở Canada. Tuy nhiên, kể từ ngày má tôi mất cách đây 17 năm, chị em chia nhau mỗi người về Việt Nam vài tháng để chăm sóc anh Sơn. Anh Sơn ăn uống nhỏ nhẹ, lại hay vì nể, bạn bè đến chơi thường uống rượu hàn huyên đủ thứ chuyện nên sức khỏe không được tốt. Cứ đi đi về về như thế nên tôi đã tận dụng thời gian mở một nhà hàng đồ ăn Huế ở Sài Gòn.
    - Chị mở cửa hàng chăm sóc sắc đẹp, rồi lại quản lý nhà hàng, chị giải quyết công việc như thế nào?
    - Cha mẹ tôi luôn muốn con gái hoàn thiện cả về công dung ngôn hạnh, nên ngay từ bé, má đã rèn giũa cho các chị em nấu ăn, rồi may vá. Anh Sơn cũng khá khắt khe về thẩm mỹ và ẩm thực nên tôi càng có dịp hoàn thiện mình. Bản thân tôi rất mong mọi người được đẹp hơn lên nên đôi lúc cũng có hơi tham lam trong công việc.
    - Bận rộn như vậy, chị nuôi niềm đam mê âm nhạc như thế nào?
    - Khi đã quá gắn bó với một điều gì đó thì không cần phải nhắc nhở bản thân để nhớ đến nó. Tôi vẫn luôn có thời gian dành cho ca hát, và khi được hát thì tôi chẳng còn nhớ đến gì khác. Tôi nghĩ, ông trời thương mình, cho mình khả năng làm nhiều việc thì tại sao lại bỏ phí cơ hội. Và khi tôi kinh doanh thành công thì cũng có nghĩa là những người chung quanh tôi sống đỡ khó khăn hơn. Bên cạnh đó, tôi lớn lên trong tiếng cầu kinh của mẹ và anh Sơn nên luôn mong muốn làm từ thiện.
    - Trong việc dạy dỗ hai con, chị chú trọng vào điều gì?
    - Con trai lớn của tôi đã 19 tuổi, đứa thứ hai lên 5. Cháu đầu đang học ở Canada, sống rất tự lập, đứa thứ hai ở cùng ông bà nội ở Việt Nam. Tôi muốn các con gắn bó, thân thương với mảnh đất đã nuôi dưỡng cha mẹ, vì thế, tôi dự định cho cháu bé học hết phổ thông ở VN rồi mới ra nước ngoài học.
    - Luôn cuốn vào công việc, đến giờ, có điều gì làm chị nuối tiếc?
    - Tôi chỉ tiếc là chưa giúp anh Sơn hoàn thành được tâm nguyện về cuốn hồi ký. Ban đầu, tôi có nói sẽ nhờ một người bạn nào đó viết về cuộc đời anh, nhưng anh Sơn chỉ muốn ghi lại những dòng hồi tưởng của mình. Anh bảo tôi ghi âm lại lời anh nói trên giường bệnh, nhưng tôi không đủ can đảm làm theo mong muốn đó vì lúc ấy, anh nói cũng đứt quãng. Tôi cứ mong mỏi chờ anh khỏe dần, nhưng cuốn hồi ký đã không kịp hoàn thành.
    - Vậy chị dự tính sẽ hoàn thiện tâm nguyện của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như thế nào?
    - Thực sự là nhiều ngày sau khi anh Sơn mất, cả gia đình vẫn chưa hết bàng hoàng. Năm nay, khi đã bình tĩnh hơn, tôi và các anh chị em đang cố gắng biến ngôi nhà ở Phạm Ngọc Thạch, nơi anh Sơn sống trước đây, thành nhà lưu niệm. Tôi cũng mong sẽ hoàn tất một cuốn sách, trong đó có chỉ ra một số điểm sai sót ở các ấn phẩm đã phát hành về anh Sơn. Ngoài ra, chiều 1/4, gia đình tôi sẽ mở rộng cửa đón những người yêu mến đến thắp nhang cho anh Sơn.
    Thu Trang thực hiện

    ( Nguồn : Vnexpress.net)



    "Vĩnh viễn a`?
    Không có gì là vĩnh viễn đâu!"
  3. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Vĩnh Trinh: ''Tôi mong muốn được làm từ thiện''

    Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh và anh trai.
    Cô em gái yêu của nhạc sĩ họ Trịnh tâm sự, chị chịu hết nổi cái lạnh ở Canada, nên rất mong chờ những ngày trở về Sài Gòn ấm áp. Trở về quê nhà lần này, chị bận rộn lo việc kinh doanh, hoàn thiện nhà lưu niệm, và chuẩn bị cho ngày giỗ của anh trai.
    - Chị có thể kể về cuộc sống hiện tại của mình?
    - Trước đây, tôi định cư ở Canada. Tuy nhiên, kể từ ngày má tôi mất cách đây 17 năm, chị em chia nhau mỗi người về Việt Nam vài tháng để chăm sóc anh Sơn. Anh Sơn ăn uống nhỏ nhẹ, lại hay vì nể, bạn bè đến chơi thường uống rượu hàn huyên đủ thứ chuyện nên sức khỏe không được tốt. Cứ đi đi về về như thế nên tôi đã tận dụng thời gian mở một nhà hàng đồ ăn Huế ở Sài Gòn.
    - Chị mở cửa hàng chăm sóc sắc đẹp, rồi lại quản lý nhà hàng, chị giải quyết công việc như thế nào?
    - Cha mẹ tôi luôn muốn con gái hoàn thiện cả về công dung ngôn hạnh, nên ngay từ bé, má đã rèn giũa cho các chị em nấu ăn, rồi may vá. Anh Sơn cũng khá khắt khe về thẩm mỹ và ẩm thực nên tôi càng có dịp hoàn thiện mình. Bản thân tôi rất mong mọi người được đẹp hơn lên nên đôi lúc cũng có hơi tham lam trong công việc.
    - Bận rộn như vậy, chị nuôi niềm đam mê âm nhạc như thế nào?
    - Khi đã quá gắn bó với một điều gì đó thì không cần phải nhắc nhở bản thân để nhớ đến nó. Tôi vẫn luôn có thời gian dành cho ca hát, và khi được hát thì tôi chẳng còn nhớ đến gì khác. Tôi nghĩ, ông trời thương mình, cho mình khả năng làm nhiều việc thì tại sao lại bỏ phí cơ hội. Và khi tôi kinh doanh thành công thì cũng có nghĩa là những người chung quanh tôi sống đỡ khó khăn hơn. Bên cạnh đó, tôi lớn lên trong tiếng cầu kinh của mẹ và anh Sơn nên luôn mong muốn làm từ thiện.
    - Trong việc dạy dỗ hai con, chị chú trọng vào điều gì?
    - Con trai lớn của tôi đã 19 tuổi, đứa thứ hai lên 5. Cháu đầu đang học ở Canada, sống rất tự lập, đứa thứ hai ở cùng ông bà nội ở Việt Nam. Tôi muốn các con gắn bó, thân thương với mảnh đất đã nuôi dưỡng cha mẹ, vì thế, tôi dự định cho cháu bé học hết phổ thông ở VN rồi mới ra nước ngoài học.
    - Luôn cuốn vào công việc, đến giờ, có điều gì làm chị nuối tiếc?
    - Tôi chỉ tiếc là chưa giúp anh Sơn hoàn thành được tâm nguyện về cuốn hồi ký. Ban đầu, tôi có nói sẽ nhờ một người bạn nào đó viết về cuộc đời anh, nhưng anh Sơn chỉ muốn ghi lại những dòng hồi tưởng của mình. Anh bảo tôi ghi âm lại lời anh nói trên giường bệnh, nhưng tôi không đủ can đảm làm theo mong muốn đó vì lúc ấy, anh nói cũng đứt quãng. Tôi cứ mong mỏi chờ anh khỏe dần, nhưng cuốn hồi ký đã không kịp hoàn thành.
    - Vậy chị dự tính sẽ hoàn thiện tâm nguyện của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như thế nào?
    - Thực sự là nhiều ngày sau khi anh Sơn mất, cả gia đình vẫn chưa hết bàng hoàng. Năm nay, khi đã bình tĩnh hơn, tôi và các anh chị em đang cố gắng biến ngôi nhà ở Phạm Ngọc Thạch, nơi anh Sơn sống trước đây, thành nhà lưu niệm. Tôi cũng mong sẽ hoàn tất một cuốn sách, trong đó có chỉ ra một số điểm sai sót ở các ấn phẩm đã phát hành về anh Sơn. Ngoài ra, chiều 1/4, gia đình tôi sẽ mở rộng cửa đón những người yêu mến đến thắp nhang cho anh Sơn.
    Thu Trang thực hiện

    ( Nguồn : Vnexpress.net)



    "Vĩnh viễn a`?
    Không có gì là vĩnh viễn đâu!"
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Phạm Duy viết về TCS
    Từ 1975 cho tới năm 2000, suốt 25 năm xa quê hương đất nước, tôi không có cơ hội để theo rơi sinh hoạt của âm nhạc Việt Nam và không biết sau cơn hồng thủy, nhạc Trịnh Công Sơn ra sao, là nhạc chắp cánh bay lên hay nhạc la đà ch́m xuống ?
    Nhưng qua dăm bẩy băng nhạc sản xuất tại Hoa Kỳ trong đó có vài ba bài ca mới soạn của Trịnh Công Sơn thì tôi thấy nhạc của anh vẫn là nhạc tình yêu và nhạc thân phận làm người.
    Nhưng vào năm 1980, ngẫu nhiên Trịnh Công Sơn và tôi cùng có mặt ở Paris, trong nỗi vui mừng gặp nhau của hai người cùng có chung một phận, Trịnh Công Sơn hát cho tôi nghe bài hát Lặng Lẽ Nơi Này mà anh vừa mới viết ra:
    Trời cao đất rộng,
    Một mình tôi đi
    Một mình tôi đi
    Đời như vô tận,
    Một mình tôi về
    Một mình tôi về với tôi!

    ... thì tôi thấy nghệ sĩ nào rồi cũng phải mang số phận cô đơn truyền kiếp, ở quê hương hay xa quê hương, vào thời bình hay chinh chiến, giữa đám đông hay khoảng trống, nơi thiên đàng hay địa ngục ... Chỉ còn có thể về với mình, về với tôi như Sơn đã nói.
    Trời cao đất rộng, một mình tôi đi ...
    Cô đơn truyền kiếp phải chăng là kiếp của nhiều cá nhân ? Văn Cao khi mới chỉ là chàng Trương Chi tuổi còn rất xanh, tài hoa đang nở rực, chưa hề biết phận mình mỏng manh ra sao trong cơn gió lốc sẽ tới, mà cũng đã chỉ muốn:
    Ngồi đây ta gơ mạn thuyền
    Ta ca, trái đất còn riêng ta!

    còn tôi ? Tôi còn phải sống, đôi khi phải đổi chỗ đứng, đổi chỗ ngồi cho đỡ buồn trong cỏi trần ai sầu muộn này, từ rất lâu ngồi đâu thì cũng chỉ là ngồi một mình trong cái Ta.
    Hôm nay là ngày an táng Trịnh Công Sơn. Vào giờ phút anh đă thực sự về với đất, với trời, nghĩa là về với mình rồi, chúng tôi biết rằng anh đã nghìn lần nói lên nghìn lời trối trăn qua tác phẩm, lời nào cũng làm cho mọi người thấy được nỗi đau làm người, nỗi đau tình cờ, cơn đau chưa dài và cơn đau lên đầy, quá nửa đời người không một ngày vui ...
    Nhưng theo tôi, có lẽ sau đây là lời trăn trối tuyệt diệu nhất, lời cuối cùng Trịnh Công Sơn nói với Trịnh Công Sơn:
    Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng,
    lá mùa Thu rơi rụng giữa mùa Đông
    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    em là tôi và tôi cũng là em.
    Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo
    Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo
    Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ ?
    Tôi là ai mà còn trần gian thế!
    Tôi là ai, là ai ... là ai
    Mà yêu quá đời này!


    Thị Trấn Giữa Đàng
    Đọc trong đêm họp mặt của bạn bè, 3.4.2001, trong khi Saigon đang làm lễ an táng TCS
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Phạm Duy viết về TCS
    Từ 1975 cho tới năm 2000, suốt 25 năm xa quê hương đất nước, tôi không có cơ hội để theo rơi sinh hoạt của âm nhạc Việt Nam và không biết sau cơn hồng thủy, nhạc Trịnh Công Sơn ra sao, là nhạc chắp cánh bay lên hay nhạc la đà ch́m xuống ?
    Nhưng qua dăm bẩy băng nhạc sản xuất tại Hoa Kỳ trong đó có vài ba bài ca mới soạn của Trịnh Công Sơn thì tôi thấy nhạc của anh vẫn là nhạc tình yêu và nhạc thân phận làm người.
    Nhưng vào năm 1980, ngẫu nhiên Trịnh Công Sơn và tôi cùng có mặt ở Paris, trong nỗi vui mừng gặp nhau của hai người cùng có chung một phận, Trịnh Công Sơn hát cho tôi nghe bài hát Lặng Lẽ Nơi Này mà anh vừa mới viết ra:
    Trời cao đất rộng,
    Một mình tôi đi
    Một mình tôi đi
    Đời như vô tận,
    Một mình tôi về
    Một mình tôi về với tôi!

    ... thì tôi thấy nghệ sĩ nào rồi cũng phải mang số phận cô đơn truyền kiếp, ở quê hương hay xa quê hương, vào thời bình hay chinh chiến, giữa đám đông hay khoảng trống, nơi thiên đàng hay địa ngục ... Chỉ còn có thể về với mình, về với tôi như Sơn đã nói.
    Trời cao đất rộng, một mình tôi đi ...
    Cô đơn truyền kiếp phải chăng là kiếp của nhiều cá nhân ? Văn Cao khi mới chỉ là chàng Trương Chi tuổi còn rất xanh, tài hoa đang nở rực, chưa hề biết phận mình mỏng manh ra sao trong cơn gió lốc sẽ tới, mà cũng đã chỉ muốn:
    Ngồi đây ta gơ mạn thuyền
    Ta ca, trái đất còn riêng ta!

    còn tôi ? Tôi còn phải sống, đôi khi phải đổi chỗ đứng, đổi chỗ ngồi cho đỡ buồn trong cỏi trần ai sầu muộn này, từ rất lâu ngồi đâu thì cũng chỉ là ngồi một mình trong cái Ta.
    Hôm nay là ngày an táng Trịnh Công Sơn. Vào giờ phút anh đă thực sự về với đất, với trời, nghĩa là về với mình rồi, chúng tôi biết rằng anh đã nghìn lần nói lên nghìn lời trối trăn qua tác phẩm, lời nào cũng làm cho mọi người thấy được nỗi đau làm người, nỗi đau tình cờ, cơn đau chưa dài và cơn đau lên đầy, quá nửa đời người không một ngày vui ...
    Nhưng theo tôi, có lẽ sau đây là lời trăn trối tuyệt diệu nhất, lời cuối cùng Trịnh Công Sơn nói với Trịnh Công Sơn:
    Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng,
    lá mùa Thu rơi rụng giữa mùa Đông
    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    em là tôi và tôi cũng là em.
    Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo
    Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo
    Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ ?
    Tôi là ai mà còn trần gian thế!
    Tôi là ai, là ai ... là ai
    Mà yêu quá đời này!


    Thị Trấn Giữa Đàng
    Đọc trong đêm họp mặt của bạn bè, 3.4.2001, trong khi Saigon đang làm lễ an táng TCS
  6. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Trinh Cong Son
    (Extracted from the essay: Trinh Cong Son - life and masterpiece)
    Nguyễn Thị Minh Châu
    Trịnh Công Sơn - chỉ cần một cái tên, không kèm theo chức danh hay một lời chú giải nào cả, thì công chúng của hơn hai thập niên cuối thế kỷ XX, từ già đến trẻ, từ trí thức đến người lao động bình thường... hầu như ai cũng biết ông là ai.
    ông là ai? Giới vZn nghệ sĩ thân ái gọi ông là: Người thơ ca (VZn Cao), Người tình lãng du của nhiều thế hệ (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Thiền sư du ca (Đỗ Minh Tuấn), ông hoàng tình ca (Nguyễn Trọng Tạo), Thi sĩ của âm nhạc, hay Nhạc sĩ của thi ca. Còn ông trả lời theo cách riêng: "Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo...".
    Chẳng phải vô cớ nhiều nhà thơ đã gọi Trịnh Công Sơn là thi sĩ. Ca từ trong nhiều bài hát của ông tách rời khỏi giai điệu vẫn đẹp như một bài thơ. Riêng điều đó đã cho thấy vị trí ca từ đặc biệt đến mức nào trong nhạc Trịnh.
    Nổi lên trong nội dung lời ca của Trịnh Công Sơn là các chủ đề: tình yêu - quê hương - thân phận. Ranh giới giữa các chủ đề không phải lúc nào cũng phân định rõ ràng. Trong quê hương có Em, trong tình yêu Em có tình yêu xứ sở. Trong tình yêu cho riêng Em, cũng như trong tình yêu nhân thế luôn có Tôi, gắn liền với thân phận Tôi, thân phận một đời người, và đôi khi, thân phận một đất nước.
    1. Thân phận
    Cái làm cho ca khúc Trịnh Công Sơn độc đáo khác thường, trước hết là nhờ nhân vật "Tôi". Cái Tôi xuyên suốt mọi chủ đề, và hình ảnh Tôi hiện lên trọn vẹn nhất trong những bài hát nói về thân phận, về kiếp luân hồi và giải thoát bản ngã.
    Tôi là ai? Đã hơn một lần, nhân vật Tôi ấy lặng lẽ nhìn lại mình. Phải trả giá bằng những nZm tháng trẻ thơ đầy ảo tưởng, "ngày nay không còn bé" tôi mới "chợt nhìn ra tôi", thấy tôi như chiếc bóng phai mờ, như vết mực nhòe, như hòn đá nặng "tình cờ rớt xuống mịt mùng", và tôi cứ "trôi trong cuộc đời... không chờ ai".
    Trời cao đất rộng
    Một mình tôi đi
    Một mình tôi đi
    Đời như vô tận
    Một mình tôi về
    Một mình tôi về với tôi
    (Lặng lẽ nơi này)
    Hết âm thầm gõ buồn gót chân hành hương bóng đổ một mình tôi, tôi lại khép cửa quỳ bên vết thương, nhốt mình trong cZn gác đìu hiu, soi bóng mình giữa tường trắng lạnh câm, rồi một hôm chợt thấy hoang vu quanh mình mà thốt lên: "ô hay mình vẫn cô liêu!".
    Hiu quạnh, lạnh lùng, im vắng, tịch lặng, bZng giá, xa lạ, xa vắng, lặng câm, hư vô, hun hút, lẻ loi, âm u, lạnh lẽo, bơ vơ, lạc loài... Bao nhiêu tính từ kiểu đó cứ chồng chéo, vây bủa lấy thân phận Tôi, đan kết thành một tấm lưới khổng lồ vô hình có tên là Cô đơn.
    Nhiều người đã nói đến màu sắc của triết lý Phật giáo và triết học hiện sinh trong ca từ Trịnh Công Sơn. Chẳng phải ông đã từng thú nhận: "Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình" đó sao. Nhưng đây là "một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ". Chẳng phải ông đã cho rằng: "Hiện sinh chân chính đâu phải xấu", và "bậc thượng thừa của hiện sinh chính là ông Phật". Nhưng hoàn toàn không phải kiểu hiện sinh sống gấp và phản kháng bằng nổi loạn đập phá, mà là "một sự phản kháng tiềm tàng trong suy nghĩ", để được "sống bình tĩnh trong từng sát na", thức tỉnh và ơn đời.
    Một phát hiện của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, người bạn gần gũi từ nhỏ của Trịnh Công Sơn: nỗi đau phận người được nhà Phật gói lại trong bốn từ "sinh - lão - bệnh - tử" đều có mặt trong lời ca của Trịnh Công Sơn.
    Đúng vậy. Chẳng mấy khó khZn để lượm nhặt đủ bốn chữ của nhà Phật trong lời ca của "vị thiền sư" này. Chữ "sinh" ẩn náu trong "cây non trên núi đầu thai", lẩn khuất trong "tiếng khóc cười của bào thai". Chữ "sinh" nằm trong hạt bụi "vươn hình hài lớn dậy", cất lên "tiếng khóc ban đầu", để báo "tin buồn mẹ cho mang nặng kiếp người".
    Vừa sinh ra, con người đã lập tức khởi đầu một quá trình lão hóa. "Từng tuổi xuân đã già", để "chợt một chiều tóc trắng như vôi" và chấp nhận "có một bạc đầu tôi đi, tôi đi". Chữ "lão" chập chờn trên "lau trắng trong tay", trên "tóc người dòng sông xưa ấy đã phai". Chữ "lão" được viết trên chiếc lá thu phai, trên mặt trZng đã già, trên cuộc đời đã phủ rêu phong.
    Đời người là một nỗi đau triền miên, với những "cơn đau chưa dài" và những "cơn đau lên đầy". Những cơn đau dài, đau vùi ấy đã khắc sâu trZm vết thương sầu cho một con tim tật nguyền, một thân thể mệt nhoài, gối chân mê mỏi. Chữ "bệnh" như ám vào tấm "thân đau muốn nằm", vào "từng chiều lên hấp hối".
    Dấu chấm cho một kiếp rong chơi trên cõi tạm là cái chết. Cái chết không khoác áo choàng đen, mang bộ mặt khủng bố bên lưỡi hái lạnh lùng. Với Trịnh Công Sơn, cái chết quen thuộc như một chốn trở về nghỉ ngơi sau chuyến đi hoang tạm bợ:
    Tôi nay ở trọ trần gian
    TrZm nZm về chốn xa xZm cuối trời
    (Ở trọ)
    Nhiều người nhận thấy Trịnh Công Sơn hay "nói dại miệng" về chuyện "nằm xuống". Cứ như thể biết trZm nZm chỉ ở đậu ngàn nZm, nên ông sốt ruột "còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây, còn bao lâu cho thiên thu xuống trên thân này".
    Luôn quan tâm đến cái ngày "thân xác không còn", chẳng phải vì chán sống, trái lại, ông "nghĩ đến cái chết nhiều là vì quá yêu cuộc sống". Mà cái chết lại rất gần gũi sự sống, ngay "trong xuân thì" ông đã thấy "bóng trZm nZm" rồi. Chữ "tử" cứ treo lơ lửng trong giấc ngủ, để giật mình tỉnh ra lại nói gở: "Thí dụ bây giờ tôi phải đi, tôi phải đi chia ly cùng đời sống". ông muốn nhìn nhận cái ngày về nơi cuối trời làm mây trôi đó một cách bình tĩnh, không sợ hãi, không ân hận. Cũng tự nhiên như "lá úa trên cao rụng đầy", cái việc "cho trZm nZm vào chết một ngày" được đón nhận bằng một thái độ bình thản "lòng không buồn mấy", hệt như một giấc mơ "tôi thấy tôi qua đời" mà thôi.
    Giải thoát khỏi nỗi sợ chết bằng cách chuẩn bị trước cho mình một cái chết nhẹ nhàng, không thắc mắc gì cả, "một cái chết như vậy cũng giống như cái sống". Để ý nghĩa sự sống vượt qua cột mốc của cái chết, để một đời người nối dài tới cõi hư vô, còn có cách gì hơn sống trọn vẹn cho hiện tại, sống với một tấm lòng. Đó chính là chữ "tâm", chữ "tình" mà Trịnh Công Sơn muốn gửi lại cho đời, muốn "trao đến muôn loài chút tình tôi".
    Để đến với đời, trước hết phải biết lắng nghe. Tôi không chỉ lắng nghe tôi, nghe buồn vui trong mình, mà còn lắng nghe đất trời trở mình hú than, nghe tiếng muôn trùng, nghe im lặng của đêm ngày, của tình người, nghe đời nhấp nhô, nghe đời mênh mông.
    Lắng nghe, cảm nhận, để hóa thân thành muôn loài: tôi đã biến mình thành lá cỏ hay nụ hồng, đốm lửa hay ngọn đèn, thác đổ hay mưa tan, con chim hay đứa trẻ.
    Khát vọng được hòa đồng, chia sẻ với đời đã biến "em là tôi và tôi cũng là em", đã cứu rỗi tôi trong cơn tuyệt vọng. Dù cho thân phận là mong manh và sự sống là hữu hạn, tôi vẫn xin "tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai".
    Cái Tôi càng hay triết lý sự đời trong những bài hát ở giai đoạn sau này. Những "lý sự" ấy vừa ngấm chất thiền, vừa quẩn quanh trong nhiều cái tiến thoái lưỡng nan, vừa rất giản đơn sau nhiều cái ngộ ra ở tuổi già, lại vừa mang nét ngộ nghĩnh bất ngờ của trẻ thơ.
    Bao nhiêu nZm rồi còn mãi ra đi
    Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
    (Một cõi đi về)
    Biển sóng biển sóng đừng xô tôi
    Ta xô biển lại sóng về đâu
    (Sóng đừng xô tôi)
    2. Quê hương
    Thực ra quê hương cũng vẫn là thân phận và tình yêu, nhưng không của một người, mà mang tính bao quát hơn: tình yêu cho nhiều người và thân phận của nhiều người - cho quê hương và của quê hương.
    Tình yêu quê hương chính là tình yêu đồng loại, tình yêu thiên nhiên, đất trời. Không chỉ là người tình của con người, Trịnh Công Sơn còn tự coi mình là một "người tình của thiên nhiên".
    Có những tình yêu tìm thấy
    Từng ngọn núi con sông ruộng vườn
    Từng dòng suối con sông đầu làng
    Đã mang hình bóng quê hương
    ...Tìm thấy nỗi nhớ từ mỗi chiếc lá
    Góc phố nào cũng thấy quê nhà.
    (Tình yêu tìm thấy)
    Thiên nhiên gắn bó với từng buồn vui đời người. Trong cô đơn, Trịnh Công Sơn đâu chỉ có gọi em, ông còn mê mải gọi tên bốn mùa, gọi nắng, gọi mưa. Thiên nhiên bình đẳng với người trong sự sống. Nắng hờn ghen, rồi nắng chết trên sông dài. Đồi núi thắp nắng đứng ngóng, cứ nghiêng nghiêng đợi chờ cho đến lúc người về để đồi núi reo ca. Dòng sông chở hồn thương đau, chở ngày hấp hối, rồi dòng sông cũng qua đời. Mặt trời lẻ loi, cúi nhìn mây bay buồn rầu. ông đã nghe gió tự tình, gió thở dài, đã thấy từng giọt sương nhỏ nhoi mà thu nổi vào mình hết cả mênh mông, đã cảm được nỗi đau của bia đá, để hiểu rằng sỏi đá cũng cần có nhau.
    Một hiện tượng thiên nhiên được thầy phủ thủy Trịnh Công Sơn thổi vào nhiều hồn người nhất, đó là mưa. Trong ca khúc Trịnh Công Sơn, mưa là một hình tượng sống, có màu sắc, có linh hồn. Mưa rớt trong lòng người, đem cả lòng người ra "cô đơn dệt hè phố" rồi "rưng rức khóc bên đường". Mưa thì thầm, lạnh lùng, lặng lẽ. Mưa thưa tựa áo trời, mà có khi lại mang sức mạnh hủy diệt để nhận chìm cả ngàn nZm trước và ngàn nZm sau, khiến cho đất phải trở mình và đời hóa thành biển động. Mưa rơi, mưa bay, mưa ru trong rất nhiều bài hát của Trịnh Công Sơn, vì mưa chính là một biểu tượng của Huế. Cùng với những hình ảnh dòng sông, thành cổ, lZng miếu, khói sương và những dáng gầy mong manh, mưa đã làm nên một không gian rất Huế, để khỏi cần nhắc đến Huế dù chỉ một lần, mà người nghe vẫn nhận ra chất Huế mặn mà trong Trịnh Công Sơn.
    Trong những bài hát về chiến tranh, hình ảnh quê hương bị mất hết vẻ lung linh thơ mộng. Quê hương đắm chìm trong tiếng nổ: tiếng nổ nghe quen như câu dạo buồn, đại bác ru đêm thay tiếng mẹ ru, người già co ro buồn nghe bom nổ, trẻ con quên lớn để từng đêm nghe ngóng. Quê hương phủ một màu tang tóc: người con gái chưa từng hát ca dao một lần đã thành kẻ mất trí lên đồi cao hát trên những xác người, người mẹ mê sảng hò ơ ru con, đứa con đã ngủ vĩnh viễn trong tuổi đôi mươi.
    Chiến tranh đem đến những câu chuyện ngụ ngôn lạnh lùng:
    Một ngày mùa đông
    Trên con đường mòn
    Một chiếc xe tang
    Trái mìn nổ chậm
    Người chết hai lần
    Thịt da nát tan
    (Ngụ ngôn mùa đông)
    Cái chết tự nhiên của một kiếp người không đáng sợ. Nhưng cái chết nhan nhản khắp mọi nơi trong chiến tranh sao mà hãi hùng và oan nghiệt đến thế: chết vội vàng, chết vô tình, chết lạnh lùng, chết nghẹn ngào, chết cong queo.
    Trong chiến tranh, tình yêu quê hương, tình yêu con người càng sâu nặng, khát khao hòa bình càng cháy bỏng. Từ trong đau thương mất mát, cái nhìn nhân bản của Trịnh Công Sơn đã vượt qua tất cả, thời gian, khoảng cách, hận thù, để thấy một ngày tương lai người Việt gần nhau trong tiếng nói da vàng, cùng nhau đi khâu vá non sông Việt Nam, để mỗi con người đều được yêu được sống trọn vẹn một vòng Sinh Tử.
    Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
    Ta đi vòng tay lớn mãi cho hết sơn hà
    Mặt đất nguy nga anh em ta về
    Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
    Bàn tay ta nắm nối liền một vòng Tử Sinh
    Biển xanh sông gấm nối liền một vòng Việt Nam
    (Nối vòng tay lớn)
    (continued)
    Được hayashi sửa chữa / chuyển vào 22:40 ngày 01/04/2004
  7. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Trinh Cong Son
    (Extracted from the essay: Trinh Cong Son - life and masterpiece)
    Nguyễn Thị Minh Châu
    Trịnh Công Sơn - chỉ cần một cái tên, không kèm theo chức danh hay một lời chú giải nào cả, thì công chúng của hơn hai thập niên cuối thế kỷ XX, từ già đến trẻ, từ trí thức đến người lao động bình thường... hầu như ai cũng biết ông là ai.
    ông là ai? Giới vZn nghệ sĩ thân ái gọi ông là: Người thơ ca (VZn Cao), Người tình lãng du của nhiều thế hệ (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Thiền sư du ca (Đỗ Minh Tuấn), ông hoàng tình ca (Nguyễn Trọng Tạo), Thi sĩ của âm nhạc, hay Nhạc sĩ của thi ca. Còn ông trả lời theo cách riêng: "Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo...".
    Chẳng phải vô cớ nhiều nhà thơ đã gọi Trịnh Công Sơn là thi sĩ. Ca từ trong nhiều bài hát của ông tách rời khỏi giai điệu vẫn đẹp như một bài thơ. Riêng điều đó đã cho thấy vị trí ca từ đặc biệt đến mức nào trong nhạc Trịnh.
    Nổi lên trong nội dung lời ca của Trịnh Công Sơn là các chủ đề: tình yêu - quê hương - thân phận. Ranh giới giữa các chủ đề không phải lúc nào cũng phân định rõ ràng. Trong quê hương có Em, trong tình yêu Em có tình yêu xứ sở. Trong tình yêu cho riêng Em, cũng như trong tình yêu nhân thế luôn có Tôi, gắn liền với thân phận Tôi, thân phận một đời người, và đôi khi, thân phận một đất nước.
    1. Thân phận
    Cái làm cho ca khúc Trịnh Công Sơn độc đáo khác thường, trước hết là nhờ nhân vật "Tôi". Cái Tôi xuyên suốt mọi chủ đề, và hình ảnh Tôi hiện lên trọn vẹn nhất trong những bài hát nói về thân phận, về kiếp luân hồi và giải thoát bản ngã.
    Tôi là ai? Đã hơn một lần, nhân vật Tôi ấy lặng lẽ nhìn lại mình. Phải trả giá bằng những nZm tháng trẻ thơ đầy ảo tưởng, "ngày nay không còn bé" tôi mới "chợt nhìn ra tôi", thấy tôi như chiếc bóng phai mờ, như vết mực nhòe, như hòn đá nặng "tình cờ rớt xuống mịt mùng", và tôi cứ "trôi trong cuộc đời... không chờ ai".
    Trời cao đất rộng
    Một mình tôi đi
    Một mình tôi đi
    Đời như vô tận
    Một mình tôi về
    Một mình tôi về với tôi
    (Lặng lẽ nơi này)
    Hết âm thầm gõ buồn gót chân hành hương bóng đổ một mình tôi, tôi lại khép cửa quỳ bên vết thương, nhốt mình trong cZn gác đìu hiu, soi bóng mình giữa tường trắng lạnh câm, rồi một hôm chợt thấy hoang vu quanh mình mà thốt lên: "ô hay mình vẫn cô liêu!".
    Hiu quạnh, lạnh lùng, im vắng, tịch lặng, bZng giá, xa lạ, xa vắng, lặng câm, hư vô, hun hút, lẻ loi, âm u, lạnh lẽo, bơ vơ, lạc loài... Bao nhiêu tính từ kiểu đó cứ chồng chéo, vây bủa lấy thân phận Tôi, đan kết thành một tấm lưới khổng lồ vô hình có tên là Cô đơn.
    Nhiều người đã nói đến màu sắc của triết lý Phật giáo và triết học hiện sinh trong ca từ Trịnh Công Sơn. Chẳng phải ông đã từng thú nhận: "Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình" đó sao. Nhưng đây là "một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ". Chẳng phải ông đã cho rằng: "Hiện sinh chân chính đâu phải xấu", và "bậc thượng thừa của hiện sinh chính là ông Phật". Nhưng hoàn toàn không phải kiểu hiện sinh sống gấp và phản kháng bằng nổi loạn đập phá, mà là "một sự phản kháng tiềm tàng trong suy nghĩ", để được "sống bình tĩnh trong từng sát na", thức tỉnh và ơn đời.
    Một phát hiện của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, người bạn gần gũi từ nhỏ của Trịnh Công Sơn: nỗi đau phận người được nhà Phật gói lại trong bốn từ "sinh - lão - bệnh - tử" đều có mặt trong lời ca của Trịnh Công Sơn.
    Đúng vậy. Chẳng mấy khó khZn để lượm nhặt đủ bốn chữ của nhà Phật trong lời ca của "vị thiền sư" này. Chữ "sinh" ẩn náu trong "cây non trên núi đầu thai", lẩn khuất trong "tiếng khóc cười của bào thai". Chữ "sinh" nằm trong hạt bụi "vươn hình hài lớn dậy", cất lên "tiếng khóc ban đầu", để báo "tin buồn mẹ cho mang nặng kiếp người".
    Vừa sinh ra, con người đã lập tức khởi đầu một quá trình lão hóa. "Từng tuổi xuân đã già", để "chợt một chiều tóc trắng như vôi" và chấp nhận "có một bạc đầu tôi đi, tôi đi". Chữ "lão" chập chờn trên "lau trắng trong tay", trên "tóc người dòng sông xưa ấy đã phai". Chữ "lão" được viết trên chiếc lá thu phai, trên mặt trZng đã già, trên cuộc đời đã phủ rêu phong.
    Đời người là một nỗi đau triền miên, với những "cơn đau chưa dài" và những "cơn đau lên đầy". Những cơn đau dài, đau vùi ấy đã khắc sâu trZm vết thương sầu cho một con tim tật nguyền, một thân thể mệt nhoài, gối chân mê mỏi. Chữ "bệnh" như ám vào tấm "thân đau muốn nằm", vào "từng chiều lên hấp hối".
    Dấu chấm cho một kiếp rong chơi trên cõi tạm là cái chết. Cái chết không khoác áo choàng đen, mang bộ mặt khủng bố bên lưỡi hái lạnh lùng. Với Trịnh Công Sơn, cái chết quen thuộc như một chốn trở về nghỉ ngơi sau chuyến đi hoang tạm bợ:
    Tôi nay ở trọ trần gian
    TrZm nZm về chốn xa xZm cuối trời
    (Ở trọ)
    Nhiều người nhận thấy Trịnh Công Sơn hay "nói dại miệng" về chuyện "nằm xuống". Cứ như thể biết trZm nZm chỉ ở đậu ngàn nZm, nên ông sốt ruột "còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây, còn bao lâu cho thiên thu xuống trên thân này".
    Luôn quan tâm đến cái ngày "thân xác không còn", chẳng phải vì chán sống, trái lại, ông "nghĩ đến cái chết nhiều là vì quá yêu cuộc sống". Mà cái chết lại rất gần gũi sự sống, ngay "trong xuân thì" ông đã thấy "bóng trZm nZm" rồi. Chữ "tử" cứ treo lơ lửng trong giấc ngủ, để giật mình tỉnh ra lại nói gở: "Thí dụ bây giờ tôi phải đi, tôi phải đi chia ly cùng đời sống". ông muốn nhìn nhận cái ngày về nơi cuối trời làm mây trôi đó một cách bình tĩnh, không sợ hãi, không ân hận. Cũng tự nhiên như "lá úa trên cao rụng đầy", cái việc "cho trZm nZm vào chết một ngày" được đón nhận bằng một thái độ bình thản "lòng không buồn mấy", hệt như một giấc mơ "tôi thấy tôi qua đời" mà thôi.
    Giải thoát khỏi nỗi sợ chết bằng cách chuẩn bị trước cho mình một cái chết nhẹ nhàng, không thắc mắc gì cả, "một cái chết như vậy cũng giống như cái sống". Để ý nghĩa sự sống vượt qua cột mốc của cái chết, để một đời người nối dài tới cõi hư vô, còn có cách gì hơn sống trọn vẹn cho hiện tại, sống với một tấm lòng. Đó chính là chữ "tâm", chữ "tình" mà Trịnh Công Sơn muốn gửi lại cho đời, muốn "trao đến muôn loài chút tình tôi".
    Để đến với đời, trước hết phải biết lắng nghe. Tôi không chỉ lắng nghe tôi, nghe buồn vui trong mình, mà còn lắng nghe đất trời trở mình hú than, nghe tiếng muôn trùng, nghe im lặng của đêm ngày, của tình người, nghe đời nhấp nhô, nghe đời mênh mông.
    Lắng nghe, cảm nhận, để hóa thân thành muôn loài: tôi đã biến mình thành lá cỏ hay nụ hồng, đốm lửa hay ngọn đèn, thác đổ hay mưa tan, con chim hay đứa trẻ.
    Khát vọng được hòa đồng, chia sẻ với đời đã biến "em là tôi và tôi cũng là em", đã cứu rỗi tôi trong cơn tuyệt vọng. Dù cho thân phận là mong manh và sự sống là hữu hạn, tôi vẫn xin "tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai".
    Cái Tôi càng hay triết lý sự đời trong những bài hát ở giai đoạn sau này. Những "lý sự" ấy vừa ngấm chất thiền, vừa quẩn quanh trong nhiều cái tiến thoái lưỡng nan, vừa rất giản đơn sau nhiều cái ngộ ra ở tuổi già, lại vừa mang nét ngộ nghĩnh bất ngờ của trẻ thơ.
    Bao nhiêu nZm rồi còn mãi ra đi
    Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
    (Một cõi đi về)
    Biển sóng biển sóng đừng xô tôi
    Ta xô biển lại sóng về đâu
    (Sóng đừng xô tôi)
    2. Quê hương
    Thực ra quê hương cũng vẫn là thân phận và tình yêu, nhưng không của một người, mà mang tính bao quát hơn: tình yêu cho nhiều người và thân phận của nhiều người - cho quê hương và của quê hương.
    Tình yêu quê hương chính là tình yêu đồng loại, tình yêu thiên nhiên, đất trời. Không chỉ là người tình của con người, Trịnh Công Sơn còn tự coi mình là một "người tình của thiên nhiên".
    Có những tình yêu tìm thấy
    Từng ngọn núi con sông ruộng vườn
    Từng dòng suối con sông đầu làng
    Đã mang hình bóng quê hương
    ...Tìm thấy nỗi nhớ từ mỗi chiếc lá
    Góc phố nào cũng thấy quê nhà.
    (Tình yêu tìm thấy)
    Thiên nhiên gắn bó với từng buồn vui đời người. Trong cô đơn, Trịnh Công Sơn đâu chỉ có gọi em, ông còn mê mải gọi tên bốn mùa, gọi nắng, gọi mưa. Thiên nhiên bình đẳng với người trong sự sống. Nắng hờn ghen, rồi nắng chết trên sông dài. Đồi núi thắp nắng đứng ngóng, cứ nghiêng nghiêng đợi chờ cho đến lúc người về để đồi núi reo ca. Dòng sông chở hồn thương đau, chở ngày hấp hối, rồi dòng sông cũng qua đời. Mặt trời lẻ loi, cúi nhìn mây bay buồn rầu. ông đã nghe gió tự tình, gió thở dài, đã thấy từng giọt sương nhỏ nhoi mà thu nổi vào mình hết cả mênh mông, đã cảm được nỗi đau của bia đá, để hiểu rằng sỏi đá cũng cần có nhau.
    Một hiện tượng thiên nhiên được thầy phủ thủy Trịnh Công Sơn thổi vào nhiều hồn người nhất, đó là mưa. Trong ca khúc Trịnh Công Sơn, mưa là một hình tượng sống, có màu sắc, có linh hồn. Mưa rớt trong lòng người, đem cả lòng người ra "cô đơn dệt hè phố" rồi "rưng rức khóc bên đường". Mưa thì thầm, lạnh lùng, lặng lẽ. Mưa thưa tựa áo trời, mà có khi lại mang sức mạnh hủy diệt để nhận chìm cả ngàn nZm trước và ngàn nZm sau, khiến cho đất phải trở mình và đời hóa thành biển động. Mưa rơi, mưa bay, mưa ru trong rất nhiều bài hát của Trịnh Công Sơn, vì mưa chính là một biểu tượng của Huế. Cùng với những hình ảnh dòng sông, thành cổ, lZng miếu, khói sương và những dáng gầy mong manh, mưa đã làm nên một không gian rất Huế, để khỏi cần nhắc đến Huế dù chỉ một lần, mà người nghe vẫn nhận ra chất Huế mặn mà trong Trịnh Công Sơn.
    Trong những bài hát về chiến tranh, hình ảnh quê hương bị mất hết vẻ lung linh thơ mộng. Quê hương đắm chìm trong tiếng nổ: tiếng nổ nghe quen như câu dạo buồn, đại bác ru đêm thay tiếng mẹ ru, người già co ro buồn nghe bom nổ, trẻ con quên lớn để từng đêm nghe ngóng. Quê hương phủ một màu tang tóc: người con gái chưa từng hát ca dao một lần đã thành kẻ mất trí lên đồi cao hát trên những xác người, người mẹ mê sảng hò ơ ru con, đứa con đã ngủ vĩnh viễn trong tuổi đôi mươi.
    Chiến tranh đem đến những câu chuyện ngụ ngôn lạnh lùng:
    Một ngày mùa đông
    Trên con đường mòn
    Một chiếc xe tang
    Trái mìn nổ chậm
    Người chết hai lần
    Thịt da nát tan
    (Ngụ ngôn mùa đông)
    Cái chết tự nhiên của một kiếp người không đáng sợ. Nhưng cái chết nhan nhản khắp mọi nơi trong chiến tranh sao mà hãi hùng và oan nghiệt đến thế: chết vội vàng, chết vô tình, chết lạnh lùng, chết nghẹn ngào, chết cong queo.
    Trong chiến tranh, tình yêu quê hương, tình yêu con người càng sâu nặng, khát khao hòa bình càng cháy bỏng. Từ trong đau thương mất mát, cái nhìn nhân bản của Trịnh Công Sơn đã vượt qua tất cả, thời gian, khoảng cách, hận thù, để thấy một ngày tương lai người Việt gần nhau trong tiếng nói da vàng, cùng nhau đi khâu vá non sông Việt Nam, để mỗi con người đều được yêu được sống trọn vẹn một vòng Sinh Tử.
    Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
    Ta đi vòng tay lớn mãi cho hết sơn hà
    Mặt đất nguy nga anh em ta về
    Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
    Bàn tay ta nắm nối liền một vòng Tử Sinh
    Biển xanh sông gấm nối liền một vòng Việt Nam
    (Nối vòng tay lớn)
    (continued)
    Được hayashi sửa chữa / chuyển vào 22:40 ngày 01/04/2004
  8. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    (continued)
    3. Tình yêu
    Bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình bằng những tình khúc, Trịnh Công Sơn đã gặt hái nhiều thành công từ những bài hát về những mối tình không thành công, gần như đơn phương của mình. Như có lần ông đã thổ lộ: "Tôi chỉ có những mối tình lãng đãng, sương khói, hoàn toàn không có gì cụ thể". Yêu thầm một mái tóc, một dáng hình, để khi từng mối tình khói mây ấy "bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ" thì cuối cùng ở lại chỉ còn một nỗi đau rất thật.
    Bởi vậy, hình tượng người tình của Trịnh Công Sơn thật đẹp và buồn, thật mảnh mai và xanh xao: xanh mướt hồng nhan, gầy yếu hư hao, mình hạc xương mai, nụ cười mong manh, mướt xanh như ngọc. Nếu thiên nhiên luôn mang tình người, thì người tình luôn được đối chiếu với vạn vật: đôi môi lửa cháy, mi cong cỏ mượt, tay xanh ngà ngọc, đôi vai lụa mát, da thơm quả ngọt, và: từng phiến mây hồng em mang trên vai, thân mong manh như lau sậy, như hoa lá giữa thiên nhiên hiền hòa. Cứ thế, chân dung Em được vẽ bằng cả đất trời: nắng gió mây mưa...
    Nắng có hồng bằng đôi môi em
    Mưa có buồn bằng đôi mắt em
    Tóc em từng sợi nhỏ
    Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh
    Gió sẽ mừng vì tóc em bay
    Cho mây hờn ngủ quên trên vai
    Vai em gầy guộc nhỏ
    Như cánh vạc về chốn xa xôi.
    (Như cánh vạc bay)
    Đôi vai thon, gầy, ướt, mềm... lại phải gánh cả không gian - "biển rộng hai vai", cả thời gian - "chở chiều trên vai", "một ngày trên vai". Em đi vào đời người, tình người bằng những gót nhỏ, gót hồng, bằng những bước chân nhè nhẹ, âm thầm, mềm mại.
    Đã có tóc dài, bồng, xanh, mây, buông lơi..., em còn mang "tóc gầy" và "tóc buồn". Em càng đẹp, buồn và hư ảo với những mắt biếc, mắt sâu, mắt xanh xao, mắt cười mênh mông, với những môi thơm, môi mềm, môi hồng đỏ, hồng đào, hồng vừa, hồng nhạt và hồng "như lá hư không".
    Hơn tất cả mọi vai tóc mắt môi..., ấy là tay! Những ngón tay mZng mềm, gầy, muốt dài, biết ưu phiền và nuối tiếc, biết ngóng đợi rồi lãng quên. Tay em vừa hiền vừa ác, vừa xây vừa phá, "kết nụ nuôi trọn một đời" hay "dựng đời bão lên làm từng vết thương" cũng từ một "tay em" mà ra.
    Cho nên, em yếu mềm, dịu dàng thật đấy, mà "một ngày thấy em là đời bỗng đêm vây khốn, từng bước em là từng mũi đinh cuồng điên". Em chẳng an phận một chiều trong mắt Tôi, khiến Tôi "nhìn một thành hai, nhìn em yêu thương, nhìn em thú dữ".
    Khắc khoải với Tình nhớ, Tình xa, Tình sầu, Trịnh Công Sơn đưa ra hàng loạt "định nghĩa" về tình bằng những hình ảnh so sánh rất Trịnh Công Sơn, thực thực - ảo ảo: tình vừa mong manh như nắng, lại có sức tàn phá như cơn bão đi qua địa cầu, tình lên cao vút như chim xa lìa bầy, rồi lại chìm mau như bóng chim cuối đèo.
    Tình yêu của Trịnh Công Sơn, cũng giống như hình ảnh người con gái của lòng ông, đẹp và buồn. Một vẻ đẹp mong manh, dễ vỡ và một nỗi buồn lặng lẽ, rất đỗi dịu dàng. Thêm một khía cạnh nữa cho bức chân dung Tôi: rất chân thành, tận tụy và bao dung trong tình yêu. Một người đã từng vài lần ru đời, vừa rơi lệ ru người vừa ngậm ngùi tự ru, thì nhất định phải để dành nhiều lời ca nhất để ru tình, ru em. Một người sẵn lòng làm tất cả, làm hạt mưa giọt sương hay cụm mây ngọn gió, làm cây đèn giọt mực hay giấc mộng nụ cười, cốt để được thấy em yêu đời.
    Tôi xin làm quán trọ, buồn chân em ghé chơi
    ...Tôi xin làm đá cuội và lZn theo gót hài
    (Biết đâu nguồn cội)
    Ngay cả khi bị em phụ rẫy vẫn một mực "yêu em yêu thêm tình phụ, yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ". Dù em đã để lại một vết thương cho riêng một người, thì người ấy vẫn cứ dịu dàng mà "xin cho bốn mùa đất trời lặng gió, đường trần em đi hoa vàng mấy độ".
    Tấm lòng là một nét đẹp trong tình ca Trịnh Công Sơn. Cái đẹp còn được tạo bởi một yếu tố khác: chất thơ. Nếu trong chủ đề thân phận trĩu nặng tính triết lý, thì không đâu trong ca khúc Trịnh Công Sơn lại đậm đặc chất thơ như trong chủ đề tình yêu.
    Chất thơ đầy ắp trong cảnh, trong tình. Nhờ con mắt thi sĩ - họa sĩ, Trịnh Công Sơn đã nắm bắt được những gam màu lạ lùng: màu mắt em "lung linh nắng thủy tinh vàng" và màu áo trắng "trong như ánh sao bZng", màu "chiều tím loang vỉa hè" và "vàng chiều ngơ ngác giZng lên nhịp cầu", màu "thành phố mắt đêm đèn vàng" và "tiếng hát xanh xao của một buổi chiều"... ông đã thấy "chiều đã đi vào vườn mắt em... ngàn cây thắp nến lên hai hàng", thấy em "chở chiều trên vai, ngậm buồn trên môi" và thấy người phu quét lá bên đường đã quét cả nắng vàng mùa thu, quét cả gió nồm mùa đông, quét cả nắng hồng mùa hạ để góp lá cho mùa xuân.
    Trong mắt ông, bao nhiêu cảnh bình thường bỗng hóa ra khác thường, đầy biểu cảm:
    Một chiều xa đã bay về gần
    Rơi trên sông rơi sau bờ thành
    Nhìn cỏ cây ráng pha màu hồng
    Nhìn em áo lụa thinh không
    Mặt trời như trái cây tuyệt vọng...
    (Níu tay nghìn trùng)
    ôi áo xưa ***g lộng
    Đã xô dạt trời chiều
    Như từng cơn nước rộng
    Xóa một ngày đìu hiu
    (Tình nhớ)
    Thương ai về ngõ tối
    Bao nhiêu lá rơi rơi
    Thương ai cười không nói
    Ngập ngừng lá hôn vai
    (Thương một người)
    Trịnh Công Sơn tả tình, tả tâm trạng với cách riêng. Dân gian có "quen hơi bén tiếng", Trịnh Công Sơn viết "thương áo quen hơi", để lúc rời nhau "hồn mình như vá khâu". Ví tình như chiếc áo rồi, thì ngại gì mà không đem "treo tình trên chiếc đinh không, phơi tình cho nắng khô mau". Chẳng những "lòng ta trZm con hạc gày vút bay", mà cả nụ cười cũng "vội cất cánh bay" luôn.
    Cách dùng từ, ghép từ độc đáo đã biến cái thực thành không thực, và ngược lại, cái trừu tượng, cái không thể sờ nắm được lại có cơ hội hiện hữu bằng chất liệu thật - thật mà rất thơ. Nắng trở nên lung linh, lấp lánh hơn khi được nương nhờ vào vật chất để thành "nắng thủy tinh". Cách nói thông thường, kiểu như: sống quá nửa đời người, rõ ràng không ấn tượng bằng biến đời thành đá để có thể diễn tả như Trịnh Công Sơn: "Ta lZn đời đã quá".
    Không biết có phải vì muốn phá vỡ tính cân bằng, đối xứng, vì luôn cảm nhận được sự chông chênh trong lòng, bấp bênh trong đời và bất định trong tình, nên ông thích xoay nghiêng nhiều thứ: "nghiêng tay, nghiêng vai, nghiêng đầu, nghiêng sầu, nghiêng tình" rồi hỏi: "Này nhân gian có nghe đời nghiêng?".
    Sức tưởng tượng bay bổng được kết hợp với tính linh hoạt trong cách sử dụng ngôn từ đã làm cho lời ca của Trịnh Công Sơn "chẳng giống ai", đẹp, lạ, và đôi khi ngữ nghĩa cứ chờn vờn, không dễ nắm bắt. Vẻ mơ hồ, trừu tượng ấy góp phần không nhỏ làm nên nét độc đáo trong ca từ của ông. ông đưa ra nhiều cụm từ thật ấn tượng: "vết lZn trầm, vòng tiều tụy, bờ mộng mị, vùng Zn nZn". Đôi chỗ tính từ đại diện luôn cho danh từ vắng mặt, càng tZng thêm vẻ bí ẩn, "vô thường" cho đối tượng được ám chỉ: yêu dấu tan theo, nghe những tàn phai, ôm lấy mịt mùng, cười với âm u. Sự bí ẩn còn tạo bởi cách diễn đạt cầu kỳ: "Xin vỗ tay cho đều, môi người thôi những âm ba", và những hình ảnh "kinh dị": loài sâu ngủ quên trong tóc chiều, rồi lại hát lên khúc ca cuối cùng trong vùng u tối nào đó, đến nửa đêm thì quên hết ưu phiền "để người về hát đêm hồng địa đàng còn in dấu chân quên".
    Sự bí ẩn nhiều khi chỉ để cảm nhận, chứ không thể, hay không cần giải mã cụ thể, cặn kẽ. Dù không phải tất cả lời ca đều dễ hiểu với bất cứ ai, vậy mà người ta vẫn cứ nghe, vẫn cứ cảm, vẫn mê say ca khúc Trịnh Công Sơn. Với ông, thế là đủ, bởi điều quan trọng nhất trong nghệ thuật là "làm thế nào để mở ra một con đường ngắn nhất đi từ trái tim của mình đến trái tim của người mà không cần cắt nghĩa gì thêm".
    Bằng lời ca đầy chất thơ và tính nhân bản, bằng nét nhạc trữ tình mềm mại, không cầu kỳ, vừa gần gũi với tai người Việt, vừa có cái duyên riêng, ca khúc Trịnh Công Sơn dễ ngấm đọng trong lòng người. Người nghe không chỉ thưởng thức, mà đôi khi còn cảm thấy như chính lòng mình đang được hát lên, và những cảm xúc trong cõi riêng của mình đang được giãi bày... Trịnh Công Sơn đã và sẽ nói hộ cho nhiều người, nhiều thế hệ. Đúng như linh cảm của ông: "Tôi mất đi, nhưng tiếng hát còn ở lại. ở lại như một chứng tích vừa buồn bã vừa huy hoàng của một cõi người", và "đó là một cuộc rong chơi ngậm ngùi của hữu hạn muốn chộp bắt cái vô hạn làm món quà thế chấp cho đời mình".
    Và sẽ không quá nếu nói rằng lời ca độc đáo, vừa "thiền" vừa thơ góp phần quyết định để làm nên một tên tuổi Trịnh Công Sơn.
    Giải thưởng âm nhạc hoà bình thế giới (World Peace Music Awards) vừa quyết định trao giải "Vì hoà bình" cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cùng nhận giải thưởng này với Trịnh Công Sơn còn có các nghệ sĩ Country Joe MacDonald, Bob Dylan, Harry Belafonte, Joan Baez, Peter, Paul & Mary (Mỹ). Đây là năm thứ 2 của giải thưởng này.
    Thứ bảy, ngày 14/6/2003, lần đầu tiên Giải thưởng âm nhạc thế giới được tổ chức tại Bali, Indonesia trước sự chứng kiến của 30.000 khán giả. Năm thứ hai, Ban tổ chức đã quyết định chọn Hà Nội, Việt Nam là nơi đăng cai sự kiện này. Matt Taylor, một đạo diễn kiêm nhà sản xuất hàng đầu của truyền hình Nhật Bản đã được giao nhiệm vụ tổng đạo diễn.
    Ở lần gặp mặt thứ nhất, các nghệ sĩ trên toàn thế giới đã tụ họp về Bali, và lần này cũng vậy, các nghệ sĩ sẽ tới Hà Nội để nhận sự tôn vinh của Ban tổ chức về những cống hiến của bản thân cho hoà bình. Và họ sẽ lại cùng nhau bảo vệ hoà bình. Dự kiến chương trình sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) vào đêm 19/6/2004.
    (http://www.banme.com/modules.php?name=News&file=article&sid=63)
    (English version: http://www.vnstyle.vdc.com.vn/vim/english/information/news_22.htm or http://ttvnol.com/f_301/212573/trang-6.ttvn)
  9. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    (continued)
    3. Tình yêu
    Bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình bằng những tình khúc, Trịnh Công Sơn đã gặt hái nhiều thành công từ những bài hát về những mối tình không thành công, gần như đơn phương của mình. Như có lần ông đã thổ lộ: "Tôi chỉ có những mối tình lãng đãng, sương khói, hoàn toàn không có gì cụ thể". Yêu thầm một mái tóc, một dáng hình, để khi từng mối tình khói mây ấy "bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ" thì cuối cùng ở lại chỉ còn một nỗi đau rất thật.
    Bởi vậy, hình tượng người tình của Trịnh Công Sơn thật đẹp và buồn, thật mảnh mai và xanh xao: xanh mướt hồng nhan, gầy yếu hư hao, mình hạc xương mai, nụ cười mong manh, mướt xanh như ngọc. Nếu thiên nhiên luôn mang tình người, thì người tình luôn được đối chiếu với vạn vật: đôi môi lửa cháy, mi cong cỏ mượt, tay xanh ngà ngọc, đôi vai lụa mát, da thơm quả ngọt, và: từng phiến mây hồng em mang trên vai, thân mong manh như lau sậy, như hoa lá giữa thiên nhiên hiền hòa. Cứ thế, chân dung Em được vẽ bằng cả đất trời: nắng gió mây mưa...
    Nắng có hồng bằng đôi môi em
    Mưa có buồn bằng đôi mắt em
    Tóc em từng sợi nhỏ
    Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh
    Gió sẽ mừng vì tóc em bay
    Cho mây hờn ngủ quên trên vai
    Vai em gầy guộc nhỏ
    Như cánh vạc về chốn xa xôi.
    (Như cánh vạc bay)
    Đôi vai thon, gầy, ướt, mềm... lại phải gánh cả không gian - "biển rộng hai vai", cả thời gian - "chở chiều trên vai", "một ngày trên vai". Em đi vào đời người, tình người bằng những gót nhỏ, gót hồng, bằng những bước chân nhè nhẹ, âm thầm, mềm mại.
    Đã có tóc dài, bồng, xanh, mây, buông lơi..., em còn mang "tóc gầy" và "tóc buồn". Em càng đẹp, buồn và hư ảo với những mắt biếc, mắt sâu, mắt xanh xao, mắt cười mênh mông, với những môi thơm, môi mềm, môi hồng đỏ, hồng đào, hồng vừa, hồng nhạt và hồng "như lá hư không".
    Hơn tất cả mọi vai tóc mắt môi..., ấy là tay! Những ngón tay mZng mềm, gầy, muốt dài, biết ưu phiền và nuối tiếc, biết ngóng đợi rồi lãng quên. Tay em vừa hiền vừa ác, vừa xây vừa phá, "kết nụ nuôi trọn một đời" hay "dựng đời bão lên làm từng vết thương" cũng từ một "tay em" mà ra.
    Cho nên, em yếu mềm, dịu dàng thật đấy, mà "một ngày thấy em là đời bỗng đêm vây khốn, từng bước em là từng mũi đinh cuồng điên". Em chẳng an phận một chiều trong mắt Tôi, khiến Tôi "nhìn một thành hai, nhìn em yêu thương, nhìn em thú dữ".
    Khắc khoải với Tình nhớ, Tình xa, Tình sầu, Trịnh Công Sơn đưa ra hàng loạt "định nghĩa" về tình bằng những hình ảnh so sánh rất Trịnh Công Sơn, thực thực - ảo ảo: tình vừa mong manh như nắng, lại có sức tàn phá như cơn bão đi qua địa cầu, tình lên cao vút như chim xa lìa bầy, rồi lại chìm mau như bóng chim cuối đèo.
    Tình yêu của Trịnh Công Sơn, cũng giống như hình ảnh người con gái của lòng ông, đẹp và buồn. Một vẻ đẹp mong manh, dễ vỡ và một nỗi buồn lặng lẽ, rất đỗi dịu dàng. Thêm một khía cạnh nữa cho bức chân dung Tôi: rất chân thành, tận tụy và bao dung trong tình yêu. Một người đã từng vài lần ru đời, vừa rơi lệ ru người vừa ngậm ngùi tự ru, thì nhất định phải để dành nhiều lời ca nhất để ru tình, ru em. Một người sẵn lòng làm tất cả, làm hạt mưa giọt sương hay cụm mây ngọn gió, làm cây đèn giọt mực hay giấc mộng nụ cười, cốt để được thấy em yêu đời.
    Tôi xin làm quán trọ, buồn chân em ghé chơi
    ...Tôi xin làm đá cuội và lZn theo gót hài
    (Biết đâu nguồn cội)
    Ngay cả khi bị em phụ rẫy vẫn một mực "yêu em yêu thêm tình phụ, yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ". Dù em đã để lại một vết thương cho riêng một người, thì người ấy vẫn cứ dịu dàng mà "xin cho bốn mùa đất trời lặng gió, đường trần em đi hoa vàng mấy độ".
    Tấm lòng là một nét đẹp trong tình ca Trịnh Công Sơn. Cái đẹp còn được tạo bởi một yếu tố khác: chất thơ. Nếu trong chủ đề thân phận trĩu nặng tính triết lý, thì không đâu trong ca khúc Trịnh Công Sơn lại đậm đặc chất thơ như trong chủ đề tình yêu.
    Chất thơ đầy ắp trong cảnh, trong tình. Nhờ con mắt thi sĩ - họa sĩ, Trịnh Công Sơn đã nắm bắt được những gam màu lạ lùng: màu mắt em "lung linh nắng thủy tinh vàng" và màu áo trắng "trong như ánh sao bZng", màu "chiều tím loang vỉa hè" và "vàng chiều ngơ ngác giZng lên nhịp cầu", màu "thành phố mắt đêm đèn vàng" và "tiếng hát xanh xao của một buổi chiều"... ông đã thấy "chiều đã đi vào vườn mắt em... ngàn cây thắp nến lên hai hàng", thấy em "chở chiều trên vai, ngậm buồn trên môi" và thấy người phu quét lá bên đường đã quét cả nắng vàng mùa thu, quét cả gió nồm mùa đông, quét cả nắng hồng mùa hạ để góp lá cho mùa xuân.
    Trong mắt ông, bao nhiêu cảnh bình thường bỗng hóa ra khác thường, đầy biểu cảm:
    Một chiều xa đã bay về gần
    Rơi trên sông rơi sau bờ thành
    Nhìn cỏ cây ráng pha màu hồng
    Nhìn em áo lụa thinh không
    Mặt trời như trái cây tuyệt vọng...
    (Níu tay nghìn trùng)
    ôi áo xưa ***g lộng
    Đã xô dạt trời chiều
    Như từng cơn nước rộng
    Xóa một ngày đìu hiu
    (Tình nhớ)
    Thương ai về ngõ tối
    Bao nhiêu lá rơi rơi
    Thương ai cười không nói
    Ngập ngừng lá hôn vai
    (Thương một người)
    Trịnh Công Sơn tả tình, tả tâm trạng với cách riêng. Dân gian có "quen hơi bén tiếng", Trịnh Công Sơn viết "thương áo quen hơi", để lúc rời nhau "hồn mình như vá khâu". Ví tình như chiếc áo rồi, thì ngại gì mà không đem "treo tình trên chiếc đinh không, phơi tình cho nắng khô mau". Chẳng những "lòng ta trZm con hạc gày vút bay", mà cả nụ cười cũng "vội cất cánh bay" luôn.
    Cách dùng từ, ghép từ độc đáo đã biến cái thực thành không thực, và ngược lại, cái trừu tượng, cái không thể sờ nắm được lại có cơ hội hiện hữu bằng chất liệu thật - thật mà rất thơ. Nắng trở nên lung linh, lấp lánh hơn khi được nương nhờ vào vật chất để thành "nắng thủy tinh". Cách nói thông thường, kiểu như: sống quá nửa đời người, rõ ràng không ấn tượng bằng biến đời thành đá để có thể diễn tả như Trịnh Công Sơn: "Ta lZn đời đã quá".
    Không biết có phải vì muốn phá vỡ tính cân bằng, đối xứng, vì luôn cảm nhận được sự chông chênh trong lòng, bấp bênh trong đời và bất định trong tình, nên ông thích xoay nghiêng nhiều thứ: "nghiêng tay, nghiêng vai, nghiêng đầu, nghiêng sầu, nghiêng tình" rồi hỏi: "Này nhân gian có nghe đời nghiêng?".
    Sức tưởng tượng bay bổng được kết hợp với tính linh hoạt trong cách sử dụng ngôn từ đã làm cho lời ca của Trịnh Công Sơn "chẳng giống ai", đẹp, lạ, và đôi khi ngữ nghĩa cứ chờn vờn, không dễ nắm bắt. Vẻ mơ hồ, trừu tượng ấy góp phần không nhỏ làm nên nét độc đáo trong ca từ của ông. ông đưa ra nhiều cụm từ thật ấn tượng: "vết lZn trầm, vòng tiều tụy, bờ mộng mị, vùng Zn nZn". Đôi chỗ tính từ đại diện luôn cho danh từ vắng mặt, càng tZng thêm vẻ bí ẩn, "vô thường" cho đối tượng được ám chỉ: yêu dấu tan theo, nghe những tàn phai, ôm lấy mịt mùng, cười với âm u. Sự bí ẩn còn tạo bởi cách diễn đạt cầu kỳ: "Xin vỗ tay cho đều, môi người thôi những âm ba", và những hình ảnh "kinh dị": loài sâu ngủ quên trong tóc chiều, rồi lại hát lên khúc ca cuối cùng trong vùng u tối nào đó, đến nửa đêm thì quên hết ưu phiền "để người về hát đêm hồng địa đàng còn in dấu chân quên".
    Sự bí ẩn nhiều khi chỉ để cảm nhận, chứ không thể, hay không cần giải mã cụ thể, cặn kẽ. Dù không phải tất cả lời ca đều dễ hiểu với bất cứ ai, vậy mà người ta vẫn cứ nghe, vẫn cứ cảm, vẫn mê say ca khúc Trịnh Công Sơn. Với ông, thế là đủ, bởi điều quan trọng nhất trong nghệ thuật là "làm thế nào để mở ra một con đường ngắn nhất đi từ trái tim của mình đến trái tim của người mà không cần cắt nghĩa gì thêm".
    Bằng lời ca đầy chất thơ và tính nhân bản, bằng nét nhạc trữ tình mềm mại, không cầu kỳ, vừa gần gũi với tai người Việt, vừa có cái duyên riêng, ca khúc Trịnh Công Sơn dễ ngấm đọng trong lòng người. Người nghe không chỉ thưởng thức, mà đôi khi còn cảm thấy như chính lòng mình đang được hát lên, và những cảm xúc trong cõi riêng của mình đang được giãi bày... Trịnh Công Sơn đã và sẽ nói hộ cho nhiều người, nhiều thế hệ. Đúng như linh cảm của ông: "Tôi mất đi, nhưng tiếng hát còn ở lại. ở lại như một chứng tích vừa buồn bã vừa huy hoàng của một cõi người", và "đó là một cuộc rong chơi ngậm ngùi của hữu hạn muốn chộp bắt cái vô hạn làm món quà thế chấp cho đời mình".
    Và sẽ không quá nếu nói rằng lời ca độc đáo, vừa "thiền" vừa thơ góp phần quyết định để làm nên một tên tuổi Trịnh Công Sơn.
    Giải thưởng âm nhạc hoà bình thế giới (World Peace Music Awards) vừa quyết định trao giải "Vì hoà bình" cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cùng nhận giải thưởng này với Trịnh Công Sơn còn có các nghệ sĩ Country Joe MacDonald, Bob Dylan, Harry Belafonte, Joan Baez, Peter, Paul & Mary (Mỹ). Đây là năm thứ 2 của giải thưởng này.
    Thứ bảy, ngày 14/6/2003, lần đầu tiên Giải thưởng âm nhạc thế giới được tổ chức tại Bali, Indonesia trước sự chứng kiến của 30.000 khán giả. Năm thứ hai, Ban tổ chức đã quyết định chọn Hà Nội, Việt Nam là nơi đăng cai sự kiện này. Matt Taylor, một đạo diễn kiêm nhà sản xuất hàng đầu của truyền hình Nhật Bản đã được giao nhiệm vụ tổng đạo diễn.
    Ở lần gặp mặt thứ nhất, các nghệ sĩ trên toàn thế giới đã tụ họp về Bali, và lần này cũng vậy, các nghệ sĩ sẽ tới Hà Nội để nhận sự tôn vinh của Ban tổ chức về những cống hiến của bản thân cho hoà bình. Và họ sẽ lại cùng nhau bảo vệ hoà bình. Dự kiến chương trình sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) vào đêm 19/6/2004.
    (http://www.banme.com/modules.php?name=News&file=article&sid=63)
    (English version: http://www.vnstyle.vdc.com.vn/vim/english/information/news_22.htm or http://ttvnol.com/f_301/212573/trang-6.ttvn)
  10. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Ba năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn , cũng là 3 năm topic này có mặt trên diễn đàn ttvnol. Cảm ơn các bạn đã cùng tham gia sưu tầm và gửi ở đây những bài viết về người nghệ sĩ thiên tài mà chúng ta luôn ngưỡng mộ. Với hơn 230 bài sưu tầm ở đây. Có thể đây sẽ là một nguồn tư liệu quý để chúng ta cùng hiểu thêm về nhạc TRỊNH.
    Kỷ niệm 3 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
    Bản trường ca đầu tiên của Trịnh Công Sơn

    Với sự phát hiện Dã tràng ca, chúng ta lại tìm thấy thêm một chân dung Trịnh Công Sơn, vẫn yêu đời, yêu người và nặng lòng với dân tộc như chính ông đã viết trong Chốn ấn náu cuối cùng - chương 13 của tác phẩm: Đốt đêm dài nghe ngóng tình yêu, nghe dã tràng xuống hai vai gầy, đốt cơn buồn đi đến tình yêu, gọi tình yêu vào...
    Một năm sau ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn giã từ cõi tạm, lần đầu tiên nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã công bố tác phẩm Dã tràng ca - bản trường ca đầu tiên của nhạc sĩ được sáng tác từ những năm 1964 khi Trịnh Công Sơn đang là giáo sinh của trường Sư phạm Quy Nhơn.
    Bản trường ca đầu tiên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết năm ông 23 tuổi có tên Dã tràng ca sẽ được ca sĩ Ánh Tuyết và Ban nhạc ATB trình diễn vào hai đêm 1 và 2-4 tại TP.HCM
    Trong khuôn khổ của một phòng trà, ca sĩ Ánh Tuyết chỉ dám gọi đây là một chương trình hợp ca nhưng được phối, bè theo hợp xướng do chính chị làm người lĩnh xướng, cùng 13 thành viên của ATB.

    Dã tràng ca gồm hai phần, 13 chương: Lời biển vọng, Tiếng hát của dã tràng, Bãi cát chiều và lời vỗ về của người khách lạ, Niềm đau vô vàn của thân phận, Lời nói trên không (Dã tràng 1), Tuổi 20 vào đời, Niềm đau khoảng không, Bốn mùa và tuổi đó, Chốn nương náu, Lời buồn thánh, Bốn mùa là niềm vô vọng, Ngỏ ý, Chốn ẩn náu cuối cùng (Dã tràng 2).
    Giã từ căn nhà nhỏ thuê ở dưới chân nhà thờ Phú Cam (Huế) để vào Quy Nhơn như một cách để trốn lính và cũng để kiếm sống, giã từ cả những tình yêu đầu đời với những cô gái khuê các xứ thần kinh, Trịnh Công Sơn lại tìm thấy ở các tác phẩm của văn hào Pháp A.Camus một tinh thần hiện sinh, một chủ nghĩa phi lý để chiêm nghiệm về thân phận người. Dã tràng ca đã ra đời từ trong suy tưởng nghệ thuật đó.
    Tạm coi như "thất lạc" 40 năm qua, nhưng Dã tràng ca vẫn được những giáo sinh của niên khóa 1964 lưu giữ bằng những trang giấy chép tay và cả bằng ký ức.
    Trong khi đang tập hợp những người thuộc Dã tràng ca để ghi lại từng bài ca thì may mắn có ông Nguyễn Hồ - một người học cùng khóa của Trịnh Công Sơn, đã thông báo với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: "Hồi tập hát Dã tràng ca ở Quy Nhơn, các bạn có ghi cho mình một bản, hiện bà xã mình vẫn còn giữ!".
    Ông Nguyễn Đắc Xuân xúc động: "Có người bảo tôi, có lẽ Trịnh Công Sơn muốn giao ông làm việc này nên ông mới may mắn đến như vậy! Nếu đó là sự thật thì hân hạnh cho tôi biết mấy!".
    40 năm sau kể từ ngày Trịnh Công Sơn sáng tác và chỉ huy dàn hợp xướng của giáo sinh Sư phạm Quy Nhơn biểu diễn trong buổi lễ tốt nghiệp ra trường, phòng trà ca nhạc ATB của ca sĩ Ánh Tuyết sẽ tổ chức chương trình Dã tràng ca.
    Theo Baó Phụ Nữ TP.HCM.
    ATC

Chia sẻ trang này