1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Ba năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn , cũng là 3 năm topic này có mặt trên diễn đàn ttvnol. Cảm ơn các bạn đã cùng tham gia sưu tầm và gửi ở đây những bài viết về người nghệ sĩ thiên tài mà chúng ta luôn ngưỡng mộ. Với hơn 230 bài sưu tầm ở đây. Có thể đây sẽ là một nguồn tư liệu quý để chúng ta cùng hiểu thêm về nhạc TRỊNH.
    Kỷ niệm 3 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
    Bản trường ca đầu tiên của Trịnh Công Sơn

    Với sự phát hiện Dã tràng ca, chúng ta lại tìm thấy thêm một chân dung Trịnh Công Sơn, vẫn yêu đời, yêu người và nặng lòng với dân tộc như chính ông đã viết trong Chốn ấn náu cuối cùng - chương 13 của tác phẩm: Đốt đêm dài nghe ngóng tình yêu, nghe dã tràng xuống hai vai gầy, đốt cơn buồn đi đến tình yêu, gọi tình yêu vào...
    Một năm sau ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn giã từ cõi tạm, lần đầu tiên nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã công bố tác phẩm Dã tràng ca - bản trường ca đầu tiên của nhạc sĩ được sáng tác từ những năm 1964 khi Trịnh Công Sơn đang là giáo sinh của trường Sư phạm Quy Nhơn.
    Bản trường ca đầu tiên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết năm ông 23 tuổi có tên Dã tràng ca sẽ được ca sĩ Ánh Tuyết và Ban nhạc ATB trình diễn vào hai đêm 1 và 2-4 tại TP.HCM
    Trong khuôn khổ của một phòng trà, ca sĩ Ánh Tuyết chỉ dám gọi đây là một chương trình hợp ca nhưng được phối, bè theo hợp xướng do chính chị làm người lĩnh xướng, cùng 13 thành viên của ATB.

    Dã tràng ca gồm hai phần, 13 chương: Lời biển vọng, Tiếng hát của dã tràng, Bãi cát chiều và lời vỗ về của người khách lạ, Niềm đau vô vàn của thân phận, Lời nói trên không (Dã tràng 1), Tuổi 20 vào đời, Niềm đau khoảng không, Bốn mùa và tuổi đó, Chốn nương náu, Lời buồn thánh, Bốn mùa là niềm vô vọng, Ngỏ ý, Chốn ẩn náu cuối cùng (Dã tràng 2).
    Giã từ căn nhà nhỏ thuê ở dưới chân nhà thờ Phú Cam (Huế) để vào Quy Nhơn như một cách để trốn lính và cũng để kiếm sống, giã từ cả những tình yêu đầu đời với những cô gái khuê các xứ thần kinh, Trịnh Công Sơn lại tìm thấy ở các tác phẩm của văn hào Pháp A.Camus một tinh thần hiện sinh, một chủ nghĩa phi lý để chiêm nghiệm về thân phận người. Dã tràng ca đã ra đời từ trong suy tưởng nghệ thuật đó.
    Tạm coi như "thất lạc" 40 năm qua, nhưng Dã tràng ca vẫn được những giáo sinh của niên khóa 1964 lưu giữ bằng những trang giấy chép tay và cả bằng ký ức.
    Trong khi đang tập hợp những người thuộc Dã tràng ca để ghi lại từng bài ca thì may mắn có ông Nguyễn Hồ - một người học cùng khóa của Trịnh Công Sơn, đã thông báo với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: "Hồi tập hát Dã tràng ca ở Quy Nhơn, các bạn có ghi cho mình một bản, hiện bà xã mình vẫn còn giữ!".
    Ông Nguyễn Đắc Xuân xúc động: "Có người bảo tôi, có lẽ Trịnh Công Sơn muốn giao ông làm việc này nên ông mới may mắn đến như vậy! Nếu đó là sự thật thì hân hạnh cho tôi biết mấy!".
    40 năm sau kể từ ngày Trịnh Công Sơn sáng tác và chỉ huy dàn hợp xướng của giáo sinh Sư phạm Quy Nhơn biểu diễn trong buổi lễ tốt nghiệp ra trường, phòng trà ca nhạc ATB của ca sĩ Ánh Tuyết sẽ tổ chức chương trình Dã tràng ca.
    Theo Baó Phụ Nữ TP.HCM.
    ATC
  2. A6188

    A6188 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Cung :''Trịnh Công Sơn - người dạy tôi sự lịch lãm''

    "Tôi thích người nghệ sĩ này ngay lần gặp đầu tiên vì cách cảm thụ văn nghệ cũng như cách sống của anh, vừa tinh tế, vừa mới mẻ lại ấm áp tình bạn. Tôi lớn dần lên cả về mặt tâm hồn lẫn sự lịch lãm từ tình bạn này", hoạ sĩ Trịnh Cung nhớ về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như thế.
    Tôi gặp Trịnh Công Sơn từ khi còn rất trẻ, lúc ấy Sơn đã là một người đàn ông rất gallant rồi. Ngoài sự chia sẻ về cảm thụ văn học, âm nhạc, nhạc sĩ còn dạy tôi khiêu vũ. Sơn nhảy beebop rất đẹp. Mỗi lần bán được tranh, tôi và Sơn đi ăn cơm Tây, sau đó đến vũ trường. Không được làm bạn với Sơn, chắc đến bây giờ tôi vẫn còn lọng cọng với đám muỗng nĩa, uống nhầm rượu vang đỏ khi ăn món cá và rượu vang trắng khi ăn món thịt. Cũng nhờ Sơn mà tôi biết phân biệt bộ cánh nào đi làm, bộ nào sẽ dự tiệc, biết nhận xét thế nào là một bộ veston đẹp, lịch sự với chiếc cavát lụa và điệu nghệ trong đôi giày da đúng kiểu.
    Đó cũng là lần đầu tiên tôi sắm cho mình bộ veston bằng vải dormeuil của Anh, được thiết kế bởi nhà may nổi tiếng Jean Tailor. Thật thú vị khi khoác lên người những áo quần do các thợ tài danh lúc bấy giờ đảm nhận. Mỗi dịp về ăn Tết với mẹ và em, Sơn đều mang về những món quà gắn liền với thương hiệu nổi tiếng. Cái cảm giác thích thú khi khoác trên người bộ quần áo đắt tiền, đến bây giờ tôi vẫn không thể quên, dù hiện tại, với tôi mọi thứ đã đơn giản hơn nhiều.
    Trong cuộc thi Hoa hậu áo dài mà Trịnh Công Sơn là thành viên Ban giám khảo, nhạc sĩ được tặng một bộ veston do nhà may danh tiếng hàng đầu ở Sài Gòn thiết kế. Nhưng rồi nhạc sĩ đã từ chối mặc nó bởi cảm giác đeo trên người chiếc hộp bằng vải cứ quẩn quanh trong ý nghĩ của anh. Vài ngày sau, tôi chứng kiến anh tặng món quà này cho người bạn đứng tuổi.
    Những ngày cuối đời của Trịnh Công Sơn, dù bệnh tật đã vắt kiệt sức, nhạc sĩ vẫn giữ phong thái lịch lãm. Tất cả đau đớn và tuyệt vọng, anh đã cố gắng để nó diễn ra thật nhẹ nhàng. Hơn 2 năm rồi, tôi không còn được ngồi với anh ở góc phố thân quen ngắm nhìn cuộc đời đang hối hả ngược xuôi, hay lặng lẽ chìm đắm trong những cảm xúc suy tư. Trịnh Công Sơn, người đàn ông sống lịch lãm cho đến hơi thở cuối cùng, vẫn cùng tôi tiếp tục chia sẻ niềm vui và nỗi đau của đời này.
    Hoạ sĩ Trịnh Cung
    (Theo Phụ Nữ Việt Nam)



  3. A6188

    A6188 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Cung :''Trịnh Công Sơn - người dạy tôi sự lịch lãm''

    "Tôi thích người nghệ sĩ này ngay lần gặp đầu tiên vì cách cảm thụ văn nghệ cũng như cách sống của anh, vừa tinh tế, vừa mới mẻ lại ấm áp tình bạn. Tôi lớn dần lên cả về mặt tâm hồn lẫn sự lịch lãm từ tình bạn này", hoạ sĩ Trịnh Cung nhớ về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như thế.
    Tôi gặp Trịnh Công Sơn từ khi còn rất trẻ, lúc ấy Sơn đã là một người đàn ông rất gallant rồi. Ngoài sự chia sẻ về cảm thụ văn học, âm nhạc, nhạc sĩ còn dạy tôi khiêu vũ. Sơn nhảy beebop rất đẹp. Mỗi lần bán được tranh, tôi và Sơn đi ăn cơm Tây, sau đó đến vũ trường. Không được làm bạn với Sơn, chắc đến bây giờ tôi vẫn còn lọng cọng với đám muỗng nĩa, uống nhầm rượu vang đỏ khi ăn món cá và rượu vang trắng khi ăn món thịt. Cũng nhờ Sơn mà tôi biết phân biệt bộ cánh nào đi làm, bộ nào sẽ dự tiệc, biết nhận xét thế nào là một bộ veston đẹp, lịch sự với chiếc cavát lụa và điệu nghệ trong đôi giày da đúng kiểu.
    Đó cũng là lần đầu tiên tôi sắm cho mình bộ veston bằng vải dormeuil của Anh, được thiết kế bởi nhà may nổi tiếng Jean Tailor. Thật thú vị khi khoác lên người những áo quần do các thợ tài danh lúc bấy giờ đảm nhận. Mỗi dịp về ăn Tết với mẹ và em, Sơn đều mang về những món quà gắn liền với thương hiệu nổi tiếng. Cái cảm giác thích thú khi khoác trên người bộ quần áo đắt tiền, đến bây giờ tôi vẫn không thể quên, dù hiện tại, với tôi mọi thứ đã đơn giản hơn nhiều.
    Trong cuộc thi Hoa hậu áo dài mà Trịnh Công Sơn là thành viên Ban giám khảo, nhạc sĩ được tặng một bộ veston do nhà may danh tiếng hàng đầu ở Sài Gòn thiết kế. Nhưng rồi nhạc sĩ đã từ chối mặc nó bởi cảm giác đeo trên người chiếc hộp bằng vải cứ quẩn quanh trong ý nghĩ của anh. Vài ngày sau, tôi chứng kiến anh tặng món quà này cho người bạn đứng tuổi.
    Những ngày cuối đời của Trịnh Công Sơn, dù bệnh tật đã vắt kiệt sức, nhạc sĩ vẫn giữ phong thái lịch lãm. Tất cả đau đớn và tuyệt vọng, anh đã cố gắng để nó diễn ra thật nhẹ nhàng. Hơn 2 năm rồi, tôi không còn được ngồi với anh ở góc phố thân quen ngắm nhìn cuộc đời đang hối hả ngược xuôi, hay lặng lẽ chìm đắm trong những cảm xúc suy tư. Trịnh Công Sơn, người đàn ông sống lịch lãm cho đến hơi thở cuối cùng, vẫn cùng tôi tiếp tục chia sẻ niềm vui và nỗi đau của đời này.
    Hoạ sĩ Trịnh Cung
    (Theo Phụ Nữ Việt Nam)



  4. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm 3 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
    Chụp ảnh Trịnh Công Sơn: Những cảm xúc khó quên...


    Đã có nhiều nhà nhiếp ảnh - cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư- chụp ảnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Điều đặc biệt là hầu như tất cả những ai có dịp cầm máy ghi lại hình ảnh ông đều lưu giữ trong lòng những cảm xúc, kỷ niệm khó quên về người nhạc sĩ tài hoa này cả trước, trong và sau khi chụp...
    Đào Hoa Nữ và "tấm thảm bay" Một cõi đi về
    Có dịp đến thăm khu tưởng niệm Trịnh Công Sơn ở quán Hội Ngộ (Khu du lịch Bình Quới, Thanh Đa, TP Hồ Chí Minh) hẳn bạn sẽ dừng lại rất lâu trước bức ảnh lớn chụp nhạc sĩ đang ngồi chơi guitar trên nền ca khúc Một cõi đi về khổng lồ, bản nhạc tựa như một tấm thảm bay để "Aladin - Trịnh Công Sơn" phiêu du...

    Nhiếp ảnh gia Đào Hoa Nữ - tác giả bức ảnh kể: "Hồi Nữ còn là một cô bé thì anh Sơn đã nổi tiếng. Trước khi cầm máy ảnh, Nữ vốn là... "ca sĩ - sinh viên". Ở Huế, nhà Nữ ở Phú Cam, còn nhà anh Sơn... gần cầu Phú Cam - nghĩa là rất gần nhau, cả địa lý lẫn "nghề nghiệp", nhưng vốn ngại tiếp xúc với người nổi tiếng nên Nữ không dám cầu thân. Chỉ đến những năm 1977 - 1980, Nữ mới có dịp đi hát "giới thiệu ca khúc mới" với các anh Trịnh Công Sơn, Trương Quốc Khánh, Nguyễn Nam, Phạm Trọng Cầu, Trần Long Ẩn..

    Có những khuya, đi diễn từ vùng xa về, xe bị "pan", các anh xuống xe, vừa hát hò vừa đẩy xe, chỉ có Nữ được "ưu tiên" ngự trên xe... Lần đầu tiên Nữ chụp ảnh anh Sơn là sau đợt anh xuất viện (lần đầu) về nhà. Lúc ấy, anh Đinh Hiếu ở Đài Phát thanh - Truyền hình Huế có vào TP.HCM nhờ Nữ dẫn đến nhà anh Sơn để anh ấy ghi hình, nhân đó Nữ có chụp ảnh anh Sơn. Nhà chật, mà đèn quay phim nóng quá nên Nữ chỉ chụp được khoảng chục kiểu ảnh. Về nhà thấy tiếc, vậy là Nữ cố hình dung ra những kiểu ảnh mình sẽ chụp Trịnh Công Sơn.
    Rồi không biết có phải do "linh cảm" một điều sẽ xảy ra hay không mà Nữ đã mua một cuộn giấy cứng khổ lớn (bề ngang 1,6 mét - dài 5 mét), kẻ khuôn nhạc và viết lên đó những nốt nhạc của ca khúc Một cõi đi về, còn phần tựa và lời sẽ nhờ anh Sơn ghi vào, như là thủ bút của tác giả. Nữ trao đổi với anh Sơn và được anh đồng ý.
    Một hôm anh gọi Nữ đến, vẽ chữ xong, anh và Nữ treo bản nhạc lên, phần cuối chạm nền nhà như hình chữ L, anh Sơn ôm đàn ngồi vào đó và hát chính bản nhạc "nền" này. Nữ chụp chân dung anh ở nhiều góc độ, nhiều tư thế nhưng mới chụp được khoảng 15 phút thì có người bạn anh đến giục anh đi viếng vợ họa sĩ Trịnh Cung. Anh Sơn bảo: "Mình quên khuấy đi. Hẹn Nữ hôm khác vậy?. Nhưng Nữ đã không còn dịp nào nữa ngoại trừ... chụp đám tang anh".
    Duy Anh: "Tiếc là tôi đã... quá thần tượng anh"

    Tôi chụp chân dung Trịnh Công Sơn nhiều nhất vào những năm 1993 - 1994. Điều thú vị là những bức ảnh này sau khi công bố có rất nhiều người - quen có, lạ có, có cả đồng nghiệp nữa - ngỏ ý mua lại với mong muốn có một tấm ảnh đẹp của anh treo trong nhà. Thấy mọi người ái mộ, thương yêu anh, nên tôi tặng ảnh anh chứ không bán. Có khi tôi mang ảnh đến tặng anh thì được anh khen: "Ồ, cái lumière (ánh sáng) của Duy Anh lạ quá !".
    Những khi tôi ngỏ lời muốn chụp ảnh thì anh cũng tỏ ra rất thân tình, dễ chịu, nhưng tôi không nghĩ anh là người thích được chụp hình. Những lần tôi đến chụp, anh không nói gì nhiều, chỉ lặng lẽ bắc chiếc ghế ra ngồi cùng điếu thuốc trên tay, tôi cứ thế mà chụp. Chỉ một lần duy nhất tôi mạnh dạn đề nghị được chụp anh trong xưởng vẽ của anh và được anh chấp nhận.
    Điều tôi còn luyến tiếc mãi là trong nhà anh rất thiếu ánh sáng, nhưng anh ngồi sao thì tôi chụp vậy, chứ chưa dám một lần đề nghị anh được sắp xếp, dàn dựng một tấm ảnh đúng theo ý mình. Bởi vì tôi quá thần tượng anh, thần tượng ngay từ thời còn là học sinh trung học, sau này tôi cũng có những tác phẩm lấy ý tưởng từ âm nhạc của anh, nên đứng trước anh tôi không đủ sức để đưa ra ý kiến của mình nữa. Có lẽ vì thế nên mãi tận bây giờ tôi vẫn chưa có được một tấm ảnh ưng ý nhất về anh.
    Người chụp ảnh nghiệp dư và bức chân dung thần tượng
    Ngay lối đi vào của quán Hội Ngộ còn có tấm hình chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đen trắng được phóng lớn để ở một vị trí trang trọng. Bức ảnh này được hội quán lấy làm hình ảnh chủ đề cho album nhạc Trịnh Công Sơn Về nơi cuối trời và được chọn làm hình nền chủ đề cho Đêm nhạc Trịnh Công Sơn - Festival âm nhạc đa quốc gia "San Valvario - Mon Amour" tại Turin, Ý (19-10-2003).
    Các tác phẩm trưng bày ở hội quán hầu hết là của những nghệ sĩ nổi tiếng hoặc những người bạn thân thiết của Trịnh Công Sơn gửi tặng. Nhưng tác giả tấm hình này, ông Lê Hưng, một tay máy nghiệp dư thì chỉ nhận mình là người hâm mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Là một thầy giáo nhưng ông Lê Hưng lại có thú đam mê chụp ảnh. Khoảng năm 1978-1979, qua sự giới thiệu của hoạ sĩ Vũ Hối, ông đã gặp Trịnh Công Sơn lần đầu tiên ở Hội quán Văn nghệ (TP.HCM). Ông xin được chụp chân dung nhạc sĩ và được nhạc sĩ đồng ý. "Tôi thấy anh Sơn hay hút thuốc mà hút thuốc thì phải có vẻ trầm ngâm suy tư, vì vậy phải làm sao tạo được một chút khói và phải nhìn nghiêng sẽ thấy khuôn mặt anh đầy đặn hơn, có chút trầm tư nhìn xa vắng như chờ đợi... Tôi cũng có "đạo diễn" nhưng chỉ ít thôi, ở thế giơ tay lên, đưa tay xuống. Phải mất 4-5 kiểu ảnh, anh Sơn hút hết gần điếu thuốc tôi mới có được tấm này".
    Ông còn cho biết một phát hiện thú vị. ?oNếu để ý kỹ bức hình này sẽ thấy cái băng keo trắng dán giữa hai mắt kính cho thấy hình như cái gọng kính đó đã bị nứt rồi. Có thể chiếc kính này là của một người nào đó tặng, anh Sơn quý và vẫn đeo?.
    Theo Thanh Niên
  5. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm 3 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
    Chụp ảnh Trịnh Công Sơn: Những cảm xúc khó quên...


    Đã có nhiều nhà nhiếp ảnh - cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư- chụp ảnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Điều đặc biệt là hầu như tất cả những ai có dịp cầm máy ghi lại hình ảnh ông đều lưu giữ trong lòng những cảm xúc, kỷ niệm khó quên về người nhạc sĩ tài hoa này cả trước, trong và sau khi chụp...
    Đào Hoa Nữ và "tấm thảm bay" Một cõi đi về
    Có dịp đến thăm khu tưởng niệm Trịnh Công Sơn ở quán Hội Ngộ (Khu du lịch Bình Quới, Thanh Đa, TP Hồ Chí Minh) hẳn bạn sẽ dừng lại rất lâu trước bức ảnh lớn chụp nhạc sĩ đang ngồi chơi guitar trên nền ca khúc Một cõi đi về khổng lồ, bản nhạc tựa như một tấm thảm bay để "Aladin - Trịnh Công Sơn" phiêu du...

    Nhiếp ảnh gia Đào Hoa Nữ - tác giả bức ảnh kể: "Hồi Nữ còn là một cô bé thì anh Sơn đã nổi tiếng. Trước khi cầm máy ảnh, Nữ vốn là... "ca sĩ - sinh viên". Ở Huế, nhà Nữ ở Phú Cam, còn nhà anh Sơn... gần cầu Phú Cam - nghĩa là rất gần nhau, cả địa lý lẫn "nghề nghiệp", nhưng vốn ngại tiếp xúc với người nổi tiếng nên Nữ không dám cầu thân. Chỉ đến những năm 1977 - 1980, Nữ mới có dịp đi hát "giới thiệu ca khúc mới" với các anh Trịnh Công Sơn, Trương Quốc Khánh, Nguyễn Nam, Phạm Trọng Cầu, Trần Long Ẩn..

    Có những khuya, đi diễn từ vùng xa về, xe bị "pan", các anh xuống xe, vừa hát hò vừa đẩy xe, chỉ có Nữ được "ưu tiên" ngự trên xe... Lần đầu tiên Nữ chụp ảnh anh Sơn là sau đợt anh xuất viện (lần đầu) về nhà. Lúc ấy, anh Đinh Hiếu ở Đài Phát thanh - Truyền hình Huế có vào TP.HCM nhờ Nữ dẫn đến nhà anh Sơn để anh ấy ghi hình, nhân đó Nữ có chụp ảnh anh Sơn. Nhà chật, mà đèn quay phim nóng quá nên Nữ chỉ chụp được khoảng chục kiểu ảnh. Về nhà thấy tiếc, vậy là Nữ cố hình dung ra những kiểu ảnh mình sẽ chụp Trịnh Công Sơn.
    Rồi không biết có phải do "linh cảm" một điều sẽ xảy ra hay không mà Nữ đã mua một cuộn giấy cứng khổ lớn (bề ngang 1,6 mét - dài 5 mét), kẻ khuôn nhạc và viết lên đó những nốt nhạc của ca khúc Một cõi đi về, còn phần tựa và lời sẽ nhờ anh Sơn ghi vào, như là thủ bút của tác giả. Nữ trao đổi với anh Sơn và được anh đồng ý.
    Một hôm anh gọi Nữ đến, vẽ chữ xong, anh và Nữ treo bản nhạc lên, phần cuối chạm nền nhà như hình chữ L, anh Sơn ôm đàn ngồi vào đó và hát chính bản nhạc "nền" này. Nữ chụp chân dung anh ở nhiều góc độ, nhiều tư thế nhưng mới chụp được khoảng 15 phút thì có người bạn anh đến giục anh đi viếng vợ họa sĩ Trịnh Cung. Anh Sơn bảo: "Mình quên khuấy đi. Hẹn Nữ hôm khác vậy?. Nhưng Nữ đã không còn dịp nào nữa ngoại trừ... chụp đám tang anh".
    Duy Anh: "Tiếc là tôi đã... quá thần tượng anh"

    Tôi chụp chân dung Trịnh Công Sơn nhiều nhất vào những năm 1993 - 1994. Điều thú vị là những bức ảnh này sau khi công bố có rất nhiều người - quen có, lạ có, có cả đồng nghiệp nữa - ngỏ ý mua lại với mong muốn có một tấm ảnh đẹp của anh treo trong nhà. Thấy mọi người ái mộ, thương yêu anh, nên tôi tặng ảnh anh chứ không bán. Có khi tôi mang ảnh đến tặng anh thì được anh khen: "Ồ, cái lumière (ánh sáng) của Duy Anh lạ quá !".
    Những khi tôi ngỏ lời muốn chụp ảnh thì anh cũng tỏ ra rất thân tình, dễ chịu, nhưng tôi không nghĩ anh là người thích được chụp hình. Những lần tôi đến chụp, anh không nói gì nhiều, chỉ lặng lẽ bắc chiếc ghế ra ngồi cùng điếu thuốc trên tay, tôi cứ thế mà chụp. Chỉ một lần duy nhất tôi mạnh dạn đề nghị được chụp anh trong xưởng vẽ của anh và được anh chấp nhận.
    Điều tôi còn luyến tiếc mãi là trong nhà anh rất thiếu ánh sáng, nhưng anh ngồi sao thì tôi chụp vậy, chứ chưa dám một lần đề nghị anh được sắp xếp, dàn dựng một tấm ảnh đúng theo ý mình. Bởi vì tôi quá thần tượng anh, thần tượng ngay từ thời còn là học sinh trung học, sau này tôi cũng có những tác phẩm lấy ý tưởng từ âm nhạc của anh, nên đứng trước anh tôi không đủ sức để đưa ra ý kiến của mình nữa. Có lẽ vì thế nên mãi tận bây giờ tôi vẫn chưa có được một tấm ảnh ưng ý nhất về anh.
    Người chụp ảnh nghiệp dư và bức chân dung thần tượng
    Ngay lối đi vào của quán Hội Ngộ còn có tấm hình chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đen trắng được phóng lớn để ở một vị trí trang trọng. Bức ảnh này được hội quán lấy làm hình ảnh chủ đề cho album nhạc Trịnh Công Sơn Về nơi cuối trời và được chọn làm hình nền chủ đề cho Đêm nhạc Trịnh Công Sơn - Festival âm nhạc đa quốc gia "San Valvario - Mon Amour" tại Turin, Ý (19-10-2003).
    Các tác phẩm trưng bày ở hội quán hầu hết là của những nghệ sĩ nổi tiếng hoặc những người bạn thân thiết của Trịnh Công Sơn gửi tặng. Nhưng tác giả tấm hình này, ông Lê Hưng, một tay máy nghiệp dư thì chỉ nhận mình là người hâm mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Là một thầy giáo nhưng ông Lê Hưng lại có thú đam mê chụp ảnh. Khoảng năm 1978-1979, qua sự giới thiệu của hoạ sĩ Vũ Hối, ông đã gặp Trịnh Công Sơn lần đầu tiên ở Hội quán Văn nghệ (TP.HCM). Ông xin được chụp chân dung nhạc sĩ và được nhạc sĩ đồng ý. "Tôi thấy anh Sơn hay hút thuốc mà hút thuốc thì phải có vẻ trầm ngâm suy tư, vì vậy phải làm sao tạo được một chút khói và phải nhìn nghiêng sẽ thấy khuôn mặt anh đầy đặn hơn, có chút trầm tư nhìn xa vắng như chờ đợi... Tôi cũng có "đạo diễn" nhưng chỉ ít thôi, ở thế giơ tay lên, đưa tay xuống. Phải mất 4-5 kiểu ảnh, anh Sơn hút hết gần điếu thuốc tôi mới có được tấm này".
    Ông còn cho biết một phát hiện thú vị. ?oNếu để ý kỹ bức hình này sẽ thấy cái băng keo trắng dán giữa hai mắt kính cho thấy hình như cái gọng kính đó đã bị nứt rồi. Có thể chiếc kính này là của một người nào đó tặng, anh Sơn quý và vẫn đeo?.
    Theo Thanh Niên
  6. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Thương thay - Bi thay ​
    KHÁNH LY
    Đang ở vào những ngày cuối Xuân. Miền Đông vẫn hứng chịu cơn bão tuyết, đất trời mờ mịt cùng người ở lại trong giá lạnh buốt cóng. Cali lại có những ngày nóng đổ lửa chói chang, cỏ cây khô héo trên mặt đất như muốn nứt ra nhưng đêm xuống lại lạnh anh ạ. Lạnh như những ngày ở Đà Lạt. Không biết anh còn nhớ những ngày bắt em... thò đầu ra cửa sổ, tập hát những nốt cao... anh bảo... Mai đừng hát giọng óc nghe khó chịu lắm. Ráng tập đi có thể là hơi cực nhưng hát bằng giọng thật của mình, bao giờ cũng hay hơn... Anh có nhớ bài hát nào anh đã bắt em tập như thế không. Đó là bài "Xin Mặt Trời Ngủ Yên". Chuyện ngày xưa anh còn nhớ không.
    Nghĩ cũng thương cho anh em mình, thương cho quê hương mình. Nghèo quá nên thiếu thốn mọi bề và anh đã phải dạy em hát bằng cách đó, trên sân cỏ đồi Cù hay ở cái bàn nhỏ, khuất, nằm dưới chân cầu thang. Cũng có khi hai anh em, chỉ có hai anh em trên lầu cà phê Tùng, anh hát và tập cho em bài "Tiếng Hát Dạ Lan". Anh không nói ý nghĩa về hai chữ "dạ lan" em không hỏi và sau này bài hát trở thành "Dấu Chân Địa Đàng" em cũng không hỏi. Anh cũng vẫn không nói. Hình như bắt đầu từ ngay những giây phút đầu tiên, anh và em đã tập cho nhau cách nói và nghe bằng sự... im lặng và chính vì như thế, anh em mình luôn gần nhau. Không có rừng sâu, núi thẳm, chẳng có biển rộng, sông dài. Lại càng không có bao nhiêu năm trôi, mình vẫn nghe tiếng nhau trong bình minh trong đêm tối, trong nắng cháy, trong mưa giông bởi anh là hình, em là bóng.
    Hôm nay 1 tháng 4, trời bỗng âm u khác thường. Rồi gió lên. Rồi mưa xuống. Anh ơi, trời ở đâu. Trời cao quá. Nơi nào là cuối trời. Có lẽ đường dài lắm, nên trời mới nhỏ lệ thương người. Phải thế không anh. Em thấy nụ cười và ánh mắt tinh nghịch và những ngón tay thuôn đẹp hờ hững trên những sợi dây đàn. Gió từ sông Hương ***g lộng trên những hàng cây. Tóc em bay xôn xao trong gió cùng với tiếng hát anh mênh mang, mênh mang. Gió cứ theo em cùng tiếng hát anh đến mãi mãi.... mãi mãi. Một bóng âm thầm. Rất âm thầm.
    Ôi, thương thay. Bi thay
    KHÁNH LY - 1 tháng 4, 2004.
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  7. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Thương thay - Bi thay ​
    KHÁNH LY
    Đang ở vào những ngày cuối Xuân. Miền Đông vẫn hứng chịu cơn bão tuyết, đất trời mờ mịt cùng người ở lại trong giá lạnh buốt cóng. Cali lại có những ngày nóng đổ lửa chói chang, cỏ cây khô héo trên mặt đất như muốn nứt ra nhưng đêm xuống lại lạnh anh ạ. Lạnh như những ngày ở Đà Lạt. Không biết anh còn nhớ những ngày bắt em... thò đầu ra cửa sổ, tập hát những nốt cao... anh bảo... Mai đừng hát giọng óc nghe khó chịu lắm. Ráng tập đi có thể là hơi cực nhưng hát bằng giọng thật của mình, bao giờ cũng hay hơn... Anh có nhớ bài hát nào anh đã bắt em tập như thế không. Đó là bài "Xin Mặt Trời Ngủ Yên". Chuyện ngày xưa anh còn nhớ không.
    Nghĩ cũng thương cho anh em mình, thương cho quê hương mình. Nghèo quá nên thiếu thốn mọi bề và anh đã phải dạy em hát bằng cách đó, trên sân cỏ đồi Cù hay ở cái bàn nhỏ, khuất, nằm dưới chân cầu thang. Cũng có khi hai anh em, chỉ có hai anh em trên lầu cà phê Tùng, anh hát và tập cho em bài "Tiếng Hát Dạ Lan". Anh không nói ý nghĩa về hai chữ "dạ lan" em không hỏi và sau này bài hát trở thành "Dấu Chân Địa Đàng" em cũng không hỏi. Anh cũng vẫn không nói. Hình như bắt đầu từ ngay những giây phút đầu tiên, anh và em đã tập cho nhau cách nói và nghe bằng sự... im lặng và chính vì như thế, anh em mình luôn gần nhau. Không có rừng sâu, núi thẳm, chẳng có biển rộng, sông dài. Lại càng không có bao nhiêu năm trôi, mình vẫn nghe tiếng nhau trong bình minh trong đêm tối, trong nắng cháy, trong mưa giông bởi anh là hình, em là bóng.
    Hôm nay 1 tháng 4, trời bỗng âm u khác thường. Rồi gió lên. Rồi mưa xuống. Anh ơi, trời ở đâu. Trời cao quá. Nơi nào là cuối trời. Có lẽ đường dài lắm, nên trời mới nhỏ lệ thương người. Phải thế không anh. Em thấy nụ cười và ánh mắt tinh nghịch và những ngón tay thuôn đẹp hờ hững trên những sợi dây đàn. Gió từ sông Hương ***g lộng trên những hàng cây. Tóc em bay xôn xao trong gió cùng với tiếng hát anh mênh mang, mênh mang. Gió cứ theo em cùng tiếng hát anh đến mãi mãi.... mãi mãi. Một bóng âm thầm. Rất âm thầm.
    Ôi, thương thay. Bi thay
    KHÁNH LY - 1 tháng 4, 2004.
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  8. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Cung: ''Trịnh Công Sơn - người dạy tôi sự lịch lãm''

    Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    "Tôi thích người nghệ sĩ này ngay lần gặp đầu tiên vì cách cảm thụ văn nghệ cũng như cách sống của anh, vừa tinh tế, vừa mới mẻ lại ấm áp tình bạn. Tôi lớn dần lên cả về mặt tâm hồn lẫn sự lịch lãm từ tình bạn này", hoạ sĩ Trịnh Cung nhớ về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như thế.
    Tôi gặp Trịnh Công Sơn từ khi còn rất trẻ, lúc ấy Sơn đã là một người đàn ông rất gallant rồi. Ngoài sự chia sẻ về cảm thụ văn học, âm nhạc, nhạc sĩ còn dạy tôi khiêu vũ. Sơn nhảy beebop rất đẹp. Mỗi lần bán được tranh, tôi và Sơn đi ăn cơm Tây, sau đó đến vũ trường. Không được làm bạn với Sơn, chắc đến bây giờ tôi vẫn còn lọng cọng với đám muỗng nĩa, uống nhầm rượu vang đỏ khi ăn món cá và rượu vang trắng khi ăn món thịt. Cũng nhờ Sơn mà tôi biết phân biệt bộ cánh nào đi làm, bộ nào sẽ dự tiệc, biết nhận xét thế nào là một bộ veston đẹp, lịch sự với chiếc cavát lụa và điệu nghệ trong đôi giày da đúng kiểu.
    Đó cũng là lần đầu tiên tôi sắm cho mình bộ veston bằng vải dormeuil của Anh, được thiết kế bởi nhà may nổi tiếng Jean Tailor. Thật thú vị khi khoác lên người những áo quần do các thợ tài danh lúc bấy giờ đảm nhận. Mỗi dịp về ăn Tết với mẹ và em, Sơn đều mang về những món quà gắn liền với thương hiệu nổi tiếng. Cái cảm giác thích thú khi khoác trên người bộ quần áo đắt tiền, đến bây giờ tôi vẫn không thể quên, dù hiện tại, với tôi mọi thứ đã đơn giản hơn nhiều.
    Trong cuộc thi Hoa hậu áo dài mà Trịnh Công Sơn là thành viên Ban giám khảo, nhạc sĩ được tặng một bộ veston do nhà may danh tiếng hàng đầu ở Sài Gòn thiết kế. Nhưng rồi nhạc sĩ đã từ chối mặc nó bởi cảm giác đeo trên người chiếc hộp bằng vải cứ quẩn quanh trong ý nghĩ của anh. Vài ngày sau, tôi chứng kiến anh tặng món quà này cho người bạn đứng tuổi.
    Những ngày cuối đời của Trịnh Công Sơn, dù bệnh tật đã vắt kiệt sức, nhạc sĩ vẫn giữ phong thái lịch lãm. Tất cả đau đớn và tuyệt vọng, anh đã cố gắng để nó diễn ra thật nhẹ nhàng. Hơn 2 năm rồi, tôi không còn được ngồi với anh ở góc phố thân quen ngắm nhìn cuộc đời đang hối hả ngược xuôi, hay lặng lẽ chìm đắm trong những cảm xúc suy tư. Trịnh Công Sơn, người đàn ông sống lịch lãm cho đến hơi thở cuối cùng, vẫn cùng tôi tiếp tục chia sẻ niềm vui và nỗi đau của đời này.
    Hoạ sĩ Trịnh Cung
    (Theo Phụ Nữ Việt Nam)
    "Vĩnh viễn a`?
    Không có gì là vĩnh viễn đâu!"
  9. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Cung: ''Trịnh Công Sơn - người dạy tôi sự lịch lãm''

    Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    "Tôi thích người nghệ sĩ này ngay lần gặp đầu tiên vì cách cảm thụ văn nghệ cũng như cách sống của anh, vừa tinh tế, vừa mới mẻ lại ấm áp tình bạn. Tôi lớn dần lên cả về mặt tâm hồn lẫn sự lịch lãm từ tình bạn này", hoạ sĩ Trịnh Cung nhớ về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như thế.
    Tôi gặp Trịnh Công Sơn từ khi còn rất trẻ, lúc ấy Sơn đã là một người đàn ông rất gallant rồi. Ngoài sự chia sẻ về cảm thụ văn học, âm nhạc, nhạc sĩ còn dạy tôi khiêu vũ. Sơn nhảy beebop rất đẹp. Mỗi lần bán được tranh, tôi và Sơn đi ăn cơm Tây, sau đó đến vũ trường. Không được làm bạn với Sơn, chắc đến bây giờ tôi vẫn còn lọng cọng với đám muỗng nĩa, uống nhầm rượu vang đỏ khi ăn món cá và rượu vang trắng khi ăn món thịt. Cũng nhờ Sơn mà tôi biết phân biệt bộ cánh nào đi làm, bộ nào sẽ dự tiệc, biết nhận xét thế nào là một bộ veston đẹp, lịch sự với chiếc cavát lụa và điệu nghệ trong đôi giày da đúng kiểu.
    Đó cũng là lần đầu tiên tôi sắm cho mình bộ veston bằng vải dormeuil của Anh, được thiết kế bởi nhà may nổi tiếng Jean Tailor. Thật thú vị khi khoác lên người những áo quần do các thợ tài danh lúc bấy giờ đảm nhận. Mỗi dịp về ăn Tết với mẹ và em, Sơn đều mang về những món quà gắn liền với thương hiệu nổi tiếng. Cái cảm giác thích thú khi khoác trên người bộ quần áo đắt tiền, đến bây giờ tôi vẫn không thể quên, dù hiện tại, với tôi mọi thứ đã đơn giản hơn nhiều.
    Trong cuộc thi Hoa hậu áo dài mà Trịnh Công Sơn là thành viên Ban giám khảo, nhạc sĩ được tặng một bộ veston do nhà may danh tiếng hàng đầu ở Sài Gòn thiết kế. Nhưng rồi nhạc sĩ đã từ chối mặc nó bởi cảm giác đeo trên người chiếc hộp bằng vải cứ quẩn quanh trong ý nghĩ của anh. Vài ngày sau, tôi chứng kiến anh tặng món quà này cho người bạn đứng tuổi.
    Những ngày cuối đời của Trịnh Công Sơn, dù bệnh tật đã vắt kiệt sức, nhạc sĩ vẫn giữ phong thái lịch lãm. Tất cả đau đớn và tuyệt vọng, anh đã cố gắng để nó diễn ra thật nhẹ nhàng. Hơn 2 năm rồi, tôi không còn được ngồi với anh ở góc phố thân quen ngắm nhìn cuộc đời đang hối hả ngược xuôi, hay lặng lẽ chìm đắm trong những cảm xúc suy tư. Trịnh Công Sơn, người đàn ông sống lịch lãm cho đến hơi thở cuối cùng, vẫn cùng tôi tiếp tục chia sẻ niềm vui và nỗi đau của đời này.
    Hoạ sĩ Trịnh Cung
    (Theo Phụ Nữ Việt Nam)
    "Vĩnh viễn a`?
    Không có gì là vĩnh viễn đâu!"
  10. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn với trường ca "Tiếng hát dã tràng"
    09:57'' 01/04/2004 (GMT+7)

    nhạc sĩ Trịnh Công Sơn những năm học tại Qui Nhơn
    Sau gần 40 năm, tác phẩm trường ca đầu tiên của nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn (viết tại Qui Nhơn năm ông 23 tuổi) đã được tìm thấy và cũng là lần đầu tiên công chúng được nghe lại sau buổi diễn ở Qui Nhơn năm 1962. Ca sĩ Ánh Tuyết cùng ban nhạc ATB dựng lại bản hợp xướng bị thất lạc này.
    Sau những biến cố của đời sống, người cha chết khi ông còn quá trẻ trong một tai nạn không đáng có, người mẹ của Trịnh Công Sơn phải nuôi 7 người con và một cái bào thai còn nằm trong bụng. Bà không đủ sức để gánh vác cả một đại gia đình, người anh cả Trịnh Công Sơn đã phải bỏ học để giúp mẹ nhiều công việc khác nhau. Ngôi nhà lớn sang trọng của gia đình Trịnh Công Sơn phải thay vào đó là một căn nhà nhỏ chật hẹp trước nhà thờ Phủ Cam. Tâm hồn nhạy cảm của một chàng trai mới lớn khiến cho anh rất buồn.
    Anh đã tìm đến biển, tìm một lối thoát tinh thần khi học ở trường Sư phạm Qui Nhơn. Anh say mê Albert Camus với tập khảo luận Le mythe de Sisyphe nói về sự phi lý của cuộc đời, về tất cả những gì con người khổ cực xây dựng lên trong chốc lát lại tiêu tan. Cũng trong thời gian này, Trịnh Công Sơn thường giải buồn bằng cách chơi những loại dân ca, các bài nhạc theo điệu blues, phong cách có ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp âm nhạc của ông sau này.
    Trường ca dã tràng ra đời trong thời điểm này, do yêu cầu của nhà trường. Và Trịnh Công Sơn đã soạn một bản trường ca để biểu diễn trong một nhạc hội ở nhà trường.
    Trường ca Tiếng hát dã tràng gồm 2 phần với 13 đoản khúc:

    nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chỉ huy dàn hợp xướng trình diễn trường ca tiếng hát Dã Tràng 1962
    Đoản khúc 1 của phần Một: Lời biển vọng là tiếng kêu thống thiết của dã tràng khóc cho thân phận của mình trước cảnh ?otrùng dương đưa sóng vào bờ đùa trên biển cát hoang vu xóa những thành công của dã tràng?.
    Đoản khúc 2: Tiếng hát của dã tràng - bể cát và thân phận: Giữa không gian và thời gian, tác giả ví mình như một con dã tràng bị lưu đày trong nỗi cô đơn, ?okhi mưa lên, khi nắng về khi sương rơi, trong thu buồn?mình tôi đi, triền núi đến, tôi xe cát trong thân lưu đày??
    Đoản khúc 3: Bãi cát chiều và lời vỗ về của người khách lạ.
    Đoản khúc 4: Niềm đau vô vàn của thân phận con người
    Đoản khúc 5: Những con sóng vô tình như một qui luật khắt khe, đã quên đi công của dã tràng ngày đêm xe cát?
    Phần 2 có 8 đoản khúc: Trong phần này, tác giả muốn nói nhiều hơn về chính thân phận mình. Cuộc đời không có gì có thể biết trước được, và trong niềm tuyệt vọng, ông đã tìm đến chốn nương náu của tình yêu. Dù bốn mùa là niềm vô vọng nhưng có tình yêu là có niềm tin để tiếp tục sống và kết thúc cuối cùng của Dã tràng ca là tiếng nói khát vọng của tình yêu.


    Trường ca đầu tiên của Trịnh Công sơn đã trình diễn cùng với ban hợp xướng trường Sư phạm Qui Nhơn 1962. Sau gần 40 năm thất lạc, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và nhạc sĩ Nguyễn Đình Niêm cố đi tìm cho được tác phẩm này. Ông Nguyễn Đình Niêm tìm gặp những người trước đây từng hát Dã tràng ca để ghi lại tác phẩm, không ngờ cơ may đến khi ông gặp ông Nguyễn Hồ - nguyên học cùng lớp với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Qui Nhơn - và nghe ông Hồ bảo rằng: ?o Thôi đừng tìm nữa, hiện vợ tôi còn giữ một bản?.
    Câu chuyện về Dã tràng ca như một huyền thoại. Từ một lần tình cờ, ca sĩ Ánh Tuyết bắt gặp tác phẩm này, ý định dựng một hợp xướng luôn nằm trong đầu chị. Và hơn 2 tháng trời vỡ bài, tìm hiểu và cảm, Ánh Tuyết quyết tâm dựng hợp xướng Dã tràng ca trong lần giỗ thứ 3 của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Sau ngày đất nước hoà bình, đây có lẽ là lần đầu tiên một trường ca của Trịnh Công Sơn được hát lên. Đây thật sự là một tác phẩm đặc sắc của chàng thanh niên 23 tuổi họ Trịnh, ca sĩ Ánh Tuyết xúc động bày tỏ: "Trong khuôn khổ của phòng trà, tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để khán giả biết nhiều hơn về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn."
    Chương trình hợp xướng Tiếng hát dã tràng sẽ diễn ra tại phòng trà ATB vào các ngày 1-2-3 tháng 4/2004.

    "Vĩnh viễn a`?
    Không có gì là vĩnh viễn đâu!"

Chia sẻ trang này