1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn với trường ca "Tiếng hát dã tràng"
    09:57'' 01/04/2004 (GMT+7)

    nhạc sĩ Trịnh Công Sơn những năm học tại Qui Nhơn
    Sau gần 40 năm, tác phẩm trường ca đầu tiên của nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn (viết tại Qui Nhơn năm ông 23 tuổi) đã được tìm thấy và cũng là lần đầu tiên công chúng được nghe lại sau buổi diễn ở Qui Nhơn năm 1962. Ca sĩ Ánh Tuyết cùng ban nhạc ATB dựng lại bản hợp xướng bị thất lạc này.
    Sau những biến cố của đời sống, người cha chết khi ông còn quá trẻ trong một tai nạn không đáng có, người mẹ của Trịnh Công Sơn phải nuôi 7 người con và một cái bào thai còn nằm trong bụng. Bà không đủ sức để gánh vác cả một đại gia đình, người anh cả Trịnh Công Sơn đã phải bỏ học để giúp mẹ nhiều công việc khác nhau. Ngôi nhà lớn sang trọng của gia đình Trịnh Công Sơn phải thay vào đó là một căn nhà nhỏ chật hẹp trước nhà thờ Phủ Cam. Tâm hồn nhạy cảm của một chàng trai mới lớn khiến cho anh rất buồn.
    Anh đã tìm đến biển, tìm một lối thoát tinh thần khi học ở trường Sư phạm Qui Nhơn. Anh say mê Albert Camus với tập khảo luận Le mythe de Sisyphe nói về sự phi lý của cuộc đời, về tất cả những gì con người khổ cực xây dựng lên trong chốc lát lại tiêu tan. Cũng trong thời gian này, Trịnh Công Sơn thường giải buồn bằng cách chơi những loại dân ca, các bài nhạc theo điệu blues, phong cách có ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp âm nhạc của ông sau này.
    Trường ca dã tràng ra đời trong thời điểm này, do yêu cầu của nhà trường. Và Trịnh Công Sơn đã soạn một bản trường ca để biểu diễn trong một nhạc hội ở nhà trường.
    Trường ca Tiếng hát dã tràng gồm 2 phần với 13 đoản khúc:

    nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chỉ huy dàn hợp xướng trình diễn trường ca tiếng hát Dã Tràng 1962
    Đoản khúc 1 của phần Một: Lời biển vọng là tiếng kêu thống thiết của dã tràng khóc cho thân phận của mình trước cảnh ?otrùng dương đưa sóng vào bờ đùa trên biển cát hoang vu xóa những thành công của dã tràng?.
    Đoản khúc 2: Tiếng hát của dã tràng - bể cát và thân phận: Giữa không gian và thời gian, tác giả ví mình như một con dã tràng bị lưu đày trong nỗi cô đơn, ?okhi mưa lên, khi nắng về khi sương rơi, trong thu buồn?mình tôi đi, triền núi đến, tôi xe cát trong thân lưu đày??
    Đoản khúc 3: Bãi cát chiều và lời vỗ về của người khách lạ.
    Đoản khúc 4: Niềm đau vô vàn của thân phận con người
    Đoản khúc 5: Những con sóng vô tình như một qui luật khắt khe, đã quên đi công của dã tràng ngày đêm xe cát?
    Phần 2 có 8 đoản khúc: Trong phần này, tác giả muốn nói nhiều hơn về chính thân phận mình. Cuộc đời không có gì có thể biết trước được, và trong niềm tuyệt vọng, ông đã tìm đến chốn nương náu của tình yêu. Dù bốn mùa là niềm vô vọng nhưng có tình yêu là có niềm tin để tiếp tục sống và kết thúc cuối cùng của Dã tràng ca là tiếng nói khát vọng của tình yêu.


    Trường ca đầu tiên của Trịnh Công sơn đã trình diễn cùng với ban hợp xướng trường Sư phạm Qui Nhơn 1962. Sau gần 40 năm thất lạc, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và nhạc sĩ Nguyễn Đình Niêm cố đi tìm cho được tác phẩm này. Ông Nguyễn Đình Niêm tìm gặp những người trước đây từng hát Dã tràng ca để ghi lại tác phẩm, không ngờ cơ may đến khi ông gặp ông Nguyễn Hồ - nguyên học cùng lớp với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Qui Nhơn - và nghe ông Hồ bảo rằng: ?o Thôi đừng tìm nữa, hiện vợ tôi còn giữ một bản?.
    Câu chuyện về Dã tràng ca như một huyền thoại. Từ một lần tình cờ, ca sĩ Ánh Tuyết bắt gặp tác phẩm này, ý định dựng một hợp xướng luôn nằm trong đầu chị. Và hơn 2 tháng trời vỡ bài, tìm hiểu và cảm, Ánh Tuyết quyết tâm dựng hợp xướng Dã tràng ca trong lần giỗ thứ 3 của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Sau ngày đất nước hoà bình, đây có lẽ là lần đầu tiên một trường ca của Trịnh Công Sơn được hát lên. Đây thật sự là một tác phẩm đặc sắc của chàng thanh niên 23 tuổi họ Trịnh, ca sĩ Ánh Tuyết xúc động bày tỏ: "Trong khuôn khổ của phòng trà, tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để khán giả biết nhiều hơn về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn."
    Chương trình hợp xướng Tiếng hát dã tràng sẽ diễn ra tại phòng trà ATB vào các ngày 1-2-3 tháng 4/2004.

    "Vĩnh viễn a`?
    Không có gì là vĩnh viễn đâu!"
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Lys ơi, làm mục lục bài viết tiếp đi. Không biết máy bài này , bài viết mới coá chưa nữa
    Tiếng Việt trong dòng nhạc Trịnh Công Sơn
    --- Phạm Bân ---
    Cái chết của nhà nhạc sĩ thiên tài Trịnh Công Sơn đã thêm một lần nữa gây "sóng gió" khắp nơi! Mọi người thường đứng trên một góc độ nào đó như chính trị, nghệ thuật, v.v... để nhận xét về người nhạc sĩ tài hoa nàỵ
    Riêng tôi, vào những năm còn học Trung học, lúc mà cái cassette thô sơ mới được du mhập vào Việt Nam, đã cùng một số bạn nhóc tì nghêu ngao hát "Diễm xưa", "Tuổi đá buồn", "Gia tài của mẹ", "Đại bác ru đêm", "Người con gái Việt Nam", "Hãy nói giùm tôi", "Rừng xưa đã khép", "Giọt nước mắt quê hương", v.v... Thuở đó, mặc dù học trường Tây (nos ancêtres sont des Gaulois!) nhưng chúng tôi hết sức ái mộ cách dùng chữ thuần túy Việt Nam của Trịnh Công Sơn trong âm nhạc. Chúng tôi tìm thấy con người "đặc sệt" Việt Nam của Trịnh Công Sơn qua các nhạc phẩm của ông. Vượt biên qua Mỹ, thấy mấy vị "chống Cộng" (?) cực đoan, bài bác nhạc Trịnh Công Sơn hăng quá khiến "đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi" ... sinh ra nghi ngờ mấy vị đó có thực sự biết họ đang nói gì và làm gì không ?! Tôi xin lỗi linh hồn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để viết rằng: May quá , nay ông mất rồi (!!!), tôi mới có dịp viết những cảm tình của tôi đối với ông!
    Cũng sáng tác nhiều bài nhạc chống chiến tranh nhưng nhạc sĩ Phạm Duy và vài nhạc sĩ khác không bị lên án "phản chiến" và không bị tẩy chay. Số phận Trịnh Công Sơn hẩm hiu hơn: phe nào cũng trù dập ông. Chạy ngả nào cũng ... chết; có lẽ vì vậy mà ông chẳng thèm chạy ngả nào cả. Ông can đảm chọn vị trí của một người dân hiền lành, sống trong cảnh "một ách hai tròng" rất quái gở của Việt Nam thời đó: ban ngày chịu luật Quốc gia, ban đêm theo phép Cộng sản! Trịnh Công Sơn chọn vị trí của một người nhạc sĩ chống chiến tranh đến lúc chết, vượt lên trên mọi cái ISM vớ vẩn và rỗng tuếch. Trịnh Công Sơn chưa bao giờ "thuộc hay theo" phe Cộng sản hay Quốc giạ Trịnh Công Sơn chỉ là một người dân Việt Nam, nhìn thấy sự chết chóc tàn bạo của chiến tranh mà phản ảnh trung thực qua âm nhạc. Đúng vậy, Trịnh Công Sơn chống chiến tranh. Trịnh Công Sơn không ưa cảnh thịt đổ, lệ rơi, cảnh mẹ già ngồi khóc và chôn đứa con mà thân thể đã nát bấy vì bom đạn, "đại bác đêm đêm dội về thành phố", "giọt nước mắt thương con, con ngủ mẹ mừng"... Chỉ có những kẻ mắc bệnh tâm thần mới cổ võ chiến tranh! Xin mời quý bạn mướn phim "Saving Private Ryan" về xem để nghiệm ra cái tàn bạo dã man của chiến tranh và để có thể đồng ý với một câu tục ngữ rất phổ thông của người Việt: "Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ!" do bạn Lê Văn Chánh, CTKD8 vừa mới trích dẫn. Nếu ai muốn đổ lỗi vì sao có chiến tranh Bắc Nam cùng các hậu quả của nó thì cần đọc sách và xem phim tài liệu của chính quyền Mỹ và nhiều tác giả ngoại quốc đã được công bố trong khoảng 10 năm nay: chúng ta chỉ là "con tốt thí" của quốc tế mà thôi! Nhịn không nỗi nên tôi viết qua cái nhìn của tôi về mặt "chính trị" của Trịnh Công Sơn như trên. Tuy nhiên, đó không phải là điều tôi quan tâm và yêu thích ông; và tôi xin từ chối tranh luận với bất cứ ai về việc nàỵ Điều tôi kính phục là tâm hồn và cách dùng chữ Việt Nam của ông.
    Mỗi một thi sĩ, nhạc sĩ đều có nét riêng của mình, nhưng ai cũng phải hết sức cẩn thận trong cách dùng chữ và ỵ Ý thơ hoặc ý nhạc muốn hay, muốn rung động được lòng người thì phải tự nhiên và phản ảnh được các đặc điểm chung của mọi ngườị Thi sĩ và nhạc sĩ không thể lấy cái tâm tình riêng của họ mà làm thơ, làm nhạc được. Ngược lại, họ phải biết "thương vay, khóc mướn", lấy tâm tình của đại chúng mà làm tâm tình của mình thì mới được hoan nghênh và phổ biến. Nhạc sĩ Anh Bằng, trong bài "Nỗi lòng người đi", nói lên tâm trạng nhớ thương Hà Nội, nhớ người yêu khi ông ở Sài gòn; đây cũng là tâm trạng chung của các thanh niên miền Bắc di cư:
    "Tôi xa Hà nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu. Bao nhiêu mộng đẹp yêu thương thành khói tan theo mây chiều. Hà Nội ơi! nào biết ra sao bây giờ ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa."
    "Giờ đây biết ngày nào gặp nhau, biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câụ
    Thăng Long ơi, năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời, ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
    Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ."
    "Hôm nay Sài gòn bao nhiêu tà áo khoe mầu phố vui.
    Nhưng riêng một người tâm tư sầu đắng đi trong bùi ngùi.
    Sai gòn ơi! mộng với tay cao hơn trời"
    Đa số nhạc sĩ Việt Nam đều sử dụng tài tình tiếng Việt Nam trong âm nhạc: cứ hễ là người Việt Nam thì đều có thể hiểu và rung cảm theo lời nhạc được. Tất nhiên, lẻ tẻ vẫn có vài nhạc sĩ, tuy nổi danh, nhạc nghe được nhưng xét về phương diện đại chúng thì chưa đạt lắm. Thí dụ bài "Thiên Thai" của Văn Cao:
    "Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng.
    Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên.
    Kìa đường lên tiên.
    Kìa nguồn hương duyên theo gió tiếng đàn xao xuyến
    Phím tơ lưu luyến.
    Mấy cung u huyền.
    Mấy cung trìu mến
    như nước reo mạn thuyền.
    Âm ba thoáng rung cánh đào rơi."
    Dùng điển tích, điển cố như trên thì chỉ có một thành phần nào đó hiểu thôi! Tương tự như vậy, dùng chữ Hán Việt nhiều quá thì "chói cái lỗ tai" lắm! Thí dụ them nữa là bài "Hoài cảm" của Cung Tiến:
    "Chiều buồn len lén tâm tư. Mơ hồ nghe lá thu mưa. Dạt dào tựa những âm xưa thiết tha ngân lên lời xưa. Quạnh hiu về thấm không gian. Âm thầm như lấn vào hồn. Buổi chiều chợt nhớ cố nhân. Sương buồn lắng qua hoàng hôn...."
    Tất nhiên, không cách nào tránh được tiếng Hán Việt bởi lẽ đơn giản là nó chiếm tới khoảng 75% tiếng Việt! Điều cần để ý là chỉ nên dùng những tiếng Hán Việt nào đã được Việt Nam hóa, được phổ biến rộng rãi để đạt được yếu tố tự nhiên trong câu văn, câu nhạc. Trái lại thì ... sáo quá! Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dùng toàn tiếng Việt Nam thuần tuý để làm nhạc, hiếm khi có tiếng Hán Việt. Nếu có chăng thì đó là những tiếng đã được Việt hóa rất thường dùng trong dân gian. Xin cử vài thí dụ:
    Bài "Tình xa":
    "Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại.
    Cuộc tình nào đã ra khơi ta còn mãi nơi đâỵ
    Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ.
    Ôi những dòng sông nhỏ lời hẹn thề là những cơn mưa
    Khi bước chân ta về, đêm khuya nhìn đường phố
    Thành phố hoang vu như một lần qua cuộc tình.
    Làm sao em biết đời sống buồn tênh...."
    Bài "Ru em từng ngón xuân nồng":
    "Ru mãi ngàn năm giòng tóc em buồn.
    Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm.
    Trên mùa lá xanh ngón tay em gầy nên mãi ru thêm ngàn năm.
    Thôi ngủ đi em . Mưa ru em ngụ Tay em kết nu Nuôi trọn một đời"
    Bài "Còn tuổi nào cho em":
    "Tuổi nào như lá vàng úa chiều nay
    Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời
    Tay mong trôi trên vùng tóc dài
    Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này"
    Về âm điệu cũng không nên "lai" Tàu hoặc Tây, quý là ở chỗ sáng tác theo cảm hứng tự nhiên riêng của mình. Nhạc sĩ Phạm Duy chịu nhiều ảnh hưởng của Beethoven nên sáng tác nhiều bài nghe dường như không phải của người ... Việt làm! Âm điệu Việt Nam là chậm, nhẹ nhàng, không sắt máu, không rộn ràng. Âm điệu trong nhạc Trịnh Công Sơn đa số là chậm, không có gì đặc sắc nhưng độc đáo ở chỗ là ông đã dùng chữ Việt đơn giản mà tạo nên những lời nhạc hết sức tự nhiên, mang theo những ý làm chấn động lòng người! Đa số mọi người đều tự tìm thấy mình đâu đó trong các bài nhạc của Trịnh Công Sơn! Không như âm điệu "lai Tây" của Phạm Duy, nhạc của Trịnh Công Sơn dùng chữ thuần túy Việt Nam, nhưng xét về phần triết lý, lãng mạn, siêu thực và kiêu kỳ thì có phần trội hẳn. Khó là khó ở chỗ đó. Hay là hay ở chỗ đó. Thí dụ:
    Bài "Rồi như đá ngây ngô":
    "Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ
    Đôi khi bỗng nghe bước chân về đâu đó của em
    Ngày nào vừa đến đã xa muôn trùng
    Ngày nào vừa đi lạnh lùng bước chân
    Đôi khi thấy trong gió bay lời em nói
    Đôi khi thấy trên lá cây ngày em đã xa tôi
    Đôi khi nắng trên phố xưa làm tôi nhớ
    Đôi khi có mưa giữa khuya hồn tôi bỗng vu vợ
    Đôi khi thấy trên lá khô một giòng suối
    Đôi khi nhớ trong mắt em một bóng tối nhỏ nhoi
    Từng ngày tình đến thiết tha ân cần
    Từng ngày tình đi một vùng vắng im
    Đôi khi thấy trong cánh chim từng đêm tối
    Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho
    Đôi khi bước qua phố xưa lòng tôi nhớ
    Đôi khi thấy trăm vết thương rồi như đá ngây ngô"
    Bài "Ru em":
    Ru em ngủ những đêm khuya
    Ru em ngày tháng âm u
    Ru em cùng những u mê
    Ru em, ru em dù đã chia xa
    Ru em về những đêm xưa
    Ru em phụ rẫy trong ta
    Ru em quỳ gối vong nô
    Ru em, ru em vì dáng kiêu sa
    Ru từng ngọt bùi đã qua
    Ru người lận đận héo khô
    Yêu em yêu thêm tình phụ
    Yêu em lòng chợt từ bi bất ngợ
    Ru em thèm khát xa hoa
    Ru em đầy những đam mê
    Ru em tình nghĩa vu vơ
    Ru em , ru em chìm dưới phong ba
    Ru em mệt lả cơn đau
    Ru em về giữa chiêm bao
    Ru em bồng bế con theo
    Ru em, ru em gầy yếu hư hao
    Cuối đời còn gì nữa đâu
    Đã tàn mộng mị khát khao
    Đôi khi con tim hò hẹn
    Ngậm ngùi vì một ngày mưa bắt đầu."

  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Lys ơi, làm mục lục bài viết tiếp đi. Không biết máy bài này , bài viết mới coá chưa nữa
    Tiếng Việt trong dòng nhạc Trịnh Công Sơn
    --- Phạm Bân ---
    Cái chết của nhà nhạc sĩ thiên tài Trịnh Công Sơn đã thêm một lần nữa gây "sóng gió" khắp nơi! Mọi người thường đứng trên một góc độ nào đó như chính trị, nghệ thuật, v.v... để nhận xét về người nhạc sĩ tài hoa nàỵ
    Riêng tôi, vào những năm còn học Trung học, lúc mà cái cassette thô sơ mới được du mhập vào Việt Nam, đã cùng một số bạn nhóc tì nghêu ngao hát "Diễm xưa", "Tuổi đá buồn", "Gia tài của mẹ", "Đại bác ru đêm", "Người con gái Việt Nam", "Hãy nói giùm tôi", "Rừng xưa đã khép", "Giọt nước mắt quê hương", v.v... Thuở đó, mặc dù học trường Tây (nos ancêtres sont des Gaulois!) nhưng chúng tôi hết sức ái mộ cách dùng chữ thuần túy Việt Nam của Trịnh Công Sơn trong âm nhạc. Chúng tôi tìm thấy con người "đặc sệt" Việt Nam của Trịnh Công Sơn qua các nhạc phẩm của ông. Vượt biên qua Mỹ, thấy mấy vị "chống Cộng" (?) cực đoan, bài bác nhạc Trịnh Công Sơn hăng quá khiến "đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi" ... sinh ra nghi ngờ mấy vị đó có thực sự biết họ đang nói gì và làm gì không ?! Tôi xin lỗi linh hồn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để viết rằng: May quá , nay ông mất rồi (!!!), tôi mới có dịp viết những cảm tình của tôi đối với ông!
    Cũng sáng tác nhiều bài nhạc chống chiến tranh nhưng nhạc sĩ Phạm Duy và vài nhạc sĩ khác không bị lên án "phản chiến" và không bị tẩy chay. Số phận Trịnh Công Sơn hẩm hiu hơn: phe nào cũng trù dập ông. Chạy ngả nào cũng ... chết; có lẽ vì vậy mà ông chẳng thèm chạy ngả nào cả. Ông can đảm chọn vị trí của một người dân hiền lành, sống trong cảnh "một ách hai tròng" rất quái gở của Việt Nam thời đó: ban ngày chịu luật Quốc gia, ban đêm theo phép Cộng sản! Trịnh Công Sơn chọn vị trí của một người nhạc sĩ chống chiến tranh đến lúc chết, vượt lên trên mọi cái ISM vớ vẩn và rỗng tuếch. Trịnh Công Sơn chưa bao giờ "thuộc hay theo" phe Cộng sản hay Quốc giạ Trịnh Công Sơn chỉ là một người dân Việt Nam, nhìn thấy sự chết chóc tàn bạo của chiến tranh mà phản ảnh trung thực qua âm nhạc. Đúng vậy, Trịnh Công Sơn chống chiến tranh. Trịnh Công Sơn không ưa cảnh thịt đổ, lệ rơi, cảnh mẹ già ngồi khóc và chôn đứa con mà thân thể đã nát bấy vì bom đạn, "đại bác đêm đêm dội về thành phố", "giọt nước mắt thương con, con ngủ mẹ mừng"... Chỉ có những kẻ mắc bệnh tâm thần mới cổ võ chiến tranh! Xin mời quý bạn mướn phim "Saving Private Ryan" về xem để nghiệm ra cái tàn bạo dã man của chiến tranh và để có thể đồng ý với một câu tục ngữ rất phổ thông của người Việt: "Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ!" do bạn Lê Văn Chánh, CTKD8 vừa mới trích dẫn. Nếu ai muốn đổ lỗi vì sao có chiến tranh Bắc Nam cùng các hậu quả của nó thì cần đọc sách và xem phim tài liệu của chính quyền Mỹ và nhiều tác giả ngoại quốc đã được công bố trong khoảng 10 năm nay: chúng ta chỉ là "con tốt thí" của quốc tế mà thôi! Nhịn không nỗi nên tôi viết qua cái nhìn của tôi về mặt "chính trị" của Trịnh Công Sơn như trên. Tuy nhiên, đó không phải là điều tôi quan tâm và yêu thích ông; và tôi xin từ chối tranh luận với bất cứ ai về việc nàỵ Điều tôi kính phục là tâm hồn và cách dùng chữ Việt Nam của ông.
    Mỗi một thi sĩ, nhạc sĩ đều có nét riêng của mình, nhưng ai cũng phải hết sức cẩn thận trong cách dùng chữ và ỵ Ý thơ hoặc ý nhạc muốn hay, muốn rung động được lòng người thì phải tự nhiên và phản ảnh được các đặc điểm chung của mọi ngườị Thi sĩ và nhạc sĩ không thể lấy cái tâm tình riêng của họ mà làm thơ, làm nhạc được. Ngược lại, họ phải biết "thương vay, khóc mướn", lấy tâm tình của đại chúng mà làm tâm tình của mình thì mới được hoan nghênh và phổ biến. Nhạc sĩ Anh Bằng, trong bài "Nỗi lòng người đi", nói lên tâm trạng nhớ thương Hà Nội, nhớ người yêu khi ông ở Sài gòn; đây cũng là tâm trạng chung của các thanh niên miền Bắc di cư:
    "Tôi xa Hà nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu. Bao nhiêu mộng đẹp yêu thương thành khói tan theo mây chiều. Hà Nội ơi! nào biết ra sao bây giờ ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa."
    "Giờ đây biết ngày nào gặp nhau, biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câụ
    Thăng Long ơi, năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời, ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
    Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ."
    "Hôm nay Sài gòn bao nhiêu tà áo khoe mầu phố vui.
    Nhưng riêng một người tâm tư sầu đắng đi trong bùi ngùi.
    Sai gòn ơi! mộng với tay cao hơn trời"
    Đa số nhạc sĩ Việt Nam đều sử dụng tài tình tiếng Việt Nam trong âm nhạc: cứ hễ là người Việt Nam thì đều có thể hiểu và rung cảm theo lời nhạc được. Tất nhiên, lẻ tẻ vẫn có vài nhạc sĩ, tuy nổi danh, nhạc nghe được nhưng xét về phương diện đại chúng thì chưa đạt lắm. Thí dụ bài "Thiên Thai" của Văn Cao:
    "Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng.
    Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên.
    Kìa đường lên tiên.
    Kìa nguồn hương duyên theo gió tiếng đàn xao xuyến
    Phím tơ lưu luyến.
    Mấy cung u huyền.
    Mấy cung trìu mến
    như nước reo mạn thuyền.
    Âm ba thoáng rung cánh đào rơi."
    Dùng điển tích, điển cố như trên thì chỉ có một thành phần nào đó hiểu thôi! Tương tự như vậy, dùng chữ Hán Việt nhiều quá thì "chói cái lỗ tai" lắm! Thí dụ them nữa là bài "Hoài cảm" của Cung Tiến:
    "Chiều buồn len lén tâm tư. Mơ hồ nghe lá thu mưa. Dạt dào tựa những âm xưa thiết tha ngân lên lời xưa. Quạnh hiu về thấm không gian. Âm thầm như lấn vào hồn. Buổi chiều chợt nhớ cố nhân. Sương buồn lắng qua hoàng hôn...."
    Tất nhiên, không cách nào tránh được tiếng Hán Việt bởi lẽ đơn giản là nó chiếm tới khoảng 75% tiếng Việt! Điều cần để ý là chỉ nên dùng những tiếng Hán Việt nào đã được Việt Nam hóa, được phổ biến rộng rãi để đạt được yếu tố tự nhiên trong câu văn, câu nhạc. Trái lại thì ... sáo quá! Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dùng toàn tiếng Việt Nam thuần tuý để làm nhạc, hiếm khi có tiếng Hán Việt. Nếu có chăng thì đó là những tiếng đã được Việt hóa rất thường dùng trong dân gian. Xin cử vài thí dụ:
    Bài "Tình xa":
    "Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại.
    Cuộc tình nào đã ra khơi ta còn mãi nơi đâỵ
    Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ.
    Ôi những dòng sông nhỏ lời hẹn thề là những cơn mưa
    Khi bước chân ta về, đêm khuya nhìn đường phố
    Thành phố hoang vu như một lần qua cuộc tình.
    Làm sao em biết đời sống buồn tênh...."
    Bài "Ru em từng ngón xuân nồng":
    "Ru mãi ngàn năm giòng tóc em buồn.
    Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm.
    Trên mùa lá xanh ngón tay em gầy nên mãi ru thêm ngàn năm.
    Thôi ngủ đi em . Mưa ru em ngụ Tay em kết nu Nuôi trọn một đời"
    Bài "Còn tuổi nào cho em":
    "Tuổi nào như lá vàng úa chiều nay
    Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời
    Tay mong trôi trên vùng tóc dài
    Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này"
    Về âm điệu cũng không nên "lai" Tàu hoặc Tây, quý là ở chỗ sáng tác theo cảm hứng tự nhiên riêng của mình. Nhạc sĩ Phạm Duy chịu nhiều ảnh hưởng của Beethoven nên sáng tác nhiều bài nghe dường như không phải của người ... Việt làm! Âm điệu Việt Nam là chậm, nhẹ nhàng, không sắt máu, không rộn ràng. Âm điệu trong nhạc Trịnh Công Sơn đa số là chậm, không có gì đặc sắc nhưng độc đáo ở chỗ là ông đã dùng chữ Việt đơn giản mà tạo nên những lời nhạc hết sức tự nhiên, mang theo những ý làm chấn động lòng người! Đa số mọi người đều tự tìm thấy mình đâu đó trong các bài nhạc của Trịnh Công Sơn! Không như âm điệu "lai Tây" của Phạm Duy, nhạc của Trịnh Công Sơn dùng chữ thuần túy Việt Nam, nhưng xét về phần triết lý, lãng mạn, siêu thực và kiêu kỳ thì có phần trội hẳn. Khó là khó ở chỗ đó. Hay là hay ở chỗ đó. Thí dụ:
    Bài "Rồi như đá ngây ngô":
    "Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ
    Đôi khi bỗng nghe bước chân về đâu đó của em
    Ngày nào vừa đến đã xa muôn trùng
    Ngày nào vừa đi lạnh lùng bước chân
    Đôi khi thấy trong gió bay lời em nói
    Đôi khi thấy trên lá cây ngày em đã xa tôi
    Đôi khi nắng trên phố xưa làm tôi nhớ
    Đôi khi có mưa giữa khuya hồn tôi bỗng vu vợ
    Đôi khi thấy trên lá khô một giòng suối
    Đôi khi nhớ trong mắt em một bóng tối nhỏ nhoi
    Từng ngày tình đến thiết tha ân cần
    Từng ngày tình đi một vùng vắng im
    Đôi khi thấy trong cánh chim từng đêm tối
    Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho
    Đôi khi bước qua phố xưa lòng tôi nhớ
    Đôi khi thấy trăm vết thương rồi như đá ngây ngô"
    Bài "Ru em":
    Ru em ngủ những đêm khuya
    Ru em ngày tháng âm u
    Ru em cùng những u mê
    Ru em, ru em dù đã chia xa
    Ru em về những đêm xưa
    Ru em phụ rẫy trong ta
    Ru em quỳ gối vong nô
    Ru em, ru em vì dáng kiêu sa
    Ru từng ngọt bùi đã qua
    Ru người lận đận héo khô
    Yêu em yêu thêm tình phụ
    Yêu em lòng chợt từ bi bất ngợ
    Ru em thèm khát xa hoa
    Ru em đầy những đam mê
    Ru em tình nghĩa vu vơ
    Ru em , ru em chìm dưới phong ba
    Ru em mệt lả cơn đau
    Ru em về giữa chiêm bao
    Ru em bồng bế con theo
    Ru em, ru em gầy yếu hư hao
    Cuối đời còn gì nữa đâu
    Đã tàn mộng mị khát khao
    Đôi khi con tim hò hẹn
    Ngậm ngùi vì một ngày mưa bắt đầu."

  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hành Tinh Yêu Thương Của Hoàng Tử Bé
    Hoàng Phủ Ngọc Tường
    Khác với Văn Cao và Phạm Duy, Trịnh Công Sơn là người chắm chú cúi xuống hiện hữu, và bằng kinh nghiệm sống của chính bản thân phát hiện hết mọi lẽ bất hạnh của thân phận con người.
    Sự từ khước hy vọng ảo tưởng; những đam mê vô ích; tâm trạng lưu đầy; nỗi cô đơn không cứu vãn; nỗi lo âu trước vực thẳm; vân vân..., tất cả đó là những vấn đề cốt lõi của triết học hiện sinh châu Âu, cũng cốt lõi như vấn đề sinh lão bệnh tử của Phật giáo châu Á về phận người. Đánh thức bởi sự tan vỡ của thế giới sau Đại chiến, triết hiện sinh trở thành những món ăn hợp gu của con người hiện đại, bỗng nhiên tìm thấy bạn tri kỷ trong thế hệ trẻ các đô thị miền Nam (cũng như Nhật Bản) trong đó có tuổi trẻ của Trịnh Công Sơn. Đặc biệt là cái chết, một phạm trù ?okinh điển? của triết hiện sinh (cái chết là hoàn cảnh giới hạn để nhận biết hiện hữu: ?ocái gì vẫn còn là căn bản đối diện với cái chết, là thuộc về hiện hữu?. K.Jaspers), hoá thành ám ảnh có sức hút của hố thẳm trong khát vọng sống của tuổi trẻ một thời bị ném vào lò lửa của cuộc chiến tranh tàn khốc...
    Có vài lần tôi tìm đến với Sơn ở Blao, hồi ấy Sơn làm ?otrưởng giáo? của một ngôi trường ấp chiến lược, chỉ để được hoãn quân dịch. Nơi thị trấn chiến tranh heo hút buồn đó, Sơn và tôi mỗi ngày băng qua một nghĩa trang đầy quạ đen, buổi chiều nghe tiếng chuông báo tử của ngôi giáo đường nhỏ, và đêm ngồi uống cà phê ở quán Le Cap oral nghe lão Tây già nhại tiếng con chim chiến tranh (Oiseau de guerre) kêu thê thiết trong đêm sương, nhại theo kiểu vùng quê Normandie của lão trong thế chiến: ?oPère, mère, Frères - tout est perdu?.
    Đêm ở Blao, Sơn thường ra ngoài đi lang thang và để đánh lừa kẻ lạ vô nhà, Sơn dùng chiếc drap trắng trùm kín cây ghi ta trên giường, giả vờ người nằm bệnh. Thế đấy! Từ đây qua suốt thời tuổi trẻ, Sơn vẫn hát về cuộc đời như một ?ocơn đau vùi?.
    Những năm vào đời của một tài năng, Trịnh Công Sơn đã khám phá ra âm hưởng La thứ dịu dàng của dòng sông ở Huế (Ướt mi, Nắng thủy tinh...), nỗi cô đơn ở ghềnh đá eo biển Quy Nhơn (Biển nhớ, Lời buồn thánh...) và ở thị trấn cao nguyên kia, là chiến tranh và cái chết (Phúc Âm buồn, Gọi tên bốn mùa, và tất cả trong Kinh Việt Nam).
    Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh quá dữ dằn và kéo dài, nỗi chết là một ám ảnh không rời trong tâm cảm quê hương của Trịnh Công Sơn, như trong Tình ca của người mất trí chẳng hạn: ?oChết tình cờ, chết không hẹn hò, nằm chết như mơ...? Chính điều này đã khiến Sơn trở thành thần tượng nghệ thuật của tuổi trẻ một thời lửa đạn, và tên tuổi Trịnh Công Sơn được biết đến giữa những nghệ sĩ phản chiến của thế giới, đối diện với chính sách Mỹ ở Việt Nam.
    Còn xa hơn nữa, nỗi ám ảnh kia đã hằn sâu trong khát vọng sống của tâm hồn Sơn, như vết máu không tẩy xoá được trên chiếc chìa khoá mở cửa vào lâu đài kinh dị trong cổ tích Con yêu râu xanh: ?oMột lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời (Bên đời hiu quạnh) Mệt quá thân ta này nằm xuống với đất muôn đời (Ngẫu nhiên)... Rất nhiều lần Sơn ?onói dại miệng? theo kiểu đó, kể cả khi đang thiết tha cùng em: ?oThí dụ bây giờ tôi phải đi. Tôi phải đi, tay chia ly cùng đời sống? (Rơi lệ ru người)... Sự nhạy cảm thường trực về tính hữu hạn của đời người đã thúc đẩy trầm tư âm nhạc của Trịnh Công Sơn tiếp cận với ý thức Cát Bụi, với tâm thức lãng du qua cõi đời vô thường (Một cõi đi về), nỗi hoài niệm về nơi ?onguyên quán? vĩnh hằng (Bên đời hiu quạnh); từ đó, vào cuối cuộc hành trình của phận người, Sơn rẽ hướng tìm về cội nguồn minh triết của phương Đông, níu lấy cái Tâm của mình để sống với đồng loại.
    Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi
    Lại thấy trong ta hiện bóng con người.
    (Một cõi đi về)
    Đây là sự dịu dàng của tâm hồn Trịnh Công Sơn; sự dịu dàng thuộc về bản chất đã khiến cho người này trở thành người Mẹ và người kia là nghệ sĩ.
    Tôi vẫn giữ một hình ảnh rất xúc động về Sơn hồi trẻ; thời Sơn còn dạy học ở Blao, nghỉ hè về Huế, chúng tôi thường ngồi ở quán cà phê Thành Hội. Hôm ấy, em bé gái bưng bàn lỡ tay đánh vỡ tách cà phê, làm bẩn áo Sơn. Bà chủ quán chạy đến, hoảng hốt, giận dữ, con bé rúm người vì sợ hãi. Sơn đứng dậy che đòn cho con bé, ôn tồn nói với chủ quán: ?oChính tôi làm vỡ, không phải lỗi của nó?. Và Sơn thản nhiên rút túi bù tiền, cười nháy mắt với con bé rồi đi... Nhiều năm sau, tôi gặp lại cô bé trên rừng, nay đã lớn làm giao liên nội thành, đi dự hội nghị chiến sĩ thi đua ở Khu. Bé nhắc lại với tôi kỷ niệm đầy trìu mến về anh Sơn đã
    tập cho bé hồi ở quán: ?oÔng tiên vui, ông thường hay nói dối. Chốn thiên đường
    không có tháng ngày trôi?.
    Lòng nhân ái nhu mì và sự bao dung không mặc cả là cốt cách nghệ sĩ hằng có ở Trịnh Công Sơn, như là một giải pháp cứu vãn, để đối diện với chiến tranh, thù hận, và nỗi gay gắt của thân phận con người:
    Sống trong đời sống
    Cần có một tấm lòng
    Để làm gì em biết không?
    - Để gió cuốn đi!
    (Để gió cuốn đi)
    *
    Điều rất lạ, toàn những ý tưởng triết học đa đoan kia, Trịnh Công Sơn chỉ chọn một người để nói với là Người Tình. Dù nói về điều gì đi nữa, kể cả về Cái Chết, mọi bài hát của Trịnh Công Sơn đều là Tình ca, với giai điệu dịu dàng và thành thực kỳ lạ, và với chất liệu của nụ hoa tầm xuân mà chàng thi sĩ trong ca dao đã một lần hái và dâng tặng. Không có gì để nghi ngờ, chính Trịnh Công Sơn đã khẳng định về điều này: "Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu, để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời?. Tôi đã nghe Khánh Ly hát Trịnh Công Sơn từ những ngày nàng còn là Lệ Mai ở phòng trà Đà Lạt. Cho tới bây giờ, gần suốt một đời ?onghe hát? - theo nghĩa của Nguyễn Công Trứ - cảm nhận của tôi vẫn là thế, rằng với Sơn, Khánh Ly luôn luôn là giọng hát của Người Tình.
    Tại sao trong từng khoảnh khắc của đời mình, Trịnh Công Sơn lại chọn Người Tình để để nói lại mọi điều? Có lẽ thế, bởi em sinh ra là để nuôi nấng nỗi buồn của đời tôi. Cũng bởi em là loài phù-du-tóc-dài để hiểu tôi trong mọi nỗi phù du, như thơ Ngô Kha: ?oNgày xưa tôi lỡ làm người tương tri?.
    Với Sơn, Người Tình là người đối thoại cần thiết, và vì thế trong Tình ca Trịnh Công Sơn, người nói không là ?oAnh? mà là ?oTôi và Em?. Hai tiếng Anh-Em ngọt ngào đó hình như không thích hợp với những điều cay đắng. Không thích hợp với nhiều thứ gai góc cuộc đời, như thân phận, cái chết, và nỗi tuyệt vọng: ?oVà như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng tuyệt vọng?. (Tuyển tập những bài ca không năm tháng - 1995).
    Đến đây thì mọi sự đã ngã ngũ, rằng Tình Ca Trịnh Công Sơn chính là siêu hình học, và vì thế không bao giờ cũ.
    Năm tháng trôi đi, bao nhiêu nước đã chảy dưới chân những cây cầu những người yêu nhau đã đi qua. Những Người Đẹp một thời đã thành thiếu phụ, và những cô bé đã lớn lên thành thiếu nữ. Và tất cả vẫn hát Trịnh Công Sơn như là Tình Ca của hôm nay, vẫn nhìn thấy ở Trịnh Công Sơn một gương mặt Hoàng tử sầu muộn và dịu dàng không hề xa lạ.
    (Nhàn đàm - Người ham chơi)
    Hoàng Phủ Ngọc Tường
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hành Tinh Yêu Thương Của Hoàng Tử Bé
    Hoàng Phủ Ngọc Tường
    Khác với Văn Cao và Phạm Duy, Trịnh Công Sơn là người chắm chú cúi xuống hiện hữu, và bằng kinh nghiệm sống của chính bản thân phát hiện hết mọi lẽ bất hạnh của thân phận con người.
    Sự từ khước hy vọng ảo tưởng; những đam mê vô ích; tâm trạng lưu đầy; nỗi cô đơn không cứu vãn; nỗi lo âu trước vực thẳm; vân vân..., tất cả đó là những vấn đề cốt lõi của triết học hiện sinh châu Âu, cũng cốt lõi như vấn đề sinh lão bệnh tử của Phật giáo châu Á về phận người. Đánh thức bởi sự tan vỡ của thế giới sau Đại chiến, triết hiện sinh trở thành những món ăn hợp gu của con người hiện đại, bỗng nhiên tìm thấy bạn tri kỷ trong thế hệ trẻ các đô thị miền Nam (cũng như Nhật Bản) trong đó có tuổi trẻ của Trịnh Công Sơn. Đặc biệt là cái chết, một phạm trù ?okinh điển? của triết hiện sinh (cái chết là hoàn cảnh giới hạn để nhận biết hiện hữu: ?ocái gì vẫn còn là căn bản đối diện với cái chết, là thuộc về hiện hữu?. K.Jaspers), hoá thành ám ảnh có sức hút của hố thẳm trong khát vọng sống của tuổi trẻ một thời bị ném vào lò lửa của cuộc chiến tranh tàn khốc...
    Có vài lần tôi tìm đến với Sơn ở Blao, hồi ấy Sơn làm ?otrưởng giáo? của một ngôi trường ấp chiến lược, chỉ để được hoãn quân dịch. Nơi thị trấn chiến tranh heo hút buồn đó, Sơn và tôi mỗi ngày băng qua một nghĩa trang đầy quạ đen, buổi chiều nghe tiếng chuông báo tử của ngôi giáo đường nhỏ, và đêm ngồi uống cà phê ở quán Le Cap oral nghe lão Tây già nhại tiếng con chim chiến tranh (Oiseau de guerre) kêu thê thiết trong đêm sương, nhại theo kiểu vùng quê Normandie của lão trong thế chiến: ?oPère, mère, Frères - tout est perdu?.
    Đêm ở Blao, Sơn thường ra ngoài đi lang thang và để đánh lừa kẻ lạ vô nhà, Sơn dùng chiếc drap trắng trùm kín cây ghi ta trên giường, giả vờ người nằm bệnh. Thế đấy! Từ đây qua suốt thời tuổi trẻ, Sơn vẫn hát về cuộc đời như một ?ocơn đau vùi?.
    Những năm vào đời của một tài năng, Trịnh Công Sơn đã khám phá ra âm hưởng La thứ dịu dàng của dòng sông ở Huế (Ướt mi, Nắng thủy tinh...), nỗi cô đơn ở ghềnh đá eo biển Quy Nhơn (Biển nhớ, Lời buồn thánh...) và ở thị trấn cao nguyên kia, là chiến tranh và cái chết (Phúc Âm buồn, Gọi tên bốn mùa, và tất cả trong Kinh Việt Nam).
    Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh quá dữ dằn và kéo dài, nỗi chết là một ám ảnh không rời trong tâm cảm quê hương của Trịnh Công Sơn, như trong Tình ca của người mất trí chẳng hạn: ?oChết tình cờ, chết không hẹn hò, nằm chết như mơ...? Chính điều này đã khiến Sơn trở thành thần tượng nghệ thuật của tuổi trẻ một thời lửa đạn, và tên tuổi Trịnh Công Sơn được biết đến giữa những nghệ sĩ phản chiến của thế giới, đối diện với chính sách Mỹ ở Việt Nam.
    Còn xa hơn nữa, nỗi ám ảnh kia đã hằn sâu trong khát vọng sống của tâm hồn Sơn, như vết máu không tẩy xoá được trên chiếc chìa khoá mở cửa vào lâu đài kinh dị trong cổ tích Con yêu râu xanh: ?oMột lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời (Bên đời hiu quạnh) Mệt quá thân ta này nằm xuống với đất muôn đời (Ngẫu nhiên)... Rất nhiều lần Sơn ?onói dại miệng? theo kiểu đó, kể cả khi đang thiết tha cùng em: ?oThí dụ bây giờ tôi phải đi. Tôi phải đi, tay chia ly cùng đời sống? (Rơi lệ ru người)... Sự nhạy cảm thường trực về tính hữu hạn của đời người đã thúc đẩy trầm tư âm nhạc của Trịnh Công Sơn tiếp cận với ý thức Cát Bụi, với tâm thức lãng du qua cõi đời vô thường (Một cõi đi về), nỗi hoài niệm về nơi ?onguyên quán? vĩnh hằng (Bên đời hiu quạnh); từ đó, vào cuối cuộc hành trình của phận người, Sơn rẽ hướng tìm về cội nguồn minh triết của phương Đông, níu lấy cái Tâm của mình để sống với đồng loại.
    Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi
    Lại thấy trong ta hiện bóng con người.
    (Một cõi đi về)
    Đây là sự dịu dàng của tâm hồn Trịnh Công Sơn; sự dịu dàng thuộc về bản chất đã khiến cho người này trở thành người Mẹ và người kia là nghệ sĩ.
    Tôi vẫn giữ một hình ảnh rất xúc động về Sơn hồi trẻ; thời Sơn còn dạy học ở Blao, nghỉ hè về Huế, chúng tôi thường ngồi ở quán cà phê Thành Hội. Hôm ấy, em bé gái bưng bàn lỡ tay đánh vỡ tách cà phê, làm bẩn áo Sơn. Bà chủ quán chạy đến, hoảng hốt, giận dữ, con bé rúm người vì sợ hãi. Sơn đứng dậy che đòn cho con bé, ôn tồn nói với chủ quán: ?oChính tôi làm vỡ, không phải lỗi của nó?. Và Sơn thản nhiên rút túi bù tiền, cười nháy mắt với con bé rồi đi... Nhiều năm sau, tôi gặp lại cô bé trên rừng, nay đã lớn làm giao liên nội thành, đi dự hội nghị chiến sĩ thi đua ở Khu. Bé nhắc lại với tôi kỷ niệm đầy trìu mến về anh Sơn đã
    tập cho bé hồi ở quán: ?oÔng tiên vui, ông thường hay nói dối. Chốn thiên đường
    không có tháng ngày trôi?.
    Lòng nhân ái nhu mì và sự bao dung không mặc cả là cốt cách nghệ sĩ hằng có ở Trịnh Công Sơn, như là một giải pháp cứu vãn, để đối diện với chiến tranh, thù hận, và nỗi gay gắt của thân phận con người:
    Sống trong đời sống
    Cần có một tấm lòng
    Để làm gì em biết không?
    - Để gió cuốn đi!
    (Để gió cuốn đi)
    *
    Điều rất lạ, toàn những ý tưởng triết học đa đoan kia, Trịnh Công Sơn chỉ chọn một người để nói với là Người Tình. Dù nói về điều gì đi nữa, kể cả về Cái Chết, mọi bài hát của Trịnh Công Sơn đều là Tình ca, với giai điệu dịu dàng và thành thực kỳ lạ, và với chất liệu của nụ hoa tầm xuân mà chàng thi sĩ trong ca dao đã một lần hái và dâng tặng. Không có gì để nghi ngờ, chính Trịnh Công Sơn đã khẳng định về điều này: "Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu, để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời?. Tôi đã nghe Khánh Ly hát Trịnh Công Sơn từ những ngày nàng còn là Lệ Mai ở phòng trà Đà Lạt. Cho tới bây giờ, gần suốt một đời ?onghe hát? - theo nghĩa của Nguyễn Công Trứ - cảm nhận của tôi vẫn là thế, rằng với Sơn, Khánh Ly luôn luôn là giọng hát của Người Tình.
    Tại sao trong từng khoảnh khắc của đời mình, Trịnh Công Sơn lại chọn Người Tình để để nói lại mọi điều? Có lẽ thế, bởi em sinh ra là để nuôi nấng nỗi buồn của đời tôi. Cũng bởi em là loài phù-du-tóc-dài để hiểu tôi trong mọi nỗi phù du, như thơ Ngô Kha: ?oNgày xưa tôi lỡ làm người tương tri?.
    Với Sơn, Người Tình là người đối thoại cần thiết, và vì thế trong Tình ca Trịnh Công Sơn, người nói không là ?oAnh? mà là ?oTôi và Em?. Hai tiếng Anh-Em ngọt ngào đó hình như không thích hợp với những điều cay đắng. Không thích hợp với nhiều thứ gai góc cuộc đời, như thân phận, cái chết, và nỗi tuyệt vọng: ?oVà như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng tuyệt vọng?. (Tuyển tập những bài ca không năm tháng - 1995).
    Đến đây thì mọi sự đã ngã ngũ, rằng Tình Ca Trịnh Công Sơn chính là siêu hình học, và vì thế không bao giờ cũ.
    Năm tháng trôi đi, bao nhiêu nước đã chảy dưới chân những cây cầu những người yêu nhau đã đi qua. Những Người Đẹp một thời đã thành thiếu phụ, và những cô bé đã lớn lên thành thiếu nữ. Và tất cả vẫn hát Trịnh Công Sơn như là Tình Ca của hôm nay, vẫn nhìn thấy ở Trịnh Công Sơn một gương mặt Hoàng tử sầu muộn và dịu dàng không hề xa lạ.
    (Nhàn đàm - Người ham chơi)
    Hoàng Phủ Ngọc Tường
  6. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Bi Kịch Trịnh Công Sơn
    Trịnh Cung
    Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1958 tại Huế; lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.
    Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài "Cuối cùng cho một tình yêu" năm đó. Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết ""ớt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi". Ngôn ngữ của ""ớt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi" còn nhẹ nhàng, và còn có gì đó ảnh hưởng củaÐặng Thế Phong trong "Giọt Mưa Thu" hoặc "Buồn Tàn Thu" của Văn Cao ?" nhưng đến khi Sơn phổ nhạc bài thơ của tôi, nhạc của Sơn bắt đầu một chương khác, do ngôn ngữ của bài thơ lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ "đói", "mỏi" trong thơ, mà lúc này Sơn lại thích bài thơ đó.
    Tuy nhiên theo tôi, bài Diễm Xưa của Sơn mới là mở đầu của một TCS hoàn toàn mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nhạc trẻ, giới trẻ hồi đó.
    Cuộc đời của Sơn là một bi kịch. Ba của Sơn mất lúc anh đang học ở Chasseloup Laubat - một trường dạy chương trình Pháp - và đang chuẩn bị thi bac thì Sơn phải bỏ học để về chịu tang ba.
    Sơn rất giỏi thể thao. Anh tập 10 môn phối hợp rất được chú ý ở trường học. Sơn cũng giỏi về NhuÐạo và Boxing. Trong một buổi dợt với người em là Trịnh Quang Hà - anh đã bị một cú choàng vai, và bị tổn thương phổi rất nặng, nên phải bỏ cuộc, và nằm dưỡng bệnh hai năm. Nếu Sơn không bị những sự kiện đó, tôi nghĩ là Sơn sẽ đi học ở Paris và sẽ trở thành một tiến sĩ, một bác sĩ, một kỹ sư ... chớ không phải là một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Tôi cho biến cố đó đã đặt Trịnh Công Sơn vào tình trạng cô đơn, tuyệt vọng. Sơn tập chơi guitare, tự học guitare với một người bạn, rồi sau đó viết ca khúc ""ớt Mi", "Nhìn Những Mùa ThuÐi".
    Khi tôi gặp Sơn, thì anh đã bình phục - Sơn không có điều kiện trở lại Sài Gòn để học tiếp ở Chasseloup Laubat vì gia đình anh bị phá sản,
    Sau đó - để tránh cho Sơn khỏi phải đi quân dịch, một số bạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha đã giúp Sơn thi vào trường Sư phạm Quy Nhơn.
    Ca khúc Biển Nhớ đã ra đời tại trường sư phạm Quy Nhơn ?" trong thời gian này. Và nhân vật để Sơn viết bài Biển Nhớ là một người bạn gái có tên là Khê, nên có cái câu "Ngày mai nối bước Sơn Khê."
    Sau đó Sơn lên B''Lao nhận chức trưởng giáo của một trường Thượng có hai lớp, cách nhà trọ khoảng năm bảy cây số. Sơn phải đạp xe vào làng để dạy. Tôi lên thăm Sơn, và đưa Sơn raÐà Lạt để chơi cuối tuần - một căn phòng trọ với bốn bức vách đầy chim và bao thuốc lá Bastos - ở đó Sơn đã bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của anh với những bài nhưÐàn Bò Vào Thành Phố, như Khi Mặt Trời Ngủ Yên, như Tiếng Hát Dạ Lan. Và đó cũng là thời gian anh viết những ca khúc về thân phận, và những tình khúc.Ðó chính là thời điểm tôi và Sơn gặp Khánh Ly tại một phòng trà ca nhạc nhỏ ởÐà Lạt.
    Thật ra, người hát đầu tiên nhạc Trịnh Công Sơn và làm cho công chúng yêu nhạc Sài Gòn biết đến Sơn không phải là Khánh Ly mà là Thanh Thúy. Sau đó Trịnh Công Sơn viết bài Thương Một Người để tặng cho chị với câu: "thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi vai..."
    Tuy nhiên, theo tôi, người giữ lái con đò âm nhạc của TCS trên dòng sông của đất nước chính là Khánh Ly kể từ khi Diễm Xưa ra đời. Cuộc gặp gỡ một cô ca sĩ bé nhỏ trông rất là nhếch nhác ởÐà Lạt lại là một định mệnh. Sơn đi tìm một người ca sĩ trẻ - hoàn toàn vô danh và Sơn bắt đầu từ giọng hát của người ấy với sự tập luyện của chính anh, bởi vì lúc đó Sơn không quen biết những ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn. Và anh nghĩ dễ hơn là đi tìm một ca sĩ vô danh như Khánh Ly lúc đó. ánh sáng của định mệnh đã chỉ cho Sơn đến với Khánh Ly - và từ đó Khánh Ly đã tìm được nơi nương tựa và nơi phát triển tiếng hát của mình lên đỉnh cao.
    Chúng tôi khuyến khích Sơn về Sài Gòn, bỏ dạy học - một cái nghề không thích hợp và không xứng đáng với Sơn. Tôi có căn phòng rất nhỏ ở đường Trương Minh Giảng. Sơn từÐà Lạt về và đã ở lại với tôi trong nhiều năm. Căn phòng đó ở gần chợ Trương Minh Giảng, bên kia đường là nhà của Bùi Giáng - cũng trong một cái xóm nghèo. Nhà tôi là nơi tạm trú đầu tiên của TCS khi anh về Sài Gòn. Chính họa sĩÐinh Cường một trong những người bạn rất thân với Sơn - cũng thường ghé đến đó.Ðôi khi ba chúng tôi ngủ chung trong một chiếc chiếu, và đã sống với nhau bằng đồng tiền dạy học của tôi.
    Từ đó Sơn gặp anh em văn nghệ sĩ ở Sài Gòn. Anh bắt đầu xuất hiện tại sân trườngÐại Học Văn Khoa ở đường Lê Thánh Tôn nơi có trụ sở của Hội Họa Sĩ Trẻ và sau lưng đó là trụ sở của CPS nơi màÐỗ Ngọc Yến, TrầnÐại Lộc, Hà Tường Cát... đã hoạt động chương trình mùa hè ở đó.
    Tại sân cỏ này, Sơn đã giới thiệu Khánh Ly và chị đã đi chân trần và hát cho Sinh Viên nghe. Rất nhanh họ trở thành thần tượng của tuổi trẻ Sàigòn, do tính chất mới mẻ và trẻ trung của nó. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành một hiện tượng âm nhạc ngay lúc đó.
    Phong trào du ca, của anh NguyễnÐức Quang,... đã ra đời cùng thời điểm đó. Tôi cho đó là một thời điểm lịch sử - thật sự bùng nổ về văn nghệ của giới trẻ trong đó có chúng tôi - hội họa sĩ trẻ Việt Nam.
    Chính thời đại đã sản sinh ra những hiện tượng như vậy và TCS và Khánh Ly đã là những khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ bấy giờ.
    Trịnh Công Sơn - nối tiếp cao trào đo ù- đã dấn thân thêm nhiều bước trong lãnh vực âm nhạc của mình gần gũi với xã hội, và thời cuộc đất nước hơn. Những Ca Khúc Da Vàng, rồi đến Kinh Việt Nam ra đời trong giai đoạn này. .
    Người ta gọi nhạc Trịnh Công Sơn - ở một số ca khúc - là nhạc phản chiến . Tôi đồng ý với anh Phạm Duy, chữ "phản chiến" không đầy đủ ý nghĩa của nó, bởi vì chữ phản chiến nghe ra có vẻ kết án, có vẻ phải gánh chịu cái hậu quả của sự thất bại của Miền Nam . Tôi cho là chữ "thân phận" của người Việt thì khái quát hơn.
    Một thanh niên Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào, vẫn đầy sự hồn nhiên, và vẫn đầy lòng lương thiện để có một lý tưởng cho dân tộc, cho sự công bằng, cho sự không đổ máu , cho sự đoàn kết, cho sự thương yêu ... và cái chất đó có hầu hết ở chúng ta, và có hầu hết ở các lứa tuổi đang bước vàoÐại Học ... nhưng tuổi trẻ không bao giờ lường trước được những âm mưu của chính trị - cho nên sự hồn nhiên đó phải trả giá.
    Trịnh Công Sơn viết những bài Nối vòng tay lớn, Huế-Sài Gòn-Hà Nội 20 năm xa vẫn còn xa ...Ðể làm gì ?Ðể ước mơ đất nước hòa bình thống nhất - để ước mơ anh em bắt tay nhau khi mà người di cư đã viết về "Hà Nội ơi ta nhớ...", thì rõ ràng không ai lại không nhớ Hà Nội nếu bỏ quê hương ra đi, không ai không muốn gặp lại người thân ... thì Trịnh Công Sơn đã đứng làm kẻ chịu vác cái thánh giá đó với bao nhiêu bi kịch sau đó .
    Tôi và Sơn là hai người bạn, khác nhau hai hoàn cảnh. Tôi là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chấp nhận đi ThủÐức bởi vì tôi không muốn sự bất hợp pháp. Tôi là một công dân tôi phải làm việc của người công dân, cho dù là chính quyền đó có thối nát, có gì đi nữa - tôi không chấp nhận sự bất hợp pháp cho nên tôi đi lính. Tôi thi hành nghĩa vụ của mình. Còn Sơn thì khác, anh không chấp nhận chuyện đó, Sơn chỉ đi vì lý tưởng của mình.
    Bởi vì chúng ta là những con người chọn dân chủ, chọn tự do thì phải tôn trọng tự do của kẻ khác; vì vậy cho nên chúng tôi vẫn chơi với nhau trong tình người, còn việc làm của ai thì người đó đeo đuổi riêng của họ.
    ?ến ngày 30 tháng Tư thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó,Ðỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhàbáo Mỹ đề nghị Sơn đã có máy bay đưa gia đình Sơn đi Hoa Kỳ. Tôi rất muốn đi Hoa Kỳ nhưng màÐỗ Ngọc Yến lại không hỏi tôi. Sơn ở lại thì tôi cũng đành ở lại. Tôi thì đành thôi và sau đó thì tôi đi học tập ba năm.
    Còn Sơn cũng không hơn tôi đâu. Khi các bạn đã rời khỏi đất nước ngày 30 tháng Tư, có lẽ các bạn không biết chuyện gì đã xảy ra cho Sơn. Sơn phải trốn ra Huế sau khi được đánh tiếng là sẽ bị thủ tiêu bởi vì tính chất hai mặt của Sơn trong âm nhạc và tính chất hai mặt của Sơn trong cuộc đời. Bởi vì Sơn là bạn của những nhân vật cao cấp của chính quyền Sài Gòn. Sơn đã từng viết Cho Một Người Nằm Xuống về cái chết của Lưu Kim Cương và đồng thời với Hai Mươi Năm Nội Chiến từng ngày, thì điều đó người cộng sản không chấp nhận. Tôi nghe kể lại cuộc họp ở trong khu người ta lên án Trịnh Công Sơn.
    Chúng ta không biết bi kịch đó cho nên chúng ta có những ngộ nhận đáng tiếc. Sau đó Sơn phải về Huế để tìm một nơi nương tựa bởi vì ở đó Sơn có nhiều anh em. Anh hy vọng là họ sẽ giúp đỡ mình; nhưng, tránh võ dưa gặp võ dừa, ở đây Sơn còn bị nặng hơn nữa là bị tố cáo tại các trường học, các biểu ngữ giăng lên. Sơn phải lên đài truyền hình Huế nhận lỗi của mình - mà người ta gọi là bài thu hoạch. Sơn rất khéo léo trong bài nhận lỗi đó. Chính Sơn kể cho tôi nghe - Hoàng Phủ Ngọc Tường không đồng ý bài đó, nói phải viết lại vì chưa thành thật. Bạn thấy chưa?
    Người ta quyết liệt ghê gớm lắm trong sự kiểm soát. Sơn đã đóng cửa nhà mình, không tiếp Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nhiều năm. Sau đó, Sơn phải đi thực tế, tức là đi để biết người nông dân cày bừa cực khổ như thế nào. Sơn đi trên những cánh đồng còn rải rác những chông mìn. Sơn đã thoát chết trong một lần; một con trâu đã cứu Sơn khi nó đạp quả mìn mà đáng lẽ Sơn sẽ đạp.
    Bởi vì tài năng âm nhạc của Sơn quá lớn, cho nên trong số những người lãnh đạo đất nước đó, cũng có người khôn ngoan hơn, biết cách thức hơn để giữ Sơn lại bằng cách bao bọc cho Sơn khỏi những tình huống hiểm nghèo như vậy. Họ đã tìm cách đưa Sơn về Sài Gòn, trả lại hộ khẩu cho Sơn, tạo điều kiện để cho Sơn yên tâm sống ở Sài Gòn.
    Rất nhiều người nghe nhạc Sơn thầm lén nhất là từ miền Bắc, trong đó có nhiều đảng viên cộng sản, nhưng không ai dám công khai thừa nhận nhạc của Sơn là tài sản của đất nước và Sơn không được phổ biến âm nhạc lúc đó - hiển nhiên âm nhạc hải ngoại là *********. Ngay cả Sơn còn không được phổ biến, mà phải đợi một thời gian đổi mới và cải tổ. Vì vậy cho nên, Sơn là một bi kịch thu nhỏ của bi kịch đất nước. Và Sơn đã nghe được những luận điệu chống mình ở tại hải ngoại, nên Sơn rất sợ mặc dù có nhiều lời mời ở các đại học. Sơn đều không dám đi. Sơn từ chối, vì Sơn sợ cộng đồng ở đây sẽ đả đảo sẽ gây ra những nguy hiểm cho Sơn. Cho đến ngày Sơn mất. Có người đãvề đề nghị đưa Sơn sang đây để thay gan cho Sơn miễn phí nhưng Sơn cũng từ chối.
    Trong thời gian 25 năm sau ngày mất Sài Gòn, tôi cũng kẹt ở lại - tôi đã chơi với Sơn, và tôi đã không làm gì được cho Sơn - để Sơn bị một căn bịnh đã dẫn tới hậu quả tàn khốc, tức là nghiện rượu. Bởi vì buồn, bởi vì cô đơn, bởi vì không biết sử dụng thời gian để làm gì ... vì những ca khúc viết ra đều bị phê bình nặng nề - như bài "Em ra đi nơi này vẫn thế ..." ở bên này cũng kết án bài đó - ở bên kia lại kết án là "Tại sao đất nước đã thay da đổi thịt mà anh lại viết là em ra đi nơi này vẫn thế? Sài Gòn vẫn còn nguyên à?" Người nghệ sĩ luôn đi giữa hai lằn đạn! Có ai hiểu được là Sơn cô đơn như thế nào!
    Và trong nhiều sáng tác của anh, nếu chúng ta tinh ý, thì chúng ta sẽ thấy tư tưởng của TCS sau ngày mất nước. Sơn đã viết "?ường chúng ta đi, đi không bao giờ tới ..." Những ca khúc nói lên sự quạnh quẽ, sự tuyệt vọng, sự bất an của mình.Ðó là một dòng nhạc đặc biệt mà có người không hiểu chê là thua những ca khúc anh viết trước 75 để chỉ chấp nhận tình khúc của anh mà thôi. Chúng ta không biết đến một dòng nhạc triết lý và đầy đau thương đã ra đời một cách lặng lẽ âm thầm.
    Ngay cả bài Nhớ mùa thu Hà Nội cũng đã bị cấm hai năm - chỉ vì câu - chỉ vì câu gì các bạn biết không? Mùa Thu - chữ Mùa Thu Hà Nội đã trở thành thuật ngữ Cách Mạng Mùa Thu - thì TCS đã viết "Từng con đường nhỏ sẽ trả lời cho ta ... đi giữa mùa Thu Hà Nội để nhớ một người và nhớ mọi Người ..."
    Người ta đặt câu hỏi: Nhớ một người là nhớ ai? Và từng con đường nhỏ tại sao lại phải trả lời? Hà Nội, những con đường của Hà Nội tại sao lại phải trả lời? Trả lời cho ai? Trả lời cái gì? Ðó là nhớ Khánh Ly và Khánh Ly sẽ đem phục quốc về ... Với sự suy diễn như vậy , méo mó như vậy, bài hát đó đã bị cấm hai năm. Các bạn có biết cái nỗi đau của người sinh ra đứa con tinh thần như thế nào?
    Và chúng ta sai hay đúng, hãy tự soi lấy mình - khoan kết án người khác sai hay đúng - bởi vì trong chúng ta cũng đều bị lừa dối ! Chúng ta đã trưởng thành chưa sau nhiều lần bị lừa dối về chính trị - thì chúng ta đừng trách Trịnh Công Sơn và đừng trách những người nghệ sĩ nhạy cảm và chân thật với cuộc đời với con người.
    Tôi xin kết thúc ở đây - để dành thời gian cho các bạn khác - tôi là một người bạn - là một nhân chứng sống trong nhiêu năm với TCS. Những ngày tháng cuối cùng của anh, tôi đã ở bên anh mỗi lần tôi có mặt ở Việt Nam. Buổi sáng, tôi ngồi với anh dưới bóng cây để uống trà, để nhìn nhau cho đỡ nhớ, để nói với nhau một vài thông tin về bạn bè - rồi đi về. Sơn ngồi ở cái vườn trên gác nhà anh, có một cây hoa sứ già 28 năm, một giàn hoa giấy ... nó đã trở thành một cánh rừng nhỏ của Sơn và tôi đã nhìn Sơn tàn phai theo nắng chiều qua những tia nắng hoặc cuối mùa, cuối ngày qua những chiếc lá của cánh rừng bông giấy. Và thỉnh thoảng có vài tiếng chim hót như chia sẻ cái nỗi cô đơn của Sơn. Buổi chiều, tôi và Sơn đi ra ngoài một cái nhà hàng mà các bạn chắc còn nhớ, đó là Givral để nhìn qua bên kia khách sạn Continental để nhìn cuộc đời đi qua, để nhìn những nguời Việt Nam đang hấp tấp vội vã trên đường phố, để nhìn một chút trời xám , để nhìn vài cánh én ... RồiÐi Về.
    Sơn thèm đi ra phố - Sơn thèm hơi của thành phố. Bởi vì chúng tôi là những con người đã gắn bó với Sài Gòn từ lúc trẻ cho nên "Chiều một mình qua phố ..." hay "Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu ..."Ðó là đời sống của chúng tôi, và nó theo chúng tôi mãi mãi. Và Trịnh Công Sơn - hôm nay tôi được dịp để nói về anh, về cái sự tuyệt vời chịu đựng một bi kịch kéo dài cho tới ngày mà căn bịnh quái ác đã đục khoét tinh thần sức khỏe của anh cho đến hơi thở cuối cùng. Bởi vì sự cô đơn thật không có điểm tựa để làm việc. Và anh đã chết vì cơn bịnh này.
    http://www.vietnhac.org/baivo/tc-tcs.html
  7. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Bi Kịch Trịnh Công Sơn
    Trịnh Cung
    Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1958 tại Huế; lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.
    Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài "Cuối cùng cho một tình yêu" năm đó. Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết ""ớt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi". Ngôn ngữ của ""ớt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi" còn nhẹ nhàng, và còn có gì đó ảnh hưởng củaÐặng Thế Phong trong "Giọt Mưa Thu" hoặc "Buồn Tàn Thu" của Văn Cao ?" nhưng đến khi Sơn phổ nhạc bài thơ của tôi, nhạc của Sơn bắt đầu một chương khác, do ngôn ngữ của bài thơ lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ "đói", "mỏi" trong thơ, mà lúc này Sơn lại thích bài thơ đó.
    Tuy nhiên theo tôi, bài Diễm Xưa của Sơn mới là mở đầu của một TCS hoàn toàn mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nhạc trẻ, giới trẻ hồi đó.
    Cuộc đời của Sơn là một bi kịch. Ba của Sơn mất lúc anh đang học ở Chasseloup Laubat - một trường dạy chương trình Pháp - và đang chuẩn bị thi bac thì Sơn phải bỏ học để về chịu tang ba.
    Sơn rất giỏi thể thao. Anh tập 10 môn phối hợp rất được chú ý ở trường học. Sơn cũng giỏi về NhuÐạo và Boxing. Trong một buổi dợt với người em là Trịnh Quang Hà - anh đã bị một cú choàng vai, và bị tổn thương phổi rất nặng, nên phải bỏ cuộc, và nằm dưỡng bệnh hai năm. Nếu Sơn không bị những sự kiện đó, tôi nghĩ là Sơn sẽ đi học ở Paris và sẽ trở thành một tiến sĩ, một bác sĩ, một kỹ sư ... chớ không phải là một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Tôi cho biến cố đó đã đặt Trịnh Công Sơn vào tình trạng cô đơn, tuyệt vọng. Sơn tập chơi guitare, tự học guitare với một người bạn, rồi sau đó viết ca khúc ""ớt Mi", "Nhìn Những Mùa ThuÐi".
    Khi tôi gặp Sơn, thì anh đã bình phục - Sơn không có điều kiện trở lại Sài Gòn để học tiếp ở Chasseloup Laubat vì gia đình anh bị phá sản,
    Sau đó - để tránh cho Sơn khỏi phải đi quân dịch, một số bạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha đã giúp Sơn thi vào trường Sư phạm Quy Nhơn.
    Ca khúc Biển Nhớ đã ra đời tại trường sư phạm Quy Nhơn ?" trong thời gian này. Và nhân vật để Sơn viết bài Biển Nhớ là một người bạn gái có tên là Khê, nên có cái câu "Ngày mai nối bước Sơn Khê."
    Sau đó Sơn lên B''Lao nhận chức trưởng giáo của một trường Thượng có hai lớp, cách nhà trọ khoảng năm bảy cây số. Sơn phải đạp xe vào làng để dạy. Tôi lên thăm Sơn, và đưa Sơn raÐà Lạt để chơi cuối tuần - một căn phòng trọ với bốn bức vách đầy chim và bao thuốc lá Bastos - ở đó Sơn đã bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của anh với những bài nhưÐàn Bò Vào Thành Phố, như Khi Mặt Trời Ngủ Yên, như Tiếng Hát Dạ Lan. Và đó cũng là thời gian anh viết những ca khúc về thân phận, và những tình khúc.Ðó chính là thời điểm tôi và Sơn gặp Khánh Ly tại một phòng trà ca nhạc nhỏ ởÐà Lạt.
    Thật ra, người hát đầu tiên nhạc Trịnh Công Sơn và làm cho công chúng yêu nhạc Sài Gòn biết đến Sơn không phải là Khánh Ly mà là Thanh Thúy. Sau đó Trịnh Công Sơn viết bài Thương Một Người để tặng cho chị với câu: "thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi vai..."
    Tuy nhiên, theo tôi, người giữ lái con đò âm nhạc của TCS trên dòng sông của đất nước chính là Khánh Ly kể từ khi Diễm Xưa ra đời. Cuộc gặp gỡ một cô ca sĩ bé nhỏ trông rất là nhếch nhác ởÐà Lạt lại là một định mệnh. Sơn đi tìm một người ca sĩ trẻ - hoàn toàn vô danh và Sơn bắt đầu từ giọng hát của người ấy với sự tập luyện của chính anh, bởi vì lúc đó Sơn không quen biết những ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn. Và anh nghĩ dễ hơn là đi tìm một ca sĩ vô danh như Khánh Ly lúc đó. ánh sáng của định mệnh đã chỉ cho Sơn đến với Khánh Ly - và từ đó Khánh Ly đã tìm được nơi nương tựa và nơi phát triển tiếng hát của mình lên đỉnh cao.
    Chúng tôi khuyến khích Sơn về Sài Gòn, bỏ dạy học - một cái nghề không thích hợp và không xứng đáng với Sơn. Tôi có căn phòng rất nhỏ ở đường Trương Minh Giảng. Sơn từÐà Lạt về và đã ở lại với tôi trong nhiều năm. Căn phòng đó ở gần chợ Trương Minh Giảng, bên kia đường là nhà của Bùi Giáng - cũng trong một cái xóm nghèo. Nhà tôi là nơi tạm trú đầu tiên của TCS khi anh về Sài Gòn. Chính họa sĩÐinh Cường một trong những người bạn rất thân với Sơn - cũng thường ghé đến đó.Ðôi khi ba chúng tôi ngủ chung trong một chiếc chiếu, và đã sống với nhau bằng đồng tiền dạy học của tôi.
    Từ đó Sơn gặp anh em văn nghệ sĩ ở Sài Gòn. Anh bắt đầu xuất hiện tại sân trườngÐại Học Văn Khoa ở đường Lê Thánh Tôn nơi có trụ sở của Hội Họa Sĩ Trẻ và sau lưng đó là trụ sở của CPS nơi màÐỗ Ngọc Yến, TrầnÐại Lộc, Hà Tường Cát... đã hoạt động chương trình mùa hè ở đó.
    Tại sân cỏ này, Sơn đã giới thiệu Khánh Ly và chị đã đi chân trần và hát cho Sinh Viên nghe. Rất nhanh họ trở thành thần tượng của tuổi trẻ Sàigòn, do tính chất mới mẻ và trẻ trung của nó. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành một hiện tượng âm nhạc ngay lúc đó.
    Phong trào du ca, của anh NguyễnÐức Quang,... đã ra đời cùng thời điểm đó. Tôi cho đó là một thời điểm lịch sử - thật sự bùng nổ về văn nghệ của giới trẻ trong đó có chúng tôi - hội họa sĩ trẻ Việt Nam.
    Chính thời đại đã sản sinh ra những hiện tượng như vậy và TCS và Khánh Ly đã là những khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ bấy giờ.
    Trịnh Công Sơn - nối tiếp cao trào đo ù- đã dấn thân thêm nhiều bước trong lãnh vực âm nhạc của mình gần gũi với xã hội, và thời cuộc đất nước hơn. Những Ca Khúc Da Vàng, rồi đến Kinh Việt Nam ra đời trong giai đoạn này. .
    Người ta gọi nhạc Trịnh Công Sơn - ở một số ca khúc - là nhạc phản chiến . Tôi đồng ý với anh Phạm Duy, chữ "phản chiến" không đầy đủ ý nghĩa của nó, bởi vì chữ phản chiến nghe ra có vẻ kết án, có vẻ phải gánh chịu cái hậu quả của sự thất bại của Miền Nam . Tôi cho là chữ "thân phận" của người Việt thì khái quát hơn.
    Một thanh niên Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào, vẫn đầy sự hồn nhiên, và vẫn đầy lòng lương thiện để có một lý tưởng cho dân tộc, cho sự công bằng, cho sự không đổ máu , cho sự đoàn kết, cho sự thương yêu ... và cái chất đó có hầu hết ở chúng ta, và có hầu hết ở các lứa tuổi đang bước vàoÐại Học ... nhưng tuổi trẻ không bao giờ lường trước được những âm mưu của chính trị - cho nên sự hồn nhiên đó phải trả giá.
    Trịnh Công Sơn viết những bài Nối vòng tay lớn, Huế-Sài Gòn-Hà Nội 20 năm xa vẫn còn xa ...Ðể làm gì ?Ðể ước mơ đất nước hòa bình thống nhất - để ước mơ anh em bắt tay nhau khi mà người di cư đã viết về "Hà Nội ơi ta nhớ...", thì rõ ràng không ai lại không nhớ Hà Nội nếu bỏ quê hương ra đi, không ai không muốn gặp lại người thân ... thì Trịnh Công Sơn đã đứng làm kẻ chịu vác cái thánh giá đó với bao nhiêu bi kịch sau đó .
    Tôi và Sơn là hai người bạn, khác nhau hai hoàn cảnh. Tôi là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chấp nhận đi ThủÐức bởi vì tôi không muốn sự bất hợp pháp. Tôi là một công dân tôi phải làm việc của người công dân, cho dù là chính quyền đó có thối nát, có gì đi nữa - tôi không chấp nhận sự bất hợp pháp cho nên tôi đi lính. Tôi thi hành nghĩa vụ của mình. Còn Sơn thì khác, anh không chấp nhận chuyện đó, Sơn chỉ đi vì lý tưởng của mình.
    Bởi vì chúng ta là những con người chọn dân chủ, chọn tự do thì phải tôn trọng tự do của kẻ khác; vì vậy cho nên chúng tôi vẫn chơi với nhau trong tình người, còn việc làm của ai thì người đó đeo đuổi riêng của họ.
    ?ến ngày 30 tháng Tư thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó,Ðỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhàbáo Mỹ đề nghị Sơn đã có máy bay đưa gia đình Sơn đi Hoa Kỳ. Tôi rất muốn đi Hoa Kỳ nhưng màÐỗ Ngọc Yến lại không hỏi tôi. Sơn ở lại thì tôi cũng đành ở lại. Tôi thì đành thôi và sau đó thì tôi đi học tập ba năm.
    Còn Sơn cũng không hơn tôi đâu. Khi các bạn đã rời khỏi đất nước ngày 30 tháng Tư, có lẽ các bạn không biết chuyện gì đã xảy ra cho Sơn. Sơn phải trốn ra Huế sau khi được đánh tiếng là sẽ bị thủ tiêu bởi vì tính chất hai mặt của Sơn trong âm nhạc và tính chất hai mặt của Sơn trong cuộc đời. Bởi vì Sơn là bạn của những nhân vật cao cấp của chính quyền Sài Gòn. Sơn đã từng viết Cho Một Người Nằm Xuống về cái chết của Lưu Kim Cương và đồng thời với Hai Mươi Năm Nội Chiến từng ngày, thì điều đó người cộng sản không chấp nhận. Tôi nghe kể lại cuộc họp ở trong khu người ta lên án Trịnh Công Sơn.
    Chúng ta không biết bi kịch đó cho nên chúng ta có những ngộ nhận đáng tiếc. Sau đó Sơn phải về Huế để tìm một nơi nương tựa bởi vì ở đó Sơn có nhiều anh em. Anh hy vọng là họ sẽ giúp đỡ mình; nhưng, tránh võ dưa gặp võ dừa, ở đây Sơn còn bị nặng hơn nữa là bị tố cáo tại các trường học, các biểu ngữ giăng lên. Sơn phải lên đài truyền hình Huế nhận lỗi của mình - mà người ta gọi là bài thu hoạch. Sơn rất khéo léo trong bài nhận lỗi đó. Chính Sơn kể cho tôi nghe - Hoàng Phủ Ngọc Tường không đồng ý bài đó, nói phải viết lại vì chưa thành thật. Bạn thấy chưa?
    Người ta quyết liệt ghê gớm lắm trong sự kiểm soát. Sơn đã đóng cửa nhà mình, không tiếp Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nhiều năm. Sau đó, Sơn phải đi thực tế, tức là đi để biết người nông dân cày bừa cực khổ như thế nào. Sơn đi trên những cánh đồng còn rải rác những chông mìn. Sơn đã thoát chết trong một lần; một con trâu đã cứu Sơn khi nó đạp quả mìn mà đáng lẽ Sơn sẽ đạp.
    Bởi vì tài năng âm nhạc của Sơn quá lớn, cho nên trong số những người lãnh đạo đất nước đó, cũng có người khôn ngoan hơn, biết cách thức hơn để giữ Sơn lại bằng cách bao bọc cho Sơn khỏi những tình huống hiểm nghèo như vậy. Họ đã tìm cách đưa Sơn về Sài Gòn, trả lại hộ khẩu cho Sơn, tạo điều kiện để cho Sơn yên tâm sống ở Sài Gòn.
    Rất nhiều người nghe nhạc Sơn thầm lén nhất là từ miền Bắc, trong đó có nhiều đảng viên cộng sản, nhưng không ai dám công khai thừa nhận nhạc của Sơn là tài sản của đất nước và Sơn không được phổ biến âm nhạc lúc đó - hiển nhiên âm nhạc hải ngoại là *********. Ngay cả Sơn còn không được phổ biến, mà phải đợi một thời gian đổi mới và cải tổ. Vì vậy cho nên, Sơn là một bi kịch thu nhỏ của bi kịch đất nước. Và Sơn đã nghe được những luận điệu chống mình ở tại hải ngoại, nên Sơn rất sợ mặc dù có nhiều lời mời ở các đại học. Sơn đều không dám đi. Sơn từ chối, vì Sơn sợ cộng đồng ở đây sẽ đả đảo sẽ gây ra những nguy hiểm cho Sơn. Cho đến ngày Sơn mất. Có người đãvề đề nghị đưa Sơn sang đây để thay gan cho Sơn miễn phí nhưng Sơn cũng từ chối.
    Trong thời gian 25 năm sau ngày mất Sài Gòn, tôi cũng kẹt ở lại - tôi đã chơi với Sơn, và tôi đã không làm gì được cho Sơn - để Sơn bị một căn bịnh đã dẫn tới hậu quả tàn khốc, tức là nghiện rượu. Bởi vì buồn, bởi vì cô đơn, bởi vì không biết sử dụng thời gian để làm gì ... vì những ca khúc viết ra đều bị phê bình nặng nề - như bài "Em ra đi nơi này vẫn thế ..." ở bên này cũng kết án bài đó - ở bên kia lại kết án là "Tại sao đất nước đã thay da đổi thịt mà anh lại viết là em ra đi nơi này vẫn thế? Sài Gòn vẫn còn nguyên à?" Người nghệ sĩ luôn đi giữa hai lằn đạn! Có ai hiểu được là Sơn cô đơn như thế nào!
    Và trong nhiều sáng tác của anh, nếu chúng ta tinh ý, thì chúng ta sẽ thấy tư tưởng của TCS sau ngày mất nước. Sơn đã viết "?ường chúng ta đi, đi không bao giờ tới ..." Những ca khúc nói lên sự quạnh quẽ, sự tuyệt vọng, sự bất an của mình.Ðó là một dòng nhạc đặc biệt mà có người không hiểu chê là thua những ca khúc anh viết trước 75 để chỉ chấp nhận tình khúc của anh mà thôi. Chúng ta không biết đến một dòng nhạc triết lý và đầy đau thương đã ra đời một cách lặng lẽ âm thầm.
    Ngay cả bài Nhớ mùa thu Hà Nội cũng đã bị cấm hai năm - chỉ vì câu - chỉ vì câu gì các bạn biết không? Mùa Thu - chữ Mùa Thu Hà Nội đã trở thành thuật ngữ Cách Mạng Mùa Thu - thì TCS đã viết "Từng con đường nhỏ sẽ trả lời cho ta ... đi giữa mùa Thu Hà Nội để nhớ một người và nhớ mọi Người ..."
    Người ta đặt câu hỏi: Nhớ một người là nhớ ai? Và từng con đường nhỏ tại sao lại phải trả lời? Hà Nội, những con đường của Hà Nội tại sao lại phải trả lời? Trả lời cho ai? Trả lời cái gì? Ðó là nhớ Khánh Ly và Khánh Ly sẽ đem phục quốc về ... Với sự suy diễn như vậy , méo mó như vậy, bài hát đó đã bị cấm hai năm. Các bạn có biết cái nỗi đau của người sinh ra đứa con tinh thần như thế nào?
    Và chúng ta sai hay đúng, hãy tự soi lấy mình - khoan kết án người khác sai hay đúng - bởi vì trong chúng ta cũng đều bị lừa dối ! Chúng ta đã trưởng thành chưa sau nhiều lần bị lừa dối về chính trị - thì chúng ta đừng trách Trịnh Công Sơn và đừng trách những người nghệ sĩ nhạy cảm và chân thật với cuộc đời với con người.
    Tôi xin kết thúc ở đây - để dành thời gian cho các bạn khác - tôi là một người bạn - là một nhân chứng sống trong nhiêu năm với TCS. Những ngày tháng cuối cùng của anh, tôi đã ở bên anh mỗi lần tôi có mặt ở Việt Nam. Buổi sáng, tôi ngồi với anh dưới bóng cây để uống trà, để nhìn nhau cho đỡ nhớ, để nói với nhau một vài thông tin về bạn bè - rồi đi về. Sơn ngồi ở cái vườn trên gác nhà anh, có một cây hoa sứ già 28 năm, một giàn hoa giấy ... nó đã trở thành một cánh rừng nhỏ của Sơn và tôi đã nhìn Sơn tàn phai theo nắng chiều qua những tia nắng hoặc cuối mùa, cuối ngày qua những chiếc lá của cánh rừng bông giấy. Và thỉnh thoảng có vài tiếng chim hót như chia sẻ cái nỗi cô đơn của Sơn. Buổi chiều, tôi và Sơn đi ra ngoài một cái nhà hàng mà các bạn chắc còn nhớ, đó là Givral để nhìn qua bên kia khách sạn Continental để nhìn cuộc đời đi qua, để nhìn những nguời Việt Nam đang hấp tấp vội vã trên đường phố, để nhìn một chút trời xám , để nhìn vài cánh én ... RồiÐi Về.
    Sơn thèm đi ra phố - Sơn thèm hơi của thành phố. Bởi vì chúng tôi là những con người đã gắn bó với Sài Gòn từ lúc trẻ cho nên "Chiều một mình qua phố ..." hay "Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu ..."Ðó là đời sống của chúng tôi, và nó theo chúng tôi mãi mãi. Và Trịnh Công Sơn - hôm nay tôi được dịp để nói về anh, về cái sự tuyệt vời chịu đựng một bi kịch kéo dài cho tới ngày mà căn bịnh quái ác đã đục khoét tinh thần sức khỏe của anh cho đến hơi thở cuối cùng. Bởi vì sự cô đơn thật không có điểm tựa để làm việc. Và anh đã chết vì cơn bịnh này.
    http://www.vietnhac.org/baivo/tc-tcs.html
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    bắt đầu đây chị Trúc Ly ơi
    Trịnh Công Sơn - người tình của thiên nhiên
    Sáng nay bị đánh thức bởi tiếng chim từ quy đâu đó, tôi bỗng nhớ tới Trịnh Công Sơn và câu nói của ông: "Nhưng tôi biết rõ rằng tôi chỉ là một loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau" (Tin vào niềm tuyệt vọng). Con chim nhỏ ấy đã đi xa rồi, rất xa, nhưng tiếng hót thì vĩnh cửu. Tiếng hót ấy đã làm thành văn tự của Trịnh Công Sơn, góp phần vào cuốn "bạch thư hùng vĩ mà muôn loài đã để lại cho bầu trời, mặt đất và sông nước".
    Hình như không ai hiểu người nghệ sĩ tài hoa này bằng chính ông. Đi trong cõi đời, ông như chú Hoàng tử bé, mải miết tìm, biết là vô vọng vẫn hân hoan. Bởi nếu cô đơn giữa con người, Trịnh Công Sơn còn có cỏ cây và hoa trái, núi đá, suối nguồn và biển khơi, mưa và nắng... những người bạn lặng lẽ, an nhiên mà luôn luôn mới lạ, luôn luôn ân cần, chỉ mang đến cho ta niềm cảm hứng, sự sẻ chia mà không làm ta mỏi mòn đau đớn.
    Tình ca của Trịnh Công Sơn đã là một phần đời của nhiều thế hệ công chúng VN. Nhưng Em và Tôi ở đấy chưa bao giờ mang ý nghĩa lứa đôi, chưa hề là hạnh phúc quấn quýt như trong ca từ của nhiều nhạc sĩ khác.
    Ngay từ những bài tình ca đầu tiên ông đã tiên cảm về khoảng cách bất khả vượt qua của Em và Tôi "Một người về đầu non, một người về vực sâu, để cuộc tình chìm mau, như bóng chim cuối đèo". Đó không chỉ là những cách trở "sơn khê". Người nghệ sĩ ấy hình như không thể chịu đựng những gì dung tục, tầm thường, và ông e sợ. Con người vốn bất toàn và ông quá nhạy cảm để đọc thấy "trong mắt nhau" những buồn chán và thất vọng.
    Với Trịnh Công Sơn, thiên nhiên chưa bao giờ là khung cảnh. Em của Sơn là Em trong không gian ấy, trong thời gian này, gắn bó, hòa nhập, liền khối làm nên một hạnh ngộ kỳ diệu của người và người trong ân sủng chứa chan của thiên nhiên: "Vì em như hoa lá giữa thiên nhiên hiền hòa". Em và Tôi khi ra khỏi khoảnh khắc ấy, đã là Em và Tôi khác rồi, bởi cấu trúc của hạnh ngộ đã vỡ.
    Cảm xúc tình yêu của Trịnh Công Sơn luôn tinh khôi và trong trẻo, luôn đầy dự cảm vuột mất, bất trắc là như vậy. Lắng nghe, ngắm nhìn, cảm nhận từng phút giây giữa đời với một trái tim hòa ái, cho và nhận của Trịnh Công Sơn không len vào chút khát vọng chiếm hữu nào, như tinh thần của thiên nhiên.
    Yêu thương - ở Trịnh Công Sơn, nói như Hoàng Phủ Ngọc Tường, là tâm hồn "mang hơi hướng triết lý nhà Phật". Cũng có thể nghĩ rằng cái tâm bao la dào dạt ấy, cái phong cách phiêu diêu ấy là thoát thai từ thiên nhiên.
    Hơn một lần Trịnh Công Sơn viết: "Với ca khúc tôi là người tình của thiên nhiên". Ông gọi ca khúc của mình "là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc". Hãy cho tôi được thêm: là cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thiên nhiên và trái tim người nghệ sĩ tài hoa.
    Trong khi tình yêu luôn là cái ngoái nhìn thì thiên nhiên hầu như là hiện tại. Thiên nhiên ở nhạc Trịnh Công Sơn là cái dòng miên viễn của mùa, cái nhịp đập của vũ trụ, cái tinh tế của đất trời. Mùa trong lời ru, lời gọi, trong tình yêu, trong sự chuyển động của quy luật tự nhiên. Đắm mình trong đó, Trịnh Công Sơn hình như được vỗ về an ủi. Đó là không gian quen thuộc, tin cậy nhất mà ông tìm thấy.
    Không chỉ xuất hiện như là các biểu tượng nằm trong liên tưởng. Thiên nhiên đã là một thực thể tham gia vào đời sống Trịnh Công Sơn và làm nên nhịp thở âm nhạc của ông. Trịnh Công Sơn đi lại, đứng ngồi, hát ca, trò chuyện, yêu thương, buồn nhớ, suy tưởng, ngắm nhìn, mơ mộng... tràn ngập cảm hứng vũ trụ. Cái vũ trụ mà ông nắm bắt từng sát na hiện hữu và sát na chuyển động: "Im lặng của đêm tôi đã lắng nghe. Im lặng của ngày tôi đã lắng nghe".
    Trong cuộc chuyện trò cùng thiên nhiên, Trịnh Công Sơn nhận ra cái hữu hạn của ngôn từ con người. Những cụm từ mới ra đời dường như để đáp lại tiếng thì thầm nhu mì, ảo diệu của thiên nhiên và để kịp ghi những sắc thái bí ẩn mà vũ trụ lưu lại: vết lăn trầm, mùa xanh lá vội, tay rong rêu, cọng buồn cỏ khô, cụm chiều, ngón xuân nồng, nụ đời, phiến môi mềm...
    Những sáng tạo về ngôn từ của Trịnh Công Sơn táo bạo mà không cầu kỳ, ngẫu nhiên mà không tùy tiện, giàu chất suy tưởng mà không duy lý, bởi chúng thấm nhuần cái tinh thần sống động tươi xanh mềm mại của thiên nhiên. Chúng phả lại những đối ngẫu và hòa âm thường hằng của vũ trụ, trong một dòng âm giai trầm lắng mênh mang như tiếng thở dài của muôn loài.
    Người nghệ sĩ ấy hiểu mình muốn gì trên hành trình sáng tạo: "Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ". Với ca khúc, ông đã đến. Đó chỉ có thể là thứ triết học từ thiên nhiên và của thiên nhiên. Là tiếng hát của dòng sông, là lời ru từ cát đá, một cội nguồn của những cội nguồn mà Trịnh Công Sơn, người đi qua cuộc thế này, biết giữ mãi trái tim trẻ thơ để có thể tìm thấy đường về.
    NGUYỄN THỊ THANH XUÂN ( Báo Thanh Niên)

  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    bắt đầu đây chị Trúc Ly ơi
    Trịnh Công Sơn - người tình của thiên nhiên
    Sáng nay bị đánh thức bởi tiếng chim từ quy đâu đó, tôi bỗng nhớ tới Trịnh Công Sơn và câu nói của ông: "Nhưng tôi biết rõ rằng tôi chỉ là một loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau" (Tin vào niềm tuyệt vọng). Con chim nhỏ ấy đã đi xa rồi, rất xa, nhưng tiếng hót thì vĩnh cửu. Tiếng hót ấy đã làm thành văn tự của Trịnh Công Sơn, góp phần vào cuốn "bạch thư hùng vĩ mà muôn loài đã để lại cho bầu trời, mặt đất và sông nước".
    Hình như không ai hiểu người nghệ sĩ tài hoa này bằng chính ông. Đi trong cõi đời, ông như chú Hoàng tử bé, mải miết tìm, biết là vô vọng vẫn hân hoan. Bởi nếu cô đơn giữa con người, Trịnh Công Sơn còn có cỏ cây và hoa trái, núi đá, suối nguồn và biển khơi, mưa và nắng... những người bạn lặng lẽ, an nhiên mà luôn luôn mới lạ, luôn luôn ân cần, chỉ mang đến cho ta niềm cảm hứng, sự sẻ chia mà không làm ta mỏi mòn đau đớn.
    Tình ca của Trịnh Công Sơn đã là một phần đời của nhiều thế hệ công chúng VN. Nhưng Em và Tôi ở đấy chưa bao giờ mang ý nghĩa lứa đôi, chưa hề là hạnh phúc quấn quýt như trong ca từ của nhiều nhạc sĩ khác.
    Ngay từ những bài tình ca đầu tiên ông đã tiên cảm về khoảng cách bất khả vượt qua của Em và Tôi "Một người về đầu non, một người về vực sâu, để cuộc tình chìm mau, như bóng chim cuối đèo". Đó không chỉ là những cách trở "sơn khê". Người nghệ sĩ ấy hình như không thể chịu đựng những gì dung tục, tầm thường, và ông e sợ. Con người vốn bất toàn và ông quá nhạy cảm để đọc thấy "trong mắt nhau" những buồn chán và thất vọng.
    Với Trịnh Công Sơn, thiên nhiên chưa bao giờ là khung cảnh. Em của Sơn là Em trong không gian ấy, trong thời gian này, gắn bó, hòa nhập, liền khối làm nên một hạnh ngộ kỳ diệu của người và người trong ân sủng chứa chan của thiên nhiên: "Vì em như hoa lá giữa thiên nhiên hiền hòa". Em và Tôi khi ra khỏi khoảnh khắc ấy, đã là Em và Tôi khác rồi, bởi cấu trúc của hạnh ngộ đã vỡ.
    Cảm xúc tình yêu của Trịnh Công Sơn luôn tinh khôi và trong trẻo, luôn đầy dự cảm vuột mất, bất trắc là như vậy. Lắng nghe, ngắm nhìn, cảm nhận từng phút giây giữa đời với một trái tim hòa ái, cho và nhận của Trịnh Công Sơn không len vào chút khát vọng chiếm hữu nào, như tinh thần của thiên nhiên.
    Yêu thương - ở Trịnh Công Sơn, nói như Hoàng Phủ Ngọc Tường, là tâm hồn "mang hơi hướng triết lý nhà Phật". Cũng có thể nghĩ rằng cái tâm bao la dào dạt ấy, cái phong cách phiêu diêu ấy là thoát thai từ thiên nhiên.
    Hơn một lần Trịnh Công Sơn viết: "Với ca khúc tôi là người tình của thiên nhiên". Ông gọi ca khúc của mình "là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc". Hãy cho tôi được thêm: là cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thiên nhiên và trái tim người nghệ sĩ tài hoa.
    Trong khi tình yêu luôn là cái ngoái nhìn thì thiên nhiên hầu như là hiện tại. Thiên nhiên ở nhạc Trịnh Công Sơn là cái dòng miên viễn của mùa, cái nhịp đập của vũ trụ, cái tinh tế của đất trời. Mùa trong lời ru, lời gọi, trong tình yêu, trong sự chuyển động của quy luật tự nhiên. Đắm mình trong đó, Trịnh Công Sơn hình như được vỗ về an ủi. Đó là không gian quen thuộc, tin cậy nhất mà ông tìm thấy.
    Không chỉ xuất hiện như là các biểu tượng nằm trong liên tưởng. Thiên nhiên đã là một thực thể tham gia vào đời sống Trịnh Công Sơn và làm nên nhịp thở âm nhạc của ông. Trịnh Công Sơn đi lại, đứng ngồi, hát ca, trò chuyện, yêu thương, buồn nhớ, suy tưởng, ngắm nhìn, mơ mộng... tràn ngập cảm hứng vũ trụ. Cái vũ trụ mà ông nắm bắt từng sát na hiện hữu và sát na chuyển động: "Im lặng của đêm tôi đã lắng nghe. Im lặng của ngày tôi đã lắng nghe".
    Trong cuộc chuyện trò cùng thiên nhiên, Trịnh Công Sơn nhận ra cái hữu hạn của ngôn từ con người. Những cụm từ mới ra đời dường như để đáp lại tiếng thì thầm nhu mì, ảo diệu của thiên nhiên và để kịp ghi những sắc thái bí ẩn mà vũ trụ lưu lại: vết lăn trầm, mùa xanh lá vội, tay rong rêu, cọng buồn cỏ khô, cụm chiều, ngón xuân nồng, nụ đời, phiến môi mềm...
    Những sáng tạo về ngôn từ của Trịnh Công Sơn táo bạo mà không cầu kỳ, ngẫu nhiên mà không tùy tiện, giàu chất suy tưởng mà không duy lý, bởi chúng thấm nhuần cái tinh thần sống động tươi xanh mềm mại của thiên nhiên. Chúng phả lại những đối ngẫu và hòa âm thường hằng của vũ trụ, trong một dòng âm giai trầm lắng mênh mang như tiếng thở dài của muôn loài.
    Người nghệ sĩ ấy hiểu mình muốn gì trên hành trình sáng tạo: "Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ". Với ca khúc, ông đã đến. Đó chỉ có thể là thứ triết học từ thiên nhiên và của thiên nhiên. Là tiếng hát của dòng sông, là lời ru từ cát đá, một cội nguồn của những cội nguồn mà Trịnh Công Sơn, người đi qua cuộc thế này, biết giữ mãi trái tim trẻ thơ để có thể tìm thấy đường về.
    NGUYỄN THỊ THANH XUÂN ( Báo Thanh Niên)

  10. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Montréal, còn nhớ hay đã quên?​
    Hồ Đình Nghiêm
    1978
    Tôi lập gia đình. Đó là năm tôi tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật. Căn nhà số 14 Đinh Công Tráng, nơi anh chị tôi thuê, cũng là chốn dùng làm dịa điểm sum vầy cho một buổi tiệc nhỏ, hạn chế người dự.
    Gia chủ, họa sĩ Đinh Cường dựng một khung bố trắng lên giá vẽ. Những ống màu nặn ra trên palette. Mọi thứ được chuẩn bị. Và chờ đợi. Cũng giống như chị tôi, từ sau bếp đã một mình hoàn tất những món ăn, củi lửa thôi xông khói.
    Một tiệc cưới hơi khác thường? Không, nó chỉ được xem như lời từ giã đã chẳng thể nói ra. Chúng tôi sẽ lên đường sau đó. Con đường có sóng cao, có biển rộng. Và tất cả những bất trắc chờ đón.
    Khách lần lượt đến, những người mà anh chị tôi xem như thân thích trong suốt thời gian thăng trầm của Huế nhiều biến động. Bửu Ý, Định Giang, Tôn Thất Văn, Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn và sau rốt, Dương Đình Sang, một hoạ sĩ trẻ. Tất cả ngồi quanh chiếc bàn gỗ. Vai sát vai, rượu rót ra ly và mọi người chúc tôi những lời tốt lành về một ngã rẽ giữa cuộc đời mà tôi vừa tìm thấy. Theo yêu cầu của Đinh Cường, tất cả những ai có mặt hãy thay phiên lên vẽ bất kỳ thứ gì vào tấm bố trắng. Nó sẽ là món quà mọn nhằm trao gửi cho đôi vợ chồng rụt rè ngồi kia. Và nét cọ khởi đầu của Đinh Cường là hàng chữ "Mùa hạ Nghiêm xuôi dòng Ngọc Bích". Một vạt màu xanh vắt ngang, tựa đường chân trời rộng mở. Trịnh Công Sơn ghi chú tiếp: "Hạnh phúc là điều không ai có thể hiểu được, nhưng Nghiêm+Bích phải hiểu". Cây cọ nhúng sơn hai ba bận cho thứ thông điệp đó đi tới tận cùng dấu chấm. Anh ta vẫn thế. Chữ viết đẹp, áo quần rất có gu. (Thời điểm đó chưa có chữ xịn) Giọng nói nhỏ nhẹ, ưa dùng chữ "Thiệt à?" khi góp tiếng, như một kẻ đi giữa cuộc đời mà lòng luôn mang nỗi hoài nghi. Anh khác với Bửu Chỉ. Bửu Chỉ to tiếng hơn. Sẵn sàng tranh luận bất cứ đề tài gì với giọng điệu rất Mệ và luôn giành phần thắng. Tự thân Bửu Chỉ lúc ấy cũng toát ra dáng dấp của một nghệ sĩ. Quần Jean xanh, chemise đen, nón béret made in France và bên dưới, những lọn tóc quăn luôn che phủ vành tai. Bửu Chỉ là người động thủ sau chót, anh đứng trước giá vẽ, thao tác có hơi lâu và khi trở về chỗ ngồi, mọi người đều hiểu bức tranh kia đã hoàn chỉnh tới độ chẳng ai được quyền lên thêm thắt. Cuộc rượu tràn tiếng cười, cái nóng của mùa hè Huế phải chịu dừng chân ngoài thềm tối, hay đúng ra, sự oi ả thường hằng của nó khi tràn vào đã không làm cho chúng tôi mỏi mệt. Và cuối cùng tôi lên đường dong duổi mà lòng vẫn ắp đầy hình ảnh buổi tiệc tình thân kia. Ở chốn dung thân mới, nhớ về cố quận là nhớ cái đêm chếnh choáng men say nọ. Say vì tình yêu tinh khôi với người bạn đời - đã đành - say luôn với những tên tuổi đàn anh đến chung vui mà trong trí bấy giờ biết chắc một điều: Khó còn cơ hội nhìn thấy mặt mũi họ một lần nào khác. Như thể "đôi chân ta đi sông còn ở lại".
    1992
    Tôi đã gặp lại anh. Montréal không có đường phượng bay, nhưng chiều tà thảng hoặc cũng dấy lên đôi lần bức rức hệt cơn gió Huế "lăng loàn" thuở nọ. Trời nóng và một người vừa đến từ xứ nhiệt đới. Anh vẫn thế, ốm yếu, từ tốn, nhỏ nhẹ. Nhưng ở sự hao gầy kia, có thể đã cưu mang một thứ khí hậu khác thường khi đến đây. Những lời anh nói ra luôn ngầm chứa sự quyến rũ và người nghe sẽ đón nhận sau đó một kết luận lý thú. Hấp lực ấy là thành tựu của một người đi nhiều hiểu rộng, và sau hết, người ấy phải có một trái tim giàu lòng nhân. Chúng tôi nhắc lại những gì còn nhớ. Một tối nào quây quần ngoài trời, giữa đám cỏ mọc cao ở sân trường Mỹ thuật, đêm mà Lê Thành Nhơn vừa hoàn thành bức tượng Phan Bội Châu đồ sộ. Lan man hồi ức, "nghe những tàn phai", cuối cùng là tôi đã buồn thật lòng vì số phận của bức tranh siêu thực do nhiều bàn tay tạo nên năm xưa ở tiệc cưới. Chẳng rõ nó phiêu dạt nơi nào sau ngày tôi âm thầm bỏ đi với đôi bàn tay trắng? Tôi không lạ khi biết anh từng có những lần trưng bày tranh thành công. Còn anh, anh ngạc nhiên khi hay ra tôi đã xuất bản một hai tập truyện ngắn. Anh hỏi:
    -Toa bỏ cọ rồi sao ?
    -Bỏ. Tôi nói không suy nghĩ.
    -Viết lách có khá không?

    Tôi không hiểu chữ khá. Tôi đùa: "Đường chạy vòng quanh, một vòng tiều tụy!" Anh cười, so vai khi kể cho tôi nghe một câu chuyện, như thể biểu tôi hãy viết lại nó. Chuyện về một bức tượng, về một bà Việt kiều, về một nhân vật nữ anh hùng du kích. Tóm gọm diễn tiến câu chuyện đi gần tới mức phi lý. Nó tượng trưng rõ ràng về cái vô thường của cuộc sống. Tôi xúc động và tôi hiểu, tôi chẳng thể viết được nó ra trên giấy. Tôi nói với anh, tôi không phải là nhà văn. Tôi thấy mình yếu đuối trước những hoàn cảnh khốc liệt. Tôi thiếu thốn nghèo khổ với vốn chữ nhỏ nhoi. Và tôi thành thật khi có câu trả lời: Viết lách không khá!
    Giây phút riêng tư chẳng thể kéo dài. Anh vốn là người của đám đông, một đám đông thái quá. Và đám đông nào cũng có vài kẻ làm chúng ta dễ mỏi mệt. Rượu rót ra, thần sắc anh có vẻ hư hao. Anh bảo, moa có cảm tưởng chuyến đi này như từ Huế vào Sài-gòn. Chỉ vậy thôi. Có nghĩa là mặt mày, thức ăn, ngôn ngữ. . . mọi thứ đều quen thuộc. Tây đầm đâu? Hãy parler français cho moa nghe. Những người thân cận như muốn quản thúc anh. Họ có lí do tế nhị, tránh né tối đa những điều phiền muộn xảy tới, ảnh hưởng xấu đến cuộc đi chơi xa của anh. Có lẽ anh cũng cảm nhận được một điều, đó là chúng ta đang sống giữa gian đoạn đầy cả nhiễu nhương bội bạc. Cái thời điểm mà triết thuyết anh từng đưa ra vẫn chưa có kẻ đồng thuận: "Em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên ".
    Thơ anh làm ở Montréal nói được với chúng ta đôi điều:
    "Mặc đời ô trược vừa qua
    Tấm thân nhỏ nhặt người la mắng người
    Buồn phiền vỡ mộng đường dài
    Ta xin một góc ta ngồi với ta".

    Ngao ngán. Chẳng vui. Cầm lòng không đậu để lời thơ dấy lên chút thất vọng. Tôi yêu chữ "nhỏ nhặt" kia biết mấy? Cả một phận người thì có to tát là bao? Tôi ngậm ngùi, ngồi thõng tay để anh vẽ cho tôi một tấm portrait bằng phấn màu trên giấy cứng, và muốn bảo quản nó khỏi hư hao có vị nữ lưu đã nhanh tay mang bình keo xịt tóc ra phủ phất lên đó một lớp bụi sương thơm mùi hoa hồng.
    Anh ôm đàn, cây guitare của Hoàng Xuân Giang, tác giả hai câu thơ "Có người ngậm sợi tóc mai. Mà nghe cái lạnh giêng hai trở về". Đàn không nắn phím so dây, tự thân nó đã hoàn chỉnh, hoặc có thấp cao sai lạc đôi phần cũng chẳng gây trở ngại cho tiếng hát kia. Ngôn từ trong những nhạc phẩm ấy đã có mãnh lực phủ chụp lên tất cả mọi khiếm khuyết mà người ta gọi là phần kỹ thuật. Tôi chưa nghe các sáng tác mới của anh. Sự háo hức đi trước, cái thoả mãn đi sau; hai thứ đó đã dìm tôi xuống ở trạng thái bần thần. Một nỗi niềm gì vừa đi thấu suốt vào lòng để lại trên da thịt chút rợn cảm đến độ phải xiêu người. Tôi hiểu, nhạc Trịnh Công Sơn sở dĩ lên đứng ngôi vị hàng đầu là do bởi sự chắt lọc chữ dùng của anh. Những chữ mà người khác không thể tìm bới ra. Nói theo Krishnamurti: "Đó là thứ ánh sáng của tia chớp nháng lên bầu trời trong khoảnh khắc. Có người nhìn thấy nó, có người không". Anh đã từng thấy rồi để lại cho đời những "khoảng khắc lung linh".
    2001
    Lần này, anh đã có "một cõi đi về". Không mộng mị. Người ta đã nói, và viết nhiều về sự lên đường ấy. Nhưng thủy chung chẳng một ai được như anh từng cất lời "Cho một người vừa nằm xuống". Những kẻ còn sống, ngang trang lứa anh, và cả thế hệ sau anh đều im tiếng. Bóng dáng anh còn đó, họ sợ hãi khi phải dẫm lên con đường anh từng khai phá chăng? Anh đi và để lại một khoảng trống lớn, không gì có thể bù đắp.
    Hôm kia, ngồi bó gối trên núi Mont Royal nhìn chiều tà đổ về trên phố lạ, tôi bàng hoàng chợt nhận ra cái mong manh của một tia sáng đang bị mây phủ che. Bữa tiệc năm xưa đủ mặt "quần hào" xứ thần kinh giờ này đã khiếm diện thực sự một Định Giang, một Trịnh Công Sơn, một Bửu Chỉ. Mỗi một tia lửa rơi xuống bên kia đời và hoàng hôn đang vây quanh chỗ tôi ngồi lặng lẽ. Mốt mai rồi tôi cũng khăn gói trùng phùng. Trong khi còn làm đứa "nhỏ nhặt" giữa cuộc đời mênh mang này tôi xin viết lại đôi điều nhặt nhỏ, gọi là vì anh để "nương nhờ chút thở than".
    Hạnh phúc là điều không ai có thể hiểu được. Phải không anh Trịnh Công Sơn? Lời anh chúc hôm nào ở tiệc cưới, mong muốn tôi hiểu, tôi sẽ trình bày rõ nguồn cội ấy cùng anh, bữa mô chúng ta ngồi góc khuất lấp ở một chốn thực sự cách biệt với nhân gian. Lại gặp mặt Bùi Giáng thoăn thoắt tới gần, anh ôm đàn đón chào "Còn hai con mắt khóc người một con". Liệu khi ấy lệ có còn tiếp tục được chảy ra?
    Phút giây này tôi chỉ xin vỏn vẹn một điều: Ước ao mình sẽ mãi được hồn nhiên.
    nguồn: www.tcs-forum.org

Chia sẻ trang này