1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    (phần tiếp theo)
    3. Ảo giác tình yêu, sống và chết
    Tình yêu :"Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường. Đi đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi vô định... Người con gái đi qua những hàng cây long não ấy bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác..." (3)
    Đấy không phải là chuyện... cổ tích. Người thuật lại câu chuyện ấy là TCS. "Người con gái rất mong manh" trong câu chuyện ấy là Diễm, có biệt danh "Diễm Xưa".
    Diễm Xưa, mối duyên không thành của TCS, "đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác", thế nhưng câu chuyện vẫn chưa chịu kết thúc, vì tên nàng hóa thành tên của một tình khúc TCS rất quen thuộc, và vì người ta vẫn còn muốn kéo dài thêm nữa câu chuyện kể, vẫn còn muốn đi tìm một kết thúc đẹp theo nghĩa nào đó, như là một "hậu Diễm Xưa", dẫu có hơi cải lương kiểu "rồi hai mươi năm sau": cô em gái của Diễm Xưa từ phương xa trở về để tìm chàng, mong nối lại... "tình chị duyên em", nhưng mối "duyên em" ấy cũng không thành, và rồi nàng lại ra đi về phương trời xa, để cho Diễm Xưa mãi mãi là... Diễm Xưa. Cái đoạn kết chắp vá khá lâm ly ấy chắc hẳn đã được thêm thắt từ những câu hát:
    Hai mươi năm xin trả nợ người
    Trả nợ một thời em đã bỏ ai...
    Hai mươi năm vơi cạn lại đầy
    Trả nợ một thời môi vắng vòng môi... (Xin Trả Nợ Người)

    Câu chuyện đúng, sai thế nào chẳng ai biết được, có điều khi kể câu chuyện ấy bằng những lời lẽ như "người con gái rất mong manh..., đi đến một nơi vô định...", có vẻ như TCS đã muốn phủ lên Diễm Xưa một lớp sương mù huyền hoặc và một vẻ diễm ảo, có thực và không có thực. Diễm Xưa, mối tình đầu của nhạc sĩ họ Trịnh chăng? Không đâu. Đã "không có bài hát đầu tiên, bài hát cuối cùng", nói như ông, thì làm gì có tình đầu, tình cuối. Ý niệm lần đầu, lần cuối trong tình yêu TCS thật mơ hồ:
    Đời sẽ buồn như một chiều nao
    Hôn nhau lần cuối, hôn nhau lần đầu... (Như Một Vết Thương)
    Cho dù Diễm có là gì, có ra sao đi nữa, ta cũng biết chắc một điều: Diễm Xưa là mối tình đầu của TCS với âm nhạc Việt nam. Kể từ Diễm Xưa, "kể từ TCS trở đi, các tình khúc đã đổi khác rất nhiều, và nền tân nhạc phải cảm tạ ông về sự khai phá đó" (7), nữ ca sĩ Quỳnh Giao, người từng thể hiện nhiều bản tình ca cũ, mới qua các thời kỳ của nền tân nhạc Việt, đã có lời nhận định như vậy.
    Trước Diễm Xưa làm gì có những "ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau", "làm sao em biết bia đá không đau?"... Sau Diễm Xưa ta mới có những:
    hãy yêu nhau cho gạch đá có tin vui... (Hãy Yêu Nhau Đi)
    phố em qua gạch ngói quen tên... (Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên)
    ngày mai em đi sỏi đá trông em từng giờ... (Biển Nhớ)

    Tình yêu phả hơi thở, truyền cảm xúc đến cả những vật thể vô tri vô giác... Đâu đã hết, lại còn những:
    Gió sẽ mừng vì tóc em bay, cho mây hờn ngủ quên trên vai... (Như Cánh Vạc Bay)
    Nhớ gì mà nắng vàng cánh rừng, thương ai mà sương khuya vội vàng buông... (Vẫn Có Em Bên Đời)

    Bằng những câu hát như vậy, TCS không chỉ làm mới ngôn ngữ mà còn vẽ lại khuôn mặt của tình yêu, một khuôn mặt rất riêng, không giống ai và không ai giống, khiến đôi lúc ta không hình dung nổi khuôn mặt ấy ra sao, như thế nào, có hay không, thực hay ảo(?).
    "Tôi chỉ có những mối tình lãng đãng, khói sương, hoàn toàn không có gì cụ thể. ?oDiễm xưa? cũng là một loại tình yêu như vậy" (3). Sau cùng thì tác giả những "Tình Khúc TCS" cũng đã giải đáp thắc mắc về những "mối tình" của mình như vậy. "Không có gì cụ thể", tôi không rõ chữ "cụ thể " ấy được hiểu như thế nào. Dầu sao ta cũng biết được rằng những Diễm (Diễm Xưa), những Nguyệt (Nguyệt Ca), những Quỳnh (Quỳnh Hương)... vân vân, dẫu có những giai thoại, những câu chuyện kể (giống nhau và không giống nhau), đều không có vẻ gì là thực cả, đều chỉ là những mối tình chắc có chắc không, phất phơ "như thoáng gió thầm" vậy.
    Ta còn gặp những cách ví von khác: tình là "nắng": tình mong manh như nắng (Tình Sầu), tình như nắng vội tắt chiều hôm (Như Một Lời Chia Tay); tình là "gió": có chút tình thoảng như gió vội (Như Một Lời Chia Tay), như là cơn gió, em còn cứ mãi bay đi (Hoa Vàng Mấy Độ); tình là "lá": tình như lá bỗng vàng bỗng xanh (Tạ Ơn), ru em tình như lá, trăm năm vẫn quay về (Ru Tình)... vân vân và vân vân.
    Tình yêu trong nhạc TCS là chiếc bóng lung linh, thấp thoáng, chập chờn: "tình không xa nhưng không thật gần..." (Như Một Lời Chia Tay), thoắt ẩn thoắt hiện: "rộn ràng nhưng biến nhanh..." (Tình Sầu). Những mối tình "không hẹn mà đến, không chờ mà đi" (Bốn Mùa Thay Lá), nghĩa là chẳng có hẹn hò, thề thốt chi cả, cũng chẳng có ràng buộc gì nhau. Tất cả chỉ là "tình cờ": "ta gặp tình cờ như là cơn gió (Hoa Vàng Mấy Độ), "coi như phút ấy tình cờ" (Nguyệt Ca). Nếu có những đớn đau thì cũng là "yêu trong nỗi đau... tình cờ" (Trong Nỗi Đau Tình Cờ). Tình yêu tựa như những cánh bèo, như cánh lá khô trôi theo dòng nước, có chạm vào nhau, rồi cũng lại dạt ra, mỗi người một dòng chảy, một định mệnh. Những kẻ yêu nhau trong nhạc TCS dẫu có vươn những cánh tay thật là dài về phía nhau nhưng vẫn không sao chạm tay vào nhau được.
    Đối tượng chính của tình yêu, người nữ trong những lời nhạc TCS, gần như cùng một mẫu số chung: nhỏ nhắn, mỏng manh, những cánh tay dài ngoằng, những đôi vai gầy guộc như cánh cò cánh vạc, những mắt sâu hun hút, xanh xao, những đôi môi lửa cháy, những dòng tóc xõa bay ngang trời, những cánh áo chờn vờn như cánh ****..., như hình dạng các thiếu nữ ta vẫn nhìn thấy trong tranh của các họa sĩ thời thượng trên các bìa sách, các phụ bản thơ, nhạc, hoặc như những đường nét mờ mờ ảo ảo, lượn lờ, chầm chậm trôi đi bên trong chiếc đèn kéo quân vậy. Thực tế, biết tìm đâu cho thấy, biết kiếm đâu cho ra những mẫu người như vậy. Có lẽ do thể tạng yếu ớt, gầy gò nên TCS có khuynh hướng ưa chuộng những mẫu phụ nữ cũng vóc dáng mảnh mai, cũng "vai... anh gầy guộc nhỏ" như là ông vậy.
    "TCS, sao đến giờ này ông vẫn còn độc thân?" đã có người hỏi ông như vậy. Câu hỏi này chỉ có một mình ông trả lời được, nhưng ông lại chẳng bao giờ trả lời rõ ràng cả. "Hình như là tôi không có năng khiếu về việc xây dựng một tổ ấm riêng cho mình," ông chỉ nói vậy, "và đến bây giờ tôi vẫn có thể khẳng định là thói quen sống một mình không gây khó khăn gì cho tôi cả" (6). Có phải vì ông không thích bị ràng buộc mà chỉ muốn được "là lá cỏ, ngồi hát ca rất tự do", hay vì ông quá nặng tình với mối tình đầu chưa nguôi, hay vì ông vẫn quý những tình bạn hơn là tình yêu, hay vì ông có trái tim quá lớn để có một tình riêng, hay vì..., tất cả đều không phải là những lời giải thích. Ông không lấy vợ là vì ông... không muốn lấy vợ, hoặc vì một lý do nào đó... chỉ mình ông biết. "Tự mình biết riêng mình, và ta biết riêng ta..." (Ngẫu Nhiên), ông đã chẳng nói vậy sao? Ông chẳng hề nói cho ai biết, hoặc có nói cũng không chắc đã nói thật.
    Tình yêu là gì? Đã có người hỏi ông như vậy. Và ông trả lời: "Tôi không thể nói về một vấn đề mà chính bản thân mình hoàn toàn không hiểu..., và cho đến giờ này, phải nói thật một điều là tôi cũng không hiểu tình yêu thực sự đã cho tôi được những gì" (3). Tôi tin là ông nói thật chứ không phải làm bộ. Ông không ở lại với mối tình nào và cũng chẳng có mối tình nào ở lại với ông.
    Một lần nữa, những người tin theo ông lại bị hụt hẫng, chới với. Một người từng viết biết bao bản tình ca làm rung động biết bao trái tim lại nói rằng không hiểu... tình yêu là gì! Liệu có ai tin được ?
    Ngay cách ông định nghĩa tình yêu cũng... không giống ai:
    Tình yêu như vết cháy trên da thịt người
    Tình yêu như trái chín trên cây rụng rời
    Tình yêu như nỗi chết, cơn đau thật dài

    Có lúc dữ dội như cơn địa chấn:
    Tình yêu như cơn bão đi qua địa cầu
    Có lúc lại như là một trong những nhu cầu thực dụng của con người:
    Tình yêu như cơm áo quen hơi ngọt ngào
    Những câu hát trên ở trong "Tình Sầu", một trong những bài hát tiêu biểu nhất về khuôn mặt của tình yêu, phác họa qua đường nét của cây cọ TCS. Tôi vẫn cho "Tình Sầu" là một trong những bài hay nhất của ông nói về tình yêu.
    "Khi bạn hát một bản tình ca nghĩa là bạn đang muốn hát về cuộc tình của bạn" (4), điều ông nói quả có đúng; hơn thế nữa, khi lắng nghe một bản tình ca cũng là khi "lắng nghe im lặng cuộc tình" (Tôi Đang Lắng Nghe). Người ta thích "Tình Nhớ" vì "tình ngỡ đã phôi pha, nhưng tình vẫn còn đầy", thích "Tình Xa" vì "từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ", thích "Tình Sầu" vì "tình cho nhau môi ấm, một lần là trăm năm". Mọi người đều ít nhiều bắt gặp mình trong những câu hát ấy.
    Thực ra, ông thích nói về tình phụ hơn là tình yêu, làm như là ai đến với ông cũng chỉ rắp tâm phụ bạc ông vậy, và có vẻ "tình phụ" dễ tạo nguồn cảm hứng cho ông viết nhạc hơn. "Cái may ở đời là được yêu và đôi khi cái may ở đời cũng là bị phụ tình," (3) ông nói thế, không biết có phải để tự an ủi. Tuy rằng ông không viết thêm "Tình Phụ" để kết hợp với "bộ ba" Tình Nhớ, Tình Xa, Tình Sầu (chẳng có tình nào vui vẻ cả), nhưng những tình phụ, phụ tình vẫn trải đầy trong những lời nhạc của ông.
    Ru em phụ rẫy trong ta...
    Yêu em, yêu thêm tình phụ... (Ru Em),
    Em phụ tôi một thời bé dại...
    Trả nợ một đời em đã phụ tôi... (Xin Trả Nợ Người)...
    Ông cũng viết về những duyên và nợ, những món nợ tình chẳng bao giờ thanh toán nổi.
    Trả nợ môt đời không hết tình đâu... (Xin Trả Nợ Người)Ông muốn nói gì vậy(?)
    Những tình khúc TCS như vẽ ra một thế giới riêng. "Thế giới của riêng tôi là thế giới của mơ mộng hão huyền," ông nói, "vừa thực lại vừa không thực, tuy nhiên bao giờ nó cũng ở cao hơn thực tại một chút..." (6) Thế giới nào vậy? Thế giới ấy ở đâu? Thế giới không tên gọi, hay gọi là "thế giới TCS" chăng? Cũng vì thế giới của ông nửa mộng nửa thực như vậy nên tình yêu của ông đã có lúc được xem như mặt hàng... giả: "Đã có không biết bao nhiêu là tình yêu giả. Cái giả mà rất thật trong đời... Người giả, người thật nhìn nhau lúc bấy giờ ngỡ ngàng không biết nói thế nào đây..." (3)
    Đôi lúc ông cũng thích dặm thêm ít "triết lý vụn" vào những cái thực và giả ấy nữa: "Bờ bến của một cuộc tình cũng không phải hẹp đâu. Có biết bao nhiêu kẻ đã bị dìm chết giữa dòng để mãi mãi không đến được bờ bên kia. Kẻ may mắn đến được bờ bên kia rồi, khi quay nhìn lại sẽ thấy rất rõ, sẽ nhận thức được mọi thất vọng, khổ đau đã qua đều là giả tạo, phù phiếm..." (3)
    Tình yêu trong thế giới TCS và trong những tình khúc của ông như thế không phải ảo giác là gì(?)... Nói cách khác, tình yêu trong nhạc TCS như những đóa hồng kỳ ảo mà người ta chỉ có thể đứng ngắm nhìn từ phía xa chứ không lại gần được, và cũng vì vậy tình yêu ấy luôn luôn quyến rũ.
    Tuy vậy, có một tình yêu khác ông dành cho một người nữ mà tôi tin rằng đấy phải là tình "thực": tình yêu ông dành cho người mẹ yêu quý của mình. Tình yêu ấy bộc lộ rõ nét nhất trong ngày người phụ nữ ấy lìa xa ông: "Khi cúi xuống hôn vầng trán lạnh lẽo của mẹ, tôi biết rằng từ nay sự lạnh lẽo ấy sẽ dần dần tràn ngập trái tim tôi. Mất mẹ là mất đi một tài sản lớn nhất trong toàn bộ sự giàu có của một đời người... Khi một người tình cho bạn một tình yêu thì trong trái ngọt đã có lẫn vị đắng. Chỉ có tình yêu của mẹ là không vụ lợi. Chỉ có ở người mẹ, bạn mới có thể tìm được lòng chung thủy tuyệt đối. Ở trái tim người mẹ, chỉ có sự tràn đầy, không có bớt đi hoặc thêm vào gì được nữa..." (2)
    Tât cả những bà mẹ trên đời đều giống nhau. Tình yêu của mẹ đối với những đứa con và tình yêu của đứa con dành cho những người mẹ đều không phải là "tình yêu giả", và cũng không phải là ảo giác.
    (còn tiếp)
    Nguồn: www.tcs-forum.org

  2. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    (phần tiếp theo)
    Sống và chết :
    "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ" (Mưa Hồng), nghe Ngọc Lan, cô ca sĩ thanh sắc vẹn toàn mà mệnh bạc, hát những lời ấy mới thấy đời sống quả là ngắn ngủi, mới thấy cần phải gấp rút "yêu nhau đi chiều hôm tối rồi" chứ chẳng nên hờ hững với cuộc đời.
    Tình yêu và cái chết hầu như sánh đôi nhau trong nhạc TCS. Một ý niệm vẫn hay được TCS lập đi lập lại: mọi vật đến rồi đi như một dòng chảy tự nhiên, liên tục, không có cái đầu tiên và cũng không có cái sau cùng. "Bài hát cuối cùng mãi mãi chỉ là một giấc mơ. Đã không có bài hát cuối cùng thì cũng chẳng có bài hát đầu tiên..." (4), khi người ta hỏi TCS "bài hát đầu tiên là bài gì?", ông trả lời đại khái như vậy. Câu trả lời "huề vốn", loanh quanh, lòng vòng theo lối nói cố hữu của ông, để tránh không phải nói thật, cũng tựa như cách người ta lẩn tránh "thật thà khai báo" tuổi tác của mình.
    Không có cái chết đầu tiên, đâu có cái chết sau cùng... (Ngẫu Nhiên)
    Câu này lại càng khó hiểu. Ai cũng biết là sống và chết đều chỉ một lần, làm gì có chuyện "chết đi sống lại" hay "chết lên chết xuống...", như những câu thơ Đynh Trầm Ca thuở nào:
    Hôm qua tôi bỗng chết hai lần
    té ngửa trên bờ dĩ vãng xanh
    Hôm nay bỗng chết thêm lần nữa
    té sấp trên đường tương lai đen...
    (Những Trận Chết)
    Chết một lần cũng đủ... chết rồi! Không thể nói rằng "cái chết này mới chỉ là cái chết đầu tiên", hoặc "chưa phải là cái chết... sau cùng", hoặc "đâu đã chết mà chỉ là ''một hôm buồn lên núi nằm xuống? (Tự Tình Khúc). Nếu quả là ông chưa chết thật như cách nói ấy thì cái chết của ông, theo như ta được biết, cũng chỉ là... ảo giác (ít ra là đối với những người còn chưa muốn ông chết). Ở đây không phải là chuyện "chết đi sống lại", thế nhưng cái ranh giới giữa sống và chết, giữa bến và bờ ấy, nói như ông, đôi lúc nhạt nhòa, chẳng còn phân biệt được đâu vào đâu.
    "Sự mất mát và cái chết là nỗi ám ảnh lớn nhất đời tôi" (3), ông đã có lần bộc lộ như vậy. "Nỗi ám ảnh" này đi theo ông rất sớm, từ thuở "tóc xanh mấy mùa" cho đến khi "chập chờn lau trắng trong tay". Ông đã "sống từng ngày, chết từng ngày", đã chuẩn bị cẩn thận để chào đón cái chết như kẻ đợi chết mỗi ngày. "Con người sinh ra chỉ để chờ chết," ông nói vậy, "một cuộc hẹn hò có khi dài hạn, có khi ngắn hạn, nhưng tựu chung không có gì vui vẻ." (3) "Nỗi ám ảnh" ấy cũng theo ông đi vào những ca khúc:
    Còn sống một ngày là hẹn chết mai đây... (Buồn Từng Phút Giây)
    Một ngày kia đến bờ, đời người như gió qua... (Phôi Pha).
    Nếu thật hôm nào tôi phải đi,
    tôi phải đi, ôi bao nhiêu điều chưa nói cùng,
    chắc lòng rất khó bình an... (Rơi Lệ Ru Người)
    Ta vẫn nghe ông nói về những mệt mỏi của cuộc sống, của kiếp người:
    Ôi cát bụi mệt nhoài... (Cát Bụi)
    Dù quá mệt kiếp người... (Để Gió Cuốn Đi)
    Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt... (Một Cõi Đi Về)
    Mệt quá thân ta này, nằm xuống với đất muôn đời... (Ngẫu Nhiên)
    Sống có đôi chân đôi chân mệt nhoài một đời tới lui... (Giọt Lệ Thiên Thu)
    Biên giới giữa sống và chết, nói như ông, "chỉ như một sợi tóc mỏng manh"(3):
    Trong xuân thì thấy bóng trăm năm... (Gần Như Niềm Tuyệt Vọng)
    Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non... (Giọt Lệ Thiên Thu)

    Sau cùng thì ông đã bước qua cái lằn ranh mỏng manh như sợi tóc ấy bằng những bước nhẹ tênh để cái chết lúc bấy giờ rõ ràng là sự thực chứ không còn nằm mơ nằm mộng gì nữa như là "một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời..." (Bên Đời Hiu Quạnh).
    Đối với không ít người, ông được xem như đã "chết" khá lâu trước ngày cái chết của ông được chính thức loan báo (cũng đại loại "TCS đã chết như thế nào?" vậy). Thế nhưng ông chết đó mà sống đó, cũng như ông đã từng sống đó mà chết đó, trước cái ngày ông chết thật. Một cách nào đó ông đã chết, một cách nào đó ông vẫn sống, vẫn như có mặt, lẩn khuất đâu đó trong "một cõi đi về" này. Dường như không dễ gì loại bỏ hẳn được ông ra khỏi đời sống "lô nhô loài người" này (chữ của TCS). Dù yêu dù ghét tới mức nào, người ta vẫn không làm ông "chết" đi được.
    Sống hay chết, vắng mặt hay có mặt, cõi tạm hay cõi thực..., ông cũng đã được người đời (những người cùng tạm trú với ông ở "quán trọ trần gian" này) nhắc đến tên tuổi, nói đi nói lại, nói tới nói lui về ông, cũng như vẫn còn hát còn nghe nhạc của ông. Có một lúc người ta "tưởng rằng đã quên" được ông, kỳ thực không phải dễ như vậy.
    Đôi khi (nói như ông), có vẻ như ông không thực sự hiện hữu trong cõi nhân sinh đầy hệ lụy này, ông chỉ tạt ngang qua cuộc đời này trong chốc lát như là "thoáng gió thầm" vậy. Thành thử, đối với những gì ông làm, những gì ông bỏ lại, dẫu có hay dở, tốt xấu, dẫu có muốn khen hay chê, ngợi ca hay nguyền rủa, cũng chẳng có nghĩa lý gì. Ông chẳng nghe, chẳng thiết chẳng màng, cũng chẳng giải thích, giải bày chi cả.
    "Một Cõi Đi Về", một trong những sáng tác ông ưng ý nhất, nói về "một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trải qua" (4). Ý nghĩa của "đi, về" trong bài hát được ông giải thích: "Có đi tất phải có về. Có ai đi mãi không về đâu. Chắc chắn rồi sẽ có một lần về vĩnh viễn, để mãi mãi không bao giờ còn ra đi nữa" (3). Ông còn mượn lời Albert Camus trong "Lưu Đày và Quê Nhà": "Sống là một sự lưu đày, và chết là trở về". Thế nhưng "về" là về đâu? Chỉ nghe ông nói mơ mơ hồ hồ, nào là "về chốn xa xăm cuối trời..." (Ở Trọ), hoặc "về chốn nào mây phủ chiêm bao..." (Sóng Về Đâu).
    Thật thú vị và đáng suy gẫm khi nghe điệu kèn saxo buồn bã "Hát Cho Người Nằm Xuống" (bài hát viết cho ông tướng không quân trong QL/VNCH) trỗi lên trong đám táng của ông ở Việt nam. "Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này...," câu hát ấy thực ra đâu có riêng cho một người nào. Bài hát ông viết cho người, viết cho ông, và cho tất cả mọi người, không chừa một ai. Có lẽ vì vậy, bài hát ấy sau cùng đã được trả về cho ông. Và "Cát Bụi" nữa, không thể thiếu tất nhiên. Bài hát ông viết cho chính ông cách nay gần bốn mươi năm, trở thành bài hát tiễn đưa trong ngày ông rời bỏ cõi tạm này để lại hóa thân "về làm cát bụi". Ít nhất người ta cũng đã tử tế cho ông được nghe lại một lần những "điệu kèn ai buốt trong tôi" (Chiếc Lá Thu Phai) ấy, như là những gì thuộc về ông nay chính thức trả lại cho ông.
    Ông nghe một lần cuối, nhưng người ta vẫn còn tiếp tục nghe mãi những "điệu kèn ai buốt" ấy, vẫn còn tiếp tục hát mãi những bài hát nói về những biên giới thật là mỏng manh giữa sống và chết, giữa bến và bờ, giữa thực và ảo. Vẫn còn nghe còn hát, nghĩa là vẫn còn tiếp tục đi tìm kiếm, mãi mãi, trên những biên giới mờ mịt ấy, như ông đã từng, cho đến khi tìm thấy hoặc chẳng tìm thấy gì cả.
    "Sống làm thế nào cho tròn đầy sự có mặt và chết cho ngập tràn cõi hư không. Phải đi đến tận cùng hai cõi sống chết để làm tan biến đi những giấc mộng đời không thực" (8). Trước giờ ta chỉ nghe "sống hết mình" chứ chưa hề nghe... "chết hết mình", vì vậy không rõ phải chết cách nào để có thể "ngập tràn cõi hư không" (?). Câu ấy có vẻ không dễ hiểu chút nào và có lẽ chỉ ứng dụng với riêng ông. Không gì ngoài cái chết mới mong giải phóng được ông ra khỏi những mối dây ràng buộc của "những giấc mơ đời hư ảo".
    Điều gì khiến ông luôn bị ám ảnh bởi cái chết? Có phải vì "yêu quá đời này"? "Tôi đã yêu cuộc đời hơn bao giờ cả," ông nói, "đời sống thì đẹp mà dài rộng quá, còn đời người thì hạn hữu. Biết làm sao bây giờ..." (8)
    Ông đã yêu cuộc sống biết chừng nào. Cuộc sống ấy đã cho ông những ngày hạnh phúc. Đó là hạnh phúc được sống bên cạnh những người mà ông thực lòng yêu mến, là hạnh phúc mà ông đã tận hưởng từ "những tình cảm nhân loại nhất của mọi người" (nói như ông). Những ngày ấy, những hình bóng ấy đã xa thật xa, đã mất tăm, mất hút. "Từng dòng nước mắt sẽ tiếc cho ngày vui, từng dòng nuớc mắt sẽ nhớ thương cho đời..." (Còn Có Bao Ngày), trong những lời nhạc ông viết về sau này ta vẫn nghe những nỗi tiếc nhớ như vậy.
    Ông đã yêu cuộc sống biết bao nhiêu. Trong những bài ông viết cho lứa tuổi vừa lớn luôn luôn toát lên hơi thở nồng nàn của cuộc sống. "Tuổi Đời Mênh Mông" chẳng hạn, "ôm cuộc sống trong tay bên đời quá rộng..., tuổi đời mênh mông quá búp non đầu cây...", một trong số ít những ca khúc có nhịp điệu vui tươi, như tình yêu phơi phới, như mạch sống dâng tràn, như nhịp bước tung tăng của cô bé trên đồi cỏ rộng. "Mây và tóc em bay trong chiều gió lộng..., em đứng bên trời tự do, yêu đời thiết tha..." Nỗi "yêu đời thiết tha" ấy còn tìm thấy trong những bài "Vì Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời" ("tôi xin làm hôm nay, cho đời em trẻ mãi..."), hay "Môi Hồng Đào" ("tuổi mười sáu môi hôn lần đầu..."), hay "Đời Gọi Em Biết Bao Lần"...
    Vì "yêu quá đời này", ông đâu dễ gì chịu chết. Ông sợ một ngày nào không còn trông thấy được "bên trời còn nắng, lá trời còn xanh, phố còn người đông..." (Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày). Ông cũng sợ mọi người sẽ quên mình. Ông vừa sợ chết lại vừa làm như coi thường cái chết, thậm chí có lúc còn đùa nghịch, diễu cợt với cái chết nữa. "Cái chết," ông định nghĩa, "chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống" (6):
    Không có đâu em này,
    không có cái chết đầu tiên, đâu có cái chết sau cùng...
    Hòn đá lăn trên đồi,
    hòn đá rớt xuống cành mai, rụng cánh hoa mai vàng... (Ngẫu Nhiên).
    "Cánh mai vàng" là thân xác gầy yếu, mỏng manh của ông
    Nếu tình yêu là "tình cờ" thì cái chết, với ông, cũng chỉ là "ngẫu nhiên".
    Cái chết từ đâu đến? Tại sao sống và chết lại luôn luôn kề cận? "Khi sự sống bất lực thì cái chết đến," (6) ông đã giải thích như vậy. Lời giải thích ấy quả có đúng với trường hợp TCS.
    (còn tiếp)
    Nguồn: www.tcs-forum.org

  3. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    (phần tiếp theo)
    Sống và chết :
    "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ" (Mưa Hồng), nghe Ngọc Lan, cô ca sĩ thanh sắc vẹn toàn mà mệnh bạc, hát những lời ấy mới thấy đời sống quả là ngắn ngủi, mới thấy cần phải gấp rút "yêu nhau đi chiều hôm tối rồi" chứ chẳng nên hờ hững với cuộc đời.
    Tình yêu và cái chết hầu như sánh đôi nhau trong nhạc TCS. Một ý niệm vẫn hay được TCS lập đi lập lại: mọi vật đến rồi đi như một dòng chảy tự nhiên, liên tục, không có cái đầu tiên và cũng không có cái sau cùng. "Bài hát cuối cùng mãi mãi chỉ là một giấc mơ. Đã không có bài hát cuối cùng thì cũng chẳng có bài hát đầu tiên..." (4), khi người ta hỏi TCS "bài hát đầu tiên là bài gì?", ông trả lời đại khái như vậy. Câu trả lời "huề vốn", loanh quanh, lòng vòng theo lối nói cố hữu của ông, để tránh không phải nói thật, cũng tựa như cách người ta lẩn tránh "thật thà khai báo" tuổi tác của mình.
    Không có cái chết đầu tiên, đâu có cái chết sau cùng... (Ngẫu Nhiên)
    Câu này lại càng khó hiểu. Ai cũng biết là sống và chết đều chỉ một lần, làm gì có chuyện "chết đi sống lại" hay "chết lên chết xuống...", như những câu thơ Đynh Trầm Ca thuở nào:
    Hôm qua tôi bỗng chết hai lần
    té ngửa trên bờ dĩ vãng xanh
    Hôm nay bỗng chết thêm lần nữa
    té sấp trên đường tương lai đen...
    (Những Trận Chết)
    Chết một lần cũng đủ... chết rồi! Không thể nói rằng "cái chết này mới chỉ là cái chết đầu tiên", hoặc "chưa phải là cái chết... sau cùng", hoặc "đâu đã chết mà chỉ là ''một hôm buồn lên núi nằm xuống? (Tự Tình Khúc). Nếu quả là ông chưa chết thật như cách nói ấy thì cái chết của ông, theo như ta được biết, cũng chỉ là... ảo giác (ít ra là đối với những người còn chưa muốn ông chết). Ở đây không phải là chuyện "chết đi sống lại", thế nhưng cái ranh giới giữa sống và chết, giữa bến và bờ ấy, nói như ông, đôi lúc nhạt nhòa, chẳng còn phân biệt được đâu vào đâu.
    "Sự mất mát và cái chết là nỗi ám ảnh lớn nhất đời tôi" (3), ông đã có lần bộc lộ như vậy. "Nỗi ám ảnh" này đi theo ông rất sớm, từ thuở "tóc xanh mấy mùa" cho đến khi "chập chờn lau trắng trong tay". Ông đã "sống từng ngày, chết từng ngày", đã chuẩn bị cẩn thận để chào đón cái chết như kẻ đợi chết mỗi ngày. "Con người sinh ra chỉ để chờ chết," ông nói vậy, "một cuộc hẹn hò có khi dài hạn, có khi ngắn hạn, nhưng tựu chung không có gì vui vẻ." (3) "Nỗi ám ảnh" ấy cũng theo ông đi vào những ca khúc:
    Còn sống một ngày là hẹn chết mai đây... (Buồn Từng Phút Giây)
    Một ngày kia đến bờ, đời người như gió qua... (Phôi Pha).
    Nếu thật hôm nào tôi phải đi,
    tôi phải đi, ôi bao nhiêu điều chưa nói cùng,
    chắc lòng rất khó bình an... (Rơi Lệ Ru Người)
    Ta vẫn nghe ông nói về những mệt mỏi của cuộc sống, của kiếp người:
    Ôi cát bụi mệt nhoài... (Cát Bụi)
    Dù quá mệt kiếp người... (Để Gió Cuốn Đi)
    Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt... (Một Cõi Đi Về)
    Mệt quá thân ta này, nằm xuống với đất muôn đời... (Ngẫu Nhiên)
    Sống có đôi chân đôi chân mệt nhoài một đời tới lui... (Giọt Lệ Thiên Thu)
    Biên giới giữa sống và chết, nói như ông, "chỉ như một sợi tóc mỏng manh"(3):
    Trong xuân thì thấy bóng trăm năm... (Gần Như Niềm Tuyệt Vọng)
    Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non... (Giọt Lệ Thiên Thu)

    Sau cùng thì ông đã bước qua cái lằn ranh mỏng manh như sợi tóc ấy bằng những bước nhẹ tênh để cái chết lúc bấy giờ rõ ràng là sự thực chứ không còn nằm mơ nằm mộng gì nữa như là "một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời..." (Bên Đời Hiu Quạnh).
    Đối với không ít người, ông được xem như đã "chết" khá lâu trước ngày cái chết của ông được chính thức loan báo (cũng đại loại "TCS đã chết như thế nào?" vậy). Thế nhưng ông chết đó mà sống đó, cũng như ông đã từng sống đó mà chết đó, trước cái ngày ông chết thật. Một cách nào đó ông đã chết, một cách nào đó ông vẫn sống, vẫn như có mặt, lẩn khuất đâu đó trong "một cõi đi về" này. Dường như không dễ gì loại bỏ hẳn được ông ra khỏi đời sống "lô nhô loài người" này (chữ của TCS). Dù yêu dù ghét tới mức nào, người ta vẫn không làm ông "chết" đi được.
    Sống hay chết, vắng mặt hay có mặt, cõi tạm hay cõi thực..., ông cũng đã được người đời (những người cùng tạm trú với ông ở "quán trọ trần gian" này) nhắc đến tên tuổi, nói đi nói lại, nói tới nói lui về ông, cũng như vẫn còn hát còn nghe nhạc của ông. Có một lúc người ta "tưởng rằng đã quên" được ông, kỳ thực không phải dễ như vậy.
    Đôi khi (nói như ông), có vẻ như ông không thực sự hiện hữu trong cõi nhân sinh đầy hệ lụy này, ông chỉ tạt ngang qua cuộc đời này trong chốc lát như là "thoáng gió thầm" vậy. Thành thử, đối với những gì ông làm, những gì ông bỏ lại, dẫu có hay dở, tốt xấu, dẫu có muốn khen hay chê, ngợi ca hay nguyền rủa, cũng chẳng có nghĩa lý gì. Ông chẳng nghe, chẳng thiết chẳng màng, cũng chẳng giải thích, giải bày chi cả.
    "Một Cõi Đi Về", một trong những sáng tác ông ưng ý nhất, nói về "một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trải qua" (4). Ý nghĩa của "đi, về" trong bài hát được ông giải thích: "Có đi tất phải có về. Có ai đi mãi không về đâu. Chắc chắn rồi sẽ có một lần về vĩnh viễn, để mãi mãi không bao giờ còn ra đi nữa" (3). Ông còn mượn lời Albert Camus trong "Lưu Đày và Quê Nhà": "Sống là một sự lưu đày, và chết là trở về". Thế nhưng "về" là về đâu? Chỉ nghe ông nói mơ mơ hồ hồ, nào là "về chốn xa xăm cuối trời..." (Ở Trọ), hoặc "về chốn nào mây phủ chiêm bao..." (Sóng Về Đâu).
    Thật thú vị và đáng suy gẫm khi nghe điệu kèn saxo buồn bã "Hát Cho Người Nằm Xuống" (bài hát viết cho ông tướng không quân trong QL/VNCH) trỗi lên trong đám táng của ông ở Việt nam. "Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này...," câu hát ấy thực ra đâu có riêng cho một người nào. Bài hát ông viết cho người, viết cho ông, và cho tất cả mọi người, không chừa một ai. Có lẽ vì vậy, bài hát ấy sau cùng đã được trả về cho ông. Và "Cát Bụi" nữa, không thể thiếu tất nhiên. Bài hát ông viết cho chính ông cách nay gần bốn mươi năm, trở thành bài hát tiễn đưa trong ngày ông rời bỏ cõi tạm này để lại hóa thân "về làm cát bụi". Ít nhất người ta cũng đã tử tế cho ông được nghe lại một lần những "điệu kèn ai buốt trong tôi" (Chiếc Lá Thu Phai) ấy, như là những gì thuộc về ông nay chính thức trả lại cho ông.
    Ông nghe một lần cuối, nhưng người ta vẫn còn tiếp tục nghe mãi những "điệu kèn ai buốt" ấy, vẫn còn tiếp tục hát mãi những bài hát nói về những biên giới thật là mỏng manh giữa sống và chết, giữa bến và bờ, giữa thực và ảo. Vẫn còn nghe còn hát, nghĩa là vẫn còn tiếp tục đi tìm kiếm, mãi mãi, trên những biên giới mờ mịt ấy, như ông đã từng, cho đến khi tìm thấy hoặc chẳng tìm thấy gì cả.
    "Sống làm thế nào cho tròn đầy sự có mặt và chết cho ngập tràn cõi hư không. Phải đi đến tận cùng hai cõi sống chết để làm tan biến đi những giấc mộng đời không thực" (8). Trước giờ ta chỉ nghe "sống hết mình" chứ chưa hề nghe... "chết hết mình", vì vậy không rõ phải chết cách nào để có thể "ngập tràn cõi hư không" (?). Câu ấy có vẻ không dễ hiểu chút nào và có lẽ chỉ ứng dụng với riêng ông. Không gì ngoài cái chết mới mong giải phóng được ông ra khỏi những mối dây ràng buộc của "những giấc mơ đời hư ảo".
    Điều gì khiến ông luôn bị ám ảnh bởi cái chết? Có phải vì "yêu quá đời này"? "Tôi đã yêu cuộc đời hơn bao giờ cả," ông nói, "đời sống thì đẹp mà dài rộng quá, còn đời người thì hạn hữu. Biết làm sao bây giờ..." (8)
    Ông đã yêu cuộc sống biết chừng nào. Cuộc sống ấy đã cho ông những ngày hạnh phúc. Đó là hạnh phúc được sống bên cạnh những người mà ông thực lòng yêu mến, là hạnh phúc mà ông đã tận hưởng từ "những tình cảm nhân loại nhất của mọi người" (nói như ông). Những ngày ấy, những hình bóng ấy đã xa thật xa, đã mất tăm, mất hút. "Từng dòng nước mắt sẽ tiếc cho ngày vui, từng dòng nuớc mắt sẽ nhớ thương cho đời..." (Còn Có Bao Ngày), trong những lời nhạc ông viết về sau này ta vẫn nghe những nỗi tiếc nhớ như vậy.
    Ông đã yêu cuộc sống biết bao nhiêu. Trong những bài ông viết cho lứa tuổi vừa lớn luôn luôn toát lên hơi thở nồng nàn của cuộc sống. "Tuổi Đời Mênh Mông" chẳng hạn, "ôm cuộc sống trong tay bên đời quá rộng..., tuổi đời mênh mông quá búp non đầu cây...", một trong số ít những ca khúc có nhịp điệu vui tươi, như tình yêu phơi phới, như mạch sống dâng tràn, như nhịp bước tung tăng của cô bé trên đồi cỏ rộng. "Mây và tóc em bay trong chiều gió lộng..., em đứng bên trời tự do, yêu đời thiết tha..." Nỗi "yêu đời thiết tha" ấy còn tìm thấy trong những bài "Vì Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời" ("tôi xin làm hôm nay, cho đời em trẻ mãi..."), hay "Môi Hồng Đào" ("tuổi mười sáu môi hôn lần đầu..."), hay "Đời Gọi Em Biết Bao Lần"...
    Vì "yêu quá đời này", ông đâu dễ gì chịu chết. Ông sợ một ngày nào không còn trông thấy được "bên trời còn nắng, lá trời còn xanh, phố còn người đông..." (Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày). Ông cũng sợ mọi người sẽ quên mình. Ông vừa sợ chết lại vừa làm như coi thường cái chết, thậm chí có lúc còn đùa nghịch, diễu cợt với cái chết nữa. "Cái chết," ông định nghĩa, "chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống" (6):
    Không có đâu em này,
    không có cái chết đầu tiên, đâu có cái chết sau cùng...
    Hòn đá lăn trên đồi,
    hòn đá rớt xuống cành mai, rụng cánh hoa mai vàng... (Ngẫu Nhiên).
    "Cánh mai vàng" là thân xác gầy yếu, mỏng manh của ông
    Nếu tình yêu là "tình cờ" thì cái chết, với ông, cũng chỉ là "ngẫu nhiên".
    Cái chết từ đâu đến? Tại sao sống và chết lại luôn luôn kề cận? "Khi sự sống bất lực thì cái chết đến," (6) ông đã giải thích như vậy. Lời giải thích ấy quả có đúng với trường hợp TCS.
    (còn tiếp)
    Nguồn: www.tcs-forum.org

  4. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    (phần tiếp theo)
    4. Ảo giác con người TCS
    "Làm sao thấu từng nỗi đời riêng..." (Như Một Lời Chia Tay), liệu câu hát ấy có thể hiểu như lời phân giải của một người trước lúc chia tay với mọi người, với cuộc đời mà ông đã từng sống, từng yêu thiết tha.
    Thực tế, không dễ gì có thể hiểu hết, hiểu hoàn toàn được một con người. Ngay đến những người thân, những người có dịp gần gũi với TCS, khi nói hay viết về ông, cũng ít nêu được những điểm khả dĩ nói lên tính cách cá biệt rõ nét nơi con người ông (điều mọi người muốn biết hơn là những câu chuyện phất phơ, đôi lúc thêm thắt, chỉ để tỏ ra từng quen biết, từng là bạn là bè của ông).
    Lý do những người thân, những bè bạn của ông ít có người "hiểu" ông là vì ông không có thói quen bộc lộ hay chia sẻ. Những chuyện trò bên tách café, bên ly rượu chắc không phải là những "cởi mở tâm tình" của ông. Ông chẳng có hứng thú gì để giải bày tâm sự hoặc kể lể về những nỗi riêng tư với bất cứ ai khác, ngoài chính ông. ("tự mình biết riêng mình và ta biết riêng ta", Ngẫu Nhiên). Vì vậy, nói rằng thực sự "hiểu" được ông, hoặc đã cùng ông sớt chia tâm sự thì cũng chỉ là... nói cho vui vậy. Một trong những thú tiêu khiển của ông là mỗi ngày "ngồi trong phòng uống rượu và nhìn nắng từ sáng đến chiều tối " (6). Ông tận hưởng cái thú "ngồi yên lặng nhìn trời đất và suy tưởng về những điều mình chưa tự giải đáp được cho chính bản thân mình..." (6) Ông cũng cho biết "khoảng thời gian thích nhất là được ngồi yên tĩnh một mình trước khi có một người bạn đầu tiên xuất hiện để phá tan sự yên tĩnh đó." (6) Vì thế, những nỗi niềm thầm kín của ông trước sau vẫn là "một điều dấu kín trong tim con người là điều dấu kín thôi" (Một Lần Thoáng Có).
    Rõ ràng ông không phải là dạng người có khuynh hướng dễ bộc bạch những tình cảm và suy nghĩ riêng tư. Cách nói chuyện cũng như cách dàn trải ý tưởng trên những trang viết của ông đều không được rành mạch, rõ ràng. Trong cách nói và trong cách giải thích của ông vẫn có một vẻ gì không được thoải mái lắm, và cũng ít mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người tiếp xúc, chuyện trò với ông. Những người ở gần ông dễ nhận ra điều này. Nghe ông nói chuyện, người ta có cảm giác như ông còn dấu quanh dấu quẩn điều gì, như cố ý phủ lên những lời lẽ của ông chiếc khăn che đậy sự thật, khiến người nghe nửa tin nửa ngờ rằng ông... "nói vậy mà không phải vậy". Khi cần phải trả lời hay giải thích điều gì, ông thường nói quanh nói quất, dùng thủ pháp "lăng ba vi bộ" để luồn lách, tránh né, không dễ gì chụp bắt được. Vì vậy, những lời giải thích hay những câu trả lời ông đưa ra thường ít làm người nghe thỏa mãn.
    Khi người ta muốn biết tuổi thật của ông chẳng hạn (câu hỏi lẽ ra không nên hỏi), ông nói: "Tôi thường không nhớ năm sinh mà chỉ nhớ ngày sinh của mình (!?). Tôi quan niệm tất cả mọi người sống cùng một thời đại đều có chung một tuổi, đó là tuổi của thời đại" (6). Người ta tò mò muốn biết quan hệ tình cảm giữa ông và ca sĩ KL chẳng hạn (câu hỏi càng không nên hỏi), ông trả lời đấy là "một thứ tình yêu không giống những tình yêu khác...", là "hai người bạn lãng đãng trong cuộc đời mà rất thương yêu nhau..." (4). "Lãng đãng" như thế nào thì ông không nói rõ. Người hỏi cũng không hỏi thêm vì thấy ông trả lời có hơi... lãng đãng, nên chỉ còn biết suy đoán. Chắc phải là thứ tình gì đấy ở giữa tình yêu và tình bạn, hoặc cao hơn tình bạn, lớn hơn tình yêu, hoặc một thứ tình cảm rất đặc biệt nhưng... không có tên gọi. Một lối trả lời mà... không trả lời gì cả để ai muốn hiểu sao thì hiểu, không hiểu cũng... không sao.
    Ông lại không phải là người nói chuyện có duyên, dù vẫn tỏ ra hóm hỉnh. Đôi lúc có vẻ như ngôn ngữ... không đủ cho ông diễn đạt ý tưởng, và ông phải loay hoay tìm chữ, lựa lời trong lúc ra những điệu bộ, cử chỉ kém tự nhiên.
    Ông thích bầu bạn, gần gũi với giới trẻ, thích được các ca sĩ, các phụ nữ trẻ gọi bằng "anh", như một cách tự đánh lừa mình, tự tạo cho mình cái ảo giác còn trẻ trung, còn sung sức, như một cố gắng để níu kéo lại phần nào quãng tuổi xuân đã trôi qua mất, đã tàn úa như "chiếc lá thu phai", dù biết chỉ là sự cố gắng vô ích. Lý do khác, có lẽ vì giới trẻ thường tỏ ra dễ chịu với ông hơn là những người lớn tuổi, ít đặt ra cho ông những câu hỏi có vấn đề, hoặc nếu có thì ông cũng dễ dàng tránh né hơn.
    Những tính cách vừa kể cũng thể hiện phần nào trong ca từ TCS. Qua từng ý từng lời, ông cũng chỉ hé mở phần nào cánh cửa thế giới nội tâm tiềm ẩn trong ông. Do vậy, cũng dễ hiểu vì sao những lời nhạc của ông đôi lúc có vẻ... khó hiểu.
    Phản chiến hay không phản chiến :
    Đến nay nhiều người vẫn đồng ý và không đồng ý về cái danh hiệu đầu tiên người ta gán cho TCS: nhạc sĩ "phản chiến". Chuyện người ta gọi ông là một "Bob Dylan của Việt nam" cũng chỉ là chuyện "một người nói (nữ ca sĩ Joan Baez), nhiều người nói theo". Thực tế, có những điểm khác biệt không thể so sánh được, chưa nói là phản chiến Mỹ không giống như phản chiến Việt nam.
    TCS, ông chỉ là người viết ca khúc (songwriter), trước hết cho chính ông, tiếp đến là những ca khúc về thân phận máu đỏ da vàng chung chung, phản kháng chiến tranh chung chung, và những bản tình ca được nhiều người yêu thích vì lạ và mới, và hay nữa tất nhiên. Ông cũng có thời kỳ có vẻ bị lôi kéo, móc nối, nhưng chưa "giác ngộ cách mạng" hẳn, và có những biểu hiện ấu trĩ về chính trị. Đến khi tỉnh táo, hiểu ra thì... "tiến thoái lưỡng nan" (như tên một ca khúc của ông), khiến đi cũng dở mà ở cũng không xong, cứ luẩn quẩn lòng vòng, đi tới đi lui, không tìm ra lối thoát, đúng như là câu hát thể hiện bức "chân dung tự họa": "đường chạy vòng quanh, một vòng tiều tụy..." (Một Cõi Đi Về). Bi kịch TCS là chỗ đó. Một người từng thú nhận "như đá ngây ngô" như ông, rõ ràng là không thích ứng với những hoạt động chính trị và người làm chính trị cũng chẳng dùng đến ông, hoặc nhiều lắm chỉ móc ngoặc nhằm lợi dụng trong một giai đoạn nhất thời.
    Nếu "phản chiến" được hiểu là lòng mong muốn sớm chấm dứt cuộc chiến kéo dài triền miên, là khát vọng hòa bình, là ước mơ thống nhất đất nước, để máu xương ngừng rơi, để các bên ngừng tay chém giết và con người ngồi gần lại với nhau, thì mỗi người dân Việt đều "phản chiến" chứ đâu có riêng gì TCS. Phiền một nỗi là TCS, ông không ngừng lại ở cái nghĩa "phản chiến" tự phát từ tâm tư tình cảm ấy, ông còn muốn dấn thêm một bước nữa, còn muốn kêu gọi mọi người "dậy mà đi" (không rõ đi đâu), hô hào tuổi trẻ "lên đường" (không biết đường nào). Thử nghe lại "Chính Chúng Ta Phải Nói":
    Chính chúng ta phải nói hòa bình... (hòa bình kiểu nào, không nghe ông nói!)
    Chính chúng ta phải có mọi quyền (ý nói "quyền dân tộc tự quyết" đây), đứng lên đòi thống nhất quê hương... (thống nhất kiểu nào cũng không nghe ông nói!)
    Hoặc "Gia Tài Của Mẹ", khá phổ biến một thời:
    Một trăm năm đô hộ giặc Tây... (một đứa bé lên mười ở Việt nam cũng biết là sai)
    Hai mươi năm nội chiến từng ngày... (cái tội xuyên tạc ý nghĩa cuộc kháng chiến thần thánh... "chống Mỹ cứu nước" của nhân dân ta, có nhẹ tay lắm cũng dăm bảy năm "học tập cải tạo" để thông suốt và nắm vững chính sách đường lối cách mạng).
    Nói nhạc TCS làm suy giảm tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam, làm rã ngũ, làm... mất nước là đề cao vai trò và tác động âm nhạc của ông quá đáng. Nhạc TCS thực sự chưa có được khả năng ấy vì không đủ trọng lượng, không đủ sức để lôi kéo, vận động quần chúng. Lý do dễ hiểu là "phản chiến" của TCS còn "chung chung" quá, lập lờ quá, thiếu lập trường chính trị mạnh mẽ, dứt khoát, rõ ràng. Chưa nói đến trình độ lý luận, kiến thức chính trị của ông khá ấu trĩ và hạn hẹp, lắm lúc tỏ ra ngây thơ và ảo tưởng. Ông đi theo cái mà ông... không biết rõ là cái gì(!). Thật khó mà thuyết phục người khác những điều mà chính ta còn chưa hiểu rõ lắm, nói chi đến việc truyền "lửa" đấu tranh, cách mạng.
    Một người viết nhạc gọi là "phản chiến chung chung" như vậy làm sao có đủ sức đủ tài để lôi kéo kẻ khác về phe mình, làm sao có đủ ma lực của "tiếng sáo Trương Lương" để làm lính tráng phải quăng súng ống, quan quân phải rã ngũ! (Những bài bản cỡ "anh trở về bại tướng cụt chân..." hoặc "ngày mai đi nhận xác chồng..., anh lên lon giữa hai hàng nến chong..." còn chưa ăn thua gì thì đàn địch hát xướng khơi khơi như ông dễ gì "mất nước" nổi!). Làm nhạc tình yêu chung chung, thân phận chung chung thì được, chứ không thể phản chiến chung chung kiểu "hỡi ba miền vùng lên cách mạng" (Huế-Saigon-Hà nội) hoặc "quyết chối từ chém giết anh em" (Chính Chúng Ta Phải Nói). Tất nhiên chẳng phe nào muốn nghe những lời "phản chiến" kiểu đó, và ông được mời ra chỗ khác chơi là vậy.
    (còn tiếp)
    Nguồn: www.tcs-forum.org

    Được hothanhphuong sửa chữa / chuyển vào 21:19 ngày 14/06/2004
  5. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    (phần tiếp theo)
    4. Ảo giác con người TCS
    "Làm sao thấu từng nỗi đời riêng..." (Như Một Lời Chia Tay), liệu câu hát ấy có thể hiểu như lời phân giải của một người trước lúc chia tay với mọi người, với cuộc đời mà ông đã từng sống, từng yêu thiết tha.
    Thực tế, không dễ gì có thể hiểu hết, hiểu hoàn toàn được một con người. Ngay đến những người thân, những người có dịp gần gũi với TCS, khi nói hay viết về ông, cũng ít nêu được những điểm khả dĩ nói lên tính cách cá biệt rõ nét nơi con người ông (điều mọi người muốn biết hơn là những câu chuyện phất phơ, đôi lúc thêm thắt, chỉ để tỏ ra từng quen biết, từng là bạn là bè của ông).
    Lý do những người thân, những bè bạn của ông ít có người "hiểu" ông là vì ông không có thói quen bộc lộ hay chia sẻ. Những chuyện trò bên tách café, bên ly rượu chắc không phải là những "cởi mở tâm tình" của ông. Ông chẳng có hứng thú gì để giải bày tâm sự hoặc kể lể về những nỗi riêng tư với bất cứ ai khác, ngoài chính ông. ("tự mình biết riêng mình và ta biết riêng ta", Ngẫu Nhiên). Vì vậy, nói rằng thực sự "hiểu" được ông, hoặc đã cùng ông sớt chia tâm sự thì cũng chỉ là... nói cho vui vậy. Một trong những thú tiêu khiển của ông là mỗi ngày "ngồi trong phòng uống rượu và nhìn nắng từ sáng đến chiều tối " (6). Ông tận hưởng cái thú "ngồi yên lặng nhìn trời đất và suy tưởng về những điều mình chưa tự giải đáp được cho chính bản thân mình..." (6) Ông cũng cho biết "khoảng thời gian thích nhất là được ngồi yên tĩnh một mình trước khi có một người bạn đầu tiên xuất hiện để phá tan sự yên tĩnh đó." (6) Vì thế, những nỗi niềm thầm kín của ông trước sau vẫn là "một điều dấu kín trong tim con người là điều dấu kín thôi" (Một Lần Thoáng Có).
    Rõ ràng ông không phải là dạng người có khuynh hướng dễ bộc bạch những tình cảm và suy nghĩ riêng tư. Cách nói chuyện cũng như cách dàn trải ý tưởng trên những trang viết của ông đều không được rành mạch, rõ ràng. Trong cách nói và trong cách giải thích của ông vẫn có một vẻ gì không được thoải mái lắm, và cũng ít mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người tiếp xúc, chuyện trò với ông. Những người ở gần ông dễ nhận ra điều này. Nghe ông nói chuyện, người ta có cảm giác như ông còn dấu quanh dấu quẩn điều gì, như cố ý phủ lên những lời lẽ của ông chiếc khăn che đậy sự thật, khiến người nghe nửa tin nửa ngờ rằng ông... "nói vậy mà không phải vậy". Khi cần phải trả lời hay giải thích điều gì, ông thường nói quanh nói quất, dùng thủ pháp "lăng ba vi bộ" để luồn lách, tránh né, không dễ gì chụp bắt được. Vì vậy, những lời giải thích hay những câu trả lời ông đưa ra thường ít làm người nghe thỏa mãn.
    Khi người ta muốn biết tuổi thật của ông chẳng hạn (câu hỏi lẽ ra không nên hỏi), ông nói: "Tôi thường không nhớ năm sinh mà chỉ nhớ ngày sinh của mình (!?). Tôi quan niệm tất cả mọi người sống cùng một thời đại đều có chung một tuổi, đó là tuổi của thời đại" (6). Người ta tò mò muốn biết quan hệ tình cảm giữa ông và ca sĩ KL chẳng hạn (câu hỏi càng không nên hỏi), ông trả lời đấy là "một thứ tình yêu không giống những tình yêu khác...", là "hai người bạn lãng đãng trong cuộc đời mà rất thương yêu nhau..." (4). "Lãng đãng" như thế nào thì ông không nói rõ. Người hỏi cũng không hỏi thêm vì thấy ông trả lời có hơi... lãng đãng, nên chỉ còn biết suy đoán. Chắc phải là thứ tình gì đấy ở giữa tình yêu và tình bạn, hoặc cao hơn tình bạn, lớn hơn tình yêu, hoặc một thứ tình cảm rất đặc biệt nhưng... không có tên gọi. Một lối trả lời mà... không trả lời gì cả để ai muốn hiểu sao thì hiểu, không hiểu cũng... không sao.
    Ông lại không phải là người nói chuyện có duyên, dù vẫn tỏ ra hóm hỉnh. Đôi lúc có vẻ như ngôn ngữ... không đủ cho ông diễn đạt ý tưởng, và ông phải loay hoay tìm chữ, lựa lời trong lúc ra những điệu bộ, cử chỉ kém tự nhiên.
    Ông thích bầu bạn, gần gũi với giới trẻ, thích được các ca sĩ, các phụ nữ trẻ gọi bằng "anh", như một cách tự đánh lừa mình, tự tạo cho mình cái ảo giác còn trẻ trung, còn sung sức, như một cố gắng để níu kéo lại phần nào quãng tuổi xuân đã trôi qua mất, đã tàn úa như "chiếc lá thu phai", dù biết chỉ là sự cố gắng vô ích. Lý do khác, có lẽ vì giới trẻ thường tỏ ra dễ chịu với ông hơn là những người lớn tuổi, ít đặt ra cho ông những câu hỏi có vấn đề, hoặc nếu có thì ông cũng dễ dàng tránh né hơn.
    Những tính cách vừa kể cũng thể hiện phần nào trong ca từ TCS. Qua từng ý từng lời, ông cũng chỉ hé mở phần nào cánh cửa thế giới nội tâm tiềm ẩn trong ông. Do vậy, cũng dễ hiểu vì sao những lời nhạc của ông đôi lúc có vẻ... khó hiểu.
    Phản chiến hay không phản chiến :
    Đến nay nhiều người vẫn đồng ý và không đồng ý về cái danh hiệu đầu tiên người ta gán cho TCS: nhạc sĩ "phản chiến". Chuyện người ta gọi ông là một "Bob Dylan của Việt nam" cũng chỉ là chuyện "một người nói (nữ ca sĩ Joan Baez), nhiều người nói theo". Thực tế, có những điểm khác biệt không thể so sánh được, chưa nói là phản chiến Mỹ không giống như phản chiến Việt nam.
    TCS, ông chỉ là người viết ca khúc (songwriter), trước hết cho chính ông, tiếp đến là những ca khúc về thân phận máu đỏ da vàng chung chung, phản kháng chiến tranh chung chung, và những bản tình ca được nhiều người yêu thích vì lạ và mới, và hay nữa tất nhiên. Ông cũng có thời kỳ có vẻ bị lôi kéo, móc nối, nhưng chưa "giác ngộ cách mạng" hẳn, và có những biểu hiện ấu trĩ về chính trị. Đến khi tỉnh táo, hiểu ra thì... "tiến thoái lưỡng nan" (như tên một ca khúc của ông), khiến đi cũng dở mà ở cũng không xong, cứ luẩn quẩn lòng vòng, đi tới đi lui, không tìm ra lối thoát, đúng như là câu hát thể hiện bức "chân dung tự họa": "đường chạy vòng quanh, một vòng tiều tụy..." (Một Cõi Đi Về). Bi kịch TCS là chỗ đó. Một người từng thú nhận "như đá ngây ngô" như ông, rõ ràng là không thích ứng với những hoạt động chính trị và người làm chính trị cũng chẳng dùng đến ông, hoặc nhiều lắm chỉ móc ngoặc nhằm lợi dụng trong một giai đoạn nhất thời.
    Nếu "phản chiến" được hiểu là lòng mong muốn sớm chấm dứt cuộc chiến kéo dài triền miên, là khát vọng hòa bình, là ước mơ thống nhất đất nước, để máu xương ngừng rơi, để các bên ngừng tay chém giết và con người ngồi gần lại với nhau, thì mỗi người dân Việt đều "phản chiến" chứ đâu có riêng gì TCS. Phiền một nỗi là TCS, ông không ngừng lại ở cái nghĩa "phản chiến" tự phát từ tâm tư tình cảm ấy, ông còn muốn dấn thêm một bước nữa, còn muốn kêu gọi mọi người "dậy mà đi" (không rõ đi đâu), hô hào tuổi trẻ "lên đường" (không biết đường nào). Thử nghe lại "Chính Chúng Ta Phải Nói":
    Chính chúng ta phải nói hòa bình... (hòa bình kiểu nào, không nghe ông nói!)
    Chính chúng ta phải có mọi quyền (ý nói "quyền dân tộc tự quyết" đây), đứng lên đòi thống nhất quê hương... (thống nhất kiểu nào cũng không nghe ông nói!)
    Hoặc "Gia Tài Của Mẹ", khá phổ biến một thời:
    Một trăm năm đô hộ giặc Tây... (một đứa bé lên mười ở Việt nam cũng biết là sai)
    Hai mươi năm nội chiến từng ngày... (cái tội xuyên tạc ý nghĩa cuộc kháng chiến thần thánh... "chống Mỹ cứu nước" của nhân dân ta, có nhẹ tay lắm cũng dăm bảy năm "học tập cải tạo" để thông suốt và nắm vững chính sách đường lối cách mạng).
    Nói nhạc TCS làm suy giảm tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam, làm rã ngũ, làm... mất nước là đề cao vai trò và tác động âm nhạc của ông quá đáng. Nhạc TCS thực sự chưa có được khả năng ấy vì không đủ trọng lượng, không đủ sức để lôi kéo, vận động quần chúng. Lý do dễ hiểu là "phản chiến" của TCS còn "chung chung" quá, lập lờ quá, thiếu lập trường chính trị mạnh mẽ, dứt khoát, rõ ràng. Chưa nói đến trình độ lý luận, kiến thức chính trị của ông khá ấu trĩ và hạn hẹp, lắm lúc tỏ ra ngây thơ và ảo tưởng. Ông đi theo cái mà ông... không biết rõ là cái gì(!). Thật khó mà thuyết phục người khác những điều mà chính ta còn chưa hiểu rõ lắm, nói chi đến việc truyền "lửa" đấu tranh, cách mạng.
    Một người viết nhạc gọi là "phản chiến chung chung" như vậy làm sao có đủ sức đủ tài để lôi kéo kẻ khác về phe mình, làm sao có đủ ma lực của "tiếng sáo Trương Lương" để làm lính tráng phải quăng súng ống, quan quân phải rã ngũ! (Những bài bản cỡ "anh trở về bại tướng cụt chân..." hoặc "ngày mai đi nhận xác chồng..., anh lên lon giữa hai hàng nến chong..." còn chưa ăn thua gì thì đàn địch hát xướng khơi khơi như ông dễ gì "mất nước" nổi!). Làm nhạc tình yêu chung chung, thân phận chung chung thì được, chứ không thể phản chiến chung chung kiểu "hỡi ba miền vùng lên cách mạng" (Huế-Saigon-Hà nội) hoặc "quyết chối từ chém giết anh em" (Chính Chúng Ta Phải Nói). Tất nhiên chẳng phe nào muốn nghe những lời "phản chiến" kiểu đó, và ông được mời ra chỗ khác chơi là vậy.
    (còn tiếp)
    Nguồn: www.tcs-forum.org

    Được hothanhphuong sửa chữa / chuyển vào 21:19 ngày 14/06/2004
  6. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    (phần tiếp theo)
    Những bài hát, những số phận :
    Nhiều người tưởng rằng TCS là nhạc sĩ ở miền Nam Việt nam được "cách mạng" ưu đãi sau năm bảy mươi lăm. Thực tế, đâu biết rằng ông đã từng có những năm sống lây lất, những năm "nín thở qua sông", có khi chết dấp ở một xó rừng nào đó cũng chẳng được ai nhắc nhở, đoái hoài. Trong những năm cả nước điêu đứng, mỗi người phải tự "mưu sinh thoát hiểm" thì TCS, ông ở đâu? Ông như mất dấu, như một kẻ không tên tuổi, "như cánh chim chìm xuống". Trong những năm ấy, chẳng ai còn bụng dạ nào, còn tâm trí nào để mà thưởng thức nhạc TCS, thậm chí chẳng ai dám nghe dám hát nhạc TCS. Phải mất nhiều năm sau đó, phải đợi cho đến khi ông gắng gượng đứng dậy được, gắng gượng "sáng tác" được ít bài bản đại loại "Em Ở Nông Trường Em Ra Biên Giới", "Huyền Thoại Mẹ"... (những bài này tuyệt nhiên không thấy trình diễn ở hải ngoại), mọi người mới nhớ ra ông, và ông mới như từ vũng lầy nào lóp ngóp lội được lên bờ, như từ bóng tối nào của quá khứ bước ra. Từ đó ông mới tìm lại được chút tên tuổi tưởng đã đánh rớt đâu mất từ sau cơn bão của lịch sử... Ngồi nhớ lại những năm nghiệt ngã ấy, ông viết: "Tôi đi trồng và gặt lúa. Tôi đi trồng khoai, sắn ở Cồn Tiên, trên những bãi đất chằng chịt mìn có thể nổ bất cứ lúc nào ở cửa ngõ Trường Sơn. Tôi đi chợ, nấu ăn. Tôi chở bột mì rải trắng cả một con đường như ngày xưa Mỵ Châu làm dấu cho Trọng Thủy. Tôi xếp hàng mua từng điếu thuốc hạng tồi. Tôi lãnh hàng tháng một lóng tay thịt mỡ không đủ cho một con mèo ăn. Và cứ thế cứ thế, nhiều năm, mù mịt..."(8) (Không thể nào không liên tưởng đến câu chuyện tương tự được nhiều người biết về nhạc sĩ Văn Cao, người cũng từng có quá trình xếp hàng cả buổi, chầu chực đến phiên mình để mua cho bằng được lát thịt mỏng dính, và còn bị bà hàng thịt nạt nộ vì chậm chạp khi nghe gọi đến tên "văn cao, văn thấp". Có lẽ đầu óc ông nhạc sĩ còn đang bay bổng đến những "Thiên Thai", "Suối Mơ"... mà quên rằng đây vẫn còn là cõi thế chứ nào có phải bồng lai tiên cảnh!...).
    Đối với giới yêu nhạc TCS ở miền Nam trước đây, tiếc một điều là, kỷ niệm sau cùng còn giữ được về TCS trong những ngày biến động của lịch sử lại không phải là kỷ niệm đẹp. Nói rõ hơn, lần trình diễn cuối cùng của ông vào một ngày cuối tháng Tư đáng ghi nhớ ấy là lần trình diễn... ít được tán thưởng nhất, và không thể xem là màn trình diễn đẹp mắt hay thành công được. Không những thế, nó còn khiến cả những người từng yêu mến, từng dành cho ông nhiều cảm tình nhất cũng phải ít nhiều thay đổi cái nhìn về ông, và dẫu có muốn bênh vực hay đỡ đòn cho ông cũng không dễ gì. Thật khó mà biện minh là oan hay ưng, là tự nguyện hay bị ép uổng, hay là "nạn nhân" của một vở kịch dàn dựng sao đó. Có thể là vào lúc ấy, ông đã tưởng rằng "giờ đã điểm". Đúng là "giờ đã điểm" thật, lịch sử đã sang trang thật, nhưng không "điểm" theo cái nghĩa hồ hởi phấn khởi như ông tưởng.
    "Nối Vòng Tay Lớn" (trong tuyển tập nhạc "Kinh Việt Nam", 1968), ca khúc thể hiện khát vọng hòa bình, cổ xúy việc thống nhất đất nước, thống nhất lòng người, từng có thời kỳ khá dài là một trong những bài hát cộng đồng khá phổ biến trên môi tuổi trẻ, sinh viên Việt nam, trong những trại hè, trại họp bạn, trong những cao trào lên đường xuống đường, trong những "đêm không ngủ", những đêm "hát cho dân tôi nghe". Bài hát ấy, hơn ba mươi năm về trước, ở trong nước, mọi người đã vừa hát vừa vỗ tay rất nhịp nhàng, rất khí thế, rất phấn khởi; thế mà giờ đây, ở ngoài nước, cách chọc giận người khác là đề nghị... hát lại bài hát ấy. Bài hát đành mang hai số phận, thật trớ trêu và rủi ro.
    Bài hát, tự nó chẳng có lỗi gì cả. "Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...", và "bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam...", đấy không phải là nỗi ước mơ, là giấc mộng của tuổi trẻ ngày ấy hay sao. Giấc mộng ấy đã không thành. Đâu hết rồi, những con người từng sôi nổi, từng say sưa hát bài hát ấy. Tất cả bỗng nhiên biến mất, không ai chịu đến với TCS, không ai chịu đứng xếp hàng quanh ông để mà "nối vòng tay lớn" như đã từng. Ông đứng chơ vơ một mình giữa vòng tròn tưởng tượng, cái vòng tròn ảo tưởng thật rộng lớn mà ông đã không vẽ ra được. "Hãy ở lại! Hãy cùng nhau nối vòng tay lớn...," mặc cho ông ra sức kêu gào một cách tuyệt vọng, mọi người vẫn ùn ùn bỏ chạy, chẳng ai nghe ông nói, nghe ông hát. Tội nghiệp, tiếng kêu gào, tiếng hát, tiếng đàn của ông bị nhận chìm trong làn sóng, trong cơn bão hoảng loạn. "Giọng hát thất thanh, với tiếng đệm đàn guitare rất là sai dây...," (1) nhạc sĩ Phạm Duy đã nhớ lại và ghi lại trong hồi ký của ông. "Anh em ta về gặp nhau mừng như bão cát, quay cuồng trời rộng...", chẳng ai hiểu ông hát những gì. Mọi người còn đang nhốn nháo, hoảng hốt, lo tìm một con đường sống. "Quay cuồng trời rộng...", quả đúng là trời đất quay cuồng thật, và lịch sử cũng chao nghiêng...
    Bài hát gắn liền với tên tuổi ông, bài hát kêu gọi xóa bỏ hận thù, nối lại tình người, các bên đều là "anh em", bài hát ấy sau cùng đã không được đáp nhận, cũng không khác chi một loạt những ca khúc "phản chiến" của ông trước đó đã chẳng được bên nào đáp nhận, nhiều lắm cũng chỉ được xếp chung với những bài du ca một thời của sinh viên, học sinh. Bài hát, thật rủi ro, vì đã cất lên không đúng nơi đúng lúc, không hợp tình hợp cảnh. Bài hát, là cái "hố " lớn nhất trong đời ông, cũng là do những "ngây ngô" và ấu trĩ về chính trị. Cái "hố " ấy, thật nghiệt ngã, chỉ đến có một lần, "một lần là trăm năm" như một câu hát của ông. Tiếc một điều là ngày trước, khi "cuộc chiến chưa tàn", nếu ông đã tiên cảm được chuyện "đêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui..." (Sao Mắt Mẹ Chưa Vui), thì đúng lý ra ông cũng phải "thấy" được rằng, chuyện "nối vòng tay lớn" sau "ngày tàn chiến cuộc" là chuyện làm sao mà có nổi!
    Thực tế, mãi đến bây giờ, người ta cũng chỉ phê phán người hát chứ không phê phán bài hát. Có vẻ như người ta không muốn nhắc nhở, đả động gì tới bài hát ấy, làm như không biết tới nó, làm như nó chưa hề ra đời vậy, đến nỗi nó cũng vắng mặt như một dấu lặng, không có một lời giải thích trong tuyển tập nhạc "Những Bài Ca Không Năm Tháng" (gồm những bài nhạc tiêu biểu cho từng thời kỳ sáng tác, do chính người nhạc sĩ tuyển chọn, để lại cho đời). Kể ra thì cũng khó mà lạnh lùng ngoảnh mặt quay lưng với những gì mà ta đã từng có một thời yêu thích.
    "Nối Vòng Tay Lớn" trở thành nỗi chua xót, ngậm ngùi, trở thành bài hát bẽ bàng cho ông và cho cả những người từng có một thời sôi nổi hát, sôi nổi sống trong những năm tháng khó quên ấy. Bẽ bàng như cử chỉ chìa tay trước mặt người nào để làm thân mà "người ta" lạnh lùng ngoảnh mặt quay lưng, không thèm bắt. Bẽ bàng đến độ người ta đã muốn quên đi là đã từng có một bài hát như thế. Người nhạc sĩ sáng tác bài hát ấy, ông đã làm cho bài hát được yêu thích một thời và quên lãng một thời.
    "Nối vòng tay lớn" là một giấc mơ thật đẹp. Chỉ tiếc rằng mãi mãi bài hát vẫn chỉ là một giấc mơ.
    "Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên" cũng là một trường hợp lạ. Bài nhạc nội dung có vẻ "vòng tay chờ đợi" này có giai điệu và lời lẽ thật đẹp, thật thiết tha đánh vào tâm tư tình cảm người Việt tha hương, gây "dị ứng" không những đối với khối người Việt ở hải ngoại mà cả với nhà nước Việt nam vì những cái "vẫn" nằm rải rác trong những câu hát: "em ra đi nơi này vẫn thế",... "vẫn có em trong tim của mẹ",... "vườn xưa vẫn có tiếng me ru, có tiếng em thơ",... "lá vẫn xanh trên con đường nhỏ",... "có hai mùa vẫn đi về",... "thành phố vẫn có những giấc mơ, vẫn sống thiết tha, vẫn lấp lánh hoa trên đường đi"... (nhưng nếu bỏ những chữ "vẫn" ấy đi thì bài hát... không còn là bài hát).
    Người Việt hải ngoại "dị ứng" thì cũng dễ hiểu, nhưng sao lại cũng "dị ứng" cả với những người cầm quyền ở trong nước? "Em ra đi nơi này vẫn thế," cả hai phía đều quyết liệt phủ nhận. "''Vẫn thế'' thế đ. nào được," người ở ngoài nước văng tục, "một đất nước tang thương đến như vậy!" Giới lãnh đạo trong nước cũng đời nào chịu: làm sao có chuyện "vẫn thế" được, đã "giải phóng", đã "cách mạng" mấy niên rồi, bắt buộc phải đổi khác chứ! "Vẫn thế" nghĩa là vẫn còn tàn dư chế độ cũ, là "tụt hậu", là đi ngược lại xu thế thời đại, là kìm hãm những bước nhảy vọt (tội ấy có nhẹ tay lắm cũng phải gò lưng viết "bài kiểm điểm"). Rốt cuộc bài nhạc nghe không thuận tai ấy đành mang số phận không may, trở thành vô duyên, lạc lõng vì chẳng được bên nào đón nhận hay dành cho chút cảm tình...
    Cái rủi ro khiến cho TCS là một con người--như những bài hát của ông--mang đến hai số phận. Có lẽ sau cùng, chỉ còn lại những tình khúc TCS, chỉ còn lại những bản tình ca không biên giới, không sắc màu của ông là còn ở lại được trong lòng người về lâu về dài. Tình ca, sau cùng là tiếng nói "người" nhất, là tiếng nói duy nhất trong âm nhạc không gieo rắc những nghi kỵ, những tị hiềm.
    (còn tiếp)
    Nguồn: www.tcs-forum.org

  7. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    (phần tiếp theo)
    Những bài hát, những số phận :
    Nhiều người tưởng rằng TCS là nhạc sĩ ở miền Nam Việt nam được "cách mạng" ưu đãi sau năm bảy mươi lăm. Thực tế, đâu biết rằng ông đã từng có những năm sống lây lất, những năm "nín thở qua sông", có khi chết dấp ở một xó rừng nào đó cũng chẳng được ai nhắc nhở, đoái hoài. Trong những năm cả nước điêu đứng, mỗi người phải tự "mưu sinh thoát hiểm" thì TCS, ông ở đâu? Ông như mất dấu, như một kẻ không tên tuổi, "như cánh chim chìm xuống". Trong những năm ấy, chẳng ai còn bụng dạ nào, còn tâm trí nào để mà thưởng thức nhạc TCS, thậm chí chẳng ai dám nghe dám hát nhạc TCS. Phải mất nhiều năm sau đó, phải đợi cho đến khi ông gắng gượng đứng dậy được, gắng gượng "sáng tác" được ít bài bản đại loại "Em Ở Nông Trường Em Ra Biên Giới", "Huyền Thoại Mẹ"... (những bài này tuyệt nhiên không thấy trình diễn ở hải ngoại), mọi người mới nhớ ra ông, và ông mới như từ vũng lầy nào lóp ngóp lội được lên bờ, như từ bóng tối nào của quá khứ bước ra. Từ đó ông mới tìm lại được chút tên tuổi tưởng đã đánh rớt đâu mất từ sau cơn bão của lịch sử... Ngồi nhớ lại những năm nghiệt ngã ấy, ông viết: "Tôi đi trồng và gặt lúa. Tôi đi trồng khoai, sắn ở Cồn Tiên, trên những bãi đất chằng chịt mìn có thể nổ bất cứ lúc nào ở cửa ngõ Trường Sơn. Tôi đi chợ, nấu ăn. Tôi chở bột mì rải trắng cả một con đường như ngày xưa Mỵ Châu làm dấu cho Trọng Thủy. Tôi xếp hàng mua từng điếu thuốc hạng tồi. Tôi lãnh hàng tháng một lóng tay thịt mỡ không đủ cho một con mèo ăn. Và cứ thế cứ thế, nhiều năm, mù mịt..."(8) (Không thể nào không liên tưởng đến câu chuyện tương tự được nhiều người biết về nhạc sĩ Văn Cao, người cũng từng có quá trình xếp hàng cả buổi, chầu chực đến phiên mình để mua cho bằng được lát thịt mỏng dính, và còn bị bà hàng thịt nạt nộ vì chậm chạp khi nghe gọi đến tên "văn cao, văn thấp". Có lẽ đầu óc ông nhạc sĩ còn đang bay bổng đến những "Thiên Thai", "Suối Mơ"... mà quên rằng đây vẫn còn là cõi thế chứ nào có phải bồng lai tiên cảnh!...).
    Đối với giới yêu nhạc TCS ở miền Nam trước đây, tiếc một điều là, kỷ niệm sau cùng còn giữ được về TCS trong những ngày biến động của lịch sử lại không phải là kỷ niệm đẹp. Nói rõ hơn, lần trình diễn cuối cùng của ông vào một ngày cuối tháng Tư đáng ghi nhớ ấy là lần trình diễn... ít được tán thưởng nhất, và không thể xem là màn trình diễn đẹp mắt hay thành công được. Không những thế, nó còn khiến cả những người từng yêu mến, từng dành cho ông nhiều cảm tình nhất cũng phải ít nhiều thay đổi cái nhìn về ông, và dẫu có muốn bênh vực hay đỡ đòn cho ông cũng không dễ gì. Thật khó mà biện minh là oan hay ưng, là tự nguyện hay bị ép uổng, hay là "nạn nhân" của một vở kịch dàn dựng sao đó. Có thể là vào lúc ấy, ông đã tưởng rằng "giờ đã điểm". Đúng là "giờ đã điểm" thật, lịch sử đã sang trang thật, nhưng không "điểm" theo cái nghĩa hồ hởi phấn khởi như ông tưởng.
    "Nối Vòng Tay Lớn" (trong tuyển tập nhạc "Kinh Việt Nam", 1968), ca khúc thể hiện khát vọng hòa bình, cổ xúy việc thống nhất đất nước, thống nhất lòng người, từng có thời kỳ khá dài là một trong những bài hát cộng đồng khá phổ biến trên môi tuổi trẻ, sinh viên Việt nam, trong những trại hè, trại họp bạn, trong những cao trào lên đường xuống đường, trong những "đêm không ngủ", những đêm "hát cho dân tôi nghe". Bài hát ấy, hơn ba mươi năm về trước, ở trong nước, mọi người đã vừa hát vừa vỗ tay rất nhịp nhàng, rất khí thế, rất phấn khởi; thế mà giờ đây, ở ngoài nước, cách chọc giận người khác là đề nghị... hát lại bài hát ấy. Bài hát đành mang hai số phận, thật trớ trêu và rủi ro.
    Bài hát, tự nó chẳng có lỗi gì cả. "Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...", và "bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam...", đấy không phải là nỗi ước mơ, là giấc mộng của tuổi trẻ ngày ấy hay sao. Giấc mộng ấy đã không thành. Đâu hết rồi, những con người từng sôi nổi, từng say sưa hát bài hát ấy. Tất cả bỗng nhiên biến mất, không ai chịu đến với TCS, không ai chịu đứng xếp hàng quanh ông để mà "nối vòng tay lớn" như đã từng. Ông đứng chơ vơ một mình giữa vòng tròn tưởng tượng, cái vòng tròn ảo tưởng thật rộng lớn mà ông đã không vẽ ra được. "Hãy ở lại! Hãy cùng nhau nối vòng tay lớn...," mặc cho ông ra sức kêu gào một cách tuyệt vọng, mọi người vẫn ùn ùn bỏ chạy, chẳng ai nghe ông nói, nghe ông hát. Tội nghiệp, tiếng kêu gào, tiếng hát, tiếng đàn của ông bị nhận chìm trong làn sóng, trong cơn bão hoảng loạn. "Giọng hát thất thanh, với tiếng đệm đàn guitare rất là sai dây...," (1) nhạc sĩ Phạm Duy đã nhớ lại và ghi lại trong hồi ký của ông. "Anh em ta về gặp nhau mừng như bão cát, quay cuồng trời rộng...", chẳng ai hiểu ông hát những gì. Mọi người còn đang nhốn nháo, hoảng hốt, lo tìm một con đường sống. "Quay cuồng trời rộng...", quả đúng là trời đất quay cuồng thật, và lịch sử cũng chao nghiêng...
    Bài hát gắn liền với tên tuổi ông, bài hát kêu gọi xóa bỏ hận thù, nối lại tình người, các bên đều là "anh em", bài hát ấy sau cùng đã không được đáp nhận, cũng không khác chi một loạt những ca khúc "phản chiến" của ông trước đó đã chẳng được bên nào đáp nhận, nhiều lắm cũng chỉ được xếp chung với những bài du ca một thời của sinh viên, học sinh. Bài hát, thật rủi ro, vì đã cất lên không đúng nơi đúng lúc, không hợp tình hợp cảnh. Bài hát, là cái "hố " lớn nhất trong đời ông, cũng là do những "ngây ngô" và ấu trĩ về chính trị. Cái "hố " ấy, thật nghiệt ngã, chỉ đến có một lần, "một lần là trăm năm" như một câu hát của ông. Tiếc một điều là ngày trước, khi "cuộc chiến chưa tàn", nếu ông đã tiên cảm được chuyện "đêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui..." (Sao Mắt Mẹ Chưa Vui), thì đúng lý ra ông cũng phải "thấy" được rằng, chuyện "nối vòng tay lớn" sau "ngày tàn chiến cuộc" là chuyện làm sao mà có nổi!
    Thực tế, mãi đến bây giờ, người ta cũng chỉ phê phán người hát chứ không phê phán bài hát. Có vẻ như người ta không muốn nhắc nhở, đả động gì tới bài hát ấy, làm như không biết tới nó, làm như nó chưa hề ra đời vậy, đến nỗi nó cũng vắng mặt như một dấu lặng, không có một lời giải thích trong tuyển tập nhạc "Những Bài Ca Không Năm Tháng" (gồm những bài nhạc tiêu biểu cho từng thời kỳ sáng tác, do chính người nhạc sĩ tuyển chọn, để lại cho đời). Kể ra thì cũng khó mà lạnh lùng ngoảnh mặt quay lưng với những gì mà ta đã từng có một thời yêu thích.
    "Nối Vòng Tay Lớn" trở thành nỗi chua xót, ngậm ngùi, trở thành bài hát bẽ bàng cho ông và cho cả những người từng có một thời sôi nổi hát, sôi nổi sống trong những năm tháng khó quên ấy. Bẽ bàng như cử chỉ chìa tay trước mặt người nào để làm thân mà "người ta" lạnh lùng ngoảnh mặt quay lưng, không thèm bắt. Bẽ bàng đến độ người ta đã muốn quên đi là đã từng có một bài hát như thế. Người nhạc sĩ sáng tác bài hát ấy, ông đã làm cho bài hát được yêu thích một thời và quên lãng một thời.
    "Nối vòng tay lớn" là một giấc mơ thật đẹp. Chỉ tiếc rằng mãi mãi bài hát vẫn chỉ là một giấc mơ.
    "Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên" cũng là một trường hợp lạ. Bài nhạc nội dung có vẻ "vòng tay chờ đợi" này có giai điệu và lời lẽ thật đẹp, thật thiết tha đánh vào tâm tư tình cảm người Việt tha hương, gây "dị ứng" không những đối với khối người Việt ở hải ngoại mà cả với nhà nước Việt nam vì những cái "vẫn" nằm rải rác trong những câu hát: "em ra đi nơi này vẫn thế",... "vẫn có em trong tim của mẹ",... "vườn xưa vẫn có tiếng me ru, có tiếng em thơ",... "lá vẫn xanh trên con đường nhỏ",... "có hai mùa vẫn đi về",... "thành phố vẫn có những giấc mơ, vẫn sống thiết tha, vẫn lấp lánh hoa trên đường đi"... (nhưng nếu bỏ những chữ "vẫn" ấy đi thì bài hát... không còn là bài hát).
    Người Việt hải ngoại "dị ứng" thì cũng dễ hiểu, nhưng sao lại cũng "dị ứng" cả với những người cầm quyền ở trong nước? "Em ra đi nơi này vẫn thế," cả hai phía đều quyết liệt phủ nhận. "''Vẫn thế'' thế đ. nào được," người ở ngoài nước văng tục, "một đất nước tang thương đến như vậy!" Giới lãnh đạo trong nước cũng đời nào chịu: làm sao có chuyện "vẫn thế" được, đã "giải phóng", đã "cách mạng" mấy niên rồi, bắt buộc phải đổi khác chứ! "Vẫn thế" nghĩa là vẫn còn tàn dư chế độ cũ, là "tụt hậu", là đi ngược lại xu thế thời đại, là kìm hãm những bước nhảy vọt (tội ấy có nhẹ tay lắm cũng phải gò lưng viết "bài kiểm điểm"). Rốt cuộc bài nhạc nghe không thuận tai ấy đành mang số phận không may, trở thành vô duyên, lạc lõng vì chẳng được bên nào đón nhận hay dành cho chút cảm tình...
    Cái rủi ro khiến cho TCS là một con người--như những bài hát của ông--mang đến hai số phận. Có lẽ sau cùng, chỉ còn lại những tình khúc TCS, chỉ còn lại những bản tình ca không biên giới, không sắc màu của ông là còn ở lại được trong lòng người về lâu về dài. Tình ca, sau cùng là tiếng nói "người" nhất, là tiếng nói duy nhất trong âm nhạc không gieo rắc những nghi kỵ, những tị hiềm.
    (còn tiếp)
    Nguồn: www.tcs-forum.org

  8. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    (phần tiếp theo)
    Cây sậy TCS :
    Nếu những người từng yêu mến TCS đã phải ít nhiều thất vọng về ông sau này thì lỗi ấy không phải do ông mà do người ta đã đánh giá ông sai lệch, đã kỳ vọng nơi ông nhiều quá. Ông không có khả năng đáp ứng những gì người ta trông đợi nơi ông, thậm chí lắm lúc ông còn đi ngược lại nữa là khác.
    Có một câu nói quen thuộc của Pascal mà TCS vẫn hay trưng dẫn trong những bài viết ngắn của ông, "l''homme est un roseau, mais un roseau pensant", mỗi khi ông triết lý vặt về cuộc đời, về con người, về thế thái nhân tình... Trong một nghĩa nào đó, câu này có thể dùng được để mô tả tính cách con người ông.
    TCS, ông chỉ là một "cây sậy", hơn thế nữa, là một cây sậy yếu hèn (cho dù có là "cây sậy biết suy nghĩ" tới đâu). Trong lớp vỏ của một cây sậy, của một thể chất yếu đuối, là một bản chất yếu đuối, đôi lúc bộc lộ thật rõ nét.
    Là cây sậy, ông khó mà đứng thẳng trước những trận gió ào ạt, những trận cuồng phong. Ông phải cúi rạp xuống. Là cây sậy, ông cũng tham sống sợ chết, cũng thích ăn ngon mặc đẹp, cũng run sợ trước bạo lực, cũng lo âu trước những nỗi bất an, những mối đe dọa rình rập... "Tôi sợ...," ông nói, từ chối lời đề nghị của những người bạn muốn đưa ông sang Mỹ để điều trị căn bệnh khó chữa.
    Ít có ai ngờ rằng, ẩn dấu bên trong con người từng viết những lời ca đầy khí thế cách mạng, rực lửa đấu tranh ấy lại là một trái tim yếu mềm, một tâm hồn mang thương tích, làm sao mà có thể "thoát yếu hèn, dựng thân cao lớn" nổi, như là câu hát trong một ca khúc "phản chiến" của ông (Chính Chúng Ta Phải Nói).
    Một số ca khúc của ông, chưa nói đến nội dung, có khi chỉ cần nghe qua cái tựa là người ta có thể biết được tác giả là ai (Ru Ta Ngậm Ngùi, Cỏ Xót Xa Đưa, Bên Đời Hiu Quạnh, Nghe Những Tàn Phai, Im Lặng Thở Dài, Như Chim Ưu Phiền, Buồn Từng Phút Giây, Lặng Lẽ Nơi Này...). Trong những sáng tác về sau này, nhất là vào những năm cuối đời, ta nghe thấy ông gửi gấm những nỗi niềm mà ông gọi là "nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng". Ở những ca khúc này (Rơi Lệ Ru Người, Ru Đời Đã Mất, Ru Đời Đi Nhé, Giọt Lệ Thiên Thu, Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng...), người ta nghe thấy có nước mắt, có lệ rơi trong những câu hát...
    Rơi lệ ru người từ đây... (Rơi Lệ Ru Người)
    Tôi là ai mà còn khi dấu lệ... (Tôi Ơi, Đừng Tuyệt Vọng)
    Từng dòng nước mắt sẽ tiếc cho ngày vui... (Còn Có Bao Ngày)
    Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ... (Bên Đời Hiu Quạnh)

    Ông tự ví mình như con chim buồn, chim đau, chim bệnh, chim ưu phiền, chim vô vọng, thôi thì đủ loài chim chóc, chim nào nghe cũng sầu thảm, đủ thấy tay nhạc sĩ này quả là yếu đuối và cô đơn biết chừng nào:
    Tôi như con chim bệnh
    thiếu hạnh phúc trần gian
    có những tháng mùa đông
    ngồi khóc rất âm thầm
    ...
    trong tim tôi có lần
    một mùa ôi rất lạnh
    (Như Chim Ưu Phiền)
    Ông nói về nỗi tuyệt vọng, ông muốn "tôi tìm lại tôi" (Tiến Thoái Lưỡng Nan), tìm lại chính mình. Tôi là ai, tôi là ai??? Câu hỏi như lời khẩn khoản, như niềm trăn trở, như nỗi khát khao muốn biết, muốn được trả lời. Là ai, là ai, là ai??? Những câu hỏi liên tiếp ném vào hư vô, lặp đi lặp lại nhiều lần, chỉ có những tiếng vọng dội lại từ những vách đá lạnh lẽo, những bức tường câm lặng, thay cho câu trả lời...
    Như đá ngây ngô, ông có lần tự ví mình như vậy. Thế nhưng, thay vì chịu nằm yên một chỗ, ông lại cứ muốn làm hòn đá... lăn (như là "đá lăn, vết lăn trầm"), thế mới rầy rà. Thực ra, ông không cần thiết phải làm những gì người khác không buộc, không yêu cầu ông làm (trừ phi ông? cũng muốn làm). Ông đã có những bài hát rất hay về các bà mẹ ("Lời Mẹ Ru", "Ca Dao Mẹ"... chẳng hạn), ông không cần phải viết thêm "Huyền Thoại Mẹ". Ông đã có những câu hát thật dễ thương về các cô gái như là "em qua công viên mắt em ngây tròn..." (Nắng Thủy Tinh), ông không cần phải viết thêm "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới". Ông cũng không cần phải viết "Khăn Quàng Thắp Sáng Bình Minh" khi mà ông có thể viết những bài hát thiếu nhi hay hơn thế nhiều ("Em Là Hoa Hồng Nhỏ" chẳng hạn), và chẳng ai có ý kiến gì được. Ông cũng không cần phải viết "Ngọn Lửa Mát-xcơ-va", ở vào một thời kỳ mà ai cũng biết rằng ngọn lửa ấy sắp sửa... lụi tàn. Ông cũng không cần, không cần... Tuy nhiên, như kẻ phóng lao phải theo lao và như "hòn đá lăn trên đồi" (Ngẫu Nhiên), ông cứ phải lăn thôi, lăn mãi lăn mãi đến tuột dốc... Ông không ngừng lại được nữa.
    Cái yếu đuối và thiếu suy xét ở con người TCS còn biểu lộ ở những mặt khác. Ông thích "triết lý", thích đào xới, nghiền ngẫm những mảng triết học từ đông sang tây, mặc dầu vẫn biết cái món trang sức ấy chỉ là giả hiệu, chỉ là "những luận điệu phỉnh phờ". Ông cũng thích viện dẫn những triết lý tiềm ẩn trong trong tôn giáo, mặc dầu vẫn cho rằng "những đấng tối cao có lẽ đã ngủ quên cùng với chân lý". Ông như người tự đánh lừa mình, tự nhận chìm mình trong ảo giác bềnh bồng tìm được sự cứu rỗi và cõi an bình trong thế giới triết học và tôn giáo ấy. Không lấy làm lạ ông vẫn hay nói đến những an nhiên, những vô vi..., trong lúc cái "tâm" ông lại ít khi nào được yên tĩnh như mặt nước phẳng lặng mà chỉ là những "biển sóng, biển sóng đừng xô tôi, đừng xô tôi ngã dưới chân người..." (Sóng Về Đâu).
    "Tôi đã mỏi dần với lòng tin," sau cùng ông đã phải thốt lên như vậy, "chỉ còn lại niềm tin sau cùng: tin vào niềm tuyệt vọng, có nghĩa là tin vào chính mình"(8). Tôi cho rằng ông chỉ nói là nói vậy, ngay cả "tin vào niềm tuyệt vọng" hoặc "tin vào chính mình", cũng chưa chắc ông đã chịu tin. Nếu quả là "tin vào chính mình" thật thì ông đã không đến nỗi phải... tuyệt vọng. "Tin vào niềm tuyệt vọng" chỉ là một cách nói. Chẳng qua ông hiểu rằng ông phải đương đầu, phải trực diện với nỗi tuyệt vọng ấy từng ngày từng giờ, và ông chẳng có cách nào khác hơn là phải thỏa hiệp, phải gắng gượng mà sống chung hòa bình với nỗi tuyệt vọng ấy để tìm cái vui, để thấy "tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa"(8), lại một cách nói khác của ông.
    "Có những ngày tuyệt vọng đến cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau..."(8), ông nói, vẻ ngậm ngùi. Tôi thực tình không rõ cuộc đời đã làm gì, đã có lỗi gì với ông để ông phải... tha thứ(?). Trong những lời lẽ đầy vẻ "từ tâm" ấy, ta vẫn nghe có chút gì không thật, lẫn chút gì cay đắng.
    Ông cứ phải lặp đi lặp lại, phải "triết lý" mãi về những "biên giới thù nghịch", những hờn oán, những thứ tha và tha thứ, những quên lãng và lãng quên..., đại khái "trong lòng tôi không có giây phút nào nuôi lòng oán hận đối với cuộc đời, dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình và con người phụ rẫy mình" (3), hoặc "ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn" (3), hoặc "mọi người đều cảm thấy mình thực sự hạnh phúc khi biết xóa đi cái biên giới thù nghịch trong lòng mình" (8)... vân vân. Không chừng đấy cũng lại là những "ám ảnh" thường trực nào khác nữa ngoài nỗi ám ảnh về cái chết của ông. Ám ảnh về "quên" chẳng hạn, thì thật... khó mà quên. Ông đã tập quên, tập tha thứ, để mong được quên, được tha thứ. Thế nhưng ông không dễ gì quên, không dễ gì tha thứ hay thôi hết oán hận chừng nào ông vẫn chưa thoát ra được những ám ảnh ấy.
    Với những lời ngợi khen, ngưỡng mộ, ông đáp lại với vẻ khiêm tốn: "Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành người viết ca khúc nổi tiếng, nhưng đời đã tặng cho tôi món quà ấy thì tôi không thể không nhận." (3) Với những lời chê trách, nguyền rủa, ông tỏ ra bất cần: "Tôi không quan tâm lắm đến dư luận, nhất là thứ dư luận không mang tính cách xây dựng. Vấn đề của người sáng tác là tập trung vào việc sáng tạo chứ không phải ngồi chờ nghe dư luận nói gì về mình... Phản ứng của tôi là im lặng và lãng quên những lời dị nghị. Người ta không thể đánh mãi vào khoảng không được." (3) Quả là phản ứng của con người tự chế và khôn ngoan. Những người oán ghét ông đã chỉ mong ông lên tiếng, nhưng ông đã làm họ thất vọng.
    Dẫu sao, TCS, ông không cần phải đấm ngực vò đầu "đời tôi ngốc dại" hay "im lặng thở dài" mãi. Nếu ông có ngốc dại hay yếu hèn thật thì cũng chẳng phải mình ông. Ngay đến cái tội danh "làm mất nước" kia, ông cũng không dành lấy độc quyền được nữa. Nhiều năm sau cuộc đổi đời, ngày càng có thêm nhiều người, vì chút lòng tự trọng, đã thành khẩn tự thú "tôi làm tôi mất nước".
    Con người TCS, qua cánh cửa hé mà tôi nhìn thấy được, nghĩa là cái phần mà ông cố ý cho thấy, có vẻ như ông muốn thể hiện hai điều: một mặt, ông như muốn tự phơi bày mình như con người phàm tục, yêu ghét, hay dở, tốt xấu lẫn lộn ("tôi là ai mà còn trần gian thế ") ; mặt khác, ông cho thấy nơi ông tấm lòng nhân ái bao la, yêu đồng loại, yêu đất nước yêu quê hương, như muốn ôm lấy hết cuộc sống trong tay vậy ("tôi là ai mà yêu quá đời này" ). Tôi không chắc lắm cách thể hiện nào thực sự phù hợp với ông, phản ánh tính cách con người ông hơn, có điều thể hiện cùng một lúc hai điều ấy không phải là dễ dàng.
    Dù cách nào đi nữa, vào những năm tháng cuối đời, ta thấy ông như ngọn đèn lụn bấc, như đã mất hết khí lực, như đã vắt kiệt đời mình. Ông chỉ còn là cây sậy khô héo.
    (còn tiếp)
    Nguồn: www.tcs-forum.org

  9. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    (phần tiếp theo)
    Cây sậy TCS :
    Nếu những người từng yêu mến TCS đã phải ít nhiều thất vọng về ông sau này thì lỗi ấy không phải do ông mà do người ta đã đánh giá ông sai lệch, đã kỳ vọng nơi ông nhiều quá. Ông không có khả năng đáp ứng những gì người ta trông đợi nơi ông, thậm chí lắm lúc ông còn đi ngược lại nữa là khác.
    Có một câu nói quen thuộc của Pascal mà TCS vẫn hay trưng dẫn trong những bài viết ngắn của ông, "l''homme est un roseau, mais un roseau pensant", mỗi khi ông triết lý vặt về cuộc đời, về con người, về thế thái nhân tình... Trong một nghĩa nào đó, câu này có thể dùng được để mô tả tính cách con người ông.
    TCS, ông chỉ là một "cây sậy", hơn thế nữa, là một cây sậy yếu hèn (cho dù có là "cây sậy biết suy nghĩ" tới đâu). Trong lớp vỏ của một cây sậy, của một thể chất yếu đuối, là một bản chất yếu đuối, đôi lúc bộc lộ thật rõ nét.
    Là cây sậy, ông khó mà đứng thẳng trước những trận gió ào ạt, những trận cuồng phong. Ông phải cúi rạp xuống. Là cây sậy, ông cũng tham sống sợ chết, cũng thích ăn ngon mặc đẹp, cũng run sợ trước bạo lực, cũng lo âu trước những nỗi bất an, những mối đe dọa rình rập... "Tôi sợ...," ông nói, từ chối lời đề nghị của những người bạn muốn đưa ông sang Mỹ để điều trị căn bệnh khó chữa.
    Ít có ai ngờ rằng, ẩn dấu bên trong con người từng viết những lời ca đầy khí thế cách mạng, rực lửa đấu tranh ấy lại là một trái tim yếu mềm, một tâm hồn mang thương tích, làm sao mà có thể "thoát yếu hèn, dựng thân cao lớn" nổi, như là câu hát trong một ca khúc "phản chiến" của ông (Chính Chúng Ta Phải Nói).
    Một số ca khúc của ông, chưa nói đến nội dung, có khi chỉ cần nghe qua cái tựa là người ta có thể biết được tác giả là ai (Ru Ta Ngậm Ngùi, Cỏ Xót Xa Đưa, Bên Đời Hiu Quạnh, Nghe Những Tàn Phai, Im Lặng Thở Dài, Như Chim Ưu Phiền, Buồn Từng Phút Giây, Lặng Lẽ Nơi Này...). Trong những sáng tác về sau này, nhất là vào những năm cuối đời, ta nghe thấy ông gửi gấm những nỗi niềm mà ông gọi là "nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng". Ở những ca khúc này (Rơi Lệ Ru Người, Ru Đời Đã Mất, Ru Đời Đi Nhé, Giọt Lệ Thiên Thu, Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng...), người ta nghe thấy có nước mắt, có lệ rơi trong những câu hát...
    Rơi lệ ru người từ đây... (Rơi Lệ Ru Người)
    Tôi là ai mà còn khi dấu lệ... (Tôi Ơi, Đừng Tuyệt Vọng)
    Từng dòng nước mắt sẽ tiếc cho ngày vui... (Còn Có Bao Ngày)
    Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ... (Bên Đời Hiu Quạnh)

    Ông tự ví mình như con chim buồn, chim đau, chim bệnh, chim ưu phiền, chim vô vọng, thôi thì đủ loài chim chóc, chim nào nghe cũng sầu thảm, đủ thấy tay nhạc sĩ này quả là yếu đuối và cô đơn biết chừng nào:
    Tôi như con chim bệnh
    thiếu hạnh phúc trần gian
    có những tháng mùa đông
    ngồi khóc rất âm thầm
    ...
    trong tim tôi có lần
    một mùa ôi rất lạnh
    (Như Chim Ưu Phiền)
    Ông nói về nỗi tuyệt vọng, ông muốn "tôi tìm lại tôi" (Tiến Thoái Lưỡng Nan), tìm lại chính mình. Tôi là ai, tôi là ai??? Câu hỏi như lời khẩn khoản, như niềm trăn trở, như nỗi khát khao muốn biết, muốn được trả lời. Là ai, là ai, là ai??? Những câu hỏi liên tiếp ném vào hư vô, lặp đi lặp lại nhiều lần, chỉ có những tiếng vọng dội lại từ những vách đá lạnh lẽo, những bức tường câm lặng, thay cho câu trả lời...
    Như đá ngây ngô, ông có lần tự ví mình như vậy. Thế nhưng, thay vì chịu nằm yên một chỗ, ông lại cứ muốn làm hòn đá... lăn (như là "đá lăn, vết lăn trầm"), thế mới rầy rà. Thực ra, ông không cần thiết phải làm những gì người khác không buộc, không yêu cầu ông làm (trừ phi ông? cũng muốn làm). Ông đã có những bài hát rất hay về các bà mẹ ("Lời Mẹ Ru", "Ca Dao Mẹ"... chẳng hạn), ông không cần phải viết thêm "Huyền Thoại Mẹ". Ông đã có những câu hát thật dễ thương về các cô gái như là "em qua công viên mắt em ngây tròn..." (Nắng Thủy Tinh), ông không cần phải viết thêm "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới". Ông cũng không cần phải viết "Khăn Quàng Thắp Sáng Bình Minh" khi mà ông có thể viết những bài hát thiếu nhi hay hơn thế nhiều ("Em Là Hoa Hồng Nhỏ" chẳng hạn), và chẳng ai có ý kiến gì được. Ông cũng không cần phải viết "Ngọn Lửa Mát-xcơ-va", ở vào một thời kỳ mà ai cũng biết rằng ngọn lửa ấy sắp sửa... lụi tàn. Ông cũng không cần, không cần... Tuy nhiên, như kẻ phóng lao phải theo lao và như "hòn đá lăn trên đồi" (Ngẫu Nhiên), ông cứ phải lăn thôi, lăn mãi lăn mãi đến tuột dốc... Ông không ngừng lại được nữa.
    Cái yếu đuối và thiếu suy xét ở con người TCS còn biểu lộ ở những mặt khác. Ông thích "triết lý", thích đào xới, nghiền ngẫm những mảng triết học từ đông sang tây, mặc dầu vẫn biết cái món trang sức ấy chỉ là giả hiệu, chỉ là "những luận điệu phỉnh phờ". Ông cũng thích viện dẫn những triết lý tiềm ẩn trong trong tôn giáo, mặc dầu vẫn cho rằng "những đấng tối cao có lẽ đã ngủ quên cùng với chân lý". Ông như người tự đánh lừa mình, tự nhận chìm mình trong ảo giác bềnh bồng tìm được sự cứu rỗi và cõi an bình trong thế giới triết học và tôn giáo ấy. Không lấy làm lạ ông vẫn hay nói đến những an nhiên, những vô vi..., trong lúc cái "tâm" ông lại ít khi nào được yên tĩnh như mặt nước phẳng lặng mà chỉ là những "biển sóng, biển sóng đừng xô tôi, đừng xô tôi ngã dưới chân người..." (Sóng Về Đâu).
    "Tôi đã mỏi dần với lòng tin," sau cùng ông đã phải thốt lên như vậy, "chỉ còn lại niềm tin sau cùng: tin vào niềm tuyệt vọng, có nghĩa là tin vào chính mình"(8). Tôi cho rằng ông chỉ nói là nói vậy, ngay cả "tin vào niềm tuyệt vọng" hoặc "tin vào chính mình", cũng chưa chắc ông đã chịu tin. Nếu quả là "tin vào chính mình" thật thì ông đã không đến nỗi phải... tuyệt vọng. "Tin vào niềm tuyệt vọng" chỉ là một cách nói. Chẳng qua ông hiểu rằng ông phải đương đầu, phải trực diện với nỗi tuyệt vọng ấy từng ngày từng giờ, và ông chẳng có cách nào khác hơn là phải thỏa hiệp, phải gắng gượng mà sống chung hòa bình với nỗi tuyệt vọng ấy để tìm cái vui, để thấy "tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa"(8), lại một cách nói khác của ông.
    "Có những ngày tuyệt vọng đến cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau..."(8), ông nói, vẻ ngậm ngùi. Tôi thực tình không rõ cuộc đời đã làm gì, đã có lỗi gì với ông để ông phải... tha thứ(?). Trong những lời lẽ đầy vẻ "từ tâm" ấy, ta vẫn nghe có chút gì không thật, lẫn chút gì cay đắng.
    Ông cứ phải lặp đi lặp lại, phải "triết lý" mãi về những "biên giới thù nghịch", những hờn oán, những thứ tha và tha thứ, những quên lãng và lãng quên..., đại khái "trong lòng tôi không có giây phút nào nuôi lòng oán hận đối với cuộc đời, dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình và con người phụ rẫy mình" (3), hoặc "ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn" (3), hoặc "mọi người đều cảm thấy mình thực sự hạnh phúc khi biết xóa đi cái biên giới thù nghịch trong lòng mình" (8)... vân vân. Không chừng đấy cũng lại là những "ám ảnh" thường trực nào khác nữa ngoài nỗi ám ảnh về cái chết của ông. Ám ảnh về "quên" chẳng hạn, thì thật... khó mà quên. Ông đã tập quên, tập tha thứ, để mong được quên, được tha thứ. Thế nhưng ông không dễ gì quên, không dễ gì tha thứ hay thôi hết oán hận chừng nào ông vẫn chưa thoát ra được những ám ảnh ấy.
    Với những lời ngợi khen, ngưỡng mộ, ông đáp lại với vẻ khiêm tốn: "Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành người viết ca khúc nổi tiếng, nhưng đời đã tặng cho tôi món quà ấy thì tôi không thể không nhận." (3) Với những lời chê trách, nguyền rủa, ông tỏ ra bất cần: "Tôi không quan tâm lắm đến dư luận, nhất là thứ dư luận không mang tính cách xây dựng. Vấn đề của người sáng tác là tập trung vào việc sáng tạo chứ không phải ngồi chờ nghe dư luận nói gì về mình... Phản ứng của tôi là im lặng và lãng quên những lời dị nghị. Người ta không thể đánh mãi vào khoảng không được." (3) Quả là phản ứng của con người tự chế và khôn ngoan. Những người oán ghét ông đã chỉ mong ông lên tiếng, nhưng ông đã làm họ thất vọng.
    Dẫu sao, TCS, ông không cần phải đấm ngực vò đầu "đời tôi ngốc dại" hay "im lặng thở dài" mãi. Nếu ông có ngốc dại hay yếu hèn thật thì cũng chẳng phải mình ông. Ngay đến cái tội danh "làm mất nước" kia, ông cũng không dành lấy độc quyền được nữa. Nhiều năm sau cuộc đổi đời, ngày càng có thêm nhiều người, vì chút lòng tự trọng, đã thành khẩn tự thú "tôi làm tôi mất nước".
    Con người TCS, qua cánh cửa hé mà tôi nhìn thấy được, nghĩa là cái phần mà ông cố ý cho thấy, có vẻ như ông muốn thể hiện hai điều: một mặt, ông như muốn tự phơi bày mình như con người phàm tục, yêu ghét, hay dở, tốt xấu lẫn lộn ("tôi là ai mà còn trần gian thế ") ; mặt khác, ông cho thấy nơi ông tấm lòng nhân ái bao la, yêu đồng loại, yêu đất nước yêu quê hương, như muốn ôm lấy hết cuộc sống trong tay vậy ("tôi là ai mà yêu quá đời này" ). Tôi không chắc lắm cách thể hiện nào thực sự phù hợp với ông, phản ánh tính cách con người ông hơn, có điều thể hiện cùng một lúc hai điều ấy không phải là dễ dàng.
    Dù cách nào đi nữa, vào những năm tháng cuối đời, ta thấy ông như ngọn đèn lụn bấc, như đã mất hết khí lực, như đã vắt kiệt đời mình. Ông chỉ còn là cây sậy khô héo.
    (còn tiếp)
    Nguồn: www.tcs-forum.org

  10. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    (phần cuối)
    5. Ảo giác được và mất
    Ngồi bên dòng sông nhớ đời mình
    một trăm năm sau mãi ngủ yên...

    Câu hát ấy ở trong bài "Sẽ Còn Ai?". Một trăm năm sau sẽ còn ai? TCS, mãi đến khi về ngồi lại bên cầu, nhìn dòng sông đời mình chảy xiết, ông mới "tôi chợt nhìn ra tôi" để có những lời tự bạch: "Tôi phiêu lạc bao năm rồi trên một dòng đời không bờ bến. Có khi tưởng bờ là bến. Có khi tưởng bến là bờ. Cái bờ ru lời hiu quạnh lau lách. Cái bến ru chập chờn một đốm lửa chiều. Bến ở đâu? Và bờ ở đâu?..." (8)
    Ai sẽ trả lời cho ông câu hỏi ấy, trả lời cho con người đã tiêu pha "hết một đời lênh đênh" để ngụp lặn tìm kiếm, để bơi mãi bơi hoài, cho đến cuối đời vẫn không nhìn thấy đâu là bến là bờ, vẫn còn mơ mơ màng màng về một thứ bờ bờ bến bến mịt mùng, đến chẳng còn nhận ra mình là ai, chẳng còn biết mình đang đứng nơi đâu, bên này hay phía bên kia bờ. Bên này trống không, bên kia có gì? Những bến bờ mênh mông, bát ngát, chập chùng... Những bến bờ nào ông đã đi qua mà không ghé lại, những giấc mơ nào ông đành "để gió cuốn đi", sau những miệt mài đeo đuổi và kiếm tìm, sau những đắng cay thất vọng và tuyệt vọng.
    Có một câu hát trong bài tình ca TCS ngày xưa, "em đi trong sương mù, gọi cây lá vào mùa...", mỗi lần nghe lại, tôi cứ ngỡ ông viết cho chính ông chứ không phải cho ai khác. Chính là ông tự ru ông ngủ chứ đâu phải "Tôi Ru Em Ngủ" như tên bài hát ấy. Cũng đâu phải chỉ có một mình ông lững thững "đi trong sương mù" dày đặc, ông lại còn kéo theo bao nhiêu người khác cùng đi với ông vào sâu hun hút trong vùng sương mù ảo giác ấy. Ông cũng từng vẽ ra những mặt trời lớn, mặt trời nhỏ trong những lời nhạc của mình, và cũng đã sản sinh ra ở quanh ông, ở những người hát và nghe ông, không ít những mặt trời ảo giác.
    Những năm về sau này, khi ngồi tính sổ cuộc đời, TCS đã có lúc tự gán cho mình cái danh hiệu "một công dân ngoại hạng" với một chút tự hào: "Đôi khi tôi tự hỏi, có phải tôi là kẻ hạnh phúc hơn nhiều người? Không phải bất kỳ ai cũng có thể sống trong một đời dưới nhiều hình thái xã hội khác nhau. Tôi là ai vậy? Tôi, hình như, đã có lúc mang thân phận chiến tranh, rồi hòa bình, rồi tư bản và rồi cộng sản. Cái lý lịch đa mang này cũng đủ để tôi tự thấy mình là một loại công dân ngoại hạng." (8)
    Dù thế nào ông cũng đã sống theo cách thế mà ông đã lựa chọn. "Có mấy ai sống được như tôi đâu" (8), câu ấy ta hiểu chỉ là cách nói vui để tự an ủi; tuy nhiên, hiểu theo nghĩa nào đó, quả có đúng chứ không sai. Dù thế nào ông cũng đã sống trọn, sống "tròn đầy sự có mặt", nói như ông, trong "cõi nhân sinh bề bộn những khổ đau và hoan lạc này". Ông đã từng được yêu được ghét, được ngợi ca được nguyền rủa. Ông đã có đủ mọi thứ trên đời này, những hạnh phúc và đắng cay, những nụ cười và nước mắt, những gặp gỡ và chia lìa, những hy vọng và tuyệt vọng... Ông đã có đủ tất cả, những "được" và "mất".
    "Chén rượu cay một đời tôi uống hoài..." (Phôi Pha), ông từng có lúc thở than như vậy và sau cùng đã phải cam chịu đầu hàng số phận, "một đời về không, hai tay quy hàng" (Vẫn Nhớ Cuộc Đời).
    Nội dung bài này chỉ nhằm phác họa đôi nét về tính cách khá phức tạp, đầy rẫy những mâu thuẫn, bất ổn và bất định của con người thật và không thật TCS. Một con người nghệ sĩ vừa đáng yêu lại vừa đáng ghét, và cũng vì vừa đáng ghét vừa đáng yêu nên người ta luôn luôn muốn nói về ông. Vì yêu nên ghét, vì ghét nên yêu, người ta không dễ gì quên được ông.
    TCS, dẫu sao thì chung cuộc ông vẫn còn ít nhiều may mắn, vì nhân gian đâu có "bạc đãi" ông, cũng chẳng "phụ rẫy" ông như là ông tưởng. Cứ nhìn vào đám đông người và người lũ lượt kéo nhau theo sau ông trong ngày ông lặng lẽ rời bỏ "quán trọ trần gian" là đủ thấy. Chung cuộc, ông mang theo được gì? Ông "được"những gì, "mất" những gì? Những dòng nước mắt theo sau ông, là những "dòng nước mắt sẽ tiếc cho ngày vui"... Những đóa hoa hồng theo sau ông, là những "đóa hoa hồng tàn hôn lên môi"... Những ngọn nến theo sau ông, là những "đời đốt nến chia phôi, dù nhớ thương cũng hoài"... TCS, ông đã "nằm chết như mơ".
    Còn gì nữa? Tiếng kèn nghèn nghẹn nào của người nhạc sĩ saxophone cũng theo sau ông, cho ông nghe, nghe lại một lần cuối những bài TCS một thời ai cũng biết. Tiếng kèn saxo buồn bã, réo gọi... Khuôn mặt đẫm lệ nào của cô gái trẻ xinh đẹp cũng theo sau ông, cũng đòi để tang ông, cho ông thấy, "thấy em đi quanh từng giọt nước mắt..." Và cả những người từng đày đọa ông, từng ******** làm tội ông, cũng lặng lẽ theo sau ông, cho ông thấy, thấy "biết bao người dắt dìu tới quanh đây..." Biết bao người muốn như ông mà không được. Ông còn mong gì hơn thế nữa.
    Đám đông, hầu hết là những người trẻ, rất trẻ. Những người trẻ, có thể là họ cũng chưa hiểu ông nhiều lắm, và họ cũng chẳng nghĩ suy gì nhiều. Họ chỉ đơn giản biểu lộ lòng yêu mến ông. Thế thôi. Họ đi như đi trong một đám rước, như đi trong một cuộc xuống đường, chỉ không có hò hét, vung tay vung chân. Đám đông câm lặng. Họ lũ lượt kéo nhau đi như đi trong ngày "hội trần gian" (chữ của ông).
    TCS, dù sống hay chết, vẫn cứ là như thế, vẫn cứ là đám đông theo sau ông, là đám đông vây kín ông. Vậy mà ông thật cô đơn giữa đám đông ấy, giữa đám đông "lô nhô loài người". Nỗi cô đơn ấy lại làm tôi nhớ tới cái thú tiêu khiển có vẻ lạ lùng của ông. Cái thú mà ông chỉ có thể tận hưởng riêng mình chứ không thể nào san sẻ cùng ai được, đấy là cái thú được làm bạn với nỗi cô đơn, được ngồi lặng yên một mình một cõi trong phòng vắng để uống rượu và... nhìn nắng từ sáng đến chiều tối trong khoảng không gian tĩnh lặng. Không rõ đấy có phải là "mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" (?). Ông đã cô đơn biết chừng nào.
    TCS, tôi thấy ông như vẫn còn ngồi đó, trên chiếc ghế bành quen thuộc, điếu thuốc hút dở, chiếc gạt tàn, lọ hoa và cốc rượu trên mặt bàn. Tất cả đều im lìm, bất động, như bức vẽ của ông, bức tranh tĩnh vật. Ông vẫn còn ngồi đó, nhìn nắng lên mỗi ngày, nhìn nắng tắt mỗi ngày, nhìn "nắng vàng phai như một nỗi đời riêng". Rồi nắng lại lên, rồi một ngày mới lại bắt đầu... TCS, tôi thấy ông như vẫn còn ngồi đó, ngày này sang ngày khác, trong căn phòng đó, hay phía ngoài hành lang, nhìn xuống những mặt đường bình yên, thấy xe ngựa ngược xuôi, thấy dòng đời xuôi ngược, thấy cuộc sống vẫn lao nhanh về phía trước...
    Đã có người hỏi ông, "Chết là sao, sao gọi là chết?" Ông trả lời: "Có người bỏ cuộc tình mà đi như một kẻ đãng trí, có người bỏ cuộc đời mà đi như một giấc ngủ quên..." (8) TCS, ông vừa như một kẻ đãng trí, lại vừa như người chìm đắm trong một giấc ngủ quên.
    Lại có người hỏi, "Một cõi đi về là sao, sao gọi là một cõi đi về?" Ông trả lời: "Có một cõi đến và một cõi về. Cõi đến là đến từ hư vô và cõi về là về lại hư vô. Ai cũng có một cõi đi về, vì vậy xin có lời chúc bình an cho chuyến hành hương dành riêng cho mỗi người trong cuộc đời này..." (3) Những lời ấy tôi tin là lời thực, vì vậy tôi cũng muốn gửi đến ông "lời chúc bình an" ấy, như ông đã chúc cho mọi người còn ở thế gian này, và những gì ông mang theo được trong chuyến hành hương sau cùng sẽ không phải là... ảo giác.

    Lê Hữu

    (1) Phạm Duy, Hồi Ký: Thời Phân Chia Quốc Cộng, nxb Phạm Duy Cường, California, 1991
    (2) TCS, Trịnh Công Sơn, Rơi Lệ Ru Người, nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 2001
    (3) TCS, trả lời phỏng vấn, Trịnh Công Sơn, Một Người Thơ Ca, Môt Cõi Đi Về, nxb Âm Nhạc & TTVH Ngôn Ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2001
    (4) TCS, tạp bút, Một Cõi Trịnh Công Sơn, nxb Thuận Hóa & TTVH Ngôn Ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2002
    (5) Văn Cao, lời bạt, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, nxb Trẻ, TP.HCM, 1991
    (6) TCS, trả lời phỏng vấn, Tạp chí Thế Giới Mới, TP.HCM, 2/1999
    (7) Quỳnh Giao, Trịnh Công Sơn, Như Cánh Vạc Bay, Tạp chí Văn Học, California, 10&11/2001
    TCS, tạp bút, Trịnh Công Sơn, Người Hát Rong Qua Nhiều Thế Hệ, nxb Trẻ, TP.HCM, 2001
    Những chữ in nghiêng trong bài là trích ca từ TCS.
    Nguồn: www.tcs-forum.org

Chia sẻ trang này