1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    (phần cuối)
    5. Ảo giác được và mất
    Ngồi bên dòng sông nhớ đời mình
    một trăm năm sau mãi ngủ yên...

    Câu hát ấy ở trong bài "Sẽ Còn Ai?". Một trăm năm sau sẽ còn ai? TCS, mãi đến khi về ngồi lại bên cầu, nhìn dòng sông đời mình chảy xiết, ông mới "tôi chợt nhìn ra tôi" để có những lời tự bạch: "Tôi phiêu lạc bao năm rồi trên một dòng đời không bờ bến. Có khi tưởng bờ là bến. Có khi tưởng bến là bờ. Cái bờ ru lời hiu quạnh lau lách. Cái bến ru chập chờn một đốm lửa chiều. Bến ở đâu? Và bờ ở đâu?..." (8)
    Ai sẽ trả lời cho ông câu hỏi ấy, trả lời cho con người đã tiêu pha "hết một đời lênh đênh" để ngụp lặn tìm kiếm, để bơi mãi bơi hoài, cho đến cuối đời vẫn không nhìn thấy đâu là bến là bờ, vẫn còn mơ mơ màng màng về một thứ bờ bờ bến bến mịt mùng, đến chẳng còn nhận ra mình là ai, chẳng còn biết mình đang đứng nơi đâu, bên này hay phía bên kia bờ. Bên này trống không, bên kia có gì? Những bến bờ mênh mông, bát ngát, chập chùng... Những bến bờ nào ông đã đi qua mà không ghé lại, những giấc mơ nào ông đành "để gió cuốn đi", sau những miệt mài đeo đuổi và kiếm tìm, sau những đắng cay thất vọng và tuyệt vọng.
    Có một câu hát trong bài tình ca TCS ngày xưa, "em đi trong sương mù, gọi cây lá vào mùa...", mỗi lần nghe lại, tôi cứ ngỡ ông viết cho chính ông chứ không phải cho ai khác. Chính là ông tự ru ông ngủ chứ đâu phải "Tôi Ru Em Ngủ" như tên bài hát ấy. Cũng đâu phải chỉ có một mình ông lững thững "đi trong sương mù" dày đặc, ông lại còn kéo theo bao nhiêu người khác cùng đi với ông vào sâu hun hút trong vùng sương mù ảo giác ấy. Ông cũng từng vẽ ra những mặt trời lớn, mặt trời nhỏ trong những lời nhạc của mình, và cũng đã sản sinh ra ở quanh ông, ở những người hát và nghe ông, không ít những mặt trời ảo giác.
    Những năm về sau này, khi ngồi tính sổ cuộc đời, TCS đã có lúc tự gán cho mình cái danh hiệu "một công dân ngoại hạng" với một chút tự hào: "Đôi khi tôi tự hỏi, có phải tôi là kẻ hạnh phúc hơn nhiều người? Không phải bất kỳ ai cũng có thể sống trong một đời dưới nhiều hình thái xã hội khác nhau. Tôi là ai vậy? Tôi, hình như, đã có lúc mang thân phận chiến tranh, rồi hòa bình, rồi tư bản và rồi cộng sản. Cái lý lịch đa mang này cũng đủ để tôi tự thấy mình là một loại công dân ngoại hạng." (8)
    Dù thế nào ông cũng đã sống theo cách thế mà ông đã lựa chọn. "Có mấy ai sống được như tôi đâu" (8), câu ấy ta hiểu chỉ là cách nói vui để tự an ủi; tuy nhiên, hiểu theo nghĩa nào đó, quả có đúng chứ không sai. Dù thế nào ông cũng đã sống trọn, sống "tròn đầy sự có mặt", nói như ông, trong "cõi nhân sinh bề bộn những khổ đau và hoan lạc này". Ông đã từng được yêu được ghét, được ngợi ca được nguyền rủa. Ông đã có đủ mọi thứ trên đời này, những hạnh phúc và đắng cay, những nụ cười và nước mắt, những gặp gỡ và chia lìa, những hy vọng và tuyệt vọng... Ông đã có đủ tất cả, những "được" và "mất".
    "Chén rượu cay một đời tôi uống hoài..." (Phôi Pha), ông từng có lúc thở than như vậy và sau cùng đã phải cam chịu đầu hàng số phận, "một đời về không, hai tay quy hàng" (Vẫn Nhớ Cuộc Đời).
    Nội dung bài này chỉ nhằm phác họa đôi nét về tính cách khá phức tạp, đầy rẫy những mâu thuẫn, bất ổn và bất định của con người thật và không thật TCS. Một con người nghệ sĩ vừa đáng yêu lại vừa đáng ghét, và cũng vì vừa đáng ghét vừa đáng yêu nên người ta luôn luôn muốn nói về ông. Vì yêu nên ghét, vì ghét nên yêu, người ta không dễ gì quên được ông.
    TCS, dẫu sao thì chung cuộc ông vẫn còn ít nhiều may mắn, vì nhân gian đâu có "bạc đãi" ông, cũng chẳng "phụ rẫy" ông như là ông tưởng. Cứ nhìn vào đám đông người và người lũ lượt kéo nhau theo sau ông trong ngày ông lặng lẽ rời bỏ "quán trọ trần gian" là đủ thấy. Chung cuộc, ông mang theo được gì? Ông "được"những gì, "mất" những gì? Những dòng nước mắt theo sau ông, là những "dòng nước mắt sẽ tiếc cho ngày vui"... Những đóa hoa hồng theo sau ông, là những "đóa hoa hồng tàn hôn lên môi"... Những ngọn nến theo sau ông, là những "đời đốt nến chia phôi, dù nhớ thương cũng hoài"... TCS, ông đã "nằm chết như mơ".
    Còn gì nữa? Tiếng kèn nghèn nghẹn nào của người nhạc sĩ saxophone cũng theo sau ông, cho ông nghe, nghe lại một lần cuối những bài TCS một thời ai cũng biết. Tiếng kèn saxo buồn bã, réo gọi... Khuôn mặt đẫm lệ nào của cô gái trẻ xinh đẹp cũng theo sau ông, cũng đòi để tang ông, cho ông thấy, "thấy em đi quanh từng giọt nước mắt..." Và cả những người từng đày đọa ông, từng ******** làm tội ông, cũng lặng lẽ theo sau ông, cho ông thấy, thấy "biết bao người dắt dìu tới quanh đây..." Biết bao người muốn như ông mà không được. Ông còn mong gì hơn thế nữa.
    Đám đông, hầu hết là những người trẻ, rất trẻ. Những người trẻ, có thể là họ cũng chưa hiểu ông nhiều lắm, và họ cũng chẳng nghĩ suy gì nhiều. Họ chỉ đơn giản biểu lộ lòng yêu mến ông. Thế thôi. Họ đi như đi trong một đám rước, như đi trong một cuộc xuống đường, chỉ không có hò hét, vung tay vung chân. Đám đông câm lặng. Họ lũ lượt kéo nhau đi như đi trong ngày "hội trần gian" (chữ của ông).
    TCS, dù sống hay chết, vẫn cứ là như thế, vẫn cứ là đám đông theo sau ông, là đám đông vây kín ông. Vậy mà ông thật cô đơn giữa đám đông ấy, giữa đám đông "lô nhô loài người". Nỗi cô đơn ấy lại làm tôi nhớ tới cái thú tiêu khiển có vẻ lạ lùng của ông. Cái thú mà ông chỉ có thể tận hưởng riêng mình chứ không thể nào san sẻ cùng ai được, đấy là cái thú được làm bạn với nỗi cô đơn, được ngồi lặng yên một mình một cõi trong phòng vắng để uống rượu và... nhìn nắng từ sáng đến chiều tối trong khoảng không gian tĩnh lặng. Không rõ đấy có phải là "mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" (?). Ông đã cô đơn biết chừng nào.
    TCS, tôi thấy ông như vẫn còn ngồi đó, trên chiếc ghế bành quen thuộc, điếu thuốc hút dở, chiếc gạt tàn, lọ hoa và cốc rượu trên mặt bàn. Tất cả đều im lìm, bất động, như bức vẽ của ông, bức tranh tĩnh vật. Ông vẫn còn ngồi đó, nhìn nắng lên mỗi ngày, nhìn nắng tắt mỗi ngày, nhìn "nắng vàng phai như một nỗi đời riêng". Rồi nắng lại lên, rồi một ngày mới lại bắt đầu... TCS, tôi thấy ông như vẫn còn ngồi đó, ngày này sang ngày khác, trong căn phòng đó, hay phía ngoài hành lang, nhìn xuống những mặt đường bình yên, thấy xe ngựa ngược xuôi, thấy dòng đời xuôi ngược, thấy cuộc sống vẫn lao nhanh về phía trước...
    Đã có người hỏi ông, "Chết là sao, sao gọi là chết?" Ông trả lời: "Có người bỏ cuộc tình mà đi như một kẻ đãng trí, có người bỏ cuộc đời mà đi như một giấc ngủ quên..." (8) TCS, ông vừa như một kẻ đãng trí, lại vừa như người chìm đắm trong một giấc ngủ quên.
    Lại có người hỏi, "Một cõi đi về là sao, sao gọi là một cõi đi về?" Ông trả lời: "Có một cõi đến và một cõi về. Cõi đến là đến từ hư vô và cõi về là về lại hư vô. Ai cũng có một cõi đi về, vì vậy xin có lời chúc bình an cho chuyến hành hương dành riêng cho mỗi người trong cuộc đời này..." (3) Những lời ấy tôi tin là lời thực, vì vậy tôi cũng muốn gửi đến ông "lời chúc bình an" ấy, như ông đã chúc cho mọi người còn ở thế gian này, và những gì ông mang theo được trong chuyến hành hương sau cùng sẽ không phải là... ảo giác.

    Lê Hữu

    (1) Phạm Duy, Hồi Ký: Thời Phân Chia Quốc Cộng, nxb Phạm Duy Cường, California, 1991
    (2) TCS, Trịnh Công Sơn, Rơi Lệ Ru Người, nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 2001
    (3) TCS, trả lời phỏng vấn, Trịnh Công Sơn, Một Người Thơ Ca, Môt Cõi Đi Về, nxb Âm Nhạc & TTVH Ngôn Ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2001
    (4) TCS, tạp bút, Một Cõi Trịnh Công Sơn, nxb Thuận Hóa & TTVH Ngôn Ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2002
    (5) Văn Cao, lời bạt, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, nxb Trẻ, TP.HCM, 1991
    (6) TCS, trả lời phỏng vấn, Tạp chí Thế Giới Mới, TP.HCM, 2/1999
    (7) Quỳnh Giao, Trịnh Công Sơn, Như Cánh Vạc Bay, Tạp chí Văn Học, California, 10&11/2001
    TCS, tạp bút, Trịnh Công Sơn, Người Hát Rong Qua Nhiều Thế Hệ, nxb Trẻ, TP.HCM, 2001
    Những chữ in nghiêng trong bài là trích ca từ TCS.
    Nguồn: www.tcs-forum.org

  2. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Montréal, còn nhớ hay đã quên ?
    Hồ Đình Nghiêm
    1978
    Tôi lập gia đình. Đó là năm tôi tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật. Căn nhà số 14 Đinh Công Tráng, nơi anh chị tôi thuê, cũng là chốn dùng làm dịa điểm sum vầy cho một buổi tiệc nhỏ, hạn chế người dự.
    Gia chủ, họa sĩ Đinh Cường dựng một khung bố trắng lên giá vẽ. Những ống màu nặn ra trên palette. Mọi thứ được chuẩn bị. Và chờ đợi. Cũng giống như chị tôi, từ sau bếp đã một mình hoàn tất những món ăn, củi lửa thôi xông khói.
    Một tiệc cưới hơi khác thường? Không, nó chỉ được xem như lời từ giã đã chẳng thể nói ra. Chúng tôi sẽ lên đường sau đó. Con đường có sóng cao, có biển rộng. Và tất cả những bất trắc chờ đón.
    Khách lần lượt đến, những người mà anh chị tôi xem như thân thích trong suốt thời gian thăng trầm của Huế nhiều biến động. Bửu Ý, Định Giang, Tôn Thất Văn, Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn và sau rốt, Dương Đình Sang, một hoạ sĩ trẻ. Tất cả ngồi quanh chiếc bàn gỗ. Vai sát vai, rượu rót ra ly và mọi người chúc tôi những lời tốt lành về một ngã rẽ giữa cuộc đời mà tôi vừa tìm thấy. Theo yêu cầu của Đinh Cường, tất cả những ai có mặt hãy thay phiên lên vẽ bất kỳ thứ gì vào tấm bố trắng. Nó sẽ là món quà mọn nhằm trao gửi cho đôi vợ chồng rụt rè ngồi kia. Và nét cọ khởi đầu của Đinh Cường là hàng chữ "Mùa hạ Nghiêm xuôi dòng Ngọc Bích". Một vạt màu xanh vắt ngang, tựa đường chân trời rộng mở. Trịnh Công Sơn ghi chú tiếp: "Hạnh phúc là điều không ai có thể hiểu được, nhưng Nghiêm+Bích phải hiểu". Cây cọ nhúng sơn hai ba bận cho thứ thông điệp đó đi tới tận cùng dấu chấm. Anh ta vẫn thế. Chữ viết đẹp, áo quần rất có gu. (Thời điểm đó chưa có chữ xịn) Giọng nói nhỏ nhẹ, ưa dùng chữ "Thiệt à?" khi góp tiếng, như một kẻ đi giữa cuộc đời mà lòng luôn mang nỗi hoài nghi. Anh khác với Bửu Chỉ. Bửu Chỉ to tiếng hơn. Sẵn sàng tranh luận bất cứ đề tài gì với giọng điệu rất Mệ và luôn giành phần thắng. Tự thân Bửu Chỉ lúc ấy cũng toát ra dáng dấp của một nghệ sĩ. Quần Jean xanh, chemise đen, nón béret made in France và bên dưới, những lọn tóc quăn luôn che phủ vành tai. Bửu Chỉ là người động thủ sau chót, anh đứng trước giá vẽ, thao tác có hơi lâu và khi trở về chỗ ngồi, mọi người đều hiểu bức tranh kia đã hoàn chỉnh tới độ chẳng ai được quyền lên thêm thắt. Cuộc rượu tràn tiếng cười, cái nóng của mùa hè Huế phải chịu dừng chân ngoài thềm tối, hay đúng ra, sự oi ả thường hằng của nó khi tràn vào đã không làm cho chúng tôi mỏi mệt. Và cuối cùng tôi lên đường dong duổi mà lòng vẫn ắp đầy hình ảnh buổi tiệc tình thân kia. Ở chốn dung thân mới, nhớ về cố quận là nhớ cái đêm chếnh choáng men say nọ. Say vì tình yêu tinh khôi với người bạn đời - đã đành - say luôn với những tên tuổi đàn anh đến chung vui mà trong trí bấy giờ biết chắc một điều: Khó còn cơ hội nhìn thấy mặt mũi họ một lần nào khác. Như thể "đôi chân ta đi sông còn ở lại".
    1992
    Tôi đã gặp lại anh. Montréal không có đường phượng bay, nhưng chiều tà thảng hoặc cũng dấy lên đôi lần bức rức hệt cơn gió Huế "lăng loàn" thuở nọ. Trời nóng và một người vừa đến từ xứ nhiệt đới. Anh vẫn thế, ốm yếu, từ tốn, nhỏ nhẹ. Nhưng ở sự hao gầy kia, có thể đã cưu mang một thứ khí hậu khác thường khi đến đây. Những lời anh nói ra luôn ngầm chứa sự quyến rũ và người nghe sẽ đón nhận sau đó một kết luận lý thú. Hấp lực ấy là thành tựu của một người đi nhiều hiểu rộng, và sau hết, người ấy phải có một trái tim giàu lòng nhân. Chúng tôi nhắc lại những gì còn nhớ. Một tối nào quây quần ngoài trời, giữa đám cỏ mọc cao ở sân trường Mỹ thuật, đêm mà Lê Thành Nhơn vừa hoàn thành bức tượng Phan Bội Châu đồ sộ. Lan man hồi ức, "nghe những tàn phai", cuối cùng là tôi đã buồn thật lòng vì số phận của bức tranh siêu thực do nhiều bàn tay tạo nên năm xưa ở tiệc cưới. Chẳng rõ nó phiêu dạt nơi nào sau ngày tôi âm thầm bỏ đi với đôi bàn tay trắng? Tôi không lạ khi biết anh từng có những lần trưng bày tranh thành công. Còn anh, anh ngạc nhiên khi hay ra tôi đã xuất bản một hai tập truyện ngắn. Anh hỏi:
    -Toa bỏ cọ rồi sao ?
    -Bỏ. Tôi nói không suy nghĩ.
    -Viết lách có khá không?
    Tôi không hiểu chữ khá. Tôi đùa: "Đường chạy vòng quanh, một vòng tiều tụy!" Anh cười, so vai khi kể cho tôi nghe một câu chuyện, như thể biểu tôi hãy viết lại nó. Chuyện về một bức tượng, về một bà Việt kiều, về một nhân vật nữ anh hùng du kích. Tóm gọm diễn tiến câu chuyện đi gần tới mức phi lý. Nó tượng trưng rõ ràng về cái vô thường của cuộc sống. Tôi xúc động và tôi hiểu, tôi chẳng thể viết được nó ra trên giấy. Tôi nói với anh, tôi không phải là nhà văn. Tôi thấy mình yếu đuối trước những hoàn cảnh khốc liệt. Tôi thiếu thốn nghèo khổ với vốn chữ nhỏ nhoi. Và tôi thành thật khi có câu trả lời: Viết lách không khá!
    Giây phút riêng tư chẳng thể kéo dài. Anh vốn là người của đám đông, một đám đông thái quá. Và đám đông nào cũng có vài kẻ làm chúng ta dễ mỏi mệt. Rượu rót ra, thần sắc anh có vẻ hư hao. Anh bảo, moa có cảm tưởng chuyến đi này như từ Huế vào Sài-gòn. Chỉ vậy thôi. Có nghĩa là mặt mày, thức ăn, ngôn ngữ. . . mọi thứ đều quen thuộc. Tây đầm đâu? Hãy parler français cho moa nghe. Những người thân cận như muốn quản thúc anh. Họ có lí do tế nhị, tránh né tối đa những điều phiền muộn xảy tới, ảnh hưởng xấu đến cuộc đi chơi xa của anh. Có lẽ anh cũng cảm nhận được một điều, đó là chúng ta đang sống giữa gian đoạn đầy cả nhiễu nhương bội bạc. Cái thời điểm mà triết thuyết anh từng đưa ra vẫn chưa có kẻ đồng thuận: "Em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên ".
    Thơ anh làm ở Montréal nói được với chúng ta đôi điều:
    "Mặc đời ô trược vừa qua
    Tấm thân nhỏ nhặt người la mắng người
    Buồn phiền vỡ mộng đường dài
    Ta xin một góc ta ngồi với ta".

    Ngao ngán. Chẳng vui. Cầm lòng không đậu để lời thơ dấy lên chút thất vọng. Tôi yêu chữ "nhỏ nhặt" kia biết mấy? Cả một phận người thì có to tát là bao? Tôi ngậm ngùi, ngồi thõng tay để anh vẽ cho tôi một tấm portrait bằng phấn màu trên giấy cứng, và muốn bảo quản nó khỏi hư hao có vị nữ lưu đã nhanh tay mang bình keo xịt tóc ra phủ phất lên đó một lớp bụi sương thơm mùi hoa hồng.
    Anh ôm đàn, cây guitare của Hoàng Xuân Giang, tác giả hai câu thơ "Có người ngậm sợi tóc mai. Mà nghe cái lạnh giêng hai trở về". Đàn không nắn phím so dây, tự thân nó đã hoàn chỉnh, hoặc có thấp cao sai lạc đôi phần cũng chẳng gây trở ngại cho tiếng hát kia. Ngôn từ trong những nhạc phẩm ấy đã có mãnh lực phủ chụp lên tất cả mọi khiếm khuyết mà người ta gọi là phần kỹ thuật. Tôi chưa nghe các sáng tác mới của anh. Sự háo hức đi trước, cái thoả mãn đi sau; hai thứ đó đã dìm tôi xuống ở trạng thái bần thần. Một nỗi niềm gì vừa đi thấu suốt vào lòng để lại trên da thịt chút rợn cảm đến độ phải xiêu người. Tôi hiểu, nhạc Trịnh Công Sơn sở dĩ lên đứng ngôi vị hàng đầu là do bởi sự chắt lọc chữ dùng của anh. Những chữ mà người khác không thể tìm bới ra. Nói theo Krishnamurti: "Đó là thứ ánh sáng của tia chớp nháng lên bầu trời trong khoảnh khắc. Có người nhìn thấy nó, có người không". Anh đã từng thấy rồi để lại cho đời những "khoảng khắc lung linh".
    2001
    Lần này, anh đã có "một cõi đi về". Không mộng mị. Người ta đã nói, và viết nhiều về sự lên đường ấy. Nhưng thủy chung chẳng một ai được như anh từng cất lời "Cho một người vừa nằm xuống". Những kẻ còn sống, ngang trang lứa anh, và cả thế hệ sau anh đều im tiếng. Bóng dáng anh còn đó, họ sợ hãi khi phải dẫm lên con đường anh từng khai phá chăng? Anh đi và để lại một khoảng trống lớn, không gì có thể bù đắp.
    Hôm kia, ngồi bó gối trên núi Mont Royal nhìn chiều tà đổ về trên phố lạ, tôi bàng hoàng chợt nhận ra cái mong manh của một tia sáng đang bị mây phủ che. Bữa tiệc năm xưa đủ mặt "quần hào" xứ thần kinh giờ này đã khiếm diện thực sự một Định Giang, một Trịnh Công Sơn, một Bửu Chỉ. Mỗi một tia lửa rơi xuống bên kia đời và hoàng hôn đang vây quanh chỗ tôi ngồi lặng lẽ. Mốt mai rồi tôi cũng khăn gói trùng phùng. Trong khi còn làm đứa "nhỏ nhặt" giữa cuộc đời mênh mang này tôi xin viết lại đôi điều nhặt nhỏ, gọi là vì anh để "nương nhờ chút thở than".
    Hạnh phúc là điều không ai có thể hiểu được. Phải không anh Trịnh Công Sơn? Lời anh chúc hôm nào ở tiệc cưới, mong muốn tôi hiểu, tôi sẽ trình bày rõ nguồn cội ấy cùng anh, bữa mô chúng ta ngồi góc khuất lấp ở một chốn thực sự cách biệt với nhân gian. Lại gặp mặt Bùi Giáng thoăn thoắt tới gần, anh ôm đàn đón chào "Còn hai con mắt khóc người một con". Liệu khi ấy lệ có còn tiếp tục được chảy ra?
    Phút giây này tôi chỉ xin vỏn vẹn một điều: Ước ao mình sẽ mãi được hồn nhiên.
    Hồ Đình Nghiêm
    Mộng lệ an, lễ Lao động 1 tháng 9.03
    Nguồn: www.tcs-forum.org
    Được hothanhphuong sửa chữa / chuyển vào 21:16 ngày 15/06/2004
  3. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Montréal, còn nhớ hay đã quên ?
    Hồ Đình Nghiêm
    1978
    Tôi lập gia đình. Đó là năm tôi tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật. Căn nhà số 14 Đinh Công Tráng, nơi anh chị tôi thuê, cũng là chốn dùng làm dịa điểm sum vầy cho một buổi tiệc nhỏ, hạn chế người dự.
    Gia chủ, họa sĩ Đinh Cường dựng một khung bố trắng lên giá vẽ. Những ống màu nặn ra trên palette. Mọi thứ được chuẩn bị. Và chờ đợi. Cũng giống như chị tôi, từ sau bếp đã một mình hoàn tất những món ăn, củi lửa thôi xông khói.
    Một tiệc cưới hơi khác thường? Không, nó chỉ được xem như lời từ giã đã chẳng thể nói ra. Chúng tôi sẽ lên đường sau đó. Con đường có sóng cao, có biển rộng. Và tất cả những bất trắc chờ đón.
    Khách lần lượt đến, những người mà anh chị tôi xem như thân thích trong suốt thời gian thăng trầm của Huế nhiều biến động. Bửu Ý, Định Giang, Tôn Thất Văn, Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn và sau rốt, Dương Đình Sang, một hoạ sĩ trẻ. Tất cả ngồi quanh chiếc bàn gỗ. Vai sát vai, rượu rót ra ly và mọi người chúc tôi những lời tốt lành về một ngã rẽ giữa cuộc đời mà tôi vừa tìm thấy. Theo yêu cầu của Đinh Cường, tất cả những ai có mặt hãy thay phiên lên vẽ bất kỳ thứ gì vào tấm bố trắng. Nó sẽ là món quà mọn nhằm trao gửi cho đôi vợ chồng rụt rè ngồi kia. Và nét cọ khởi đầu của Đinh Cường là hàng chữ "Mùa hạ Nghiêm xuôi dòng Ngọc Bích". Một vạt màu xanh vắt ngang, tựa đường chân trời rộng mở. Trịnh Công Sơn ghi chú tiếp: "Hạnh phúc là điều không ai có thể hiểu được, nhưng Nghiêm+Bích phải hiểu". Cây cọ nhúng sơn hai ba bận cho thứ thông điệp đó đi tới tận cùng dấu chấm. Anh ta vẫn thế. Chữ viết đẹp, áo quần rất có gu. (Thời điểm đó chưa có chữ xịn) Giọng nói nhỏ nhẹ, ưa dùng chữ "Thiệt à?" khi góp tiếng, như một kẻ đi giữa cuộc đời mà lòng luôn mang nỗi hoài nghi. Anh khác với Bửu Chỉ. Bửu Chỉ to tiếng hơn. Sẵn sàng tranh luận bất cứ đề tài gì với giọng điệu rất Mệ và luôn giành phần thắng. Tự thân Bửu Chỉ lúc ấy cũng toát ra dáng dấp của một nghệ sĩ. Quần Jean xanh, chemise đen, nón béret made in France và bên dưới, những lọn tóc quăn luôn che phủ vành tai. Bửu Chỉ là người động thủ sau chót, anh đứng trước giá vẽ, thao tác có hơi lâu và khi trở về chỗ ngồi, mọi người đều hiểu bức tranh kia đã hoàn chỉnh tới độ chẳng ai được quyền lên thêm thắt. Cuộc rượu tràn tiếng cười, cái nóng của mùa hè Huế phải chịu dừng chân ngoài thềm tối, hay đúng ra, sự oi ả thường hằng của nó khi tràn vào đã không làm cho chúng tôi mỏi mệt. Và cuối cùng tôi lên đường dong duổi mà lòng vẫn ắp đầy hình ảnh buổi tiệc tình thân kia. Ở chốn dung thân mới, nhớ về cố quận là nhớ cái đêm chếnh choáng men say nọ. Say vì tình yêu tinh khôi với người bạn đời - đã đành - say luôn với những tên tuổi đàn anh đến chung vui mà trong trí bấy giờ biết chắc một điều: Khó còn cơ hội nhìn thấy mặt mũi họ một lần nào khác. Như thể "đôi chân ta đi sông còn ở lại".
    1992
    Tôi đã gặp lại anh. Montréal không có đường phượng bay, nhưng chiều tà thảng hoặc cũng dấy lên đôi lần bức rức hệt cơn gió Huế "lăng loàn" thuở nọ. Trời nóng và một người vừa đến từ xứ nhiệt đới. Anh vẫn thế, ốm yếu, từ tốn, nhỏ nhẹ. Nhưng ở sự hao gầy kia, có thể đã cưu mang một thứ khí hậu khác thường khi đến đây. Những lời anh nói ra luôn ngầm chứa sự quyến rũ và người nghe sẽ đón nhận sau đó một kết luận lý thú. Hấp lực ấy là thành tựu của một người đi nhiều hiểu rộng, và sau hết, người ấy phải có một trái tim giàu lòng nhân. Chúng tôi nhắc lại những gì còn nhớ. Một tối nào quây quần ngoài trời, giữa đám cỏ mọc cao ở sân trường Mỹ thuật, đêm mà Lê Thành Nhơn vừa hoàn thành bức tượng Phan Bội Châu đồ sộ. Lan man hồi ức, "nghe những tàn phai", cuối cùng là tôi đã buồn thật lòng vì số phận của bức tranh siêu thực do nhiều bàn tay tạo nên năm xưa ở tiệc cưới. Chẳng rõ nó phiêu dạt nơi nào sau ngày tôi âm thầm bỏ đi với đôi bàn tay trắng? Tôi không lạ khi biết anh từng có những lần trưng bày tranh thành công. Còn anh, anh ngạc nhiên khi hay ra tôi đã xuất bản một hai tập truyện ngắn. Anh hỏi:
    -Toa bỏ cọ rồi sao ?
    -Bỏ. Tôi nói không suy nghĩ.
    -Viết lách có khá không?
    Tôi không hiểu chữ khá. Tôi đùa: "Đường chạy vòng quanh, một vòng tiều tụy!" Anh cười, so vai khi kể cho tôi nghe một câu chuyện, như thể biểu tôi hãy viết lại nó. Chuyện về một bức tượng, về một bà Việt kiều, về một nhân vật nữ anh hùng du kích. Tóm gọm diễn tiến câu chuyện đi gần tới mức phi lý. Nó tượng trưng rõ ràng về cái vô thường của cuộc sống. Tôi xúc động và tôi hiểu, tôi chẳng thể viết được nó ra trên giấy. Tôi nói với anh, tôi không phải là nhà văn. Tôi thấy mình yếu đuối trước những hoàn cảnh khốc liệt. Tôi thiếu thốn nghèo khổ với vốn chữ nhỏ nhoi. Và tôi thành thật khi có câu trả lời: Viết lách không khá!
    Giây phút riêng tư chẳng thể kéo dài. Anh vốn là người của đám đông, một đám đông thái quá. Và đám đông nào cũng có vài kẻ làm chúng ta dễ mỏi mệt. Rượu rót ra, thần sắc anh có vẻ hư hao. Anh bảo, moa có cảm tưởng chuyến đi này như từ Huế vào Sài-gòn. Chỉ vậy thôi. Có nghĩa là mặt mày, thức ăn, ngôn ngữ. . . mọi thứ đều quen thuộc. Tây đầm đâu? Hãy parler français cho moa nghe. Những người thân cận như muốn quản thúc anh. Họ có lí do tế nhị, tránh né tối đa những điều phiền muộn xảy tới, ảnh hưởng xấu đến cuộc đi chơi xa của anh. Có lẽ anh cũng cảm nhận được một điều, đó là chúng ta đang sống giữa gian đoạn đầy cả nhiễu nhương bội bạc. Cái thời điểm mà triết thuyết anh từng đưa ra vẫn chưa có kẻ đồng thuận: "Em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên ".
    Thơ anh làm ở Montréal nói được với chúng ta đôi điều:
    "Mặc đời ô trược vừa qua
    Tấm thân nhỏ nhặt người la mắng người
    Buồn phiền vỡ mộng đường dài
    Ta xin một góc ta ngồi với ta".

    Ngao ngán. Chẳng vui. Cầm lòng không đậu để lời thơ dấy lên chút thất vọng. Tôi yêu chữ "nhỏ nhặt" kia biết mấy? Cả một phận người thì có to tát là bao? Tôi ngậm ngùi, ngồi thõng tay để anh vẽ cho tôi một tấm portrait bằng phấn màu trên giấy cứng, và muốn bảo quản nó khỏi hư hao có vị nữ lưu đã nhanh tay mang bình keo xịt tóc ra phủ phất lên đó một lớp bụi sương thơm mùi hoa hồng.
    Anh ôm đàn, cây guitare của Hoàng Xuân Giang, tác giả hai câu thơ "Có người ngậm sợi tóc mai. Mà nghe cái lạnh giêng hai trở về". Đàn không nắn phím so dây, tự thân nó đã hoàn chỉnh, hoặc có thấp cao sai lạc đôi phần cũng chẳng gây trở ngại cho tiếng hát kia. Ngôn từ trong những nhạc phẩm ấy đã có mãnh lực phủ chụp lên tất cả mọi khiếm khuyết mà người ta gọi là phần kỹ thuật. Tôi chưa nghe các sáng tác mới của anh. Sự háo hức đi trước, cái thoả mãn đi sau; hai thứ đó đã dìm tôi xuống ở trạng thái bần thần. Một nỗi niềm gì vừa đi thấu suốt vào lòng để lại trên da thịt chút rợn cảm đến độ phải xiêu người. Tôi hiểu, nhạc Trịnh Công Sơn sở dĩ lên đứng ngôi vị hàng đầu là do bởi sự chắt lọc chữ dùng của anh. Những chữ mà người khác không thể tìm bới ra. Nói theo Krishnamurti: "Đó là thứ ánh sáng của tia chớp nháng lên bầu trời trong khoảnh khắc. Có người nhìn thấy nó, có người không". Anh đã từng thấy rồi để lại cho đời những "khoảng khắc lung linh".
    2001
    Lần này, anh đã có "một cõi đi về". Không mộng mị. Người ta đã nói, và viết nhiều về sự lên đường ấy. Nhưng thủy chung chẳng một ai được như anh từng cất lời "Cho một người vừa nằm xuống". Những kẻ còn sống, ngang trang lứa anh, và cả thế hệ sau anh đều im tiếng. Bóng dáng anh còn đó, họ sợ hãi khi phải dẫm lên con đường anh từng khai phá chăng? Anh đi và để lại một khoảng trống lớn, không gì có thể bù đắp.
    Hôm kia, ngồi bó gối trên núi Mont Royal nhìn chiều tà đổ về trên phố lạ, tôi bàng hoàng chợt nhận ra cái mong manh của một tia sáng đang bị mây phủ che. Bữa tiệc năm xưa đủ mặt "quần hào" xứ thần kinh giờ này đã khiếm diện thực sự một Định Giang, một Trịnh Công Sơn, một Bửu Chỉ. Mỗi một tia lửa rơi xuống bên kia đời và hoàng hôn đang vây quanh chỗ tôi ngồi lặng lẽ. Mốt mai rồi tôi cũng khăn gói trùng phùng. Trong khi còn làm đứa "nhỏ nhặt" giữa cuộc đời mênh mang này tôi xin viết lại đôi điều nhặt nhỏ, gọi là vì anh để "nương nhờ chút thở than".
    Hạnh phúc là điều không ai có thể hiểu được. Phải không anh Trịnh Công Sơn? Lời anh chúc hôm nào ở tiệc cưới, mong muốn tôi hiểu, tôi sẽ trình bày rõ nguồn cội ấy cùng anh, bữa mô chúng ta ngồi góc khuất lấp ở một chốn thực sự cách biệt với nhân gian. Lại gặp mặt Bùi Giáng thoăn thoắt tới gần, anh ôm đàn đón chào "Còn hai con mắt khóc người một con". Liệu khi ấy lệ có còn tiếp tục được chảy ra?
    Phút giây này tôi chỉ xin vỏn vẹn một điều: Ước ao mình sẽ mãi được hồn nhiên.
    Hồ Đình Nghiêm
    Mộng lệ an, lễ Lao động 1 tháng 9.03
    Nguồn: www.tcs-forum.org
    Được hothanhphuong sửa chữa / chuyển vào 21:16 ngày 15/06/2004
  4. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Bài Tháng Tư
    Lữ Quỳnh, 01.04.2004
    Ngày tôi về không còn anh
    Chỉ gió lang thang
    Trên vòm sấu già
    Con dường Duy Tân khô khốc
    Ánh đèn đêm
    Vỉa hè âm u tiếng giày
    Lạ lẫm
    Chẳng bóng ai
    Có tiếng lá rơi như lời hát
    Vỗ về tôi trong giấc mơ
    Cô đơn thắp sáng
    Nỗi tuyệt vọng cuối cùng
    Nắng tháng tư
    Hóa thân anh
    Nơi nghìn trùng con gió
    Ở chốn xa có mưa hồng
    Cho dở nhớ trần gian
    Hai chiêc ly thủy tinh
    Lóng lánh rượu vàng
    Giữa sương khói ?" khói hương
    Đêm tĩnh lặng
    Nhẹ nhàng cụng ly
    Mơ hồ nghe cổ đắng
    Anh bên kia núi
    Gõ nhịp lãng du
    Hát mệt nhoài cát bụi
    Lữ Quỳnh
    01.04.2004
    Nhân ngày giỗ Trịnh Công Sơn

    Nguồn: www.tcs-forum.org
  5. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Bài Tháng Tư
    Lữ Quỳnh, 01.04.2004
    Ngày tôi về không còn anh
    Chỉ gió lang thang
    Trên vòm sấu già
    Con dường Duy Tân khô khốc
    Ánh đèn đêm
    Vỉa hè âm u tiếng giày
    Lạ lẫm
    Chẳng bóng ai
    Có tiếng lá rơi như lời hát
    Vỗ về tôi trong giấc mơ
    Cô đơn thắp sáng
    Nỗi tuyệt vọng cuối cùng
    Nắng tháng tư
    Hóa thân anh
    Nơi nghìn trùng con gió
    Ở chốn xa có mưa hồng
    Cho dở nhớ trần gian
    Hai chiêc ly thủy tinh
    Lóng lánh rượu vàng
    Giữa sương khói ?" khói hương
    Đêm tĩnh lặng
    Nhẹ nhàng cụng ly
    Mơ hồ nghe cổ đắng
    Anh bên kia núi
    Gõ nhịp lãng du
    Hát mệt nhoài cát bụi
    Lữ Quỳnh
    01.04.2004
    Nhân ngày giỗ Trịnh Công Sơn

    Nguồn: www.tcs-forum.org
  6. Classic

    Classic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2001
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn và ?oNhư cánh vạc bay"
    Như Huy - www.talawas.de
    Vào lúc Trịnh Công Sơn lặng lẽ viết vào nhật ký của mình câu ?oPhải cảm ơn Hồng Nhung vì đã làm cho mình không chỉ tồn tại như một kẻ nhắc vở đến từ quá khứ...?o, thì chính lúc đó, hẳn có lẽ Trịnh Công Sơn cũng biết rằng, cái sân khấu lấp loáng ánh đèn ấy, nơi đang vẳng lại tiếng hát xa xăm của Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Trịnh Vĩnh Trinh, hay, đôi khi thấp thoáng giọng ca ưu phiền rời rã của Tuấn Ngọc, đã chẳng còn bao giờ thuộc về ông toàn vẹn nữa. Bởi một lẽ giản dị vô cùng, người duy nhất có thể ngang hàng cùng ông trong sự khiêm nhường mà vẫn kiêu kỳ, trong nỗi nhẹ nhõm mà dường như trĩu nặng, trong cơn say đến lạc kiếp mà vẫn tỉnh táo đến hồn nhiên, người có thể nhập cùng ông để tạo nên một hiện diện đủ đầy toàn hảo, người duy nhất ấy đã không có nữa.
    Và như chính bản thân sự hiện diện của người ấy, với những gì mà người ấy mang tới, một giọng hát ma mị, trong đời sống này, trong cuộc chết này, dường như cũng đã trở thành huyền thoại, bởi trọn vẹn những điều ấy đều đã được bảo chứng bằng cả một quãng lịch sử đầy biến động. Quãng lịch sử của máu, nước mắt, sự xa lạ, sự chia ly, cái chết, nỗi sợ, sự chia rẽ, những cơn điên rồ, sự mù quáng, và cuộc hội ngộ sau cuối mang cùng lúc hai cái tên trái ngược: ?obất hạnh" cho những người này, và ?ohạnh phúc"cho những người kia.
    Và như thế, không chỉ là một kết hợp theo kiểu nhạc sỹ / ca sỹ thông thường, hơn thế nữa, sự hiện diện và kết hợp giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Li, may mắn (hay bất hạnh) thay, cũng lại đã còn có được cả cái khung cảnh của hiểm nguy và bất trắc để rốt cục trở nên một sự kết hợp phi thường, sự kết hợp của hai niềm tuyệt vọng.
    Ðó cũng là lý do mà giờ đây, người ta đã chẳng thể còn bao giờ nữa, được sống lại nỗi ám ảnh vừa tê tái vừa trong trẻo đến nhường ấy, khi giọng ca của Khánh Li và những bài hát của Trịnh Công Sơn, vào phút khởi đầu, chầm chậm chạm khẽ vào nhau.
    Ta hãy lắng nghe:
    Nắng có hồng, bằng đôi môi em
    Mưa có buồn bằng đôi mắt em
    Tóc em, từng sợi nhỏ, rớt xuống đời làm sóng lênh đênh...
    Còn gì nữa:
    Gió sẽ mừng vì tóc em bay
    Cho mây hờn, ngủ quên trên vai
    Vai em, gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi...
    Ta thấy ở đây, dù giản dị, cái ánh sáng lấp lánh trong mắt những người yêu nhau, trong mắt những người yêu nhau mơ mộng về nhau, trong mắt những người yêu nhau chưa thấu rõ về nhau (và chừng nào còn yêu nhau còn chưa bao giờ thấu rõ hết), cái ánh sáng giản dị mà hình như từ xa xưa lắm, từng lấp lánh qua nhã ca của Salomon:
    Gò má người như vuông đất hương hoa, Tợ khóm cỏ thơm ngát, Môi người tỉ như hoa huệ ướm chảy, tay người như ống tròn vàng có nhận huỳnh ngọc, Thân mình người khác nào ngà bóng láng cẩm thạch xanh...
    Ta hãy lắng nghe tiếp :
    ...Nắng có còn hờn ghen môi em
    Mưa có còn buồn trong mắt trong
    Từ lúc... đưa em về
    Là biết xa ngàn trùng...
    Xin hãy chú ý tới chữ (từ) ?olúc" nằm ở vị trí ngân dài của đoạn lời trên. Về mặt ngữ âm, chữ ?olúc" là chữ mang theo dạng âm tiết được kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh. Trường hợp của những âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh mất hút vào trong này (t, k,p, c) là một trường hợp đặc biệt, bởi cách phát âm của các âm tiết này, theo giáo sư Cao Xuân Hạo, trong tiếng Việt (đơn âm) hoàn toàn khác với cách phát âm các âm tiết đó trong các thứ tiếng châu Âu (đa âm). Người Việt phát âm các phụ âm tắc này không kèm theo âm bật cuối theo kiểu phát âm châu Âu (luc + k, op + p, at + t). Chính bởi lẽ đó, khi được sử dụng trong trạng huống ca hát (luôn phải ngân rung) ở môi trường tiếng Việt, thì các chữ có âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh này sẽ luôn gây khó khăn cho người hát trong việc xử lý hơi và nhả chữ.
    Trường hợp của các phụ âm tắc vô thanh nói trên khác hẳn với trường hợp của các âm tiết mở không có phụ âm ở phía sau (a, o, ê) hoặc trường hợp của các âm tiết kết thúc bằng phụ âm mũi (l, n) cũng như kết thúc bằng các bán nguyên âm nửa mở (i, u). Ðây là những âm tiết luôn tạo cho người phát âm (nhất là các phát âm trong tình huống ca hát) sự dễ dàng trong việc xử lý hơi, nhả chữ.
    Cũng cần nói thêm là theo bảng xếp hạng độ vang của các âm tố theo hệ thống của nhà ngôn ngữ học Ðan Mạch O. Jespersen, thì các âm tố có độ vang ở mức kém nhất chính là các âm tố của những phụ âm tắc vô thanh như (p, t, k, c), và các âm tốc có độ vang cao nhất lại chính là các âm tố của nguyên âm mở (a, o, ê)
    Xin lấy một ví dụ tiêu biểu về việc sử dụng các dạng âm tiết tạo lợi thế cho người hát của các nhạc sỹ và người viết lời ca khúc. Ví dụ ấy ở đây là bài hát ?oTa tự hào đi lên, ôi Việt Nam"của Chu Minh (lời Hoàng Trung Thông). Trong đoạn trích phần lời một của bài hát đó sau đây, chúng tôi xin viết hoa âm tiết nằm ở vị trí kết đoạn hoặc phải ngân rung và ghi chú rõ trường hợp của các âm tiết ấy.
    TA (nguyên âm mở) đứng đầu ngọn SÓNG (khi hát, phải hát là sóng+M và như thế đây là âm tiết được kết bằng phụ âm mũi có ngậm môi lại)
    GIỮA (nguyên âm mở) lòng thời ÐẠI (kết bằng bán nguyên âm nửa mở), thác LŨ (nguyên âm mở), nơi tuyến ÐẦU (kết bằng bán nguyên âm nửa mở)
    TA đứng đầu ngọn SÓNG
    Những luồng mạch tâm TƯ (nguyên âm mở), lay động loài NGƯỜI (kết bằng bán nguyên âm nửa mở), thác LŨ (nguyên âm mở), cuộn TRÀO (kết bằng bán nguyên âm nửa mở)
    Thuyền TA bé NHỎ (nguyên âm mở), nhưng VỮNG (kết bằng phụ âm mũi) tay CHÈO (kết bằng bán nguyên âm nửa mở)
    Không ? sợ nhằm thẳng HƯỚNG (kết bằng phụ âm mũi) mà ÐI
    TA ? trận ÐÁNH (kết bằng phụ âm mũi), nơi ... bão TÁP (chữ ?otáp"này là một chữ đặc biệt, về mặt nguyên tắc, nó là một âm tiết kết bằng phụ âm tắc vô thanh, tuy nhiên trong tình thế ca hát người hát lại có thể vượt qua rất dễ bằng cách ngân dài nguyên âm A: ?obão tAAAAAAAAÁp?o, mà không hề làm mất đi vẻ đẹp tròn trịa khi nhả chữ, cũng như làm sai lạc nghĩa của chữ. Trường hợp này khác hẳn, và dễ xử lý hơn nhiều trường hợp của chữ ?olúc"trong bài hát của Trịnh Công Sơn nói trên) diệu KỲ (kết bằng bán nguyên âm nửa mở)
    Nơi ... hoa NỞ (nguyên âm mở)
    Nơi chân LÝ (kết bằng bán nguyên âm nửa mở)
    ... sóng GIÓ (nguyên âm mở)
    TA tự hào đi LÊN (kết bằng phụ âm mũi), ôi việt NAM (đây cũng là trường hợp đặc biệt, tuy được kết bằng phụ âm mũi - những trong tình thế ca hát, và nhất là với tâm trạng hào sảng của hình tượng âm nhạc và nghĩa ca từ, người hát thường chọn ngân ở nguyên âm mở ?""nAAAAAAAAAAAAm")
    Qua đoạn trích trên đây, có thể thấy rõ rằng hình tượng âm nhạc trầm hùng đã được phát huy mạnh mẽ nhờ sự giúp sức của cách bố trí ca từ (các nguyên âm mở không có phụ âm ở phía sau (a, o, uê...), các âm tiết kết thúc bằng phụ âm mũi (l, n) hay kết thúc bằng các bán nguyên âm nửa mở (i, u,) luôn được chọn đặt ở vị trí ngân dài và kết đoạn). Chính cách bố trí ca từ song song, đồng nhất với hình tượng và giai điệu âm nhạc ấy, ngoài việc tạo tư thế thuận lợi cho người hát trong việc phát âm, nhả chữ, giữ và kéo hơi, dường như cũng đã còn tạo nên một không khí hào sảng nào đó của một aria bi tráng, vững chãi và thuận chiều, cái không khí của những tâm thế tuyên ngôn, tuyên bố hướng về đám đông, thúc giục đám đông, hay hướng về cái cao cả.
    Trong thế đối sánh với bài ?oTa tự hào đi lên, ôi Việt Nam"của Chu Minh & Hoàng Trung Thông, bài ?oNhư cánh vạc bay"của Trịnh Công Sơn rõ ràng đã được viết cho một mục đích khác, và do đó đã tạo nên một không khí khác thông qua cách xử lý âm nhạc và ca từ khác.
    Ở đây những lời ca giản dị, không bị tuyên ngôn, diễn văn, hay sân khấu hóa, được kết hợp với cấu trúc âm nhạc giản dị (chỉ có một chủ đề duy nhất lặp đi lặp lại), đã mang tới cho bài hát một không khí của những phát ngôn mang tâm thế tự sự. Những phát ngôn từ (và trong) tình huống đời thường, không hề được (bị) chính thống hoá trong tư thế của những phát ngôn ở những tình huống bất thường, hướng vào đám đông. Những phát ngôn nhỏ nhẹ, thủ thỉ, lúc thì tự sự, lúc thì hướng tới một bóng dáng cụ thể nhưng đã không còn hiện diện trong văn cảnh câu chuyện. Những phát ngôn chịu sự chi phối của tâm trạng chính người nói chứ không bị tác động từ công chúng bên ngoài, do những phát ngôn ấy được tạo ra trong tâm thế tự sự chứ không phải tâm thế thuyết phục, và bởi thế, đã bất chấp, không để ý cũng như đôi khi tự tạo nên các khúc ngoặt trái chiều sinh học trong chuỗi lời ca hiển âm, gây nên những tình huống mâu thuẫn giữa âm nhạc và ca từ (điều mà các nhạc sỹ sáng tác được đào tạo chính quy hay các nhạc sỹ xuất thân từ phối khí thường rất tránh để nhằm giữ nguyên hiện trạng tròn trịa và đèm đẹp cho các cấu trúc).
    Nhưng cũng chính nhờ sự nghịch chiều (đôi khi) ấy trong lối sử dụng ca từ của Trịnh Công Sơn mà người nghe mới lại có cơ hội thấy rõ sự đóng góp hoàn hảo của làn hơi mũi đặc trưng được tạo nên từ cấu tạo kỳ lạ của vòm xoang và thanh quản nơi giọng hát Khánh Li. Chính cái làn hơi mũi mềm như lụa ấy, đã nhẹ nhàng lấp đầy vào khoảng trống tưởng chừng sẽ chênh vênh mãi nơi bờ dốc ngoặt của chữ ?olúc?o.
    Tuy vậy, nhìn một cách nào đó, sự nghịch chiều trong cách sử dụng ca từ và âm nhạc của Trịnh Công Sơn, trong tình huống của chữ ?olúc"này lại là rất cần thiết, nếu xét đến tâm trạng và nội dung của câu hát.
    Xét về mặt nội dung, có thể chia câu hát:
    ...Từ lúc, đưa em về
    Là biết xa nghìn trùng...
    này ra hai làm phần không gian và tâm trạng khác nhau. Một không gian và tâm trạng trước khi ?olúc" ấy xẩy ra, và một không gian và tâm trạng sau khi ?olúc" ấy xẩy ra.
    Và như thế, sự bất thường của một chữ ?olúc"với cái âm tiết được kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh khi được đặt ở vị trí cần một nguyên âm mở (hay ít nhất là các âm tiết được kết thúc bằng phụ âm mũi (l, n) hoặc bằng các bán nguyên âm nửa mở (i, u,) để ngân dài (3 nhịp), đã chính là sự phi lý (về mặt giai điệu và ngữ âm) cần thiết nhằm tạo nên sự hợp lý về mặt nội dung và tâm trạng của một điểm nhấn tinh tế báo hiệu về sự cách chia của hai không gian, hai tâm trạng trái biệt nhau.
    Ta hãy nghe tiếp:
    ...Nơi em về, trời xanh không em
    Nơi em về ngày vui không em...
    Ta chú ý tới hai chữ "không" liên tiếp ở đây. Khi phát âm này, người ta phải tạo ra một khoảng rỗng trong miệng, cho nên, nhìn theo góc độ của những tác động ?oý động học" (ideomotor action) thì đây là một âm tiết thường được tạo ra do và cũng gây nên cảm giác hụt rỗng (?omênh mông", ?ođồng không mông quạnh",?ohư không"...).Như thế, khi hai chữ "không"này được bố trí ngay trước hai chữ ?oem" và tạo nên hai chùm ba liên tiếp, thì có lẽ chính sự ?onháy" lên đột ngột và gây cảm giác bất thường của hai chữ ?okhông" ấy đã biến câu hỏi (theo nghĩa tuyến tính của câu chuyện thì đang mang mầu sắc cụ thể và trực tiếp) trong văn cảnh bài hát này thành ra một câu hỏi hụt, câu hỏi với, câu hỏi gián tiếp, câu hỏi mang tính tu từ, câu hỏi được đặt ra khi người hỏi đã biết trước đáp số, câu hỏi hờn lẫy...
    Và bỗng dưng một khung cảnh rực rỡ kỳ ảo đã được mở ra ngay phía sau câu hỏi
    ...Ta nghe từng gịot lệ, rớt xuống thành hồ nước long lanh...
    Ðiểm rất đáng chú ý là trong cả 12 chữ của câu hát này, chỉ trừ có chữ ?onghe"và chữ ?ohồ"là những chữ khi phát âm không sử dụng trực tiếp tới lưỡi, còn mười chữ còn lại đều là những chữ mang theo âm (bật) kêu phải sử dụng trực tiếp tới lưỡi (chiếm tỷ lệ tới 83%), mà đỉnh điểm là ba chữ cuối cùng ?onước long lanh".
    Và chính những âm lưỡi (bật) kêu ấy [1] , cũng lại theo góc độ những tác động ý động học, có vẻ như đã cùng nhau dựng nên cái trường âm cảm của một sự lặp lại liên tục, gợi nên hình ảnh trùng điệp của những vai sóng vàng lung linh, cũng như hình ảnh về hàng ngàn giọt lệ cùng rơi xuống trong một ?olúa túa" [2] những âm kêu đồng dạng...
    Có lẽ tới giờ này không ai còn có thể hát bài hát này một cách đẹp, sâu sắc, da diết và ?odễ"như Khánh Li từng hát trong ?osơn ca 7" [3]
    Và cũng có lẽ cho tới giờ này, trong toàn bộ các ca khúc của các tác giả Việt Nam chưa từng có một ca khúc nào đạt tới một vẻ đẹp mong manh nhường ấy, một vẻ đẹp ?otối giản" (minimal) đến nhường ấy [4] .
    06/2004
    Lời cảm ơn: Xin cảm ơn giáo sư Cao Xuân Hạo về những ý kiến góp ý cho bài viết.
    Tài liệu tham khảo
    Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, Nguyễn Quang Hồng, NXB Ðại học quốc gia, 2002
    Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Ferdinand der Saussure, NXB Khoa học Xã hội, 1973
    --------------------------------------------------------------------------------
    [1]Xin hãy liên tưởng tới câu thơ của Nguyễn Du ?oÐầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông" hay ?ođại quân đồn đóng cõi đông" v.v?
    [2]Mượn chữ của ông Dương Tường
    [3]Theo hiểu biết của riêng tôi thì hình như cho tới giờ này, chưa có một ca sỹ nào thuộc thế hệ sau 75 tại Việt Nam, khi hát nhạc của Trịnh Công Sơn lại dám chọn bài hát này để thu âm.
    [4]Viết đến đây, tôi cũng lại sực nhớ tới bài hát ?oMùa xuân đầu tiên"của cố nhạc sỹ Văn Cao
  7. Classic

    Classic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2001
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn và ?oNhư cánh vạc bay"
    Như Huy - www.talawas.de
    Vào lúc Trịnh Công Sơn lặng lẽ viết vào nhật ký của mình câu ?oPhải cảm ơn Hồng Nhung vì đã làm cho mình không chỉ tồn tại như một kẻ nhắc vở đến từ quá khứ...?o, thì chính lúc đó, hẳn có lẽ Trịnh Công Sơn cũng biết rằng, cái sân khấu lấp loáng ánh đèn ấy, nơi đang vẳng lại tiếng hát xa xăm của Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Trịnh Vĩnh Trinh, hay, đôi khi thấp thoáng giọng ca ưu phiền rời rã của Tuấn Ngọc, đã chẳng còn bao giờ thuộc về ông toàn vẹn nữa. Bởi một lẽ giản dị vô cùng, người duy nhất có thể ngang hàng cùng ông trong sự khiêm nhường mà vẫn kiêu kỳ, trong nỗi nhẹ nhõm mà dường như trĩu nặng, trong cơn say đến lạc kiếp mà vẫn tỉnh táo đến hồn nhiên, người có thể nhập cùng ông để tạo nên một hiện diện đủ đầy toàn hảo, người duy nhất ấy đã không có nữa.
    Và như chính bản thân sự hiện diện của người ấy, với những gì mà người ấy mang tới, một giọng hát ma mị, trong đời sống này, trong cuộc chết này, dường như cũng đã trở thành huyền thoại, bởi trọn vẹn những điều ấy đều đã được bảo chứng bằng cả một quãng lịch sử đầy biến động. Quãng lịch sử của máu, nước mắt, sự xa lạ, sự chia ly, cái chết, nỗi sợ, sự chia rẽ, những cơn điên rồ, sự mù quáng, và cuộc hội ngộ sau cuối mang cùng lúc hai cái tên trái ngược: ?obất hạnh" cho những người này, và ?ohạnh phúc"cho những người kia.
    Và như thế, không chỉ là một kết hợp theo kiểu nhạc sỹ / ca sỹ thông thường, hơn thế nữa, sự hiện diện và kết hợp giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Li, may mắn (hay bất hạnh) thay, cũng lại đã còn có được cả cái khung cảnh của hiểm nguy và bất trắc để rốt cục trở nên một sự kết hợp phi thường, sự kết hợp của hai niềm tuyệt vọng.
    Ðó cũng là lý do mà giờ đây, người ta đã chẳng thể còn bao giờ nữa, được sống lại nỗi ám ảnh vừa tê tái vừa trong trẻo đến nhường ấy, khi giọng ca của Khánh Li và những bài hát của Trịnh Công Sơn, vào phút khởi đầu, chầm chậm chạm khẽ vào nhau.
    Ta hãy lắng nghe:
    Nắng có hồng, bằng đôi môi em
    Mưa có buồn bằng đôi mắt em
    Tóc em, từng sợi nhỏ, rớt xuống đời làm sóng lênh đênh...
    Còn gì nữa:
    Gió sẽ mừng vì tóc em bay
    Cho mây hờn, ngủ quên trên vai
    Vai em, gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi...
    Ta thấy ở đây, dù giản dị, cái ánh sáng lấp lánh trong mắt những người yêu nhau, trong mắt những người yêu nhau mơ mộng về nhau, trong mắt những người yêu nhau chưa thấu rõ về nhau (và chừng nào còn yêu nhau còn chưa bao giờ thấu rõ hết), cái ánh sáng giản dị mà hình như từ xa xưa lắm, từng lấp lánh qua nhã ca của Salomon:
    Gò má người như vuông đất hương hoa, Tợ khóm cỏ thơm ngát, Môi người tỉ như hoa huệ ướm chảy, tay người như ống tròn vàng có nhận huỳnh ngọc, Thân mình người khác nào ngà bóng láng cẩm thạch xanh...
    Ta hãy lắng nghe tiếp :
    ...Nắng có còn hờn ghen môi em
    Mưa có còn buồn trong mắt trong
    Từ lúc... đưa em về
    Là biết xa ngàn trùng...
    Xin hãy chú ý tới chữ (từ) ?olúc" nằm ở vị trí ngân dài của đoạn lời trên. Về mặt ngữ âm, chữ ?olúc" là chữ mang theo dạng âm tiết được kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh. Trường hợp của những âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh mất hút vào trong này (t, k,p, c) là một trường hợp đặc biệt, bởi cách phát âm của các âm tiết này, theo giáo sư Cao Xuân Hạo, trong tiếng Việt (đơn âm) hoàn toàn khác với cách phát âm các âm tiết đó trong các thứ tiếng châu Âu (đa âm). Người Việt phát âm các phụ âm tắc này không kèm theo âm bật cuối theo kiểu phát âm châu Âu (luc + k, op + p, at + t). Chính bởi lẽ đó, khi được sử dụng trong trạng huống ca hát (luôn phải ngân rung) ở môi trường tiếng Việt, thì các chữ có âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh này sẽ luôn gây khó khăn cho người hát trong việc xử lý hơi và nhả chữ.
    Trường hợp của các phụ âm tắc vô thanh nói trên khác hẳn với trường hợp của các âm tiết mở không có phụ âm ở phía sau (a, o, ê) hoặc trường hợp của các âm tiết kết thúc bằng phụ âm mũi (l, n) cũng như kết thúc bằng các bán nguyên âm nửa mở (i, u). Ðây là những âm tiết luôn tạo cho người phát âm (nhất là các phát âm trong tình huống ca hát) sự dễ dàng trong việc xử lý hơi, nhả chữ.
    Cũng cần nói thêm là theo bảng xếp hạng độ vang của các âm tố theo hệ thống của nhà ngôn ngữ học Ðan Mạch O. Jespersen, thì các âm tố có độ vang ở mức kém nhất chính là các âm tố của những phụ âm tắc vô thanh như (p, t, k, c), và các âm tốc có độ vang cao nhất lại chính là các âm tố của nguyên âm mở (a, o, ê)
    Xin lấy một ví dụ tiêu biểu về việc sử dụng các dạng âm tiết tạo lợi thế cho người hát của các nhạc sỹ và người viết lời ca khúc. Ví dụ ấy ở đây là bài hát ?oTa tự hào đi lên, ôi Việt Nam"của Chu Minh (lời Hoàng Trung Thông). Trong đoạn trích phần lời một của bài hát đó sau đây, chúng tôi xin viết hoa âm tiết nằm ở vị trí kết đoạn hoặc phải ngân rung và ghi chú rõ trường hợp của các âm tiết ấy.
    TA (nguyên âm mở) đứng đầu ngọn SÓNG (khi hát, phải hát là sóng+M và như thế đây là âm tiết được kết bằng phụ âm mũi có ngậm môi lại)
    GIỮA (nguyên âm mở) lòng thời ÐẠI (kết bằng bán nguyên âm nửa mở), thác LŨ (nguyên âm mở), nơi tuyến ÐẦU (kết bằng bán nguyên âm nửa mở)
    TA đứng đầu ngọn SÓNG
    Những luồng mạch tâm TƯ (nguyên âm mở), lay động loài NGƯỜI (kết bằng bán nguyên âm nửa mở), thác LŨ (nguyên âm mở), cuộn TRÀO (kết bằng bán nguyên âm nửa mở)
    Thuyền TA bé NHỎ (nguyên âm mở), nhưng VỮNG (kết bằng phụ âm mũi) tay CHÈO (kết bằng bán nguyên âm nửa mở)
    Không ? sợ nhằm thẳng HƯỚNG (kết bằng phụ âm mũi) mà ÐI
    TA ? trận ÐÁNH (kết bằng phụ âm mũi), nơi ... bão TÁP (chữ ?otáp"này là một chữ đặc biệt, về mặt nguyên tắc, nó là một âm tiết kết bằng phụ âm tắc vô thanh, tuy nhiên trong tình thế ca hát người hát lại có thể vượt qua rất dễ bằng cách ngân dài nguyên âm A: ?obão tAAAAAAAAÁp?o, mà không hề làm mất đi vẻ đẹp tròn trịa khi nhả chữ, cũng như làm sai lạc nghĩa của chữ. Trường hợp này khác hẳn, và dễ xử lý hơn nhiều trường hợp của chữ ?olúc"trong bài hát của Trịnh Công Sơn nói trên) diệu KỲ (kết bằng bán nguyên âm nửa mở)
    Nơi ... hoa NỞ (nguyên âm mở)
    Nơi chân LÝ (kết bằng bán nguyên âm nửa mở)
    ... sóng GIÓ (nguyên âm mở)
    TA tự hào đi LÊN (kết bằng phụ âm mũi), ôi việt NAM (đây cũng là trường hợp đặc biệt, tuy được kết bằng phụ âm mũi - những trong tình thế ca hát, và nhất là với tâm trạng hào sảng của hình tượng âm nhạc và nghĩa ca từ, người hát thường chọn ngân ở nguyên âm mở ?""nAAAAAAAAAAAAm")
    Qua đoạn trích trên đây, có thể thấy rõ rằng hình tượng âm nhạc trầm hùng đã được phát huy mạnh mẽ nhờ sự giúp sức của cách bố trí ca từ (các nguyên âm mở không có phụ âm ở phía sau (a, o, uê...), các âm tiết kết thúc bằng phụ âm mũi (l, n) hay kết thúc bằng các bán nguyên âm nửa mở (i, u,) luôn được chọn đặt ở vị trí ngân dài và kết đoạn). Chính cách bố trí ca từ song song, đồng nhất với hình tượng và giai điệu âm nhạc ấy, ngoài việc tạo tư thế thuận lợi cho người hát trong việc phát âm, nhả chữ, giữ và kéo hơi, dường như cũng đã còn tạo nên một không khí hào sảng nào đó của một aria bi tráng, vững chãi và thuận chiều, cái không khí của những tâm thế tuyên ngôn, tuyên bố hướng về đám đông, thúc giục đám đông, hay hướng về cái cao cả.
    Trong thế đối sánh với bài ?oTa tự hào đi lên, ôi Việt Nam"của Chu Minh & Hoàng Trung Thông, bài ?oNhư cánh vạc bay"của Trịnh Công Sơn rõ ràng đã được viết cho một mục đích khác, và do đó đã tạo nên một không khí khác thông qua cách xử lý âm nhạc và ca từ khác.
    Ở đây những lời ca giản dị, không bị tuyên ngôn, diễn văn, hay sân khấu hóa, được kết hợp với cấu trúc âm nhạc giản dị (chỉ có một chủ đề duy nhất lặp đi lặp lại), đã mang tới cho bài hát một không khí của những phát ngôn mang tâm thế tự sự. Những phát ngôn từ (và trong) tình huống đời thường, không hề được (bị) chính thống hoá trong tư thế của những phát ngôn ở những tình huống bất thường, hướng vào đám đông. Những phát ngôn nhỏ nhẹ, thủ thỉ, lúc thì tự sự, lúc thì hướng tới một bóng dáng cụ thể nhưng đã không còn hiện diện trong văn cảnh câu chuyện. Những phát ngôn chịu sự chi phối của tâm trạng chính người nói chứ không bị tác động từ công chúng bên ngoài, do những phát ngôn ấy được tạo ra trong tâm thế tự sự chứ không phải tâm thế thuyết phục, và bởi thế, đã bất chấp, không để ý cũng như đôi khi tự tạo nên các khúc ngoặt trái chiều sinh học trong chuỗi lời ca hiển âm, gây nên những tình huống mâu thuẫn giữa âm nhạc và ca từ (điều mà các nhạc sỹ sáng tác được đào tạo chính quy hay các nhạc sỹ xuất thân từ phối khí thường rất tránh để nhằm giữ nguyên hiện trạng tròn trịa và đèm đẹp cho các cấu trúc).
    Nhưng cũng chính nhờ sự nghịch chiều (đôi khi) ấy trong lối sử dụng ca từ của Trịnh Công Sơn mà người nghe mới lại có cơ hội thấy rõ sự đóng góp hoàn hảo của làn hơi mũi đặc trưng được tạo nên từ cấu tạo kỳ lạ của vòm xoang và thanh quản nơi giọng hát Khánh Li. Chính cái làn hơi mũi mềm như lụa ấy, đã nhẹ nhàng lấp đầy vào khoảng trống tưởng chừng sẽ chênh vênh mãi nơi bờ dốc ngoặt của chữ ?olúc?o.
    Tuy vậy, nhìn một cách nào đó, sự nghịch chiều trong cách sử dụng ca từ và âm nhạc của Trịnh Công Sơn, trong tình huống của chữ ?olúc"này lại là rất cần thiết, nếu xét đến tâm trạng và nội dung của câu hát.
    Xét về mặt nội dung, có thể chia câu hát:
    ...Từ lúc, đưa em về
    Là biết xa nghìn trùng...
    này ra hai làm phần không gian và tâm trạng khác nhau. Một không gian và tâm trạng trước khi ?olúc" ấy xẩy ra, và một không gian và tâm trạng sau khi ?olúc" ấy xẩy ra.
    Và như thế, sự bất thường của một chữ ?olúc"với cái âm tiết được kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh khi được đặt ở vị trí cần một nguyên âm mở (hay ít nhất là các âm tiết được kết thúc bằng phụ âm mũi (l, n) hoặc bằng các bán nguyên âm nửa mở (i, u,) để ngân dài (3 nhịp), đã chính là sự phi lý (về mặt giai điệu và ngữ âm) cần thiết nhằm tạo nên sự hợp lý về mặt nội dung và tâm trạng của một điểm nhấn tinh tế báo hiệu về sự cách chia của hai không gian, hai tâm trạng trái biệt nhau.
    Ta hãy nghe tiếp:
    ...Nơi em về, trời xanh không em
    Nơi em về ngày vui không em...
    Ta chú ý tới hai chữ "không" liên tiếp ở đây. Khi phát âm này, người ta phải tạo ra một khoảng rỗng trong miệng, cho nên, nhìn theo góc độ của những tác động ?oý động học" (ideomotor action) thì đây là một âm tiết thường được tạo ra do và cũng gây nên cảm giác hụt rỗng (?omênh mông", ?ođồng không mông quạnh",?ohư không"...).Như thế, khi hai chữ "không"này được bố trí ngay trước hai chữ ?oem" và tạo nên hai chùm ba liên tiếp, thì có lẽ chính sự ?onháy" lên đột ngột và gây cảm giác bất thường của hai chữ ?okhông" ấy đã biến câu hỏi (theo nghĩa tuyến tính của câu chuyện thì đang mang mầu sắc cụ thể và trực tiếp) trong văn cảnh bài hát này thành ra một câu hỏi hụt, câu hỏi với, câu hỏi gián tiếp, câu hỏi mang tính tu từ, câu hỏi được đặt ra khi người hỏi đã biết trước đáp số, câu hỏi hờn lẫy...
    Và bỗng dưng một khung cảnh rực rỡ kỳ ảo đã được mở ra ngay phía sau câu hỏi
    ...Ta nghe từng gịot lệ, rớt xuống thành hồ nước long lanh...
    Ðiểm rất đáng chú ý là trong cả 12 chữ của câu hát này, chỉ trừ có chữ ?onghe"và chữ ?ohồ"là những chữ khi phát âm không sử dụng trực tiếp tới lưỡi, còn mười chữ còn lại đều là những chữ mang theo âm (bật) kêu phải sử dụng trực tiếp tới lưỡi (chiếm tỷ lệ tới 83%), mà đỉnh điểm là ba chữ cuối cùng ?onước long lanh".
    Và chính những âm lưỡi (bật) kêu ấy [1] , cũng lại theo góc độ những tác động ý động học, có vẻ như đã cùng nhau dựng nên cái trường âm cảm của một sự lặp lại liên tục, gợi nên hình ảnh trùng điệp của những vai sóng vàng lung linh, cũng như hình ảnh về hàng ngàn giọt lệ cùng rơi xuống trong một ?olúa túa" [2] những âm kêu đồng dạng...
    Có lẽ tới giờ này không ai còn có thể hát bài hát này một cách đẹp, sâu sắc, da diết và ?odễ"như Khánh Li từng hát trong ?osơn ca 7" [3]
    Và cũng có lẽ cho tới giờ này, trong toàn bộ các ca khúc của các tác giả Việt Nam chưa từng có một ca khúc nào đạt tới một vẻ đẹp mong manh nhường ấy, một vẻ đẹp ?otối giản" (minimal) đến nhường ấy [4] .
    06/2004
    Lời cảm ơn: Xin cảm ơn giáo sư Cao Xuân Hạo về những ý kiến góp ý cho bài viết.
    Tài liệu tham khảo
    Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, Nguyễn Quang Hồng, NXB Ðại học quốc gia, 2002
    Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Ferdinand der Saussure, NXB Khoa học Xã hội, 1973
    --------------------------------------------------------------------------------
    [1]Xin hãy liên tưởng tới câu thơ của Nguyễn Du ?oÐầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông" hay ?ođại quân đồn đóng cõi đông" v.v?
    [2]Mượn chữ của ông Dương Tường
    [3]Theo hiểu biết của riêng tôi thì hình như cho tới giờ này, chưa có một ca sỹ nào thuộc thế hệ sau 75 tại Việt Nam, khi hát nhạc của Trịnh Công Sơn lại dám chọn bài hát này để thu âm.
    [4]Viết đến đây, tôi cũng lại sực nhớ tới bài hát ?oMùa xuân đầu tiên"của cố nhạc sỹ Văn Cao
  8. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Ôm lòng đêm...

    Thận Nhiên

    Tôi khởi đầu ôm lòng đêm vào năm hai mươi tuổi. Mưa đã tạnh trên con sông trôi ngang thành phố. Vài con đò thấp thoáng ánh đèn hột vịt giữa dòng. Một chút trăng. Tiếng búa gõ sét từ vài con tàu đang được sửa chữa neo dọc theo bờ. Quán rượu nghèo mái lá, ly chén bề bộn, bàn ghế lỏng khỏng, chỏng chơ. Và tôi, hai mươi tuổi. Ôm lòng đêm! Thở rền, dội âm u ***g ngực. Dạo đó, mỗi khuya về chỗ ngủ nhờ qua đêm là một Phôi Pha. Bấy nhiêu năm mới vỡ ra rằng mình chỉ yêu một bài Phôi Pha của Trịnh Công Sơn đã là quá nhiều. Vỡ ra rằng mình bàng hoàng quá độ bởi ba chữ "Ôm lòng đêm..." - "Ôm" không là choàng tay, vòng tay, gói lại, ôm giữ lấy đối thể "lòng đêm". Mà là một mở tay ra. Vì đối thể "lòng đêm" lớn quá, hoang mang quá, huyễn hoặc quá và bất trắc quá.
    Ðêm máu chảy ruỗng buồn tâm thất mơ hồ chạm tay vào một điều gì chẳng thể hiểu, chẳng bao giờ nhận biết. Tôi chạm mặt hư vô. Ðêm dậy hương con gái tóc người tình đẫm ướt nước mưa. Tôi run rẩy gà con mới nở. Ðêm lăn theo vòng xe dưới vòm cây tối. Ðêm tóc xanh mấy mùa (*) say khướt em ơi ai say đất lở. Ðêm biển Nha Trang, nhìn vầng trăng mới về (*) , cái hữu hạn con người mở tay, cách tuyệt vọng, ôm lấy vô cùng vũ trụ.
    Cuộc đời có lẽ đã rẽ vào lối nào khác nếu những ngày mới lớn tôi không nghe, không đọc, không hít thở hô hấp mê muội lú lẫn vì những khát khao rồ dại xước lòng ấy. Không phải rằng chỉ lúc nào bất ưng với hiện tại con người mới quay tìm quá khứ. Quá khứ dẫu lắm lúc tối tăm nhưng vẫn chờ tôi ở mỗi chặng đường và tôi thấy mình luôn hào hứng tìm về. Có lẽ, vì ở đó có tuổi trẻ tôi, có tóc xanh mấy mùa tôi... Tôi mở cửa sổ. Dọc theo con đường ngoài khu chung cư đổ những giọt đèn vàng. Như lệ của đêm. Thôi về đi. (*)
    Tôi nhìn lên đồng hồ. 12 giờ 5 phút. Chấm hết lá thư này vì bây giờ là lúc bước chân nào cũng về từ vườn khuya của mười bảy năm trôi xa khuất biệt.

    THẬN NHIÊN
    *trích nhạc TCS

    Nguồn: http://demthu.lonestar.org
  9. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Ôm lòng đêm...

    Thận Nhiên

    Tôi khởi đầu ôm lòng đêm vào năm hai mươi tuổi. Mưa đã tạnh trên con sông trôi ngang thành phố. Vài con đò thấp thoáng ánh đèn hột vịt giữa dòng. Một chút trăng. Tiếng búa gõ sét từ vài con tàu đang được sửa chữa neo dọc theo bờ. Quán rượu nghèo mái lá, ly chén bề bộn, bàn ghế lỏng khỏng, chỏng chơ. Và tôi, hai mươi tuổi. Ôm lòng đêm! Thở rền, dội âm u ***g ngực. Dạo đó, mỗi khuya về chỗ ngủ nhờ qua đêm là một Phôi Pha. Bấy nhiêu năm mới vỡ ra rằng mình chỉ yêu một bài Phôi Pha của Trịnh Công Sơn đã là quá nhiều. Vỡ ra rằng mình bàng hoàng quá độ bởi ba chữ "Ôm lòng đêm..." - "Ôm" không là choàng tay, vòng tay, gói lại, ôm giữ lấy đối thể "lòng đêm". Mà là một mở tay ra. Vì đối thể "lòng đêm" lớn quá, hoang mang quá, huyễn hoặc quá và bất trắc quá.
    Ðêm máu chảy ruỗng buồn tâm thất mơ hồ chạm tay vào một điều gì chẳng thể hiểu, chẳng bao giờ nhận biết. Tôi chạm mặt hư vô. Ðêm dậy hương con gái tóc người tình đẫm ướt nước mưa. Tôi run rẩy gà con mới nở. Ðêm lăn theo vòng xe dưới vòm cây tối. Ðêm tóc xanh mấy mùa (*) say khướt em ơi ai say đất lở. Ðêm biển Nha Trang, nhìn vầng trăng mới về (*) , cái hữu hạn con người mở tay, cách tuyệt vọng, ôm lấy vô cùng vũ trụ.
    Cuộc đời có lẽ đã rẽ vào lối nào khác nếu những ngày mới lớn tôi không nghe, không đọc, không hít thở hô hấp mê muội lú lẫn vì những khát khao rồ dại xước lòng ấy. Không phải rằng chỉ lúc nào bất ưng với hiện tại con người mới quay tìm quá khứ. Quá khứ dẫu lắm lúc tối tăm nhưng vẫn chờ tôi ở mỗi chặng đường và tôi thấy mình luôn hào hứng tìm về. Có lẽ, vì ở đó có tuổi trẻ tôi, có tóc xanh mấy mùa tôi... Tôi mở cửa sổ. Dọc theo con đường ngoài khu chung cư đổ những giọt đèn vàng. Như lệ của đêm. Thôi về đi. (*)
    Tôi nhìn lên đồng hồ. 12 giờ 5 phút. Chấm hết lá thư này vì bây giờ là lúc bước chân nào cũng về từ vườn khuya của mười bảy năm trôi xa khuất biệt.

    THẬN NHIÊN
    *trích nhạc TCS

    Nguồn: http://demthu.lonestar.org
  10. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Người cô đơn
    Đan Hà
    Người nghệ sĩ sống trong thời ly loạn là một bất hạnh, vì đường đời lắm chông chênh, mà lòng người thì hẹp hòi, chỉ vo tròn trong đáy giếng cố chấp, chưa biết mở rộng để đón nhận những bao dung, nên luôn vẫn chỉ thấy bằng cái nhìn phiến diện. Chân bước đi mà không biết hướng nào cho tròn thủy vẹn chung, những con đường thì bị đắp ụ, cài chông đặt mình để ngăn bước giặc, cho dù muốn đi thẳng cũng không tài nào vượt qua nổi. Giặc thì có giặc trong giặc ngoài, bốn bề tứ chiến nên biết đâu là bạn đâu là thù, đâu là chính nghĩa, đâu là gian tà... nên lòng ái quốc làm sao trải rộng mà không bị bước thù dẫm lên, đôi khi gặp được cơ may tìm ra chính nghĩa, thì lại bị gian tà tung hỏa mù để cướp lấy, đành làm kẻ thiệt thua mà biết ai nói điều tâm sự ? Cố tìm chút ánh sáng cuối con đường mơ ước, nhưng vẫn hoài công. Nên anh vẫn luôn thao thức và tự hỏi: Làm sao đi đến với trái tim mọi người... với bạn bè...có tấm lòng đẹp tựa đóa hoa? (*) đấy không phải là một tư tưởng của những người đang thao thức muốn cố gắng làm đẹp cho cuộc đời hay sao, kết hợp tất cả để trở thành anh em phải chăng là một điều hoang tưởng? một điều không thể làm đối với những người đầy tâm huyết ?
    Nỗi niềm ấy trong anh, trong tôi và trong lòng mọi người cùng một thế hệ thiếu may mắn, lòng bao dung độ lượng bị đẩy vào con đường phản trắc, để suốt một cuộc đời phải ngậm ngùi trước oan trái thị phi. Biết đến bao giờ mới thấy được mùa xuân vui, để không còn ngồi nhìn những mùa thu qua mà cứ nghe cuộc đời vẫn mãi phủ đầy màu xám tối.
    Khó lắm mà vẫn cứ đi, cứ mơ ước chốn đến là một thảm trạng không chỉ dành riêng cho anh, cho tôi mà chung cho mọi người, chấp nhận rủi may để tìm đường thoát hiểm là một can đảm hay liều lĩnh, thì cũng tùy ý niệm của mỗi người, nói lên điều chân để phá trừ tà ngụy cũng có kẻ dèm pha, thì sá gì đâu đối với người đang sống trong màn đêm lại không có một que diêm thắp sáng.
    Cái còn lại cho mai sau là sự ghi nhận những qua đi của từng ngày, chuỗi ngày ấy đã cho chúng ta những gì để nhận lấy làm yêu mến, mà anh đã từng ước mơ song dòng đời vẫn cuốn theo từng nỗi buồn thân phận, cứ tiếp diễn như không còn thấy hình bóng của tương lai.
    Tôi còn nhớ một buổi chiều anh đi lang thang trong tuyệt vọng, ngỡ tưởng không còn nỗi xót xa nào có thể cào xé tim gan hơn thế, không còn niềm đắng cay nào thấm sâu trong tâm thức đớn đau vô bờ ấy, kể từ khi anh mở mắt chào đời. Thảm trạng anh đã chứng kiến nó còn nằm rất xa ngoài tưởng tượng của một con người, nhưng anh phải nén lòng cảm xúc, để tạo nên cảm hứng cho một ghi nhận phũ phàng, một nhận diện cả cái trạng huống ngoải tầm tay với, một thực tế bị che phủ bởi ma quái, bởi bóng tối kinh hoàng, làm chứng tích cho một đoạn lịch sử đen. Cho nên thực ảo vẫn mãi là chốn nơi mập mờ để đánh lừa lý trí. Ðấy là lý do đưa đến sự phân hóa trùng trùng cho đến hôm nay.
    Màu chiều hôm ấy rất ảm đạm, không phải thời tiết xấu vì trời xuân của Huế, dầu có gió heo mây của ngày cuối đông, nhưng cũng có chút nắng vàng ươm màu bông cải, có chút se lạnh, nhưng cũng có chút ấm áp của ngàn hoa tỏa hương đơm sắc, còn có cơ hội cho mấy o nữ sinh khoe áo len đan, khoe nón bài thơ và màu guốc đẹp...
    Bãi Dâu là xứ bông Huệ, người ta còn có kỹ thuật hãm lại để cho Huệ nở đúng ngày, theo ý muốn có thể là ngày rằm hay mồng một... vì những ngày nầy, người Huế thường hay mua Huệ để đi Chùa cúng Phật đầu năm. Hoa mai hoa đào thì chỉ chưng trong nhà, cho nên cũng không cần phải chọn ngày. Thường thì cảnh sinh hoạt của Huế vào những ngày cận tết là chợ hoa, phía bên trên đầu cầu Tràng Tiền, nơi góc chợ Ðông Ba, là nơi em đi theo mẹ mua vài cành hoa...
    Buổi chiều mà anh đã thấy, có lẽ màu hư linh phủ trùm bầu trời cố đô, để chúng ta không còn nhìn cảnh nhộn nhịp của một ngày tết đến. Mà chỉ thấy người người nhốn nháo, lệ đẫm mi cay... để đến nỗi anh phải cưu mang một màu chiều ảm đạm, để chỉ thấy những tang tóc, mà anh đã ghi lại với tất cả chân thành, nhưng không tránh khỏi những mâu thuẩn để sau nầy phải chuốc họa vào thân. (nhưng vì như cổ nhân đã nói: Thấy việc trái không nói là bất nhân, thấy việc phải không làm là bất nghĩa).
    Vì Bãi Dâu chiều hôm ấy, không còn những người ươm Huệ, hãm hoa để chờ đến ngày đúng Tết, mà Bãi Dâu nhuốm màu tang thương phảng phất mùi tử khí... nên anh đã thấy: Chiều đi lên Bãi Dâu, hát trên những xác người, tôi đã thấy, tôi đã thấy những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em!(*).
    Khi người "anh em bên tê" vào đặt câu hỏi: Ai đã đào hố hầm để chôn vùi thân xác anh em? Thì anh lại không trả lời được, vì tất cả diễn ra trong bóng đêm, họ dùng bóng đêm để phủ lấp tất cả những tội ác, thì làm sao anh nhìn thấy, làm sao tôi nhìn thấy? Vì vậy mà anh em không nhận nhau, để rồi một lần nữa họ lại xô anh vào con đường cô đơn. Sau đó tôi có dịp gặp và hỏi anh việc trả lời những câu hỏi của họ, thì anh cho biết đã trả lời bằng một bài "tự bạch"! Nhưng "tiếng hát từ ánh sáng" cũng không cứu vãn được tình trạng, vì chưa đạt chỉ tiêu, nên anh vẫn tiếp tục sống trong cô đơn và sự ruồng rẫy.
    Anh em không nhận nhau là một điều bất hạnh (kể cả những người bạn của thuở học sinh, những người anh em từ bên tê trở về, họ cũng không còn nhận anh nữa, có lẽ hiện tại anh chỉ là người cù bất cù bơ, còn họ thì đã làm nên danh phận!).
    Nhưng mỉa mai ấy cũng là một cơ hội để chứng nhận rằng anh không phải là "người bên tê", thì con đường cô đơn âu cũng là một niềm an ủi. Tôi mừng cho niềm an ủi của anh! Tuy nhiên anh vẫn tỏ ra độ lượng với đời, nên anh vẫn luôn chọn sự hòa đồng, tìm đến bao dung: Mỗi ngày tôi chọn một đường đi, đường đến anh em, đường đến bạn bè...(*)
    Bây giờ thì anh đã trở về trong lòng dân tộc, quê hương đã ấp ủ anh nên sẽ không còn cô đơn như những ngày tao loạn !
    Ðan Hà
    (*) trích những bản nhạc của TCS.
    Nguồn: http://demthu.lonestar.org/TCS-Unicode/tcs.htm

    Được hothanhphuong sửa chữa / chuyển vào 22:02 ngày 10/07/2004

Chia sẻ trang này